Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

19. Chương Thứ Mười Chín

18/07/201115:14(Xem: 8610)
19. Chương Thứ Mười Chín
TỊNH ĐỘ GIÁO KHÁI LUẬN

Nguyên tác Nhật ngữ:Vọng Nguyệt Tín Hanh

Hán dịch:Ấn Hải - Việt dịch: Viên Thắng - Hiệu đính: Định Huệ

Chương thứ mười chín

Thuyết lãnh giải ba tâm và Phật thể tức là hành

Tiết thứ nhất

Chủ trương của phái Tây Sơn

Ngài Hạnh Tây theo tư tưởng bản giác của tông Thiên Thai đề xướng nghĩa mới ‘Phật trí nhất niệm’. Nhưng ngài Pháp Nhiên cùng với đệ tử phái chính thống ra sức bài xích, cho rằng những điều này là không đúng. Mặc dù bị bài xích như thế, nhưng hai ngài Chứng Không và Thân Loan lại đồng tình với ngài Hạnh Tây, lại nghiên cứu sâu vấn đề an tâm lãnh giải. Bởi vì, ngài Hạnh Tây cho rằng hàng phàm phu chúng ta vốn là vô thỉ bản giác Như Lai, khi ngộ giải lí này thì quyết định vãng sanh.

Bốn mươi tám nguyện là phương tiện thùy tích, không phải là chân thật; đây là thuyết dựa vào pháp môn bản giác. Về điều này, ngài Chứng Không lấy Di-đà đã thành Chính giác cách đây mười kiếp gọi là Tích môn Di-đà làm chủ thể. Di-đà thành tựu Chính giác, đồng thời chúng sanh vãng sanh cũng đã thành tựu; đây là theo thuyết bản vị tích môn.

Tiết thứ hai

Thuyết ba tâm và tâm lãnh giải

Nay ngài Chứng Không nói giống với ngài Long Khoan cho rằng ba tâm là xả bỏ tự lực mà quy về tha lực; vả lại, ba tâm này đều gọi là lãnh giải hoằng nguyện, là tâm lãnh giải. Ngài Chứng Không trứ tác Quán kinh tán thiện nghĩa tha bút sao quyển thượng, giải thích Chí thành tâm, Chân thật tâm là tâm lãnh giải. Tâm lãnh giải là tâm xả bỏ tự lực, quy về tha lực. Ngài lại giải thích Thâm tâm là tín tâm, tức là hai loại tâm tín cơ và tâm tín pháp:

1. Tâm tín cơ: Tin biết tự thân là địa vị quyết định phàm phu thấp kém không có thiện nghiệp, tức là trong Chí thành tâm ở văn trên khuyên răn địa vị quyết định phàm phu chưa hiện khởi tướng hiền thiện, tinh tiến tức là Thâm tâm xả bỏ tự lực.

2. Tâm tín pháp: Là nương theo nguyện lực của Di-đà quyết định tưởng niệm vãng sanh, tức là Chân thật tâm của văn trên nói là quy về tha lực, quyết định tha thiết tín tâm.

Ngài lại giải thích Hồi hướng phát nguyện tâm, trong một tâm lãnh giải chia làm ba tâm. Tâm thứ nhất là hạnh đáng ghét thuộc tạp độc hư giả. Tâm thứ hai là tâm tin vào bản nguyện Di-đà. Một khi chán ghét tự lực, tâm tín ngưỡng tha lực, chỉ cầu vãng sanh là hiển thị tâm thứ ba. Ba tâm mà thiếu một tâm thì không được vãng sanh.

Lấy Chí thành tâm xả bỏ tự lực quy về tâm tha lực, lấy Thâm tâm quy về tha lực mà sanh tín tâm tha thiết chân thật, lấy Hồi hướng phát nguyện tâm làm tâm chán ghét tự lực tin sâu tha lực (Phật lực) hiển thị chỉ có pháp môn này mới được vãng sanh, ba tâm đều quy về tâm tha lực.

Ngài Chứng Không lấy ba tâm này để giải thích tâm lãnh giải, sau khi nghe giải thích thì xả bỏ tự lực quy về tha lực mà được ba tâm này. Ngài Long Khoan cũng lấy ba tâm này làm tâm quy về tha lực. Nhưng ngài nói ngoài tha lực tín ngưỡng bản nguyện Phật Di-đà ra thì không còn có bất kỳ sự vật nào, nên không nói có tâm lãnh giải. Ngài Hạnh Tây chủ trương cần phải lấy lãnh giải làm điều kiện chủ yếu. Nhưng thuyết ba tâm và tâm lãnh giải dường như có bất đồng. Nay ngài Chứng Không hợp lấy hai thuyết đề xướng thuyết ba tâm và tâm lãnh giải.

Tiết thứ ba

Thuyết Phật thể tức là hành

Làm thế nào lãnh giải việc này, nói chung tất cả phàm phu thiện ác không thể dùng pháp của hành môn tự lực mà được giải thoát, chỉ có tin sâu nương vào hoằng nguyện của Phật Di-đà thì mới được vãng sanh về báo độ.

Bởi vì, ngài Chứng Không phân tích giáo nghĩa của một đời của Phật Thích-ca làm ba môn là Hành môn, Quán môn và Hoằng nguyện môn. Trước Quán kinhthì các kinh đã nói tám vạn pháp môn tu hành, gọi chung là pháphành tự lực thánh đạo môn. Quán kinhnói: “Xả bỏ hành môn tự lực quy về thệ nguyện của Phật làm ý nghĩa chủ yếu, đó là Quán môn.

Đại bản Di-đànói ngay bản nguyện Di-đà thì gọi đó là Hoằng nguyện môn. Hoằng nguyện là quy kết một đời Đức Phật giáo hóa, nếu không quay về với Di-đà thì hàng phàm phu chắc chắn không được giải thoát. Chủ yếu của hoằng nguyện là chỉ nguyện thứ mười tám. Ngài Chứng Không lấy trọng điểm đặc biệt “Nếu không được vãng sanh thì Ta thề không thành Chính giác”. Câu nói này, lấy việc vãng sanh của hàng phàm phu chúng ta làm đối tượng mà phát nguyện thành tựu chính giác của Như Lai. Nhưng Như Lai đã thành Chính giác từ mười kiếp trước kia chính là Phật A-di-đà. Chúng sanh vãng sanh và Như Lai thành tựu Chính giác chắc chắn là đồng thời. Cho nên đề xướng thuyết vãng sanh và Chính giác đồng thời nhất thể thành tựu.

Ở đây cho rằng hàng phàm phu chúng ta đủ tư cách vãng sanh về báo độ từ mười kiếp xa xưa. Thuyết này tuy có bất đồng với thuyết vô thỉ bản giác của ngài Hạnh Tây, nhưng đồng sanh ra từ tư tưởng bản giác; đây là điều không còn nghi ngờ.

Quán kinh huyền nghĩa phần của ngài Chứng Không nói: “Nam mô tức là quy y, cho đến Nam mô A-di-đà Phật tức là hành”, đó là kiến lập thuyết Phật thể tức là hành. Phật A-di-đà có tự thể thành Phật Chính giác, đồng thời cũng có hành tức là thể, cho nên thành tựu chúng sanh vãng sanh, là dựa vào luận cứ vãng sanh và Chính giác đồng thời thành tựu này.

An tâm quyết nghi sao nói rõ ý này: “Đức Phật thay chúng sanh tu nguyện hạnh viên mãn, nên có thể làm cho chúng ta được vãng sanh. Lúc nguyện và hạnh chúng sanh trong mười phương viên mãn vãng sanh thành tựu thì thành tựuChính giác của Nam mô A-di-đà Phật nhất thể với cơ và pháp”. Ở đây nói chính giác của Phật tức là sự vãng sanh của phàm phu. Khi chúng sanh trong mười phương vãng sanh thành tựu, gọi là Phật đã thành Chính giác. Phật thành Chính giác, chúng ta vãng sanh thành tựu, nói hai điều này là cùng một lúc.

Tiết thứ tư

Phát nguyện và quy mạng

Ngài Chứng Không giải thích ba tâm từ hai phương diện Quán môn và Hoằng nguyện môn. Nói từ quan điểm Quán môn, ba tâm tức là tâm chúng sanh đã phát. Nhưng pháp thể của hoằng nguyện, nếu theo thuyết Nam mô trong Nam mô A-di-đà Phật thì cũng thành tựu trên Phật vị. Sáu chữ danh hiệu kia là danh hiệu cơ, pháp nhất thể.

Huyền nghĩa quán môn nghĩa saoquyển 1 của ngài Chứng Không trứ tác nói: “Phát nguyện là ý nghĩa Quán môn tuy rộng, nhưng Phật chỉ dạy phải quy về trong Hoằng nguyện, tức là tương đương với ba tâm. Ba tâm này chưa quy về Hoằng nguyện thì khi an trụ ở Quán môn được gọi chung là phát nguyện. Đã quy về Hoằng nguyện thì chỉ cho quy mạng. Ba tâm tuy là một pháp, nếu chia vị khác biệt Quán môn và Hoằng nguyện môn thì cũng phải lấy phát nguyện và quy mạng làm tên để phân biệt”.

Trong Thuật thànhdo ngài trứ tác có trình bày ý này: “Quy mạng trong quán Phật (tức Quán môn) là thuộc về cơ tình. Quy mạng trong niệm Phật (tức Hoằng nguyện môn) là thuộc về Phật thể. Trong đó, quy mạng trong niệm Phật khởi nhân ở Phật thể, trước lấy giác thể của Phật A-di-đà, vì hàng phàm phu chúng ta quý tiếc thân mạng đời này, cho nên dạy pháp tự nhiếp thành Phật, hiện nay mới được quy mạng. Nhưng nếu lãnh ngộ được Phật thể của Phật A-di-đà thì thành tựu vãng sanh; đó là thể nhất tâm hồi hướng phát nguyện vãng sanh Tịnh độ”. Nhờ đây mà chúng sanh thành tựu tức là giác thể.

Nam mô này chính là thể của chúng ta, tức là ba tâm. Cho nên lãnh ngộ được Nam mô này là đầy đủ danh hiệu A-di-đà Phật, tức là thành tựu vãng sanh, cho đến tha lực cũng không dựa theo tùy cơ cảm ứng. Vì không dựa theo tùy cơ cảm ứng cho nên nhất hướng khởi nhân nơi Phật thể.

Lại nữa An tâm quyết định saonói: “Phật A-di-đà thành tựu hạnh nguyện phàm phu thì nói là ba tâm lãnh giải, cũng giải thích là ba tín, cũng gọi là tín tâm”. Vì Phật A-di-đà thành tựu hạnh nguyện phàm phu, cho nên thành pháp môn danh hiệu, dùng khẩu nghiệp xưng niệm Nam mô A-di-đà Phật, cho nên lãnh giải rồi cũng không trụ vào cơ tình. Nếu lãnh giải được tức là quy về nguyện Phật thể danh hiệu, cũng không trụ vào cơ tình, chỉ xưng danh hiệu thì có thể quy về Hoằng nguyện môn là ý này vậy. Ba tâm tức là tâm xả bỏ tự lực mà quy về tha lực Hoằng nguyện môn. Vị Quán môn tạm thời thuộc về cơ tình, tuy gọi là phát nguyện, nhưng nếu quy về quan điểm hoằng nguyện thì ở trong Phật thể có quy mạng, phải có tỉnh giác điều này. Hạnh nguyện của chúng sanh vãng sanh đều được thành tựu nhờ danh hiệu.

Vì thế, ngài Hạnh Tây lấy hạnh nguyện xưa nay vốn đầy đủ. Bất luận là đủ hay thiếu đều đồng một cách nói. Đặc biệt trong văn này nói “Nam mô” chính là thể của chúng ta. “Nam mô” này thành tựu đủ danh hiệu của Phật A-di-đà, nói tâm đắc điều này thì có phần vãng sanh. Trong địa vị phàm phu có dáng dấp Nam mô A-di-đà Phật thành Phật, không có nghi ngờ; đây là hiển thị thuyết tư tưởng bản giác. Do đó, ngài Chứng Không lấy sự thành tựu vãng sanh và Chánh giác là đồng thời nhất thể. Hạnh nguyện của chúng sanh vãng sanh đều ở trong Phật thể mà thành tựu; cho nên chúng ta không cần vận dụng ba nghiệp hành tự lực, chỉ cần nghe danh hiệu (pháp) và hiểu rõ được thì có thể thành người được sanh về báo độ; đây chính là nội dung của thuyết ba tâm lãnh giải.

Tiết thứ năm

Tu hành sau khi tin

Như thế, ngài Chứng Không chú trọng an tâm lãnh giải, cho nên trước khi chưa phát ba tâm thì bất luận khởi nghiệp tu hành như thế nào cũng là hạnh hư giả tạp độc không thể vãng sanh. Nhưng phải đợi phát khởi ba tâm, tâm lãnh giải quy về hoằng nguyện, một khi xóa sạch cơ tình tự lực, công đức niệm Phật ở bên trong bản nguyện thì định thiện và tán thiện đều được tịnh hóa, nói đây đều là nhân được sanh về Tịnh độ. Tán thiện quán môn nghĩa saoquyển 3 giải thích: “Vì ba tâm đã đủ thì không có hạnh nào mà không thành, không có hạnh nào không thành thì giải hạnh thanh tịnh, ngộ đủ ba tâm rồi thì hạnh nghiệp ắt được thành tựu”. Thể của hạnh này là bốn chữ “A-di-đà Phật”, là chính hạnh và ý giải vãng sanh, nói tất cả các hạnh nghiệp đều là giáo hạnh của vãng sanh.

Tán thiện nghĩa tha bút sao quyển thượng cũng nói: “Theo cơ tình là nhân hạnh tùy duyên tự lực, cho nên gọi nghiệp tạp tán. Y theo pháp thể, danh hiệu trở thành đầy đủ đức; cho nên tu hành trong chính niệm được gọi là chính nhân chính hạnh”.

Nếu thông qua cửa ải lãnh giải thì trong hai hạnh định thiện và tán thiện hiển thị tính của pháp thể bản nhiên đều cho rằng đây là chính hạnh vãng sanh, không còn nghi ngờ; đây là chuyển dụng cách nói “khai mở tam thừa quy về nhất thừa” trong kinh Pháp hoa. Đây là ngài Chứng Không làm sống lại định thiện và tán thiện đã bị phế bỏ ở bên trong bản nguyện niệm Phật, đều là hạnh nghiệp sau khi tin phải tu.

Nói do nghiệp này mà chiêu cảm quả báo sai khác nhau của chín phẩm Tịnh độ; hoặc gọi là hạnh báo đáp ân Phật. Tán thiện nghĩa tha bút sao quyển thượng nói: “Chín phẩm cùng sanh về báo độ là quả, là tổng thể. Nhưng trong một quả có sự sai biệt của quả báo chín phẩm, vì hoa có xấu đẹp, nở búp có chậm mau, được lợi ích có sớm muộn, quả báo này là biệt tướng”. Đây là do y theo nhân mà được quả, theo sự thực hành mà cảm được quả báo. Y theo chính nhân ba tâm mà được quả cùng sanh về báo độ. Do ba phúc chính hạnh mà chiêu cảm quả báo chín phẩm sai biệt, tức là sau khi tin thì ba nghiệp khởi hạnh làm nhân của chín phẩm có quả báo sai khác.

Nhưng ngoài ba tâm chính nhân còn lập riêng ba phúc chính hạnh, ở đây có nhân chín phẩm sai biệt, cho dù là quả báo khác biệt nhưng cho đó là một loại sanh nhân, cho nên không thể nói là mâu thuẫn với thuyết ‘Phật thể tức là hành’. Nếu vãng sanh và Chính giác đồng thời nhất thể thành tựu, lẽ ra ngoài ba tâm lãnh giải thì không còn có bất kỳ nhân vãng sanh nào khác nữa. Y theo ba tâm tịnh hóa đã hành, tức là chính hạnh trong chính nhân, nếu còn gánh thêm một nhiệm vụ nào nữa thì không thể không nói là phá hoại lập trường căn bản của ‘Phật thể tức là hành’.

Tiết thứ sáu

Báo đáp ân Phật

Lại nữa, trong Tuyển tập bí saoquyển 3 của ngài Hành Quán, có nói hạnh báo đáp ân Phật, chia ra làm chính hạnh và trợ hạnh, trong an tâm quyết định sanh ra khởi hạnh của ba nghiệp, lấy thuyết này làm báo đáp ân Phật. Thuyết báo ân niệm Phật vốn do ngài Hạnh Tây đề xướng. Về sau, ngài Thân Loan cũng kế thừa thuyết này, vui thích quyết định vãng sanh, bày tỏ lòng chân thành báo đáp ân Phật là điều rất đáng quý. Hành vi báo ân Phật xuất phát từ ngài Thiện Đạo chỉ dạy, nếu mình tin thì dạy người cũng tin. Tín hạnh này rất là thiết thực; bằng không, cho dù xây dựng tháp, giảng đường, tán thán, cúng dường cũng được. Hiện nay đã tu hai hạnh định thiện và tán thiện, lại lấy xưng danh danh hiệu Phật, niệm Phật làm hạnh báo ân, có thể nói khiến cho mọi người khó mà hiểu được.

Hai hạnh định thiện và tán thiện vốn là nói hành môn của vãng sanh, xưng danh niệm Phật được quy định đặc biệt là hạnh sanh nhân của tuyển trạch bản nguyện. Không những cho rằng các điều này đều là chính nhân vãng sanh, mà còn tuyệt đối bài xích pháp của hành môn tự lực, đến sau khi an tâm lãnh giải rồi, mới phục hồi nó thì gọi là hạnh báo đáp ân Phật. Lấy hạnh này để khuyên bảo hành giả tinh tiến tu hành nhưng trong văn hiến của chư Tổ chưa từng thấy truyền. Đề xướng như thế là cách nói khiến cho mọi người không hiểu rõ; đây là khuyết điểm của phái chủ trương an tâm lãnh giải. Vì phái chủ trương an tâm cho rằng đã thành tựu sự nghiệp vãng sanh thì cũng đã đạt được mục đích của họ, nên không cần khuyên mọi người tín ngưỡng tu hành sau khi tin. Nhưng nói hạnh báo ân, hoặc cho rằng niệm Phật có quả báo sai khác của chín phẩm v.v… đều phải thu hồi. Căn cứ theo lí do này thì một mặt khó tránh khỏi sự phê phán sau khi sanh niềm tin không chịu tu hành, một mặt cho rằng đó là kết quả cuối cùng bản nguyện niệm Phật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]