Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Những vai trò trong xã hội

11/07/201102:55(Xem: 9854)
III. Những vai trò trong xã hội

ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
NHỮNG LỜIKHUYÊN TÂM HUYẾT
Thựchiện với sự hợp tác của MATTHIEU RICARD
Chuyểnngữ từ tiếng Tây tạng sang tiếng Pháp: CHRISTIAN BRUYAT
Chuyểnngữ Pháp Việt: Hoang Phong

III
NHỮNG VAI TRÒ TRONG XÃ HỘI

Lời khuyên người làmchính trị

Những người làm chínhtrị thường hay hứa thật nhiều để cử tri có cảm tình và ủng hộ mình. «Tôi sẽlàm cái này, tôi sẽ làm cái kia, rồi đây quý vị sẽ thấy». Tuy nhiên theo ýtôi, nếu muốn cho cử tri thật sự quý chuộng mình thì nên tỏ ra lương thiện vàbày tỏ niềm tin của mình một cách thành thật.

Nếu ngôn từ của mìnhthay đổi theo hoàn cảnh thì người ta sẽ nhận biết ngay và sau này họ sẽ khôngbao giờ quên những lời phát biểu ấy. «Hôm trước thì nói thế này, hôm sau lạinói thế khác. Vậy biết đâu là sự thật bây giờ?». Sự trung thực là một phẩmtính thiết yếu. Nhất là ngày nay, ngành truyền thông luôn rình rập ghi nhận tấtcả những gì do các nhân vật tiếng tăm phát biểu, vì thế nên cẩn thận, phảithành thật khi nói lên niềm tin của mình, dù bất cứ trong bối cảnh nào. Nếu taluôn luôn nói lời ngay thật thì những người có cảm tình sẽ đánh giá cao quanđiểm của ta và đứng về một phía với ta. Tuy nhiên nếu ta tráo trở theo lối tùycơ ứng biến, tiếp tục hứa hão bất kể điều gì trước các cơ quan truyền thông, vàđến khi đắc cử lại không hề quan tâm đến những lời đã hứa, thì thật là một tínhtoán sai lầm. Chẳng những đó là một hành vi thiếu đạo đức mà lại còn là mộtđiều dại dột trên phương diện thực tế. Trong lần bầu cử kế tiếp, chính nhữngđiều đó rồi sẽ quật ngược lại mình. Khổ công như thế thì nào có đáng gì khi chỉđể giúp ta đắc cử được một lần mà thôi?

Khi đã nắm quyền, phảiđặc biệt quan tâm đến những gì ta đang làm và cả những gì ta suy nghĩ. Khi làmtổng thống, bộ trưởng hay một nhân vật có quyền hạn to lớn, ta sẽ được tiền hôhậu ủng, được ca ngợi, mọi người xum xoe chung quanh, và tầm ảnh hưởng của tatrở nên quan trọng. Chính những lúc ấy ta cần phải ý thức nhiều hơn nữa vềnhững suy tư và động cơ đang thúc đẩy mình, nếu không muốn đánh mất ý nghĩa củasứ mạng trong tay. Nếu ta có những người cận vệ chung quanh bảo toàn an ninhcho ta, thì chính ta cũng phải đề cao cảnh giác để tự canh chừng tâm thức củamình.

Một số người trước khiđắc cử thì mang những mục đích hoàn toàn tinh khiết nhưng khi nắm giữquyền hành thì lại trở nên tự mãn và hoàn toàn quên hẳn mục đích mà chính mìnhđã đặt ra. Họ tự cảm thấy mình là những kẻ thật tốt, biết bảo vệ những người đãbầu cho mình, và chính mình đang đứng ra để giữ những vai trò tối cần thiết. Bùlại sự xứng đáng đó, họ nghĩ rằng họ có quyền làm những chuyện bốc đồng và tùythích mà không ai được bình phẩm. Ngay cả trường hợp phạm vào những hành viđáng chê trách, họ cũng sẽ tự bào chữa và cho rằng những việc ấy không quantrọng gì cả so với sự tận tụy và xứng đáng trong công việc mà họ đang làm. Đấychỉ là cách tự hủ hoá mình mà thôi.

Khi đã nắm trong tay sứcmạnh và uy quyền, ta phải cảnh giác gấp bội.

Ngày nay người ta thườngnói rằng họ không còn tin tưởng vào những người làm chính trị nữa. Điều đó thậtlà đáng tiếc. Họ bảo rằng chính trị thật «nhơ bẩn». Tuy nhiên thực tế thìchẳng có gì tự nó là nhơ bẩn cả. Chỉ vì con người làm cho nó nhơ bẩn mà thôi.Cũng thế, người ta không thể bảo rằng bản chất của tôn giáo không tốt, nhưngđấy chỉ vì những người tu hành hủ hóa làm biến thể tôn giáo và lạm dụng lòngtin của tín đồ. Chính trị sẽ trở nên nhơ bẩn khi có những người làm chính trịkhông tôn trọng đạo đức. Tóm lại thì tất cả mọi người đều bị thua thiệt vì dùsao cũng không thể không có những người làm chính trị. Nhất là trong các thểchế dân chủ, điều cốt yếu là cần có nhiều đảng phái, một số thuộc thành phầnnắm giữ quyền hành, một số đứng vào thế đối lập, và được như thế thì người làmchính trị và các đảng phái chính trị mới xứng đáng được tôn trọng.

Nhìn thoáng qua thì tacũng sẽ thấy rằng những người làm chính trị đều xuất phát từ một tổ chức xã hộivà đấy cũng là một cách để gỡ tội cho họ. Nếu trong một tổ chức xã hội mà mọingười chỉ nghĩ đến tiền bạc, uy quyền mà không quan tâm gì đến đạo đức, thìcũng không có gì đáng ngạc nhiên khi thấy những người làm chính trị bị hủ hóavà quả cũng không nên kết án họ phải chịu trách nhiệm về những tệ trạng đangxảy ra.

Lời khuyên người nắmgiữ
cán cân phápluật

Trong bất cứ xã hội nàocũng thế, mọi người đều bắt buộc phải tuân thủ một số kỷ luật. Những ai phạmvào sai lầm hay có những hành vi nguy hại đều phải bị trừng trị, và người cónhững hành vi chính đáng sẽ được khuyến khích. Muốn cho hệ thống tổ chức ấytiến hành một cách tốt đẹp thì phải nhờ vào luật pháp và những người áp dụngluật pháp. Nếu những người áp dụng và bảo vệ luật pháp và của cải lại khôngliêm khiết thì cả hệ thống sẽ trở thành bất công. Có phải đấy là tình trạng màngười ta thường thấy tại một số quốc gia, khi mà những người giàu có và thế lựckhông hề bị truy tố hoặc luôn thắng kiện một cách dễ dàng, trong lúc những ngườinghèo khổ phải lãnh những bản án thật bất công và nặng nề? Nói chung thì Âuchâu đã cho thấy một tấm gương tốt về lãnh vực này. Riêng các nước Á đông thìtiền bạc thường là yếu tố định đoạt một kẻ nào đó có phạm pháp hay không. Thậtlà một điều đáng buồn!

Mới hôm qua đây, có mộtngười nói với tôi rằng tại Hoa kỳ, các vị quan tòa hoặc là kết án thẳng thừngviệc phá thai hoặc không kết án, mà không có một sự đắn đo nào cả. Tuy nhiênphá thai vì những lý do nghiêm trọng – chẳng hạn người mẹ có nguy cơ bị chết vàphải chọn giữa sự sống của mình và đứa bé – hoặc vì sự ra đời của đứa bé sẽkhông cho phép họ đi nghỉ hè hay là họ sẽ không đủ tiền để mua tủ bàn mới,trong hai trường hợp như thế thì nhất định là phải có một sự khác biệt rõ rệt.Tuy vậy theo quan điểm của các vị quan tòa trên đây hẳn là không có gì khácnhau. Chủ đề này đáng được nghiên cứu tỉ mỉ để xác định một cách chính xác từngtrường hợp để phán quyết : trường hợp nào thì việc phá thai phải bị cấm đoán,và trường hợp nào có thể cho phép.

Gần đây, khi tôi ởArgentina, có một vị thẩm phán hỏi tôi nghĩ gì về bản án tử hình như là mộtphương tiện để tái lập luật pháp. Theo quan điểm của tôi thì án tử hình khôngthể chấp nhận được vì nhiều lý do, và tôi mong mỏi một cách thành thật rằng mộtngày nào đó án tử hình sẽ được bãi bỏ trên toàn thế giới. Nhất định đó là mộthành vi cực kỳ nghiêm trọng không cho phép kẻ bị kết án một dịp may nào khác đểchuộc tội. Một kẻ phạm pháp cũng là một con người, tùy theo hoàn cảnh mà họcũng có thể trở thành thật tốt, cũng chẳng khác gì trường hợp của các bạn vàcủa tôi đây, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khiến chúng ta trởthành tồi tệ nhất. Hãy cho kẻ tội phạm một cơ hội. Chớ nên xem họ là những conngười nguy hại vĩnh viễn và phải loại trừ với bất cứ giá nào.

Khi thân xác ta ốm đau,ta đâu có hủy diệt nó mà lại cố gắng tìm cách chữa trị cho nó. Vậy thì tại saota lại hủy diệt những thành phần ốm đau của xã hội, thay vì chăm sóc cho nhữngthành phần ấy ?

Sau đó đến lượt tôi hỏilại vị thẩm phán ấy rằng : «Hãy lấy một thí dụ có hai người đàn ông phạm vàohai tội ác giống nhau và cả hai đều bị kết án chung thân như nhau. Một ngườithì độc thân, một người thì đông con và con cái chỉ biết trông cậy vào ngườinày vì vợ hắn đã chết. Nếu ngài bỏ tù người này thì ai nuôi những đứa trẻ. Ngàinghĩ sao?».

Vị thẩm phán trả lờirằng, theo luật pháp thì cả hai người đều phải chịu một hình phạt như nhau. Xãhội có trách nhiệm phải đứng ra giáo dục cho đám trẻ.

Tôi không thể không chấpnhận là trên phương diện tội phạm, dĩ nhiên là cả hai người phải gánhchịu cùng một hình phạt, nhưng trên phương diện cảnh huống khi bản án ấy đượcđem ra áp dụng thì lại có một sự khác biệt thật lớn lao. Người ta trừng phạtngười cha, nhưng đồng thời cũng trừng phạt luôn những đứa bé một cách thật tànnhẫn, tuy rằng chúng chẳng làm gì nên tội cả. Vị thẩm phán trả lời tôi là luậtpháp không dự trù câu giải đáp cho vấn đề này.

Đôi khi những người cầmcán cân luật pháp cũng nên tự vấn lấy lương tâm mình.

Lời khuyên người quantâm
đến thế giới này

Một nhóm nhỏ gồmcác nhà trí thức, các người tu hành và một số rất đông khoa học gia đã ý thứcđược những vấn đề thật gai góc liên quan đến thế giới này: đó là môi trường,chiến tranh, đói kém, cảnh khổ đau của nhiều dân tộc, vực sâu giàu nghèo giữacác quốc gia. Vấn đề là nhóm người này chỉ biết nêu lên quan điểm của mình vàtrao hết gánh nặng cho một số nhỏ các tổ chức phải gánh vác trên thực tế.

Thật ra thì tất cả chúngta đều liên quan và chịu chung trách nhiệm. Tôi nghĩ đấy cũng chính là một hình thức dân chủ. Hãy hành động trong vị thế của mình, hợp tác với kẻkhác, cùng nhau thảo luận về các khó khăn, thúc đẩy những người có trách nhiệmphải hành động tích cực hơn, phê phán những nhà chính trị quá tệ hại, kêu gọisự giúp đỡ của Liên Hiệp Quốc và chính quyền. Như thế thì nhất định chúng tamới có thể tạo được một tầm ảnh hưởng tích cực.

Một số người xem tôi nhưmột nhà tiên tri. Tuy nhiên tôi chỉ phát biểu đơn giản dưới danh nghĩa của vôsố con người đang khổ đau vì nghèo đói, vì chiến tranh, vì những bọn người buônbán vũ khí, và họ không có phương tiện gì để nói lên một lời nào. Tôi chỉ làmột phát ngôn viên. Tôi không hề có một chút tham vọng quyền lực nào cả, vàcũng chẳng có ý định đối đầu với phần còn lại của thế giới này. Tôi nào có đủcan đảm như thế ! (Ngài bật cười).

Việc gánh vác một tráchnhiệm rộng lớn và dấn thân vào một cuộc chiến như thế đâu phải chỉ giao cho mộtngười Tây tạng đơn độc từ một xứ xa xôi đến đây. Chuyện ấy quả thật là điên rồ.Vào cái tuổi này, tôi phải giã biệt tất cả thì đúng hơn ! Tôi chỉ cầu mong dànhđược nhiều thì giờ hơn cho việc thiền định, để mong đạt được những kinh nghiệmnội tâm sâu xa hơn.

Tuy vậy tôi sẽ vẫn giữvững lập trường và không gì có thể lay chuyển tôi được đối với những gì mà tôiđã tự nguyện cho đến ngày tôi chết, kể cả việc tôi phải đi dự hội nghị bằng xelăn.

Lời khuyên các nhàgiáo

Tôi tin rằng tình trạngtiến bộ hay suy đồi của nhân loại một phần lớn được đặt trên vai những người cóbổn phận giáo dục và các nhà giáo, và chính họ phải gánh vác một trách nhiệmthật nặng nề.

Nếu là một nhà giáo thìta hãy nên cố gắng nhiều hơn, không phải vì trọng trách của mình chỉ đơn giảnlà truyền đạt sự hiểu biết, mà hãy đánh thức trong tâm hồn trẻ nhỏ những phẩmtính căn bản của con người, chẳng hạn sự tốt bụng, lòng từ bi, khả năng tha thứhay sự hòa thuận. Không nên đề cập đến các vấn đề ấy qua các chủ đề dành riêngcho luân lý cổ truyền hay tôn giáo. Hãy đơn giản chỉ cho chúng thấy rằng nhữngphẩm tính trên đây là có thể mang đến hạnh phúc và góp phần vào sự tồn vong củathế giới này.

Hãy tập cho chúng biếttrao đổi, giải quyết những tranh chấp mà không cần đến bạo lực; phải biết quantâm xem người khác nghĩ gì khi có sự bất đồng. Giảng dạy cho chúng biết nhìnmọi vật với một tầm nhìn rộng lớn; không nên chỉ biết nhìn vào tập thể củariêng chúng, quê hương của chúng, sắc tộc của chúng, mà phải ý thức rằng tất cảmọi con người đều có quyền hạn ngang nhau và những nhu cầu như nhau. Hãy khơiđộng trách nhiệm toàn cầu trong lòng chúng, hãy giúp chúng nhận thấy chẳng cógì là vô tội vạ cả, mà tất cả đều ảnh hưởng đến phần còn lại của thế giới này.

Không phải chỉ giảng dạybằng lời nói là đủ, hãy tự đem mình ra làm một tấm gương (1). Những trẻ nhỏ sẽghi nhớ được nhiều hơn về những gì chúng được dạy bảo.

Nói tóm tắt là hãy tựmình tỏ ra là người biết trách nhiệm về tất cả mọi khía cạnh liên quan đếntương lai của đám học trò mà mình có trách nhiệm dạy dỗ.

Ghi chú :

1- Người dịchthiết nghĩ nếu các thầy cô muốn áp dụng những lời khuyên bảo của Đức Đạt-LaiLạt-Ma thì có lẽ tự mình phải học thêm nhiều lắm, nhiều hơn đám trẻ thơ mà mìnhdạy dỗ, và phải nhìn lại xem mình có xứng đáng hay không khi đứng trước nhữngđứa học trò nhìn mình với những cặp mắt yêu thương và kính phục?

Có nên nhận quà cáp củachúng hay của cha mẹ chúng mang đến hay không? Nếu ta thản nhiên hay vui thíchkhi làm việc ấy tức là ta gián tiếp dạy cho chúng một thói xấu. Khi lớn lên vàra đi làm, chúng sẽ tiếp tục nhận quà cáp và coi đấy là một việc tự nhiên, vàkhi đó ta cũng đừng nên trách những kẻ tham nhũng và hối lộ làm gì. Ta có thểvin vào lý do là tất cả thầy cô trong trường đều làm như thế, nhưng ta cũng cóthể tự hỏi rằng ta có đủ sức và đủ can đảm đơn độc làm gương cho đồng nghiệp vàđám trẻ nhỏ hay không?

Sự liêm khiết và lươngthiện sẽ mang lại hạnh phúc cho ta lúc tuổi già, hay là hộp bánh trung thu vàchai rượu ngon ngày Tết do học trò biếu xén, không cần biết gia đình chúng khágiả hay nghèo đói?

Những lời khuyên của ĐứcĐạt-Lai Lạt-Ma thật sâu sắc và bao la, còn những lời ghi chú của người dịch thìchỉ thu hẹp trong một bối cảnh giới hạn mà thôi.

Lời khuyên các khoahọc gia

Có những khám phá khoahọc và kỹ thuật không mang đến những ảnh hưởng lớn lao, nhưng trong một số lãnhvực như Di truyền học và Vật lý hạt nhân thì các khám phá có thể đưa đến nhữngứng dụng cực kỳ tốt hoặc cực kỳ nguy hại. Do đó quả thật chúng ta hết sức mongrằng trong các ngành ấy, các khoa học gia nên ý thức được trách nhiệm của mìnhkhi nghiên cứu, và cũng xin đừng nhắm mắt làm ngơ trước những hậu quả thảm họado những công trình nghiên cứu của mình có thể đưa đến.

Các chuyên gia thường cómột tầm nhìn quá hạn hẹp. Họ không quan tâm đúng mức để đặt những công trìnhnghiên cứu của mình trong những bối cảnh bao quát hơn. Tôi không muốn nói họ cónhững ý đồ không tốt, mà chỉ muốn nêu lên rằng họ hoàn toàn dồn tất cả việcnghiên cứu vào một lãnh vực chuyên biệt mà không còn thì giờ để nghĩ đến nhữnghậu quả lâu dài phát sinh từ những khám phá của mình. Tôi khâm phục Einstein đãcảnh giác mọi người về những hiểm họa của việc nghiên cứu tách rời hạt nhân.

Nguyên tắc không đượcgây tổn hại phải luôn luôn hiện hữu trong tâm thức người làm khoa học. Tôi đặcbiệt nghĩ đến việc nghiên cứu về Di truyền học vì đây là một ngành có thể bịchệch hướng không kiểm soát được. Sự kiện một ngày nào đó người ta có thể nhângiống vô sinh (1) nhằm tạo ra những con người với mục đích duy nhất là để sửdụng vào việc cung cấp các bộ phận cơ thể thay thế cho những ai cần đến, vàđiều này làm cho tôi khiếp sợ vô cùng. Với tư cách của một người Phật giáo, tôikhông thể nào không lên án việc sử dụng bào thai để nghiên cứu, hoặc việc giảiphẩu sống hay bất cứ hình thức nghiên cứu nào mang tính cách ác độc đối với mọisinh vật có giác cảm, kể cả lý do cần thiết là để thử nghiệm. Làm thế nào cóthể khước từ quyền được tránh mọi khổ đau của cả một tập thể chúng sinh khi tađòi hỏi một cách cương quyết và mạnh mẽ cái quyền đó cho riêng mình.

Ghi chú :

1- Tức là dùngnhững phương pháp sinh học để nhân lên thật nhiều sinh vật từ một tế bào duynhất (clonage – cloning). Các sinh vật nhân giống vô sinh mang những đặc tínhdi truyền (gien) hoàn toàn giống nhau. Kỹ thuật này đã được áp dụng để nhângiống các động vật tiến hoá, kể cả các loài có vú, chẳng hạn như con trừuDolly. Trên phương diện lý thuyết và kỹ thuật thì ngày nay các khoa học gia cóthể nhân giống con người, tức là chỉ cần một tế bào duy nhất của một người nàođó để tạo ra một người khác, và cả hai sẽ giống nhau như đúc trên phương diệndi truyền. Tuy nhiên việc nhân giống con người sẽ đưa đến những hậu quả khônggiải quyết được trên phương diện đạo đức.

Lời khuyên các nam nữdoanh nhân

Tôi vẫn thường nói vớinhững nam hay nữ doanh nhân rằng tinh thần ganh đua không có gì là xấu cả, nhưngmọi người cần phải biết nghĩ như thế này: «Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để đạtđến đỉnh cao nhất như mọi người khác». Ngược lại, thật không thể nào chấp nhậnđược khi ta lại nghĩ rằng muốn đạt đỉnh cao nhất thì phải triệt hạ kẻ khác,không cho họ thành công, bằng cách sử dụng những phương tiện đê hèn nhất nhưlừa đảo, vu khống và đôi khi còn thanh toán họ nữa.

Hãy nghĩ rằng nhữngngười cạnh tranh với ta cũng là những con người, họ cũng có những quyền hạn vànhu cầu như ta vậy thôi. Hãy nghĩ đến vấn đề ganh tị mà chúng ta đã đề cậptrước đây và nên hiểu rằng những người cạnh tranh với ta cũng đều là nhữngthành phần của xã hội. Nếu như họ thành công thì cũng có sao đâu.

Chỉ có một thái độ cạnhtranh duy nhất khả dĩ có thể chấp nhận được, ấy là việc ý thức được tài năngcủa chính mình để xăn tay áo làm việc với một lòng quyết tâm không lay chuyển,và đồng thời tự nhủ rằng: «Tôi cũng vậy, tôi sẽ đủ sức, dù chẳng được ai giúpđỡ nhưng trước sau rồi tôi cũng sẽ thành công».

Lời khuyên các nhà vănvà nhà báo

Các nhà văn và nhà báođều có tầm ảnh hưởng rất lớn trong xã hội. Vả lại, dù cho đời người có ngắnngủi đi nữa thì những gì đã viết cũng sẽ còn lưu lại hàng nhiều thế kỷ. Tronglãnh vực Phật giáo thì những lời giáo huấn của Đức Phật, của ngài Tịch Thiên vàcủa những vị đại sư khác nhờ được ghi chép lại thành văn bản nên đã được lưutruyền qua những thời gian lâu dài để nói lên tình thương yêu, lòng từ bi vànhững hành vi vị tha phát xuất từ tinh thần Giác ngộ mà cho đến tận ngày nayvẫn còn giúp chúng ta cơ duyên được học hỏi. Nhiều tác phẩm khác, tiếc thay lạilà nguồn gốc mang đến nhiều đau thương lớn lao, chẳng hạn như những tác phẩmquảng bá các hệ tư tưởng cực đoan của chủ nghĩa phát xít và cộng sản. Các nhàvăn có khả năng gián tiếp mang lại hạnh phúc hay bất hạnh cho hàng triệu ngườilà như thế.

Đối với những nhà báothì tôi chỉ nói một cách tổng quát như sau : trong thời đại của chúng ta, nhấtlà tại các nước dân chủ, ảnh hưởng của quý vị đối với dư luận quần chúng vàtrọng trách của quý vị thật vô cùng lớn lao. Theo ý tôi, một trong những côngviệc lợi ích nhất mà quý vị có thể làm là chống lại sự lừa đảo và tham nhũng.Hãy cẩn thận xem xét một cách lương thiện và vô tư những hành vi của các vịnguyên thủ quốc gia, các bộ trưởng và các nhân vật uy thế. Khi việc tai tiếngvề tình dục của tổng thống Clinton bùng nổ, tôi rất kính nể khi thấy vị lãnhđạo một quốc gia hùng mạnh nhất địa cầu phải ra hầu toà như bất cứ một công dânnào khác. Thật hết sức tuyệt vời khi các người làm báo có một cái mũi thậtthính để điều tra hành vi của các người cầm quyền và vạch cho mọi người thấy lànhững người này có còn xứng đáng với cử tri của họ hay không. Tuy nhiên việclàm ấy phải thật lương thiện, không thiên vị và cũng không được lừa dối. Mụcđích không phải là để cho phe mình thắng thế bằng cách hủy hoại thanh danh củamột đối thủ chính trị hay một đảng phái đối nghịch.

Người làm báo cũng phảibiết khuyến khích và nêu lên những giá trị căn bản của phẩm giá con người.Thông thường thì họ chỉ quan tâm đến những vấn đề thời sự nóng bỏng, nhất lànhững gì thật khiếp đảm. Con người trong tận cùng thâm tâm mình vẫn coi việcsát nhân là một hành vi không thể chấp nhận được và gây chấn động mạnh tronglòng. Vì thế những chuyện sát nhân lại thường được đưa ra làm tin chính trênmặt báo. Những chuyện tham nhũng hay hung bạo cũng thế. Ngược lại, việc nuôinấng con cái, chăm lo cho người già yếu hay chăm sóc kẻ bịnh tật thì lại đượcxem là những chuyện tự nhiên, không đáng để đăng báo.

Sự sai lầm nguy hại ấydần dần ăn sâu vào xã hội, và nhất là lớp trẻ cứ nhìn vào đấy mà quen dầnvới những chuyện sát nhân, hãm hiếp hoặc những hành vi hung bạo khác rồi xemđấy là những việc bình thường. Hậu quả là ta sẽ lâm vào nguy cơ có thể cho rằngbản chất con người là hung ác và không có phương cách gì để ngăn chận được sựbiểu lộ của nó. Đến một ngày nào đó một khi đã hoàn toàn chấp nhận rằng sự thậtlà như thế thì ta sẽ đánh mất hết niềm hy vọng vào tương lai của nhân loại. Tasẽ lý luận rằng nếu không còn cách nào để trau dồi phẩm tính con người vàkhuyến khích một nền hòa bình chung thì tại sao ta lại không áp dụng khủng bố?Hoặc nghĩ rằng giúp đỡ kẻ khác cũng chẳng có ích lợi gì, thì tại sao lại khôngbỏ mặc cái thế giới này để sống một mình cho riêng ta mà thôi?

Nếu là một người làmbáo, mong bạn hãy ý thức vấn đề đó và nhận lãnh trọng trách của mình. Dù chođộc giả hay thính giả không ưa thích cách đưa tin như thế, thì cứ tiếp tục nêulên những gì tốt đẹp mà những người chung quanh đã thực hiện được.


Lời khuyên người nôngdân

Người nông dân giữ mộtvai trò then chốt trong việc bảo vệ hay tàn phá môi sinh và sức khoẻ. Hiện nay,lớp nước ngầm đã bị ô nhiễm, việc lạm dụng phân bón, thuốc trừ sâu và nhữngchất độc hại khác được phơi bày ra ánh sáng, và nhờ đó người ta càng ý thức rõrệt hơn trách nhiệm của con người trước thảm cảnh tàn phá môi trường và sự xuấthiện của nhiều thứ bệnh tật mới. Chứng bệnh «bò điên» sinh ra vì cho bò thứcăn có nguồn gốc thú vật là một thí dụ điển hình nhất (1). Đúng lý ra thì nhữngkẻ chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt, thế nhưng dường như chẳng nghe ai nóigì cả. Trái lại thì người ta mang bò ra giết hàng loạt, mặc dù những con bò chỉlà nạn nhân của họ...

Tôi nghĩ rằng ta nên hạnchế các chất hoá học dùng trong nông nghiệp và nên trồng trọt phù hợp với thiênnhiên hơn. Trước mắt thì số thu hoạch có thể bị sút giảm, nhưng trong lâu dàithì sẽ mang đến nhiều lợi ích hơn. Thu nhỏ và giới hạn các nông trại chăn nuôikỹ nghệ có hại cho môi trường cũng là một điều tốt. Các loại thực phẩm gia súctrái ngược với thiên nhiên có thể làm phát sinh những hậu quả không lường trướcđược, như người ta vẫn thường thấy ngày nay. Nếu biết quan tâm đến thì giờ,tiền bạc, sức lực bị phung phí và những mối đau thương vô ích phải gánh chịu donhững thứ thực phẩm ấy gây ra, thì người ta sẽ hiểu rằng tốt hơn là nên tìmnhững phương pháp chăn nuôi khác.

Tôi cũng muốn nói thêmvài lời về số phận những con vật bị giết. Tất cả mọi sinh vật có giác cảm đềucó quyền được sống. Thật rõ ràng là những loài động vật có vú, chim, cá v.v…đều cảm nhận được thích thú và đau đớn. Cũng giống như chúng ta mà thôi,chúng nào muốn bị đớn đau hành hạ. Nếu lạm dụng quá đáng vào súc vật để tìm lợinhuận và cố ý làm ngơ không biết đến chủ trương cấm sát sinh của Phật giáo, thìta cũng thừa biết là mình làm trái với những giá trị đạo đức sơ đẳng nhất.

Tôi muốn nói thêm rằngbất cứ một ai không tỏ ra do dự hoặc không cảm thấy động lòng từ bi chút nàokhi ra tay sát hại hay hành hạ một con vật, thì nhất định người đó sẽ khó tỏ rado dự và từ bi hơn một người khác, trước một hành vi tương tự đối với ngườiđồng loại. Thật hết sức nguy hiểm nếu không biết nghĩ đến những khổ đau của mộtsinh vật, dù bất cứ một loại sinh vật nào, ngay cả trong trường hợp phải hysinh chúng vì lợi ích của số đông (2). Chối bỏ hay tránh né không muốn nghĩ đếnđiều đó là một giải pháp đơn giản, nhưng thái độ ấy sẽ mở ra một cửa ngõ đưađến mọi hình thức bạo hành, như đã thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh(3). Thái độ đó sẽ làm tiêu tan hạnh phúc của chính mình. Tôi vẫn thường nóirằng giác tha hay từ bi bao giờ cũng mang lại lợi ích.

Nhiều người nêu lên lýdo là dù sao thì thú vật cũng ăn thịt lẫn nhau. Quả đúng như thế, nhưng ta phảicông nhận một điều là khi một con thú ăn thịt một con thú khác thì thái độ củanó thật đơn giản và thẳng thắn : khi đói thì giết, khi không đói thì khônggiết. Điều này trái hẳn với hành động của con người vì con người giết hàngtriệu con bò, trừu, gà và những con vật khác với mục đích là để gia tăng lợinhuận mà thôi.

Có lần tôi gặp một ngườiDo thái gốc Ba lan rất tốt và thông minh. Anh ta ăn chay, trong khi đó nhữngngười Tây tạng lại không ăn chay, và anh ta nói với tôi như sau : «Tôi khôngăn thịt thú vật, nhưng nếu ăn thì tôi phải có đủ can đảm để giết con vật bằngchính bàn tay của tôi». Chúng tôi là những người Tây tạng, lại đi nhờ kẻ khácgiết con vật và sau đó chúng tôi ăn! (Ngài bật cười to).

Ghi chú :

1- Chứng bịnh « bòđiên » là do một loại protein gọi là prion (không phải là virus và cũng khôngphải là vi khuẩn) làm tác nhân tàn phá hệ thần kinh trung ương của súc vật vàngười. Con bò bị bịnh này sẽ run rẩy không đứng vững, không đi được vàngã quỵ vì não bộ bị hư « xốp ». Ăn thịt bò bị bịnh sẽ lây qua người dù thịtđược nấu chín. Đức Đạ-Lai Lật-Ma đề cấp đến vấn đề này vì là thời sự lúc bấygiờ. Ngài thuyết giảng vào năm 2000, chứng bịnh bò điên cũng phát sinh cao độnhất từ năm 1986 đến năm 2000, và năm vừa qua (2008) vẫn còn xảy ra 37 trườnghợp tại Anh quốc. Mỗi khi có một con bò bị bịnh, người ta giết hết bò trongvùng, có khi lên đến hàng chục ngàn hay hàng trăm ngàn con bò một lúc. Nguồngốc sinh ra bịnh này là vì cho bò ăn thực phẩm có nguồn gốc súc vật thay vì choăn cỏ. Tại Âu châu và Hoa kỳ người ta thu góp gia súc (bò, trừu, heo, gà...)chết vì mọi thứ bịnh ở các nông trại để nghiền thành bột và chế biến thành thựcphẩm nuôi trở lại bò và mọi thứ gia súc khác, kể cả cá... Người ta nghĩ đấy làcách tốt nhất vừa khỏi tốn kém trong việc thu góp thú vật chết để đốt bỏ, lạivừa có một nguồn thực phẩm dồi dào đạm chất cho gia súc. Ngày nay việc này đãbị cấm.
2- Chẳng hạn nhưcác loài vật có thể gây ra bịnh tật như chuột, ruồi nhặng..., hay là trường hợploại trừ một con thú dữ sát hại dân làng.
3- Giết kẻ địch vàtàn sát cả một tập thể con người, không kể già trẻ lớn bé, giống như giết nhữngloài thú vật gây ra nguy hiểm và bệnh tật.

Lời khuyên những kẻgây ra chiến tranh

Trong bất cứ một xã hộinào cũng có những kẻ hung ác gây ra vô số khó khăn, vì thế cần có những phươngtiện hữu hiệu để ngăn chận không cho họ tác hại. Khi không còn cách nào kháchơn, thì lúc ấy mới sử dụng đến biện pháp quân sự.

Theo tôi, quân đội khôngđược dùng để quảng bá một chủ thuyết hay xâm lăng một quốc gia khác mà đơn giảnchỉ để ngăn chận sự khuấy động của những kẻ phá hoại sự an vui của nhân loại vàgieo rắc hỗn loạn, và chỉ nên đem ra sử dụng trong các trường hợp tối cần thiếtmà thôi. Mục tiêu duy nhất của chiến tranh có thể chấp nhận được là để mang lạihạnh phúc cho tất cả mọi người, và mục đích đó không thể hướng vào bất cứ mộtquyền lợi riêng tư nào cả.

Chiến tranh là điều bấtđắc dĩ. Lịch sử đã chứng minh cho thấy hung bạo sẽ dẫn đến hung bạo và khôngmấy khi giải quyết được điều gì cả. Hung bạo chỉ mang đến vô số khổ đau màthôi. Ngay cả trường hợp hung bạo được xem như là một giải pháp thíchnghi và hợp lý để chấm dứt xung đột thì người ta cũng không thể nào quả quyếtlà đang dập tắt một ngọn lửa hay lại làm bùng lên một nhúm than hồng.

Ngày nay chiến tranh đãtrở thành vô tri giác và vô nhân đạo. Khí giới tân tiến có thể giết hại hàngngàn người nhưng không hề gây nguy hiểm gì đến ta cả và ta cũng không thấy đượcnhững khổ đau do chính ta gây ra. Những người ra lịnh tàn sát thì thường ở xachiến trường hàng nghìn cây số. Những kẻ vô tội, cả đàn bà lẫn trẻ em, tất cảđều muốn sống nhưng họ lại là những nạn nhân phải chịu chết hay bị tật nguyền.Gần như người ta chẳng bao giờ biết tiếc rẽ chiến tranh trong quá khứ. Trong các cuộc chiến ấy thì vị lãnh chúa cầm đầu đứng ra phía trước đoàn quânvà nếu vị lãnh chúa bị giết thì thông thường có nghĩa là mọi thù nghịch cũngchấm dứt theo. Ít ra cũng nên giới hạn chiến tranh trong khuôn khổ những cuộcxô xát trực tiếp giữa con người (1).

Từ lúc được trang bị vũkhí, thì con người cũng có muốn sử dụng những thứ vũ khí ấy. Quan điểm của tôilà không nên thành lập quân đội quốc gia. Thế giới này nên giải trừ vũ khí màchỉ cần duy trì một đạo quân quốc tế để can thiệp trong trường hợp hoà bình bịđe dọa tại một nơi nào trên thế giới mà thôi.

Tất cả mọi người đều nóiđến hòa bình nhưng không thể nào có hòa bình bên ngoài khi ta còn cưu mang giậndữ và hận thù trong lòng. Người ta cũng không thể nào dung hòa giữa ước vọnghòa bình và cuộc chạy đua vũ trang. Vũ khí hạt nhân vẫn được xem như một thứ vũkhí ngăn chận và răn dọa, nhưng theo tôi đấy không phải là một giải pháp khônngoan và hiệu quả trong lâu dài.

Một số quốc gia đã chitiêu những số tiền khổng lồ để phát triển vũ khí. Biết bao nhiêu tiền của, sinhlực, nhân tài đã bị phung phí, tuy nhiên nguy cơ bị lạc hướng ngày càng dễ xảyra, làm cho mọi người phải sống trong lo sợ.

Dập tắt chiến tranh làtrọng trách của tất cả mọi người trong chúng ta. Dĩ nhiên là người ta có thểchỉ đích danh kẻ gây ra một cuộc chiến, nhưng lại không thể khẳng định một cáchchắc chắn là hắn từ chỗ nào dưới đất chui lên hay là hắn tự ý hành động mộtmình. Nhất định là phải có sự tham gia của những phần tử khác trong xã hội màtrong đó có cả ta, và vì vậy mọi người đều mang một phần trách nhiệm. Nếu muốnmang lại hòa bình cho thế giới này thì ta phải biết tạo hòa bình trong lòng tatrước đã.

Hòa bình trên thế giớichỉ có thể thực hiện được bằng sự an bình trong tâm thức, và sự an bình trongtâm thức thì chỉ có thể đạt được bằng cách ý thức rằng tất cả mọi con người đềulà những thành phần trong một gia đình duy nhất, dù cho tín ngưỡng, ý thức hệ,thể chế chính trị và kinh tế có đa dạng mấy đi chăng nữa. Những thứ đó thật rachỉ là chi tiết, so với những gì mang chúng ta đến gần nhau hơn. Điều quantrọng là tất cả chúng ta đều là những con người, cùng sống chung trên một hànhtinh nhỏ bé này. Muốn sống còn, phải chăng chúng ta cần có sự hợp tác chunggiữa người này với kẻ khác và giữa các quốc gia với nhau.

Ghi chú :

1- Ngày nay, chiếntranh có thể không còn là những trận xô xát bằng gậy gộc hay bằng những vũ khícổ điển nữa, mà có thể là một cuộc chiến không cần nhìn thấy kẻ địch, chỉ cầnbấm nút. Hàng ngàn vệ tinh canh chừng sự sinh hoạt của con người trên mặt đấtvà sẵn sàng hướng dẫn những quả bom hạt nhân để ném xuống mục tiêu. Ngay cảchiến tranh cũng không còn giữ được bản chất nhân bản sơ đẳng nhất.

Lời khuyên nhữngngười
chăm lo cho kẻ khác

Những người hiến trọnđời mình cho kẻ khác trong các lãnh vực như y tế, giáo dục, đời sống tinh thần,gia đình, xã hội hoặc trong các sinh hoạt khác, quả thật đã đem đến một niềmvui sướng trong lòng tôi. Bất cứ một xã hội nào của con người cũng đều tạo ravô số những khó khăn và đau khổ. Làm tất cả sức mình để cố gắng giải quyếtnhững khó khăn đó thì thật là một tấm gương đáng khen ngợi.

Theo quan điểm Phậtgiáo, việc giúp đỡ kẻ khác không phải đơn thuần chỉ vì bổn phận hay vì thíchthú – giống như chăm sóc vườn tược chẳng hạn – và hiểu được điều này thì thậtlà quan trọng. Nếu ta làm việc ấy với tình thương và lòng từ bi, với nụ cười trênmôi và những ngôn từ êm ái, thì chắc chắn là ta sẽ mang đến hạnh phúc. Hành vilà một, nhưng tác dụng sẽ lớn hơn gấp bội.

Nếu là một vị bác sĩ thìkhông nên chăm sóc bệnh nhân vì thói quen hay vì bắt buộc. Bệnh nhân sẽ có cảmgiác là người ta không lo lắng cho mình, không khám nghiệm một cách thận trọngmà chỉ giống như chữa trị cho một con vật thí nghiệm. Một số bác sĩ giải phẫu,làm việc quá nhiều và cuối cùng thì xem người bịnh như những chiếc máy phải sửachữa, quên hẳn họ cũng là một con người. Khi đã đánh mất đối tượng con ngườicủa lòng từ bi và nhân từ thì lúc đó người bác sĩ sẽ cắt, khâu, thay thế các cơquan trong cơ thể, giống như tháo ráp đồ phụ tùng của một chiếc xe hay là nhữngmảnh gỗ.

Vì thế thật hết sức quantrọng khi chăm lo cho người khác. Hãy vun xới lòng vị tha vì thái độ đó khôngnhững chỉ lợi ích cho người được chăm sóc, mà cho cả người đứng ra chăm sóc.Khi càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác thì đồng thời ta lại càng tạo rahạnh phúc nhiều hơn cho chính mình. Tuy nhiên ta không nên nghĩ đến chuyện ấykhi chăm lo cho người khác. Không nên chờ đợi một sự hồi đáp nào cả và chỉ nênnghĩ đến sự tốt lành cho người khác mà thôi.

Cũng thế, chớ bao giờ tựxem mình cao hơn người được mình giúp đỡ. Dù phải hy sinh tiền bạc, thời giờ haysinh lực, thì ta hãy cứ thực hiện với sự nhún nhường, dù cho kẻ khác dơ bẩn,gầy còm, ngốc nghếch hay chỉ có dẻ rách trên người. Bản thân tôi khi gặp mộtngười ăn mày, tôi cố gắng không nhìn người ấy thấp kém hơn nhưng xem họ như mộtcon người chẳng có gì khác với tôi. Một điểm nữa cũng rất quan trọng cần phảinhắc lại là : khi giúp đỡ một người nào đó, ta không phải chỉ giải quyết nhữngvấn đề cấp bách cho họ bằng cách cho họ tiền bạc mà hãy tạo phương tiện để họtự giải quyết những khó khăn của họ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]