Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương sáu

10/07/201103:30(Xem: 10005)
Chương sáu

KINH KIM CANG CHƯ GIA

KIM CANG NGŨ THẬP TAM GIA

CHƯƠNG SÁU

32.-ÂM:

Tu Bồ Đề bạch Phật ngôn: "Thế Tôn! Phả hữu chúng sanh đắc văn như thị ngôn thuyết chương cú, sanh thiệt tín phủ?". Phật cáo Tu Bồ Đề: "Mạc tác thị thuyết: Như Lai diệt hậu, hậu ngũ bá tuế, hữu trì giới tu phước giả, ư thử chương cú năng sanh tín tâm, dĩ thử vi thiệt".

NGHĨA:

Tu Bồ Đề bạch Phật: "Bạch đức Thế Tôn! Như có chúng sanh nào đặng nghe những câu bài giảng giải như vậy, có sanh lòng tin thiệt chăng?". Phật bảo Tu Bồ Đề: "Chớ có nói lời ấy khi Như Lai diệt độ rồi, sau năm trăm năm sau ([97]) có kẻ nào trì giới tu phước, mà sanh lòng tin những câu bài ấy, thì lấy đó làm thiệt.

Trần Hùnggiải: Kinh Hoa Nghiêmcó nói:

"Tin, thiệt cội nguồn của đạo đức,

Vun bồi cả thảy những căn lành".

Kinh Trí Độ Luận có nói : Pháp pháp như biển cả, duy có sự tin mới đặng vào; bởi sự thiệt tín là cái thềm thang của thiệt đế.

Ông Tu Bồ Đề nghi chúng sanh chẳng sanh lòng thiệt tín, mới hỏi như vậy. Phật lại e ngăn ngại lòng thiệt tín của chúng sanh, nên bảo rằng: "Chớ nói lời ấy".

Tăng Nhược Nột giải: Trì giới là chẳng làm điều dữ, tu phước là vưng chịu những việc lành. Vả lại trì giới tu phước tức là gieo căn lành.

Lý Văn Hội giải: Đắc văn như thị ngôn thuyết v.v.. giải: Ông Tu Bồ Đề nói: Trước kia Phật đã nói: Bố thí không trụ tướng, tức là Nhân thâm, thấy đặng chơn tánh Như Lai, không có tướng, tức là Quả thâm, đã luận về "nhân quả", thế này không ai tin mà nghe theo, nên mới hỏi như vậy.

Phó Đại Sĩgiải:

Tụng:

Quả lớn bởi nhân thâm, Lý mầu nhiệm khó tầm.

Đến thời kỳ mạt kiếp, E đạo pháp tiêu trầm.

Thiện Hiện nghe chưa rõ. Nghĩa cao sợ phải lầm.

Bằng hai tin pháp ấy Mới thiệt bực minh tâm.

Hữu trì giới tu phước là: Không chấp trước các tướng, tức là trì giới, lòng hằng vắng lặng, không các vọng niệm, tức là tu phước. Người ấy chẳng bị các cảnh mê hoặc, mới sanh lòng tin chắc, lấy đó làm thiệt.

Từ Thọ Thiền sưgiải:

"Niệm niệm thường yên lặng.

Hằng ngày có đại công".

Ấy là cái dấu bước của chư Phật ba đời, Tổ Sư lục đại làm cái công không có công, thì công ấy chẳng hư mất.

Xuyên Thiền sư giải: Phật vàng chẳng tự độ khỏi lò, Phật cây chẳng tự độ khỏi lửa, Phật đất chẳng tự độ khỏi nước.

Tụng:

Hình dung ba Phật đều không thiệt,

Ở trước con ngươi trước mắt người.

Biết đặng bổn lai là quí báu,

Mừng xuân chim hót đóa hoa cười.

33.-ÂM:

Đương tri thị nhơn, bất ư nhứt Phật, nhị Phật, tam, tứ, ngũ Phật, nhi chúng ([98]) thiện căn, dĩ ư vô lượng thiên vạn Phật sở chúng chư thiện căn.

NGHĨA:

Nên biết người ấy, chẳng những là gieo căn lành trong một kiếp Phật, hai kiếp Phật, ba, bốn, năm kiếp Phật, mà đã gieo các căn lành, đến vô lượng ngàn muôn kiếp Phật rồi vậy.

Giải : Lý Văn Hội giải: Bất ư nhứt Phật, nhị Phật là một kiếp thì một vị Phật ra đời - Chúng chư thiện căn là cả thảy việc lành của thế gian kể chẳng xiết; đại khái là chẳng làm các điều dữ, vâng chịu những việc lành.

Kinh Pháp Hoacó nói:

Phương tiện khéo tùy nghi, Không còn quái ngại chi,

Lòng hoan hỷ sốt sắng, Thành Phật hẳn đương thì.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Nương người, (y tha) không tự lập,

Mượn cớ đặng làm ra,

Ác lặn cây không bóng,

Đèn soi sáng cả nhà.

Lục Tổ giải: Sao gọi là gieo các căn lành? Là đối với chư Phật phải một lòng cúng dườngthuận theo giáo pháp, đối với các vị Bồ Tát, bực Thiện tri thức, Sư Tăng, cha mẹ, người tuổi cao đức lớn, và bực Tôn Trưởng, thường phải cung kỉnh cúng dường,vâng lời dạy bảo chẳng nên trái ý, ấy là gieo các căn lành. Đối với cả thảy chúng sanh nghèo khổ, dấy lòng thương xót, chẳng nên khinh bỉ, có yêu cầu điều chi, tùy sức mình mà tế độ, ấy là gieo các căn lành; đối với cả thảy kẻ hung dữ phải nhu hòa nhịn nhục, vui vẻ phụng thù, chẳng nên trái ý, đặng khiến kẻ ấy phải lòng hoan hỷ, dứt sự hung hăng, ấy là gieo các căn lành; đối với chúng sanh trong sáu đườngchẳng có; sát hại, khi dễ, nhiếc mắng, chửi đánh cùng là ăn thịt, thường làm việc lợi ích cho chúng nó, ấy là gieo các căn lành.

Vương Nhựt Hưu giải: Sao gọi là gieo các căn lành?- Là lòng chí thành niệm danh hiệu của Phật, hoặc dưng một nén hương, hoặc lạy, hoặc dưng một vật chi mà cúng dường, đều gọi là gieo các căn lành.

Tăng Nhược Nột giải: Phải rõ đã gieo nhiều căn lành là thấy Phật nhiều, nghe pháp nhiều, mà tu hành lại cũng nhiều.

34.-ÂM:

Văn thị chương cú, nãi chí nhứt niệm sanh tịnh tín giả. Tu Bồ Đề: Như Lai tất tri tất kiến, thị chư chúng sanh đắc như thị vô lượng phước đức.

NGHĨA:

Nghe những câu bài ấy, cho đến nhứt niệm ([99]) sanh lòng tin chắc, thì Tu Bồ Đề này: Như Lai đều biết hết thấy hết, các chúng sanh ấy đặng cái phước đức vô lượng như vậy (gieo căn lành).

Giải - Lục Tổ giải: Lòng tin: làtin pháp Bát Nhã Ba la mật hay trừ cả thảy phiền não; tin pháp Bát Nhã Ba la mậthay thành tựu cả thảy công đức xuất thế gian; tin pháp Bát Nhã Ba la mật hay xuất sanh cả thảy chư Phật; tin chắc Phật tánh của tự mình Bổn Lai thanh tịnh, không có ô nhiễm, sánh với tánh của chư Phật bình đẳng như một; tin chắc chúng sanh trong sáu đường bổn lai không tướng; tin chắc cả thảy chúng sanh đều đặng thành Phật. Ấy mới là lòng "Tịnh tín".

Lý Văn Hộigiải: Nãi chí nhứt niệm sanh tịnh tínlà kẻ phàm phu ở trong các pháp, khởi sanh ra cả thảy điều tà kiến, lành, dữ, Thánh, phàm, có lòng chấp bỏ, mỗi mỗi đều là vọng niệm, nên không sanh lòng tịnh tín đặng. Còn Bồ Tát tỏ ngộ nhơn, phápđều không, không các vọng niệm, lòng hằng thanh tịnh, tin nghe chánh pháp cho nên nói: Nhứt niệm sanh lòng tin chắc. Đắc như thị vô lượng phước đức là Như Lai rõ biết chúng sanh không vọng niệm, lòng hằng thanh tịnh kính tin chánh pháp, sanh đặng trí huệ: Công đức cùng tột không thế so lường đặng.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Tín tâm sanh một niệm, Chư Phật thảy tường tri.

Bằng trước tu nhân ấy, Ắt sau chứng quảni.

Ba tăng kỳ đại kiếp,Sáu độ hạnh thường trì.

Gieo đặng nhân vô lậu, Đáng xưng bất khả tư nghì([100]).

Xuyên Thiền sư giải: Gieo giống cam thảo thì ngọt, gieo giống huỳnh liên thì đắng; làm nhân nào thì đặng quả nấy.

Lại nói: Trồng dưa đặng dưa, trồng đậu đặng đậu.

Tụng:

Một, hai vị Phật đến muôn ngàn.

Sống mũi nằm xuôi cặp mắt ngang,

Thuở trước đã từng gieo thiện lực,

Ngày nay mới đặng phước hoàn toàn.

Tu Bồ Đề! Tu Bồ Đề!!

Mặc áo, ăn cơm điều tiểu sự,

Sao còn riêng có chỗ nghi nan!!

35.-ÂM:

Hà dĩ cố? Thị chư chúng sanh vô phục ngã tướng, nhơn tướng, chúng sanh tướng,thọ giả tướng,vô pháp tướng, diệc vô phi pháp tướng.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? - Bởi các chúng sanh ấy không còn có tướng ngã, tướng nhơn, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, không có tướng pháp cũng không có tướng phi pháp.

Giải : Lý Văn Hội giải: Vô phục ngã nhơn v.v. là không ỷ thị: Danh vị, quyền thế, giàu có, tài năng, tinh tấn, trì giới mà khinh bỉ kẻ ngu dốt, nghèo hèn, lười biếng, phá giới; lại không có lòng năng sở trì giới, không có lòng tham cầu hy vọng; lời nói và việc làm phù hạp với nhau - Vô pháp tướng, là trong kinh có nói: "Tâm sanh thì cả thảy pháp sanh, tâm diệt thì cả thảy pháp diệt, lòng đã thanh tịnh thì các pháp đều không". Cho nên không chấp bỏ cả thảy các pháp tướng, tà kiếnlành dữ, Thánh phàm - Diệc vô phi pháp tướng là không chấp lòng tri giải, không chấp lòng sở đắc, không nhơn, không pháp. Trong thì tỏ đặng thiệt tướng, ngoài thì ứng với hư duyên.

Triệu Pháp sư giải: Vô pháp tướng là rõ cái pháp chẳng phải có, để trừ lòng chấp có. Diệc vô phi pháp tướng là rõ cái pháp chẳng phải không, để trừ lòng chấp không.

Tăng Nhược Nột giải: Pháp tướng tà kiến về chấp có. Phi pháp tướng tà kiến về chấp không. Bỏ hết cái chấp hai bên, cho nên nói "không".

Viên Ngộ Thiền sưgiải: Người khôn lanh, gót chân đạp sát đất, xương sườn xương sống cứng như sắt, dạo khắp thế gian, xem muôn vật đều giả dối, tự tâm làm chủ. Chẳng theo tình đời, dứt tuyệt ngã nhơn, bỏ hết tri giải; bấy giờ đặng thấy tánh, thành Phật. Trực chỉ cái diệu tâm làm thềm thang. Đến khi có làm việc chi, thì ngoài ứng theo hư duyên mà chẳng sa vào hang ổ. Rõ đặng một chút sự lâu dài, giữ thân tâm vắng lặng, vượt khỏi cảnh trần lao; đặng như vậy, thì đã lành mà lại thêm lành.

Xuyên Thiền sưgiải: Tròn tợ Thái hư, không thiếu cũng không dư.

Tụng:

Pháp cùng phi pháp tướng:

Buông nắm tức bàn tay ([101])

Muôn dặm mây bay vẹt,

Trời xanh một dạng bày.

36.-ÂM:

Hà dĩ cố? - Thị chư chúng sanh nhược tâm thủ tướng, tức vi trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Nhược thủ pháp tướng, tức trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Hà dĩ cố? - Nhược thủ phi pháp tướng, tức trước ngã, nhơn, chúng sanh thọ giả.

NGHĨA:

Bởi cớ sao? Bởi các chúng sanh ấy, nếu lòng còn chấp tướng, tức còn trước tướng, ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Nếu chấp pháp tướng, cũng là trước ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả. Bởi cớ sao? Bằng chấp phi pháp tướng, cũng là trước tướng ngã, nhơn, chúng sanh, thọ giả.

Giải: Lý Văn Hộigiải: Lòng còn chấp tướng ắt sanh vọng niệm, nên mắc phải bốn tướng ấy.

Viên Ngộ Thiền sưgiải: Chư Phật mở bày, Tổ sư chỉ dạy, duy cái diệu tánh khẳng khái phụng thừa, chẳng sanh một niệm, tột thấu ngọn nguồn, đến lúc hoàn thành không lao tâm lực tự tại tiêu diêu, vốn không chấp bỏ, mới thiệt là chỗ nhiệm mầu.

Tiêu Diêu Ônggiải: Có niệm không tỏ, là cảnh giới kẻ phàm, có niệm có tỏ, là cảnh giới người hiền, không niệm có tỏ là cảnh giới bực Thánh.

Người trí tự hiểu lấy, dầu có nói, nói cũng không đặng.

Huỳnh Nghiệt Thiền sư nói với Bùi Thừa tướng : Phật với chúng sanh, chỉ có một cái tâm, vốn không sai biệt. Cái tâm ấy từ đời vô thỉđến nay, không hình không tướng, chẳng sanh chẳng diệt, ví như hư không, không có bờ bực; duy có cái tâm ấy mới thiệt là Phật.

Phật với chúng sanh vốn không khác lạ, nhưng bởi chúng sanh chấp sự tướng cầu ở ngoài, càng cầu càng mất. Dùng Phật mà tìm Phật, lấy tâm mà cầu tâm, dầu cùng kiếp mãn đời, rốt không chi đặng. Chớ nào biết dứt tưởng quên lo, thì tự nhiên có Phật hiện tiền!

Tâm tức là Phật, Phật tức chúng sanh. Khi làm chúng sanh tâm cũng không bớt, lúc làm chư Phật tâm cũng chẳng thêm; gặp duyên thì thí, duyên qua rồi thì thôi. Vốn đã sẵn đủ chẳng đợi mượn sự tu hành mới có.

Bằng chẳng tin chắc cái tâm là Phật, dầu cho tu hành trải bao nhiêu kiếp, cũng không thành đạo đặng.

Thủ Pháp tướng : là cho ngoài cái tâm lại có pháp, nên mới chấp các tướng.

Lại nói: Tạo dữ, tạo lành đều là trước tướng. Trước tướng tạo dữ, luống chịu luân hồi, trước tướng tạo lành luống chịu lao khổ; thảy đều chẳng bằng tự mình nhận biết bổn tâm.

Ngoài tâm không pháp, tâm tức là pháp. Ngoài pháp không tâm, mà nếu cho tâm là không tâm, thì tâm trở nên có. Cả thảy duy có tự mình hiểu lấy mà thôi.

Nhược thủ phi Pháp tướng : là còn các tướng: Chấp bỏ lành dữ, phàm Thánh.

Từ Thọ Thiền sưgiải:

Tụng:

Đồ sộ chùa xưa cửa Thuận Thiên,

Bóng thiều nhấp nhoáng vọi khe tiên.

Bổn lai vật vật tâm là pháp,

Trong đấy mấy người đặng liễu nhiên?

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Nhơn không, pháp cũng Hai tướng bổn lai đồng không,

Biến kể danh chưa rõ, Y tha lý chẳng thông.

Viên thành ngày một ngắm, Lưu chuyển thuở nào xong.

Muốn biết vô sanh nhẫn, Như như chẳng động lòng.

37.-ÂM:

Thị cố bất ưng thủ pháp, bất ưng thủ phi pháp.

NGHĨA:

Như thế thì, chẳng nên chấp pháp, cũng chẳng nên chấp phi pháp.

Giải : Lý Văn Hội giải : Bất ưng thủ pháp v.v... là có không đều bỏ, nói nín thảy quên.

Nếu dùng pháp tướng tức là chấp pháp, còn dùng phi pháp tướng tức là chấp không; có chấp thì phiền não dấy sanh, không chấp thì tín tâm thanh tịnh.

Phó Đại Sĩ giải:

Tụng:

Không vẫn nguyên nơi có, Vì không, có mới sanh.

Có không đâu có khác, Không có vốn không hình.

Không có nào chơn thể, Có không bởi vọng tình.

Có không như tiếng dội, Không có lý nên minh.

Xuyên Thiền sưgiải: Vàng chẳng đổi vàng, nước không rửa nước.

Tụng:

Leo cây níu nhánh cũng chưa rành,

Chót núi buông tay mới đại danh.

Gió lạnh canh khuya câu chẳng có,

Đầy thuyền duy có bóng trăng thanh.

38.- ÂM :

Dĩ thị nghĩa cố, Như Lai thường thuyết nhữ đẳng Tỳ Khưu tri ngã thuyết pháp như phiệt([102]) dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp?

NGHĨA:

Bởi cái nghĩa ấy, nên Như Lai thường dạy các thầy Tỳ khưu phải biết Ta nói pháp, ví như cái bè. Pháp còn phải bỏ thay, huống chi là chẳng phải pháp.

Giải :Vương Nhựt Hưu giải: Phạt ([103]) (phiệt), là kết tre và cây thành bè đặng làm đò đưa rước, là đồ để đi dưới nước cũng như ghe vậy. Dĩ thị nghĩa cố là chỉ các lời nói của bài trước.

Phật thường dạy các thầy Tỳ Khưu, phải biết việc thuyết pháp của Phật, ví cũng như ghe và bè vậy. Lúc chưa qua sông thì không nên không dùng ghe, bè, ví như lúc chưa tỏ ngộchơn tánh thì không nên không dùng Phật pháp; còn khi đã qua sông rồi thì không còn ghe bè nữa, ví như khi tỏ ngộchơn tánh rồi thì không cần Phật pháp nữa vậy.

Như thế thì, khi tỏ ngộ rồi, Phật pháp còn phải bỏ thay huống chi là ngoại đạo. Cho nên nói: "Pháp còn phải bỏ huống chi là chẳng phải pháp".

Ông Phó Đại Sĩ có tụng:

Nên mượn bè qua biển,

Đến bờ khỏi dùng thuyền,

Lời nói ấy rất nên đúng lý.

Tăng Nhược Nột giải: Kinh Phật Dụ có nói: "Nếu biết đặng nghĩa ví dụ dùng bè ấy, thì pháp lành còn phải bỏ, huống chi là pháp chẳng lành. Như muốn qua sông trước phải dùng bè, khi qua đến bờ phải bỏ nó lại".

Nhan Bính giải: Pháp tướng thuộc có, phi pháp tướng thuộc không, đều còn tà kiến cả hai, hẳn phải dứt hết. Cho nên nói: "Không nên thủ pháp cũng không nên thủ phi pháp ".

Dĩ thị nghĩa cố v.v... Phật là thuyền lớn; ví như người lúc chưa qua sông, phải mượn thuyền bè, khi đã đến bờ rồi phải bỏ thuyền bè đi, không nên chấp trước; cũng như người chưa qua khỏi biển khổ sanh tử, phải mượn Phật pháp mới độ thoát đặng, khi độ đặng rồi, pháp cũng phải bỏ. Cho nên ông Triệu Châu có nói: "Có, có một chữ Phật, ta cũng chẳng muốn nghe".

Phật pháp còn phải bỏ huống chi là chẳng phải Phật pháp.

Lý Văn Hội giải: Chấp có nói không, thì dùng bè mà chi? Chấp có đã bỏ, chấp không đâu còn, như đã qua sông, đâu dùng bè nữa?

Ông Phó Đại Sĩ có tụng:

Nên mượn bè qua biển, Đến bờ khỏi dụng thuyền,

Ngã nhơn danh đã cưỡng, Giáo pháp chấp sao nên

Hai phía đều không lập, Trung lưu cũng chẳng yên,

Hữu vô bằng có một, Phải bị ố tâm điền.

Vả lại khi chưa rõ tánh, đương ở trong biển khổ sanh tử, mà gặp đặng bực thiện tri thức, lấy lời dạy bảo, phân biệt cácpháp tướng, chừng thấy đặng tự tánh rồi, thì đâu còn chấp trước nữa.

Pháp thượng ưng xả: Trong kinh có nói:

"Bằng muốn hiểu rành cảnh giới Phật.

Trong lòng thanh tịnh tợ hư không"

Ngoài không còn một pháp chi mà kiến lập; thì pháp còn phải bỏ, huống chi là chẳng phải pháp.

Xuyên Thiền Sư giải: Nước đến thì sông thành.

Tụng:

Trọn ngày lăng xăng,

Việc ấy không can.

Chẳng cầu giải thoát,

Chẳng muốn thiên đàng,

Bằng hay niệm đặng lòng vô niệm,

Trên đỉnh Tỳ lư cũng bước ngang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567