Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 5: Lợi Ích Học Phật

26/06/201102:23(Xem: 7892)
Phần 5: Lợi Ích Học Phật

HỌC PHẬT NÊN BIẾT
學佛須知
Dịch Việt: Thích Nguyên Thành

Phần V.

Lợi Ích Học Phật

Pháp Sư Kim Minh

Nhu cầu nhân loại, ngoài lương thực vật chất, còn cần lương thực tinh thần. Trong nhiều loại lương thực tinh thần, Phật Pháp là lương thực tinh thần tốt nhất. Người học Phật có thể đạt được nhiều lợi ích. Hiện tại, tôi muốn đề cặp những lợi ích trong học Phật, có 3 điểm lợi ích tương đối dễ hiểu là:

  1. 1. Nhận Thức Nhân Sinh:

Con người từ lúc sanh ra đến già chết, bận rộn không biết bao nhiêu điều. Vì sao bận rộn? Nếu nói cuộc sống ăn mặc đi đứng, tất yếu phải có tiền, mới có thể giải quyết vấn đề cuộc sống. Như vậy, vấn đề cuộc sống ăn mặc đi đứng, sau khi đã giải quyết,thì không cần phải bận rộn nữa, nhưng người ta vẫn bận rộn. Bởi vì thời gian này, cuộc sống con người lại có nhu cầu tiến bộ. Vì để thỏa mãn ham muốn quá cao, cho nên lại cần phải liều mạng đi tìm kiếm. Nhưng “cuộc sống giống như con ông hút mật hoa, bay nam bay bắc, bay đông bay tây. Hút được trăm loài hoa, sau khi trở thành mật, hoàn toàn vất vả và vô ích”.Từ xưa đến naycon người luôn bận rộn, suốt ngày bận rộn hướng bên ngoài tìm kiếm, không nghĩ đến nghiên cứu những vấn đề này. Phật Pháp, là con thuyền từ bi trong biển cả mênh mông của con người. Dạy con người nhận thức kết quả cuối cùng của sanh tử là làm sao quay trở lại, bày tỏ chân đế cuộc sống, mang cuộc sống con người từ bờ phiền não bên này vận chuyển đến bờ an lạc bên kia.

Thời Triều Thanh Trung Quốc, Hoàng Đế Thuận Trị có nghiên cứu Phật Giáo. Ngài ao ước cuộc sống của Người Xuất Gia, muốn Xuất Gia tu hành, Ngài đã từng làm một bài kệ Ý vị thật sâu xa: “Vị từng sanh ngã thùy thị ngã? Sanh ngã chi thời ngã thị thùy? Trưởng đại thành nhân phương thị ngã, hiệp nhãn mông lung hựu thị thùy”(chưa từng sanh tôi, ai là tôi? khi tôi sinh ra, tôi là ai? lớn lên thành người mới là tôi? lờ mờ nhắm mắt lại là ai?)(Chưa sanh, ai chính là ta? Sanh rồi chẳng biết ta là ai đây? Lớn lên, Ta chính thân này? Rồi khi nhắm mắt bây giờ là ai?) Bài kệ này, đã đề cập về vấn đề nhân sinh, sanh từ đâu đến, chết đi về đâu? Người hiểu được Phật Pháp, tuy đã làm Hoàng Đế, cũng đang tìm cầu nghiên cứu vấn đề nhân sinh. Người không hiểu được Phật Pháp, đã sinh sống cả cuộc đời trong sự hổn độn, đến trong mơ hồ, đi trong mơ hồ, từ xưa đến nay không biết nghĩ ra vấn đề này. Bài kệ này, đã đề cập toàn bộ quá trình trong cuộc sống con người, nhưng mà hai vấn đề quan trọng nhất là sanh tử: “chưa từng sanh tôi, ai là tôi”, đây là vấn đề sanh – sanh từ đâu đến? “lờ mờ nhắm mắt lại là ai”,đây là vấn đề tử - chết sẽ đi về đâu? Cần giải đáp hai vấn đề này, trước phải hiểu danh từ “Nghiệp Lực” của Phật Giáo.

“Nghiệp Lực”, Phạn Ngữ Ấn Độ gọi là Karma, Ngôn ngữ Pali gọi là kamma, Ý nghĩa là hành vi và tạo tác. Sau tất cả hành vi, động tác của chúng ta ban đầu, đều sẽ lưu lại một năng lực, tiềm ẩn ở bên trong tâm. Năng lực này, Phât Giáo gọi là Nghiệp Lực. Nghiệp Lực lưu trữ lại trong tâm, bám chặt không rời chúng ta, giống như bóng dáng đi theo thân thể của chúng ta. Nghiệp Lực này, từ tính chất của nó có thể phân ra Nghiệp Thiện và Nghiệp Ác. Nghiệp Thiện có thể quyết định sinh mạng của con người đi theo chỗ tốt đẹp, được hưởng thụ thích hợp. Nghiệp Ác có thể quyết định sinh mạng của con người đi theo chỗ tội tệ, gặp phải sự gập ghềnh.

Như vậy, cuộc sống con người, cuối cùng sanh từ đâu đến, chết đi về đâu? Nói đơn giản: sự sinh ra của con người là do nghiệp lực mà đến, chết thì theo nghiệp lực mà đi.

Phật Pháp thuyết minh Quả Báo Thiện Ác, có Lục Đạo Luân Hồi. Lục Đạo là Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo, Địa Ngục Đạo, Ngạ Quỷ Đạo và Súc Sanh Đạo. Thiên Đạo, Nhân Đạo, A Tu La Đạo gọi là 3 con đường thiện, là chỗ tạo tác thiện nghiệp của con người; Địa Ngục Đạo,Ngạ Quỷ Đạo và Súc Sanh Đạo gọi là 3 con đường ác, là nơi tạo tác ác nghiệp của con người.

Chúng ta đã hiểu biết những qui luật này, cũng chính là có thể nhận thức được cuộc sống con người thật cao quí, vì con người là một trong 3 con đường thiện. Cuộc sống con người cuối cùng từ đâu đến? Không hề nghi ngờ, cuộc sống con người, là do nghiệp thiện mà đến. Như vậy, chết đi về đâu? Điều này, chính cần phải xem hành vi tạo tác hiện tại thế nào mà quyết định. Nếu như con người không làm các điều ác, thực hành các điều thiện, không những đạt được con đường nhân sinh mà còn có thể thăng tiến lên Thiên Đạo. Nếu các bạn từng bước một theo sự chỉ dẫn của giáo lí Đức Phật để tu hành con đường giải thoát, thì có thể vượt qua Lục Đạo Luân Hồi, giải thoát sanh tử, trở thành Bậc Thánh Giải Thoát. Giả như hành vi động tác của các bạn đa số đều làm xằng làm bậy, hại người lợi mình, như thế 3 con đường ác đương nhiên sẽ có một phần. Cho nên, sau khi đã hiểu rõ những qui luật này, bạn phải chọn một con đường nào để đi, tự mình sẽ có cơ sở chắc chắn nắm lấy nó, tiền đồ cuộc sống của bạn như thế nào, có thể là do chính bản thân bạn làm chủ.

  1. 2. Tịnh Hóa Nhân Sinh:

Bởi vì khoa học hiện đại phát triển mạnh, công nghệ thông tin phát đạt, xây dựng công xưởng khắp nơi, đã tạo thành không khí ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe nhân loại, điều này người có tri thức khoa học đều biết. Nhưng không biết phiền não ô nhiễm nội tâm ảnh hưởng nghiêm trọng trong sự yên bình của tâm linh nhân loại. Song con người không chịu nghiên cứu Giáo Lí Đức Phật,hoặc rất ít hiểu biết Phật Pháp. Thời Triều Minh, Trung Quốc, một tiên sinh Nhà Lí Học, Vương Dương Minh, bởi vì Lí Học của ông đã tìm thấy trong giáo lí Đức Phật, cho nên ông liền hiểu biết, phiền não ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tâm linh nhân loại, khống chế tư tưởng nhân loại, do đó ông nói: “Sơn trung chi tặc dị trị, tâm trung chi tặc nan phòng”(tên giặc trong núi dễ trừng trị, tên giặc trong tâm khó đề phòng). Phiền não được hình dung là tên giặc. Điều này thuyết minh sự lợi hại của phiền não. Kỳ thật, tâm hồn chúng ta sở dĩ không thể an ổn, là vì phiền não đang quấy nhiễu, đang làm hại. Hành vi chúng ta sở dĩ làm trái với chân lí, cũng là phiền não đang xúi giục, đang nghiêm khắc đòi hỏi.

Trong Kinh Phật nói: “Phật thuyết chủng chủng pháp, vi trị chủng chủng tâm” (Đức Phật nói các loại pháp, vì điều trị các loại tâm).Tâm ở đây chính là chỉ phiền não trong tâm chúng ta.

Cuộc sống con người tràn đầy phiền não là do bị ô nhiễm, chưa hoàn hảo, đau khổ, không lí tưởng. Cho nên phải sửa đổi. Nhưng, làm thế nào để sửa đổi? Chính là cần phải làm trong sạch phiền não. Chúng ta học Phật, chính là được tắm gội trong lời giáo hóa của Đức Phật, dùng nước pháp của Phật Đà đến rửa ráy uế trược (cáu bẩn) nội tâm chúng ta. Chẳng khác nào uế trược phiền não nội tâm chúng ta được tẩy sạch. Như vậy, cuộc sống của người ô mhiễm, chưa hoàn hảo, đau khổ, không lí tưởng, chúng ta liền sửa đổi trở thành cuộc sống của người thanh tịnh, viên mãn, hạnh phúc, và lí tưởng.

Thời xưa ở Ấn Độ, Nước Kiều Tát La có một Quốc Vương tên là Vua Ba Tư Nặc. Có một hôm, Vua Ba Tư Nặc đi tuần tra, trên đường gặp một Ông Lão, đầu tóc bạc phơ, trông hiển lộ ra tuổi tác rất già.

Quốc Vương hỏi Ông ấy rằng: “Ông năm nay bao nhiêu tuổi?”

Ông Lão không có suy nghĩ gì liền trả lời: “Bốn Tuổi”

Vua Tư Nặc cảm thấy ngạc nhiên. Ngài dường như không tin tưởng vào lỗ tai chính mình, do đó lại thò tay phải ra, và dơ lên bốn ngón tay, hướng đến Ông Lão hỏi rằng: “Ông mới bốn tuổi hả!”

Ông Lão gục đầu, khẳng định chứng thực rằng: “Không sai, tôi năm nay chính xác mới bốn tuổi”. Ông Lão biết Quốc Vương nhất định cảm thấy nghi ngờ, liền hướng đến Vua Ba Tư Nặc giải thích rằng:

“Trước kia, tôi không hiểu giáo Pháp Đức Phật, đã sống mấy chục năm, tư tưởng, hành vi đều bị phiền não nội tâm khống chế, làm rất nhiều việc tự mình cho rằng là đúng mà thực tại là sai. Trước bốn năm, tôi đã có cơ hội nghe được Phật Pháp, mới nhận thức cuộc sống con người. Qui Y Phật, thực hành theo giáo lí Phật Đà chỉ dạy, dựa vào Phật Pháp để sinh sống và làm trong sạch cuộc sống con người. Bốn năm gần đây, tôi mới nhận biết được mình thật sự là con người chân chính. Cho nên tôi năm nay mới bốn tuổi”.

Quốc Vương nghe qua lời nói của Ông Lão, thật cảm động! Gục đầu than rằng: “Ông Lão, Ngài nói rất đúng, làm một con người cần học Phật Pháp, dựa theo Giáo Pháp Đức Phật để làm người, mới coi như là con người chân chánh”.

  1. 3. Trang Nghiêm Nhân Sinh:

Từ “Trang Nghiêm”, Phật Giáo dùng để hình dung cái vẻ đẹp. Trang nghiêm nhân sinh (cuộc sống con người), cũng có thể nói chính là làm đẹp nhân sinh. Đẹp, có thể chia thành Hình Tướng đẹp và Nội Tại đẹp. Hình Tướng đẹp, thuộc về bên ngoài; Nội Tại đẹp, tức là chỉ đức tính bên trong của con người. Một người có hình tướng đẹp bên ngoài, mà không có đức tính đẹp bên trong, cái đẹp này vẫn còn khiếm khuyết, không hoàn hảo. Cho nên ngoài tướng đẹp bên ngoài ra, còn phải đầy đủ đức tính đẹp bên trong. Đức tính trong ngoài hoàn toàn đẹp, mới có thể gọi là trang nghiêm nhân sinh. Trang nghiêm nhân sinh, mới chính là con người có một cuộc sống vui vẻ, hạnh phúc và hoàn mĩ.

Phật Giáo là một Tôn Giáo đạo đức thực triển. Người học Phật cần phải thực hành những hành vi đạo đức của Phật Giáo đã chỉ dạy, như 5 Giới, 10 Giới, 4 Nhiếp Pháp, Lục Độ…vv để nuôi dưỡng đức tính nội tâm đầy đủ và trang nghiêm nhân sinh.

Thời xưa, ở Ấn Độ, có một Nhà Đại Từ Thiện(cấp cô độc), cưới được một cô dâu xinh đẹp tên là Ngọc Na Nữ. Người vợ tự cao tự đại về dung mạo xinh đẹp của mình, coi thường Bố Mẹ chồng và người trong gia đình.

Một hôm, Nhà Từ Thiện, mời Đức Phật đến nhà, muốn dạy bảo cô con dâu. Cô này lại cố ý trốn tránh, sau đó vì sự hiếu kỳ, từ bên trong rèm cửa lén nhìn Đức Phật. Cô ấy nhìn được tướng mạo và oai đức trang nghiêm của Đức Phật, quả thật đẹp hơn mình nhiều! Do đó, cô ấy tự động xuất hiện, hướng đến Đức Phật đảnh lễ. Đức Phật nói: “Ngọc Na, cô có dung mạo xinh đẹp, nếu phối hợp với hành vi tâm đoan chánh, đó chính là vẻ đẹp tuyệt vời. Nên biết, dung mạo xinh đẹp, chỉ là cái đẹp bên ngoài, hành vi đoan chánh, mới là cái đẹp bên trong. Con người đẹp chân chánh, cần phải hoàn toàn đẹp bên ngoài lẫn bên trong!”

Ngọc Na nghe qua lời khai thị của Đức Phật, tâm kiêu ngạo đã được tiêu trừ. Ngay lúc đó, cô xin Qui Y với Đức Phật. Đức Phật dạy cô thực hành những việc tốt, như Tam quy, Ngũ Giới,…vv. Để tăng thêm đức tính đẹp nội tâm, cô ấy dựa vào lời dạy của Đức Phật, lập chí làm một người đẹp chân chánh, nhờ đó cô trở thành một người vợ đoan chánh, một cô dâu hiếu thảo. .

Phật Pháp chỉ dẫn nhân sinh, khích lệ nhân sinh, cổ vũ nhân sinh. Ngoài học Phật có thể nhận thức nhân sinh, làm sạch nhân sinh, và trang nghiêm nhân sinh, còn có thể mang cuộc sống con người không được đẹp đẽ trọn vẹn, sửa đổi thành cuộc sống đẹp đẽ trọn vẹn. Từ trong cuộc sống con người mơ tưởng hão huyền, diễn biến thành cuộc sống con người giác ngộ. Từ cuộc sống con người sanh tử, tiến hóa thành cuộc sống con người giải thoát. Từ cuộc sống con người tình cảm phàm tục, thăng hoa thành cuộc sống con người trí tuệ của Bậc Thánh. Tóm lại, lợi ích học Phật, không thể nói hết được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]