Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Sự khởi sanh của các sắc pháp

08/05/201111:55(Xem: 9755)
4. Sự khởi sanh của các sắc pháp

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương VI: PHÂN TÁCH SẮC PHÁP

Rūpasamuṭṭhāna-Naya
Sự khởi sanh của các sắc pháp
(52)

4.

Kammaṁ, cittaṁ, utu, āhāro c'āti cattāri rūpa- samuṭṭhānāni nāma.

Tatthā kāmāvacaraṁ rūpāvacaraṁ cā ti pañcavīsati- vidham pi kusalākusalakammam-abhisaṅkhataṁ ajjhattika-santāne kammasamuṭṭhānarūpaṁ paṭi- sandhim' upādāya khaṇe samuṭṭhāpeti.

Arūpavipākadvipañcaviññāṇavajjitaṁ pañcasattati- vidham pi cittaṁ cittasamuṭṭhānarūpaṁ paṭhama- bhavaṅgaṁ upādāya jāyantam' eva samuṭṭhāpeti.

Tattha appanājavanaṁ iriyāpatham' pi sannāmeti. Votthapanakāmāvacarajavanābhiññā pana viññat-tim' pi samuṭṭhāpenti.

Somanassa-javanāni pan'ettha terasa-hasanam pi janenti.

Sītuṇhotu-samaññātā tejo-dhātu-ṭhitippattā'va utu- samuṭṭhānarūpaṁajjhattañ ca bahiddhāca yathārahaṁ samuṭṭhāpeti.

Ojā-sankhāto āhāro āhārasamuṭṭhānarūpaṁ ajjho- haraṇakāle ṭhānappatto'va samuṭṭhāpeti.

Tattha hadaya-indriyarūpāni kammajañ' eva viññatti- dvayaṁ cittajam' eva, saddo cittotujo, lahutādittayaṁ utucittāhārehi sambhoti.

Avinibbhogarūpāni c'eva ākāsadhātu ca catūhi sambhūtāni. Lakkhaṇarūpāni na kutoci jāyanti.

Aṭṭhārasa paṇṇarasa terasa dvādasāti ca
Kammacittotukāhārajāni honti yathākkamaṁ.
Jāyamānādirūpānaṁ sabhāvattā hi kevalaṁ
Lakkhaṇāni na jāyanti kehicī'ti pakāsitaṁ.
Ayam' ettha rūpasamuṭṭhānanayo.

§4

Sắc pháp khởi sanh bằng bốn phương cách, đó là: 1) Nghiệp, 2) Tâm, 3) Thời Tiết, và 4) Vật Thực.

1. Sắc Pháp Khởi Sanh Do Nghiệp (53)

Nơi đây, hai mươi lăm loại thiện và bất thiện nghiệp thuộc Dục Giới và Sắc Giới, trong sự liên tục bên trong chính ta, tạo nên những sắc pháp do nghiệp sanh, trong từng chặp tư tưởng, bắt đầu từ khi được thọ thai (tức từ lúc thức nối liền khởi sanh).

2. Sắc Pháp Khởi Sanh Do Tâm (54)

Bảy mươi lăm loại tâm, ngoại trừ những tâm Quả thuộc Vô Sắc Giới và năm cặp thức, tạo nên sắc pháp do tâm tạo, ngay vào lúc chặp bhavaṅga (hộ kiếp) đầu tiên khởi phát.

Nơi đây những chặp tâm Thiền Javanas (tốc hành) điều hòa tư thế (oai nghi) của thân. Nhưng những Xác Định Tâm, những chặp tốc hành tâm (javanas) thuộc Dục Giới và những Siêu Trí tâm cũng tạo những phương tiện truyền thông (cử chỉ và lời nói). Nơi đây mười ba tốc hành tâm liên hợp với thọ hỷ cũng tạo tiếu sanh tâm (tâm làm mỉm cười).

3. Sắc Pháp Khởi Sanh Do Điều Kiện Thời Tiết (55)

Nguyên tố lửa (Hỏa Đại) -- bao hàm cả hai, nóng và lạnh -- khi đến giai đoạn trụ (trong ba giai đoạn sanh, trụ, diệt) thì tạo nên cả hai, tùy trường hợp, các sắc pháp bên trong và sắc pháp bên ngoài, do điều kiện thời tiết sanh.

4. Sắc Pháp Khởi Sanh Do Vật Thực (56)

Vật thực, được gọi là tinh chất dinh dưỡng, trong khi tiêu hóa đến giai đoạn trụ, tạo nên những sắc pháp do vật thực sanh.

Nơi đây trái tim và (tám) sắc mạng căn khởi sanh do nghiệp. Hai phương tiện truyền thông (biểu lộ bằng thân, thân biểu, và bằng lời nói, ngữ biểu,) chỉ sanh khởi do tâm. Tiếng nói sanh khởi do tâm và điều kiện thời tiết. Ba đặc tính nhẹ v.v... sanh khởi do điều kiện thời tiết, tâm, và vật thực. Những đặc tính không thể tách rời nhau của sắc pháp và nguyên tố hư không khởi sanh do bốn nguyên nhân.

Các đặc tính của sắc pháp không do nguyên nhân nào.

Mười tám, mười lăm, mười ba và mười hai, theo thứ tự, do nghiệp, tâm, điều kiện thời tiết, và vật thực tạo. Những dấu hiệu cá biệt của sắc pháp khởi sanh v.v... không do nguyên nhân nào tạo, được nói như vậy, vì hoàn toàn cố hữu dính liền theo các pháp ấy.

Chú Giải

52. Rūpasamuṭṭhāna, Sự Sanh Khởi Của Các Sắc Pháp.

Phật Giáo không cố gắng giải quyết vấn đề nguồn gốc cùng tột của những hiện tượng vật lý, hay sắc pháp. Thừa nhận rằng đây là một sự kiện sẵn có, sắc pháp nầy vốn hiện hữu, Phật Giáo dạy rằng sắc pháp (rūpa) phát triển bằng bốn phương cách.

53. Kammaja, Do Nghiệp.

Một cách chính xác, Kamma, Nghiệp, có nghĩa là những loại tâm thiện và bất thiện trong quá khứ. Chỉ những hạng tâm thuộc Dục Giới và Sắc Giới mới có chiều hướng tạo sắc pháp. Đó là 12 loại tâm bất thiện, 8 loại tâm thiện, và 5 loại tâm thiện Thiền Sắc Giới (rūpajhānas). Một loại tâm thiện hay bất thiện tạo Nghiệp phát sanh vào lúc lâm chung của một người, tạo duyên cho thức tái sanh (paṭisandhi) phát khởi trong kiếp sống sau kế đó. Cùng lúc với sự khởi sanh của thức tái sanh, sắc pháp được Nghiệp quá khứ tạo điều kiện cũng khởi sanh vào lúc ấy, như lửa của một ngọn đèn được mồi, chí đến chặp tư tưởng (sát-na-tâm) thứ 17, khi con người lâm chung.

Do Nghiệp lực tái tạo, ngay vào lúc bà mẹ thọ thai, khởi sanh ba thập pháp -- mười thành-phần-thân, mười thành-phần-tánh (nam hay nữ), và mười thành-phần-căn. Mười thành-phần-thân bao gồm bốn nguyên tố chánh yếu (Tứ Đại), bốn chuyển hóa, mạng căn, và phần nhạy của thân (kāyapasāda). Mười-thành-phần-tánh và mười-thành-phần- căn cũng được cấu thành cùng một cách ấy, nghĩa là chín thành phần đầu và thành phần thứ mười là tánh nam hay nữ, và căn.

54. Cittaja, Do Tâm.

Tâm -- tuy vô hình, nhưng là yếu tố hổn hợp có rất nhiều năng lực trong cái gọi là chúng sanh -- có khả năng tạo sắc pháp. Nói cách khác, tư tưởng thiện hay bất thiện tạo nên sắc pháp đáng hay không đáng được ưa thích. Điều nầy hiển hiện rõ rệt qua những biến đổi sắc tướng của một người do sự biến đổi tư tưởng của người ấy. Theo Abhidhamma, Vi Diệu Pháp, ngay vào lúc chặp tâm hộ kiếp (bhavaṅga) đầu tiên khởi sanh, có nghĩa là tức khắc liền sau khi thức tái sanh (paṭisandhi) chấm dứt, sắc pháp do tâm tạo khởi phát. Thức tái sanh không tạo sắc pháp-do-tâm-tạo, vì chính Nghiệp làm nhiệm vụ ấy, và bởi vì đây là yếu tố mới mẻ trong kiếp sống mới. Không có sắc-pháp-do-tâm-tạo khởi sanh vào giai đoạn trụ và diệt của những chặp tư tưởng, vì những sát-na tâm ấy rất yếu ớt. Mười thành phần nhạy không đủ khả năng tạo sắc pháp.

Bốn tâm Thiền Quả Vô Sắc Giới (Arūpa Vipāka Jhāna) không tạo sắc pháp, vì đã được trau giồi và phát triển bằng cách buông bỏ, không luyến ái vào sắc pháp.

Những chi Thiền rất cần thiết để tạo loại sắc-pháp-do-tâm-tạo. Do đó, người đắc Thiền (Jhāna) có thể tạo sắc pháp có năng lực mạnh mẽ giúp cho mình sống mà không cần vật thực. Tâm linh mạnh không thiếu sức sống. Người chứng nghiệm hạnh phúc Niết-Bàn (Nibbānic bliss) có thể sống một thời gian lâu dài mà không cần vật thực. Thí dụ như Đức Phật. Ngài không ăn uống trong suốt 49 ngày sau khi Thành Đạo.

Trong 75 loại tâm, 26 tốc hành tâm, javanas -- 10 rūpa kusala và kriyā (tâm thiện và hành thuộc Sắc Giới), 8 arūpa kusala và kriyā (tâm thiện và hành thuộc Vô Sắc Giới), và 8 lokuttaras (tâm siêu thế) -- có thể tạo những cử động phi thường bằng thân như bay bổng trên không trung, đi xuyên qua đất, đi trong nước v.v...

Nơi đây tâm Xác Định (Votthapana) là ý môn hướng tâm (manodvārāvajjana). 29 Kāmajavanas (tốc hành tâm thuộc Dục Giới) là 12 tâm bất thiện, 1 hasituppāda (tiếu sanh tâm), và 16 sobhana kusala và kriyā (tâm thiện đẹp và hành). Abhiññā citta (Siêu Trí, thường gọi là thần thông) là hai Jhāna kusala và kriyā (Ngũ Thiền thiện và hành) đồng phát sanh với thọ xả và liên hợp với tri kiến.

13 javanas (tốc hành tâm) là 4 bất thiện và 8 tâm đẹp thiện và hành, đồng phát sanh cùng thọ hỷ, và một tiếu sanh tâm. Người phàm tục, khi cười ra tiếng hay mĩm cười, thì kinh nghiệm bốn akusala (bất thiện) và bốn sobhanas, tâm đẹp hay tịnh hảo; những bậc sekhas (Tu Đà Huờn, Tư Đà Hàm và A Na Hàm) cũng chứng nghiệm các loại tâm nầy, ngoại trừ hai loại tâm bất thiện đồng phát sanh với tà kiến. Các bậc A La Hán, chứng nghiệm bốn tâm hành (kriyās) và một tiếu sanh tâm. Chư Phật chỉ mĩm cười với bốn sobhana kriyās (tâm hành đẹp).

55. Utuja, Do Thời Tiết.

Như đã có đề cập ở phần trên, vào lúc tái sanh, Kamma (Nghiệp) tạo ba thân thập pháp là mười thành-phần-thân, mười thành-phần-tánh nam hay nữ, và mười thành-phần-căn. Nguyên tố lửa bên trong nằm trong ba nhóm thập pháp ấy, phối hợp với nguyên tố lửa bên ngoài, tạo những sắc pháp do điều kiện thời tiết, vào giai đoạn trụ và diệt của thức tái sanh. Vào giai đoạn sơ khởi của sự tái sanh, nguyên tố lửa do Nghiệp tạo thay thế nguyên tố lửa do tâm tạo.

Rõ ràng là danh từ utu, được xử dụng trong ý nghĩa lửa, bao gồm cả hai nóng và lạnh. Một cách chính xác, chính nguyên tố lửa (tejo) bên trong và bên ngoài tạo sắc pháp (rūpa). Nên hiểu rằng sắc pháp được tạo do điều kiện thời tiết cũng được bao hàm trong phân hạng utuja.

56. Āhāraja, Do Vật Thực.

Danh từ āhāra có nghĩa là tinh chất dinh dưỡng trong vật thực, và ojā, sinh tố, nằm trong nhóm sắc pháp tạo nên do Nghiệp, tâm, và điều kiện thời tiết. Sinh tố bên trong, do tinh chất dinh dưỡng bên ngoài nâng đỡ, tạo sắc pháp vào giai đoạn tịnh, vốn tồn tại trong 49 sát-na nhỏ. Sắc pháp khởi sanh khi ojā (sinh tố, tức nguyên tố bồi bổ sự sống trong vật thực) được tiêu hóa, lan rộng trong thân. Riêng rẽ một mình, sinh tố bên trong không thể tạo sắc pháp nếu không có tinh chất dinh dưỡng bên ngoài.

Hadaya, trái tim và 8 Indriya rūpas (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tánh nam, tánh nữ, và mạng căn) hoàn toàn do Nghiệp tạo. Như vậy jīvitindriya (mạng căn) hay sức sống trong các chúng sanh hữu tri hữu giác như người và thú, phải được phân biệt với những vật vô tri giác như cây cỏ và những vật thể vô cơ, vì những vật nầy không phải do Nghiệp tạo. Chúng vẫn có một loại sinh sống, nhưng khác với đời sống của con người và loài thú.

Ākāsa, Không Gian.

Khoảng hư không được xem là khởi sanh do cả bốn nguyên nhân.

Sadda, Tiếng Nói.

Nguyên nhân của những tiếng nói được phát âm rõ ràng là do tâm; Utu, hiện tượng thời tiết, là nguyên nhân tạo những tiếng động không có giọng nói. Nhạc điệu do con người dùng nhạc cụ tạo nên, do điều kiện thời tiết và tâm tạo duyên.

Kammaja, Do Nghiệp = 18.

Đó là: không thể tách rời nhau 8 + không gian 1 + trái tim 1 + Mạng căn 8.

Cittaja, Do Tâm = 15.

Đó là những biến đổi 5 + tiếng động 1 + không thể rời nhau 8 + không gian 1.

Utuja, Do Thời Tiết = 13.

Đó là: tiếng động + nhẹ v.v... 3 + không thể tách rời nhau 8 + Không gian 1.

Āhāraja, Do Vật Thực = 12.

Đó là: nhẹ v.v... 3 + không thể tách rời nhau 8 + không gian 1. 4 Lakkhaṇa rūpas, đặc tướng của sắc pháp, là chung cho tất cả vì không có sắc pháp nào không trải qua ba giai đoạn -- sanh, hoại, và diệt.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]