Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Tóm lược về Môn

08/05/201111:55(Xem: 11009)
4. Tóm lược về Môn

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera- Phạm Kim Khánh dịch

Chương III

PAKI.N.NAKA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
PHẦN LINH TINH

IV. Dvāra-Saṅgaho
Tóm lược về Môn

8.

Dvārasaṅgahe dvārāni nāma cakkhudvāraṁ sotadvāraṁ ghāṇadvāraṁjivhādvāraṁ kāyadvāraṁ manodvārañ c'āti chabbidhāni bhavanti.

Tattha cakkhum'eva cakkhudvāraṁ, tathā sotādayo sotadvārādīni. Manodvāraṁ pana bhavaṅgaṁ pavuccati.

Tattha pañcadvārāvajjana-cakkhuviññāṇa-sampaṭicchana-santīraṇa-votthapana kamāvacara- javana-tadālambanavasena cha cattāḷīsa cittāni cakkhudvāre yathārahaṁ uppajjanti. Tathā pañcad- vārāvajjana-sotaviññāṇādivasena sotadvārādīsu' pi chacattāḷīs'eva bhavanti. Sabbathā' pi pañcadvāre catupaññāsacittāni kāmāvacarañ' evā'ti veditabbāni.

Manodvāre pana manodvārāvajjana-pañcapaññāsa- javana-tadālambanavasena sattasaṭṭhicittāni bhavanti.

Ekūnavīsati paṭisandhi-bhavaṅga-cuti-vasena dvāra- vimuttāni.

Tesu pana dvipañcaviññāṇāni c'eva mahaggata-lokuttarajavanāni c'āti chattiṁsa yathāraham' eka- dvārikacittāni nāma.

Manodhātuttikaṁ pana pañcadvārikaṁ

Sukhasantīraṇa-votthapana-kāmāvacarajavanāni chadvārikacittāni.

Upekkhāsahagata santīraṇa-mahāvipākāni cha- dvārikāni c'eva dvāravimuttāni ca.

Mahaggatavipākāni dvāravimuttān' evā'ti.

9.

Ekadvārikacittāni pañcadvārikāni ca
Chadvārika vimuttāni vimuttāni ca sabbathā.
Chattiṁsati tathā tīṇi ekatiṁsa yathākkamaṁ
Dasadhā navadhā c'āti pañcadhā paridīpaye.

§8

Trong tóm lược về môn (43) có sáu loại là: nhãn môn (44), nhĩ môn, tỷ môn, thiệt môn, thân môn, và ý môn (45).

Nơi đây, chính con mắt là nhãn môn, tai là nhĩ môn v.v... Nhưng bhavaṅga được gọi là ý môn.

Trong các loại tâm, bốn mươi sáu (46) loại phát sanh, tùy trường hợp (47), trong nhãn môn.

a. Ngũ môn hướng tâm,
b. nhãn thức,
c. tiếp thọ,
d. suy đạc,
e. xác định,
f. javana thuộc Dục Giới,
g. đăng ký.

Cùng thế ấy, do nhĩ môn và các môn khác, bốn mươi sáu loại tâm phát sanh như ngũ môn hướng tâm, nhĩ thức v.v...

Nên hiểu biết rằng trong mỗi lối vào, ở năm cửa có năm mươi bốn loại tâm thuộc Dục Giới (48).

Trong ý môn có sáu mươi bảy loại tâm phát sanh như ý môn hướng tâm, năm mươi lăm javana (49) và đăng ký (50).

Mười chín loại tâm như nối liền (paṭisandhi), hộ kiếp (bhavaṅga), và tâm chết (cuti) không có môn (51).

Trong những loại (phát sanh xuyên qua các môn), ba mươi sáu (52) loại tâm như ngũ song thức, những loại javana Cao Thượng (Đại Hành) và Siêu Thế (53), có một môn, tùy trường hợp.

Ba. thành phần tâm (54) phát sanh do năm môn.

Tâm suy đạc liên hợp với thọ hỷ (55), tâm xác định (56), và những javanas thuộc Dục Giới phát sanh qua sáu môn.

Suy đạc liên hợp với thọ xả và những tâm Đại Quả phát sanh, hoặc qua sáu môn, hoặc không qua môn nào (57).

Những tâm quả Cao Thượng (Đại Hành) phát sanh không do môn nào.

§9

Ba mươi sáu loại tâm (59) phát sanh qua một môn, ba qua năm môn, ba mươi mốt qua sáu môn, mười qua sáu hoặc không qua môn nào, chín hoàn toàn không qua môn nào. Tất cả có năm đường lối được trình bày.

Chú Giải

43. Dvārā, Môn.

Xuất nguyên từ "du", hai, và căn "ar" đi, vào.

Dvārā là cái gì có tác dụng như một lối vào và một lối ra. Mắt, tai, mũi và các giác quan khác tác động như những lối ra vào, hay cửa, môn, để đối tượng nhập vào.

Năm giác quan và tâm được xem là sáu cửa xuyên qua đó đối tượng có thể vào.

Xem Compendium of Philosophy, trang 85, số 4.

44. Cakkhudvārā, Nhãn Môn.

Là mặt nhạy của mắt. Các môn khác cũng phải được hiểu cùng một thế ấy.

45. Manodvārā, Ý Môn

Trong phần trên có giải thích rằng khi một đối tượng nhập vào tâm, trước tiên bhavaṅga giao động trong một sát- na, và kế đó dừng lại. Tiếp theo, chặp ngũ môn hướng tâm phát sanh. Trong trường hợp đối tượng thuộc về vật chất, đây là một trong ngũ quan thức như nhãn thức, nhĩ thức v.v...

Trong trường hợp đối tượng thuộc về tinh thần, thì đây là ý môn hướng tâm (manodvārāvajjana). Chặp tư tưởng bhavaṅgupaccheda (bhavaṅga dứt dòng) tức khắc đến trước ngũ môn hướng tâm được biết là ý môn (manodvārā). Abhidhammāvatāra ghi nhận:

"S'āvajjanaṁ bhavaṅgantu manodvāranti vuccati." Chặp bhavaṅga với āvajjana (hướng tâm) được gọi là ý môn (manodvāra).

46.

Bản chú giải tóm lược 46 như sau:

a/- 1;
b/- 2 (akusala và kusala vipāka cakkhu viññāṇa);
c/- 2 (akusala và kusala vipāka sampaṭicchana);
d/- 3 (akusala vipāka = 1, kusala vipāka santīraṇa = 2);
e/- 1;
f/- 29 (akusala = 12 + kusala = 8 + ahetuka kriyā hasituppāda = 1 + sobhana kriyā = 8);
g/- 8 (sobhana vipāka -- còn lại ba loại kia đã được bao gồm trong santīraṇa.)
----------------------------------------------------------------------------------------
1 + 2 + 2 + 3 + 1 + 29 + 8 = 46

Bốn mươi sáu loại tâm phát sanh do nhãn môn, lấy hình sắc làm đối tượng (rūpālambana) . Một số tâm tương đương phát sanh do mỗi cửa trong bốn môn còn lại, với đối tượng tương ứng.

47. Yathārahaṁ, Tùy Theo.

Nghĩa là, "tùy theo đối tượng đáng được ưa thích hay không, sự chú ý có chân chánh hay sai lạc, cá nhân có khát vọng hay không" (Vibhāvini Tīkā). Ông Aung nói, " Ngài Ledi Sayadaw cũng giải thích như vậy "tùy theo đối tượng, cảnh giới sinh sống, chủ thể, sự chú ý v.v..."

48.

Tất cả những loại tâm thuộc Dục Giới đều phát sanh do năm cửa ấy.

49.

Đó là: 12 akusalas (bất thiện) + 1 ahetuka kriyā (vô nhân hành) + 16 sobhana kusala và kriyā (đẹp thiện và hành) + 10 Rūpāvacara kusala và kriyā (thiện và hành thuộc Sắc Giới) + 8 Arūpāvacara kusala và kriyā (thiện và hành thuộc Vô Sắc Giới) + 8 Lokuttara Magga và Phala (Đạo và Quả Siêu Thế).
(12 + 1 + 16 + 10 + 8 + 8 = 55).

50.

Là 3 santīraṇa (suy đạc) và 8 sobhana vipāka (quả đẹp)

51. Dvārā-vimutta, Không Tùy Thuộc Môn Nào

Sách Vibhāvini Tīkā giải thích rằng các loại tâm nầy được gọi như vậy là vì:

1. không phát sanh qua một cửa giác quan nào như nhãn môn v.v...

2. Bhavaṅga tự nó là ý môn, và

3. hiện hữu tự chính nó, không cần phải duyên theo một đối tượng nào từ bên ngoài (trong kiếp sống hiện tại). Lý do đầu tiên áp dụng cho cuti (chặp tử tâm) và paṭisandhi (nối liền). Lý do thứ nhì áp dụng cho bhavaṅgupaccheda (bhavaṅga dứt dòng), và lý do thứ ba cho tất cả bhavaṅga và cuti.

Trước kia đã có ghi nhận rằng những chặp paṭisandhi, bhavaṅga và cuti của một kiếp sống giống hệt nhau, bởi vì các đối tượng và các tâm sở đồng phát sanh giống hệt nhau, mặc dầu nhiệm vụ có khác.

Vào lúc lâm chung, một tiến trình tâm phát sanh có khả năng tạo điều kiện cho kiếp sống tới. Đối tượng của tiến trình tâm nầy có thể là:

1. một nghiệp (kamma), hay hành động, mà ta đã làm trong đời sống, và khi sắp chết nhớ lại hành động ấy một cách rõ ràng như đang xảy ra. Nói một cách chính xác, đó là sự lặp lại của loại tâm mà ta đã có ngay lúc thực hiện hành động. Hoặc có thể là

2. một biểu hiệu của nghiệp (kamma nimitta) đã gieo ấn tượng mạnh mẽ và rành mạch đến ta, trong khi ta thực hiện hành động. Hoặc cũng có thể là

3. biểu hiệu lâm chung, tượng trưng cho một vài đặc điểm của cảnh giới mà ta sẽ tái sanh vào (gati-nimitta) [1]. Tâm tái sanh (paṭisandhi) duyên theo một trong ba đối tượng ấy để phát sanh trong kiếp sống tới kế đó. Đối tượng của những chặp bhavaṅga và cuti của kiếp sống nầy sẽ giống hệt như đối tượng của paṭisandhi trên. Do đó, phần trên có ghi rằng ba chặp tâm nầy sẽ không duyên theo một đối tượng nào từ bên ngoài.

52.

Chúng nó phát sanh trong những môn tương ứng, như nhãn môn, nhĩ môn v.v...

53.

Tất cả 26 loại javana Cao Thượng (Đại Hành ) và Siêu Thế phát sanh do ý môn.

54.

Hai loại sampaṭicchana (tiếp thọ) và pañcadvārā- vajjana (ngũ môn hướng tâm) chỉ phát sanh qua năm căn môn vật chất (ngũ quan). Người đọc nên ghi nhận rằng đôi khi tất cả loại tâm nầy được gọi chung là manodhātuttika (ba thành phần tâm, hay ba ý giới).

55.

Tâm suy đạc phát sanh qua ngũ quan, liên hợp với thọ hỷ khi đối tượng phát hiện là đáng được ưa thích. Nó phát sanh do ý môn như một chặp đăng ký (tadālambana).

56.

Đó là manodvārāvajjavana tác hành những nhiệm vụ thuần túy như ý môn hướng tâm và như xác định tâm trong một tiến trình tâm phát sanh qua bất luận một trong năm môn vật lý nào.

57.

Khi làm nhiệm vụ paṭisandhi, bhavaṅga và cuti các loại tâm nầy không tùy thuộc nơi môn nào.

58.

Chín loại tâm quả thuộc Sắc Giới và Vô Sắc Giới phát sanh dưới hình thức paṭisandhi, bhavaṅga và cuti trong cảnh giới tương ứng. Do đó, các loại tâm nầy không tùy thuộc nơi môn nào.

59. Đó là:

Dvipañca viññāṇa (ngũ song thức): 10
Rūpāvacara kusala và kriyā (thiện và hành Sắc Giới): 10
Arūpāvacara kusala và kriyā (thiện và hành Vô Sắc Giới): 8
Lokuttara Magga và Phala (Đạo và Quả Siêu Thế): 8
------------------------------------------------
Tổng cộng: 36 (10 + 10 + 8 + 8)

Ghi chú:

[1] Đề cập đến đối tượng của chặp paṭisandhi citta (tâm nối liền), Ông Aung ghi trong quyển Compendium : Ṅhững loại tâm nầy duyên theo đối tượng, hoặc trong chính hành động tạo nghiệp, hoặc một tượng trưng của hành động quá khứ ấy (kamma nimitta), hoặc một dấu hiệu của những khuynh hướng (gati-nimitta) mà năng lực của hành động quá khứ ấy xác định." Trang 26.

Nơi đây gati nimitta có nghĩa là một dấu hiệu, hay biểu tượng, của nơi chốn mà người lâm chung sẽ tái sanh vào, như lửa, thịt, cung điện trên cảnh trời v.v...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]