Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

47. Phẩm Thiện ác

02/05/201111:10(Xem: 12413)
47. Phẩm Thiện ác

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 3

XXXXVII.Phẩm Thiện ác

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Nếuchúng sanh thực hành mười pháp liền được sanh lên trời,lại thực hành mười pháp liền sanh trong đường ác, lạitu hành mười pháp liền được vào cảnh giới Niết-bàn.

Thếnào là thực hành mười pháp sanh trong đường ác? Ở đây,có người sát sanh, trộm cắp, dâm dục, nói dối, nói thêudệt, nói lời ác, nói hai lưỡi đâm thọc gây rối đôi bên,tật đố, sân hận, tà kiến. Ðó là mười pháp, chúng sanhthực hành mười pháp này, sẽ đọa trong đường ác.

Thếnào là thực hành mười pháp được sanh lên trời? Khi ngườikhông sát sanh, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối,không nói thêu dệt, không nói lời ác, không nói hai lưỡiđâm thọc gây rối đôi bên, không tật đố, không sân hận,không khởi tà kiến. Ðó là mười pháp, chúng sinh thực hànhmười pháp này liền được sanh lên trời.

Thếnào là thực hành mười pháp được vào Niết-bàn? Ðó làmười niệm: niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tỳ-kheo Tăng, niệmThiên, niệm Giới, niệm Thí, niệm Hưu tức, niệm An-ban, niệmThân, niệm Tử. Ðó là mười pháp, chúng sinh thực hành mườipháp này liền được vào Niết-bàn.

CácTỳ-kheo nên biết! Nên rời bỏ những việc sanh lên trờivà rơi trong đường ác, nên khéo vâng giữ tu tập theo mườipháp vào Niết-bàn. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Dogốc mười điều ác, ngoại vật còn suy giảm huống gì nộipháp. Thế nào là mười? Là sát sanh, trộm cắp, dâm dục,nói dối, nói thêu dệt, nói lời ác, nói hai lưỡi đâm thọcgây rối đôi bên, tật đố, sân hận, tà kiến.

Doquả báo của sát sanh nên thọ mạng của chúng sanh rất ngắn.Do quả báo trộm cắp nên chúng sanh sanh ra liền bị nghèođói. Do quả báo của dâm dục nên gia đình chúng sanh khôngtrinh bạch. Do quả báo nói thêu dệt, nên đất đai không bằngphẳng. Do quả báo của nói hai lưỡi đâm thọc nên đấtđai sanh gai góc. Do quả báo nói lời ác nên có nhiều ngônngữ. Do quả báo tật đố nên lúa thóc không dồi dào. Doquả báo của sân hận nên có nhiều vật uế ác. Do quả báocủa tà kiến nên tự nhiên sanh trong tám địa ngục lớn.

Doquả báo của mười điều ác này nên khiến vật bên ngoàibị suy giảm, huống chi vật bên trong. Thế nên, các Tỳ-kheo,nên nhớ nghĩ xả bỏ xa lìa mười pháp ác, tu hành mườipháp lành. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc đi đến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chânPhật, lui ngồi một bên. Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Chẳngbiết Thế Tôn có nói lời nầy không, rằng: 'Bố thí cho Tađược phước nhiều, bố thí cho người khác được phướcít. Hãy bố thí đệ tử Ta, đừng bố thí người khác'?.Nếu có người nói những lời như vậy, há chẳng phải đãhủy báng pháp của Như Lai ư?

ÐứcPhật bảo nhà vua:

- Takhông nói lời như thế, rằng chỉ nên bố thí cho Ta, đừngbố thí cho người khác. Ðại vương nên biết, Ta thườngnói thế nầy: 'Nếu trong bát của Tỳ-kheo còn dư thức ăn,đem để vào nước cho các loài trùng nhỏ, cũng còn có phước,huống gì bố thí cho người mà không được phước sao?'.

Nhưngnày Ðại Vương, Ta có nói thế này: Bố thí cho người trìgiới, phước ấy càng tăng nhiều, hơn bố thí cho ngườiphạm giới.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn! Bố thí cho người trì giới, phướcbáu tăng nhiều hơn hẳn bố thí cho người phạm giới.

Nhàvua lại bạch Phật:

- Phạmchí Ni-kiền Tử đến nói với con rằng: 'Sa-môn Cù-đàm biếthuyễn thuật có thể xoay chuyển người đời'. Bạch ThếTôn, lời này là đúng hay không đúng chăng?

Phậtbảo nhà vua:

- Ðúngthế, Ðại vương! Như lời đã nói, Ta có pháp huyễn thuậtcó thể làm thay đổi người thế gian.

Nhàvua bạch Phật:

- Thếnào gọi là pháp huyễn thuật xoay chuyển?

Phậtbảo:

- Ngườisát sanh, tội ấy khó tính lường, người không sát sanh thọphước vô lượng. Người trộm cắp chịu tội vô lượng,người không trộm cắp được phước vô lượng. Người dâmdục chịu tội vô lượng, người không dâm dục được phướcvô lượng. Người tà kiến chịu tội vô lượng, người chánhkiến được phước vô lượng. Ta giải thích về huyền phápchính là như thế.

Khiấy, vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- NếuNgười, Ma, Thiên ma hoặc loài có hình sắc, hiểu sâu huyễnthuật này, ắt sẽ được hạnh phúc lớn. Từ nay về sau,con không cho phép các ngoại đạo dị học vào trong nướccon. Con cho phép hàng bốn chúng thường ở tại cung điệncủa con, con sẽ thường cúng dường các vị tùy theo chỗcần dùng.

ÐứcPhật bảo:

- Ðạivương! Chớ nói như thế. Vì sao? Bố thí cho các loài súcsanh cũng được phước báo, bố thí cho người phạm giớicũng được phước báo, bố thí cho người trì giới thì phướcbáo khó lường, bố thí cho hàng tiên nhơn ngoại đạo đượcphước một ức lần, bố thí cho các vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm,A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi Phật và Phật, phước ấy khôngthể đo lường.

Thếnên, Ðại vương, nên phát khởi ý niệm cúng dường đệtử Thanh văn của chư Phật thời quá khứ, vị lai. Như thế,Ðại vương, hãy học điều này!

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, phần đông các Tỳ-kheo, sau khi thọ trai xong đều tụtập tại giảng đường Phổ Hội, cùng nhau bàn luận vềnghĩa này: Bàn luận về chuyện y phục, trang sức, ăn uống;bàn luận về những chuyện chiến tranh, giặc cướp của nướclân bang; bàn luận về rượu chè, dâm dục, ngũ dục; bànluận về ca vũ, kỹ nhạc. Những chuyện vô ích như thế nhiềukhông thể tính kể.

Bấygiờ, Thế Tôn dùng Thiên nhĩ nghe các Tỳ-kheo bàn luận nhữngchuyện ấy, liền đi đến giảng đường Phổ Hội, hỏi cácTỳ-kheo:

- CácThầy nhóm họp ở đây bàn luận chuyện gì?

Khiấy, các Tỳ-kheo bạch Phật:

- Chúngcon nhóm họp ở đây cùng bàn luận những việc vô ích nhưthế.

ÐứcPhật bảo các Tỳ-kheo:

- Thôi,thôi! Các Tỳ-kheo, chớ bàn luận việc ấy. Vì sao? Nhữngđiều luận bàn ấy không có ý nghĩa và cũng không dẫn đếnpháp lành. Không do những điều luận bàn này mà được tuPhạm hạnh; không đến được chỗ tịch diệt, Niết-bàn;không được đạo Sa-môn bình đẳng. Ðó là những điềuluận bàn của thế tục, không phải luận của đường chánh.Các Thầy đã lìa thế tục, xuất gia học đạo, không nênsuy nghĩ về những luận bại hoại.

Nếucác Thầy muốn bàn luận, nên bàn luận về mười việc côngđức. Thế nào là mười? Là siêng năng tinh tấn; ít muốnbiết đủ; có tâm dũng mãnh; đa văn, có thể thuyết phápcho người; không sợ sệt kinh khủng; đầy đủ giới luật;thành tựu chánh định; thành tựu trí tuệ; thành tựu giảithoát; thành tựu giải thoát tri kiến. Nếu các Thầy muốnbàn luận thì nên bàn luận về mười điều này.

Vìsao? Vì chúng thấm nhuần tất cả, ích lợi nhiều, đượctu Phạm hạnh, được đến chỗ tịch diệt, Niết-bàn. Hômnay các Thầy là con nhà hào tộc, đã xuất gia học đạo,nên suy nghĩ về mười điều này. Luận này là luận củaChánh pháp, xa lìa đường ác. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãyhọc điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, đa số các Tỳ-kheo nhóm họp tại giảng đường PhổHội, đều bàn luận thế này: 'Nay ở thành Xá-vệ, lúa bắpquí hiếm và đắt đỏ, đi khất thực khó. Ðức Thế Tônlại nói nhờ ăn uống mà thân người được tồn tại; thântứ đại nương vào pháp sở niệm của tâm, pháp là gốccủa đường lành. Ngày nay, chúng ta nên cử người thứ lớpkhất thực, khiến người ấy được hình sắc đẹp, đượcnhận sự cực diệu, được y phục, thức ăn uống, sàng tọa,ngọa cụ, thuốc men, cũng há chẳng là điều tốt ư?'

Bấygiờ, Thế Tôn dùng Thiên nhĩ thanh tịnh xa nghe các Tỳ-kheobàn luận điều này, Ngài liền đi đến giảng đường PhổHội, vào ngồi tòa chính giữa, hỏi các Tỳ-kheo:

- CácThầy nhóm họp ở đây bàn luận điều gì?

CácTỳ-kheo thưa:

- Chúngcon bàn luận về việc rằng nay ở thành Xá-vệ, khất thựckhó được, muốn cử người thứ lớp khất thực, để tùythời được hình sắc đẹp, y phục tốt, mền nệm, thứcăn uống, sàng tọa, thuốc men trị bệnh. Ðiều bàn luậncủa chúng con chính là điều này.

Phậtbảo các Tỳ-kheo:

- NếuTỳ-kheo đi xin để được cúng dường bốn thứ cần dùngnhư y phục, thức ăn, sàng tọa, thuốc men trị bệnh, lạidùng những thứ sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp thượngđẳng sao?

Tathường dạy các Thầy, khất thực có hai việc, nên gần gũivà không nên gần gũi. Nếu như được y phục, thức ăn uống,sàng tọa, thuốc men trị bịnh mà tăng thêm pháp ác, khôngcó pháp lành, thì không nên gần gũi. Nếu khất thực đượcy phục, thức ăn uống, sàng tọa, thuốc men trị bịnh màtăng trưởng pháp lành, không tăng trưởng pháp ác, thì việcnày nên gần gũi.

Tỳ-kheocác Thầy ở trong pháp này muốn bàn luận điều gì, mà điềuluận bàn ấy, không phải là luận Chánh pháp, thì nên bỏpháp ấy, chớ suy nghĩ vì không do điều này đạt đến Niết-bàn,an trú, diệt tận.

Nếumuốn bàn luận, nên bàn luận mười điều này. Thế nào làmười? Là siêng năng, ít muốn biết đủ, có tâm dũng mãnh,đa văn hay vì người thuyết pháp, không sợ sệt kinh khủng,đầy đủ giới luật, thành tựu chánh định, thành tựu trítuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoát tri kiến.Nếu các Thầy muốn bàn luận, nên bàn luận về mười điềunày. Vì cớ sao? Vì những điều này thấm nhuần tất cả,lợi ích nhiều, được tu Phạm hạnh, đến cảnh giới Niết-bàn,vô vi, diệt tận.

Luậnnày là nghĩa của Sa-môn, nên suy nghĩ ghi nhớ, chớ rời tâm.Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, đa số các Tỳ-kheo nhóm họp tại giảng đường PhổHội, bàn luận khác nhau thế này:

- Nayở thành Xá-vệ khất thực khó được, chẳng phải chỗ anổn của Tỳ-kheo. Chúng ta nên cử người thứ lớp khất thực,Tỳ-kheo khất thực này sẽ được y phục, mền, nệm, thứcăn uống, sàng tọa, thuốc men trị bịnh không bị thiếu.

Bấygiờ, trong chúng có một Tỳ-kheo nói với mọi người rằng:

- Chúngta không thể ở tại đây khất thực, nên cùng nhau đi sangnước Ma-kiệt-đà khất thực. Nước ấy lúa thóc nhiều vàrẻ, thức ăn uống đầy đủ.

Lạicó Tỳ-kheo nói:

- Chúngta không nên sang nước đó khất thực. Vì sao? Vua A-xà-thếcai trị nước ấy, làm nhiều việc phi pháp, lại giết hạiphụ vương, kết bạn với Ðề-bà-đạt-đa. Do nhân duyênnày, nên không thể sang đó khất thực.

Lạicó Tỳ-kheo nói:

- Naytại nước Câu-lưu-xa, dân chúng đông đúc, giàu có nhiềutài bảo, nên đến nước đó khất thực.

Lạicó Tỳ-kheo nói:

- Chúngta không nên khất thực ở nước ấy. Vì sao? Vua Ác Sanh caitrị nước ấy rất hung ác, không nhân từ, dân chúng hungbạo ưa gây gổ, đánh nhau. Do nhân duyên này không nên khấtthực tại nước ấy.

Lạicó Tỳ-kheo nói:

- Chúngta nên đến thành Câu-diệm Ba-la-nại, là nơi cai trị củavua Ưu Ðiền. Nhà vua một lòng tin Phật pháp, không đổi ý.Chúng ta nên đến nước đó khất thực, sở nguyện đềuđầy đủ.

Bấygiờ, Thế tôn dùng Thiên nhĩ nghe các Tỳ-kheo bàn luận nhữngđiều như thế, liền chỉnh đốn y phục, đến chỗ các Tỳ-kheo,ngồi tòa chính giữa, hỏi các Tỳ-kheo rằng:

- CácThầy nhóm họp ở đây bàn luận việc gì? Nói những việcgì?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Chúngcon nhóm họp tại đây, bàn luận điều này: 'Nay trong thànhXá-vệ, lúa thóc quý hiếm và đắt, khất thực khó được,nên cùng đi sang nước Ma-kiệt-đà khất thực, vì nước ấygiàu có phong phú, việc khất thực dễ dàng'.

Trongđây, lại có Tỳ-kheo nói: 'Chúng ta không nên sang nước ấykhất thực. Vì sao? Vì vua A-xà-thế cai trị nước ấy hànhđộng phi pháp, giết cha, kết bạn với Ðề-bà-đạt-đa.Do nhân duyên này, không nên sang đó khất thực'.

Trongđây, lại có Tỳ-kheo nói: 'Nay tại nước Câu-lưu-sa, dânchúng đông đúc giàu có nhiều tài bảo, nên sang đó khấtthực'. Lại có Tỳ-kheo nói rằng: 'Chúng ta không nên khấtthực ở nước ấy. Vì sao? Vì Vua Ác Sanh cai trị nước ấylà người hung bạo không nhân từ, ưa tranh tụng. Do nhân duyênnày không thể sang đó khất thực'.

Lạicó Tỳ-kheo nói: 'Chúng ta nên ở tại thành Câu diêm Ba-la-nại,xứ của vua Ưu Ðiền cai trị. Vua ấy dốc lòng tin Phật pháp,ý không thay đổi, nên khất thực ở nước đó thì sở nguyệnđầy đủ'.

Chúngcon bàn luận ở đây, chính là điều này.

Bấygiờ, Phật bảo các Tỳ-kheo:

- CácThầy chớ khen chê việc cai trị của vua chúa, cũng chớ luậnbàn sự hơn kém của vua chúa.

Bấygiờ, Thế Tôn bèn nói kệ:

Phàmngười làm lành, dữ,
Hànhđộng có căn nguyên,
Mỗimỗi chịu quả báo,
Trọnkhông hủy, không mất.
Phàmngười làm lành, dữ,
Hànhđộng có căn nguyên,
Làmlành được báo lành,
Ácchịu quả báo ác.

Chonên, các Tỳ-kheo! Chớ khởi ý bàn luận quốc sự, bởi khôngdo bàn luận điều này mà được đến Niết-bàn diệt tận,cũng không phải là pháp chơn chánh của hạnh Sa-môn. Nếubàn luận việc ấy chẳng phải là chánh nghiệp.

CácThầy nên học bàn luận về mười việc? Thế nào là mười?Là tinh tấn siêng năng, ít muốn biết đủ, có tâm dũng mãnh,đa văn hay vì người thuyết pháp, không sợ sệt không kinhkhủng, đầy đủ giới luật, thành tựu chánh định, thànhtựu trí tuệ, thành tựu giải thoát, thành tựu giải thoáttri kiến. Nếu các Thầy muốn bàn luận nên bàn luận vềmười điều này. Vì sao? Vì chúng thấm nhuần tất cả, đượctu Phạm hạnh, đạt đến Niết-bàn diệt tận. Các Thầy đãxuất gia học đạo, xa lìa thế tục, nên siêng năng ghi nhớmười điều này, chớ rời tâm. Như thế, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ, đa số các Tỳ-kheo nhóm họp tại giảng đường PhổHội, cùng bàn luận điều này:

- Nayvua Ba-tư-nặc hành động phi pháp, phạm giáo luật Thánh, đoánbiết Tỳ-kheo-ni đắc quả A-la-hán mà giữ trong cung mườihai năm, rồi cùng tư thông. Nhà vua lại không thừa sự Phật,Pháp, Tỳ-kheo Tăng, không có tâm kính tín đối với A-la-hán,ắt là không có tâm tin Phật, Pháp, Thánh chúng. Chúng ta nênxa lìa, đừng ở lại nước này. Vì sao? Khi nhà vua hành độngphi pháp thì các quan đại thần cũng hành động phi pháp. Ðạithần đã hành động phi pháp thì kẻ tay chân tả hữu cũnghành động phi pháp. Kẻ nha lại hành động phi pháp thì thườngdân cũng hành động phi pháp. Nay chúng ta nên đi nước kháckhất thực, đừng ở lại nước này; lại có thể xem xétcách trị nước, phong tục nước ấy, thấy phong tục rồisẽ thấy chỗ khác nhau.

Bấygiờ, Thế tôn dùng Thiên nhĩ thông nghe các Tỳ-kheo bàn luậnđiều này, liền đi đến chỗ các Tỳ-kheo, ngồi vào tòachính giữa. Thế tôn hỏi các Tỳ-kheo:

- CácThầy nhóm họp ở đây bàn luận điều gì?

CácTỳ-kheo bạch Phật:

- Chúngcon ở đây bàn luận việc vua Ba-tư-nặc hành động phi pháp,phạm giáo luật Thánh, đoán biết Tỳ-kheo-ni đắc quả A-la-hánmà giữ trong cung mười hai năm, rồi dùng sắc tiếp đãi.Lại nữa, các bậc đắc đạo hành nghiệp vượt qua ba cõinhưng nhà vua cũng không thừa sự Phật, Pháp, và Chúng Tăng,không có tâm kính tín đối với A-la-hán, đã không có tâmnày ắt là không kính tín Tam Bảo. Chúng ta nên đi xa khôngnên ở đây. Vì sao? Khi nhà vua hành động phi pháp thì quanđại thần, kẻ tả hữu và nhân dân cũng làm ác. Lại chúngcon muốn quan sát phong hóa ở thế gian.

Bấygiờ, Thế Tôn dạy:

- CácThầy không nên luận bàn việc quốc gia. Nên tự khắc phụcmình, bên trong suy nghĩ tỉnh giác, biết phân biệt lượngxét. Nói bàn những điều này thì không hợp lý đạo, cũngkhông khiến người được tu Phạm hạnh, đến chỗ diệttận, Niết-bàn vô vi. Nên tự tu phần mình, làm cho pháp thạnhhành, tự quy bậc tối tôn.

NếuTỳ-kheo hay tự mình tu tập làm lớn mạnh niềm pháp lạc,hạng người đó là do chính Ta sanh ra. Thế nào gọi là Tỳ-kheocó thể tự làm lớn mạnh niềm pháp lạc, không hư vọng,tự quy bậc Tối tôn? Ở đây, Tỳ-kheo bên trong tự quán sátthân mình, thân ý dừng trụ, tự nhiếp phục tâm mình, trừbỏ loạn tưởng, không lo buồn. Lại bên ngoài Tỳ-kheo tựquán thân, thân ý dừng trụ, tự nhiếp phục tâm mình, trừbỏ loạn tưởng, không lo buồn. Tỳ-kheo lại quan sát thântrong và ngoài, thân ý dừng trụ. Tỳ-kheo bên trong quán thọ,bên ngoài quán thọ, trong và ngoài quán thọ; bên trong quántâm, bên ngoài quán tâm, trong và ngoài quán tâm; bên trong quánpháp; bên ngoài quán pháp, trong và ngoài quán pháp; ý dừngtrụ, tự nhiếp phục tâm mình, trừ bỏ loạn tưởng, khônglo buồn.

Tỳ-kheonhư thế gọi là có thể tự làm lớn mạnh hạnh tu của mình,tăng trưởng pháp lạc, tự quy bậc Tối tôn. Các Tỳ-kheohiện tại và tương lai có thể tự làm lớn mạnh không mấtbốn hạnh, chính là do Ta sanh ra.

Thếnên, này các Tỳ-kheo! Nếu muốn bàn luận, nên bàn luận vềmười việc. Thế nào là mười? Là tinh tấn siêng năng, ítmuốn và biết đủ, có tâm dũng mãnh, đa văn hay vì ngườithuyết pháp, không sợ sệt khủng bố, đầy đủ giới luật,thành tựu chánh định, thành tựu trí tuệ, thành tựu giảithoát, thành tựu giải thoát tri kiến. Các Thầy muốn bànluận thì nên bàn luận về mười việc này. Vì sao? Vì mườiviệc này thấm nhuần tất cả, có nhiều lợi ích, đượctu Phạm hạnh, đến Niết-bàn vô vi, chỗ diệt tận. Nhữngđiều luận bàn này là nghĩa của Sa-môn. Nên suy nghĩ ghi nhớ,đừng rời tâm. Như thế, này các Tỳ-kheo, hãy học điềunày!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ trong thành Xá-vệ, có một trưởng giả, dựng thiềnthất cho La-vân. Bấy giờ, Tôn giả La-vân thường ngày nghỉngơi trong thất ấy, nhưng hôm nay Tôn giả đi du hóa nhơn gian.Khi ấy, trưởng giả khởi nghĩ: 'Ta nên đến tham Tôn giảLa-vân'. Trưởng giả đến, thấy trong thất vắng vẻ, khôngcó người, thấy rồi hỏi các Tỳ-kheo:

- Tôngiả La-vân hiện nay ở đâu?

CácTỳ-kheo bảo:

- Tôngiả đi du hóa nhơn gian.

Trưởnggiả thưa:

- Cúixin chư Hiền cử người đến ở thất của tôi. Thế Tôncũng dạy: 'Tạo lập vườn cây, bắt cầu, đóng thuyền, cấtnhà xí sạch sẽ gần đường để cho mọi người sử dụngthì được phước báo lâu dài, được thành tựu giới pháp,khi chết sanh cõi Trời'. Do đó, tôi có tạo thất cho Tôn giảLa-vân. Nay Tôn giả không thích thất của tôi, cúi xin chưHiền cử người đến ở đó.

CácTỳ-kheo trả lời:

- Chúngtôi sẽ làm như lời Trưởng giả thỉnh cầu.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo liền cử một Tỳ-kheo đến ở trong thất.

Khiấy, Tôn giả La-vân khởi nghĩ: 'Ta xa cách Thế Tôn khá lâu,hiện nay có thể đến thăm hỏi Ngài'. Tôn giả La-vân bènđến chỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi mộtbên. Trong giây lát, Tôn giả rời tòa đứng dậy trở vềthất và thấy có Tỳ-kheo khác ở. Thấy thế, Tôn giả hỏiTỳ-kheo ấy:

- Aiđưa thất tôi cho Thầy?

Tỳ-kheoấy đáp:

- ChúngTăng sai tôi, bảo ở thất nầy.

Khiấy, Tôn giả La-vân trở lại chỗ đức Thế Tôn, đem câuchuyện thưa với Phật:

- Chẳngbiết Thế Tôn có dạy chúng Tăng cử người ở tại thấtcủa con, nghỉ ngơi trong ấy chăng?

ÐứcPhật bảo La-vân:

- Thầyđến nhà trưởng giả mà hỏi trưởng giả rằng: 'Hành độngcủa tôi, có lỗi về thân, miệng, ý chăng? Và tôi có ba điềulỗi của thân, bốn điều lỗi của miệng, và ba điều lỗicủa ý chăng? Trưởng giả trước đã cúng thất cho tôi, saulại đem cho Thánh chúng?'

Khiấy, Tôn giả La-vân vâng lời Phật dạy, đến nhà trưởnggiả, hỏi rằng:

- Tôicó ba điều lỗi của thân, bốn điều lỗi của miệng vàba điều lỗi của ý chăng?

Trưởnggiả đáp:

- Tôikhông thấy Tôn giả về thân, miệng, ý có lỗi.

La-vânbảo trưởng giả:

- Vìsao Ông lấy lại phòng nhà của tôi đem cho chúng Tăng?

Trưởnggiả đáp:

- Tôithấy nhà trống nên đem cúng chúng Tăng. Lúc đó tôi lạikhởi nghĩ: 'Tôn giả La-vân chắc không thích ở trong thấtcủa ta', nên tôi đem cúng.

Tôngiả La-vân nghe trưởng giả nói xong, liền trở lại chỗđức Thế Tôn, thuật lại đầy đủ câu chuyện. Khi ấy,Thế Tôn liền bảo Tôn giả A-nan mau đánh kiền chùy, cácTỳ-kheo có mặt tại tịnh xá Kỳ Hoàn thảy đều đến nhómtại giảng đường Phổ Hội. A-nan vâng lời Phật dạy, triệutập các Tỳ-kheo tại giảng đường Phổ Hội.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hômnay Ta sẽ nói về sự bố thí thanh tịnh, các Thầy nên khéosuy nghĩ, ghi nhớ:

CácTỳ-kheo đáp:

- Thưavâng, bạch Thế Tôn.

ThếTôn dạy:

- Thếnào gọi là bố thí thanh tịnh. Ở đây, Tỳ-kheo! Nếu cóngười đem vật bố thí, sau lại lấy lui và đem cho ngườikhác. Ðây gọi là bố thí không chơn chánh, bố thí khôngbình đẳng. Nếu có người chiếm đoạt vật của người,đem bố thí cho Thánh chúng, hoặc có người chiếm đoạt vậtcủa Thánh chúng, đem bố thí cho người. Ðây chẳng phảilà bố thí bình đẳng, cũng không phải là bố thí thanh tịnh.

Chuyểnluân Thánh vương ở nơi cảnh giới của mình còn được tựtại, Tỳ-kheo đối với y bát của chính mình cũng đượctự tại. Nếu lại có người chưa được chính miệng ngườihứa cho mà lấy vật của người đem cho người khác thì đâychẳng phải là bố thí bình đẳng.

NayTa bảo các Tỳ-kheo, nếu thí chủ cho mà người nhận chưathấy đưa thì đây chẳng phải là bố thí bình đẳng.

NếuTỳ-kheo ấy mệnh chung thì nên đưa phòng xá của người ấyra giữa chúng để làm pháp yết ma. Một người xướng rằng:'Tỳ-kheo pháp danh ...... mệnh chung, nay đem phòng xá này đểchúng Tăng phân chia'. Muốn cử người nào ở phòng ấy, tùytheo lời chúng dạy: 'Chư Hiền! Nay sai Tỳ-kheo pháp danh ......ở phòng ấy, mọi người cùng chấp nhận. Ai không đồngý thì nói ra'. Nên nói như thế ba lần. Nếu trong chúng cómột người không đồng ý mà đem cho thì không phải là bốthí bình đẳng, ắt là vật không thanh tịnh. Nay nên đem phòngtrả lại cho Tỳ-kheo La-vân thanh tịnh thọ nhận.

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở tại thành La-duyệt, vườn trúc Ca-lan-đà cùngvới chúng đại Tỳ-kheo năm trăm người.

Bấygiờ, Tôn giả Ðại Quân-đầu ở tại chỗ vắng, khởi lêný nghĩa như vầy: 'Làm sao biết được các kiến chấp vềtrước, về sau, và khoảng giữa?'

Lúcấy, Ðại Quân-đầu đến thời đắp y mang bát, đi đếnchỗ Thế Tôn, cúi đầu lễ chân Phật, lui ngồi một bên.Tôn giả bạch Phật:

- Naycó các kiến chấp này thích hợp trước và sau, làm sao diệtđược chúng và khiến cho những kiến chấp khác không khởilên?

ThếTôn bảo:

- NàyQuân-đầu! Chỗ phát sanh và chỗ tiêu diệt những kiến chấpấy đều là vô thường, khổ, không. Quân-đầu! Biết nhưthế rồi nên khởi nghĩ thế này: Có sáu mươi hai kiến chấp,nên an trụ trong mười điều lành để trừ bỏ các kiếnchấp ấy.

Thếnào là mười? Này Quân-đầu! Người kia ưa sát sanh, ta khôngsát sanh. Người kia ưa trộm cắp, ta không trộm cắp. Ngườikia phạm vào hạnh thanh tịnh, ta hành hạnh thanh tịnh. Ngườikia nói dối, ta không nói dối. Người kia nói thêu dệt, takhông nói thêu dệt. Người kia nói lời ác, ta không nói lờiác. Người kia nói hai lưỡi đâm thọc gây rối hai bên, takhông nói hai lưỡi đâm thọc gây rối hai bên. Người kiatật đố, ta không tật đố. Người kia sân nhuế, ta khôngsân nhuế. Người kia tà kiến, ta hành chánh kiến.

Quân-đầunên biết, như từ đường ác được gặp đường chánh, nhưtừ tà kiến được đến chánh kiến, bỏ tà về chánh. Nhưcó người tự mình chìm đắm mà muốn cứu người, trọnkhông có lý. Mình chưa diệt độ mà muốn khiến người khácdiệt độ, việc ấy không được. Như có người tự mìnhkhông chìm đắm mới có thể cứu người, lý ấy có thểđược. Nay cũng lại như thế, tự mình được Niết-bàn,khiến cho người khác diệt độ, lý ấy có thể được.

Chonên, này Quân-đầu! Nên nghĩ nhớ lìa sát sanh, không sát sanhđược diệt độ; lìa trộm cắp, không trộm cắp đượcdiệt độ; lìa dâm dục, không dâm dục được diệt độ;lìa nói dối, không nói dối được diệt độ; lìa thêu dệt,không thêu dệt được diệt độ; lìa nói lời ác, không nóilời ác được diệt độ; lìa nói hai lưỡi đâm thọc gâyđấu tranh đôi bên, không nói hai lưỡi đâm thọc gây đấutranh đôi bên được diệt độ; lìa tật đố, không tậtđố được diệt độ; lìa sân nhuế, không sân nhuế đượcdiệt độ; lìa tà kiến, được chánh kiến diệt độ.

Quân-đầunên biết! Người thường sanh khởi ý niệm này: 'Là hữungã chăng? Là vô ngã chăng? Là hữu ngã vô ngã chăng? Cõiđời là thường ư? Cõi đời là vô thường ư? Cõi đờicó giới hạn ư? Cõi đời không giới hạn ư? Mạng là thânư? Mạng khác, thân khác ư? Như Lai có chết ư? Như Lai khôngchết ư? Là có chết ư? Là không chết ư? Ai tạo thế giannày?', lại sanh các tà kiến như: 'Phạm thiên tạo thế giớinày? Hay là địa chủ dựng lập thế giới này? Phạm thiêntạo chúng sanh này? Hay là địa chủ tạo thế gian này? Chúngsanh vốn không nay có, đã có rồi lại diệt mất?'

Hạngngười phàm phu không nghe không thấy, bèn sanh khởi ý niệmnày.

Bấygiờ, Thế Tôn mới nói kệ:

Tựnhiên có Phạm thiên,
Ðâylà lời Phạm chí,
Kiếnchấp không chơn chánh,
Nhưchỗ thấy của họ.
Chúata sanh hoa sen,
Phạmthiên hiện trong ấy,
Ðịachủ sanh Phạm thiên,
Tựsanh, không liên hệ.
Ðịachủ dòng Sát-lợi,
Chamẹ của Phạm chí,
Thếnào dòng Sát-lợi,
PhạmChí cùng sanh nhau.
Tìmra chỗ sanh ấy,
Lờinói của chư Thiên,
Ðâylà lời khen ngợi,
Trởlại tự ràng buộc.
Phạmthiên sanh nhân dân,
Ðịachủ tạo thế gian,
Hoặcnói nơi khác tạo,
Lờinày ai xem xét?
Bịsân, dục, mê hoặc,
Baviệc chung nhóm họp,
Tâmkhông được tự tại,
Tựxưng ta tối thắng.
Thiênthần tạo thế gian,
Vàchẳng Phạm thiên sanh,
Giảsử Phạm thiên tạo,
Ðâychẳng hư vọng ư?
Tìmdấu vết rất nhiều,
Xétkỹ lời nói vọng,
Hànhtung mỗi mỗi khác,
Hànhđộng ấy không thật.

Quân-đầunên biết! Các loài chúng sanh có sự thấy không đồng nhau,ý nghĩ mỗi mỗi khác nhau. Những kiến chấp nầy đều làvô thường, chấp lấy những kiến chấp này cũng là phápvô thường biến dị.

Nếungười khác sát sanh, ta nên lìa sát sanh. Nếu người kháctrộm cắp, ta nên lìa trộm cắp, không tập theo hạnh ấy,giữ gìn tâm ý chuyên nhất không để làm loạn. Suy nghĩ xétnét chỗ dấy khởi của tà kiến, cho đến mười điều ácthảy nên trừ bỏ không tập theo hạnh ấy. Nếu người sânnhuế, ta học pháp nhẫn nhục. Người ôm lòng tật đố tanên xả ly. Người kiêu mạn, ta cũng nhớ xả ly. Nếu ngườitự khen mình chê người, ta cũng không tự khen mình chê người.Người không biết thiểu dục, ta nên học thiểu dục. Ngườiphạm giới, ta cần giữ giới. Người làm biếng, ta nên siêngnăng. Người không tu chánh định, ta tu chánh định, nên họcnhư thế. Người ngu si ta thực hành trí tuệ. Ai có thể quánsát phân biệt pháp như thế thì tà kiến tiêu diệt, các kiếnchấp khác không sanh.

Khiấy, Tôn giả Quân-đầu nghe Phật dạy xong, ở chỗ vắngsuy nghĩ quán xét điều khiến cho con nhà hào tộc xuất giahọc đạo, mặc ba pháp y, tu Phạm hạnh vô thượng, sanh tửđã hết, Phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong,không thọ thân sau, biết một cách như thật. Khi ấy, Tôngiả Quân-đầu liền chứng quả A-la-hán.

Bấygiờ, Quân-đầu nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Chúngsanh trong địa ngục thọ quả báo tột cùng một kiếp, hoặccó khi giữa chừng mạng chung; chịu quả báo súc sanh tộtcùng một kiếp, trong khoảng ấy có khi nửa chừng mạng chung;chịu quả báo ngạ quỷ tột cùng một kiếp, trong khoảngđó có khi yểu mạng nửa chừng.

Tỳ-kheonên biết! Người ở châu Uất-đơn-việt tuổi thọ một ngànnăm, không chết yểu nửa chừng. Vì sao? Người cõi đó khôngbị ràng buộc, giả sử mệnh chung ở cõi này liền sanh cõilành, lên trời, không bị đọa lạc. Người ở châu Phất-vu-đệtuổi thọ năm trăm năm, cũng có chết nửa chừng. Ngườiở châu Cù-da-ni thọ hai trăm năm chục năm, cũng có chếtnửa chừng. Người ở châu Diêm-phù-đề tuổi thọ tột cùngmột trăm năm, cũng có nhiều người chết nửa chừng. Giảsử người thọ mạng tột cùng đến một trăm năm thì mỗithập niên là biểu hiện cho một thời kỳ, hành động vàtánh tình trong mỗi thời kỳ ấy khác nhau. Trong mười nămđầu, còn thơ ấu không hiểu biết. Trong mười năm thứ hai,có ít nhiều tri thức nhưng chưa thông suốt. Trong mười nămthứ ba, lòng ái dục mạnh mẽ, tham đắm sắc. Trong mườinăm thứ tư, nhiều kỹ thuật, việc làm không đúng. Trongmười năm thứ năm, hiểu nghĩa rõ ràng, việc học không quên.Trong mười năm thứ sáu, tham tiếc tài sản, ý không quyếtđịnh. Trong mười năm thứ bảy, lười biếng ưa ngủ, thểtánh chậm chạp. Trong mười năm thứ tám không còn tâm ýmạnh mẽ, cũng không trang điểm sửa soạn. Trong mười nămthứ chín nhiều bệnh mệt mỏi, mặt nhăn. Trong mười nămthứ mười, các căn mờ kém, gân cốt lỏng lẻo, quên nhiều,lẫn lộn.

Tỳ-kheonên biết! Giả sử người sống đến trăm tuổi, sẽ trảiqua những hoạn nạn như vậy. Giả sử người thọ mạng trămnăm, sẽ trải qua ba trăm mùa đông, hạ, thu, so với thọ mạngkia không đủ nói. Nếu người thọ trăm tuổi sẽ ăn ba vạnsáu ngàn bữa ăn, trong khoảng đó hoặc có khi không ăn, nhưgiận không ăn, không được cho không ăn, bệnh không ăn. Tínhkể lúc ăn và không ăn và khi bú sữa mẹ, nói tóm lại thìcó ba vạn sáu ngàn lần ăn. Này Tỳ-kheo! Nếu người sốngtrăm tuổi thì trạng thái ăn uống của người ấy theo giớihạn của số năm là như thế.

Tỳ-kheonên biết! Nhân dân ở cõi Diêm-phù-đề, hoặc có khi thọmạng rất dài, đồng như thọ mạng vô lượng. Về đờiquá khứ lâu xa, không thể tính kể, có nhà vua tên Liệu ChúngBệnh, thọ mạng rất dài, dung mạo đoan chánh, được vuivô lượng. Thời đó không có những tai họa về bệnh, già,chết. Bấy giờ có hai vợ chồng sanh một đứa con, đứabé chết, lúc đó cha mẹ nó bồng dậy khiến ngồi và đưathức ăn cho, nhưng đứa bé không ăn không uống cũng khôngngồi lên. Vì sao thế? Vì nó đã chết. Khi ấy cha mẹ nóliền nghĩ: 'Hôm nay con ta vì sao giận hờn không chịu ăn uống,cũng chẳng nói năng?'. Vì sao? Vì nhân dân lúc ấy không hềnghe đến tiếng chết nên như vậy.

Bấygiờ, cha mẹ đứa bé bèn nghĩ: 'Con ta đã qua bảy ngày khôngăn uống, cũng không biết lý do gì mà không nói năng. Nay chúngta có thể đem việc này tâu lên nhà vua Liệu Chúng Bệnh mớibiết được'. Họ bèn đến chỗ nhà vua, đem hết mọi chuyệntâu cho vua biết. Nhà vua nghĩ: 'Ngày nay đã nghe đến tiếngchết'. Vua bảo họ:

- 'CácNgười có thể đem đứa bé đến chỗ ta'.

Bấygiờ, họ bồng đứa bé đến chỗ nhà vua, vua thấy rồi nóivới họ:

- 'Ðứabé này đã chết'.

Chamẹ nó tâu nhà vua:

- 'Thếnào gọi là chết?'

Vuabảo:

- 'Ðứabé này không đi đứng, nói năng, đối đáp, ăn uống, vuichơi. Thân thể cứng đơ không cử động, gọi là chết'.

Haivợ chồng nọ tâu vua:

- 'Tìnhtrạng này trải qua bao lâu?'

Vuabảo:

- 'Khôngbao lâu, thân thể nó sẽ thối rữa, sình trương, mùi hôicùng khắp không chịu nổi'.

Chamẹ đứa bé không tin lời nhà vua, lại bồng thây đứa bévề nhà, không bao lâu thân thể nó thối rữa, rất hôi hám.Lúc đó, họ mới tin lời nhà vua đã nói rằng 'Ðứa bé nàykhông lâu, thân thể sẽ thối rữa, sình trương tan rã hết'.Họ lại ôm thi thể sình trương của đứa bé đến chỗ nhàvua và tâu rằng:

- 'Tâờại vương, quả thật như vậy, nay đem đứa bé này cốnghiến cho Ðại vương'.

Họkhông khóc than. Vì sao? Vì không nghe tiếng 'chết' bao giờ.

Bấygiờ, nhà vua lột da đứa bé để làm trống lớn, rồi saixây lầu bảy tầng, đem trống ấy đặt trên lầu, và ra lệnhcho một người:

- 'Ngươinên biết, ta sai ngươi giữ gìn trống này, một trăm năm đánhmột lần, đừng để sai thời.'

Ngườiấy vâng lời vua dạy, trăm năm đánh trống một lần. Khinhân dân trong nước nghe tiếng trống này, lấy làm lạ chưatừng có, bảo nhau:

- 'Âmthanh gì thế? Ðó là tiếng gì? Phải tìm ra manh mối'.

Nhàvua bảo:

- 'Ðâylà tiếng của da người chết'.

Mọingười nghe rồi, đều suy nghĩ: 'Thật lạ quá, mới nghe âmthanh như thế này'.

NàyTỳ-kheo! Nhà vua thuở ấy đâu phải người nào lạ. Chớnghĩ thế ấy. Vì sao? Nhà vua thuở đó chính là thân Ta vậy.Do đây mà biết, ngày xưa thọ mạng của cõi Diêm-phù-đềrất dài, còn ngày nay thọ mạng của người Diêm-phù-đềrất ngắn. Sự giảm sút khó giới hạn. Vì sao? Vì họ sáthại quá nhiều, cho đến mạng sống ngắn ngủi tợ hoa rụng.Do nhân duyên này nên xảy ra các sự biến đổi quái lạ.

Tỳ-kheonên biết! Năm mươi năm ở cõi Diêm-phù-đề bằng một ngàymột đêm ở cõi trời Tứ thiên vương. Tính số ngày đêmấy, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là một năm.Thọ mạng của cõi trời Tứ thiên vương là năm trăm năm,hoặc có khi chết nửa chừng, tính theo tuổi thọ của loàiNgười là mười tám ức năm.

Ởđịa ngục Hoàn Hoạt một ngày một đêm, tính theo số ngàyđêm ấy, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là mộtnăm. Tuổi thọ cao nhất của địa ngục Hoàn Hoạt là mộtngàn năm, cũng có khi chết nửa chừng, tính theo tuổi thọloài Người là ba mươi sáu ức năm.

Mộttrăm năm ở cõi Người bằng một ngày một đêm ở cõi trờiBa mươi ba. Tính theo số ngày, tháng, năm của cõi ấy, TrờiBa mươi ba thọ một ngàn tuổi, trong khoảng đó có khi chếtnửa chừng, tính theo cõi Người là thọ ba mươi sáu ức năm.

Mộtngày một đêm ở địa ngục A-tỳ tính theo số ngày thángcõi ấy, ba mươi ngày là một tháng, mười hai tháng là mộtnăm, tính theo số ngày đêm ấy, tuổi thọ nơi đó là haimươi vạn năm, còn tính theo tuổi thọ nhân gian là một trămvạn năm.

Nhưthế, Tỳ-kheo! Tính tuổi thọ như thế chuyển tăng gấp bội,trừ cõi trời Vô tưởng, cõi trời Vô tưởng thọ tám vạnbốn ngàn kiếp, trừ cõi trời Tịnh Cư không trở lại cõiđời này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, chớ buông lung, ngay đờinày được dứt sạch hữu lậu. Như thế, này các Tỳ-kheo,hãy học điều này!

Bấygiờ, các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567