Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

23. Phẩm Ðịa chủ

02/05/201111:10(Xem: 12016)
23. Phẩm Ðịa chủ

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
Việtdịch: Hòa thượng Thích Thanh Từ - Hiệu đính: Hòa thượngThích Thiện Siêu
ViệnNghiên cứu Phật học Việt Nam - PL 2541 - TL 1997

TẬP 1
XXIII.Phẩm Ðịa chủ

1.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn CấpCô Ðộc.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bảo các quần thần rằng:

- CácÔng hãy sai sửa soạn xe vũ bảo (xe có lọng). Ta muốn đếnchỗ Thế Tôn để lễ bái, thăm hỏi.

Bấygiờ tả hữu vâng lệnh vua sửa soạn xe vũ bảo rồi thưavua:

- Ðãsửa soạn xe xong, nay đã đến giờ.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc liền ngồi xe vũ bảo, có vài ngàn ngườiđi bộ và cỡi ngựa đi theo, vây quanh trước sau, ra khỏinước Xá-vệ, đến Tinh xá Kỳ Hoàn, tới chỗ Thế Tôn. Nhưcác pháp của vua, vua tháo bỏ năm món trang sức là: lọng,mũ, kiếm, giày, và phất trần vàng, để qua một bên, đếnchỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồi xuống một bên.

Bấygiờ Thế Tôn thuyết thâm pháp cho vua, khuyến khích, làm chohoan hỉ. Vua Ba-tư-nặc nghe thuyết pháp xong, bạch Thế Tôn:

- Cúimong Thế Tôn nhận lời con thỉnh trong ba tháng, cùng Tỳ-kheoTăng, chớ đi nơi khác.

ThếTôn làm thinh nhận lời thỉnh của vua Ba-tư-nặc. Vua Ba-tư-nặcthấy Thế Tôn yên lặng nhận lời mời, liền từ chỗ ngồiđứng lên, cúi lạy rồi lui đi. Về đến thành Xá-vệ, vuara lệnh cho các quần thần:

- Tamuốn cúng dường thức ăn cho đức Phật và Tỳ-kheo Tăngtrong ba tháng, cung cấp các thức cần dùng như y phục, thứcăn, giường nằm, thuốc men khi bịnh tật. Các Ông cũng nênphát tâm hoan hỉ.

Quầnthần đáp:

- Xinvâng.

VuaBa-tư-nặc liền cất đại giảng đường ngoài cửa cung cấphết sức đẹp đẽ, treo giăng phướn, lọng, kỹ nhạc xướnglên vô kể, bày các ao tắm, chưng các đèn dầu, dọn cácthức ăn trăm vị.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

- Ðãđến giờ, cúi mong Thế Tôn đoái đến chốn này.

ThếTôn thấy đã đến giờ, đắp y, ôm bát, cùng các Tỳ-kheoTăng, vây quanh trước sau vào thành Xá-vệ, đến giảng đườngkia. Ðến rồi Ngài lại tòa ngồi, các Tỳ-kheo mỗi vị ngồitheo thứ tự. Khi ấy, vua Ba-tư-nặc cùng các cung nhân tựtay đem thức ăn cung cấp chỗ cần dùng; suốt ba tháng khôngchút thiếu sót, cung cấp y phục, thức ăn, giường nằm, thuốcmen khi bịnh tật. Thấy Thế Tôn ăn xong, vua đem các thứ hoarải lên Thế Tôn và các Tỳ-kheo Tăng rồi lấy một ghếnhỏ đến trước Như Lai ngồi, bạch Thế Tôn:

- Contừng theo Phật nghe: do gốc nhân duyên bố thí thức ăn chosúc sanh được phước trăm lần, cho người phạm giới ănđược phước ngàn lần, cho người trì giới ăn được phướcvạn lần, cho tiên nhân đoạn dục ăn được phước ức lần,cho bậc hướng Tu-đà-hoàn ăn được phước chẳng thể kể,huống lại Thánh quả Tu-đà-hoàn, huống là bậc hướng Tư-đà-hàm,đắc đạo Tư-đà-hàm, huống bậc hướng A-na-hàm, đắc đạoA-na-hàm, huống bậc hướng A-la-hán, đắc đạo A-la-hán, huốngbậc hướng Bích-chi Phật, đắc Bích-chi Phật, huống bậchướng Như Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác, huống bậc thànhPhật và Tỳ-kheo Tăng, phước đó công đức không thể tínhkể. Hôm nay con tạo công đức đã xong.

ThếTôn bảo:

- Ðạivương! Chớ có nói thế! Làm phước không nhàm chán, hôm naycớ sao nói đã làm xong? Vì sao thế? Vì sanh tử dài lâu khôngthể kể.

Thuởquá khứ lâu xa, có vua tên là Ðịa Chủ, thống lãnh cõi Diêm-phù-đềnày. Vua có đại thần tên Thiện Minh, chu toàn cho vua từngchút một, chẳng sợ khó khăn.

Bấygiờ nhà vua chia cho đại thần một nửa đất Diêm-phù-đềđể cai trị. Tiểu vương Thiện Minh tự tạo thành quách,Ðông, Tây mười hai do tuần, rộng bảy do tuần, đất đaithuần thục, màu mỡ, dân chúng đông đúc. Thành ấy tên làViễn Chiếu, vị phu nhân đệ nhất của vua Thiện Minh tênlà Nhật Nguyệt Quang, không cao, không thấp, không mập, khôngốm, chẳng trắng, chẳng đen, nhan mạo đoan chánh, hiếm cóở đời, miệng thơm hương hoa ưu-bát, thân có mùi chiên-đàn.Chưa được mấy hôm, bà có thai, phu nhân ấy liền đến tâuvua:

- 'Naytôi có thai'.

Vuanghe xong vui mừng hớn hở, không thể kềm được, liền saitả hữu xếp đặt cụ khoái lạc vô kể. Phu nhân mang thai,đến ngày sanh một bé trai. Khi đang sanh, thấy đất Diêm-phùsắc vàng rực rỡ, nhan mạo của cậu bé đoan chánh, đủba mươi hai tướng, thân màu vàng. Ðại vương Thiện Minh thấythái tử này thì vui mừng hớn hở, hân hoan vô lượng, liềnmời các đạo sĩ Bà-la-môn, rồi bồng Thái tử đến đểxem tướng:

- 'Nayta sanh đứa bé này, các Khanh xem tướng và đặt tên cho ta'.

Cácthầy tướng vâng lệnh vua, mỗi người bế thái tử lên ngắmnghía, quan sát tướng mạo, cùng tâu vua:

- 'Tháitử của Thánh vương đoan chánh vô song, các căn không khiếmkhuyết, có ba mươi hai tướng. Nay, thái tử sẽ có hai đường:Nếu ở tại nhà sẽ làm Chuyển luân Thánh vương, bảy báuđầy đủ. Bảy báu là: xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu,ngọc nữ báu, cư sĩ báu, điển binh báu. Ðó là bảy. Chuyểnluân Thánh vương sẽ có ngàn đứa con mạnh mẽ, cương cường,hay dẹp trừ quân địch, chẳng dùng đao trượng, tự nhiênhàng phục được bốn bể. Nếu vương tử này xuất gia họcđạo, sẽ thành Vô thượng Chánh giác, danh đức vang xa khắptoàn thế giới. Hôm nay sanh thái tử này, ánh sáng chiếu xa,nay xin đặt tên tự vương tử là Ðăng Quang'.

Cácthầy tướng đặt tên xong liền lui đi. Suốt ngày, vua bồngthái tử không rời mắt. Rồi vua lập ba giảng đường chothái tử: mùa thu, mùa đông, mùa hạ tùy đó mà thích nghi.Cung nhân, thể nữ đầy cung cho thái tử vui chơi ở đó.

Lúcthái tử của vua hai mươi chín tuổi, do lòng tin kiên cố,xuất gia học đạo. Ngay đêm xuất gia ngài thành Phật.

Bấygiờ khắp đất Diêm-phù-đề đều hay biết thái tử củavua xuất gia học đạo, ngay ngày ấy thành Phật. Sáng sớm,vua cha nghe thái tử xuất gia học đạo, đêm đó thành Phật.Vua liền nghĩ rằng: 'Ðêm qua, ta nghe chư Thiên đều cùng khenlành trên hư không. Ðây chắc là điềm lành, chẳng phảitiếng dữ. Nay ta hãy đến để gặp gỡ'.

Vualiền dẫn bốn mươi ức nam nữ vây quanh đi đến chỗ PhậtÐăng Quang. Ðến rồi cúi lạy và ngồi một bên, bốn mươiức chúng cùng lễ lạy ngồi ở một bên. Bấy giờ, Như Laithuyết diệu luận lần lượt cho phụ vương và bốn mươiức chúng. Luận nghĩa là: luận bố thí, luận trì giới, luậnsanh thiên, dục là ô uế, lậu là hạnh bất tịnh, xuất gialà cần yếu để quả báo thanh tịnh.

Bấygiờ Như Lai xem ý của chúng sanh tâm tánh nhu hòa. Những phápKhổ, Tập, Diệt mà chư Như Lai thường thuyết, Ngài đềurộng thuyết nghĩa này cho bốn mươi ức chúng kia cả. Họliền ngay chỗ ngồi sạch các trần cấu, được pháp nhãnthanh tịnh. Bốn mươi ức chúng bạch Ðăng quang Như Lai rằng:

- 'Chúngcon có ý muốn cạo tóc xuất gia học đạo'.

Ðạivương nên biết! Bấy giờ bốn mươi ức chúng đều đượcxuất gia học đạo, ngày hôm đó thành A-la-hán.

ÐăngQuang Như Lai đem bốn mươi ức chúng đều là những ngườikhông còn dính mắc, du hành trong cõi nước ấy. Nhân dân trongnước cúng dường bốn món: y phục, thức ăn, đồ nằm, thuốcthang khi bịnh tật, không thiếu thốn gì. Bấy giờ Ðại vươngÐịa Chủ nghe ngài Ðăng Quang thành Vô Thượng Chí Chân ÐẳngChánh Giác, đem bốn mươi ức chúng đều là bậc không dínhmắc, du hành cõi nước kia, liền nghĩ: 'Nay ta nên nhắn tinđến thỉnh Như Lai ở đây du hóa. Nếu khiến Ngài đến đượcthì bổn nguyện của ta được đầy đủ. Nếu Ngài khôngđến, tự ta sẽ đến lễ bái, quỳ lạy thăm hỏi'. Rồivua liền sai một vi quan:

- Ôngđến nơi đó thăm hỏi Như Lai, đem tên tuổi ta cúi lạy thămhỏi Như Lai sống có nhẹ nhàng, đi đứng có mạnh khỏe không?Hãy nói: 'Vua Ðịa Chủ thăm hỏi Như Lai có được nhẹ nhàng,đi đứng mạnh khỏe không? Cúi mong Thế Tôn chiếu cố đếnchốn này'.

Ngườiấy nhận lệnh vua liền đến nước kia. Ðến rồi cúi lạyThế Tôn, đứng qua một bên rồi thưa:

- 'Ðạivương Ðịa Chủ cúi lạy Như Lai, thăm hỏi Thế Tôn sinh hoạtcó nhẹ nhàng, đi đứng mạnh khỏe không? Cúi mong Thế Tônchiếu cố đến nước kia'.

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh ấy. Rồi Ðăng Quang Như Lai cùngvới bốn mươi ức đại chúng Tỳ-kheo dần dần du hành trongnhân gian, khắp nơi đều được cung kính, mọi người đềuđem cống hiến y phục, thức ăn uống, đồ nằm, thuốc menkhi bịnh tật. Chư vị dần đến cõi nước của vua ÐịaChủ. Ðại vương Ðịa Chủ nghe Ðăng Quang Như Lai đem bốnmươi ức đại chúng Tỳ-kheo đến nước này, đang ở trongvườn Bắc-bà-la, liền nghĩ: 'Nay ta nên tự đến nghinh đón'.Ðại vương Ðịa Chủ lại đem bốn mươi ức chúng đếnchỗ Ðăng Quang Như Lai; đến rồi cúi lạy, ngồi một bênvà bốn mươi ức chúng cúi lạy ngồi một bên. Bấy giờÐăng Quang Như Lai đối diện lần lượt thuyết diệu luậncho vua kia và bốn mươi ức chúng. Luận nghĩa là: luận bốthí, luận trì giới, luận sanh thiên, dục là ô uế, lậulà hạnh bất tịnh, xuất gia là cần yếu để được quảbáo thanh tịnh.

Bấygiờ Như Lai xem ý của chúng sanh, tâm tánh nhu hòa, pháp Khổ,Tập, Diệt, Ðạo chư Phật Như Lai thường thuyết, Ngài rộngthuyết hết nghĩa này cho bốn mươi ức chúng. Mọi ngườiở ngay trên tòa sạch các trần cấu, được pháp nhãn thanhtịnh. Bốn mươi ức chúng bạch Ðăng Quang Như Lai:

- 'Chúngcon ý muốn cạo râu tóc, xuất gia học đạo'.

Ðạivương nên biết! Bấy giờ bốn mươi ức chúng đều đượcxuất gia học đạo, ngay ngày hôm đó thành A-la-hán. Ðạivương Ðịa Chủ liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạyrồi lui đi.

ÐăngQuang Như Lai đem tám mươi ức chúng đều là A-la-hán du hànhtrong nước đó. Nhân dân trong nước cúng dường bốn món:y phục, thức ăn, đồ nằm, thuốc men khi bịnh tật; mọiviệc cung cấp không thiếu sót gì.

Bấygiờ, Ðại vương Ðịa Chủ lại vào lúc khác đem quần thầnđến chỗ Như Lai, cúi lạy rồi ngồi một bên. Ðăng QuangNhư Lai thuyết pháp vi diệu cho Quốc vương kia. Ðại vươngÐịa Chủ bạch Như Lai rằng:

- 'Cúimong Thế Tôn nhận sự cúng dường của con suốt đời vàcác Tỳ-kheo Tăng, con sẽ cung cấp y phục, thức ăn uống,đồ nằm, thuốc men khi bịnh tật, thảy đều cung cấp'.

ÐăngQuang Như Lai im lặng nhận lời thỉnh của Ðại Vương. Vuathấy Phật im lặng nhận thỉnh, lại bạch Thế Tôn lần nữa:

- 'Naycon theo Thế Tôn cầu mong được chấp nhận'.

ThếTôn bảo:

- 'Phápcủa Như Lai đã quá sự mong ước này'.

Vuabạch Thế Tôn:

- 'Naycon cầu nguyện rất là tịnh diệu!'

ThếTôn bảo:

- 'Chỗcầu nguyện tịnh diệu thế nào?'

Vuabạch Thế Tôn:

- 'Nhưý của con thì hôm nay chúng Tăng dùng một bát ăn, ngày mailại dùng bát khác ăn; hôm nay chúng Tăng mặc một loại yphục, ngày mai lại đổi y phục khác; hôm nay chúng Tăng ngồimột loại tòa, ngày mai lại ngồi tòa khác; hôm nay chúng Tăngsai khiến thị giả, ngày mai lại đổi thị giả. Chỗ cầumong của con chính là nghĩa này.

ÐăngQuang Như Lai bảo:

- 'Tùychỗ Ông nguyện, nay chính đúng lúc'.

Ðạivương Ðịa Chủ vui mừng hớn hở không kềm được, liềntừ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy rồi lui về cung. Ðếnrồi bảo các quần thần:

- Nayý ta muốn suốt đời cúng dường Ðăng Quang Như Lai Chí ChânÐẳng Chánh Giác và chúng Tỳ-kheo y phục, thức ăn, đồ nằm,thuốc men khi bịnh tật, khuyên các Ông cũng nên giúp đỡta sắp đặt cúng dường.

Quầnthần đáp:

- 'Nhưlời Ðại vương dạy'.

Cáchthành không xa, non một do tuần, vua tạo lập một tòa nhà,chạm trổ văn vẻ, năm màu khắp trời đất, treo tua phướnbảo cái, xướng kỹ nhạc, rưới hương ướt đất, sửasang ao tắm, đặt đủ đèn sáng và các thức ăn uống ngonngọt, xếp đặt chỗ ngồi. Rồi vua bạch Phật giờ đến:

- 'Naychính đúng giờ, mong Ngài chiếu cố'.

ÐăngQuang Như Lai đã biết đến giờ, liền đắp y, ôm bát cùngchúng Tỳ-kheo vây quanh trước sau, đi đến giảng đường,mỗi người đến tòa mà ngồi. Ðại vương Ðịa Chủ thấyPhật và Tỳ-kheo Tăng ngồi xong, đem cung nhân, thể nữ vàcác đại thần, tự tay châm chước, dọn các món ăn uốngtrăm vị.

Ðạivương nên biết! Bấy giờ Ðại vương Ðịa Chủ trong bảyvạn năm cúng dường Ðăng Quang Như Lai và tám mươi ức chúngA-la-hán, chưa hề lười mỏi. Như Lai kia giáo hóa chu tấtrồi liền ở Vô dư Niết-bàn mà nhập Niết-bàn. Ðại vươngÐịa Chủ dùng trăm thứ hương hoa cúng dường. Ở bốn ngãđường dựng lên bốn tháp mỗi cái bằng bảy báu vàng, bạc,lưu ly, thủy tinh, treo tua, phướn, bảo cái, hương hoa phướnlọng và tám mươi ức chúng lần lượt ở Vô dư Niết-bànmà nhập Niết-bàn. Bấy giờ Ðại vương thu thập Xá-lợicủa tám mươi ức chúng, lập thần tự, đều treo tua, phướnlọng, hương hoa cúng dường.

Ðạivương nên biết! Bấy giờ Ðại vương Ðịa Chủ lại cúngdường tháp Ðăng Quang Như Lai và tháp tám mươi ức La-hán;lại trải qua bảy vạn năm tùy thời cúng dường, thắp đènrải hoa, treo tua, phướn lọng.

Ðạivương nên biết! Giáo pháp của Ðăng Quang Như Lai để lạidiệt hết, vua kia mới chịu diệt độ. Ðại vương ÐịaChủ lúc đó nào phải là ai khác. Chớ có xem như thế. Vìcớ sao? Ðại vương Ðịa Chủ tức là thân Ta vậy. Ta lúcđó trong bảy vạn năm đem y phục, thức ăn, đồ nằm, thuốcmen khi bịnh tật cúng dường Phật kia không để giảm thiếu.Sau khi Phật nhập Niết-bàn, Ta lại ở trong bảy vạn nămcúng dường hình tượng Xá-lợi, thắp hương, đốt đèn,treo tua, phướn lọng, không chỗ nào cạn thiếu. Lúc đó Tađem công đức này, cầu được phước ở trong sanh tử, chẳngcầu giải thoát.

Ðạivương nên biết! Phước đức có được lúc bấy giờ, naycó dư thừa không? Chớ xem thế! Như ta hôm nay, phước đứckia chẳng còn một mảy may như lông tóc. Vì sao thế? Vì sanhtử lâu dài không thể kể nhớ. Trong đó thảy hưởng hếtphước, chẳng còn một hào ly. Thế nên, Ðại vương, chớcó bảo rằng: 'Hôm nay, ta tạo phước đức đã xong'. Ðạivương! Hãy nói rằng: 'Nay thân, miệng, ý của ta tạo cáchạnh đều mong cầu giải thoát, chẳng cầu ở trong sanh tử.Nghiệp phước liền được luôn luôn an ổn vô lượng'.

Bấygiờ, vua Ba-tư-nặc liền ôm lòng sợ hãi, lông áo dựng ngược,buồn khóc lẫn lộn, lấy tay gạt lệ, cúi lạy, tự trìnhbày lỗi của mình, như ngu, như ngây, không hiểu biết gì.

- Cúimong Thế Tôn nhận lời hối lỗi của con. Nay năm vóc gieoxuống đất, sửa đổi lỗi đã qua, con chẳng nói năng nhưthế nữa. Cúi mong Thế Tôn nhận con hối lỗi. Như thế đếnba lần. Thế Tôn bảo:

- Lànhthay, lành thay, Ðại vương! Nay ở trước Như Lai sám hốisự phi pháp này, đổi lỗi cũ để tu sửa về sau. Nay Ta chấpnhận sự hối lỗi của Ngài, chớ tạo lại nữa.

Bấygiờ ở trong đại chúng có một Tỳ-kheo-ni tên Ca-chiên-diên,liền từ chỗ ngồi đứng lên, cúi lạy rồi bạch Thế Tôn:

- NayThế Tôn nói thật là vi diệu. Thế Tôn bảo vua Ba-tư-nặcrằng: 'Ðại vương nên biết! Thân, miệng, ý tạo các hạnhđều cầu giải thoát, chớ cầu ở trong sanh tử hưởng phướcnghiệp này, lại luôn luôn được an ổn vô lượng'. Vì saonhư thế? Con tự nhớ ba mươi mốt kiếp, Phạn Thức CậtNhư Lai Chí Chân Ðẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, MinhHạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, ÐạoPháp Ngự, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, du hóa tại thếgiới Dã-mã.

Bấygiờ đức Phật đến giờ đắp y, ôm bát vào thành Dã Mãkhất thực. Lúc đó trong thành có một người làm thuê tênlà Thuần Hắc. Ông ta thấy Như Lai ôm bát vào thành khấtthực, thấy rồi liền nghĩ:

'NayNhư Lai vào thành ắt phải ăn uống'.

Ôngliền vào nhà lấy thức ăn ra bố thí cho Như Lai và phát lờithệ nguyện: 'Con trì công đức này, không bị đọa trong bađường ác; khiến con đời tương lai cũng sẽ gặp bậc ThánhTôn như thế, cũng sẽ khiến Thánh Tôn kia vì con thuyết phápđược giải thoát'. Thế Tôn và vua Ba-tư-nặc đều cùng biếtđó. Lúc ấy, người làm thuê Thuần Hắc há là người khácư? Chớ xem như thế. Vì cớ sao? Bấy giờ người làm thuêThuần Hắc chính là thân con. Con ở thời Phạn Thức CậtNhư Lai ấy phát thệ nguyện này: khiến đời tương lai gặpvị Thánh Tôn này thuyết pháp cho con được giải thoát. Conở ba mươi mốt kiếp chẳng đọa trong ba đường ác, sanhtrong Trời, Người, cuối cùng ngày nay thọ thân phận này,gặp gỡ Thánh Tôn được xuất gia học đạo, dứt sạch cáchữu lậu thành A-la-hán. Như lời Thế Tôn nói rất là vi diệu,bảo với vua Ba-tư-nặc: 'Thân, miệng, ý tạo các hạnh đềucầu giải thoát, chớ ở sanh tử hưởng phước nghiệp này'.

Connếu thấy Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di tâm hoanhỉ, ý hướng về Như Lai, con liền nghĩ rằng: 'Các bậc Hiềnsĩ này dụng ý vẫn không phải là lời Như Lai nói về sựái kính cúng dường'. Con thấy bốn bộ chúng liền đến bảorằng:

- 'ChưHiền có cần vật gì không? Y bát, tọa cụ, ống kim, bồntắm? Và các Sa-môn khác cần vật gì tôi đều sẽ cung cấp'.

Conđã hứa, liền đi khắp nơi cầu xin; nếu con được thì rấtmay, nếu khiến chẳng được thì liền đến Uất-đơn-việt,Cù-na-di, Phất-vu-đệ để tìm hỏi xin cho họ. Vì sao thế?Con đều do bốn bộ chúng này mà đắc đạo Niết-bàn.

Bấygiờ Thế Tôn quán sát tâm Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên, liền bảocác Tỳ-kheo:

- CácThầy có thấy người nào tín tâm giải thoát như thế so vớiTỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên chăng?

CácTỳ-kheo đáp:

- Khôngthấy, bạch Thế Tôn!

ThếTôn bảo:

- Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ nhất Tỳ-kheo-ni được tín giảithoát là Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên.

Bấygiờ Tỳ-kheo-ni Ca-chiên-diên, cùng vua Ba-tư-nặc với bốnbộ chúng nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

2.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, trong núi Kỳ-xà-quật, cùngvới năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấygiờ Tôn giả Bà-câu-lô ở tại một hóc núi vá nạp y cũ.Khi ấy Thích-đề-hoàn-nhân từ xa trông thấy Tôn giả Bà-câu-lôở một hóc núi vá y cũ, thấy rồi liền nghĩ rằng:

- Tôngiả Bà-câu-lô này đã thành A-la-hán, các trói buộc đã cởi,trường thọ vô lượng, hằng tự hàng phục, suy nghĩ vô thường,khổ, không, vô ngã, chẳng dích mắc việc đời, cũng lạichẳng thuyết pháp cho người khác, lặng lẽ tự tu như ngoạiđạo dị học. Chẳng rõ vị Tôn giả này có thể thuyếtpháp cho người khác hay không làm nổi. Nay ta nên thử xem.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân từ cõi trời Ba mươi ba biến mất,đến núi Kỳ-xà-quật, đứng trước Tôn giả Bà-câu-lô,cúi lạy rồi đứng một bên. Khi ấy Thích-đề-hoàn-nhânliền nói kệ này:

Ngườitrí khen ngợi thuyết,
Cớsao chẳng thuyết pháp?
Dẹpkiết, thành hạnh Thánh,
Saolại lặng lẽ trụ?

Tôngiả Bà-câu-lô lại dùng kệ mà đáp Thích-đề-hoàn-nhân:

- CóPhật, Xá-lợi-phất
A-nan,Quân-đầu, Bàn (Ðặc)
Cũngcùng các tôn trưởng
Khéohay thuyết pháp mầu.

Thích-đề-hoàn-nhânbạch Tôn giả Bà-câu-lô:

- Căntánh của chúng sanh có bao nhiêu loại, nhưng Ngài nên biết:Thế Tôn cũng nói chúng sanh rất nhiều chủng loại ở cõiđất. Cớ sao Tôn giả Bà-câu-lô không thuyết pháp cho ngườikhác?

NgàiBà-câu-lô đáp:

- Cácloại chúng sanh rất khó hiểu biết. Thế giới bao nhiêu quốcđộ chẳng đồng, đều dính mắc ngã sở và không phải ngãsở. Nay tôi quán sát nghĩa này rồi, nên không thuyết phápcho người.

Thích-đề-hoàn-nhânnói:

- XinNgài thuyết cho tôi nghĩa ngã sở và không phải ngã sở.

Tôngiả Bà-câu-lô nói:

- Ta,người, thọ mạng, hoặc nam, hoặc nữ, hoặc sĩ phu (chúngsanh), đều nương mạng này mà tồn tại. Nhưng lại, này Câu-dực,Thế Tôn cũng nói: 'Tỳ-kheo nên biết! Hãy tự hăng hái khôngkhởi pháp tà, cũng hay yên lặng như Hiền Thánh. Tôi xem nghĩanày rồi nên làm thinh'.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân vọng về Thế Tôn, chắp tay nóibài kệ này:

Quymạng đấng Thập Lực,
Trònsáng không bụi bặm,
Khắpvì tất cả người,
Ðâythật rất kỳ đặc.

Tôngiả Bà-câu-lô nói:

- Vìsao Ðế Thích nói: Ðây thật rất kỳ đặc?

Thích-đề-hoàn-nhânđáp:

- Tôitự nhớ lúc xưa đến chỗ Thế Tôn, đến rồi cúi lạy ThếTôn mà hỏi nghĩa này: loài Trời, Người có tưởng niệmnào?

Bấygiờ Thế Tôn bảo tôi rằng:

- 'Thếgiới này bao nhiêu loại, mỗi mỗi sai khác, nguồn gốc chẳngđồng'.

Tôinghe lời này xong, đáp:

- 'Ðúngvậy, Thế Tôn! Như Thế Tôn nói thế giới bao nhiêu loại,mỗi mỗi chẳng đồng. Nếu thuyết pháp cho chúng sanh kia thìcó người thành Thánh quả'.

Tôido đây nên nói: đây rất là kỳ đặc. Mà Tôn giả Bà-câu-lôcũng nói như thế: Thế giới bao nhiêu loại, mỗi mỗi chẳngđồng.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân nghĩ: 'Tôn giả này kham nhậm thuyếtpháp cho người chứ không phải không thể'. Thích-đề-hoàn-nhântừ chỗ ngồi đứng lên mà đi.

Bấygiờ Thích-đề-hoàn-nhân nghe Tôn giả Bà-câu-lô nói xong,vui vẻ vâng làm.

*

3.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Chiêm-bà bên bờ hồ Lôi Thanh.

Bấygiờ Tôn giả Nhị Thập ức Nhĩ (Sona) ở trong chỗ vắng,tự tu pháp bổn, chẳng bỏ hai mươi pháp hạnh đầu đà,ngày đêm kinh hành chẳng lìa lời dạy về Ba mươi bảy đạophẩm, hoặc ngồi, hoặc đi thường tu Chánh pháp. Ðầu đêm,giữa đêm, cuối đêm hằng tự gắng gỏi, chẳng bỏ trongchốc lát, nhưng lại không thể ở pháp dục lậu, tâm đượcgiải thoát.

Tôngiả Sô-na đi kinh hành bị đứt chân chảy máu đầy khắplề đường, giống như chỗ mổ trâu, quạ diều hâu đếnhút máu, mà lại chẳng thể đối với dục lậu mà tâm đượcgiải thoát. Tôn giả Sô-na liền nghĩ: 'Trong đệ tử tinh tấnkhổ hạnh của Phật Thích-ca Văn, ta là đệ nhất. Nhưng hômnay, ta tâm lậu chẳng được giải thoát. Lại nữa, gia nghiệpcủa ta nhiều tiền lắm của, đáng nên xả bỏ pháp phụctrở về làm cư sĩ, đem tài vật rộng bố thí. Nay làm Sa-mônrất khó, chẳng phải dễ dàng'.

Bấygiờ Thế Tôn từ xa biết tâm niệm của Sô-na, liền bay lênhư không, đến chỗ ông ta kinh hành, trải tòa mà ngồi. Khiấy Tôn giả Sô-na đến chỗ Phật cúi lạy rồi ngồi mộtbên.

ThếTôn hỏi Sô-na rằng:

- Vừarồi cớ sao Thầy lại nghĩ: 'Trong số đệ tử tinh tấn khổhạnh của Phật Thích-ca Văn, ta là đệ nhất. Nhưng hôm nayta lậu tâm chẳng được giải thoát. Lại gia nghiệp ta lắmtiền nhiều báu, nên xả bỏ pháp phục, trở về làm cư sĩ,lấy tài vật rộng bố thí, nay làm Sa-môn thật khó, chẳngphải dễ dàng?'.

Sô-nađáp:

- Ðúngvậy, bạch Thế Tôn!

ThếTôn bảo:

- NayTa lại hỏi Thầy, Thầy tùy đó mà đáp lời Ta. Thế nàoSô-na? Xưa lúc Thầy ở nhà, đánh đàn có giỏi không?

Sô-nađáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn! Xưa lúc ở nhà, con đành đàn rành.

ThếTôn bảo:

- Thếnào Sô-na! Nếu dây đàn quá căng thì tiếng chẳng đều. Lúcđó tiếng đàn nghe có hay không?

Sô-nađáp:

- BạchThế Tôn, không!

ThếTôn bảo:

- Thếnào Sô-na? Nếu dây đàn lại chùng, thì tiếng đàn nghe cóhay chăng?

Sô-nađáp:

- BạchThế Tôn, không.

ThếTôn bảo:

- Thếnào Sô-na? Nếu dây đàn không căng, không chùng thì bấy giờtiếng đàn nghe có hay không?

Sô-nađáp:

- Ðúngvậy, Thế Tôn! Nếu dây đàn không chùng cũng không căng, bấygiờ tiếng đàn có thể nghe hay.

ThếTôn bảo:

- Ðâycũng như thế. Người quá tinh tấn giống như điều hý (trạocử). Nếu người giải đãi, người này sẽ đọa vào tàkiến. Nếu người có thể ở giữa hai điều này thì đâylà thượng hạnh, như thế chẳng bao lâu sẽ thành bậc Vôlậu.

ThếTôn thuyết pháp vi diệu cho Tỳ-kheo Sô-na xong, trở về bênbờ hồ Lôi Âm.

Khiấy, Tôn giả Sô-na tư duy lời dạy của Thế Tôn, ở chỗvắng vẻ tu hành pháp này không hở một giây. Sở dĩ ngườidòng dõi vọng tộc, xuất gia học đạo, cạo bỏ râu tóc,tu Phạm hạnh vô thượng, sanh tử đã dứt, Phạm hạnh đãlập, việc làm đã xong, không thọ thân sau nữa, như thậtmà biết. Tôn giả Sô-na liền thành A-la-hán.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tronghàng Thanh văn của Ta, đệ tử tinh cần, khổ hạnh đệ nhấtlà Tỳ-kheo Sô-na.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

4.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ trong thành Xá-vệ, có trưởng giả Bà-đề mắc bịnhrồi chết, nhưng trưởng giả ấy chẳng có con cái, nên baonhiêu tài sản đều nhập vào cung hết. Bấy giờ vua Ba-tư-nặcthân dính bụi đất đến chỗ Thế Tôn, cúi lạy rồi ngồimột bên.

Khiấy Thế Tôn hỏi vua:

- Ðạivương! Cớ sao bụi đất đầy người mà đến chỗ Ta?

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- Trongthành Xá-vệ này có trưởng giả tên là Bà-đề, hôm nay mạngchung, ông ta không có con, nên con đích thân đến tịch thutài sản sai nhập vào cung: tám vạn cân vàng ròng, huống làcác vật linh tinh khác. Nhưng trưởng giả đó ngày còn sốngăn những thức ăn hết sức dở tệ như thế, không ăn mónngon lành, mặc y phục bẩn thỉu chẳng sạch, cỡi xe ngựahết sức ốm o.

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Như lời vua nói. Phàm người tham lam keokiệt, được tài sản này chẳng thể ăn uống, chẳng chocha mẹ, vợ con, đầy tớ, nô tỳ; cũng lại chẳng cho bạnbè, trí thức; cũng lại chẳng cho Sa-môn, Bà-la-môn, các bậcTôn trưởng. Nếu người có trí được tài bảo này, liềncó thể bố thí, cứu giúp rộng rãi tất cả không có lẫntiếc, cung cấp Sa-môn, Bà-la-môn, các bậc cao đức.

VuaBa-tư-nặc nói:

- Trưởnggiả Bà-đề này mạng chung sanh về nơi nào?

ThếTôn bảo:

- Trưởnggiả Bà-đề này mạng chung sanh vào đại địa ngục ThếKhốc (khóc lóc). Vì sao thế? Ðây là người đã đoạn gốclành, thân hoại mạng chung sanh trong địa ngục Thế Khốc.

VuaBa-tư-nặc nói:

- Trưởnggiả Bà-đề dứt gốc lành ư?

ThếTôn bảo:

- Ðúngvậy, Ðại vương! Như lời vua nói, trưởng giả đó dứthẳn gốc lành. Mà trưởng giả đó phước cũ đã hết, lạichẳng tạo phước mới.

VuaBa-tư-nặc nói:

- Trưởnggiả đó không còn sót lại chút phước nào sao?

ThếTôn bảo:

- Không,Ðại vương! Ông ta không còn lại một mảy may nào, như ngườilàm ruộng chỉ thu hoạch mà chẳng trồng sau bị cùng khốndần dần đến chết, Vì sao thế? Ông ta chỉ hưởng nghiệpcũ không tạo cái mới. Trưởng giả này, cũng lại như thế,chỉ hưởng phước cũ không tạo thêm phước mới. Trưởnggiả này đêm nay sẽ ở trong địa ngục Thế Khốc.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc kinh sợ, gạt lệ mà thưa:

- Trưởnggiả này ngày xưa làm công đức phước nghiệp gì mà sanhtrong nhà giàu? Lại tạo căn bản bất thiện nào mà chẳngđược hưởng của cải cực phú này, chẳng ưa trong ngũ dụclạc?

ThếTôn bảo vua Ba-tư-nặc rằng:

- Quákhứ lâu xa, vào thời Phật Ca-diếp, vị trưởng giả nàyở trong thành Xá-vệ là con nhà làm ruộng. Khi ấy, Phật đãnhập diệt rồi, có Bích-chi Phật ra đời, đến nhà trưởnggiả này. Bấy giờ trưởng giả này thấy Phật Bích-chi ởngoài cửa, thấy rồi liền nghĩ: 'Như Tôn giả này ra đờirất khó. Nay ta nên đem thức ăn uống bố thí cho người này'.

Bấygiờ trưởng giả liền bố thí cho Phật Bích-chi kia thứcăn. Phật Bích-chi thọ thực xong liền bay lên hư không màđi. Vị trưởng giả kia thấy Phật Bích-chi vận thần túc,liền thệ nguyện rằng: 'Nguyện đem gốc lành này, khiếnđời đời, chỗ sanh không đọa trong ba đường ác, thườngcó nhiều tài bảo'.

Sauđó ông ta lại hối hận: 'Thức ăn vừa rồi đáng lẽ chotôi tớ, chẳng nên cho đạo nhân trọc đầu này ăn'.

Bấygiờ trưởng giả nhà nông nọ há là người nào khác, chớcó xem như thế. Vì cớ sao? Trưởng giả nhà nông bấy giờnay là trưởng giả Ba-đề này.

Khiấy bố thí xong phát lời thệ nguyện này: 'Trì công đứcnày, chỗ sanh sẽ không đọa ba đường ác, thường đượclắm tiền nhiều của, sanh trong nhà phú quý, không thiếu thốngì cả'. Ðã bố thí rồi, sau lại hối hận: 'Ta thà cho tôitớ ăn, chẳng nên cho đạo nhân trọc đầu này ăn'.

Donhân duyên đầu đuôi như thế, chẳng được hưởng củagiàu có này, cũng chẳng được vui trong ngũ dục. Chẳng nuôinấng chính mình cũng chẳng cho cha mẹ, anh em, vợ con, đầytớ, bạn bè, tri thức; chẳng cho Sa-môn, Bà-la-môn, các bậcTôn trưởng. Ông ta chỉ hưởng nghiệp cũ, chẳng tạo cáimới. Thế nên Ðại vương, nếu có người trí, được tàisản này, nên rộng bố thí, chớ có tiếc lẫn, lại sẽ đượctài sản vô cùng. Như thế, Ðại vương, nên học điều này.

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- Từnay về sau con sẽ rộng bố thí cho Sa-môn, Bà-la-môn, bốnbộ chúng. Còn các người ngoại đạo dị học tới xin, consẽ không chịu cho.

ThếTôn bảo:

- Ðạivương! Chớ nghĩ thế. Vì cớ sao? Tất cả chúng sanh đềudo ăn mà sống còn, không có ăn liền chết.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ:

Nhớnên rộng bố thí,
Trọnchớ đoạn tâm thí,
Tấtsẽ gặp Hiền Thánh,
Ðộnguồn sanh tử này.

VuaBa-tư-nặc bạch Thế Tôn:

- Naycon càng thêm hoan hỷ hướng về Như Lai. Vì sao thế? Tấtcả chúng sanh đều do ăn mà được tồn tại, không ăn thìchẳng còn.

VuaBa-tư-nặc nói:

- Từnay về sau, con sẽ rộng bố thí không có lẫn tiếc.

Khiấy Thế Tôn thuyết pháp vi diệu cho vua. Vua liền từ chỗngồi đứng lên cúi lạy rồi lui đi.

Bấygiờ vua Ba-tư-nặc nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

5.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Tôn giả A-nan ở chỗ vắng vẻ, liền nghĩ rằng: 'Ởthế gian, có loại hương nào vừa bay ngược gió, vừa baythuận gió, vừa bay cả thuận gió, ngược gió chăng?'.

Tôngiả A-nan liền từ chỗ ngồi đứng lên đến chỗ Thế Tôncúi lạy rồi ngồi một bên.

Tôngiả A-nan bạch Thế Tôn:

- Conở chỗ vắng vẻ chợt nghĩ rằng: 'Thế gian có mùi hươngnào vừa bay ngược gió, vừa bay thuận gió, vừa bay cả thuậngió, ngược gió chăng?'.

ThếTôn bảo A-nan:

- Cóloại diệu hương này mà mùi thơm cũng bay ngược gió, cũngbay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.

A-nanbạch Thế Tôn:

- Ðấylà mùi hương nào mà hương cũng bay ngược gió, cũng bay thuậngió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược?

ThếTôn bảo:

- Cóhương này mà sức của mùi thơm cũng bay ngược gió, cũngbay thuận gió, cũng bay cả trong gió thuận và ngược.

A-nanbạch Phật:

- Ðâylà hương nào, cũng thơm ngược gió, cũng thơm thuận gió,cũng thơm cả trong gió thuận và ngược?

ThếTôn bảo:

- Baloại hương này cũng bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũngbay cả trong gió thuận và ngược.

A-nanbạch Thế Tôn:

- Baloại nào?

ThếTôn bảo:

- Giớihương, văn hương và thí hương. Ðó là, này A-nan! Có loạihương này mà lại bay ngược gió, cũng bay thuận gió, cũngbay ngược gió thuận gió. Các mùi hương có trên thế gian,thì ba loại hương này tối thắng, tối thượng, không gìbằng, không gì bì kịp. Ví như do bò có sữa, do sữa có lạc,do lạc có tô, do tô có đề hồ, mà đề hồ này tối thắng,tối thượng, không gì bằng, không gì sánh kịp. Ðây cũngnhư thế, các mùi hương có trong thế gian, ba loại này tốithắng, tối thượng không thể bì kịp.

ThếTôn liền nói kệ:

Mộcmật và chiên-đàn,
Ưu-bátvà các hương,
Vàcác thứ mùi hương,
Giớihương là hơn hết.
Giớinày làm thành tựu,
Vôdục, không chỗ nhiễm,
Ðẳngtrí mà giải thoát,
Chỗđi mà chẳng hay.
Hươngnày tuy là diệu,
Vàcác hương đàn, mật,
Hươnggiới là vi diệu,
Mườiphương thảy đều nghe.
Chiênđàn tuy có hương,
ƯuBát và hương khác,
Trongcác thứ hương này,
Vănhương tối đệ nhất.
Chiên-đàntuy có hương,
Ưu-bátvà hương khác,
Trongcác thứ hương này,
Thíhương tối đệ nhất.

Ðólà ba loại hương này cũng thơm ngược gió, cũng thơm thuậngió, cũng thơm cả thuận gió ngược gió. Thế nên, A-nan, nêncầu phương tiện thành tựu ba loại hương này. Như vậy,A-nan, nên học điều này!

Bấygiờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

6.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt tại vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới năm trăm đại chúng Tỳ-kheo.

Bấygiờ Thế Tôn đến giờ, đắp y ôm bát vào thành La-duyệtkhất thực. Lúc đó, Ðề-bà-đạt-đa cũng vào thành khấtthực. Ðề-bà-đạt-đa đi vào trong ngõ xóm, Phật cũng đếnchỗ đó. Nhưng Phật từ xa trông thấy Ðề-bà-đạt-đa đếnliền muốn thối lui mà đi.

Khiấy A-nan bạch Phật:

- Cớsao muốn xa lìa xóm này?

ThếTôn bảo:

- Naùề-bà-đạt-đa ở xóm này, nên Ta tránh đi.

A-nanbạch Phật:

- ThếTôn! Há sợ Ðề-bà-đạt-đa sao?

ThếTôn bảo:

- Tachẳng sợ Ðề-bà-đạt-đa, nhưng kẻ ác này chẳng nên gặpgỡ.

A-nanthưa:

- Nhưng,bạch Thế Tôn! Có thể khiến cho Ðề-bà-đạt-đa này tớiphương khác.

Bấygiờ Thế Tôn liền nói kệ này:

Tatrọn không tâm này,
KhiếnÐề-bà ra đi,
Rồisẽ tự tạo hạnh
Vàtự ở chỗ khác.

A-nanbạch Phật:

- NhưngÐề-bà-đạt-đa có lỗi với Thế Tôn.

ThếTôn bảo:

- Ngườingu hoặc chẳng nên gặp gỡ.

Bấygiờ Thế Tôn nhìn A-nan mà nói kệ:

Chẳngnên thấy người ngu,
Chớcùng ngu làm việc,
Cũngchớ nói năng cùng,
Nóinhững việc thị phi.

Khiấy, A-nan lại dùng kệ đáp Thế Tôn:

Ngườingu làm gì được?
Ngườingu có lỗi gì?
Ngaycho cùng nói chuyện,
Lạicó những lỗi nào?

ThếTôn lại dùng kệ đáp A-nan:

Ngườingu tự tạo hạnh,
Chỗlàm là phi pháp,
Chánhkiến trái luật thường,
Tàkiến ngày càng thêm.

Thếnên, A-nan, chớ cùng ác tri thức tùng sự. Vì cớ sao? Cùngác tri thức tùng sự thì không tín, không giới, không văn,không trí. Cùng thiện tri thức tùng sự thì tăng thêm côngđức, giới thành tựu đầy đủ. Như vậy, A-nan, hãy họcđiều này!

Bấygiờ A-nan nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

7.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở thành La-duyệt, tại vườn trúc Ca-lan-đà, cùngvới năm trăm người.

Bấygiờ vua A-xà-thế thường đem năm trăm nồi cơm cấp cho Ðề-bà-đạt-đa.Khi đó Ðề-bà-đạt-đa danh vang bốn phương, giới đức đầyđủ, tiếng khen đầy đủ, có thể khiến cho vua hằng ngàyđến cúng dường.

Lúcđó, Ðề-bà-đạt-đa được lợi dưỡng này rồi. Các Tỳ-kheonghe được bạch với Thế Tôn:

- Nhândân trong nước khen ngợi Ðề-bà-đạt-đa, tiếng khen vangxa; khiến cho vua A-xà-thế hằng đến cúng dường.

ThếTôn bảo các Tỳ-kheo:

- Tỳ-kheocác Thầy! Chớ ôm lòng ham lợi dưỡng của Ðề-bà-đạt-đa.Vì sao thế? Người ngu Ðề-bà-đạt-đa tạo ba việc này:thân, miệng, ý hành trọn không kinh sợ, hãi hùng. Như nayngười ngu Ðề-bà-đạt-đa sẽ lại hết các công đức lànhnày. Ví như đem chó dữ cắt mũi nó, nó lại càng thêm hungác. Người ngu Ðề-bà-đạt-đa cũng lại như thế; nhận lợidưỡng này rồi bèn khởi cống cao. Thế nên, các Tỳ-kheo,cũng chớ khởi lòng đắm trước lợi dưỡng. Nếu có Tỳ-kheomắc vào lợi dưỡng sẽ không được ba pháp. Thế nào làba? Ðó là Giới Hiền Thánh, Tam-muội Hiền thánh và Trí tuệHiền Thánh không được thành tựu. Nếu có Tỳ-kheo khôngmắc lợi dưỡng sẽ được ba pháp. Thế nào là ba? Ðó làGiới Hiền Thánh, Tam-muội Hiền Thánh, và Trí tuệ Hiền Thánh.Nếu muốn thành tựu ba pháp này nên phát lòng lành chớ mắclợi dưỡng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này.

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

8.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba bất thiện căn này. Thế nào là ba? Tham bất thiện căn,sân bất thiện căn, si bất thiện căn. Nếu Tỳ-kheo có babất thiện căn này sẽ đọa vào ba đường ác. Thế nào làba? Nghĩa là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Như thế, Tỳ-kheo,nếu có ba bất thiện căn này sẽ có ba đường ác. Tỳ-kheonên biết! Có ba thiện căn này. Thế nào là ba? Là bất thamthiện căn, bất sân thiện căn, bất si thiện căn. Ðó là,Tỳ-kheo, có ba thiện căn này nếu người có ba thiện cănnày liền có hai đường thiện và Niết-bàn là ba. Thế nàolà hai đường? Nghĩa là Người, Trời vậy. Ðó là, này cácTỳ-kheo, người có ba điều lành này sẽ sanh cõi lành này.Thế nên, các Tỳ-kheo, hãy lìa ba bất thiện căn, tu ba thiệncăn. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

9.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba nhóm này. Thế nào là ba? Nghĩa là nhóm chánh (đẳng tụ),nhóm tà và nhóm bất định.

Thếnào là nhóm chánh? Nghĩa là chánh kiến, chánh tư duy (chánhchí), chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn(phương tiện), chánh niệm, chánh định. Ðó là nhóm chánh.

Thếnào gọi là nhóm tà? Nghĩa là tà kiến, tà tư duy (tà chí),tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà phương tiện (tinh tấn),tà niệm, tà định. Ðó là nhóm tà.

Thếnào gọi là nhóm bất định? Nghĩa là không biết Khổ, khôngbiết Tập, không biết Tận (diệt), không biết Ðạo, khôngbiết nhóm chánh, chẳng biết nhóm tà. Ðó là nhóm bất định.

CácTỳ-kheo nên biết, lại có ba nhóm. Thế nào là ba? Nghĩa lànhóm thiện, nhóm chánh, nhóm định.

Thếnào gọi là nhóm thiện? Nghĩa là ba thiện căn. Những thiệncăn nào? Nghĩa là bất tham thiện căn, bất sân thiện căn,bất si thiện căn. Ðó là nhóm thiện.

Thếnào gọi là nhóm chánh? Nghĩa là Tám đạo phẩm của HiềnThánh: chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánhmạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định (tam-muội).Ðó là nhóm chánh.

Thếnào gọi là nhóm định? Ðó là biết Khổ, biết Tập, biếtTận, biết Ðạo, biết nhóm lành, biết đường ác, biếtnhóm định. Ðó gọi là nhóm định.

Thếnên, các Tỳ-kheo, trong ba nhóm này, nhóm tà và nhóm bất địnhphải nên tránh xa. Còn nhóm chánh này nên vâng làm. Như thế,các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

*

10.Tôi nghe như vầy:

Mộtthời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Còộc.

Bấygiờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Cóba quán tưởng này. Thế nào là ba? Nghĩa là quán dục tưởng,quán sân tưởng và sát hại tưởng. Ðó là, Tỳ-kheo có batưởng này Tỳ-kheo nên biết: Nếu có người quán dục tưởng,lúc chết sẽ đọa trong địa ngục. Nếu quán sân tưởng,lúc chết sanh trong súc sanh; đó là thuộc loại gà, chó, loàirắn rết mà sanh trong đó. Nếu quán hại tưởng khi chếtthì sẽ sanh trong ngạ quỷ, hình thể bị thiêu đốt, khổsở không kể được. Ðó là, này Tỳ-kheo có ba tưởng nàysẽ sanh trong địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Lạicó ba tưởng. Thế nào là ba? Nghĩa là xuất yếu tưởng, bấthại tưởng và bất sân tưởng. Nếu có người có tưởngxuất yếu, lúc chết sẽ sanh trong loài Người. Nếu ngườicó tưởng bất hại, lúc chết sanh lên cõi Trời. Nếu cóngười có tâm bất sân, lúc chết đoạn được năm kiết(sử) sẽ ở nơi đó mà nhập Niết-bàn. Ðó là, Tỳ-kheo,có ba tưởng này thường nhớ tu hành; ba ác tưởng này nênxa lìa chúng. Như thế, các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấygiờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

ÐịaChủ, Bà-câu, Nhĩ (Sô-na),
Bà-đề,nghịch thuận hương,
Ngu,thế gian, ba bất thiện,
Banhóm quán ở sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567