Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 9: Quan Điểm và Hành Động của Bồ Tát

27/04/201103:23(Xem: 10838)
Chương 9: Quan Điểm và Hành Động của Bồ Tát

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương9
QUAN ĐIỂMVÀ HÀNH ĐỘNG CỦA BỒ TÁT

NgọnĐènCho Con Đường: đoạn thứ mười tám

Đãphát sinh nguyện vọng cho giác ngộ
Tiếptụcnâng cao nó qua nổ lực phối hợp
Hãynhớnó trong đời này và cũng trong những đời sống khác
Giữgìnnhững giới luật thích hợp như đã giảng giải.

Nếuchúng ta đã tiếp nhận chí nguyện bồ đề tâm, chúng ta phảikiêng cữ khỏi bốn nhân tố tiêu cực và trau dồi bốn nhântố tích cực để bảo đảm rằng sự thực tập của chúngta không bị thối thất trong đời này và những đời sau nữa.

Bốnnhân tố tiêu cực là:

1-Làm thất vọng vị thầy của mình và những chúng sinh đángđược tôn kính bởi nói lời dối trá.
2-Nguyênnhân là những người khác cảm thấy ăn năn vì nhữnghành vi đạo đức của họ.
3-Nổigiận, nói lời thô ác đến những vị bồ tát.
4-Vớiđộng cơ tiêu cực làm thất vọng những chúng sinh khác.

Bốnnhân tố tích cực là:

1-Không bao giờ nói dối vì lý do vị kỷ, ngay cả cái giá mạngsống của mình.
2-Hướngdẫn những chúng sinh khác đến con đường của đạođức.
3-Traudồi nhận thức về những vị bồ tát những người đãphát sinh bồ đề tâm như những vị thầy và làm hiển lộnhững đạo đức của họ.
4-Tiếptục duy trì lòng từ bi và ý thức trách nhiệm đốivới tất cả chúng sinh.

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ mười chín

Khôngcó thệ nguyện của mục tiêu dấn thân
Nguyệnvọngtoàn thiện sẽ không thể lớn mạnh
Nổlựcmột cách xác định để tiếp nhận nó
Vìconmuốn ước nguyện cho sự giác ngộ lớn mạnh.

Ởđây, luận giải đang tuyên bố rằng mặc dù phát sinh nguyệnvọng đạt đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúngsinh có công đức vô lượng, nhưng lợi ích lớn hơn tùy thuộcvào sự tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát để sống cho lý tưởngcủa bồ đề tâm. Luận giải khuyến nghị tiến trìnhsau đây:

1-Phát sinh mục tiêu vị tha
2-Thamgia trong một nghi thức và tiếp nhận một chí nguyệnđể tiếp tục duy trì nó.
3-Traudồi khao khát dấn thân vào những hành vi của Bồ tát.
4-Tiếpnhận những thệ nguyện Bồ tát.

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi

Nhữngai duy trì bất cứ điều nào về bảy loại (thất chúng)
Củathệnguyện giải thoát cá nhân
Cólýtưởng [cần trước hết] cho
ThệnguyệnBồ tát, chứ không phải những thứ khác

Ởđây, luận giải chỉ ra rằng những hành giả tiếp nhậnthệ nguyện Bồ tát một cách lý tưởng nên đặt nền tảngcủa những nguyên tắc đạo đức bằng quán chiếu bất cứđiều nào của bảy lớp của những thệ nguyện cho giảithoát cá nhân.

1- Thệ nguyện của nam cư sĩ (ưu bà tắc giới)
2- Thệnguyện của nữ cư sĩ (ưu bà di giới)
3- Thệnguyện của nam sa di
4- Thệnguyện của nữ sa di
5- Thệnguyện của thức xoa ma na ni
6- Thệnguyện của nam đại giới
7- Thệnguyện của nữ đại giới

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi mốt

ĐứcThế Tôn nói về bảy loại
Củathệnguyện giải thoát cá nhân
Tốtnhấtcủa những điều này là đạo hạnh tinh khiết huy hoàng
Đượcnóilà thệ nguyện của của một người cụ túc giới

Đoạnnày nói rằng trong bảy đặc trưng của thệ nguyện biệtgiải thoát, cao nhất là đại giới. Đức Phật tuyênbố rất rõ ràng rằng chúng ta có thể quyết định khả năngsống được, nẩy nở được, đứng vững được với giáothuyết của Ngài trên căn bản của sự thực hành Luật tạng,những giới luật của nguyên tắc đạo đức. Bất cứnơi đâu sự thực hành Luật tạng được thiết lập, đặcbiệt ba hành vi chính của nó – nghi thức bố tát định kỳ(nghi thức sám hối bố tát), an cư kiết hạ (khóa tu mùa hè),và lễ tự tứ (kết thúc khóa tu mùa hạ) – giáo nghĩa củaĐức Phật cũng tồn tại. Điều cũng được nói rằngbất cứ nơi đâu sự thực hành Luật tạng hưng thịnh, chínhĐức Phật cũng cảm thấy một cảm giác khiêm cung. Bấtcứ nơi đâu sự thực hành Luật tạng vắng bóng, giáo thuyếtcủa Đức Phật không thể được nói là thật sự hiện hữutại nơi đó.

Sựtán dương việc thực hành giới luật không chỉ tìm thấytrong tạng Luật mà cũng trong kinh điển Đại thừa, chẳnghạn như kinh điển Bồ tát và trong mật điển Tantra Yoga Tốithượng. Trong mật điển Kalachakra Tantra, thí dụ, cómột lời tuyên bố rõ ràng rằng tất cả những đạo sưKim cương của Kalachakra, đạo sư Kim cương có thệ nguyệncụ túc giới là tối cao.

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi hai

Căncứ theo nghi thức diễn tả trong
Chươngvềnguyên tắc trong những tầng bậc của Bồ tát
Tiếpnhậnthệ nguyện từ một vị thầy tâm linh
Có phẩmchất rộng lượng và đức hạnh

Khônggiống như những thệ nguyện biệt giải thoát và mật pháptantric, chúng ta có thể tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát trướcsự hiện diện của một vị Phật mà không có sự hiện diệncủa một vị thầy. Tuy thế, đoạn thứ hai mươi hainói rằng một cách lý tưởng, chúng ta nên tiếp nhận nótừ một vị thầy tâm linh đủ phẩm cách. Đoạn thứhai mươi ba diễn tả những phẩm chất của một vị thầynhư thế nên sở hữu:

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ hai mươi ba

Hãyhiểu rằng một vị thầy tâm linh đạo đức
Làmộtngười thiện xảo trong nghi lễ phát nguyện
Ngườisốngbằng thệ nguyện và có
Sựtincậy và từ bi để ban bố nó

Từđoạn hai mươi lăm trở đi, luận giải trình bày diễn tiếncho việc tiếp nhận thệ nguyện Bồ tát nếu một vị thầykhông sẵn sàng. Điều này được trích từ Bản TríchYếu Những Hành Vi của tôn giả Tịch Thiên (Shantideva)

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 25 đến 31

25-
Tôisẽviết ở đây rất rõ ràng, như giải thích
TrongkinhVăn Thù Sư Lợi Trang Nghiêm Phật Địa,
Làmthếnào, từ xa xưa, khi Văn Thù Sư Lợi là Ambaraja
Ngàiđánhthức ý định trở nên giác ngộ

(Đoạn26 trở về sau trích trực tiếp từ luận bản của tôn giảTịch Thiên)

26-
“Trongsựhiện diện của những đấng hộ vệ,
Conđánhthức mục tiêu đạt đến toàn giác
Concungthỉnh tất cả chúng sinh như những khách quý của con
Vàsẽgiải thoát họ khỏi vòng luân hồi.

27-
“Từgiờphút này trở về sau
Chođếnkhi con đạt được giác ngộ,
Consẽkhông nuôi dưỡng những tư tưởng tổn hại,
Sânhận,tham lam, và đố kỵ

28-
“Consẽtrau dồi đạo đức tinh khiết,
Từbỏhành động sai quấy và khát vọng
Vàvớiniềm vui trong thệ nguyện của giới luật
Rènluyệnchính mình để theo chư Phật.

29-
“Consẽkhông vị kỷ để đạt đến
Giácngộtrong phương pháp nhanh nhất,
Nhưngsẽở lại phía sau cho đến ngay lúc cuối cùng
Vìlợiích của một chúng sinh đơn lẻ

30-
“Consẽtịnh hóa vô lượng
Bấtkhảtư nghì quốc độ
Vàởlại trong mười phương cõi
Vìtấtcả những ai gọi đến tên con

31-
“Consẽtịnh hóa tất cả thân tướng của con
Vànhữnghình thức hành động của lời nói
Nhữnghànhđộng của tinh thần, con cũng sẽ tịnh hóa
Vàkhônglàm điều gì phi đạo đức

Trongđoạn 32, luận giải trình bày những thực hành hay nhữnggiới điều mà hành giả phải dấn thân một khi chúng ta đãtiếp nhận thệ nguyện Bồ tát. Đây là những điềuthực hành chính yếu của sáu toàn thiện (lục ba la mật)– rộng lượng [bố thí], nguyên tắc đạo đức [trì giới],nhẫn nại [nhẫn nhục], vui thích nỗ lực [tinh tấn], thiềnquán tập trung [thiền định], và tuệ trí. Tất cả nhữngđiều toàn thiện của thực hành Bồ tát có thể được hiểutrong hình thức của ba nguyên lý đạo đức của Bồ tát:

1- Không làm những hành động tiêu cực
2- Tíchtập đạo đức
3- Hànhđộng vì lợi ích của những chúng sinh khác

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 32

Khinhững ai đấy quán chiếu thệ nguyện
Củamụctiêu hành động vị tha đã được rèn luyện thuần thục
Trongbahình thức của nguyên tắc, sự quan tâm của họ
Chobahình thức này của nguyên tắc (đạo đức) lớn mạnh
Nhữngđiềulàm nhân để tịnh hóa thân thể, lời nói, và tâmý

SỰTHỰC HÀNH NĂM ĐIỀU TOÀN THIỆN ĐÀU TIÊN

Bâygiờ chúng ta liên hệ đến luận giải của đạo sư TôngKhách Ba để đọc những lời giải thích về sáu toàn thiện. Thứ nhất là toàn thiện về lòng rộng rải.

RộngLượngToàn Thiện (Bố thí ba la mật)

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn 15

Rộnglượng bố thí là ngọc minh châu ước nguyện với nó cáccon có thể hoàn thành những hy vọng của chúng sinh. Nólà vũ khí tuyệt hảo nhất để cắt đứt gút mắc của lòngbỏn xẻn. Nó là đạo đức (vị tha) làm nổi bật sựtự tin lòng dũng cảm không bị khuất phục của các con. Nó là căn bản cho thanh danh tốt đẹp của các con đượctruyền đi trong mười phương hướng. Biết điều này,những người thông tuệ đã phát triển chính mình bằng conđường xuất sắc của sự hoàn toàn bố thí thân thể, tàisản, và công đức. Ta, hành giả du già, đã thực tậpnhư thế. Các con những người cũng tìm cầu giải thoát,hãy vui thích trau dồi chính mình trong cùng cách như thế.

Dịchkệ:

15.Thí ba la mật
LàngọcNhư Ý
Cóđượckhả năng
Hoànthànhước nguyện
Củamọichúng sinh;
Làloạivũ khí
Hữuhiệubậc nhất
Chặtphăngnút thắt
Củalòngkeo bẩn.
Tháiđộvì người
Sẽlàmtăng nguồn
Canđảm,tự tín.
Ngườicóhạnh Thí
Mườiphươngthế giới
Sẽđềután dương.
Vìbiếtđiều này
Nênngườicó trí
Dốctâmtinh tấn
Tuhànhhạnh Thí,
Chođitoàn vẹn
Thânthể,của cải,
Chocảhai bồ
Tưlươngcông đức.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy.
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Chúngta phải hiểu rằng mục tiêu chính của rộng lượng là đểhoàn thành nguyện ước của đối tượng rộng lượng, đấylà những chúng sinh khác. Mục tiêu của nó cho nhữnghành giả là để giúp họ vượt thắng những cảm xúc củasự chiếm hữu và vướng mắc bỏn xẻn. Luận giảichứa đựng những chi tiết giải thích làm thế nào để thựchiện việc ban cho: thời gian thích hợp, động cơ, tình trạngtâm lý, v.v… Cũng thế, khi thể hiện một hành động bốthí, những hành giả bồ tát phải bảo đảm rằng tất cảsáu sự toàn thiện được hoàn toàn trong một hành độngđơn lẻ ấy.

NguyênTắc Đạo Đức Toàn Thiện (Trì Giới Ba La Mật)

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn 16

Nguyêntắc đạo đức(Trì Giới) là nước để gột sạch đi nhữngcấu bẩn của những hành động sai lầm. Nó là tia sángcủa ánh trăng làm mát dịu sức nóng thiêu đốt của sựô uế. (Nó làm các con) sáng rực như Núi Tu Di trong chínloại chúng sinh. Với năng lực của nó, các con có thểchinh phục tất cả chúng sinh (bằng sự ảnh hưởng tốt đẹp)của các con) mà không có (phương sách) của sự hào nhóangmê hoặc (hay giận dữ). Biết điều này, những ngưởithánh thiện có sự bảo vệ an toàn, như họ bảo vệ đôimắt của họ, (để giữ) sự tinh khiết những giới luậtmà họ đã tiếp nhận. Ta, hành giả du già, đã thựctập đúng như thế. Các con cũng tìm sự giải thoát,hãy vui thích tự trau dồi mình trong cùng cách như thế.

Dịchkệ:

. 16.
Giớilànước trong
Giặtsạchtất cả
Vếtnhơác nghiệp
Giớilàtrăng thanh
Xoadịutất cả
Vếtbỏngnhiễm tâm
Aingườitu giới
Thânthểrạng ngời
NhưnúiTu Di
Chiếusoikhắp cả
Chínloạichúng sinh
Nănglựccủa giới
Sẽgiúpcác con
Thuầnphụctất cả
Khôngcầnthị oai
Chúngsinhcứng cõi
Sẽđềuquy thuận.
Vìbiếtđiều này
Nêncácbậc Thánh
Giữgìngiới hạnh
Nhưgiữđôi mắt
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Đoạnthi kệ này liên hệ chủ yếu đến sự thực tập về nguyêntắc đạo đức trong hình thức cấm giới hay kiềm chế, đấylà sự ngăn ngừa đới với những hành động tiêu cực (ácnghiệp), đặc biệt trong luận văn của những lời thệ nguyệnvề sự giải thoát cá nhân. Đối với một vị bồ tát,sự thực hành đạo đức chính yếu (trì giới) về cấm chỉlà ngăn ngừa khỏi trung tâm tự ngã và những tư tưởng tựyêu mến mình.

KiênNhẫn Toàn Thiện (Nhẫn Nhục Ba La Mật)

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn Thứ 17

Kiênnhẫn là sự trang nghiêm tốt nhất của những ai với nănglực và sự thực hành đầu đà (khổ hạnh) toàn thiện chonhững nổi đau đớn bởi vọng tưởng. Nó là sự vươncao đôi cánh của đại bàng đối với kẻ thù là con rắncủa sân hận, và là áo giáp dày nhất chống lại những vũkhí của ngôn ngữ lăng mạ. Biết điều này, (ngườithông tuệ) đã tự quen thuộc trong những phương sách và hìnhthức đa dạng với áo giáp của sự nhẫn nhục siêu việt. Ta, hành giả du già, đã thực tập đúng như thế. Cáccon là những người cũng tìm cầu sự giải thoát, hay vui thíchhành trì cũng cách như thế.

Dịchkệ

17-
Nhẫnlàtrang sức
Đẹpnhấtcho ngưòi
Cónhiềuquyền năng
Nhẫnlàpháp tu
Khổhạnhtốt nhất
Chongườithường bị
Vọngtâmtác hại
Làcánhchim ưng
Bayvúttrời cáo
Khắctinhcủa rắn
Sânhậngiận dữ
Làáogiáp dày
Ngănchậntất cả
Vũkhíthóa mạ
Vìbiếtđiều này
Nênngườicó trí
Tutậpđủ cách thích ứng tâm mình
Vớilớpáo giáp
Hạnhnhẫntối thượng
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy
Cácconai ngưòi
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này

Sựthực hành nhẫn nhục ở đây liên hệ chính yếu đến sựphát triển kiên nhẫn đề chịu đựng bất cứ điều tổnhại nào có thể xảy ra cho chúng ta, những điều như vậychúng ta phát triển một cảm xúc dửng dưng đối với nó. Chúng ta học hỏi để tự nguyện chấp nhận sự thử tháchcho những nguyên nhân cao hơn. Cũng có một phạm trù thứba để thực hành nhẫn nhục, đấy là được trau dồi nhưmột kết quả của sự liên tục phản chiếu trên những lờidạy của giáo Pháp. Những sự giải thích chi tiết nhấtcủa những sự thực hành này có thể được tìm thấy trongchương thứ sáu Hướng Dẫn về Đời Sống của Bồ Tát củatôn giả Tịch Thiên (Shantideva)_[38]

VuiMừng Nỗ Lực Toàn Thiện (Tinh Tấn ba la mật)

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn 18

Mộtkhi các con mặc áo giáp của vui mừng nổ lực kiên quyếtkhông thể đảo ngược, sự tinh thông trong kinh điển và tuệgiác nội quán sẽ tăng trưởng như ánh trăng rằm. Cáccon sẽ lảm tất cả mọi hành động đầy đủ ý nghĩa (đểđạt đến giác ngộ) và sẽ đem đến bất cứ điều gìcác con định làm đến kết quả đã định của nó. Biết điều này, những vị bồ tát đã xử dụng hàng lớpsóng to lớn của vui mừng nổ lực, xóa tan đi tất cả nhữngsự lười biếng. Ta, hành giả du già, đã thựctập như thế. Các con những người cũng tìm sự giảithoát, hãy vui thích tự trau dồi chính mình trong cùng cáchnhư thế.

Dịchkệ:

18-
Khoácđượcáo giáp
Củahạnhtinh tấn
Khiấysức học,
Tuhành,chứng ngộ
Sẽtăngtrưởng nhanh
Nhưvầngtrăng non
Đangđếnđộ rằm
Hànhđộngnào cũng
Trànđầyý nghĩa
Hướngvềgiải thoát
Vàđềumang lại
Kếtquảmong cầu.
Vìbiếtđiều này,
Nênchưbồ tát
Cuộnsóngtinh tấn
Quétsạchhết thảy
Giảiđãibiếng lười.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Sựthực hành về trau dồi sự toàn thiện về vui mừng nổ lựcđược chi tiết trong chương thứ bảy của Hướng Dẫn vềĐời Sống của Bồ Tát của tôn giả Tịch Thiên.

TậpTrung Toàn Thiện (Thiền định ba la mật)

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn 33 đến 38

Từđoạn 33 trở đi, Ngọn đèn cho một giải thích chi tiết củanhững sự thực hành để trau dồi tịch tĩnh và tuệ giácnội quán.

33-
Vìthế,qua nỗ lực trong thệ nguyện đã phát
Bởinhữngbồ tát vì sự giác ngộ tinh khiết toàn vẹn,
Nhữngsựtích tập vì sự giác ngộ hoàn toàn
Sẽđượchoàn thành toàn hảo

34-
Tấtcảchư Phật nói nguyên nhân để hoàn thành
Nhữngsựtích tập, bản nhiên của những người là
Côngđứcvà tuệ trí cao thượng,
Làsựphát triển nhận thức cao thượng.

Côngđức và tuệ trí cao thượng đề cập ở đây liên hệ đếnhai loại tích tập của công đức hay phước đức và tuệtrí và liên hệ đến hai loại thánh thân giác ngộ của sắcthân và pháp thân tương ứng. Những lời tuyên bố củaluận giải rằng căn bản của sự hoàn toàn của hai loạitích tập là sự trau dồi của nhận thức cao thượng ([Tib:ngön-she]). Điều liên hệ này đến một sự tỉnh thứccao thượng nơi mà một người có khả năng hiểu biết quatrực giác của những khuynh hướng và ý định tinh thần củanhững chúng sinh khác và có thể hành động để giúp đởhọ trong phương cách hiệu quả nhất.

35-
Giốngnhưmột con chim đang phát triển
Đôicánhkhông thể bay trong bầu trời,
Nhữngaikhông có năng lực của tỉnh thức cao thượng
Khôngthểhành động cho sự tốt đẹp của những chúng sinh.

Điểmđề ra ở đây là nếu chúng ta thiếu sự tỉnh thức nàyvề tâm thức của những chúng sinh khác, trong khi những khuynhhướng của chúng ta có thể là rất cao quý, chúng ta có thểbiểu hiện những hành động của thân thể, lời nói, vàtâm ý sau cùng kết thúc tổn hại trên những kẻ tiếp nhận.

36-
Nhữngcôngđức tiếp nhận trong một ngày đơn lẻ
Bởimộtngười sở hữu một tỉnh thức cao thượng
Khôngthểđược tiếp nhận ngay cả trong một trăm đời sống
Bởimộtngười không có nhận thức cao thượng như thế.

37-
Nhữngaimuốn nhanh chóng hoàn thành
Nhữngsựtích tập vì sự toàn giác
Sẽhoànhảo nhận thức cao thượng
Quanổlực, chứ không qua sự lười biếng.

38-
Khôngđạtđến tịch tĩnh bất động
Nhậnthứccao thượng sẽ không xảy ra
Vìthếhãy liên tục nổ lực
Đểhoànhảo tịch tĩnh bất động

Tổsư A Để Sa trình bày sự thực tập về tịch tĩnh bất độngnhư một điều kiện để trau dồi nhận thức cao thượngnày, hay tỉnh thức cao thượng. quan trọng hơn, sự đạtđến tịch tĩnh bất động là một tiền đề bắt buộc đểđạt đến tuệ quán – tuệ giác nội quán sâu sắc vào trongbản nhiên của tính không. Mặc dù có thể phát triểntuệ trí thực chứng tính không nhưng nếu không có tịch tĩnhbất động, rõ ràng không thể phát triển tuệ trí mà nólà một sự hợp nhất của tịch tĩnh bất động và tuệquán thâm sâu. Tuệ quán thâm sâu chân thực tập trungtrên tính không đạt đến chỉ khi chúng ta trải qua sự nhuầnnhuyễn của thân thể và tinh thần chuyển hóa từ tiến trìnhthẩm tra phân tích. Để đạt đến sự nhuần nhuyễnchuyển hóa qua phân tích, chúng ta phải có một sự nhuầnnhuyễn của thân thể và tinh thần mà nó phát sinh qua nhấttâm bất loạn. Luận giải của Đạo sư Tông Khách Batiếp theo diễn tả những phẩm chất đặc biệt của tâmmột khi người ấy đã đạt đến tịch tĩnh bất động (tĩnhtrụ).

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ 19

Thiềnđịnh tập trung là vua vận dụng năng lực qua tâm. Nếuchúng ta xử dụng nó (trên một điểm), nó sẽ duy trì ởđấy, bất động như núi Tu di vĩ đại. Nếu chúng taáp dụng nó, nó có thể phối hợp trọn vẹn với bất cứđối tượng đạo đức nào. Nó đưa sự vui mừng hoanhỉ phấn khích nhất của thân và tâm hiện diện làm cho sựphụng sự tiện lợi. Biết điều này, những hành giảdu già thông thạo đã tận lực liên tục nhất tâm bất loạn,là điều sẽ vượt thắng kẻ thù tán loạn tinh thần. Ta, hành giả du già, đã thực tập đúng như thế. Cáccon những người cũng tìm cầu sự giải thoát, hãy vui thíchtự trau dồi trong cùng cách ấy.

Dịchkệ:

19-
Địnhlàđại vương
Ngựtrịtâm thức
NhưnúiTu di
Vữngkhônglay động
Khimởtâm ra
Tâmsẽthâu nhiếp
Toànbộthiệp pháp
Địnhkhiếnthân tâm
Nhunhuyễnbén nhạy
Hỉlạckhinh an
Vìbiếtđiều này
Nêncáchành giả
Aingườikhéo tu
Cũngđềudốc sức
Miênmậtthiền chỉ
Cốgắnghàng phục
Kẻthùtán tâm
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này

Tronghai dòng đầu, tác giả đã nói rằng khi chúng ta đạt đượctịch tĩnh bất động, chúng ta cũng đạt được một sựhiểu biết thành thạo đối với tâm thức chính mình, bởivì chúng ta có khả năng quyết định là có nên tiến hành(một hành động nào đấy) với một đối tượng hay không. Nếu chúng ta muốn đặt sự nhất tâm trên một đối tượngchọn lựa, nó sẽ duy trì ở đấy một cách hoàn toàn khôngdao động, như núi Tu di. Loại thiền định tập trungdiễn tả trong đoạn này được đạt đến sau cấp độ thứchín của tinh thần ổn cố, là điểm mà chúng ta kinh nghiệmmột cảm giác hạnh phúc hoan hỉ vui mừng. [39] Niềmhạnh phúc này không nên lầm lẫn với đại hỉ lạc trongmật điển tantric; đúng hơn, nó là niềm hạnh phúc xuấtphát từ sự nhuần nhuyễn thân thể và tinh thần phát sinhnhư một kết quả hợp nhất của sự nhất tâm của chúngta với một đối tượng thiền quán lựa chọn.

NgọnĐèn Cho Con Đường: Đoạn thứ 39&40

39-
Trongkhinhững điều kiện cho tịch tĩnh bất động
Khônghoàntoàn, (thì) sự ổn cố thiền định
Sẽkhônghoàn thành, thậm chí nếu một người thiền tập
Mộtcáchhăng hái tích cực hàng nghìn năm

40-
Vìvậyhãy đặt trọng tâm vào những điều kiện được đềcập
TrongchươngTích Tập cho Thiền Định Ổn Cố
Đặttâmthức trên bất cứ một
Đốitượngđạo đức trọng điểm nào.

Nhưluận giải trình bày, nếu những điều kiện trau dồi nhấttâm bất loạn và tịch tĩnh bất động (nhất tâm và tĩnhtrú) không hoàn toàn, tất cả những nổ lực của chúngta để đạt đến thiền định ổn cố sẽ vô ích. Dothế, nếu chúng ta muốn tiến hành một sự thực hành tậptrung trau dồi tịch tĩnh bất động, trước nhất chúng taphải bảo đảm rằng năm điều kiện đòi hỏi phải hiệndiện.

1- Căn bản đúng đắn về lối sống trên nguyên tắc đạo đức(giới luật).
2- Ítham muốn cá nhân hay những việc lặt vặt thế gian phảiđược hoàn tất.
3- Cómột sự thông hiểu về tất cả những nhân tố chìa khóavà những tầng bậc của việc thực hành.
4- Cómột sự kiêng khem thích hợp và tránh một sự ăn uốngthừa thải.
5- Càngít sự xao lãng càng tốt, với một sự giới hạn vềsự tiếp xúc với những người lạ hay những người khác.

Trongcách này, chúng ta có thể tạo nên những điều kiện cầnthiết cho sự thực hành nhất tâm tĩnh trú. Những hànhgiả Phật giáo xúc tiên nổ lực tập trung để trau dồi sựnhất tâm bất loạn này phải tiến hành sự thực tập nàytrong hai cách. Chúng ta phải biết những kỷ thuật chocả sự nâng cao trình độ tâm thức và sự phát sinh nhữngtư tưởng đúng đắn của chúng ta. Chúng ta có thể nghĩrằng ngồi ngay thẳng sẽ nâng cao tâm thức ta và rướn ngườiqua (cúi người) sẽ đưa đến những kết quả này , nhưngchẳng phải là trường hợp nào cả. Chúng ta phải họcnhững tiến trình tâm thức và quán chiếu tư tưởng đểmang đến những tác dụng này.

Ởđây, chúng ta đang nói về những hành giả thực tập con đườngtiệm tiến (lam-rim), những người đã từng tiến hành trongnhững sự thực tập lên đến điểm này – những ngườiở giai đoạn bắt đầu và giai đoạn kế tiếp theo, kể cảBa sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậu học: giới-định-tuệ)– và đạt đến một trình độ kinh nghiệm nào đấynhư một kết quả của sự áp dụng phối hợp về thiềnquán phân tích và thiền định nhất tâm (liễu biệtthiền và tam muội thiền).

Nhưnhững bước thực tiễn tiến triển trong sự tiến hành việctrau dồi tịch tĩnh bất động, có nhiều phương pháp khácnhau được giải thích trong luận giải, chẳng hạn như trongTrungBiên Phân Biệt Luận Sớ của Di Lặc/Vô Trước (Maitreya/Asanga’sMadhyantavibhaga [Tib: U-tha-nam-che]), chúng ta có thể tìm thấynhiều thảo luận về năm chướng ngại chính đến sự thànhcông của thiền tập và tám đối trị với những chướngngại này. Đối với đối tượng mà chúng ta xử dụngcho thiền định nhất tâm, luận giải trình bày nhiều thứlớp của đối tượng. Có những đối tượng thích hợpcho việc tịnh hòa những ác nghiệp hay khử trừ những phiềnnão, có những đối tượng thích hợp hơn để phân tích nhữngtính khí, v.v… Có ba loại đối tượng chính được đềcập:

1- Một đối tượng bao quát, thông thường cho cả tịch tĩnhbất động và tuệ quán thâm sâu.
2- Nhữngđối tượng phối hợp với những tính khí hay thóiquen quá khứ của chúng ta.
3- Nhữngđối tượng liên hệ hơn để vượt thắng những phiềnnão.

Chodù chúng ta đem một đối tượng vật lý ngoại tại như đốitượng của sự thiền tập hay một thí dụ về một kinh nghiệmcá nhân của chính chúng ta, điều quan trọng là chọnchỉ một đối tượng và duy trì trên đối tượng ấymà không thay đổi nó. Càng nhiều đối tượng mới màchúng ta đem vào như một tiêu điểm của sự thiền tập,chúng ta càng thu thập ít tiến triển hơn. Chọn mộtđối tượng độc nhất và đem toàn bộ sự chú tâm củachúng ta vào đấy. Thí dụ, những hành giả Phật giáocó thể tập trung về hình tướng một Đức Phật. Tuynhiên, nếu làm điều này không nên quán tưởng một vị Phậtquá to hay quá nhỏ - khoảng ba hay bốn ngón tay chiều rộngvà chiều cao là quá hữu dụng. Trong bất cứ trườnghợp nào, sự quán tưởng của chúng ta phải nên rõ ràng vàrực rở, như một kỷ thuật tạo ảnh ba chiều khi có ánhsáng thích hợp.

Khichúng ta trau dồi thiền định nhất tâm trên một Đức Phật,mặc dù chúng ta có thể dùng một sự tiểu biểu vật lý,chẳng hạn như một bức tượng hay một bức họa, khi chúngta mới bắt đầu, điều này không là thứ mà chúng ta dùngtrong sự thiền tập thực sự của chúng ta. Ở đấy,chúng ta tập trung trên một hình tượng mà chúng ta tạo nêntrong tâm thức chúng ta và trau dồi sự tập trung nhất tâmtrong thứ ấy. Thí dụ cũng có những phương pháp đểtrau dồi tịch tĩnh bất động trên căn bản của bổn tôndu già (deity yoga), chúng ta sẽ quán tưởng chính chúng ta nhưmột bổn tôn, hay năng lượng sinh lý của chúng ta, ở đấychúng ta tập trung trên những tư tưởng vi tế của mình. Điều sau là sự thực tập Kim Cương thừa.

Chìakhóa để phát triển tịch tĩnh bất động (tĩnh trú) là chínhniệm, điều này phối hợp nội quán tự tâm và chuyên cần.Đấy là sự tiếp tục áp dụng chính niệm duy trì sự chútâm của chúng ta trên đối tượng mà chúng ta đã chọn lựa. Đây là trung tâm của thiền bố trí (thiền chỉ). Trướcđây, chúng ta đã thấy, trên căn bản áp dụng chính niệm,chúng ta bảo đảm ngăn ngừa khỏi những hành động tiêucực như thế nào. Do vậy, ngay cả nguyên tắc đạo đức(giới luật) cũng liên hệ đến sự thực tập chính niệm.

Cũngthế, những điều đầu tiên trong ba mươi bảy phương diệncủa con đường giác ngộ (37 phẩm trợ đạo) là bốn nềntảng của chính niệm (tứ niệm xứ) – tỉnh thức về thânthể, cảm thọ, tâm thức và những hiện tượng (niệm thân,thọ, tâm, pháp).

Trongphương sách của tập trung nhất tâm, then chốt là để pháttriển chính niệm đến một trình độ mà chúng ta có thểduy trì nó mà không bị lôi cuốn bởi một đối tượng tứcthời. Khi chúng ta tiến hành trong sự tập trung nhấttâm qua phát triển tịch tĩnh bất động, chúng ta phải cànhgiác với những lỗi lầm đa dạng mà chúng có thể ảnh hưởngđến sự thực tập của chúng ta. Thí dụ, ngay cả nếuchúng ta có thể duy trì sự chính niệm nhất tâm, việc thiềntập của chúng ta có thể thiếu sự trong sáng, hay có thểnó trong sáng và không bị mất tập trung trên đối tượng,nhưng tâm thức chúng ta lại thiếu khả năng tồn tại ổnđịnh lâu dài.

Mộtcách tổng quát, những lỗi lầm của thiền tập là tán loạnvà tinh thần hôn trầm. Có hai loại tán loạn:

1- Một là hoàn toàn mất chú tâm, không còn tiếp tục chínhniệm trên đối tượng.
2- Hailà quá vi tế, và xảy ra khi ngay vả mặc dù không mấttập trung trên đối tượng, một tư tưởng khác khởi lênđâu đấy nơi hóc hẻm của tâm thức chúng ta.Tán loạn làdấu hiệu mà tâm thức chúng ta quá trạo cử và chúng ta cầntiến hành trong một tiến trình tâm thức để đem nó xuốngmột trạng thái trầm tĩnh hơn.

Mộtcách khác mà chúng ta mất chính niệm với đối tượng làkhi tâm thức chúng ta hôn trầm, hay giải đãi (lõng lẻo). Điều này đơn giản có nghĩa là chúng ta không thể tập trungtrên đối tượng của thiền tập. Ở những thời điểmkhác, mặc dù chúng ta có thể tập trung trên đối tượng,lại thiếu sự trong sáng, hay khả năng ổn định lâu dài. Đây là sự hôn trầm vi tế, hay giải đãi, và nó là mộtdấu hiệu cho biết rằng tâm thức chúng ta quá trì trệ. Ở đây, chúng ta cần tiến hành trong sự quán chiếu nângcao tâm thức chúng ta bằng việc tạo nên một cảm giác vuimừng hoan hỉ.

Nếuchúng ta thấy rằng tâm thức chúng ta quá trạo cử và tánloạn xảy ra không bao lâu khi chúng ta tiến hành thiền địnhnhất tâm, chúng ta nên quán chiếu trên sự kiện rằng chúngta vẫn đang bị khống chế dưới những tư tưởng và cảmxúc tiêu cực; rằng đây là những phiền não vẫn đang hoạtđộng trong chúng ta. Quán niệm sự kiện rằng chúng tavẫn đang bị vướng mắc trong xiềng xích phiền trược củavòng luân hồi, và phản chiếu trên sự vô thường và sựchết. Điều này sẽ có một tác dụng tĩnh táo lậptức cùng giảm bớt những sự phấn khích trạo cử và tánloạn của tinh thần.

Mặtkhác, nếu chúng ta thấy rằng tâm thức chúng ta trì trệ vàthiếu khả năng ổn định lâu dài, chúng ta cần nâng cao nó. Ở đây, chúng ta có thể quán chiếu trên sự kiện rằng chúngta sở hữu Phật tính – trung tâm của Phật quả - hay trêngiá trị quý báu to lớn đối với sự tồn tại của con ngườivà những cơ hội nó ban cho chúng ta. Chúng ta cũng cóthể quán chiếu trên những phẩm chất của tam bảo: Phật,Pháp và Tăng, đặc biệt là những phẩm chất giác ngộ củaĐức Phật, hay sự việc rằng chúng ta có thể đạt đếnsự chấm dứt khổ đau. Những tư tưởng tích cực nhưthế này sẽ truyền cảm hứng hoan hỉ và tin tưởng trongchúng ta cùng củng cố sự can đảm của chúng ta.

Khichúng ta bắt đầu trau dồi tịch tĩnh bất động (tĩnh trú)và tập trung nhất tâm, chúng ta phải học hỏi để làm thếnào những tiến trình liên hợp này phát huy, điều thiếtyếu là chúng ta khám phá những kỷ thuật điềm tĩnh và nângcao, những điều ấy sẽ hoạt động trong sự thực hành thiềntập của chính chúng ta và trình độ cân bằng đúng mứccho chúng ta, nhưng chỉ qua tiếp tục sự thực tập và kinhnghiệm cá nhân, chúng ta mới có thể khám phá những điềunày là gì. Tuổi tác và thể trạng vật lý của chúngta cũng có thể làm nên một sự khác biệt, đặc biệt làtình trạng sức khỏe của chúng ta.

Tuynhiên, khi chúng ta tiếp tục thực hành qua một thời gian dài,chúng ta sẽ tiến triển qua chín tầng bậc ổn cố của tinh thần. Cùng lúc chúng ta đạt đến tầng thứ chín,chúng ta sẽ đạt đến một trình độ cao cấp của tập trungnhất tâm, điều này rồi thì sẽ đưa chúng ta tới chỗđạt đến hạnh phúc hỉ lạc mà nó đến từ sự nhuầnnhuyễn của thân thể và tinh thần. Tại điểm này, chúngta đã đạt đén tịch tĩnh bất động (tĩnh trú) và bậcthứ nhất của bốn trình độ tập trung (sơ thiền: địnhsinh hỉ lạc).

Nếutrên căn bản của tịch tĩnh bất động chúng ta tiếp tụctiến triển theo con đường bằng việc quán chiếu trên nhữngsự không hoàn hảo của thế giới dục vọng, cuối cùng chúngta sẽ trau dồi những tầng bậc cao hơn của tỉnh thức, chẳnghạn như ba trình độ cao hơn của tập trung (nhị, tam, tứthiền). Khi chúng ta tiếp tục tiến lên xa hơn, chúngta sẽ đạt đến những những định an chỉ vô sắc (tứkhông định). Tại những tầng bậc cao hơn của tậptrung (thiền định), tâm thức chúng ta sẽ rất vi tế mà chúngta có thể tạm thời được tự do với nhiều khía cạnh củaphiền não.

15-08-2009
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]