Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Nương Tựa Hải Đảo Tâm Linh

27/04/201103:23(Xem: 10972)
Chương 3: Nương Tựa Hải Đảo Tâm Linh

BỪNG SÁNGCON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ
IlluminatingthePath to Enlightenment - His Holiness the Dalai Lama
HồngNhudịch kệ - Tuệ Uyển chuyển ngữ

Chương3
NƯƠNG TỰAHẢI ĐẢO TÂM LINH

TINTƯỞNG NƯƠNG TỰA NƠI VỊ THẦY TINH THẦN

NhữngDòngKệ Chứng Nghiệm: Đoạn thứ Tám

Córất nhiều công đức gặt hái được từ việc đọc tụnghay nghe thậm chí dù chỉ một lần luận giải này (đượcviết bởi Tổ sư A Để Sa) bao gồm những điểm chủ yếucủa tất cả những kinh điển được tuyên dương, các conchắc chắn tích lũy ngay cả hàng làn sóng của những sựtích tập lợi ích từ những sự truyền trao và học tậpmột cách thật sự từ thánh Pháp (chứa đựng trong ấy) vìthế các con nên quan tâm những điểm trọng tâm(cho việclàm này một cách thích hợp).

8.Diệu pháp này do
NgàiA-ti-sa
Thutómtinh túy
CủalờiPhật dạy
Màsoạnthành luận.
Vìvậydù chỉ
Đọcnghemột lần
Cũngsẽcó được
Vôvàncông đức,
Huốngchigắng công
Chuyêncầnhọc hỏi,
Giảnggiảiphong phú
Chongườicùng nghe,
Chắcchắncông đức
Sẽnhưsóng cả.
Vìvậycác con
Hãygắngchú tâm
(Tuhọcpháp này
Chothật đúng đắn.)

Thikệ chứng nghiệm của Đạo sư Tsong Khapa (Tông KháchBa) là chìa khóa đến những mối liên kết và những mốiquan hệ giữa tất cả những kinh luận khác nhau. Đoạnthứ tám trình bày vấn đề một vị thầy nên giảng dạythế nào, và những người đệ tử nên lắng nghe thế nào,vì thế cả trao truyền và lắng nghe là thành công và có kếtquả.

Điềurất quan trọng là vị thầy có một động cơ và một tháiđộ đúng đắn. Nếu vị thầy bị thúc đẩy bởi cảmhứng khát vọng phàm tục, như là muốn được biết đếnnhư một học giả vĩ đại, bị tiền bạc lôi cuốn hay nhữngthứ cúng dường vật chất khác hay để đưa những ngườikhác dưới sự ảnh hưởng của ông hay bà ấy, thế thì độngcơ của vị thầy bị ô nhiễm một cách chắc chắn. Điều rất quan trọng là động cơ của một vị thầy đểtrao truyền phải là trong sạch, nguyện vọng vị tha để phụngsự cho lợi ích của những người khác. Theo truyền thốngcủa những sự giảng dạy ở Tây Tạng, không chỉ một vịthầy nên được bảo đảm là trong sạch về động cơ màtài liệu cho sự giảng dạy cũng không nên có tì vết. Giảng dạy trong một phương cách không hoàn thiện thì giốngnhư là một sự ăn uống của người già; người ấy chỉnhai những thức ăn mềm và bỏ qua một bên những thứ cứng. Tương tự như thế, những vị thầy không nên chỉ tập trungtrên những điểm đơn giản và bỏ qua những điểm khó khănphức tạp. Điều cũng được nói là những vị thầykhông nên giảng dạy giống như những con chim sẻ làm tổ. Khi những con chim sẻ làm tổ, không có một hệ thống trậttự, nó lộn xộn một cách hoàn toàn. Tương tự nhưvậy, những vị Pháp sư không nên giảng dạy một cách hổnđộn mà nên trình bày một cách có hệ thống đúng đắnvà nó sẽ lợi lạc cho những người đệ tử của thầy.

Mộtphẩm chất khác một cách lý tưởng, một vị thầy nên cólà kiến thức kinh nghiệm từng trải của chủ đề đượcgiảng dạy trao truyền. Nếu điều này không có, thếthì vị thầy nên có một vài sự hiểu biết quen thuộc với sự thực hành của chủ đề ấy, nhầm mục đích cóthể trình bày trên kinh nghiệm cá nhân. Nếu điều nàycũng không thể có, thế thì tối thiểu vị thầy nên có mộtsự hiểu biết rộng rãi hoàn bị về chủ đề. NhưNgài Pháp Xứng (Dharmakirti) nói, không có cách nào mà chúngta có thể khai mở cho người khác những điều tự mình bịche khuất (không thông hiểu).

Chúngtôi có một người bạn, người ấy là một vị thầy lớnvà là một vị đạo sư Ấn giáo uyên bác. Một ngàynọ chúng tôi nói chuyện về vấn đề hòa hiệp liên tôngiáo và sự cần thiết cho một sự cảm thông hơn giữa cácnền tín ngưỡng khác nhau. Chúng tôi lưu ý rằng chúngtôi hoàn toàn mù tịt về những vấn đề của Hồi giáo vàkhông có nhiều sự tiếp xúc với thế giới Hồi giáo.Ông ấy trả lởi, “Ô, không khó như thế đâu. Chỉcần học vài đoạn trích dẫn trong kinh Koran và liên hệ vớimột số luận bàn đây kia. Như thế cũng tạm đủ. Ngài thật sự không cần phải biết nhiều hơn.

Mộtthí dụ nữa nghiêm trọng hơn liên hệ đến một học giảĐức, người đã tham dự một khóa thuyết giảng của mộtvị thầy Tây Tạng. Trong khóa thuyết giảng ôngta nghe những điều mâu thuẫn với một số lời dạy cănbản của Phật, thế là sau thời pháp, ông lên gặp vị thầymột cách cá nhân và nói rằng dường như pháp sư đã cómột vài sai lầm. Thay vì thừa nhận những sai lầm này,vị thầy Tây Tạng nói, “Ô, chẳng hề gì. Ông có thểnói những điều ấy như vậy.” Điều đó là sai lầm;những vị thầy phải cẩn thận là điều rất quan trọng.

Khithuyết giảng từ pháp tòa, sự điều khiển thân thể củanhững vị pháp sư cũng rất quan trọng. Trước khi ngồixuống, pháp sư phải phủ phục xuống pháp tòa ba lần. Điều này để nhắc nhở họ rằng thuyết giảng từ pháptòa không có nghĩa rằng họ đang được thừa nhận như nhữngnhân vật vĩ đại hay thánh thiện nhưng đúng hơn là phảnánh sự tôn trọng giáo Pháp đang được giảng dạy. Theo truyền thống Đại thừa, khi Đức Phật ban bố nhữnglời dạy từ tuệ trí toàn thiện, Ngài tự làm một sư tửtòa để ngồi lên nhầm mục đích biểu lội sự tôn trọngđến những kinh điển này, những điều được xem như bàmẹ, hay cội nguồn, của tất cả các vị thánh giả, họlà những người nghe, những thức giả tịch tĩnh, hay nhữngĐức Phật toàn giác.

Khikinh Phật được kết tập bởi những vị A la hớn buổi đầuvà sau này do những Phật tử khác, có một thời khi mà tấtcả những thành viên của giáo đoàn cởi hết y vàng đắpbên ngoài của họ. Người chủ trì tiến trình kết tậpsẽ xếp và đặt tất cả những chiếc y thành pháp tọa vàngồi trên pháp tòa bằng những chiếc y và kết tập kinh điển. Tất cả những điều này biểu lộ sự đồng thuận tôn trọng vô hạn đối với giáo Pháp.

Mộtkhi vị pháp sư đã ngồi xuống pháp tọa, theo truyền thốngTây Tạng là vì vị pháp sư tụng đọc kinh điển phản ánhvề vô thường để giữ gìn động cơ thanh tịnh và ngănngừa tính tự cao tự đại khởi lên trong tâm vị pháp sư. Những thực hành như thế là rất quan trọng trong việc bảođảm sự tinh khiết của pháp sư, bởi vì khi ngồi trên mộtpháp tọa cao và thính chúng bắt đầu ca tụng, có một sựnguy hiểm thật sự về tự phụ và cao ngạo sinh khởi.

Vìthế, chúng ta nên tiếp nhận trọng tâm những lời hướngcủa đạo sư Dromtönpa, người nói rằng, “Thậm chí nếucả thế giới tôn kính, đưa mình lên mũ mão trên đầu họ,hãy luôn luôn an tọa nơi thấp nhất có thể, và duy trì sựkhiêm cung.” Trong Tràng Hoa Quý Báu, Tổ sư Long Thọ sángtác những lời thệ nguyện ước ao được giống như đất,nước, lửa, và gió mà tất cả chúng sinh có thể vui sướngxử dụng. Nếu chúng ta tiếp nhận những ý niệm nàymột cách nghiêm chỉnh, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ rằngchúng ta trội hơn những người khác hay cố gắng để đưahọ dưới sự kiểm soát của chúng ta.

Cũngrất quan trọng để có một động cơ trong sạch khi chúngta tiếp nhận giáo pháp; để bảo đảm rằng chúng tacó ba phẩm chất của người đệ tử lý tưởng – một tâmkhách quan, sự thông tuệ và sự hấp dẫn sâu sắc trong giáopháp – và chúng ta trau dồi một thái độ thích đáng. Trong cách này, chúng ta sẽ trở thành một người tiếp nhậnthích hợp của giáo pháp. Chúng ta nên xem Pháp bào nhưmột tấm gương và những hành động của chúng ta về thânthể, lời nói, và tâm ý như những gì mà tấm gương phảnchiếu. Liên tục thể nghiệm những gì chúng ta thấytrong tầm gương giáo pháp và không ngừng cố gắng điềuchỉnh thái độ của chúng ta.

Mộtđặc điểm của những lời giáo huấn của Đức Phậtlà những nguồn tài liệu càng rộng lớn hơn và những conđường tư duy của chúng ta càng đa dạng hơn, sẽ càngtác động hơn cho sự thông hiểu và kinh nghiệm của chúngta, và nhận thức mà chúng ta thu thập được càng sâu sắchơn. Vì thế, chúng ta phải bảo đảm rằng lối vàosự thực tập của chúng ta là lĩnh hội cùng học hỏi vàviệc thông hiểu của chúng ta là rộng lớn. Cùng lúc,chúng ta cũng phải bảo đảm rằng những gì chúng ta họckhông chỉ tồn tại ở trình độ tri thức thuộc trí óc. Ngay lúc bắt đầu, sự học tập của chúng ta nên đượchướng trực tiếp đến với mục tiêu của việc thực tập. Nếu chúng ta học tập mà không với khát vọng liên hệ nhữnggì chúng ta đang học hỏi đến đời sống của chính mìnhthông qua thực tập, chúng ta liều lĩnh trước nguy cơtrở thành chai cứng nhẫn tâm hay lãnh đạm thờ ơ.

Nhữngbậc đạo sư Kadampa vĩ đại thường nói rằng nếu khe hởgiữa giáo pháp và tâm chúng ta quá lớn mà một người cóthể bước qua sự thực tập của chúng ta đã không thànhcông. Phải bảo đảm rằng không có khe hở dù mỏngmanh nhất giữa những lời giáo huấn và tâm chúng ta. Chúng ta cần hòa nhập và thống nhất giáo pháp với tâm chúngta. Một thành ngữ Tây Tạng nói rằng chúng ta có thểlàm mềm da bằng sự nhào lộn nó với bơ, nhưng nếu tấmda ấy bị cứng bởi vì nó được dùng để chứa bơ, chúngta không bao giờ có thể làm nó mềm được, nhưng chúng tahiểu được vấn đề.

Nhữngbậc thầy Kadampa cũng thường nói rằng nước của Pháp bảocó thể tưới tẩm những tâm thức tha thiết, tươi mát củanhững người mới bắt đầu (sơ tâm), bất chấp họ vô nguyêntắc như thế nào đi nữa, nhưng có thể không bao giờ xuyênthủng qua những tâm thức cúa những người đã chai cứngvì kiến thức.

Vìthế, điều đúng đắn phải là, sự học hỏi và tri thứckhông bao giờ làm kiệt quệ nhiệt tình chúng ta cho thực tập,nhưng sự năng nổ thực tập của chúng ta cũng không làm trởngại sự hăng hái học tập. Hơn thế nữa, cảkiến thức và sự tận tâm thực hành phải được đặt cănbản trên một trái tim nồng ầm và từ bi. Ba phẩm chấtnày – sự uyên bác, tận tâm để thực tập và từ bi –phải được phối hợp với nhau.

Nếunhững vị thầy và những người đệ tử chuẩn bị tinh thầnnhư những điều kể trên, những người đệ tử có thểtrải qua sự chuyển hóa, thậm chí ngay trong khi nghe giảngdạy.

Cuốicùng, kết thúc phần này, cả đệ tử và thầy nên thànhtâm dâng hiến công đức đến sự giác ngộ của toàn thểchúng sinh.

Trongtruyền thống Tây Tạng, có hai cách chính trong một phần giảngdạy có thể được hướng dẫn. Ở phần một, mụctiêu chính là để giúp những đệ tử tiếp nhận một sựthông hiểu rõ ràng hơn về những điểm triết lý khác nhaucủa giáo pháp. Trong phần kia, sự nhấn mạnh chính lànhững khía cạnh đặc thù của sự thực hành cá nhân, ởnhững luận đề đặc biệt thâm nhập trong thiền quán đượctuyên thuyết.

Nóirộng ra, khi những luận thuyết lớn như năm hành động chủyếu mà những đạo sư Ấn Độ đối diện với triết lýTrung Đạo được giảng dạy, chủ đề chính là để giúpnhững đệ tử đạt được sự thông hiểu sâu hơn và rõràng trong sáng hơn. Tuy thế, khi những luận giải nhưcon đường tiệm tiến (lam-rim) được giảng dạy, sự nhấnmạnh hơn được đặt trong sự ứng dụng thực tiễn nhữngthực hành thiền quán đặc thù, và những sự giới thiệuđược diễn ra trên căn bản từng bước một.

Cũngcó một loại hình đặc trưng của giảng dạy được biếtnhư “luận bàn kinh nghiệm,” là chỗ vị thầy dạy mộtchủ đề đặc biệt tại một thời điểm nào đấy. Rồi thì đệ tử thực tập chủ đề này trong một thờigian kéo dài, và chỉ khi mà người đệ tử đã có một sốkinh nghiệm nào đấy vị thầy sẽ đưa đệ tử bước sanggiai đoạn kế tiếp. Trong cách này, vị thầy hướngdẫn đệ tử xuyên suốt một sự thông hiểu kinh nghiệm tùytheo chủ đề.

Đạosư Dromtönpa tóm lược những phẩm chất lý tưởng của mộtvị thầy theo Đại thừa – những nguồn cội vững vàng củakiến thức trong tất cả những khía cạnh của Pháp bảo,có thể tìm thấy ở cả kinh điển hiển giáo lẫn mật điểntantra và giải thích mối quan hệ giữa những ý tưởng đadạng từ những quan điểm triết lý khác nhau; khả năngđể nhận thấy là những gì tác động nhất cho một cá nhânđệ tử tại bất cứ một thời điểm cá biệt nào; và khảnăng để nhận ra một lối vào thích hợp nhất đến mộtcá nhân nào đấy.

SỰTHỰC TẬP ĐÁNG TIN CẬY

ThiKệ Chứng Nghiệm: Đoạn Thứ Chín

(Đãtiếp nhận sự nương tựa), Các con thấy rằng nguyên nhângốc rể thuận lợi tuyệt vời vì có thể cho một sự cáttường lớn vô số cho điều này là một sự dâng hiến trongtư tưởng và hành động đến vị thầy cao cả của các con,người chỉ cho các con con đường (đến giác ngộ). Vìthế các con nên làm vui lòng vị thầy của các con bằng việc cung hiến sự thực tập của các con một cáchchính xác những gì thầy đã nói, những điều các con sẽkhông từ bỏ ngay cả phải trả giá bằng mạng sống củacon. Ta, hành giả du già (A Để Sa), đã chỉ thực hànhnhư thế đấy. Các con cũng tìm sự giải thoát, hãy vuithích tự trau dồi cùng cách ấy.

Dịchkệ:

9.(Sau khi phát tâm
Quiy Tam Bảo)

Cácconphải thấy
Gốcrễđiều lành
Củakiếphiện tiền
Vàmọikiếp sau
Đềunằmở tâm
Nươngdựađúng cách
Nơiđấngđạo sư,
Trongtừngý tưởng
Trongtừnghành động.
Đạosưlà người
Đưacáccon vào
Đườngtugiác ngộ,
Vìvậycác con
Phảigắnglàm cho
Đạosưhoan hỉ
Bằngcáchchăm chỉ
Tinhtấntu hành
Theođúngnhư lời
Củađạosư dạy;
Dùmấtmạng sống
Cũngkhôngtừ bỏ
Lờidạycủa thầy,
Lấysựtu hành
Dângthànhcúng phẩm.
Thầylàhành giả
Đãtunhư vậy.
Cácconai người
Đangcầugiải thoát
Hãytựthuần dưỡng
Đúngtheolối này.

Từđoạn thứ chín trở đi, chủ đề chính là phương cách thựcsự trong điều mà những đệ tử được hướng dẫn qua nhữngtầng bậc của con đường. Điều này được phân chiarộng rãi thành hai mục.

- Mộtlà nương tựa như thế nào với vị thầy tâm linh, ngườilà nền tảng của con dường.

- Và điều kia là, đã thực hiện việc ấy, xúc tiến thếnào việc thực hành thực tế những tầng bậc của con đường.

Trongsự liên hệ với điều trước, Đoạn thứ chín giảithích sự thực hành tin cậy chính đáng trên một vị thầytâm linh (Skt: kalyanamitra; Tib: ge-wai she-nyen). Giống nhưcó thể có những người bạn tiêu cực và những người bạntâm linh, cũng có cả hai loại những vị thầy tiêu cực vànhững vị thầy tâm linh.

Vớisự lưu tâm bình thường, kiến thức trên thế gian, mặc dùtrong sự phân tích sau cùng là những gì chúng ta học thấyqua qua sự học hỏi và sự hiểu biết trưởng thành củachính chúng ta, tuy thế, lúc ban đầu, chúng ta cần aiđấy giới thiệu cho chúng ta nội dung chủ đề và hướngdẫn chúng ta xuyên suốt qua những điều ấy. Tươngtự thế, khi thấy qua sự chuyển hóa tâm linh, mặc dù kinhnghiệm chân thật xảy đến qua sự phát triển kiến thứcvà sực thực hành của chính chúng ta, một lần nữa chúngta cần một vị thầy kinh nghiệm chỉ cho chúng ta con đường.

Vìvị thầy tâm linh rất quan trọng thiết yếu cho sự thựchành của chúng ta, đạo sư Tông Khách Ba đi vào những diễngiải chi tiết rộng rãi trong Đại diễn giải về những Tầngbậc của Con đường, trình bày chủ đề trong ba đề mụclớn: Những phẩm chất của vị thầy tâm linh, nhữngphẩm chất đòi hỏi cho người đệ tử, và mối quan hệchính giữa vị thầy và đệ tử.

NHỮNGPHẨM CHẤT CỦA VỊ THẦY TÂM LINH

Trìnhđộ chuyên môn của một vị thầy thích hợp có thể tim thấytrong những văn bản luật tạng của tất cả mọi truyềnthống cho đến Kim Cương thừa. Vì ở đây chúng ta thảoluận về giáo huấn Đại thừa một cách tổng quát, chúngta sẽ quant tâm đến mười khả năng của vị thầy như đượctrình bày trong Di Lặc Trang Nghiêm của kinh điển Đại thừa(Maitreya’s Ornament of the Mahayana Sutras):

1-Một tâm nguyên tắc (liên hệ đến phẩm chất của việclàm chủ sự huấn luyện cao cấp trong nguyên tắc đạo đức).

2-Một tâm tĩnh lặng (liên hệ đến phẩm chất làm chủ việchuấn luyện cao cấp trong thiền quán và tập trung).

3-Một tâm tĩnh lặng thấu đáo triệt để (liên hệ đến phẩmchất làm chủ việc huấn luyện cao cấp trong tuệ trí, một cách đặc biệt về tuệ trí vô ngã [Skt: anatman; Tib:dag-med]).

4-Một kiến thức vượt trội đệ tử trong bất cứ chủ đềgì được giảng dạy.

5- Năng lượng và nhiệt tình giảng dạy đệ tử.

6-Học rộng để có những tiềm năng từ đấy vạch ra nhữngthí dụ và trích dẫn.

7-Thực chứng tính không – nếu có thể, một sự thực chứngchân thật về tính không, nhưng tối thiểu là một chí nguyệnthực tập tính không trên căn bản của sự ngưỡng mộ sâuxa cho sự giảng dạy về điều này.

8-Biện tài và thiện nghệ trong việc trình bày giáo pháp vìthế sự giảng dạy có kết quả.

9-Từ bi thâm thẩm và quan tâm sâu xa cho sự cát tường củađệ tử, người tiếp nhận giáo huấn (có lẻ phẩm chấtquan trọng nhất trong tất cả).

10-Kiên cường để duy trì nhiệt tình và sự cống hiến đếnđệ tử, không trở nên thối chí không kể lời giảng đượclập đi lập lại nhiều lần.

Baphẩm chất đầu liên hệ đến sự thực tập và kinh nghiệmcủa Ba sự Rèn luyện Cao cấp về đạo đức, tập trung, vàtuệ trí (tam vô lậu học: giới, định, tuệ). Nhữngphẩm chất quan trọng khác là có sự thực chứng về tínhkhông như căn bản tự nhiên của thực tại và từ bi yêuthương cho đệ tử. Những ai đảm đương vai trò củavị thầy phải bảo đảm những phẩm chất này được hiệndiện trong chính mình.

Khiluận giải về mười phẩm chất này trong Đại Diễn giảivề những Tầng bậc của Con đường, đạo sư Tông KháchBa (Tsong Khapa) đã trình bày một điểm rất quan trọng. Ngài nói rằng nếu tâm chúng ta không nguyên tắc, không đàoluyện, thì không có cách nào chúng ta có thể huấn luyệntâm thức của kẻ khác. _19 Vì thế, nếu muốn là mộtvị thầy, trước hết chúng ta phải tìm cách rèn luyện tâmthức chính mình. Ngài tiếp tục nói rằng cung cách củanhững vị thầy tương lai phải nên rèn luyện tâm thức họqua sự thực tập về Ba sự Rèn luyện Cao cấp (tam vô lậuhọc: giới, định, tuệ).

Xahơn nữa, những vị thầy không nên giới hạn sự giảng dạychỉ một hay hai điểm của giáo Pháp mà nên trình bày nhữngsự thực tập đặc thù với kiến thức tròn vẹn cùng vịtrí của chúng trong khuôn khổ toàn bộ những lời dạy củaĐức Phật.

Nếukhác đi, chúng ta có thể dùng những tiêu chuẩn sai để đánhgiá sự thích hợp của một vị thầy. Điều này thườngxảy ra ở Tây Tạng. Người Tây Tạng có một niềm tinvô hạn đối với giáo Pháp, nhưng trình độ kiến thức củahọ không luôn luôn tương xứng với sự cung hiến của họ. Thay vì đánh giá những vị thầy tâm linh bằng những phẩmchất nội tại của họ, người ta lại căn cứ sự ướcđịnh của họ trên những sự biểu hiện bên ngoài, như sốlượng ngựa trong đoàn tùy tùng của một lạt ma. Nếu mộtlạt ma đang du hành trong một đoàn hộ vệ to lớnđông đảo, người ta sẽ nói rằng, “Ô, ông ấy phải làmột vị lạt ma rất cao cấp!” Người ta cũng thíchhướng đến để xem vị lạt ma đang ăn mặc áo quần gì– một cái nón đặc trưng, áo dài thêu kim tuyến, v.v… -như một biểu hiện cho tâm linh cao quý của ông ta.

Chuyệnkể rằng khi đạo sư A Để Sa (Atisha) lần đầu tiên đếnTây Tạng, người thông dịch của Ngài, Nagtso Lotsawa, và vuaNgari, Jangchub Ö, gởi một lá thư mời tất cả những lạtma cao cấp Tây Tạng đến và tiếp đón vị đại sư Ấn Độnày. Một đoàn đông đảo những lạt ma đến để gặpA Để Sa, và khi họ cởi ngựa đến, họ có thể được thấytừ một khoảng cách thật xa. Tất cả họ đều ăn mặcrất nổi bật – áo quần tơm tất lộng lẫy với nhữngchiếc nón chế tạo công phu, như những cái đầu của nhữngcon quạ. Khi A Để Sa thấy họ, Ngài trùm chiếc khănchoàng cổ lên đầu trong một sự sợ hải chế nhạo và lalớn lên, “Ối trời ơi! Những con yêu ma Tây Tạng đang tớikia kìa!” Khi các vị lạt ma xuống ngựa, họ cớinhững chiếc áo choàng và trang phục lộng lẩy cho đến khihọ chỉ còn mặc những y áo của tu viện, và bước tớiA Để Sa, lúc ấy Ngài mới hài lòng.

Trênchủ đề này, chúng ta cũng có thể nhìn vào đời sống củaMilarepa, người chói lọi như đỉnh cao trân bảo trong cácthiền giả Tây Tạng. Một ngày nọ lạt ma Noro Bönchungtừng nghe tiếng tăm vang dội của Milarepa, đến thăm ông. Tuy thế, khi ông gặp Milarepa mặt đối mặt, ông ta hoàntoàn ngạc nhiên, và sau này bình luận với người khác rằng,“Milarepa này rất là nổi tiếng, nhưng khi chúng ta thật sựgặp ông ấy, ông ta chỉ giống như một kẻ hành khất.”

Điềunày nhắc chúng tôi về tính khiêm hạ của một đại lạtma khác, đạo sư dòng Kadampa, Dromtönpa. Câu chuyện kểrằng, một lần khi Dromtönpa đang du hành từ nơi này đếnnơi khác, ông gặp một tu sĩ Tây Tạng người đang đi bộtrong một thời gian nào đấy. Vị tu sĩ này rất mệtmỏi và đôi ủng của ông bắt đầu làm tổn thương đôichân ông ta, vì thế ông cởi đôi ủng ra và vì Dromtönpa trônggiống như một người cư sĩ tầm thường, nên vị tu sĩ yêucầu ông mang giùm đôi ủng. Dromtönpa vác lấy đôi ủngnặng trên lưng mà không hỏi gì cả. Sau này, khi họđến gần một tu viện, vị tu sĩ nhận thấy tất cả nhữngtăng sĩ đang xếp hàng hai bên đường, rõ ràng đang chờ đợiđón tiếp ai đấy. Vị tu sĩ tự nghĩ, “Họ không biếtmình đang đến, và cách nào đi nữa, sự đón tiếp này khôngthể là dành cho mình,” vì thể ông quay sang Dromtönpa và nói,“Sự chào đón này rõ ràng dành cho ai đấy quan trọng. Ông có ý kiến nó dành cho ai không?” Dromtönpa trả lời,“Có thể sự tiếp rước dành cho tôi.” Vị tu sĩ nhìn Dromtönpa hết sức ngạc nhiên và nhận ra điều gìông ta đã làm, vị tu sĩ chạy đi, bỏ lại đôi ủng củaông ta phía sau.

Cũngcó một thí dụ rất gần đây. Khoảng thời giangiao thời của thế kỷ, có một vị đại thiền sư và giáotho tên là Dza Patrul Rinpoche, người đúng thực là một vịđại bồ tát và hiện thân những lời dạy của tôn giảTịch Thiên trong tác phẩm, Hướng Dẫn Con Đường Bồ TátĐạo trong Cuộc Sống. Dza Patrul Rinpoche có rất nhiềuđệ tử nhưng thường hướng đời sống như một hànhgiả du phương. Bất cứ khi nào ông trụ tại một nơi, ông bắt đầu lôi cuốn những người đệ tử và những ngườibảo trợ đặc biệt. Sau một thời gian, ông thấy đãquá nhiều và đi nơi khác để tìm sự tĩnh lặng.

Mộttrong những thời gian ấy, Dza Patrul Rinpoche tìm một nơi trúngụ trong nhà một bà lão, và bắt đầu làm những việc nhàtrong khi theo đuổi sự thực hành tâm linh của mình. Mộtngày nọ, khi ông đi ra ngoài để đổ cái bô trong phòng bàlão, một số lạt ma dừng lại bên căn nhà. Họ nóivới bà lão rằng họ nghe thầy của họ có thể đang trúngụ đâu đấy trong vùng này và hỏi bà lão có thấy ôngkhông. Bà hỏi ông trông ra sao, và khi họ bắt đầu diễntả hình dáng thông thường của ông, ông mặc áo quần nhưthế nào và v.v…bà lão chợt nhận ra người đang đổ bôbên ngoài là một đại lạt ma, Dza Patrul Rinpoche. Bà taquá lúng túng về việc ấy, giống như vị tu sĩ kể trên,bà ta cũng chạy biến đi. Chúng tôi đã nghe câu chuyệnấy từ Khunu Lama Tenzin Gyaltsen.

Điểmtrọng tâm của tất cả những điều này là một vị thầychân chính Đại thừa nên là người vui thích với sựđơn giản, ao ước sống cuộc đời ẩn dật và như người Tây Tạng thường nói, lẫn tránh trong sự tĩnh mịchnhư một con vật bị thương. Truyền thống Tây Tạng nói rằng những vị thầy Đại thừa nên có ít nhấthai phẩm chất căn bản.

- Thứ nhất, từ trong sâu thẩm của trái tim, chúng ta nên xemđời sống tương lai là quan trọng hơn đời sống này. Không có điều này, không một điều gì người ta làm trởthành Pháp bảo.

- Thứ hai, những vị thầy nên xem lợi ích của những ngườikhác là quan trọng hơn lợi ích của chính mình. Khôngcó điều này, không điều gì người ta làm trở thành Đạithừa.

NHỮNGPHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ

TrongĐại Diễn Giải, đạo sư Tông Khách Ba đi vào luận giảiba khả năng chính của một người đệ tử lý tưởng:

1-Một tâm khách quan và cởi mở.
2- Thôngtuệ để phán đoán giữa đúng và sai, thích đáng vàkhông thích đáng.
3-Nhiệttình và thích thú trong chủ đề.

Kháchquan và cởi mở là chủ yếu, quan tâm đến những gì chúngta muốn học. Định kiến là một chướng ngại đếnnhận thức. Khách quan bảo đảm rằng chúng ta đang thâmnhập vào giáo Pháp trong một cung cách nghiêm túc và với mộtđộng cơ đúng đắn. Kinh điển và Tràng Hoa Quí Báucủa Long Thọ, cả hai đều nhấn mạnh điều này, và diễntả bốn cách sai lạc để tiếp cận và thâm nhập trong giáoPháp:

1-Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự ràng buộc vào một truyềnthống hay một phong tục đặc thù nào đấy.

2- Nương tựa nơi giáo Pháp bởi sự thù hận hay thù địch.

3-Nương tựa nơi giáo Pháp để tìm một sự thoải mái tạmthời khỏi sự đe dọa thực sự hay một nhận thức đe dọa.

4-Nương tựa nơi giáo Pháp bởi vô minh hay mù quáng.

Vớisự liên hệ đến điểm thứ hai, đôi khi người ta có quánhiều sự ác cảm đối với điều gì đấy thế là họ đitheo bất cứ điều gì đối kháng lại nó. Thí dụ, cónhững người ở Ấn Độ có động cơ tham gia vào giáo Pháptrong sự chống lại vị thế truyền thống giai cấp của họnhư những cùng đinh. Họ theo Phật giáo do bởi cảm giáctiêu cực đối với di sản tôn giáo truyền thống.

Phẩmchất thứ hai của một đệ tử lý tưởng là thông tuệ cũngrất quan trọng, vì sự thông tuệ cho phép chúng ta phân biệtgiữa đúng và sai, v.v…

Khibình luận về phẩm chất này và những thái độ khác nhaumà những hành giả phải có đối với vị thầy của họ,đạo sư Tông Khách Ba viết rằng những người đệ tử phảiliên hệ đến vị thầy của họ như những đứa trẻ trungthành và kính cẩn. Điều này không có nghĩa là chúngta phải đưa dây xích cho bất cứ ai muốn nắm lấy nó, nhưngchỉ cho những ai sở hữu những phẩm hạnh chân thật caothượng. Để minh chứng cho điểm này, Ngài trích dẫnLuật tạng nói rằng nếu một vị thầy nói điều gì mâuthuẫn với giáo Pháp, chúng ta không nên đi theo lời dạy ấy. Một đoạn khác tuyên bố rằng nếu vị thầy nói điều gìấy một cách mâu thuẫn toàn bộ khuôn khổ của con đườngĐức Phật, người đệ tử phải chỉ thiếu sót này đếnvị thầy.

Điềunày nhắc chúng tôi một câu chuyện. Một bậc thầy họcvấn uyên bác, Geshe Sherab Gyatso, thường tham dự những khóagiảng dạy của một trong vị thầy của ông, Muchog Rinpoche. Bất cứ khi nào Muchog Rinpoche trình bày một điểm ấn tượnghấp dẫn, Geshe Sherab sẽ lập tức ca ngợi và nói, “Vâng,đây là những lời dạy đầy năng lực. Hấp dẫn sâuxa.” Tuy nhiên, nếu Muchog Rinpoche nói điều gì mâu thuẫnvới những lời dạy của Đức Phật, Geshe Sherab sẽ lậptức cự tuyệt một cách dứt khoát những gì thầy ôngvừa nói, nói rằng, “Không, không, không. Không ai nóinhững lời như vậy.”

Liênhệ với phẩm chất thứ ba của người đệ tử, nhiệt tìnhvà thích thú trong những lời giáo huấn, ngay từ lúc bắtđầu của Đại Diễn Giải về Những Tầng Bậc của Con Đường,khi tổ sư Tông Khách Ba tuyên bố mục tiêu của Ngài đểtrước tác luận giải, chúng ta tìm thấy một đòi hỏi chosự chú ý của những độc giả có phẩm chất khách quan đượcban cho khả năng thông tuệ và nguyện ước làm cho sự tồntại nhân bản của họ có ý nghĩa. Để làm cho đờisống của chúng ta có ý nghĩa trọn vẹn, chúng ta cần sựnhiệt tình và thích thú trong những lời giáo huấn, nếu khácđi, bất cứ điều gì chúng ta học giống như một cây đènvẽ trên giấy – nó không thể chiếu sáng bất cứ điềugì – và nhận thức chúng ta vẫn ở trình độ kiến thứcđơn thuần.

Chúngta tìm thấy những lời cổ vũ tương tự trong những bậcthầy Ấn Độ. Trong những dòng mở đầu của nhữnglời bình luận về Di Lặc Trang Nghiêm Thực Chứng Minh Bạch,Sư Tử Hiền (Haribhadra) nói rằng thầy của ông, Giải ThoátQuân (Vimuktisena), viết một luận giải về Kinh Tuệ Trí ToànThiện (Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật). Thiên Thân (Vasubandhu),thầy của Giải Thoát Quân cũng viết một luận giải vềnhững kinh điển này, nhưng sự giải thích của các ngài ýnghĩa căn bản theo triết lý Duy Thức (Cittamatra). Nhận thấy rằng thầy của ông là Thiên Thân, đã không hoàntoàn hiểu những ý nghĩa của những kinh điển này. GiảiThoát Quân đã tự viết một luận giải như một sự điềuchỉnh. Điều này cho thấy rằng ngay cả những họctrò với một sự tận tâm và tôn kính vị thầy của họcũng nên có sự thông tuệ để chỉ ra những sai sót mà vịthầy của họ đã vấp phải.

Mộtthí dụ khác liên quan đến bậc thầy Ấn Độ là Pháp Xứng(Dharmakirti), thầy của ông là một học trò của một họcgiả uyên bác vào thế kỷ thứ bảy là Trần Na (Dignaga). Pháp Xứng dùng những tác phẩm của Trần Na trong sự nghiêncứu của ông về “triết lý của tự nhiên và giới hạncủa kiến thức” (epistemology). Khi đọc những tác phẩmvới thầy của ông, Pháp Xứng nhận tháy rằng ngay cả thầycủa ông cũng không hoàn toàn hiểu những ý nghĩa của TrầnNa. Khi Pháp Xứng đề cập điều này đến thầy củaông, thầy ông mời ông viết một luận giải lấy những lờigiải thích của chính ông như một đối tượng của bài phêbình.

Nhữngthí dụ này cho thấy rõ ràng rằng những bậc thầy lớn thậtsự mang trái tim lời dạy của Đức Phật rằng những đệtử của Ngài không nên chấp nhận những lời của Ngài mộtcách đơn giản bằng sự tôn kính mà nên nghiên cứu cẩnthận chúng trong cách của thợ kim vàng thử vàng qua việcchà xát, cắt gọt, và đốt cháy rồi mới chấp nhận giátrị những lời dạy của Ngài chỉ trên căn bản sự phântích của chính họ.

Đạithừa có một truyền thống lâu dài đưa những lời dạy củaĐức Phật để phân tích tỉ mĩ và thể nghiệm, theo đấyvới một sự dẫn giải ra tiếp cận để phân biệt giữanhững lời dạy có thể được thấy những giá trị ở bềmặt và những lời dạy đòi hỏi sự giải thích sâu hơn. 21 Điều này là cần thiết bởi vi có những lời dạytrong kinh điển, nếu theo từng chữ, thật sự mâu thuẫn vớilý trí và kinh nghiệm. Những lời diễn giải này đãđược tạo nên bởi những hành giả và đạo sư Đại thừa, những người có niềm tin duy nhất và không lay chuyểnở Đức Phật, một số vị thật sự muốn hy sinh cả tínhmạng để phụng sự Đạo Pháp. Ngay cả những đạosư tận tâm như thế cũng mang lời của Đức Phật để phântích phê bình.

THIẾTLẬP SỰ TIN CẬY CHÍNH ĐÁNG

TrongĐại Luận Thuyết, đạo sư Tông Khách Ba đi vào diễn tảmột phong cách thật sự của sự nương tựa tin cậychính đáng ở một vị thầy tâm linh nên được phát triểnvà thiết lập. Ngài viết, “Nương tựa tin cậy mộtvị thầy tâm linh là nền tảng của con đường, bởi vì vịthầy tâm linh là cội nguồn của tất cả những lợi íchtạm thời và (đặc thù) chủ yếu.” Điểm chỉ ra ởđây là nếu chúng ta gặp một vị thầy tâm linh chân thật,vị này có thể giúp chúng ta mở con mắt của tỉnh thứcvà hướng dẫn chúng ta trên con đường.

Sựthực hành nương tựa tín cẩn một vị thầy tâm linh đượcbiểu hiện thông qua cả tư tưởng và hành động, nhưng tíncẩn qua tư tưởng là chìa khóa then chốt. Điều nàybao hàm sự phát triển hai phẩm chất chính, tin tưởng vàtôn kính. Trong con đường tiệm tiến (lam-rim), chúng tathường thấy những sự trích dẫn từ kinh điển Kim Cươngthừa nói rằng chúng ta phải nhận thức vị thầy của chúngta như một vị giác ngộ chân thực. Đấy là điều quantrọng nổi bật của sự thực hành này.

Bằngsự khuyến khích chúng ta trau dồi một nhận thức về vịthầy của mình như một vị giác ngộ, luận giải con đườngtiệm tiến không có nghĩa rằng sự tin cậy như thế ở vịthầy tâm linh là không thể thiếu. Nếu chúng ta nhìnvào cấu trúc của giáo huấn con đường tiêm tiến, mặc dùtất cả những sự thực tập được tổ chức trong khuônkhổ của ba giai đoạn, những sự thực hành của giai đoạnđầu và giữa được xem như những sự thực hành thông thường, thuật ngữ “thông thường” ngụ ý rằng trong chúngvà tự chúng không phải là những sự thực tập đầy đủhay hoàn toàn.

Giaiđoạn đầu của giáo huấn thảo luận về việc cần thiếttrau dồi sự khao khát cho một sự tái sinh tốt đẹp hơn vàchứa đựng những sự thực tập liên hệ đến nguyện vọngấy. Giai đoạn giữa của giáo huấn đối diện vớinhững sự thực tập của Ba Sự Rèn Luyện Cao Cấp về đạođức, thiền định, và tuệ trí (giới, định, tuệ), nhưngngay cả ở đây chúng không được trình bày một cách đầyđủ bời vì chúng vẫn còn ở trong phạm vi của con đườngĐại Thưà. Vấn đề là những luận giải của con đườngtiệm tiến (lam-rim) được viết cho rằng khuynh hướng cănbản của hành giả là để tiến vào con đường Kim Cương Thừa nhằm mục tiêu đạt đến giác ngộ (giai đoạn lớn). Vì thế, mặc dù giáo huấn con đường tiệm tiến (lam-rim)trình bày ý tưởng của nhận thức vị thầy của mình nhưmột vị giác ngộ chân thật, nó không có nghĩa là mỗi sựthực tập tâm linh đơn lẻ tùy thuộc trên loại tín cẩnấy. Trau dồi nhận thức vị thầy của mình như mộtvị giác ngộ hoàn toàn, chỉ là sự liên hệ trong phạmvi của Kim Cương Thừa mà không phải trong những sựthực tập thông thường.

Sựtín cẩn nương tựa thực sự ở vị thầy tâm linh đượcthực hành thông qua sự trau dồi những tư tưởng nào đấy,tin tưởng, khâm phục và tôn kính một cách đặc thù, căncứ trên việc nhận thức lòng ân cần thân ái to lớn củavị thầy của mình. Tuy thế, nó không chấm dứt ở đấy,thực tế, mục tiêu chính của việc trau dồi những thái độnhư thế là để đánh thức lòng nhiệt tình và tận tâm chosự thực tập của chúng ta. Bằng sự trau dồi nhữngtư tưởng như ngưỡng mộ và tôn kính, chúng ta phát triểnmột sự cảm kích (và đánh giá) sâu hơn với những gì vịthầy tâm linh đã biểu hiện, và sự thệ nguyện cùng dânghiến của chúng ta để sự thực tập tăng tiến mộtcách tự nhiên. Phương cách tốt nhất của việc làmmột sự cúng dường đến vị thầy của mình là thực tậpnhững gì mà chúng ta đã được dạy. Như Milarepa đãviết, “tôi chẳng có bất cứ món vật chất nào để cúngdường thầy tôi, nhưng tôi vẫn có sự cúng dường tốt nhất– sự thực tập và kinh nghiệm của tôi.”

Trongnhững tác phẩm của những vị thầy lớn chúng ta tìm thấymột dòng tuyên bố rằng trong khi có thể có một câu hỏi như duy chỉ sự thiền quán có thể đưa chúng ta đến giảithoát hay không, không có một sự nghi ngờ nào về lòng tinsâu xa, sự cung hiến tận tâm và sự tôn kính vị thầy mìnhcó thể có. Điều này khuyến nghị rằng, trong luậngiải của Kim Cương Thừa, nếu chúng ta cảm thấy một cáchsâu sắc, trong một niềm tin duy nhất và sự tôn kínhđối với vị thầy tâm linh của mình, chúng ta sẽ kinh nghiệmmột nhiệt tình vô hạn và có một sự tiến bộ nhanh chóngtrong việc thực tập của chúng ta.

Đạosư Luân Giới (Chakrasamvara), Gandapa, đã viết rằng một mìnhvị thầy tâm linh có thể hướng dẫn chúng ta đến giảithoát. Tuy nhiên, bình luận về điểm này, đạo sư TôngKhách Ba nói rằng thuật ngữ “một mình” ở đây khôngphải là độc nhất nhưng đúng hơn là nhấn mạnh đặt trênsự quan trọng của việc tín cẩn nương tựa với vị thầytâm linh trong phạm vi Kim Cương Thừa. Sự dânghiến đến vị thầy của mình không độc chiếm sự cầnthiết của tất cả những sự thực tập khác, bởi vì chỉsự dâng hiến không thôi thì không thể đưa đến giải thoát. Chúng ta cần hiểu những phạm vi khác nhau trong những nhậnthức nào đấy liên hệ. Nếu chúng ta có một sự thônghiểu rộng rãi toàn bộ ý tưởng về tín cẩn nương tựaở một vị đạo sư, nó sẽ giúp chung ta đối phó với mộtsố những vấn đề rắc rối và khủng hoảng mà chúng tathấy ngày nay trong việc liên hệ với sự thực hành này.

CÂUHỎI VÀ TRẢ LỜI

HỎI: Nếu tôi không hiểu sai những gì Ngài nói trước, phần thựctập tín cẩn nương tựa đạo sư là chỉ ra chỗ mà chúngta nghĩ vị thầy của chúng ta đã sai lầm. Thứ nhất,chúng ta làm gì khi gần như không thể nói lên sự bất đồngquan điểm hay ý kiến đến vị thầy của mình bời vì nhữngngười ở chung quanh vị đạo sư có khuynh hướng ngăn trởđể bày tỏ những lời phê bình? Thứ hai, làm thế nàochúng ta hòa thuận khi nắm lấy những quan điểm khác biệtmột cách căn bản trên những vấn đề nào đấy từnhững lời giảng dạy bởi vị đạo sư của mình?

ĐÁP:Nếu một vị đạo sư hay một vị thầy tâm linh đã làm điềugì đấy sai lầm mà cần thiết được chỉ ra, có thể cóhai loại động cơ cho những ai đấy ở chung quanh vị thầy– thí như những thị giả hay những vị đệ tử thân cận– cố gắng để che dấu nó hay phòng ngừa việc vạch trầnnỏ ra hay chỉ nó ra đến vị thầy. Mặt khác, độngcơ của họ có thể hoàn toàn vô tội, họ có thể chỉ đangcố gắng bảo vệ và hổ trợ vị thầy của họ. Nhữngđộng cơ như thế là kết quả của mù quáng hơn là mộtsự vận động chủ tâm của hoàn cảnh. Tuy thế, ngaycả nếu trường hợp ấy, vẫn có sự nguy hiểm có thể tổnhại vị thầy, thực tế, thành ngữ Tây Tạng nói rằngnhững đệ tử sốt sắng sùng kính có thể biến mộtvị thầy đúng đắn thành một người sai lầm.

Mặtkhác, động cơ của những người thị giả và những ngườiđệ tử thân cận có thể là thế gian hơn – họ có thểkhông muốn làm cho những việc làm sai trái của thầy họcông cộng hóa vì sợ tổn hại đến danh dự của vị ấy. Điều này hoàn toàn sai, và chúng ta phải tìm một cách biểulộ sự quan tâm của chúng ta đến vị thầy của mình. Tuy thế, cũng rất quan trọng để bảo đảm rằng động cơcủa chính chúng ta là trong sạch. Chúng ta không nên hànhđộng vì thù địch đến vị thầy mình hay đơn giản chỉvì mong muốn biểu lộ sự không hài lòng của chúng ta. Như tuyên bố của những lời giáo huấn Đại Thừa, chúngta phải bảo đảm rằng mọi thứ mà vị thầy của mình giảngdạy phù hợp với những lời giáo huấn của Đức Phật. Chúng ta cũng phải thực hành phương châm của sự nương tựatrên lời giáo huấn mà không phải là cá nhân vị ấy (y phápbất y nhân). ­­22

Đểtrả lời cho câu hỏi thứ hai, không chắc rằng ông (hay bà)không đồng ý với thầy của mình trên mỗi vấn đề đơnlẻ. Điều đó hầu như không có thể xảy ra. Vềcơ bản, chúng ta nên tiếp nhận và thực hành những lờidạy phù hợp với căn bản giáo huấn của Đức Phật vàđừng để ý đến những điều không phù hợp.

HỎI: Chúng tôi có cần một vị đạo sư để đạt đến giác ngộhay chi học hỏi giáo Pháp , sống một cuộc đờiđạo đức, tham dự các khóa thuyết giảng và thực hành thiềnquán là đủ?

ĐÁP: Dĩ nhiên có thể thực hành, học hỏi, và hướng một đờisống đạo đức mà không thật sự cần một vị đạosư. Tuy nhiên, chúng ta nên hiểu rằng khi chúng ta nóivề giác ngộ, chúng ta không phải nói về điều gì ấy màcó thể được đạt đến trong vài năm mà là về một nguyệnvọng tâm linh, và điều ấy trong một số trường hợp cóthể cần đến nhiều kiếp sống và khoảng thời gian vô tận. Nếu chúng ta không thể tìm ra một vị thầy đủ khả năng,người mà chúng ta có thể giao phó sự cát tường tâm linhcủa mình, thế thì dĩ nhiên, để giao phó tự thân đến nhữnglời dạy về giáo Pháp thật sự và sự thực hành trên cănbản ấy là có hiệu quả hơn.

Chúngtôi có thể kể một câu chuyện liên quan về điều này. Dromtönpa là một vị đạo sư tâm linh lớn người thậtsự là hiện thân của những lời giáo huấn vị tha của sựtrao đổi lợi ích bản thân và những người khác. Thựctế, cuộc đời sau này của ngài, ngài tự dâng hiến mìnhđể phục vụ những người khổ đau vì bệnh phong hủi. Ngài sống với họ và cuối cùng đánh mất đời sống chínhngài với chứng bệnh ấy.

KhiDromtönpa nằm chờ chết, đầu ngài nằm trên đầu gối mộttrong những người đệ tử lớn của ngài, Potowa, và thấyPotowa đang khóc. Rồi thì Potowa nói rằng, “Sau khi thầyviên tịch, chúng con có thể giao phó sự cát tường tâm linhcủa chúng con cho ai? Chúng con có thể xem ai như thầycủa chúng con?”

Dromtönpatrả lời, “Đừng lo lắng. Các con vẫn còn có mộtvị thầy sau khi ta ra đi

–Tam tạng kinh điển, là những lời dạy của Đức Phật. Hãy giao phó chính mình cho Tam tạng kinh điển, và lấy Tamtạng như thầy của các con.”

Tuyvậy, khi chúng ta tiến hành theo con đường tâm linh, tại mỗithời điểm chúng ta chắc chắn sẽ gặp một vị thầy thíchhợp và đúng lúc.

HỎI: Nhiều kinh luận diễn tả mục tiêu của hành giả như chínhlà Phật quả, tuy thế trong những pháp sư phương tây ở đấydường như làcó khuynh hướng đối với việc chấp nhậnnhững kết quả từng phấn, giống như Phật quả là điềukhông thể đạt đến. Thái độ mới này là chấp nhậntâm luân hồi ngắt quảng bằng những giai đoạn tâm linh vàdường như được đặt căn cứ trên sự bất lực để đạtđến sự giải thoát hoàn toàn cho chính họ của những vịthầy mẫn cán. Có phải tìm kiếm Phật quả trongđời sống này vẫn có thể làm được trong điều mà ĐứcPhật tuyên bố là thời kỳ đen tối (mạt pháp) củaPhật giáo?

ĐÁP: Nếu chúng ta hiểu tiến trình để đạt đến Phật quả từnhận thức Đại Thừa phổ quát, sự đạt đến Phật quảtrong thời gian ba vô số kiếp (ba a tăng kỳ kiếp) đượcnói là một quan điểm nhanh chóng. Một số kinh luậnnói đến bốn mươi a tăng kỳ kiếp. Tuy nhiên, theo nhữnggiáo huấn Kim Cương Thừa phổ thông, những hành giả vớinhững trình độ nhận thức cao (chứng pháp) có thể kéo dàituổi thọ tối đa của họ và đạt đến Phật quả chỉtrong một kiếp sống. Giáo huấn Tantra Yoga Tối Thượng nhậnđịnh rằng thậm chí trong đời sống ngắn ngủi của conngười, có thể có những sự giác ngộ hoàn toàn hiện hữu.

Cũngcó ý kiến của một số chúng sinh có thể đạt đến sựgiác ngộ hoàn toàn sau một khóa tu tập ba năm, điều nàyquá khác với sự tuyên truyền của cộng sản Hoa Lục. Chúng tôi bình phẩm điều này một phần như đùa, nhưng mộtphần hoàn toàn nghiêm chỉnh –thời gian chúng ta dự đoáncàng ngắn, hiểm họa đánh mất can đảm và nhiệt tình cànggia tăng. Bỏ qua một bên câu hỏi sẽ mất ba hay bốnmươi a tăng kỳ kiếp để đạt đến giác ngộ, khi chúngta trau dồi một cách sâu xa những quan điểm (tình cảm) đầynăng lực như thế những điều ấy trùng hợp với lời nguyệncầu của tôn giả Tịch Thiên (Shantideva),

Chođến khi nào không gian còn tồn tại
Chođến khi nào vẫn còn chúng sinh

Chođến lúc ấy, nguyện cho tôi vẫn hiện hữu

Đểxua tan khổ đau cho trần thế.

Thờigian hoàn toàn không liên quan, chúng đang nghĩ trong những hìnhthức của vô tận (không bờ bến). Cũng thế, khi chúngta đọc kinh điển Đại Thừa đường đi qua gắn liền vớisự thực hành Bồ Tát Đạo của điều gọi là áo giáp nhẫnnhục, một lần nữa thời gian chẳng có ý nghĩa. Đâylà những quan điểm can trường và cảm hứng vô cùng tận.

Illuminatingthe Path to Enlightenment
ChapterThree: Relying on a Spiritual Teacher

http://www.lamayeshe.com/index.php?sect=article&id=398&chid=1009

HồngNhu dịch kệ

TuệUyển chuyển ngữ

18-06-2009

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]