Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Ý nghĩa Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt

10/04/201111:20(Xem: 14605)
1. Ý nghĩa Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

Phần 2

QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

III.QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG A HÀM HAY NIKÀYA

AHàm (àgama) là kinh tạng Bắc truyền, bao gồm: 1- Trường A Hàm, 2- Trung A Hàm,3- Tạp A Hàm, 4- Tăng nhứt A Hàm, ngoài ra còn có 5- Tạp tạng, tương đương vớiNam truyền Pàli tạng gồm có: 1- Trường Bộ kinh, 2- Trung Bộ kinh, 3- Tương ƯngBộ kinh, 4- Tăng Chi Bộ kinh, 5- Tiểu Bộ kinh. Ðây là năm bộ kinh của phái ÐồngDiệp bộ (Tàmra-sàtìya). Phần lớn giới học thuật cho rằng, kinh tạng A Hàm vàNikàya là kinh tạng được kết tập thành văn tự vào thời đại vua A Dục, tức vàokhoảng hơn 100 năm sau khi đức Phật nhập diệt, là những bài kinh được kết tậpthành văn tự sớm nhất trong thánh điển Phật giáo. Ðây là nguồn tư liệu đángđược tin cậy để chúng ta tìm hiểu tư tưởng, lịch sử cũng như đời sống sinh hoạtcủa đức Phật và tăng đoàn của đạo Phật Nguyên thủy.

Trongbài viết về Nghiệp này, người viết chủ yếu căn cứ hai kinh kinhTiểuNghiệp Phân Biệt (Cula kamma vibhanga suttam) số 135 và kinhÐại NghiệpPhân Biệt(Maha kamma vibhanga suttam) số 136 trong Trung Bộ kinh(Majjhima Nikàya). Hai kinh này tương đồng với trong Hán tạng là kinh OanhVũsố 170 và kinh Phân Biệt Ðại Nghiệpsố 171 trong Kinh Trung Ahàm. Theo một số học giả cho rằng, kinh Trung Bộ(Pàli tạng) là kinhcủa Bộ phái Ðồng Diệp (Tàmra-sàtìya); Kinh Trung A hàm (Hán tạng) làkinh của Bộ phái Thuyết nhứt thiết hữu (Sarvastivada). Tuy nguồn gốc xuất phátcủa kinh khác nhau, nhưng xét về nội dung của hai nguồn tư liệu này gần nhưgiống nhau hoàn toàn, chỉ riêng kinh Oanh Vũ so với kinh TiểuNghiệp Phân Biệtthì có khác nhau đôi chút. Kinh Oanh vũ của bản Hánthêm câu chuyện tiền thân con chó trắng là cha của Oanh vũ Ma Nạp Ðề Tử, cònkinh Tiểu Nghiệp PhânBiệt của bản Pàli thì không có đoạn này,phần còn lại hoàn toàn giống nhau. Sự khác biệt này không làm thay đổi nội dungchính của kinh, có lẽ bản Hán thêm phần này chỉ vì mục đích cường điệu hóa vấnđề nhân quả, nhằm mục đích tăng lòng tin cho hàng Phật tử tại gia mà thôi.

Quahai kinh Kinh Tiểu Nghiệp Phân BiệtKinh Ðại Nghiệp Phân Biệtcủa hai nguồn tư liệu, chúng ta cần lưu ý, hình thức cấu trúc và nội dung củahai bài kinh này không giống với những kinh khác. Về mặt hình thức chúng tathấy, hai kinh này đều mang từ phân biệt (vibhanga) là hình thức của Luận(abhidharma), nó không phải là hình thức kinh (sutra). Có lẽ đây là hình thứcluận đầu tiên của Phật giáo, khi Luận tạng chưa độc lập tách rời khỏi kinh. Ðâylà điểm chúng ta cần lưu ý, khi đề cập đến Luận tạng.

Mộtđiểm cần chú ý khác nữa là, đối tượng mà đức Phật trong nói hai bài kinh nàycũng không giống nhau; đối tượng mà đức Phật nói Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt hay Kinh Oanh Vũlà thanh niên Subha todeyyaputta, là một vị cư sĩ tạigia; còn đối tượng mà đức Phật giảng Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệtlà tôngiả A nan (Àønanda) và các vị Tỳ kheo, là những người xuất gia. Sự khác nhau vềđối tượng có rất có ảnh hưởng đến nội dung của kinh, đây không phải là trườnghợp duy nhất mà chúng ta thường gặp trong A Hàm. Ví dụ, chúng ta thường thấyđức Phật thuyết giảng cho giới cư sĩ thường chỉ trình bày những vấn đề như nămgiới, Bố thí, Bốn niềm tin bất động... nhưng đốiTỷ-kheo hoặc những bậc tri thức, đức Phật giảng về Năm uẩn, 12 xứ, 18 giới,Duyên khởi, Tứ đế... là những đề tài chuyên môn, mang tính triết học, Do vậy,người tại gia cư sĩ trong thời này khó lãnh hội. Ðó là lý do tại sao đức Phậtnói cùng một đề tài về “Nghiệp” nhưng phải phân làm hai kinh, nói cho hai đốitượng khác nhau.

Ðốitượng mà đức Phật nói kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt hay kinh Oanh Vũ làngười tại gia cư sĩ, do vậy, nội dung của kinh này, đức Phật chỉ trình bày mốiquan hệ nhân quả mang tính hình thức bên ngoài, là những hiện tượng mà trongcuộc sống chúng ta thường gặp. Như sự giàu và nghèo, địa vị và không có địa vị,sống lâu và chết yểu... là những hiện tượng của vật lý, không phải lãnh vực củatâm lý.

Nhưngđối tượng mà đức Phật nói Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệtlà người xuất gia,là những người uyên thâm Phật học, cho nên đức Phật trình bày mối quan hệ nhânquả hay nghiệp thiên về mặt tâm lý, không phải vật lý mang tính triết học, vàđặc biệt ngài chú trọng vai trò chánh kiến - trí tuệ. Lý do mà đức Phật đưa raquan điểm này, vì Ngài cho rằng, niềm vui và hạnh phúc của con người, không mấylệ thuộc vào sống lâu hay ngắn ngủi, giàu hay nghèo, có địa vị hay không có địavị... mà nó tùy thuộc vào sự hiểu biết hay trí tuệ của con người. Vì thế giớimà chúng ta đang sống, có biết bao nhiêu người giàu có, nhưng thử hỏi, họ sốngcó hạnh phúc hay không? có những người làm ông to chức bự, nhưng có bao nhiêungười được hạnh phúc? Thế thì người nghèo, không có chức tước... có hạnh phúcsao? Cũng không hẳn như thế. Theo đức Phật, chỉ có người có trí tuệ, sống trongsự hiểu biết mới thật sự có hạnh phúc. Do vậy, trong kinh này đức Phật nhấnmạnh vai trò chánh kiến, là vấn đề trọng tâm về quan điểm nghiệptrongPhật giáo. Ðó là sự khác biệt quan điểm giữa hai kinh. Nội dung của hai bàikinh này sẽ được trình bày và phân tích dưới đây. Trước nhất là kinh TiểuNghiệp Phân Biệt.

1.Ýnghĩa kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt

Lýdo đức Phật nói “Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt” là thanh niên Subhatodeyyaputta hỏi Phật: “Do nhân duyên gì cùng là loài người với nhau, nhưng cósự sai khác nhau về cuộc sống. Có người được người khác yêu mến, có người khôngđược người khác mến thương; người được sống lâu, người lại chết yểu; người khoẻmạnh, người bị nhiều bệnh hoạn; người đẹp kẻ xấu; người có chức quyền, ngườikhông chức quyền; người giàu kẻ nghèo; người thông minh, kẻ ngu muội?

ÐứcPhật trả lời: “Các loài hữu tình là chủ nhân của nghiệp, là thừa tự củanghiệp; nghiệp là thai tạng. Nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Nghiệpphân chia các loài hữu tình có liệt có ưu” .

Ðạiý câu trả lời này, đức Phật giải thích sự khác biệt nhau về cuộc sống của conngười chính là sự khác biệt về nghiệp. Nghiệpchính là chủ nhân phânchia sự sống của con người có sự sai khác. Như vậy, nghiệp là gì? Nghiệptiếng Phạn là karma, có nghĩa là hành động, hành vi, hay sự tạo tác. Ở đây,hành vi tạo tác có hai trường hợp, tạo tác có ý thức và tạo tác vô ý thức. TheoPhật giáo, tạo tác không có ý thức không thể gọi là nghiệp, chỉ có hành vi tạotác có ý thức mới thành nghiệp. Như trong Kinh Tư’ đức Phật dạy:

“Nếukẻ nào cố ý tạo nghiệp, ta nói rằng kẻ ấy phải thọ quả báo, hoặc thọ ngay trongđời hiện tại, hoặc phải thọ vào đời sau. Nếu tạo nghiệp mà không cố ý, ta nóirằng người ấy chắc chắn không phải thọ quả báo”.

Nội dung đoạn kinhvừa dẫn trên, đức Phật định nghĩa, thế nào là hành động được gọi là nghiệp vàthế nào là hành động phi nghiệp. Ở đây đức Phật định nghĩa, hành động có ý thứcđược gọi là nghiệp; hành động không có ý thức không thể gọi là nghiệp. Hànhđộng có ý thức là hành động phải chịu quả báo, hành động không có ý thức khôngphải trả quả báo. Như vậy, cái quyết định thành nghiệp hay không, không phải làhành vi mà chính là ý thức, vì ý thức giữ vai trò chỉ đạo hành động. Xuất pháttừ ý nghĩa này, tu tập cũng có nghĩa là sửa sai ý thức, không phải hành động,vì hành động là cái được chỉ đạo bởi ý thức.

Nghiệp cũng có haiý nghĩa, nghiệp thiện và nghiệp ác. Nghiệp thiện là nghiệp được chỉ đạo bởi tâmkhông tham không sân và không si; Nghiệp ác là nghiệp được chỉ đạo bởi tâm cótham có sân và có si. Nói một cách dễ hiểu là hành động nào mang một ý thức tốtđẹp, thì hành động ấy sẽ mang lại một kết quả tốt đẹp và ngược lại. Ví nhưchúng ta muốn trở thành một vị bác sĩ tài giỏi, điều kiện tất yếu là chúng taphải nỗ lực học tập, thâu thập kinh nghiệm trong ngành y khoa, nếu làm đúng nhưvậy thì chúng ta sẽ trở thành một vị bác sĩ tài giỏi. Ðó là kết quả của mộthành động có ý thức đúng đắn, được chỉ đạo bởi trí. Ngược lại, có người cũngmuốn làm bác sĩ, nhưng không nỗ lực học tập, không rút kinh nghiệm, thì ngườiđó sẽ không thành bác sĩ hoặc trở thành một vị bác sĩ không giỏi. Ðó là kết quảcủa một hành động thiếu ý thức, được chỉ đạo bởi vô minh.

Sự khác biệt nhauvề con người không phải là số phận, là định mệnh , chính là do hành nghiệp củachúng ta. Ðây là ý nghĩa chân chính mà đức Phật muốn trả lời cho vị thanh niênSubha todeyyaputta. Thế nhưng vị thanh niên này với trình độ Phật học quá nonkém, không hiểu ý nghĩa sâu xa về mối quan hệ giữa nhân và quả dưới góc độ tâmlý, do đó ngài không thể trình bày giáo lý sâu xa mà ngài đã chứng được, chỉ ycứ vào sự hiểu biết của vị thanh niên này, trình bày những gì với trí óc nonkém của họ có thể hiểu được. Sau khi quán sát biết như vậy, đức Phật khéo léodùng phương tiện, với suy nghĩ, làm thế nào để ngăn chặn những hành vi bấtthiện từ ông ta và xã hội, đem lại sự lợi ích, cho nên ngài căn cứ những hiệntượng thông thường của cuộc sống, giải thích mối quan hệ nhân quả mang tính vậtlý, nhằm giúp cho những người này từ bỏ và tránh xa những hành vi phi đạo đức,giúp cho họ có cuộc sống an vui, làm nền tảng cho sự công bằng và trật tự xãhội mà các nhà triết học trước đây đã phá hủy, hay xây dựng một hệ thống đạođức chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho giai cấp Bà-la-môn, là giai cấp thống trị tốicao của xã hội Ấn. Ðó là lý do tại sao đức Phật nói bài kinh này. Dưới đây làsự phân tích sự khác biệt giữa con người với con người trong cùng một xã hội,cho vị thanh niên này.

a.Sự khác biệt giữa người sống lâu và người chết yểu

Saukhi đức Phật trình quan điểm về nghiệpcủa mình, nhưng vị thanh niên Subhatodeyyaputta vẫn không hiểu ý nghĩa sâu xa về nghiệpcủa đức Phật, chonên ngài căn cứ vào trình độ, khả năng hiểu biết của vị thanh niên này, giảithích lý do tại sao giữa con người với nhau lại có người sống lâu có người chếtyểu. Như Ngài giải thích trong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệtnhư sau:

“Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ông hay đàn bà sát sanh, tàn nhẫn, tay lấmmáu, tâm chuyên sát hại đả thương, tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh.Do nghiệp ấy... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếu sanh làmngười... người ấy phải đoản mạng...”

Nội dung và ý nghĩađoạn kinh vừa dẫn trên, đức Phật giải thích, lý do con người có cuộc sống ngắnngủi và nhiều bịnh tật: Vì người ấy sống với tâm độc ác, không có lòng từ bi,tàn nhẫn sát hại mạng sống của chúng sinh... Ðây là nguyên nhân khiến cho mạngsống của họ ngắn ngủi, nhiều tật bệnh, hoặc sau khi mạng chung, người ấy phảisanh vào cõi dữ, ác thú hay địa ngục.

Ngược lại, ngườisống được trường thọ và ít bệnh tật:Vì người ấy sống với tâm từ bi,thương yêu mọi loài chúng sinh, không sanh tâm sát hại, cho nên người ấy hiệnđời có cuộc sống lâu dài, ít bệnh. Sau khi người ấy mạng chung, sinh vào cõiNgười hay cõi Trời. Như đức Phật giải thích trong kinh này.

“Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ông hay đàn bà từ bỏ sát sanh, tránh xasát sanh, bỏ trượng bỏ kiếm, biết tàm quí, có lòng từ, sống thương xót đến hạnhphúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoạimạng chung, sanh vào thiện thú, thiên giới..., nếu sanh làm người... người ấysống trường thọ...”.

Tómlại, nguyên nhân đưa đến đời sống ngắn ngủi là sát sanh, không có lòng từ bi.Ngược lại, nguyên nhân đưa đến đời sống trường thọ là không sát sanh, có lòngthương đối với mọi loài chúng sanh.

b.Sựkhác biệt giữa người đẹp kẻ xấu

Cũngtrong bài kinh này, đức Phật giải thích nguyên nhân lý do tại sao cùng là conngười trong xã hội, nhưng có sự khác nhau về người đẹp và kẻ xấu. Như đức Phậtgiải thích:

“Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ông hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiều phậtý... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác..., nếusanh làm người... người ấy có nhan sắc xấu xa...”

“Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ông hay đàn bà tánh hay phẫn nộ, nhiềuphật ý... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào thiện thú,thiên giới..., nếu sanh làm người... người ấy có nhan sắc đẹp đẽ”

ÐứcPhật giải thích, nếu chúng sanh nào sống trong sự phẫn nộ, sân hận, bất mãn...đó là nguyên nhân đưa đến có một thân thể không xinh đẹp, không dễ thương.Ngược lại, nếu người nào sống trong sự bình tĩnh, không phẫn nộ, không sân hận,đó là nguyên nhân khiến cho người ấy có thân hình đẹp đẽ, dễ thương.

c.Sự khác biệt giữa người có địa vị và kẻ không có địa vị

Cũngtrong kinh này, đức Phật giải thích lý do tại sao có sự khác biệt giữa người cóquyền thế và không có quyền thế như sau:

“Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ông hay đàn bà tánh hay tật đố đối vớingười khác... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi ác...,nếu sanh làm người... người ấy không có quyền thế...”.

“Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ông hay đàn bà, tánh không tật đố đối vớingười khác... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõilành..., nếu sanh làm người... người ấy có quyền thế...”

Nguyênnhân người không có quyền thế trong xã hội, vì người ấy sống với lòng tật đố,tị hiềm, nghi kỵ không tôn trọng người khác, đó là lý do khiến cho người ấysống trong xã hội không có quyền thế. Ngược lại, người nào sống với lòng khoandung, cảm thông, tôn trọng kẻ khác, do vậy người ấy sống có quyền thế trong xãhội.

d.Sựkhác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo

ÐứcPhật giải thích lý do tại sao, trong xã hội có người giàu có, nhưng cũng cóngười nghèo khổ như sau:

“Ở đây, này Thanh niên! Có người đàn ông hay đàn bà không biết bố thí cúng dườngcho Sa-môn, Bà-la-môn... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, sanhvào cõi ác..., nếu sanh làm người... người ấy có tài sản nhỏ...”

“Ở đây, này Thanh niên ! Có người đàn ông hay đàn bà biết bố thí cúng dường choSa-môn, Bà-la-môn... Do nghiệp ấy,... sau khi thân hoại mạng chung, được sanhvào cõi lành..., nếu sanh làm người... người ấy có tài sản lớn...”.

Ởđây, đức Phật giải thích, lý do người có cuộc sống nghèo khổ trong xã hội, vìngười ấy sống với tâm keo kiệt, bỏn sẻn, không biết bố thí cúng dường cho nhữngSa-môn, Bà-la-môn, vì nhân duyên ấy, người đó có đời sống nghèo khổ, bần cùng.Ngược lại, người nào sống với tâm rộng rãi, biết bố thí cúng dường Sa-môn,Bà-la-môn, đó là nguyên nhân khiến cho họ có cuộc sống giàu có, sung túc về vậtchất....

Bốntrường hợp vừa nêu trên là bốn trường hợp điển hình, được đức Phật trình bàytrong kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt”. Ðối tượng mà ngài nói kinh này làthanh niên Subha todeyyaputta, hay nói đúng hơn lời ngài dạy dành cho tất cảnhững ai có quan điểm cho rằng, sự giàu sang, sống lâu, có địa vị, thân hìnhtốt đẹp là hạnh phúc, là niềm vui sướng của con người, không rõ được vai tròtrí tuệ quyết định sự hạnh phúc cho con người. Ðối với hạng người này, có lẽkhông còn biện pháp nào nữa, phương pháp tối ưu là căn cứ vào những hiện tượngthông thường trong đời sống hằng ngày mà họ thấy hiểu được, dựa vào ước mơ hạnhphúc mà họ nghĩ, phân tích những hiện tượng dị biệt trong cuộc sống qua mốiquan hệ nhân quả, nhằm mục đích ngăn chặn những hành vi phi đạo đức, sự thiếutrật tự và hỗn loạn xã hội, đó lý do tại sao đức Phật thuyết giảng nội dung vàý nghĩa bài kinh này, mặc dù sự lý giải này, xét về mặt luận lý học (logic)không mấy thuyết phục, nhưng trên thực tế, có kết quả rất tốt đẹp. Sự giảithích này sẽ là động cơ khuyến khích mọi người trong xã hội nỗ lực làm việctốt, việc lành, là chất kích thích để mọi người sống trong đạo đức và côngbằng, với ước mơ đời sống kế tiếp được sinh làm người làm tiên có cuộc sống tốtđẹp hơn, giàu có hơn, vui sướng hơn. Với sự giải thíchcó hiệu quả to lớn vàthực tế này,đạo Phật đã không những cống hiến rất lớn cho xã hội Ấn một biện pháphữu hiệu, trong việc ngăn chặn làn sóng tư tưởng của những trường phái triếthọc đương thời, với chủ trương hưởng thụ dục lạc và sa đọa,làm băng hoại nếpsống đạo đức và trật tự xã hội đương thời. Không chỉ có thế, nó còn là biệnpháp có hiệu quả nhất, trong việc xây dựng một xã hội lành mạnh cho thế giớingày nay và tương lai, nhất là xã hội Việt Nam hiện nay, người dân đang cókhuynh hướng hưởng thụ vật chất, học đòi cách sống của người phương Tây, quênđi truyền thống đạo đức, thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của dân tộc. Ðâylà điều chúng ta cần suy nghĩ, có biện pháp thích đáng để ngăn chặn trào lưukhông mấy tốt đẹp này.

Mộtđiểm nữa, chúng ta cần thảo luận ở đây là, câu trả lời đức Phật của vị thanhniên Subha todeyyaputta:

...Cácloài hữu tình là chủ nhân của nghiệp... nghiệp phân chia các loài hữu tình cóliệt có ưu”.

Ðạiý đoạn kinh này, đức Phật muốn chỉ dạy cho vị thanh niên này hiểu rằng, conngười là chủ nhân của tất cả hành nghiệp.Cuộc sống mà chúng ta đangsống, đều do chính chúng ta tạo ra, không có một thế lực của Thượng đế hay Phạmthiên, ngay cả đức Phật cũng không có quyền năng gì quyết định cuộc sống chúngta. Ngài chỉ cho chúng ta biết, con người vốn có khả năng hiểu biết, sự hiểubiết đó là chủ nhân quyết định cuộc sống hạnh phúc hay khổ đau cho đời sốnghiện tại và ngày mai của chính mình, đó là ý nghĩa của câu “nghiệp phân chiacác loài hữu tình có liệt có ưu”. Ngài không muốn con người là kẻ nô lệ, làmón đồ chơi của thần thánh, con người không thể thành khối vô tri giác, để phảinhờ cậy vào các đấng thiêng liêng quyết định cuộc sống của con người. Ai có thểhiểu hơn con người bằng con người hiểu về con người? Ngài muốn thanh niên Subhatodeyyaputta và tất cả người dân Ấn hãy dũng cảm vùng dậy, để thoát khỏi chế độđẳng cấp của giai cấp thống trị Bà-la-môn, đồng thời phá vỡ và thoát ly hệthống tín ngưỡng phi nhân bản của xã hội đương thời. Thế nhưng, điều mà ngàihiểu không phải ai cũng có thể hiểu được dễ dàng, những gì mà ngài muốn nóicũng không nói với ai được. Có lẽ đó là một trong những nguyên nhân, sau khingài giác ngộ lại có suy nghĩ muốn nhập Niết bàn, không muốn nói pháp, vì tấtcả những gì ngài chứng ngộ được, nó đều ngược lại tư tưởng truyền thống, niềmtin và sự hiểu biết của nhân dân Ấn. Hơn nữa, giai cấp Sát đế lợi tuy là giaicấp lãnh đạo xã hội, nhưng chính thật là Bà-la-môn. Ðiều mà Ngài chứng ngộngược lại với cách suy tư và hành động của giai cấp Bà-la-môn, nếu mà Ngài tuyênthuyết ý kiến của mình tất nhiên là nhiều phiền phức, có lẽ đó là lý do chínhđáng đức Phật không muốn nói pháp, mà cần phải suy tư tìm phương cách nào tốtnhất để trình bày điều chứng ngộ của Ngài.

Nóitóm lại, mục đích giáo dục của đức Phật không ngoài mục đích khuyến khích conngười làm việc lành, tránh xa điều ác. Nhưng sự hiểu biết của con người trongxã hội không giống nhau, do vậy bằng nhiều hình thức khác nhau, đức Phật hướngdẫn mọi người đạt được cuộc sống hạnh phúc và an lạc. Ðó là lý do đức Phật nóilên nội dung và ý nghĩa kinh này.

Thếthì ý nghĩa sâu xa chính đáng về nghiệp theo đức Phật quan niệm như thếnào? Ðể trả lời cho câu hỏi này, chúng ta có thể căn cứ “Kinh Ðại NghiệpPhân Biệt” (Maha kamma vibhanga sutta) để tìm hiểu quan điểm nghiệpcủa đức Phật. Nội dung và ý nghĩa của kinh này sẽ được trình bày dướiđây:

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]