Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Điều kiện đến với kinh Pháp Hoa

26/03/201103:11(Xem: 13853)
10. Điều kiện đến với kinh Pháp Hoa

LƯỢCGIẢNG KINH PHÁP HOA
HoàThượngThích Thiện Siêu
TuViệnKim Sơn ấn hành PL. 2542-1998

ĐIỀUKIỆNĐỂ ĐẾN VỚI KINH PHÁP HOA

NgườiPhật tử khi đã phát tâm nghiên cứu và trì tụng kinh PhápHoa, luôn luôn tinh tấn, giữ ý niệm như vậy, nhờ đó màtrong cuộc sống hằng ngày họ có thể tránh được nhiềuý nghĩ, lời nói, việc làm không hay, thay vào đó những ýnghĩ tốt đẹp, lời nói và việc làm hợp với Chánh phápthường ứng hiện với họ.

Côngđức nghiên cứu và trì tụng như vậy thật là to lớn vànó un đúc cho người Phật tử tăng trưởng đạo tâm, Bồ-đềtâm và nhất là tăng trưởng trí tuệ Vô thượng chánh đẳngchánh giác.

Trongkinh Pháp Hoa, phẩm đầu tiên là phẩm Tựa, và phẩm cuốicùng là phẩm Chúc lụy. Sau phẩm Chúc lụy có phẩm Phổ Hiềnkhuyến phát. Tuần tự theo từng phẩm, mỗi phẩm có mộtý nghĩa riêng để nói lên tác dụng và công năng của mỗiphẩm Kinh. Trong giáo pháp Đại thừa của đức Phật ThíchCa, luôn luôn có hai vị đại Bồ-tát thượng thủ đứng haibên để hổ trợ cho việc giáo hóa của Ngài, đó là Bồ-tátVăn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền.

Lờimở đầu trong phẩm Tựa, Bồ-tát Văn-Thù là một vị tiêubiểu cho cái trí tuệ đầu tiên. Trong phẩm này có một điểmđặc biệt đáng chú ý là: Đức Phật phóng hào quang đếnphương Đông chiếu khắp mười ngàn thế giới, chúng sanhnhờ hào quang đó mà được thấy lẫn nhau, được thấy ngườinào phát tâm, chưa phát tâm, hành Bồ-tát hạnh, xây tháp cúngdường, trì kinh, bố thí, giữ giới và thấy đức Phật thuyếtpháp, giáo hóa, Thành đạo và nhập Niết-bàn... Trước mộtcảnh giới lạ lùng như vậy, cả hội chúng bấy giờ hếtsức thắc mắc không biết đức Phật phóng hào quang như vậycó ý nghĩa gì? Đức Di-lặc cũng không hiểu ý nghĩa đó nhưthế nào, nên mới đại diện cho hội chúng để hỏi Bồ-tátVăn-thù, có biết cái điềm mà đức Phật phóng hào quangthuyết pháp, hiện rõ các cảnh giới như thế là ý nghĩagì không ? Lúc ấy, Bồ-tát Văn-thù trả lời rằng: "ThưaTôn giả, tôi nhớ đức Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh QuangNhư Lai đã từng phóng hào quang hiện các tướng lạ như vậy,rồi sau đó Ngài thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa.Tôi chắc rằng ngày hôm nay, đức Phật Thích-ca phóng hàoquang hiện rõ cảnh giới như thế cũng là điềm báo trướcrằng ; Ngài sẽ thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoachăng?" Khi Bồ-tát Văn-thù giải đáp được thắc mắc củahội chúng, cho nên hội chúng mới biết rằng: Chính đứcPhật sắp sửa thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa.Ngài thuyết kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa là nói đếncảnh giới Đại thừa thậm thâm vi diệu, cảnh giới cầnphải có trí tuệ rộng lớn, đó là phát cái tâm Bồ-đềdõng mãnh, một cái chí nguyện cao siêu thì mới có thể thâncận, mới có thể nghe được và thể nhập được. ĐứcPhật phóng hào quang là cốt để cho chúng sanh sửa soạn tâmtư nguyện vọng của mình mà nghe lời dạy của đức Phật.Đó là Phẩm mở đầu bằng sự hiện hữu của đại tríVăn-thù-sư-lợi Bồ-tát.

Saukhi đức Phật nói 27 phẩm Kinh, tiếp đến phẩm thứ 28; Ngàinói đến phẩm Phổ Hiền khuyến phát. Nói "Phổ Hiền khuyếnphát" là nói đến cái hạnh của đại Bồ-tát cần đến,mà tiêu biểu là đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát. Trong kinh PhápHoa, Văn-thù đại sĩ là tiêu biểu cho đại trí, thì PhổHiền đại sĩ là tiêu biểu cho đại hạnh. Đại trí ví dụnhư con mắt, đại hạnh ví dụ như hai chân, Đại trí vídụ cho sự hiểu biết, đại hạnh ví dụ cho sự thật hành.Có con mắt nhìn thấy mà không có chân bước đi thì cũngchỉ ngồi một chỗ. Có trí hiểu biết mà không có thựchành thì cái trí đó cũng chỉ là một cái trí suông khôngđạt kết quả. Cho nên, Văn-thù đại sĩ luôn luôn tiêu biểucho trí tuệ, cho sự hiểu biết. Phổ Hiền Bồ-tát tiêu biểucho hai chân đi, cho sự hành động sáng suốt. Có hành độngsáng suốt thì mới thành tựu quả vị Vô thượng bồ-đề.Cho nên trong kinh Pháp Hoa, mở đầu với Bồ-tát Văn-thù vàkết thúc với Bồ-tát Phổ Hiền là có ý nghĩa lớn lao vàsâu xa như vậy.

ỞViệt Nam chúng ta, nếu các Phật tử đi đến chùa nhất làcác chùa miền Bắc hiện giờ, thì thấy các chùa thờ Phậtrất nhiều. Phía trên có ba dòng Phật. Dòng trên hết có bavị gọi là tam thế Phật, tức là đức Phật ba đời: (ĐứcPhật Di-đà, đức Phật Thích-ca và đức Di-lặc). Đức Di-đàchỉ Phật quá khứ, đức Thích-ca là Phật hiện tại và đứcDi-lặc là Phật vị lai. Chúng ta thường gọi là thờ Tam ThếPhật. Dòng thứ hai cũng thấy có thờ ba vị: Chính giữa làđức Phật Di-đà, bên hữu là Quán Thế Âm, bên tả là đứcĐại Thế Chí. Đức Quán Thế Âm, đức Đại Thế Chí làhai vị Bồ-tát thượng thủ, trợ thủ cho việc tiếp dẫnchúng sanh với đức Phật Di-đà. Cho nên đức Quán Thế Âm,đức Đại Thế Chí luôn luôn ở bên tả và bên hữu củađức Phật A-di-đà. Dòng thứ hai nầy gọi là thờ Tịnh độtam Thánh. Tịnh độ tam Thánh tức là đức Phật Di-đà ởgiữa, đức Quán Thế Âm bên tả, đức Đại Thế Chí bênhữu gọi là ba vị Thánh ở cõi Tịnh độ, ba vị Thánh tiếpdẫn chúng sanh về cõi Tịnh độ. Xuống dòng thứ ba cũngcó ba vị: Chính giữa là đức Phật Thích-ca, bên hữu làBồ-tát Văn-thù-sư-lợi và bên tả là Bồ-tát Phổ Hiền.Đó là hai vị đại Bồ-tát làm trợ thủ cho đức Phật Thích-cagiáo hóa chúng sanh, cho nên, hai vị đó luôn luôn ở bên cạnhNgài - tức là ở bên tay phải và ở bên tay trái của đứcPhật Thích-ca. Ba vị nầy gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh. Bởivì trong kinh Hoa Nghiêm lấy đức Phật Thích-ca, Bồ-tát Văn-thù,Bồ-tát Phổ Hiền là ba vị tiêu biểu nhất ở trong Pháphội Hoa Nghiêm của đức Phật, cho nên gọi là Hoa Nghiêm TamThánh. Có trường hợp khác người ta không thờ Bồ-tát Văn-thù,Bồ-tát Phổ Hiền mà thờ Tôn giả A-nan và Tôn giả Ca-diếp.Tôn giả A-nan và Tôn giả Ca-diếp cũng là hai vị thượngthủ trong hàng Thanh văn, trợ hóa hai bên giúp đỡ đức PhậtThích-ca trong việc giáo hóa của Ngài. Nói như vậy để chonhững ai có đi ra miền Bắc thăm các di tích thấy trong chùamà thờ như vậy thì cũng biết được trên hết là thờ TamThế Phật, thứ hai là thờ Tịnh độ Tam Thánh hoặc là nhiềukhi để Hoa Nghiêm Tam Thánh, tầng thứ ba là thờ đức Thích-ca,Bồ-tát Văn-thù và Bồ-tát Phổ Hiền vậy.

Thấyrõ, biết rõ rằng các vị Bồ-tát nầy luôn luôn có cái cônghạnh lớn lao là giúp đỡ cho công việc giáo hóa của Phậtđược thành tựu, cho nên khi thờ Phật chúng ta cũng thờluôn các vị Bồ-tát đó, huống gì các Ngài đã phát đạinguyện Bồ-đề cứu độ tất cả chúng sanh. Với hạnh nguyệnlớn lao của các Ngài như thế, cho nên chúng ta thờ các Ngài,một mặt nhớ ơn cao siêu của các Ngài đồng thời học lấycái hạnh Bồ-tát của các Ngài để tu hành. Trong phẩm PhổHiền khuyến phát cuối cùng, chúng ta thường hay đọc, nhớrõ trong đó Bồ-tát Phổ Hiền hỏi đức Phật Thích-ca, làmthế nào để chúng sanh trong thời mạt pháp có được kinhPháp Hoa, gần gũi được kinh Pháp Hoa, tụng được kinh PhápHoa, thâm nhập được kinh Pháp Hoa ? Đức Phật Thích-ca trảlời phải hội đủ bốn điều. Bốn điều đó là gì ? Điềuthứ nhất: Được chư Phật hộ niệm. Điều thứ hai: Gieotrồng căn lành. Điều thứ ba: Vào trong chánh định. Điềuthứ tư: Phát đại bi tâm. Chúng sinh có được bốn điềuđó, hội đủ bốn điều đó là có kinh Pháp Hoa, gần gũi,trì tụng, thâm nhập, thực hành kinh Pháp Hoa. Bây giờ chúngta thử tìm hiểu thêm bốn điều trên:

Điềuthứ nhất: Chư Phật hộ niệm: Điều này đối với tấtcả chúng ta là hết sức cần thiết. Đức Phật với tâmtừ bi rộng lớn, thương yêu tất cả chúng sinh, luôn luônhộ niệm cho tất cả chúng sinh, mong mõi tất cả chúng sinhđược thành tựu: Ly khổ đắc lạc, thoát mê đắc ngộ,luôn luôn hộ niệm cho tất cả chúng sinh, nhưng nếu chúngsinh quay lưng lại thì tất nhiên, sự hộ niệm đó không thànhđược. Ví như chúng ta tìm một người mà người đó cốtình tránh chúng ta mãi, thì dầu chúng ta có tìm mấy đi nữacũng không thể gặp được. Cho nên khi được đức Phậthộ niệm, tức là khi chúng ta có phát tâm hướng về đứcPhật, cũng ví như một người tìm về với chúng ta thì chúngta tìm họ mới bắt gặp, nếu không, chúng ta cứ tìm mãimà họ cứ tránh mãi thì dầu có tìm bao nhiêu đi nữa cũngkhông thể gặp được. Cho nên muốn được đức Phật hộniệm thì điều cần thiết là phải hướng tâm về với Phật,mà lẽ tất nhiên khi chúng ta hướng tâm đến Phật thì sẽcó một sự cảm ứng lớn lao "đạo giao" tức nhiên đứcPhật hộ niệm cho chúng ta. Ngài hộ niệm cho chúng ta bằngtâm từ bi, bằng trí tuệ, bằng lời giáo hóa và bằng sựcảm ứng bất tư nghì. Nhờ sự hộ niệm của chư Phật,chúng ta mới được yên ổn để nghe pháp, tụng kinh, hànhthiền và nghiên cứu. Sự hộ niệm đó rất thiêng liêng,rất nhiệm mầu không thể cắt nghĩa hết được. Ai có đượccảm ứng thì được nhìn thấy. Phật hộ niệm chúng sinhbằng nhiều cách. Khi thì hiện cho chúng ta thấy, khi thì hộniệm cho chúng ta bằng cách khác mà chúng ta không thấy được.Nhưng chúng ta luôn luôn sống được an lành là nhờ sự hộniệm của chư Phật.

Điềuthứ hai: Gieo trồng căn lành: Nếu chư Phật hộ niệm mà chúngta không gieo trồng căn lành thì cũng không gần được kinhPháp Hoa, đọc được kinh Pháp Hoa. Cho nên gieo trồng căn lànhlại là một điều cần thiết thứ hai. Gieo trồng căn lànhnghĩa là: Đối với đức Phật, chúng ta phát một tâm kínhlễ, tán thán công đức của Ngài, cúng dường Tam Bảo, trìtụng kinh chú, thực hành lời dạy của đức Phật áp dụngvào trong cuộc sống hằng ngày của mình qua ngôn ngữ, quahành động, qua ý nghĩ của mình, đó là gieo trồng căn lành.Bởi vì tâm của chúng ta như một đám ruộng để cho cáchạt giống gieo xuống, nếu chúng ta không biết gieo vào đónhững hạt giống lành, giống phước mà ngược lại gieo trồnggiống ác, giống bất thiện thì tự nhiên cái đám ruộngcủa chúng ta không mọc lên những cây lúa tốt mà lại mọclên những cây cỏ dại, những cây độc dược, những câyxấu xa, không thể mọc lên cây tươi đẹp được. Ngượclại, nếu chúng ta gieo trồng vào đám ruộng tâm của mìnhnhững hạt giống tốt, chẳng hạn, hạt giống cúng dường,lễ kính, tán dương Tam Bảo, thọ trì kinh chú, bố thí, trìgiới, thì chính cái hạt giống đó được gieo vào trong tâmđiền của chúng ta, nó sẽ mọc lên cây Bồ-đề, cây phướcđức, quả báo lớn lao tốt đẹp. Cho nên gieo trồng côngđức là điều thứ hai để cho chúng ta có được kinh PhápHoa. Tuy sự gieo trồng này có nhiều cách hoặc bằng cách tuphước hoặc bằng cách tu huệ. Có người có căn cơ tu huệmà nhẹ phần tu phước, nghĩa là ưa học kinh, ưa nghe giảng,ưa đọc giáo lý, ưa tìm hiểu mà ít làm phước. Những vịnày tìm hiểu thì được, học giáo lý thì được, nhưng nóitới sự giữ giới hay bố thí thì hơi khó khăn, ngược lại,có những người có căn cơ ưa tu phước nhiều hơn tu huệ.Họ ưa cúng chùa, ưa xây tháp, ưa tụng kinh, ưa lễ bái, ưađọc kinh, ưa bố thí ... nhưng nói đến chuyện đi nghe giảnghay nói đến chuyện học hỏi, tìm hiểu giáo lý của đứcPhật thì có vẻ hơi khó khăn. Đức Phật dạy nếu chỉ riêngtu phước không thì cũng không thể thành Phật được. Nếuai chỉ riêng tu phước thì họ chỉ đạt được cảnh giớitốt đẹp trong hàng nhơn thiên, không thể đạt tới cái đạolý giải thoát tối hậu. Nếu riêng tu huệ thì chỉ đưa đếncái trí tuệ giải thoát, không thể có được cái phướcbáo trong hàng nhơn thiên, phước báo an lạc. Cho nên, có thểcó những người hết sức thông minh mà có thân hình rấtxấu xí, vì sao vậy ? Vì họ chỉ tu huệ chứ không tu phước.Có người rất giàu mà lại kém thông minh là vì sao ? Vì họchỉ tu phước mà thiếu tu huệ. Cho nên muốn được cái phướcđức và trí tuệ song song cần phải tu cả hai mặt. Muốnđược một thân hình tốt đẹp và có trí tuệ thì phảitu cả phước lẫn huệ.

Ngàyxưa có bốn người, mà cả bốn người ngày chỉ ưa tu phướcchứ không ưa tu huệ. Họ nghe rằng, người nào làm phướcthì được sanh lên cõi trời hưởng phúc báo sống lâu vôtận: Muốn ăn có ăn, muốn mặc có mặc, sung sướng đủmặt, có vàng có bạc, có nhà cao cửa tốt, đầy đủ tiệnnghi. Nghe như vậy, họ sung sướng vô cùng, Cho nên, cả bốnngười bàn bạc cùng nhau, muốn đến cúng dường đức Phậtđể cầu được phước, hưởng giàu sang chứ không muốnnghe đức Phật thuyết pháp. Họ ước nguyện với nhau, hễcúng rồi thì đi ngay chứ đừng ngồi nghe đức Phật thuyếtpháp. Người thứ nhất tới cúng dường đức Phật, khi cúngdường đức Phật xong, Ngài định nói pháp cho họ nghe. Ngàimới mở miệng nói được một câu "Chư hạnh vô thường"thì anh ta bịt tai mà nói: "Xin Ngài cho tôi đi". Qua đến anhthứ hai vào cúng dường xong định bụng, nhắm mắt bịt taimà đi, chứ không chịu nghe, nhưng rồi Phật cũng cứ nóitiếp: "Thị sanh diệt pháp", nghe xong anh ta bịt tai mà nói:"Xin Ngài cho tôi đi". Rồi đến anh thứ ba cũng vào cúng dường,định bụng chỉ cúng dường để được phước chứ anh khôngmuốn giải thoát, đức Phật vừa mới nói câu thứ ba "Sanhdiệt diệc dĩ", anh cũng nghe rồi bịt tai vùng chạy. Rồianh thứ tư cũng vào cúng dường, định bụng cúng dườngrồi thì đi chứ không ưa nghe pháp. Nhưng Phật nói tiếp "Tịchdiệt vi lạc" cho anh nghe. Bốn câu đó có nghĩa là: Các phápvô thường, khôngcó cái gì là không vô thường, thân quícái thân của chúng ta, trau tria thế nào đi nữa rồi cũngvô thường, chứ chúng ta không giữ yên được. Vấn đềlà làm sao đừng ôm lấy cái ngu đối đãi với cái vô thườngsanh diệt của các pháp, làm sao để tiêu diệt, để phá bỏcái ý niệm sanh diệt để chỉ còn lại sự tịch tĩnh viênmãn ; đấy là niềm an lạc tuyệt đối vậy. Người nào ngộđược lẽ vô thường đó mà sống với một tinh thần giảithoát, không chấp nê, không đắm trước, thì người đó sẽđược an vui. Ý nghĩa của 4 câu kệ đó là như vậy. Mỗianh nghe một câu, nó không có ý nghĩa gì hết, nhưng sau khicúng Phật về rồi, bốn anh ngồi xúm lại với nhau để bànbạc, hỏi nhau khi tới cúng Phật: "Ông Phật có làm cái gì,nói cái gì, khi Ông nhận cúng dường không ?"

Anhthứ nhất trả lời: "Có, tôi vào cúng rồi, Ông nói: "Chưhành vô thường", khi nghe, tôi bịt tai tôi chạy. Anh thứ hainói: "Tôi cúng dường xong, Ông nói: "Thị sanh diệt pháp".Nghe xong, tôi bịt tai tôi chạy. Anh thứ ba nói: "Tôi cúng xong,Ông nói rằng: "Sanh diệt diệc dĩ". Ông nói xong, tôi cũngbịt tai tôi chạy. Rồi anh thứ tư nói: Ôi chao! tôi cúng xongông cũng nói: "Tịch diệt vi lạc". Tôi cũng bịt tai tôi chạy.Bốn người ngồi ráp lại 4 câu đó thấy hay quá. Đó là:

"Chưhành vô thường,

Thịsanh diệt pháp,

Sanhdiệt diệc dĩ,

Tịchdiệt vi lạc".

Tamdịch:

"Cáchành vô thường

Làpháp sanh diệt

Sanhdiệt diệt rồi

Tịchdiệt an vui".

Trướckia nghe từng câu thì nó không có y nghĩa gì cả, bây giờđây nghe suốt cả 4 câu thấy chúng có ý nghĩa là một bàithuyết pháp tuyệt diệu. Ngài dạy hết cả chân lý của cuộcđời, hay quá cho nên các anh mới thâm nhập được, mới đếnxin đức Phật: "Bạch Phật, hôm nay chúng con hiểu rồi, tuphước phải tu huệ mới giải thoát, tu phước không mà khôngtu huệ thì không được giải thoát, cho nên chúng con xin theoNgài để tu".

Nóinhư vậy để cho chúng ta biết rằng: Trong khi chúng ta tụngkinh, chúng ta thấy có hai ý nghĩa: Vừa được cả phướclẫn cả huệ. Vậy, tu phước là gì ? Tu phước là đến trướcđức Phật tụng kinh, tán dương, ca ngợi, lễ bái đức Phật...Tu huệ là nghe lời của Phật dạy, thâm nhập đạo lý củađức Phật dạy, làm cho trí tuệ của mình được tăng trưởng,những điều vô minh, đen tối của mình được phai mờ đi,đó là huệ. Nên việc tụng kinh là việc gieo trồng thiệncăn rất lớn lao.

Điềuthứ ba: Vào trong chánh định: Thiền định là một môn thựchành tu tập trong 3 môn học của Phật là Giới-Định-Tuệ.Định là một pháp môn tu tập hết sức quan trọng. Ví nhưngọn đèn muốn sáng, ngọn đèn đó phải đứng yên, nếunhư ngọn đèn chao qua chao lại thì ngọn đèn sẽ không sángđược. Tâm của chúng ta muốn được sáng, tâm của chúngta cũng phải đứng yên, nếu tâm của chúng ta chao qua chaolại thì sẽ không sáng được. Cho nên có nhập vào Thiềnđịnh thì tâm mới đứng yên ; tâm có đứng yên như ngọnđèn thì tâm mới sáng. Cho nên khi tụng kinh, nếu chúng takhông có định tâm, không một chút định tâm vào trong kinhthì lúc bấy giờ câu kinh đó không lọt vào đầu mình, khônglọt vào tai mình, khi đó tâm mình như ngọn đèn chao, ngọnđèn chao như thế đó thì câu kinh cũng chỉ lờ mờ đếnvới mình mà thôi, nó không sáng sủa gì hết, như ngọn đènchao qua chao lại, nó không sáng rõ một vật gì hết. Cho nêncần phải có điều kiện thứ ba vào trong chánh định lànhư vậy. Định tâm trong khi tụng kinh, định tâm trong khingồi trước Phật, định tâm trong khi đến chùa. Thay vì nóichuyện lao xao, thay vì nghĩ lung tung, nghĩ bậy bạ, thì địnhtâm trong khi tụng kinh đó gọi là vào trong Thiền định. Vàotrong Thiền định trong khi tụng kinh, Thiền định trong khivề nhà, Thiền định trong khi đi đường ; nghĩa là luôn luôntâm mình được định tỉnh chứ không bị sự chi phối bênngoài làm cho tâm mình như ngọn đèn chao mà không đứng vững,không sáng được. Đó là vào trong Thiền định.

Điềuthứ tư: Phát đại bi tâm: Là phát một tâm từ, một tâmthương tất cả mọi người, tất cả chúng sanh. Vẫn biếtgiữa đời này chúng ta cũng có điều tốt, có điều xấu,nhưng thường tâm bịnh của chúng sanh ưa thấy cái xấu củangười khác hơn là thấy cái tốt của người khác, mà khithấy cái xấu của người khác thì dễ sinh phiền não. Khiđã thấy cái xấu của người khác tức cái tâm của mìnhcũng không được tốt cho lắm. Tại sao người ta có cái tốtmà mình không ưa thấy, mà chỉ ưa thấy cái xấu, phải chăngcái tâm của mình không quảng đại, không từ bi, cho nên cótâm quảng đại, từ bi là một người có tâm lớn lao thươngyêu tất cả, phát một cái tâm thấy cái tốt của ngườikhác thay vì thấy cái xấu của người khác, đó là tâm đạibi.

Hộiđủ được bốn điều đó tự nhiên chúng ta đến đượcvới kinh Pháp Hoa, nghĩa là chúng ta gần gũi kinh Pháp Hoa, trìtụng, thâm nhập kinh Pháp Hoa để chứng ngộ được kinh PhápHoa. Nên Ngài Phổ Hiền Bồ-tát nói rằng: "Như vậy tươnglai, nếu người nào thọ trì kinh Pháp Hoa thì trong khi đứng,ngồi, nằm, khi đi, con đều hiện ra trước họ, khuyến khíchhọ, tán thán họ, hộ trì họ được giữ mãi tâm Bồ-đề,tâm thọ trì kinh điển không bị thối chuyển". Ở phẩm cuốicùng, ngài Phổ Hiền Bồ-tát đến trước đức Phật Thích-casau khi đã nói kinh Pháp Hoa xong phát đại nguyện hộ trì chonhững người thọ trì kinh Pháp Hoa, cho nên phẩm đó đượcđể sau hết. Trước phẩm đó, thì đến phẩm Chúc Lụy,tức là phẩm kết thúc bộ kinh Pháp Hoa.

Nhưvậy, chúng ta thấy rõ rằng mở đầu kinh Pháp Hoa là lấyngài Văn-thù tiêu biểu cho trí tuệ, có trí tuệ mới thâmnhập được kinh Pháp Hoa. Kết thúc kinh Pháp Hoa là phẩm PhổHiền khuyến phát tức là nói về sự tu hành, có tu hành mớithành đạt được trí tuệ.

Cầumong cho tất cả chúng ta luôn luôn thọ trì kinh Pháp Hoa, luônhun đúc phước huệ trang nghiêm để viên thành Phật đạo.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]