- 1. Buổi tối thứ nhất - Lời dạy mở đầu
- 2. Buổi tối thứ hai - Bát chánh đạo
- 3. Buổi sáng thứ ba - Bài thực tập: Cảm thọ
- 4. Buổi tối thứ tư - Sự chú ý đơn thuần
- 5. Buổi sáng thứ năm - Bài thực tập: Tư tưởng
- 6. Buổi tối thứ năm - Khái niệm và thực tại
- 7. Buổi sáng thứ sáu - Bài thực tập: Đối tượng của cảm giác
- 8. Buổi tối thứ bảy - Những mẩu chuyện
- 9. Buổi sáng thứ tám - Bài thực tập: Tác ý
- 10. Buổi sáng thứ chín - Bài thực tập: Ăn trong chánh niệm
- 11. Buổi tối thứ chín - Năm triền cái
- 12. Buổi sáng thứ mười - Bài thực tập: Quán tâm thức
- 13. Buổi tối thứ mười - Dũng sĩ
- 14. Buổi sáng thứ mười một - Trò chơi định tâm
- 15. Buổi tối thứ mười hai - Ba trụ pháp: Ba-la-mật
- 16. Buổi tối thứ mười ba - Sự tương đồng
- 17. Buổi tối thứ mười bốn - Tứ diệu đế
- 18. Buổi tối thứ mười lăm - Sự cương quyết nửa vời
- 19. Buổi tối thứ mười sáu - Nghiệp báo
- 20. Buổi tối thứ mười bảy - Bài thực tập: Hôn trầm
- 21. Buổi tối thứ mười tám - Sự trong sạch và hạnh phúc
- 22. Buổi tối thứ mười chín - Tín ngưỡng
- 23. Buổi tối thứ hai mươi mốt - Thập nhị nhân duyên
- 24. Buổi tối thứ hai mươi hai - Cái chết và lòng từ bi
- 25. Buổi tối thứ hai mươi lăm - Đạo
- 26. Buổi tối thứ hai mươi sáu - Thất giác chi
- 27. Buổi tối thứ hai mươi chín - Con đường của Phật
- 28. Buổi sáng thứ ba mươi - Kết thúc
BA MƯƠI NGÀY THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Một trong những yếu tố tâm linh, và cũng là một trợ lực vững mạnh trên con đường tu tập, là sự tín ngưỡng hay đức tin. Một khi chúng ta tin tưởng vào việc gì mình đang làm thì những sự nghi ngờ, chán nản sẽ không còn có thể khiến ta chùng bước.
Chúng ta có thể phân biệt nhiều loại đức tin khác nhau. Loại thấp kém nhất là đức tin hay tín ngưỡng dựa trên cảm tính, sự ưa thích. Vì đối tượng đem lại cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, hứng khởi, nên ta đặt lòng tin vào đấy. Loại tín ngưỡng này rất dễ trở thành mù quáng. Có một loại đức tin cao hơn dựa trên sự cảm phục những đức tính ở người khác, như là trí tuệ và lòng từ bi. Loại đức tin này rất hữu ích, vì sự kính phục cũng là một đức tính của tâm, nó khuyến khích ta bắt chước theo những điều hay đẹp.
Còn có loại đức tin hay tín ngưỡng phát xuất từ kinh nghiệm về chân lý của chính mình. Khi ta bắt đầu kinh nghiệm được sự hoạt động của thân tâm một cách thâm sâu, ta sẽ có một niềm vui và lòng tin bất tận đối với giáo pháp. Đức tin này không dựa trên tình cảm mù quáng hay sự kính phục người khác, mà xuất phát từ trí tuệ quán chiếu tự thân sự vật. Đây là loại đức tin cao thượng nhất, phát triển qua kinh nghiệm giác ngộ. Khi được hình thành từ sự quán chiếu thẩm thấu, thấy được chân lý, đức tin sẽ không bao giờ bị lay chuyển.
Khi đức Phật sắp nhập diệt, ngài Ananda có hỏi Phật về việc sau này phải nương tựa theo ai. Ngài trả lời:
“Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Hãy nương tựa vào chính mình. Các ông đừng tìm kiếm một nơi trú ẩn nào ở bên ngoài. Hãy xem chân lý như là ngọn đuốc dẫn đường. Hãy xem chân lý như là nơi trú ẩn. Này Ananda, những ai trong lúc ta còn sống hay sau khi ta đã nhập diệt, biết tự thắp đuốc lên mà đi, không tìm kiếm bất cứ một sự nương tựa nào ở bên ngoài, lúc nào cũng xem chân lý như là một ngọn đuốc dẫn đường, một nơi trú ẩn, những người ấy sẽ đạt đến trình độ cao thượng nhất, nhưng họ phải biết luôn luôn cố gắng học hỏi.”
Tác giả: Joseph Goldstein-Nguyễn Duy Nhiên dịch
Buổi tối thứ mười chín
Tín ngưỡng
Một trong những yếu tố tâm linh, và cũng là một trợ lực vững mạnh trên con đường tu tập, là sự tín ngưỡng hay đức tin. Một khi chúng ta tin tưởng vào việc gì mình đang làm thì những sự nghi ngờ, chán nản sẽ không còn có thể khiến ta chùng bước.
Chúng ta có thể phân biệt nhiều loại đức tin khác nhau. Loại thấp kém nhất là đức tin hay tín ngưỡng dựa trên cảm tính, sự ưa thích. Vì đối tượng đem lại cho ta một cảm giác nhẹ nhàng, hứng khởi, nên ta đặt lòng tin vào đấy. Loại tín ngưỡng này rất dễ trở thành mù quáng. Có một loại đức tin cao hơn dựa trên sự cảm phục những đức tính ở người khác, như là trí tuệ và lòng từ bi. Loại đức tin này rất hữu ích, vì sự kính phục cũng là một đức tính của tâm, nó khuyến khích ta bắt chước theo những điều hay đẹp.
Còn có loại đức tin hay tín ngưỡng phát xuất từ kinh nghiệm về chân lý của chính mình. Khi ta bắt đầu kinh nghiệm được sự hoạt động của thân tâm một cách thâm sâu, ta sẽ có một niềm vui và lòng tin bất tận đối với giáo pháp. Đức tin này không dựa trên tình cảm mù quáng hay sự kính phục người khác, mà xuất phát từ trí tuệ quán chiếu tự thân sự vật. Đây là loại đức tin cao thượng nhất, phát triển qua kinh nghiệm giác ngộ. Khi được hình thành từ sự quán chiếu thẩm thấu, thấy được chân lý, đức tin sẽ không bao giờ bị lay chuyển.
Khi đức Phật sắp nhập diệt, ngài Ananda có hỏi Phật về việc sau này phải nương tựa theo ai. Ngài trả lời:
“Hãy tự thắp đuốc lên mà đi. Hãy nương tựa vào chính mình. Các ông đừng tìm kiếm một nơi trú ẩn nào ở bên ngoài. Hãy xem chân lý như là ngọn đuốc dẫn đường. Hãy xem chân lý như là nơi trú ẩn. Này Ananda, những ai trong lúc ta còn sống hay sau khi ta đã nhập diệt, biết tự thắp đuốc lên mà đi, không tìm kiếm bất cứ một sự nương tựa nào ở bên ngoài, lúc nào cũng xem chân lý như là một ngọn đuốc dẫn đường, một nơi trú ẩn, những người ấy sẽ đạt đến trình độ cao thượng nhất, nhưng họ phải biết luôn luôn cố gắng học hỏi.”
Gửi ý kiến của bạn