ĐIỀUTRỊ BỆNH TẬN GỐC - NĂNG LỰC CHỮA LÀNH CỦA TÂM BI MẪN
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
Sự tịnh hóa hoàn hảo phải bao gồm phương thức điều trị có đủ bốn năng lực. Trong số đó, năng lực sám hối là cực kỳ quan trọng, vì mức độ chúngta có thể tịnh hóa được nghiệp bất thiện đã tạo ra tùy thuộc vào mức độhối tiếc mà chúng ta phát sinh khi suy ngẫm về những tai hại của nghiệpxấu đó. Thậm chí, nếu chúng ta không trì tụng bất kỳ mật chú tịnh hóa nào – hay không biết mật chú nào để trì tụng – nhưng nghiệp bất thiện của chúng ta cũng sẽ giảm nhẹ dần tương đương với mức độ mãnh liệt của sự ăn năn hối cải đối với việc ta đã tạo ra nghiệp xấu. Ngay cả nếu không có ba năng lực còn lại thì mức độ hối tiếc của chúng ta cũng sẽ xác định việc chúng ta tịnh hóa nghiệp bất thiện được đến mức nào. [Cho nên,] để tịnh hóa nghiệp bất thiện thì điều quan trọng là phải hối tiếc [về điều sai trái đã làm] càng mãnh liệt càng tốt.
Chúng ta cần phải suy nghĩ càng sâu sắc càng tốt về các tai hại của nghiệp bất thiện đã tạo. Nghiệp bất thiện đưa đến quả tái sinh trong cáccảnh giới thấp trong thời gian lâu dài không thể tưởng tượng, và cuối cùng khi được tái sinh làm người trở lại, nghiệp bất thiện sẽ là nhân của tất cả mọi vấn đề mà chúng ta phải chịu đựng, bao gồm cả các chướng ngại ngăn không cho chúng ta đạt được các thực chứng của con đường tu giác ngộ. Nghiệp bất thiện cũng để lại các chủng tử trong tâm ta, xui khiến chúng ta tái phạm các lỗi lầm đó ở đời tương lai. Chúng ta phát sinh cảm xúc hối tiếc càng mãnh liệt bao nhiêu khi suy nghĩ đến các tội lỗi thì nghiệp bất thiện của chúng ta càng giảm nhẹ đi bấy nhiêu.
Chúng ta cũng có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện thông qua năng lực phát sinh từ đối tượng, có nghĩa là thông qua sự nương tựa vào các đối tượng thiêng liêng – như vị thầy, Đức Phật, Pháp, Tăng – hay nương tựa vào chúng sinh hữu tình. Với sự qui y nương tựa vào vị thầy, chư Phật, Chánhpháp, chư Tăng, chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện do chúng ta tạo ra liên quan đến các Ngài; và bằng sự phát sinh Bồ-đề tâm, chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện đã tích lũy liên quan đến chúng sinh hữu tình.
Thiện hạnh có năng lực đối trị nghiệp bất thiện được gọi là năng lực luôn luôn hoan hỷ. Nói chung, bất kỳ thiện hạnh nào cũng có năng lực tácdụng như thuốc đối trị nghiệp bất thiện, và với việc tạo nên thiện hạnh, chúng ta luôn hưởng được quả hoan hỷ hạnh phúc. Đây có lẽ là ý nghĩa của “sự luôn luôn hoan hỷ” mặc dù tôi chưa thấy có sự giải thích nào về thuật ngữ này trong kinh luận.
Năng lực cuối cùng là năng lực của sự quyết tâm không tái phạm nghiệp bất thiện đó nữa.
Chúng ta cũng có thể dùng các vấn đề bất ổn của chúng ta để tịnh hóa nghiệp bất thiện. Với sự chịu đựng các vấn đề thay cho tất cả chúng sinhhữu tình, chúng ta sử dụng các vấn đề vào con đường tu giác ngộ. Nếu chúng ta có lòng bi mẫn mãnh liệt và tư tưởng vị tha quan tâm chăm sóc các chúng sinh khác, thì việc gánh chịu các vấn đề thay cho chúng sinh hữu tình sẽ mang lại sự tịnh hóa mãnh liệt.
Tác giả:Lama Zopa Rinpoche; Nguyễn Văn Điểu - Đỗ Thiết Lập dịch; Nguyễn Minh Tiến hiệu đính
PHẦN HAI: THỰC HÀNH ĐIỀU TRỊ BỆNH
20. THỰC HÀNH PHÁP TỊNH HÓA
Thông qua sự nỗ lực của chính mình bạn có thể tịnh hóa tâm và làm chonó trở nên thanh tịnh và hiền thiện. Bằng cách này, hành vi của bạn không còn gây hại hay quấy nhiễu mà trở nên có ích cho bản thân và cho người khác.Sự tịnh hóa hoàn hảo phải bao gồm phương thức điều trị có đủ bốn năng lực. Trong số đó, năng lực sám hối là cực kỳ quan trọng, vì mức độ chúngta có thể tịnh hóa được nghiệp bất thiện đã tạo ra tùy thuộc vào mức độhối tiếc mà chúng ta phát sinh khi suy ngẫm về những tai hại của nghiệpxấu đó. Thậm chí, nếu chúng ta không trì tụng bất kỳ mật chú tịnh hóa nào – hay không biết mật chú nào để trì tụng – nhưng nghiệp bất thiện của chúng ta cũng sẽ giảm nhẹ dần tương đương với mức độ mãnh liệt của sự ăn năn hối cải đối với việc ta đã tạo ra nghiệp xấu. Ngay cả nếu không có ba năng lực còn lại thì mức độ hối tiếc của chúng ta cũng sẽ xác định việc chúng ta tịnh hóa nghiệp bất thiện được đến mức nào. [Cho nên,] để tịnh hóa nghiệp bất thiện thì điều quan trọng là phải hối tiếc [về điều sai trái đã làm] càng mãnh liệt càng tốt.
Chúng ta cần phải suy nghĩ càng sâu sắc càng tốt về các tai hại của nghiệp bất thiện đã tạo. Nghiệp bất thiện đưa đến quả tái sinh trong cáccảnh giới thấp trong thời gian lâu dài không thể tưởng tượng, và cuối cùng khi được tái sinh làm người trở lại, nghiệp bất thiện sẽ là nhân của tất cả mọi vấn đề mà chúng ta phải chịu đựng, bao gồm cả các chướng ngại ngăn không cho chúng ta đạt được các thực chứng của con đường tu giác ngộ. Nghiệp bất thiện cũng để lại các chủng tử trong tâm ta, xui khiến chúng ta tái phạm các lỗi lầm đó ở đời tương lai. Chúng ta phát sinh cảm xúc hối tiếc càng mãnh liệt bao nhiêu khi suy nghĩ đến các tội lỗi thì nghiệp bất thiện của chúng ta càng giảm nhẹ đi bấy nhiêu.
Chúng ta cũng có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện thông qua năng lực phát sinh từ đối tượng, có nghĩa là thông qua sự nương tựa vào các đối tượng thiêng liêng – như vị thầy, Đức Phật, Pháp, Tăng – hay nương tựa vào chúng sinh hữu tình. Với sự qui y nương tựa vào vị thầy, chư Phật, Chánhpháp, chư Tăng, chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện do chúng ta tạo ra liên quan đến các Ngài; và bằng sự phát sinh Bồ-đề tâm, chúng ta có thể tịnh hóa nghiệp bất thiện đã tích lũy liên quan đến chúng sinh hữu tình.
Thiện hạnh có năng lực đối trị nghiệp bất thiện được gọi là năng lực luôn luôn hoan hỷ. Nói chung, bất kỳ thiện hạnh nào cũng có năng lực tácdụng như thuốc đối trị nghiệp bất thiện, và với việc tạo nên thiện hạnh, chúng ta luôn hưởng được quả hoan hỷ hạnh phúc. Đây có lẽ là ý nghĩa của “sự luôn luôn hoan hỷ” mặc dù tôi chưa thấy có sự giải thích nào về thuật ngữ này trong kinh luận.
Năng lực cuối cùng là năng lực của sự quyết tâm không tái phạm nghiệp bất thiện đó nữa.
Chúng ta cũng có thể dùng các vấn đề bất ổn của chúng ta để tịnh hóa nghiệp bất thiện. Với sự chịu đựng các vấn đề thay cho tất cả chúng sinhhữu tình, chúng ta sử dụng các vấn đề vào con đường tu giác ngộ. Nếu chúng ta có lòng bi mẫn mãnh liệt và tư tưởng vị tha quan tâm chăm sóc các chúng sinh khác, thì việc gánh chịu các vấn đề thay cho chúng sinh hữu tình sẽ mang lại sự tịnh hóa mãnh liệt.
Gửi ý kiến của bạn