Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7: Ngọn Đồi Thiêng

01/03/201103:31(Xem: 7432)
Chương 7: Ngọn Đồi Thiêng

ĐÔNG PHƯƠNG HUYỀN BÍ
Nguyễn Hữu Kiệt dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

CHƯƠNG 7: NGỌN ĐỒI THIÊNG

Đến ga xe lửa thành phố Madras, Subramanayavà tôi chuyển sang chuyến xe lửa khác trên đường sắt đi Tích Lan.

Xe lửa chạy nhiều giờ qua những vùng đồi núi và đồng ruộng, phong cảnh thay đổi nhanh chóng. Những ruộng lúa màu xanh lá mạ tiếp theo những ngọn đồi đất đỏ trải dài đến tận chân trời; những vườn dừa cao vút và che bóng mát rượi lại nối tiếp theo sau những cánh đồng xanh tươi với những người nông phu đang cấy lúa hoặc gieo mạ.


Ngồi trên toa xe nhìn ra cửa sổ, bóng hoàng hôn qua mau phút chốc đã làm cho cảnh vật mờ dần và đắm chìm trong bóng tối. Tôi ngẫm nghĩ về những sự việc lạ lùng đã xảy ra từ khi tôi đeo chiếc nhẫn vàng mà
Bramatặng cho tôi. Tất cả những chương trình của tôi đều bị đảo lộn. Sự phối hợp ngẫu nhiên của những hoàn cảnh bất ngờ đã thúc đẩy tôi đi xuống miền Nam, thay vì đi lên miền Bắc như tôi đã dự tính. Tôi tự hỏi, phải chăng viên ngọc thạch trên chiếc nhẫn có cái quyền năng kỳ bí mà người đạo sĩ đã tin là có thật?

Mặc dầu tôi cố gắng giữ một thái độ cởi mở, nhưng đối với một người Âu có tinh thần khoa học thì thật khó mà chấp nhận điều đó. Tôi bèn gạt bỏ cái giả thuyết ấy, nhưng tôi vẫn không thể nào dẹp tan được sự lưỡng lự phân vân lởn vởn trong đầu óc. Có một cái gì lạnh lùng bí ẩn đang dìu dắt những bước chân của tôi đi dần đến chốn thâm sơn cùng cốc này. Hai người tu sĩ áo vàng kia phải chăng là những nhân duyên tiền định để hướng dẫn tôi đến nơi đạo viện của đức
Maharichi?

Có ai ngờ rằng đôi khi những sự việc nhỏ nhặt hình như vô nghĩa lại có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc đời của một người? Khi đoàn xe lửa đến một nhà ga cách thành phố
Pondichéryđộ bốn mươi dặm, tôi và người khất sĩ cùng xuống tàu và đón một chuyến xe lửa khác để đi sâu vào nội địa.

Đến một nhà ga nhỏ ở đồng quê thì trời vừa hừng sáng. Cách đó vài dặm, một ngọn núi nhô lên ở tận chân trời, rất hùng vĩ nhưng hãy còn khuất dạng trong sương mù ban mai.


Lần theo những tiếng ngáy rất lớn phát ra từ một góc bên cạnh nhà ga, người khất sĩ tìm ra được một người đánh xe còn ngủ mê trên một cỗ xe bò nhỏ. Người khất sĩ bèn đánh thức anh ta dậy và cho anh ta biết rằng chúng tôi muốn đi đến đạo viện của đức
Maharichi. Điều này dường như kích thích sự sốt sắng của người phu xe, nhưng tôi phải nhìn một cách ngần ngại cái cỗ xe nhỏ hẹp và mảnh khảnh làm bằng tre đặt trên hai bánh. Tuy nhiên chúng tôi cũng lên xe ngồi trong khi người phu xe chất hành lý ở phía sau.

Người khất sĩ cố thu hình vào một góc để choán thật ít chỗ và nhường chỗ rộng hơn cho tôi, còn người phu xe ngồi phía trước, giữa hai con bò, cằm anh ta gục xuống tựa trên hai đầu gối.


Sau khi mọi người đã ngồi xong một cách tạm yên như thế, chiếc xe bắt đầu lăn bánh. Cỗ xe không đi nhanh được bao nhiêu, mặc dầu những cố gắng của hai con bò trắng mập mạp to lớn. Ở xứ này loài bò lại hữu ích hơn ngựa, ít nhất là khi dùng để kéo xe, vì chúng chịu đựng dẻo dai hơn và nuôi chúng ít tốn kém hơn. Đời sống ở các tỉnh nhỏ và thôn quê trong vùng nội địa vẫn trầm trệ, không có tiến bộ nào từ nhiều thế kỷ. Cỗ xe bò này vẫn là loại xe đã từng chở hành khách ở Ấn Độ cách đây trên hai ngàn năm!


Người đánh xe với gương mặt rám nắng rất hãnh diện với cặp bò của anh ta. Những cặp sừng dài của chúng đều có nạm đồ trang sức màu vàng, những chiếc lục lạc bằng đồng buộc vào bốn chân của chúng phát ra tiếng reo vang nghe rất vui tai.


Phong cảnh chung quanh thật ngoạn mục, với những đồi núi nối tiếp nhau đến tận chân trời. Đất màu đỏ, rải rác đó đây những bụi cây rậm rạp và hai bên đường là ruộng lúa xanh tươi một màu lá mạ. Một người nông phu với vẻ mặt gân guốc, da đen sạm, đang bước chân ra đồng làm việc. Một cô thôn nữ Ấn, tay vịn một bình nước bằng đồng đội trên đầu, đi qua một cách dịu dàng, tha thướt. Cô ấy mặc một chiếc
saribằng vải màu đỏ sậm, quấn chung quanh mình, vai để trần, trên mũi có gắn một viên ngọc đỏ, cổ tay đeo một cặp neo vàng chiếu sáng lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Các cô gái ấn miền Nam có nước da sậm, vui vẻ hồn nhiên và thích nói chuyện hơn các thiếu nữ miền Bắc, và giọng nói các cô nghe cũng êm tai hơn.

Cái nhìn ngạc nhiên của cô thôn nữ làm tôi nghĩ rằng sự hiện diện của một người Âu chắc không phải là một việc thông thường ở chốn đồng quê hẻo lánh này.


Cỗ xe chở chúng tôi đã vào thành phố. Thành phố này có vẻ thịnh vượng, với một ngôi đền cổ rất lớn mà những mặt tiền chạy dọc theo nhiều đường lộ. Chúng tôi đi qua một cổng lớn trước đền. Tôi bảo ngừng xe một lúc và bước xuống để xem phía trong đền.


Ngôi đền này có một kiểu kiến trúc vừa vĩ đại vừa uy nghiêm. Những bức tường phía trong đền làm thành một hình nhiều góc đều nhau khiến tầm mắt của du khách có cảm giác như lạc vào một trận đồ không thấy lối ra. Bốn vách tường rào bên ngoài đã từng chịu đựng sự dãi dầu của thời gian dưới ánh nắng như thiêu đốt của mặt trời vùng nhiệt đới.


Đền có bốn cổng lớn, phía trên mỗi cổng đều có một ngọn tháp nhô lên với vô số những hình trang trí và những hình tượng điêu khắc tiêu biểu cho các vị thần.


Phía trong đền có nhiều tịnh thất nằm rải rác, những dãy hành lang với rất nhiều cột bằng đá chạm trổ tinh vi và chung quanh là những điện thờ đầy vẻ u linh huyền bí, phía trên thờ rất nhiều hình tượng các vị thần của đạo
Bà-la-môn.

Hai con bò lại tiếp tục kéo cỗ xe đi một cách nhẫn nại, vô tư và một lần nữa lại đưa chúng tôi ngang qua một vùng đồng quê.


Sau khi đã vượt qua khoảng sáu dặm đường, cỗ xe đến gần ngọn núi mà tôi đã nhìn thấy từ nhà ga. Sương mù đã tan dần, ngọn núi với màu đất đỏ và đá nâu như đứng cô độc giữa ánh sáng trong vắt của buổi sớm mai. Người khất sĩ kêu to, với một giọng dầy hứng khởi và tôn sùng không thể tả được:


Arunachala! Ngọn đồi thiêng!

Tôi hỏi:


– Tại sao gọi đây là ngọn đồi thiêng?


Người khất sĩ cho biết:


– Mỗi năm một lần, vào ngày lễ lớn được cử hành trong đền, người ta đốt một ngọn lửa rất lớn trên đỉnh núi. Ngọn lửa này được đốt lên với rất nhiều bơ và long não, và cháy suốt nhiều ngày, có thể thấy rõ từ khắp những vùng chung quanh ở cách xa đến mấy dặm. Khi ngọn lửa bốc lên thì mọi người ở vùng lân cận đều cúi lạy. Ngọn lửa đó có ý nghĩa nói lên rằng ngọn núi này là một thánh địa linh thiêng được sự che chở của một vị thiên thần.


Chúng tôi đã gần đến nơi. Chiếc xe bò đã rời khỏi đường cái và đi theo một con dường dốc đưa đến một vườn dừa và xoài rất rậm rạp. Qua khỏi vườn cây này là đến cuối con đường, chiếc xe ngừng ngay trước cửa đạo viện. Người phu xe bước xuống dẩy cánh cổng và đưa chúng tôi vào sân.


Đạo viện của đức
Maharichinằm dưới chân núi, phía trước có trồng cây và một khoảnh vườn, chung quanh toàn là những hàng rào bằng cây xương rồng. Bên ngoài hàng rào là những cây rừng và bụi rậm phủ quanh kéo dài đến tận chân trời. Chung quanh không có nhà cửa, xóm làng chi cả. Thật không có chỗ nào hoang liêu, cô tịch hơn, đây hẳn là một nơi lý tưởng cho việc thiền định suy tư.

Đạo viện gồm có một dãy nhà dài bằng gạch, lợp ngói, cất theo kiểu tân thời, và hai túp nhà tranh ở phía bên trái. Trước dãy nhà dài có một hàng ba, và giữa sân có một giếng nước. Một đứa trẻ ở trần, nước da đen sậm, đang kéo một thùng nước từ dưới giếng lên bằng một cái tay quay.


Khi chúng tôi vừa đến thì trong nhà có vài người bước ra sân và trố mắt nhìn một cách ngạc nhiên. Người khất sĩ vừa cười vừa tiến lên và giới thiệu vài câu bằng tiếng
Tamoul. Tức thì mọi người đều đổi sắc mặt và nhìn tôi mỉm cười vui vẻ. Tôi cảm thấy tôi đã yêu mến ngay những người dân lành chất phác và hồn nhiên đó.

Người khất sĩ bảo tôi:


– Chúng ta hãy vào trong.


Rồi ra hiệu cho tôi đi theo anh ta. Tôi ngừng lại ngoài hàng ba để cởi giày và sắp sửa lại rổ trái cây mà tôi mang theo để làm lễ vật ra mắt vị tôn sư. Hai mươi cặp mắt đổ dồn vào khi chúng tôi bước vào gian tịnh thất. Họ ngồi xếp bằng theo vòng bán nguyệt trên nền gạch màu đỏ. Cách đó một khoảng, trong góc phòng có một người ngồi trên một chiếc giường gỗ dài lót nệm trắng. Đó là đức
Maharichi.

Người khất sĩ dẫn đường tiến đến gần giường và cúi xuống lạy, gương mặt úp sát vào giữa hai lòng bàn tay. Gần đó có một cửa sổ lớn chiếu ánh sáng vào vị tôn sư, và tôi quan sát rõ ngài từng chi tiết. Thừa dịp thuận tiện, tôi đến gần cửa sổ đặt mâm trái cây ở dưới chân ngài, và lùi lại một bước.


Đức
Maharichilúc đó vào khoảng năm mươi tuổi, tác người cao lớn, nước da ngâm ngâm như đồng bạch, nét mặt đều đặn, tóc hoa râm và cắt ngắn, trán cao và rộng, dấu hiệu của một bộ óc thông minh khác thường. Chiếc giường của ngài ngồi lót nệm trắng, chân ngài đặt trên một tấm da cọp rất đẹp.

Một sự im lặng hoàn toàn ngự trong căn phòng. Đại đức ngồi tỉnh tọa, tuyệt nhiên không cử động. Tôi tự hỏi không biết ngài có thấy chúng tôi đến hay chăng?


Một vị đệ tử nước da sậm tay nắm một sợi dây kéo cái quạt bằng tre treo trên trần nhà ngay trên đầu đức tôn sư để quạt cho ngài. Tôi bèn nhìn thẳng vào mắt tôn sư, hy vọng làm cho ngài chú ý đến tôi. Cặp mắt Ngài màu nâu sậm, và mở lớn. Không có dấu hiệu gì cho thấy rằng ngài biết có tôi ở đó. Toàn thân ngài yên lặng như một pho tượng. Sự yên lặng đó hẳn là một điều phi thường. Không, ngài không nhìn thấy tôi, vì cặp mắt ngài như đang nhìn vào tận khoảng không huyền bí. Hồi còn ở Âu châu tôi thường tuân theo một nguyên tắc là nhìn trong cặp mắt để đoán biết tâm tính của một người. Nhưng trước cặp mắt của đức
Maharihi, tôi như đi lạc hướng và không hiểu được gì cả.

Giờ phút trôi qua một cách chậm chạp. Kim đồng hồ treo tường đã chỉ quá nửa giờ, rồi một giờ, nhưng không một ai cử động, cũng không ai nói năng gì cả. Tôi tập trung hết nhãn lực vào vị tôn sư đang ngồi tĩnh tọa trên giường. Mâm lễ vật của tôi vẫn còn y nguyên trên chiếc bàn nhỏ, không ai để ý đến. Người dẫn đường cho tôi không cho tôi biết trước rằng tôi sẽ được đón tiếp một cách khác thường như thế, nghĩa là không được ngài chú ý đến. Dù cho ngài không nói, tôi cũng hiểu rằng ngài đang nhập định. Tôi bỗng có một ý tưởng thoáng qua: “
Ngài nhập định phải chăng là để làm cho tâm trí vắng lặng trống không?” Nhưng rốt cuộc tôi cũng gạt bỏ ý tưởng đó, vì tôi không thể trả lời được.

Dầu sao, có một cái gì ở trong người của đức tôn sư đang hấp dẫn tôi như đá nam châm hút sắt! Tôi hoàn toàn bị thu hút và không thể nào quay mặt nhìn sang chỗ khác. Sự ngạc nhiên của tôi lúc ban đầu cùng sự băn khoăn của tôi đã tiêu tan và dần nhường chỗ cho một sự hấp dẫn say mê lạ lùng và mãnh liệt.


Hai tiếng đồng hồ đã trôi qua kể từ khi tôi bước vào. Tôi bắt đầu nhận thấy có một sự thay đổi huyền diệu đang diễn ra trong người tôi mà tôi không sao chống lại được. Những câu hỏi mà tôi sắp đặt một cách công phu, tỉ mỉ từ lúc còn trên xe lửa để chất vấn ngài, giờ đây biến đi đâu mất cả. Tôi không màng đưa ra những câu hỏi đó nữa, cũng không màng đến sự giải đáp những thắc mắc vẫn giày vò tôi từ bao lâu nay. Tôi chỉ biết là một niềm an tịnh vô biên đang xâm chiếm lấy tôi, cũng như nó đang tràn ngập bầu không khí trong gian phòng này. Tâm hồn tôi, trí não tôi, từ lâu nay bị giày vò, căng thẳng bởi sự độc đoán của tư tưởng, biện luận, suy tư, có lẽ đến nay mới được nghỉ ngơi đôi chút. Những câu hỏi mà tôi đã chuẩn bị một cách rất công phu để hỏi ngài, nay tôi bỗng nhận thấy nó thật tầm thường, vô vị làm sao! Tôi nhận thấy rằng trí não chúng ta tự tạo ra những thắc mắc, khó khăn, để rồi sau đó tự giày vò một cách vô ích để mong tìm ra sự giải đáp. Nay tôi đã tự thả trôi theo sự nghỉ ngơi và an tịnh một cách tuyệt diệu đến nỗi hai giờ đồng hồ trôi qua mà tôi không cảm thấy bực dọc hay khó chịu chút nào.


Tuy nhiên, dần dần những câu hỏi mới được khởi lên:


– Sự an lạc tuyệt vời vừa tràn ngập trong lòng tôi đó đã từ đâu đến? Hay là được tỏa ra từ người của đức tôn sư, cũng như hương thơm tỏa ra từ một đóa hoa?


Tôi không thể trả lời câu hỏi này, nhưng tôi biết rõ những phản ứng của tôi. Tôi biết rằng niềm an tịnh thiêng liêng xâm chiếm tâm hồn tôi lúc đó là do đức
Maharichitạo nên. Ngài tạo ra điều đó bằng cách nào? Bởi sự an tịnh tự nhiên và tuyệt đối mà bản thân ngài đã đạt được và truyền sang người khác, hay bởi một sức mạnh tâm thức kỳ bí tương quan nào đó mà tôi chưa được biết?

Tuy nhiên, ngài vẫn ngồi đó, hoàn toàn bất động, hình như không hay biết chi cả về sự có mặt của tôi. Chung quanh, bầu không khí vẫn hoàn toàn im lặng như tờ. Trên mặt hồ phẳng lặng đó, một hơi thở nhẹ đã gợi lên một gợn sóng nhỏ. Đó là khi có người bước lại gần và nói nhỏ vào tai tôi:


– Ông muốn hỏi đức tôn sư điều chi chăng?


Người bạn đồng cảnh của tôi đã mất kiên nhẫn rồi chăng? Hay là anh ta tưởng rằng tôi đã không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu hơn nữa?


Quả thật, tôi đã lên đường đến đây với ý định chất vấn tôn sư, nhưng giờ đây tôi đã có được sự an ổn với thế gian và an ổn với chính tôi, thì tại sao tôi phải bận rộn giày vò tâm trí với những câu hỏi vô nghĩa ấy để làm gì? Trong sự an tịnh hồn nhiên mà tôi vừa bỗng nhiên bất ngờ có được, tôi không còn muốn khuấy động tâm hồn mình vì bất cứ lý do nào nữa cả.


Tuy nhiên, cái gợn sóng nhỏ mà người bạn tôi đã gieo trên mặt hồ phẳng lặng bằng câu hỏi vừa rồi đó cũng đủ để làm gián đoạn cái giờ phút thiêng liêng ấy. Và dường như đó là một dấu hiệu đã được trông đợi từ lâu, chung quanh tôi mọi người liền đứng dậy, và những tiếng nói xôn xao bắt đầu vọng vào tai tôi, và kìa, hai mí mắt của đức
Maharichiđã chớp chớp vài lần. Ngài quay mặt về phía góc phòng, và trong giây phút tôi đã lọt vào tầm mắt của Ngài. Ngài vừa ra khỏi một cơn đại định.

Có lẽ người bạn đồng hành của tôi tưởng rằng sở dĩ tôi không trả lời là vì tôi không nghe rõ, bèn lặp lại câu hỏi của anh ta lớn giọng hơn trước. Nhưng trong cặp mắt sáng dịu hiền của tôn sư nhìn vào tôi lúc đó, tôi đọc được một câu hỏi khác hơn của ngài:


– Anh còn nghi ngờ gì nữa chăng, sau khi anh vừa có được cảm giác yên tịnh thâm trầm của tâm hồn? Tôi đã giúp anh cũng như tất cả những người kia có được điều đó.


Quả thật, niềm an tịnh vô biên đó vẫn còn tràn ngập trong lòng tôi. Tôi bèn quay lại người khất sĩ và đáp:


– Không, bây giờ tôi không muốn hỏi gì cả. Thôi, hãy để khi khác...


Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng sự có mặt của tôi trong phòng làm cho nhiều người ngạc nhiên. Không phải đức
Maharichi, mà là những người đang nói chuyện huyên thuyên ở chung quanh tôi. Người bạn đồng hành của tôi cho biết, một vài người trong số đó là những đệ tử, nhưng đa số còn lại chỉ là những du khách viếng thăm đạo viện.

Subramanya
giới thiệu tôi với mọi người. Anh ta nói bằng tiếng Tamoulvới một giọng sôi nổi hào hứng và rất nhiều điệu bộ. Chắc anh ta đã tô vẻ thêm ít nhiều sự kiện, vì những lời của anh ta được tiếp đón bằng những tiếng kêu ngạc nhiên của nhiều người trong bọn.

Bữa cơm trưa vừa xong. Mặt trời vùng nhiệt đới làm cho mực thủy ngân trong hàn thử biểu nhảy vọt lên cao. Tuy thế, tôi thấy đời sống ở đây có vẻ hồn nhiên dễ chịu, vì tôi có thể tiếp xúc với đức
Maharichibằng cách mà tôi ưa thích, nghĩa là bằng cách tham dự sinh hoạt hằng ngày của ngài một cách tự nhiên và không kiểu cách.
Chiều hôm ấy, tôi trở lại gian tịnh thất của đức tôn sư và ngồi cạnh dưới chân ngài. Ngài ngồi dựa bên một chiếc gối lớn, một tiểu đồng cầm sợi dây kéo cái quạt treo trên trần nhà để quạt cho ngài như thường lệ. Đức Maharichicầm trong tay một quyển vở, và viết một cách rất chăm chú.

Một lúc sau, ngài đặt quyển vở sang một bên và gọi một vị đệ tử đến gần, rồi nói với anh ta vài câu bằng tiếng
Tamoul. Người đệ tử đến gần tôi và nói tôn sư rất tiếc rằng tôi không thể dùng bữa chung với những người trong đạo viện, vì họ chưa từng tiếp khách người Âu nên họ không biết rõ cách ăn uống của tôi ra sao. Tôi bèn cám ơn tôn sư và nói rằng tôi sẵn lòng dùng cơm với họ, nếu có thiếu món gì tôi có thể mua thêm ở chợ gần bên. Tôi nói thêm rằng, đó chỉ là một vấn đề phụ, và tôi đến đây với một mục đích quan trọng hơn.

Tôn sư chăm chú nghe tôi và với một vẻ mặt thản nhiên, ngài nói:


– Đó là một mục đích rất đáng khen.


Câu nói của ngài làm tôi hứng chí và nói tiếp theo:


– Bạch tôn sư, tôi đã từng tham khảo triết học và khoa học Âu Tây. Tôi đã từng chen vai thích cánh với người đời, tham dự những công việc của thế gian, hưởng những thú vui trần tục và đã từng để cho những tham vọng của người đời lôi cuốn. Nhưng những điều đó không làm cho tôi quên lãng mục đích tu hành. Tôi đã học hỏi với những bậc hiền triết Tây phương. Bây giờ, tôi phải nhìn về phương Đông để tìm ánh sáng.


Đức
Maharichihơi gật đầu, như muốn nói rằng: “Tôi hiểu.” Tôi nói tiếp:

– Tôi đã nghe qua nhiều lý thuyết, đọc rất nhiều sách vở, nhưng không có gì làm cho tôi được thỏa mãn. Chỉ có kinh nghiệm bản thân mới có thể mang đến cho tôi đức tin. Thưa ngài, tôi xin thú thật là từ trước đến nay tôi chưa có cái mà người ta gọi là sự tín ngưỡng. Tôi luôn hoài nghi về việc ngoài sự sống của thể xác hữu hình còn có một cái gì khác nữa. Bởi nếu có tôi cũng không làm sao biết được.


Những người đệ tử ngồi quanh đó nghe nói đều trố mắt im lặng vì ngạc nhiên. Tôi tự hỏi không biết tôi có vi phạm vào qui luật nào trong đạo viện hay xúc phạm đến tôn sư vì nói ra những điều thật lòng đó hay chăng? Nhưng không sao, cho dù có điểm nào trong những lời tôi nói là quá đáng hay xúc phạm, thì sự dồn nén của nhiều năm chờ đợi và thất vọng đã khiến tôi vẫn phải thốt ra thành lời, không kiềm lại được nữa. Nếu đức
Maharichilà người mà tôi tin tưởng, thì ngài hẳn sẽ vượt lên trên những thói tục thường tình và cảm thông được tấm lòng chân thật của tôi.

Trong khi tôi chờ đợi, ngài không trả lời và dường như đang theo đuổi dòng tư tưởng của riêng ngài. Phần tôi, cảm thấy vẫn chưa nói hết những gì chất chứa trong lòng, tôi lại nói tiếp:


– Các nhà bác học Âu Tây thú nhận rằng họ không biết gì cả về những vấn đề siêu hình. Nhưng tôi nghe rằng ở phương Đông có những người trả lời được những điều mà khoa học Âu Tây bất lực không giải thích được. Tôi muốn biết có phải đúng như vậy hay không? Và tôn sư có thể giúp tôi tìm thấy ánh sáng tâm linh hay chăng?


Bằng một loạt những câu hỏi như thế, tôi đã đi ngay vào trọng tâm vấn đề và chỉ còn chờ đợi câu trả lời. Nhưng đức tôn sư vẫn tiếp tục nhìn tôi. Tôi tự hỏi: “
Hay là ngài đang suy nghĩ về các câu hỏi của tôi chăng?

Mười phút trôi qua, đôi môi của ngài mới bắt đầu cử động. Và ngài nói với một giọng rất dịu dàng:


– Anh vừa nói là “
Tôi muốn biết”, vậy cái “tôi” đó là gì?

Lần này ngài nói thẳng với tôi bằng tiếng Anh, không cần thông ngôn. Tôi lấy làm bối rối vì không thật sự hiểu được ngài muốn nói gì. Tôi nói bằng một giọng yếu ớt:


– Thưa ngài, quả thật tôi chưa hiểu.


– Câu hỏi của tôi không đủ rõ ràng sao? Anh hãy suy nghĩ đi.


Tôi suy nghĩ, rồi lấy tay chỉ vào chính mình và tự xưng danh. Ngài lại hỏi tiếp:


– Anh có thật sự biết được anh là ai chăng?


Tôi cười và đáp:


– Tất nhiên, tôi không thể không rõ biết chính mình.


– Kỳ thật, cái “
tôi” mà anh biết đó chỉ là cái thể xác mà thôi, nhưng đâu phải tất cả chỉ có vậy? Tôi lặp lại câu hỏi: “Anh là ai?” Anh có thật sự biết được điều đó chăng?

Làm sao trả lời được một câu hỏi lạ kỳ như vậy? Tôi lặng thinh. Đức
Maharichinói tiếp:

– Anh hãy cố suy gẫm về điều đó. Chỉ cần rõ biết được cái “
tôi” đó là gì, anh sẽ rõ biết được chân lý.

Tâm trí tôi như hoang mang lạc hướng, và tôi không dấu được sự ngạc nhiên. Tôn Sư quay lại nói vài lời với người thông ngôn. Người này dịch lại cho tôi như sau:


– Anh chỉ cần làm một việc duy nhất: Hãy nhìn vào nội tâm. Nếu anh làm được như vậy, anh sẽ tìm thấy sự giải đáp cho mọi vấn đề.


– Nhưng tôi phải làm sao để nhìn vào nội tâm?


– Anh hãy suy gẫm về những gì mà hiện nay anh gọi là cái “
tôi” để thấy được tính chất giả hợp và không thường tồn của nó. Trong toàn bộ thân thể của anh, hãy xét kỹ xem cái “tôi” đang nằm ở chỗ nào? Nếu anh cho rằng nó nằm trong bộ não của anh, liệu anh có thể tách biệt bộ não ấy ra để làm thành một con người riêng biệt được chăng? Và nếu anh gọi cả thân xác đó là cái “tôi”, liệu anh có thật sự làm chủ được nó hay chăng? Anh có tùy ý quyết định được sự sống hay chết, khỏe mạnh hay bệnh tật, khoan khoái dễ chịu hay mệt nhọc uể oải... của cái “tôi” đó hay chăng? Hay tất cả đều xảy ra chỉ như những sự kiện ngoài ý muốn của anh? Và nếu quả thật là như vậy, thì dựa vào đâu để anh gọi thân thể đó là “của tôi”? Sự tham thiền quán tưởng liên tục không gián đoạn sẽ giúp anh soi rọi vào vấn đề một cách sáng suốt và khách quan, loại bỏ được những định kiến từ lâu đời. Đó là con đường đi đến chân lý.

– Tôi cũng đã từng suy gẫm về những điều đó mà không thấy tiến bộ chút nào.


– Làm sao anh nhận biết được? Sự tiến bộ trên địa hạt tâm linh không phải dễ gì nhận biết được như trên địa hạt vật chất. Sự suy gẫm hay quán xét về những điều này cũng không phải là một công việc có thể hoàn tất trong nhất thời.


– Trong sự thiền định quán xét nội tâm như ngài vừa nói, có cần phải có một bậc thầy hay không?


– Thầy dạy là cần thiết, nhưng chỉ là để giúp trên phương diện dẫn dắt mà thôi. Còn sự thiền định tự nó phải là một vấn đề kinh nghiệm bản thân.


– Nếu có thầy dìu dắt, phải mất bao lâu mới tìm thấy ánh sáng chân lý?


– Điều đó tùy nơi mỗi người. Hoàn cảnh tu tập và năng lực nhận thức cũng như sự nỗ lực của mỗi cá nhân không hoàn toàn giống nhau.


Tôi có cảm giác hình như tôn sư không thích bàn suông trên lý thuyết về những vấn đề phương pháp hay kết quả tu tập. Tôi liền chuyển đề tài hỏi sang chuyện khác:


– Thế giới đang trải qua những cơn khủng hoảng trầm trọng. Xin tôn sư dạy cho biết tương lai của nhân loại sẽ ra sau?


– Anh đừng lo về tương lai khi chưa hiểu được gì về hiện tại. Hãy chú ý thực hiện tốt những gì trong hiện tại, rồi tương lai sẽ tự nó được hoàn thiện hơn.


Đây cũng lại là một câu khó hiểu nữa! Nhưng lần này tôi không chịu bỏ qua một cách dễ dàng, vì tôi tự nghĩ rằng tôi đang sống giữa cõi thế gian với những sự đau khổ đè nặng lên vai nhiều hơn là ở nơi đạo viện êm đềm ẩn sâu trong rừng thẳm. Vì thế, tôi tiếp tục hỏi:


– Dù sao đi nữa, xin tôn sư hãy cho biết là trong tương lai gần đây thế giới sẽ bước vào một thời kỳ hòa bình và tương trợ hay sẽ rơi vào một tình trạng hỗn loạn?


Đức
Maharichimỉm cười một cách dễ dãi:

– Hòa bình hay hỗn loạn không phải là sự sắp xếp tự nhiên của định mệnh hay được tạo ra bởi riêng một số người. Vấn đề của nhân loại là do toàn thể nhân loại quyết định, ngay cả khi trong nhân loại có được những vị lãnh tụ kiệt xuất thì họ cũng không tự mình quyết định được tất cả mọi việc. Điều đó phụ thuộc vào tất cả mọi người, trong đó có anh và có tôi. Nếu chúng ta mong muốn một sự bình an cho toàn thế giới, chúng ta nhất thiết phải kiến tạo được sự bình an ngay trong nội tâm mình cũng như cho những người quanh ta. Vì thế, đây không phải là vấn đề của một lời tiên tri theo như cách anh đang nghĩ, mà là việc có liên quan đến sự nỗ lực hoàn thiện của tất cả mọi người.


– Tuy nhiên, lịch sử đã từng cho thấy là vận mệnh của mỗi quốc gia hay của cả toàn thế giới rất nhiều khi phụ thuộc vào sự dẫn dắt của những bậc lãnh tụ thiên tài. Hơn nữa, nếu là trong lãnh vực tâm linh hay đời sống tinh thần, lẽ nào có thể nói điều đó là không đúng?


Nhưng lập luận của tôi cũng không đẩy vấn đề tiến thêm được bao nhiêu, vì đức
Maharichi đã nhoẻn miệng cười và thản nhiên đáp ngay:

– Đó lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Sự dẫn dắt không có nghĩa là quyết định hoàn toàn vấn đề. Như người đệ tử của tôi đã thực sự dẫn đường cho anh đến đây, nhưng điều đó không có nghĩa là anh ta giữ vai trò quyết định. Vấn đề nằm ở ý muốn và sự nỗ lực của chính bản thân anh.


Đến đây thì tôi hiểu ra được phần nào. Tôi chợt nhớ lại và cảm thấy buồn cười về cách nghĩ của chính mình từ trước khi lên đường sang Ấn Độ: Tôi luôn tưởng rằng chỉ cần gặp được một bậc minh sư là có thể giải quyết được tất cả mọi vấn đề!


Đức
Maharichinhư hiểu thấu những suy nghĩ của tôi, ngài nói tiếp:

– Con người như thế nào sẽ tạo ra một thế giới tương ứng như thế ấy. Người đi tìm chân lý tuy mở rộng lòng thương yêu tất cả mọi người nhưng không có nghĩa là ôm đồm tất cả mọi việc về phần mình. Thương yêu giúp đỡ người khác không có nghĩa là quyết định mọi việc thay cho họ, vì đó không những là điều vô ích mà còn là điều không thể thực hiện. Anh không cần phải âu lo cho những vấn đề của thế giới đó và phí công vô ích với việc cứu vớt nhân loại. Mỗi người chỉ có thể tự cứu vớt chính mình bằng sự tu tập vươn lên hoàn thiện bản thân, nhưng thông qua đó anh ta mang đến sự lợi lạc cho cả những người quanh mình và nói rộng ra nữa là cả toàn thế giới. Ngược lại, nếu anh hướng ra bên ngoài để thực hiện cái công việc gọi là “cứu vớt cả thế giới”, bản thân anh sẽ chẳng được lợi ích gì vì mãi mãi vẫn chìm đắm trong mê lầm và đau khổ, và do đó rốt cuộc cũng chẳng giúp ích được gì cho người khác. Anh hãy tìm chân lý tự nơi chính mình, rồi anh sẽ thấy chân lý cũng hiện hữu ở khắp cõi thế gian quanh mình.


Gian phòng lại im lặng. Người tiểu đồng tiến đến chỗ lư hương và đốt thêm một cây nhang. Đức
Maharichi, sau khi nhìn một làn khói xanh bay lên nghi ngút, bèn cầm lại quyền vở của ngài và chăm chú viết tiếp. Tôi liền hiểu rằng ngài tiếp chuyện với tôi như thế đã đủ.

Nhưng sự thản nhiên đó làm cho tôi có cảm giác như bị một gáo nước lạnh. Tôi còn ngồi nán thêm khoảng mười lăm phút, nhưng tôi thấy rõ là đức tôn sư không muốn nói chuyện nữa. Tôi không thể làm gì khác hơn được nữa, đành phải đứng dậy và chắp tay kiếu từ.


lll


Tối hôm ấy, khi chúng tôi lại bước vào gian tịnh thất và ngồi xuống sàn gạch thì hình như cái yên lặng của cảnh vật thiên nhiên cũng đã xâm chiếm cả đạo viện và thấm nhuần cả bầu không khí chung quanh.


Số người đến tham dự mỗi buổi chiều vẫn ngồi vòng quanh theo hình bán nguyệt như thường lệ, nhưng không ai thốt ra một lời nào, tất cả đều cố giữ im lặng.


Đức
Maharichivẫn ngồi trên giường, hai chân xếp bằng, hai bàn tay để trên hai đầu gối. Gương mặt ngài nghiêm trang nhưng vẫn tỏ ra giản dị và khiêm tốn, cặp mắt của ngài như chỉ nhìn về một điểm duy nhất ở phía tường đối diện. Cái nhìn không chớp mắt đó đối với tôi là một sự bí hiểm. Nó tập trung vào một điểm ở ngoại cảnh hay chỉ là một sự định tĩnh trong nội tâm và không liên quan gì đến bên ngoài?

Luồng khói hương trầm bay lên và tỏa mùi thơm khắp phòng. Tôi thử nhìn thẳng vào cặp mắt đang định thần của ngài, nhưng chỉ vài phút sau mắt tôi đã phải nhắm lại. Tôi đắm chìm trong một cơn mơ màng, như tỉnh như mơ, giữa cái êm như ru của bầu không khí êm ái và huyền diệu ở chung quanh. Trong giây lát, tâm hồn tôi trở nên trống rỗng và bắt đầu bước vào thế giới huyền ảo của tâm thức...


Tôi sống trở lại hồn nhiên như một đứa bé năm tuổi. Tôi trèo lên một trong những con đường mòn dốc đứng chạy quanh co theo ngọn núi đá đỏ ngoài đạo viện. Tay tôi nắm lấy bàn tay đức
Maharichi, nhưng vì ngài cao lớn hơn tôi bội phần nên tôi thấy mình hết sức bé nhỏ.

Chúng tôi cùng đi ra khỏi đạo viện, mặc dầu trời đã tối. Ngài dắt tay tôi đi một cách vững vàng. Trăng sao dần dần ló dạng và chiếu xuống một thứ ánh sáng mờ nhạt. Tôi nhận thấy đức
Maharichiluôn chú ý dắt tôi tránh khỏi những lỗ hang, hầm hố, và những tảng đá lớn nhô lên ở phía trên đầu, dường như sẵn sàng đè bẹp chúng tôi.

Ngọn núi cao, đường dốc đứng, che khuất trong hang núi hoặc các bụi rậm là những động đá của các nhà tu sĩ, rải rác dọc theo con đường mòn chúng tôi đi. Những tu sĩ này bước ra chào khi chúng tôi đi ngang qua động đá của họ, và mặc dầu họ chỉ ẩn hiện mờ ảo dưới ánh trăng mờ, tôi cũng nhận ra rất nhiều hạng đạo sĩ
yogi.

Chúng tôi tiến bước không ngừng cho tới khi lên đến đỉnh núi. Tại đây, chúng tôi dừng bước và lòng tôi chờ đợi một sự gì quan trọng sắp tới.


Đức
Maharichinhìn tôi, và tôi ngước mặt lên nhìn ngài. Ngay khi đó, tôi cảm thấy một sự thay đổi huyền diệu đang diễn ra trong người tôi. Những quan niệm và những lẽ sống trước kia nay không còn nữa. Những tham vọng và dục tình từ lâu dẫn dắt cuộc đời tôi nay đã biến mất. Những sự đố kỵ, hiểu lầm, lãnh đạm, ích kỷ luôn đi kèm với mọi sự giao tế của tôi với những người trần gian nay bỗng chốc tiêu tan. Một niềm an vui khôn tả xâm chiếm cõi lòng tôi và tôi biết rằng không còn có một sự việc gì ở trên đời đáng để cho tôi ước muốn hơn nữa.

Khi đó, đức
Maharichibảo tôi nhìn xuống dưới chân đồi. Tôi vâng lời và bỗng nhìn thấy thế giới Tây phương hiện ra dưới chân tôi. Những đám đông hỗn độn gồm nhiều dân tộc trà trộn lẫn nhau dưới một bức màn vô minh hắc ám, che phủ cả tinh thần lẫn vật chất. Đức tôn sư nói với tôi:

– Khi con trở về với họ ở trời Âu, con sẽ giữ mãi được niềm an tịnh này trong lòng con. Nhờ đó, con sẽ gạt bỏ được cái ý tưởng cho rằng con người chỉ là một thể xác, một bộ óc nhất định và riêng biệt. Khi con nhận thấy nguồn an vui tràn ngập cõi lòng, con đã hướng cuộc đời con về với ánh sáng chân lý...


Khi tôi thức tỉnh và hãy còn bàng hoàng về giấc mộng thiêng liêng đó thì hai mắt tôi gặp phải hai mắt của Tôn Sư. Tôi không lầm, gương mặt ngài lúc ấy đang quay về phía tôi, và chính ngài đang nhìn tôi. Có một ý nghĩa thâm sâu nào ẩn giấu sau giấc mơ kỳ diệu vừa rồi? Những ước mơ, những dục vọng, những nỗi đắng cay của cuộc sống thế tục, tất cả đều tiêu tan như mây khói. Một trạng thái thản nhiên đối với chính bản thân và một lòng nhân ái sâu xa đối với tất cả mọi con người hãy còn lưu lại trong lòng tôi sau khi thức tỉnh. Làm sao giải thích được điều này?


Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng cái ấn tượng đó chỉ tồn tại trong một lúc chứ không kéo dài. Nó đẹp quá, lý tưởng quá, nên chưa phải dành cho tôi trong lúc này. Tôi trở lại với những suy nghĩ về thực tại. Tôi ngồi tại đây đã bao lâu rồi? Nhìn quanh, tôi thấy mọi người đã đứng dậy và sửa soạn đi ngủ. Tôi cũng phải đi ngủ chứ, nhưng không khí trong phòng nóng bức vì thiếu gió nên tôi phải ra nằm ngủ ngoài sân.


Một vị đệ tử vóc người vạm vỡ, có chòm râu xám bạc, cầm đến cho tôi một cây đèn lồng và dặn tôi hãy để đèn cháy suốt đêm, vì sợ các thứ rắn độc hoặc thú dữ xâm nhập lúc ban đêm. Để đèn sáng, chúng sẽ sợ không dám đến gần.


Nằm dưới đất không có nệm lót tôi thấy khó ngủ. Nhưng tôi không thấy buồn, tôi có đủ đề tài để suy gẫm suốt đêm nay, vì tôi tin rằng rốt cuộc thì tôi cũng đã gặp được người mà tôi tìm kiếm bấy lâu nay. Một người lạ lùng, huyền bí nhất mà những nhân duyên chằng chịt trong quá khứ đã đưa đẩy khiến ngài bước vào đời tôi.


Tôi có cảm giác như đang đứng trước một giai đoạn rất quyết liệt của cuộc đời mình, nhưng chưa biết chắc chuyện gì sẽ xảy ra. Đó chắc chắn là một cái gì thuộc về lãnh vực tâm linh, hoàn toàn vượt xa những âu lo trăn trở tầm thường của thế giới vật chất phàm tục.


Tâm trí tôi vẫn còn nhớ đến giấc mộng kỳ ảo vừa qua, và tim tôi hồi hộp đập mạnh trước một sự gì huyền diệu mà tôi linh cảm là sắp đến, tuy chưa rõ rệt, nhưng chắc hẳn phải là thâm thúy vô cùng.


Trong những ngày kế đó, tôi tìm cách tiếp xúc với đức
Maharichinhưng không có kết quả. Ngẫm nghĩ về điều này, tôi nhận thấy có ba lý do. Trước hết, đó có thể là bản tính dè dặt tự nhiên của ngài, ngài không thích thảo luận, bàn cãi và hoàn toàn thản nhiên trước mọi sự tin tưởng hay ý kiến đúng sai của người đời. Có lẽ ngài không màng đến việc hoán cải bất cứ một người nào, và cũng không hề có ý muốn nhận thêm đệ tử. Lý do thứ hai có vẻ lạ lùng, nhưng tôi cảm thấy rõ rệt. Từ ngày tôi trải qua giấc mộng huyền linh đó, mỗi lần đến trước mặt tôn sư tôi đều cảm thấy một sự tôn kính thiêng liêng. Những câu hỏi mà tôi định đưa ra chất vấn ngài đều im bặt. Tôi cho rằng thật là một điều xúc phạm khi muốn thảo luận một cách ngang hàng với một người đã đạt tới một trình độ siêu phàm như thế. Lý do thứ ba giản dị hơn. Trong tịnh thất lúc nào cũng có người, và tôi không thích phô bày trước người khác những điều thầm kín nhất của lòng mình. Dầu sao, đối với những người ấy thì tôi chỉ là một người ngoại quốc. Sự bất đồng ngôn ngữ không quan hệ, nhưng cái óc hoài nghi đặc biệt của người Âu, sự hoàn toàn thiếu hẳn niềm tin tôn giáo trong việc trình bày ý kiến của tôi có thể làm phật ý nhiều người. Bởi đó, mỗi lần tôi muốn nói thì một trong ba lý do trên đây ngăn trở tôi và bắt tôi phải im lặng.

Lúc đầu, tôi chỉ định viếng thăm đạo viện trong hai ngày cuối tuần, nhưng nay thì cả một tuần lễ đã trôi qua. Tôi tự hỏi, cuộc đàm luận đầu tiên của tôi với đức
Maharichiphải chăng cũng là buổi nói chuyện cuối cùng? Ngoại trừ một vài câu nói xã giao thường lệ, một vài tiếng chào hỏi thoáng qua, tôi và tôn sư, cả hai đều dè dặt không ai mở lời trước.

Rồi mười lăm ngày đã trôi qua, và ngày tôi càng cảm thấy một cách đậm đà thâm sâu hơn những ảnh hưởng tốt lành của niềm an tịnh thiêng liêng bao trùm khắp cả đạo viện này, thậm chí đến cả bầu không khí tôi đang hít thở tại đây.


Ngày cuối cùng đã đến mà tôi không tiến đến gần đức
Maharichithêm được một bước nào. Trong thời gian ở tại đạo viện, tôi cảm thấy có khi vui khi buồn, một trạng thái không ổn định làm cho tôi thất vọng. Tôi cảm thấy chán nản, phần nhiều những người ở đây đối với tôi lại ngôn ngữ bất đồng và có sự cách biệt từ phương diện bên ngoài lẫn cả bên trong. Làm sao hy vọng có một sự thông cảm giữa tôi với họ được? Tôi nghĩ đến đức tôn sư cũng như con chim đại bàng bay cao vút trên chín tầng mây bạc, và nhận xét về đời người bằng một quan điểm cao siêu đến nỗi tôi không sao hiểu được.

Lẽ tất nhiên ngài không giống như mọi người. Ngài không còn rơi vào những được thua còn mất trong sự bon chen của cuộc đời thế tục như chúng ta. Ngài chẳng khác nào ngọn núi trơ trọi, độc nhất, nhô lên thật cao ở phía sau đạo viện, hoặc như cụm rừng xanh bao la trải rộng đến tận chân trời, hoặc như vòm trời cao vòi vọi không thể đo lường. Một cái gì vô hình và huyền diệu của ngọn đồi thiêng kia hẳn là có liên quan đến tâm thức siêu phàm của đức
Maharichi. Người ta nói rằng ngài ở tại đây đã ba mươi năm nay và không bao giờ rời khỏi ngọn núi ấy dầu chỉ trong một ngày. Một sự liên đới chặt chẽ như thế hẳn phải có ảnh hưởng nhất định nào đó đối với sự tu tập của ngài.

Đức
Maharichiyêu ngọn đồi thiêng của ngài, và có người đã dịch lại cho tôi một vài câu thơ rất hay và cảm động do chính tay ngài viết để biểu lộ tình yêu đó. Cũng như ngọn núi thiêng một mình tách ra khỏi khu rừng rậm rạp và nhô lên trời cao, đức Maharichivươn mình vượt khỏi đám đông người của thế gian tục lụy, và sự cao cả của ngài cũng có thể xem là độc nhất vô nhị. Một mình Ngài đã vượt lên phía trước, và vô số người khác đều yếu đuối hơn, không thể theo kịp ngài.

Cho tới nay, tôi chỉ mới gặt hái được một niềm an vui tự tại trong buổi hội kiến ban đầu, và một giấc mơ huyền diệu chói rạng như một ngôi sao trong ký ức của tôi. Thời gian trôi qua, trong mười lăm ngày ở đạo viện tôi chỉ mới có được một cuộc hội đàm đáng kể với đức tôn sư! Gương mặt nghiêm nghị của ngài cũng đủ làm cho tôi lánh bước không dám lại gần.


Tôi tự nghĩ, thật không sao ngờ đến một sự tiếp đón như thế sau khi tôi được nghe biết những triển vọng tươi sáng về đời sống ở đạo viện từ người bạn khất sĩ đã dẫn đường cho tôi. Tuy nhiên, chính đức
Maharichi, chứ không phải ai khác, là người mà tôi muốn tiếp kiến lần nữa để được nghe những lời vàng ngọc của ngài, vì tôi quả quyết một cách chắc chắn rằng trong những người mà tôi đã gặp thì đức Maharichilà người duy nhất đã giải quyết được các bài toán khó khăn của cuộc đời, và không có một sự đau khổ nào ở thế gian có thể gây tác động đến ngài được nữa.

Tôi đã tìm cách gặp ngài một lần nữa. Tôi đi tìm người đệ tử kỳ cựu nhất, người đã có nhiều thiện cảm với tôi ngay từ buổi đầu, và nói cho anh ta biết rằng tôi muốn được hội kiến một lần cuối cùng với đức tôn sư, nhưng không dám xin ngài một cách trực tiếp. Vị đệ tử liền thông cảm và mỉm cười. Anh ta liền bước đi ngay và chỉ một lát sau đã trở lại ngay với câu trả lời:


– Đức
Maharichirất vui lòng tiếp kiến ông.

Tôi bèn trở lại chỗ ngồi trong gian tịnh thất, gần kế bên giường ngài. Đức tôn sư quay lại nhìn tôi và làm cho tôi cảm thấy thoải mải tự nhiên hơn bằng cách nghiêng đầu chào một cách rất lịch sự. Không muốn bỏ lỡ cơ hội, tôi hỏi ngay:


– Bạch thầy, những nhà đạo sĩ
yoginói rằng muốn tìm chân lý người ta phải từ bỏ thế gian và sống ẩn dật trong chốn rừng sâu núi thẳm. Ở các xứ Tây phương, đó là một việc gần như không thể làm được, vì cách sinh hoạt của chúng tôi khác hẳn. Tôn sư có đồng ý với quan điểm đó chăng?

Đức
Maharichitrả lời thông qua sự phiên dịch của một đệ tử, một người Bà-la-mônrất có lễ độ:

– Sự từ bỏ cuộc đời hoạt động của thế gian không hẳn là tối cần thiết mà chỉ có thể xem như một lựa chọn tốt hơn mà thôi. Anh hãy tham thiền một giờ hoặc hai giờ mỗi ngày trong khi vẫn tiếp tục những công việc hằng ngày của anh. Khi anh biết thiền định đúng cách, anh sẽ tự tạo ra một nguồn sinh hoạt tâm linh thấm nhuần ảnh hưởng đến công việc hằng ngày. Nói một cách khác, sự hoạt động hằng ngày của anh sẽ tiếp diễn trong một bầu không khí tâm linh do công phu tu tập tham thiền tạo nên.


– Kết quả đó cụ thể như thế nào?


– Kinh nghiệm sẽ giúp anh nhận ra rằng những quan niệm của anh về cuộc đời hoặc về nhân tâm, thế sự... đều dần dần thay đổi.


– Như vậy, phải chăng ý kiến của ngài là khác biệt với những người yogi về điểm này?


Tôn sư không muốn trả lời trực tiếp về điểm đó. Ngài nói:


– Chính sự ích kỷ làm cho con người bị trói buộc với thế gian. Con người phải tự mình giải thoát khỏi sự ích kỷ đó. Sự buông bỏ thật sự chính là sự buông xả cái “
tôi” nhỏ nhoi và chật hẹp. Quan niệm sai lầm về cái “tôi” giả hợp này chính là cội nguồn của tất cả những sai lầm khác. Cái bản ngã mà anh đang hết lòng ôm giữ và vun bồi, bảo vệ đó vốn chỉ là một điều hư vọng và giả dối.

– Nhưng làm sao có thể từ bỏ sự ích kỷ khi người ta vẫn còn phải sống giữa thế gian?


– Đó là một quan điểm sai lầm, vì thật ra vốn không hề có sự mâu thuẫn giữa đời sống thế gian và sự minh triết.


– Phải chăng tôn sư muốn nói rằng người ta vẫn có thể tiếp tục công việc của mình ở thế gian và đạt được sự minh triết?


– Tại sao không? Nhưng trong trường hợp đó, không phải cái bản ngã nhỏ hẹp của con người tiếp tục được nuôi dưỡng vun đắp trong sự sinh hoạt hằng ngày nữa, vì tâm thức của người ấy đã dần dần phát triển và nhận ra được bản chất thật sự của mọi vấn đề. Trong sự thành tựu những công phu tu tập trên lãnh vực tâm linh, hành giả thấy được bản thể tự tánh của mình vốn là sáng suốt và hòa nhập với sự sống của toàn vũ trụ, nên không còn ôm giữ lấy cái tự ngã nhỏ nhen giả tạo, mà mở rộng nhận thức vượt ra ngoài mọi định kiến hay khái niệm trói buộc thường tình, đạt đến trạng thái hòa nhập với đại thể được gọi là chân ngã, hay tự tánh chân thật.


– Tôi thấy điều đó có nhiều khó khăn, vì sự sinh hoạt hằng ngày thường chiếm hết thời gian khiến cho người ta không có thời gian để tham thiền?


Đức
Maharichibiểu lộ ngay sự không đồng tình với nhận xét đó:

– Việc dành thời gian riêng cho sự tham thiền chỉ là một khởi điểm ban đầu. Khi đã có sự tiến bộ ít nhiều trên đường tu tập, hành giả sẽ thấy sự an lạc luôn luôn hiện hữu trong cuộc sống của mình, ngay cả khi anh ta đang bận rộn công việc. Nói cách khác, công phu tu tập không còn giới hạn trong thời gian ngồi thiền, mà được thực hiện với tất cả thời gian trong ngày. Trong khi làm việc, tâm thức người ấy vẫn không rời khỏi trạng thái an định và quán chiếu sáng suốt.


– Nhưng phải chăng điều đó không phải là pháp môn
Yoganữa?

– Người
yogicố gắng hướng tâm thức của anh ta về mục đích của mình, cũng ví như kẻ chăn bò cố gắng lùa con bò đi trước mặt anh ta. Một người chăn bò khôn ngoan hơn sẽ đi trước và dụ dỗ con bò theo sau mình bằng một nắm rơm.

Tôi thật sự hoang mang với câu trả lời ẩn dụ này:


– Ý của tôn sư là thế nào?


– Anh hãy tự đặt câu hỏi: “
Tôi là ai?” Sự suy xét và tìm kiếm này sẽ giúp anh khám phá, xuyên qua những hang ngách của tâm thức tất cả những gì ẩn giấu đằng sau tâm trí của con người. Khi anh giải quyết được vấn đề căn bản này, anh sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khác.

Tôi cố tìm hiểu câu nói đó. Nhìn qua cửa sổ, tôi thấy ở đằng xa ngọn đồi thiêng phơi mình dưới ánh nắng ban mai. Đức
Maharichinói tiếp:

– Tôi sẽ nói rõ hơn. Tất cả mọi chúng sinh đều đi tìm hạnh phúc, một hạnh phúc thật sự mà họ có thể nắm lấy được và không bao giờ dứt mất. Cái bản năng đó rất chính đáng. Có điều là, khi mưu cầu hạnh phúc thì họ bao giờ cũng tự lo cho bản thân mình trước nhất.


– Như vậy có gì là sai trái?


– Điều đó gắn liền với sự ích kỷ mà tôi đã nói đến. Vì muốn đạt được hạnh phúc, mỗi người luôn phải chọn cho mình một phương tiện. Có người chọn cuộc sống hưởng thụ hoặc rượu chè be bét, có người lao vào đời sống ái dục với những cuộc tình liên miên nối nhau không dứt... Lại có những người khác chọn cách đi theo con đường tín ngưỡng, tôn giáo. Anh thấy đó, bản tánh con người là như thế, và tùy theo phương tiện họ đã chọn mà dẫn đến việc họ có mưu cầu được hạnh phúc thật sự hay không. Vấn đề ở đây là hầu hết mọi người đều sai lầm, ngay cả một số người khi đi theo tôn giáo nhưng thiếu sự sáng suốt cần thiết. Họ vẫn có thể mê muội và uổng phí cuộc đời vì không thật sự đạt đến giải thoát.


– Bạch thầy, dường như tôi chưa thực sự hiểu rõ...


Ngài nói tiếp:


– Bản tánh chân thật của con người không phụ thuộc vào ngoại cảnh. Trở về với cái tự tánh thanh tịnh đó chính là hạnh phúc chân thật. Như vậy, hạnh phúc chân thật là một cái gì vốn sẵn có trong tự tánh thanh tịnh, không cần phải tìm kiếm ở đâu xa. Do vô minh che lấp, người ta không nhận ra được sự thật vốn rất rõ ràng đó, nên thay vì chỉ cần nhận biết và tận hưởng hạnh phúc sẵn có nơi mình, họ lại điên cuồng lao vào cuộc tìm kiếm một cách vô ý thức, kết quả chỉ là tạo thêm vô số những khổ đau chồng chất cho chính bản thân và cho cả mọi người chung quanh. Chân ngã vốn là bất diệt, nên việc nhận thức được nó cũng đồng nghĩa với việc tìm thấy một hạnh phúc chân thật và thường tồn mãi mãi.


– Nhưng sự thật là có biết bao nhiêu sự đau khổ cùng cực trên thế gian này, trong khi mọi người ai cũng sẵn có cái tự tánh thanh tịnh mà ngài nói đó! Điều này phải giải thích thế nào?


– Đó cũng là lẽ đương nhiên thôi, vì người thế gian không hề biết đến cái bản tánh chân thật mà họ sẵn có. Tuy nhiên, tất cả mọi người, dầu có ý thức được điều đó hay không, cũng đều đang khắc khoải đi tìm hạnh phúc. Họ chỉ khác nhau ở cách lựa chọn phương tiện của mình, như tôi đã giải thích ban nãy.


– Ngài muốn nói là kể cả những kẻ khốn cùng, những kẻ tàn bạo, sát nhân...?


– Đúng vậy, những kẻ lầm lạc ấy chỉ là vì họ tưởng rằng có thể tìm thấy hạnh phúc bằng cách lao vào tội lỗi. Động cơ của họ vẫn là thuận theo tự nhiên, nhưng cách làm của họ là sai lệch, thế thôi. Sự thôi thúc tìm kiếm hạnh phúc là do bản năng thúc đẩy, nhưng vì họ đã sai lầm chọn thực hiện điều đó bằng những hành vi bất chính nên không thể có được kết quả như mong muốn. Mặt khác, sự sai lầm của họ là rất là tai hại, cho những người khác cũng như cho chính bản thân họ, vì con người gieo nhân thế nào thì phải gặt quả thế ấy. Những quả xấu đó sẽ tiếp tục xô đẩy họ vào con đường tội lỗi, mãi mãi không thể thoát ra.


– Như vậy, phải chăng khi chúng ta nhận biết được tự tánh thanh tịnh của mình thì chúng ta sẽ đạt được hạnh phúc chân thật?


Tôn sư gật đầu đáp:


– Đúng vậy. Do nhận thức sai lầm mà con người tìm kiếm hạnh phúc theo cách sai lầm. Cũng do nhận thức sai lầm mà con người sinh khởi các tâm niệm tham lam, sân hận và si mê. Một khi đã nhận biết được tự tánh thanh tịnh, thấu rõ được bản chất thật sự của sự sống, thì mọi sự tham muốn sai lầm, mọi tập khí hung hăng, mê muội cũng sẽ tự nhiên dứt sạch. Khi ấy, niềm hạnh phúc an vui thực sự sẽ đến với con người mà không cần thêm bất cứ một điều kiện nào khác.


Tôi bất chợt nhớ đến trạng thái an lạc mà tôi đã được trải qua trong giấc mơ kỳ diệu. Quả thật, bây giờ tôi mới hiểu được niềm vui sướng nhẹ nhàng thanh thoát đó là do đâu mà có. Đó là vì tâm thức tôi trong một lúc nhất thời đã buông bỏ được hết mọi ý niệm tham lam, đố kỵ và những tư tưởng xấu xa khác. Tôi cảm thấy vui mừng không sao kể xiết. Đột nhiên tôi thấy được vấn đề hóa ra lại vô cùng đơn giản!


Xuyên qua cửa sổ, một tia nắng chiếu vào gương mặt đức
Maharichi. Vầng trán ngài biểu lộ sự an tịnh bên trong, đôi mắt ngài phản chiếu một sự an lạc tuyệt vời. Không có gì trong phong thái của ngài tương phản với những lời ngài nói. Những lời nói của ngài có bao hàm điều gì sâu xa khác hơn là cái ý nghĩa dường như quá đơn giản đó chăng?

Người thông ngôn đã dịch lại đúng nguyên văn những lời nói, nhưng ngoài ra còn có cái gì sâu xa hơn nữa mà anh ta không thể chuyển dịch chăng? Nếu có, điều đó hẳn là chính tôi phải tự khám phá lấy.


Đức tôn sư không thuyết giảng như một triết gia, hoặc một nhà hùng biện, mà ngài nói ra bằng chính những kinh nghiệm tự thân trải qua nhờ vào sự tu tập. Tôi tự hỏi, những kinh nghiệm quý báu đó là của riêng ngài hay là chung cho tất cả mọi người? Tôi hỏi:


– Để đạt được nhận thức đúng đắn về bản ngã có phải là một quá trình tu tập và quán chiếu khó khăn, lâu dài lắm chăng? Hay đó là một sự thực hành dễ dàng?


– Có thể nói là rất dễ, nhưng cũng có thể nói là rất khó. Vì sao vậy? Giống như có người lạc lối trong khu rừng giữa đêm tối. Nếu may mắn thắp lên được một ngọn đuốc để soi đường thì lập tức nhận ra con đường mòn ở sát ngay bên cạnh mình, và theo đó thoát ra khỏi rừng một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu anh ta không có được ngọn đuốc soi đường đó thì việc thoát ra khỏi khu rừng trong đêm tối lại trở nên cực kỳ khó khăn, thậm chí là không thể làm được. Cũng vậy, sự quán xét nội tâm có thể đưa hành giả quay ngược lại tiến trình mê lầm từ vô thủy đến nay, nhận ra được tự tánh thanh của chính mình. Đó chính là ngọn đuốc trí tuệ soi đường. Nhưng nếu không làm được điều đó, người ta sẽ mãi mãi phải dò dẫm bước đi trong đêm tối, mãi mãi không có hy vọng thoát ra khỏi lưới vô minh dày đặc của thế gian.


– Nhưng nếu phủ nhận “cái tôi” hiện nay là giả tạm, không thật, thì con người thật sự còn lại cái gì? Phải chăng sẽ rơi vào một trạng thái không có ý thức độc lập, hay hoàn toàn vô thức chăng?


– Không đúng vậy. Bản chất của thực tại vốn không thay đổi, chỉ có nhận thức của con người là thay đổi, vì còn có mê lầm. Khi con người buông bỏ được sự trói buộc vào một cái tôi nhỏ hẹp, anh ta không phải đánh mất chính mình mà là nhận ra được tự tánh thanh tịnh vốn có của mình. Điều này cũng giống như người thức giấc sau một giấc mộng, anh ta không thể nói rằng mình đã mất tất cả những gì vừa nhìn thấy trong mộng. Sự thật là anh ta đã tìm được trạng thái tâm thức chân thật, và những gì được nhận biết trong trạng thái tỉnh thức đó mới là chân thật. Thông thường, một người còn đang trong trạng thái mộng thì không thực sự nhận biết được mình đang nằm mộng. Đó chính là sự mê lầm của người thế gian. Một trí tuệ sáng suốt có được do sự nhận biết tự tánh thanh tịnh vốn có cũng chính là bản tính chân thật của con người.


– Nhưng ý thức sai lầm về một cái tôi giả tạm phải chăng cũng từ nơi bản tánh chân thật đó mà ra?


– Đúng vậy, cũng như người nằm mộng không hề đánh mất con người thật của anh ta, chỉ là không nhận biết mà thôi. Vì thế, quá trình tu tập thật ra không phải trừ bỏ sự mê lầm mà là chuyển hóa nó trở thành trí tuệ sáng suốt. Bản chất thật sự của mê lầm cũng chính là trí tuệ, cũng như bản chất thật sự của khổ đau chính là giải thoát.


Đức tôn sư nói tiếp:


– Ngày nào con người chưa nhận ra được tự tánh thanh tịnh của chính mình thì sự nghi ngờ, mê muội sẽ vẫn còn ngự trị trong tâm thức. Các bậc vua chúa của thế gian luôn tưởng rằng họ đang cai trị muôn dân, nhưng nếu biết tự xét mình thì họ sẽ nhận ra rằng họ thậm chí chưa từng khuất phục được chính mình. Quyền năng và sức mạnh thật sự chính là ở chỗ biết điều phục chính mình, vì chỉ có điều đó mới đưa ta đến sự giải thoát hay hạnh phúc chân thật. Các nhà bác học Âu Tây cặm cụi suốt đời để sưu tầm học hỏi và hiểu biết, nhưng vẫn phải cúi đầu im lặng khi người ta hỏi họ đã giải quyết được các vấn đề bí hiểm của đời người, và đã tự biết mình hay chưa? Như vậy, tìm biết về những sự vật bên ngoài phỏng có ích gì, nếu chúng ta không biết gì cả về sự diễn biến trong nội tâm của chính mình và không biết được “
ta” thực sự là ai? Chúng ta thường tránh né không muốn nghĩ đến điều đó, vì thấy nó có vẻ như rất mơ hồ, khó nắm bắt. Tuy nhiên, sự thật là không có sự học hỏi nào khác đáng cho chúng ta chú trọng hơn điều đó.

– Phải chăng đối với những con người bình thường thì đây là một công việc rất khó khăn, hầu như là quá sức, vì trải qua nhiều thế kỷ mà không có mấy ai đạt được điều đó?


Câu hỏi của tôi làm cho ngài hơi nhún vai:


– Mỗi người đều phải tự nỗ lực rồi mới biết. Sự khó khăn không phải là quá lớn lao như anh tưởng. Và sự thật là anh chỉ nhìn thấy vô số người mê lầm chứ không hề nhận biết được những ai đã đạt được giải thoát. Vì thế, sự so sánh anh vừa nêu ra là hoàn toàn không có căn cứ.


– Nhưng bạch thầy, đối với người Âu Tây chúng tôi, luôn năng động và thực tế, thì một yêu cầu quán xét nội tâm như thế quả thật là...


Tôi còn do dự, không biết phải kết thúc câu nói ra sao thì ngài đã hiểu được ý tôi và nói ngay:


– Sự nhận thức chân lý là như nhau ở tất cả mọi con người, dầu cho người Ấn hay người Âu cũng vậy. Tôi thừa nhận điều đó không dễ dàng đối với những người còn liên quan đến những hoạt động giữa thế gian, nhưng trong trường hợp nào cũng vậy, với sự nỗ lực thì người ta vẫn có thể thành công. Điều cần thiết là phải biết thực hành công phu tham thiền như một phương tiện hiệu quả nhất để hoàn thiện tâm thức, phải duy trì sự thực hành cho được thường xuyên, biến nó trở thành một thói quen và nhờ đó ngày càng hoàn thiện công phu thực hành của chính mình. Khi anh suy ngẫm nghĩ về câu hỏi: “
Tôi là ai?” Khi anh bắt đầu hiểu rằng cái xác thân này, hay những dục vọng, những niệm tưởng xấu xa... đều không phải thật sự là “tôi”, thì chừng đó anh sẽ có một nhận thức chính xác hơn về chính mình. Do đó, câu trả lời sẽ xuất hiện từ những chỗ thâm sâu cùng tột của bản thể, nó sẽ hiện ra như một phần thưởng cho công phu thực hành thâm trầm và sâu sắc của hành giả. Anh hãy tự biết mình, và chân lý sẽ tự nó chói sáng trong tâm hồn anh ánh sáng mặt trời. Tâm thức anh sẽ tìm thấy sự an tịnh, một nguồn an lạc vô biên sẽ tràn ngập lòng anh, bởi vì nhận thức được tự tánh thanh tịnh chính là tìm thấy được hạnh phúc chân thật. Tất cả những sự nghi ngờ của anh sẽ tiêu tan khi anh đạt tới sự trực nhận được tự tánh thanh tịnh của chính bản thân mình.

Nói đến dây, đức tôn sư quay đầu lại và nhìn thẳng về một điểm ở đằng xa, ở phía tường đối diện. Tôi hiểu rằng cuộc đàm thoại đã chấm dứt, và ngài nói như thế đã đủ. Tôi cũng lấy làm hài lòng vì đã được tiếp kiến ngài thêm một lần nữa.


Thời gian thấm thoắt trôi qua, và ngày chia tay đức tôn sư đã đến. Chiều hôm ấy, tôi bước vào gian tịnh thất, hai giờ trước khi cỗ xe bò đến để đưa tôi lên đường từ giã đạo viện êm đềm giữa chốn rừng hoang u tịch này.


Không khí trong phòng phảng phất mùi hương trầm thơm ngát. Đức
Maharichingồi bán già trên bộ ván gỗ, chăm chú nhìn tôi, không nói một lời. Tôi nhận thấy bên cạnh ngài có một vò nước bằng đất nung và cây gậy trúc. Đó là tất cả vật sở hữu của ngài trên mặt đất! Đó là câu trả lời hùng biện nhất cho thấy sự vô nghĩa của cái bản năng chiếm hữu, sự khao khát vật chất của người thế gian.

Bỗng nhiên đôi mắt mở lớn của ngài lại như hướng về một cõi xa xăm vô thức, toàn thân ngài trở nên ngay ngắn và bất động như pho tượng, đầu ngài hơi lắc nhẹ vài cái trước khi ngừng hẳn. Chỉ trong vài phút, tôi biết đức
Maharichiđã đi vào trạng thái đại định.

Có người bước lại bên tôi và kề tai nói nhỏ:


– Đức
Maharichiđang nhập định. Chúng ta không nên nói chuyện.

Chung quanh đó mọi người đều im lặng. Sự im lặng càng trở nên sâu lắng hơn khi giờ phút trôi qua. Tôi tự thả mình trôi theo một sự sùng kính thiêng liêng đang xâm chiếm lòng tôi một cách không sao cưỡng lại được, khác nào như con ong bị hấp dẫn bởi hương hoa. Một sức mạnh vô hình, huyền bí phảng phất trong không khí của gian phòng, và tôi không còn nghi ngờ gì nữa rằng sức mạnh đó chính là từ nơi đức
Maharichitỏa ra.

Đôi mắt ngài bỗng chiếu sáng một cách đặc biệt. Tôi cảm thấy trong tôi có những cảm giác thay đổi lạ lùng. Cặp mắt sáng rực như tia lửa của ngài dường như đang soi thấu vào những chỗ bí ẩn nhất của tâm hồn tôi. Tôi nhận biết rằng ngài đã nhìn thấy rõ hết tất cả những gì trong tôi: tư tưởng, tình cảm, dục vọng... và tôi hoàn toàn bất lực trước quyền năng của ngài.


Trước hết tôi cảm thấy khó chịu, vì tôi biết rằng không có gì trong cuộc đời dĩ vãng của tôi mà ngài không nhìn thấy, và tôi không thể dấu giếm, che đậy cuộc đời quá khứ của tôi, nhưng tôi cảm thấy một cách mơ màng rằng sự quan sát tỉ mỉ đó sẽ có nhiều ích lợi cho tôi trong tương lai. Cứ như vậy, tất cả những sự yếu đuối lầm lạc của tôi trong dĩ vãng, tất cả những ưu điểm và khuyết điểm của tôi đều hiển hiện rõ ràng trước cặp mắt của ngài. Nhưng đồng thời, tôi cũng được an tâm, vì như thế chắc ngài cũng sẽ thấy cả tấm lòng mộ đạo của tôi, đã thúc giục tôi từ giã quê hương, gia đình, lánh xa cuộc đời phồn hoa tục lụy và lao mình vào chốn rừng sâu núi thẳm để tìm đến với ngài.


Dần dần tôi cảm giác được rõ ràng sự giao cảm giữa đôi mắt định thần của ngài và cái nhìn non nớt của tôi. Sự giao cảm đó như mời mọc tâm hồn tôi hãy cùng chia sẻ cái trạng thái an tịnh vô biên của ngài. Sự an tịnh lạ lùng đó cũng đi kèm với một cái cảm giác nhẹ nhàng lâng lâng và khoan khoái tuyệt vời không có gì sánh kịp.


Thời gian dường như ngừng lại. Tâm hồn tôi đã trút được cái gánh nặng của những điều thắc mắc ưu phiền. Dường như kể từ nay tôi đã vĩnh viễn được che chở, không còn bị chi phối bởi những nỗi đắng cay của sự thất bại và nỗi đau buồn của những dục vọng không được thỏa mãn. Tôi nhận định một cách sâu sắc rằng có một bản năng tự nhiên luôn thúc giục con người vươn lên hoàn thiện và nuôi mầm hy vọng ngay trong sự tuyệt vọng. Chính cái bản năng đó đã nâng đỡ con người trong những giờ phút tối tăm đau khổ nhất và là một bản năng không bao giờ lầm lạc, vì nó vốn thuộc về bản tánh tự nhiên của con người.


Trong sự im lặng tuyệt vời của những thời khắc đó, đồng hồ như ngừng chạy, thời gian như ngừng trôi, và những đau khổ, lầm lạc của quá khứ như đã lùi về đúng chỗ của nó, toàn thân tâm tôi dường như đã hòa hợp làm một với đức tôn sư, dường như tôi đã cảm nhận được sự an ổn trong thân tâm đến mức chưa từng có, và cái nhìn sáng rực của ngài có năng lực kỳ diệu như một chiếc đũa thần giúp tôi có thể tự mình thoáng thấy một cảnh giới siêu linh đầy những sự huy hoàng huyền diệu bất ngờ.


Đã bao lần tôi lấy làm ngạc nhiên khi thấy những đệ tử của ngài trong nhiều năm sống tại đạo viện, hằng ngày đến ngồi dưới chân đức tôn sư mà chẳng được nghe bao nhiêu lời dạy bảo, nhưng vẫn tự hài lòng với cuộc đời trầm lặng như thế, không có một sự hoạt động nào bên ngoài để tạo ra sự phấn khích hay giải trí. Bây giờ tôi mới bắt đầu hiểu được một cách trực tiếp, do kinh nghiệm cá nhân của tôi, rằng mỗi ngày trôi qua được ở bên cạnh đức tôn sư đều đem lại cho họ một phần thưởng tuyệt diệu.


Sau nhiều giờ ngồi tĩnh tâm trong gian phòng im lặng như tờ, bắt đầu có người lẳng lặng đứng dậy và rón rén nhẹ bước đi ra. Một người khác cũng đứng dậy, rồi một người khác nữa. Rồi trong giây lát, chỉ còn lại một mình tôi ngồi đối diện với đức
Maharichi.

Khi đó, kỳ lạ thay, đôi mắt của ngài bắt đầu chuyển động. Ngài đang thu tầm mắt lại giữa đôi mi hé mở. Tôi bỗng cảm thấy dường như thân mình tôi trở nên nhẹ nhàng và cùng với ngài bay bổng lên trong không gian vô tận. Đó là một giờ phút quyết liệt. Nhưng tôi đã do dự, và sau cùng tôi phải gián đoạn trước tiên cái giây phút huyền diệu đó, và tức khắc tôi đã trở về với thể xác của tôi.


Cả tôn sư và tôi, không ai nói một lời nào. Tôi bèn thu thập tinh thần, nhìn đồng hồ trên vách và lẳng lặng đứng dậy. Giờ lên đường đã sắp đến. Tôi cúi đầu từ giã đức tôn sư, Ngài cũng nghiêng đầu đáp lại. Tôi thốt ra vài lời cám ơn, ngài nhận lãnh mà không nói gì. Tôi còn do dự từng bước chân trên ngưỡng cửa thì bên ngoài tiếng reo của chiếc lục lạc đồng trên cỗ xe bò đã vọng đến tai tôi, và tôi chắp hai tay lại một lần cuối cùng để chào tạm biệt. Chúng tôi đã từ biệt nhau như thế đó.

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]