Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 12: Những bậc thánh thiện của Đại thừa - Con đường của Bồ Tát (Bodhisattva)

10/02/201115:17(Xem: 9056)
Chương 12: Những bậc thánh thiện của Đại thừa - Con đường của Bồ Tát (Bodhisattva)

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
GIỚI THIỆU ĐẠO PHẬT
Peter Harvey - Mỹ Thanh dịch - Nhà Xuất Bản Hải Phòng 2008

Chương 12
NHỮNG BẬC THÁNH THIỆN

CỦA ĐẠI THỪA (MAHĀYĀNA)

Con đường của Bồ Tát (Bodhisattva)

Trí tuệ, từ bi và phương tiện thiện xảo

Đại thừa (Mahāyāna) chú trọng đến vị Bồ Tát (Bodhisattva), một người đang đi trên đường đến quả vị Phật hoàn hảo, mà nhiệm vụ là từ bi giúp đỡ các chúng sinh trong khi đang phát triển trí tuệ của riêng mình. Với trí tuệ (prajñā) của riêng mình, vị nầy biết rằng không có “chúng sinh” nào, chỉ là những dòng luân lưu của các pháp (dharmas) rỗng không, nhưng với phương tiện thiện xảo giúp vị nầy hòa giải trí tuệ với lòng từ (karuṇā). Điều nầy thôi thúc vị nầy hoạt động để cứu vớt tất cả mọi chúng sinh, vì dù các chúng sinh là những dòng luân lưu rỗng không, nhưng họ vẫn cảm thấy “chính họ” là “những chúng sinh đau khổ” (Vc. sec. 3).

Trí tuệ trong nhiều trường hợp giúp đỡ cho lòng từ bi. Cuối cùng, nhờ vào đây để trở thành một vị Phật toàn trí, có thể giảng dạy và giúp đỡ các chúng sinh trong muôn vàn phương cách. Nó cũng bảo đảm là hành động từ bi thích hợp, có kết quả, và không phải là để tự lợi một cách lén lút. Hơn nữa, nó cũng cố cảm giác đoàn kết với mọi người, bởi sự thấu hiểu sâu sắc về “điểm tương đồng giữa các chúng sinh”: “ta” và “người” đều là rỗng không, không có sự khác biệt cuối cùng nào.

Vị Bồ Tát (Bodhisattva) có thể thân cận với những kẻ làm sai trái, để “gần gũi” được họ, vì vị Bồ Tát (Bodhisattva) biết rằng những tính xấu nầy không cố hữu. Bất cứ sự kiêu hãnh tiềm tàng nào về những việc tốt đã làm đều bị kềm chế với ý nghĩ là tất cả “những công đức” của vị nầy cũng là rỗng không (Vc. sec. 8).
Từ bi cũng giúp cho trí tuệ cắt bỏ việc cho mình là trọng tâm, bằng cách khuyến khích một đời sống hy sinh cho kẻ khác và làm việc tích cực để giúp đỡ mọi người. Kinh Hữu Học Kết Tập (Śikṣā-samuccaya) của Śāntideva (thế kỷ thứ bảy) tin rằng vị Bồ Tát cũng có thể làm một việc ác để bị quả báo địa ngục, nếu đây là vấn đề cần thiết để giúp đỡ một người khác và cho vị Bồ Tát cơ hội nhìn rõ mọi mặt của đời sống. Sự uyển chuyển lớn nơi Đại thừa (Mahāyāna) về những phương tiện thiện xảo của giáo điều được duy trì để nó khỏi trở thành một loại giấy phép liên kết với từ bi, thiền định thanh lọc, và niềm tin về nghiệp báo.

Những sự hoàn hảo
và cấp bậc của một vị Bồ Tát (Bodhisattva)

Con đường Bồ Tát (Bodhisattva-path) bắt đầu với sự xuất hiện của Bồ đề tâm (bodhi-citta), nguồn cảm hứng để tranh đấu tiến đến quả vị Phật và để giúp cho các chúng sinh đang đau khổ. Để cho sự kiện trọng yếu nầy xuất hiện, một người phải “xứng đáng” và có hiểu biết, muốn được như vậy cần phải thực tập về tâm linh và đạo đức trong hiện tại và trong những đời sống đã qua, cùng với sự thành tâm, sự suy nghĩ về những nỗi khổ của mọi chúng sinh và sự cần thiết thành Phật. Năng lực của Bồ đề tâm (bodhi-citta) một khi xuất hiện có thể tạo nên rất nhiều “công đức” và làm giảm bớt những nghiệp xấu đã gieo trong quá khứ.

Sau sự xuất hiện của Bồ đề tâm (bodhi-citta), một người lập những hạnh nguyện Bồ Tát (praṇidhāna’s) với sự có mặt của những người đã lập hạnh và sống đúng với những lời nguyện đó, hoặc tuyên thệ trước các vị Phật và các vị Bồ Tát như những nhân chứng. Có những lời tuyên thệ chung thông thường: khắc phục vô số trần cấu, đạt quả vị Phật không thể so sánh, và cứu độ các chúng sinh; những người khác thì giúp đỡ các chúng sinh trong những trường hợp đặc biệt. Lời nguyện cứu độ tất cả các chúng sinh được xem là đáng tin, và không tham vọng quá mức, bởi các chúng sinh đều có “Phật tính” (Buddhaness), hoặc “Như lai tạng (Tathāgata-garbha), và không ích kỷ vì biết rằng các chúng sinh cũng không khác chi Bồ Tát.

Tuy nhiên, những lời tuyên thệ như vậy không nên coi thường. Chúng trở nên một sức mạnh tự trị đầy năng lực trong phần tâm thần và đưa tới sự “lầm lỗi” lớn nếu không giữ lời thệ nguyện. Thông thường, cần phải có từ ba cho đến ba mươi ba “hằng hà sa số kiếp” để những lời tuyên thệ nầy có thể thành tựu (xem tr. 33). Con đường Bồ Tát (Bodhisattva-path) thênh thang rộng lớn có lẽ đã được vạch ra từ các tác phẩm văn chương Bát Nhã (Perfection of Wisdom literature) ở buổi ban đầu, nhưng lại là sản phẩm của sự tuyên dương ca ngợi và triết lý kinh viện sau nầy.

Con đường Bồ Tát (Bodhisattva-path) được thực tập bằng cách phát triển một số “hoàn hảo” (pāramitās) và tiến mãi qua mười “cấp bậc” (bhūmis). Sáu “hoàn hảo” được diễn tả trong văn chương Bát Nhã (Perfection of Wisdom literature), dù bốn phần khác được thêm vào sau nầy để phối hợp với bốn “cấp bậc” sau cùng. Những cấp bậc được diễn tả trong các tác phẩm có lẻ là những sáng tác của Asanga, Kinh Bồ Tát địa (Bodhisattva-bhūmi), và kinh Thập địa (Daśa-bhūmika Sūtra). Những tác phẩm nầy nói về vị Bồ Tát Thánh Thiện (Ārya), cũng như Bát Chánh Đạo (Eightfold Path) đưa đến Bát Thánh Đạo (Holy Eightfold Path), và như vậy vị Bồ Tát thực tập những sự hoàn hảo ở mức độ tầm thường trước khi trở thành một vị Thánh Thiện. Sự thay đổi nầy, giống như sự nhập lưu (xem tr.68), xảy ra khi đạt đến “Kiến Đạo”, một mức độ phát triển tâm linh mà sự thấu hiểu sâu sắc nơi thiền định đem lại một kinh nghiệm đầu tiên đầy đủ về sự rỗng không.

Trong giai đoạn đầu, vị Bồ Tát Thánh Thiện tràn đầy niềm vui và niềm tin, và chăm chú vào việc phát triển sự bố thí (dāna) ở mức độ cao nhất. Ở đây việc bố thí là cho hết sức khỏe, lời dạy bảo, mạng sống, chân tay, kể cả vợ và gia đình, vì lợi ích của những người khác. “Công đức” từ những hành động như vậy được hồi hướng cho quả vị Phật tương lai của mình và mọi người. Śantideva khen ngợi sự hồi hướng “công đức” (pariṇāmanā) trong chương cuối của tác phẩm Nhập Bồ đề kinh (Bodhi-caryāvatāra) của ông. Śantideva nguyện là nhờ vào “công đức” viết bài thơ nầy, nhân loại và chúng sinh khác có thể được giải thoát khỏi mọi hoạn nạn, và được phú cho đạo đức, niềm tin, trí tuệ và lòng từ bi. Trong một câu thơ, ông còn nguyện là những đau khổ của thế gian nên chính muồi nơi ông : nghĩa là không phải chỉ cho họ những “công đức” của mình, ông còn nguyện chịu luôn những nghiệp xấu của các kẻ khác. Trong giai đoạn thứ hai, vị Bồ Tát chú tâm vào sự hoàn hảo về đạo đức (sīla), cho đến khi hạnh kiểm của vị nầy trở nên trong sạch một cách tự nhiên. Ông cũng khuyến khích những người khác tránh sự vô đạo đức, vì nó đưa đến những nơi tái sinh không may mắn. Sự phát triển về thiền định của ông giúp ông thấy được các cõi trời và kính ngưỡng vô số các vị Phật.

Trong giai đoạn thứ ba, vị Bồ Tát chú tâm vào việc hoàn hảo sự nhẫn nhục (kṣānti), được cũng cố bằng sự thực tập lòng tử tế và từ bi. Vị Bồ Tát phát triển khả năng chịu đựng rất lớn trong mọi nghịch cảnh, tránh sự nổi giận, và kiên nhẫn kiên trì trong việc tìm hiểu Pháp (Dharma) sâu thẳm. Trong giai đoạn thứ tư, sự hoàn hảo về tinh tấn (vīrya) được phát triển, nhờ vào sự tăng trưởng của nguyện vọng và lòng từ bi. Sự quan tâm cảnh giác hay chánh niệm (mindful alertness) được củng cố, và ở giai đoạn đặc biệt nầy thật là thích hợp để mà thực tập kỷ luật như các vị nam nữ tu sĩ.

Trong giai đoạn thứ năm, sự chú tâm vào việc hoàn hảo thiền định (dhyāna). Những trạng thái nhập định được quán triệt, nhưng sự tái sinh nơi cõi trời không được chấp nhận. Trong Tứ Diệu Đế (Four Holy Truths) một khi hiểu rõ và có khả năng, thì việc chuyển đổi từ tục đế đến chân đế được phát triển. Những khả năng trong phạm vi toán học, y học, và thơ văn được trau dồi, như những phương tiện để giúp đỡ những người khác và để giảng dạy giáo pháp (Dharma). Trong giai đoạn thứ sáu, trí tuệ được hoàn hảo. Vị Bồ Tát (Bodhisattva) có được sự hiểu biết sâu sắc hoàn toàn về Lý duyên khởi (Conditioned Arising), vô ngã và không, và như vậy đạt đến một trình độ phát triển song song với vị A-la-hán (Arahat). Lúc sắp chết, vị nầy có thể rời vòng tròn tái sinh để vào Niết Bàn (Nirvāṇa), nhưng vì “lòng đại từ bi” của Đại thừa (Mahāyāna) không cho phép vị nầy làm như vậy. Bởi vì trí tuệ hoàn hảo và năm giai đoạn trước đó nhấn mạnh về sự hoàn hảo để trở nên siêu việt, đạt đến sự tràn đầy những hoàn hảo. Những hành động khó nhất được thực hiện mà không có chút gì ý thức về tự ngã hoặc hành động có mưu đồ. Thí dụ, khi cho vị nầy không thấy “người cho”, “món quà”, “người nhận” hoặc “kết quả”; bởi vì tất cả đều tan vào trong sự rỗng không ( Bản văn, 131).

Trong giai đoạn thứ bảy, vị Bồ Tát (Bodhisattva) đi xa hơn việc tái sinh tùy vào nghiệp lực, và trở thành một “Chúng sinh Vĩ đại” (Mahā-sattva), một chúng sinh cõi trời hay cứu vớt bằng những phương tiện thiện xảo từ nơi sự hoàn hảo của chính mình, vị nầy với thần thông, phóng ra hình ảnh của mình trong vô số thế giới để dạy dỗ và giúp đỡ các chúng sinh một cách thích hợp. Vì biết rằng luân hồi (saṃsāra) không khác chi Niết Bàn (Nirvāṇa), vị nầy đạt đến “vô trụ Niết Bàn” (xem tr. 113). Trong giai đoạn thứ tám, vị nầy đạt đến mức độ không thối chuyển, tức là lúc nầy vị nầy chắc chắn là mình sẽ đạt quả vị Phật. Sự hiểu biết của vị nầy có khả năng làm cho vị ấy xuất hiện bất cứ ở nơi nào trong vũ trụ mà vị ấy muốn, để dạy dỗ các chúng sinh với hình dạng giống họ. Vị nầy quán triệt đầy đủ sự hồi hướng “công đức” từ kho chứa rộng lớn của mình, như vậy các chúng sinh khi cầu nguyện vị nầy sẽ nhận được công đức như là một nâng đỡ tâm linh miễn phí. Trong giai đoạn thứ chín, vị Bồ Tát hoàn hảo sức mạnh (bala) của mình, dùng sự thấu hiểu sâu sắc rộng lớn của mình để hiểu về cá tính của chúng sinh và giúp đỡ, dạy dỗ họ với những phương thức chính xác và thích hợp.

Trong giai đoạn thứ mười, vị Bồ Tát sống ở cung trời Tuṣita nơi Bồ Tát Maitreya đang cư ngụ (xem tr. 15). Vị nầy có được một thân thể rạng rỡ và được bao quanh bởi một đoàn tùy tùng gồm các vị Bồ Tát nhỏ hơn. Sự chú tâm trong thiền định về sự toàn giác giống như viên Kim Cương, vị nầy có được sự hiểu biết hoàn hảo (jñāna). Các vị Phật sau đó đến để thọ ký cho vị nầy quả vị Phật hoàn hảo mà vị nầy sẽ đạt được trong giai đoạn Như lai (Tathāgata) sắp tới.
Việc đạt được quả vị Phật không xảy ra ở thế gian nầy, nhưng xảy ra nơi cung trời Akaniṣṭha, một cõi trời trong sạch và thanh tịnh nhất (Lanka. 361). Nơi Phật giáo ở buổi ban đầu, cõi nầy được xem là cõi cao nhất trong năm cõi trời “thanh tịnh”, nơi mà chỉ có những vị không trở lại (Non-returners) được tái sinh ở đây và đạt kinh nghiệm Niết Bàn sau đó (xem tr.72). Mạng sống của các vị trời “cao tuổi nhất” (Pali Akaniṭṭha) là 16.000 kiếp.

Trong Đại thừa (Mahāyāna), nơi nầy là nơi mà một vị Bồ Tát đạt Niết Bàn cuối cùng, quả vị Phật. Trong vài trường hợp, theo những bài giảng trước đó, những Vị Đại Bồ Tát (Great Beings) được xem là giống như những vị không trở lại, vì sự thấu hiểu sâu sắc của các vị không trở lại thường được xem là gần với sự hiểu biết sâu sắc của các vị A-la-hán (Arahats), nhưng họ vẫn tiếp tục tái sinh ở các cõi trời trước khi đạt được Niết Bàn. Tuy nhiên, Đại thừa (Mahāyāna) nhấn mạnh rằng các vị Đại Bồ Tát và các vị Phật có được trí tuệ rộng lớn hơn vị A-la-hán hoặc các vị thánh ở cấp bậc thấp hơn.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]