Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Phong Thái Của Người Hành Thiền

09/02/201114:37(Xem: 8083)
42. Phong Thái Của Người Hành Thiền

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

42. PHONG THÁI CỦA NGƯỜI HÀNH THIỀN

Trong đạo Phật, thiền có một phong thái hết sức đặt biệt. Phong thái đặc biệt nầy khởi nguồn từ sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma; một phong thái dị thường mà sinh động. Thiền sở dĩ gọi là thiền là vì một câu cũng không có, mà một chữ cũng không có. Nó vượt qua bờ mê bến ngộ, dứt tuyệt hai mé thị phi. Càng tưởng rằng mình đã tới gần thì kỳ thật lại càng xa. Càng cầu thì càng bất đắc. Chính vì thế mà Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã dõng dạc tuyên bố: “Bất lập văn tự.” Thiền là đi thẳng, không nhìn quanh, cũng như không ngoảnh lại. Nơi nào có Phật cũng cứ lặng lẽ bỏ đi; nơi nào không có Phật cũng không dừng lại. Đừng hỏi bất cứ ai về thiền vì một người thiền chân chính sẽ chẳng nói gì đâu. Có thể họ sẽ bảo bạn về nhà đóng cử lại thì sẽ thấy, hoặc giả ta không có chi để nói với bạn cả, hoặc giả ai có thể phá được cái cửa ngỏ ấy ngoại trừ bạn ra...

Thiền là như vậy đó quý bạn ạ; không phải lý luận mà có thiền, cũng không khái niệm mà có được. Thiền là kinh nghiệm trực tiếp tự thân. Thiền là trực giác. Cửa ngỏ vào thiền chỉ có chính mình mới có thể vào; vào mà không cần biện giải hay lý luận. Trong thiền không có ai hết ngoại trừ ta. Bầu trời thăm thẳm là ta và ta là bầu trời thăm thẳm. Cũng thế, thiên nhiên là ta và ta là thiên nhiên. Nơi nào còn có lý luận và khái niệm, nơi đó không có thiền.

Chính những nét đặc thù ấy mà có nhiều người đã trở thành ngông cuồng khi chỉ biết thiền qua lý luận. Bởi lẽ họ đã đi ngược lại với chỉ yếu của thiền mà uống nhằm thuốc độc. Chính tổ Bồ Đề Đạt Ma đã bảo đừng, mà họ cứ, thì không họa vào thân làm sao được? Ngài đã bảo thiền là là nín, không là nói; cứ trực chỉ chân tâm mà thấy tự tánh. Chỗ nầy cũng là điểm chính yếu và vô cùng quan trọng của thiền mà bất cứ người tu thiền nào cũng nên ghi nhớ. Ghi nhớ để học được cái phong thái của thiền một cách đứng đắn. Ghi nhớ để đừng vướng mắc vào văn tự, lý luận và khái niệm, do đó mà không bị cuồng thiền. Đấy là những điểm đánh thẳng vào những người chỉ biết dăm ba câu về thiền rồi dương dương tự đắc; đi khoe đầu nầy, khoe đầu nọ; ta đã chứng đắc nầy, chứng đắc kia. Bởi thế, thà rằng đừng biết chữ, đừng biết đi chùa, đừng biết chi hết về kinh; thân tâm như một tờ giấy trắng, mà tu thiền còn dễ tiến và dễ giải thoát. Ngài Lục Tổ Huệ Năng là một thí dụ điển hình. Phật tử nên vô cùng cẩn trọng trên bước đường tu tập, đừng để cho những vướng mắc vô bổ nầy làm cản trở bước đường giải thoát của ta.

 

 


 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]