Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tám giới của bậc Thánh

07/02/201114:09(Xem: 10156)
3. Tám giới của bậc Thánh

LÝ THUYẾTVÀ THỰC TẾ
BìnhAnson
NhàXuất Bản Tôn Giáo TL. 2008 - PL. 2551

-3-

Támgiới của bậc Thánh

Ngoàiviệc thọ trì, tuân giữ 5 điều giới căn bản trong đờisống hằng ngày, thỉnh thoảng, trong các ngày trai giới, cácdịp lễ lớn, hay trong các khóa tu thiền tịnh tâm, ngườiPhật tử cư sĩ chúng ta thường giữ thêm Bát Quan Trai Giới.Tám giới đó dựa vào năm giới căn bản, nhưng được khaitriển thêm để giúp tạo một đời sống tịnh hạnh, đơngiản, giúp tạo các điều kiện thuận lợi để tu dưỡngtâm trí. Đó là:

1)Không sát sinh.
2)Không trộm cắp.
3)Không hành dâm.
4)Không nói dối.
5)Không uống rượu và dùng các chất say.
6)Không ăn ngoài giờ (không ăn sau 12 giờ trưa).
7)Không tham gia múa hát, thổi kèn, đánh đàn, xem múa hát, ngheđàn, kèn, và không trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn vàđeo tràng hoa.
8)Không nằm hay ngồi nơi quá cao, và nơi xinh đẹp.

Ngàytrai giới còn có tên gọi là ngày Bố-tát, phiên âm từ chữ"Uposatha". Uposatha có nghĩa là đi đến và lưu lại tại mộtngôi chùa hay một tu viện. Theo phong tục Ấn Độ ngày xưa,các giáo sĩ Bà-la-môn thực hiện các nghi lễ thanh tịnh hóa,rồi rời gia đình, chọn một nơi thanh vắng để sống độccư trọn ngày, vào ngày trăng tròn (ngày rằm) và ngày đầutrăng (mồng 1). Trong bối cảnh đó, Đức Phật cho phép cácvị tu sĩ đệ tử của Ngài hội họp lại vào các ngày đóđể tụng giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha, giới luậttu sĩ) và thuyết giảng cho hàng đệ tử cư sĩ khi họ đếnlưu lại tại chùa. Ngoài ra, cộng đồng Phật tử thời đócòn có 2 ngày Bố-tát khác là ngày giữa tuần trăng đầu(mồng 8) và ngày giữa tuần trăng sau (ngày 23).

Đólà bốn ngày Bố-tát căn bản của truyền thống Phật giáoNguyên thủy, vẫn còn được áp dụng cho đến ngày nay. Tuynhiên, tại Việt Nam, Phật tử cư sĩ thường thọ trì 6 ngàytrong tháng: 8, 14, 15, 23, 29, 30 (28, 29 cho tháng thiếu), hoặc8 ngày: 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30.

1.Tám giới của bậc Thánh

Cácbài giảng của Đức Phật có liên quan đến tám giới cănbản được ghi lại trong Tăng chi bộ, Chương Tám Pháp, Phẩm"Ngày Trai Giới". Đức Phật giảng rằng người nào thọ trìtám giới nghiêm túc với tâm trong sạch, người ấy sốngtịnh hạnh như một vị thánh A-la-hán. Vì thế, các đệtử của Ngài phải cố gắng giữ tám giới trong ngày Bố-tát.Ngài giảng chi tiết cho bà Visakha (Tỳ-sá-khư) như sau:

-"Thánhđệ tử ấy, này Visakha, suy tư như sau:

1)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ sát sinh, tránhxa sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòngtừ, sống thương xót đến hạnh phúc của tất cả chúngsinh và loài hữu tình. Cũng vậy đêm nay và ngày nay, ta sốngtừ bỏ sát sinh, tránh xa sát sinh, bỏ trượng, bỏ kiếm,biết tàm quí, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúccủa tất cả chúng sanh và loài hữu tình. Về chi phần này,ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới."

2)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ lấy của khôngcho, chỉ lấy những vật đã cho, chỉ mong những vật đãcho, tự sống thanh tịnh, không có trộm cắp. Cũng vậy, đêmnay và ngày nay, ta sống từ bỏ lấy của không cho, chỉ lấynhững vật đã cho, chỉ mong những vật đã cho, tự sốngthanh tịnh, không có trộm cắp. Về chi phần này, ta theo gươngcác vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới."

3)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ tà hạnh, tịnhtu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ.Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ tà hạnh, tịnhtu Phạm hạnh, sống giải thoát, từ bỏ dâm dục hèn hạ.Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thựchành trai giới."

4)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ nói láo, tránhxa nói láo, nói những lời chân thật, y chỉ nơi sự thậtchắc chắn, đáng tin cậy, không lừa gạt, không phản lạilời hứa đối với đời. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay,ta sống từ bỏ nói láo, tránh xa nói láo, nói những lờichân thật, y chỉ nơi sự thật chắc chắn, đáng tin cậy,không lừa gạt, không phản lại lời hứa đối với đời.Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thựchành trai giới."

5)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ rượu men, rượunấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượu nấu làm chođắm say. Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta sống từ bỏ rượumen, rượu nấu làm cho đắm say, tránh xa rượu men, rượunấu làm cho đắm say. Về chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới."

6)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán ăn một ngày một bữa,không ăn ban đêm, không ăn phi thời. Cũng vậy, đêm nay vàngày nay, ta sống ăn một ngày một bữa, không ăn ban đêm,không ăn phi thời. Về chi phần này, ta theo gương các vịA-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới."

7)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán tránh xa không xem múa,hát, nhạc, diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hươngliệu, dầu thoa và các thời trang. Cũng vậy, đêm nay và ngàynay, ta sống tránh xa không xem múa, hát, nhạc, diễn kịch,không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và cácthời trang. Về chi phần này, ta theo gương các vị A-la-hánvà ta sẽ thực hành trai giới."

8)"Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ giường cao,giường lớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Các vị ấynằm trên giường thấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ.Cũng vậy, đêm nay và ngày nay, ta từ bỏ giường cao, giườnglớn, tránh xa giường cao, giường lớn. Ta nằm trên giườngthấp, trên giường nhỏ hay trên đệm cỏ. Về chi phần này,ta theo gương các vị A-la-hán và ta sẽ thực hành trai giới."

"Nhưvậy, này Visakha, là Thánh trai giới, thực hành Thánh trai giới,này Visakha, có quả lớn, có lợi ích lớn, có chói sáng lớn,có ánh sáng lớn."

TrongTăng Chi Bộ, Chương Mười Pháp, Đức Phật cũng khuyên cáccư sĩ của bộ tộc Thích-ca trong các ngày Bố-tát phải nỗlực hành trì bát quan trai giới, sống tinh cần, nhiệt tâm,không phóng dật trọn ngày và trọn đêm. Những lợi lạcdo công phu tu tập đó còn to lớn hơn tài sản của cải màhọ có thể tích tụ được để sống sung túc cả trăm năm;vì công phu đó sẽ tạo thiện nghiệp đưa đến tái sinh trongcác cõi trời an lạc với tuổi thọ cả ngàn năm.

Hơnthế nữa, kết quả đó sẽ giúp tạo điều kiện thuận lợiđể phát triển tuệ giác, đưa họ nhập dòng thánh giảithoát, qua các quả vị Dự lưu, Nhất lai, và Bất lai. Ngàinói:

-"Ởđây, này các Thích tử, đệ tử của Ta, trong 10 năm sốngkhông phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần như lời Ta giảng dạy.Như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy có thể sống trăm năm,ngàn năm, trăm ngàn năm được cảm thọ nhất hướng lạc.Vị ấy có thể chứng được quả Bất lai, quả Nhất laihay quả Dự lưu không có sai chạy.

Nàycác Thích tử, đâu phải là 10 năm! Ở đây, đệ tử củaTa trong 9 năm, ... trong 8 năm, ..., trong 1 năm, ... trong 10 tháng,... trong 9 tháng, ... trong 8 tháng, ... trong 1 tháng, ... trong 10đêm 10 ngày... trong 9 đêm 9 ngày... trong 8 đêm 8 ngày... trong1 đêm 1 ngày sống không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần nhưlời Ta giảng dạy. Như vậy, vị ấy thực hành, vị ấy cóthể sống trăm năm, ngàn năm, trăm ngàn năm được cảm thọnhất hướng lạc. Vị ấy có thể chứng quả Bất lai, quảNhất lai, hay quả Dự lưu, không sai khác."

2.Tám giới trong đời sống tu sĩ

Khôngchỉ dành riêng cho hàng cư sĩ, tám giới trên cũng ápdụng cho đời sống xuất gia. Tám giới này được baogồm trong 10 giới căn bản cho hàng Sa-di (Tiểu tụng thuộcTiểu bộ, và Chương I, Đại Phẩm, Tạng Luật, Tỳ khưuIndacanda dịch), trong đó, giới thứ bảy của bát quan traigiới được tách ra làm hai: giới không tham gia múa hát,thổi kèn, đánh đàn, xem múa hát, nghe đàn, kèn; và giớikhông trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.Cộng thêm vào đó là giới không cất giữ vàng bạc,tổng cộng thành 10 giới.

Támgiới nầy cũng nằm trong giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa(Patimokkha) của các vị tỳ khưu.

- Khôngsát sinh: trong phần Triệt khai bất cộng trụ và phầnƯng đối trị.
-Không trộm cắp: trong phần Triệt khai bất cộng trụ.
-Không hành dâm: trong phần Triệt khai bất cộng trụ.
-Không nói dối: trong phần Triệt khai bất cộng trụ vàphần Ưng đối trị.
-Không uống rượu và các chất say: trong phần Ưng đối trị.
-Không ăn trái giờ: trong phần Ưng đối trị.
-Không nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp: trong phần Ưng xảđối trị và phần Ưng đối trị.

Riênggiới không múa hát, thổi kèn, đàn, xem múa hát, nghe đànkèn tuy không ghi rõ trong giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa nhưngcó ghi trong các điều liên quan đến tội Tác ác (dukkata),thuộc Tiểu Phẩm (Chương V), của Tạng Luật. Duyên sựnhư sau:

Mộtlần nọ, tại thành Rājagaha (Vương xá) có lễ hội ở trênđỉnh núi. Các tỳ khưu nhóm Lục Sư (lục quần tỳ khưu)đã đi xem lễ hội ở trên đỉnh núi. Dân chúng phàn nàn,phê phán, chê bai rằng:

- Tạisao các sa-môn Thích tử lại đi xem vũ, ca, luôn cả tấu nhạc,giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy?

Cáctỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phêphán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêmtốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sựviệc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm LụcSư ấy, rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Nàycác tỳ khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc; vịnào đi thì phạm tội dukkata (tác ác).

Ngaycả đến việc ngâm nga các bài kệ, bài pháp với cácâm điệu trầm bổng du dương cũng bị Đức Phật khiểntrách và ngăn cấm. Một lần nọ, các tỳ khưu nhóm LụcSư ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài.Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:

- Cácsa-môn Thích tử này ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hátvới sự kéo dài giống y như chúng ta ca hát vậy.

Cáctỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phêphán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêmtốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sựviệc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm LụcSư ấy, rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Nàycác tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga giáopháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài: Bản thân vịấy bị say đắm trong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũngbị say đắm trong âm điệu, hàng tại gia phàn nàn, trong khira sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điềucuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái.Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm ngaPháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ khưu,không nên ngâm nga giáo pháp theo âm điệu ca hát với sựkéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkata (tác ác).

ChươngV, Tiểu Phẩm, cũng có ghi việc Đức Phật khiển tráchvà ngăn cấm các tu sĩ trang điểm, thoa vật thơm, đeo trànghoa, v.v. Duyên sự như sau:

Mộtlần nọ, các tỳ khưu trong nhóm Lục Sư thoa dầu khuôn mặt,xoa bóp khuôn mặt, thoa phấn khuôn mặt, tô điểm mặt bằngbột phấn đỏ, vẽ màu ở thân thể, vẽ màu ở mặt, vẽmàu ở thân thể và ở mặt. Dân chúng phàn nàn, phê phán,chê bai rằng:

- Tạisao các sa-môn Thích tử lại thoa dầu khuôn mặt, xoa bóp khuônmặt, thoa phấn khuôn mặt, tô điểm mặt bằng bột phấnđỏ, vẽ màu ở thân thể, vẽ màu ở mặt, vẽ màu ở thânthể và ở mặt giống như các kẻ tại gia hưởng thụ dụclạc vậy?

Cáctỳ khưu đã nghe được những người dân ấy phàn nàn, phêphán, chê bai. Các tỳ khưu ít ham muốn, tự biết đủ, khiêmtốn, có hối hận, ưa thích sự học tập, đến trình sựviệc ấy lên đức Thế Tôn. Ngài khiển trách nhóm LụcSư ấy, rồi bảo các tỳ khưu rằng:

- Nàycác tỳ khưu, không nên thoa dầu khuôn mặt, không nên xoa bópkhuôn mặt, không nên thoa phấn khuôn mặt, không nên tô điểmmặt bằng bột phấn đỏ, không nên vẽ màu ở thân thể,không nên vẽ màu ở mặt, không nên vẽ màu ở thân thểvà ở mặt; vị nào thực hiện thì phạm tội dukkata (tácác).

3.Áp dụng bát quan trai giới trong đời sống cư sĩ

Theotruyền thống, trong ngày Bố-tát, người cư sĩ Phật tử thứcdậy sớm, sửa soạn thức ăn, rồi cúng dường đến cácvị Tăng sĩ đi khất thực trong xóm làng. Hoặc họ mang thứcăn đến chùa và cúng dường đến chư Tăng ở đó. Đồngthời, các vị Phật tử này xin chư Tăng đọc truyền Tam quyvà Bát quan trai giới để được thọ trì trong suốt ngàyvà đêm hôm đó. Có thể là sau đó, họ trở về nhà, sinhhoạt bình thường, nhưng vẫn tuân giữ tám giới cho đếnsáng hôm sau. Có thể là họ thu xếp để ở lại chùa trọnngày và trọn đêm hôm đó. Cần ghi nhớ ở đây là phảitrì giữ trọn vẹn các trai giới đó trong suốt 24 giờ.

Tùytheo nếp sinh hoạt của mỗi chùa, chương trình có thể thayđổi. Có những nơi Phật tử lưu lại đó để đọc sách,nghe thuyết pháp, đóng góp vào các công tác Phật sự, làmcông quả tại chùa. Có những nơi chú trọng đến hành thiền,người Phật tử dành trọn ngày và đêm để tập sống quánniệm, tĩnh tâm, xen kẽ các buổi ngồi hành thiền và đi kinhhành, và đến gặp thiền sư để tham vấn riêng về các vấnđề có liên quan đến công phu tu tập của mình.

Cónhững chùa tổ chức đêm thọ đầu đà, với tham dự viênnguyện không ngủ hay nằm, tích cực tham gia vào các buổithuyết pháp và thảo luận về Phật pháp. Trong đêm đầutháng và giữa tháng, nếu tại chùa có trên 4 vị Tỳ khưu,chư Tăng tụ họp tại chánh điện, nơi có kết giới Sima,để tụng đọc 227 điều giới bổn của hàng Tỳ khưu, vàcuộc lễ này có thể kéo dài hơn một giờ.

*

Ngàynay, trong môi trường xã hội kinh tế hiện đại, khi chúngta phải sinh hoạt, làm việc theo lịch Tây phương, rất khótuân giữ các ngày Bố-tát đúng theo âm lịch. Khuynh hướngthông thường là dời ngày Bố-tát vào những ngày cuối tuần,khi mọi người được nghỉ ngơi, dễ thu xếp để gặp nhau,hay đi đến chùa, đến các tịnh thất, thiền viện. Có nhữngnhóm Phật tử đã linh hoạt tổ chức ngày "Tĩnh tâm" hằngtháng, vào ngày cuối tuần kề cận với đêm trăng rằm, thườnglà ngày thứ Bảy và hành trì bát quan trai giới trọn ngàyvà trọn đêm đó cho đến sáng ngày Chủ nhật.

Nếucó chư Tăng Ni hiện diện, chúng ta thỉnh quý vị ấy truyềnquy giới. Ở những nơi không có Tăng Ni, chúng ta có thể mờimột vị cư sĩ lớn tuổi, có uy tín, tuyên đọc quy giới,và mọi người cùng đọc theo, và tự nguyện thọ trì vớitâm trong sạch. Chương trình sinh hoạt thì tùy duyên, có thểlà tổ chức các buổi hành thiền, tham cứu kinh sách, xenkẽ với các buổi thuyết pháp hoặc đàm luận về Phật pháp,hoặc cùng tụng đọc các bài kinh căn bản như kinh Từ Bi,kinh Hạnh Phúc, kinh Châu Báu, kinh Chuyển Pháp Luân, v.v., hoặccùng nghe các bài giảng, các bài kinh tụng thu âm trong băngaudio-cassette hay đĩa CD.

Tươngtự trong tinh thần đó, ở những nơi xa xôi, không có nhiềubạn đồng tu, không có chùa, không có Tăng Ni, chúng ta vẫncó thể tự tổ chức một ngày trai giới tại nhà riêng, tựđọc lên lời nguyện quy y Tam Bảo và hành trì Tám Giới,rồi lập ra một chương trình tịnh tu cho riêng mình trong trọnngày ấy.

Điềuquan trọng là mỗi người chúng ta cần phải tu tập giữ tâmthanh tịnh, nhu hòa, không bận rộn, không lo âu tính toán,và lúc nào cũng cố gắng tỉnh giác, chuyên chú, chánh niệm,nhất tâm hướng về Phật Pháp trong suốt thời gian thọ trìbát quan trai giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]