- Dẫn nhập
- Tránh đau khổ
- Tìm hạnh phúc
- Nguyên nhân sanh khổ
- Ái dục bắt nguồn từ đâu?
- Thập nhị nhân duyên
- Ái dục là gì?
- Tai hại của ái dục ảo kiến
- Thoát ra khỏi vòng sanh tử
- Con đường cũ xa xưa: Bát Chánh Ðạo
- Chánh kiến
- Chánh tư duy
- Chánh ngữ
- Chánh nghiệp
- Chánh mạng
- Chánh tinh tấn
- Chánh niệm
- Chánh định
- Ðặc tánh của Con đường
- Bằng cách nào Bát Chánh Ðạo là Con đường Giải thoát?
- Minh hạnh
(Bát Chánh Đạo)
Phạm Kim Khánh
Trung tâm Narada, Seattle, Hoa Kỳ 1993
Phần 2
Thập nhị nhân duyên
Tại sao ta cứ mãi mãi kẹt trong những cây căm của vòng bánh xe? Hãy nhìn vào mười hai vòng khoen của Thập Nhị Nhân Duyên. Do vô minh (và ái dục ngủ ngầm bên trong) thúc đẩy, chúng ta hành động, tức tạo nghiệp, thiện hay bất thiện. Nghiệp quá khứ đưa đến quả hiện tại là thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ. Đại khái có ba loại thọ là:
- Thọ Lạc (Somanassa) hay cảm giác vui, hạnh phúc.Hợp với cảm giác đau đớn (dukkha) và sung sướng (sukha) về vật chất thì có tất cả năm loại thọ. Thọ vô ký, không vui sướng, hạnh phúc, cũng không đau đớn, ưu phiền còn có tên upekkhà mà ta không nên lẫn lộn với tâm xả, bình thản trong Tứ vô lượng tâm.
- Thọ Khổ (Domanassa) hay cảm giác buồn, đau khổ và
- Thọ vô ký (adukkhamasukha) .
Trong thực tế khi tinh thần được hạnh phúc thì vật chất cũng vui thích và trái lại, khi thể xác được thích thú thì tinh thần cũng khoan khoái. Vậy, ta có thể gom hai cảm giác vui thích tinh thần và vật chất làm một, gọi chung là sukha. Cùng một thế ấy, ta gom hai cảm giác đau khổ tinh thần và vật chất, làm một và gọi chung là dukkha. Đến đây thọ, hay cảm giác còn ba: Sukha, cảm giác vui thích tinh thần và vật chất. Dukkha, đau khổ tinh thần và vật chất và Upekkhà cảm giác vô ký. Trong ba cảm giác này Upekkhà rất yếu ớt, hầu như không có. Còn lại hai loại thọ: Thọ Lạc và Thọ Khổ.
Do thọ, ái phát sanh vì vô minh vẫn luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm. Ái ở đây có thể là ưa thích hay ghét bỏ -- vì ghét chỉ là hình thức tiêu cực của ưa thích, là ưa ở một mức độ nào. Khi ta nói tôi "ghét tiếng ồn" có nghĩa là tôi "ưa không có tiếng ồn". Do ái phát sanh thủ, do thủ phát sanh hữu và do hữu có sanh, lão, bệnh, tử, ưu phiền, sầu muộn v.v... Vòng lẩn quẩn cứ thế trở đi trở lại triền miên, mãi mãi, từ vô lượng kiếp.
Nơi đây ta thấy có ba thì: Do vô minh và hành ở quá khứ -- trong đó tiềm tàng ngủ ngầm ái, thủ và hữu -- ta hành động bằng thân, khẩu, ý. Dầu hành động của ta thiện hay bất thiện, đều tạo nghiệp vì vẫn còn nằm trong vô minh. Năm nhân quá khứ -- vô minh, hành, ái, thủ và hữu -- tạo duyên cho năm quả trổ sanh ở hiện tại là thức, danh sắc, lục căn, xúc thọ. Cùng thế ấy, ái, thủ, hữu, vô minh và hành trong hiện tại tạo duyên cho năm quả, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ ở tương lai. Vị lai trở thành hiện tại và hiện tại trở thành quá khứ, bánh xe đời sống liên tục lăn tròn trên con đường thời gian vô tận.
Để giải đáp câu hỏi của Upatissa, về sau là Ngài Sàriputta (Xá Lợi Phất), "Giáo lý của vị Tôn sư ra sao? Vị Tôn sư của Ngài tuyên ngôn như thế nào?" Đại Đức Assaji (A Tư Đà) đúc kết trọn vẹn giáo lý của Đức Thế Tôn như sau:
"Ye dhammà hetuppabhavà - tesam hetum tethagatoToàn thể sự vật trong thế gian nằm dưới sự chi phối của định luật nhân quả, hành động và hậu quả của hành động. Phật giáo dạy rằng tất cả pháp hữu vi đều khởi sanh, nhất thời tồn tại và chấm dứt.
Aha tesan ca yo nirodho - evan vadi maha smano"" Về các pháp phát sanh do một nhân - Nhân ấy Như Lai đã chỉ rõ -
Và Như Lai cũng đã chỉ dạy phương pháp để chấm dứt - Đó là giáo huấn của bậc Đại Sa Môn" (Maha vagga)
Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân, khi bắt đầu giảng Tứ Diệu Đế, Đức Phật dạy rằng: "Sanh là Khổ". Nói vậy, không phải chỉ nghĩ đến cảnh mang nặng đẻ đau của bà mẹ và cảnh bị nhốt nằm trong cái bọc của đứa bé mà sâu xa thâm diệu hơn, nên nhận thức rằng chính cái sanh là đầu dây mối nhợ, là khởi duyên tạo cho đau khổ bám vào. Nếu không sanh tức không có sống. Không sống tức không có khổ. Vì lẽ ấy mục tiêu cứu cánh của người Phật tử là thoát ra khỏi vòng sanh tử triền miên tiếp diễn. Nhưng, bản chất của chúng sanh là cố bám vào sự sống. Ái dục trong hình thức ham sống, là một năng lực vô cùng hùng mạnh, luôn luôn tiềm tàng ngủ ngầm bên trong mỗi người. Ái dục là nguyên nhân sanh đau khổ và sanh là cơ hội tạo duyên cho đau khổ phát khởi. Có sanh tức có già, có bệnh v.v... có đau khổ.
Vừa lúc bình minh sau đêm Ngài thành đạt Đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Đức Phật đọc lên bài kệ hoan hỷ:
"Xuyên qua nhiều kiếp sống trong vòng luân hồiĐức Thế Tôn nhìn nhận cuộc đi thênh thang bất định trong nhiều kiếp sống đầy đau khổ và phiền lụy. Ngài phải đi bất định và do đó, phải chịu khổ đau, bởi vì chưa tìm ra người thợ đã xây dựng cái nhà, tức nguyên nhân tạo nên cơ thể vật chất này. Trong kiếp sống cuối cùng, giữa khung cảnh cô đơn tịch mịch của rừng thiêng, lúc đi sâu vào công trình hành thiền mà Ngài đã dày công trau giồi từ trong quá khứ xa xôi, trải qua cuộc hành trình bất định, Ngài khám phá ra anh thợ cất nhà hằng mong mỏi muốn biết. Anh thợ này không phải ở ngoài mà sâu kín ẩn tiềm bên trong Ngài. Đó là Ái Dục, sự tự tạo, một thành phần tinh thần luôn luôn ngủ ngầm bên trong tất cả mọi người. Như vậy, ái dục trong quá khứ làm nguyên nhân đưa đẩy tôi đến đây. Nếu vẫn còn lơ đễnh để cho cuộc sống buông lung lôi cuốn, ái dục trong hiện tại sẽ là nguyên nhân đưa đẩy tôi vào một cuộc sống mới, với những đau khổ mới. Nhưng trong hiện tại, và chỉ trong hiện tại, tôi có thể khắc phục ái dục để thoát ra khỏi những hình thức đau khổ của những kiếp sanh tồn này.
Như Lai thênh thang đi, đi mãi.
Như Lai đi tìm mãi mà không gặp,
Tìm người thợ cất cái nhà này.
Lặp đi lặp lại cuộc sống quả thật là đau khổ.
Này hỡi người thợ làm nhà
Như Lai đã tìm ra ngươi.
Từ đây ngươi không còn cất nhà cho Như Lai nữa,
Tất cả sườn nhà đều gẫy,
Cây đòn dông của ngươi dựng lên cũng bị phá tan.
Như Lai đã chứng quả Vô Sanh Bất Diệt,
Và Như Lai đã tận diệt mọi Ái Dục." (Kinh Pháp Cú, câu 153,154)