- Thích Ca Mâu Ni Phật
- Đạo Sư A Di Đà Phật
- Quán Thế Âm Bồ Tát
- Đại Thế Chí Bồ Tát
- Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
- Phổ Hiền Bồ Tát
- Mã Minh Bồ Tát
- Long Thọ Bồ Tát
- Thiên Thân Bồ Tát
- Giác Minh Diệu Hạnh Bồ Tát
- Huệ Viễn Đại Sư
- Đàm Loan Đại Sư
- Trí Giả Đại Sư
- Đạo Xước Đại Sư
- Thiện Đạo Đại Sư
- Hoài Cảm Đại Sư
- Vĩnh Minh Đại Sư
- Tuân Thức Đại Sư
- Từ Giác Đại Sư
- Từ Chiếu Đại Sư
- Hữu Nghiêm Đại Sư
- Ưu Đàm Đại Sư
- Thiên Như Đại Sư
- Diệu Hiệp Đại Sư
- Không Cốc Đại Sư
- Tông Bổn Đại Sư
- Tử Bá Đại Sư
- Liên Trì Đại Sư
- Hám Sơn Đại Sư
- Ngẫu Ích Đại Sư
- Triệu Lưu Đại Sư
- Đạo Phái Đại Sư
- Tĩnh Am Đại Sư
- Triệt Ngộ Đại Sư
- Ngộ Khai Đại Sư
- Diệu Không Đại Sư
- Ấn Quang Đại Sư
- Hoằng Nhất Đại Sư
QUÊ HƯƠNG CỰC LẠC
Việt Dịch: HT Thích Thiền Tâm
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản
Tĩnh Am Đại Sư
Đại sư là vị tổ thứ mười trong Liên Tông, họ Thời, tự Tư Tề, người xứ Thường Thục, Ngài xuất gia thuở bảy tuổi, thọ đại giới lúc 24 tuổi, đối với thiền, giáo, tánh, tướng đều suốt thông. Đại sư từng ở chùa Chân Tịch, duyệt tạng kinh, niệm Phật: qua ba năm, nguồn biện luận như thác đổ. Ngài lại đến chùa Dục Vương lễ tháp, cảm xá lợi phóng quang; nhân đó soạn ra sám Niết Bàn và Văn Khuyết Phát Bồ đề Tâm, người đọc phần nhiều rơi lệ. Lúc tuổi già, đại sư về ở chùa Phạm Thiên tại Hàng Châu, kết liên xã để khuyên nhắc lẫn nhau chuyên tu Tịnh Nghiệp. Mùa đông năm Ưng Chánh thứ 11, đại sư dự biết ngày 14 tháng tư năm sau mình sẽ vãng sanh. Đến kỳ hạn, ngài nói: “Mười hôm trước ta đã thấy Phật nay lại được thấy”. Nói xong, niệm Phật mà Quy Tây.
Đại sư nói: “Một chữ nguyện bao gồm cả tín và hạnh. Tín là tin: tự, tha, nhân, qủa, sự, lý, không hư dối. (Tín tự: tin tất cả do tâm tạo, mình niệm Phật sẽ được tiếp dẫn. Tín tha: Tin Phật Thích Ca không nói dối, Phật A Di Đà không nguyện suông. Tín nhân: tin niệm Phật là nhân vãng sanh, giải thoát. Tín qủa: tin sự vãng sanh, thành Phật là kết qủa. Tín sự: tin cảnh cảnh giới Tây Phương tất cả sự tướng đều có thật. Tín lý: Tin lý tánh duy tâm bao trùm Phật độ. Mỗi điều trên đây đều xác thật nên gọi là không hư dối). Hạnh là chuyên trì danh hiệu không xen tạp, không tán loạn. Nguyện là mỗi tâm ưa thích, mỗi niệm mong cầu. Trong ba điều kiện này, người tu tịnh nghiệp cần phải đủ, không thể thiếu một, mà “nguyện” là điểm cần yếu. Có thể có tín, hạnh mà không có nguyện, chưa từng có nguyện mà không có tín, hạnh.
Niệm Phật mà không phát lòng bồ đề thì không tương ưng với bổn nguyện của đức Di Đà, tất khó vãng sanh. (Lòng bồ đề là tâm lợi mình, lợi người, trên cầu thành qủa Phật, dưới nguyện độ chúng sanh) Tuy phát lòng bồ đề mà không chuyên niệm Phật cũng không được vãng sanh. Nên phải lấy sự phát lòng bồ đề làm chánh nhân, niệm Phật làm trợ duyên, rồi sau mới cầu sanh Tịnh Độ. Người tu tịnh nghiệp cần phải hiểu biết điều này.
Niệm Phật cũng có ma sự, do bởi ba nguyên nhân: không rõ giáo lý, không gặp thầy bạn tốt, không tự xét lấy mình. Trong ba điều này, sự tự xét chỗ sai lầm của mình rất là cần yếu. Đại để muốn sanh về Tây Phương, không phải dùng chút phước lành, chút công hạnh lơ là mà được; muốn thoát sự khổ sống chết luân hồi trong vạn kiếp, không phải dùng tâm dần dà, chờ hẹn, mà biếng trễ mà được! Cơn vô thường mau chóng, mới sớm kế lại chiều, đâu nên không siêng năng lo dự bị trước ư. Còn e sức chí nguyện không thắng nổi sức tình ái, tâm niệm Phật, tâm niệm Phật không hơn nổi tâm dục trần, những kẻ cứ mãi lơi là biếng trễ, nửa tin nửa nghờ, thì ta cũng đành không làm sao vậy!
Kệ rằng:
Nam Mô A Di Đà,
Người nào không biết niệm?
Tuy niệm, chẳng tương ưng,
Mẹ con khó hội kiến!
Khi đi, đứng, ngồi, nằm,
Đem tâm này thúc liễm,
Mỗi niệm nối tiếp nhau
Niệm lâu thành một phiến.
Như thế, niệm Di Đà,
Di Đà tự nhiên hiện!
Quyết định sanh Tây Phương.
Trọn đời không thối chuyển!