TRÍHUỆVÀ ĐẠI BI
TenzinGyatso Dalai Lama thứ 14
Nguyêntác:Kindness, Clarity and Insight, Snow Lion Publications Ithaca NewYork USA 1990
BảndịchViệt: Thiện Tri Thức 2000 PL. 2543
ĐÂULÀ SỰ BÍ MẬT CỦA CÁC VỊ?**
TâyTạnglà một xứ sở có truyền thống văn hóa hoàn toàn đặcbiệt. Về vật chất, chúng tôi nghèo, nhưng gia sản tâm linhvà văn hóa chúng tôi giàu có. Chúng tôi có nhiều để dângtặng cho thế giới. Ví dụ, tôi biết vì chính tôi đã thử,rằng trong lãnh vực sức khỏe, y học của chúng tôi hoàntoàn hiệu quả, đặc biệt trong trường hợp những bệnhkinh niên. Vả lại, người Hoa đã không lầm ; mặc dầu họđã cố ý xóa bỏ văn hóa Tây Tạng, họ cũng giữ gìn toànbộ y học của nó ; chắc chắn y học đó khá có ích đểhọ quyết định bảo tồn và phổ biến sự sử dụng.
Nhữngđồ vật nghệ thuật là biểu trưng một văn hoá, nhưng đóchỉ là một phương diện. Cái quan trọng nhất không ở tronghội họa hay những diễn tả nghệ thuật khác, mà ở trongtâm thức con người. Khi một văn hóa làm sống động tâmthức của cả một dân tộc trong đời sống hàng ngày củahọ, đó là bằng chứng nó hoàn thành nhiệm vụ. Ví dụ,những người Tây Tạng nổi tiếng về sự vui vẻ của họ,đó là một trong những tính cách của chúng tôi. Chúng tôikhông biết điều đó, nhưng nhiều người ngoại quốc đếnthăm chúng tôi ở Ấn Độ thường nhận xét chúng tôi nhưvậy. “Đâu là sự bí mật của các vị ?” Đó là câu hỏithường xuyên lập lại về tính khí tốt đẹp của chúngtôi.
Tôiđã nghĩ rằng nó liên hệ với lý tưởng đại bi của mộtbồ tát, mà văn hóa Phật giáo của chúng tôi cho chúng tôinhiều kiểu mẫu. Dù có học hay không học, chúng tôi có thóiquen gọi mọi sinh vật là những mẹ những cha của mình :những từ này chúng tôi luôn nghe được ở xứ sở Tây Tạng.Ở đó, ngay cả người mà chúng tôi xem là một kẻ vô lạicũng chỉ có những chữ này trên miệng : “Mọi sinh vật,mẹ của tôi.” Tôi có cảm tưởng rằng sự đồng hóa nàyvới với một lý tưởng đại bi là nguồn mạch cho niềmvui sống của chúng tôi. Nó cho chúng tôi nhiều sức mạnhtrong đời sống hàng ngày, đặc biệt trong những tình thếnghiêm trọng.
Nhưngcác bạn có thể nói : “Làm sao những người Tây Tạng cóthể không ngừng nói đến lòng bi mẫn khi mà một số nhữngvị thần của họ có vẻ hung dữ như vậy ?”
Điềuđó như thế này. Trong Phật giáo, chư thiên – hay những thần– xếp thành hai loại, tùy theo họ là chư thiên thế gianhay chư thiên siêu xuất thế gian. Những kinh văn kể một sốđông chư thiên và một-nửa-thiên thuộc loại thế gian, ởtrong sáu loài sống họ cư ngụ qua lại từ địa ngục, ngạquỷ, súc sanh, người, một-nửa-thiên hay thiên, tùy theo sựlưu chuyển của họ.
Trongcõi dục có sáu loại thiên, và trong cõi sắc có bốn. Họthuộc về bốn trạng thái định và phân thành mười bảyloại khác. Trong cõi vô sắc, chư thiên có bốn loại. Và cuốicùng, có những loại sinh linh làm hại trong ngạ quỷ, một-nửa-thiênvà súc sanh mà chúng ta không tả chi tiết.
Bởivì chư thiên tạo thành nhiều nhóm, cần phân biệt rõ nhữngthần thế gian và siêu thế gian. Không có điều ấy, các bạncó thể lầm một thần địa phương với một thần của tantrayoga tối thượng. Một số thiên thuộc thế gian nắm quyềnsở hữu những cá nhân đặc biệt mà họ dùng như nhữngtrung gian ; họ không khác chúng ta, bởi vì họ cũng chịu sựbất lợi của tham lam và thù hận. Trong dòng các kiếp củachúng ta, chúng ta đã sanh trong hình dáng những sinh linh đó; và chính họ cũng đã biết những tái sanh làm người nhưchúng ta. Theo viễn cảnh Phật giáo, chúng sanh có thể mặclấy vô số hình thức, do vô số nghiệp tích cực hay tiêucực.
Nhữngthần siêu thế gian chia làm hai loại : những vị Phật vànhững vị Bồ tát đã đạt đến “con đường của cái thấycái chân thực” ; trong những vị sau có những vị xuất hiệnnhư những Bồ tát trong khi các ngài thực sự đã là nhữngvị Phật, và những vị khác thực sự là những Bồ tát.
Nhữngsinh thể của mức độ này thường biểu lộ dưới hình thứcnhững người bảo vệ, hộ trì như Mahakala, Mahakali…
Nhữngthần của những mạn đà la thuộc vào phạm trù siêu thếgian ; các vị đã đạt đến “con đường nơi không còn gìđể học hỏi nữa”, và là những vị Phật. Trong yoga tantra,người ta có thể thấy những mạn đà la trong đó có đếnngàn vị thần, họ là những hóa hiện của thần ở trungtâm. Trong mạn đà la Guhyasamaja, thuộc về tantra yoga tối thượng,người ta có thể thấy ba mươi hai thần linh tượng trưngnhững yếu tố tịnh hóa những hợp thể cấu tạo thành mộtcon người. Điều này giải thích rằng, mặc dầu nhiều thầnở trong mạn đà la, thì chỉ một vị thật sự ở đó màthôi.
Sựthực hành yoga về hóa thần chủ yếu nhắm một mục đích: thực hiện công trạng tối thượng là Phật tánh, cho cứucánh duy nhất là hoàn toàn và không giới hạn phụng sự tấtcả chúng sanh. Một cách tổng quát, con đường tantra gồmyoga về bất nhị, về cái sâu xa và về cái biểu lộ. Cáisâu xa là cái trí huệ sâu nhiệm thâm nhập sự bí mật củatánh Không vô tự tánh ; phương diện biểu lộ là vòng trònthiêng liêng trong đó trí huệ này đồng thời xuất hiện.Nhờ vào khả năng quán tưởng, tâm thức mặc lấy hình tướngcủa hóa thần, làm xuất hiện mạn đà la của hóa thần vàmọi thứ gồm trong lãnh vực sinh sống của hóa thần ; trongkhi khả năng kiểm nghiệm cũng của tâm thức này chứng nghiệmsự vô tự tánh của chúng.
Thựchành tantra yoga tối thượng có một tính cách rất đặc biệt,nó vượt khỏi những đường lối sáo cũ và kêu gọi, nhờcậy đến những mức độ rất vi tế của tâm thức. Vềchủ đề này, một đoạn của Tantra Guhyasamaja cho những chỉdẫn về ba thân “liên kết với trạng thái bình thường”,để chuyển hóa thành ba thân “liên kết với trạng tháiđang trên đường” ; ba cái sau này đến lượt chúng, làmnguồn gốc cho sự chuyển hóa thành ba thân của một vị Phật“liên kết với trạng thái Quả”.
Bathân liên kết với trạng thái bình thường trải nghiệm cáichết bình thường, xảy ra khi tịnh quang khởi hiện ; tươngứng với cái chết bình thường là Pháp thân, liên kết vớitrạng thái bình thường. Bấy giờ – trừ trường hợp táisanh vào cõi vô sắc – xảy đến trạng thái trung ấm, giaiđoạn giữa cái chết và sự sanh trở lại, tương ứng vớinó là Báo thân, liên kết với trạng thái bình thường. Đúnglúc thụ thai, bắt đầu một đời sống mới, tương ứngvới nó là Hóa thân, liên kết với trạng thái bình thường.
Cũngnhư thế trong chu trình hai mươi bốn giờ, giấc ngủ sâu đượcxem như là Pháp thân liên kết với trạng thái bình thường.Giấc mộng, như là Báo thân liên kết với trạng thái bìnhthường. Và khi thức như là Hoá thân liên kết với trạngthái bình thường. Những chu trình này của đời sống bìnhthường được dùng trên con đường đạo như là những câycầu để đạt đến những yếu tố tương ứng đặc biệtvới Phật tánh.
Sựthực hành này gồm trong yoga về hóa thần, nó phong phú bởivì sự làm việc quý giá trên những mức độ rất vi tếcủa tâm thức. Nó cho phép những tiến bộ nhanh chóng trêncon đường đạt đến Phật tánh.
Trongyoga này, hành giả tìm cách đạt đến mức độ cao nhất: chót đỉnh tối thượng của Phật tánh ; ở mức độ trung,người ấy thử đạt một trong tám thành tích chánh ; và ởmức độ thấp, anh ta thực hành sự làm cho bình an, sự khuếchtrương, sự chế phục, sự hàng phục bằng hung nộ, nhưngduy chỉ trong sự lợi lạc cho những người khác. Trong loạithiền định này, người ta kêu gọi đến những thần hòabình cũng như những thần hung dữ ; và các bạn sắp hiểunhững lý do của sự quá nhiều hình dáng này. Những kinh văndành cho Thanh Văn không cho một chỉ dẫn nào về việc sửdụng những xúc tình vào con đường ; ngược lại trong nhữngkinh văn của thừa hoàn thiện (Ba la mật đa thừa) của Bồtát, người ta tìm thấy những phương pháp chính xác về cáchthức khai thác năng lượng của tham muốn. Người ta biếnchúng thành một đồng minh nó làm tăng gấp mười khả nănggiúp đỡ hiệu quả người khác của chúng ta, ví dụ nhưcó nhà vua bồ tát đã sinh rất nhiều con cái để cứu chovương quốc mình.
Mậtthừa cũng dạy làm thế nào để rút ra sự ích lợi củathù ghét hầu tiến bộ trên đường đạo. Sự thực hànhnày được dùng ở giai đoạn thành tựu và không phạm đếnchút nào động lực đại bi thuần khiết. Cơn thịnh nộ khởiđộng bởi đại bi bấy giờ được hướng dẫn đến mộtmục tiêu đặc biệt, đó là một trong những kỹ thuật đượcdùng trong giai đoạn thành tựu. Nó dựa vào năng lực mạnhmẽ mà tâm thức sản sinh ra khi cơn giận nổ bùng trong tâmthức. Vậy thì, trong sự thi hành những hoạt động loại“hung nộ”, năng lực và quyền lực đóng một vai trò quantrọng. Những thần hung nộ vậy là để minh hoạ sự sửdụng cơn giận vào con đường giác ngộ. Những hóa thầnhung dữ và hòa bình được tượng trưng với những thuộctính khác nhau. Ví dụ, Chakrasamvara cầm một sọ người đầymáu : sọ người nghĩa là nó nắm giữ phúc lạc và máu tượngtrưng tâm thức của tánh Không. Sự liên hệ của sọ ngườivà xuất thần đến từ sự kiện rằng khi chảy lỏng, nhữnghạt căn bản kéo theo cái lạc tính dục ; vậy thì, theo chúngtôi, những hạt căn bản này ở nơi đầu. Ở đại học Virginia,một giáo sư y khoa cũng dạy rằng nguồn gốc của những xuấtthoát tinh khí nằm ở trong đầu.
Trongmột bối cảnh khác, cái sọ tượng trưng sự vô thường,và một xác chết là tính vô ngã. Khi năm cái đầu đã khôđeo vòng quanh cổ một thần siêu thế, phải thấy đó làmột nhắc nhở năm trí huệ tối thượng và năm vị Phậtnăm bộ. Những giải thích thì chi tiết để hiểu những hóathần hung nộ diễn tả cái gì.
Trongnhững lời tán tụng chúng tôi gởi đến các vị thần trongcác buổi nghi lễ, thường có nói rằng các vị không bao giờtách rời với Pháp thân và Từ Bi. Người nào ham thích thựctập những tantra mà không được trang bị lòng đại bi mạnhmẽ là điều kiện tiên quyết, nhất là trong sự thực hànhpháp hung nộ, sẽ mất nhiều hơn là được. Như một đạithành tựu giả Tây Tạng là Nam-ka-gyel-sen đã nói, nếu cácbạn lao mình vào sự thực hành những tantra mà không vớimột lòng bi bao la, nếu tình thương và sự thấu hiểu tánhKhông thiếu ở nơi bạn, thì do sự kiên trì trì tụng mộtthần chú hung nộ, các bạn sẽ rơi vào sự tái sanh trong hìnhthức một loại quỷ thần ác độc ham thích làm hại mọisinh linh. Những lời khuyên dạy này phải được tuân theosát từng chữ.
Cũngphải biết rằng sự thực hành đúng đắn yoga về nội khí– hay yoga hơi thở – là phức tạp và không phải không nguyhiểm. Bởi thế, có nói rằng sự thực hành tantra phải đượcgiữ bí mật.
Thậtdễ dàng nghiên cứu nghệ thuật Tây Tạng trong một việnbảo tàng hơn là đem nó vào thực hành trong thực tế.
[1]Trongphân tích này, cần khám phá cái ta và cơ cấu thân –tâm là một hay khác, hoặc cách tùy thuộc thân – tâm, hoặcthân – tâm tùy thuộc cái ta, hoặc cái ta là thân, và hoặccái ta là toàn thể thân – tâm.
**Bảotàng Newark.