Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

05. An bình không lay chuyển

15/01/201109:45(Xem: 8235)
05. An bình không lay chuyển

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
AN BÌNH TĨNH LẶNG
BìnhAnson
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội, TL. 2005 - PL. 2549

05
ANBÌNH KHÔNG LAY CHUYỂN

Unshakeabkepeace

Thiềnsư Ajahn Chah
ThiệnNhựt dịch - Bình Anson hiệu đính

Lýthuyết và thực tế.
Giới,Định, Tuệ.

Cácnguy cơ của chấp thủ.

Anbình không lay chuyển.

Quyềnnăng của Định lực.

Tutập một cách tự nhiên.

Thayđổi cách nhìn.

Đitheo Trung đạo.

Dốclòng tu tập.

Tôntrọng truyền thống.

Traudồi pháp hành thiền.

Đốichiếu thuật ngữ

Biêntập từ một bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Chahgiảng cho một vị tỳ khưu học giả đến thăm Ngài, tạichùa Wat Pah Pong, tỉnh Ubon Rachathani, Thái Lan.

Toànbộ lý do vì sao phải học tập về Pháp(Dhamma),những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một conđường vượt qua khổ não, đạt đến an bình và hạnh phúc.Cho dù chúng ta học về các hiện tượng vật lý hay tâm linh,tâm (citta) và các tâm sở(cetasika), chỉkhi nào chúng ta lấy sự giải thoát khỏi mọi phiền não làmmục đích tối hậu thì chúng ta mới đi đúng con đường.Chúng ta phải thật sự thông hiểu nguyên nhân và điều kiệnđưa đến sự hiện hữu của mọi phiền não.

Xinhãy hiểu thật rõ ràng rằng khi tâm được tĩnh lặng, thìđó là tình trạng tự nhiên, bình thường của tâm. Hễ tâmvừa khởi động lên, tức thì nó trở nên bị điều kiệnhóa [1]. Khi tâm bị sự vật nào thu hút, thì tâm ấy bị điềukiện hóa. Khi sự hiềm ghét khởi lên, tâm bị điều kiệnhóa. Ý muốn di chuyển từ nơi này đến nơi khác, cũng khởilên do sự điều kiện hóa. Nếu sự hay biết của chúng takhông theo kịp các sự biến chuyển lay động của tâm linh,thì tâm tư sẽ đuổi theo các sự biến chuyển đó và do đómà bị điều kiện hóa vì chúng. Khi nào tâm chuyển động,vào lúc đó, tâm ấy trở thành một thực tại qui ước.

Chonên Đức Phật dạy chúng ta phải nên quán chiếu các sựbiến chuyển lay động đó của tâm. Mỗi khi tâm di động,nó trở nên bất ổn và vô thường(anicca), bấttoại nguyện (dukkha, khổ não), và không thể lấy đólàm một tự ngã được (anattā, vô ngã). Vô thường,khổ, vô ngã là ba đặc tính phổ quát của tất cả các pháphữu vi [2]. Đức Phật dạy chúng ta phải quan sát và quánchiếu các biến động của tâm.

Đốivới Lý Duyên Sinh (paticcasamuppāda), ta cũng nên học tậpnhư thế: vô minh(avijja) là nguyên nhân và điềukiện khởi sinh các hành nghiệp[3]; các hành là nhânvà duyên khởi sinh các thức(viññāna); các thứclà nhân và duyên khởi sinh danh (nāma) và sắc (rūpa);v.v... như ta đã từng học trong kinh điển. Đức Phật đãtách riêng ra từng mấu chốt trong chuỗi dài mười hai nhânduyên để chúng ta dễ học. Đây là sự mô tả chính xácvề thực tại. Nhưng khi tiến trình các sự kiện ấy thậtsự diễn ra trong đời sống, các nhà học giả không có đủkhả năng để theo dõi đúng vào lúc chúng xảy ra. Cũng nhưta đang từ trên ngọn cây cao bị rơi xuống đất. Chúng takhông biết rõ được khi rơi xuống, chúng ta đã xuyên quabao nhiêu cành lá. Cùng thế ấy, khi tâm bất thần va chạmvào một đối tượng, nếu có sự thỏa thích trong đó, thìtâm liền bám theo và tạo trạng thái vui vẻ. Tâm ấy chỉbiết đến sự vui vẻ đó mà không thể biết đến chuỗidài các nhân duyên đưa đến trạng thái vui vẻ ấy. Tiếntrình các sự kiện đã xảy ra đúng với những gì đượcmô tả trong lý thuyết, nhưng đồng thời nó vượt quá giớihạn của lý thuyết đó.

Khôngcó gì cụ thể rõ ràng khi nói: "Đây là vô minh. Đây là nhữnghành nghiệp, và đó là thức,..." Tiến trình nhân duyên khôngcho các học giả có cơ hội để đọc ra một danh sách cácsự kiện khi chúng xảy ra. Mặc dù Đức Phật đã phân tíchtỉ mỉ và giải thích rõ ràng các chập tâm, nhưng đối vớitôi, tiến trình đó giống với sự kiện từ trên cây bịrơi xuống. Khi chúng ta rớt phịch xuống đất rồi, chúngta không kịp phỏng tính đã té cao từ bao nhiêu mét nữa.Điều mà chúng ta biết chắc là thân ta đã chạm mặt đất,và đau quá!

Tâmcũng như thế ấy. Khi tâm rơi vào một sự việc nào đó,điều mà chúng ta hay biết được là nỗi đau đớn. Sự thốngkhổ, đau đớn, ưu sầu, và chán nản đó đã từ đâu màđến đây? Chúng không đến từ lý thuyết trong sách vở.Không thấy có chỗ nào đã viết rõ các chi tiết của nỗithống khổ của chúng ta. Sự đau khổ của chúng ta không liênquan chính xác với lý thuyết, nhưng cả hai, sự đau khổ vàlý thuyết, lại cùng đi chung một con đường. Sự nghiên cứuqua sách vở không thể theo kịp với thực tại được. Vìlẽ đó, Đức Phật đã dạy cần phải đào luyện sự hiểubiết thật rõ ràng về chính chúng ta. Bất cứ điều gì khởisinh lên, điều đó đều khởi sinh trong sự hay biết đó.Khi sự hay biết này, đã hay biết được đúng với sự thật,thì tâm và các tâm sở [4] được nhận ra rõ ràng rằng chúngkhông phải là của ta. Một cách rốt ráo, tất cả nhữnghiện tượng đó cần phải được dẹp bỏ qua và vứt đinhư rác rưởi. Chúng ta chớ nên bám níu vào và gán cho chúngmột ý nghĩa nào cả.

Chúthích:

[1]Bị thay đổi theo ảnh hưởng của các điều kiện, các điềukiện này còn được gọi là chư hành, sankhāra.
[2]Các sự vật bị điều kiện hóa, tức là bị biến đổitheo ảnh hưởng của các điều kiện hiện có mặt.
[3]Các hành vi cố ý đã tạo nên nghiệp lực.
[4]Các yếu tố của tâm.

*

1.Lý thuyết và thực tế

ĐứcPhật dạy về tâm và các tâm sở, nhưng không phải để chochúng ta bám chặt lấy các ý niệm đó. Ý định duy nhấtcủa Ngài là giúp chúng ta nhận chân ra được chúng (tâm vàtâm sở) đều vô thường, bất toại nguyện và vô ngã. Rồithì hãy buông bỏ chúng, gạt chúng qua một bên. Hãy hay biếtvà hiểu rõ chúng khi chúng khởi sinh lên. Tâm này đã bịđiều kiện hóa từ lâu. Tâm ấy đã được tập tành vàchịu sự điều kiện hóa để quay cuồng và xa rời khỏitình trạng của sự hay biết thuần tịnh. Khi tâm ấy quaycuồng, nó tạo nên các hiện tượng bị điều kiện hóa,rồi các hiện tượng ấy trở lại ảnh hưởng đến tâmthêm nữa, khiến cho sự biến chuyển cứ tiếp tục mãi. Tiếntrình đó khởi sinh lên các điều thiện, điều ác, và cácsự vật khác nữa dưới ánh mặt trời này. Đức Phật dạyta phải nên từ bỏ hết chúng đi. Tuy nhiên, ngay buổi đầu,các bạn còn phải tập làm quen với lý thuyết, rồi mớicó thể buông bỏ nó vào một giai đoạn sau. Đó là một tiếntrình tự nhiên. Tâm chỉ là như thế đó. Các tâm sở cũngchỉ là như thế đó.

Hãylấy một thí dụ, về Bát Chánh Đạo chẳng hạn. Khi trítuệ (paññā, bát-nhã) quán sát sự vật một cách đúngđắn với minh quán, Chánh Kiến khởi lên và đưa đến ChánhTư duy, Chánh Ngữ, Chánh Mạng, và các chi kế tiếp. Điềunày có liên hệ đến các tình trạng tâm lý đã khởi lêntừ giác niệm thuần tịnh. Giác niệm đó cũng như một ngọnđèn soi sáng trong đêm tối cho con đường phía trước. Nếusự hiểu biết đúng đắn, nghĩa là phù hợp với chân lý,nó sẽ tỏa lan và soi chiếu cho mỗi bước đi khác trên đườngBát Chánh.

Bấtcứ điều gì mà chúng ta thể nghiệm, điều ấy cũng khởilên trong phạm vi của sự hiểu biết này. Sự hiểu biếtkhông thể có nếu tâm không hiện hữu. Tất cả là nhữnghiện tượng của tâm. Như Đức Phật có nói, tâm chỉ giảndị là tâm. Tâm không phải là một chúng sinh, không phảilà một người, một tự ngã, hoặc là chính bạn. Tâm khôngphải là chúng ta, cũng không phải là chúng nó. Pháp (Dhamma)chỉ giản dị là Pháp. Nó là một tiến trình tự nhiên, vôngã. Nó không thuộc về chúng ta, hay bất cứ ai khác. Nó khôngphải là một vật. Bất cứ những gì mà một cá nhân thểnghiệm đều rơi vào trong năm loại căn bản này (khandas,năm uẩn): sắc, thọ, tưởng, hành và thức. Đức Phậtdạy chúng ta nên buông bỏ hết chúng.

Pháphành thiền cũng tựa như một thanh gỗ. Minh quán (Vipassanā)ở đầu này của thanh gỗ, còn An chỉ (Samatha) thì ởđầu kia. Khi chúng ta cầm thanh gỗ lên, có phải một đầuhay là hai đầu cùng được nâng lên? Dĩ nhiên, khi cầm thanhgỗ lên thì hai đầu đều được cất lên cả. Đầu nàolà minh quán, và đầu nào là an chỉ? Chỗ nào là minh quántận cùng và chỗ nào là an chỉ bắt đầu? Cả hai đều làtâm cả. Khi tâm trở nên an tịnh, thì sự an định sẽ khởilên ngay bước đầu từ nơi tịch tĩnh, an chỉ (samatha).Chúng ta gom và hợp nhất tâm lại trong những trạng thái anđịnh (samādhi). Tuy nhiên, khi sự an bình và ổn cốcủa samādhiphai nhạt dần, khổ sở sẽ khởi lên thaythế. Tại sao vậy? Bởi vì sự an bình do thiền an chỉ đưađến vẫn còn căn cứ trên sự bám níu. Sự bám níu này cóthể là một nguyên nhân gây ra đau khổ. Tịch tĩnh còn chưaphải là bước cuối của con đường. Đức Phật đã nhìnthấy điều đó, do chính kinh nghiệm của Ngài, sự an địnhcủa tâm như thế vẫn còn chưa phải là cứu cánh. Các nguyênnhân nằm bên dưới tiến trình của sự hiện hữu (bhava)vẫn chưa được đoạn diệt (nirodha). Các điều kiệncủa sự tái sinh vẫn còn đó. Công phu hành trì của Ngàivẫn chưa đạt đến mức toàn hảo. Tại sao? Bởi vì vẫncòn khổ não. Do đó, dựa trên sự an định của tịch tĩnh,Ngài tiếp tục quán chiếu, điều tra, và phân tích bản chấthữu vi của thực tại cho đến khi Ngài đã giải thoát khỏimọi sự ràng buộc, ngay cả sự ràng buộc vào tịch tĩnh.Tịch tĩnh vẫn còn là một phần của thế giới hữu vi vàthực tại ước định. Bám vào loại an định đó là bámvào thực tại ước định, và cho đến khi nào chúng ta cònbám vào đó, chúng ta vẫn còn sa lầy trong hiện hữu và táisinh. Hân hoan trong sự an định của tịch tĩnh sẽ đưa đếnhiện hữu và tái sinh kế tiếp. Một khi tâm bất an và chaođộng đã lắng dịu xuống rồi, con người thường hay bámníu vào sự yên tịnh tiếp theo đó.

Thếnên Đức Phật mới quan sát các nguyên nhân và điều kiệnnằm bên dưới sự hiện hữu và tái sinh. Cho đến khi nàoNgài còn chưa thâm nhập hoàn toàn vào vấn đề và hiểu rõràng được Chân Lý, Ngài vẫn tiếp tục thẩm sát càng lúccàng thâm sâu hơn, với một tâm tư an định, chiếu rọi vàotất cả mọi sự vật, an lành hay xáo động, mỗi khi chúngkhởi sinh lên. Ngài tiếp tục thẩm sát cho đến khi Ngài thấythật rõ ràng, minh bạch rằng, muôn pháp khi khởi lên, hiệnhữu thì cũng tựa như một hòn sắt nóng đang bị nung đỏ.Năm uẩn (sắc, thọ tưởng, hành, thức) của chúng sinh làhòn sắt nóng đỏ. Khi một hòn sắt nung nóng đỏ, còn cóchỗ nào cho ta cầm mà không bị phỏng tay chăng? Có chỗ nàonơi hòn sắt nóng đỏ đó còn dịu mát chăng? Thử sờ vàobên trên, bên dưới hoặc hai bên hông mà thấy được mộtchỗ còn nguội lạnh chăng? Không thể được. Hòn sắt nungđỏ đã hoàn toàn nóng cháy. Chúng ta không thể nào bám vàosự an tịnh. Nếu tự đồng hóa với sự an tịnh đó, rồiphỏng đoán rằng cũng có kẻ đang được yên ổn và tịchtĩnh, đó là vô tình củng cố thêm ý nghĩ sai lầm rằng cómột linh hồn riêng biệt, một tự ngã độc lập. Ý tưởngvề tự ngã chỉ là một phần của thực tại qui ước. Khinghĩ rằng, "Tôi bình yên, Tôi xao động, Tôi tốt, Tôi xấu,Tôi sung sướng, Tôi đau buồn", chúng ta càng bị vướng vàohiện hữu và tái sinh. Lại càng thêm khổ sở. Khi hạnh phúctàn phai, chúng ta đau khổ. Khi sự khổ sở biến mất, chúngta có hạnh phúc trở lại. Vướng mãi trong vòng lẩn quẩnđó, ta trồi lên thụt xuống triền miên giữa thiên đườngvà địa ngục.

Trướckhi giác ngộ, Đức Phật nhận thấy điều này trong chínhtâm của Ngài. Ngài biết rõ rằng các điều kiện của sựhiện hữu và tái sinh vẫn chưa tận diệt hết. Công việccủa Ngài vẫn chưa hoàn tất. Chú tâm vào tính duyên sinh củacuộc đời, Ngài quán chiếu: "Do nguyên nhân này mà có sựsinh; do sự sinh này mà có sự chết, và tất cả các sự biếnchuyển này đến và đi." Thế là Đức Phật nắm lấy cácchủ đề đó để quán chiếu hầu thông hiểu sự thật vềnăm uẩn. Tất cả mọi sự vật tâm linh hay vật chất, mọisự việc được quan niệm hay suy tư đến, đều do duyên sinh,không có một ngoại lệ nào. Một khi Ngài đã hiểu rõ nhưthế, Ngài dạy chúng ta nên đặt chúng xuống. Một khi Ngàiđã hiểu rõ như thế, Ngài dạy chúng ta nên buông bỏ hếtchúng. Ngài khuyến khích mọi người nên thông hiểu cho phùhợp với Chân Lý. Nếu không như thế, chúng ta sẽ khổ sở.Chúng ta không đủ khả năng để vứt bỏ các sự vật đó.Tuy nhiên, một khi chúng ta thấy rõ vấn đề này, chúng tasẽ nhìn nhận rằng các sự vật đó làm mê hoặc chúng ta.Như Đức Phật có nói, "Tâm không có thực chất, nó khôngphải một vật nào cả."

Tâmkhông phải sinh ra là thuộc về một ai. Tâm không chết đinhư bất cứ ai. Tâm ấy tự do, chiếu sáng rạng ngời, vàkhông vướng mắc vào bất cứ vấn đề nào cả. Lý do cácvấn đề khó khăn khởi lên là vì tâm ấy bị che mờ bởicác sự vật bị điều kiện hóa, bị vẩn đục vì quan niệmsai lầm về tự ngã. Bởi thế, Đức Phật dạy ta phải nênquan sát tâm ấy. Ngay tại buổi đầu, đã có gì ở đấy?Thực sự, không có gì cả. Tâm ấy không khởi lên cùng vớicác pháp hữu vi, và tâm ấy cũng không diệt mất theo cácpháp hữu vi đó. Khi gặp một sự việc gì thiện lành, tâmấy không thay đổi để trở thành thiện lành. Khi gặp mộtsự việc xấu ác, tâm ấy cũng không trở thành xấu ác. Tâmấy như thế đó, khi có sự minh quán nhìn rõ ràng vào bảnthể của chính mình, có sự thông hiểu rằng đây vốn làmột tình trạng vô thực chất.

Trítuệ minh quán của Đức Phật nhìn thấy muôn pháp đều vôthường, bất toại nguyện và vô ngã. Ngài muốn mọingười chúng ta phải thông hiểu hoàn toàn theo đường lốiđó. Do đó, sự "hay biết" đã biết thật phù hợp với ChânLý. Khi sự "hay biết" đó biết đến niềm an lạc hay nỗisầu bi, thì nó vẫn giữ được sự thản nhiên, bất động.Tình cảm an lạc là một hình thức của sự sinh ra. Khuynhhướng trở nên buồn bã là một hình thức của sự chếtđi. Khi có sự chết, tất sẽ có sự sinh; và những gì sinhra rồi sẽ chết đi. Khởi sinh rồi tận diệt, cứ mãi vướngvào vòng lẩn quẩn của sự hiện hữu. Một khi tâm tư củahành giả đã đạt đến tình trạng hiểu biết như thế đó,thì không còn sót lại chút nghi ngờ nào về sự trở thànhvà tái sinh nữa cả. Không còn cần phải hỏi lại ai nữacả.

ĐứcPhật thẩm sát đầy đủ hết tất cả các pháp hữu vi vàđã buông bỏ được chúng. Năm uẩn cũng được buông bỏ,và sự "hay biết" chỉ đơn thuần là một quan sát viên vôtư. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tích cực, Ngài không vìthế mà trở thành tích cực. Ngài chỉ đơn thuần quan sátvà tỉnh giác. Nếu Ngài thể nghiệm điều chi tiêu cực, Ngàikhông hề trở thành tiêu cực. Và tại sao lại như vậy? Bởivì tâm tư Ngài đã giải thoát khỏi các nhân duyên ấy. Ngàiđã thấm nhập vào chân lý. Nhân duyên đưa đến tái sinhkhông còn hiện hữu nữa. Đó là sự "hay biết" chắc chắnvà đáng tin cậy. Đó là một tâm tư thật sự hoàn toàn anđịnh. Đó là những gì không hề được sinh ra, không giàlão, không bệnh hoạn, và không hề chết đi. Đó cũng khôngphải là nguyên nhân hoặc hậu quả, cũng không tùy thuộcvào nhân và quả; hoàn toàn độc lập đối với tiến trìnhduyên sinh. Các nguyên nhân bấy giờ đã chấm dứt, và khôngcòn sót lại một duyên nào nữa. Tâm tư ấy vượt qua sựsinh và sự chết, vượt qua an lạc lẫn ưu bi, cả thiện lẫnác. Còn có thể nói gì hơn nữa? Nó vượt qua mọi giới hạncủa ngôn từ để mô tả nó. Tất cả các điều kiện hỗtrợ đã chấm dứt, và nỗ lực nào để mô tả nó cũng sẽchỉ đưa đến sự bám thủ. Ngôn từ được dùng bấy giờchỉ trở thành một tràng lý thuyết của tâm tư mà thôi.

Cácmô tả lý thuyết về tâm và cách vận hành của tâm tuy chínhxác nhưng Đức Phật lại xem loại hiểu biết đó tương đốivô dụng. Chúng ta dùng trí thức để hiểu biết một điềugì, rồi tin tưởng vào đó, nhưng đấy không có chút íchlợi thực sự nào. Kiến thức đó không đưa đến an định.Sự hiểu biết của Đức Phật đưa đến sự buông bỏ. Kếtquả là sự xả ly. Bởi vì chính cái tâm đã dẫn ta nhúngtay vào cả hai, điều phải và điều trái. Nếu khá khôn ngoan,chúng ta sẽ chọn điều phải. Nếu quá khờ khạo, chúng tasẽ dính dấp đến điều quấy. Tâm ấy là tâm thế gian,và đức Thế tôn đã dùng các sự vật của thế gian nàyđể quan sát chính thế gian đó. Biết được rõ ràng thếgian này đúng như thật nó là như thế, Ngài được tôn xưnglà bậc "Thế gian giải", nghĩa là bậc đã hiểu được thếgian này rất rõ ràng và minh bạch.

Trởlại với vấn đề an chỉ (samatha) và minh quán (vipassanā),điều quan trọng nhất là phải phát triển các trạng tháiđó ngay trong chính tâm của chúng ta. Chỉ khi nào chúng ta thậtsự phát triển chúng nơi ta thì chúng ta mới hiểu biết rõthực sự chúng là như thế nào. Chúng ta cố tìm học nhữnggì trong sách vở nói về các yếu tố của tâm, nhưng loạikiến thức trí năng này lại không có ích lợi chi cho việccắt đứt hẳn các ham muốn vị kỷ, sân hận và si mê. Chúngta nghiên cứu lý thuyết về tham, sân, si, giản dị chỉ môtả các đặc tính khác nhau của các lậu hoặc tinh thần đó:"Ham muốn ích kỷ có nghĩa là như thế này; giận hờn mangý nghĩa như thế kia; si mê được định nghĩa như thế nọ."Khi chỉ hiểu biết chúng qua các đặc tính lý thuyết đó,chúng ta có thể thuyết giảng về chúng, nhưng chỉ trên bìnhdiện này thôi. Chúng ta thông minh và hiểu biết như thế,nhưng khi các lậu hoặc đó thực sự khởi lên trong tâm chúngta, chúng có hoàn toàn giống hệt như trong lý thuyết không?Thí dụ như, khi chúng ta gặp phải việc gì bất như ý, chúngta có phản ứng chống lại và trở nên cau có chăng? Chúngta có bám chặt lấy nó không? Hay là chúng ta buông bỏ, choqua đi? Nếu sự hiềm ghét nổi lên và chúng ta thấy đượcnhư thế, chúng ta có còn ôm ấp sự hiềm ghét đó mãi chăng?Hoặc là khi chúng ta đã nhận diện rõ ra sự hiềm ghét rồi,chúng ta có lập tức buông bỏ nó không? Nếu tự xét mìnhkhi có điều không vừa ý mà nổi lên sự hiềm ghét và cốgiữ sự hiềm ghét đó mãi, tốt hơn là ta nên quay về họctập lại nữa. Bởi vì sự cố chấp đó không phải là tháiđộ đúng đắn. Sự thực tập vẫn chưa được hoàn hảo.Hễ khi đã hoàn hảo rồi thì sự buông bỏ tự nhiên xảyra. Các bạn hãy nhìn lại sự việc dưới ánh sáng này.

Chúngta phải thành thực nhìn sâu vào chính tâm của chúng ta, nếuchúng ta muốn thể nghiệm được các lợi lạc của sự thựctập. Cố gắng mô tả các tình trạng tâm lý, qua các tâmsở khác nhau và các đặc tính của chúng, chưa phải là sựthực tập đầy đủ. Còn nhiều việc khác cần làm hơn thếnữa. Nếu cần học tập các điều ấy, bạn hãy tìm hiểuchúng một cách tuyệt đối, với sự sáng tỏ rõ ràng vàsự hiểu biết thâm sâu. Thiếu sự trong sáng của minh quán,làm sao ta hoàn tất được việc học tập? Chúng ta không baogiờ học tập cho xong cả.

Thựctập Chánh Pháp vì thế mà quan trọng vô cùng. Khi tôi thựchành, đó là tôi đang học tập. Tôi không biết gì về cáctâm sở, các yếu tố tâm lý của tâm cả. Tôi chỉ quan sátphẩm chất của sự hiểu biết. Nếu một tư tưởng khởilên, tôi liền tự hỏi tại sao. Nếu một ý hờn giận nổilên, tôi tự hỏi tại sao. Nếu một ý yêu thương sinh ra,tôi tự hỏi tại sao. Đó là phương cách mà tôi theo. Cho dùcó đặt tên các ý đó là tư tưởng, là tâm sở, là yếutố tâm lý, là gì gì đi nữa, cũng không sao. Chỉ cần đithật sâu vào điểm đó cho đến khi nào các cảm xúc thươnghay ghét đó hoàn toàn biến mất khỏi tâm. Khi tôi có đủkhả năng để chặn dừng sự yêu hay ghét, trong bất cứ trườnghợp nào, tôi mới có thể vượt thoát khỏi sự đau khổ.Rồi thì đâu cần việc gì xảy ra thêm; tâm và trí đã đượcgiải thoát và thoải mái. Không có gì còn lưu lại. Tất cảđều dừng đứng lại.

Xinhãy thực tập như thế. Nếu có ai muốn thuyết giảng vềlý thuyết, thì đó là việc của họ. Nhưng dù có tranh luậnđến bao nhiêu đi nữa, thì sự thực tập cũng chỉ gom lạiở một điểm duy nhất tại đây. Khi sự việc nào khởi lên,thì nó khởi lên ngay tại đây. Dù nhiều hay ít, nó cũng bắtnguồn từ ngay nơi đây. Khi nó chấm dứt, sự chấm dứt cũngxảy ra ngay tại đây. Còn chỗ nào khác nữa sao? Đức Phậtgọi điểm tại đây là sự "hiểu biết". Khi sự "hiểu biết"đó biết được sự vật chính xác, phù hợp với Chân Lý,thì chúng ta thông hiểu được ý nghĩa của Tâm. Sự vậtluôn luôn lừa gạt không ngừng. Khi ta học tập về chúng,chúng luôn dối gạt ta. Tôi còn phải nói cách nào nữa đây?Mặc dù bạn biết chúng, bạn vẫn bị mê hoặc vì chúng,ngay tại nơi bạn biết đến chúng. Đó là thực trạng. Vấnđế là như thế này: ý định của Đức Phật không phảilà muốn ta biết các sự vật được gọi tên gì. Mục đíchgiáo pháp của Ngài là dạy ta hãy suy ngẫm để tìm ra conđường giúp chúng ta thoát ra khỏi các ràng buộc của vạnpháp, xuyên qua sự truy tầm các nguyên nhân sâu xa nằm ẩnbên dưới.

*

2.Giới, Định, Tuệ

Tôithực tập Chánh Pháp mà không biết chi nhiều. Tôi chỉ biếtrằng con đường giải thoát bắt đầu bằng Giới (Sīla).Giới là bước đầu tuyệt đẹp của con đường Đạo. Sựan định sâu xa của Định (Samādhi) là khoảng giữatuyệt đẹp. Trí Tuệ (Paññā, Bát-nhã), là đoạn cuốituyệt đẹp. Mặc dù Giới-Định-Tuệ phân ra làm ba phươngdiện trong việc tu tập, nhưng càng nhìn sâu vào chúng, ta càngthấy cả ba đức tính ấy phối hợp lại với nhau. Để trìgiới, bạn phải là người có trí tuệ. Ta thường khuyênmọi người phải theo đúng các tiêu chuẩn đạo đức, trướchết là tuân theo năm điều học, để giới đức được vữngchắc. Tuy nhiên, sự hoàn hảo của giới đức cần phải córất nhiều trí tuệ. Ta phải giữ gìn lời nói, canh chừngcác hành động và phân tích các hậu quả của chúng. Tấtcả các điều đó là công việc của trí tuệ. Ta phải dựatrên trí tuệ mà đào luyện giới đức.

Theolý thuyết, giới đi đầu, kế đến định, rồi sau đếntuệ; nhưng khi tôi quán sát, tôi nhận thấy Trí tuệ là viênđá nền móng của mọi phương diện khác của sự thực tập.Để có thể hiểu rõ tận tường các hậu quả của lờichúng ta nói và việc chúng ta làm - nhất là các hậu quảtai hại - ta cần phải nương theo trí tuệ để soi đườngvà canh phòng, trong việc thẩm sát tiến trình nhân quả. Điềunày giúp ta thanh lọc được các hành động và lời nói. Mộtkhi ta đã quen phân biệt được thái độ đạo đức vớihành vi bất chánh, ta sẽ thấy được chỗ nào cần phảithực tập. Ta sẽ buông bỏ điều giả dối và đào luyệnđiều chân chánh. Ta từ bỏ các điều ác và phát triển cácđiều thiện. Đó là Giới(Sīla). Khi ta làmđược như thế luôn, tâm trở nên vững chắc và cương quyết.Một cái tâm cương quyết và không lay động, thì không hềlo lắng, hối hận hay mê mờ trong lời nói hay trong độngtác. Đó là Định (Samādhi).

Tâmđó ổn cố và thuần nhất, trở thành một nguồn năng lựcmạnh mẽ thứ hai khi chúng ta thực tập theo Chánh Pháp, giúpta quán chiếu sâu xa vào hình sắc, âm thanh, v.v. đang đượcthể nghiệm. Một khi tâm đã an định trong sự tỉnh thứcvững chắc, ta có thể bước vào sự suy tầm bền bỉ vềthực tại của sắc thân, cảm giác, tri giác, tư tưởng, ýthức, với các hình sắc, âm thanh, hương, vị, xúc chạm trênthân cùng các đối tượng của tâm. Khi chúng liên tục phátsinh, ta cũng liên tục suy tầm chúng với một quyết tâm khôngđể đánh mất sự tỉnh giác. Nhờ đó mà ta mới hiểu biếtđược các sự kiện đó thật sự như thế nào. Các sự kiệnđó khởi lên hiện hữu theo đúng với chân lý thiên nhiêncủa chính chúng. Khi sự hiểu biết của ta ngày càng thâmsâu, trí tuệ liền khởi sinh. Một khi đã có sự thông hiểusáng tỏ về sự vật thực sự là như thế nào, đúng theoChân lý, thì các tri giác cũ của ta bị bứng tận gốc rễvà, rồi đó, các kiến thức bị ý niệm hóa trước kia nayliền biến dạng để trở thành trí tuệ. Điều đó cho thấyrõ phương thức mà Giới, Định, Tuệ hòa hợp lại với nhauvà tác động như là một.

Khitrí tuệ tăng trưởng về dũng lực và vô úy (không sợ hãi)thì định lực khởi lên trở thành vững chắc hơn. Địnhlực càng kiên cố, giới đức càng ổn định. Giới đứccàng hoàn hảo, lại nuôi dưỡng định lực thêm mạnh mẽ,và định lực thêm phần dũng mãnh sẽ đưa đến một trítuệ trưởng thành. Cả ba phương diện của sự tập luyệncùng ăn khớp với nhau và tác động hỗ tương nhau. Phốihợp lại, cả ba lập thành Bát Chánh Đạo, con đường tutập của Đức Phật. Một khi Giới, Định, Tuệ đã đạtđến cao điểm, Bát Chánh Đạo có đủ dũng lực quét sạchcác lậu hoặc còn đang che mờ sự thanh tịnh của tâm. Khitham dục, sân hận và si mê phát khởi, Bát Chánh Đạo làthanh bảo kiếm chém chúng ngã xuống ngay tại lộ trình củachúng.

Khuônkhổ để thực hành Chánh Pháp là Tứ Diệu Đế: (1) Khổ(dukkha), (2) Tập, nguồn gốc của Khổ (samudaya),(3) Diệt,chấm dứt Khổ (nirodha), (4) Đạo, conđường Tám Chánh đưa đến sự tận diệt khổ (magga).Bát Chánh Đạo gồm có Giới, Định, Tuệ, và đó là khuônkhổ để đào luyện tâm ý. Ý nghĩa thực sự của Giới ĐịnhTuệ không thể tìm thấy nơi danh xưng, mà lại ẩn tàng vàonơi thâm sâu của tâm trí. Ba môn học Giới, Định, Tuệ lànhư thế đấy; chúng xoay quanh nhau liên tục. Bát Chánh Đạobao trùm khắp các hình sắc, âm thanh, mùi, vị, xúc chạm vàothân, hoặc các đối tượng nào khác khởi lên. Tuy nhiên,nếu các yếu tố của Bát Chánh Đạo còn yếu ớt và rụtrè, thì các lậu hoặc sẽ xâm chiếm tâm trí ta. Nếu BátChánh Đạo dũng mãnh và can đảm, nó sẽ chinh phục và tiêudiệt các lậu hoặc. Nếu các lậu hoặc phiền não còn mạnhmẽ và gan lì, trong khi Bát Chánh Đạo yếu ớt và bạc nhược,thì các lậu hoặc đó sẽ ngự trị lên Bát Chánh Đạo. Chúngchế ngự tâm trí ta. Nếu sự hiểu biết không đủ nhanh nhẹnvà lanh lợi khi các hình sắc, cảm giác, tri giác và tư tưởngđang khởi lên, thì các đối tượng này sẽ chiếm đoạtvà tàn phá chúng ta. Bát Chánh Đạo và các lậu hoặc cùngđi song song với nhau. Trong khi sự thực tập theo Chánh Phápđược phát triển trong tâm, hai lực lượng này tranh chấpnhau từng bước một trên con đường tu hành. Đó cũng tựanhư có hai người đang cãi vã nhau bên trong tâm trí, nhưngđó chỉ là sự kình chống giữa Bát Chánh Đạo và các lậuhoặc, để dành quyền ngự trị lên tâm. Bát Chánh Đạo nuôidưỡng và hướng dẫn khả năng quán chiếu của ta. Cho đếnkhi nào ta vẫn còn đủ khả năng để quán chiếu chính xác,các lậu hoặc sẽ bị thất thế và rút lui dần. Nhưng nếutâm ta lỏng lẻo, mỗi khi các lậu hoặc chỉnh trang và củngcố lực lượng lại thì Bát Chánh đạo sẽ bị đánh tan,phải nhường chỗ, rút lui. Hai bên đối phương cứ tranh chấpmãi cho đến khi có một kẻ chiến thắng và lúc đó, mọiviệc được an bài.

Nếuta chú tâm vào nỗ lực phát triển theo đường lối ChánhPháp, lần lần các lậu hoặc sẽ bị quét sạch vĩnh viễn.Một khi đã được đào luyện hoàn toàn rồi, bốn Chân LýCao Thượng sẽ an trú trong tâm ta. Dưới bất cứ hình thứcnào mà hoạn khổ có mặt, hoạn khổ đó cũng có một nguyênnhân tạo ra sự hiện hữu của nó. Đó là Chân Lý thứ hai.Và nguyên nhân ấy là gì? Giới lỏng lẻo, Định yếu ớt,Tuệ lờ mờ. Khi Bát Chánh Đạo không bền vững, các lậuhoặc ngự trị lên tâm trí. Khi chúng ngự trị, Chân Lý thứhai liền khởi lên hoạt động và tạo ra các loại hoạn khổ.Một khi chúng ta bị khổ, các đức tánh có khả năng dậptắt được sự khổ liền biến đi mất. Các điều kiệnlàm khởi sinh lên Bát Chánh Đạo là Giới, Định và Tuệ.Khi ba môn này đạt đến dũng lực trọn vẹn thì Bát ChánhĐạo tiến lên không bị ngưng trệ, khuất phục được sựbám thủ và đeo níu đã khiến ta phải phiền muộn, lo âu.Khổ không thể khởi phát được, vì Bát Chánh Đạo đangdẹp tan các lậu hoặc. Chính ngay tại điểm này mà sự chấmdứt khổ bắt đầu. Tại sao Bát Chánh Đạo đủ sức mangđến sự chấm dứt khổ? Bởi vì Giới, Định và Tuệ đãđạt đến cao điểm của sự hoàn hảo, và Bát Chánh Đạođã gia tăng tốc lực đến cực điểm nên không thể nàobị ngăn dừng lại được. Tất cả đều cùng xảy ra ngaytại đây. Tôi muốn nói rằng, những ai đã thực tập đúngnhư thế, thì các ý kiến lý thuyết về tâm trí không thểhiện khởi lên trong khung cảnh này. Nếu được giải thoátkhỏi các ý kiến đó, tâm trí liền trở nên vững chắc vàđáng tin cậy nhất. Và kể từ nay, dù tâm trí ấy chọn theolối nào, chúng ta không còn cần phải thúc dục nó hơn nữađể tiếp tục thẳng tiến mãi.

Bạnhãy nhìn đến lá cây xoài. Lá đó ra sao? Chỉ cần quan sátmột chiếc lá, là biết được cả muôn ngàn chiếc lá khác.Chỉ cần nhìn kỹ một chiếc lá thôi. Các lá khác cũng đềugiống như thế. Với cây xoài cũng như thế. Ta chỉ cần quansát một thân cây xoài là biết được các đặc tính củatất cả các cây xoài. Chỉ cần nhìn kỹ một thân cây xoàithôi. Mọi cây xoài khác cũng không có gì sai biệt quan trọngcả. Nếu ta biết được một, ta sẽ biết hết tất cả.Đó là lời Đức Phật đã dạy.

Giới-Định-Tuệlà con đường của Đức Phật. Nhưng con đường đó chưaphải là cốt tủy của Chánh Pháp. Bát Chánh Đạo, tự nó,không phải là cứu cánh, không phải là mục tiêu tối hậucủa Đức Thế Tôn. Nhưng nó là con đường đi vào nội tâm.Đó cũng như các bạn đi từ thành phố Bangkok đến tu việnWat Nong Pah Pong này. Không phải vì đường xá mà bạn đãbỏ công đi tìm. Điều mà bạn muốn là đi đến tu viện,nhưng bạn cần con đường đó để đi đến đây. Con đườngbạn vượt qua không phải là tu viện, nó chỉ là phương cáchđể đi đến đây. Nhưng nếu bạn muốn đến được tu viện,bạn phải đi theo con đường đó. Giới, Định, và Tuệ, cũngnhư thế. Chúng ta có thể bảo rằng cả ba không phải làcốt tủy của Chánh Pháp, nhưng chúng là con đường đưa tađến đây. Khi đã thuần thục về Giới, Định, Tuệ rồi,thì kết quả sẽ là tâm tư được an hòa thật thâm sâu.Đó là mức đến nơi. Khi ta đạt đến sự an định đó rồi,ngay cả khi nghe một tiếng động lớn, tâm tư vẫn giữ sựđiềm tĩnh. Một khi ta đã đạt được an định đó, thìkhông còn gì cần phải làm thêm nữa. Đức Phật dạy phảibuông bỏ tất cả. Dầu cho có việc gì xảy ra chăng nữa,cũng không có chi để lo lắng cả. Bấy giờ chúng ta mớithực sự tự mình biết được mọi sự việc. Chúng ta khôngcòn chỉ biết tin suông, theo những gì kẻ khác nói.

Nguyêntắc căn bản của Phật giáo là sự rỗng vắng của tấtcả hiện tượng. Nó không tùy thuộc vào sự nhiệm mầu củacác loại thần thông, các khả năng dị thường, hoặc bấtcứ những gì huyền bí và lạ lùng. Đức Phật không nhấnmạnh đến tầm mức quan trọng của các việc đó. Tuy nhiên,các quyền năng này vẫn có thật, và có thể tập luyện được,nhưng khía cạnh này của Giáo pháp lại có tính cách làm mêhoặc, cho nên, Đức Phật không khuyến khích sự tập luyệnđó. Ngài chỉ ngợi khen các bậc thánh nhân đã tự mình giảithoát ra khỏi mọi hoạn khổ, phiền não.

Đểthực hiện sự giải thoát mọi khổ não, cần phải tập luyệnvới các khí cụ cùng vật trang bị để hoàn thành công việc,đó là từ bi, giới hạnh, định lực và trí tuệ. Chúng tacần phải nhận lấy chúng và theo đó mà tập luyện. Cùngphối hợp lại, chúng lập thành con đường Đạo hướng vềnội tâm, và Trí tuệ là bước đầu tiên. Con đường Đạoấy không thể nào trưởng thành được, nếu tâm trí cònbị các lậu hoặc che phủ kín, nhưng nếu chúng ta cương quyếtvà dũng mãnh thì con đường Đạo sẽ loại trừ các ô trượcđó. Tuy nhiên, nếu các lậu hoặc tỏ ra lì lợm và mạnhmẽ, chúng sẽ phá tan con đường Đạo. Hành trì theo ChánhPháp giản dị chỉ là sự tranh đấu không ngừng của hailực lượng đối nghịch đó, cho đến khi nào đạt đếnmức cuối cùng của con đường Đạo.

*

3.Các nguy cơ của chấp thủ

Côngphu tu tập thường phải chịu nhiều thử thách gian nan. Cầnphải có lòng kiên trì, kham nhẫn và chịu đựng mọi thiếuthốn. Ta cần phải tự mình làm lấy, tự mình thể nghiệmlấy, và tự mình thực hiện lấy. Tuy nhiên, các học giảthường hay bị lầm lẫn. Thí dụ như khi ngồi thiền, vừađược chút ít an ổn thì họ liền khởi lên nghĩ rằng: "À!Đây chắc là Sơ thiền rồi!" Tâm trí họ đã hoạt độngnhư thế đó. Và một khi các tư tưởng đó khởi sinh lên,tức thì sự an tịnh mà họ đang thể nghiệm liền bị laychuyển. Không bao lâu, họ lại bắt đầu tưởng rằng cólẽ họ đã đạt đến Nhị thiền. Các bạn đừng nên suynghĩ và ước đoán như thế. Không có một bản cáo thị nàothông báo cho ta biết ở giai tầng nào của thiền-na mà tađang thể nghiệm. Sự thật lại hoàn toàn khác hẳn. Khôngcó gì giống với các bản chỉ đường cho các bạn, "Đâylà hướng đi về Wat Nong Pah Pong" cả. Đó không phải là điềumà tôi tìm đọc thấy trong tâm trí. Không có chút gì đểthông báo, cáo tri cả.

Mặcdù có nhiều vị học giả uyên thâm đã viết nhiều bảntường trình mô tả Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứthiền, nhưng những gì được viết ra đó hoàn toàn là nhữngtài liệu, chi tiết về bên ngoài. Khi tâm tư đang đi vào cáctình trạng an định thâm sâu, tâm tư ấy không biết đếnnhững gì đã được viết sẵn. Tâm ấy biết, nhưng điềumà tâm ấy biết, không phải cùng một thứ với lý thuyếtđã đọc được. Nếu các học giả chụp lấy các lý thuyếtvà mang chúng vào trong sự thiền quán của họ, ngồi và ngẫmnghĩ: "Hừm! Cái gì đây? Phải là Sơ thiền đó chăng?" Đấy!Sự an định vừa bị lay chuyển rồi, và họ không thể nghiệmđược chút gì có giá trị thực sự. Tại sao lại như vậy?Bởi vì đó là ý mong cầu, và khi đã có khát vọng, thì điềugì sẽ xảy ra? Tâm liền rút lui khỏi việc hành thiền. Bởivậy cho nên tất cả chúng ta cần phải vứt bỏ sự suy nghĩvà ước đoán như thế. Bạn hãy dẹp bỏ chúng trọn vẹnđi. Hãy dùng lấy sắc thân, lời nói và tâm tư làm đề tàikhảo sát để tu tập. Hãy quan sát các hoạt động của tâmnhưng đừng mang các sách vở viết về Chánh pháp vào trongđó với bạn. Nếu không, mọi việc sẽ trở nên rối ren,bởi vì không có gì trong sách lại tương ứng đúng với SựThật mà muôn sự vật đang là như thế.

Nhữngngười học nhiều quá, đầy ắp các kiến thức lý thuyết,thường không thành công trong việc thực tập Chánh Pháp. Họbị sa lầy ở giai đoạn sưu tầm tài liệu. Sự thật làkhông thể đo lường được tâm trí bằng các tiêu chuẩnngoại tại. Nếu tâm trí trở nên an tịnh, chỉ nên để chonó an tịnh. Các giai tầng thâm sâu của sự an định quảthật là có. Riêng cá nhân tôi, trước kia, tôi không biếtchi nhiều về lý thuyết thực hành. Tôi đã là tỳ khưu từhơn ba năm mà vẫn còn một số lớn các câu hỏi về địnhlực thực sự ra làm sao. Tôi cứ suy nghĩ mãi về điều đóvà cố gắng tìm hiểu trong khi tôi hành thiền, nhưng tâm tôilại càng bất an và xao lãng hơn lúc trước! Số lượng cácsự suy nghĩ thật sự đã gia tăng lên nhiều. Khi tôi khônghành thiền, thì tôi lại an tịnh hơn. Trời! Như thế, cókhó khăn và bực bội chăng? Nhưng mặc dù gặp nhiều trởngại, tôi vẫn cứ tiếp tục. Khi tôi không cố làm điềuchi đặc biệt hơn, tâm trí tôi lại tương đối thoải mái.Nhưng khi nào tôi quyết tâm làm cho tâm trí tôi qui nhất lạitrong định lực (samādhi), thì tâm ấy lại vượt rakhỏi vòng kiểm soát. Tôi tự hỏi, "Điều gì đang xảy rathế? Tại sao lại như vậy?"

Saunày, tôi mới nhận thức ra hành thiền có thể đem ra so sánhvới tiến trình hơi thở. Nếu tôi quyết tâm ép cho hơi thởtrở nên cạn, sâu, hoặc bình thường, thì rất khó mà làmđược như thế. Tuy nhiên, nếu ta đi tản bộ và không đểý đến các luồng hơi thở đang thở ra, thở vào, thì lạirất thoải mái, thư giãn. Tôi chợt nghĩ: "À! Có lẽ đâylà đường lối có hiệu quả đấy!" Khi một người đi tới,đi lui bình thường suốt ngày, không cố tâm chú ý gì đếnhơi thở, thì hơi thở có làm cho người ấy khổ sở không?Không, anh ta cảm thấy thư thái. Nhưng khi tôi ngồi xuốngvới lời nguyện quyết tâm làm cho tâm được an tịnh, tứcthời sự bám chặt và đeo níu liền len vào. Khi tôi thử điềuchỉnh hơi thở cho sâu hoặc cạn, thì việc đó chỉ làm chotôi thêm căng thẳng. Tại sao vậy? Bởi vì cái ý chí, màtôi đang dùng đây, bị nhuốm bẩn vì sự bám chặt và đeoníu. Tôi còn chưa hiểu được điều gì đang xảy ra đó.Tất cả sự cản trở, thất bại và khó nhọc đó đã nổilên chỉ vì tôi đã đưa lòng mong cầu vào trong việc hànhthiền.

*

4.An bình không lay chuyển

Lầnnọ, tôi đến ở tại một tu viện trong rừng cách làng xómchừng nửa dặm. Vào một đêm, dân làng tổ chức một cuộchội hè rất ồn ào, trong khi tôi đang ngồi tham thiền. Lúcấy vào độ mười một giờ đêm, và tôi đang có cảm giáclạ thường. Suốt từ trưa đến giờ, tôi có cảm giác lạnhư thế. Tâm tôi thật yên tịnh. Hầu như không có tư tưởngnào cả. Tôi cảm thấy thư giãn và thoải mái. Tôi cất bướcđi kinh hành cho đến khi tôi thấm mệt và quay vào ngồi xuốngtrong chòi lá. Khi ngồi xuống, vừa mới xếp chân lại, thìlạ lùng thay, tâm tôi đi vào một trạng thái an định thâmsâu. Sự kiện này tự nó khởi lên như thế. Khi tôi đã ngồiyên, tâm trở nên thực sự an định. Tâm ấy kiên cố nhưphiến đá. Không phải là tôi không còn nghe tiếng ồn àocủa dân làng đang ca, múa nữa - tôi vẫn nghe - nhưng tôi đãcó thể ngăn bít các âm thanh đó hoàn toàn.

Lạlùng! Khi tôi không lưu ý đến tiếng động, bấy giờ hoàntoàn im lặng, tôi không nghe gì cả. Nhưng nếu tôi muốn nghetiếng, tôi vẫn có thể nghe nó mà không xem nó như một sựquấy động. Tựa hồ như có hai đối tượng trong tâm tôi,đang được đặt kề cận nhau, nhưng không chạm vào nhau.Tôi có thể thấy rằng tâm và đối tượng hay biết củanó, đang rời nhau và khác biệt nhau, giống như cái ống nhổvà cái ấm nước đây. Thế là tôi hiểu ngay: khi tâm đangqui nhất vào định lực, nếu bạn muốn hướng sự chú tâmra ngoài thì bạn có thể nghe; nhưng nếu bạn để cho tâman trú trong sự rỗng vắng của nó, thì có sự im lặng hoàntoàn. Khi tiếng động được nghe đến, tôi có thể thấyrằng sự hay biết và tiếng động khác nhau rất rõ ràng.Tôi quán chiếu: "Nếu đây còn chưa phải là đúng hướng,thì còn đường lối nào nữa?" Đấy chính là đường hướngrồi. Cả hai sự việc đó - tiếng động và sự hay biếtcó tiếng động - hoàn toàn tách rời nhau ra. Tôi tiếp tụcsuy cứu thêm như thế, cho đến khi sự thông hiểu của tôicàng đi sâu thêm: "À! Đây là điều quan trọng. Khi cảm nhậnliên tục của hiện tượng bị cắt đứt, kết quả sẽ làsự an định." Cái ảo giác trước kia về sự liên tục (santati)nay trở thành sự an định của tâm (santi). Tôi tiếptục ngồi thiền, nỗ lực đi sâu vào mức thiền. Lúc bấygiờ, tâm chỉ chú mục chiếu rọi vào hành thiền, thờ ơđối với mọi việc khác. Nếu tôi ngưng hành thiền tạithời điểm này, thì đó chỉ là vì công phu ấy đã hoàntất. Nếu tôi ngưng nghỉ ngay lúc này, hẳn không phải vìlười biếng, mệt mỏi, hay cảm thấy bực bội. Không phảithế. Tất cả các phiền não đó đều vắng mặt trong tâmtôi. Chỉ có sự quân bình hoàn toàn nơi nội tâm và tâm bìnhthản - vừa đúng như thế.

Saurốt, tôi tạm nghỉ, nhưng chỉ có tư thế ngồi là thay đổi.Tâm tôi vẫn chuyên nhất, không xao động và không mệt mỏi.Tôi kéo chiếc gối nằm, định nghỉ ngơi một chút. Tôi vừanghiêng mình, tâm tôi vẫn giữ yên sự an định như tự nãygiờ. Rồi đó, vừa trước khi đầu tôi chạm vào gối, thìsự hay biết của tâm liền trôi chảy ngược vào bên trong.Tôi không hiểu nó trôi chảy về đâu, nhưng nó cứ trôi chảycàng lúc càng thâm sâu hơn. Cũng tựa như một dòng điệnđang chảy về cái nút bấm. Khi nó chạm vào nút bấm, toànthân tôi nổ bùng, vang lên một tiếng "Ầm!" Lúc ấy, sựhay biết thật hết sức là sáng suốt và tế nhị. Khi giâyphút đó trải qua, tâm được thoát ra để đi vào càng sâuhơn. Tâm cứ đi sâu vào, cho đến một điểm không còn cógì nữa cả. Tuyệt đối không có sự việc gì từ thế giớibên ngoài có thể tới nơi đây được. Không có gì có thểđạt tới chỗ ấy được. Sau khi an trú bên trong một thờigian, tâm được buông ra để trôi chảy ngược ra ngoài. Tuynhiên, khi tôi nói tâm ấy được buông ra, tôi không có ýmuốn nói rằng chính tôi đã khiến tâm ấy trôi ngược ra.Tôi chỉ là một quan sát viên, chỉ hay biết và chứng kiếnmà thôi. Tâm từ từ trở ra ngoài, càng lúc càng nhiều hơn,cho đến khi nó trở lại "bình thường".

Khitình trạng ý thức của tôi đã trở lại bình thường, thìmột câu hỏi khởi lên: "Cái gì vậy?" Câu trả lời đếnngay: "Các sự việc đó, tự chúng đã xảy đến như thế.Ông không cần phải tìm kiếm một sự giải thích nào." Câutrả lời ấy cũng đủ làm tâm tôi thỏa mãn.

Sauđó một thời gian ngắn, tâm tôi lại bắt đầu trôi chảyvào bên trong. Tôi không có một cố gắng ý thức nào đểhướng dẫn tâm tôi cả. Tâm ấy, tự nó, khởi bước lên.Tâm ấy càng lúc càng đi sâu vào bên trong, và lại chạm vàocái nút bấm. Lần này thân thể tôi bị lay động đến tậncác bộ phận vi tế nhất. Lại lần nữa, tâm được buôngra để đi sâu, thật sâu, vào bên trong nó. Một sự im lặnghoàn toàn. Lần này lại còn thâm sâu hơn lần trước. Tuyệtđối không có gì ở bên ngoài lọt vào đến đấy được.Tâm trú tại đây một thời gian, lâu chừng nào cũng tùy theoý nó muốn, rồi sau đó nó trở lùi ra bên ngoài. Vào lúcđó, tâm di chuyển, tự nó, theo tốc độ của chính nó. Tôikhông hề ảnh hưởng đến nó, để hướng dẫn nó phảitheo bất cứ hướng nào, để trôi vào trong hay hướng ra bênngoài cả. Tôi chỉ giản dị là người đang quan sát và haybiết mà thôi.

Lạimột lần nữa, tâm tôi trở lại tình trạng ý thức bìnhthường và tôi không hề lấy làm lạ hoặc ức đoán điềugì cả. Tôi càng tiếp tục quán chiếu thì tâm tôi lại mộtlần nữa đi sâu vào bên trong. Lần này, toàn thể vũ trụbị chấn động và tan rả ra từng mảnh vụn thật nhỏ. Mặtđất, núi non, đồng ruộng, rừng rú - toàn thể thế giới- tan rã vào nguyên tố không gian. Dân chúng đã biến mất.Tất cả đều mất dạng. Lần thứ ba này, tuyệt đối khôngcó gì còn sót lại cả.

Tâm,đang nghiêng sâu vào bên trong, an trú lại đó, lâu chừng nàotùy ý nó muốn. Tôi không thể nói là tôi đã hiểu rõ rànglàm cách nào mà nó trụ được lại tại đó. Thật là khómô tả lại những gì đã xảy ra. Không có gì có thể dùngđể so sánh được. Mọi thí dụ đều không thích nghi. Lầnnày, tâm lưu lại bên trong càng lâu hơn những lần trước;và chỉ sau một thời gian dài nó mới ra khỏi tình trạngđó. Khi tôi nói nó ra khỏi, tôi không hề có ý muốn nóirằng tôi đã khiến tâm ra khỏi, hoặc là tôi đã kiểm soátđược những gì đang xảy ra. Tâm tự nó đã hành động nhưthế. Tôi chỉ giản dị là một quan sát viên. Sau cùng, tâmcũng trở lại tình trạng bình thường. Bạn có cách nào đểđặt tên cho những gì đã xảy ra trong ba lần đó chăng? Aibiết được! Dùng danh từ nào để gắn một nhãn hiệu lênđó?

*

5.Quyền năng của Định lực

Tấtcả những gì mà tôi vừa kể lại, có liên quan đến tâmđang theo đúng con đường tự nhiên của nó. Đó không phảilà một sự mô tả lý thuyết về tâm hoặc các trạng tháitâm. Bạn không cần phải mô tả dài dòng. Khi có đủ niềmtin hoặc tự tín, bạn sẽ đi đến đấy, và sẽ thực sựlàm được như thế. Đây không phải chuyện đùa, mà là chuyệnsống chết. Khi sự tu tập của bạn đã đến giai đoạn tôivừa nêu ra, thì sau đó toàn thể cả thế giới đều đảolộn ngược lại hết. Sự hiểu biết của bạn về thựctại sẽ hoàn toàn khác hẳn trước. Các quan kiến của bạnthay đổi hẳn. Nếu có ai thấy bạn vào lúc đó, họ có thểtưởng là bạn đã mất trí. Nếu kinh nghiệm này xảy ra chongười nào chưa nắm vững sự hiểu biết về chính mình,thì người ấy có thể trở thành điên loạn, vì chưa từngtrải qua một tình huống tương tự như thế. Nhìn những ngườichung quanh, bạn thấy họ có vẻ khác hơn lúc trước. Nhưngbạn không phải là người duy nhất nhận thấy được điềunày. Tuyệt đối, mọi sự việc đều thay đổi. Tư tưởngbạn cũng biến thái: bạn nay nghĩ theo một đường này, kẻkhác lại nghĩ theo một nẻo nọ. Họ bảo sự việc theo cáchnày, còn bạn thì nói theo cách kia. Họ bước xuống bậc thềmnày, bạn leo lên nấc thang khác. Bạn không còn giống nhữngngười khác. Cách thể nghiệm muôn việc như thế chẳng nhữngkhông suy giảm mà cứ tiếp tục mãi. Hãy thử một lần xemsao. Nếu mọi việc xảy ra đúng như tôi đã mô tả, thì bạnkhông cần phải đi tìm kiếm ở đâu cho xa. Bạn chỉ cầnquay nhìn vào chính tâm của bạn. Tâm này trung thành, can đảm,dũng mãnh và không hề lay chuyển. Đây là quyền năng củatâm, là nguồn năng luợng và sức mạnh. Tâm có tiềm năngdũng mãnh, đó là quyền năng và sức mạnh của Định (Samādhi).

Tạiđiểm này, tâm đã rút ra được năng lực và sự thanh tịnhtừ định lực. Định lực ở mức độ này là định lựcở bậc tối hậu. Tâm đạt đến đỉnh cao nhất của địnhlực; đó không phải mức định nhất thời (sát-na định).Nếu bạn muốn chuyển sang qua thiền minh quán (vipassana)từ nơi điểm này, sự quán chiếu sẽ không bị gián đoạnvà đem lại nhiều minh triết. Hoặc bạn dùng năng lực đượctập trung đó vào công việc khác, như thi triển thần thông,thực hiện các kỳ công mầu nhiệm, hay bất cứ việc gìmà bạn muốn. Các tu sĩ khổ hạnh và các ẩn sĩ dùng nănglượng của định lực để tạo ra nước thánh, hay bùa, chú.Các việc đó đều có thể thực hành được ở giai đoạnnày, và cũng đem lại chút lợi lạc theo ý nghĩa riêng; nhưnglợi lạc đó cũng giống như ảnh hưởng của rượu: bạnuống vào, rồi bạn sẽ say.

Giaitầng này của định lực là một chỗ dừng nghỉ. Đức Phậtcũng ngừng lại và nghỉ ngơi tại đây. Định lực đó làcơ sở căn bản của suy niệm và minh quán.Tuy nhiên, cũng chưacần thiết phải đạt tới mức định lực thâm sâu này đểquan sát các tình trạng ở quanh ta; vậy ta nên tiếp tục quánchiếu miên mật về tiến trình nhân duyên và hậu quả. Đểlàm công việc đó, ta dùng tâm thanh tịnh và an định đểphân tích các hình sắc, âm thanh, hương, vị, cảm xúc thểchất, tư tưởng và các trạng thái tâm - vui, buồn, tiêu cực,tích cực - mà chính ta đang thể nghiệm. Quan sát mọi sựvật. Đó cũng tựa như có kẻ nào đang trèo lên cây xoài,rung mạnh các nhánh cây, còn ta thì đang đứng dưới gốc,chờ trái rụng xuống mà nhặt.Trái nào úng thối thì ta bỏđi. Chỉ nhặt các trái xoài chín ngon thôi. Cũng không cựcnhọc gì, bởi vì ta không cần trèo lên cây, mà chỉ đơngiản đứng dưới đất chờ nhặt trái.

Bạnhiểu được ý nghĩa của thí dụ trên đây không? Mọi sựvật nào được thể nghiệm với một tâm an định sẽ đemlại một sự hiểu biết sâu rộng. Ta không cần hý luậngiải thích dài dòng về những gì đang được thể nghiệm.Sự giàu có, danh vọng, chê trách, khen ngợi, hạnh phúc vàkhổ sở, tự chúng, chúng sẽ đến. Nhưng chúng ta thì an nhiên.Chúng ta có trí tuệ. Kể cũng vui đó chứ! Vui vì cứ ngồisàng sẩy rồi lựa chọn mỗi thứ riêng ra. Những gì mà kẻkhác gọi là tốt, xấu, thiện, ác, tại đây, ở kia, hạnhphúc, khổ sở, hoặc gì gì nữa - tất cả được đưa vàođể làm lợi ích cho ta. Người phải trèo lên cây xoài vàrung mạnh cành lá để trái xoài rụng xuống. Còn ta, ta cứan nhiên đứng dưới đất, thích thú nhặt trái, mà khôngphải sợ hãi gì. Có gì mà phải sợ chứ? Kẻ khác đã rungcây để trái rơi rụng xuống đất cho ta. Giàu có, danh vọng,ngợi khen, chỉ trích, hạnh phúc, khổ sở, và tất cả nhữngthứ còn lại, chẳng qua là những trái xoài chín đang rơixuống, và ta thẩm định chúng với một tâm tư thanh thản.Rồi ta sẽ biết được trái nào ngon và trái nào úng thối.

*

6.Tu tập một cách tự nhiên

Khichúng ta bắt đầu dùng tâm an định và thanh thản đã pháttriển được trong khi hành thiền để quán soi vạn pháp, trítuệ liền khởi sinh. Đó là điều mà tôi gọi là Trí tuệ.Đó cũng là Minh quán (Vipassanā). Đó không phải là nhữnggì được tạo lập, hoặc được phân giải. Nếu ta có trítuệ, sự minh quán sẽ tự nhiên phát triển. Ta không cầnphải định danh cho những gì đang xảy ra. Nếu chỉ có chúttrí tuệ sáng tỏ, ta gọi đó là "minh quán nhỏ". Khi thấyđược rõ ràng hơn một ít, ta gọi đó là "minh quán trungbình". Còn nếu sự hiểu biết hoàn toàn phù hợp Chân Lý,thì ta gọi đó là "minh quán tối hậu". Riêng cá nhân tôi,tôi lại thích dùng danh từ Trí Tuệ(Paññā, Bát-nhã)hơn là danh từ Minh Quán(Vipassanā). Nếu nghĩ rằngthỉnh thoảng ta phải ngồi xuống và thực tập Thiền Minhquán, thì ta sẽ gặp nhiều khó khăn. Trí tuệ phải phát xuấttừ sự an định và yên tịnh. Toàn bộ tiến trình đó, tựnó, diễn ra một cách tự nhiên. Ta không thể thúc dục nóđược.

ĐứcPhật có dạy rằng tiến trình đó trưởng thành theo tốcđộ của nó. Đạt tới mức độ thực tập này rồi, ta cứđể nó phát triển phù hợp theo các khả năng nội tại củata, các năng khiếu tinh thần và các công đức mà ta tích lũyđược trong thời gian qua. Nhưng ta không bao giờ ngừng nghỉnỗ lực trong việc thực tập. Còn sự tiến bộ có nhanh haychậm, điều đó ngoài vòng kiểm soát của ta. Cũng như việctrồng cây. Cây tự biết nó phải lớn nhanh như thế nào.Nếu ta muốn làm cho nó lớn nhanh hơn lên, thì đó chỉ làmột ảo vọng. Còn nếu ta muốn nó lớn chậm lại, điềuấy cũng là ảo vọng. Nếu ta thật sự tu tập, kết quảsẽ xảy đến - giống như trồng cây. Thí dụ như ta muốntrồng một bụi ớt. Trách nhiệm của ta là phải đào mộtlỗ, trồng cây ớt con, tưới nước, bón phân và chăm sóc.Đó là công việc của ta, chỉ có bấy nhiêu thôi. Rồi chúngta hãy vững niềm tin. Cây ớt có lớn lên hay không, là tùynơi nó. Đó không phải là công việc của ta. Ta không thểnào kéo cho nó dài thêm lên và làm cho nó lớn nhanh được.Thể thức hành động của thiên nhiên là như thế đó. Tráchnhiệm của ta là tưới nước và bón phân cho cây. Thực tậpChánh Pháp theo đường hướng như thế sẽ làm cho tâm ta đượcthoải mái.

Nếuta được giác ngộ ngay trong đời này, điều đó rất tốt.Nếu ta còn phải chờ đến kiếp sau, cũng không hề chi. Tacó niềm tin vững chắc nơi Chánh Pháp. Ta tiến bộ mau haychậm là tùy thuộc vào các khả năng nội tại của ta, năngkhiếu tinh thần và công đức mà ta đã tích tụ được chođến nay. Thực tập như thế làm cho tâm ta thoải mái. Cũngnhư ta dùng chiếc xe ngựa. Ta không đặt chiếc xe trước conngựa. Hoặc là, tựa như cày ruộng mà lại bước đi trướccon trâu. Điều tôi muốn nói ở đây là tâm hay vượt điqua trước nó. Nó nôn nóng muốn có kết quả nhanh. Đó khôngphải là đường lối phải để tu hành. Đừng bước đi trướcmặt con trâu. Bạn phải bước theo sau con trâu.

Cũngtựa như cây ớt mà ta chăm sóc. Tưới nước và bón phâncho nó, rồi cây ớt sẽ làm công việc của nó là hút lấycác chất bổ dưỡng. Khi có sâu rầy đến cắn phá, ta đuổichúng đi. Chỉ cần làm như thế cũng đủ khiến cho cây ớttự nó lớn lên tốt đẹp, và khi nó lớn lên tốt đẹp nhưthế, cũng đừng thúc hối nó sớm trổ hoa khi ta nghĩ là nóphải trổ ra hoa. Đó không phải là việc của ta, điều đóchỉ gây ra nhiều phiền não vô ích. Hãy để cho tự nó trổhoa. Và khi bông hoa đua nở, cũng đừng đòi hỏi phải cótrái ngay. Đừng ép buộc. Điều đó chỉ tạo thêm phiềnnão! Một khi đã thấy rõ điều đó rồi thì ta sẽ biếtđâu là trách nhiệm của ta, đâu không phải là nhiệm vụcủa mình. Ai có phận sự nấy để hoàn tất. Tâm biết nhiệmvụ của nó trong các công tác cần phải thi hành. Nếu tâmkhông hiểu rõ nhiệm vụ của nó, nó sẽ cố thúc dục câyớt có trái ngay khi vừa được trồng xuống đất. Tâm sẽđòi hỏi cây ớt phải lớn lên, đơm hoa, kết trái ngay trongmột ngày.

Đâycũng chỉ là Chân Lý Cao Sang thứ hai: lòng khát vọng là nguyênnhân để khổ sở, phiền não sinh khởi. Nếu ta biết đượcChân lý đó và suy ngẫm nó, ta sẽ thông hiểu rằng, cố màthúc dục cho mau có kết quả trong việc thực tập Chánh Phápcũng chỉ là một ảo vọng mà thôi. Thật là sai lầm. Biếtsự việc tiến hành theo cách đó, ta buông bỏ và để chosự việc cứ trưởng thành phù hợp với khả năng nội tạicủa ta, năng khiếu tinh thần và công đức mà ta tích lũyđược. Ta vẫn tiếp tục làm phần nhiệm vụ của ta. Đừnglo lắng rằng sẽ mất nhiều thì giờ. Ngay cả phải mấttrăm, ngàn kiếp để được giác ngộ, thì có sao đâu?! Chodù có phải trải qua nhiều kiếp sống, ta chỉ cần tiếptục tu tập với tâm thoải mái, thư thả với nhịp độ bướcđi của mình. Một khi tâm ta đã vào dòng Thánh giải thoát,không còn gì phải sợ hãi nữa. Tâm đó vượt qua mọi hànhvi xấu ác, dù vi tế. Đức Phật nói rằng tâm của vị DựLưu (Sotāpanna, Tu-đà-hoàn), bậc đã đạt đến giaiđoạn thứ nhất của sự giác ngộ, là đã nhập vào dòngChánh Pháp xuôi chảy đến Niết-bàn. Các vị này không baogiờ bị sa vào các đọa xứ, hay rơi xuống địa ngục nữa.Làm sao các vị ấy lại rơi vào địa ngục được, khi tâmđã buông bỏ các điều xấu ác? Các vị ấy đã nhìn thấyrõ sự nguy hiểm của việc tạo nghiệp xấu. Ngay cả khi bạncố gắng buộc các vị ấy làm điều gì bất thiện, cácvị ấy cũng không thể nào làm như thế được, cho nên khôngcòn cơ hội để rơi xuống địa ngục hay sa vào các cảnhgiới thấp hèn nữa. Tâm của các vị ấy trôi chảy theo dòngnước Chánh Pháp.

Mộtkhi bạn đã nhập vào dòng rồi, bạn sẽ biết thế nào làtrách vụ của bạn. Bạn hiểu rõ các công việc sắp đếncòn phải làm. Bạn biết cách tu tập theo Chánh Pháp. Bạnbiết lúc nào phải nỗ lực, và lúc nào nên thư giãn. Bạnrõ biết thân và tâm của bạn, tiến trình vật lý và tâmlý này, và bạn từ khước những gì phải từ khước, luônluôn xả bỏ mà không còn do dự hay nghi ngờ gì cả.

*

7.Thay đổi cách nhìn

Trongcuộc đời tu hành, tôi không chủ ý luyện tập thuần thụcnhiều đề mục. Chỉ cần một đề mục thôi. Tôi thanh lọctâm này. Ví như ta đang nhìn thân thể của người nào đó.Nếu thấy bị thân ấy lôi cuốn, ta tức thời phân tích nó.Hãy nhìn thật kỹ: tóc, lông, móng, răng, da (kesa, loma, naka,danta, taco) - đây cũng là đề mục thiền quán cho các vịtu sĩ mới thọ giới. Đức Phật dạy chúng ta nên quán chiếunhiều lần và thật tường tận các bộ phận đó của thânthể. Nhìn chúng riêng rẻ, tách rời chúng ra, lột hết lớpda và đốt chúng cháy hết. Đó là cách cần phải làm. Kiêntrì quán chiếu mãi như thế, cho đến khi nào mức thiền quánđược an lập và không bị lay chuyển. Hãy nhìn bất cứ ai,cũng bằng phương cách ấy. Thí dụ như, vào mỗi buổi sángkhi chư tăng vào làng khất thực, bất cứ ai mà họ trôngthấy - dù đó là một vị tăng khác hay một người dân làng- các vị tỳ khưu cũng thấy người ấy như là một tử thibiết đi, đang lê lết trên khoảng đường trước mặt họ.Luôn luôn chú tâm vào tri giác đó. Đó là cách cần phảinỗ lực; nó giúp cho tâm được phát triển chín chắn. Khigặp một người phụ nữ mà bạn thấy thật hấp dẫn, hãytưởng tượng đó là một thây ma biết đi, thân thể nàngtanh tưởi và nặc mùi thối rữa. Hãy nhìn thấy mọi ngườinhư thế. Và đừng để họ đến gần bạn quá! Đừng đểsự say đắm dai dẳng trong tâm bạn. Nếu bạn cảm nhận kẻkhác như tanh tưởi và thối rữa, tôi có thể quả quyếtvới bạn rằng sự say đắm không dằng dai được lâu. Hãyquán chiếu cho đến khi nào bạn đã chắc chắn về nhữnggì bạn nhìn thấy, cho đến khi bạn đã thuần thục. Dù bạnlang thang theo con đường nào, bạn cũng không lạc lối. Hãyđặt tâm trọn vẹn vào việc hành thiền đó. Mỗi khi bạnnhìn đến ai, đó không khác chi là nhìn vào một tử thi. Dùlà đàn ông hay đàn bà, hãy cứ nhìn người ấy như mộtthân đã chết. Và cũng chớ quên là bạn nhìn chính bạn cũnglà một tử thi. Cuối cùng đó là tất cả những gì còn lại.Hãy cố gắng tập cách nhìn như thế đó cho thật tỉ mỉ.Hãy tập luyện phương cách đó cho đến khi nào nó trở nênmột phần của tâm trí bạn. Tôi cam đoan là bạn sẽ có nhiềuthích thú - nếu bạn thực sự tập luyện như thế. Nhưngnếu bạn cứ bận rộn tìm đọc trong sách, bạn sẽ gặpnhiều khó khăn với nó. Bạn cần phải thực tập nó. Vàphải tập luyện với tất cả tấm lòng chân thành. Tập mãicho đến khi nào công phu thiền quán đó trở thành một phầncủa đời bạn. Hãy lấy sự nhận thức Chân lý làm mụctiêu của bạn. Khi ước nguyện muốn vượt thoát khỏi khổnão là lý do khích tấn bạn tu tập, thì bạn sẽ đi đúngđường lối.

Vàothời buổi này, có rất nhiều người giảng dạy Minh quán(Vipassanā) và cả một danh sách dài gồm đủ các loạikỹ thuật thiền quán. Tôi muốn nói điều này: thực tậpMinh quán không phải là chuyện dễ. Chúng ta không thể nhảythẳng ngay vào trong đó. Không thể thực tập Minh quán thànhcông được, nếu ta không bắt đầu từ một tiêu chuẩn caovề giới hạnh. Bạn hãy tự nhận định điều đó. Kỹ luậtđạo đức và các học giới rất cần thiết, bởi vì nếutâm ý, hành động và lời nói không trong sạch, thì ta khôngbao giờ đủ sức đứng vững một mình. Hành thiền mà khôngcó giới đức thì cũng như bỏ qua một đoạn quan trọng củacon Đường. Cùng thế ấy, đôi khi bạn nghe nói, "Chúng takhông cần phát triển sự an tịnh; hãy bỏ qua giai đoạn đóvà đi thẳng vào hành thiền Minh quán." Những người cẩuthả ham đi đường tắt thường nói như thế. Họ bảo, chẳngcần bận tâm với giới hạnh. Thọ trì và thanh tịnh hóagiới hạnh là cả một thử thách, không phải chuyện đùagiỡn. Nếu ta có thể bỏ qua được tất cả các lời dạyvề giới hạnh, mọi việc rồi ra sẽ dễ dàng lắm, phảikhông? Bất cứ lúc nào gặp khó khăn, giản dị là ta cứtránh né bằng cách bỏ qua nó đi. Dĩ nhiên, ai ai cũng thíchbỏ qua các điều khó.

Mộtdạo nọ, một vị tỳ khưu có nói với tôi rằng ông ấylà một thiền giả chân chánh. Ông xin phép lưu trú ở đâyvới tôi, và hỏi thăm thời khóa cùng các tiêu chuẩn vềkỷ luật tu viện. Tôi giải thích cho ông biết, ở tu việnnày, chúng tôi tuân theo Giới Luật (Vinaya) của ĐứcPhật đặt ra, và nếu ông muốn ở lại thì phải từ bỏtất cả tiền bạc và vật dụng tiếp tế riêng của ông.Ông ta bảo tôi rằng sự tu tập của ông là "không chấp thủvào mọi qui ước". Tôi đáp rằng, tôi vẫn chưa hiểu ôngấy muốn nói gì. Ông ta hỏi lại: "Có thể nào tôi đượcở đây và vẫn giữ tiền bạc riêng của tôi, vì tôi khôngbao giờ dính mắc vào đó? Tiền bạc cũng chỉ là một quiước." Tôi trả lời: "Vâng, không thành vấn đề! Nếu ôngcó thể ăn muối mà không thấy mặn, thì ông có thể dùngtiền bạc mà không chấp thủ vào đó." Ông ta chỉ ăn nóilăng nhăng! Thật ra, ông ta quá dể duôi và không biết tuântheo các chi tiết trong Giới luật (Vinaya). Này bạn, đókhông phải là chuyện dễ. "Khi ông có thể ăn muối và thànhthật bảo với tôi rằng ông không thấy mặn, thì tôi sẽtin lời ông. Nhưng nếu ông bảo ông không thấy mặn, tôisẽ đưa ngay cho ông một bao muối để ăn. Cứ ăn thử đi.Thật tình ông không thấy mặn sao? Không chấp thủ vào cácqui ước, đó chỉ là một lời xảo ngôn. Nếu ông cứ tiếptục nói như thế, thì ông không thể ở đây với tôi được."Rồi ông ta bỏ đi nơi khác.

Chúngta cần phải giữ giới luật và tu tập giới đức. Tu sĩphải hành trì hạnh Đầu đà (Dhutanga) và cư sĩ tạigia phải giữ cho tròn Năm Giới. Bạn hãy vươn lên tới mứckhông thể chê trách được trong lời nói và việc làm. Taphải ráng tận sức mình để vun trồng thiện căn và tiếptục làm mãi như thế.

Khibắt đầu vun trồng sự an tịnh của thiền An chỉ (samatha),đừng để vướng vào lỗi lầm là tập một vài lần rồibỏ cuộc, bởi vì tâm vẫn chưa được an định. Như thếlà không đúng với đường lối tu tập. Bạn phải tu tậphành thiền qua một thời gian dài. Tại sao lại phải tậplâu như thế? Bạn hãy nghĩ lại cho kỹ. Đã bao nhiêu nămrồi bạn đã để cho tâm đi lang thang? Đã bao nhiêu năm rồibạn chưa biết tập hành thiền An chỉ? Mỗi khi tâm ra lệnhcho ta đi theo nó vào một ngõ nào đặc biệt, tức thời tavội nghe theo ngay. Một vài tháng hành thiền không thể đủđể làm cho tâm lang thang ấy lắng dịu lại, để nó ngừnglại, để nó đứng yên. Hãy suy xét điều đó.

Khiquyết tâm tập luyện cho tâm an định trước mọi tình huống,xin bạn hãy hiểu cho rằng, vào buổi đầu, khi cảm xúc phiềnnão xảy đến, thì tâm không thể nào an định được. Tâmsẽ bị xao lãng và vượt ngoài sự kiểm soát. Tại sao? Bởivì có sự khát vọng, mong cầu. Ta không muốn tâm ta phảisuy nghĩ. Ta không muốn thể nghiệm bất cứ tình cảm rốirắm nào. "Không mong muốn" là một khát vọng, khát vọng đòihỏi sự bất hiện hữu. Ta càng khát vọng không muốn thểnghiệm sự việc gì, thì ta lại càng mời sự việc đó đếnnhanh với ta. "Tôi không muốn các sự việc đó, cớ sao chúnglại cứ tìm đến với tôi mãi? Tôi không muốn chuyện đóxảy ra như thế này, sao nó lại đến như vậy?" Cứ như thếđấy. Ta khát vọng muốn sự việc được hiện hữu theo mộtcách riêng, bởi vì ta không hiểu được chính tâm ta. Phảimất một giời gian rất lâu trước khi ta nhận thức đượcrằng, cứ đeo đuổi với sự việc như thế là sai lầm. Saucùng, khi ta xét kỹ lại, ta mới thấy rằng, "Sự việc đóđến đây được, chỉ vì ta đã mời nó đến."

Khátvọng không muốn thể nghiệm sự việc gì, khát vọng muốnđược an tịnh, khát vọng muốn không bị quấy rầy hay xaođộng - tất cả đều là khát vọng. Đấy là một hòn sắtnung nóng đỏ hực. Nhưng cũng không sao. Chỉ cần quay vềtiếp tục tu tập. Mỗi khi ta thể nghiệm một khí sắc haylà một tình cảm, ta hãy quan sát chúng, dựa theo các đặctính vô thường, bất toại nguyện và vô ngã, và xếp chúngvào một trong ba đặc tính đó. Rồi ngẫm nghĩ và thẩm sát:các tình cảm phiền não đó hầu hết đều có sự tư duyquá độ đi kèm theo. Tư duy lẽo đẽo theo sau cảm tính. Tưduy và trí tuệ là hai sự kiện khác nhau. Tư duy chỉ giảndị là phản ứng đối với cảm tính và rồi cứ theo saunó mãi, không thấy ngừng lại ở đâu. Còn nếu trí tuệđang khởi động, thì nó sẽ khiến tâm dừng lại, ở yênđấy. Tâm dừng lại và không đi đâu nữa. Giản dị chỉcó sự hay biết và ghi nhận những gì đang được thể nghiệm:khi tình cảm này đến, tâm như thế này; khi cảm tính kiađến, tâm như thế nọ. Ta nuôi dưỡng sự nhận biết đó.

Saucùng, ta nhận thấy rõ: "À! Tất cả sự tư duy đó, cái tênưa bàn chuyện phiếm đó, cái kẻ hay lo lắng và phán đoánđó - đều là sự vô nghĩa, không có thực chất gì cả. Nólà vô thường, bất toại nguyện và không phải là Ta, màcũng không phải Của Ta." Hãy xếp nó vào một trong ba loạiđặc tính phổ quát đó, và dập tắt ngay sự khởi dậy.Bạn cắt đứt được ngay tại nguồn gốc. Sau này, khi tangồi xuống để hành thiền, nó lại trồi lên nữa. Hãy cẩnthận canh chừng nó. Hãy dò dẫm, rình mò nó.

Hãylấy thí dụ việc nuôi trâu.Trâu ưa ăn mạ non, phải không?Tâm bạn cũng như con trâu. Các tình cảm phiền não đượcví với mạ non. Sự hay biết là người nông phu. Thực tậpChánh Pháp cũng giống như thế đó. Không khác chi cả. Bạnhãy tự mình so sánh lấy. Khi nuôi trâu, bạn sẽ phải làmgì? Bạn thả nó ra, để nó đi tự do, nhưng bạn để mắtcanh chừng nó. Nếu nó mon men đến gần cánh đồng có mạnon, bạn hét to lên. Khi trâu nghe, nó sẽ lùi lại, đi chỗkhác. Nhưng nếu trâu của bạn thuộc loại cứng đầu, khôngthèm để ý đến lời la hét cảnh cáo, thì bạn phải cầmroi quất vào lưng nó một cái đét. Thế là nó không còn dámđến gần đồng mạ non. Nhưng bạn đừng lơ đểnh, ngủtrưa. Nếu bạn ngã lưng và đánh một giấc, mạ non trên cánhđồng sẽ đi vào lịch sử! Thực tập theo Chánh Pháp thìcũng như thế: bạn canh chừng tâm của bạn; sự hay biếtsẽ chăm sóc tâm bạn.

"Nhữngai cẩn thận canh chừng tâm sẽ được thoát khỏi cạm bẫycủa Ma vương (Mara)." Tuy nhiên, cái tâm hay biết đócũng là tâm, vậy thì ai đã theo dõi và quan sát tâm? Ý kiếnnày có thể làm bạn rối rắm vô cùng. Tâm là một sự việc,sự hay biết lại là một sự việc khác; và tuy vậy sự haybiết đó lại bắt nguồn tại chính nơi tâm ấy. Biết đượctâm có nghĩa là gì? Khi chạm trán với tình cảm, khí sắc,thì ra sao? Khi các tình cảm phiền não vắng bặt, thì nhưthế nào? Cái gì biết được các sự kiện trên xảy ra nhưthế nào, cái đó được gọi là "sự hay biết". Sự hay biếtrất bén nhạy theo sát tâm, và chính từ nơi sự hay biếtđó mà trí tuệ khởi sinh ra. Tâm là cái gì đã suy nghĩ, tưduy và vướng víu vào các tình cảm, hết tình cảm này đếntình cảm khác - giống in hệt như con trâu của ta. Hễ nólang thang đi đâu, hãy có mắt canh chừng nó. Làm sao mà nóvọt đi khỏi? Nếu nó bén mảng đến gần ruộng mạ non,hãy hét to lên. Nếu nó chẳng chịu nghe, cầm roi đánh nó."Đét!"Đó là cách mà bạn đánh bại được sự khátvọng.

Tậpluyện tâm cũng không khác chi mấy. Khi tâm thể nghiệm mộtcảm tính và tức khắc bám vào đó, đó là lúc mà sự haybiết có công việc phải dạy tâm. Hãy quán sát cảm tínhđó, xem nó tốt hay xấu. Giải thích cho tâm biết nguyên nhânvà hậu quả diễn ra như thế nào. Và khi tâm ấy lại bámvào một sự kiện khác mà nó cho rằng đáng quí mến, sựhay biết lại cũng phải dạy tâm nữa, giải thích cho tâmbiết nguyên nhân và hậu quả ra sao, mãi cho đến khi nào tâmđủ sức vứt bỏ sự kiện ấy xuống. Điều này đưa đếnsự an tịnh cho tâm. Sau khi đã nhận thấy ra tâm đang bámníu vào sự việc gì đó, và sự bám níu vốn, tự bản chất,là một điều bất hảo, bấy giờ tự nhiên và giản dị,tâm dừng lại. Nó không còn bị các sự việc đó quấy rốinữa, bởi vì nó luôn luôn bị ngăn chặn bởi một hàng ràoquở mắng và khiển trách. Hãy chặn đứng sự khát vọngcủa tâm với quyết chí mãnh liệt. Hãy thách thức sự khátvọng đến tận cốt lõi, cho đến khi nào lời giáo huấnđã thấm nhập vào tâm. Đó là cách mà bạn huấn luyện tâm.

Khitôi vào rừng để ẩn cư, thực tập hành thiền, tôi đãtập luyện như thế. Khi đào tạo các đệ tử, tôi cũng dạyhọ tập luyện như thế. Bởi vì tôi muốn chính họ nhìnthấy Chân Lý, hơn là đọc những gì đã viết trong kinh điển.Tôi muốn họ thấy rõ tâm của họ được giải thoát khỏisự tư duy theo khái niệm. Khi sự giải thoát xảy ra, thì bạnbiết; và khi nó chưa xảy ra, thì bạn hãy quán soi tiến trìnhtheo đó sự vật này làm nguyên nhân và tạo ra sự vật khác.Quán chiếu cho đến khi nào bạn biết và hiểu điều đóthật tận tường. Một khi được ta thấm nhập sâu vào nóvới sự minh triết, thì tự nó, nó rã rời ra. Khi một sựviệc gì đến ngăn trở bạn và bám chặt lấy, bạn hãy thẩmcứu ngay. Đừng bỏ dở, cứ tiếp tục thẩm cứu cho đếnkhi nào nó nới lỏng và buông lơi sự bấu níu ra. Hãy thẩmcứu thật nhiều lần, ngay tại đây. Đó là cách mà chínhtôi đã áp dụng trong việc tập luyện, bởi vì Đức Phậtcó dạy rằng, chính tự ta, ta phải biết lấy. Và tất cảcác bậc hiền trí, cũng vậy, tự chính họ, họ biết đếnChân Lý. Bạn cần phải khám phá ra điều đó ngay tại nơisâu thẩm nhất trong chính tâm của bạn. Bạn phải biết lấychính bạn.

Nếubạn tin chắc vào những gì bạn biết và có lòng tự tín,bạn sẽ cảm thấy thư giãn khi có người chỉ trích hay khenngợi bạn. Dầu ai có nói gì đi nữa, bạn cũng vẫn thoảimái. Tại sao? Bởi vì bạn tự biết mình. Nếu ai có lờica tụng tâng bốc bạn, mà bạn biết mình chưa xứng đáng,thì bạn có vội tin theo không? Dĩ nhiên là không. Bạn chỉlo tiếp tục tu tập theo Chánh Pháp. Khi kẻ nào còn chưa tinchắc vào những gì họ đang biết, lại được kẻ khác khentặng, thì họ bị dính mắc vào đó, khiến cho tri giác củahọ trở nên méo mó. Cùng thế ấy, khi có ai chỉ trích bạn,bạn hãy nhìn kỹ và quan sát chính bạn. "Không, những gìhọ nói còn chưa đúng sự thật. Họ buộc tội ta là đãsai lầm, nhưng thật sự ta không có điều gì quấy. Sự phêphán của họ không có giá trị gì." Nếu trường hợp đóđúng, thì cần gì phải giận họ? Lời họ không đúng sựthật. Tuy nhiên, nếu ta có lỗi giống như lời họ buộc tội,thì sự kết án ấy đúng đắn. Nếu thật như vậy, thì saolại giận họ? Nếu bạn đủ sức để suy nghĩ như thế,thì cuộc đời sẽ được thoải mái, không còn chút nào phiềnmuộn. Rồi thì mọi việc sẽ êm thắm. Rồi thì tất cảsẽ là Chánh Pháp. Đó là cách mà tôi đã tu tập.

*

8.Đi theo Trung đạo

Đâylà con đường thẳng và ngắn nhất. Bạn có thể đến đâyvà tranh luận với tôi về các điểm trong Chánh Pháp, nhưngtôi không tham gia đâu. Thay vì cãi lại, tôi chỉ tặng bạnvài tư tưởng để bạn suy xét. Xin bạn hãy thông hiểu lờiĐức Phật dạy: nên buông bỏ tất cả. Buông bỏ trong sựhay biết và tỉnh giác. Nếu không có giác niệm, thì việcbuông bỏ đó cũng như việc buông bỏ không ý thức của loạitrâu bò. Nếu bạn không đặt hết tâm trí vào đó, việcbuông bỏ vẫn chưa đúng đắn. Bạn buông bỏ vì bạn hiểubiết được thực tại qui ước. Đó là sự không chấp thủ.Đức Phật đã dạy, ngay tại các giai đoạn đầu của sựtu tập theo Chánh Pháp, cần phải nỗ lực thật mạnh mẽ,phát triển sự việc thật tường tận, và trì giữ cho thậtnhiều. Trì giữ vào Đức Phật. Trì giữ vào Chánh Pháp. Trìgiữ vào Tăng Đoàn. Trì giữ thật sâu xa và vững chắc. Đólà lời Đức Phật dạy. Trì giữ với lòng chân thành, khắngkhít và nắm giữ cho thật chặt chẽ.

Trongsự tìm kiếm của chính tôi, tôi đã thử qua hầu hết mọiphương cách của pháp hành thiền. Tôi hy sinh đời tôi choChánh Pháp, bởi vì tôi đặt trọn niềm tin vào sự giác ngộlà việc có thật, cùng con Đường tiến đến đó. Các sựviệc này chắc chắn có thật, đúng như lời Đức Phật nói.Nhưng thực hiện được các sự việc đó, thì cần phảithực tập, và thực tập cho đúng cách. Nó đòi hỏi bạnphải thúc đẩy mình đến tận bờ ranh của năng lực. Nóđòi hỏi lòng can đảm để tu luyện, để tư duy, và đểchuyển hóa tận căn gốc. Nó đòi hỏi sự can đảm để thậtsự làm những gì cần phải làm. Và bạn phải làm như thếnào? Luyện tâm mình. Tư tưởng trong đầu ta xúi ta theo nẻonày, trong khi Đức Phật dạy ta theo ngõ khác. Tại sao cầnphải tập luyện? Bởi vì phiền não đã đóng cứng và chephủ tâm. Đó là tình trạng của tâm chưa chuyển hóa qua tutập. Tâm ấy không đáng cho ta nương tựa, vậy bạn đừngtin tưởng vào nó. Nó không có đức hạnh gì. Làm sao ta cóthể đặt tín nhiệm vào một cái tâm không thanh tịnh vàtrong sáng? Vì thế, Đức Phật cảnh cáo chúng ta đừng tintưởng vào cái tâm còn lậu hoặc. Lúc đầu, tâm chỉ làngười đi làm công cho lậu hoặc, nhưng về sau, khi cả hai,chủ và tớ, hợp tác với nhau qua một thời gian dài, thìtâm lại trở nên xấu xa, hư hỏng để trở thành lậu hoặcluôn. Đó là lý do tại sao Đức Phật dạy ta chớ nên tintưởng vào tâm ta.

Nếuta nhìn kỹ vào kỷ luật huân tập trong tu viện này, ta sẽthấy toàn bộ công việc chỉ là sự luyện tập về tâm.Và bất kỳ lúc nào ta luyện tâm, ta cũng cảm thấy nóng nảyvà bị quấy rầy. Vừa khi ta nghe bực bội và cảm thấy bịquấy rầy, ta liền khởi lên lời than trách. "Ôi! Sự tậpluyện này khó khăn quá sức tưởng tượng! Thật không thểlàm được!" Nhưng Đức Phật lại không nghĩ như thế. Ngàixem khi sự tập luyện đem lại cho ta bực bội và va chạm,điều đó có nghĩa là ta đang đi đúng đường lối. Còn ta,ta lại không nghĩ như thế. Ta nghĩ rằng đó là dấu hiệucó điều gì bất ổn đây. Sự hiểu lầm đó đã khiến chosự luyện tập được xem như quá nặng nhọc. Lúc đầu, tacảm thấy nóng nảy và bị quấy rầy, ta tưởng đâu là mìnhđi sai đường. Ai cũng muốn cảm thấy khoan khoái, nhưng họlại không quan tâm đến chỗ đúng hay là sai. Khi ta chốngcự lại cốt lõi của các lậu hoặc và thách thức lòng khátvọng của ta, thì thế nào ta cũng cảm thấy khổ sở. Ta nónglên, bứt rứt và bực bội, rồi bỏ cuộc. Ta tưởng đâumình đã đi sai đường. Tuy nhiên, Đức Phật lại nghĩ chúngta đang đi đúng đường. Ta đang đương đầu với lậu hoặc,và những gì nóng nảy và bứt rứt là chính các lậu hoặc.Nhưng ta lại nghĩ chính chúng ta đang nóng nảy và bứt rứt.Đức Phật dạy, chính các lậu hoặc đang bị quấy độnglên và trở nên bứt rứt. Điều đó xảy ra cho tất cả mọingười.

Vìthế, sự luyện tập theo Chánh Pháp đòi hỏi nhiều nỗ lực.Thiên hạ không chịu quan sát sự vật kỹ lưỡng và rõ ràng.Một cách tổng quát, họ lạc mất Con Đường, hoặc là nghiêngvề sự tự dễ dãi với chính mình, hoặc là chọn lấy sựtự hành xác. Họ bị kẹt cứng vào hai cực đoan đó. Mộtmặt, họ thích dễ dãi chạy theo các ham muốn của tâm. Cóđiều gì họ thích, họ liền làm ngay. Họ muốn ngồi chothoải mái. Họ thích nằm dài và duỗi ra trong tiện nghi. Đâylà nghĩa của sự tự dễ dãi mà tôi muốn nói: ôm ghì chặtlấy cảm giác muốn được khoan khoái. Với sự tự dễ dãi,làm sao mà sự luyện tập theo Chánh Pháp có tiến bộ được?

Nếuta dứt sự tự dễ dãi muốn có tiện nghi, hưởng nhục cảmvà khoan khoái, ta sẽ trở nên bực bội. Ta bực bội rồitức giận, và vì đó mà thấy khổ sở. Đây là đi lạc đường,rẽ sang nẻo tự hành xác. Đây không phải là đường lốicủa vị hiền trí an hòa, cũng không phải là đường lốicủa người an định. Đức Phật cảnh cáo, không nên rơivào hai ngõ rẽ của sự tự dễ dãi và tự hành xác. Khi thểnghiệm việc vui thích, bạn chỉ cần biết, với chánh niệm,rằng đang có điều ấy. Khi thể nghiệm sự sân giận, ácý và cau có, hãy hiểu biết rằng đó là bạn không theo đúngbước chân của Đức Phật. Đây không phải là con đườngcủa các người đi tìm sự an định, mà là lối đi của bọnphàm phu trong làng. Một vị tỳ khưu an định không hề đitheo các con đường đó. Vị này cứ ngay chính giữa mà bướcđi, với sự tự dễ dãi để ở phía bên trái và sự tựhành xác để ở phía bên mặt. Đấy mới là sự luyện tậpđúng đắn theo Chánh Pháp.

Nếubạn muốn chọn sự tập luyện trong tu viện, bạn phải đitheo Trung Đạo, không để khích động vì hạnh phúc hay khổsở. Hãy đặt chúng xuống bên cạnh. Nhưng chúng dường nhưđang đấm đá chúng ta từ mọi phía. Trước, chúng đá tabên hông này, "Úi!"; rồi lại đạp ta bên hông kia, "Úi!" Tacó cảm tưởng như bị cái dùi đánh lên mõ gỗ, lúc bênnày, lúc bên kia. Trung Đạo là phải buông bỏ cả khổ sởlẫn hạnh phúc, và sự thực tập đúng đắn là ngay tạichính giữa. Khi sự khát vọng hạnh phúc khởi lên, và ta khôngthỏa mãn nó, ta cảm thấy đau khổ.

Bướctheo Trung Đạo của Đức Phật thật khó nhọc và đầy tháchthức. Chỉ có hai cực đoan tốt và xấu đó. Nếu ta tin vàonhững gì chúng nói với ta, thì ta lại phải tuân theo lệnhchúng. Nếu nổi lên cơn giận đối với ai, ta liền chạyđi kiếm cây gậy để tấn công kẻ ấy. Không có sự nhẫnnhục để chịu đựng. Nếu thương ai, ta muốn đến vuốtve người ấy từ đầu đến chân. Tôi nói đúng không? Cảhai đường rẽ đó đều hoàn toàn sai lối Trung Đạo. Đókhông phải là lời Đức Phật khuyến khích. Ngài dạy chúngphải từ từ buông các sự việc đó xuống. Sự thực tậpcủa Ngài là con đường đưa ta thoát ra khỏi sự hiện hữu,tránh xa sự tái sinh - một con đường giải thoát khỏi sựtrở thành, sự sinh, hạnh phúc, khổ sở, thiện và ác.

Nhữngai còn khát vọng hiện hữu, đều mù quáng không trông thấynhững gì ở ngay chính giữa. Họ lọt khỏi con đường TrungĐạo; từ bờ hạnh phúc bên này họ vượt lướt ngang quakhoảng giữa để đến ngay bờ bất toại nguyện và cáu kỉnhbên kia. Họ luôn luôn nhảy bỏ khoảng giữa. Nơi linh thiêngnày, họ không thể nhìn thấy được, cứ nhảy vọt qua, vọtlại hai bên bờ. Họ không chịu an trú ở đó, nơi mà khôngcòn sự hiện hữu, và không có sự sinh. Họ không ưa nơiấy nên không chịu lưu lại. Hoặc là họ bước ra khỏi nhàđể bị chó cắn, hoặc là họ bay bổng lên cao để bị diềuhâu mổ. Đó là sự hiện hữu.

Nhânloại mù quáng, không thấy những gì đã giải thoát khỏisự hiện hữu, không còn tái sinh nữa. Tâm con người mù quángđối với điều ấy, cho nên đã biết bao nhiêu lần đượcđối diện mà vẫn bỏ qua vì không thấy. Trung Đạo củaThế tôn, con đường chân chánh của sự thực tập theo ChánhPháp, vượt qua hiện hữu và tái sinh. Tâm trí nào đã vượtqua khỏi cả thiện lẫn ác thì được giải thoát. Đây làcon đường của bậc hiền trí an định. Nếu không dấn bướctheo đường ấy, ta không thể nào trở thành bậc hiền trían định được. Sự an định đó không hề có cơ hội đểnở hoa. Tại sao? Bởi vì còn sự hiện hữu và sự tái sinh.Bởi vì còn sinh và tử. Con đường của Đức Phật khôngcòn sinh tử; không thấp mà cũng không cao; không hạnh phúcmà cũng không khổ sở; không thiện mà cũng không ác. Đâylà con đường thẳng tắp, con đường an định và ổn cố.Con đường đó an hòa, vắng bóng cả đau khổ và sung sướng;vắng bóng cả hạnh phúc và ưu bi. Đây là cách thực tậptheo Chánh Pháp. Thể nghiệm được điều đó, tâm có thểdừng yên lại. Tâm ấy không còn đặt câu hỏi. Không còncần phải đi tìm câu trả lời nữa. Đấy! Thế mới biếttại sao Đức Phật bảo, Chánh Pháp là điều mà bậc hiềntrí tự mình biết một cách trực tiếp. Không cần phải đihỏi ai khác nữa. Tự ta, ta hiểu thật rõ ràng, không cònnghi ngờ nào về Chân Lý của muôn sự vật đúng theo lờiĐức Phật đã dạy.

*

9.Dốc lòng tu tập

Tôivừa kể lại các mẩu chuyện ngắn về việc tôi đã tu tậpnhư thế nào. Tôi không có nhiều kiến thức. Tôi không họcnhiều. Điều mà tôi học là tâm và trí này của tôi, vàtôi đã học theo đường lối tự nhiên qua kinh nghiệm, mòmẫm. Khi tôi thích điều gì, tôi liền quan sát sự việc gìđã xảy ra như thế nào và điều ấy sẽ đưa tới đâu.Không thể nào tránh khỏi được, thế nào việc đó cũngkéo tôi vào một khổ sở xa xăm nào đó. Sự tu tập củatôi là tự mình quan sát lấy chính mình. Khi sự hiểu biếtvà minh quán từ từ được thâm sâu, tôi mới biết đượcchính tôi.

Bạnphải dốc lòng tu tập! Nếu bạn muốn thực tập Chánh Pháp,xin bạn đừng suy nghĩ nhiều quá. Nếu bạn đang hành thiềnvà nhận thấy mình đang cố gắng để đạt kết quả đặcbiệt nào, thì tốt hơn bạn ngưng lại. Khi tâm bạn đã lắngyên lại để trở nên an định, rồi bạn lại nghĩ: "Đấy,đấy! Chính nó đấy, phải không?", thì bạn cũng nên ngừnglại. Hãy lấy tất cả các kiến thức phân tích và lý thuyếtcủa bạn đem gói lại hết và cất kỹ vào trong hộc tủ.Và đừng đem nó ra để tranh luận hay giảng dạy. Đó khôngphải là loại kiến thức đã đi sâu vào bên trong. Chúng làloại kiến thức khác.

Khithực tại của một sự việc nào được thấy đến, nó khônggiống với những gì đã được viết ra để mô tả. Thídụ như, ta viết ra chữ "ham muốn nhục cảm". Khi hammuốn nhục cảm thực sự đang tràn ngập tâm, thì không thểnào các chữ viết đó chuyên chở được đúng nguyên ý nghĩanhư thực tại cả. Đối với sự "giận" cũng lại như thế.Ta có thể viết lên bảng đen chữ "giận", nhưng khita thực sự sân giận, thì kinh nghiệm lại không giống nhưthế. Ta không thể đọc thật nhanh cho kịp chữ ấy, và tâmđã bị cơn giận dữ nhận chìm rồi.

Đâylà điểm vô cùng quan trọng. Các lời dạy về lý thuyếtthật là chính xác, nhưng đưa được chúng vào tâm mới làđiều quan yếu. Chúng cần phải được "nội trú hóa". NếuChánh Pháp không được mang vào trong tâm, thì Chánh Pháp chưađược biết thực sự. Chánh Pháp chưa được thấy thựcsự. Tôi cũng đã trải qua như thế. Tôi không học nhiều,tôi chỉ học đủ để dự các kỳ thi về Căn bản Phậthọc. Một hôm tôi có duyên may được nghe một vị thiềnsư thuyết pháp. Trong lúc lắng nghe, vài tư tưởng bất kínhnổi lên. Lúc đó, tôi chưa biết cách nghe một bài pháp chocó ích lợi. Tôi không hiểu vị thiền sư du tăng đó đãnói những gì. Vị ấy giảng dạy như thể là khởi từ sựkinh nghiệm bản thân trực tiếp của mình và tựa như vịấy đang đi tìm chân lý vậy.

Mộtthời gian sau, khi tôi thu thập được vài kinh nghiệm đầutay về sự tu tập, tôi mới tự thấy được sự thật củanhững gì mà vị thiền sư kia đã dạy. Tôi mới hiểu ra đượccách phải hiểu như thế nào. Trí tuệ liền khởi lên theosau đó. Chánh Pháp bắt đầu bắt rễ trong chính tâm trí tôi.Phải mất một thời gian rất dài, rất lâu, trước khi tôinhận thức được rằng tất cả những gì mà vị du tăngkia đã giảng dạy đều bắt nguồn từ nơi kinh nghiệm củachính ông, chứ không phải phát xuất từ sách vở. Vị ấyđã nói, dựa theo sự hiểu biết và minh quán của chính ông.Khi chính tôi dấn bước trên Con Đường, tôi mới gặp mọichi tiết mà vị ấy đã mô tả, và tôi phải nhìn nhận rằngông đã nói đúng. Rồi cứ thế mà tôi tiếp tục.

Bạnphải tận lực tu tập theo pháp hành. Cho dù nó có an hòa haykhông, bạn cũng đừng lo ngại gì ở thời điểm này. Điềuquan trọng ưu tiên hàng đầu là bạn phải bắt đầu tu tậpvà gieo các nhân duyên cho sự giải thoát về sau này. Nếubạn thật sự gia công tu tập, bạn không cần lo âu về kếtquả. Đừng lo lắng khi bạn chưa thấy kết quả. Lo lắngthì không được yên ổn. Tuy nhiên, nếu bạn không chịu rasức công phu, thì làm sao bạn có kết quả? Bạn hy vọng thấyđược gì? Chỉ kẻ nào chịu khó tìm tòi thì kẻ ấy mớikhám phá ra. Ai có ăn thì người ấy no. Muôn sự vật quanhta đều dối gạt ta. Nhận thức điều ấy cả mười lần,cũng vẫn còn tốt. Nhưng mà "lão cuội sói đầu" kia cứ nhaiđi nhai lại các mẩu chuyện cổ và các lời dối trá mãi.Nếu ta biết lão ấy nói dóc, thì cũng không quá tệ, nhưngmà còn rất lâu, thật là lâu, ta mới biết ra được nhưthế. Lão già cứ tìm đến và cố lừa phỉnh ta với sựman trá hoài hoài.

Hànhtrì Pháp có nghĩa là trì giữ giới hạnh, phát triển địnhlực và đào luyện trí tuệ nơi tâm ta. Ghi nhớ và suy ngẫmvề Tam Bảo: Đức Phật, Giáo pháp và Tăng Đoàn. Tuyệt đốitừ bỏ mọi sự vật, không chừa một ngoại lệ nào. Côngphu tu tập của chính ta là những nguyên nhân và điều kiệnđể chín muồi ngay trong đời này. Vậy thì, bạn phải thànhtâm nỗ lực.

Ngaycả khi ta ngồi hành thiền trên ghế, ta cũng vẫn có thểtập chú tâm. Lúc đầu, ta không cần phải chú tâm đến nhiềuthứ - chỉ cần chú tâm đến hơi thở của ta. Nếu ta muốn,ta có thể lập đi lập lại các chữ "Buddho"(Phật),"Dhammo"(Pháp), hay "Sangho"(Tăng) cùng một lượt với mỗi hơithở. Trong khi chú tâm, đừng tìm cách kiểm soát hơi thở.Nếu hơi thở xem thấy như nhọc mệt hay thiếu khoan khoái,điều đó cho biết rằng ta còn tập chưa đúng cách. Khi nàota còn chưa thoải mái với hơi thở, thì hơi thở xem như quácạn hoặc quá sâu, quá tế nhị hoặc quá thô phù. Tuy nhiênmột khi đã thư giãn với hơi thở, thấy nó thích thú vàkhoan khoái, nghe được rõ ràng mỗi hơi thở vào và mỗi hơithở ra, thì ta đang hiểu đúng cách phải làm như thế nào.Nếu không làm đúng cách, ta sẽ lạc mất hơi thở. Khi việcnày xảy ra, nên tạm ngưng trong một chốc, rồi chú tâm lạivào chánh niệm.

Nếutrong khi hành thiền, bạn thấy có sự thúc dục muốn thểnghiệm các hiện tượng tâm linh, hoặc tâm trí trở nên chiếurạng ngời sáng, hoặc bạn thấy hình ảnh các cung điệntrên cõi Trời, v.v., thì cũng không cần phải lo sợ. Chỉcần nhận biết những gì bạn đang thể nghiệm và tiếp tụchành thiền. Đôi khi, sau một lúc, hơi thở dường như chậmlại rồi ngừng. Bạn có cảm giác như hơi thở đã biếnmất và bạn hoảng hốt lên. Đừng lo lắng, không có chi đángsợ hãi cả. Đó là trí bạn tưởng rằng hơi thở đang ngừng.Thật ra, hơi thở vẫn còn đó, nhưng nó trở nên tế nhịhơn mức bình thường. Không bao lâu, nó sẽ trở lại trạngthái bình thường.

Trongbuổi đầu, chỉ cần tập trung vào việc làm cho tâm trởnên yên tịnh và an định. Dù ngồi trên ghế, ngồi trong xe,trên thuyền, hoặc bất cứ nơi nào bạn đang có mặt, bạncũng phải thành thạo trong việc đưa tâm vào an định theoý mình muốn. Khi bạn lên xe lửa và ngồi xuống ghế, lậptức đưa tâm vào tình trạng an định. Bất kỳ ở đâu, bạncũng vẫn có thể hành thiền. Mức độ thành thạo của bạnchứng tỏ rằng bạn đã quen thuộc với Con Đường. Rồithì bạn bắt đầu thẩm tra. Hãy dùng sức mạnh của tâman định mà thẩm tra những gì bạn thể nghiệm. Có lúc, đólà những gì bạn thấy; có lúc, đó là những gì bạn nghe,ngửi, nếm, cảm xúc trong thân thể, hoặc nghĩ ngợi hay cảmnhận trong tâm. Các kinh nghiệm về giác quan dù xảy ra dướihình thức nào - có đáng thích thú hay không - bạn cứ nắmlấy để quán chiếu. Chỉ giản dị nhận biết về nhữnggì bạn đang thể nghiệm. Đừng áp đặt một ý nghĩa nào,hoặc một sự giải thích nào, lên trên các đối tượng củasự nhận biết về giác quan đó. Nếu nó tốt, cứ hay biếtlà nó tốt. Nếu nó xấu, cứ hay biết là nó xấu. Đây làmột thực tại qui ước. Thiện hay ác, chúng đều vô thường,bất toại nguyện và vô ngã. Chúng không đáng tin cậy. Khôngcó chi nơi chúng đáng cho ta chụp lấy và đeo níu cả. Nếubạn có thể duy trì được sự tu tập an định và thẩm tranày, thì trí tuệ tự động sẽ khởi sinh. Những gì đượccảm nhận và thể nghiệm đều rơi vào ba cái hố vô thường,bất toại nguyện và vô ngã. Đây là hành thiền Minh quán(Vipassanā). Tâm đã an định rồi, và nếu khi nào cáctâm trạng bất tịnh có khởi lên, bạn cứ quẳng chúng vàomột trong ba cái hố rác đó. Đây là cốt tủy của Minh quán(Vipassanā): vứt bỏ tất cả vào vô thường, bất toạinguyện và vô ngã. Tốt, xấu, ghê tởm, hoặc là gì đi nữa,cũng cứ liệng xuống đó. Không bao lâu, sự thông hiểu vàtuệ minh quán sẽ nở hoa ngay giữa ba đặc tính phổ quát- đó là tuệ minh quán còn yếu ớt. Vào những bước đầu,trí tuệ vẫn còn yếu, nhưng bạn nên gắng duy trì sự tậpluyện này cho bền bỉ. Khó mà diễn tả ra thành lời, nhưngcũng tựa như có người muốn biết tôi, người ấy phảiđến đây và sống ở đây. Qua tiếp xúc hàng ngày, chúngta sẽ biết nhau nhiều hơn.

*

10.Tôn trọng truyền thống

Đãđến lúc ta phải bắt đầu hành thiền. Hành thiền để thônghiểu, để buông xả, để vứt bỏ, và để được an định.

Ngàytrước, tôi là một du tăng. Tôi đi bộ tìm gặp các thiềnsư và tìm sự tịch liêu hiu quạnh. Tôi đi nhiều nơi, khôngphải là để thuyết pháp. Tôi đến để nghe các buổi phápthoại của các bậc đại sư đương thời. Tôi không đếnđể dạy cho các Ngài. Tôi lắng nghe bất cứ điều gì cácNgài giảng dạy. Ngay cả khi các vị tu sĩ, trẻ và thấp hạ,nói với tôi thế nào là Chánh Pháp, tôi cũng kiên nhẫn lắngnghe. Tuy nhiên, tôi ít khi tham gia tranh luận về Chánh Pháp.Tôi không thấy có lý do gì mà mình lại phải dính dấp vàocác cuộc tranh luận dài dòng. Bất cứ lời dạy nào tôi chấpnhận, tôi đều thực hành ngay, theo chiều hướng đưa đếnsự xả ly và buông bỏ. Ta không cần phải là những họcgiả về kinh điển. Mỗi ngày ta mỗi già nua, thế mà mỗingày ta lại cứ vồ lấy một ảo ảnh, bỏ mất sự vậtchân thật. Thực hành Pháp là điều khác hẳn với việc nghiêncứu Pháp.

Tôikhông chỉ trích bất cứ một pháp hành thiền hay một phươngcách hành thiền nào cả. Khi ta thông hiểu rõ mục đích thựcsự của của các pháp thiền đó, chúng không có gì sai lầm.Tuy nhiên, nếu người nào tự gọi mình là thiền giả Phậtgiáo, mà không tuân thủ đúng theo các giới luật (Vinaya),theo ý tôi, người ấy sẽ không bao giờ thành công. Tại sao?Bởi vì người ấy cố tình bỏ qua một đoạn hết sức thiếtyếu của Con Đường. Bỏ qua giới hạnh, thì định lực vàtrí tuệ không khởi động được. Vài người có thể bảobạn không cần bám víu vào sự an định của pháp hành thiềnAn chỉ (Samatha): "Đừng bận tâm với thiền An chỉ,cứ tiến thẳng đến trí tuệ và thực tập thiền Minh quán(Vipassanā)". Theo tôi, nếu chúng ta đi theo lối tắt tiếnthẳng vào thiền Minh quán, rồi ra, ta sẽ thấy không thểnào hoàn tất trọn vẹn cuộc hành trình của ta.

Đừngbỏ qua phương thức và kỹ thuật hành thiền của các vịđại sư lỗi lạc trong truyền thống Sơn Lâm như các NgàiAjahn Sao, Mun, Taungrut và Upali. Con đường các Ngài chỉ dạyrất đáng tin cậy và đúng với sự thật - nếu ta làm y theocách thức mà các Ngài đã làm. Nếu theo đúng bước châncủa các Ngài, ta sẽ đắc được tuệ minh quán thực sự.Ngài Ajahn Sao nghiêm trì giới luật mà không ai có thể chêtrách. Ngài không bảo ta nên bỏ qua giới luật. Nếu các vịđại sư của truyền thống Sơn Lâm đó đã khuyến nhủ thựctập hành thiền và tuân thủ qui luật tu viện theo một cáchđặc biệt nào, thì vì sự tôn kính sâu xa đến các Ngài,ta nên vâng theo lời dạy. Nếu các Ngài bảo làm như thế,ta phải làm như thế. Nếu các Ngài bảo ngưng lại vì đólà điều sai lầm, thì ta dừng lại. Ta tuân theo vì lòng tínphục. Ta tuân theo với sự thành khẩn và quyết tâm, khônglung lay. Ta tuân theo cho đến khi nào ta thấy được Chánh Pháptrong tâm mình, cho đến khi nào ta hợp làm một với ChánhPháp. Đó là lời dạy của các bậc đại sư theo truyền thốngSơn Lâm. Đệ tử của các Ngài, vì thế mà rất tôn quí,nể sợ và kính ái các Ngài, bởi vì nhờ theo đúng bướcchân của các Ngài mà họ thấy được những gì các vị Thầyđã thấy.

Hãytập thử một lần đi. Làm theo đúng như lời tôi nói. Nếubạn thật tâm thực hành, bạn sẽ thấy được Chánh Pháp,bạn sẽ hòa làm một với Chánh Pháp. Nếu bạn thực sựkhởi công tìm tòi, thì có gì ngăn trở bạn? Các lậu hoặccủa tâm trí sẽ bị đánh bại nếu bạn đối địch chúngvới một chiến lược đúng đắn: tập tánh xả ly buông bỏ,từ tốn trong lời nói, vui lòng với sự ít ỏi, và từ bỏcác lập trường và quan điểm bắt nguồn từ lòng tự mãnvà kiêu mạn. Bạn chịu khó, kiên nhẫn lắng nghe mọi người,khi họ nói đúng và ngay cả khi họ nói sai. Tôi cam đoan làbạn có thể làm được như thế, nếu bạn thật lòng muốntu tập. Tuy nhiên, các nhà học giả ít khi chịu đem ChánhPháp ra thực hành. Cũng có vài người, nhưng chỉ là số ít.Thật đáng tiếc. Bạn đã chịu khó đến đây để thăm viếng,đó là điều đáng khen ngợi. Điều đó chứng tỏ bạn cósức mạnh nội tâm. Có vài tu viện khuyến khích sự nghiêncứu, học kinh điển. Ở đó, các vị tỳ khưu cứ học vàhọc, học hoài mà không thấy bao giờ mới xong; nhưng họkhông hề chịu cắt đứt những gì cần phải cắt đứt.Họ chỉ học chữ "an định" mà thôi. Nhưng nếu bạn có thểngừng lại bất động, bạn sẽ khám phá ra được một chútgì có giá trị thực sự. Đó là cách mà bạn phải nghiêncứu, tìm tòi. Sự tìm tòi đó thực sự có giá trị và hoàntoàn bất động. Nó đi thẳng vào cốt lõi của những gìmà bạn đã đọc qua. Nếu các học giả không thực tập hànhthiền, kiến thức của họ chứa rất ít sự hiểu biết.Một khi họ chịu đem ra thực hành các lời dạy về nhữnggì họ đã học được, thì các điều ấy sẽ trở nên rõràng, sáng tỏ.

Vậyhãy bắt đầu thực tập đi. Hãy phát triển loại hiểu biếtđó. Hãy thử vào rừng sống, ngụ trong các cốc nhỏ. Thửtập qua lối tu tập này một thời gian, và trắc nghiệm lấychính mình, như thế còn nhiều giá trị hơn là lối đọcsách. Rồi thì bạn sẽ có sự tranh luận với chính mình.Trong khi ta quán sát tâm thì dường như nó đang buông bỏ vàan trú trong trạng thái tự nhiên của nó. Khi nó lăn tăn gợnsóng rời khỏi chỗ ổn định đó, thì tình trạng tự nhiênkhoác lấy các hình thức tư tưởng, khái niệm, và tiến trìnhđiều kiện hóa của các hành uẩn (sankhāra) đượcphát động. Hãy hết sức cẩn thận và canh chừng thật kỹlưỡng tiến trình điều kiện hóa đó. Khi nó khởi độnglên và xa rời tình trạng tự nhiên, thì sự thực tập theoChánh Pháp không còn theo đúng đường lối nữa. Hoặc nórẽ sang sự tự dễ dãi, hoặc nó ngã theo sự tự hành xác.Ghi nhận ngay tại đó. Đó là điều đã làm khởi lên mànglưới của sự điều kiện hóa tinh thần. Nếu tình trạngtâm đang tốt, nó sẽ tạo nên sự điều kiện hóa tích cực.Nếu tình trạng ấy xấu, sự điều kiện hóa trở nên tiêucực. Tất cả các sự việc đó đều bắt nguồn trong chínhtâm của bạn.

Nàybạn, kể cũng vui thú lắm khi ta quan sát kỹ lưỡng cái tâmđang hoạt động. Tôi có thể thích thú ngồi kể lại chuyệnđó trọn cả ngày. Khi bạn rõ được lề lối của tâm, bạnsẽ thấy nó diễn tiến ra sao và bằng cách nào mà tâm bịcác ô nhiễm tác động. Tôi thấy tâm cũng như một điểmduy nhất. Các tâm sở là những người khách đến viếng thămđiểm đó. Đôi khi, kẻ này đến viếng, đôi khi, kẻ nọđến thăm. Họ vào trong phòng tiếp khách. Bạn tập cho tâmbiết canh phòng và nhận biết họ với cặp mắt tỉnh thứcthật linh động. Đây là cách bạn chăm sóc đến tâm tríbạn. Mỗi khi khách tới, bạn xua họ đi chỗ khác. Nếu bạncấm khách vào, thì họ sẽ đến ngồi lên chỗ nào? Chỉcó một chỗ ngồi, và bạn đang ngồi ở đó. Bạn hãy ngồisuốt ngày trên điểm đó.

Đâychính sự tỉnh thức kiên cố và không lay chuyển của ĐứcPhật, đang canh phòng và bảo vệ tâm trí. Bạn đang ngồingay tại đây. Kể từ khi lọt lòng mẹ đến nay, mỗi ngườikhách đến thăm bạn cũng đến tại đây. Dầu họ có thườngđến viếng hay không, mỗi lần đến, họ cũng đến tạiđây, ngay chỗ này. Biết được tất cả khách đến, sựtỉnh thức của Đức Phật ngồi một mình tại đây, kiêntrì và không hề lay chuyển. Các khách đó lặn lội đếnđây để tìm cách gây ảnh hưởng, để điều kiện hóa vàđể lung lạc tâm bạn theo nhiều cách. Khi họ làm cho tâmbạn bị vướng vít vào các vấn đề của họ, tức thì cáctrạng thái tâm liền khởi lên. Cho dù đó là vấn đề gìđi nữa, hay nó có đưa đi đến đâu, bạn cũng cứ quên phứtnó đi - không có gì đáng quan ngại. Chỉ cần biết kháchlà ai khi họ đến. Một khi họ đã ghé vào, họ thấy chỉcó một ghế, và cho đến chừng nào mà bạn vẫn còn an tọatrên đó, họ còn tìm đâu ra chỗ ngồi? Lần khác, họ lạiđến, vẫn không có ghế trống. Bất kể bao nhiêu lần cácvị khách lắm lời đó chường mặt đến, họ cũng gặp bạnngồi tại chỗ ấy. Bạn không nhúc nhích rời khỏi ghế đó.Bạn thử đoán xem còn trong bao lâu nữa các bọn khách đóchịu đựng được tình trạng như thế? Chỉ cần nói chuyệnvới họ, bạn sẽ biết rõ được họ thật kỹ càng. Bấtcứ ai, bất cứ sự việc gì mà bạn biết đến kể từ khibạn bắt đầu kinh nghiệm về thế giới này, đều đếnviếng bạn. Chỉ cần quan sát và tỉnh thức ngay đây cũngđủ để thấy được toàn bộ Chánh Pháp. Bạn thảo luận,quan sát và quán chiếu một mình bạn.

Đólà cách thảo luận về Chánh Pháp. Tôi không biết nói gìkhác hơn. Tôi có thể tiếp tục nói mãi như thế này, nhưngrốt cuộc rồi thì chỉ là nói và nghe mà thôi. Tôi khuyênbạn nên dấn bước thực sự vào việc thực tập.

*

11.Trau dồi pháp hành thiền

Nếubạn tự quán nhìn, bạn sẽ gặp được vài kinh nghiệm. Đãcó Con Đường để dẫn dắt bạn. Trong khi bạn tu tập, tìnhthế có thể thay đổi và bạn điều chỉnh pháp hành củamình để ứng phó với các vấn đề khó khăn xảy đến.Có thể cũng còn khá lâu nữa bạn mới nhìn thấy một bảngchỉ đường rõ rệt. Nếu bạn muốn đi cùng một Con Đườngmà tôi đã đi, cuộc hành trình nhất định phải bắt đầungay trong tâm bạn. Nếu không, bạn sẽ gặp rất nhiều trởngại.

Đócũng như đang nghe một âm thanh. Sự nghe là một việc, cònâm thanh là một việc khác, và ta hay biết rõ cả hai việcđó mà không kết hợp dự cố ấy. Ta dựa vào thiên nhiênđể cung cấp cho ta các nguyên liệu dùng trong việc suy tầm,tìm đến Chân Lý. Sau cùng, tâm, tự nó, chia cắt và phântích các hiện tượng. Nói cách giản dị, tâm không để dínhdấp vào đó. Khi tai bắt được tiếng, bạn hãy quan sát xemnhững gì xảy ra trong tâm trí. Tâm trí có bị ràng buộc,vướng vít vào và bị lôi léo đi không? Tâm trí đó có bịkích thích không? Ít nhất cũng nên biết đến chừng đó.Khi âm thanh được ghi nhận, nó không quấy rầy đến tâmtrí. Đang ở tại đây, ta nắm lấy các sự vật gần và trongtầm tay, hơn là các sự vật ở xa tít. Ngay cả khi ta muốntrốn tránh âm thanh, ta cũng không thoát khỏi nó Ngõ thoátcó thể tìm thấy là sự luyện tập tâm cho vững vàng trướctiếng động. Hãy đặt âm thanh xuống. Âm thanh mà ta buôngbỏ đó, ta vẫn còn nghe đến. Ta nghe, nhưng ta buông bỏ, bởivì ta đã đặt nó xuống rồi. Đó không phải là ta đã mạnhbạo tách rời sự nghe và âm thanh ra. Chúng tự động táchnhau ra, do bởi sự khước từ và buông bỏ. Ngay cả khi tamuốn bám vào một âm thanh, thì tâm ta cũng không muốn bám.Bởi vì một khi ta đã thông hiểu bản chất thật sự củahình sắc, âm thanh, hương, vị, và các thứ khác, tâm thấythật rõ, với trí tuệ minh quán, rằng tất cả những gìđược cảm nhận, không có ngoại lệ nào, cũng rơi vào phạmvi của ba đặc tính phổ quát về vô thường, bất toại nguyệnvà vô ngã.

Cứmỗi khi ta nghe một âm thanh, thì âm thanh ấy được hiểura theo ngôn từ của ba đặc tính phổ quát. Khi có sự xúcchạm giữa tiếng động với tai, ta có nghe, nhưng như thểta không nghe được gì. Điều đó không có nghĩa là tâm khôngcòn hoạt động nữa. Sự tỉnh thức và tâm quấn lấy nhauvà hòa hợp nhau lại để theo dõi lẫn nhau luôn luôn khôngdừng nghỉ. Khi tâm được tập luyện đến mức đó, bấtkỳ đang theo con đuờng nào, ta vẫn có thể suy tầm, nghiêncứu. Ta đào luyện sự phân tích các hiện tượng, một yếutố quan trọng trong việc giác ngộ, và sự phân tích đó cứtiến triển mãi theo xung lực của chính nó.

Hãythảo luận về Chánh Pháp với chính mình. Phát hiện và giảitỏa các cảm giác, ký ức, tri giác, tư duy, ý định, và ýthức. Không có gì có thể xúc chạm đến chúng khi tự chúng,chúng tiếp tục thi hành nhiệm vụ. Đối với những bậcđã điều phục tâm xong, thì tiến trình suy tư và nghiên cứucứ tự động trôi chảy đi. Không còn cần phải cố ý hướngdẫn nữa. Cho dù tâm có nghiêng về bất cứ địa hạt nào,sự quán soi cũng thích ứng tức thời.

Khisự luyện tập Chánh Pháp đã đạt đến mức đó rồi, tacó được một lợi lạc ngoài lề cũng khá lý thú. Trong giấcngủ, các tật ngáy, mơ, nghiến răng, lăn qua lật lại sẽchấm dứt. Ngay sau một giấc ngủ mê và lâu, khi được đánhthức, cũng không cảm thấy ngầy ngật. Ta cảm thấy sung mãnvà linh hoạt như thể là vẫn tỉnh thức suốt cả thời gianđó. Trước kia, tôi ngủ hay ngáy, nhưng một khi tâm trí đãđược sự tỉnh thức trong mọi thời, thì tật ngáy chấmdứt. Làm sao mà ngáy được khi ta còn tỉnh thức? Chỉ cótấm thân là ngừng lại và đi ngủ. Tâm hoàn toàn tỉnh thứcngày và đêm, trọn 24 giờ. Đây là sự tỉnh tức thuần tịnhvà cao tột của Đức Phật, bậc Chánh Biến Tri, Bậc GiácNgộ, Bậc Đại Quang, Đại Hoan Hỷ. Sự tỉnh thức trong sángđó không hề "đi ngủ". Năng lực của nó tự bảo dưỡnglấy và không hề "buồn ngủ" hay trì độn lại cả. Đếnmức này, ta có thể hoạt động liên tiếp hai ba ngày khôngnghỉ. Khi thân thể bắt đầu có dấu hiệu quá mệt mỏi,ta ngồi xuống hành thiền và lập tức đi vào định lựcthâm sâu chừng năm hay mười phút. Khi ra khỏi tình trạngđó, ta cảm thấy tươi mát và tăng thêm sinh lực, như thểlà ta đã ngủ trọn đêm. Nếu ta vượt khỏi sự bận tâmvề thân thể, thì việc ngủ nghê chỉ có chút ít tầm quantrọng. Ta dùng các biện pháp thích nghi để chăm sóc thânthể, nhưng ta không quá lo âu về tình trạng sức khoẻ. Cứđể thân thể đi theo định luật tự nhiên của nó. Ta khôngcần bảo cho thân thể biết nó phải làm gì. Nó tự bảonó. Đó cũng như là đang có người thúc đẩy ta, thúc giụcta nên nỗ lực thêm. Ngay cả khi ta cảm thấy lười biếng,cũng có một tiếng nói ở bên trong luôn luôn làm khơi dậysự mẫn cán của ta. Không thể có trì trệ ở thời điểmnày, bởi vì nỗ lực và tiến bộ đã gia tăng tốc độ,không dừng lại được nữa. Bạn hãy tự kiểm điểm lạiđiều đó. Bạn đã nghiên cứu và học tập khá lâu rồi.Bây giờ là lúc bạn nên nghiên cứu và học tập về chínhbạn.

Trongcác giai đoạn đầu của sự thực tập theo Chánh Pháp, sốngẩn cư là việc quan trọng hàng đầu. Khi bạn sống biệtcư một mình, bạn sẽ nhớ lời của Ngài Trưởng lão Xá-lợi-phất(Sariputta): "Sự biệt cư thể chất là nguyên nhân vàđiều kiện để khởi sinh sự biệt cư tinh thần, và cáctình trạng định lực thâm sâu thoát khỏi sự xúc chạm giácquan bên ngoài. Sự biệt cư của tâm, đến lượt nó, là nguyênnhân và điều kiện cho sự cô lập các lậu hoặc tinh thần,tức là sự giác ngộ." Thế mà vẫn có những người vẫncho rằng sự độc cư không mấy quan trọng: "Nếu tâm an định,thì ở vào nơi nào cũng không hề gì." Điều đó đúng, nhưngtrong các giai đoạn đầu tiên, ta phải nhớ rằng, sự biệtcư về thân thể trong một môi trường thích nghi cần phảithực hiện trước. Hôm nay, hoặc vài ngày nữa, bạn nên tìmđến một nghĩa trang trong vùng rừng rú quạnh quẽ. Hãy thửnghiệm lối sống một mình. Hoặc tìm đến một đỉnh núicao có vẻ kinh sợ nào đó. Hãy đi tìm sống một mình. Đượckhông? Bạn sẽ có nhiều điều lý thú suốt cả đêm. Vàchỉ lúc ấy bạn mới biết chính bạn. Ngay cả tôi, có lúctôi nghĩ rằng sống biệt cư về thể chất cũng không quantrọng mấy. Nhưng một khi tôi thực sự sống như thế ấyrồi, tôi mới nghĩ lại những lời Đức Phật đã dạy. ĐứcThế tôn khuyến nhủ các đệ tử của Ngài nên đến thựctập tại các vùng vắng vẻ, xa cách hẳn xã hội. Vào buổiđầu, sự ẩn cư tạo thành cơ sở cho tâm được biệt trúbên trong, và sự biệt trú ấy sẽ hỗ trợ cho sự viễn ly,không thể lay chuyển, để rời khỏi các lậu hoặc.

Thídụ như, bạn là một cư sĩ, có nhà cửa và một gia đình.Bạn sống biệt cư cách nào đây? Khi bạn về nhà, vừa bướcchân qua khỏi ngưỡng cửa, bạn đã va chạm vào sự rốiloạn và rắc rối rồi. Không có sự biệt cư nào về thểchất cả. Thế nên, bạn tìm về một nơi ẩn náu vắng vẻvà một khung cảnh hoàn toàn khác trước. Bạn cần phải hiểurõ tầm quan trọng của việc biệt cư thể chất và sự đơnđộc, ở những giai đoạn sơ khởi của việc thực hành ChánhPháp. Kế đó, bạn tìm đến một vị thiền sư để nghe lờichỉ dạy. Vị ấy sẽ hướng dẫn bạn, cố vấn cho bạnnhững điểm nào mà sự thông hiểu của bạn còn sai, bởivì chính tại bạn hiểu lầm rằng bạn đã đi đúng. Ngaychỗ bạn sai, bạn lại chắc chắn là mình đúng. Một khinghe vị thiền sư giải thích, bạn mới hiểu được nhữnggì đã sai: chính tại nơi mà vị thiền sư bảo với bạnlà sai, lại là nơi mà trước kia bạn đã tưởng mình đúng.

Quanhững gì tôi nghe thấy được, có rất nhiều tu sĩ học giảPhật giáo đã tìm tòi và nghiên cứu chiếu theo các kinh điển.Không thấy có lý do nào khiến ta không nên thử thể nghiệmqua. Khi đến lúc phải mở sách ra đọc và học tập, ta họcđược một cách thức. Nhưng khi ra tay lên để chiến đấu,ta sẽ tranh đấu theo một cách thức khác, có thể không liêncan gì đến lý thuyết. Khi một chiến sĩ lâm trận và chiếnđấu đúng theo những gì đã đọc, có thể anh ta sẽ khôngđịch lại đối thủ. Khi thật sự đánh nhau, người chiếnsĩ phải đấu theo một chiến thuật vượt khỏi lý thuyết.Chuyện thật là như thế. Lời Đức Phật đã dạy trong kinhđiển cũng chỉ là sách chỉ nam kèm thí dụ để noi theo,nhưng nếu chỉ nghiên cứu suông, có thể đưa tới sự dễduôi.

Conđường của các bậc đại sư thuộc truyền thống Sơn Lâmlà con đường xả ly. Trên Con Đường ấy, chỉ có sự từbỏ. Ta nhổ tận gốc các quan kiến bắt nguồn từ sự tựxem mình là quan trọng. Ta bứng hết rễ cái cốt lõi củaquan niệm về tự ngã. Tôi cam đoan với các bạn, sự thựctập này sẽ thách thức bạn đến tận cốt tủy, nhưng dùcho khó khăn đến mấy đi nữa, xin cũng đừng phế bỏ cáclời dạy của các đại sư Sơn Lâm. Thiếu sự hướng dẫnđúng đắn, tâm và định lực (samādhi) sẽ rất mêmờ. Nhiều sự kiện đáng lẽ không nên xảy ra lại khởilên. Bao giờ tôi cũng đương đầu với chúng một cách thậntrọng. Khi tôi còn là một tỳ khưu trẻ, vừa khởi tập trongvài năm đầu, tôi không thể tin cậy vào tâm tôi. Tuy nhiên,một khi tôi thâu đắc được kinh nghiệm rộng rãi và cóthể hoàn toàn tin cậy vào việc luyện tâm, thì không còngì gây nên vấn đề khó khăn nữa cả. Ngay khi những hiệntượng bất thường khởi lên, tôi cứ để yên chúng đó.Nếu ta được dấu hiệu nào mách bảo cho cách vận hành củachúng, thì tự chúng, chúng ngưng ngay. Tất cả đều là nhiênliệu cho trí tuệ. Cùng với thời gian, ta sẽ cảm thấy đượcthoải mái.

Trongviệc hành thiền, nhiều sự việc thông thường không có gìsai nhưng lại cũng có thể trở thành sai. Thí dụ như, ta ngồixếp chân với quyết tâm: "Nào! Lần này không có yếu ớthèn nhát nữa, ta sẽ quyết tập trung tâm ý đây. Hãy xem ta!"Thực tập theo cách đó làm sao mà được việc! Mỗi khi tôitheo cách đó, sự hành thiền của tôi không đi đến đâu.Nhưng người ta lại thích làm bộ tịch "anh hùng rơm" nhưthế! Theo tôi thấy, sự hành thiền tự nó phát triển theonhịp điệu của nó. Nhiều đêm khi tôi bắt đầu ngồi hànhthiền, tôi nghĩ thầm với tôi: "Được rồi! Đêm nay, ta khôngnhúc nhích khỏi chỗ này cho tới ít nhất là một giờ khuya."Mặc dù chỉ với tư tưởng đó, tôi đã tạo nghiệp (kamma)xấu rồi, bởi vì không bao lâu cơn đau đã nổi lên khắpmình, tràn ngập, cho đến lúc tôi tưởng như sắp chết. Tuynhiên, vào dịp khác, khi sự hành thiền tiến triển tốt,tôi không có hạn định trước thời gian phải ngồi. Tôikhông đặt mục tiêu vào bảy giờ, tám giờ, hay bất cứgiờ nào, nhưng cứ việc ngồi thẳng, vững chải, tiếp tụcmãi, buông lơi mọi việc với tâm xả. Đừng cố ép sự hànhthiền. Đừng cưỡng bách tâm với các đòi hỏi không thiếtthực, như là phải vào ngay trong Định (Samādhi); nếukhông, bạn sẽ thấy tâm trở nên xao động và không thểđoán trước được, khác hơn bình thường. Chỉ nên đểcho tâm trí được thư giãn, khoan khoái và thoải mái.

Hãyđể cho hơi thở ra vào trôi chảy dễ dàng, theo nhịp độđúng đắn: không quá ngắn mà không quá dài. Đừng khiếnhơi thở phải có gì đặc biệt. Hãy để thân thể thư giãn,khoan khoái và thoải mái. Rồi cứ tiếp tục luôn như thế.Tâm bạn sẽ hỏi bạn: "Ta sẽ ngồi hành thiền lâu tới chừngnào? Ta sẽ nghỉ vào giờ nào?" Tâm cứ theo lải nhải khôngngừng, thế là bạn phải khiển trách nó: "Nè bạn, để tôiyên chớ!" Cái tên hay hỏi han cần phải được chế phụcthường xuyên, bởi vì đó không là gì khác hơn các lậu hoặcphiền não đến quấy rối bạn. Đừng thèm quan tâm đếnnó. Bạn phải cứng cỏi với nó. "Dù ta muốn nghỉ sớm haylà ngồi đến khuya, điều đó có ăn nhập gì đến mi! Nếuta muốn ngồi trọn đêm, quan hệ gì đến ai, sao cứ chõ mũivào việc hành thiền của ta?" Bạn phải xua đuổi tên tòmò ấy như thế. Rồi bạn mới có thể tiếp tục hành thiềnlâu đến chừng nào mà bạn muốn, theo các cảm nhận thoảimái của chính bạn.

Khibạn để cho tâm được thư giãn và thoải mái, nó sẽ trởnên an định. Thể nghiệm điều này, bạn sẽ nhận chân rasức mạnh của sự bám chặt. Khi bạn có thể ngồi lâu, thậtlâu trong một thời gian dài, quá nửa đêm, khoan khoái và thưgiãn, bạn sẽ hiểu được ý nghĩa tổng quát của sự hànhthiền. Bạn sẽ hiểu đuợc sự bám chặt và đeo níu đãthực sự làm ô nhiễm tâm như thế nào.

Vàingười đốt cây nhang để trước mặt, khi họ ngồi hànhthiền, và nguyện rằng: "Tôi sẽ không đứng dậy trướckhi cây nhang tàn rụi." Rồi họ ngồi. Sau một lúc tưởngđâu chừng một giờ, họ mở mắt ra và thấy mới vừa cónăm phút trôi qua. Họ đăm đăm nhìn cây nhang, ngao ngán cớsao cây nhang lại dài quá! Họ nhắm mắt lại và tiếp tục.Không bao lâu, mắt họ lại mở ra lần nữa, để xem cây nhangđã cháy đến đâu rồi. Các người đó hành thiền khôngđi đến đâu. Đừng làm như họ. Ngồi đó mà cứ mơ tưởngđến cây nhang: "Không biết cây nhang đã tàn rụi chưa!", sựhành thiền như vậy có tiến tới chút nào đâu. Đừng quantâm đến các việc ấy. Tâm không cần làm việc gì đặcbiệt cả.

Nếuta muốn quyết tâm nhận tu tập tâm trong sự hành thiền, thìđừng để cho lậu hoặc khát vọng biết được các thểlệ cuộc đấu hoặc mục tiêu. Nó sẽ hỏi: "Ngài sẽ hànhthiền như thế nào? Ngài muốn làm tới đâu? Ngài ngồi lâuđến chừng nào?" Khát vọng cứ đến quấy rầy mãi cho tớikhi nào ta đưa ra một thỏa ước. Một khi ta tuyên bố sẽngồi đến quá nửa đêm, lập tức nó bắt đầu đến quấyrối làm ta bực tức. Chưa được một giờ trôi qua mà tađã cảm thấy bất an và nóng nảy đến mức không ngồi tiếpđược nữa. Rồi có thêm nhiều chướng ngại khác đến tấncông, khi ta tự quở trách nặng: "Tuyệt vọng! Ngồi hoài nhưvầy sẽ chết đi mất! Đã nói rằng sẽ khiến tâm vào Địnhkhông lay động, cớ sao nó vẫn còn đi lang thang khắp chốnthế kia, không đáng tin cậy chút nào cả? Đã nguyện rồi,sao lại không giữ đúng lời?" Các tư tưởng tự giảm giátrị và ưu sầu mất tinh thần kéo đến công kích tâm, khiếnta rơi vào sự tự oán trách. Không có ai ở đó để đổlỗi, hay để hờn trách, nên mọi việc càng tồi tệ hơn.Một khi đã thề thốt, tất phải giữ. Hoặc làm tròn lờinguyện, hay là chết trong khi làm. Nếu ta đã nguyện ngồitrong một thời gian nào đó, thì ta không nên nuốt lời vànghỉ tập. Tuy nhiên, chỉ cần tập luyện từ từ và pháttriển. Không cần phải thề thốt long trọng. Hãy gắng luyệntâm đều đặc và bền bỉ. Đôi khi, sự hành thiền đượcêm thắm, và các chỗ đau nhức, không thoải mái sẽ dầndần biến mất. Đau nơi mắt cá và đầu gối, tự nó, sẽchấm dứt.

Mộtkhi ta cố ra tay đào luyện sự hành thiền, nếu có nhữnghình ảnh dị thường, ảo ảnh, tri giác, bắt đầu khởilên, việc trước nhất là phải kiểm soát lại tình trạngtâm mình. Đừng bỏ qua nguyên tắc căn bản này. Những hìnhảnh đó khởi lên được là vì tâm đang tương đối an định.Đừng khao khát mong chúng hiện lên, và cũng đừng khao khátmong chúng không khởi lên. Nếu chúng đã khởi, thì hãy quansát chúng, nhưng đừng để chúng làm ta mê mờ. Chỉ cầnnhớ, chúng không phải là của ta. Chúng đều vô thường,bất toại nguyện và vô ngã, như bất cứ các sự việc gìkhác.

Ngaycả khi chúng có thật, cũng đừng trú lại đó hoặc đểý nhiều đến chúng. Nếu chúng ngoan cố không chịu mờ tanđi, thì hãy đưa chánh niệm rọi chiếu vào hơi thở càngmạnh hơn. Hít vào ít nhất ba hơi dài và sâu và từ từ thởra cho thật hết sạch. Cách này rất có hiệu quả. Rồi trởvề đề mục chính.

Chớđể bị ám ảnh vì các hiện tượng đó. Chúng không có chihơn những gì chúng đang là như thế, và chúng lại có tiềmnăng làm mê mờ ta. Hoặc ta thích chúng và yêu chúng, hoặctâm ta bị đầu độc bởi sự sợ hãi. Chúng không đáng tincậy: có thể chúng không thật có, hoặc chúng chỉ hiện ranhư thế. Khi bạn có kinh nghiệm về chúng, bạn đừng cốtìm hiểu ý nghĩa của chúng, cũng đừng dự phóng một ýnghĩa nào lên chúng cả. Hãy nhớ rằng chúng không phảicủa ta,vậy chớ chạy theo các hình ảnh, ảo giác đó.Thay vì thế, nên lập tức quay về kiểm điểm lại tâm trạnghiện tại của mình. Đó là một qui tắc căn cứ trên kinhnghiệm và thực hành của chúng ta. Nếu ta bỏ qua qui tắccăn bản này và để mình bị lôi cuốn vào việc tin tưởngnhững gì đang thấy, thì ta sẽ quên mất mình đi, rồi bắtđầu bập bẹ, ấp úng, hoặc có thể phát cuồng. Ta có thểlàm mất đi trí óc sáng suốt cho đến nỗi không còn có thểgiao tiếp với người khác ở cấp độ bình thường. Hãyđặt sự tin tưởng vào tâm của chính mình. Dẫu có điềugì xảy ra đi nữa, cứ tiếp tục quan sát tâm trí mình. Cáckinh nghiệm dị thường xảy ra trong khi hành thiền cũng cóthể mang lợi ích cho người có trí tuệ, nhưng lại nguy hiểmcho kẻ thiếu sự sáng suốt. Bất cứ gì xảy ra cũng đừngtỏ ra quá phấn khởi hay hoảng hốt. Kinh nghiệm đến, cứđến.

Mộtcách khác để thực hành Chánh Pháp là quán soi và khảo trạchnhững gì ta thấy, làm, và thể nghiệm. Đừng nên bao giờphế bỏ sự hành thiền. Khi tọa thiền, hoặc đi kinh hànhxong, vài người nghĩ rằng đã đến lúc ngừng lại và nghỉngơi. Họ thôi, không chiếu rọi tâm họ đến các đối tượnghành thiền hoặc các đề mục quán chiếu. Họ hoàn toàn bỏrơi sự hành thiền. Bạn không nên thực tập như thế. Bấtcứ những gì bạn thấy, hãy tra cứu cho ra chúng thật sựlà gì. Quán soi đến các người hiền thiện trên thế giới.Quán soi cả những người xấu ác nữa. Hãy nhìn thật kỹvào những người giàu có và đầy quyền thế, những ngườikém may mắn và nghèo khổ. Khi bạn thấy một đứa trẻ, mộtcụ già, hoặc một vị phụ nữ, hay là một bậc nam nhi, hãytìm hiểu kỹ ý nghĩa của tuổi đời. Tất cả đều là nhiênliệu cho sự tra cứu. Đó là cách thức mà bạn đào luyệntâm trí.

Sựquán soi đưa đến Chánh Pháp là sự quán soi về lý duyênsinh, về tiến trình của nhân quả, dưới mọi hình thứckhác biệt của chúng: cả lớn lẫn nhỏ, trắng và đen, tốtvà xấu. Tóm lại, tất cả. Khi bạn tư duy, bạn hãy nhậnchân đó như là một tư tưởng và quán chiếu đến nó đểthấy ra đó chỉ giản dị là tư tưởng, không hơn không kém.Tất cả những sự việc đó đều đi hướng về "nghĩa trang"của sự vô thường, bất toại nguyện và vô ngã; vậy nênbạn chớ có ôm chặt lấy và và đeo níu bất cứ sự việcnào đó cả. Đó là nơi hỏa táng của tất cả mọi hiệntượng. Bạn hãy chôn chúng đi, thiêu chúng đi, thì mới thểnghiệm được Chân Lý.

Cóđược tuệ quán về vô thường có nghĩa là không để chota bị đau khổ. Đây cũng là vấn đề phải tra cứu bằngtrí tuệ. Thí dụ như, ta có được cái gì mà ta xem như tốtvà đáng thích thú, thì ta vui mừng. Hãy nhìn thật kỹ vàthật lâu về chỗ tốt cùng sự thích thú đó. Lắm lúc, saukhi đã được cái đó trong một thời gian dài, ta thấy chánngán. Ta muốn đem cho, hoặc bán đi. Nếu không có ai muốnmua, ta sẵn sàng vứt nó đi. Tại sao? Lý do nào đã thúc đẩyhành động như thế? Bởi vì muôn sự vật đều vô thường,bất toại nguyện và vô ngã, đó là lý do tại sao. Nếu takhông bán được, hoặc ngay cả không vứt nó đi được, tabắt đầu thấy khổ rồi. Toàn bộ vấn đề chỉ giản dịlà như thế. Và một khi thông hiểu đầy đủ được mộtbiến cố, thì dù có bao nhiêu vấn đề tương tự khác, thìcũng vẫn được hiểu theo lối đó. Như ta thường nói, "Biếtđược một, tất biết cả mười."

Đôikhi, ta thấy những sự việc ta không thích. Vài lúc, ta nghetiếng động khó chịu và trở nên bực bội. Hãy quan sátđiều này và ghi nhớ nó. Bởi vì trong một tương lai nàođó, ta lại thích tiếng động đó. Rất có thể trong tươnglai gần đây, ta trở lại thích chính các việc mà đã cóthời ta ghét bỏ. Mọi việc đều có thể như thế cả. Rồithì ta thấy được thật rõ ràng với trí minh triết rằng:"À há! Mọi sự vật đều vô thường, không thể làm ta thỏamãn hoàn toàn, đều là vô ngã cả." Hãy vứt chúng xuốngđáy mồ tập thể của ba đặc tính phổ quát ngay đi. Sựđeo níu vào các sự vật mà ta có được, lấy được, vàta đang đồng hóa với chúng, sẽ chấm dứt ngay. Ta sẽ nhìnthấy ra mọi sự vật nơi bản thể của chúng, cũng đềunhư nhau cả. Và rồi, mọi sư vật mà ta đang thể nghiệmđều giúp ta có được tuệ quán nơi Chánh Pháp.

*

Nhữnggì tôi vừa nói qua trên đây chỉ giản dị là để bạn nghevà suy nghĩ mà thôi. Đó chỉ là lời nói, thế thôi. Khi cóai đến gặp tôi, thì tôi nói. Các loại đề tài đó khôngphải là những sự việc mà ta cần ngồi lại quanh đây đểnói nhảm nhí hằng giờ. Chỉ cần thực hành thôi!Cứlăn vào đó và làm đi. Cũng như thể ta mời bạn bè cùngđi đến nơi nào đó. Ta mời họ. Ta được họ trả lời.Rồi thì chúng ta lên đường, có gì đâu mà phải ồn àonáo động lên. Chúng ta nói chừng ấy cũng đủ rồi, và cứđể yên đó. Tôi đã nói cho bạn biết vài điều về pháphành thiền mà tôi đã thực tập. Nhưng, bạn biết không,có thể tôi đã nói sai. Công việc của bạn là thẩm tra và,tự chính bạn, bạn phải tìm xem điều tôi đã nói có đúnghay không.

ThiệnNhựt phỏng dịch,
Montreal,Canada, tháng 3-2004

BìnhAnson hiệu đính,
Perth,Tây Úc, tháng 5-2005

Thuậtngữ đối chiếu

Arahat,the Worthy OneA-la-hán,Ứng cúng
AwarenessGiácniệm, tỉnh giác
Bhava,becomingHữu,hiện hữu
Bhavana,mind trainingTutâm, tu tiến
Dependentorigination (paticca samuppāda)Lýduyên sinh, lý duyên khởi.
Defilement(kilesa)Lậuhoặc, điều ô nhiễm trong tâm
DhammaPháp,Giáo Pháp
DhutangaHạnhĐầu đà
Dukkha,suffering, unsatisfactorinessKhổ,phiền não, bất toại ý
EnlightenmentGiácngộ
ForesttraditionTruyềnthống Sơn Lâm
HappinessHạnhphúc
JhānaThiền-na,tầng thiền định
KammaNghiệp
Khanda;5 khandas (5 aggregates):body, feeling, perception, volition,consciousnessUẩn;5 uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức
MaraMavương
Mind(citta)Tâm,tâm vương
MindmomentChậptâm, sát-na tâm
Mind'spsychological factor (cetasika)Yếutố tâm lý, tâm sở
Momentaryconcentration (khanika samādhi)Địnhnhất thời, định từng chập, sát-na định
Nirodha,cessationDiệt
PeaceAnbình, an định, bình an
SankhāraHànhhuẩn
SamādhiĐịnh,tâm định, tam-ma-đề, tam-muội
SamathaAnchỉ, tịnh chỉ
Sīla,morality, virtueGiới,giới đức, giới hạnh
Sotāpanna,Stream entererTu-đà-hoàn,Dự lưu
StillTĩnhlặng
UnshakeablepeaceAnbình không lay chuyển, an bình ổn cố
VinayaLuật,giới luật
VipassanāMinhquán, minh sát
Wisdom(paññā)Trítuệ, Tuệ (bát-nhã)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]