Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Lời khuyên thực tế

15/01/201109:45(Xem: 8909)
03. Lời khuyên thực tế

PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
AN BÌNH TĨNH LẶNG
BìnhAnson
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo Hà Nội, TL. 2005 - PL. 2549

03
LỜIKHUYÊN THỰC TẾ

Nhiềungười trí thức khi đến với đạo Phật thường dành rấtnhiều thì giờ để tìm hiểu, bàn luận suông về các vấnđề trừu tượng, tâm lý, triết lý xa vời, mà quên rằngđạo Phật là một lối sống, một con đường để ta ápdụng tu tập trong đời sống hằng ngày. Tam tạng kinh điểnnguyên thủy có ghi rất nhiều lời khuyên quý báu và thựctế của Đức Phật, để hướng dẫn chúng ta có được mộtlối sống trong sạch, thiện lành, tạo một nền tảng vữngchắc, một môi trường thích hợp để phát triển trí tuệ.Các trích dẫn sau đây được dựa vào các bài Phật PhápPhổ Thông đăng trong ấn bản điện tử của báo Daily News,Sri Lanka trong tháng 4, 2005 (www.dailynews.lk).

*

1.Không nên nói lời giả dối

Nhữnglời nói giả dối là một hiện tượng rất thông thườngvà quen thuộc trong xã hội hiện đại, cho đến nỗi có nhiềungười tin rằng không thể nào có được một thế giới hoàntoàn trống vắng các lời giả dối này. Có lẽ chúng ta cũngnên suy ngẫm những lời Đức Phật dạy cho ngài Sa-di La-hầu-la,con trai của Đức Bồ-tát, về đức hạnh không nói dối,về những tai hại của sự nói dối, và nhấn mạnh tầm quantrọng của sự thường xuyên tư duy về những hành độngcủa mình, như đã ghi lại trong bài kinh "Giáo giới La-hầu-laở rừng Am-ba-la", Trung Bộ 61, mà chúng tôi xin trích lượcdưới đây.

Mộtthời, Đức Thế Tôn trú ở khu vườn Trúc, thành Vương-xá.Lúc bấy giờ, Sa-di La-hầu-la, bảy tuổi, trú ở khu rừngAm-ba-la kế cạnh. Vào một buổi chiều, Thế Tôn đi đếnthăm Sa-di La-hầu-la. Tôn giả La-hầu-la thấy Thế Tôn từxa đi đến, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân.Khi Sa-di La-hầu-la bưng chậu nước đến cho Đức Phật rửachân, Ngài đã dùng ví dụ chậu nước để dạy Sa-di.

Trướchết Ngài chừa lại một ít nước trong chậu, chỉ cho La-hầu-lavà nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổthẹn cũng ít ỏi như vậy."

ĐứcPhật đổ hắt chút nước đó và nói: "Hạnh tu của kẻ cốý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng đáng đổ đi nhưvậy."

RồiNgài lật úp chậu, và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dốimà không biết hổ thẹn cũng bị lật úp như vậy."

Cuốicùng, Ngài lật ngửa chậu, chỉ cho La-hầu-la thấy chậu trốngrỗng và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biếthổ thẹn cũng trống rỗng như vậy."

Ngàinói tiếp:

"Nhưcon voi của hoàng gia lúc lâm trận, khi nó liều lĩnh thí mạng,không còn biết quý trọng bảo vệ cặp ngà và cái vòi củanó, thì không có gì mà nó không dám làm. Cũng vậy, kẻ nàocố ý nói dối mà không biết hổ thẹn thì không có điềuác nào mà kẻ ấy không dám làm. Do vậy, Sư cần phải luôntự nhắc nhở: Tôi sẽ không nói dối, dù chỉ nói để đùachơi."

Sauđó, Đức Phật dùng ví dụ tấm gương để dạy Sa-di La-hầu-lakhông những phải biết giữ gìn lời nói, mà còn phải biếtgiữ gìn các hành động và tư tưởng. Ngài dạy:

"Cũngnhư tấm gương dùng để phản chiếu, người tu hành cũngphải luôn luôn phản tỉnh trong mọi hành động nơi thân,mọi lời nói nơi miệng, mọi ý nghĩ trong tâm.

"KhiSư sắp sửa làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điềunày có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì tránh,không làm điều đó. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc chomình, cho người, cho cả hai, thì tiến hành.

"KhiSư đang làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều nàycó hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì ngưnglàm điều đó. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình,cho người, cho cả hai, thì tiếp tục.

"KhiSư đã làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều nàycó hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì Sư cầnphải thưa lên, cần phải trình bày trước các vị đạo sư,hay trước các vị đồng phạm hạnh. Sau khi đã tỏ lộ, trìnhbày, Sư cần phải sám hối và phòng hộ trong tương lai. Nếuđiều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cảhai, Sư phải an trú trong niềm hoan hỷ, và tiếp tục tu họctrong các thiện pháp.

"Cũngvậy cho các lời nói và ý nghĩ. Nếu chúng đưa đến cáchậu quả tai hại thì Sư phải biết tránh, không thực hiện.Nếu đã lỡ thực hiện rồi thì phải biết sám hối đểchừa bỏ. Nhưng nếu chúng đưa đến kết quả lợi lạc thiệnlành thì hãy hoan hỷ tiếp tục thực hiện và tăng trưởngcác điều ấy.

"Ðólà đường lối phản tỉnh, phương cách huân tập của mọingười tu trong thời quá khứ cũng như trong hiện tại và tươnglai, để làm thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý."

Saukhi nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, tôn giả La-hầu-larất hoan hỷ, thành tâm ghi nhận lời dạy của Ngài.

*

2.Không nên sân hận, căm thù

Lẽdĩ nhiên là lòng sân hận căm thù không thể nào đưa đếnsự giác ngộ giải thoát. Thêm vào đó, Đức Phật dạy chochúng ta biết rằng sân hận sẽ làm cho ta thêm đau khổ ngaytrong hiện tại và có thể có quả xấu trong tương lai, nhưđoạn kinh sau đây, trích lược tóm tắt từ Chương Bảy Pháp,Tăng Chi Bộ:

1)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình trở thành xấu xí, không có dung sắc. Tuy nhiên ngườinào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫnnộ chi phối, dù cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chảichuốt, tóc râu khéo sửa soạn, nhưng rồi người ấy cũngtrở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục.

2)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình ngủ một cách khổ sở. Tuy nhiên người nào cólòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chiphối, dù có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chănlen trắng, chăn len thêu, nệm bằng da mềm, tấm khảm vớilọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ, nhưngrồi người ấy vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫnnộ chinh phục.

3)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình làm ăn, thâu hoạch không có lời. Tuy nhiên ngườinào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫnnộ chi phối, tâm trí người ấy trở nên rối ren, dù làmăn có lời lại nghĩ rằng không lời, làm ăn không lời lạinghĩ rằng có lời, vì thế lúc nào cũng khổ sở lo lắng.

4)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình không có tài sản. Tuy nhiên người nào có lòng phẫnnộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù ngườiấy đã thu hoạch nhiều tài sản lúc trước do siêng nănglàm ăn, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, ngườiấy có thể có những hành động sai lầm đưa đến tù tội,phạt vạ, làm tiêu tán tài sản.

5)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình không có danh tiếng. Tuy nhiên người nào có lòngphẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối,dù người ấy đã thu hoạch nhiều danh tiếng lúc trước,nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy cóthể có những hành động sai lầm làm tiêu hoại mọi danhtiếng đã có.

6)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình không có bạn bè. Tuy nhiên người nào có lòng phẫnnộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù ngườiấy có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, nhưngrồi họ cũng sẽ xa lánh, từ bỏ người ấy, vì người ấycó tính tình nóng nảy, bị phẫn nộ chinh phục.

7)Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địchcủa mình sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào cõi dữ,ác thú, đọa xứ, địa ngục. Tuy nhiên người nào có lòngphẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối,người ấy làm ác hạnh với thân, người ấy nói lời áchạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh trongtâm ý, cho nên, khi thân hoại mạng chung, chính người ấysẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

*

3.Chăm sóc người bệnh

Chungsống trong một tập thể, chúng ta cần phải có lòng từ mẫnvà thông cảm để chăm sóc cho nhau, nhất là khi có ngườibị bệnh. Người bệnh nào cũng cần được chăm sóc, giúpđỡ, cho dù người ấy không được người khác yêu mếnkhi còn khỏe mạnh. Trong bài giảng sau đây, Đức Phật dạychúng ta phải biết chăm sóc những người cần được giúpđỡ, và Ngài tuyên bố: "Ai sẵn sàng chăm sóc Ta, vị ấynên chăm sóc những người bệnh". Ngoài ra, Ngài cũng dạythế nào là một bệnh nhân tốt và thế nào là một ngườichăm sóc tốt. Bài kinh này được hiệu đính, dựa theo bảnViệt ngữ của Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên trong bộ ĐạiPhẩm VIII.166, Luật Tạng.

Vàolúc bấy giờ, có vị Tỳ khưu nọ bị bệnh kiết lỵ. Vịấy đã bị té vào đống phân và nước tiểu của chính mình.Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với đại đức Ānanda, thị giảcủa Ngài, đang đi bộ dạo quanh và đi ngang qua trú xá củavị Tỳ khưu ấy. Đức Thế Tôn nhìn thấy vị Tỳ khưu tévà đang nằm trên đống phân và nước tiểu của chính mình.Thấy vậy, Ngài đi đến gần vị Tỳ khưu ấy, và hỏi:

- NàyTỳ khưu, thầy bị bệnh gì?

- BạchThế Tôn, con bị bệnh kiết lỵ.

- NàyTỳ khưu, thầy không có ai chăm sóc?

- BạchThế Tôn, không có.

- Vìsao các vị Tỳ khưu khác lại không chăm
sócthầy?

- BạchNgài, con là người đã không có giúp gì cho các vị Tỳ khưu,do đó, các vị Tỳ khưu không chăm sóc con.

Nghevậy, Đức Thế Tôn bảo đại đức Ānanda rằng:

- NàyĀnanda, hãy đi và mang nước lại. Chúng ta sẽ tắm rửa chovị Tỳ khưu này.

- BạchNgài, xin vâng.

Đạiđức Ānanda vâng lời Đức Thế Tôn mang nước đến. Ngàixối nước và đại đức Ānanda tắm rửa cho vị Tỳ khưu.Ngài đỡ phần đầu còn đại đức Ānanda nâng lên ở phầnchân, và đặt vị Tỳ khưu lên giường. Sau đó, Đức ThếTôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy, cho triệu tập cácvị Tỳ khưu, rồi hỏi các vị ấy rằng:

- Nàyquý thầy, có phải có vị Tỳ khưu trong trú xá kia đang bịbệnh?

- BạchThế Tôn, đúng như thế.

- Nàycác Tỳ khưu, vị ấy bị bệnh gì?

- BạchNgài, đại đức ấy bị bệnh kiết lỵ.

- Nàycác Tỳ khưu, vị Tỳ khưu ấy có người chăm sóc không?

- BạchThế Tôn, không có.

- Vìsao các thầy lại không chăm sóc vị ấy?

- BạchNgài, vị Tỳ khưu ấy là người đã không có giúp gì chocác vị khác, do đó, các vị Tỳ khưu khác không chăm sócvị ấy.

- Nàycác Tỳ khưu, quý thầy không có mẹ, không có cha là nhữngngười có thể chăm sóc quý thầy. Này các Tỳ khưu, nếuquý thầy không chăm sóc lẫn nhau thì khi ấy lấy ai sẽ chămsóc đây? Này các Tỳ khưu, vị nào sẵn sàng chăm sóc Ta,vị ấy nên chăm sóc những người bệnh.

Nếucó thầy tế độ, thầy tế độ nên chăm sóc đến hết đờihoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếucó thầy dạy học, thầy dạy học nên chăm sóc đến hếtđời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếucó đệ tử, người đệ tử nên chăm sóc đến hết đờihoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếucó học trò, người học trò nên chăm sóc đến hết đờihoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếucó vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy tế độ nênchăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy đượchồi phục.

Nếucó vị đồng thầy dạy học, vị đồng thầy dạy học nênchăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy đượchồi phục.

Nếukhông có thầy tế độ, thầy dạy học, đệ tử, học trò,vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy dạy học, hộichúng nên chăm sóc.

Nếukhông chăm sóc thì phạm tội Tác ác (dukkata).

a)Này các Tỳ khưu, vị bị bệnh là khó chăm sóc khi hội đủnăm điều:

-là vị không làm việc cần làm để chữa bệnh;
-là vị không biết sự vừa phải trong việc cần làm đểchữa bệnh;
-là vị không quen dùng dược phẩm;
-là vị không giải thích cho người chăm sóc mình một cáchrõ ràng về triệu chứng bệnh của mình, không nói rõ rànglà bệnh đã tăng thêm, đã giảm bớt, hay vẫn như trước.
-là loại người không chịu đựng được các cảm thọ khổ,khốc liệt, sắc bén, gay gắt, khó chịu, đe dọa đến mạngsống.
Này cácTỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là khó chămsóc.

b)Này các Tỳ khưu, vị bị bệnh là dễ chăm sóc khi hội đủnăm điều:

-là vị làm việc cần làm để chữa bệnh;
-là vị biết sự vừa phải trong việc cần làm để chữabệnh;
-là vị quen dùng dược phẩm;
-là vị giải thích cho người chăm sóc mình một cách rõ ràngvề triệu chứng bệnh của mình, nói rõ ràng là bệnh đãtăng thêm, đã giảm bớt, hay vẫn như trước.
-là loại người chịu đựng được các cảm thọ khổ, khốcliệt, sắc bén, gay gắt, khó chịu, đe dọa đến mạng sống.
Này cácTỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là dễ chămsóc.

c)Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân không thích hợpđể chăm sóc người bệnh là vị hội đủ năm điều:

-là vị không có khả năng để pha chế thuốc men;
-không biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm,không làm điều cần thiết trong việc điều trị bệnh;
-chăm sóc người bệnh vì mục đích tài vật, không phải vìtâm từ;
-ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vậtnôn mửa;
-không có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích,và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng các bài Phápthoại lúc này lúc khác.
Này cácTỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân hội đủ năm điều nàylà không thích hợp để chăm sóc người bệnh.

d)Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân thích hợp đểchăm sóc người bệnh là vị hội đủ năm điều:

-là vị có khả năng biết pha chế thuốc men;
-biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, chỉlàm điều cần thiết trong việc điều trị bệnh;
-chăm sóc người bệnh vì tâm từ, không phải vì mục đíchtài vật;
-không ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải,vật nôn mửa;
-có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, vàtạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng các bài Pháp thoạilúc này lúc khác.
Này cácTỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân hội đủ năm điều nàylà thích hợp để chăm sóc người bệnh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]