Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3A- Tây Tạng Giữa Hai Giòng Nước: Kháng Chiến và Bất Bạo Ðộng - Ðang và Sẽ Mãi Mãi Là Người Tây Tạng

12/01/201111:59(Xem: 10798)
3A- Tây Tạng Giữa Hai Giòng Nước: Kháng Chiến và Bất Bạo Ðộng - Ðang và Sẽ Mãi Mãi Là Người Tây Tạng

 

VƯỢTKHỎI GIÁO ÐIỀU (BEYOND DOGMA)
ÐứcÐạt Lai Lạt Ma đời thứ 14
ViệtDịch: Tâm Hà Lê Công Ða

 

PHẦN THỨ BA

BẤT BẠO ÐỘNG:
MỘT TẤM GƯƠNG ÐỂ NOI THEO

TÂY TẠNG GIỮA HAI GIÒNG NƯỚC: KHÁNG CHIẾNVÀ BẤT BẠO ÐỘNG

Thưa ÐứcÐạt Lai Lạt Ma, đa phần người Tây phương thường hiểu về Phật giáo qua nguyên lýcủa sự tái sanh, tuy nhiên chúng tôi không phải lúc nào là cũng rành rẽ về vấnđề này. Xin Ngài vui lòng giải thích thêm cho chúng tôi biết tái sanh gồm nhữngyếu tố gì?

Có rấtnhiều tôn giáo và truyền thống tâm linh trên thế giới này mà tạm thời ta cóthể phân chia thành hai nhóm chính: một số thì tin vào chuyện tái sanh,tức là tin có những đời sống được kế tiếp nhau; số còn lại thì không. Ðối vớinhóm thứ nhất, người ta tin chắc rằng sắc uẩn -tức là toàn thể xác thân conngười- chỉ hạn định trong một kiếp sống và là chủ nhân của kiếp sống đó. Còncái cá thể, cái ngã hay là giòng sinh thức thì được luân lưu từ đời sống nàyqua đời sống khác.

Khi chúngta nói đến giòng sinh thức, một câu hỏi đặt ra, như vậy thức là cái gì? Thứckhông phải là một thực thể đơn giản và thống nhất. Thức có nhiều mức độ khácnhau: thô thiển, vi tế và cực kỳ vi tế. Dạng thô thiển của thức liên hệ vớinhững sinh hoạt của thể xác, sắc uẩn, của đời sống hàng ngày; cũng giống như sựphân nhiệm trong não bộ đảm bảo rằng mọi bộ phận đều hoạt động theo đúng chứcnăng của mình. Có thể nói đây là dạng dễ thấy và dễ hiểu nhất, nó đồng thờicũng tan biến cùng với xác thân khi ta chết.

Tuy nhiêncòn có một dạng thức vi tế hơn không cần đến sự trợ lực của vật chất haybất kỳ mối liên hệ vật chất nào với thể xác con người. Ðây là dạng thứcmà chúng tôi tin rằng vẫn còn tiếp tục hiện hữu sau khi thể xác ngưng hoạtđộng, nghĩa là sau khi ta chết. Nếu chúng ta cố gắng tìm hiểu nguồn gốc củadạng thức vi tế này, bởi vì dĩ nhiên nó không thể tự dưng xuất hiện, mà phải cónguyên nhân mang cùng bản chất như chính nó- tức là cái khoảnh khắc trước khidạng thức này xuất hiện. Nếu chúng ta muốn đi trở ngược lại để tìm tận cỗinguồn nguyên uỷ của cái khoảnh khắc của dạng thức này, tôi e rằng chúng takhông thể làm được, vì như vậy chúng ta đã dựa trên tiền đề rằng cái thức nàyđã được sinh ra ở một thời điểm nhất định hoặc là sản phẩm cuả một cái gì đóthuộc loại vô tình. Thế cho nên khi nói về thức, chúng ta cho rằng nó không cóđiểm khởi đầu. Một khoảnh khắc của ý thức được sinh ra không bởi một nguyênnhân nào khác hơn giống như chính nó: tức là một khoảnh khắc ý thức khác, màkhông thể là từ loài vô tình nào. Ðiều này cắt nghĩa cho chúng ta hiểu vềnguyên lý tái sanh trong Phật giáo.

Một vị ÐạtLai Lạt Ma theo truyền thống được coi như là sự tái sanh của vị tiền nhiệm đãmất. Nếu theo đúng nguyên tắc này, có thể nào trong tương lai chúng ta có mộtvị Ðạt Lai Lạt Ma thay vì nam giới mà là một phụ nữ hoặc không phải là ngườiTây Tạng?

Vâng, đâylà điều mà ta có thể hình dung được; cả hai đều có thể xảy ra. Vị Ðạt Lai LạtMa thứ tư, Yonten Gyatso, là một người Mông Cổ. Lần đầu tiên trong lịchsử Tây Tạng, đã có một nghi thức, nếu không nói là nghi lễ công quyền, côngnhận sự tái sanh của một vị lạt ma quá cố là ngài Ðệ Nhất Karmapa Rinpoche, mộtvị lạt ma vĩ đại của Tây Tạng. Cũng cùng một thời gian đó, một giòng tái sanhtruyền thừa của một bậc thánh lưu vĩ đại cũng được bắt đầu, mà một ngườiphụ nữ có tên là Samding Dorje Pamo, đã được liên tục tái sanh suốt qua lịch sửTây Tạng. Bà được công nhận là người đã đạt đến một trình độ tu chứng tâm linhvượt bực, và đồng thời cũng là người chiếm một ngôi vị quan trọng trong hệthống đẳng cấp tinh thần của Phật giáo Tây Tạng.

Thế nên,nếu phong trào nữ quyền tiếp tục được phát triển, một ngày nào đó ta sẽ có mộtvị Ðạt Lai Lạt Ma phụ nữ! Không có trở ngại nào trên mặt lý thuyết.

Ngài đãtừng công khai tuyên bố là sẽ từ bỏ phương thức chỉ định người thừa kế. Tạisao, và ngài sẽ thay thế nó bằng cái gì ?

Kể từ lúcbắt đầu cuộc đấu tranh giải phóng Tây Tạng, đã có một vài nguồn tin cố gắngtung ra để xuyên tạc việc làm của chúng tôi. Những nguồn tin này đã nỗ lực phổbiến cho mọi người tin rằng cuộc tranh đấu của chúng tôi không có mục đích nàokhác hơn là phục hồi lại một hệ thống quyền lực lỗi thời. Ðây là điều khôngđúng sự thực. Dù chỉ mới bỏ xứ đi tỵ nạn từ năm 1959, nhưng đến năm 1962 chúngtôi đã bắt đầu cho tiến hành thủ tục dân chủ hóa xã hội Tây Tạng. Một uỷ bansoạn thảo hiến pháp cho Tây Tạng tương lai đã được thành lập và tôi đã cho thêmvào bản Hiến pháp này một điều khoản nói rõ rằng, với sự chấp thuận của đa sốhai phần ba, quốc hội có quyền dẹp bỏ văn phòng Ðạt Lai Lạt Ma. Năm 1969 tôi đãra một tuyên bố chính thức nêu rõ văn phòng Ðạt Lai Lạt Ma và sự tồn tại của nóhoàn toàn tùy thuộc vào ý nguyện của nhân dân Tây Tạng. Trong một bản dự thảoliên quan đến tương lai của Tây Tạng, tôi cũng đã bày tỏ một cách rõ rằng tôisẽ không đảm nhiệm một vai trò chính trị nào trong quốc gia Tây Tạng tương laimà nó sẽ là một chính phủ dân chủ do dân chúng bầu lên. Nếu thể chế Ðạt Lai LạtMa không còn phù hợp trong tương lai, nó sẽ không có lý do để hiện hữu.

Ngàithường hay tuyên bố rằng Phật giáo, giống như Cơ Ðốc, Do thái giáo, Hồi giáo làmột trong những tôn giáo lớn của thế giới. Nhưng có lúc Ngài lại cho rằng Phậtgiáo không phải là một tôn giáo. Xin Ngài vui lòng làm sáng tỏ điều mâu thuẫnnày.

Trướctiên, nếu chúng ta y cứ vào những định nghĩa trong một số từ điển nói rằng tôngiáo chủ yếu bao hàm niềm tin vào một đấng Thượng Ðế Sáng Tạo, và như vậy ta cóthể kết luận rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo. Ðây là lý do tại sao màmột số các học giả, nhà khoa học đồng thời cũng coi Phật giáo như là mộtkhoa học về tâm trí.
Tuy nhiên nếu chúng ta định nghĩa tôn giáo như là một phương thức tu tập tâmlinh thông qua cầu nguyện và thiền định tìm kiếm một hệ quả cho đời sau, cái màchúng tôi gọi là niết bàn chẳng hạn, thì trong trường hợp này ta có thể xemPhật giáo là một tôn giáo. Hơn thế nữa, nó đồng thời vừa là một tôn giáo, mộttriết học, và là một khoa học.
Tôi cũng xin được thêm rằng mối liên hệ giữa những tôn giáo này đặt căn bản hầunhư hoàn toàn vào đức tin, dành ít chỗ đứng cho lý trí; trong khi đó nhữngngười theo chủ nghĩa duy vật thực tiễn nhất thì lại rất giáo điều khó khăn.Phật giáo, tôi nghĩ rằng, đứng đâu đó giữa hai thái cực này. Từ quan điểm củanhững người duy vật bảo thủ, Phật giáo là một tôn giáo thế nên không có chỗđứng trong hệ thống tư tưởng của họ. Từ quan điểm của những tôn giáo đặt nềntảng căn bản thuần vào đức tin, Phật giáo không được coi là một tôn giáo mà làmột loại chủ nghĩa phiếm thần, hay là một khoa học tâm trí. Vì những lý do nàymà Phật giáo có cơ hội đứng ra một bên, đâu đó ở quảng giữa và có thể nhờ đó màtrở thành một chiếc cầu nối liền giữa hai khuynh hướng cực đoan.

Mặc dùcó sự cách biệt văn hoá lớn lao, càng ngày càng có nhiều người Tây phương khaokhát đời sống tâm linh đã quay tìm về với Phật giáo thay vì Cơ Ðốc giáo. Ngàicó thể giải thích hiện tượng này không?

Tôi khôngnghĩ là chúng ta không nên đi đến một kết luận quá nhanh chóng như thế bởi vìcác quốc gia Tây phương chủ yếu vẫn ở trong vòng ảnh hưởng của Cơ Ðốc giáo vàsẽ tiếp tục như thế. Hãy nhìn vào Tây Tạng, tuy là một quốc gia Phật giáo, tuynhiên hàng thế kỷ qua các tôn giáo ngoài Phật giáo cũng đồng thời có mặt, Hồigiáo chẳng hạn, và kể từ đầu thế kỷ này cũng bắt đầu có một số Cơ Ðốc giáo. Thếnên tôi nghĩ là trong số hàng triệu người Tây phương, nếu có một số ít người bịthu hút bởi tư tưởng Phật giáo thì cũng là chuyện rất bình thường.

Ngượclại, người Tây Tạng có thể có được những lợi lạc nào mang lại từ phía Cơ Ðốc?

Dĩ nhiên!Qua những điều mà tôi hiểu biết về Cơ Ðốc, thì đã có một số lượng rất phong phúcủa những truyền thống tuyệt vời trong tôn giáo này. Tôi cũng đã có dịp gặp gỡrất nhiều vị tu sĩ, nữ tu Cơ Ðốc giáo, những người đã gây một ấn tượng sâu xađối với tôi qua việc họ đã gánh vác những trách nhiệm lớn lao trên các lãnh vựcgiáo dục và y tế -trong ý hướng phụng sự nhân loại trên khắp toàn thế giới. Mộtkhía cạnh tích cực khác của truyền thống Cơ Ðốc giáo đó là việc đào tạo chủngsinh được kéo dài trong một thời gian khá lâu và rất nghiêm nhặt, như vậy ngườichủng sinh đã có đủ thời gian để cần nhắc kỹ lưỡng trước khi được thụ phonglinh mục. Trong khi đó về phía Phật giáo, nhiều khi có rất nhiều tăng sĩ đượcthụ giới đàn trước khi họ có những suy nghĩ về vấn đề này.

Giáohội Thiên chúa giáo La Mã, thông qua Ðức Giáo hoàng, đã phát biểu một quan điểmkhá bảo thủ về một số vấn đề xã hội, đặc biệt là lãnh vực tính dục. Thí dụ nhưGiáo hội lên án phá thai hoặc sử dụng “áo mưa“ để ngăn ngừa bệnh AIDS. Quanđiểm của Ngài như thế nào về những vấn đề này ?

Về vấn đềphá thai, Phật giáo quan niệm rằng sinh mạng của tất cả mọi con người đều rấtqúy giá. Trên quan điểm này, Phật giáo không tán thành việc hạn chế sinh sản.Tuy nhiên với đà gia tăng dân số hiện nay và các nguồn tài nguyên thiên nhiênrất có giới hạn, vấn đề đặt ra hiện nay là: năm tỷ người đang sống trên tráiđất này có hoàn toàn được hạnh phúc hay không? Hố sâu ngăn cách về mức sốnggiữa các quốc gia miền Bắc và miền Nam không những mang tính cách bất công trênmặt đạo đức mà đồng thời cả trên mặt thực tiễn. Ðây chính là nguồn gốc của cácvấn nạn và những khổ đau triền miên mà ta không thể không nghĩ tới một cáchnghiêm chỉnh. Thế nhưng, theo các chuyên gia, nếu mức sống của các quốc giaphía Nam được nâng lên ngang tầm với các quốc gia phía Bắc, những tài nguyêncủa thế giới sẽ bị cạn nguồn. Sự khảo sát này đã được dựa trên những dữ kiệnkhoa học. Thế nên ta đi đến một kết luận khá hiển nhiên là phải giới hạn bớtnhững người sắp sinh ra đời.

Trở lạivấn đề phá thai: Một cách tổng quát, phá thai có nghĩa là giết người, cho nênđây là một hành động tiêu cực. Tuy nhiên không phải là không có những trườnghợp ngoại lệ, thí dụ như đó là một quái thai hay sinh mạng của người mẹ ở trongtình trạng hiểm nguy -nhưng xin nhớ cho rằng đây chỉ là những biệt lệ. Thế nênquan điểm chung của Phật giáo và ngay cả chính bản thân tôi cũng luôn cổ võ chonhững biện pháp bất bạo động trong việc kiểm soát sinh sản. Tôi cũng từngkhuyến khích rằng, những phương cách tốt nhất của lối kiểm soát sinh sản bấtbạo động là nên có thêm nhiều tu sĩ và nữ tu!

Mộttrong những vấn đề tranh luận chính đang chia rẽ Giáo hội Thiên chúa giáo làvấn đề đời sống độc thân của tu sĩ, nhưng các tăng sĩ của truyền thống Phậtgiáo Tây Tạng cũng sống độc thân. Theo ý kiến của Ngài, phải chăng độc thân làđiều cần yếu cho cuộc sống tu sĩ?

Trongrất nhiều tôn giáo và truyền thống tâm linh, độc thân được coi như là một yếutố khá quan trọng. Nhưng dĩ nhiên đây hoàn toàn chỉ là vấn đề chọn lựa của cánhân và mọi người đều có quyền tự do tuân theo hay không.
Phật giáo nhận thức rằng nguyên nhân chính gây nên khổ đau là lòng tham ái, mêđắm, những yếu tố tinh thần luôn quấy nhiễu và làm rối rắm tâm ta. Trong sốnhững yếu tố tinh thần tiêu cực này, những cái được coi như năng động và độchại nhất là thù ghét và chấp trước. Hậu quả độc hại của lòng oán ghét và hậnthù là điều quá hiển nhiên đối với mọi người. Thế nhưng chấp trước và tham áithường được phát triển cùng với sự phản ứng của lòng thù ghét. Một trong nhữngmục tiêu chính của việc tu dưỡng tâm linh là tìm ra những phương thuốc nhằm chếngự những yếu tố quấy nhiễu tâm hồn, tức là thù ghét và chấp trước. Có rấtnhiều hình thức chấp trước, trong đó những loại liên hệ với những kinh nghiệmcủa ngũ quan thường là nguyên nhân gây nên những khổ đau lớn lao nhất cho conngười mà hiển nhiên nhất là chấp trước vào khoái lạc tình dục. Ðó là lý do tạisao Phật giáo ca ngợi những đức hạnh của trinh tiết và sự tiết dục, cũngnhư không chấp nhận bất cứ hình thức liên hệ tình dục không đúngđắn nào.

ÐANG VÀ SẼ MÃI MÃI
LÀ NGƯỜI TÂY TẠNG

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài đã từng lên án Trung Cộng tìm đủ mọi cách để huỷ diệtnền văn hoá Tây Tạng. Họ đã thực hiện điều đó như thế nào và theo ý kiến củaNgài liệu họ có đạt được mục tiêu đó hay không?

Kể từ khixâm chiếm Tây Tạng, bốn mươi năm trước đây, cho đến nay Trung Cộng đã sử dụngđủ mọi phương thức ở trong nhiều thời điểm khác nhau. Trong những năm giữa thậpniên năm mươi, họ đã cho hủy diệt hầu hết các tu viện chùa chiền, loại trừ cácthành phần trí thức, cư sĩ trung kiên, cũng như tăng sĩ bằng cách bỏ tù, tậptrung lao động cải tạo kể cả hành quyết họ trước công chúng. Rồi đến thời CáchMạng Văn Hóa; mà tôi nghĩ là mọi người đều biết rõ những việc mà họ đã làm.Cuối cùng là cả một chiến dịch tuyên truyền bôi nhọ cho rằng văn hóa của TâyTạng là lạc hậu, đen tối, ác độc và vô giá trị, tất cả những gì thuộc về TâyTạng đều là thứ vô dụng, chẳng có gì để phải quan tâm. Tôi nghĩ là bây giờ họkhông còn sử dụng các phương sách này nữa.

Kể từ giữathập niên tám mươi, Trung Cộng đã bắt đầu đổi giọng và chính thức tuyên bố rằngvăn hóa Tây Tạng là một nền văn hoá cổ truyền, có giá trị lớn, cần phải đượcbảo tồn, đó là phương thức mà họ đang sử dụng hiện nay. Họ cũng đã cho dựng lênnhững bảng khẩu hiệu bằng tiếng Tây Tạng dọc theo đường phố và ngay cả ralệnh cho người Trung quốc sinh sống tại đây học tập ngôn ngữ Tây Tạng. Tuy nhiên đây chỉ là bề mặt, trong thực tế họ ra sức tăng cường ảnh hưởng củaTrung quốc cụ thể qua học vấn và thi cử, những kiến thức liên quan đếnTrung quốc mới là trọng tâm. Cũng xin được lưu ý rằng giảng khoá liênquan đến truyền thống Tây Tạng rất là nghiêm túc và đòi hỏi thời gian học tập,có khi kéo dài cả hai, ba chục năm để hoàn tất. Bây giờ ở Tây Tạng hầu như khôngcòn nơi nào người ta có thể theo đuổi những lớp học như thế từ lúc khởi đầu chođến khi hoàn tất. May ra chỉ còn ở những vùng thật xa xôi hẻo lánh, nơi mà nhàcầm quyền Trung Cộng chưa với tay đến được. Kết quả là, trình độ học vấntruyền thống tại Tây Tạng đang xuống đến mức thấp nhất, đó là lý do khiến hàngngàn người trẻ Tây Tạng đã không còn một chọn lựa nào khác hơn là tìm đến Ấn Ðộđể theo đuổi việc học tập nghiên cứu tại các tu viện lưu vong.
Như vậy, mặc cho những tuyên truyền mà mọi người đều biết, thực tế là đang cómột nỗ lực đầy tính toán nhằm thủ tiêu nền văn hoá của chúng tôi. Cho dù có chủmưu hay không, sự xâm lăng của thực dân Trung Cộng là nguyên nhân chính gây nênnạn diệt chủng nền văn hoá Tây Tạng.

Tôi xinnêu ra một dẫn chứng cụ thể. Một người Tây Tạng đang sống tại Ấn Ðộ, gầnđây đã có dịp trở về Tây Tạng để thăm viếng cha mẹ. Khi dạo quanh khu phố cổcủa thủ đô Lhasa, khu vực chung quanh ngôi tự viện trung ương, nơi sinh sốngcủa đa số người Tây Tạng, điều làm cho anh ta ngạc nhiên nhất là hầu như mọingười ở đây đều ăn mặc giống như người Trung Quốc và đều nói tiếng Trungquốc. Bất chợt anh ta cố ý la lớn lên bằng tiếng Tây Tạng và khi thấy mọingười có vẻ chú ý, anh ta tiến đến họ và hỏi lý do tại sao họ lại nói tiếngTrung quốc. Mọi người đều cho biết rằng nếu không sử dụng ngôn ngữ Trung quốc,họ sẽ bị trừng phạt,và hơn thế nữa việc nói tiếng Trung quốc làm cho họ cảmthấy được bình đẳng ngang với kẻ thống trị.

ThưỪức Ðạt Lai Lạt Ma, Ngài có cảm tưởng thế nào đối với những kẻ đang gây rathống khổ cho nhân dân Tây Tạng?

Dĩ nhiên đôi lúc tôi cũng cảm thấy khó chịu, tuy nhiên là một người đang thực hànhgiáo lý nhà Phật, do quán chiếu, mình có thể có nhiều lý do để nhìn mộtcách sâu sắc hơn đối với những kẻ đang gây nên những vấn nạn, khổ đau cho kẻkhác. Chúng ta có nhiều lý do để quan tâm đến những kẻ đang xâm lăng gây hấnhơn là nạn nhân của họ. Tại sao như thế ? Bởi vì người đang gây ranhững vấn nạn hiện nay tức là đang tạo tác ra một tiến trình nghiệp lực mà rồichắc chắn họ sẽ thọ lãnh quả báo xấu ác trong tương lai; trong khi đó nạn nhânchỉ là người đang nhận chịu khổ đau do hậu quả của những hành động tiêu cựctrong quá khứ. Thế cho nên đối với nạn nhân, qủa báo nay đã chấm dứt. Nếu suynghĩ theo cách này, tôi có thể phát triển được lòng từ của mình đối với nhữngngười này.

ThưaNgài, sự khác nhau trong lối sống của người Tây Tạng lưu vong và những ngườicòn ở lại trong nước phải chăng là một nguy cơ khi đã tạo ra một khoảng cáchvăn hoá giữa hai nhóm người này?

Không, Tôikhông nghĩ rằng đó là một vấn nạn. Ngay cả những người Tây Tạng tại Ấn Ðộ cũngđã có những đời sống khác nhau, những kiến thức khác nhau do việc tiếp thunhững thông tin từ thế giới bên ngoài. Sự khác biệt là điều rất hiểnnhiên. Mặc dù sống đời tỵ nạn, nói chung là chúng tôi hoàn toàn thụ hưởng mộtcuộc sống tự do. Tuy nhiên chúng tôi chỉ có 130,000 người, trong khi trong nướccó đến 6 triệu người. Ðó là lý do mà tôi luôn nói rằng họ mới là những người lãnh đạo, những người chủ của tôi. Họ là một tập thể đông đảo,trong khi chúng tôi chỉ là một bộ phận nhỏ của cái phương trình này. Một cáchtóm tắt, tôi không thấy bất cứ vấn nạn nào trong tương lai. Dĩ nhiên cóthể là một ngày nào đó được trở về Tây Tạng, một số người sẽ cảm thấy khókhăn trong việc thích nghi vời đời sống ở đây và thích sống ở ngoại quốc, tuynhiên đó không phải là một vấn nạn.

Trênbình diện cá nhân, Ngài cảm thấy liên hệ chặt chẽ với những gì được mang lại từthế giới Tây phương?

Ngay từthuở thiếu thời tôi đã luôn bị quyến rũ bởi những tiến bộ vật chất và thành tựucủa nền khoa học kỹ thuật phương Tây. Ðiều đập vào mắt tôi trước tiên là tinhthần ham học hỏi của người Tây phương. Chẳng hạn như bất cứ lúc nào tôi nóichuyện về Phật giáo, tất cả quý vị đều đem giấy bút ra để ghi chép hoặc mở máythu băng. Người Tây Tạng, Trung Hoa và Ấn Ðộ thì không như thế, tôi để ý rằnghọ có thể lắng nghe tôi một cách thành kính, nhưng chẳng có ai bận tâm ghichép. Họ ngồi đó một cách yên lặng, có vẻ như đã biết hết tất cả nhữngđiều tôi nói!

Tôi cũngluôn luôn thán phục thái độ làm việc khoa học trung thực trên lãnh vực nghiêncứu trong đó tinh thần vô tư, đầu óc rộng mở, kể cả hoài nghi đã đóng một vaitrò rất quan trọng. Phật giáo cũng có một đường lối tiếp cận như thế, đặcbiệt là trong truyền thống Ðại Thừa, mà nguyên tắc căn bản là không chấpnhận bất cứ tín điều nào một cách mù quáng. Mọi việc phải được kinh qua kinhnghiệm và thực chứng. Cho đến khi nào mọi việc sáng tỏ và có tính thuyết phụcta mới nên chấp nhận chúng. Ðây là những gì mà tôi nghĩ là mặt tích cựccủa phương Tây.

Thế nhưngnếu qúy vị hỏi tôi thế còn mặt tiêu cực là gì... Ðiều tôi nói ra có thể làkhông hoàn toàn đúng hẵn đối với các người bạn Tây phương, nhưng thỉnh thoảngtôi để ý là qúy vị thiếu tinh thần kiên nhẫn. Tất cả quý vị đều quen vớiđời sống máy móc tự động và thường là hoàn tất mọi việc một các dễ dàng. Thếnên qúy vị dễ sinh ra tật hư là vậy. Tuy nhiên điều này cũng đã không hề ngăncản được rằng kiên nhẫn vẫn là một cái gì đó rất hữu ích cho đời sống conngười. Trong xã hội Tây phương người ta thường có thói quen khi phê phán mộtcái gì đó thường hay quên đi tính cách tương đối của sự việc. Bạn không thể kếtluận một vật là hoàn toàn một trăm phần trăm đen hay một trăm phần trăm trắng,một trăm phần trăm tốt hay một trăm phần trăm xấu. Mọi việc không bao giờ giảnđơn như thế: chúng có mặt tích cực đồng thời cũng có mặt tiêu cực. Thế nên theotôi một thái độ được coi là thực tế và hợp lý khi nhìn sự việc là, nếu mặt tíchcực trội hơn ta xem chúng là tốt và ngược lại.

Rút tỉakinh nghiệm, từ chỗ đứng hôm nay, Ngài nhìn về Tây Tạng trước năm 1950 như thếnào?

Dĩ nhiênlà có một số mặt hạn chế và lạc hậu nhưng không phải là không có những khíacạnh tích cực. Một số người có thói quen mô tả xã hội cổ của Tây Tạng như làmột thứ Shangri-la, tức là thiên đường hạ giới, dĩ nhiên đây là chuyện phóngđại. Một số khác thì xem đó chẳng khác gì địa ngục trần gian, cũng là chuyệnphóng đại nốt.

Càng códịp gặp gỡ những con người và những nền văn hoá khác biệt trên thế giới tôi lạicàng nhận ra Tây Tạng có một nền văn minh tối cổ, phong phú và gạn lọc biếtchừng nào, nền văn hoá đó đã góp phần vào việc bảo tồn sự an bình tâm hồn củacon người, và như thế đó là khía cạnh khá tích cực. Có thể là vì nền vănhoá Tây Tạng được xây dựng trên căn bản những giáo lý của Ðức Phật, vốn trưởngdưỡng mối liên hệ hòa điệu và an bình giữa con người và môi trường sống. Mặc dùngười Tây Tạng không hoàn toàn ăn chay trường, nhưng họ đã làm đủ mọi cách đểbảo vệ muông thú , chim chóc, cá tôm. Thời xưa luật lệ của chính phủ còn cấm cảviệc săn bắn, đánh cá, bẩy chim. Chỉ có một số người Gurkhas, gốc Népal là đượcmiễn trừ không bị chi phối bởi luật lệ Tây Tạng, có nghĩa là họ có thểđánh cá và săn bắn, còn người Tây Tạng , đặc biệt là vùng trung du, đã bị cấmchỉ, và tôi cho rằng đó là một biện pháp rất tốt. Ở vào thời điểm mà chúng tôichưa hề bao giờ biết đến những khái niệm về “môi sinh”, “sinh thái”, nhưngchúng tôi đã cho áp dụng những biện pháp này một cách tự động.

Ngay cảnhìn về mặt hệ thống xã hội, tuy lỗi thời và phong kiến, nhưng nếu ta so sánhvới Ấn Ðộ và Trung Quốc cùng trong thời điểm này, nó không những ít khắcnghiệt mà lại có phần nhân ái hơn. Cụ thể như Trung Quốc trong thời giannày tục lệ bó chân phụ nữ hoặc thiến một số người thành hoạn quan rất khá phổbiến, trong khi đó những việc như thế không hề được diễn ra tại Tây Tạng.

 


PHẦN THỨ HAI

TÂM LINH VÀ CHÍNH TRỊ

TỪ BI

Thaymặt toàn thể nhân dân Tây Tạng, tôi xin trân trọng cảm ơn tất cả qúy vị, nhữngngười đã quan tâm sâu xa đến nền văn hoá và truyền thống của Tây Tạng trên cảhai bình diện tinh thần lẫn thế tục. Xin cảm ơn một lần nữa về những gì mà qúyvị đang góp tay để gìn giữ cho những truyền thống này không bao giờ bị mai một.

Hômnay tôi sẽ xin được hầu chuyện cùng qúy vị về vấn đề bình an tâm hồn. Lýdo mà nền văn hóa Tây Tạng có một tầm mức quan trọng như thế - ít nhất đối vớitôi- vì nền văn hóa của chúng tôi có một tiềm năng lớn lao trong việc làm tăngtiến sự bình an tâm hồn. Trong một giai đoạn cực kỳ khó khăn như mọi người đềubiết, xảy ra tại Tây Tạng hồi gần đây, một trong những yếu tố đã giúp chúng tôigiữ vững niềm tin, không mất hy vọng chính là nhờ bản sắc đặc biệt của nền vănhoá đó.

Mặccho bao thử thách và tình huống khó khăn, nền văn minh này đã cho phép chúng tabảo tồn được sự thanh thản và an bình tâm hồn. Gần đây tôi càng ngày càng códịp được tiếp xúc với khá nhiều các nhà khoa học phương Tây, thảo luận cùng họvề những mối bực dọc, khủng hoảng tâm thần mà con người hôm nay đang mắc phảicũng như tìm kiếm những phương thức khả dĩ có thể chữa trị chúng. Họ đã cật vấntôi khá lâu về sức mạnh và tình trạng tâm thần của nhân dân Tây Tạng, và họ đãrất ngạc nhiên khi thấy mặc dù phải kinh qua những biến cố thương tâm, ngườiTây Tạng vẫn giữ được cho mình một trạng thái bình ổn tâm hồn. Ðiều này đã đượcđặc biệt ghi nhận ở một số người phải trải qua một thời gian dài trong các trạitù, lao động khổ sai của Trung Cộng.

Tôixin được chia xẻ cùng qúy vị một trường hợp điễn hình. Vị phó trú trì của tuviện Namgyal mới lưu vong qua Ấn Ðộ gần đây, đã bị Trung Cộng bắt bỏ tù từ năm1959, rồi sau đó được chuyển vào trại lao động khổ sai, và bị đày ải trongkhoảng mười tám năm trời như thế. Sau khi đặt chân đến tu viện lưu vong củaNgài tại Ấn Ðộ, chúng tôi lại có dịp chuyện trò tán gẫu với nhau. Ngài đã kểlại cho tôi nghe về cuộc đời và những kinh nghiệm sống mà Ngài đã trải qua.Ngài có nói đến chuyện sau khi bị rơi vào tay Trung Cộng, Ngài ở vào một trạngthái khá nguy hiểm đối với một người tu sĩ, đó là khả năng có thể đánh mất lòngtừ đối với những kẻ đã hành hạ tra tấn Ngài. Ðây là một nhận định rất đáng lưutâm!

Tôithường hay trêu chọc, bảo rằng suốt qua một thời gian dài gian khổ bị TrungCộng hành hạ kỹ như thế mà khuôn mặt của ông ta chẳng hề đổi thay gì cả. Mặc dùông ấy già hơn tôi, nhưng tóc lại còn ít bạc hơn tôi nữa -qúy vị có thể khôngtrông thấy tóc bạc của tôi đâu vì tôi mới cạo đầu sáng nay! Nhưng điều đáng nóihơn hết là ông ấy vẫn luôn giữ được trên môi một nụ cười tuyệt diệu. Theo tôi,tất cả có được đều do nền văn hoá của Tây Tạng, của Phật giáo.

Cũngcó thể lấy kinh nghiệm khiêm tốn của tôi làm một thí dụ. Là một tu sĩ Phậtgiáo, tôi được đào luyện về tu tập, học hỏi về triết lý và giáo lý Phật giáo,nhưng chẳng có một chút chuẩn bị nào để đối phó với những yêu cầu củathời đại tân tiến. Thế mà tôi đã phải gánh vác những trách nhiệm khá lớn lao.Tôi đã bị mất tự do ở vào tuổi mười sáu và mất nước lúc lên hăm bốn tuổi. Tôiđã phải sống kiếp lưu vong trong suốt ba mươi bốn năm qua, làm thân tỵ nạn tạimột xứ sở ngoại quốc. Trong suốt thời gian này, trong khi đang phục vụ cho cộngđồng Tây Tạng lưu vong, đất nước chúng tôi vẫn còn đang gánh chịu biết bao điêulinh và thống khổ. Mặc dù với tất cả những thảm trạng như thế, tôi vẫn giữ đượctâm hồn mình, bình an, thư thái.

Trongmột vài trường hợp khách du lịch trở về từ Tây Tạng hoặc các trại tỵ nạn tại ẤnÐộ thường có một ấn tượng sai lầm rằng người Tây Tạng hiện đang sống có vẻ rấthạnh phúc, luôn luôn mĩm cười, có gì là đau khổ đâu. Nhận định sai lầm này cóthể là điều bất lợi duy nhất cho thái độ tinh thần của chúng tôi.

Làmthế nào để phát triển sự bình an và thanh thản tâm hồn? Tôi luôn nghĩ rằng bảntánh của con người là tốt đẹp. Thực tế mà nói, trong mỗi chúng ta không phải làkhông có những tình cảm ganh tỵ, hận thù, tuy nhiên tôi vẫn luôn tin rằng bảnchất đích thực của con người vẫn là lòng yêu thương trìu mến và nhân ái. Từngày mở mắt chào đời cho đến khi thở hơi cuối cùng, sự hiện hữu của ta gắn bóchặt chẽ với yêu thương và nồng ấm tình người. Một thực tế mà mọi ngườiđều biết là trẻ con nếu được nuôi dưỡng trong một gia đình đầy tình yêu thươngthường có nhiều triển vọng phát triển đầy đủ nhân tính tốt đẹp, trong khi nhữngđứa trẻ trưởng thành trong một bầu khí thiếu vắng tình thương, từ bi nhân áichung cuộc đều có những thái độ tiêu cực trong đời sống cũng như tạo nên nhữngcăng thẳng bất cứ nơi nào mà họ có mặt. Sự hiện hữu hay thiếu vắng tình thươngyêu, từ ái trong gia đình gây nên một tác động rất hiển nhiên. Các y sĩvà nhà khoa học cho biết rằng trạng thái tâm hồn tĩnh lặng là một yếu tố thenchốt cho sức khỏe của con người. Thêm vào đó, những tuần lễ đầu tiên sau khichào đời, những tiếp xúc thể xác giữa đứa bé và người mẹ hay bất kỳ ai đó, làmột yếu tố quan trọng hàng đầu cho việc đánh thức và phát triển bộ óc của đứatrẻ.

Chúngta ai cũng biết rằng những lúc mà tâm trạng mình đang phấn chấn vui vẻ, có cảmtưởng như cả thế giới đang mĩm cười với mình, ta sẽ chấp nhận những khó khănhay tin buồn một cách dễ dàng hơn là lúc mà tâm hồn ta đang buồn bả, hoang manggiao động hay bất ổn, lúc đó chỉ cần một biến cố nhỏ cũng đủ làm cho ta nổ bùngnhững tình cảm tiêu cực. Nếu đời sống của chúng ta cứ luôn bị những tình cảmtiêu cực này chế ngự , chúng ta sẽ không còn ăn ngon miệng, bị mất ngủ hoặc đauốm bệnh hoạn mà kết quả là đời sống của chúng ta sẽ bị thu ngắn lại. Tình trạngthư thái tâm hồn vì thế rất quan trọng.

Conngười sống trong xã hội phương Tây thường rất chính xác như một bộ máy, họthích hoạt động một cách tự nhiên hơn là do động cơ thúc đẩy. Theo tôi, động cơthúc đẩy mới là điều quan trọng, bởi lẽ chúng ta rất khó có thể phê phán giátrị của một hành động nếu không liên hệ đến cái gì đang nằm đàng sau hành độngđó. Nói cho cùng, năng lực của đời sống, của hoạt động nhân loại chính làý hướng. Nó diễn ra trong tư tưởng của chúng ta, cũng giống như sự hiện hữu củavô vàn các phẩm vật trên thế gian này -có cái ích lợi có cái độc hại- mà taluôn cố gắng tìm cách thu thập hay loại bỏ; trong thế giới nội tâm, trong tâmhồn của ta cũng thế, cũng chất chứa đủ trăm, ngàn loại tư tưởng khác nhau. Cócái rất hữu ích vì chúng mang đến cho chúng ta hạnh phúc, cho tâm hồn tathư thái và thêm sức mạnh. Nhưng có cái gây phiền nhiễu ta, làm cho ta mất tinhthần, khủng hoảng và thậm chí đẩy ta đến chỗ tự vẫn.

Tưtưởng và tình cảm vì thế có thể là tích cực hay tiêu cực. Cho nên điều trướctiên ta phải nhận chân giá trị của nó trước khi bồi dưỡng những cái tích cực vàloại bỏ những cái tiêu cực. Bằng cách đó, chúng ta có thể đào luyện được sựbình an tâm hồn. Mấu chốt của vấn đề là khả năng phân biệt được những tư tưởngnào có ích hay không. Phương cách hay nhất là chúng ta không nên để cho mình bịvướng mắc bởi những tư tưởng, tình cảm đó. Giản dị nhất là xem chúng như mộtphần của tổng thể của ta và không có gì để phải bận tâm với chúng. Những khi màchúng ta phải đối đầu với vấn nạn hay hiểm nguy, tình cảm giận dữ và hận thù cóvẻ như che chở ta, cho ta những nguồn năng lực mới. Tuy nhiên sự chấp trước âmthầm len lỏi sâu vào tâm hồn ta; và ta chào đón chúng như một người bạn cố trithân ái. Chung cuộc, người “bạn cố tri” này sẽ là kẻ lừa phỉnh ta không thươngtiếc. Trong số những loại tình cảm này, giận dữõ và sợ hãi chẳng hạn, sẽnhanh chóng phơi bày bộ mặt thật của chúng, còn những tình cảm khác như chấptrước sẽ lần hồi tạo nên những hệ qủa tiêu cực theo với thời gian. Một khi màchúng ta biết rõ được bản chất của các thái độ tiêu cực và nhận diện một cáchđúng đắn các hậu qủa do chúng mang lại, ta sẽ rất dễ dàng cảnh giác chúng.

Từđó chúng ta có thể bắt đầu giải trừ chúng đểø vun xới các tình cảm tốtđẹp -từ bi, hỷ xả và thiện cảm. Bằng cách này chúng ta có thể trưởng dưỡngnhững tình cảm tích cực và làm suy yếu dần những tình cảm tiêu cực. Ngay cả chodù chúng vẫn còn tiếp tục xuất hiện cũng sẽ chỉ là những tình cảm thoáng qua,không lưu lại một dấu ấn rõ rệt nào trong tâm trí chúng ta. Trong một vàitrường hợp, tốt nhất là ta cứ việc bày tỏ nổi giận dữ hay hối hận đối với nhữngviệc làm trong qúa khứ để loại trừ những cảm giác này. Tuy nhiên, một cách tổngquát, nên lưu ý rằng nếu ta cứ để cho sự giận dữ và các tình cảm tiêu cực khácbộc phát một cách dễ dàng, chúng sẽ trở thành thói quen và lần hồi biến tathành một người nổi nóng khá thường xuyên. Ðó là lý do tại sao mà tôi cho rằngchúng ta cần phải áp đặt một số biện pháp kỹ luật để rèn đúc tâm hồn mình. Thứkỹ luật này không thể được áp đặt từ bên ngoài; chúng phải được áp đặt tự bêntrong do trí thông minh sẵn có của mỗi người. Bằng cách này ta sẽ chấp nhậnchúng một cách dễ dàng.

Ðểhuấn luyện tâm hồn, thời gian là một yếu tố quan trọng hàng đầu. Ðừng bao giờtrông chờ việc ta có thể hoàn toàn chuyển hóa trong một vài phút, hay thậm chímột vài tuần, khi nghĩ rằng ta đang đón nhận ân sủng từ một bậc giác ngộcó thể giúp cho ta đạt đến kết qủa một cách nhanh chóng. Ðó là một thái độ hoàntoàn không thực tế. Công việc tu tập đòi hỏi thời gian, trong nhiều năm, có khinhiều thập kỷ. Thế nhưng nếu chúng ta kiên trì, nắm vững mục tiêu và mọi phươngtiện để đạt đến cứu cánh, chắc chắn ta sẽ thu hoạch được những tiến bộ theothời gian.

Làmthế nào để chúng ta giảm thiểu dần sự giận dữ và thù hận? Trong một vài trườnghợp, ví dụ như nếu động cơ thúc đẩy là lòng từ bi, giận dữ có thể là một khíacạnh tích cực. Thù hận ngược lại, luôn luôn là một tình cảm tiêu cực. Chúng taphải đo lường và nhận thức được bản chất độc hại của những loại tình cảm khốnkhổ này như lòng thù hận chẳng hạn. Như tôi đã từng phát biểu trước đây, sự hậnthù làm cho chúng ta mất đi cả sức khỏe lẫn bạn bè cũng như nó sẽ làm ung thốicả cuộc đời ta. Những tình cảm tiêu cực gây nên nhiều vấn nạn ở mọi cấp độ khácnhau: cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia, cũng như cả quốc tế. Lịch sử nhânloại cho chúng ta thấy rằng những kẻ gây nên những khổ đau khôn cùng cho kẻkhác thường bị thúc đẩy bởi nỗi giận dữ vô bờ và lòng tham lam quá độ.Thái độ như thế đã được bắt nguồn từ vô minh. Ðiều này không có nghĩarằng những người này có tâm địa ác độc, chung quy họ cũng chỉ là những conngười. Tuy nhiên họ đã để cho tâm trí của mình bị chế ngự và hướng dẫn một cáchmù quáng bởi những tình cảm tiêu cực, biến họ trở thành những kẻ sát nhân.

Nhìnvào lịch sử nhân loại một lần nữa ta sẽ thấy rằng tuyệt đại bộ phận những thànhcông kiệt xuất đều được thực hiện bởi những con người có lòng vị tha và tâm hồnbình ổn. Ða phần những nhạc sĩ tài danh những nhà nghệ sĩ lớn đều có một cuộcsống nội tâm an bình. Dĩ nhiên không phải là không có ngoại lệ, tuy nhiên mộtcách tổng quát mà nói, nhà nghệ sĩ rung lên những tiếng tơ đồng phát xuất từ sựtĩnh lặng nội tâm nhằm giải bày những nỗi lòng sâu kín của mình. Bằng cách đó,nhà nghệ sĩ tạo ra niềm hạnh phúc và mang đến nguồn cảm hứng cho kẻ khác.

Chúngta cũng có thể rút ra một bài học trong thời cận đại qua tấm gương của MahatmaGandhi, một nhân vật kiệt xuất có ý thức kỷ luật tự giác cao. Ông ta sốngrất thỏa mãn hạnh phúc với những nhu cầu tối thiểu. Mặc dù được đào tạo từ nềngiáo dục Tây phương và ý thức được những đặc quyền đặc lợi của một cuộc sốngtiện nghi vật chất và những cơ may mà nền văn minh đó mang lại, ông đã chọn lựasống một cuộc sống tuyệt đối đơn giản tại Ấn Ðộ, chẳng khác gì một kẻ ăn mày.Ðiều này phản ánh một tinh thần kỷ luật tự giác và một tâm hồn vị tha cao quý. Tấtcả mọi khía cạnh tích cực mà con người cố gắng để hoàn tất đều là kết qủa củanhững tình cảm tích cực này của tâm hồn.

Kinhnghiệm của chính bản thân tôi, cũng như của nhiều người khác, cho ta thấy ở mứcđộ nào các thái độ tinh thần tích cực mang lại hạnh phúc cho cá nhân mình vàcho người khác, và ở mức độ nào các thái độ tiêu cực trở nên tàn hại. Trên cănbản đó mỗi cá nhân cần tự mình nỗ lực vận dụng những năng lực sẵn có để pháttriển tâm hồn mình.

Conngười sinh sống trong một môi trường xã hội nhất định. Mặc dù ai cũng công nhậnrằng tốt nhất là chúng ta có nhiều bạn và không có kẻ thù, nhưng rồi mọi ngườiđều có cả bạn lẫn thù trong cái đám đông đó. Nhưng bạn và thù thật rakhông hiện hữu y như thế. Tình thân hữu và sự thù địch chỉ là kết qủa của nhiềuyếu tố khác nhau, trong đó yếu tố hàng đầu chính là thái độ tinh thần của chúngta. Khi chúng ta mở rộng vòng tay ra với tha nhân và sẵn sàng cống hiến tìnhthân hữu và thân ái của ta đối với họ, lập tức chúng ta đã tạo dựng nên một bầukhí tốt lành. Ngay cả không nhận thức được điều này, họ cũng sẽ tiến đến ta bằng một khuôn mặt rạng rỡ nụ cười -không phải là khuôn mặt căngthẳng hay nụ cười giả dối mà là sự chân thành cởi mở. Ngược lại nếu tachỉ sống bằng những ác niệm, những tư tưởng tiêu cực, không thèm đếm xỉa đếnquyền lợi và nguyện vọng của tha nhân; hay nói một cách khác, chúng ta chỉ nghĩđến cá nhân mình và có khuynh hướng khai thác, lợi dụng kẻ khác cho những mụctiêu cứu cánh của mình, tình huống sẽ trở nên tồi tệ. Cuối cùng rồi ngay cảnhững người thân cận nhất trong gia đình cũng sẽ lánh xa ta. Như vậy, vấn đề đãtrở nên rõ ràng rằng bạn hay thù chẳng qua chỉ là sản phẩm của chính thái độcủa chúng ta.

Mộtsố khác đã suy nghĩ một cách sai lầm rằng tiền bạc có thể mang đến cho tabạn bè. Không chắc như vậy -bởi vì nó đồng thời cũng mang đến kẻ thù! Hãydừng lại một chút và suy nghĩ về những người đang chào đón ta với nụ cười rộngmở trên khuôn mặt: Họ thật sự là bạn ta hay chỉ là bạn của túi tiền mà ta đangcó? Không thể biết được. Bao lâu mà ta còn tiền, có thể họ sẽ đến cụng ly sâmbanh với ta và mọi chuyện đều diễn ra một cách tốt đẹp. Thế nhưng khi ta bắtđầu rỗng túi, bạn bè đều lần lượt biến mất như là một phép lạ. Bây giờ thì rấtkhó mà điện thoại cho họ, hoặc có thể ta lại bị họ cúp máy không chừng. Tiềnbạc và của cải vật chất dĩ nhiên là cần thiết nhưng chúng không phải là vậtthiết thân. Sự giàu có thật sự chỉ được tìm thấy bên trong của mỗi con người.

Từbi, hỷ xả, hy vọng và nhẫn nhục là những tình cảm tốt đẹp mà tất cả các tôngiáo lớn đều cố gắng phát huy và củng cố. Bạn không nhất thiết phải là người cótín ngưỡng -mọi người đều có quyền có tín ngưỡng hay không- mới có thể làm tăngtiến những thái độ tích cực này trong tâm hồn mình. Chúng ta nên nhớ rằng cáctôn giáo lớn của thế giới đều chuyên chở chung một thông điệp và khuyếnkhích phát triển những đức tính tốt đẹp của con người. Mặc dù giáo điều của mỗitôn giáo có thể khác nhau nhưng tựu trung, thông điệp chính đều giống nhau.Trên căn bản của mẫu số chung này, thông điệp của thương yêu và từ bi sẽ đượctung ra khắp tận cùng thế giới nếu tất cả những ai đang bước đi trên hành trìnhtâm linh cùng ngồi lại làm việc với nhau trong tinh thần hoà điệu và tươngkính.

Tuynhiên nếu những kẻ luôn mạnh miệng cổ võ những phẩm chất tốt đẹp của conngười lại quay ra cải vã chỉ trích lẫn nhau thì làm sao họ lại có thể raotruyền thông điệp này đến kẻ khác? Chắc chắn mọi người sẽ nói rằng, với chút ítmai mỉa: “Coi bọn họ kìa! Khoan dung và tương kính ở chỗ nào? Ngay cả bọn họcòn chẳng chịu được nhau thì nói gì ai.” Thế nên nếu chúng ta muốn giúp đỡ nhânloại một cách thực tiễn, chúng ta phải bắt đầu bằng việc biến mình thành mộttấm gương tốt của lòng tương kính, sự hoà hợp và tinh thần hợp tác trước mắtnhìn của thế giới. Nhìn từ xa, những cách biệt có vẻ như rất lớn lao. Tuynhiên nếu ta chịu khó tiếp cận với tha nhân và chia xẻ những kinh nghiệm củahọ, chúng ta sẽ biết cách làm thế nào để hòa điệu với kẻ khác cho dù có nhữngkhác biệt về đức tin, giáo lý; và làm thế nào để cùng nhau phát triển các khíacạnh tích cực của đời sống nhân loại. Cho nên việc quan trọng hàng đầu là duytrì mối quan hệ tốt đẹp, và các phong trào tôn giáo khác biệt cần nênchia xẻ, giao tiếp cùng nhau. Cho dù tất cả những xung đột do nguyên nhân bấtđồng tín ngưỡng xảy ra tại Bosnia hay Phi Châu, luôn luôn vẫn có những bướckhích lệ hướng về việc hòa giải. Tuy nhiên cần có những nỗ lực kiên trì tronghướng đó!

ThưaNgài, gần đây chúng tôi có dịp được đọc một bản tài liệu liên quan đến nỗithống khổ của Tây Tạng, trong đó kể cả lời khai của một nhà sư bị tù đày hơn bamươi ba năm trời -hai mươi bốn năm trong nhà tù và chín năm trong cáctrại lao động khổ sai. Ông ta đã trải qua những đau đớn bởi những nhục hình tratấn khó tưởng tượng nỗi, biến ông trở thành kẻ tàn phế suốt đời. Như thế bằngcách nào chúng ta có thể đạt được sự bình an tâm hồn vốn hàm chứa thanh thản vàđức hạnh khi chúng ta được nghe những câu chuyện như thế? Phải chăng bày tỏ nỗigiận dữ và làm một cái gì đó một cách thực tiễn là những đáp ứng tương xứngnhất?

Ðiềuquan trọng nhất là ta không thờ ơ lãnh đạm đối với những chuyện như thế, ta cảmnhận sâu xa tình huống này nhưng trong một chiều hướng xây dựng hơn, không biếtqúy vị có hiểu điều tôi muốn nói không. Chúng ta không nên để cho mình bị trànngập bởi những cảm thức đến độ tê cóng. Tôi không chắc là tôi có hiểu rõ câuhỏi của qúy vị hay không, tuy nhiên nếu vấn đề đặt ra là để duy trìõ sự an bìnhnội tâm một cách có hiệu quả khi phải đối đầu với những tình huống như qúy vịvừa trình bày, điều này tùy thuộc một phần lớn vào mức độ phát triển tinh thầncủa mỗi cá nhân.

Vớinhững thử thách khủng khiếp mà Ngài và dân tộc Ngài đang trải qua và tiếp tụcchịu đựng, có khi nào Ngài nghĩ đến thiên nhiên, đến hoa viên cây cảnh? Ngài có quan niệm rằng chúng là những biểu hiện rõ nét của nền văn minh? Theo ýkiến của Ngài, cảnh trí có cho ta một thông điệp nào không? Những hoa viên,cảnh trí có thể giúp ta tìm ra được sự bình an tâm hồn, giúp ta nhận thức, đưata đến con đường minh triết?

Tôitin chắc rằng mỗi khi tinh thần ta bị khủng hoảng, nếu ta chịu khó bước ra rabên ngoài ngắm nhìn phong cảnh, thở hít bầu không khí trong lành và lắng nghechim chóc ca hót, tâm hồn chúng ta sẽ tạm thời lắng xuống. Nói cho cùng, mặc dùvới tất cả kiến thức và khả năng, chúng ta vẫn là một phần tử của thiên nhiên,là một sản phẩm của thiên nhiên. Tổ tiên của chúng ta hàng ngàn năm trước đãsống rất gần gũi với thiên nhiên. Hôm nay trong chúng ta vẫn còn lưu lại nhữngdấu vết của đời sống đó: ngay cả trong những ngôi nhà tân tiến nhất, chúng tavẫn thích trang hoàng đồ đạc trong nhà bằng gỗ và cây kiểng xanh tươi -cái đónhư đã ở trong máu huyết của chúng ta.

Trongquá khứ, tất cả cuộc sống con người hầu như nương dựa vào cây cối. Hoa là vậtđiểm trang, trái cây là thực phẩm, lá và vỏ cây cho ta áo quần và nơi trú ẩn.Chúng ta lẫn trốn trên những cành cây để đề phòng thú dữ. Chúng ta dùngcủi để sưởi ấm khi lạnh giá, và khi về già chiếc gậy nâng đỡ ta trước sức nặngcủa thời gian, đó cũng là vũ khí để ta tự bảo vệ mình. Chúng ta đã gắn bó vớicây cối như thế. Bây giờ, trong các văn phòng cực kỳ hiện đại, chung quanh talà những máy móc tối tân, những dàn vi tính với hiệu suất cao, ta dễ dàng quênđi những mối liên hệ chặt chẽ với thiên nhiên. Cũng là chuyện rất bình thườngkhi ta cố gắng cải thiện phẩm chất của đời sống thông qua những tiến bộ củakhoa học kỹ thuật. Tuy nhiên đồng thời một điều cũng khá quan trọng là nếu tabiết được những giới hạn của sự tiến bộ đó và giữ cho mình tỉnh táo để thấy mộtsự thực là ta vẫn còn nương tựa vào thiên nhiên. Nếu môi trường sống của chúngta bị thay đổi đến tận gốc rễ, chúng ta sẽ không còn cách gì để tự bảo vệ chínhmình. Ðó là lý do tại sao cả tư duy lẫn hành động của chúng ta đều nền đi theocon đường Trung Ðạo.

Trongtrí tưởng của người Tây phương, thường có sự mù mờ giữa sự ức chế tình cảm vàsự tìm kiếm an bình nội tâm. Khi chúng ta ức chế một cái gì đó, chúng ta thườngmang những gì được coi là vấn nạn trong đời sống của mình đem đi dấu biệt vàomột xó xỉnh nào đó và nghĩ rằng ta có thể quên chúng đi để có thể tiếp tục sốngmà khỏi phải đối diện với chúng. Thưa Ngài, Ngài có suy nghĩ gì về nghệthuật ức chế này?

Tôinghĩ là tôi đã từng đề cập phớt qua đến vấn nạn này khi nói rằng, trong một sốtrường hợp, cụ thể là sự sợ hãi chẳng hạn, không nhất thiết là một điều xấu khibạn cứ cho những tình cảm này bộc phát ra để rồi loại bỏ chúng. Tuy nhiên điềunày không phải là không có những mối hiểm nguy. Thực vậy, nếu ta thiếu ý thứckỷ luật tự giác và cứ để mặc cho tất cả mọi loại tình cảm xâm nhập tâm trí tatuôn ra một cách tự nhiên, lấy cớ là ta phải để cho nó bộc phát, chúng ta sẽ điđến chỗ quá trớn và không chừng vi phạm cả luật pháp quốc gia. Trên bình diệnxã hội hay cá nhân, chúng ta cần có một thứ kỷ luật nội tâm để hướng dẫn tư duycủa ta theo một chiều hướng xây dựng. Những tình cảm của con người thường khôngcó giới hạn, và sức mạnh của những tình cảm tiêu cực là vô tận.

Tuynhiên tôi không nghĩ rằng trong trường hợp như thế chúng ta có thể gọi đó là ứcchế. Ngược lại, đây là vấn đề có vẻ rất tích cực. Chúng ta học hành và tu tậpvới mục đích từng bước loại bỏ sự vô minh. Tu tập nhiều khi không phải làchuyện dễ dàng. Mỗi khi mệt mỏi ta tưởng như sẽ không còn thể nào tiếp tục đượcnữa. Thế nhưng khi bắt đầu ý thức được những lợi lạc của sự tu tập, chúng ta sẽtự thiết định cho mình một thứ kỷ luật và nỗ lực vươn theo. Bằng học tập, chúngta mở rộng tầm kiến thức của mình, nhưng điều đó không có nghĩa là ta ức chếđược vô minh!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]