Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Bóng ma trong chiếc hộp đen

10/01/201115:36(Xem: 8444)
Chương 3: Bóng ma trong chiếc hộp đen

TỦ SÁCH ĐẠO PHẬT NGÀY NAY
ĐỐI THỌAI GIỮA
TRIẾT HỌC VÀ PHẬT GIÁO
Jean Francois Revel & Matthieu Ricard - BS: Hồ Hữu Hưng dịch
Nhà xuất Bản Văn Hóa Thông Tin 2010

Chương 3: Bóng ma trong chiếc hộp đen

Jean Francois: Khi xem xét tâm lý học Phật giáo và những tương quan của nó với tâm lý học Tây phương đã phát triển từ thế kỷ 19, chúng ta bắt buộc phải xem xét tương quan giữa thể xác và tinh thần. Đó là một vấn đề cổ điển: Có phải con người lạ một phức hợp- cái xác thân phức hợp bất hủ của Descartes- nghĩa là nó được tạo thành bởi một tinh thần nằm trong một xác thân? Hay là tinh thần nếu tách ra khỏi cái vỏ vật chất của nó, thì chỉ là ảo tưởng. như các triết gia duy vật thường khẳng định, và cả khoa sinh lý thần kinh hiện đại cũng nghĩ như vậy.

Matthieu:Giữa những năm 20 và 60, khoa tâm lý học phần lớn bị chi phối bởi cái ý niệm là muốn hiểu sự vận hành của tinh thần, cần phải quan sát tác phong bên ngoài, chứ không chú ý đến tinh thần bên trong. Người ta nói rằng, tinh thần tự nó không thể hiểu nó được một cách khách quan, do đó không thể suy nghĩ gì về nó được. Vì vậy người ta chỉ nghiên cứu những trạng thái tinh thần bằng những biểu hiện bên ngoài, còn những gì sâu kín bên trong thì người ta không đề cập đến. Các cuộc thí nghiệm thường được thực hành trên súc vật. Cách tiếp cận đó dần dần được thay thế bằng những khoa học nhắm vào trí năng (thần kinh y khoa, tâm lý học tri thức ngôn ngữ học, chỉ số thông minh). Các khoa học này dành một chỗ quan trọng cho những trạng thái tinh thần khi tiếp xúc với ngoại giới như nhận thức cảm thông, chuyển động, hoặc giả những trạng thái tự phát như giấc mơ, kỷ niệm, biểu tượng trong ngôn ngữ v.v... Nhưng ngay như hiện nay, sự nội quán tức là tâm nhìn lại chính nó, không được xem như một phương tiện khảo sát có giá trị, vì lẽ người ta không thể chuyển đổi những kết quả của việc hội quán thành những hiện tượng vật lý được.

Hơn nữa, những nhà thần kinh sinh vật học đã nghĩ đến việc không cần bàn đến vấn đề "Bóng ma trong chiếc hộp đen" nghĩa là cái ý niệm có một tinh thần hoàn toàn tách biệt khỏi hệ thần kinh. Theo họ, cấu trúc và sự vận hành của mạng tế bào thần kinh, cùng những phản ứng điện năng và hóa học tại đấy, đủ để giải thích cái mà ta gọi là tư tưởng. Ý niệm về một tinh thần, hay hơn nữa về một tâm linh vô hình trở nên hoàn toàn lỗi thời. Và người ta đưa ra một khuôn mẫu tế bào thần kinh vô cùng rắc rối, được phân chia khắp não bô, và những mạng này quyết định mọi hoạt động ý thức, và vô ý thức của não bộ. Người ta có thể cho đó là một thái độ đơn giản hóa sự việc, khi cho rằng tâm là một cấu trúc sinh học với những phản ứng hóa học.

Jean Françoi:Thật ra các cuộc thảo luận về tâm ở Tây phương còn xưa hơn. Vào cuối thế kỷ 19, một trường phái gọi là Trường phái Phong cách chủ trương rằng tâm chỉ là một hiện tượng ngoại biên, một thứ ánh sáng thêm vào hệ thần kinh. Theo quan niệm này, con người chỉ là một tổng hợp các phản ứng sinh, hóa và vật lý học. Tâm chỉ là phản ánh của những tiến trình sinh hóa ấy, và không có một ảnh hưởng nào trên chúng. Chống lại trường phái này có triết gia Bergson. Trong toàn bộ tác phẩm của mình, nhất là trong tác phẩm đầu tiên "Những dữ kiện tức thời của tâm thức'' năm 1889 và sau đó vào năm 1900, trong tác phẩm quan trọng nhất dành cho vấn đề tâm "Vật chất và ký ức", ông đã cố gắng chỉ ra rằng sẽ hoàn toàn sai lạc khi cho rằng tâm chỉ là một tổng hợp các diễn trình thần kinh sinh lý. Tâm có một sự hiện hữu khác hẳn. Các cuộc tranh cãi đã có từ thế kỷ 18. La Mettrie cho rằng con người chỉ là một tổng hợp các cơ chế. Những triết gia duy vật như Helvetius, Holbach hay Diderot cố gắng chứng minh chủ trương trên. Descartes thì chủ trương linh hồn tách rời xác thân,và có thể tác động lên nó. Ông ta còn cố gắng đặt linh hồn nằm trong tuyến tùng của não bộ. Sau này, Spinoza, Malebranche và Leibniz đã chế riễu Descartes, họ cho rằng linh hồn tách rời xác thân nhưng không thể tác động lên nó.Và mỗi người trong bọn họ đã bịa ra những giả thuyết rắc rối, khó tin, để giải thích tính cách tất nhiên của ý chí con người. Về phần Ba, Ba nghĩ khi Ba có thể vươn dài cánh tay ra, không phải là do linh hồn điều khiển xác thân Ba, mà do có hai sự tất định song hành. Đó là thuyết của Malebranche và tất cả mọi người đều cố gắng tìm ra một giải pháp để cắt nghĩa sự đồng thời của ý muốn và hành động.

Ba đã nhắc sơ lược đến những triết gia ấy để ghi nhớ rằng vấn đế tâm không phải là mới mẻ. Vậy thì, thật ra với sự phát triển của khoa học hiện đại, với khoa học thần kinh sinh lý, đã kết luận có phần chính xác rằng con người chỉ là tổng hợp các cơ chế các tế bào thần kinh sinh lý, cái tâm cũng chỉ là những cơ chế đó, có thêm chăng cũng chỉ là những hiện tượng ngoại biên không ảnh hưởng gì vào trong đó.

Matthieu:Vậy thì Tây phương có nghĩa là đã giải quyết xong bài toán '' Tâm và thân''?

Jean Francois: Những sự phát triển của khoa học hiện đại có vẻ như xác định luận đề chống thuyết duy linh, và phủ nhận ý niệm có một sự hiện hữu của hai yếu tố tinh thần và vật chất trong cùng một con người giữa thiên nhiên.

Thuyết duy tâm hay nhị nguyên cho rằng vũ trụ được cấu thành bởi Tâm và Vật, đó là một định đề siêu hình của Platon, của Cơ đốc giáo. Trong các sinh vật, việc phối hợp một yếu tố tâm linh và một yếu tố vật chất chỉ thể hiện độc nhất ở con người mà thôi, tất cả nền triết lý Tây phương đều cố gắng giải thích sự tương quan giữa linh hồn và xác thân, và mặt khác cũng cố gắng chứng minh là, sau khi xác thân tan rã linh hồn sẽ đến một nơi khác sống hạnh phúc hơn.

Chống lại chủ trương này, đã nổi lên một luồng tư tưởng Nhất nguyên và Duy vật, chủ trương rằng trong vũ trụ không có hai nguyên tố, mà chỉ có một hoặc là vật chất hoặc là tinh thần. Nhưng từ ba thế kỷ nay, thuyết vật chất đã thắng thế. Con người 1à một sinh vật như các sinh vật khác. Cái khác là ở chỗ giữa cái vật chất và cái sinh động. Cái sinh động lại là môt sản phẩm do phản ứng hóa học của vật chất. Cái tâm đã được khai sinh từ những yếu tố thuộc thần kinh não bộ, mà sự phát triển dẫn đến sự xuất hiện của ngôn ngữ. Quả thật ngôn ngữ là cốt lõi của tâm thức, tức tự nhận biết về tự thân và về sự vật và cũng đồng thời là công cụ của tư tưởng.Và sẽ là một ảo tưởng nếu nghĩ rằng tâm hoàn toàn tách biệt với thân. Những tiến bộ về khoa thần kinh sinh lý hiện đại có vẻ khẳng định được cái luận đề mà con cho là đơn giản (tức luận đề ngoài thân có tâm nhưng tâm lại phụ thuộc vào thân). Vậy thì Phật giáo chủ trương thếnào trước lập trường của Tây phương?

Matthieu:Con nghĩ rằng sự khác biệt về quan điểm phản ánh từ một sự chọn lựa siêu hình. Khoa học gạt bỏ ý niệm một cái tâm vô hình không thể nhận biết hay đo đạc được bằng các phương tiện vật lý. Từ đó có khuynh hướng đơn giản xem cái Tâm như các hiện tượng khác. Theo khuôn mẫu của "Con người tế bào thần kinh'' cũng như trong các cơ chế do trí thông minh con người sáng tạo, người ta sẽ không hiểu bằng cách nào cái Tâm lại có thể tự hỏi về chính nó được. Khi những nhà sinh học thần kinh nói rằng hệ thần kinh không hoạt động giống như một máy tính, họ muốn nói rằng hệ thần kinh mềm dẻo hơn, hoạt động trên nhiều lãnh vực, có khả năng tự tổ chức khác hẳn cái máy tính mà chúng ta đang sử dụng, nhưng thật ra không có sự khác biệt cơ bản nào. Con người thần kinh và máy tính có cùng một điểm chung: cả hai đều không có tâm thức. Về máy tính thì hẳn nhiên vì chỉ là một đống sắt vụn. Còn về con người, những nhà sinh vật học thần kinh cho rằng, cái mà ta thường gọi là "Tâm" chỉ là một hiện tượng ngoại biên của hệ thần kinh, nó không phải là một thực thể riêng biệt, mà chỉ là một sự vận hành của não bộ, một tổng hợp của các sợi thần kinh liên kết và của các phản ứng điện năng và hóa học. Thật ra không có sự khác biệt cơ bản nào giữa con người và máy tính.

Sự kiện cái máy tính có thể thắng trong các cuộc chơi cờ, không có nghĩa là máy tính có một tâm thức mà chỉ là đơn giản là không cần có cái Tâm để tính toán. Cái quan trọng là chỉ ra những cái mà máy tính không thể làm được. Nó có thể chơi cờ, nhưng không có tinh thần tranh đua. Nó tính được tương lai nhưng không hề quan tâm đến. Nó ghi nhớ được quá khứ nhưng không hề buồn hay vui. Nó không biết cười, biết khóc, không biết thưởng thức đẹp xấu, không biết thế nào là tình bạn hay lòng nhân ái. Nhưng trên hết, máy tính làm sao tự hỏi được mình là ai, mình sẽ ra sao khi bị cắt hết nguồn điện. Không phải đơn giản chỉ là cần cảm giác có một "cái tôi", mà là cần có cái khả năng biết cái bản thể của mình, và nó sẽ tiếp diễn ra sao.

Tôi là ai? Cái thể của ''tâm'' tôi là gì? Không có một máy tính hay một sản phẩm nhân tạo nào có thể đặt ra câu hỏi và trả lời được thếnào và tại sao một máy tính, hay dù cho là một mạng lưới tế bào thần kinh ở các Thiền giả, lại phải bỏ ra nhiều năm để tự hỏi cái thể cuối cùng của "Tâm" là gì? Dường như ý niệm về một cái Tâm vô hình, không bao giờ có ở các Thiền giả, vì lẽ họ có thể cảm nhận được nó. Nếu cái Tâm của ta có thể tự hỏi về sự hiện hữu của nó, phải chăng đó là một chỉ dẫn rằng nó chắc hẳn không phải là môt cơ chế, dù cho là môt cơ chế rắc rối đến thế nào đi nữa. Sau rốt, nếu con người là một tổng hợp tế bào thần kinh, thì cái "tâm" mất hết khả năng quyết định, và như vậy mọi quyết định đều là kết quả của những phản ứng dây chuyền các tế bào thần kinh mà không có ai giám sát, do vậy đó chỉ là một ảo tưởng.

Jean Fronçois:Không nên lẫn lộn hai vấn đề. Một mặt thì cho là có một nguyên tố tâm linh hoàn toàn khác biệt với nguyên tố vật chất, nếu cho rằng con người là tổng hợp của hai nguyên tố đó. Mặt khác là hành động và sự tự do nơi con người. Phần Ba, Ba cho rằng con người được tự do ở một khía cạnh nào đó. Nhưng Ba không tin có sự hiện hữu của linh hồn, cũng như sự trường tồn của linh hồn. Đó là hai vấn đề riêng biệt.

Matthieu:Vậy thì cái sự tự do mà Ba đề cập đó, đến từ đâu? Với quan điểm, con người là một tổng hợp tế bào thần kinh, cái mà chúng ta gọi là một quyết định có ý thức, đến từ phản ứng của các tế bào thần kinh với ngoại giới để giúp cho sự tồn tại của con người hay của dòng giống. Cũng có thể là một phản ứng vị kỷ, khi nó giúp cho sự sống còn của cá nhân, hoặc là một phản ứng vị tha đôi khi có hại cho cá nhân, nhưng giúp cho sự tồn tại của dòng giống. Và đừng quên rằng mọi điều ấy đều được thực hiện không có Tâm. Với cái mẫu con người thần kinh đó, chúng ta có ảo tưởng là đang hành động, và cái tâm chỉ là một khán giả, một chứng nhân bị động. không hề can thiệp tích cực vào não bộ, và không ảnh hưởng được đến các phản ứng thần kinh. Nói tóm tắt, cái tâm không có vai trò nào hết trong quyết định một việc gì. Như vậy là dường như có vài sự mâu thuẫn. Con người thần kinh không thể giải thích được, vì sao một sự kiện đặc biệt nào đó có thể thay đổi cách suy nghĩ của chúng ta, và cả cuộc đời chúng ta nữa. Người ta biết trường hợp của những kẻ sát nhân mà cuộc đời luôn luôn chìm đắm trong hận thù, họ chém giết lẫn nhau ngay trong nhà tù và đến một ngày nào họ lại ý thức được sự kinh tởm về những hành động của họ. Sự lầm lạc của họ cũng tương tự như sự điên cuồng. Cũng cần nhắc lại câu chuyện của một hành giả vào cuối thế kỷ 19, đã 40 tuổi chỉ sống bằng nghề săn bắn và hái trộm hoa quả trong một đất nước mà sự đi săn bị khinh miệt. Một ngày nọ, ông ta đuổi theo một con nai cái mà ông đã bắn trọng thương, khi ông đến gần con vật đã ngã quỵ xuống đất, ông nhận thấy con nai cái đang cho ra đời một chú nai con, và trước khi chết, nó còn liếm con mình một cách âu yếm. Cảnh tượng ấy làm đảo lộn tâm trí người thợ săn, khiến anh ta từ bỏ tức khắc việc đi săn. Sau đó, nhận thấy cuộc đời phù du và đảo điên, anh ta dành cuộc đời còn lại của mình để học giáo lý và thiền định, và sau đó trở thành một đạo sư lỗi lạc.

Nếu cái Tâm chỉ tùy thuộc vào sự vận hành của mạng thần kinh, người ta không thể hiểu được vì sao những sự suy nghĩ sâu xa, những sự khám phá nội tâm có thể đột nhiên làm chúng ta thay đổi cái nhìn về cuộc đời, về cách sống của chúng ta, và cũng có thể mang đến cho chúng ta những giây phút tràn đầy hỷ lạc nội tâm. Một sự đảo lộn như vậy, lẽ ra phải được tiếp diễn bằng một sự tái cơ cấu bất thần các dòng thần kinh, chi phối các thói quen và cách cư xử của chúng ta. Nhưng người ta sẽ hiểu dễ dàng hơn, nếu người ta hình dung cái ''tâm'' là một dòng chảy vô hình mềm dẻo, và dễ thích ứng hơn nhiều so với một mạng thần kinh đầy dẫy những giao kết rắc rối. Người ta cũng sẽ khó hiểu khi biết rằng quyết định từ bỏ những thôi thúc tự nhiên, ví dụ những ham muốn, lại có thể giúp vào sự tồn tại của nòi giống. Ở Tây Tạng thời gian trước, gần 20% dân số sống trong các tu viện hoặc các hang động sau khi họ đã suy gẫm về cuộc đời. Đó là xứ sở mà mật độ dân số rất thấp và có nhiều tài nguyên thiên nhiên. Những nhà nhân chủng học tiến bộ, cho là có một cuộc ganh đua về các tín ngưỡng, và tín ngưỡng nào nghiêng về sự sản sinh ra nhiều sẽ chiếm ưu thế. Nhưng trong trường hợp người ta thích sống độc thân, thì rất khó hiểu một quyết định như vậy lại có thể giúp vào sự phát triển nòi giống, và do đó thật khó chấp nhận được là cái Tâm không đóng một vai trò nào trong việc lựa chọn.

Jean Francois:Ba nghĩ rằng có một cái gì đó gọi là Tâm linh, có thể là kết quả của một quá trình phát triển não bộ, và sự xuất hiện của ngôn ngữ. Chúng ta khác con vật ở chỗ chúng ta có nhiều sự chọn lựa, và không bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào sự háu ăn, vào những ham muốn. Đó là một thực tế hiển nhiên và Ba nói thế là để tán dương một triết gia mà Ba không thích lắm: Jean Paul Sartres.

Nhưng cái lựa chọn của con người, không phải được xác định trong những gì trừu tượng, nó luôn thay đổi. Như Sartres nói, nó xảy ra trong tình huống mà anh không phải là tác giả. Sự chọn lựa có thể bị thắt chặt hoặc nới lỏng. Có nhiều trường hợp môi trường và hoàn cảnh không cho phép anh có nhiều sự lựa chọn. Khi mà quân địch xâm chiếm nước anh, thì sự lựa chọn rất hạn chế, phải vậy không? Anh chỉ có một sự lựa chọn, trốn đi hay là chiến đấu. Trong những trường hợp khác- điều này nói lên vì sao Ba thích hòa bình và dân chủ- anh có một toàn cảnh phóng khoáng hơn, anh sống trong một xã hội chấp nhận được nhiều lối sống khác nhau và nhà nước đảm bảo an ninh cho anh. Trường hợp này thì anh lại có thể có nhiều sự lựa chọn. Phần con, con đã chọn trở thành một tu sĩ Phật giáo, thay vì làm một nhà nghiên cứu ở viện Pasteur. Nếu điều này xảy ra ở thế chiến thứ II, con không thể có sự chọn lựa ấy được. Vậy thì trước những tình huống thực tiễn, hành động con người là tùy thuộc vào trí thông minh của họ. Vì thế, người ta có thể nghĩ rằng, trong một giới hạn nào đó, con người có được một sự tự do chẳng hạn như việc chấp nhận hay từ chối một giá trị hay một hành động nào đó. Khả năng tác động lên toàn cảnh một sự kiện không phải là vô hạn, tuy nhiên con người có thể chọn một giải pháp thích hợp nào đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có một tinh thần bất diệt.

Matthieu:Phật giáo không chủ trương một tinh thần bất diệt, nhưng là một dòng lưu chuyển luônluôn thay đổi, một sự tương thuộc giữa tinh thần và vật chất. Trở lại vấn đề của người giám sát nói trên, một sản phẩm của trí thông minh nhân tạo, có thể học và thích ứng được với những hoàn cảnh bất ngờ, nhưng nó không thể có những ý muốn như con người.

Jean Francoi:Ba tránh dùng chữ người giám sát, chữ mà triết lý cổ điển thích dùng để giả thiết rằng có một linh hồn có khả năng quyết định không hạn chế, hoàn toàn độc lập và chiếm ưu thế trên những biểu hiện tinh thần khác. Ba cho rằng chúng ta chưa biết thật đầy đủ về sự vận hành của bộ máy của não bộ người. Thật ra chúng ta có tiến bộ. Nhưng với những bài viết, những sách mà Ba đọc, hay những cuộc trao đổi với tác gia, chúng ta cũng biết được chút ít về các cơ chế não bộ. Mạng thần kinh con người phân tích các khả năng khác nhau, và sự chọn lựa sau cùng của nó là một sự thích nghi tốt nhất với môi trường chung quanh. Ba cũng không biết tại sao người ta lại không thể chấp nhận rằng, cái khả năng chọn lựa của con người đã bắt đầu xuất hiện từ một sự phát triển não bộ kể từ con người Neanderthal và rồi tới con người Homosapiens thì bắt đầu có ngôn ngữ. Và chúng ta cũng nhận thấy rằng các giai đoạn phát triển não bộ đó, bao gồm cả khả năng chọn lựa theo chiều hướng một sự tất định thiên nhiên, mà tất cả con người đều chịu khuất phục. Ba tin rằng việc khảo sát đời sống của mỗi con người, cùng với lịch sử các xã hội có thể cho thấy- trừ những trường hợp bị ép buộc hoàn toàn- con người hoàn toàn tự do để chọn phương hướng hành động, Và đó là công dụng của ngôn ngữ, của lý luận, của sự thông tin. Cái khả năng cân nhắc giữa nhiều giả thiết, nhiều ức đoán khiến cho anh chơi cờ có thể tính trước nhiều nước đi, và những hậu quả kế tiếp.

Matthieu:Ba nghĩ gì khi nói rằng "Đó là công dụng của tư tưởng", bởi trên thực tế chỉ là một cái "máy người".

Jean Francois: Thiết nghĩ, không chỉ cần nói về cái tâm chung chung, mà cũng cần phải đề cập nhiều hơn đến cái tâm đạo đức.

Cái dấu ấn đặc biệt của con người, bí mật lớn nhất của nó, đó là cái tâm đạo đức. Sự nhận thức cái Thiện và cái Ác, là một điều hiển nhiên, và cho dẫu là những nhà độc tài khát máu nhất, cũng không hẳn là hoàn toàn vô đạo đức, vì họ đã cố tình che dấu tội ác của họ. Vậy là không thể có sự phân biệt thiện ác, nếu không có tự do. Vì thế, trở lại tâm điểm của vấn đề, Ba nghĩ người ta có thể chối bỏ sự hiện hữu của cái tự do cá nhân, nói đúng hơn một sự tự do nơi con người. Nhưng trên bình diện siêu hình, người ta cũng không cần phải chấp nhận có hai nguyên tố nơi con người tức là Tâm và Vật.

Matthieu:Hãy trở lại vấn đề: ''Trước thời điểm chúng ta quyết định một điều gì''. Nếu cái mà chúng ta gọi là tâm chỉ là một chứng nhân bù nhìn, bất lực và vô ích thì chúng ta rơi vào thuyết tất định hoàn toàn. Khoa thần kinh cho ta biết có đến 90% hoạt động của não bộ là vô thức. Tại sao không là 100%, nếu tâm chỉ là một chứng nhân thụ động, không hề có tác dụng nào trong sự vận hành của não bộ. Khi mà não bộ ở trong một trạng thái quân bình, nó có một số tiềm lực liên kết với những sự giao thoa thần kinh, Các sự giao thoa này có thể có liên hệ với các gia tài di truyền của mỗi chúng ta, và cả với sự học hỏi của chúng ta nữa.

Jean Francois: Cái hệ thống thần kinh này lại phải có khả năng chọn hướng này hay hướng khác nữa.

Matthieu:Sự quân bình của hệ thần kinh có thể tan vỡ theo chiều hướng này hay chiều hướngkhác. Để ra ngoài ý chí, tư tưởng, cái gì có thể quyết định về cái chiều hướng mà hệ thần kinh phải theo. Sự tình cờ chăng?

Nếu thế thì sẽ có sự hỗn loạn, sự rời rạc, sự chuyên chế. Vậy là sự cần thiết ư? Thế thì người ta lại trở về thuyết tất định hoàn toàn. Ví dụ người ta có thể quyết thắng từ bỏ những sự đam mê, dù là những đam mê sinh lý bình thường, hoặc là người ta để ra hằng giờ để tự hỏi về bản thể của Tâm. Hoặc giả người ta có thể quyết định làm một công việc rộng lượng vô danh hay bất vụ lợi nào đó.

Jean Francois: Phải, nhưng ý chí không bao giờ tuyệt đối cả. Ý chí luôn bị bao vây bởi một số ràng buộc, và người khôn ngoan luôn luôn phải biết đến điều ấy, là ý chí không bao giờ tuyệt đối, cả sự ràng buộc cũng thế. Cái từ ngữ người giám sát gợi ý một sự tự do hoàn toàn của con người, làm như con người là một vị thần có thể áp đặt ý chí của mình lên thực tại. Điều đó hoàn toàn không đúng.

Matthieu:Con không nói là có một số tự do hoàn toàn, mà chỉ có cái khả năng quyết định có thể đi rất xa, vì lẽ chúng ta làm chủ cuộc đời mình.

Jean Francois: Tất cả những điều con nói đó đều rất hay nhưng những lý luận đó không đủ để làm hài lòng những nhà thần kinh học, khi họ cho rằng mọi sự đều có thể giải thích được mà không cần nhờ đến ý niệm một cái tâm hoàn toàn tách biệt khỏi thể xác.

Matthieu:Phật giáo không tranh cãi về bức tranh con người thần kinh trên bình diện vật chất, mà chỉ muốn xác định rằng cái tâm dính vào thân xác là một sự chọn lựa siêu hình, chớ không hề là một sự phân tích khoa học. Hãy lấy ví dụ một chất kích thích, chất crack lên não bộ.

Jean Francois: ''Crack" là phụ phẩm của chất gì?

Matthieu:Của cocaine. Crack là một phần tử có thể ngăn cản sự tái hấp thu chất dopamine, và tạo ra một trạng thái đê mê kéo dài cho đến khi thuốc hết tác dụng. Trong thời gian này, người sử dụng hoàn toàn xao lãng các hoạt động khác. Anh ta quên làm, quên ăn, quên ngủ. Anh ta luôn ở trong trạng thái đê mê nhân tạo. Chất thuốc này làm bệnh nhân ghiền và hy vọng duy nhất để thoát ra sự nguy hại này là chấm dứt ngay sự dùng thuốc, điều này là vô cùng khó khăn vì sức ám ảnh còn rất mạnh. Hơn nữa, chất dopamine do hệ thần kinh tiết ra, được tìm thấy trong mọi cảm giác khoái lạc dù có nguồn gốc ma túy, thuốc lá, hay tình dục, hay cả đến khi ăn chocola nữa. Chất lượng và cường độ của các cảm giác của chúng ta, của những tình cảm, của những nhận thức về thế giới bên ngoài, dưới dạng ưa thích hay đau khổ, hoàn toàn phụ thuộc vào những phản ứng hóa học của não bộ. Ai biết được có thể là ông nhà sư đã từ bỏ các thú vui ở đời mà vẫn thấy an lạc là một người mà lượng dopamine cao hơn mức trung bình. Nhìn thoáng qua cơn "phê" của chất ma túy, chỉ là một bản sao tội nghiệp của niềm hỷ lạc của bậc thánh nhân. Cơn "phê" đó chỉ là môt sự đau khổ trá hình, nó đem đến sự điên loạn, sự bứt rứt khi phải chịu thiếu thuốc. Nó tàn phá tinh thần và thể xác của con nghiện. Ngược lại, sự thanh thản, niềm vui của bậc thánh nhân, không cần có sự kích thích nào và cũng không bị những tình huống lợi hay bất lợi của cuộc sống ảnh hưởng đến. Niềm an lạc ấy càng ngày càng được củng cố theo thời gian. Nó không nhốt vị thánh vào một thiên đường khép kín, trái lại nó khiến hành giả mở rộng lòng mình cho kẻ khác. Sự an lạc đó có thể truyền trao được.

Tuy nhiên theo các nhà thần kinh học, có thể rút ra hai kết luận. Thứnhất, môt chất thuốc có thể tác động mạnh vào tinh thần, nhưng người ta không hiểu bằng cách nào, nó có thể giao thoa được với một cái tâm vô hình. Thứhai, cái tâm có thể được xem như một độc giả vô tư về tất cả sự việc xảy ra trong não bô, nhưng không thể thật sự tham dự vào các quyết định. David Potter, nhà nghiên cứu ở Đại học Harvard, đã từng gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma và kết luận rằng "Vậy thì những quyết định, những tình cảm mà không do tâm kiểm soát, vậy thì cái khả năng quyết định đó là do sự tính toán của các tế bào thần kinh? Cái tâm mà chúng ta rất tự hào, phải chăng nó chỉ là một chứng nhân chỉ ghi lại kết quả của các phản ứng điện năng và hóa học của các tế bào thần kinh và nó không có vai trò nào trong việc quyết định một điều gì. Còn Christian de Duve thì viết: ''Chúng ta chưa hiểu đầy đủ về tư tưởng con người để có thể xác định một cách chắc chắn rằng nó chỉ là biểu hiện của các hoạt động của tế bào thần kinh, và nó không có tác động nào vào những hoạt động đó. Sau cùng con kể ra đây kết luận của thầy con- FrancoisJacob, khi ông đọc bài giảng đầu tiên ở viện đại học Pháp: ''Nhận thức được cấu trúc và cơ chế trong cơ thể con người, có đủ để giải thích diễn trình phức tạp của tư tưởng không?'' Có chăng cơ may một ngày nào đó, người ta sẽ dùng ngôn ngữ vật lý và hóa học để giải thích các phản ứng điện hóa thần kinh, đầu mối của tư tưởng, tình cảm hoặc quyết định. Có thể nghi ngờ điều này.

Jean Francois: Sau cùng thì con có chống lại những người nghĩ rằng ''Tâm'' chỉ là một tiếng sáo rỗng?

Matthieu:Một lần nữa con nói rằng ''Tâm'' có khả năng tự hiểu được và tự hỏi về bản thể của mình. Đấy là một sự kiện kinh nghiệm không thể chối bỏ được. Nếu ''Tâm" không tham dự vào các quyết định của con người vậy thì thử hỏi tại sao chúng ta lại đi nghiên cứu nó, và ai nghiên cứu mới được chứ'? Một lũ bù nhìn cũng làm được việc này và sự hiện hữu của cái tâm chỉ là một xa xỉ miễn phí, một món tiền thưởng cho con người để họ ngắm nhìn mà thôi. Đó không phải là một hành động có ý thức, mà chỉ đơn giản là một sự ngắm nhìn vô tâm mà thôi.

Jean Francois: Đó là một ẩn dụ của cái gọi là"Bóng ma trong cái máy'', cũng là chủ đề của Bergson: Cái Tâm vượt qua não bộ.

Matthieu:Thật sự có một bóng ma trong bộ máy: đó là giòng tâm thức. Giòng tâm thức này không bao hàm một sự hiện hữu của một thực thể vĩnh viễn, mà nó mang theo đời này sang đời nọ. Nhưng nó giữ lại dấu ấn những gì đã xảy ra trong cuộc đời của nó. Cái ''Tâm'' đó cho phép ý chí ảnh hưởng đến xác thân, trong những giới hạn sinh lý thích hợp.

Jean Francois: Cái ''Tâm'' và não bộ nối kết như thế nào?

Matthieu:Sự chống đối quan điểm giữa Duy vật và Duy tâm, giữa tinh thần và vật chất, theo Phật giáo là một vấn đề đặt ra không hợp lý. Thật vậy, theo đa số các triết gia và các nhà bác học vấn đề ở chỗ đối chọi một vật thể có thực chất và một cái "Tâm" vô hình. Do đó ý kiến chủ đạo của các nhà khoa học hiện nay là cái quan niệm nhị nguyên đó vi phạm luật bảo tồn năng lượng, khi cho rằng một vật vô hình có thể tác động lên một vật hữu hình. Và một quan niệm như vậy sẽ nêu lên những vấn đế không giải quyết được. Ở đây chúng ta có thể tự hỏi về thực tế của vật chất. Chính vì dựa vào vật chất mà duy vật chủ nghĩa va chạm với thuyết nhị nguyên, và thiếu hiểu biết về bản thể của tinh thần.

Theo Phật giáo, các nguyên tử không rắn chắc và không có sự sống cố hữu. Một sự tập hợp các thực thể đó cũng không thực tiễn hơn các thành phần cấu tạo ra nó. Không nói đến sự gần gũi với vật lý học hiện đại, người ta không thể không nghĩ đến Heisenberg khi viết rằng: "Các nguyên tử và các phân tử đều không có thật. Chúng thật ra chỉ là những tiềm lực hơn là những vật thể hay những sự kiện".

Chúng ta trở lại phân tích của Phật giáo về thực tại của các hiện tượng. Theo quan điểm Phật giáo, sự đối kháng Tâm Vật không phải là không giải quyết được vì cả hai đều không hiện hữu một cách độc lập và vĩnh viễn. Không có gì ngăn cấm cái tâm xuất hiện trong bộ não do các phản ứng hóa học tạo nên những diễn trình sinh lý ảnh hưởng đến xác thân, cũng như những diễn trình sinh lý này tác dụng ngược lại tâm thức. Tác dụng hỗ tương đó luôn luôn tồn tại, khi mà tâm còn ở trong xác thân. Nhưng người ta thêm rằng cái giúp cho sự vận hành của não bộ trong các trường hợp phải quyết định, chính là cái tâm vô hình. Chối bỏ điều này về phía các nhà thần kinh học, cũng như xác định nó về phía Phật giáo đều là một sự chọn lựa siêu hình. Cái tâm không thể khảo sát được bằng các phương pháp vật lý nhưng không tìm được gì không có nghĩa là nó không hiện hữu. Sự chọn lựa của Phật giáo dựa vào kinh nghiệm thiền định.

Vậy thì sau rốt, để giải quyết vấn đề, cần phải xem xét có những chỉ dẫn gián tiếp nào có thể chứng minh sự hiện hữu của một cái tâm tách biệt với xác thân. Theo thuật ngữ Phật giáo, cái tâm phi vật chất, không hình thể, nhưng không phải là không hiện hữu, không thể hiện, vì lẽ nó có thể thực hiện một chức năng. Cái tâm ấy có thể tác động hỗ tương cùng với xác thân, dù rằng xác thân này cũng không hẳn là một thực thể tuyệt đối.

Jean Francois: Này, đợi đã! Với tư cách là một triết gia chuyên nghiệp, Ba luôn luôn hoài nghi về cách thức mà môn siêu hình hay lợi dụng những tiến bộ khoa học để biện minh cho các luận đề siêu hình. Khoa học không được tạo dựng cho việc đó. Ba lấy ví dụ về "Nguyên tắc bất định" của Heisenberg. Thuyết bất định trong Vi vật lý vào thời điểm mà Ba bắt đầu học triết lý, tức là đầu thế chiến thứ II, là một hiện tượng khoa học quan trọng thời bấy giờ. Tất cả các triết gia duy tâm đều đã lợi dụng cái thuyết bất định ấy để cho rằng cái tâm hoàn toàn có khả năng hiện hữu vì lẽ cả vật chất cũng không được minh định rõ ràng.

Ba không tán thành một lập luận như vậy. Người ta không biết là nhờ vào đâu mà thuyết bất định trong Vi vật lý lại giúp con người xác định được những hiện tượng thiên nhiên. Cái cách mà khoa siêu hình lợi dụng khoa học đã xảy ra định kỳ và đã có từ thế kỷ 18. Đối với Ba, điều này rõ ràng là không nghiêm chỉnh.

Matthieu:Con nhìn nhận rằng những sự so sánh nêu trên có phần nào giả tạo. Và Phật giáo vốn rất mạch lạc, có thể không cần đến những so sánh đó. Tuy nhiên những sự so sánh đó, có thể tạo nên một nhịp cầu với Triết lý Tây phương và giúp cho việc mở rộng tầm nhìn. Theo Phật giáo, có một tác động hỗ tương giữa tâm và xác thân mà nó tạm thời gắn bó. Giòng tâm thức vẫn tiếp tục lưu chuyển sau cái chết và sẽ kinh qua nhiều cuộc sống khác. Sự gắn bó tâm vào xác thân theo Francisco Valera xác định những liên hệ giữa giòng tâm thứcvà hệ thần kinh. Cái khả năng mà tâm tác động lên xác thân có thể giải thích được cái khả năng quyết định của con người.

Phật giáo phân biệt nhiều khía cạnh về cái Tâm con người. Cái khía cạnh thô, thuộc về hệ thần kinh, tế nhị hơn có thể là cái ánh sáng mà Ba đề cập đến như những hiện tượng ngoại biên của hệ thần kinh, và sau cùng là cái tâm vô hình. Cái tâm sau cùng này là giòng tâm thức lưu chuyển từ đời này sang đời khác. Cái giòng tâm thức này không có khởi đầu cũng không có kết thúc vì lẽ rằng cái nhận thức không thể đến từ một cái bất động. Ở một thời điểm, cái nhận thức đến từ một nhận thức trước đó và tạo ra cái nhận thức sau đó. Cũng như thế trong vật lý học, người ta nói đến việc bảo tồn năng lượng- cái khối năng lượng không được sản sinh ra hay biến đi- mà chỉ có thể thay đổi giống như sự thay đổi trong tâm thức vậy. Vậy là có một dòng lưu chuyển trong mỗi con người, một dòng lưu chuyển có thể thay đổi, giống như nước trong một dòng sông có thể trong hay đục. Và như vậy trong quá trình thay đổi ấy người ta có thể đi từ sự bất an của chúng sinh đến sự tỉnh thức của Phật.

Jean Francois: Sự gợi ý cho rằng có một nguyên tố tâm linh gắn vào não bộ, Đúng là thuyết của Bergson trong quyển ''Vật chất và ký ức" mà Ba đã đề cập đến. Cuốn sách được viết vào một thời điểm mà khoa sinh lý thần kinh đặc biệt chú trọng vào việc nghiên cứu chứng ''cấm khẩu'' (mất tiếng nói). Khi chỉ ra rằng sự mất tiếng nói một phần, hay hoàn toàn, có liên hệ đến những tổn thương não bộ được định vị rõ ràng, khoa sinh lý thần kinh nghĩ rằng có thể chứng minh được là khi hủy bỏ một vùng nào đó của não bộ, người ta sẽ hủy bỏ luôn tâm thức. Vậy là cái tâm không có gì khác não bộ. Để bác bỏ lập luận này, Bergson đã để ra 6 năm nghiên cứu các tài liệu liên quan đến chứng cấm khẩu. Ông ta nghĩ rằng cái tâm vượt lên trên não bộ. Cái tâm bám vào não bộ như một cái áo mắc vào cái mắc áo. Cái áo không phải là cái mắc áo, cũng như cái siêu nhiên không phải là cái tự nhiên.

Matthieu:Sự việc mà các loại ma túy hoặc các tổn thương não bộ có thể ảnh hưởng trầm trọng đến tư tưởng hay các quan năng của chúng ta, rốt lại không chứng minh được điều gì. Nếu có một cái tâm vô hình, người ta có thể hiểu được là nó không thể biểu hiện được trong một bộ não bị tổn thương, cũng giống như một viên phi công không còn điều khiển máy bay của mình khi máy móc bị hỏng hóc.

Jean Francois: Sự hiện hữu của một cái tâm vô hình, có thật sự là một ý niệm cần thiết cho Phật giáo để làm nền tảng cho thuyết luân hồi?

Matthieu:Đúng vậy, điều duy nhất có thể chứng minh không thể chối cãi được cho sự hiện hữu của cái tâm chính là thuyết luân hồi hay đúng hơn là sự tiếp diễn của giòng tâm thức. Nhưng trước hết, con muốn nói vài lời về sự truyền trao tư tưởng (tha tâm thông) khiến ta có thể hình dung được một cái tâm vô hình. Đối với đa số người Tây Tạng thì sự truyền trao tư tưởng là một điều bình thường, không những trong sách vở mà cả trong đời thường khi tiếp cận với các vị Đạo sư. Nó có thể được xem như là biểu hiện của một sự lệ thuộc hỗ tương của các hiện tượng. Nhưng không có gì so sánh được với chính kinh nghiệm cá nhân, con bắt buộc phải tự mình thể nghiệm lấy. Trong vòng 15 năm sống gần các vị Đạo sư Tây Tạng, con đã nhiều lần chứng kiến việc họ có thể biết được một cách chính xác những tư tưởng của con và của một vài người bạn. Con chỉ kể ra đây một trường hợp đã làm con thật sự ngạc nhiên. Trong khi con đang thiền định trong một cái am gần chỗ người thầy đầu tiên của con là Kangyour Ringpotché, con bắt đầu nghĩ đến những con thú mà con đã giết trong thời niên thiếu. Con đã đi câu cá con, đã bắn một con chuột, và cho đến năm con 15 tuổi, bất thình lình con nhận ra thế nào là giết hại, và làm đau khổ một sinh vật. Khi nghĩ đến đó, con lấy làm hối tiếc và con không tin lắm vào cái sự vô tình của mình trước nỗi đau của chúng sinh. Và con quyết định đi gặp Kangyour Ringpotché và nói với ông những gì mình đã làm, một cách như là để sám hối với ông. Con đến trước mặt ông, con cũng chưa nói được tiếng Tây Tạng, nhưng con ông ta có mặt ở đó. Ông nhìn con, mỉm cười, và trước khi con có thể nói một lời nào, ông nói với người con vài lời và ông này đã dịch lại cho con "anh đã giết bao nhiêu thú vật trong cuộc đời này?”

Jean Francois: Hay đấy!

Matthieu:Khi ấy, con cũng chỉ cho là một việc bình thường, con cũng mỉm cười, và không có cảm giác lạ lùng hay siêu nhiên. Nhưng đồng thời điều này cũng mở rộng tâm trí của con như người ta thường nói, chỉ cần uống một giọt là biết vị mặn của đại dương.

Jean Francois: Đồng ý. Nhưng sự việc của tâm thức này có thể giao thoa với tâm thức khác, tuy rất ít xảy ra nhưng cũng được nhiều người ghi lại, như con chẳng hạn, cũng không chứng minh được sự hiện hữu của cái tâm của con người.

Matthieu:Nó không chứng minh được nhưng người ta có thể suy đoán ra. Phải nói thêm rằng các đạo sư Tây Tạng rất mực khiêm tốn. Rất có thể là họ dùng tha tâm thông rất lâu, nhưng hiếm khi cho người khác biết. Họ không thích khoe khoang quyền năng và gây ấn tượng với kẻ khác. Đức tính này rất thường gặp ở các đạo sư lỗi lạc, và thường đi đôi với sự chứng ngộ rất cao. Con chưa từng nghe về các khả năng phi thường đó ở những người bình thường. Thếmà chính các đạo sư đó đã nói, với kinh nghiệm bản thân của họ về giòng tâm thức sau khi chết. Với những khả năng mà người ta có thể nhận biết nơi họ, cũng như với phong cách hoàn hảo của họ trong cuộc sống thường nhật, con thấy rằng họ đã nói gần đúng sự thật. Đó là tất cả những gì con có thể nói.

Jean Francois: Cái cách lý luận đó cũng như những nhận xét mà con vừa nêu lên, có thể tìm thấy trong những buổi nói chuyện của Platon. Có những con người đã đạt đến một trình độ tâm linh rất cao, và có những biểu hiện khiêm tốn, cao thượng và bất vụ lợi, những người này đôi khi họ có những quan năng phi thường. Tổng hợp những điều này đã làm cho một số người chấp nhận có một cái tâm và cómột linh hồn vĩnh cửu. Nhưng dù sao, nếu không có thêm yếu tố đức tin, thì họ không thể đi đến kết luận như thế được.

Matthieu:Nếu người ta định nghĩa đức tin như một sự xác tín đến từ kinh nghiệm thì tại sao lại không tự chứng nghiệm lấy đức tin ấy? Thật ra, rất khó mà chia sẻ cái sự xác tín ấy cho những người chưa có cùng một kinh nghiệm.

Jean Francois: Tấtnhiên rồi: Thế nhưng cái cách chứng minh duy nhất phải hoàn toàn không phụ thuộc vào những kinh nghiệm chủ quan đó.

Matthieu: Tại sao lại là cách chứng minh duy nhất? Ở Phật giáo, đức tin không phải là lòng tin mù quáng và không hợp lý về một vài giáo điều. Trong quyển sách viết về Đức Phật, André Migot đã viết: "Đức tin trở thành mê tín khi xa rời lý trí hoặc đi ngược lại lý trí. Nhưng nếu nó phù hợp với lý trí thì có thể chấp nhận được''. Ở đây không phải là việc tin tưởng hay không, mà là việc giải thích gần đúng sự thật nhất.

Jean Francois: Đây quả là một sự cố gắng lớn trường kỳ, một cố gắng để làm hợp lý một sự kiện bất hợp lý. Và ở đây sự tham khảo căn bản thuộc về Platon Pascal. Bằng một biện chứng kiểu Platon, chứ không phải kiểu Hegel, với một luận chứng rất chặt chẽ, rất hợp lý, bằng lý luận người ta đi đến chứng minh một sự việc hoàn toàn không lệ thuộc vào lý luận, nhưng sau rốt, vẫn còn một bước phải vượt qua mà không cần đến sự chứng minh nữa.

Matthieu:Có nhiều bước cần phải vượt qua. Cách cư xử của các thánh nhân đó rất mạch lạc và không hề có sai phạm nào. Nếu không thế, khi họ đề cập đến giòng lưu chuyển tâm thức sau khi chết, không lẽhọ lại nói dối.

Jean Francois: Không phải thế! Đức tin không phải là một sự lừa dối. Nhưng đó chỉ là một chứng cứ, chứ không phải là một bằng chứng tuyệt đối.

Matthieu:Này, phải cẩn thận! Đức tin là vấn đề của chúng con, chứ không phải của Đức Phật hay là của những vị đã giác ngộ vì đối với họ, sự nhận ra cái Tâm là một sự chứng nghiệm bản thân.

Jean Francois: Thì cũng giống như trường hợp của những nhà huyền học Tây phương. Ví dụ như St Jean de la Croix, Sainte Catherine de Sienne và nhiều vị khác đã trông thấy Thượng đế trong những giây phút xuất thần của họ. Họ cũng có được thiên sủng. Nhưng đa số những người Công giáo có thể tin, hay không tin họ nhưng không bao giờ nghi ngờ về sự thành thật hay sự khiêm tốn của họ. Nhưng không vì thế mà cho rằng những bằng chứng của họ tương đương với một sự chứng minh hợp lý. Điều mà Ba nhận thấy trong các cách lý luận trên, là người ta đã đi theo hai con đường. Một mặt người ta dùng vài khía cạnh khoa học để tiếp cận một cách hợp lý về sự hiện hữu của một cái tâm bất diệt. Mặt khác, người ta dùng những kinh nghiệm siêu cảm và siêu nhiên, có thể đã xảy đến cho những người đã thực sự chứng nghiệm những kinh nghiệm nêu trên và khi kể lại, với tư cách của họ, chúng ta không bao giờ dám nghĩ là họ muốn lừa dối mình. Nhưng như vậy cũng không đủ! Lịch sử nhân loại đầy dẫy những người đáng tin cậy, nhưng vẫn bị lầm lạc như thường.

Matthieu:Bằng cách nào mà ta bị lừa dối, khi chúng ta tự thân chứng nghiệm kinh nghiệm đó.

Jean Francois: Người ta có thể có một kinh nghiệm bản thân cho rằng người ta thấy được bản tâm của mình, nhưng thật ra đó chỉ là một cảm giác. Người đi vào kinh nghiệm ấy có thể phạm sai lầm và cái đó đối với người không thực thi cái kinh nghiệm đó, không thể là một chứng minh được. Đó chỉ qua là một chuyện khả dĩ có thể có mà thôi.

Matthieu:Người ta không thể chứng minh được nếu tự thân không trải qua cuộc chứng nghiệm ấy.

Jean Francois: Đó mới là vấn đế. Nếu nói về những cố gắng để chứng minh một cách hợp lý sự hiện hữu của Thượng đế, hay sự vĩnh cửu của linh hồn, thì các thư viện về triết lý và thần học, có đầy dẫy tài liệu- có đến hàng tấn qua nhiều thế kỷ. Nhưng khổ thay không có tài liệu nào khả dĩ chứng minh một cách hợp lý sự hiện diện của Thượng đế hay sự vĩnh cửu của linh hồn. Cho nên Kant đã dùng một phương cách gián tiếp dựa vào sự nhận biết Thiện, Ác và dựa vào Đạo đức, nhưng không bao giờ dựa vào lý trí.

Matthieu:Đúng là một chứng cớ gián tiếp mà con nêu ra ở đây nhưng còn một điểm cần phải đề cập đến, đó là về những người có thể nhớ lại tiền kiếp, và chính là điều này sẽ làm rõ vấn đề luân hồi.

Jean Francois: Đúng vậy, với điều kiện là những người ấy có thể thuyết phục chúng ta về những ký ức chính xác, chứ không phải là họ bịa ra một câu chuyện tiểu thuyết. Pythagore cũng cho rằng mình có thể nhớ lại những tiền kiếp của mình.

Matthieu:Có nhiều cuộc nghiên cứu về vấn đề này. Soygal Ringpotché có kể lại hai câu chuyện thú vị mà một là chuyện của một cô bé Ấn Độ ở bang Punjab, đã có thể nhớ lại rất nhiều chi tiết về gia đình kiếp trước của mình, về nhà cô, về trường hợp cái chết của cô. Những sự kiện này cũng được kể lại bởi các đệ tử của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Con không được chứng kiến trực tiếp, do đó không cần phải kết luận về giá trị của các chứng cớ này. Điều duy nhất mà con biết chắc chắn là về những chú bé được xem như những hóa thân của các vị Đạo sư quá cố. Rất nhiều trường hợp những chú bé này có thể nhận ra những đệ tử của vị thầy đã quá cố, có thể nhận ra các đồ vật của mình trước kia ở những nơi mà mình đã từng sống.

Jean Francois: Điều này đã được chứng minh chứ?

Matthieu:Người ta đã kể lại hằng trăm câu chuyện ở Tây Tạng. Con đã được nghe vài câu chuyện mà con có ít lí do để không tin, và con có thể kể ra một trường hợp mà con đã được chứng kiến tận mắt.

Jean Francois: Nhưng người ta gọi thế nào về sự kiện một đứa bé 3 tuổi có thể nhận biết một người nào đó mà nó không hề quen biết. Nó vẫy tay hay cười với người ấy?

Matthieu:Đôi khi nó gọi người đệ tử của vị Lạt Ma quá cố bằng chính tên của ông ta.

Jean Francois: Gọi tên mà không hề nghe ai đọc tên ông ta, rõ là kỳ lạ.

Matthieu:Con sẽ kể cho Ba, hai ví dụ khác. Đầu tiên con không có chứng kiến, chỉ nghe kể lại bởi một người mà con hoàn toàn tin tưởng. Đó là một thánh nhân chết năm 1903. Tên ông ta là Dudjom Lingpa, ông sống ở Amdo phía đông bắc Tây Tạng. Trước khi chết ít năm, ông dặn dò các đệ tử phải đi xuống Pemakeu, phía nam Tây Tạng, gần biên giới Ấn Độ, đi bộ mất hai tháng trời. Sau khi ông chết, tuân theo lời dặn dò, khoảng 100 đệ tử của ông lên đường đi Pemakeu với dụng ý sẽ tìm thấy hóa thân của ông. Trong vòng 5 năm, họ tìm tòi vô ích và lần lượt họ tìm đường trở về. Chỉ còn lại khoảng 15 người tiếp tục tìm kiếm. Một ngày nọ, bọn họ đến đầu một ngôi làng và gặp một nhóm trẻ em đang nô đùa. Trong đám trẻ này, có một em đã nói trước với cha mẹ em là em sắp có một số bạn đến thăm và cần phải sửa soạn cơm nước cho họ. Các trẻ em đó đang chơi trò nhảy qua một bức tường nhỏ.

Jean Francois: Một đứa bé bao nhiêu tuổi?

Matthieu:Năm hay sáu tuổi gì đó. Khi các nhà sư đến gần, thì đứa bé trượt chân sắp ngã, đột nhiên đưa cánh tay ra cho một tu sĩ đứng gần về bảo: “Này Yéshé, hãy giúp ta”. Đúng là tên vị Lạt Ma. Ông này quá đỗi ngạc nhiên, nhưng ngay lúc ấy ông không nói gì. Sau đó những nhà sư được đứa bé đưa về nhà dùng cơm. Trong khi ấy thì vị Lạt Ma tên goi Yéshé đang đeo trên cổ một cái hộp nhỏ trong đựng một lọn tóc nhỏ. Khi nhìn thấy cái hộp đó đứa bé kêu lên: "Ồ đó là mớ tóc mà ta đã cho ngươi''. Đúng là tóc của vị thánh nhân đã chết. Đứa bé ấy sau này trở thành Dudjom Ringpotché, và là một trong những vị thầy bổn sư của con. Ông chết năm 1987.

Và đây là chuyện con trực tiếp chứng kiến, chuyện hóa thân của Khuyentsé Ringpotché, vị thầy mà con đã gần gũi trong 15 năm.

Jean Frơnçois:Có phải vị thầy mà Ba đã biết ở Darjeeling năm 73?

Matthieu:Không, mà là cái ông Ba đã gặp ở Bhoutan năm 86. Ông đã được nhận ra bởi một đệ tử thân cận cũng là một Lạt Ma nổi tiếng hiện đã 72 tuổi và đang sống trong vùng núi ở Nepal. Chính ông là người đã có những giấc mơ và những linh ảnh mà con vừa nói hôm qua, đã giúp tìm ra đứa bé. Chính con đã tham dự vào công cuộc tìm kiếm. Khi đã tìm được đứa bé, người ta quyết định tổ chức một lễ mừng thọ trong một động thiêng ở phía đông Nepal. Chúng con đến hang động đó, gần đấy có một vị đạo sư Trulshik Ringpoché, đang ẩn cư. Khoảng100 đệ tử của Khuyentsé Ringpotché tháp tùng chúng con. Trong buổi lễ, đạo sư Trulshik Ringpoché đọc lên pháp danh mà Đức Đạt Lại Lạt Ma đã ban cho và gửi đến cùng y phục đại lễ, sau đó tiến hành lễ mừng thọ. Ngày cuối cùng, có một buổi lễ trong đó người chủ trì ban cho những người tham dự một ít nước thánh. Khi ấy, đứa bé vừa thấy Trulshik Ringpotché sắp bắt đầu, bèn quyết định tự mình ban nước thánh cho mọi người. Quang cảnh diễn ra khoảng 5 phút, người ta thấy cậu bé rất hồn nhiên gọi mẹ đến cho uống một giọt nước thánh, sau đó là đến cháu nội của Khuyentsé Ringpotché mà cậu bé biết, và khoảng 20 người khác mà cậu bé chỉ nghe qua tên đọc có một hay hai lần. Khi gọi những người này, em đọc tên họ rất rõ ràng như là em đã nghe giới thiệu hôm qua.

Jean Francois: Chỉ mới hai tuổi rưỡi. Nhưng cỡ ấy, con nít chỉ mới bập bẹ thôi mà.

Matthieu:Bập bẹ nhưng đủ để gọi đúng tên người khác.

Jean Francois: Điều này giả thiết một trí nhớ phi thường nơi đứa bé.

Matthieu:Ví dụ hôm qua, trong khi con bế đứa bé trong tay, con chỉ cho đứa bé anh bạn của con, Luc- một kĩ sư Pháp, đang xây dựng một tu viện ở Ấn Độ và cũng là đệ tử của Khuyentsé Ringpotché, và con vừa nói vừa cười: ''Đấy là Luc đang xây dựng tu viện của em ở Bồ đề đạo tràng…'' Ngày hôm sau, em bé đã gọi đúng tên Luc và ban phước lành cho anh ta. Rõ ràng là em bé này rất tỉnh thức và có một trí nhớ phi thường. Nhưng cái đáng ngạc nhiên hơn không phải ở đó. Trong đám đông khoảng 100 người, có một nhóm người Bhoutan vừa từ nhà họ đến, cách nơi đó đến ba ngày đường, và trong bọn họ có một người đầy tớ già của Khuyentsé Ringpotché. Sau khi đứa bé đã ban phước lành cho mọi người ở gần em, một tu sĩ bèn hỏi em: ''Thế nào, bây giờ chấm dứt chứ?" Em trả lời: ''không, không.'' Và chỉ vào một người trong đám đông. Một tu sĩ khác bèn chỉ vào một số người theo hướng ngón tay em chỉ, và hỏi em: "Phải ông này, bà này, chú này'' cho đến khi anh ta đến gần vị đầy tớ già người Bhoutan thì đứa bé bảo: "chính ông ta" và người ta bảo ông già tiến đến gần, đứa bé ngồi trên ngai đã ban phước lành cho ông làm ông bật khóc.

Jean Francois: Thật rất ấn tượng, và một lần nữa Ba cho rằng những sự kiện như thế này không phải là những bằng cớ, nếu người ta không chứng kiến tận mắt. Dù cho là người ta vẫn tin vào sự chân thật của người kể.

Matthieu:Con hiểu rồi, con chỉ nói ra trường hợp này là vì con đã thấy rõ sự việc. Con kể ra sự kiện là vì nó thật hơn tất cả những gì mà con đã nghe kể lại. Con cũng cần nói thêm là con đã từng nghe kể lại khoảng 10 trường hợp tương tự.

Đức Đạt Lai Lạt Ma, tượng trưng cho sự chân thật và liêm khiết cũng kể lại, khi được người ta hỏi Ngài có nhớ chút gì về tiền kiếp không thì Ngài bảo rằng: "Khi ta đến Lassa (Thủ phủ Tây Tạng), ta đã nói với đoàn tùy tùng rằng bộ răng của ta nằm trong một cái hộp cất trong cung điện mùa hè Norbulingka”. Khi họ mở chiếc hộp ra, bộ răng của vị Đạt Lại Lạt Ma thứ 13 đang nằm ở đấy. “Ta đã chỉ vào cái hộp và nói rằng răng ta đang ở đấy, nhưng bây giờ thì ta chẳng còn nhớ gì hết.”

Jean Francois: Vậy thì ta nói rằng những niềm tin ấy thuộc về Phật giáo. Và Ba cho rằng những sự xác tín ấy thuộc về loại siêu hình, nếu không nói là tôn giáo.

Nhưng đối với những người thuần lý thì mọi sự chứng minh đều có thể công bố, ngay đến việc áp đặt cho cả những người không chứng kiến sự thành tựu của thử nghiệm, dù cho những người này không thể tự thành tựu lấy việc thử nghiệm, nhưng họ cũng phải chấp nhận rằng việc tiến hành lại việc thử nghiệm luôn luôn thành công. Trái lại các loại thử nghiệm mà con vừa kể, chỉ thật sự đáng tin với người đã trải qua việc thử nghiệm ấy. Kinh nghiệm ấy là duy nhất giống như Thần bí học.

Matthieu:Con biết những tiêu chuẩn của tư tưởng thuần lý và sự kiện những sự chứng minh có thể thông báo và áp đặt cho mọi người.

Xác tín một sự chứng minh toán học bắt nguồn từ trong tâm, phải vậy không? Nếu nó có một ứng dụng vật lý, người ta cũng có thể kiểm nghiệm lại được. Thiền định cũng thường đưa đến một sự xác tín bắt nguồn từ tâm. Một lòng tin kiên cố từ một nếp sống thiền định bên cạnh một vị đạo sư, cũng mạnh mẽ không kém lòng tin vào sự chứng minh một định đề. Còn nói về những cuộc kiểm nghiệm, cái chỗ khác nhau là hành giả chứng nghiệm từ bên trong, nhưng điều đó cũng không làm một vị đạo sư trung thực của các cuộc kiểm nghiệm đó. Những biểu hiện bên ngoài- lòng nhân ái, lòng bi mẫn, sự minh triết đều là những biểu hiện của sự thành tựu tâm linh.

Jean Francois: Ba không tranh cãi về mức độ trung thực của những người đã sống qua các kinh nghiệm đó. Trong khuôn khổ cuộc nói chuyện giữa hai chúng ta, Ba chỉ muốn định rõ ý nghĩa Phật giáo đối với một người Tây phương, và nêu bật lên rằng một khía cạnh siêu hình, siêu nhiên luôn luôn có mặt bên cạnh khía cạnh thuần tâm lý.

Matthieu: Trở lại những sự kiện mà chúng ta vừa đề cập đến, ở đây không phải là một kinh nghiệm thần bí và những bằng chứng mà con vừa nêu không có gì là siêu hình. Đó là những sự kiện mà con thấy tận mắt, không phải trong một trạng thái mê loạn mà trong điều kiện thật yên ổn, có thể nói là rất bình thường. Mà vì Ba đã nói đến những bằng chứng siêu hình, con xin mở một dấu ngoặc để nói rằng đôi khi người ta cố gắng hạ thấp các loại bằng chứng ấy bằng cách nói rằng thánh Thérèse Avila bị điên lọan,Thánh Francois d Assises bị rối lọan tâm trí di truyền, thánh Paul bị chứng kinh dật trên đường đi Damas và Jeanne d Are bị chứng mộng du. Đúng là việc kích thích một vài vùng nào đó của não bộ, hay là một sự trục trặc trong vận hành của nó có thể đem lại những ảo giác nhưng người ta không thể xếp chúng vào những cuộc thử nghiệm hay những thành tựu tâm linh của các hành giả hoàn toàn khỏe mạnh về thể chất lẫn tinh thần. Về những việc liên quan đến đứa bé hóa thân nói trên con có thể khẳng định rằng, cả con và những người hiện diện không hề ở trong trạng thái thần bí, và dù rằng không muốn áp đặt lòng tin của con, con cũng không thể nghi ngờ giác quan của con được.

Jean Francois: Dù rằng không cần dựa vào sự giải thích vớ vẫn mà con vừa nêu lên, người ta cũng có thể, theo phương pháp học, phân biệt giữa loại chứng cớ có thể phổ biến và áp đặt cho mọi người, với loại chứng cớ chỉ có giá trị với chính người đã qua cuộc thử nghiệm mà thôi.

Matthieu: Đúng là một vấn đề phương pháp học: Nếu người ta gạt bỏ một hiện tượng bởi vì nó ngoại lệ, và không thể tái lập được, vậy thì làm sao người ta nhìn nhận được là nó phù hợp với thực tế.

Jean Francois:Ba nghĩ là cần phải gạt nó sang một bên, bao giờ điều đó chưa được chúng ta thể nghiệm.

Matthieu: Vậy thì chỉ những điều thấy và biết được mới được chấp nhận mà thôi.

Jean Francois: Theo ý Ba, những điều con nêu lên đều thuộc dạng bằng chứng lịch sử, chứ không phải bằng chứng khoa học. Nhưng bằng chứng lịch sử dựa vào sự nghe thấy của người này, người nọ, không phải là một bằng cớ vĩnh viễn. Một sử gia có thể tranh cãi với một sử gia khác về một tài liệu và bảo rằng, tôi đã tìm ra một nguồn gốc khác để chứng minh rằng tài liệu của anh là sai một phần, hoặc sai hoàn toàn.Do đó lịch sử là một khoa học nhưng không phải là một khoa học chính xác. Nó dựa vào bằng chứng đưa ra bởi một số người hạn chế về kinh nghiệm không thể tái lập được. Và dù sao lịch sử cũng còn khoa học hơn những bằng cớ mà con đưa ra, vì ngoài những chứng cớ cá nhân, nó lại còn dựa vào những tài liệu, những công trình, dù rằng được diễn dịch bằng nhiều cách khác nhau . Đối với các kinh nghiệm siêu hình, có hai thái độ đối chọi nhau. Chúng ta không cần phải bàn thêm, chúng ta chỉ giữ lại cái ý này: Nếu chúng ta không đi sâu vào một hệ thống đức tin nào đó, thì luôn luôn sẽ thiếu một điều gì để con có thể chứng minh một quan niệm siêu hình. Mặt khác, một quan niệm siêu hình không thể tự nó hoàn toàn chứng minh được. Từ 2500 năm nay, người ta đã cố gắng làm cho khoa siêu hình thuần lý hơn chặc chẽ hơn giống như toán học và người ta đã thất bại. Vì lẽ khoa siêu hình trong tự thân, không thể dùng cùng một cách lập luận.

Matthieu:Nhưng khoa siêu hình bắt nguồn từ sự thành tựu tâm linh, mà sự thành tựu tâm linh lại là một thực tế không thể chối cãi được, nếu nằm trên bình diện thiền định tức là nhìn mọi vật như thực. Điều này không chỉ muốn nói là quan điểm ấy bất hợp lý, mà chỉ là thăng hoa cái lập luận thường nhật.

Jean Francois: Bắt buộc phải chịu như thế thôi.

Có hai cách tiếp cận riêng biệt. Cần phải phân biệt cái gì trong Phật giáo thuộc về và cái gì không thuộc về siêu hình. Điều lợi ích nào những người không ngã theo siêu hình có thể cải thiện tâm tính của mình. Đó là vấn đề lý thú nhất, cũng là vấn đề của các tôn giáo và triết lý khác, và với Phật giáo nó trở nên hấp dẫn hơn nhờ vào khía cạnh siêu hình và khía cạnh tự nhiên, đồng thời cũng thoát ra khỏi hai khía cạnh đó.

Matthieu:Bây giờ lật ngược lại vấn đề. Giả thử rằng những sự việc ngoại lệ như nhớ lại tiền kiếp là có thật vậy thì làm sao thể hiện chúng ra được một khi vì chúng là hiện tượng ngoại lệ thì không thể chấp nhận được.

Jean Francois: Muốn vậy cần phải có một người quan sát vô tư nói thông thạo tiếng Tây Tạng được cộng đồng Tây Tạng nhìn nhận và có thể theo dõi những sự kiện đó với lòng nghi ngờ đồng thời với sự vô tư.

Matthieu:Nếu chỉ cần có thế, thì con xin tình nguyện. Bản thân con, con luôn cố gắng chọn một thái độ khách quan nhất vì hiểu rằng, nếu không, con sẽ dễ dàng là các đích nhắm cho những người sẵn sàng tố cáo những sự xác tín dựa trên lòng tin mù quáng. Khi con nói chuyện với các người bạn Tây Tạng, con luôn luôn đứng về phía ma quỷ và để thêm phần sôi nổi cho cuộc thảo luận, con luôn chọn quan điểm của thuyết duy vật. Rõ ràng là con không bao giờ hoàn toàn tin tưởng vào khả năng tha tâm thông cho đến khi được chứng kiến tận mắt. Trường hợp đứa bé hóa thân cho gọi người đầy tớ già cũ của mình, con rất sung sướng được chứng kiến tại chỗ, nhưng niềm xác tín của con không đến từ những sự kiện bên ngoài đó, mà nó đến từ một sự khẳng định từng giây từng phút về những chân lý siêu hình và thiền định.

Jean Francois: Vậy thì để kết luận mà không hẳn là một kết luận dứt khoát, cũng như các sử gia chu đáo nhất thường nói, bằng cớ mà con viện dẫn có giá trị hơn nhiều, so với cái gì nói lên từ một anh Hippie nghiện hút gia nhập Phật giáo một cách không rõ ràng. Cũng như trong khoa sử người ta hay cho rằng bằng cớ do một chứng nhân này đưa ra rất quan trọng nhưng dù sao cũng chỉ là một bằng cớ. Một lần nữa phải phân biệt cho rõ những khoa học lịch sử, khoa học tinh thần, khoa học về con người, nói tóm lại là những khoa học hắc búa gồm có những bằng cớ mà người ta có thể áp đặt cho bất cứ cá nhân nào, dù quan điểm anh ta có ra sao. Sự thu gom các bằng chứng đưa đến một sự ước đoán rất gần với sự thật nhưng không bao giờ đưa đến một sự thật tuyệt đối.

Matthieu:Con có thể đoan chắc với Ba là Ba không thể áp đặt các phát minh khoa học dù chỉ là 1% cho một người dân nào ở trong rừng rậm Nouvelle Guineé. Những người này cần có những hiểu biết tương tự về các phát minh đó. Phải dạy họ hằng năm trời. Cũng giống như thế người ta không thể áp đặt những thành tựu tâm linh lên những người chưa mở được tâm thức (theo nghĩa thiền định). Ở đây cũng cần có một sự học tập cần thiết.

Để chấm dứt cuộc thảo luận của chúng ta, người ta có thể tự hỏi: Theo quan điểm mà Ba ủng hộ, vậy thì theo phương pháp nào và theo tiêu chuẩn nào, người ta có thể nhìn nhận sự thể hiện và sự chính xác của một hiện tượng mà người ta không thể tái lập theo ý muốn được? Và làm sao trước khi thể nghiệm, người ta có thể gạt bỏ nó?

Jean Francois: Người ta không hề gạt bỏ nó trước khi thể nghiệm! Có những trường hợp bắt buộc phải gạt bỏ không phải trước mà là sau khi thể nghiệm, vì thực tế hoàn toàn không phù hợp. Hình như cũng có nhiều người cho rằng trái đất phẳng chớ không tròn. Không có lý do gì để ngăn trở họ, họ cứ tập hợp tùy thích. Nhưng rõ ràng là người ta có thể chứng minh họ sai lầm. Cũng có những sự thật chỉ là những điều phỏng đoán mà một số sử gia rất tin tưởng do có nhiều bằng cớ tương hợp. Nhưng điều này không ngăn cấm 50 năm sau đó, một sử gia khác tuyên bố “Các anh đã sai lầm và đây là bằng chứng.”

Matthieu: Điềunày luôn xảy ra trong lãnh vực khoa học.

Jean Francois: Sau cùng trong những khoa học về những gì không thể tái lập được, có những kiến thức chỉ có thể có được từ sự đối chứng các bằng cớ, mà điều này thì kéo dài vô tận.

Matthieu:Mục đích của những khoa học về những điều có thể tái lập được không phải là để giải quyết những vấn đề siêu hình hay là để đem lại một ý nghĩa cho đời sống, nhưng mà là để diễn tả một cách trung thực nhất thế giới vật chất.

Xem xét thực tại như là một vấn đề vật chất năng lượng rằng cái tâm chỉ là một đặc tính của hệ thần kinh đó chẳng qua là định nghĩa của lãnh vực trong đó khoa học vận hành. Đời sống thiền định cũng có những qui luật của nó và niềm tin sâu xa vào những thành tựu tâm linh cũng mãnh liệt không kém gì những thành tựu trong lãnh vực vật chất. Quan sát bản thể của tâm bằng thiền định có thể đem đến một niềm tin chắc chắn giống như quan sát một vật rơi trong không gian dưới áp lực của luật hấp dẫn vậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]