- Tri Ơn
- Nội Dung
- Lời Tựa
- Lời Nói Đầu Của Người Biên Tập
- 1. Phần Dẫn Nhập
- 2. Hiểu Biết Cách Thực Hành Pháp
- 3. Buông Bỏ Cuộc Đời Này
- 4. Chuyển Hóa Phi Đạo Đức Thành Đạo Đức
- 5. Cắt Đứt Ham Muốn
- 6. Điều Phục Tâm
- 7. Hãy Luôn Nhớ Vô Thường Và Cái Chết
- 8. Không Thấy Cái Tôi Để Nuông Chiều
- 9. Thương Yêu Chăm Sóc Mọi Người
- 10. Chỉ Có Một Lựa Chọn Là Tu Tập Pháp
- 11. Cúng Dường Công Đức
10
CHỈ CÓ MỘTLỰA CHỌN
LÀ TUTẬP PHÁP
Bởi vì bạnkhông muốn có vấn đề, chỉ có một sự chọn lựa là bạn phải tu tập Pháp.
ĐỨC DALAILAMA thường khuyên rằng cách tốt nhất để sống cuộc đời này là: ở một nơivắngvẻ cô lập, từ bỏ cuộc đời thường này với bát phong, nhất tâm thiền định về conđường đạo từng bước đưa đến giác ngộ. Phát triển các chứng ngộ của đườngđạođưa tới giác ngộ là tốt nhất. Nhưng không phải ai cũng làm được điều này.
Đối với nhữngai không thể sống được nơi cô độc như vậy nhưng có được kiến thức về Pháp thìsự chọn lựa thứ hai là dạy Pháp cho người khác. Mặc dù với trường hợp này họkhông thể tu tập sự buông bỏ trọn vẹn, nhưng họ có thể tu tập càng nhiềucàngtốt theo khả năng đồng thời giảng dạy các người khác. Trường hợp thứ ba nếu cóngười không có kiến thức về Pháp đủ sức để dạy những người khác, họ có thể tutập càng nhiều càng tốt trong khả năng và phục vụ các người khác trong xã hội .
Không còn có sựchọn lựa. Bởi vì bạn không thích có vấn đề, sẽ không có sự chọn lựa nào khác,bạn phải tu tập Pháp. Đây là điều chắc chắn. Pháp là phương tiện duy nhất để chấmdứt các vấn đề và mang lại an lạc trong tâm. Không có giải pháp nào khác, nếubạn không thích bị khổ đau, ngoài việc tu tập Pháp sẽ không còn cách nàokhác.Tu tập Pháp có nghĩa là từ bỏ các nhân của các vấn đề đến từ tâm và tạo ra cácnhân của hạnh phúc cũng đến từ tâm.
Tất cả các vấnđề của cuộc sống này và của các kiếp sau đều đến từ nghiệp phi đạo đức vànhững suy nghĩ vị kỷ, và từ cái gốc tức là những suy nghĩ bám chặt cái ngã, sựvô minh khư khư coi cái tôi là hiện hữu chắc thật. Nếu bạn muốnchấm dứt việc đương đầu các vấn đề ngay bây giờ và trong tương lai, bạn phảitịnh hoá các nghiệp xấu ác đã tạo ra rồi, đồng thời từ bỏ việc tạo thêm nữa cácnghiệp xấu đó. Đó là tu tập Pháp. Đó là cách thức bạn giải quyết các vấnđề củacuộc sống.
Ví dụ có mộtngười bị bệnh nan y và không có cách chữa lành được. Điều này có nghĩa cácchướng ngại là rất lớn và thông thường người đó chỉ có thể phục hồi sức khoẻ bằngviệc tu tập Pháp bền bỉ, tập trung cao độ. Nếu ông ta có được nghiệp tốtlà gặpmột vị lạt ma có thể ban những lời dạy phù hợp cho việc thiền định và tutập Phápthì ông ấy có thể phục hồi. Có rất nhiều trường hợp đã xảy ra, những bệnh nhânkhông được chữa lành bằng thuốc men trong một thời gian bị bệnh rất lâu,sau đóhọ tu tập Pháp và đã phục hồi. Có người đã tự chữa lành bệnh ung thư bằngthiền định.
Một trong nhữnganh em của cha mẹ tôi (tạm dịch người chú – ND) bị bệnh trong nhiều năm.Ông đãđi Tibet,khám và chữa bệnh ở các bác sĩ nhưng không có kết quả. Cuối cùng ông ta đến gặpmột hành giả thiền định ở Charok gần hang động Lawudo, nơi tôi thỉnh thoảng vềthăm. Vị hành giả nói với ông chú rằng bệnh của ông ta là do nghiệp chướng nặngnề cần được thực hiện nhiều sự tịnh hoá. Ông chú nhận những chỉ dẫn của nhữngphép tu tập tiên quyết như sám hối bằng lễ lạy, qui y, vân vân, từ vị hành giả đóvà cũng từ vị hành giả khác lớn tuổi cũng ở Charok.
Khi thực hiệncác phép tu tập tiên quyết này, ông chú của tôi dần dần phục hồi bệnh. Ông tađã lễ lạy bảy trăm ngàn lần. Trong lúc tu tập ông còn phải chăm sóc bà của tôiđã bị mù. Ông ta chuẩn bị thức ăn cho bà cụ, dẫn đi vệ sinh ngoài nhà vàcònnhiều việc nữa. Ông ta đã làm nhiều việc như thế trong nhiều năm để chămsóccho bà tôi.
Có rất nhiềucâu chuyện tương tự như vậy. Khi các biện pháp bên ngoài như sử dụng thuốc menvân vân không giúp giải quyết các vấn đề thì chúng ta dùng biện pháp nộitâmnhư qui y, tu tập Pháp. Chúng ta phải tu tập Pháp không chỉ để khỏi phảikinhqua các vấn đề trong tương lai nhưng cũng còn để chấm dứt các vấn đề đó ngaybây giờ. Nói tóm lại chúng ta phải tu tập Pháp.
Dù bạn là Phậttử hay không, thì sẽ không có cách nào khác nữa để giải quyết các vấn đềvà đểlàm cho chúng không thể xảy ra trở lại. Bạn phải tu tập Pháp bất kể là bạn gặpphải bao nhiêu vấn đề. Dù bạn không có thể đủ thời gian nhập thất ẩn tu thậtlâu hay nghiên cứu sâu rộng, nhưng bạn cũng phải làm gì đó để tu tập Pháp bởivì bạn không muốn có vấn đề và không muốn bất hạnh. Dù bạn có thể gặp phải cácvấn đề như bị bệnh, hay bị phiền muộn vì người thân, bạn không thể coi đó làcái cớ để bỏ tu tập Pháp. Bạn phải cố gắng hết sức, bạn phải tu tập Pháp.
Cho dù giờ đâybạn không có được nghiệp tốt là được sống ẩn dật giống như các hành giả để từbỏ cuộc đời này, nhưng hãy luôn mong ước được sống như thế. Đừng có nghĩrằng:“Tôi không thể sống như thế nên việc nghe những lời giảng này đâu có tácdụnggì cho tôi?” Có nhiều lợi lạc. Mặc dù bây giờ bạn chưa thể tu tập ẩn dậtnhưngviệc phát sinh ước mong có điều kiện tu tập như vậy trong tương lai sẽ là hạtgiống tạo nhân để việc tu tập Pháp thanh tịnh sẽ trở nên hiện thực, để sốngcuộc sống ẩn dật, để từ bỏ bát phong. Với cách này bạn có thể thành côngtrongviệc làm cho đạo lộ đưa tới giác ngộ trở nên hiện thực.
Đọc và nghiêncứu Lamrim rất quan trọng cho dù bạn có nghiên cứu rất kỹ kinh Madhyamakavatara(luận giảng do Ngài Nguyệt Xứng viết về Trung Đạo), Abhisamayalankara (luận giảng do Ngài Di Lặc viết về tánh Không, các phẩm hạnh của một vị Phật vàcác giai đoạn đến Phật quả) và các luận giảng triết lý khác, nhưng nếu khôngquan tâm chú ý đến Lamrim bạn sẽ không biết ý nghĩa của các pháp thế gian. Bạnsẽ gặp lỗi lầm nghĩ rằng chỉ một số ít hành động là hành vi thế tục -trừphibạn đã nghiên cứu các loại luận giảng như Khai mở Cánh cửa Pháp, nó cho nhữnggiáo huấn về phép thực hành tiên khởi đơn giản này. Nhất định sẽ rất hữuíchcho việc tu tập của chúng ta khi có sự hiểu biết về giáo huấn này. Trongtừngngày chúng ta có rất nhiều cơ hội để thực hành sự từ bỏ, tích luỹ công đức và thànhtựu giác ngộ. Mỗi ngày chúng ta có thể tích luỹ rất nhiều công đức khi chúng tathực hành phép tu tập hộ pháp bổn tôn. Có rất nhiều việc liên quan đến: động cơvào lúc bắt đầu, các lễ vật cúng dường, phát hiện vị hộ pháp bổn tôn từ trongtánh Không. Chúng ta tích luỹ rất nhiều công đức ngay cả khi thực hành xong mộtnghi quỹ.
Thiền định vềtánh Không dù chỉ một giây lát cũng tịnh hoá được nghiệp ác nặng từ trong mườiđiều bất thiện. Người ta nói rằng, riêng mỗi ước muốn thiền định về tánhKhôngcũng đã tịnh hoá được những ác nghiệp nói trên và tích luỹ rất nhiều công đức.Chỉ như ước muốn nghe kinh Bát Nhã (Prajnaparamita) cũng tịnh hoá được các nghiệpác nặng đã tạo ra trong nhiều kiếp quá khứ và cũng đã nêu ra trong tác phẩm BồTát Hạnh là thiền đình về bồ đề tâm có lợi lạc vô lượng cho sự tịnh hoá,đó là mộttrong những phương tiện tịnh hoá mãnh liệt nhất. Về phương diện tích luỹcôngđức vô lượng, thì bồ đề tâm là phương pháp thiện xảo nhất. Tôi cho rằng cácphép tu tập Pháp được giải thích trong Khai mở Cánh cửa Pháp rất quan trọng.Chúng là sự nương tựa chính trong cuộc sống và cực kỳ hiệu quả cho tâm. Chúnggiúp ngăn chận từng mỗi loại vấn đề. Đọc, suy nghĩ kỹ và đặc biệt là thực hànhtheo Khai mở Cánh cửa Pháp là giải pháp để giải quyết các vấn đề.
Đối với ngườitu tại gia, cuốn luận giảng này phát họa tâm lý học cần thiết để giải quyết cácvấn đề, đặc biệt vào những thời điểm bạn cảm thấy cuộc sống như địa ngục, bạnđang trải qua nỗi bất hạnh tới mức bạn muốn tự tử. Là người tu tại gia bạnkhông nên và không thể giành trọn thời giờ cho những ham muốn liên tục. Mộtcuộc sống như thế sẽ quá mức chịu đựng. Bạn sẽ liên tục không hạnh phúc nếu bạnđể cho mọi sự bị khuất phục bởi ham muốn và bát phong, làm như vậy sẽ chỉ gâycho cuộc sống cực kỳ bất hạnh cho mình và cho những người khác. Và ngay đây, ởcõi người, bạn đã tạo ra một loại địa ngục trước khi bị tái sinh vào cõiđịangục. Và không chỉ bản thân bị bất hạnh bạn còn mang theo nhiều chúng sanh khácvào địa ngục, bạn gây cho những người khác nhiều vấn đề.
Dĩ nhiên khôngcòn nghi ngờ về việc tu tập Pháp là sự nương tựa thật sự trong cuộc sống. Sựhuấn luyện tâm thức sẽ mang lại an lành không những cho tâm của bạn mà còn cho tâmcủa nhiều người khác. Khi bạn được an lành, sống hoà hợp, bạn sẽ không gây trởngại cho cuộc sống và sự tu tập của người khác. Sự huấn luyện tâm cũng rất quantrọng cho người nào muốn tu tập Lam rim, bởi vì nếu không luyện tâm thì sẽkhông có sự triển khai đạo lộ đến giác ngộ. Khi bạn luyện tâm dứt bỏ bátphong,sự phát triển tâm trong đường đạo Lamrim sẽ tự động đến. Tôi cho rằng điều nàyrất quan trọng cho những ai đang nhập thất ẩn tu dù với thời gian ngắn hay dài.Luyện tâm là sự yểm trợ tuyệt vời cho việc nhập thất, bằng cách giúp chotâmđược yên tĩnh, cắt đứt chướng ngại, nó sẽ khiến cho việc nhập thất ẩn tu thành công .
Đối với tăngni, tôi cho rằng luyện tâm là phép tu căn bản. Nếu không luyện tâm tăng nikhông thể tiếp tục sống giữ giới, họ sẽ thấy khó duy trì giới hành. Và khôngchỉ có thế, việc tu tập này là một trong những yểm trợ chính để phát triển tâm,để hiện thực hoá đường đạo Lamrim. Và đặc biệt cho tăng ni, giáo lý này là nềntản tu tập, cần được nghe và đọc nhiều lần và ghi nhớ. Đây là chỗ dựa, chỗ chechở chính.
Để kết luậnchúng ta phải coi trọng việc tu tập Pháp, không để cho vọng tưởng choángchỗtrong tâm. Dù bạn có ít hay nhiều vấn đề, bạn vẫn phải tu tập Pháp. Bạn phải tutập Pháp. Bạn phải cố gắng. Bằng việc loại bỏ ham muốn một, hai, ba, haybốnlần trong một ngày bạn sẽ không tạo ra ác nghiệp đó, sẽ cho phép tất cả nhữngsuy nghĩ tiêu cực khác nổi lên. Bạn cần tu tập Pháp dù chỉ để được bình yêntrong cuộc đời này trong từng giây phút. Hãy thiền định về vô thường và chết,coi đây là nền tảng, và luyện tâm theo Lamrim. Hãy cố tâm tích luỹ công đức vàtịnh hoá nghiệp xấu ác càng nhiều càng tốt.
Quyết tâm tutập
Ngay cả khichúng ta có được thời gian dành để thực hiện một Pháp hành nào đó, chínhsuynghĩ về bát phong sẽ không cho phép thực hành tu tập của chúng ta trở thành Phápthanh tịnh. Bởi vì nó sẽ tạo ra sự lười biếng, nó làm cho chúng ta khôngthể tutập Pháp hay khiến cho chúng ta trì hỗn tu tập. Nó làm suy yếu tâm, khiến chochúng ta không có ý quyết tâm tu tập. Toàn bộ sự việc chính là sự quyết tâm.Nếu không có sự quyết tâm sẽ không có sự phát triển. Thầy dạy học vỡ lòng củatôi có pháp danh là Aku Lekshe, người tôi đã đề cập, đã từng bảo tôi rằng toànbộ vấn đề ở chỗ là đã không quyết tâm tu tập Pháp. Ông ta đã dạy tôi nhưvậykhi tôi mới bắt đầu học chữ. Và lần cuối chúng tôi gặp nhau trước khi ôngta qua đời, ông ta lập lại điều này khi nói về Pháp. Việc không quyết tâm tutập sẽ trở thành nguồn gốc cho mọi vấn đề và chướng ngại. Chính tâm của bạn tạora các rắc rối khó khăn. Chính tâm của bạn ngăn cản việc tu tập, tạo cáckhókhăn cho việc phát triển các chứng ngộ của đường đạo. Nếu bạn xác lập sựquyếttâm thì sẽ không có những khó khăn. Nếu bạn không xác lập sự quyết tâm, thì sẽcó khó khăn. Không có khó khăn từ phía con đường đạo, từ Pháp. Không có khókhăn từ bên ngoài. Các khó khăn trong việc tu tập Pháp đến từ chính tâm củabạn, từ việc bạn không có sự quyết tâm cần thiết. Và suy nghĩ bát phong đãkhiến cho bạn không thể xác lập sự quyết tâm.
Khi bạn táchmình ra khỏi suy nghĩ xấu ác của bát phong thì sẽ không có những khó khăn trongviệc tu tập của bạn. Khi bạn sống cùng suy nghĩ này, khi bạn là thân hữucủabát phong thì sẽ có khó khăn. Không có Pháp nào mà tự nó nó là khó, không có sựkhó khăn hiện hữu thật. Chính tâm bạn tạo ra khó khăn. Không có khó khănnàongoài việc bạn không thể quyết tâm tu tập.
Nếu bạn có khảnăng xác lập sự quyết tâm không theo đuổi ham muốn mà tu tập Pháp ngay bây giờthì sẽ có bình an. Ngay trên ghế ngồi này, đích thị trong thời điểm này nếu bạnquyết tâm, lập tức có sự bình an. Khi bạn không quyết tâm thì không có bình an.Nếu bạn xác lập được sự quyết tâm, sự bình an là một điều mà bạn có thể kinhqua ngay lập tức, ngay vào giây phút này. Không có sự chọn lựa khác, không cógiải pháp nào khác nữa.