Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Phủ nhận những quan điểm hiện thực của Tiểu thừa

05/01/201116:45(Xem: 12622)
4. Phủ nhận những quan điểm hiện thực của Tiểu thừa

Đức Đạt Lai Lạt Ma
TU TU
Bản tiếng Anh: Practicing Wisdom - Nhàxuất bản Wisdom
Bản tiếng Pháp: Pratique de la Sagesse- Nhà xuất bản Presses du Châtelet
Bản dịch Việt ngữ: Hoang Phong - Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2008

4
Phủ nhận những quanđiểm
hiện thực của Tiểuthừa

Suy tư về vô thường

Phật có nói trong mộtquyển Kinh rằng ba lãnh vực hiện hữu (25) đều vô thường, như một tia chớp trênbầu trời hay là những ảo ảnh. Tất cả các hiện tượng, tất cả mọi vật thể và tấtcả các biến cố đều nhất thiết là sản phẩm kết hợp từ nhiều nguyên nhân và nhiềuđiều kiện. Vì lý do như thế, tất cả các hiện tượng đều có tính cách phù du –suy thoái và vô thường. Sự sống của những sinh linh có giác cảm, nói riêng,giống như một dòng thác với sức nước rất mạnh, và dòng nước chảy siết không baogiờ ngưng đọng, ngay cả trong một giây phút ngắn ngủi cũng không. Đời sống củamỗi sinh linh kéo dài được bao lâu, không ai biết ; tất cả đều suy thoái và phùdu. Những đoạn thuyết giảng sau đây nhấn mạnh đến mười sáu thuộc tính của bốnsự thực cao quý : bốn thuộc tính đầu tiên quy vào sự thật thứ nhất, và trong sốbốn thuộc tính ấy, thuộc tính thứ nhất là vô thường.

Như tôi đã nói trên đây,những bước đầu trên đường tu tập tâm linh gồm có hai giai đoạn. Trong giai đoạnthứ nhất ta phải giới hạn những hành vi tiêu cực, chúng chứng tỏ cho thấy thểdạng tâm thức sai lầm của ta. Để chận đứng những thể dạng sai lầm này, ta hãykhởi sự suy tư về vô thường trong dạng thể thô thiển của nó. Giai đoạn kế tiếplà thiền định về thể dạng tinh tế hơn của vô thường, giai đoạn này đòi hỏi phảisuy tư thật sâu xa về bản thể sinh động và luôn luôn biến đổi của hiện thực.Thiền định về thể dạng tinh tế của vô thương là liều thuốc chủ yếu hoá giảinhững thể dạng tâm thức và những cảm nhận sai lầm, chúng làm phát sinh ra nhữnghành vi tiêu cực của ta.

Thật rõ ràng, mục đíchcủa sự sinh là cái chết, và cái chết là một hiện tượng không ai muốn. Tuy nhiênchọn thái độ không chấp nhận cái chết, không phải là một thái độ thích nghi. Dùcho ta thích hay không thích, cái chết vẫn là một dữ kiện trong sự hiện hữu củata. Ta không thể nào chống lại tính chất không thể khắc phục được của nó. Đó làmột hiện tượng mà tất cả chúng ta đây, sớm hay muộn, đều phải gánh chịu. Nếu taso sánh giữa những người không chấp nhận suy tư về cái chết và những ngườithường xuyên giữ một mối liên hệ thân thiện với nó, nhìn nó trước mặt ; khi cáichết sắp xảy đến ta sẽ nhận ra những phản ứng thật khác nhau giữa hai loại ngườivừa kể. Vì vậy, khi ta nghĩ đến tầm quan trọng mà Phật gán cho cái chết và vôthường, thì chớ nên tưởng tượng đạo Phật là một con đường tâm linh yếm thế,liên lụy với một thứ ám ảnh bịnh hoạn. Hãy xem đạo Phật là một nguồn khích lệgiúp ta thân thiện với cái chết và chấp nhận nó như một sự kiện tự nhiên của sựhiện hữu, như thế đến lúc ta phải đương đầu với nó, nó sẽ không xảy ra với tanhư một chấn động kinh hoàng, một thứ gì không chờ đợi, nghịch lý và bấn loạnmột cách khủng khiếp. Nếu ta biết đối đầu với cái chết khi ta còn khoẻ mạnh, tasẽ có đủ khả năng bảo toàn sự thản nhiên và trầm tĩnh của ta trong những giâyphút cuối cùng ; chúng ta biết tự che thân trước những lo ấu vô ích. Dần dần,trên đường tu tập tâm linh, biết đâu một lúc nào đó, đột nhiên ta có cảm giácnhận thấy rằng ta có đủ khả năng để chiến thắng những lo âu của cái chết, vàvượt lên trên cái chết.

Chiến thắng tình trạngbất toại nguyện dai dẵng của ta

Trong kinh sách có nóiđến bốn thứ ma vương, tức là những sức mạnh cản trở và đày đọa con người. Mavương thứ nhất là cái chết ; cái chết bắt đầu xảy ra trên những cấu hợp vậtchất và tâm thần của ta, những thứ cấu hợp này chính là loại ma vương thứ hai. Chuỗi dài tiếp nối của những cấu hợp tâm linh kéo dài từ kiếp này sang kiếpkhác, và nguyên nhân của chu kỳ tiêp nối đó nằm trong đủ loại xúc cảm và tư duybấn loạn của ta, những xúc cảm và tư duy bấn loạn ấy chính là loại ma vương thứba ; những gì làm gia tăng thêm sức mạnh cho những nhân tố của đau buồn chínhlà sự bám níu – sự bám níu chính là ma vương thứ tư. Trong Phật giáo, nhữa aimuốn tu tập tâm linh cần phải thành tâm phát huy ước vọng chiến thắng được bốnthứ ma vương này. Phát nguyện được ước vọng ấy, đương nhiên họ sẽ dấn thân trêncon đường chiến thắng.

Một cách chính xác hơn,những gì thử thách một người tu tập chính là sự chiến đấu chống lại những xúccảm và những tư tưởng bấn loạn, chúng là những nguyên nhân đầu tiêncủa vô minh căn bản – đó là sự bám níu vào những vật thể và nhữngbiến cố và xem chúng như hàm chứa một sự hiện hữu nội tại. Để có thể thực hiệnđược điều ấy, ta cần phải bước vào con đường tu tập tâm linh, con đường tu tậpấy chính là sự kết hợp của ba cách tập luyện thượng thặng – cách tập luyện vềđạo đức, cách tập luyện tĩnh tâm và cách tập luyện về sự hiểu biết thượng thừa.

Giai đoạn tập luyện thứnhất gồm việc duy trì một lối sống phù hợp với những kỷ cương đạo đức, tậptrung vào sự suy tư về vô thường. Khi nào ta vẫn còn bám chặt vào ý tưởngtrường tồn, ta không thể nào có đủ khả năng duy trì một lối sống phù hợp vớiđạo đức. Vì thế điểm then chốt là phải suy tư về bản chất phù du của sự hiệnhữu của ta. Chúng ta không thể đề cập về vô thường một cách đơn giản bằngcác danh xưng chỉ định cái chết, chúng ta phải nhìn vào một thứ vô thường tinhtế hơn, đó là bản thể biến đổi không ngừng của các hiện tượng, chứng minh chothấy sự vắng mặt của một sự hiện hữu độc lập của mọi vật thể và mọi biến cố.Tất cả mọi hiện tượng đều được lèo lái bởi một tổng hợp các nguyên nhân và điềukiện. Điều ấy hết sức đúng đối với những cấu hợp vật chất và tâm linh của ta,chúng được điêu khiển bởi nghiệp và những yếu tố bấn loạn.

Vì thế, trong kiếp sốnghiện hữu bằng điều kiện của ta, chính sự cảm nhận sai lầm, tức vô minh, lànguyên nhân đứng ra lèo lái ta. Cho đến khi nào ta vẫn còn gánh chịu sự khốngtrị của dạng thể tâm thần méo mó đó, thì chúng ta vẫn còn nô lệ cho thế giớiluân hồi và đời sống của chúng ta cũng chỉ là một thể dạng bất toại nguyện vàkhổ đau. Do đó, sự thiếu hiểu biết căn bản vửa đề cấp, chính là đầu cầu đưa đếntất cả mọi xúc cảm và tư tưởng bấn loạn. Khi ta biết chấp nhận sự kiện đó, tasẽ hiểu rằng khi nào ta còn nằm dưới ách khống trị của tên bạo chúa ấy, ta sẽkhông còn một khoảng trống nào trong tâm thức dành cho sự an bình và trong sánglâu dài, vì thế chúng ta nên phát huy từ nơi sâu kín nhất trong tim ta, lòngước mong đích thực đạt được sự giải thoát.

Mặc dù mang sẳn trong taước vọng tự nhiên đòi hỏi hạnh phúc và loại bỏ khổ đau, nhưng ta lại rơi vàomột thế giới mang nặng tính chất khổ đau, và trong thế giới đó hạnh phúc tỏ rahết sức bất thường. Vì đâu ta phải gánh chịu tình trạng như thế ? Nhất định làdo nơi vô minh căn bản của ta. Ta phải làm thế nào đây để nhận ra sự thiếu hiểubiết đó chính thực là nguyên nhân đầu tiên của khổ đau ? Phải tuân theo một quátrình hành động nào để loại bỏ vô minh. Nhất định không phải đơn giản hy vọngmong cho nó tan biến đi, cầu nguyện suông cũng không thể làm cho nó biến mấtđược. Tìm cách duy trì trong một trạng thái tâm thức trung hoà, phi khái niệm, cũngkhông đúng. Chỉ có cách phát huy hiểu biết mới có thể vượt lên trên những ảogiác sinh ra từ những méo mó tâm thần, chính sự hiểu biết đó mới có đủ khả nănglàm cho vô minh tan biến. Vì thế, sau khi đã thuyết giảng về vô thường, Phậtmới giảng dạy đến bản chất của khổ đau, tức là bất toại nguyện, sau cùng Ngàimới đưa ra những lời giáo huấn về vô ngã.

Đến đây ta đã biết đượcbốn thuộc tính về khổ đau là gì. Thuộc tính thứ nhất là vô thường, lĩnh hộiđược vô thường sẽ giúp ý thức mạnh mẽ hơn thuộc tính thứ hai, tức là bất toạinguyện. Thuộc tính thứ ba là Tánh không, và thuộc tính thứ tư là vô ngãcủa con người, của mọi vật thể và mọi biến cố. Ý thức được bốn thuộc tính ấycủa khổ đau là kết quả của một quá trình tuần tự rõ rệt, bước đầu tiên trongquá trình đó chính là sự nhận biết đúng đắn về thuộc tính thứ nhất.

Phát huy được sự hiểubiết Tánh không, ta sẽ ngăn chận được sức mạnh của vô minh căn bản, tuy nhiênsự hiểu biết đó phải được bổ túc thêm bằng những yếu tố trợ giúp hữu hiệu khácnữa, chẳng hạn như lòng Từ bi và tinh thần nhân ái (Bồ-đề tâm). Chỉ có sự phốihợp chặt chẽ của hai yếu tố trên đây – sự hiểu biết siêu nhiên và phương pháp –mới đem đến cho ta đủ khả năng, chẳng những để loại trừ hoàn toàn những méo mótâm thần, mà còn loại trừ cả những thói quen của bản năng, phát sinh từ nhữngtư duy bấn loạn. Đối tượng của sự hiểu biết tối thượng chính là Tánh không, vàsự hiểu biết tối thượng cũng là chủ đề của chương thứ chín trong tập luận củaTịch Thiên.

BÌNH GIẢI

Phủ nhận những hìnhtướng bên ngoài

Tịch Thiên lập luận rằngcác nguyên tắc và quan điểm của các trường phái thấp trong Phật giáo bị cáctrường phái cao hơn, chẳng hạn như Trung đạo, dùng lập luận để đánh đổ. Tuynhiên, muốn có đủ tư cách thuyết phục, những lập luận ấy phải dựa trên cách lýluận thuộc cùng một thể loại và dùng những ví dụ đã được công nhận một cáchrộng rãi.

4b. Nhưng hai cấpbậc đó (trường phái thấp và trường phái cao) tương hợp với nhau trên bình diệnso sánh, và cho đến khi nào phương pháp phân tích chưa được đem ra xử dụng,chúng vẫn còn phù hợp với nhau về chủ đích thực hiện.

Khi Tịch Thiên nóiđến cách xử dụng sự so sánh và những tương đồng, chính là ông muốn ám chỉ nhữnghiện tượng được xem như không thật và hoàn toàn sai, dù chúng thuộc vào lãnhvực quy ước hằng ngày cũng vậy : đó là trường hợp những cảnh vật trong giấc mơhoặc là những ảo ảnh, dù cho ta muốn tìm kiếm chứng cớ để chứng minh sự hiệnthực của chúng, thì ta cũng không thể nào tìm ra được. Trong trường hợp trênđây, người thuộc phái Trung đạo muốn chứng minh cách so sánh tương đồng, ngaycả trên phương diện danh xưng quy ước, đều là sai trong mục đích giúp ta nhậnthấy tính cách không thực của các hiện tượng ; rốt lại, khi ta tìm cách chứngminh bản thể thật của mọi vật thể và hiện tượng, ta sẽ không thể nào tìm thấychúng.

Trong những bước đầu, dùcho ta đã hiểu được Tánh không là gì nhờ vào sự suy diễn –tức một quá trình trínăng, xử dụng lý lẽ và cách lập luận, trong số rất nhiều những phương pháp khác–, nhưng sau đó, sự hiểu biết về Tánh không còn phải được thực hiện trên cấpbậc kinh nghiệm trực tiếp nữa. Vì vậy, kinh sách thường so sánh sự hiểu biếtbằng cách suy diễn cũng giống như trường hợp một người mù chỉ biết dọ dẫm tìmđường đi bằng một chiếc gậy sơn màu trắng mà thôi. Đấy không phải là một kinhnghiệm trực tiếp ; mà chỉ là một thứ gì gần giống với kinh nghiệm trực tiếp,thiết lập dựa trên lý luận và tinh thần phê phán.Tuy nhiên, vào cấp bậc tiênkhởi này, sự suy diễn đơn thuần cũng đã giúp ta bắt đầu cảm nhận được Tánhkhông, tức bản chất tối hậu của hiện thực. Khoa học hiện đại – chẳng hạn nhưvật lý các hạt nhân cơ bản – cũng đã bắt đầu quan tâm đến việc tìm hiểu bảnchất của thực tại, trong lúc mà chính khái niệm khoa học về một sự hiện thựchoàn toàn khách quan càng ngày càng trở nên lung lay. Những hiểu biết diễn tiếntrên đây độc lập với Phật giáo. Tuy nhiên, dựa trên kết luận từ những tiền đề(25) khoa học, thì hình như các khoa học gia trong lãnh vực này đều đi đến mộtđiểm giống nhau, họ bắt buộc phải đưa ra khái niệm về tính chất vô-thực-thể củamọi vật và mọi hiện tượng. Theo Tịch Thiên, tính chất vô-thực-thể đó đã đượcchứng minh bằng rất nhiều cơ sở vững chắc, lý do và luận cứ khác nhau ; ngượclại, không có bất cứ một tiền đề nào cho phép tin tưởng rằng các vật thể và hiêntượng hàm chứa một sự hiện hữu nội tại, khách quan và tự chủ.

Tác giả của Hành trìnhđến Giác ngộ cũng ám chỉ những người chủ trương hiện thực phản kháng luậnthuyết của nhóm Trung đạo về sự vắng mặt của hiện hữu nội tại nơi mọi vật thểvà biến cố. Họ lập luận rằng, nếu đúng thật như thế, thì làm sao có thể xácđịnh được một người khi tu tập tâm linh có thể đạt được giải thoát (27) ? Nhữngngười thuộc nhóm Kinh lượng bộ (Sautrantika) nhấn mạnh như sau, nếu căncứ vào cách giải thích sát nghĩa vể Tánh không như vừa trình bày, thì cũng phảiphủ nhận ngay cả luật nguyên nhân và hậu quả nữa.

Nhóm Trung đạo trả lờicho lập luận này rằng giáo lý về Tánh không và khái niệm về nguyên nhân hậu quảkhông thuộc cùng một thể loại để có thể đem ra so sánh. Những gì mà nhóm Kinhlượng bộ phủ nhận là tính cách vững chắc của nguyên tắc nguyên nhân hậu quảtrên phương diện hiện thực tối hậu. Nhưng trên lãnh vực quy ước, họ công nhậnsự vững chắc của quy luật này. Bởi vì quy luật ấy thuộc vào khuôn khổ quy ước –nên những người Trung đạo chấp nhận không cần phải phân tích bản chất tối hậucủa mọi vật thể, hoặc không cần tìm kiếm những quy chiếu đích thực phía saungôn từ và khái niệm – do đó có thể chấp nhận quy luật đó một cách đơn giản nhưnhững thành phần của thế giới quy ước hằng ngày ; cũng thế, trong khuôn khổ củasự thực tương đối hay quy ước, có thể chấp nhận khả năng đạt được giải thoát vàPhật tính bằng cách tu tập tâm linh.

Tịch Thiên còn nói tiếp:

5- Những người thôngthường nhìn thấy và hình dung các vật thể như là có thật, không phải là ảogiác. Đó là sự bất đồng ý kiến giữa những người suy tư và những người thôngthường.

Tịch Thiên trìnhbày trước tiên phản ứng của những người theo phái Hiện thực và sau đó tìm cáchlập luận bênh vực những người thuộc nhóm Trung đạo. Tịch Thiên đứng vào vị thếcủa nhóm Hiện thực để nói lên như sau : « Nếu quý vị chấp nhận sự vững chắc củathế giới quy ước, thiết lập theo luật nguyên nhân hậu quả, tôi sẽ đánh giá sựvững chắc đó là thật và kết luận rằng nguyên nhân và hậu quả phải hàm chứa mộtsự hiện hữu thật. Vậy sự tranh luân giữa chúng ta phải đặt trên cơ sở nào đây ?Sự tranh luận chỉ căn cứ đơn giản vào ý nghĩa dựa trên ngôn từ hay sao ? ».Những người thuộc Trung phản kháng lại như sau : « Không đúng như thế. Quý vịlà những người theo chũ nghĩa Duy thực, chẳng những quý vị an tâm chấp nhận giátrị của luật nguyên nhân hậu quả trên cấp bậc quy ước, nhưng hơn thế nữa quý vịcòn tin vào một hiện thực nội tại và khách quan của những vật thể và biến cốđó, và như thế theo quý vị chúng còn có một quy chế độc lập, khách quan, tưc làtự nơi chúng chúng hiện hữu ». Nhóm Trung đạo lại còn giải thích thêm như sau :« Vì chấp nhận tâm tức chỉ là món mồi cho sự sai lầm, từ sự sai lầm đó các vậtthể và các hiện tượng tỏ ra có một thực thể nội tại và tự chủ và chúng có vẽhiện hữu một cách độc lập đối với sự cảm nhận của ta, vì thế cho nên chúng tôivẫn giữ vững lập trường và xem các vật thể và hiện tượng chỉ là thể dạng bênngoài, một thứ ảo giác mà thôi. Đối với chúng tôi, có một sự sai lệch giữaphương cách hiện hữu của các vật thể và phương cách mà chúng ta nhận biết đượcchúng. Sự kiện đó đã giải thích tại sao có sự tranh luận giữa quý vị và chúngtôi. Đây không phải là vấn đề liên quan đơn thuần trên phương diện ngôn từ ».

6ab- Hình tướng và nhữngđối tượng khác của giác cảm biểu lộ sự hiển nhiên của chúng qua ý nghĩa thôngthường, nhưng không thuộc vào lãnh vực hiểu biết đích thực.

Các người thuộcphái Duy thực và các người thuộc nhóm Trung đạo đều chấp nhận sự hiện hữu củahình tướng, của vật thể và biến cố. Những gì khác biệt giữa họ, là vấn đề hìnhtướng hiện hữu có phải đúng với phương cách mà chúng đã tỏ ra hiện hữu như thếhay không. Các người thuộc phái Duy thực chủ trương rằng chẳng những hình tướnghiện hữu, mà còn hiện hữu đúng như ta đã cảm nhận được chúng. Theo họ, sự cảmnhận của ta về các vật thể và biến cố đều vững chắc. Chính vì vậy, nên họ xácnhận rằng các vật thể và biến cố phải có một hiện thực khách quan, tự tại, đúngnhư thế.

Các người thuộc trường pháiTrung đạo trả lời rằng mặc dù các vật thể và biến cố có thật, với tư cách lànhững hình tướng, chúng được nhận biết bằng sự hiểu biết vững chắc đúng theo sựcảm nhận bằng giác quan của ta, nhưng không bắt buộc là những nhận biết ấy phảivững chắc dưới tất cả mọi thể dạng. Những cảm nhận đó vững chắc khi chúng nhậnbiết các vật thể, nhưng chúng hoàn toàn bị lừa phỉnh khi nhận biết các vật thểcó hàm chứa một sự hiện hữu nội tại, độc lập và khách quan.

Do đó, theo trường pháiTrung đạo, ta có thể nêu lên hai khía cạnh khác nhau về sự nhận biết. Dựa trênmột quan điểm nào đó, sự nhận biết ấy có thể gọi là vững chắc ; nhưng trên mộtquan điểm khác, nó bị lừa phỉnh và vướng đầy sai lầm. Hiểu được như thế, ta cóthể gán hai thể dạng khác nhau cho cùng một nhận thức duy nhất. Sự kiện đạtđược kinh nghiệm nhận biết trực tiếp và vững chắc đối với các vật thể, không cónghĩa là các vật thể và biến cố ấy hàm chứa sự hiện hữu nội tại và khách quan.Chính sự bất đồng chính kiến đó, trọng tâm của của cuộc tranh luận giữa ThanhBiện (Bhavaviveka) (27) và Nguyệt Xứng (Chandrakirti), đã làm phát sinh haitruyền thống là Y-tự-khởi tông (Svatrantika) và Cụ-duyên-tông (Prasangika) nằmchung trong trường phái Trung Đạo. Sự tranh luận giữa Thanh Biện và Nguyệt Xứngxoay quanh vấn đề sau đây : có thể xảy ra trường hợp có những đối tượng đượcthiết lập chung cho cả hai nhóm, vừa thuộc phái Duy thực vừa thuộc phái Trungđạo hay không, tức là những đối tượng hàm chứa một một sự hiện hữu nội tại vàmột bản thể thật sự ?

Tiết thơ tiếp tụcnhư sau :

6cd. Nhưng ý nghĩa thôngthường sai lầm, giống như nó cho là tinh khiết những gì thuộc về ô nhiễm.

Nhóm Duy thực trảlời như sau : nếu như những vật thể và biến cố không có một thực thể nội tạihay một bản chất thật, và nếu như chúng không có sự hiện hữu nội tại và kháchquan, tại sao ta lại có cảm giác trái ngược lại ? Các vật thể và biến cố thôngthường được chấp nhận như có thật, ít ra là trên cơ sở của sự cảm nhận. Để giảithích điều này, các người thuộc Trung đạo trả lời rằng một sự thủa thuận chungkhông phải là một bằng chứng để chỉ sự thực. Ví dụ như những người thông thườnghầu hết cho rằng thân xác là tinh khiết, nhưng thực ra, nó ô nhiễm và uế tạp,vì đó là sự cấu hợp của những thành phần không tinh khiết. Những người thuộc Trungđạo dùng cách lý luận trên đây để giữ vững quan điểm của mình trước sự lập luậncủa nhóm Duy thực. Yếu tố then chốt dùng để binh vực ý kiến của họ là cáchchứng minh sự kiện tin tưởng vào hiện hữu nội tại đi ngược với kinh nghiệm nhậnbiết thường nhật của ta.

7abc- Nếu như Phật giảngrằng những vật thể có một hiện thực, ấy là để đưa chúng sinh vào con đường (tutập). Trên quan điểm sự thực tuyệt đối, những vật thể ấy không hiện hữu, kể cảtrong chốc lát.

Nhóm Duy thựcchống lại quan điểm của những người Trung đạo bằng những luận cứ sau đây :chính Phật đã xác định trong lần thuyết giảng công khai đầu tiên rằng mọi vậtthể và hiện tượng chẳng những hiện hữu, mà còn hàm chứa những đặc tính chỉ địnhcho chúng nữa : chúng có tính cách phù du, vô thường và bất toại nguyện. NhómDuy thực còn nói tiếp thêm rằng nếu mọi hiện tượng không có sự hiện hữu tự tạithì làm thế nào ta có thể xác nhận chúng mang những đặc tính như vừa kể ?

Những người thuộc TrungĐạo phản kháng lại rằng ý định đầu tiên của Phật khi đưa ra những lời thuyếtgiảng như trên – khi nói đến Bốn sự thực cao quý và bốn thuộc tính thuộc vào sựthực về khổ đau, trong đó có vô thường – chỉ nhắm vào mục đích giúp đỡ chúngsinh có giác cảm, vượt lên trên xu hướng bám chặt vào ý niệm trường tồn, để rồitự trói mình vào những chu kỳ hiện hữu, vào thế giới luân hồi. Những lời giáohuấn này, hướng vào chủ đích tối hậu đưa con người đến sự giải thoát toàn vẹn,là những phương tiện thật hữu ích giúp thăng tiến trên con đường dẫn đến mụcđích đó. Vì thế, những lời giáo huấn ấy không hề phủ nhận giáo lý về Tánhkhông.

Nhóm Duy thực tiếp tụcđưa ra một lý lẽ khác để bài bác ý kiến của những người Trung đạo chủ trươngkhông có sự hiện hữu nội tại. Những người thuộc nhóm Duy thực tuyên bố rằng nếumọi vật thể đã không hiện hữu ở cấp bậc tối hậu, thì nó cũng sẽ không thể hiệnhữu trên cấp bậc tương đối. Sự tranh luận tiếp tục với các phản ứng của nhữngngười Trung đạo như sau.

7d. (Tiểu thừa) Trongtrường hợp sau đây, có phải là mâu thuẫn hay không khi nói rằng, theo quan điểmcủa người suy tư vể sự thực tương đối, các vật thể chỉ hiện hữu trong khoảnhkhắc mà thôi ?

8. (Trung Đạo) Không cósai lầm trong sự thực tương đối nêu lên bởi những người suy tư ; khi đem sosánh với những người thông thường, những người suy tư cũng thấy mọi vật thểđúng như là họ thấy. Nếu không, sự hiểu biết minh bạch của họ về ô nhiễm trênthân xác người đàn bà cũng có thể bị phủ nhận bởi người đàn ông thông thường.

Điểm chính yếu trong lờigiải đáp này, là mọi vật thể và mọi biến cố, trên thực tế, đều có tính cáchnhất thời và phù du, nhưng trong đời sống hàng ngày, ta lại cho chúng có tínhcách bền vững và trường tồn. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để đánh đổ sự kiệncho rằng mọi vật thể và hiện tượng mang tính cách thoáng qua và suy thoái. Vìvậy, theo những người Trung đạo, không có sự mâu thuẫn nào khi duy trì ý kiếncho rằng các vật thể và biến cố, vô thường trên cấp bậc tương đối, nhưng trêncấp bậc tối hậu chúng không mang đặc tính đó.

Nếu như bất cứ một vậtthể nào đi ngược với sự hiểu biết hữu lý thông thường của ta đều không có giátrị, thì sự hiểu biết bằng suy tư về sự ô nhiễm của thân xác – theo đó thân xácđược cấu hợp bởi những thành phần không tinh khiết như máu, xương và thịt –cũng trở thành vô giá trị hay sao. Bởi vì trong sự nhận biết hằng ngày của ta,thường thường ta có cảm giác bị lôi cuốn bởi một thân thể tuyệt vời, từ đó tabiến thân xác ấy thành một sự ham muốn, một thứ gì hoàn hảo, và trong một chiềuhướng nào đó nó tinh khiết.

Những điều xứng đáng vàsự tái sinh

Nhóm Duy thực bắtbẻ trở lại như sau, nếu đúng theo quan điểm của Trung đạo, thì sự tích lũynhững điều xứng đáng cũng không thể thực hiện được (29).

9- (Tiểu Thừa) Nếu, theođúng như ý kiến của quý vị, chính Phật cũng chỉ là một ảo giác, vậy thì quý vịgặt hái được những điều xứng đáng nào khi tôn thờ Phật ?
(Trung Đạo) Giống nhưnhững xứng đáng mà người ta có thể gặt hái được khi tôn thờ một vị Phật thậtsự.

Ngay cả trường hợpchư Phật đều là ảo giác và do đó không thật trên bình diện tối hậu, vậy làm thếnào ta có thể khẳng định việc tôn kính những đối tượng quy y, chẳng hạn như chưPhật, lại có thể tích lũy được những điều xứng đáng ? Về điểm này, các ngườithuộc Trung đạo trả lời lại như sau : cũng giống như những người trong nhóm Duythực cho rằng tôn kính một vị Phật thật một cách nội tại sẽ giúp tích lũy nhữngxứng đáng cũng thật một cách nội tại ; cũng tương tợ như thế, trong hệ thốngluận lý của những người Trung đạo, không có gì cấm cản họ phát biểu : khi tônkính một vị Phật giống như một ảo ảnh sẽ giúp đạt được những xứng đáng cũnggiống như những ảo ảnh. Không có một chút mâu thuẫn nào cả. Do đó, bác bỏ hiệnhữu nội tại không có nghĩa là phải phủ nhận khả năng tích lũy những điều xứngđáng.

Những người trong nhómDuy thực thực lại nêu lên một sự bài bác khác nữa :

9- (Tiểu thừa) Nhưng nếusinh linh chỉ là ảo giác, làm thế nào có thể chết đi và lại tái sinh ?

Đối với triết lývề Tánh không, phủ nhận sự hiện hữu thật của mọi hiện tượng và xem đó chỉ lànhững danh xưng mà thôi, thì làm thế nào để bênh vực ý kiến cho rằng có sự táisinh, nếu như con người chỉ là hão huyền ? Làm thế nào một sinh linh có giáccảm, mang tính cách hão huyền của một ảo giác, có thể tái sinh trở lại sau khichết ?

Những người phái Trungđạo lập luận rằng, chẳng những sự tái sinh có thể xảy ra, mà sự lập luận bằngcách tương đồng do những người phản kháng xử dụng còn giúp thêm để xác nhậnđiều ấy nữa.

10- (Trung Đạo) Ảo giáctiếp tục tồn tại cho đến khi nào sự kết hợp giữa các nguyên nhân tạo ra ảo giácvẫn tiếp tục tồn tại ; vậy ta có thể cho là đúng khi nói rằng các sinh linhhiện hữu thật sự hay chăng, khi chỉ đơn giản căn cứ vào sự kiện chúng kéo dàilâu hơn ?

Ngay cả một ảogiác cũng phải tùy thuộc vào sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và điều kiện đểcó thể phát hiện ; nếu các nguyên nhân và điều kiện đó không hội đủ, ảo giác sẽkhông hiển hiện được. Cũng thế, khi nào vẫn còn tồn tại trong dòng tâm thứcnhững nguyên nhân và các điều kiện thuận lợi cho sự tái sinh, thì chúng sẽ kíchđộng sự tái sinh một cách tự nhiên sau khi chết. Như thế chẳng có gì là bấttương hợp giữa thuyết tái sinh một bên, và một bên là học thuyết về Tánh không.

Điều thiện và điều ác

Trong các tiết 11và 12, các người phái Duy thực nêu lên câu hỏi như sau : « Nếu tất cả không cósự hiện hữu nội tại, thì phải dựa vào đâu để phân biệt điều thiện và điều ác ?».

11- Không có lỗi lầm nàokhi phạm vào tội giết hại một sinh linh ảo giác (do một một ảo thuật gia tạora), bởi vì sinh linh này không có tri thức. Nhưng sẽ xảy ta sự tác tạo về đạohạnh hay thiếu đạo hạnh đối với trường hợp giết hại một sinh linh mang một trithức ảo giác.

12-13a- Một tri thức ảogiác không thể tạo ra bởi một ảo thuật gia, bởi vì các công thức ảo thuật khôngđủ sức tạo ra được tri thức. Chẳng qua là ảo giác rất đa dạng vì nó phát sinhtừ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một nguyên nhân duy nhất, mang khả năng sángtạo ra đủ mọi thứ, không thể có ở bất cứ nơi nào.

Nếu như tất cả cácsinh linh có giác cảm đều giống như những ảo ảnh hay ảo giác, thì giết hại cácsinh linh đang sống như thế không thể làm gia tằng nghiệp tiêu cực. Các ông lànhững người Trung đạo, các ông từng xác nhận rằng sự kiện giết hại những ảogiác tạo ra bằng ảo thuật không làm gia tăng nghiệp tiêu cực, sự kiện giếtnhững sinh linh giống như ảo giác cũng thế, cũng sẽ không tạo ra điều bất thuậnlợi ấy.

Để phủ định điều này,Tịch Thiên nêu lên sự khác biệt rõ rệt giữa hai trường hợp. Những sáng tạo dobùa phép và thần chú không có tri thức, cũng không có khả năng cảm nhận đau đớnvà thích thú ; đó chỉ là ảo giác đơn thuần. Vì thế, hạ sát một cá nhân tạo rabởi ảo thuật tất nhiên không làm gia tăng nghiệp tiêu cực. Ngược lại, nhữngsinh linh giống như ảo giác, mặc dù không thực trong chiều hướng không hàm chứasự hiện hữu nội tại, nhưng vẫn có khả năng cảm nhận đau đớn và thích thú. Đó lànhững sinh linh có giác cảm : hạ sát một sinh linh có giác cảm tuy giống nhưmột ảo giác nhưng nhất định đưa đến sự gia tăng của nghiệp tiêu cực. Do đó,đương nhiên có sự khác biệt về phẩm tính giữa hai trường hợp trên đây.

Ta-bà và Niết-bàn

Tiếp theo, pháiTrung đạo còn đáp lại lời tố giác cho rằng nếu căn cứ vào nền tảng triết họccủa Tánh không, thì chẳng còn có gì để phân biệt giữa thế giơi Ta-bà vàNiết-bàn.

13b-15b. (Tiểu thừa) Nếuquý vị nói rằng, theo sự thực tuyệt đối, tất cả đều là Niết-bàn, vậy thì thếgiới Ta-bà thuộc vào sự thực tương đối, như thế Phật cũng có thể bị vướng mắcvào thế giới Ta-bà hay sao (bởi vì thế giới Ta-bà vẫn tiếp tục hiện hữu trongNiết-bàn) ; vậy thì hành trình đến giác ngộ còn có ích lợi gì nữa ?
(Trung đạo) Cho đến khinào những nguyên nhân của ảo giác chưa bị cắt bỏ, thì ảo giác vẫn còn ; nhưngkhi nguyên nhân đã bị cắt bỏ, ảo giác cũng ngưng tạo tác, kể cả trong lãnh vựcsự thực tương đối.

Các người phái Duythực phát biểu như sau : các ông là những người Trung đạo, các ông nói rằng tấtcả các hiện tượng không có sự hiện hữu nội tại và sự vắng mặt của sự hiện hữunội tại được chỉ định như là Niết-bàn, nếu các ông chỉ định sự vắng mặt đó nhưlà Niết-bàn, vậy thì Niết-bàn sẽ trở thành cùng một thứ với Ta-bà hay sao, bởivì Ta-bà cũng không có sự hiện hữu nội tại. Vậy, theo các ông, Ta-bà cũng cóthể thành Niết-bàn được. Điều này hiển nhiên là không thể có được, bởi vì Ta-bàvà Niết-bàn khác với nhau. Trên thực tế, chúng không thể tương hợp với nhau.Hơn nữa, nếu như không có sự phân biệt giữa Ta-bà và Niết-bàn, người ta bắtbuộc phải chấp nhận rằng chư Phật vẫn còn bị khống chế bởi thế giới Ta-bà. Vậy,tại sao những người tu tập tâm linh bắt buộc phải bước vào đường tu học mới đạtđược Phật tính và sự giải thoát ?

Tịch Thiên đáp lại rằngnhững người Duy thực lầm lẫn giữa sự chấm dứt hiện hữu nội tại, tức cảnh giớiNiết-bàn tự nhiên, và cảnh giới Niết-bàn đạt được bằng sự hoàn thiện về tâmlinh. Hơn nữa, sự chấm dứt đó không phải đơn giản chỉ là sự vắng mặt của hiệnhữu nội tại, mà còn là sự chấm dứt tất cả những gì làm cho chúng ta rơivào « u mê » – tức những xúc cảm bấn loạn của ta và những xu hướng sẳn có củata. Do đó, chúng ta phải phân biệt giữa Niết-bàn tự nhiên – Tánh không – vàNiết-bàn mà ta đạt được bằng thiền định. Hai thể dạng đó là hai thể dạng khácnhau. Khi nào chưa cắt đứt được chuỗi tiếp nối liên tục giữa nguyên nhân và hậuquả đưa đến sự vướng mắc bất tận trong cảnh giới Ta-bà, thì con người vẫn còngánh chịu sự khống chế của cảnh giới đó. Một khi chu kỳ hiện hữu chấm dứt, conngười chẳng những nhập vào một thể dạng Niết-bàn tự nhiên, mà còn nhập vào mộtthể dạng Niết-bàn tối thượng nữa, một cảnh giới thể hiện cho sự giải thoát khỏikhổ đau và đọa đày.

Những người Duy thực bàibác rằng nếu ta không chấp nhận một thực thể tự tại và khách quan thì cũngkhông thể có nhân quả được và như thế cũng chẳng có phương thức nào giúp chothế giới hiện tượng vận hành. Những người Trung đạo đáp lại rằng, mặc dù vẫnxem các vật thể và biến cố chỉ là ảo giác, không mang một thực thể tự tại độclập nào, nhưng nguyên lý về nhân quả vẫn vững chắc, kể cả những chức năng kháccủa thế giới tương đối cũng thế ; thực thể của thế giới quy ươc, chẳng nhữngkhông bị hủy hoại bởi sự hữu lý của Tánh không, mà trái lại vẫn hoàn toànnguyên vẹn, không bị sứt mẻ một chút nào.

Vì vậy, sau khi đã bácbỏ sự hiện hữu nội tại của mọi hiện tượng, điều hệ trọng trước tiên là phải duytrì sự vững chắc của thế giới sự thực tương đối. Nếu đủ khả năng, ta nên bướcvào « Con đường Trung đạo » đích thực, đó là vị thế tránh được hai cựcđoan của cả hai chủ nghĩa tuyệt đối và hư vô. Tại vì sao ? Vì Trung đạo khôngbác bỏ tính cách hiện thực và sự vững chắc của thế giới quy ước, vẫn chấp nhận tấtcả sự vận hành của nó – nguyên nhân và hậu quả, chủ thể và đối tượng và nhữnggì tiếp theo. Nếu ta chưa đủ khả năng thực hiện được điều này, tư thế triết họccủa ta sẽ rơi vào một trong hai thái cực : hoặc chối bỏ thực tại của thế giớiquy ước để rồi từ từ rơi vào vị thế hư vô, hoặc là tôn thờ một thứ chủ nghĩatuyệt đối nào đó, tìm cách bám níu vào một thứ gì tuyệt đối hay vĩnh cữu. TheoTịch Thiên và các người Trung đạo nói chung, giữ vững vị thế đúng với Trung đạolà một việc hết sức hệ trọng cho những người tu tập tâm linh.

THIỀN ĐỊNH

Đến đây chúng ta hãydành ra một chút thì giờ để thực thi thiền định. Chủ đề cho việc thiền định nàylà hiện tượng vô thường tinh tế. Trước hết hãy suy tư trên chính bản thân ta,chú ý vào sự lưu thông máu trong huyết quản. Tim bơm máu như thế nào ? Khi nghĩđến điều này, ta sẽ thấy sự sinh động của thân xác ta, thân xác đó không baogiờ rơi vào thể dạng ngưng đọng. Và nếu ta phóng tầm nhìn ra những vật thể bênngoài, ta cũng sẽ thấy cùng một hiện tượng như thế. Chẳng hạn khi ta nhìn thấymột lâu đài cổ, ta có thể tự nghĩ rằng : « Căn nhà này đã xưa nhiều thế kỷ ».Mặc dù vẫn còn giữ được sự tiếp nối liên tục qua thời gian, nhưng nó đã phảigánh chịu một quá trình biến đổi trong từng khoảnh khắc.

Hãy suy tư về hiện tượngvô thường tinh tế đó, về quá trình năng động đó, về bản chất có tính cách giaiđoạn và luôn luôn đổi thay của mọi hiện tượng, đặc tính ấy không chỉ áp đặt chonhững vật thể bên ngoài mà thôi ; nó còn áp đặt vào cả những dòng tư duy của tanữa. Mặc dù có một sự liên tục, nhưng nếu ta suy tư về những sự kiện nhận biếtcá nhân của ta – những xúc cảm của ta, những tư duy của ta, những thể dạng tâmthức của ta –, ta sẽ nhận thấy chúng biên đổi từng khoảnh khắc một. Chúngkhông bao giờ đứng yên. Vậy hãy suy tư về sự biến đổi liên tục đó và bản chấtnăng động của những hiện tượng bên trong ta và cả thế giới bên ngoài. Tóm lại,nói một cách vắn tắt, suy tư như thế là cách giúp ta tham thiền về vô thườngtinh tế của tất cả mọi vật thể và mọi biến cố.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]