Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Những bình diện của tâm linh

05/01/201111:28(Xem: 19899)
5. Những bình diện của tâm linh

SỨC MẠNH CỦA LÒNG TỪ

(The Power of Compassion)
Nguyên tác: His Holiness Dalai Lama - Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng soạn dịch
Nhà xuất bản Quảng Đức 2007
5
NHỮNG BÌNH DIỆN CỦA TÂM LINH

Bài giảng của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Hai bình diện tâm linh

Thưa các anh chị em, tôi muốn nói về đề tài những giá trị tâm linh qua việc định nghĩa hai bình diện hoạt động tâm linh hay tôn giáo.

Để bắt đầu tôi xin nói rằng, mục tiêu chính yếu của con người là chúng ta muốn có một đời sống hạnh phúc. Tất cả chúng ta đều muốn có hạnh phúc. Chúng ta đều mưu cầu để đạt được hạnh phúc, đó là điều tự nhiên. Đó là mục đích trong cuộc sống của chúng ta. Lý do rất rõ ràng khi không còn hy vọng với đời sống này, chúng ta trở nên đau khổ, buồn chán và có thể còn nghĩ đến chuyện tự tử nữa. Vì vậy sự sống của chúng ta bắt rễ sâu trong sự hy vọng hay mong cầu. Dù không có gì bảo đảm rằng tương lai sẽ mang lại một cái gì đó, nhưng vì có hy vọng nên chúng ta vẫn tiếp tục sống. Vì thế có thể nói rằng mục tiêu trong đời sống của chúng ta là hạnh phúc.

Con người không phải là những sản phẩm của máy móc. Chúng ta còn có một cái gì đó vượt lên trên khối vật chất. Chúng ta có tình cảm và kinh nghiệm. Vì vậy chỉ có sự thỏa mãn về vật chất không thôi thì không đủ. Chúng ta cần có một cái gì sâu xa hơn, một thứ mà tôi thường gọi là tình yêu con người, hay lòng từ bi. Với tình yêu nhân loại hay lòng từ bi, tất cả những lợi thế vật chất mà chúng ta đã có sẵn có thể có tính chất xây dựng và có thể tạo ra những kết quả tốt. Nhưng nếu không có tình yêu nhân loại thì lợi thế vật chất kia không giúp cho chúng ta có sự an lạc hạnh phúc. Sự thật là sung mãn về vật chất mà thiếu vắng tình yêu chỉ có thể tạo ra thêm những vấn đề rắc rối mà thôi. Vì vậy tình yêu nhân loại hay lòng từ bi là chìa khóa đưa đến hạnh phúc của cuộc đời.

Bình diện tâm linh thứ nhất:
Giá trị các tôn giáo trên thế giới đối với loài người

Đối với mọi người ở khắp nơi, bình diện thứ nhất của tâm linh là niềm tin vào một trong những tôn giáo của thế giới. Tôi nghĩ rằng mỗi tôn giáo trên thế giới đều có một vai trò quan trọng. Nhưng để cho những tôn giáo này có sự đóng góp hữu hiệu cho lợi ích của loài người, cần phải xem xét hai nhân tố quan trọng sau đây:

Nhân tố thứ nhất là mỗi tín đồ của các tôn giáo - tức là chính chúng ta - phải tu tập một cách thành tâm. Giáo lý tôn giáo phải là một phần gắn liền với đời sống của chúng ta, và không nên phân cách với đời sống. Có khi chúng ta đến nhà thờ hay chùa để cầu nguyện hay phát tâm, sùng tín, và rồi đi ra khỏi tôn nghiêm đó, đời sống của chúng ta không liên hệ gì đến tôn giáo đó nữa. Đây không phải là cách thực hành tôn giáo đúng đắn. Giáo nghĩa của tôn giáo phải gắn liền với chúng ta dù chúng ta đang ở nơi đâu. Giáo lý của tôn giáo mà chúng ta đã tin theo phải có mặt ngay trong đời sống của chúng ta để khi nào chúng ta thực sự cần có sự ban ơn hay sức mạnh nội tâm, những giáo lý đó sẽ có sẵn trong những lúc như vậy. Vì thế mỗi khi chúng ta gặp một sự khó khăn nào đó, những giáo lý đó sẽ có mặt, vì chúng luôn hiện diện. Chỉ khi nào tôn giáo trở thành một phần gắn liền với đời sống của chúng ta thì tôn giáo đó mới thực sự có hiệu quả.

Chúng ta cũng cần phải chứng nghiệm sâu xa hơn ý nghĩa và giá trị tinh thần của truyền thống tôn giáo mình theo, chúng ta cần phải biết những giáo lý đó không chỉ ở mức tri thức mà còn phải qua chứng nghiệm sâu xa. Có khi chúng ta hiểu những giáo lý tôn giáo khác nhau một cách phiến diện hay chỉ ở mức tri thức. Không có sự cảm nhận sâu xa hơn thì hiệu quả của tôn giáo sẽ bị giới hạn. Vậy chúng ta phải tu tập một cách chí thành và tôn giáo phải trở thành một phần của đời sống của chúng ta.

Sự quan trọng của mối liên hệ mật thiết giữa các tôn giáo.

Nhân tố thứ hai là liên quan nhiều đến sự tương tác giữa các tôn giáo. Ngày nay vì có sự gia tăng những biến đổi kỹ thuật và tính chất của nền kinh tế thế giới, chúng ta tùy thuộc lẫn nhau nhiều hơn trước kia. Các quốc gia, các lục địa đã có sự giao tiếp với nhau chặt chẽ hơn. Thực tế là đời sống của một khu vực trên thế giới tùy thuộc vào sự sống còn của những khu vực khác. Vì vậy thế giới đã trở nên gần gũi hơn, tùy thuộc vào nhau nhiều hơn. Kết quả là có thêm sự tương tác giữa mọi người. Trong hoàn cảnh như vậy ý tưởng đa nguyên giữa các tôn giáo là điều rất quan trọng.

Trước đây các cộng đồng sống phân cách nhau và các tôn giáo xuất hiện một cách tương đối đơn độc, ý tưởng cho rằng chỉ có một tôn giáo mà mình tin theo là rất hữu dụng, nhưng ngày nay tình trạng ấy đã thay đổi, và hoàn cảnh cũng đã khác biệt. Vì vậy chúng ta cần phải chấp nhận sự thật là có sự hiện hữu của nhiều tôn giáo khác nhau, và để phát triển sự tôn trọng lẫn nhau thực sự giữa các tôn giáo, phải có sự tiếp xúc mật thiết giữa các tôn giáo đó. Nhân tố thứ hai này sẽ làm cho các tôn giáo của thế giới có hiệu quả nhiều hơn trong việc làm lợi ích cho loài người.

Hồi tôi còn ở Tây Tạng, tôi không tiếp xúc với các tín ngưỡng khác, thái độ của tôi đối với tôn giáo đã không tích cực lắm. Nhưng ngay khi tôi có cơ hội tiếp xúc với những người thuộc các tín ngưỡng khác và học được từ sự tiếp xúc trực tiếp và từ kinh nghiệm, thái độ của tôi đối với các tôn giáo khác đã thay đổi. Tôi đã nhận ra rằng các tôn giáo khác có ích lợi nhiều cho loài người và mỗi tôn giáo đều có tiềm năng đóng góp cho việc thiết lập một thế giới tốt đẹp hơn. Trong mấy thế kỷ vừa qua, các tôn giáo đã đóng góp nhiều cho phúc lợi của loài người và ngay cả ngày nay vẫn có đông đảo tín đồ của Ky Tô Giáo, Hồi Giáo, Do Thái Giáo, Phật Giáo, Ấn Độ Giáo và các tôn giáo khác. Hàng triệu người đang nhận được lợi ích từ các tôn giáo này.

Một thí dụ về sự gặp gỡ giữa những người thuộc các tín ngưỡng khác nhau là việc tôi gặp Linh Mục Thomas Merton đã làm cho tôi nhận ra rằng ông là một người có những đức tính tuyệt vời. Một lần khác tôi gặp một tu sĩ Ky Tô Giáo khác ở Monserrat, một trong những tu viện nổi tiếng của Tây Ban Nha. Tôi được biết vị tu sĩ này đã ẩn tu trên một quả đồi ở ngay phía sau tu viện. Khi tôi đến thăm tu viện, ông ra khỏi am thất và xuống đồi để gặp tôi. Tôi nhận thấy tiếng Anh của ông ta còn dở hơn tiếng Anh của tôi.

Điều này làm cho tôi có thêm can đảm để nói chuyện với ông ta. Chúng tôi đối diện với nhau và tôi hỏi “trong mấy năm nay ngài làm gì ở trên quả đồi đó?”, ông ta nhìn tôi rồi trả lời “chiêm nghiệm về lòng từ bi và bác ái”. Khi nghe mấy lời này và qua ánh mắt của ông ta tôi hiểu được ý tưởng của ông. Tôi thực sự khâm phục con người này và những người giống như ông ta. Những cuộc gặp gỡ như vậy giúp tôi khẳng định rằng tất cả các tôn giáo của thế giới đều có tiềm năng sản sinh những người tốt, dù triết lý và giáo thuyết của các tôn giáo đó có khác nhau. Mỗi tôn giáo đều có thông điệp giá trị của mình để truyền cho mọi người.

Theo quan điểm của Phật Giáo thì ý niệm về một đấng sáng tạo là vô lý, cách phân tích nhân duyên của Phật Giáo làm cho người không theo Phật Giáo cảm thấy khó hiểu ý niệm về lời dạy này. Tuy nhiên chúng ta không thảo luận những vấn đề về triết lý ở đây. Điểm quan trọng ở đây là đối với những người tin theo những giáo lý mà ở trong đó chính yếu là tin vào một đấng sáng tạo, điều này có nhiều hiệu quả. Theo những truyền thống đó, con người do Thượng Đế tạo ra.

Thêm nữa, như những người bạn Ky Tô Giáo của tôi đã cho tôi biết, họ không chấp nhận thuyết luân hồi, và do đó họ không tin là người ta sẽ có những kiếp quá khứ và những kiếp sống ở tương lai. Họ chỉ chấp nhận một kiếp hiện tại này mà thôi. Họ cho rằng kiếp sống này là do Thượng Đế tạo ra, và ý tưởng đó làm cho họ có cảm giác gần gũi với Thượng Đế. Giáo lý quan trọng nhất của họ là Thượng Đế muốn họ có ở đây, vì vậy tương lai của họ đều tùy thuộc vào đấng sáng tạo, chính vì thế mà đấng toàn năng được xem là thiêng liêng và tối thượng nên họ phải kính yêu.

Tiếp theo những điều này là giáo lý dạy rằng họ phải yêu thương mọi người khác và đó là thông điệp chính trong giáo lý của họ. Lý do là nếu yêu thương Thượng Đế, chúng ta cũng phải yêu thương đồng loại, vì họ giống như chúng ta, cũng do Thượng Đế tạo ra. Tương lai của họ cũng giống như chúng ta, tùy thuộc vào đấng sáng tạo, và vì vậy số phận của họ giống số phận của chúng ta. Như vậy niềm tin của những người nói “tôi kính yêu Thượng Đế”, nhưng không biểu lộ tình yêu chân thật đối với đồng loại là điều đáng nghi ngờ. Người tin vào Thượng Đế phải biểu lộ sự thành tâm kính yêu Thượng Đế của mình qua sự yêu thương trực tiếp dành cho đồng loại, Cách thể hiện này gây ấn tượng mạnh có phải thế không?

Vậy chúng ta xét mỗi tôn giáo từ nhiều góc độ khác nhau với cùng một cách, không chỉ từ quan điểm triết lý của mình mà từ nhiều quan điểm khác nhau, chúng ta sẽ thấy chắc chắn rằng tất cả các tôn giáo lớn đều có tiềm năng cải thiện con người. Điều này là hiển nhiên. Qua sự tiếp xúc thân mật với những người thuộc các tín ngưỡng khác, chúng ta có thể phát triển một thái độ dễ cảm thông và tôn trọng lẫn nhau đối với các tôn giáo khác. Việc tiếp xúc thân mật với các tôn giáo khác nhau giúp tôi học được những ý tưởng mới, những pháp thực hành mới, những phương pháp hay kỹ thuật mới mà tôi có thể phối hợp với pháp môn tu tập của chính mình.

Tương tự, một số những người bạn Ky Tô Giáo đã chấp nhận một số pháp tu nào đó của Phật Giáo, thí dụ như pháp trụ tâm và những phương pháp phát triển lòng khoan dung, từ bi và tình yêu thương. Chúng ta sẽ đạt được nhiều lợi ích khi tín đồ của các tôn giáo đến với nhau để làm công việc trao đổi theo loại này. Thêm vào sự hòa hợp giữa họ là những chính trị gia và các nhà lãnh đạo của các quốc gia thường nói về “sống chung” và “đến với nhau”. Tại sao những người theo tôn giáo của chúng ta không nói được như vậy? Tôi nghĩ rằng đã đến lúc nên chia sẻ và thực hành.

Thí dụ, ở Assisi vào năm 1987, các nhà lãnh đạo và đại biểu của các tôn giáo đã gặp nhau để cầu nguyện cùng với nhau, dù tôi không biết chắc “cầu nguyện” có phải là từ ngữ chính xác để diễn tả nghi thức của tất cả các tôn giáo hay không. Nhưng điều quan trọng ở đây là các đại biểu của các tôn giáo đã đến với nhau ở một địa điểm và cầu nguyện theo niềm tin của mình. Điều này đã xảy ra và tôi nghĩ rằng đây là một sự kiện rất tích cực. Tuy vậy, chúng ta vẫn cần có thêm nỗ lực cho việc phát triển sự hòa hợp và thân thiện giữa các tôn giáo, vì nếu không có nỗ lực đó, những vấn đề gây chia rẽ loài người sẽ vẫn tồn tại.

Nếu tôn giáo được xem là phương thuốc duy nhất để giảm thiểu sự tranh chấp giữa loài người, nhưng chính phương thuốc đó lại trở thành một nguồn tranh chấp nữa, rõ ràng là một tai họa. Ngày nay cũng như trong quá khứ, những cuộc tranh chấp đã diễn ra nhân danh tôn giáo vì những khác biệt niềm tin, đây là điều rất đáng buồn. Nhưng như tôi đã nói, nếu chúng ta suy nghĩ một cách rộng rãi và sâu xa hơn một chút, chúng ta sẽ nhận thấy rằng tình trạng trong quá khứ hoàn toàn khác với ngày nay. Chúng ta không còn cô lập nữa mà tùy thuộc lẫn nhau. Vì vậy ngày nay điều quan trọng là nhận thức mối liên hệ thân mật giữa các tôn giáo là thiết yếu, để các cộng đồng tôn giáo khác nhau có thể làm việc với nhau và tạo nỗ lực chung để mang lại lợi ích cho loài người.

Vậy, một mặt là sự thành tâm và niềm tin trong tu tập tôn giáo, và một mặt khác là sự khoan dung và sự hợp tác giữa các tôn giáo, hai điều này là bình diện thứ nhất của giá trị thực hành tâm linh cho loài người.

Bình diện thứ hai: từ bi như là một tôn giáo toàn cầu:

Bình diện thứ hai quan trọng hơn mức thứ nhất, bởi vì dù một tôn giáo có thể thâm diệu đến đâu, tôn giáo đó cũng chỉ được một số người rất giới hạn chấp nhận. Phần lớn của sáu tỷ người trên hành tinh chúng ta không thực hành một tôn giáo nào hết. Theo truyền thống của gia đình, họ có thể xem mình là tín đồ của tôn giáo này hay tôn giáo khác: “Tôi là người Ấn Độ Giáo”. “Tôi theo Phật Giáo”, “Tôi là tín đồ Ky Tô Giáo”, nhưng ở bên trong đa số của những người này không thực hành một tín ngưỡng nào cả. Điều này không phải là tội lỗi, một người có tin theo một tôn giáo hay không, đó là quyền cá nhân của người đó.

Tất cả các vị thầy vĩ đại ngày xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Jesus Christ, và Mohamed, đã không thể làm cho toàn thể loài người hướng tâm đến tôn giáo. Sự thật là không ai có thể làm được điều này. Những người “không tin” đó có được gọi là vô thần hay không thì không phải là điều quan trọng. Thật vậy, theo một số học giả Tây Phương thì những tín đồ Phật Giáo cũng là vô thần, vì họ không tin có một đấng sáng tạo.

Vì vậy, có những khi tôi dùng thêm một từ ngữ nữa để mô tả những người không tin này, đó là “cực đoan”. Tôi gọi họ là những người không tin cực đoan. Họ không chỉ không tin mà còn có quan điểm cực đoan cho rằng tôn giáo không có giá trị gì cả. Tuy nhiên chúng ta phải nhớ rằng những người này cũng là một phần của nhân loại, và giống như tất cả mọi người, họ cũng muốn có hạnh phúc và có đời sống an lạc. Đây mới là điểm quan trọng.

Tôi nghĩ rằng nếu người ta vẫn cứ là người không tin vào tâm linh thì cũng không tai hại gì, nhưng khi người ta là một phần của nhân loại, còn là một con người thì người ta vẫn cần đến tình cảm của con người, lòng từ bi của loài người. Đây chính là giáo lý cốt tủy của tất cả các truyền thống tôn giáo. Không có tình cảm con người thì ngay cả những tín điều tôn giáo cũng có thể trở thành loại hình có tính chất hủy diệt. Như vậy ở bên trong hầu hết các tôn giáo, điều cốt yếu là tấm lòng tốt. Tôi xem tình cảm con người hay lòng từ bi, chính là tôn giáo toàn cầu, tôn giáo phổ quát. Dù có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, ai cũng cần có tình cảm con người và lòng từ bi, bởi vì từ bi giúp cho ta có sức mạnh nội tâm, hy vọng và an lạc tâm trí. Vậy, đối với mọi người, đây là tính chất không thể thiếu vắng.

Chúng ta hãy xét sự hữu ích của lòng tốt trong đời sống hằng ngày. Khi thức dậy vào buổi sáng, nếu chúng ta có tâm trạng tốt, có cảm giác nồng ấm, thì trong ngày hôm đó cánh cửa nội tâm của chúng ta tự động mở ra. Ngay khi cả một người không thân thiện xuất hiện chúng ta cũng không cảm thấy phiền lòng mà lại còn có thể nói những lời tốt đẹp nào đó với người đó. Chúng ta có thể trò chuyện với người lạ đó và có thể có một cuộc đàm thoại có ý nghĩa. Nhưng trong một ngày khi tâm trạng của chúng ta không hoan hỷ và chúng ta có cảm giác khó chịu, thì ngày đó cánh cửa nội tâm của chúng ta tự động đóng bít lại.

Hậu quả là dù gặp người bạn thân nhất chúng ta cũng cảm thấy không dễ chịu và căng thẳng như thường. Những thí dụ này cho thấy thái độ bên trong của chúng ta tạo ra những khác biệt lớn trong đời sống hằng ngày như thế nào. Vì vậy để tạo bầu không khí dễ chịu trong tâm trí, trong gia đình và trong cộng đồng, chúng ta phải nhận thức rằng nguồn gốc của bầu không khí dễ chịu đó là ở bên trong mỗi cá nhân, ở bên trong mỗi con người chúng ta. Nguồn gốc đó là lòng tốt, từ bi hay tình yêu con người.

Một khi chúng ta tạo bầu không khí dễ chịu và thân thiện, nó sẽ tự động giúp giảm trừ sự lo âu và sợ hãi. Như vậy chúng ta dễ có thêm bạn bè và dễ có thêm những nụ cười. Dù sao chúng ta cũng là những sinh vật có đời sống hợp quần xã hội. Nếu không có bạn bè và những nụ cười thì đời sống của chúng ta sẽ trở nên khó khăn hơn, cảm giác cô đơn sẽ hành hạ chúng ta. Đó là quy luật tự nhiên, tức là theo luật tự nhiên, chúng ta tùy thuộc vào người khác để sống còn. Nếu trong một hoàn cảnh nào đó, có một điều gì không ổn trong tâm tư, chúng ta có thái độ đối nghịch với người khác, vốn là những người mà chúng ta tùy thuộc, làm sao chúng ta có được an lạc và hạnh phúc. Theo bản tính của con người hay luật tự nhiên, thì tình cảm và lòng từ bi là chìa khóa mở cửa hạnh phúc.

Y học ngày nay nói rằng trạng thái tâm dễ chịu hay an lạc nội tâm cũng có ích lợi cho sức khỏe cơ thể chúng ta. Nếu tâm trí luôn xao động sẽ làm hại đến sức khỏe, an lạc nội tâm là điều rất quan trọng. Thể xác vật chất cũng biết cảm nhận và đáp ứng tình cảm con người và an lạc nội tâm.

Bản tính con người

Khi nhìn vào bản tính con người, chúng ta thấy tính chất của con người hiền hòa nhiều hơn là thù hận. Thí dụ khi xem xét những động vật khác, chúng ta thấy những loài có tính hiếu hòa hơn thì có cấu trúc cơ thể tương ứng với tính chất đó, còn những loài thú săn mồi thì có thân hình phát triển tùy theo tính hung bạo của chúng. Hãy so sánh loài cọp với loài nai, chúng có cấu trúc cơ thể rất khác nhau. Khi so sánh thân thể con người với những sinh vật khác, chúng ta thấy con người giống con nai và con thỏ hơn là giống con cọp.

Răng của chúng ta cũng giống như răng của nai và thỏ và không giống như răng cọp, móng tay của chúng ta là một ví dụ khác, chúng ta không thể bắt nổi một con chuột chỉ bằng móng tay của mình. Tất nhiên vì có trí thông minh của loài người, chúng ta có thể chế tạo và dùng những công cụ để làm nhiều việc, thí dụ để săn bắt những loài vật khác. Vậy con người thuộc loại động vật hiền hòa chứ không thuộc loại ác thú. Tôi nghĩ rằng đây là bản chất của loài người, như cấu trúc cơ thể con người đã cho thấy điều đó.

Từ bi và giải pháp loại bỏ sự xung đột

Với tình trạng thế giới ngày nay, sự hợp tác là điều cần yếu, đặc biệt là ở trong những lãnh vực kinh tế và giáo dục. Hiện tại, ý kiến cho rằng cần phải có sự khác nhau đã không còn được ủng hộ nữa, như chúng ta đã thấy phong trào hướng về sự hợp nhất của quốc gia Tây Âu. Tôi nghĩ rằng phong trào này rất hợp lý và đúng lúc. Nhưng sự hợp tác giữa các quốc gia này không phát xuất từ đạo đức tôn giáo hay lòng từ bi mà từ nhu cầu cần thiết. Thế giới đang có sự gia tăng khuynh hướng về ý thức toàn cầu.

Trong hoàn cảnh hiện tại một mối liên hệ mật thiết giữa các quốc gia đã trở thành nhân tố của sự sống còn của loài người. Vì vậy ngày nay điều cần yếu là ý niệm trách nhiệm toàn cầu dựa trên từ bi và ý thức về tình huynh đệ giữa mọi người. Thế giới có đầy những sự mâu thuẫn về ý thức hệ, về tôn giáo, và cả những sự xung đột ngay bên trong gia đình do bất đồng ý kiến, Vậy những sự xung đột này có nhiều nguyên nhân khác nhau, kể cả những nguyên nhân ở bên trong bản thân của chúng ta.

Nhưng mỗi chúng ta có tiềm lực và khả năng đến với nhau trong sự hòa hợp. Tất cả những điều khác chỉ có tính chất tương đối. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự đối địch hay tranh chấp, nhưng cũng có nhiều giải pháp đưa đến sự thống nhất và hòa hợp. Đã đến lúc cùng hướng đến mục tiêu hợp nhất. Ở đây cũng phải nói đến tình cảm giữa mọi người. Thí dụ, có thể bạn có lý tưởng hay ý kiến tôn giáo khác một người nào đó. Nếu bạn tôn trọng quyền tự do của người đó và thành thực có thái độ từ bi đối với người đó thì ý kiến của người đó có phù hợp với bạn hay không không là điều quan trọng nữa.

Khi người đó tin vào ý kiến của mình, khi người đó nhận được sự lợi ích từ ý kiến ấy thì đó là quyền tuyệt đối của người ấy. Vậy chúng ta phải tôn trọng quyền của người khác và chấp nhận sự kiện có những ý kiến khác với mình. Trong lãnh vực kinh tế cũng vậy, người ta phải tôn trọng những người cạnh tranh với mình, miễn là họ không dùng những phương cách bất hợp pháp. Khi chúng ta có cái nhìn rộng rãi dựa trên lòng từ bi, sự việc sẽ trở nên dễ dàng hơn. Xin nhắc lại một lần nữa, từ bi là nhân tố chính yếu.

Phi quân sự hóa

Hiện tại tình trạng thế giới đã lắng dịu đáng kể. Bây giờ chúng ta có thể nghĩ và nói một cách nghiêm chỉnh về phi quân sự hóa. Năm năm trước đây, hay chỉ mới hai năm trước đây, người ta khó có thể nghĩ đến điều này, nhưng bây giờ chiến tranh lạnh giữa Liên Xô cũ và Hoa Kỳ đã qua rồi. Đối với Hoa Kỳ, tôi luôn luôn nói với những người bạn Mỹ của tôi rằng “sức mạnh của các bạn không phải là vũ khí hạt nhân mà là ý tưởng cao quý về tự do và dân chủ của các vị tổ phụ của các bạn”. Khi tôi viếng thăm Mỹ quốc vào năm 1991, tôi đã có cơ hội gặp cựu tổng thống George Bush. Lúc đó chúng tôi thảo luận về Trật Tự Thế Giới Mới (A New World Order) và tôi nói với ông ấy rằng “một trật tự thế giới mới là điều rất tốt. Tôi không thể nói chắc chắn như vậy về một trật tự thế giới mới mà không có lòng từ bi”.

Tôi tin rằng đã đến lúc nghĩ và nói về phi quân sự hóa. Đã có một dấu hiệu về sự giảm thiểu vũ khí, và lần đầu tiên, phi hạt nhân hóa. Từng bước một, chúng ta thấy sự giảm thiểu vũ khí, và tôi nghĩ rằng mục tiêu của chúng ta là làm cho thế giới không có vũ khí nữa. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên hủy bỏ mọi hình thức vũ trang. Có thể chúng ta cần giữ lại một chút nào đó, vì luôn luôn có những người và những nhóm trong chúng ta có ý định xấu. Để phòng bị và giữ an ninh, chúng ta có thể thiết lập một hệ thống với những lực lượng cảnh sát quốc tế do khu vực điều hành, không nhất thiết là phải thuộc về một quốc gia mà điều khiển tập thể và được một tổ chức như Liên Hiệp Quốc hay một tổ chức quốc tế tương tự giám sát. Như vậy khi không có sẵn vũ khí, sẽ không có nguy cơ đối địch quân sự giữa các quốc gia và cũng sẽ không có những cuộc nội chiến.

Cho đến nay chiến tranh vẫn là một phần của lịch sử loài người, nhưng tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải thay đổi những tư tưởng dẫn đến chiến tranh. Có những người xem chiến tranh là một cái gì vinh quang, họ nghĩ rằng chiến tranh có thể làm cho họ trở thành anh hùng. Thái độ thiên về chiến tranh này quả thật là sai lầm. Mới đây một phóng viên nói với tôi “Người Tây Phương rất sợ chết, còn người Đông Phương có vẻ ít sợ hơn” (Westerners have a great fear of death, but Easterners seem to have very little fear death).

Tôi đáp với giọng nửa đùa “Tôi thấy có lẽ đối với người Tây Phương, chiến tranh và quân đội là những điều rất quan trọng. Chiến tranh có nghĩa là chết, vì người ta giết nhau chứ không vì những nguyên nhân tự nhiên. Như vậy có thể nói người Tây Phương chính là những người không sợ chết, vì họ ưa thích chiến tranh. Người Đông Phương chúng tôi, đặc biệt là người Tây Tạng, không nghĩ đến chiến tranh. Chúng tôi không có quan niệm về chiến tranh, vì chiến tranh là hủy diệt, là chết, là thương vong và kéo theo những khổ đau khác. Vì vậy đối với chúng tôi, ý tưởng chiến tranh rất tiêu cực. Như vậy có nghĩa là người Đông Phương sợ chết hơn người Tây Phương”. Vì những nguyên nhân nào đó ý tưởng chiến tranh của loài người chúng ta không đúng. Vì vậy đã đến lúc để suy nghĩ một cách nghiêm túc về phi quân sự hóa.

Tôi đã suy nghĩ nhiều về việc này trong khi và sau khi chiến tranh vùng vịnh Ba Tư diễn ra. Tất nhiên nhiều người đã buộc tội Sadam Hussein và rõ ràng Saddam Hussein đã phạm lỗi. Ông ấy đã làm nhiều điều sai lầm. Hơn nữa, ông ấy là một nhà độc tài, mà một chế độ độc tài thì là một sự sai lầm. Tuy nhiên, nếu không có quân đội, không có vũ khí thì làm sao Saddam Hussein có thể hành động như một nhà độc tài như vậy? Ai cung cấp những vũ khí ấy? Người cung cấp vũ khí cũng phải chịu trách nhiệm. Một số quốc gia Tây Phương nào đó đã cung cấp vũ khí cho ông ấy mà không nghĩ đến hậu quả.

Chỉ nghĩ đến tiền, đến lợi nhuận từ việc bán vũ khí là điều thật kinh khủng. Có lần tôi gặp một người Pháp đã sống nhiều năm ở Beirut, thủ đô của Lebanon. Bà ta buồn bã nói với tôi rằng trong cuộc biến động ở Beirut, ở một đầu của thành phố có những người bán vũ khí để kiếm lời, và mỗi ngày, ở đầu kia của thành phố có những người vô tội bị giết chết từ những vũ khí ấy. Tương tự, ở một bên hành tinh này chúng ta có những người sống giàu sang bằng nghề bán vũ khí trong khi bên kia những người vô tội bị giết từ những viên đạn vô tình. Vậy trước hết phải ngừng bán vũ khí. Có lúc tôi nói đùa với những người bạn Thụy Điển của tôi rằng “Ôi các ông thật là tuyệt vời. Trong giai đoạn cuối của cuộc chiến, các ông giữ thế trung lập, và các ông luôn xem trọng nhân quyền và hòa bình thế giới. Rất tốt, nhưng các ông lại bán nhiều vũ khí quá. Như vậy có phải là hơi mâu thuẫn hay không?”.

Vì vậy kể từ chiến tranh vùng Vịnh, tôi đã thệ nguyện với chính mình rằng cho đến cuối đời tôi sẽ đóng góp cho việc đẩy mạnh ý tưởng phi quân sự hóa. Còn về tổ quốc của tôi thì tôi đã nhất quyết nghĩ rằng trong tương lai, Tây Tạng sẽ phải là một khu vực hoàn toàn phi quân sự. Một lần nữa, để thực hiện phi quân sự hóa, nhân tố then chốt là lòng từ bi.

Kết luận: ý nghĩa của từ bi

Tôi đã nói nhiều về từ bi mà không giải thích ý nghĩa chính xác của từ ngữ này. Tôi muốn kết luận bằng việc giải thích ý nghĩa của từ bi, vốn là từ ngữ thường bị hiểu lầm. Lòng từ bi đích thực không dựa trên ý tưởng và ý muốn của riêng mình, mà dựa trên quyền lợi của người khác: dù người khác là bạn thân hay kẻ thù, nếu người đó muốn hòa bình và hạnh phúc hay muốn thoát khỏi khổ đau, chúng ta sẽ thực sự quan tâm đến vấn đề người đó. Đó là lòng từ bi đích thực.

Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta cho đó là từ bi. Đây không phải là từ bi mà là một hình thức tham ái. Trong hôn nhân những cặp vợ chồng sống lâu dài với nhau là không vì tham ái, dù tham ái thường có mặt, mà vì có lòng từ bi. Những cuộc hôn nhân sẽ ngắn ngủi nếu không có từ bi mà chỉ có cảm xúc tham ái dựa trên vọng niệm và ý muốn của riêng mình. Khi giữa những người bạn thân chỉ có sự tham ái thì ngay cả những vấn đề nhỏ cũng làm cho người ta thay đổi ý tưởng khi có sự thay đổi thì tham ái không còn, vì sự tham ái đó chỉ dựa trên vọng niệm và mong cầu.

Không thể có từ bi mà không có tham ái, và tương tự không thể có sự nổi giận mà không có sự ghét bỏ, vì vậy chúng ta phải nhận rõ sự khác nhau giữa từ bi và tham ái, giữa nổi giận và ghét bỏ. Sự phân biệt rõ ràng này có ích lợi trong đời sống hằng ngày của chúng ta, và trong nỗ lực tiến đến hòa bình thế giới của chúng ta. Tôi xem đây là những giá trị tâm linh căn bản cho hạnh phúc của mọi người, dù là người có tín ngưỡng hay là người không có tín ngưỡng.


5

Dimensions of Spirituality

The Dalai Lama
TWO LEVELS OF SPIRITUALITY

BROTHERS AND SISTERS, I would like to address the topic of spiritual values by defining two levels of spirituality.

To begin, let me say that as human beings our basic aim is to have a happy life; we all want to experience happiness. It is natural for us to seek happiness. This is our life’s purpose. The reason is quite clear: when we lose hope, the result is that we become depressed and perhaps even suicidal. Therefore, our very existence is strongly rooted in hope. Although there is no guarantee of what the future will bring, it is because we have hope that we are able to continue living. Therefore, we can say that the purpose of our life, our life’s goal, is happiness.

Human brings are not produced by machines. We are more than just matter; we have feeling and experience. For that reason, material comfort alone is not enough. We need something deeper, what I usually refer to as human affection, or compassion. With human affection, or compassion, all the material advantages that we have at our disposal can be very constructive and can produce good results. Without human affection, however, material advantages alone will not satisfy us, nor will they produce in us any measure of mental peace or happiness. In fact, material advantages without human affection may even create additional problems. Therefore, human affection, or compassion, is the key to human happiness.

THE FIRST LEVEL OF SPIRITUALITY:
THE RELIGIONS OF THE WORLD AND THEIR VALUE FOR HUMANITY

The first level of spirituality, for human beings everywhere, is faith in one of the many religions of the world. I think there is an important role for each of the major world religions, but in order for them to make an effective contribution to the benefit of humanity from the religious side, there are two important factors to be considered.

The first of these factors is that individual practitioners of the various religions; that is we ourselves, must practice sincerely. Religious teachings must be an integral part of our lives; they should not be separated from out lives. Sometimes we go into church or temple and say a prayer, or generate some kind of spiritual feeling, and then, when we step outside the church or temple, none of that religious feeling remains. This is not the proper way to practice. The religious message must be with us wherever we are. The teachings of our religions must be present in our lives so that, when we really need or require blessings or inner strength, those teachings will be there even at such times; they will be there when we experience difficulties because they are constantly present. Only when religion has become an integral part of our lives can it be really effective.

We also need to experience more deeply the meanings and spiritual values of our own religious tradition- we need to know these teachings no only on an intellectual level but also through our own deeper experience. Sometimes we understand different religious ideas on an overly superficial or intellectual level. Without a deeper feeling, the effectiveness of religion becomes limited. Therefore, we must practice sincerely, and religion must become part of our lives.

THE IMPORTANCE OF A CLOSE RELATIONSHIP AMONG RELIGIONS

The second factor is concerned more with interaction among the various world religions. Today, because of the increasing technological change and the nature of the world economy, we are much more dependent on one another than ever before. Different countries, different continents, have become more closely associated with one another. In reality the survival of one region of the world depends on that of others. Therefore, the world has become much closer, much more interdependent.

As a result, there is more human interaction. Under such circumstances, the idea of pluralism among the world’s religions is very important. In previous times, when communities lived separately from one another and religions arose in relative isolation, the idea that there was only one religion was very useful. But now the situation has changed, and the circumstances are entirely different. Now, therefore, it is crucial to accept the fact that different religions exist, and in order to develop genuine mutual respect among them, close contact among the various religions is essential. This is the second factor that will enable the world’s religions to be effective in benefiting humanity.

When I was in Tibet, I had no contact with people of different religious faiths, so my attitude toward other religions was not very positive. But once I had had the opportunity to meet with people of different faiths and to learn from personal contact and experience, my attitude toward other religions changed. I realized how useful to humanity other religions are, and what potential each has to contribute to a better world. In the last several centuries the various religions have made marvelous contributions toward the betterment of human beings, and even today there are large numbers of followers of Christianity, Islam, Judaism, Buddhism, Hinduism, and so forth. Millions of people are benefiting from all these religions.

To give an example of the value of meeting people of different faiths, my meetings with the late Thomas Merton made me realize what a beautiful, wonderful person he was. On another occasion I met with a Catholic monk in Monserrat, one of Spain’s famous monasteries. I was told this monk had lived for several years as a hermit on a hill just behind the monastery. When I visited the monastery, he came down from his hermitage especially to meet me. As it happened, his English was even worse than mine, and this gave me more courage to speak with him! We remained face to face, and I inquired, “In those few years, what were you doing on that hill?” He looked at me and answered, “Meditation on compassion, on love.” As he said those few words, I understood the message through his eyes. I truly developed genuine admiration for this person and for others like him. Such experiences have helped confirm in my mind that all the world’s religions have the potential to produce good people, despite their difference of philosophy and doctrine. Each religious tradition has its own wonderful message to convey.

For example, from the Buddhist point of view the concept of a creator is illogical; because of the ways in which Buddhists analyze causality, it is a difficult concept for Buddhists to understand. However, this is not the place to discuss philosophical issues. The important point here is that for the people who so follow those teachings in which the basic faith is in a creator, that approach is very effective. According to those traditions, the individual human being is created by God. Moreover, as I recently learned from one of my Christian friends, they do not accept the theory of rebirth and, thus do not accept past or future lives. They accept only this life. However, they hold that this very life is created by God, the creator, and that idea develops in them a feeling of intimacy with God. Their most important teaching is that since it is by God’s will that we are here, our future depends upon the creator, and that because the creator is considered to be holy and supreme, we must love God, the creator.

What follows from this is the teaching that we should love our fellow human beings. This is the primary message here. The reasoning is that as we love God, we must love our fellow human beings because they, like us, were created by God. Their future, like ours, depends on the creator; therefore their situation is like our own. Consequently, the faith of people who say, “Love God,” but who themselves do not show genuine love toward their fellow human beings is questionable. The person who believes in God and in love for God must demonstrate the sincerity of his or her love of God through love directed toward fellow human beings. This approach is very powerful, isn’t it?

Thus, if we examine each religion from various angles in the same way- not simply from our own philosophical position but from several points of view- there can be no doubt that all major religions have the potential to improve human beings. This is obvious. Through close contact with those of other faiths it is possible to develop a broadminded attitude and mutual respect with regard to other religions. Close contact with different religions helps me to learn new ideas, new practices and new methods or techniques that I can incorporate into my own practice. Similarly, some of my Christian brothers and sisters have adopted certain Buddhist methods- for example, the practice of one-pointedness of mind as well as technique to help improve tolerance, compassion, and love. There is great benefit when practitioners of different religions come together for this kind of interchange. In addition to the development of harmony among them, there are other benefits to be gained as well.

Politicians and national leaders frequently talk about “coexistence” and “coming together.” Why not we religious people too? I think the time has come. At Assisi in 1987, for example, leaders and representatives of various world religions met to pray together, although I am not certain whether “prayer” is the exact word to describe the practice of all these religions accurately. In any case, what is important is that representatives of the various religions come together in one place and, according to their own belief, pray. This is already happening and is, I think, a very positive developing harmony and closeness among the world’s religions. Since without such effort, we will continue to experience the many problems that divide humanity.

If religion were the only remedy for reducing human conflict, but that remedy itself became another source of conflict, it would be disastrous. Today, as in the past, conflicts take place in the name of religion, because of religious differences, and I think this is very, very sad. But as I mentioned earlier, is we think broadly, deeply, we will realize that the situation in the past is entirely different from the situation today. We are no longer isolated but are instead interdependent. Today, therefore, it is very important to realize that a close relationship among the various religions is essential, so that different religious groups may work closely together and make a common effort for the benefit of humankind.

Thus, sincerity and faith in religious practice on the one hand, and religious tolerance and cooperation on the other hand, comprise this first level of value of spiritual practice to humanity.

THE SECOND LEVEL OF SPIRITUALITY:
COMPASSION AS THE UNIVERSAL RELIGION

The second level of spirituality is more importance than the first because, no matter how wonderful any religion may be, it is still accepted only by a very limited number of people. The majority of the five or six billion human beings on our planet probably do not practice any religion at all. According to their family background they might identify themselves as belonging to one religious group or another- “I am Hindu”; “I am Buddhist”; “I am Christian”- but deep down, most of these individuals are not necessarily practitioners of any religious faith. That is all right; whether or not a person embraces a religion is that person’s right as an individual. All the great ancient masters, such as Buddha, Mahavira, Jesus Christ, and Mohammed, failed to make the entire human population spiritually minded.

The fact is that nobody can do that. Whether those nonbelievers are called atheists does not matter. Indeed, according to some Western scholars, Buddhists are also atheists, since they do not accept a creator. Therefore, I sometimes add one more word to describe these nonbelievers, and that is “extreme”; I call them extreme nonbelievers. They are not only nonbelievers but are extreme in their view in that they hold that spirituality has no value. However, we must remember that these people are also a part of humanity, and that they also, like all human beings, have the desire to be happy- to have a happy and peaceful like. This is the important point.

I believe that it is all right to remain a nonbeliever, but as long as you are a part of humanity, as long as you are a human being, you need human affection, human compassion. This is actually the essential teaching of all the religious traditions: the crucial point is compassion, or human affection. Without human affection, even religious beliefs can become destructive. Thus, the essence, even in religion, is a good heart. I consider human affection, or compassion, to be the universal religion. Whether a believer or a nonbeliever, everyone needs human affection and compassion, because compassion gives us inner strength, hope and mental peace. Thus, it is indispensable for everyone.

Let us, for example, examine the usefulness of the good heart in daily life. If we are in a good mood when we get up in the morning, if there is a warm-hearted feeling within, automatically our inner door is opened for that day. Even should an unfriendly person happen along, we would not experience much disturbance and may even manage to say something nice to that person. We could chat with the not-so-friendly person and perhaps even have a meaningful conversation. But on a day when our mood is less positive and we are feeling irritated, automatically our inner door closes. As a result, even if we encounter our best friend, we feel uncomfortable and strained. These instances show how our inner attitude makes a great difference in our daily experiences. Therefore, in order to create a pleasant atmosphere within ourselves, within in our families, within our communities, we have to realize that the ultimate source of that pleasant atmosphere is within the individual, within each of us- a good heart, human compassion, love.

Once we create a friendly and positive atmosphere, it automatically helps to reduce fear and insecurity. In this way we can easily make more friends and create more smiles. After all, we are social animals. Without human friendship, without the human smile, our life becomes miserable. The lonely feeling becomes unbearable. It is a natural law- that is to say, according to natural law we depend on others to live. If, under certain circumstances, because something is wrong inside us, our attitude toward fellow human beings, on whom we depend, becomes hostile, how can we hope to attain peace of mind or a happy life? According to basic human nature, or natural law, affection- compassion- is the key to happiness.

According to contemporary medicine, a positive mental state, or peace of mind, is also beneficial for our physical health. If we are constantly agitated, we end up harming our own health. Therefore, even from the point of view of our health, mental calmness and peacefulness are very important. This shows that the physical body itself appreciates and responds to human affection, human peace of mind.

BASIC HUMAN NATURE

If we look at basic human nature, we see that our nature is more gentle than aggressive. For example, if we examine various animals, we notice that animals of a more peaceful nature have a corresponding body structure, whereas predatory animals have a body structure that has developed according to their nature. Compare the tiger and the deer: there are great differences in their physical structures. When we compare our own body structure to theirs, we see that we resemble deer and rabbits more than tigers. Even our teeth are more like theirs, are they not? They are not like a tiger’s. Our nails are another good example. I cannot even catch a rat with my human fingernails alone. Of course, because of human intelligence, we are able to devise and use various tools and methods to accomplish things that would be difficult to accomplish without them. Thus, as you can see, because of our physical fundamental human nature as shown by our basic physical structure.

COMPASSION AND CONFLICT RESOLUTION

Given our current global situation, cooperation is essential, especially in fields such as economics and education. The concept that differences are important is now more or less gone, as demonstrated by the movement toward a unified Western Europe. This movement is, I think, truly marvelous and very timely. Yet this close work between nations did not come about because of compassion or religious faith, but rather because of necessity. There is a growing tendency in the world toward global awareness. Under current circumstances a closer relationship with others has become an element of our very survival.

Therefore, the concept of universal responsibility based on compassion and on a sense of brotherhood and sisterhood is now essential. The world is full of conflicts; conflicts because of ideology, because of religion, even conflicts within families. Conflicts based on one person wanting one thing and another wanting something else. So if we examine the sources of these many conflicts, we find that there are many different sources, many different causes, even within ourselves.

Yet, in the meantime, we have the potential and ability to come together in harmony. All these other things are relative. Although these are many sources of conflict, there are at the same time many sources that bring about unity and harmony. The time has come to put more emphasis on unity. Here again there must be human affection. For example, you may have a different ideological or religious opinion from someone else. If you respect the other’s rights and sincerely show a compassionate attitude toward that person, then it does not matter whether his or her idea is suitable for yourself; that is secondary.

As long as the other person believes in it, as long as that person benefits from such a viewpoint, it is his or her absolute right. So we must respect that and accept the fact that different viewpoints exist. In the realm of economics as well, one’s competitors must also receive some profit, because they too have to survive. When we have a broader perspective based on compassion, I think things become much easier. Once again, compassion is the key factor.

DEMILITARIZATION

Today, our world situation has eased considerably. Fortunately, we can now think and talk seriously about demilitarization, or at least the idea of demilitarization. Five years ago, or perhaps even as recently as two years ago, it was difficult even to think about it, but now the Cold War between the former Soviet Union and the United States is over. With regard to the United States, I always tell my American friends, “Your strength comes not from nuclear weapons but from your ancestors’ noble ideas of freedom, liberty and democracy.” When I was in the United States in 1991, I had the opportunity of meeting with former President George Bush. At the time we discussed the New World Order, and I said to him, “A New World Order” with compassion is very good. I’m not so sure about a New World Order with compassion.”

I now believe that the time is ripe to think and talk about demilitarization. There are already some signs of weapons reductions and for the first time, denuclearization. Step by step, we are seeing a reduction in weapons, and I think our goal should be to free the world, our small planet, from weapons. This does not mean, however, that we should abolish all forms of weapons. We may need to keep some, since there are always some mischievous people and groups among us.

In order to take precautions and be safeguarded from these sources, we should create a system of regionally monitored international police forces, not necessarily belonging to any one nation but controlled collectively and supervised ultimately by an organization like the United Nations or another similar international body. That way, with no weapons available, there would be no danger of military conflict between nations, and there would also be no civil wars.

War has remained, sadly, a part of human history up to the present, but I think the time has come to change the concepts that lead to war. Some people consider war to be something glorious; they think that through war they can become heroes. This usual attitude toward war is very wrong. Recently an interviewer remarked to me, “Westerners have a great fear of death, but Easterners seem to have very little fear death.” To that I half-jokingly responded, “It seems to me that, to the Western mind, war and the military establishment are extremely important.

War means death, by killing, not by natural death, because you are so fond of war. We Easterners, particularly Tibetans, cannot even begin to consider war; we cannot conceive of fighting, because the inevitable result of war is disaster: death, injuries, and misery. Therefore the concept of war in our minds is extremely negative. That means we actually have more fear of death than you. Don’t you think?” Unfortunately, because of certain factors, our ideas about war are incorrect. Therefore, the time has come to think seriously about demilitarization.

I felt this very strongly during and after the Persian Gulf crisis. Of course, everybody blames Saddam Hussein, and there is no question that Saddam Hussein is negative; he made many mistakes and acted wrongly in many ways. After all, he is a dictator, and a dictator is of course, something negative. However, without his military establishment, without his weapons, Saddam Hussein could not function as that kind of dictator. Who supplied those weapons? The suppliers also bear the responsibility. Some Western nations supplied him with weapons without regard for the consequences.

To think only of money, of making a profit from selling weapons, is really terrible. I once met a French woman who had spent many years in Beirut, Lebanon. She told me with a great sadness that during the crisis in Beirut there were people at one end of the city making a profit selling weapons, and that every day, at the other end of the city, other innocent people were being killed with those very weapons. Similarly, on the one side of our planet there are people living a lavish life with the profits make from selling arms, while innocent people are getting killed with those fancy bullets on the other side or our planet. Therefore, the first step is to stop selling weapons. Sometimes I tease my Swedish friends: “Oh, you are really wonderful. During the last period of conflict you remained neutral. And you always consider the importance of human rights and world peace. Very good. But in the meantime you are selling weapons. This is a little bit of a contradiction, isn’t it?

Therefore, since the time of the Persian Gulf crisis I myself made an inner pledge, a commitment that for the rest of my life I will contribute to furthering the idea of demilitarization. As far as my own country is concerned, I have made up my mind that in the future, Tibet should be a completely demilitarized zone. Once again, in working to bring about demilitarization, the key factor is human compassion.

CONCLUSION: THE MEANING OF COMPASSION

I have talked a great deal about compassion without explaining its precise meaning. I would like to conclude by explaining the meaning of compassion, which is often misunderstood. Genuine compassion is based not on our own projections and expectations, but rather on the rights of the other: irrespective of whether another person is a close friend or an enemy, as long as that person wishes for peace and happiness and wishes to overcome suffering, then on that basis we develop genuine concern for his or her problem. This is genuine compassion.

Usually when we are concerned about a close friend, we call this compassion. This is not compassion; it is attachment. Even in marriage, those marriages that last a long time do so not because of attachment, although it is generally present, but because there is also compassion. Marriages that last only a short time do so because of a lack of compassion; there is only emotional attachment based on projection and expectation. When the only bond between close friends is attachment, then even a minor issue may cause one’s projections to change. As soon as our projections change, the attachment disappears; because that attachment was based solely on projection and expectation.

It is possible to have compassion without attachment and similarly to have anger without hatred. Therefore, we need to clarify the distinctions between compassion and attachment, and between anger and hatred. Such clarity is useful in our daily life and in our efforts toward world peace. I consider these to be basic spiritual values for the happiness of all human beings, regardless of whether one is a believer or a nonbeliever.

Source: This teaching was givenby His Holiness Dalai Lama at the National Tennis Centre, Melbourne, Australia. May 4, 1992, t his teaching and others in booklet form by His Holiness the Dalai Lama, such as A Human Approach to World Peace (65,000 copies in print), Compassion and the Individual (61,000 copies), The Global Community and the Need for Universal Responsibility (15,000 copies), and Words of Truth: A Prayer for Peace in Tibet and Compassion in the World (7,000 copies). Tens of thousands more copies of most of these booklets are also in print in many different languages. (Wisdom Publication, 1995).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]