Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Học Phật Cần Phải Kịp Thời

18/12/201016:04(Xem: 6347)
Học Phật Cần Phải Kịp Thời

 

Có hai anh em nhà nọ, người anh kinh doanh buôn bán kiếm được rất nhiều tiền, nhưng cuộc sống hết sức bận rộn; còn chí nguyện của người em là làm một tu sĩ có cuộc sống khắc khổ, thanh bần, song luôn tinh tấn tu tập giáo pháp giải thoát của Phật-đà, không lúc nào biếng lười, xao lãng, không bao lâu đã chứng đắc quả vị A-la-hán.


Mỗi lần người em thấy anh mình quá lao tâm khổ trí, bận rộn với công việc làm ăn, thường luôn khuyên nhủ hãy tu học Phật pháp, tạo công đức lành. Và mỗi lần như vậy, người anh luôn trả lời:

– Anh bận lắm! Công việc làm ăn bận rộn không hở tay, lấy thời gian đâu mà học Phật chứ? Những việc này để sau hãy tính đi!

Người em liền nói:

– Thưa anh! Mạng sống là vô thường, nên phải kịp thời trồng phước lành, tu trí tuệ mới là điều quan trọng nhất.

Nhưng bất kể người em khuyên răn thế nào, người anh vẫn không lưu tâm, vẫn tiếp tục bận rộn lo việc kiếm tiền, gác việc học Phật qua một bên.

Không lâu sau, người anh đột nhiên bị bệnh qua đời. Hơn ai hết người em đau lòng cực độ, liền dùng thần thông quán xét khắp sáu đường để xem anh mình đang ở chỗ nào. Không ngờ tìm khắp cõi người, cõi trời cũng không thấy, sau cùng mới thấy anh ta bị đầu thai vào cảnh giới súc sinh, làm một con ngựa gầy yếu rất đáng thương.

Trên thân con ngựa đó có rất nhiều vết thương do bị đánh, vẫn còn đang rỉ máu, nhưng vẫn phải kéo một chiếc xe đầy hàng hóa, đi trên đường gồ ghề. Bởi chiếc xe quá nặng nên ngựa bị sa lầy mấy lần, đến nỗi ngã quỵ xuống đường không đứng dậy nổi.

Người em thấy tình cảnh thương tâm như vậy, khó chịu trong lòng rơi nước mắt, liền đến bên cạnh con ngựa, nói với anh:

– Trước kia bất luận em nói thế nào anh cũng không hiểu được đạo lý vô thường, không chịu tinh tấn tu tập giáo pháp giải thoát của Phật-đà. Ôi! Bây giờ thì em giúp anh không nổi rồi!

Con ngựa nghe xong, cúi gằm đầu xuống. Sau đó không chịu ăn uống gì, mấy ngày sau thì chết.

Rất nhiều người đánh xe cảm thấy việc ấy rất kỳ quái, đều nói rằng:

– Nhất định là do người xuất gia này đã dùng chú thuật gì đó hại chết con ngựa.

Mọi người cùng kéo nhau đi tìm người em để hỏi cho ra lẽ. Người em điềm đạm đáp:

– Con ngựa đó chính là anh tôi ngày trước. Khi con sinh tiền anh ấy không chịu tu tập giáo pháp giải thoát của Phật-đà, chỉ lo bận rộn buôn bán kiếm tiền, cho rằng học Phật là chuyện về già. Ngờ đâu mạng sống vô thường, đột nhiên bị bệnh qua đời. Bởi khi còn sinh tiền anh ấy không chịu học tập Phật pháp, không biết gieo trồng phước lành, tu tập trí tuệ. Đã không có phước báo, cũng không có trí tuệ, cho nên phải bị đầu thai làm thân ngựa. Tôi dùng sức thần thông tìm được anh, nhắc chuyện ngày trước. Sau khi anh ấy nghe tôi nói, sinh tâm hối hận, xấu hổ cho nên nhịn ăn mà chết.

Mọi người nghe xong đều sợ hãi, xin người em hãy giảng dạy Phật pháp cho họ. Sau đó họ cùng nhau quyên tiền cúng dường trai tăng, hồi hướng công đức để siêu độ cho con ngựa đáng thương đó. Nhờ vậy, nó không phải đầu thai trở lại vào cõi súc sinh mà được sinh về cõi trời.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]