- Lời Người Dịch
- Lời Nói Đầu
- Làm chủ vận mạng
- Bong Bóng Nước
- Nằm Mộng Ban Ngày
- Chó Giữ Tài Sản
- Chỉ Là Cái Túi Da
- Bồ Tát Văn-Thù
- Răng Chó Thành Răng Phật
- Niệm Phật Tiêu Trừ Tai Nạn
- Học Phật Cần Phải Kịp Thời
- Nguồn Gốc Thành Vương Xá
- Đạo Nhân Trường Thọ
- Tài Sản Ba Ngàn Ức
- Đút Lót Tiền Vàng
- Chuyện Mâm Vàng
- Sư Tử Đá
- Gia Đình Hạ Độc
- Nghiệp Lành Nghiệp Dữ
- Nàng Liên Hoa
- Tỳ Kheo Linh Thanh
- Đứa Con Nhà Đồ Tể
- Nàng Ngân Sắc
- Chim Hoàng Yến Báo Ân
- Mua Trái Cây
- Người Bạn Chân Chính
- Chuyện Ái-Địa-Ba
- Bảo Hộ Chính Mình
- Trân Quý Chính Mình
- Thánh Nhân Đạo Chích
Có chàng thanh niên tên là Ca-la-việt, vì rất muốn có được đại trí tuệ như Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi nên khi đến bất kỳ ngôi chùa nào cũng đều thành khẩn lễ bái tượng Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi thân đeo anh lạc, ngồi trên sư tử, cầm bảo kiếm trí tuệ, một lòng cầu nguyện Bồ Tát hiện thân gia trì cho anh. Anh thường đối trước tượng Bồ Tát mà khấn nguyện rằng: “Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi từ bi, đệ tử là Ca-la-việt khẩn khoản thỉnh cầu Ngài hiện thân gia trì, khai mở đại trí tuệ cho đệ tử.”
Một hôm, Ca-la-việt chuẩn bị rất nhiều món ăn ngon đến cúng dường tăng chúng, lại còn bài trí một tòa ngồi rất sang trọng tinh tế, hy vọng Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi từ bi đến thọ nhận cúng dường.
Không lâu sau, trong số tăng chúng đến thọ nhận cúng dường có một vị sư già què chân, y áo rách nát, luộm thuộm, lôi thôi lếch thếch, mặt mày vô cùng dơ bẩn, chống gậy đi thẳng lên tòa ngồi xinh đẹp quý giá, định ngồi xuống đó. Ca-la-việt nhìn thấy như vậy, thầm nghĩ:
“Tòa ngồi cao quý này là để dành riêng cho Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi trang nghiêm, sao có thể để cho người khất thực luộm thuộm này ngồi lên được chứ!”
Thế là, Ca-la-việt vội vã chạy lên, kéo vị ấy xuống, bảo qua nơi khác ăn cơm.
Vừa kéo xuống, vị ấy lại chống gậy bước lên.
– Sao lại đi lên nữa?
Ca-la-việt lại chạy đến kéo xuống nữa. Nhưng vừa buống ra thì vị ấy lại chống gậy bước lên.
Bước lên kéo xuống đến bảy lần như vậy, vị ấy không bước lên nữa, quay tìm góc để ngồi. Cuối cùng, Ca-la-việt cũng thở phào nhẹ nhõm.
Sau khi cúng dường trai tăng xong, Ca-la-việt đến chùa, cung kính lễ Phật, đem công đức cúng dường trong ngày để kỳ nguyện hồi hướng:
– Đệ tử Ca-la-việt thành tâm kỳ nguyện: Nguyện đem công đức cúng dường trai tăng hôm nay hồi hướng cho đời này được nhìn thấy Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi hiện thân gia trì, giúp đệ tử được đại trí tuệ.
Bận rộn suốt cả ngày, Ca-la-việt mệt mỏi vô cùng, sau khi trở về nhà liền ngủ say như chết. Anh nằm mộng thấy Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi mà anh ngày đêm cầu nguyện. Bồ Tát bảo anh:
– Không phải lúc nào con cũng luôn tâm niệm, hy vọng gặp được ta, hy vọng ta đến thọ nhận cúng dường đó sao? Để đáp ứng nguyện vọng mong mỏi của con, hôm nay ta đã hiện thân đến thọ nhận cúng dường, nhưng mỗi lần ta bước lên ghế con đều kéo xuống, tất cả là bảy lần, vì không để con sinh phiền não, ta chỉ còn cách tìm một góc khác để thọ trai.
Lúc này, Ca-la-việt giật mình tỉnh giấc, nghĩ đến buổi cúng trai tăng hôm nay, vị sư già bị què luôn muốn lên ngồi trên bảo tọa, thì ra chính là Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi! Bồ Tát từ bi khai thị, thế mà mình không đến đảnh lễ, thật có mắt không nhận ra Thái sơn, ngược lại còn hết lần này đến lần khác kéo Ngài xuống!
Ca-la-việt càng nghĩ càng buồn, càng nghĩ càng hối hận: “Ôi! Tất cả đều là do tập khí của ta quen phân biệt, chấp trước vào hình tướng bên ngoài, mới nhìn lầm vị đại thiện tri thức. Hôm nay Bồ Tát Văn-thù Sư-lợi thị hiện tướng mạo như vậy, không phải là để dạy ta không được đánh giá con người qua hình tướng đó sao? Giáo hóa tâm tính của mình mới chân thật đáng quý; có khả năng đối diện với tất cả ngoại cảnh mà tâm không khởi sự phân biệt chấp trước, đó mới là đại trí tuệ chân chính.”
Gửi ý kiến của bạn