Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhẫn Nhục Ba-la-mật

18/12/201006:15(Xem: 8257)
Nhẫn Nhục Ba-la-mật

 

Nhẫn nhục (kiên trì và khoan dung) có nghĩa là khi người nào đó làm hại bạn, thì bạn không trả nủa lại người đó. Nhẫn nhục là một công đức to lớn dẫn dắt cho tất cả các loại thành công trong cuộc sống của ta. Có một thứ thật sự hủy hoại hay ngăn trở ta hoàn thành các mục tiêu của cuộc sống này, bao gồm cả các mục tiêu vật chất, hay cả các mục tiêu cho các kiếp sống mai sau, đó là sân hận. Sân hận là trạng thái phá hủy lớn của tâm thức cản trở tiến bộ của chúng ta và ngăn chận ta thành đạt. Nhẫn nhục là phương thuốc giải độc cho sân hận. Để thành công cho những gì mà ta làm trong cuộc sống này và các kiếp sống tương lai, thì nhẫn nhục là rất quan yếu vì nó làm sân hận của ta mất tác dụng. Nhẫn nhục cũng giống như là một bộ áo giáp mà bạn mặc vào khi lâm trận mà kẻ khác không thể xuyên thủng hay đụng được đến bạn. Nó giống như ngày nay khi bạn khoát bộ đồ chống đạn. Bạn thực hành nhẫn nhục để cảm thấy được bảo vệ.

Về Hạnh Nhẫn Nhục

Nhẫn nhục ba-la-mật bao gồm khả năng chịu đựng khi tai ương giáng xuống, khả năng đối diện và chấp nhận đau khổ một cách kiên trì, và khả năng gìn giữ sự nhẫn nại trong khi trở nên hiểu biết chắc chắn về bản chất tối hậu của thực tại.

Một giải thích chi tiết nhất về hạnh nhẫn nhục có trong chương về nhẫn nhục trong Nhập Bồ Đề Hành luận, dạy rằng "Nhẫn nhục ba-la-mật thì không phải để tránh khỏi vĩnh viển mọi sự kiện tai hại và đau khổ, mà là để thuần phục tâm thức của một người cho nên nhẫn nhục ba-la-mật có tác dụng nội trong tâm thức của một người".

Các tình huống không mong muốn vẩn sẽ có; và chúng sẽ tiếp tục xảy ra. Ta chế ngự tâm thức mình thông qua các ý nghĩa đầy kỹ năng và trí huệ trên lộ trình tu học tinh thần, điều này không có nghĩa là là ta sẽ có thể tránh thoát khỏi những hoàn cảnh không thuận lợi. Dù sao ta có thể đánh giá cao những tình huống bất lợi này, vì thiếu chúng ta không thể toàn hảo được bố thí, trì giới, và nhẫn nhục. Và không có những hạnh ba-la-mật này, thì không thể đạt thành Phật quả. Từ quan điểm như vậy, bạn có thể nói đạo Phật rất là cá nhân chủ nghĩa. Đó là một câu hỏi của việc quán chiếu cá nhân và việc xếp đặt cá nhân về sự hoạt động của tâm người đó.

Có ba loại nhẫn nhục

1.Nhẫn nhục khi bị làm hại

Ta có thể bị hại về thân thể hay về lời nói, qua sự thiếu tôn trọng, hay bị hay sự mất mát của những gì ma ta đạt được. Vì các điều kiện như thế, ta có thể trở nên nóng giận. Cũng vậy, nếu mọi việc thuận lợi cho kẻ thù, ta có thể trở nên khốn đốn. Khi bi bất hạnh, ta có thể khó chịu, gây hấn, và nổi giận. Vậy nên bất hạnh về tinh thần là nguyên do hay là nguồn nuôi dưỡng của sân hận. Bất hạnh có được thể trừ tiệt để ngăn không cho sân hận khởi lên. Nếu không, một khi sân hận mạnh mẽ nổi lên thì rất khó để vượt qua, đè nén, hay áp dụng phương thức chống lại nó.

Sân hận là một cảm xúc xáo trộn nhất. Nó không chỉ ảnh hưởng lên người sân hận mà lên cả những người chung quanh. Khi sân hận ngự trị tâm thức người nào đó, ta chỉ nên cảm thấy từ bi cho họ. Bằng cách đó, ta sẽ tự tránh khỏi phiền hà khi phản ứng lại với sự công kích.
Chẳng hạn, nếu người gia chủ nổi giận, thì cả nhà bị ảnh hưởng. Người này có thể khuấy động mối bất ổn trong nhà và ngay có đánh đập một ai đó. Thật rõ ràng người đó đang mất bình tỉnh. Và vị thế, họ làm hại những người gần gũi nhất với họ. Họ gây ra sự việc ngay cả làm cho chính họ thêm đau khổ. Người như vậy nên là đối tượng của lòng từ bi, và ta nên nhẫn nhục với người đó.

Lập luận có thể áp dụng để chống lại sân hận. Chẳng hạn khi một người nào đó sử dụng vũ khí để làm hại ta, có nhiều khiá cạnh để xem xét: con người với vũ khí, vũ khí tự nó, hành vi sử dụng vũ khí, và cuối cùng là người nhận tai ương giáng xuống bởi vũ khí. Đó chỉ là khi vũ khí đã đụng chạm người nào đó và đem lại đau đớn. Nếu nó đụng chạm vào thân thể, thì thân thể bị tràn ngập đau đớn. Từ bên ngoài, chúng ta cung ứng thân thể, từ phiá đối phương, người đó cung ứng vũ khí. Vậy qua tương tác, đau đớn khởi lên. Nếu chỉ có vũ khí hay đối phương mà không có thân thể, thì sẽ không có đau đớn.

Do đó, người ta có thể biện bác rằng việc nổi sân hận đối phương là vô lý. Bởi vì chính là vũ khí gây hại lên thân thể mình, thì ta nên trút giận lên vũ khí. Người ta cũng có thể tranh luận rằng đối phương, người dùng vũ khí, chỉ gián tiếp can dự vì người đó đang chịu tác động của các cảm xúc xáo trộn. Nhưng ta lại không nổi giận với các cảm xúc xáo trộn. Cũng không nổi giận với vũ khí đụng chạm ta. Thay vào đó, ta nổi giận với người đứng giữa hai thứ này.

Ta cũng nên xem xét phải chăng các cảm xúc xáo trộn là tạm thời, thay đổi thất thường và bất ngờ. Nếu chúng thường hằng thể hiện trong đối phương, ta có thể nghĩ đến trường hợp nổi sân hận với người đó. Nhưng sự thật là chúng thất thường và sau một chốc lát mọi thứ trở nên bình thường trở lại. Như vậy, sao ta lại bào chữa cho việc nổi nóng với những thứ chỉ có trong chốc lát?

Ta cũng nên xem xét khi tự mình nổi sân hận, ta cảm thấy khó ở. Vậy thì có đáng không? Như là có dạy trong Nhập Trung Quán luận "Nếu bạn đáp ứng với sự sân hận, thì giận dữ của bạn có xóa bỏ được tai hại hay không?" Nếu người nào đó làm hại ta, và vì thế mà ta trở nên giận dữ, vậy có khả năng nào cho sự giận dữ này xoá tan được tai hại đã làm ra không? Điều đó không thể có. Sự tai hại đã xong. Và sự trả thù không phục vụ cho mụch đích nào hết. Nó không thể tẩy trừ được tại hại, nhưng ngược lại bên trên của tại hại này, bị hành hạ bởi tự chính sân hận thì lại rất khổ sở. Điều nó làm cho điều tai hại trở nên quá mức chịu đựng. Ta nghĩ rằng "Trời! Hắn dám làm điều đó với mình". Sân hận làm cho ta bỏ ăn, mất ngủ, và mọi thứ trở nên tệ hại hơn. Thay vì vậy, một khi tai hại đã xảy ra, chúng ta nên nghĩ "Giờ thì đối phương đã gây ra nghiệp chướng, nhưng người đó đã tạo cơ hội cho mình thực hành nhẫn nhục". Cảm kích điều này, ta nên hạnh phúc.

Yếu tố quan trọng nhất trong việc phát triển nhẫn nhục là cuộc đối đầu. Ta nên chú trọng những người bên kia chiến tuyến với lòng biết ơn. Những người đó không có ý làm lợi cho chúng ta. Nhưng khi họ gây hại và làm cho ta sân hận, thì đó lại là cơ hội để ta thực hành nhẫn nhục. Cơ hội này không có được từ đức Phật, từ các hướng dẫn tu tập, hay từ những người thân quen gần gũi, mà chỉ có từ những người đối chọi với ta. Những cơ hội hiếm hoi này được cung cấp từ kẻ địch và rất có giá trị.

Chúng ta tất cả đều mong muốn hạnh phúc, vậy tại sao ta lại nổi sân hận với đối phương, chỉ vì người đó đã tạo ra phiền não. Nếu thực sự muốn hạnh phúc, ta nên hiểu rằng khi nổi giận, ta đã tạo ra các nguyên nhân cho làm cho chúng ta đau khổ nhiều hơn nữa. Nhưng nếu có nuôi dưỡng nhẫn nhục, ta đã tạo ra các nguyên nhân cho hạnh phúc dài lâu và bền vững. Đó là điều mà chúng ta phấn đấu để đạt được.

2. Đối Diện và Chấp Nhận Đau Khổ bằng Kiên Trì

Khi đau khổ đã xảy ra, thì nó không thể thay đổi được nữa. Thay vào đó, ta nên đối mặt và chấp nhận mà không để trở nên mất hạnh phúc về mặt tinh thần vì nó. Và ta phải hết sức kiên quyết chấp nhận khó khăn giống như thánh giả Milarepa[10] . Đau khổ nên chuyển thành tình huống lợi ích, không còn là một yếu tố trở ngại. Như có dạy trong Nhập Bồ-đề Hành luận, "Tại sao phải khổ vì điều có thể chữa lành được? Hay ngược lại, tại sao phải khổ vì điều không thể chữa lành được?" Chúng ta nên suy nghĩ về điều này.

Ta nên có một thái độ tiếp nhận chung sao cho các khó khăn thứ yếu mà ta gặp phải sẽ không trở thành nan giải cho ta, bởi vì, để xóa bỏ đau khổ chính yếu, thì ta phải làm quen với việc chấp nhận những đau khổ thứ yếu. Ta cũng có thể nghĩ rằng "xin cho niềm đau riêng biệt này làm tinh khiết được con". Và, xa hơn, ta có thể ước nguyện đau khổ đó sẽ bị tiêu giảm không chỉ trong ta mà với cả vô hạn chúng sinh những người có cùng cảnh ngộ. Đây thật ta là cơ sở cho thực hành của Tonglen, nghĩa là "cho và nhận". Lấy đi đau khổ từ người khác về cho chính mình -- là thực hành về từ bi. Cho tha nhân an lạc và hạnh phúc của riêng mình -- là thực hành về lòng yêu thương. Đây là cách ta nên thực hành sự chấp nhận của đau khổ.
Có nhiều loại đau khổ mà ta cần chấp nhận. Hãy xét sự đau khổ trong quan hệ đến thực hành tinh thần. Ở đây nhắc lại, ta không nên phấn đấu cho danh tiếng. Nói cách khác "Những gì tương thuận với các phương cách của thế giới thông thường thì không phải là Pháp. Những gì không tương thuận với các phương cách của thế giới thông thường là Pháp". Như là một hành giả, ta tránh né hay lánh xa khỏi Bát Pháp Thế Gian[11] :

1. Luyến chấp vào việc nhận và giữ các thứ vật chất [Lợi]
2. Sợ Tránh hay tìm cách tách xa với các bất thuận lợi vật chất [Thất]
3. Luyến chấp vào sự tán dương, vào việc nghe lời êm ngọt, và cảm nhận cổ vũ [Vinh]
4. Sợ Tránh chịu trách nhiệm, bị nhạo báng, và phê bình [Nhục]
5. Luyến chấp vào thanh danh tiếng tốt. [Khen]
6. Sợ tránh vào sự nhục mạ, tiếng nhơ [Chê]
7. Luyến chấp vào cảm thụ lạc thú thông thường [Lạc]
8. Sợ tránh những kinh nghiệm không vui không sướng [Khổ]

Cũng có thể có những khía cạnh phiền não phải được chấp nhận có liên hệ tới một hành giả siêng năng , như là việc ngồi thẳng lưng, hay hạ bái, hay giữ vững và tôn kính các đối tượng quy y (như kinh văn, tranh tượng, các đồ vật thiêng liêng) trong các khoảng thời gian dài. Thường, khi chúng ta tụng niện thì tâm thúc ta bị lơ đểnh; đây cũng là một loại phiền não. Cho nên cách để chấp nhận loại khổ não này là dùng ý thức để tránh sự phân tán tư tưởng và tự chế. Sau đó, sự chấp nhận khổ não trở thành niềm vinh hạnh cho thực hành của bạn.
Ta cũng có thể thực hành một cách nhẫn nại việc tiếp nhận đau khổ của người khác. Khi thực sự quán chiếu lên đau khổ của tha nhân, ta trở nên lo lắng tạm thời. Nhưng điều này phục vụ cho một mụch đích to lớn. Sự khó khăn trải qua khi nghĩ về đau khổ của người khác khởi lên từ lòng từ bi sẽ tăng cường tâm thức một cách sâu sắc. Đó là vì nó không phải là sự khó chịu không mong muốn. Chúng ta chấp nhận nó.

3. Nhẫn Nại trong việc Tín Tâm về Bản Chất của thực Tại

Cũng có một loại chịu đựng hay nhẫn nại quan hệ đến sự nắm bắt về bản chất của thực tại. Đó là một trong Ba phẩm Chất Tối Cao của Tâm Thức. Một số trong các phẩm chất này có mặt khi đạt tới quả vị Phật thì lại cực kì khó hiểu đối với chúng ta. Dù vậy, thông qua nghiên cứu và phân tích, chúng ta đạt tới sự nắm bắt và sự tin tưởng về chúng. Điều đó ra sao? Đối với các đối tượng, một số phương diện của chúng là trực tiếp thấy được, một số khác khó nhận biết hơn, và một số nữa là hoàn toàn bí ẩn. Các kinh luận Phật giáo giải thích rằng những phương diện trực tiếp thấy được của các đối tượng là những điều mà không mâu thuẫn với nhận thức trực tiếp của chúng ta. Phương diện khó nhận biết của các hiện tượng thì không mâu thuẫn với suy luận chân chính. Khi các kinh luận đề cập đến phương diện khó nhận biết của các hiện tượng, thì những mệnh đề đó được xác minh khi nó không mâu thuẩn với các kinh điển có hiệu lực giá trị trước và sau đó. Và phương diện hoàn toàn bí mật của các hiện tượng được mô tả trong các kinh luận là những điều mà ta phải đặt niềm tin vào ở mức độ nào đó[12] .


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]