Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Mở Đầu

15/12/201017:05(Xem: 10240)
Phần Mở Đầu

Đức Đạt Lai Lạt Ma XIV

TỨ DIỆU ĐẾ
NỀN TẢNG NHỮNG LỜI PHẬT DẠY
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo
Nguyên tác: The Four Noble Truths (1997)
Bản dịch Anh ngữ: Geshe Thupten Jinpa - Hiệu chỉnh: Dominique Side
Bản dịch Việt ngữ: Võ Quang Nhân - Hiệu đính: Nguyễn Minh Tiến

PHẦN MỞ ĐẦU

Tứdiệu đế là nền tảng cốt lõi của giáo lý nhà Phật, vàdo đó rất quan trọng. Thật ra, nếu các bạn không có sựhiểu biết về Tứ diệu đế [1]cũng như chưa tựmình thể nghiệm chân lý của lời dạy này thì các bạn sẽkhông thể thực hành Phật pháp. Do đó, tôi luôn luôn hoanhỉ khi có cơ hội để giảng giải về Tứ diệu đế.

Nóimột cách tổng quát, tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo trênthế giới đều có khả năng phục vụ nhân loại và đàotạo những con người tốt đẹp. Khi dùng từ “tốt đẹp”,ý tôi không muốn nói đến những người có vẻ ngoài xinhđẹp, mà là những người có tâm hồn tốt đẹp và lòngtừ ái cao quý. Vì thế, tôi luôn cho rằng việc duy trì truyềnthống tôn giáo của mỗi cá nhân là tốt hơn, bởi vì sựthay đổi tôn giáo có thể sẽ dẫn đến những khó khăn vềtrí tuệ và tình cảm. Chẳng hạn như, văn hóa tôn giáo truyềnthống ở nước Anh là Ki Tô giáo, và những người Anh cóthể sẽ cảm thấy tốt hơn khi vẫn giữ theo tôn giáo đó.

Mặcdù vậy, đối với những ai cảm thấy tôn giáo truyền thốngkhông hiệu quả cho mình, cũng như đối với những ai thậtsự chưa có niềm tin vào tôn giáo, thì cách giải thích sựviệc của đạo Phật có thể là cuốn hút. Trong những trườnghợp đó, việc tin theo Phật giáo có thể là đúng đắn. Nóichung, tôi cho rằng có được đôi chút hiểu biết về tôngiáo vẫn hơn là không hiểu biết gì. Nếu bạn thật sựcảm thấy bị thu hút bởi những pháp môn tu tập của Phậtgiáo cũng như phương thức rèn luyện tinh thần của các Phậttử, thì điều quan trọng là phải cân nhắc thật cẩn thận,và chỉ khi nào cảm thấy Phật giáo thật sự thích hợp chomình mới nên tiếp nhận đạo Phật và trở thành một Phậttử.

Ởđây còn một điểm nữa rất quan trọng. Có một khuynh hướngtự nhiên ở con người là, đôi khi, để biện minh cho sựtiếp nhận một tôn giáo mới, chúng ta thường phê phán tôngiáo cũ của mình, hoặc tôn giáo truyền thống của quốcgia mình, và cho rằng nó thiếu sót. Thật không nên làm nhưthế.

Thứnhất, mặc dù tôn giáo trước đây có thể không hữu hiệucho bạn, nhưng điều đó không có nghĩa là nó hoàn toàn vôgiá trị đối với nhiều triệu người khác. Chúng ta nêntôn trọng hết thảy mọi con người, và do đó ta phải tôntrọng cả những người tin theo các tôn giáo khác. Hơn nữa,tôn giáo truớc đây của các bạn, cũng giống như mọi tôngiáo khác, đều có khả năng giúp ích cho một số mẫu ngườinào đó. Rõ ràng là đối với một số người, cách tiếpcận của Ki Tô giáo lại hữu hiệu hơn so với Phật giáo.Điều đó còn tùy thuộc vào khuynh hướng tinh thần của mỗicá nhân. Do vậy, chúng ta phải biết trân trọng khả nănggiáo hóa của mỗi tôn giáo, và tôn trọng tất cả nhữngngười tin theo các tôn giáo đó.

Thứhai, chúng ta giờ đây đang được biết đến nhiều truyềnthống tôn giáo của thế giới và đang cố gắng phát triểnmột sự hòa hợp chân thật giữa các tôn giáo. Điển hìnhcủa nỗ lực này là cuộc họp mặt nhiều đại biểu tôngiáo khác nhau tại Assisi năm 1986 để bàn về tôn giáo vàmôi trường [2]. Tôi nghĩ hiện nay đang có nhiều sự giao thoagiữa các niềm tin khác nhau và ý tưởng về sự đa dạngtôn giáo đang được hình thành. Đây là một dấu hiệu rấtkhích lệ. Vào thời đại mà người ta đang cố gắng pháttriển sự hiểu biết tôn giáo chân thật ở khắp mọi nơithì khuynh hướng phê phán của cá nhân riêng lẻ có thể rấtcó hại.

Dựatrên những luận điểm này, chúng ta nên duy trì sự tôn trọngđối với các tôn giáo khác.

Sởdĩ tôi mở đầu bằng những điểm như trên là vì khi thậtsự giải thích về Tứ diệu đế, tôi buộc phải chứng minhrằng đạo Phật là tốt đẹp nhất! Hơn nữa, nếu các bạnhỏi rằng tôn giáo nào tốt nhất cho tôi thì câu trả lờikhông ngần ngại của tôi là Phật giáo. Nhưng điều đó khôngcó nghĩa rằng đạo Phật là tốt nhất cho tất cả mọi người- chắc chắn là không! Do vậy, trong suốt buổi giảng này,khi tôi nói rằng với tôi đạo Phật là tốt nhất thì xincác bạn đừng hiểu nhầm ý tôi.

Tôimuốn nhấn mạnh thêm rằng khi tôi nói tất cả các tôn giáođều có khả năng giáo hóa lớn lao, thì đó không chỉ làcách nói lịch sự hay xã giao. Điều hiển nhiên là, dù muốnhay không thì toàn thể nhân loại này cũng không thể đềulà Phật tử. Tương tự, cũng không thể đều là Ki Tô giáohay Hồi giáo... Ngay cả ở Ấn Độ vào thời Phật tại thếthì cũng không phải tất cả mọi người đều theo đạo Phật.Đây là một sự thật. Hơn nữa, tôi không chỉ đọc sáchvề các tôn giáo khác mà còn đã từng gặp gỡ các vị tuhành chân chính của những truyền thống tín ngưỡng khác.Chúng tôi đã trao đổi về những kinh nghiệm tâm linh sâusắc, đặc biệt là những trải nghiệm về lòng thương yêu.Tôi đã nhận ra được tình thương chân thật và rất mãnhliệt trong tâm tư của họ. Do đó, tôi kết luận rằng cáctôn giáo khác nhau đó đều có khả năng làm phát triển tâmhồn tốt đẹp.

Chodù chúng ta có ưa thích giáo lý của những tôn giáo khác haykhông thì điều đó cũng không thật sự quan trọng. Với ngườikhông theo Phật giáo thì ý tưởng về Niết-bàn và kiếp saudường như vô nghĩa. Tương tự, với những người Phật tửthì tư tưởng về một đấng Sáng thế nghe như phi lý. Nhưngnhững điều này không quan trọng, có thể bỏ qua. Điềuquan trọng là, nhờ vào các truyền thống tôn giáo khác nhaunày, một người rất tồi tệ có thể được chuyển hóathành một người tốt đẹp. Đó là mục đích của tôn giáo- và đó là kết quả thực tiễn. Chỉ riêng điểm này thôicũng đủ là lý do để tôn trọng các tôn giáo khác.

Cuốicùng, như các bạn có thể đã biết, đức Phật giáo huấnbằng những phương cách khác nhau, và đạo Phật có nhiềuhệ thống triết lý dị biệt như là Tỳ-bà-sa bộ (Vaibhāshika),Kinh lượng bộ (Sautrāntika), Duy thức tông (Cittamātra), Trungquán tông (Mādhyamika)...[3] Mỗi trường phái kểtrên đều trích dẫn lời đức Phật từ kinh điển. Nếunhư đức Phật đã dạy những điều khác biệt nhau, thì cóvẻ như tự Ngài không nắm chắc được chân tướng củasự việc. Nhưng sự thật không phải vậy, mà là do đứcPhật biết rõ được những căn cơ khác nhau của các đệtử ngài. Mục đích chính của sự giáo hóa là để giúp íchcho con người chứ không phải để được nổi tiếng. Chonên, những điều Ngài dạy là thích hợp với căn cơ củatừng người nghe. Vì thế, chính bản thân đức Phật Thích-caMâu-ni rất tôn trọng quan điểm và nhân cách của mỗi cánhân. Một giáo pháp có thể là rất thâm diệu, nhưng nếukhông phù hợp với một người nào đó, thì sự giảng giảigiáo pháp đó phỏng có ích gì cho người ấy? Trong ý nghĩanày, Phật pháp tựa như một liều thuốc. Giá trị chính củaliều thuốc là ở chỗ nó chữa được bệnh chứ không ởnơi số tiền bỏ ra mua nó. Chẳng hạn, một loại thuốc cóthể là rất quý và đắt tiền, nhưng nếu nó không thíchhợp với người bệnh thì chẳng có ích gì cả.

Vìcó nhiều hạng người khác nhau trên thế giới, nên chúngta cần có những tôn giáo khác biệt nhau. Tôi xin đưa ra mộtví dụ về chuyện này. Khoảng đầu thập niên 1970, có mộtkỹ sư người Ấn hết sức nhiệt thành tin theo Phật giáovà cuối cùng đã trở thành một tăng sĩ. Anh ta là ngườihết sức chân thành và dễ mến. Rồi một ngày nọ, tôi giảnggiải cho anh ta về giáo lý vô ngã của đạo Phật, tức làgiáo lý phủ nhận sự tồn tại của một bản ngã độc lậphay linh hồn. [4] Anh ta đã thật sự chấn động đếnđộ run rẩy toàn thân. Nếu quả thật không có linh hồn vĩnhcửu thì anh ta sẽ cảm thấy thiếu vắng một điều gì đórất thiết yếu. Anh ta đã hoàn toàn kinh hãi. Tôi thấy làrất khó để giảng giải với anh ta ý nghĩa vô ngã. Phảicần đến nhiều tháng trời, và cuối cùng thì sự kinh sợcủa anh ta mới giảm dần. Vì thế, đối với những ngườinhư anh ta thì tốt hơn nên thực hành một giáo pháp dựa trênbản ngã (atman) hay lòng tin vào sự hiện hữu của linh hồn.

Nếunhận thức được tất cả những điểm vừa nêu trên, chúngta sẽ thấy rất dễ dàng có được sự trân trọng và đánhgiá đúng về những truyền thống tín ngưỡng khác hơn làtôn giáo mà chúng ta đang tin theo.

Cácnguyên lý cơ bản của phật giáo

Mỗikhi giới thiệu những lời Phật dạy, tôi luôn chú ý trìnhbày theo hai nguyên lý cơ bản. Nguyên lý đầu tiên là bảnchất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại.[5] Mọi triếtlý Phật giáo đều dựa trên hiểu biết về chân lý cơ bảnnày. Nguyên lý thứ nhì là nguyên lý bất bạo động, nguyênlý này định hướng hành vi của những người thực hànhđạo Phật, tức là những người có quan điểm công nhậnbản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại. Ý nghĩa thiếtyếu của nguyên lý bất bạo động là chúng ta nên cố hếtsức để giúp đỡ người khác, và nếu không thể giúp đỡthì chí ít cũng phải không hành sự gây hại cho họ. Trướckhi đi vào giảng giải chi tiết về Tứ diệu đế, tôi muốnđược phác thảo sơ qua những nét chính của hai nguyên lýtrên để làm nền tảng.

Quyy và phát tâm Bồ-đề

Trướchết tôi xin giới thiệu hai nguyên lý này bằng các thuậtngữ Phật giáo truyền thống. Chúng ta chính thức trở thànhmột Phật tử khi ta quyết định quy y Tam bảo và phát tâmBồ-đề, được hiểu như là phát khởi lòng từ bi, tâm vịtha, hay trái tim cao đẹp. Tam bảo của Phật giáo bao gồm đứcPhật, Pháp - tức là giáo pháp của Phật, và Tăng-già, tứclà cộng đồng những người tu tập. Như vậy, rõ ràng ýtưởng giúp đỡ người khác là cốt lõi của cả việc quyy và phát tâm Bồ-đề. Việc thực hành phát tâm Bồ-đềrõ ràng kéo theo sự tự nguyện có các hành động với mụcđích chủ yếu nhằm giúp đỡ người khác; trong khi đó, việcthực hành quy y đặt một nền tảng dẫn dắt người tu tậptheo một nếp sống đạo đức và giới hạnh, tránh mọi hànhđộng có hại cho người khác và tôn trọng luật nghiệp báo.

Chúngta sẽ không thể có được nhận thức ở mức cao về tâmBồ-đề, trừ phi chúng ta có được một thể nghiệm nềntảng tốt đẹp của việc thực hành quy y Tam bảo. Vì lýdo này mà sự phân định một cá nhân có phải là Phật tửhay không được dựa trên cơ sở người đó đã quy y Tam bảohay chưa.

Mặcdù thế, khi nói về quy y Tam bảo, ta không nên nghĩ đó chỉđơn giản là một buổi lễ quy y chính thức với một vịthầy, hay chỉ nhờ vào hiệu lực của việc tham dự mộtbuổi lễ quy y như thế mà ta có thể trở thành Phật tử.Thật sự là có nghi thức quy y trong Phật giáo, nhưng nghi thứcnày không phải là điểm quan trọng. Điều quan trọng nhấtlà, nhờ vào kết quả của sự tự quán chiếu, suy xét, ngaycả khi không có một bậc thầy, mà các bạn đã hoàn toàntin tưởng vào Phật, Pháp, Tăng như là đối tượng chân thậttuyệt đối để nương tựa và làm theo, và chỉ khi ấy bạnmới thật sự trở thành một Phật tử. Bạn giao phó phầnhạnh phúc tâm linh của mình cho Tam bảo, và đây mới là ýnghĩa thực sự của việc quy y. Nói cách khác, nếu có bấtkỳ sự nghi ngờ hay do dự nào trong lòng bạn về giá trịcủa Phật, Pháp, Tăng như là các đối tượng chân thật tuyệtđối để quy y, thì cho dù bạn có tham dự nghi thức quy y,chính sự nghi ngờ và do dự đó cũng sẽ ngăn không cho bạntrở thành một Phật tử thật sự, ít nhất là vào thờiđiểm đó. Do vậy, điều quan trọng là phải hiểu đượccác đối tượng của sự quy y.

Khinói về Phật trong nội dung này, chúng ta không nên giới hạnviệc hiểu chữ Phật trong ý nghĩa về một nhân vật lịchsử đã từng sinh ra ở Ấn Độ.[6] Thay vì vậy, ta nênhiểu về quả vị Phật [7] dựa trên các tầng bậc củasự tỉnh thức, hoặc các mức độ chứng ngộ của tâm thức.Ta nên hiểu sự giác ngộ (quả vị Phật) như là một trạngthái tinh thần của chúng sinh. Đây là lý do tại sao các kinhvăn Phật giáo có thể đề cập đến các vị Phật trong quákhứ, hiện tại và tương lai.

Bâygiờ, câu hỏi tiếp theo là: Trạng thái giác ngộ hình thànhnhư thế nào? Làm thế nào một người trở nên hoàn toàngiác ngộ? Khi nói đến trạng thái giác ngộ, chúng ta thườngcó khuynh hướng tự hỏi ngay rằng: Liệu mỗi người có thểđạt được trạng thái như thế hay không, có thể hoàn toàngiác ngộ, trở thành một vị Phật hay không?

Ởđây chúng ta thấy rằng, chìa khóa của vấn đề nằm trongsự thấu hiểu bản chất của Pháp. Nếu Pháp tồn tại, thìTăng-già chắc chắn cũng tồn tại. Tăng-già là những ngườiđã dấn bước trên con đường Chánh pháp, và là những ngườiđã nhận hiểu và thực hiện chân lý của Pháp. Nếu có nhữngvị trong Tăng-già đã đạt tới các trạng thái tâm thứcvượt qua được những cấp độ thô của các cảm xúc tiêucực và phiền não, thì ta có thể hình dung được tính khảthi của việc đạt tới một sự giải thoát hoàn toàn khỏitất cả mọi cảm xúc tiêu cực và khổ đau. Trạng thái giảithoát hoàn toàn đó chính là quả vị Phật.

Trongý nghĩa đang trình bày, tôi nghĩ chúng ta phải phân biệt rõgiữa cách dùng chữ “Pháp” như một thuật ngữ tổng quátvới cách dùng trong khuôn khổ đặc biệt của khái niệm quyy. Một cách tổng quát, Pháp có nghĩa là kinh điển, nhữnglời dạy của Phật, và các thật chứng tâm linh dựa trênsự thực hành những lời dạy đó. Khi được dùng trong mốiquan hệ với quy y, Pháp có hai nội dung. Thứ nhất là con đườngdẫn tới sự vắng bặt hết thảy mọi cảm xúc đau khổvà phiền não; thứ hai là chính bản thân sự vắng bặt tịchdiệt đó.[8] Nhờ vào sự hiểu biết về đoạn diệtthực thụ và con đường đẫn tới sự đoạn diệt này màta mới có thể nhận biết được thế nào là trạng tháigiải thoát.

Duyênkhởi

Trongkinh điển, đức Phật lặp lại nhiều lần rằng: “Bấtcứ ai lĩnh hội được bản chất phụ thuộc lẫn nhau (duyênkhởi) của thực tại thì sẽ hiểu được Pháp; và bất cứai hiểu được Pháp thì sẽ hiểu được Phật.” [9] Tôitin rằng, nếu tiếp cận Phật ngôn này từ góc độ giáolý Trung quán của ngài Long Thụ (Nāgārjuna), chúng ta sẽ cóthể đạt đến sự hiểu biết toàn diện nhất về ý nghĩasâu xa trong đó. Nếu các bạn cho rằng tôi có ý thiên vịvới ngài Long Thụ, tất nhiên tôi sẽ chấp nhận sự phêphán đó! Theo ngài Long Thụ ta thấy trong Phật ngôn này cóba mức ý nghĩa sau đây.

Thứnhất, cách hiểu về duyên khởi (pratītyasamutpāda), vốn rấtphổ biến trong mọi trường phái Phật giáo, giải thích Phậtngôn trên theo ý nghĩa phụ thuộc vào nhau để sinh khởi. “Pratīt”nghĩa là “phụ thuộc vào”, và “samutpāda” có nghĩa là“sự sinh khởi”. Nguyên lý này có nghĩa là sự hiện hữucủa tất cả mọi sự việc có điều kiện trong vũ trụ đềuchỉ là kết quả của sự tương tác giữa nhiều nguyên do(nhân) và điều kiện (duyên). Điều này rất có ý nghĩa,vì nó loại trừ hai khả năng. Một là khả năng sự vậthình thành một cách hoàn toàn tự nhiên, không hề có cácnguyên nhân và điều kiện; và hai là khả năng sự vật hìnhthành từ một đấng sáng thế siêu nhiên hay tạo hóa. Cảhai khả năng này đều không thể có.

Thứhai, ta có thể hiểu nguyên lý duyên khởi theo ý nghĩa cácyếu tố hợp thành và toàn thể. Mọi đối tượng vật chấtcó thể được nhận biết qua cách thức mà các thành phầnhợp thành một thực thể trọn vẹn, và qua chính ý niệmvề “toàn thể” hay “sự trọn vẹn” phụ thuộc vào sựtồn tại của các thành phần. Sự phụ thuộc như vậy tồntại một cách rõ ràng trong thế giới vật lý. Tương tự,các thực thể phi vật lý, chẳng hạn như tâm thức, cũngcó thể được cứu xét trong ý nghĩa các trình tự nối tiếptương tục theo thời gian: Sự nhận biết về một ý tưởngtrọn vẹn được dựa trên cơ sở của các trình tự nốitiếp nhau để tạo nên một dòng tư tưởng.[10] Cho nên,khi cứu xét vũ trụ theo cách này, chúng ta không chỉ thấyrằng mỗi sự vật có điều kiện đều được hình thànhmột cách phụ thuộc (duyên sinh), mà còn hiểu rằng toàn bộthế giới hiện tượng cũng hình thành theo nguyên lý duyênkhởi.

Mứcnghĩa thứ ba của nguyên lý duyên khởi là tất cả sự vậtvà hiện tượng - thật ra là toàn bộ thực tại - chỉ hiệnhữu như là kết quả sự kết hợp đồng thời của tấtcả những yếu tố cấu thành. Khi phân tích sự vật trongnhận thức bằng cách chia chẻ chúng thành từng yếu tố cấuthành, bạn sẽ hiểu ra được rằng bất cứ sự vật nàocũng đều hình thành với sự phụ thuộc hoàn toàn vào cácyếu tố khác. Do đó, không một sự vật nào có tự tínhđộc lập hay riêng rẽ. Bất cứ đặc tính nào mà ta gáncho sự vật đều tùy thuộc vào sự tương tác giữa nhậnthức của chúng ta và chính bản thân thực tại. Tuy nhiên,điều này không có nghĩa rằng sự vật không tồn tại. Phậtgiáo không dạy thuyết hư vô. Sự vật quả thật là có tồntại nhưng không phải những thực thể độc lập, tự tồn.

Bâygiờ, hãy trở lại với Phật ngôn vừa dẫn trên. Ngài dạyrằng: Việc thấy được nguyên lý duyên khởi sẽ dẫn đếnviệc thấy được Pháp. Khái niệm Pháp ở đây có ba ý nghĩakhác nhau tương ứng với ba mức ý nghĩa khác nhau của nguyênlý duyên khởi mà ta vừa mô tả.

Trướchết, ta có thể liên hệ Pháp với ý nghĩa ở cấp độ đầutiên của duyên khởi, tức là sự phụ thuộc có tính nhânquả. Qua việc phát triển hiểu biết sâu sắc bản chất phụthuộc nhau của thực tại trong ý nghĩa về sự phụ thuộccó tính nhân quả, ta có thể nhận thức rõ được sự vậnhành của cái gọi là “nghiệp”, là luật nghiệp báo nhânquả chi phối mọi hành động của con người. Luật này giảithích vì sao những cảm thọ đau đớn và khổ sở lại sinhkhởi như là kết quả của các hành động, ý nghĩ, và cáchứng xử xấu xa (bất thiện), và vì sao những cảm thọ thíchý như là hạnh phúc, niềm vui lại sinh khởi như là kết quảcủa những nhân duyên tương ứng - nghĩa là các hành vi, cảmxúc và ý nghĩ tốt lành (thiện).

Việcphát triển hiểu biết sâu sắc về duyên khởi trong ý nghĩavề sự phụ thuộc có tính nhân quả sẽ cho các bạn mộtsự thấu suốt nền tảng về bản chất của thực tại. Khingộ ra rằng mọi thứ ta cảm nhận và thể nghiệm đều khởilên như là kết quả của sự tương tác và kết hợp củacác tác nhân (nhân) và các điều kiện (duyên), thì toàn bộquan niệm của bạn sẽ thay đổi. Quan điểm của bạn đốivới những kinh nghiệm nội tâm, và với cả thế giới nóichung, sẽ chuyển hướng khi bạn bắt đầu nhìn nhận mọisự vật trong tác động của luật nhân quả. Một khi bạnđã mở rộng quan điểm triết học loại này, bạn có thểđặt hiểu biết của mình về nghiệp vào trong khuôn khổđó, vì luật nghiệp báo là biểu hiện cụ thể của nguyênlý nhân quả bao quát khắp thảy.

Tươngtự, khi bạn có hiểu biết sâu sắc về hai chiều hướngý nghĩa còn lại của duyên khởi - sự phụ thuộc giữa cácyếu tố cấu thành với toàn bộ, và sự phụ thuộc lẫnnhau giữa nhận thức và thực tại - thì quan niệm của bạnsẽ sâu sắc hơn, và bạn sẽ thấy rõ được rằng có mộtsự khác biệt giữa cách thức mà sự vật xuất hiện vớibạn và cách thức mà chúng thật sự là. Những gì trông cóvẻ như là một kiểu thực tại tự tồn, khách quan bênngoài lại không thật sự đúng với bản chất thực sự củathực tại.

Mộtkhi chúng ta nhận chân được sự sai biệt giữa sự trìnhhiện và thực tại, ta đạt được sự thấu hiểu chắc chắnvề cách thức tác động của các cảm xúc, và cách thứcmà chúng ta phản ứng lại với các sự kiện, đối tượng.Ta thấy được rằng, đàng sau những phản ứng cảm xúc mạnhmà chúng ta có trong nhiều trường hợp, là một sự thừanhận về một kiểu thực thể tồn tại độc lập bên ngoài.Bằng cách này, chúng ta phát triển một hiểu biết thấu đáovề nhiều chức năng khác nhau của tâm và của các mức độý thức bên trong chúng ta. Và ta cũng nuôi lớn nhận thứcrằng dù có một số kiểu trạng thái tinh thần và cảm xúcdường như có thật, và dù nhiều đối tượng có vẻ rấtsinh động, thì trong thực tế, chúng chỉ là ảo tưởng. Chúngkhông thật sự tồn tại theo cách thức mà ta tưởng.

Quaphương cách quán chiếu và phân tích này, ta sẽ có thể đạttới một hiểu biết sâu sắc về những gì mà thuật ngữPhật học gọi là “nguồn gốc của đau khổ”; hay nói cáchkhác là những thọ dẫn tới sự lẫn lộn, sai lầm, và gâyphiền não cho tâm thức. Khi sự nhận biết này được kếthợp với hiểu biết về bản chất phụ thuộc lẫn nhau củathực tại ở mức độ vi tế nhất, thì chúng ta cũng thấutriệt được cái gọi là “tính không của thực tại”,trong ý nghĩa là mỗi một đối tượng hay sự kiện đềuchỉ sinh khởi theo cách như là sự kết hợp của nhiều yếutố và không hề có bất cứ sự tồn tại độc lập, riêngrẽ nào.

Dĩnhiên là sự thấu đáo về tính không giúp ta hiểu rằng bấtkỳ ý tưởng nào dựa trên quan điểm ngược lại cho rằngsự vật tự nó tồn tại một cách độc lập đều là sailầm. Những ý tưởng như thế là đã hiểu sai về bản chấtcủa thực tại. Ta nhận ra rằng chúng không có giá trị vữngvàng trong cả thực tại và trong kinh nghiệm đúng thật củachúng ta, trong khi đó tính không của thực tại lại có giátrị vững vàng cả về mặt lý luận cũng như trong kinh nghiệm.Dần dần, ta tiến tới việc nhận thấy rằng có thể đạtđến một trạng thái tri kiến mà mọi sự hiểu biết nhầmlẫn như vậy đều bị loại trừ hoàn toàn. Đó chính làtrạng thái tịch diệt hay “diệt”.

TrongMinh cú luận, ngài Nguyệt Xứng[11] cho rằng nếu có thểthừa nhận tính không thì ta có thể thừa nhận thế giớiduyên khởi. Nếu ta có thể thừa nhận điều đó, thì cũngcó thể thừa nhận mối quan hệ nhân quả giữa khổ đau vànguồn gốc của nó. Và một khi ta đã chấp nhận quan hệnày, thì cũng có thể nghĩ đến và chấp nhận khả năng chấmdứt được đau khổ. Ngài Nguyệt Xứng biện luận thêm rằng,nếu có thể chấp nhận như vậy, thì ta cũng có thể chấpnhận rằng mỗi con người đều có khả năng nhận hiểu vàđạt tới trạng thái chấm dứt mọi khổ đau. Cuối cùng,dĩ nhiên là ta có thể nghĩ ngay đến chư Phật, những vịđã thật sự hoàn tất trạng thái tịch diệt, chấm dứtmọi khổ đau.

Điềuquan trọng là qua việc phát triển sự hiểu biết sâu xa vềnguyên lý duyên khởi, ta có thể thông suốt cả hai chân lý- chân lý về sự khổ ở mức độ vi tế và chân lý vềsự diệt khổ. Đây chính là ý nghĩa của Phật ngôn: “Quahiểu biết về duyên khởi, ta hiểu được Pháp.” Bằng cáchnày, ta có thể hiểu được chân lý về sự diệt khổ vàcon đường dẫn tới sự diệt khổ đó (tức là đạo ). Mộtkhi hiểu được những điều này, ta có thể nhận ra rằngnhững vị tu tập trong Tăng đoàn có thể giác ngộ và đạttới trạng thái chấm dứt khổ đau, và chư Phật có thểhoàn tất trạng thái đó. Cuối cùng, ta đạt tới một sốhiểu biết về ý nghĩa thật sự của quả vị Phật.

Nhịđế

Bâygiờ, để có thể mở rộng hiểu biết đầy đủ về Tứdiệu đế, tôi cho rằng cũng cần làm quen với khái niệmNhị đế trong Phật học. Nhị đế nghĩa có là “hai loạichân lý”), bao gồm chân lý có tính ước lệ hay tương đối(Tục đế) và chân lý tối hậu hay tuyệt đối (Chân đế).[12] Ở đây, bạn phải luôn nhớ rằng tôi giảng giải chúngtừ quan điểm của Trung quán tông (Madhyamaka) hay trường pháiTrung đạo của Phật giáo. Dĩ nhiên, khái niệm về Nhị đếkhông chỉ có trong trường phái này. Bạn có thể thấy kháiniệm này trong các trường phái Phật giáo khác, và ngay cảtrong một số triết học Ấn Độ phi Phật giáo. Mặc dù thế,ở đây tôi theo quan điểm của Trung quán tông.

Vậylàm thế nào ta để phát triển sự hiểu biết về nền tảnggiáo lý về Nhị đế trong Phật giáo? Qua nhận biết về thếgiới hằng ngày trong kinh nghiệm sống, ta nhận biết đượcthế giới thực tại ước lệ, vận hành theo nguyên lý nhânquả, đó là Tục đế (Samvaharasatya). Nếu ta chấp nhận thựctại của thế giới này như là ước lệ, thì chúng ta cóthể chấp nhận bản chất trống rỗng của thế giới màtheo Phật giáo là chân lý tối hậu, đó là Chân đế (Paramarthasatya).Mối quan hệ giữa hai phương diện này của thực tại thậtquan trọng. Thế giới của hình tướng bên ngoài thường khôngphải là tương phản hay trái ngược với thế giới của chânlý tối hậu, mà đúng hơn là một sự hiển lộ, một nềntảng rất cơ bản mà trên đó bản chất tối hậu của thựctại đuợc xác lập.

Chỉkhi có một hiểu biết về bản chất và mối quan hệ giữahai chân lý này thì bạn mới thấu hiểu được toàn bộ ýnghĩa của Tứ diệu đế. Và khi bạn có một hiểu biết vềTứ diệu đế thì bạn mới có được nền tảng vững chắcđể từ đó phát triển thành một sự hiểu biết hoàn thiệnvề ý nghĩa của sự quy y Tam bảo.

Hỏiđáp

Hỏi:Sự khác nhau giữa những thấu hiểu cá nhân và sự thấuhiểu toàn hảo của Phật là gì?

HHDL:[13] Ta hãy lấy một thí dụ về việc đạt được sự thấu hiểutrong mức độ vi tế của tính vô thường và trong bản chấttạm thời của mọi vật và sự kiện.

Vớimột cá nhân khởi sự bằng lối suy nghĩ cho rằng sự vậtlà thường hằng, ở giai đoạn ban đầu thì sự vướng mắccủa người đó về tính thường hằng của sự vật có thểrất mạnh mẽ và kiên cố. Để làm giảm bớt sự vướngmắc đó, bạn cần hình thành một số lập luận đả phá,ngay cả việc chỉ gieo được một sự nghi ngờ vào tâm tưởngcủa người ấy về tính thường hằng của sự vật cũngcó thể tạo ra một tác động, vì ít nhất là tự nó cóhiệu quả làm giảm đi sự cố chấp vào ý tưởng cho rằngsự vật là thường tồn hay bất diệt.
Dùvậy, điều đó vẫn chưa đủ. Bạn cần củng cố nhiềuhơn nữa lập luận phê phán để hướng tới tính vô thườngcủa sự việc. Và đến như thế cũng vẫn chưa đủ. Bạncần nhiều sự thuyết phục hơn và điều này có thể đạtđược thông qua sự quán chiếu kiên trì để có thể dẫntới điều được xem là hiểu biết suy luận về tính vôthường.

Chưahết, để cho tri thức này có một ảnh hưởng quyết địnhđến hành vi ứng xử của bạn, cần phải đạt được mộtsự thấu hiểu trực tiếp, hay một kinh nghiệm trực giácvề tính vô thường của sự vật. Và rồi chính điều nàycũng phải được hoàn thiện hơn nữa, vì sự vướng mắcvào tính thường hằng đã ăn quá sâu vào nhận thức củata, nên chỉ một sự nhận biết đơn thuần không đủ đểxua tan nó. Việc này đòi hỏi một tiến trình lâu dài đểđào sâu sự thấu triệt của mình, cho đến khi ngay cả nhữngkhuynh hướng bám víu nhỏ nhất vào tính thường hằng cũngđược nhổ tận gốc.

Cùngmột tiến trình như vậy trong trường hợp để thấu hiểutính không của sự vật, và thật ra là cũng đúng như vậytrong trường hợp bạn muốn thấu hiểu bất kì nguyên lýnào.

Tuynhiên, có một số khía cạnh nhất định của sự tu dưỡngtinh thần rất ít liên quan đến kinh nghiệm tri thức, mà quanhệ nhiều hơn với đức hạnh của chúng ta. Về mặt đứchạnh, ngay từ giai đoạn khởi đầu, bạn phải phát triểnmột số hiểu biết về lòng từ bi, và dĩ nhiên là phảiquan tâm đến việc làm sao để nuôi dưỡng lòng từ bi. Sauđó, kết quả của sự thực hành này là bạn có thể đạtđược một loại kinh nghiệm hình dung về tâm thức tốt đẹpcủa bạn. Thí dụ, khi ngồi và quán chiếu về lòng từ bi,bạn có thể đánh thức nó, nhưng lòng từ bi đó không lâubền hay trải khắp, và không thấm nhuần trong đời sốngcủa bạn. Vậy nên điều cần thiết là phải thể nghiệmsâu sắc hơn nữa cho đến mức lòng từ bi của bạn trởnên tự sinh khởi mà không còn phụ thuộc vào sự hình dungcủa của trí tuệ. Nó phải trở thành một phản ứng thậtsự tự nhiên khi có những dịp cần tới sự đáp ứng. Sựthể nghiệm về từ bi này có thể phát triển sâu sắc hơncho tới khi nó trở thành rộng khắp. Bởi vậy, đây lạilà một khía cạnh khác nữa của con đường tu tập đòi hỏimột tiến trình lâu dài.

Haikhía cạnh này của việc tu tập gọi tên theo thuật ngữ truyềnthống Phật giáo là phương tiện và tuệ giác hay trí huệ.Cả hai phải được thực hiện song hành. Để cho tuệ giácđược phát triển sâu sắc, bạn cần có yếu tố phươngtiện bổ sung là tâm Bồ-đề. Tương tự, để phát triểnsâu sắc và củng cố sự thực hành tâm Bồ-đề, bạn cầncó một tuệ giác làm nền tảng. Do vậy, chúng ta cần cómột phương pháp tu tập kết hợp cả phương tiện và tríhuệ.

Cũngthế, chúng ta cần có một phương pháp tu tập kết hợp nhiềuphương tiện khác nhau, chứ không chỉ dựa trên một phươngtiện duy nhất. Hãy xét như trường hợp tuệ giác về tínhvô thường của sự vật vừa được nêu trên. Mặc dù tuệgiác đó tự nó có thể giúp ta vượt qua sự vướng mắcvào tính thường hằng, nhưng trong thực hành bạn vẫn cầnthêm những yếu tố bổ sung sâu xa hơn để hoàn thiện tuệgiác này. Lý do là vì cùng lúc có quá nhiều sự trói buộckhác đang siết chặt tâm thức. Vấn đề của con người khôngchỉ riêng có sự bám víu vào tính thường hằng; mà còn cósự bám víu vào sự vật như những thực thể tồn tại độclập, khách quan, hoặc bám víu vào các nguyên tắc cứng nhắc,vân vân và vân vân... Tất cả những yếu tố này đều cóthể đối trị bằng cách phát triển một tuệ giác về tínhkhông.

Vìthế, điều mà chúng ta đang nói đến ở đây là một tiếntrình phức tạp về sự phát triển nhận thức cá nhân hướngtới sự hoàn hảo.

Hỏi:Ngài có thể nói thêm về ý nghĩa thật sự của sự quy y?

HHDL:Tôi thấy rằng cốt lõi của sự quy y chính là phát triểnlòng tin sâu xa vào hiệu lực của Chánh pháp như là phươngtiện để đạt đến sự giải thoát, cùng với một chí nguyệnsâu xa, mong muốn đạt được sự giải thoát đó.

Nóichung, đức Phật được xem như bậc thầy chỉ dạy con đường,Chánh pháp mới chính là đối tượng thực sự của việcquy y, và Tăng-già là những người bạn trên con đường tutập. Do đó, lòng tin vững chắc vào Chánh pháp là tiền đềcho việc phát triển niềm tin sâu xa và lòng tôn kính đốivới Phật và Tăng.

Trongtác phẩm Chú giải Tập lượng luận (Pramanavarttika), ngàiPháp Xứng (Dharmakīrti) [14] đã cố gắng chứng minh một cáchhợp lý về giá trị và mức khả tín của việc đức Phậtlà một bậc thầy chứng ngộ. Ngài đã bảo vệ lập luậncủa mình bằng cách đưa ra giảng huấn của chính đức Phậtđể minh xét một cẩn thận, và bằng cách giải thích sựkhả tín trong lời giảng của đức Phật về Tứ diệu đế,vì giáo pháp này được đặt nền tảng trên cả tính hợplý cũng như kinh nghiệm xác thực của cá nhân. Điểm mấuchốt trước tiên là chúng ta phải nhận thức được sựchân thật của Chánh pháp, và chỉ trên cơ sở đó mới nhậnra được đức Phật là một bậc thầy chân chính.

Lậpluận theo chiều hướng ngược lại chỉ được sử dụngtrong các phạm trù hết sức mơ hồ. Hay nói cách khác, lờidạy của đức Phật về các phạm trù quá mơ hồ đó chỉcó thể tin được bởi vì ngài là một bậc thầy khả tín.Đây là một tiến trình lập luận phức tạp. Theo với tiếntrình này, chúng ta thật sự khởi đầu từ sự thuyết phụcchính mình về sự đáng tin cậy của giáo pháp Tứ diệu đế,là giáo pháp công khai chấp nhận mọi sự phê phán bằng lýluận. Khi đạt được tuệ giác tự thân về sự đúng thậtcủa những chân lýTứ diệu đế này, ta sẽ phát triển mộtsựtín phục sâu xa về sự đáng tin cậy của đức Phật nhưlà một vị đạo sư. Vì đức Phật đã chứng tỏ sự đángtin cậy và hợp lý trong những phạm trù có thể chấp nhậnsự suy lý, nên ta sẽ có đủ sự tin cậy vào tính chân xáccủa đức Phật trong những phạm trù khác mà đối với talà mơ hồ, khó hiểu hơn.

Dođó, ý nghĩa trọn vẹn của sự quy y Tam bảo được khởiđầu từ hành động quy y Chánh pháp.

Hỏi:Mục đích của việc tham gia nghi thức Quy y là để làmgì, nếu như người ta vẫn có thể tự mình thực hiện việcQuy y trong tự tâm?

HHDL:TrongPhật giáo có nhiều giới luật hay hạnh nguyện khác nhau.Chẳng hạn, chúng ta có Bồ Tát hạnh, mật hạnh, giới hạnh(giới luật của người xuất gia), những giới cấm của cưsĩ... vân vân... Bạn có thể phát khởi hạnh nguyện Bồ Táttrước một biểu tượng của đức Phật (chẳng hạn nhưtranh, tượng...) và không cần nhận sự truyền thụ từ mộtngười khác. Tuy nhiên, việc nhận trao truyền từ một ngườikhác là thật sự cần thiết đối với hạnh nguyện Kim cươngthừa (Vajrayana) hay giới luật,bởi vì bạn cần có một sựtruyền thừa không gián đoạn. Một trong những lí do củađiều này có lẽ là việc phát nguyện với sự chứng kiếncủa một vị đạo sư hay một ai khác sẽ mang lại một sựquyết tâm lớn hơn. Nó củng cố quyết tâm hướng thượngvà tạo ra tinh thần trách nhiệm. Nếu bạn muốn tiếp tụctruy cứu thêm nữa về những lý do của sự truyền thừa trựctiếp, thì tôi phải thú nhận rằng chỉ có chính đức Phậtmới có thể trả lời được mà thôi.

Hỏi:Nếu chúng ta thấy ai đó đang tiến hành một hành vi sai tráimà sẽ dẫn tới khổ đau cho chính họ, chúng ta có nên cốngăn chặn họ thực thi hành động đó, hay là để cho họgánh lấy nghiệp chướng? Nói cách khác, nếu chúng ta tựtrải nghiệm sự đau khổ và từ đó rút ra bài học thì cótốt hơn hay không?

HHDL:Như bạn đã biết, một người thực hành đạo Phật nguyệntheo cách sống dấn thân một cách cẩn trọng để giúp đỡngười khác. Ở đây nên thấy rằng, trong ý nghĩa của đạoPhật, ta đang nói về việc giúp người khác tự đạt đếnsự giải thoát thông qua việc sống theo chánh đạo; nghĩalà sống một cách phù hợp với nghiệp luật, tránh các hànhvi bất thiện và luôn thực hiện những việc thiện, tốtlành. Bởi vậy, nói chung khi một Phật tử thấy người kháclàm những việc sai trái thì đúng là nên cố ngăn họ lại.

Mặcdù vậy, điều này lại làm nảy sinh nhiều vấn đề. Chúngta có thể áp dụng những chuẩn mực đạo đức hay giá trịtinh thần của riêng mình đến mức độ nào với người khác?Thậm chí chúng ta có thể tự hỏi rằng, liệu lời dạy củađức Phật về việc sống theo một nếp sống đạo đức,tránh xa Mười điều bất thiện [15] có phải cũng là mộtcách áp đặt các giá trị đạo đức của Ngài lên chúngta hay chăng?

Thậtlà hữu ích để ghi nhớ một nguyên tắc quan trọng trong đạoPhật là cần chú trọng đến sự khế hợp trong từng trườnghợp riêng biệt. Câu chuyện sau đây là một minh hoạ rõ rệtcho điều này.

NgàiXá-lợi-phất (Shariputra), một trong những đại đệ tử củađức Phật, biết rằng nếu ngài giảng dạy giáo pháp Thanhvăn thừa (Shravakayana) cho một nhóm 500 đệ tử có năng lựcthì chắc chắn họ sẽ thấu triệt chân lý và chứng đắcquả A-la-hán (Arhat). Nhưng Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (Manjushri)đã xuất hiện và dạy cho họ giáo lý về Tính không củaĐại thừa (Mahayana). Những môn đệ này đã những điềuđược dạy như là một giáo thuyết hư vô hoàn toàn, phủnhận giá trị và thực thể của vạn vật. Tất cả bọnhọ đều phát triển những quan điểm sai lầm về bản chấtcủa đạo và của thực tại, và kết quả là họ đã tạora các nghiệp dẫn tới việc tái sinh vào những cảnh giớithấp kém hơn.

NgàiXá-lợi-phất lập tức tìm đến trước đức Phật và trìnhbày rằng, nếu Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi để cho ngàihướng dẫn 500 người này, thì nếu không được giác ngộhoàn toàn, ít nhất họ cũng đã đạt tới những mức độchứng ngộ cao. Đức Phật trả lời rằng, thật ra thì ngàiVăn-thù-sư-lợi đã vận dụng phương tiện thiện xảo. Ngàiđã biết rằng, trong thời gian ngắn, những người này sẽcó những hành động tiêu cực do hiểu biết sai lầm, nhưngngài cũng biết rằng vì giáo lý về tính không đã đượcgieo cấy vào tâm thức của họ, nên về sau những hạt giốngnày sẽ thành thục và đưa họ tới quả vị Phật. Như thế,về mặt hiệu quả thì con đường đi lên quả Phật củahọ đã được rút ngắn.

Bàihọc mà ta rút ra được từ câu chuyện này là, nếu ta chưatự mình đạt được trạng thái giác ngộ hoàn toàn, thìrất khó để phán xét được một cách ứng xử trong hoàncảnh nào đó là đúng hay sai. Đơn giản là ta nên cố hếtsức để ứng xử thật thích hợp với mỗi tình huống cụthể khi giao tiếp với người khác.

Hỏi:Thưa Ngài, ai cũng biết rằng Ngài là người rất bận rộnvì phải dành thời gian cho rất nhiều việc. Ngài có thểdành cho hàng cư sĩ, những người đang sống với gia đìnhvà công việc mưu sinh, một lời khuyên về việc làm thếnào để phát triển một phương thức thực hành Phật phápcó hệ thống hay chăng?

HHDL:Những người bạn Tây phương thường hỏi tôi về phươngcách nhanh nhất, dễ nhất, hiệu quả nhất, và ít tốn kémnhất để thực hành Phật pháp! Tôi cho rằng không thể tìmđược một phương cách như vậy! Có lẽ đó là dấu hiệucủa sự thất bại!

Tanên hiểu rằng thực hành Phật pháp là công việc thật sựcần phải được tiến hành suốt 24 giờ trong ngày. Đó làlý do chúng ta phân biệt những buổi tham thiền thực thụvới giai đoạn sau khi tham thiền. Lý tưởng nhất là cả trongkhi tham thiền và không tham thiền, bạn đều nên sống hoàntoàn trong sự thực hành Phật pháp.

Trongthực tế, có thể nói rằng các giai đoạn sau khi tham thiềnlà sự thử nghiệm thực tế đối với năng lực thực hànhcủa bạn. Thời gian tham thiền chính thức có thể hiểu nhưlà bạn đang nạp lại năng lượng, để sau đó bạn có đủđiều kiện hơn trong việc đối phó với những yêu cầu củacuộc sống hằng ngày. Mục tiêu chính của việc nạp lạibình điện là để nó có thể chạy được một thiết bịnào đó, phải không? Tương tự, khi bạn đã tự trang bịcho mình qua sự thực hành những phương thức nào đó thìbạn sẽ có khả năng sống phù hợp với những nguyêntắc trong sự thực hành Chánh pháp của bạn, bởi vì là mộtcon người thì bạn không thể nào tránh được những côngviệc thường ngày trong cuộc sống.

Dĩnhiên, trong giai đoạn đầu tiên, như một người chập chững,bạn cần có những chu kỳ hành thiền tập trung để tạolập một nền tảng khởi đầu. Đây là điều thiết yếu.Nhưng một khi đã thiết lập được nền tảng đó rồi thìbạn có thể sống theo một nếp sống thường ngày ít nhấtcũng phải luôn phù hợp với Chánh pháp. Bởi vậy, tất cảý nghĩa này hướng đến tầm quan trọng của sự nỗ lực.Không có sự nỗ lực thì sẽ không có cách nào để đưaChánh pháp vào trong cuộc sống của chúng ta.

Vớimột người tu tập nghiêm túc thì sự nỗ lực tối đa làhết sức cần thiết. Chỉ với một vài lời khấn nguyện,chút ít thời gian tụng niệm, dăm ba bài chú với tay lầntràng hạt thì không đủ. Vì sao vậy? Vì chỉ bấy nhiêu đủđể chuyển hóa tâm hồn bạn. Những cảm xúc tiêu cực củachúng ta quá mạnh mẽ nên cần phải có sự nỗ lực liêntục để đối trị. Nếu chúng ta thực hành một cách liêntục thì chắc chắn ta sẽ thay đổi.

Hỏi:Có quan hệ gì giữa tâm từ bi tương đối và tâm từ bi tuyệtđối?

HHDL:Cónhiều cách khác nhau để hiểu về ý nghĩa của từ bi, tùycách tiếp cận theo quan điểm Đại thừa hay Kim cương thừa.Chẳng hạn, Kim cương thừa sử dụng cùng một chữ từ bi,karuna, như Đại thừa, nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác.

Cólẽ câu hỏi này liên quan đến một sự phân biệt khác cótrong kinh điển, giữa hai mức độ của lòng từ bi. Ở mứcđộ đầu tiên, tâm từ bi được tạo ra qua sự hình dung.Đây là giai đoạn khởi đầu, bạn cần phải thực hành mộtsố phép quán tưởng nhất định để làm sinh khởi tâm từbi. Kết quả của sự thực hành này sẽ giúp bạn đạt tớimức độ thứ nhì, khi tâm từ bi trở thành một phẩm tínhhoàn toàn tự nhiên và tự sinh khởi. Đây là một trong nhữngcách hiểu về sự khác nhau giữa tâm từ bi tương đối vàtâm từ bi tuyệt đối.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]