Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì

06/12/201017:32(Xem: 10706)
68. Thiền Sư, Luật Sư, Pháp Sư Là Gì

 

68. THIỀN SƯ, LUẬT SƯ, PHÁP SƯ LÀ GÌ

Trong sách Luật Hữu Bộ - Tạp sự quyển 13, Tỳ kheo chia làm 5 loại kinh sư, luật sư, luận sư, pháp sư và thiền sư. Giới tụng kinh là kinh sư, giỏi giữ luật là luật sư. Giỏi về nghĩa lý của Luận thì gọi là luận sư. Giỏi thuyết pháp là pháp sư. Giỏi tu thiền là thiền sư. Thế nhưng trong Phật giáo Trung Quốc, người ta ít nói tới Kinh sư và luật sư; còn luận sư, pháp sư và thiền sư thì được nói tới rất nhiều.

Từ Thiền sư vốn được dùng để chỉ vị tỳ kheo tu thiền. Vì vậy, cuốn "Tam đức chỉ quy" quyển 3 viết "Tu tâm tịnh lự là thiền sư". Nhưng ở Trung Quốc, từ Thiền sư được dùng trong 2 trường hợp : Một là nhà vua dùng từ "thiền sư" khi phong tặng những tỳ kheo có đức có học. Như vua Trần Tuyên Đế, năm Đại Kiến nguyên niên, phong Hòa thượng Huệ Tư ở Nam Nhạc là Đại thiền sư. Vua Đường Trung Tông, năm thứ 2 niên hiệu Thần Long, sắc phong Hòa thượng Thần Tú là Đại Thông thiền sư. Trường hợp thứ 2 là tăng sĩ ngày nay tôn gọi các cao tăng tiền bối là thiền sư. Càng về sau, bất cứ một tỳ kheo nào có đôi chút danh vọng, đều được tôn gọi là thiền sư.

Từ "luật sư" chỉ cho những tỳ kheo khéo giữ gìn và giải thích giới luật. Chỉ xứng đáng gọi là luật sư, những vị tỳ kheo học giới, trì giới, khéo giải thích, xử lý, và giải đáp mọi vấn đề có liên quan tới giới luật. Địa vị của luật sư trong Phật giáo tương đương với học giả pháp luật, pháp quan, đại pháp quan ở thế gian. Các tỳ kheo và tỳ kheo ni nói chung, tuy giữ giới không phạm, nhưng chưa chắc đã thông hiểu toàn bộ luật tạng. Cho nên một tỳ kheo, muốn trở thành một luật sư xứng đáng với tên gọi đó, cũng không phải là chuyện đơn giản. Pháp sư là người khéo học Phật pháp và khéo thuyết pháp. Trong quan niệm của mọi người nói chung, pháp sư phải là tỳ kheo. Kỳ thực thì không phải. Trong sách Phật, quan niệm về Pháp sư rất là rộng rãi, và không hạn chế ở Tăng ni. Như Phẩm Tựa trong kinh Pháp Hoa viết : "Thường tu Phạm hạnh, gọi là pháp sư". Sách Tam Đức chỉ quy, quyển I viết : "Tinh thông kinh luật gọi là pháp sư". Sách "Nhân Minh đại sớ" viết: "Pháp sư là bậc thầy thực hành Phật Pháp". Lại có người cho rằng lấy Phật Pháp tự dạy mình và dạy người gọi là pháp sư. Do đó, cư sĩ tại gia cũng có tư cách gọi là pháp sư. Thậm chí, súc sinh như loại giã can [giống như chồn nhưng thân nhỏ] khéo thuyết pháp cũng tự xưng là pháp sư đối với Thiên Đế. [Vua Đế Thích. Người dịch chú]. Vì lý do ấy cho nên, Lão giáo chịu ảnh hưởng của đạo Phật, gọi các đạo sĩ giỏi bùa chú là pháp sư. Có thể thấy, từ pháp sư không phải là từ chuyên dụng để chỉ tỳ kheo Phật giáo.

Theo yêu cầu do Phật chế định, tôi cho rằng, người xuất gia theo đạo Phật, đối với người thế tục nên tự xưng là tỳ kheo (Sadi) hay tỳ kheo ni (Sadini), hay tự xưng là Sa môn. Tín đồ tại gia, đối với người xuất gia, có thể nhất luật gọi A xà lê (hay Sư phụ), cư sĩ tự gọi là đệ tử, nếu không muốn thì gọi bằng tên họ mình. Cũng có người tự gọi là "học nhân" nhưng theo nghĩa Kinh Phật thì từ học nhân chỉ cho các bậc Thánh chứng sơ quả, nhị quả hay tam quả. Người xuất gia thì gọi là xuất gia; nếu là trưởng lão thì gọi là trưởng lão; Thượng tọa thì gọi là Thượng tọa. Nếu bằng vai với nhau, thì gọi là "tôn giả", hay một cách thân thiết, gọi là anh, là sư. Trong thời Phật còn tại thế, hàng tỳ kheo xưng hô với nhau, thường là bằng tên họ đạo; Tỳ kheo gọi tỳ kheo ni là chị, em. Trong ni chúng, cũng dùng các từ hương lão, thượng tọa tương đương với bên tăng; bằng vai vế nhau thì gọi là chị, là em. Còn người ngoài gọi tỳ kheo và tỳ kheo ni thì theo tập quán. Nếu vị tỳ kheo đó đích xác có tư cách là thiền sư, luật sư, pháp sư, thì cứ gọi họ bằng các xưng hô đó. Như ngày nay có thông lệ gọi tỳ kheo, tỳ kheo ni đều là pháp sư cả, không kể trình độ và tư cách họ thế nào, thì quả là không hợp với yêu cầu vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]