Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến

06/12/201016:17(Xem: 10384)
5. Vũ Trụ Và Sinh Mệnh Là Từ Đâu Đến

5. VŨ TRỤ VÀ SINH MỆNH LÀ TỪ ĐÂU ĐẾN

Phật giáo đã bác bỏ quan niệm có một Chúa sáng thế, nhưng vũ trụ tồn tại là không thể hoài nghi, sinh mạng tồn tại là không thể phủ định. Phật giáo cho rằng, những nguyên tố tạo thành vũ trụ có tính chất vĩnh hằng. Cũng như những nhân tạo ra sinh mạng cũng có tính vĩnh hằng. Nói cách khác, vật chất tạo ra vũ trụ là bất diệt, mà tinh thần cấu thành sinh mạng cũng là bất diệt. Vĩnh hằng nghĩa là vốn là như vậy, không có sinh ra và hủy diệt. Tình hình thực tế của vũ trụ và sinh mạng là như vậy.

Phật giáo cho rằng, sự biến hóa của vũ trụ, sự lưu chuyển của sinh mạng, là do nghiệp lực của chúng sinh tạo thành.

Nghiệp lực (sức mạnh của nghiệp) chính là những hành vi thiện hay ác của chúng sinh, chúng giống như màu sắc vậy, một cách liên tục không ngứt đoạn, huân nhiễm tâm thức của chúng sinh, là chủ thể của sinh mạng, rồi lại từ ở trong tâm thức, theo ngoại duyên (điều kiện bên ngoài) mà hiện hành bộc lộ, cũng như hạt giống gieo trong đất, nhờ có các ngoại duyên là ánh sáng, độ ẩm và không khí mà sinh trưởng. Đó là cái mà sách Phật gọi là hiện hành của nghiệp. Hiện hành của nghiệp chính là kết quả tạo ác của nghiệp. Đó là ý tứ của câu : "thiện ác đáo đầu chung hữu báo", nghĩa là thiện hay ác cuối cùng đều có quả báo.

Nghiệp có thể do cá nhân một mình làm ra, cũng có thể do cá nhân cùng với nhiều người khác cùng làm; có những nghiệp tuy là do cá nhân riêng mình tự làm, nhưng làm tương tự như nhiều người khác làm. Có những nghiệp tuy cùng với nhiều người khác làm, nhưng sự tham gia lại nhiều ít khác nhau.

Do vậy, có thể chia ra hai loại nghiệp là "cộng nghiệp" (nghiệp cùng làm) và "bất cộng nghiệp" (nghiệp không cùng với người khác làm).

Vì là cộng nghiệp cho nên dẫn tới quả báo giống nhau. Trái đất này là do cộng nghiệp của vô số chúng sinh tạo ra trong quá khứ và hiện tại mà hình thành. Do cộng nghiệp khác nhau mà có những thế giới khác nhau. Trong vũ trụ, có vô số lượng chúng sinh sống trong vũ trụ này. Vì vậy, nếu trên hỏa tinh có chúng sinh thì hình dáng của chúng sinh đó không nhất thiết giống hình dáng người sống trên trái đất chúng ta. Ngoài ra, còn có những tinh cầu không có người ở, thậm chí cũng không có sinh vật nữa, nhưng sự tồn tại của chúng là cần thiết đối với cuộc sống của chúng sinh ở các tinh cầu có sinh vật ở. Nói cách khác, sự tồn tại của vạn vật trong vũ trụ bao la này đều có lý do, có nguyên nhân tồn tại của chúng. Thí dụ, trên mặt trời không thể có sinh vật tồn tại, thế nhưng nếu không có mặt trời, thì sinh vật trên trái đất này cũng không thể tồn tại. Hiện nay, khoa học chưa có thể chứng minh được sự tồn tại của nhiều hiện tượng và sự vật. Còn đạo Phật thì giải thích đó đều là do cảm ứng của nghiệp lực của chúng sinh.

Còn về sự tồn tại của sinh vật (cũng tức là sinh mạng) trên địa cầu này, thì Phật cho rằng đều do biến hóa mà thành, và điều này đúng đối với sinh vật đơn bào cũng như đối với con người là loại sinh vật cao cấp. Khi địa cầu mới hình thành, thì con người đầu tiên xuất hiện là từ ở cõi trời Quang âm thiên là cõi Trời thứ sáu thuộc cõi Sắc giới bay tới, nhưng sau vì ăn phải một loại thực vật thiên nhiên trên địa cầu này, thân thể trở thành nặng nề không bay được nữa, rồi vĩnh viễn định cư ở trên địa cầu này (Theo kinh Thế kỷ, kinh Đại lâu khôi, kinh Khởi thế v.v…). Trên thực tế, đó cũng là do nghiệp báo của chúng sinh thuộc loài Trời đó. Phúc báo ở cõi Trời đã hưởng hết rồi thì phải đọa xuống địa cầu này tùy theo nghiệp mà chịu báo. Cũng như những con người hay chúng sinh sống trên địa cầu này cũng vậy, do cộng nghiệp mà chiêu cảm địa cầu này thì phải sinh ở địa cầu này mà chịu báo. Chịu báo hết rồi, cũng tùy theo nghiệp của mình đã tạo hay đương tạo mà vãng sinh ở các cõi sống khác để tiếp tục chịu báo. Đồng thời lại do bất cộng nghiệp, cho nên tuy là cùng sinh ra trên địa cầu này, nhưng địa vị cao thấp của mỗi chúng sinh lại khác nhau. Có chúng sinh là côn trùng, có chúng sinh là loài người. Và giữa người và người cũng có người sang kẻ hèn, người sống thọ, kẻ chết yểu.

Trên thực tế, cộng nghiệp đồng thời cũng là một dạng của bất cộng nghiệp. Vì sao ? Nếu đứng trên góc độ địa cầu mà nói thì địa cầu và cuộc sống ở địa cầu là do cộng nghiệp của chúng sinh ở đây mà hình thành. Nhưng nếu đem đối chiếu với chúng sinh ở một cõi sống khác, trên một hành tinh khác, thì chính là do bất cộng nghiệp mà có sự khác biệt giữa cuộc sống ở hành tinh đó với cuộc sống trên địa cầu chúng ta. Nói cộng nghiệp là một dạng của bất cộng nghiệp, ý tứ là như vậy. Thế nhưng ngược lại, cộng nghiệp cũng là một dạng của bất cộng nghiệp. Thí dụ, nói chúng sinh ở trên địa cầu này là do cộng nghiệp. Thế nhưng loài người ở Phi châu có da đen, loài người ở Á châu có da vàng. Đó lại là do người ở Phi châu và người ở Á châu có bất cộng nghiệp mà thành ra như vậy. Nhưng vì cả hai giống người đó đều cùng sống trên một quả địa cầu, cho nên cũng lại do cộng nghiệp làm người mà sinh ra như thế. Từ đó mà suy ra, mới hiểu được vì sao, trong cùng một quốc gia, thậm chí trong cùng một gia đình, vẫn có rất nhiều khác biệt trong phẩm chất, tính cách và cảnh ngộ giữa người và người với nhau. Tất cả muôn vàn sai biệt đều là do cộng nghiệp và bất cộng nghiệp tạo thành.

Đó là lối giải thích của Phật giáo đối với sự tồn tại của vũ trụ và sinh mạng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]