Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương X: Lời cuối

08/11/201015:35(Xem: 9147)
Chương X: Lời cuối


Chương X: LỜI CUỐI

1. Thời Đại Đã Thay Đổi Rồi!
Thầy giáo ngày nay và ngày xưa khác nhau xa lắm.

Thời Hán, thầy giáo thì kính trọng đạo đức, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Thời nay, thầy giáo bản thân không làm xong (không đủ đức độ). Phật học ngày nay cũng kém xa ngày xưa.

Hồi xưa ai cũng coi trọng lễ, nghĩa, liêm, sỉ; do đó mới có bậc Thánh Nhân xuất hiện.

Đời nay không ai những điều ấy là giá trị, vì vậy xã hội ngày càng hỗn loạn. Do đó mình phải có thái độ cung kính đối với kinh điển.

Ngày xưa có người họa sĩ có thể vẽ hình mặt trời hệt như thật, đến độ người ta có thể đem lúa ra phơi dưới bức tranh! Có kẻ vẽ con chim vô cùng sống động, đến độ nó có thể bay thật sự! Sở dĩ họ làm như thế được là do tu luyện mà ra.

Người thời nay ai mà vẽ được con chim biết bay thực sự? Ai ai cũng ỷ lại vào kỹ thuật máy móc hoặc hóa học chế biến cả!

Hiện nay, Phật-giáo trên toàn thế giới đại thể thì có hoằng Pháp, truyền bá. Song le, tuy đạo Phật phổ biến như vậy, nhưng lại rất khó tìm được kẻ chân chánh tu hành. Cũng có kẻ sớm đến với Đạo, thiện căn khá tốt; song, kẻ xuất gia thì vẫn ít.

Xưa kia, ở chùa bên Đại Lục (Trung Quốc), việc xuất gia không có dễ dàng đâu. Hễ vừa đi tu là bạn phải làm việc lao động tay chân ở chùa một thời gian (khổ công như cày ruộng, cuốc đất..), rồi sau đó mới được phép làm những việc nhẹ trong chùa.

Ở Đài Loan (Trung Hoa), việc xuất gia rất phổ biến, rất bình thường; và phần lớn là căn cứ theo học vấn mà xét việc xuất gia.

Ở Đại Lục xưa kia, xuất gia là để liễu thoát sanh tử: do đó, tu hành cực khổ, học cái khổ hạnh của Phật, Bồ Tát để tu luyện bản thân. Tại Đại Lục, kẻ xuất gia phải chịu làm việc lao tác cực khổ (khổ hạnh) trong ba năm; có chịu cực khổ thì mới giải thoát được!

Người nay và người xưa khác nhau xa: cổ nhân, Đạo-tâm có mười phần; người đời nay, Đạo-tâm chỉ có một phần.

Người tại gia hay xuất gia đời nay sinh hoạt sung sướng, tốt lắm. Khi cuộc sống quá sung sướng thì sẽ sinh ra nhiều tai nạn. Chấp trước vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, thì bịnh hoạn cũng sẽ nhiều hơn.

Ăn cơm đạm, mặc áo thô: tu hành là cứ ở đây mà dụng công. Song hiện tại, ai ai cũng nghiên cứu việc ăn ngon, mặc đẹp. Cả ngày bận rộn vì mấy chuyện ấy. Mình nguyện muốn tiêu nghiệp chướng, nay biến thành tiêu hao mất phước huệ; rồi thì nghiệp chướng cũng theo đó mà ùa tới thôi.

Xưa kia cơm, canh, rau cải, thật giản dị - cứ việc bỏ hết vào luộc là xong (gọi là La-hán thái). Giờ đây, ai cũng chú ý, kén chọn việc ăn uống đến độ người xuất gia ăn còn ngon hơn cả kẻ thế tục nữa!

Hồi xưa, ở Đại Lục, các thầy tu ở chùa mặc thì mặc áo vải bố (thứ vải mặc làm đám tang) nhuộm thành màu xám; ăn thì ăn cháo lỏng như nước lã (do đó chén bát không cần phải rửa kỹ), cộng thêm một chút đồ ăn giản dị; chứ không phải như các bạn bây giờ được ăn cơm trắng, lại có đủ món, nhiều món ăn như vậy.

Chùa chiền ở Trung Hoa xưa kia, hễ ai để đồ đạc bừa bãi thì chùa đều gom góp, tịch thâu lại, bất kể là của ai. Nếu bạn muốn tìm đồ mình mất thì phải đi hỏi Thầy Quản-lý.

Ở chùa bên Trung Hoa khi xưa, khi có ai phạm lỗi lầm, Thầy Quản-lý không cần phải nói dông dài gì cả, mà chỉ việc viết tên người ấy lên bảng bố cáo; người ấy đọc được là tự động rời chùa ngay.

Thời nay, Thầy Quản-lý có tới nói lỗi lầm của bạn (để mời bạn cuốn gói), bạn (chẳng những không thèm nghe) lại còn tranh chấp cãi vã với thầy ấy nữa; thật là sai lệch quá xa!

2. Khai Thị Ngộ Nhập

Tự mình sanh phiền não, tự mình phải giải mở. Hãy đem lời Sư-Phụ khai thị ra áp dụng.

Sư-Phụ khai thị nhiều như vậy, giờ đây xem bạn thọ trì ra sao.

Kẻ biết nghe, khai thị mới có ích. Kẻ không biết nghe, khai thị cũng vô dụng.

Nghe giảng khai thị, không luận là nghe nhiều hay nghe ít, mà là coi xem nghe vào hay không vào (tâm). Nghe vào tâm rồi thì phải biết áp dụng.

Bạn nghe lời khai thị của Sư-Phụ hay quá. Song hay là Sư-Phụ hay (chứ không phải bạn hay). Vẫn phải cần bạn đem thực hành.

Các bạn lạy tôi làm Thầy; tôi dạy các bạn Phật Pháp. Khi tôi không còn ở đời, các bạn phải theo thứ Pháp này mà tu hành thì Đạo-tâm mới kiên cố, con đường xuất gia mới viên mãn.

Khi học Phật Pháp, bạn nghe Sư-Phụ khai thị cho một câu thì tự mình phải làm sao giác ngộ, lãnh hội được câu ấy. Không phải cần nhiều lời. Khi lời nhiều thì các bạn vẫn còn bị xoay chuyển.

Hỏi: Sau khi Sư-Phụ viên tịch, nếu chúng con tưởng nhớ Sư-Phụ thì phải làm sao?

Một thầy (Thầy Truyền Vân) phát biểu: 'Chính Phật-tánh của Sư-Phụ nói Pháp, khai thị cho chúng ta; chứ không phải là cái thân giả hợp của Ngài. Có nhớ tưởng tới Ngài thì mình hãy phát tâm dũng mãnh, tinh tấn tu hành!'

Lời tôi giảng là nhắm thẳng vào các bạn. Đừng nghĩ rằng tôi nói lỗi xấu của riêng bạn hay của người nào đó, rồi sinh ra phiền não, bực bội.

Nếu bạn có lỗi thì hãy tự thừa nhận, sám hối, phản tỉnh, sửa đổi tánh nết, hành vi.

Cứ thường chấp trước thì dễ sinh phiền não. Bạn có phiền não, rồi lại ảnh hưởng, làm kẻ khác cũng bực bội, rồi cả đại chúng đều sinh loạn. Thế thì làm sao 'thống lý đại chúng' làm cho mọi người hoà hợp? Phải sửa mình, tề gia trước, rồi sau mới trị quốc, sửa người được.

Kẻ có tánh thẳng thắn thì tuy lời nói không êm tai, không dễ nghe cho cho lắm, song bạn chớ cho là lời xấu ác. Có kẻ ăn nói hay ho lắm, song tâm thì không tốt gì cả. Do đó, bạn phải chú ý, phải hiểu suốt tâm lý nhân tình.

Nhiều khi kẻ trực tâm lời nói không có ý xấu gì cả, song người nghe thì cong vạy, khúc mắc, xuyên tạc; thậm chí còn cho rằng anh ta suy nghĩ phức tạp lắm nữa!

Đừng nên nghe người bừa bãi. Đừng nghe bên này nghe bên nọ rồi không biết ai đúng ai sai. Khi tâm bạn không tự làm chủ thì dễ thành tán loạn, dấy vọng tưởng, sinh phiền não.

Nghe cũng phải biết cách: cần nghe Phật Pháp, chớ nghe chuyện thế tục.

Nghe Phật háp thì được giải thoát, không còn ngã tướng, không còn cái 'tôi'. Nghe chuyện trần tục tức là có chuyện thị phi, phát sinh ra tướng ngã (có 'tôi', có 'anh'; có 'đúng', có 'sai'). Đó là chủng tử xấu, về sau khó tẩy trừ.

Lời nói đúng sự thật thì bạn mới nên nghe. Lời không đúng chân lý mà bạn nghe vào, thì có thể gieo ảnh hưởng xấu cho kẻ khác, mà tự mình phải gánh chịu quả báo.

Kẻ biết nghe, thì chỉ một hai lời nói là y hiểu ngay; không cần phải kể lể rườm rà.

Khi xưa mấy thầy giảng kinh, họ đều dành lại một phần để người nghe tự tìm hiểu và thể hội. Họ không giảng hết, cũng không kể chuyện cổ tích dài dòng.

Kẻ có căn cơ, thì bạn nói gì là y nghe ngay. Kẻ không có căn cơ thì khi nghe bạn nói, y liền tán dóc, lép nhép không ngừng.

Tự mình phải giác ngộ bản lai diện mục của mình. Nghe (giảng khai thị) chỉ là cảnh giới của Lục trần mà thôi.

3. Pháp Ngữ

Hỏi: Mỗi ngày trì Chú, lạy Phật, lại tu thêm Pháp-Hoa Tam-Muội, song tâm vẫn còn lăng xăng, tạp nhạp là vì sao?

Đáp: Mình không tự chủ thì không xong. Chuyên tâm niệm Phật, trì Giới, lạy Phật là đủ!

Hễ công việc, sự tình càng nhiều thì bạn càng chấp trước, tâm càng không an định. Đừng chấp trước vào cái hay cái tốt của kẻ khác. Kẻ có căn cơ thì khi nhìn điều xấu xa của người, y biết vận dụng (tránh phạm cùng lỗi) để tu tiến bộ hơn. Kẻ không có khả năng thì chỉ sinh thêm phiền não.

Muốn định tâm, rất khó. Do đó phải tìm cái tâm bất sanh bất diệt, đừng tìm những thứ sanh diệt bên ngoài. Cần tìm cái mà xưa nay tự-tánh sẵn có. Tất cả mọi thứ nghe được, thấy được, ở bên ngoài, đều không dính dấp gì tới mình (chân-tánh) cả.

Hình tướng người Tỳ-Khưu là hình tướng Phật. Hễ thấy thầy Tỳ-Khưu tới, bạn nên lập tức chắp tay đón chào, lễ lậy. Không cần phải phân biệt, đánh giá thầy này có tu hành, thầy kia không tu hành.

Biết tụng niệm, gõ khánh, đánh chuông là việc rất tự nhiên; không cần để tâm học tập. Khi trí huệ khai mở thì tự nhiên bạn biết làm ngay.

Trong Tam Giáo (Nho, Lão, Phật), thì Nho-giáo dạy đạo đức, lễ, nghĩa, trung, hiếu. Lão giáo tuy cũng dạy tu Đạo, song không dạy Phật-lý (chân lý cứu cánh), nên không giải thoát. Cuối cùng chỉ có quy nạp về Phật-môn Tịnh-Độ (của Phật-giáo), cầu vãng sanh, thì mới liễu thoát sanh tử.

Phật-giáo và Lão-giáo (Đạo-giáo) rất khác biệt nhau. Tu đạo Phật là vì liễu sanh tử. Tu đạo Lão là để trường sanh bất lão. Song, dù sống tới trăm ngàn tuổi vẫn không phải cứu cánh, vì không thoát được sanh tử.

Trong đạo Lão cũng có nhiều người tu rất tinh tấn, chứng được thân La-hán (như Lã-Đông-Tân, Hán-Chung-Ly); song, thân La-Hánh của họ không phải cứu cánh. Các vị La-hán bên Phật giáo thì đã đoạn được hai thứ kiến-hoặc và tư-hoặc (Kiến và Tư hoặc là hai thứ si mê của cái nhìn và của tâm tư khiến mình không thấy được Phật-tánh. Hai thứ si mê này rất thâm sâu vì được hình thành và nuôi dưỡng từ nhiều đời nhiều kiếp bởi thói quen và chủng tử ô nhiễm lầm lẫn rằng thật có cái 'ta' và vạn pháp), siêu thoát luân hồi. Bên Đạo-giáo, nhiều vị được thân La-hán cũng không phải chết, có khi họ sống trong núi đến hàng trăm năm.

Chúng ta cốt yếu cần tu để giải thoát sanh tử. Do đó, mình cần phải xả thân, đừng sợ cái thân này cực khổ. Phải nhớ rằng, tu đạo Phật là tu để ba nghiệp (thân, khẩu, ý - hành động, lời nói, ý nghĩ) được thanh tịnh, sáu căn được trong sạch, thoát khỏi cái khổ cả sanh, già, bệnh, chết.

4. Lời Của Thầy Truyền Văn

Đừng chấp trước tốt, xấu. Đừng rớt vào cực đoan (nhị biên: vui-buồn, hay-dở, đúng-sai...), Nếu chấp trước vào chuyện xấu, thì vĩnh viễn bạn sẽ bị tắc nghẽn ở chỗ ấy, không thể tiến bộ. Ví như bạn có làm lỗi lầm gì, trong tâm cảm thấy rất thống khổ, hối hận; rồi cứ âu sầu mãi, không thể mở rộng tấm lòng. Nếu bạn cứ mãi ôm chặt chuyện dĩ vãng, thì không thể nào an tâm tu Đạo được.

Mọi việc đều là huyễn hóa (như hình ảnh, cảnh tượng hiện ra trong bọt xà-bông), đều là không thật. Việc đã qua rồi thì thôi. Cứ chấp chặt, ôm ấp mãi thì chỉ phiền não.

Nguyện thì phát ở trong lòng: không phải đem ra nói. Lòng cần nghị lực, theo nguyện mà làm.

Gặp cảnh tốt hay xấu, chớ có phản ứng ra ngoài mặt: trong lòng biết là đủ.

Sư-Phụ dạy rằng Ngài giống như một cây cầu. Ngài đã đi trước, dựng lên cái cầu để mình đi qua. Ngài không dám tự cho rằng Ngài dạy ai cả. Ngài nói Ngài chỉ kể lại những kinh nghiệm trong quá trình tu hành cho mình nghe, để mình nghiên cứu, học hỏi mà thôi!

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]