Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

27. Bệnh khổ

20/06/201318:37(Xem: 7913)
27. Bệnh khổ

Dòng pháp Quán Thế Âm

27. Bệnh khổ

Ngọc Nữ

Nguồn: Ngọc Nữ (ghi chép)

Con luôn luôn bị dằn vật vì thân bệnh. Từ lâu mang theo người hành trang đau khổ của bệnh tật và trông chờ vô cùng ngày được giải thoát khỏi căn bệnh của mình: Con chờ đợi gì? Phép lạ chăng? Một môn thần dược được tình cờ mách bảo hay một thầy thuốc thượng thặng mà tài ba sẽ thay đổi mệnh đời con?

Không! Mẹ có thể nói ngay rằng, sự mong chờ ấy chính là môi trường tạo bệnh, không thể mang lại sự lành mạnh mà con cầu. Con mong chờ ngày được thoát bệnh sẽ làm việc này, việc nọ, sẽ hạnh phúc, sẽ vui. Nếu ngày ấy không đến thì con sẽ không bao giờ được vui trọn vẹn. Nếu ngày ấy đến, thì đau khổ đã qua của con, có phải đã trở thành thừa thãi? Ðâu có lẽ do con đã khổ đau vì bệnh mà bệnh hết? Cho nên, người có lý trí không hành xử như thế.

Lại nữa, có gì đảm bảo được rằng khỏi chứng bệnh này, con sẽ không vướng chứng bệnh khác? Như thế thì, niềm vui được khỏi bệnh, không hoàn toàn trọn vẹn.

Phiền muộn, ưu tư thì con không buồn thở, biếng ăn, từ suy nhược tinh thần, bệnh đã có môi tlường để sinh trưởng. Thái quá trong 1 sinh hoạt nào đó cũng sinh bệnh. Có những thói quen gây nên bệnh tật cũng như có những môi trường sống tạo mầm cho bệnh: Ðó là thân nghiệp, đó là ý nghiệp, khiến con phải vương vào. Mà nghiệp là do tâm hỗn loạn tạo thành. Như thế thì bệnh là do tâm, do hành tưóng của tâm huân tập từ bao kiếp, con mang thân bệnh ngày nay.

Cho nên bệnh là do con, mà hết bệnh cũng là do con, không vì thuốc hay là thầy thuốc. Có những người thác vì một căn bệnh nhẹ, lại có người được chữa lành khỏi căn bệnh hiễm nghèo. Ðấy không phải là do Tâm ư? Nếu bệnh chỉ thuần ở thân tướng, thì theo qui luật của vật chất, bệnh nhẹ không thể gây tử vong và bệnh nặng ắt khó lành.

Bấy nhiêu điều đã nói rằng thân bệnh là do tâm bệnh hiện hành. Tâm bệnh gì? Ðó là trong cuộc đời huyễn mộng lai thấy mình có thật. Vì thấy mình có thật, nên con có giận, ghét, buồn, thương. Tâm hỗn loạn như thế, làm sao khí huyết điều hòa? Không điều hoà ắt có bệnh.

Vậy thì ở nơi giải thoát không thể có tật bệnh. Nhưng tại sao Ðức Phật lại thị hiện có thân bệnh? Phật thị hiện có thân bệnh không khác Phật thị hiện nhập Niết Bàn. Vì thị hiện có tướng nên thị hiện hoại tướng. Ở nơi có tướng hay hoại tướng, tâm Như Lai đồng bất động. Nên ở con bệnh là khổ, nơi Đức Phật bệnh nào có khiến Ngài rời chánh định, sinh khổ trí như con! Cho nên nói Như Lai ở nơi vô thường mà thoát sinh, bệnh, lão, tử là sự giải thoát ngay trong đời.

Con phải hiểu rõ căn bệnh để trị dứt gốc bệnh. Gốc bệnh ở đâu? nơi tâm con.

Con có thấy bầu trời những ngày không mây và nắng dịu bao la xanh ngát một màu. Tâm con không vẩn đục bởí tham, sân, si cũng trong sáng bao la như thế.

Bệnh là dị tướng làm hỏng sự thuần khiết của tâm như mây đen làm hỏng bầu trời quang đảng. Nhưng ngoài bầu trời tươi đẹp ấy còn có một bầu trời tươi đẹp mãi, bất diệt. Đó là bầu trời cõi không có thời gian.

Niết bàn vượt ngoài tâm tưởng và ý thức hành thiện. Nơi ấy không đau khổ nào đến được và nơi ấy không phải cao hơn, không phải thấp hơn đau khổ, nơi ấy không có tướng, chỉ nơi ấy là không có bệnh khổ.

Con hãy an tâm về bệnh trạng của mình. Chưa được giải thoát tức còn nghiệp chướng. Chưa giải thoát tức có bệnh. Ðó là lẽ tự nhiên, thì trong bệnh khổ lại chồng thêm nỗi khổ tâm về bệnh làm gì? Muốn mau khỏi bệnh phải tự quán tu tâm là điều mà con thường nghĩ chẳng liên quan đến bệnh tật của con. Chính sự điều phục tâm mình, tấn tu là cách chữa bệnh hay nhất. Tấn tu trong khi bệnh thì nghiệp bệnh mau được hóa giải. Con hãy điều phục tâm mình khi có bệnh, đó mới thật là niệm Ðức Phật Dược Sư.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]