- Kinh A Soa Mạt Bồ Tát
- Đức Phật vì Vua Rồng Biển Nói Pháp Âm
- Đức Phật nói Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát Thần Chú
- Hoàng Đạo Quảng Hiển Tam Muội
- Hương giới đức
- Bồ Tát Di Lặc hỏi Phật về Bổn nguyện
- Kinh Bồ Tát quở trách sắc dục
- Kinh Chánh Đại Tập
- Kinh Công Đức Tin Phật
- Kinh Di Lặc Hạ Sanh
- Giáo trình về khóa tu học Thiền và Tịnh Độ
- Kinh Đại Báo Phụ Mẫu
- Kinh Đại Thông Phương Quảng
- Kinh A Di Đà
- Kinh Đại Thừa Bảo Nguyệt Đồng Tử Vấn Pháp
- Kinh Đại Thừa Đại Tập Địa Tạng Thập Luận
- Kinh Đế Thích Sở Vấn
- Kinh Giải Hạ
- Kinh Hiền Kiếp Thiên Phật Danh (bản dịch của Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Huyền Tôn)
- Kinh Hoa Nghiêm (Phẩm Hạnh Nguyện Phổ Hiền)
- Kinh Hồng Danh Sám Hối
- Kinh Hư Không Tạng Bồ Tát
- Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm
- Kinh Ngũ môn thiền pháp yếu dụng
- Kinh Nhân Quả Ba Đời
- Kinh Những Điều Phật Dạy
- Kinh Pháp Bảo Đàn
- Kinh Pháp Hoa
- Quyển hạ
- Kinh Phật Giáo Hóa Phạm Chí A Bạt
- Kinh Phật Lâm Niết Bàn Ký Pháp Trụ
- Kinh Phật Nói Về Tu Lại
- Kinh Phật Thuyết Di Lặc Hạ Sanh Thành Phật
- Kinh Phật Thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện
- Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thập Pháp
- Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Thiện Kiến Biến Hoá Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp
- Kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Bồ Tát Hạ Sanh
- Kinh Phật Thuyết Trưởng Giả Nữ Yêm Đề
- Kinh Phật Tỳ Bà Thi
- Kinh Quán Di Lặc Bồ Tát Thượng Sanh Đâu Suất
- Kinh Quán Hư Không Tạng Bồ Tát
- Kinh Quán Vô Lượng Thọ
- Kinh Sự tích Thiện Hữu Ác Hữu
- Kinh Tân Tuế
- Kinh Thập Thiện
- Kinh Thất Phật
- Kinh Thất Phật Phụ Mẫu tánh Tự
- Kinh Thi Ca La Việt Lạy Sáu Phương
- Kinh Thiện Sanh
- Kinh Thiện Sanh Tử
- Kinh Thọ Tân Tuế
- Kinh Thọ Trì Danh Hiệu Bảy Đức Phật Sinh Ra Công Đức
- Kinh Thủy Dụ
- Kinh Tịch Chí Quả
- Kinh Tỳ Kheo Chiêm Bà
- Kinh Vô Tự Bảo Khiếp
- Phật Nói Kinh A Na Luật, Bát Niệm
- Phật Nói Kinh A Nậu Phát
- Phật Nói Kinh Anh Võ
- Phật Nói Kinh Át Ba La Diên Vấn Chủng Tôn
- Phật Nói Kinh Bát Quan Trai
- Phật Nói Kinh Bệ Ma Túc
- Phật Nói Kinh Bổn Tương Ỷ Trí
- Phật Nói Kinh Chư Pháp Bổn 1
- Phật Nói Kinh Chư Pháp Bổn 2
- Phật Nói Kinh Con Của Bà La Môn Mạng Chung Thương Nhớ Không Nguôi
- Phật Nói Kinh Con Người Do Dục Sanh
- Phật Nói Kinh Cổ Lai Thế Thời
- Phật Nói Kinh Công Ðức Của Tam Quy, Ngũ Giới, Từ Tâm Và Yểm Ly
- Phật Nói Kinh Cù Ðàm Di Ký Quả
- Phật Nói Kinh Dụ Con Kiến
- Phật Nói Kinh Dụ Mũi Tên
- Phật Nói Kinh Dụ Nước Biển
- Phật Nói Kinh Duyên Bổn Trí
- Phật Nói Kinh Ðảnh Sanh Vương Cố Sự
- Phật Nói Kinh Ðại Sanh Nghĩa
- Phật Nói Kinh “Ðâu Ðiều”
- Phật Nói Kinh Hộ Quốc
- Phật Nói Kinh Khổ Ấm Nhân Sự
- Phật Nói Kinh Mười Cư Sĩ Người Bát Thành
- Phật Nói Kinh Năm Thiên Sứ Của Vua Diêm La
- Phật Nói Kinh Nhất Thiết Lưu Nhiếp Thủ Nhân
- Phật Nói Kinh Lại Tra Hòa La
- Phật Nói Kinh Lạc Tưởng
- Phật Nói Kinh Lậu Phân Bố
- Phật Nói Kinh Luân Vương Thất Bảo
- Phật Nói Kinh Ly Thùy
- Phật Nói Kinh Ma Nhiễu Loạn
- Phật Nói Kinh Nê Lê
- Phật Nói Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt Cho Trưởng Giả Thủ Ca
- Phật Nói Kinh Nhân Duyên Chấm Dứt Ðấu Tranh
- Phật Nói Kinh Nước Sông Hằng
- Phật Nói Kinh Phạm Chí Kế Thủy Tịnh
- Phật Nói Kinh Phạm Ma Dụ
- Phật Nói Kinh Phạm Võng 62 Tà Kiến
- Phật Nói Kinh Pháp Ðúng, Pháp Sai
- Phật Nói Kinh Phân Biệt Bố Thí
- Phật Nói Kinh Pháp Hải
- Phật Nói Kinh Phổ Pháp Nghĩa
- Phật Nói Kinh Phục Dâm
- Phật Nói Kinh Quả Báo Trưởng Giả Bố Thí
- Phật Nói Kinh Quảng Nghĩa Pháp Môn (kinh này rút ra một phẩm từ Trung A Hàm)
- Phật Nói Kinh Số
- Phật Nói Kinh Tà Kiến
- Phật Thuyết Ðại Tam Ma Nhạ Kinh (Phật Nói Kinh Ðại Tam Ma Nhã)
Những bản kinh ngắn dịch từ Hán Tạng
Phật Nói Kinh Bổn Tương Ỷ Trí
Nguồn: Hán dịch: Đời Hậu Hán, An Thế Cao
Nghe như vầy:
Một thời Phật ở tại rừng cây Kỳ Đà, vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Bấy giờ đức Phật bảo các Tỳ kheo:
–Không thấy, không rõ nguồn gốc của hữu ái, nhưng nay thấy có từ hữu ái. Giả sử nguồn gốc của hữu ái này không có, nhưng nay lại có, nay thấy rõ ràng, nó vốn có nhân duyên đưa đến hữu ái.
Này Tỳ kheo, hữu ái có nguồn gốc chớ không phải không có nguồn gốc. Này Tỳ kheo, những gì là nguồn gốc của hữu ái?
–Đó là si.
Này Tỳ kheo, si cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của si?
–Đó là năm (triền) cái.
Này Tỳ kheo, năm triền cái cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của năm triền cái?
–Đó là ba ác hạnh.
Này Tỳ kheo, ba ác hạnh cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của ba ác hạnh?
–Đó là không thu nhiếp các căn.
Này Tỳ kheo, không thu nhiếp các căn cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của không thu nhiếp các căn?
–Đó là không có Chánh niệm.
Này Tỳ kheo, không có Chánh niệm cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của không có Chánh niệm là gì?
–Đó là bất tín.
Này Tỳ kheo, Bất tín cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của bất tín là gì?
–Đó là nghe điều ác, phi pháp.
Này Tỳ kheo, nghe điều ác, phi pháp cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của sự nghe điều phi pháp là gì?
–Đó là gần gũi người không hiền.
Này Tỳ kheo, người không hiền cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của người không hiền?
–Đó là hội họp cùng vui chơi với người không hiền.
Như vậy, này Tỳ kheo, do đầy đủ sự tụ hội với người không hiền, khiến cho đầy đủ người không hiền, do đầy đủ người không hiền nên khiến cho đầy đủ sự phi pháp, do đầy đủ sự phi pháp cho nên có đủ sự bất tín, do đủ sự bất tín nên khiến có đủ không chánh niệm, do có đủ không chánh niệm nên khiến có đủ sự không thu nhiếp căn, do có đủ sự không thu nhiếp căn, cho nên khiến cho có đủ sự phạm pháp của ba ác hạnh, do có đủ sự phạm pháp của ba ác hạnh, cho nên khiến có đủ năm triền cái, do có đủ năm triền cái cho nên khiến có đủ sự si mê, do có đủ sự si mê cho nên có đủ hữu ái của thế gian, như vậy sự ái lạc đầy đủ càng lúc càng tăng trưởng.
Trí tuệ giải thoát khỏi thế gian cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của trí tuệ giải thoát khỏi thế gian?
–Đó là bảy giác ý.
Bảy giác ý cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của bảy giác ý?
–Đó là bốn ý chỉ. Bốn ý chỉ cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của bốn ý chỉ?
–Đó là ba hạnh thanh tịnh. Này Tỳ kheo, ba hạnh thanh tịnh cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của ba hạnh thanh tịnh là gì?
–Đó là nhiếp thủ các căn. Nhiếp thủ các căn cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, gốc của nhiếp thủ các căn là gì?
–Đó là Chánh niệm.
Này Tỳ kheo, Chánh niệm cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của chánh niệm?
–Đó là gốc của Tín.
Này Tỳ kheo, Tín cũng có gốc chớ không phải không có. Này Tỳ kheo, những gì là gốc của Tín?
–Đó là nghe kinh pháp.
Nghe kinh pháp cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của sự nghe kinh pháp?
–Đó là tôn thờ bậc hiền giả.
Tôn thờ bậc hiền giả cũng có gốc chớ không phải không có. Những gì là gốc của sự tôn thờ bậc hiền giả?
–Đó là tụ hội với bậc hiền giả.
Như vậy, này Tỳ kheo, do tụ hội với bậc hiền giả mới có thể tôn thờ bậc hiền giả, nhờ tôn thờ bậc hiền giả, nên liền được nghe lời pháp, nhờ nghe lời pháp nên liền có đức tin, do có đức tin liền được chánh niệm, do có chánh niệm nên nhiếp thủ các căn, do nhiếp thủ các căn liền được ba (hạnh) thanh tịnh, nhờ ba hạnh thanh tịnh nên liền được bốn ý chỉ, nhờ được bốn ý chỉ, nên liền được bảy giác ý, nhờ có bảy giác ý liền có vô vi, giải thoát, được thoát khỏi thế gian như vậy, nhờ chuyển hóa nguồn gốc, khiến cho thoát khỏi thế gian.
Đức Phật nói như vậy, các đệ tử phụng hành.
PHẬT NÓI KINH BỔN TƯƠNG Ỷ TRÍ