Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thời kinh khuya

22/05/201318:39(Xem: 12522)
Thời kinh khuya

Nhị khóa hiệp giải

Thời kinh khuya

Hòa Thượng Thích Khánh Anh Việt dịch

Nguồn: Ngài Quán Nguyệt chú giải, Hòa Thượng Thích Khánh Anh Việt dịch

ĐẠI PHẬT ĐẢNH, THỦ LĂNG NGHIÊM KINH THẦN CHÚ

Thích nghĩa “Thần chú của kinh Đại Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm”./

Y theo ý kinh mà lập ra danh đề, vì nêu tên chỉ là “Pháp”. Bằng đủ theo kinh đề, thì 19 chữ đều nêu lên cả Nhân và Pháp.
“Đại Phật đảnh” là tánh đủ 3 đức: “Thủ Lăng Nghiêm” là ngôi tu 3 nhân. Chừ dón về Đại Phật đảnh đều đủ 3 đức đó (nay chiếu theo Đại Phật đảnh mỗi mỗi đều có đủ 3 đức), thì “Đại” đủ 3 nghĩa: 1/ Pháp thân là Thể Đại (lớn), vì tâm tánh khắp giáp tròn đủ. 2/ Bát nhã là Tướng Đại (lớn), vì trí huệ suốt thấu tỏ soi. 3/ Giải thoát là Dụng Đại, vì lan rộng ứng hiện không ngần (trở) ngại “Phật” đủ 3 nghĩa 1/ Giác tự (giác ngộ lấy mình) thì biết tự tánh vẫn thanh tịnh, dứt hẳn những danh nghĩa còn đối đãi hai bên, tức là nghĩa Bát Nhã Đức 2/ Giác tha (giác ngộ cho người), thì khiến cho chúng hữu tình được sáng suốt lòng dạ, tức là nghĩa Giải Thoát Đức 3/ Giác mãn (với 2 điều giác ngộ ấy làm đã hoàn toàn), thì chứng được cái thể và tướng của “pháp giới tánh” là tánh Phật, mà ta với người đều đồng bực, tức là nghĩa Pháp Thân Đức “Đảnh” là đảnh đầu, cũng đủ có 3 nghĩa 1/ là nghĩa tối tôn, vì thể tướng của pháp thân rất quý, tức đức của pháp thân 2/ là nghĩa chẳng khá thấy, vì với cái “đảnh tột cao của Pháp thân, huệ nhãn, pháp nhãn hãy còn chẳng thấy được, duy có Phật nhãn mới thấy tận nơi, tức đức của Bát nhã. 3/ Là nghĩa phóng quang hiện hoá Phật, vì tại nơi đảnh đầu của Phật Thích Ca phóng hào quang ra, trong hào quang có đức hóa Phật nói thần chú Lăng Nghiêm, tức đức của giải thoát. Nói bằng cách dón tắt: Đại tức là pháp thân; Phật tức là bát nhã; Đảnh tức là giải thoát. Nghĩa là: Pháp thân là cái lý tánh thanh tịnh chu viên, vốn sẵn đủ Trí bát nhã là vắng lặng mà tỏ soi. Trí đó vẫn chiếu ngay vào Lý pháp thân, chứ hẳn không có trí nào riêng ngoài lý mà có thể chiếu được lý ấy, cũng không có cái lý nào riêng ngoài Trí mà bị trí nó chiếu, Lý Trí vẫn như như, phi đồng nhau, cũng phi dị nhau, vừa tròn sạch, vừa tròn tột, tức là đại giải thoát. Thế nên “Đại Phật đảnh” là cái tánh kho mầu nhiệm để chứa 3 đức kia. Chư Phật chính đã giác ngộ tánh ấy, còn chúng sanh chính đương mê muội tánh ấy; mặc dầu đương mê, chứ nó cũng có tánh sẵn đủ ấy đồng với chư Phật. Bởi lẽ ấy, nên chúng sanh y nơi tánh đức sẵn đủ đó, có thể phát triển ra cái tu đức Thủ Lăng Nghiêm, ngõ hầu khá huờn nguyên lại tự chứng lấy tánh đức ấy.
“Thủ Lăng Nghiêm” là tên một “tam muội” chính một pháp đứng đầu cả một trăm lẽ tám (108) pháp tam mụội mà là một cái tên chung của tất cả pháp đại định.
Tiếng Phạm là “Sùramgama” theo Cựu dịch, thì tiếng Việt đọc là “Thủ Lăng Nghiêm” Tân dịch, thì tiếng Việt đọc là “Thủ Lăng Gam”. Thủ Lăng Nghiêm, đổi nghĩa là “tất cả việc ráo rốt bền chắc”, rằng “tất cả sự” ấy, tức là cái của sáu phàm bốn thánh giữa mười cõi, chữ sự tức là chữ pháp. Với pháp của lục phàm, tứ Thánh trong thập giới, chỉ dùng hai chữ “Sắc Tâm” bao quát được hết thảy. Sắc, tức là khí giới và căn thân; tâm, tức là 8 thức tâm vương, tâm sở.
Đối với sắc tâm, nhơn tùy theo mỗi căn cơ, mà Phật hoặc mở ra hoặc họp lại. Phân làm bốn hạng:
1.Vì những kẻ mê Tâm nhiều, mê Sắc ít, Phật nói pháp ngũ ấm, đó là đối với Tâm thì mở, với Sắc thì hiệp.
2.Vì mấy người mê Sắc phần nhiều, mê Tâm phần ít, Phật nói pháp lục nhập và 12 xứ. Đó là mở Sắc ra, hiệp Tâm lại.
3.Chúng nào với Tâm Sắc đều mê cân nhau, thì vì họ mà Phật thuyết ra pháp 18 giới, thế là Tâm Sắc đều mở ra cả.
4.Các đấng nào với Tâm Sắc đều chẳng mê, thì Thế Tôn vì nói ngay 2 chữ Sắc Tâm ra, là họ tức thời rõ liền.
Ba hạng người trước, là căn cơ đều chậm chạp tối tăm; hạng thứ tư là những người có căn tánh nhanh chóng sáng suốt. Người mà mê tâm thì ngu nơi tâm, kẻ nào mê sắc thì ưa chấp cảnh. Bởi thế, sắc và tâm của Thánh phàm 10 giới, tức là 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ và 18 giới, mà ấm, nhập, xứ, giới tức là Sắc Tâm của thánh phàm 10 giới, gọi chung là “tất cả sự”, cũng tên là “hết thảy pháp”.
Người tu nếu có thể quán xét ấm, nhập, xứ, giới mỗi mỗi đều là tại đâu sanh, với diệt thì cũng tại xứ nào diệt ở xứ nấy (như nhãn thức thì sanh tại nơi nhãn căn, mà diệt cũng tại nơi nhãn căn; cả đến các căn thức kia cũng tại đâu vẫn sanh diệt đó như thế), người nào tu quán được như thế, tức tỏ chứng Thủ Lăng Nghiêm tam muội bằng “Chân đế”, thì đắc cái “Liễu nhơn huệ tánh” hiển hiện ra; người mà quán xét ấm, nhập, xứ, giới mỗi mỗi cái nào cũng đều là xứng nhau với cái tướng huyễn hóa hư vọng, tu quán được như thế tức là chứng rõ Thủ Lăng Nghiêm tam muội bằng “Tục đế” thì đắc cái “duyên nhân thiện tánh” nó hiển ra; người nào tu quán các pháp; ấm, nhập, xứ và giới, nhận thấy cái tánh của các pháp ấy thật là cái thể sáng của diệu giác, người ấy liền rõ ngay Thủ Lăng Nghiêm tam muội bằng “Trung đế”, đặng cái “chánh nhân lý tánh” tỏ bày ra.
Nói lên một Thủ Lăng Nghiêm tam muội, tức là ba đế, nói ba đế tức gồm một Thủ Lăng Nghiêm; mà ba với một chẳng phải là hai. Song tu tam đế tam muội ấy, toàn do nơi tánh Đại Phật đảnh để khởi sự, ngay nơi cái tánh Phật đảnh để tu nhân, rồi trở lại cũng chứng ngay lấy cái tánh Phật đảnh ấy. Thế là chính chỗ bảo: “Từ tánh dấy tu, mà không tu chi khác hơn là tu tại tánh ấy, vì tánh và tu chẳng phải hai riêng nhau.”
“Chính rõ trì chú”: Mỗi chữ đều do nơi tự tâm để đưa ra, mỗi câu lại cũng từ nơi tự tâm để rút vào, là chỗ bảo rằng đâu chẳng do nơi “pháp giới tánh” để lưu thông ra, rồi phải chăng chẳng trở lại về nơi “pháp giới tánh” thật thế. Đã là Nhứt thiết sự gì cũng đều do ở tánh Đại Phật đảnh để làm thể, nên mỗi mỗi sự pháp đều nói rốt ráo bền chắc cả.
Song, chừ với cả trong thần chú, phân ra làm 5 hội, mỗi hội đều có danh: Hội thứ nhất là “ Tát đác đa bát đác lam”
Hội thứ nhì là “Tác đác tha bát lật xá tất đa”
Hội thứ ba là “Tô ba la noa ma ha bát thu bác đác dạ”.
Hội thứ tư là “Tát đát đa bát đác ra”
Hội thứ năm là “Tất đác đa bát đác ra”
Hoặc nhập 5 hội làm một, kêu chung một tên là “ Phật đảnh quang minh ma ha tát đác đa bát đác ra vô thượng thần chú”. Đối với tất cả nhơn bí mật, nghĩa hiển nhiên, thì nội trong đầu đề Kinh, nó gom trùm trọn vẹn hết thảy.
Rằng “Hào quang đảnh Phật” tức là trên đảnh đầu của đức Thích Ca phóng hào quang ra, trong ánh sáng có đức hóa Phật nói thần chú của Kinh này.
“Ma Ha” dịch nghĩa là lớn: đủ 3 nghĩa lớn như trên đã nói, tức là “Đức pháp thân”; “Tát đác đa” dịch nghĩa là Trắng: Cái tướng nó khác hẳn các màu nhuộm trí tánh nó đủ sạch sẽ trọn vẹn, tức là “Đức Bát Nhã”; “Bát đác ra” dịch nghĩa là Lọng tàn: dùng che mát muôn loài, tức là “Đức giải thoát”. “Vô thượng” rất sáng tột cao, đứng sựng chót vót, không chi ngang sánh. Với uy linh không thể lường xét được, với cảm ứng cũng khó nghĩ bàn, nên gọi là “Thần chú”.
“Tàn lọng trắng lớn” toàn thể nó là “Chủng trí” chư Phật, mà là “diệu tánh” của chúng sanh, chủng trí là quả, diệu tánh là nhơn, mà nhơn trùm quả suốt, vừa đủ lý tánh, vừa đủ giáo nghĩa. Nên với thần chú này: người tụng đến, sẽ trừ hết nghiệp chướng từ đời trước; người trì đến, khá chứng quả Phật.
Lại nữa, thần chú đây, cũng có tên là Chú tâm, cũng có tên là Tâm chú, cũng có tên là Như Lai đảnh, bởi vì thần chú đây là pháp sở thuyết của đức Hóa Phật hiện ra trong hào quang trên đảnh đầu của đức Thích Ca; Hóa Phật tức là biểu tướng của Như Lai tạng tâm.
Song, y nơi kinh, để lập danh đề, đó là nghĩa của hiển giáo; còn y theo Chú để lập danh đề, đó là nghĩa của Mật giáo. Mà đồng thời vừa Hiển vừa Mật lẫn tròn chẳng phải riêng làm hai, thế nên đều có thể lập danh đề bằng cả Mật lẫn Hiển được nốt.
Chỉ bởi chúng sanh tự mê muội quên lửng Như Lai tạng tâm là tánh Phật của mình đi, nên đức Hóa Phật trên đảnh của đức Thế Tôn ngài nói thần chú ra vậy là, chính muốn cho chúng sanh giác ngộ ngay nơi Như Lai Tạng của mình vốn sẵn đủ.
Chú đã Phật tâm, nên với công dụng của nó, người ta khó nghĩ suy gì được ! Đối với Chú, người tu hành phải cần trì tụng mới đặng. Kinh nói “Nguyên các đức Như Lai, ở mười phương, nhơn nơi chú tâm đây, mà đắc đạo quả Phật”.
Kinh lại nói: “Các người là bực Hữu học chưa hết cái khổ sanh tử luân hồi, thì các người nên dấy cái tâm chí thành để tu tụng Chú-tâm đặng chứng lấy quả Vô học là A La Hán. Nếu chẳng tu trì chú này, thì không thế nào ngồi chốn đạo tràng mà khiến cho thân tâm xa tránh được các điều Ma chướng làm hại được”.
“Dón nghĩa” là với Chú, không thể giải nghĩa ra đặng, vì đã là ý nghĩa vô cùng, lại không nhứt định, bởi người tu tâm thành đến đâu, cầu nguyện đến gì, là được đến đó, nên chẳng dịch ra được là vậy. Nhưng chỉ dón theo nghĩa của Chú, xin bày ra ít lời sơ lược thôi.

Họp cả toàn văn của hai thời khóa tụng, phân làm ba tiết:
Tiết thứ nhứt, thời sớm, thời chiều, đều từ bắt đầu cho đến niệm Phật và Bồ tát, đó là chính việc tu pháp khoá tụng.
Tiết thứ nhì, tức là văn hồi hướng của hai thời sớm và chiều, với văn tam quy y, là phần hồi hướng bằng kết cuộc phổ độ chúng sanh.
Tiết thứ ba, tức là hai thời chúc tán sóc, vọng, là để chúc cầu các vị Thần Hộ pháp, an tăng quốc thái, dân khương. Âm siêu, dương thới.


NAM MÔ LĂNG NGHIÊM HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT

Kính lạy Phật và Bồ tát trên hội Thủ Lăng Nghiêm
Đây là kính vì ngôi “Tổng tướng Tam Bảo”; số là, với tất cả việc Phật đều lấy “Tam Bảo” làm chỗ quy y, nên phải xướng lên trước nhứt.
Lăng Nghiêm tức là ngôi Pháp bảo Phật tức là ngôi Phật bảo; Bồ tát tức là ngôi Tăng bảo; giữa Tam Bảo, các Thánh phàm đều nhóm họp là Hội: Một hội như thế: Phật là Giáo Chủ, để gồm cả chư Phật trong hội đồng cùng phóng quang quán chiếu vào đảnh lẫn nhau. Bồ tát là bạn (đối với chủ) để chung gồm cả các Thánh 3 thừa tại hội và các Thánh từ 10 phương qua lại. Chính là gọi: chủ bạn hội đồng, cơ giáo phù hiệp, đấy là một trường hợp Tổng tướng mà là “Tự tánh Tam Bảo” vậy.
Từ câu “Diệu trạm tổng trì bất động tôn” đến câu “thước ca ra tâm vô động chuyển” cả 18 câu kệ ấy, là lời kệ tán đối kinh Lăng Nghiêm, nhơn vì A Nan giác ngộ rồi, phát thệ nguyện ấy để khen ngợi Phật.
Bởi A Nan tỏ ra bị sa ngã về cái nạn của nàng Ma Đăng Già... Đức Như Lai phóng quang thuyết thần chú, sai ngài Văn Thù đem thần chú đến cứu hộ A Nan... khi A Nan về đến chỗ Phật, lạy khóc và cầu hỏi về giáo pháp.... “tối sơ phương tiện” là ông có ý như muốn lên đường về nhà mong được đạo lực hoàn toàn, thì cốt phải biết trước cái căn bản của sanh tử đã. Nên chi Phật bảo rằng: Sở dĩ bị sanh tử tiếp tục mãi, là đều bởi tất cả chúng sanh chẳng tự biết cái chân tâm hằng còn, tánh thể nó vẫn sáng sạch, lại dùng lầm lấy cái vọng tưởng làm tâm, thành thử cứ lăn tròn theo sanh tử, vì cái tưởng ấy không phải Tâm !
Cái lẽ mà quên chân tâm, rượt theo vọng tưởng, là đều bởi Tâm, Mục gây nên tội lỗi, nghĩa là bởi mắt thấy lòng động, mới có điều ân ái, do ân ái, mới có sanh tử; nên Phật dùng 7 chỗ để gạn hỏi cái Tâm, là khiến cho biết rằng: đối với mỗi chỗ, Tâm và Mục không nhứt định ở một chỗ nào cả.
Khai thị về hai thứ căn bổn (1/ vô thỉ sanh tử căn bổn là vọng tâm 2/ vô thỉ Bồ đề Niết bàn là chân tâm) thì Phật dạy rằng: “vọng tâm không có tánh riêng của nó: còn Bồ đề tâm thì nguyên lai vẫn chân thật. Các pháp mà được phát sanh, là do nơi tâm A lại da biến hiện.”
Với căn 10 phen chỉ rõ cái tánh thấy, thì Phật khiến cho biết rằng: chạm đến đâu, chỗ nào chăng chẳng đều là chân cả.
Lại, hội về các văn: 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ, 18 giới, phi nhơn duyên, phi tự nhiên, thì Phật nói rõ về đạo lý trung bình, là tánh Như Lai Tạng.
Rốt sau, tiêu dung luôn địa, thủy, hỏa, phong đều là cái thể thanh tịnh sẵn sàng, cái dụng khắp giáp pháp giới. Nghĩa là: trong với thân tâm, ngoài với vũ trụ, chỉ một Đại mà thành pháp giới, phi thiếu, gồm 7 Đại mà thành pháp giới, cũng phi dư; vì đối với vạn pháp, thì Như Lai tạng tánh nó vẫn nhứt như, mà dù tùy theo nghiệp tịnh hay nhiễm của chúng sanh, tánh nó phát hiện ra tợ hồ có thiên sai vạn biệt, thành thử có những cái danh tướng của thất Đại đó, là chỉ vì với thể dụng xưng hô mà có khác vậy thôi.
Chân không là cái thể của “Nhứt Như”, nên với thất đại, đều gọi là chân không; còn thất đại là cái dụng theo nghiệp tịnh hay nhiễm nên nói “Tạng tánh, sắc tướng tức là chân không; tạng tánh chân không cũng tức chân sắc”. Nhẫn đến nói “tánh biết rõ hay, là biết hay đều do nơi tánh minh; biết sáng cũng chân thức, là thức nó tuy là lỗi vì “giác minh” nhưng thể nó vẫn thiệt chơn, vì lẽ diệu giác trạm nhiên, thể dụng chẳng hai, nên điều được nương nhau lẫn nói.
Bấy giờ, A Nan được cái sáng suốt không còn chi ngăn ngại, vì thân tâm đều rỗng rang, nên thấy mười phương trống không, như xem thấy lá cây hay vật gì đương cầm trong bàn tay, nghĩa là thấy rằng: tất cả những vật sở hữu giữa cõi đời, đều nguyên là cái giác tâm diệu minh đồng một cả-thể như nhau. Ông tự chứng biết được cái bổn tâm diệu giác của ông rất rõ ràng. Đối với thâm ân của Phật, vì quá ư cảm động, nên A nan chính nơi miệng mình thốt lời nói bài kệ để tán thán Phật bằng nguyện lớn rằng:
Diệu trạm tổng trì bất động tôn
Thủ Lăng Nghiêm vương thế hy hữu.

Đức “Diệu Trạm Tổng Trì Bất Động Tôn”; Pháp “Thủ Lăng Nghiêm lớn nhứt”, vì thế gian ít có.
Câu thứ nhứt là khen cả ba thân, Phật, đấy là người chứng quả năng thuyết; câu thứ hai: bốn chữ “Thủ Lăng Nghiêm vương” và Pháp sở thuyết; ba chữ “thế hy hữu” đấy là khen chung cả Nhơn, Pháp đều ít có.
Sau khi đã nghe rồi được ba cuốn trước kinh Thủ Lăng Nghiêm, ông A Nan mới biết chỗ sở thuyết của Phật, lý nó cực diểm, lý ấy không sai khác một mảy giữa tâm sẵn có của mình (A Nan) với chúng sanh, nên chính nơi miệng ông thốt hai câu ấy ra để tán thán Nhơn hy hữu là Phật, Pháp ít có là Lăng Nghiêm.
Diệu Trạm: Trí thanh tịnh đã viên mãn, thể nó thì vắng lặng, dụng thì không ngần ngại; đó là tán thán về nghĩa “Báo thân Phật”.
Tổng trì: Tánh Như Lai Tạng nó tùy theo duyên nhiễm hay tịnh của thức biến, để phổ ứng ra thất đại, lợi ích không bỏ sót một vật nào; đó là tán thán về nghĩa “Ứng thân hóa thân Phật”
Bất động: Tâm tánh nó thường vắng lặng, vì vô thỉ vô chung; đó là khen ngợi về nghĩa “Pháp thân Phật”
Lại, cả ba thân đều diệu trạm (mầu trong), vì ba mà tức là một. Cả ba thân đều là tổng trì (gom giữ), vì một mà tức là ba. Cả ba thân đều là bất động (chẳng động), vì ba và một chẳng phải là hai riêng gì.
Lại, sách Văn Cú nói: Diệu trạm là nghĩa tùy duyên mà thường chẳng biến; Tổng trì là nghĩa chẳng biến mà thường tùy duyên; bất động là nghĩa theo duyên chẳng đổi, bất biến tùy duyên, vì không hai thể. Kinh đề đủ 20 chữ “Đại Phật đảnh Như Lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩa chư Bồ tát vạn hạnh Thủ Lăng Nghiêm kinh”.
Như lai mật nhơn tu chứng liễu nghĩa gọi là “Diệu trạm” chư Bồ tát vạn hạnh Thủ Lăng Nghiêm gọi “Tổng trì”; Đại Phật đảnh gọi là “Bất động”, đều được nói một mà tức là ba, nói ba gồm một, vì 3 với 1 chẳng phải là 2.
Rút lại để nói: “Diệu trạm tổng trì bất động” nghĩa nó bao gồm cả toàn bộ Lăng Nghiêm kinh; cũng thâu gồm cả Thánh giáo của một đời Phật thuyết, cho đến tông chỉ mầu nhiệm của tất cả chư Phật ba đời, mười phương, sáu chữ ấy nó gom thâu hết không sót một chỗ nào. Đủ như các lời sớ của sách Phật đảnh văn cú đã giải ai có cần hiểu rộng, phải tìm sách ấy để xét....
Tôn: Cao nhứt giữa bốn bực Thánh, vì cả ba thân đều là vô thượng tôn cực.
Thủ Lăng Nghiêm vương: Tên chung của pháp đại định, vì định này nó gồm thâu hết các pháp tam muội (định) khác; lại tên là “Vương tam muội”
Nay lấy ngũ ấm, lục nhập, thập nhị xứ, thập bát giới, cả thất đại làm tất cả sự; các sự ấy đều là cảnh sở hiện của tâm. Chính là bảo: kẻ nào quên cái “Như lai tạng tâm” thì nó biến thành ra các sự: thất đại, thập bát giới, thập nhị xứ, lục nhập, ngũ ấm, tạp nhiễm sanh diệt của chúng sanh; trái lại, kẻ nào nhớ được cái “tâm Như Lai Tạng” thì các sự (ấm, nhập, xứ...) kia đều trở thành lại bằng viên diệu thanh tịnh của chư Phật, như ngũ ấm thành ngũ phần thân hương, lục nhập thành lục thần thông... tức là tâm tịnh độ tịnh. Nghĩa là nhứt thế sự thanh tịnh viên diệu..
Thế nên biết rằng: các sự ngũ ấm, lục nhập... đâu chẳng là pháp được sanh bằng nhơn duyên, cũng như đủ điều kiện mới phát hiện. Đã do nhiều nhơn duyên mới phát sanh ra các pháp là ấm, nhập... các sự , thì các sự tỷ như hoa đóm giữa hư không, vì cái thể nó vốn không, bởi nguyên nó là Như lai tạng tâm, mà tạng tâm ấy đương thể nó là Diệu trạm tổng trì bất động.
Thế thì, nói nhứt thế sự đều là tạng tâm, nên bảo rằng “cứu cánh”. Mỗi sự mà là Diệu trạm tổng trì bất động, nên bảo rằng “kiên cố”. Thủ Lăng Nghiêm, dịch là: Nhứt thế sự cứu cánh kiên cố. Nghĩa là suốt thấu nguồn đáy các pháp, mà, không động không hoại, thật thế. Người mà tu pháp quán ấy, thời, các pháp: Tam đề, Tam quán, Tam đức, Tam thân, đâu chẳng đều ở nơi pháp Thủ Lăng Nghiêm tam muội này.
Hy hữu: ít có. Thế: thế gian của cửu giới, tất cả Thánh phàm trong chín cõi đều chưa chứng ngộ được “tạng tâm”. Chưa rõ được Phật đức, nên chưa có thể nói được pháp tam muội ấy, cũng không thể nghe nổi được pháp tam muội ấy nên nói “thế hy hữu” nghĩa là cả chín thế gian ít có người nói pháp ấy. Nay ông A Nan đã nghe và đã chứng ngộ được, nên thuật rõ lời tán thán để cảm ơn sâu của Phật.
Tiêu ngã ức kiếp diên đảo tưởng
Bất lịch tăng kỳ hoạch pháp thân:

Dứt tưởng đảo điên từ vạn kiếp, chẳng trải nhiều kiếp chứng pháp thân.
Đấy là ông kể bày chỗ đã chứng ngộ. Kiếp, tiếng phạn là kalpa, dịch là thời phần, nghĩa là năm tháng ngày giờ rất lâu dài. Ức, ức có 4 số 1/ mười vạn; 2/ trăm vạn; 3/nghìn vạn; 4/ muôn vạn. Nói “tưởng điên đảo từ vạn kiếp”: sau khi chứng ngộ rồi, mới nhận thấy từ vô thỉ đến nay toàn những vọng tưởng mê tình. Nương nơi vọng tưởng ấy, để kiến thiết ra những khổ cảnh sanh tử giữa chín thế giới, mà sở chấp của chúng sanh trong của giới không ngoài các pháp nhơn duyên tự nhiên hòa hiệp, bất hòa hợp, hữu, vô, đoạn, thường, mỗi mỗi đều là pháp sanh diệt hý luận, thật vậy. A Nan đã biết được cái tánh: Tùy duyên bất biến, bất biến tùy duyên, nêu bao điều hý luận vọng tưởng liền tiêu tan, mà với pháp thân bổn hữu mới thâu hoạch lại đặng.
A tăng kỳ, tiếng phạn là Asrinkhya, dịch: vô số; Bồ tát muốn thành Phật, phải trải qua số năm bằng tam A tăng kỳ kiếp, để tu đủ phước đức trí huệ, gây các tướng tốt, mới kết tinh pháp thân bằng “Ngũ phần hương” (quả Phật bên tạng giáo).....nhẫn đến được “pháp thân cứu cánh thanh tịnh” (quả Phật (diệu giác) bên (viên giáo). Ở đây, A Nan liền chứng ngộ được tạng tánh trong ngày giờ chẳng trải qua kiếp số tăng kỳ, mà đã đắc pháp thân. Đã rằng pháp thân, tất phải đủ 2 đức nữa là bát nhã và giải thoát, thì pháp thân đây chẳng đồng nhau với “tố pháp thân” bên biệt giáo nói (Tố: dùng nghĩa theo loại như Tố Vương, Tố Phong). Còn như muốn chỉ rõ ra, thì, chỗ mà điên đảo vọng tưởng tiêu tan hết đó là đức giải thoát; cái trí hay làm cho điên tưởng tiêu tan đó là đức bát nhã.
Song, khi chúng ta còn mê muội, với ba đức ấy không phải ta bị giảm bớt, mà chỉ là ta chẳng giác ngộ đó thôi; nghĩa là như bỏ quên mất, nên chỉ gọi là “Lý tức Phật”.
Ngũ trụ hoặc – tức là ba hoặc vọng tưởng. Cả kiến hoặc của tam giới, họp làm một Trụ; cả tư hoặc của ba giới, phân làm tam Trụ, gọi là tứ trụ địa phiền não, thế là vọng hoặc trong tam giới. Người tu đã chứng quả La Hán, ra khỏi lớp vọng hoặc của tam giới, còn có nhị phiền não hoặc là Trần sa và vô minh, hợp làm một Trụ, chung với trên cộng là ngũ trụ. Phá hết ngũ trụ tức là chứng cực quả Phật bên Viên giáo; thô cấu là kiến hoặc, tư hoặc, đoạn hết kiến hoặc, thì chứng bực Sơ tín, đoạn hết tư hoặc chứng bực thất tín đều của viên giáo. Xem biểu Ngũ trụ địa:
01
Phiền não gốc rễ nó hay nảy ra phiền não ngọn nhánh, nên gọi là Trụ địa. Gốc nó làm chỗ cho ngọn nương, nên nói là Trụ; gốc hay nảy ngọn, nên gọi là Địa. Năng sanh là Địa, khiến cho sở sanh được thành lập, nên gọi là Trụ.
Từ trong mê mà giác ngộ, mới biết có công hiệu, thì gọi là Hoạch cũng như đắc hay chứng, mà có năm địa vị chẳng đồng nhau: 1/ Với cái trí chỉ mới đủ hiểu được pháp thân, thì gọi là Danh Tự hoạch; 2/ Từ chỗ đã hiểu biết rồi khởi sự tu niệm, dẹp hết ngũ trụ hoặc, gọi là Quán hạnh hoạch; 3/ tha hồ hai thô cấu rụng hết trước gọi là Tương tự hoạch; 4/ phá một phần vô minh, chứng một phần pháp thân, trong thời đương phá, chứng như thế, gọi là Phần chứng hoạch; 5/ phá hết vô minh, pháp thân hoàn toàn hiển hiện, gọi là Cứu cánh hoạch.
A Nan là bực trong ẩn cái hạnh Bồ tát, ngoài bày cái tướng Thinh Văn, thì cái chỗ gốc tích của ông là “Bí mật hoạch” hạng phàm không thể nhận xét được ! Nay căn cứ nơi danh tích là Hiển hiện hoạch của ông, thì, ông ở về bực Sơ tín bên Viên giáo, địa vị ngang hàng với bực Sơ quả thánh nhơn bên Tạng giáo.
Nguyện kim đắc quả thành bảo vương,
Huờn độ như thị hằng sa chúng
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
Thị tắc danh vi báo Phật ân
Phục thỉnh Thế Tôn vi chứng minh,
Ngũ trược ác thế thệ tiên nhập,
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật
Chung bất ư thử thủ Nê Hoàn

5/Nguyện đắc ngay quả Diệu giác (Phật) liền thành ngôi bửu vương vô thượng giữa mười phương; 6/ trở lại đây để độ chúng sanh số hằng sa trong chín cõi; 7/ đem cái tâm nguyện “Cầu Phật quả, độ chúng sanh” đây thờ chư Phật trong cõi số vi trần; 8/ được thế mới là đền ơn sâu của Phật độ tôi; 9/ lại cầu đức Thế Tôn chứng minh cho lời nguyện của tôi; 10/ Với đời dữ ngũ trược thề vào trước, để độ tận chúng cang cường khó dạy; 11/ Như một chúng sanh nào chưa được thành Phật; 12/ vẫn không bỏ nó, vội thành Phật riêng để diệt độ mình.
Bốn câu trên là nghĩa của pháp bốn thệ nguyện rộng lớn. Bài kệ dưới là nghĩa thệ nguyện tăng thượng. Chữ Bửu là nghĩa tôn quý. Chữ Vương là nghĩa tự tại. Là nói: Phật đã sạch hết ba hoặc [1] vẫn không hai tử [2] địa vị là vô thượng, nên gọi là Tôn Quý; pháp thân giáp tròn, tột cõi hư không, hóa độ vô cùng vô ngại, nên gọi là Tự tại.
Sách Văn Cú nói: Nguyện kim đắc quả thành bửu vương, là muốn chứng Đạo đế, Diệt đế của mười pháp giới, chính gọi “Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành” và gồm thâu “pháp môn vô lượng thệ nguyện học”. Hườn độ như thị hằng sa chúng, là muốn dứt Khổ đế, Tập đế của mười pháp giới, chính gọi “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ”, kiêm luôn “phiền não vô tận thệ nguyện đoạn”.
“Thâm tâm” là nương nơi Vô tác tứ đế của “Viên giáo”, để phát khởi ra Tứ Hoằng thệ nguyện. Kế đó là lời thệ nguyện tăng thượng. Hai câu: Phục thỉnh Thế Tôn vi chứng minh, ngũ trược ác thế thệ tiên nhập, là dõng mãnh tăng thượng, số là với chúng sanh ở đời ngũ trược cang cường lắm nên khó dạy bảo. Nay ông A Nan đã đắc cái tạng tánh bình đẳng, phát được cái tâm đại bi, đối với chúng ấy, như mẹ thương con, nên mới có thể cấp cứu chúng đặng. Hai câu: Như nhứt chúng sanh vị thành Phật, chung bất ư thử thủ nê hoàn, là hoằng nghị tăng thượng, bởi đã đạt đến tạng tánh; nó dọc thấu ba đời, ngang giáp mười phương, nên với việc hóa độ, không bỏ sót một chúng sanh, dù tột hết qua nhiều đời sau, với hạnh khổ khó làm đến đâu, cũng không chán sợ.
[1] Ba hoặc: 1.- Kiến tư hoặc, 2.- Trần sa hoặc, 3.- Vô minh hoặc; Hoặc: lầm, lại có nhiều tên là: phiền não, hữu lậu, cấu và kiết, đều thể theo nghĩa mà đặt tên.
[2] Hai tử: 1.- Phận đoạn tử là cái chết của sáu phàm; 2.- Biến dịch tử của Thinh văn.
Nguyện vì chúng sanh có khổ, Bồ tát có bi, bởi bi cùng đồng thể với khổ: Tỷ như cái tánh thiêng liêng nó quan thiết nhau giữa mẹ con; con có khổ, mẹ ắt bi cứu. Thế nên chúng sanh có cảm, lòng Thánh phải ứng.
“Nê Hoàn” cũng gọi Niết bàn, dịch là Diệt độ; diệt phiền não, độ sanh tử, tức là chứng đặng pháp thân diệu tánh, là tâm cảnh không còn phiền não sanh tử nữa.
Đại hùng đại lực đại từ bi
Hy cánh thẩm trừ vi tế hoặc
Linh ngã tảo đăng vô thượng giác
Ư thập phương giới tọa đạo tràng

13. Đức Đại hùng Đại lực đại từ bi; 14. Mong thêm xét dứt lầm nhỏ nhít; 15.Khiến tôi sớm lên Phật không trên; 16. Với mười phương cõi ngồi đạo tràng.
Đây là lời Phật gia hộ, để mong dứt những vọng hoặc quá vi tế, mà kỳ cho được chứng lên bực tột cao thượng.
Thể theo chứng lên ngôi Vô thượng làm thầy cả chín cõi, nên nói là Đại Hùng. Có cái Trí Tuệ phá tan được nghiệp chướng mê hoặc của phiền não nơi ta và chúng, nên nói là Đại lực. Cứu hết cái khổ sanh tử của chín cõi, cho chúng đều được cái vui Niết bàn của cõi Phật, nên nói là Đại từ bi,
02
Sách Văn Cú nói: Đại lực là đức tốt “Diệu trạm” (tinh thần mạnh sáng). Đại từ bi là đức tốt “Tổng trì” (nghị lực gom giữ). Đại hùng là đức tốt “Bất động” (uy nghi tự tại). Lại nói: Chứng được cái lý thể “Diệu trạm tổng trì bất động” gọi là “Đại Hùng”; đủ cái trí chiếu “Diệu trạm tổng trì bất động” gọi là “Đại lực”; dấy cái diệu dụng “Diệu trạm tổng trì bất động” gọi là “Đại từ bi”. Lẫn nhau để nghĩ xét, là cái cớ: Ba và Một chẳng phải là hai lẽ.
“Hy cánh thẩm trừ vi tế hoặc”, Hy: trông, cầu. Vi tế hoặc: chính là cái vô minh của bực đã ra ngoài tam giới. Kinh nói: “Ngươi (A Nan) nay đã đắc quả Thánh Tu đà hoàn, đã dứt diệt rồi điều mê hoặc bằng nhận thấy sai lầm giữa thế gian chúng sanh trong tam giới”. Chính là bài kệ trước kia đã nói: “Tiêu ngã ức kiếp điên đảo tưởng”.
Kinh lại nói: “Song, bởi chưa biết trong Căn tánh nó chứa chất cái thói quen giả dối từ vô thỉ đến nay, với cái thói quen ấy, cốt phải do công tu mới đoạn trừ được nó”. Cái “thói quen” đó là chỉ cho sự lo nghĩ lầm sai (tư hoặc) của chúng sanh trong tam giới.
Kinh lại nói: “phương chi trong đời nay đây, với mỗi bốn giai đoạn: Sanh, Trụ, Dị, Diệt của mỗi ý niệm, chia chẻ mỗi mỗi con số ......”, những ý niệm sanh diệt đó, là chỉ cho cái vọng hoặc riêng của những bực đã ra ngoài tam giới, mà chính ở đây bảo là “vi tế hoặc”.
(Là đoạn hết cái “kiến hoặc cả tam giới, quả vị là bực “Tín thứ nhứt” của Thập Tín bên Viên giáo, cũng là quả Tu đà hoàn chính Sơ quả bên Tạng giáo, bực Sơ Tín của Viên giáo với bực Sơ quả của Tạng giáo: Về phá trừ kiến hoặc thì đồng nhau; còn về lý giải thì lại khác: Vì bên Tạng giáo Thánh quả ấy chỉ đắc cái lý Chơn đế, bên Viên giáo bực Sơ Tín thì trọn rõ cả lý của Tam đế. Nên kinh này mặc dầu là nói cái danh Sơ quả bên Tạng giáo, song với A Nan: Cái chỗ nghe của ông là trọn hiểu rõ tất cả tam đế lý của Đại thừa).
Vô thượng giác tức là ráo rốt quả Phật Diệu giác, nếu người tu Phật đã đoạn hết cái mê hoặc vi tế thì liền tiến lên quả Diệu giác, chính rằng ba giác đã sáng suốt cực điểm tức là Như Lai.
Mười phương cõi cần đủ ngang và dọc để luận. Ngang tức là Đông, Tây, Nam, Bắc, bốn góc và trên, dưới; như đối với phương đông: Để xét cõi hư không, thấy nó vô cùng vô tận, mà thế giới cũng không tột không hết. Thế thì mỗi phương đều như vậy cả. Bàn về bề dọc, thì với giữa thế giới nhiều vô tận, thế giới nào cũng đủ bốn quốc độ. Đối với chúng sanh hoặc căn cơ nào đoạn hoặc chứng chơn đã viên mãn bình đẳng, thanh tịnh, thì Phật ngồi nơi đạo tràng cõi tịch quang, để thị hiện cho chúng ấy được thấy “Pháp thân Phật”. Hoặc có trình độ tu đoạn đã được bình đẳng tự lợi lợi tha, thì Phật ngồi nơi đạo tràng cõi thật báo, để thị hiện cho họ thấy được “ Báo thân Phật”. Hoặc có hạng vừa tu chứng bực Nhị thừa, thì Phật ngồi nơi Đạo tràng giữa phương tiện độ, để thị hiện cho chúng thấy được “Ứng thân Phật”. Hoặc có hạng người tu bằng cách trước tướng chán khổ bỏ khổ, thì Phật ngồi nơi Đạo Tràng đồng cư độ, để cho chúng ấy được thấy thân Phật bằng cách “biến hóa’. Song, tạng tánh của Phật là tròn bọc cõi hư không; chính chỗ bảo rằng: đến khi mà một người thành Phật, đầy dẫy pháp giới đều là y báo chánh báo của một đức Phật chính là đây vậy.
Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong
Thước ca la tâm vô động chuyển
17/Tánh Thuấn Nhã đa có thể mất
18/ Tâm Thước ca la không hề nao.
Đây là tỷ dụ: Với cái tâm nguyện không lui mất. Thuấn nhã đa là: cái hư không. Thước Ca la: bền chắc. Nghĩa là những vật chất như địa cầu còn có ngày tiêu diệt, vì hữu hình hữu hoại; chớ hư không là vô tướng, thì bao giờ tiêu mất được, vì nó là thể tánh bất sanh bất diệt. Thế mà bảo rằng: “Nó có thể tiêu vong” đó, là ý nghĩa rất sâu để tỷ lại với cái “tâm nguyện” rất kiên cố, rốt ráo không hề thối chuyển.
Hỏi: Kinh nói: Với cái hư không, phi ai có thể làm gì nó được, nên nó không hoại diệt. Lại nói: “phát minh được cái chơn qui ngươn (nguyên: chơn tâm) rồi, thì hư không liền tiêu mất”. Thế với hai nghĩa trên nói sao cho xuôi ?
Đáp: Bằng nói pháp thế tục đế, thì với “hư không” chẳng có thể diệt nó đặng, nên trong kinh sách Phật, một phần cũng dùng cái hư không để tỷ dụ cái chân tánh, vì là nghĩa bất sanh bất diệt bởi vô hình vô động; còn cứ nơi pháp Đệ nhất nghĩa đế thì cái không nó nguyên bởi nơi vô minh làm mê mất cái Chơn không mà biến đổi làm ra cái Ngoan không. Nếu phá được vô minh rồi, thì toàn thể nó chính là Như lai tạng tâm, ngay nơi Ngoan không mà làm Chơn không, giữa hư không cả đại địa cũng là cái Diệu hữu. Kinh lại nói: Cái hư không sanh trong tâm đại giác, tỷ như một cục bọt nổi giữa biển cả, bọt tan cũng như cái “không” vốn chẳng có, hư không đã chẳng có, huống đâu còn tam giới. Chính rằng nghĩa trên đây, kêu bằng hư không (Thuấn nhã đa) hữu tận, ngã nguyện (nguyện tâm) vô cùng (Thước ca la: kiên cố).
Nam mô Thường trụ thập phương Phật
Nam mô Thường trụ thập phương Pháp
Nam mô Thường trụ thập phương Tăng.

Cúi lạy ngôi Phật bảo thường ở đời nơi mười phương.
Cúi lạy ngôi Pháp bảo thường ở đời nơi mười phương.
Cúi lạy ngôi Tăng bảo thường ở đời nơi mười phương.
Đấy là lạy chung tất cả các ngôi Tam bảo hiện trụ trong thập phương thế giới. Với ba hiệu trên sẽ thấy giải thích ở nơi văn sám hối sau.
Nam mô Thích Ca Mưu Ni Phật
Nam mô Phật đảnh Thủ lăng nghiêm
Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát.
Nam mô Kim Cang Tạng Bồ-Tát

Kính lạy ngôi Phật là đức Thích Ca Mâu Ni.
Kính lạy ngôi Pháp là Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm
Kính lạy ngôi Tăng là đức Quán Thế Âm Bồ tát và Ngài Kim Cang Tạng Bồ Tát.
Đây là lạy riêng về Ngôi Tam Bảo của Kinh Lăng Nghiêm; Thích Ca Giáo Chủ là “Phật bảo”; Lăng Nghiêm kinh chú là “Pháp bảo”; hai vị Bồ tát thuộc “Tăng bảo”. Thích Ca (Sẽ giải rõ ở văn Đại sám hối là Hồng danh bửu sám). Quán Thế Âm: đích là với Kinh này về chánh tông kén chọn “nhĩ căn viên thông” vì Bồ tát Ngài bắt đầu từ nơi nhĩ căn đi sâu vào mà đắc quả viên thông. Đức Văn Thù chấm lấy nhĩ căn, vì nó rất thích hợp với căn cơ của thính giả ở thế giới ta bà này. Nên vắn tắt rằng: “Thử phương chơn giáo thể, thanh tịnh tại âm văn” (phương đây thiệt giáo thể, trong sạch ở tiếng nghe). Nghĩa là với thể lãnh giáo đúng chơn thật của chúng nhơn thế giới ta bà đây, được thanh tịnh nhứt là ở tai nghe của thính giả đối với tiếng nói của đấng thuyết pháp.
Lại bởi Nhĩ căn (thính giác) nó đủ cả ba cái thể chơn thật là: Viên, Thông, và Thường. Kinh nói “Dụ như người ở chỗ yên lặng, mười phương đều có kẻ đánh trống, đồng thời cũng đều nghe được cả”. Đó là Viên chơn thật. “Cách vách nghe tiếng vang, xa gần cũng nghe được”. Đó là Thông chơn thật “Với lúc không tiếng động, tánh nghe đã chẳng diệt; với khi có tiếng vang; thính giác cũng phi sanh”. Đó là thường chơn thật.
Vậy, người tu Phật: Chính khi nghe, cốt chớ nghe nơi ngoài cảnh, vì tiếng bên ngoài là thuộc về trần; lại cũng đừng nghe bên trong, vì cái động cảm bên trong lòng là thuộc về thức. Bởi nếu nghe nơi trần thì bị nhiễm ô, còn nghe nơi thức thì bị phân biệt, vì thức cùng trần đều phi tự tánh. Nay chỉ nghe mà thôi, nghĩa là cái “nghe” chỉ nghe lấy tự tánh của nó. Đã được quày cái nghe để nghe lại tự tánh, là đi ngược dòng mê vọng của sanh tử khổ hải, để tiến vào dòng giác. Chơn của pháp tánh linh nguyên, nghĩa là: “mất cái tướng động tướng tịnh, hết cái nghe bằng có nghe, không cái biết rằng có biết, diệt cái không bằng không suông” (bởi cái không ấy nó còn đối với cái có), mà đắc cái cảnh giới “tịch diệt” hiện tiền, liền siêu việt lên trên cái tri thức của lục phàm ở thế gian, và tri giác của tam thừa xuất thế gian; vì tri thức của thế gian là vọng trần cũng như vật chất hay duy vật khách quan, còn trí giác của xuất thế gian là phân biệt cũng như ham tịnh ghét nhiễm chỉ lo phần tự giác tự độ, Duy thức chủ quan. Đối trên thì đồng họp với “Từ dữ lạc” của chư Phật, đối dưới thì đồng cảm với “Bi bạt khổ” cho chúng sanh. Thế thì đã trọn phá rồi cái vọng thân ngũ ấm trọn vượt khỏi rồi cái vọng kiếp ngũ trược trọn dứt rồi ba cái vọng hoặc, trọn rỡ ràng ba cái đức tốt..... nhẫn đến chứng được rốt ráo quả vị Phật.
Trong những thời ta đương trì tụng chú Lăng Nghiêm, nên biết mỗi chữ đều do nơi tự tâm đưa ra, trở lại đến nghe nơi dòng tự tánh, miệng thì tụng, tâm thì soi, chăm chăm như-như rót nước chẳng sai dời, cũng không cho tâm thần (ý thức) nó hôn trầm và tán loạn. Vậy, ta liền khế hợp ngay nơi “lẽ viên thông” của đức Quán Thế Âm, cũng dù thi-vi gì gì nữa đâu chẳng là tánh tạng bí mật ư ? (xin xem kinh Lăng Nghiêm quyển thứ 6 và lời chú giải sẽ được tường tận cả nghĩa trên).
Ngài Kim Cang Tạng là chủ tịch bên Mật bộ, vì Ngài năng hộ trì những người tu trì chú Lăng Nghiêm, khiến cho tu sĩ ấy được chóng thành tựu công đức.
Nhĩ thời Thế Tôn, tòng nhục kế trung, dũng bách bửu quang, quang trung dũng xuất, thiên diệp bửu liên, hữu hóa Như Lai, tọa bửu hoa trung, đảnh phóng thập đạo, bách bửu quang minh, nhứt nhứt quang minh, giai biến thị hiện, thập hằng hà sa, Kim Cang mật tích, kình sơn trì xử, biến hư không giới, đại chúng ngưỡng quan, úy ái kiêm bảo, cầu Phật ai hựu, nhứt tâm thính Phật, vô kiến đảnh tướng, phóng quang Như Lai, tuyên thuyết thần chú.
Lúc bấy giờ, từ trong tướng nhục kế nơi đảnh của Thế Tôn vọt ra một hào quang bằng trăm ánh báu; trong hào quang hiện ra một hoa sen nở hàng nghìn cánh, có một Hóa Phật ngồi trong hoa sen báu ấy, trên đảnh Hóa Phật phóng ra mười đạo hào quang bằng những ánh của trăm ngọc báu, mỗi mỗi tia sáng ấy đều chiếu khắp nơi để thị hiện ra 10 hằng hà sa thần Kim Cang Mật Tích: ông thì bưng núi, ông thì cầm xử v.v... khắp cõi hư không, đại chúng đều ngữa mặt trông nhìn, ôm lòng vừa kinh sợ vừa mến yêu để xin Phật thương giúp, nên đều chăm lòng đợi nghe Phật dạy, đức hóa Phật trong hào quang mà nơi tướng vô kiến đảnh phóng ra đó tuyên nói thần chú như sau.
Đây là đức Thế Tôn Ngài thị hiện cái tướng biến hóa ra để thuyết thần chú (tức là năm hội thần chú sẽ thấy sau kia).
Lời Sớ giải thích rằng: Với cái tướng tốt nhục kế, so theo Vô thượng y Kinh nói, thì: Cái đảnh đầu của Phật có xương óc nổi cao lên tự nhiên nó thành như cái “đầu tóc bới”, tức kinh đây bảo là “Đại Phật đảnh”, cũng tên là Vô Kiến đảnh, để tỏ bày là cái thể bất động trí. Bách Bửu quang: hào quang bằng ánh sáng của trăm thứ báu, là để tiêu biểu cái dụng sáng suốt vô lượng trí chiếu khắp trăm thế giới, vì đúng với tánh khắp giáp. Thiên diệp bửu liên: hoa sen báu nở nghìn cánh, là trưng ra rằng ngàn lần vẫn đúng như một. Hữu hóa Như Lai tọa bửu hoa trung: Bửu hoa là Nhơn, Như Lai là Quả, để tỏ rằng: Nhân trùm biển quả, Quả thấu nguồn nhơn, mà Nhơn quả vẫn đồng thời. Đảnh phóng thập đạo..... thập hằng hà sa: Trên đảnh hóa Phật phóng 10 tia sáng......10 số hằng hà sa, là để nêu rõ rằng: Các pháp “Thập giới, thập như v.v....” mà pháp thì có sai biệt, còn hào quang thì không lệch khác, pháp và quang đều là cái diệu dụng của “Như lai tạng tánh”, nhưng pháp và quang đều khắp giáp thị hiện ra đó là: Chính để tỏ rằng tạng tánh ấy bản thể nó sẵn sàng thanh tịnh khắp giáp pháp giới.
Kim Cang Mật Tích: Tiếng Phạm là Sanda, tiếng Ta đọc là Tán na. Lại Phạm ngữ Pancika, ta đọc là Tán chi ca, dịch là Mật chủ, vì đủ bốn nghĩa Mật: Danh, Hành, Trí và Lý, làm vị thần Hộ pháp chủ, bởi sự tích thị hiện làm Kim Cang thần, nên gọi là Mật Tích: danh tích bí mật. Nghĩa là Bửu quang ấy thể nó như kim cương; không chi phá hoại được, mà nó phá hoại được số hằng sa phiền não của thập giới (10 cõi), khắp hiện ra số hằng sa diệu dụng trong mười cõi, nên nói là biến hư không giới.
Úy ái: Sợ thương, vì đủ uy đức, để bẻ dẹp, nên đại chúng đều sợ, đủ từ bi để dung thâu, nên đại chúng đều mến yêu. Cũng như nói: Úy kỳ oai, hoài kỳ đức. Đức Hóa Phật trong hào quang trên đảnh là nêu rõ rằng: “Cái thể kín nhiệm” nó chẳng mượn công tu và chứng, vì tâm với Phật vẫn đều là vô vị. Đức Hóa Phật nói thần chú là để tỏ bày “cái diệu dụng kín nhiệm” chẳng khá nghĩ bàn. Phóng hào quang hóa Phật nói chú, thì Hóa Phật thuyết chú đều là hào quang, là để tỏ “cái tướng kín nhiệm” vô ngại thanh tịnh. Từ nơi đảnh Phật là để tỏ tức là Hiển, tức là Mật, vì pháp nó không khác nhau. Vô Kiến: không thấy, là nêu rõ rằng chẳng phải Hiển, chẳng phải Mật, vì pháp nó vẫn vắng lặng. Đây chính là cái lý trọn chứng của Như Lai, và tức là cái thể mà chúng sanh đồng đủ. Song, Lý nó nhơn nơi Sự để tỏ bày, còn pháp là theo nơi Cơ để cảm hóa. Vì A Nan trước nhờ Ngài Văn Thù đem thần chú đến cứu hộ rồi dẫn về, đó là chỉ mới đặng sự lợi ích của pháp Mật mà thôi, chớ chưa được rõ nghe về pháp Hiển. Về đến pháp hội, đã nhờ đức Như Lai mỗi tầng chỉ vẽ....A Nan mới tỏ ngộ đặng lý Viên đốn, rõ được sự viên tu. Còn với những điều mà ông muốn thâu tâm vào định Thủ Lăng Nghiêm để tránh xa các sự ma chướng, thì còn phải nhờ 4 giới Trọng cấm giữ được như giá trong tuyết trắng. Chí như những thói quen của mấy đời trước rất khó trừ, thì cần phải tụng “Phật đảnh Thủ Lăng Nghiêm thần chú” mới trừ đặng. Thế nên trong cuốn thứ 7, A Nan lập lại cầu Phật phóng quang hiện đức Hóa Như Lai tuyên thuyết thần chú.
(Trong bộ Du Già dạy có 4 cách niệm tụng: 1/ niệm tụng có âm thinh, là niệm bằng cách đọc ra tiếng. 2/ Kim Cang niệm tụng: ngậm miệng niệm thầm, cuống lưỡi hơi cử động. 3/ Niệm tụng bằng phép Tam ma đề: là niệm trong tâm tưởng. 4/ Chơn thật nghĩa niệm: tu hành đúng với chữ nghĩa.
Lại hoặc phân làm 5 cách niệm tụng: 1/ Xuất nhập tức tụng, là lòng tưởng theo tiếng chữ chú, tùy theo hơi thở ra hút vào, hễ hơi ra thì tưởng chữ ra, hơi vào thì tưởng chữ vào, mỗi chữ rõ rành, như xâu chuỗi ngọc, trước sau không hở xen. 2/ Du Dà trì tụng: tưởng nơi trái tim ta nó tròn như mặt nguyệt, trong ngoài phân minh, tưởng như thứ lớp chữ thần chú trước quanh qua bên hữu, mỗi chữ khắp bủa chạy theo cái bìa vòng tròn của mặt trăng ấy, rốt rồi trở lại như trước. 3/ Kim Cang trì tụng: ngậm môi, trong miệng niệm nhỏ nhỏ lầm thầm nơi đầu cuống lưỡi. 4/ Vị thinh trì tụng: đọc mỗi chữ cho rõ ràng, tiếng đọc chỉ vừa lỗ tai mình nghe được mà thôi, chớ đừng đọc lớn đến người ở gần nghe. 5/ Cao thinh trì tụng: cao giọng niệm tụng lớn tiếng để cho người nghe, hầu dứt ác sanh thiện.
Trong Như ý bửu kinh, ông Diệu Trụ Bồ Tát hỏi: Có người cũng niệm tụng bài thần chú đây, nhưng tại sao không thấy được tam thế chư Phật ? Phật đáp rằng: Bởi vì lòng còn trụ trước nơi nghiệp thiện hay ác, lòng nghi ngại chưa đoạn, lòng chấp hữu vi, và không có phương tiện; nếu có thể tâm không nghi hoặc, quyết định chuyên chú, thế mới gọi là chơn thực trì tụng được.
Lại, ông Diệu Tý Bồ Tát hỏi: trì tụng thần chú mà không thể kết quả, là phải chăng pháp lực vô hiệu ? Hay là những thời tu niệm trái giờ ? Hoặc nữa, chủng tánh nó chẳng phải Phật tánh ư? Hoặc Thần chú còn khuyết điểm lợi ích ? Kẻ tu trì tự ý khinh mạn? Hay là lễ vật cúng dường chẳng đủ? Kim Cang thủ Bồ tát trả lời rằng: Người mà tu chép chơn ngôn cũng như thần chú, muốn cho được thành tựu, thì cần phải lìa hẳn các phiền não, dấy nơi đức tin sâu, phát tâm Bồ đề, kính trọng Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, xa lìa mười nghiệp ác, bỏ thói tà kiến, hành pháp thập thiện; vào đàn niệm chú, nương theo vị A xà lê, quyết chí mạnh tiến, sám hối nghiệp chướng từ đời trước, giúp bạn đồng tu, vật cúng tinh khiết, thì phép tu chơn ngôn nó không sai ngoa. Trái lại, người tu chẳng đúng phép thì làm gì được ứng nghiệm ư? Kẻ nào trì tụng đúng pháp thì chắc chắn được linh cảm. Đời nay người tu trì không được ứng nghiệm, đã không tự trách lỗi mình mà trở lại phiền trách kinh chú vô hiệu. Thật là vô lý ! Nếu do đó mà sanh tâm nghi ngờ chê bai, tất phải chịu quả báo tội ác, với hạng người tu tụng như thế đó, than ôi khá tiếc !

Phụ: Sau đây là năm đệ thần chú (đối với Phạm ngữ là tiếng của Ấn Độ, tôi chưa học nói được nên chỉ dịch bằng tiếng Việt đọc, chữ Nho của Việt xưa mà thầy Tổ đã vẫn truyền dạy bấy lâu. Tổ Vân Thê cũng đã phán: “Không biết tiếng Phạm thì đọc ngay tiếng thổ âm của mình cũng đặng, vì không cần tiếng mà cần ở tâm, bởi thần chú, nghĩa: Uy linh bất trắc gọi là Thần, tùy tâm sở nguyện gọi là Chú”. Lại: linh tại ngã, bất linh tại ngã; thế cần gì tiếng Phạm?):

ĐỆ NHỨT HỘI:

Nam mô tát đát tha tô già đa da a la ha đế tam miệu tam bồ đà tỏa. Tát đát tha Phật đà cu tri sắc ni sam.
Nam mô tát bà bột đà bột địa, tát đa bệ tệ.
Nam mô tát đa nẩm tam miệu tam bồ đà cu tri nẩm. Ta xá ra bà ca tăng già nẩm.
Nam mô lô kê a la hán đa nẩm.
Nam mô tô lô đa ba na nẩm.
Nam mô ta yết rị đà già di nẩm.
Nam mô lô kê tam miệu già đa nẩm. Tam miệu già ba ra để ba đa na nẩm.
Nam mô đề bà ly sắc nỏa.
Nam mô tất đà da tỳ địa da đà ra ly sắc nỏa. Xá ba noa yết ra ha ta ha ta ra ma tha nẩm.
Nam mô bạt ra ha ma ni.
Nam mô nhơn đà ra da.
Nam mô bà già bà đế. Lô đà ra da. Ô ma bát đế, ta hê dạ da.
Nam mô bà già bà đế. Na ra dả noa da. Bàn giá ma ha tam mộ đà ra.
Nam ô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế.
Ma ha ca ra da. Địa rị bát lặc na già ra. Tỳ đà ra ba noa ca ra da. A địa mục đế. Thi ma xá na nê bà tất nê. Ma đát rị già noa.
Nam mô tất yết rị đa da.
Nam mô bà già bà đế.
Đa tha già đa cu ra da.
Nam mô bát đầu ma cu ra da.
Nam mô ma ni cu ra da.
Nam mô già xà cu ra da.
Nam mô bà già bà đế, đế rị trà du ra tây na, ba ra ha ra noa ra xà da, đa tha già đa da.
Nam mô bà già bà đế.
Nam mô a di đa bà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, a sô bệ da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà bà đế, bệ sa xà da cu lô phệ trụ trị đa, bác ra bà ra xà đa, đa tha già đa da.
Nam mô bà già bà đế, tam bổ sư bí đa, tát lân nại ra lặc xà da, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, xá kê dã mẫu na duệ, đa tha già đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da.
Nam mô bà già bà đế, lặc đác na kê đô ra xà da, đa tha dà đa da, a ra ha đế, tam miệu tam bồ đà da, đế biều nam mô tát yết rị đa, ế đàm bà già bà đa, tát đát tha già đô sắc ni sam, tát đát đa bác đác lam
Nam mô a bà ra thị đam, bác ra đế dương kỳ ra, tát ra bà bộ đa yết ra ha, ni yết ra ha yết ca ra ha ni, bạc ra bí địa da sất đà nể, a ca ra mật rị trụ, bác rị đát ra da nảnh yết rị, tát ra bà bàn đà na mục xoa ni, tát ra bà đột sắc tra đột tất phạp bát na nể phạt ra ni, giả đô ra thất đế nẩm, yết ra ha ta ha tát ra nhả xà, tỳ đa băng ta na yết rị, a sắc tra băng xá đế nẩm, na xoa sát đác ra nhả xà, ba ra tát đà na yết rị, a sắc tra nẩm, ma ha yết ra ha nhả xà, tỳ đa băng tát na yết rị, tát bà xá đô lô nể bà ra nhả xà, hô lam đột tất phạp nan giá na xá ni, bí sa xá tất dác ra, a kiết ni ô đà ca ra nhã xà, a bác ra thị đa cu ra, ma ha bác ra chiến trì, ma ha điệp đa, ma ha đế xà, ma ha thuế đa xà bà ra, ma ha bạt ra bàn đà ra bà tất nể, a rị da ba ra tỳ rị cu tri, thệ bà tỳ xà da, bạt xà ra ma lễ để, tỳ xá lô đa, bột đằng võng ca, bạt xà ra chế hắt na a giá, ma ra chế bà bác ra chất đa, bạc xà ra thiện trì, tỳ xá ra giá, phiến đa xá bệ đề bà bổ thị đa, tô ma lô ba, ma ha thuế đa, a rị da đa ra, ma ha bà ra a bác ra, bạt xà ra thương yết ra chế bà, bạt xà ra cu ma rị, cu lam đà rị, bạt xà ra hắc tát đa giá, tỳ địa gia kiền giá na ma rị ca, khuất tô mẫu bà yết ra đá na, bệ lô giá na cu rị da, dạ ra thố sắt ni sam, tỳ chiết lam bà ma ni giá, bạt xà ra ca na ca ba ra bà, lô xà na bạt xà ra đốn trì giá, thuế đa giá ca ma ra sát xa thi ba ra bà, ế đế di đế, mẫu đà ra yết noa, ta bệ ra sám quật phạm đô, ấn thố na mạ mạ tỏa.


ĐỆ NHỊ HỘI

Ô hồng rị sắc yết noa, bác lặc xá tất đa, tát đát tha già đô sắc ni sam. Hổ hồng. Đô lô ung, chim bà na. Hổ hồng, đô lô ung tất đam bà na. Hổ hồng, đo lô ung ba ra sắc địa da tam bác xá noa yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, tát bà dược xoa hắc ra sát ta, yết ra ha nhã xà, tỳ đằng băng tát na yết ra. Hổ hồng, đô lô ung, giả đô ra thi để nẩm, yết ra ha ta ha tát ra nẩm, tỳ đằng băng tát na ra. Hổ hồng, đô lô ung, ra xoa, bà già phạm tát đát tha già đô sắc ni sam, ba ra điểm xà kiết rị, ma ha ta ha tát ra, bột thọ ta ha tát ra thất rị sa, cu tri ta ha tát nê đế lệ, a tệ đề thị bà rị đa, tra tra anh ca ma ha bạt xà lô đà ra, đế rị bồ bà na, man trà ra, ô hồng, ta tất đế bạc bà đô, mạ mạ, ấn thố na mạ mạ tỏa.


ĐỆ TAM HỘI

Ra xà bà dạ, chủ ra bạt dạ, a kỳ ni bà dạ, ô đà ca bà dạ, tỳ xa bà dạ, xá tát đa ra bà dạ, bà ra chước yết ra bà dạ, đột sắc xoa bà dạ, a xá nể bà dạ, a ca ra mật rị trụ bà dạ, đà ra ni bộ di kiếm ba già ba đà bà dạ, ô ra ca bà đa bà dạ, lặc xà đàng trà bà dạ, na già bà dạ, tỳ điều đát bà dạ, tô ba ra noa bà dạ, dược xoa yết ra ha, ra xoa tư yết ra ha, tất rị đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra ha, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, bổ đơn na yết ra ha, ca tra bổ đơn na yết ra ha, tất kiền độ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, ô đàn ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, hê rị bà đế yết ra ha, xả đa ha rị nẫm, yết bà ha rị nẩm, lô địa ra ha rị nẩm, man ta ha rị nẩm, mê đà ha rị nẩm, ma xà ha rị nẩm, xà đa ha rị nữ, thị tỷ đa ha rị nẩm, tỳ đa ha rị nẩm a du giá ha rị nữ, chất đa ha rị nữ, đế sam tát bệ sam, tát bà yết ra ha nẩm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, trà diễn ni hất rị đởm tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha bác du bác đát dạ, lô đà ra hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na ra dạ noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, đát đỏa già lô trà tây hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ma ha ca ra ma đát rị già noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ca ba rị ca hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, xà dạ yết ra, ma độ yết ra tát bà, ra tha ta đạt na hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, giả đốt ra bà kỳ nễ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ rị dương hất rị tri, nan đà kê sa ra dà noa bác đế sách hê dạ hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, na yết na xá ra bà noa hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, a la hán hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, tỳ đa ra già hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, bạt xà ra ba nể, cu hê dạ, cu hê dạ ca địa bát đế hất rị đởm, tỳ đà dạ xà sân đà dạ di, kê ra dạ di, ra xoa vỏng, bà dà phạm, ấn thố na mạ tỏa.

ĐỆ TỨ HỘI

Bà già phạm, tát đát đa bác đát ra. Nam mô tý đô đế, a tất đa na ra lặc ca, ba ra bà tất phổ tra, tỳ ca tát đát đa bát đế rị, thập Phật ra, thập Phật ra, đà ra đà ra, tần đà ra tần đà ra, sân đà sân đà. Hổ hồng hổ hồng, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, phấn tra, ta ha, hê hê phấn, a mâu ca da phấn, a ba ra đề ha đa phấn, ba ra bà ra đà phấn, a tố ra tỳ đà ra ba ca phấn, tát bà đề bệ tệ phấn, tát bà na già tệ phấn, tát bà bổ đơn na tệ phấn, ca tra bổ đơn na tệ phấn, tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn, tát bà đột sáp tỷ lê hất sắc đế tệ phấn, tát bà thập bà lê tệ phấn, tát bà a bá tất ma lê tệ phấn, tát bà xá ra bà noa tệ phấn, tát bà địa đế kê tệ phấn, tát bà đát ma đà kê tệ phấn, tát bà tỳ đà da ra thệ giá lê tệ phấn, xà dạ yết ra ma độ yết ra, tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn, tỳ địa dạ giá lê tệ phấn, giả đô ra phược kỳ nể tệ phấn, bạt xà ra cu ma rị, tì đà dạ ra thệ tệ phấn, ma ha ba ra đinh dương xoa kỳ rị tệ phấn, bạt xà ra thương yết ra dạ, ba ra trượng kỳ ra xà da phấn, ma ha ca ra dạ, ma ha mạt đát rị ca noa.
Nam mô ta yết rị đa dạ phấn, tỷ sắc noa tỳ duệ phấn, bột ra ha mâu ni duệ phấn, a kỳ ni duệ phấn, ma ha yết rị duệ phấn, yết ra đàn trì duệ phấn, miệc đát rị duệ phấn, lao đát rị duệ phấn, giá văn trà duệ phấn, yết la ra đát rị duệ phấn, ca bát rị duệ phấn, a địa mục chất đa ca thi ma xá na, bà tư nể duệ phấn, diện kết chất , tát đỏa bà tỏa, mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.

ĐỆ NGŨ HỘI

Đột sắc tra chất đa, a mạt đát rị chất đa, ô xà ha ra, già bà ha ra, lô địa ra ha ra, ta bà ha ra ma xà ha ra, xà đa ha ra, thị tỷ đa ha ra, bạc lược dạ ha ra, kiền đà ha ra, bố sử ba ha ra, phả ra ha ra, bà tỏa ha ra, bác ba chất đa, đột sắc tra chất đa, lao dà ra chất đa, dược xoa yết ra ha, ra sát ta yết ra ha, bệ lệ đa yết ra ha, tỳ xá giá yết ra, bộ đa yết ra ha, cưu bàn trà yết ra ha, tất kiền đà yết ra ha, ô đát ma đà yết ra ha, xa dạ yết ra ha, a bá tất ma ra yết ra ha, trạch khê cách trà kỳ ni yết ra ha, rị Phật đế yết ra ha, xà di ca yết ra ha, xá cu ni yết ra ha, lao đà ra nan đại ca yết ra ha, a lam bà yết ra ha, kiền độ ma ni yết ra ha, thập phạt ra yên ca hê ca, trị đế dược ca, đát lệ đế dược ca, giả đột thác ca, ni đề thập phạt ra tỷ sam ma thập phạt ra, bạc để ca, tỷ đế ca thất lệ sắt mật ca ta nể bác đế ca, tát bà thập phạt ra, thất lô kiết đế, mạt đà bệ bạt lô chế kiếm, a ỷ lô kiềm, mục khê lô kiềm, yết rị đột lô kiềm, yết ra ha yết lam, yết noa du lam, đản đa du lam, hất rị dạ du lam, mạt mạ du lam, bạt rị thất bà du lam, tỷ lật sắc tra du lam, ô đà ra du lam, yết tri du lam, bạc tất đế du lam, ô lô du lam, thường già du lam, hắc tất đa du lam, bạt đà du lam, ta phòng án già bác ra trượng già du lam, bộ đa tỷ đa trà, tra kỳ ni thập bà ra, đà đột lô ca kiếm đốt lô kiết tri, bà lộ da tỳ, tát bác lô ha lăng già, du sa đát ra, ta na yết ra tỳ sa dụ ca, a kỳ ni ô đà ca, mạt ra bệ ra kiến đa ra, a ca ra mật rị đốt đát liểm bộ ca, địa lật lặc tra, tỷ rị sắc chất ca, tát bà na cu ra, tứ dẫn già tệ yết ra rị dược xoa đác ra sô, mạt ra thị phệ đế sam ta bệ sam, tất đát đa bác đát ra, ma ha bạc xà lô sắc ni sam, ma ha bác lặc trượng kỳ lam, dạ ba bột đà xá dụ xà na, biện đát lệ noa, tỳ đà da bàn đàm ca lô di, đế thủ bàn đàm ca lô di, bát ra tỳ đà bàn đàm ca lô đi đác điệc tha.
Án, a na lệ, tỳ xá đề, bệ ra bạc xà ra đà rị, bàn đà bàn đà nể, bạt xà ra bàn ni phấn. Hổ hồng, đô lô ung phấn, ta bà ha. (hết chú Lăng Nghiêm)

Năm hội thần chú trên nói đề “tánh Như Lai tạng” một cách rất kín nhiệm (pháp mật), còn kinh Lăng Nghiêm cũng nói về “tánh Như Lai tạng” mà nói một cách rất rõ ràng (pháp hiển). Bởi vì có chúng sanh nghe thuyết pháp “mật giáo” rồi tự tỏ ngộ vào chơn lý; hoặc có chúng sanh nhơn nghe nói pháp “Hiển giáo” mà tự nhận rõ được chơn lý. Thế đủ biết rằng: hoặc hiển thuyết, hoặc mật thuyết... đâu chẳng phải là phương pháp của Phật giáo hóa chúng sanh ? Ngài có đủ phương tiện bằng ba pháp luận bất khả tư nghị như thế.
Phép thần chú của Tiên Phạm thiên làm rối loạn tâm tánh của A nan, đến khi nó gặp chú Lăng Nghiêm do Hóa Phật ở trong hào quang trên đảnh đức Thế Tôn nói, thì thần chú Trời bị thần chú Phật đánh tiêu, chẳng những giải cứu được cái lụy “kiết hoặc” cho A Nan, mà cũng khiến cho nàng Ma Đăng Dà liền chứng được quả thánh thứ ba (A Na Hàm).
Bởi vì sức thần chú ác pháp tỷ như lửa của con đôm đốm, ánh sáng của thần chú thiện pháp như ngàn mặt nhựt; lửa đốm kia gặp một ngọn đèn còn không rõ sáng đặng, phương chi với nghìn mặt nhựt ư? Thế nên với thiện chú đây người tụng cũng đắc công đức bất khả tư nghị. Tức là “Sità tapatra” “Tất đát đa bát đát ra “ tên của chú “đại Phật đảnh”, dịch: “Bạch tán cái” nghĩa: Cây tàn trắng tức là chỉ cái “tạng tâm”, vì rằng: chẳng cùng họp nhau với điều vọng nhiễm, nên nói là “Bạch: Trắng”, bởi như cây tàn trắng che mát chúng sanh.
Quỷ quái các chất độc địa, tám hoạnh, chín nạn, sao tai ương, chiêm bao ác đều không nhiễm trúng tai hại gì được; chư Thiên chư Thần thường đến phù hộ. Dẫu lỡ phạm tội ngũ nghịch, tứ trọng, cũng đều được sám hối. Xa lìa các điều Ma chướng, rốt được thành đạo Phật. Hễ có cầu nguyện gì, thì tùy muốn thế nào đều kết quả thế nấy. Xin xem cuốn Lăng Nghiêm thứ 7.


Hết cuốn 1 (còn tiếp cuốn 2)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]