Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương Hải Thiền Sư ngữ lục

21/05/201312:51(Xem: 9906)
Hương Hải Thiền Sư ngữ lục

TOÀN TẬP 
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

--o0o--

PHẦN HAI

CÁC TÁC PHẨM

--o0o--

HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC


LỜI TỰA

[1a1] Mảng nghe nước Tây thiên trúc, Phật Tổ truyền đến, bắt đầu từ vua Tịnh Phạn sinh ra thái tử. Thái tử lên núi Tuyết, thành đạo gọi là Thế Tôn, diễn thuyết ba tạng kinh văn. Rồi dời đến phía đông nước Chấn đán thời vua Hiếu Minh Hoàng đế của triều Hán, đến tới đời Đường, Huyền Tráng phụng chiếu nhận theo hơn 500 năm .

Rồi lần lữa truyền đến Nam bang mà thỉ tổ Tuệ Trung được ấn chứng của Tiêu Diêu, bèn dạy đạo cho vua Trần truyền đến 5 đời thánh quân, rõ được huyền cơ của Phật pháp, thông hiểu ý sâu của hiển mật. Hoàng đế (Trần) Nhân Tông bỏ nước xuất gia đến núi Hoa yên thành tổ Điều Ngự. Từ đó, trời Phật thêm sáng, xe pháp chuyển mạnh. Từ ấy học thuật lời xưa, sách Phật rộng mở, đem dấu vết tôn thừa để lại cho đời sau, với tới cội nguồn mà lưu lại hậu thế. Kính bái viết tựa .

Cảnh Hưng năm thứ 8 vào tuổi Đinh Mão (1747) tháng 5 ngày lành .

Tự pháp soạn thuật .

HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC

……..[3a1] thối chuyển .

Một phen khác lại gây quậy. Vào sâu canh hai, môn đồ Sư bỗng thấy một con ma đến, thân dài 2 trượng, da đen đứng ở trước sân, một lúc rồi biến mất. Đến canh ba thấy một con rắn lớn đến bò quanh mình Sư, sư không thể nhúc nhích, lúc ấy tổ sư thu mình lại, dời đến trước Phật chỉ nghĩ đến sức mạnh của thần chú. Một lúc nó bỗng biến mất. Lại một phen gây quậy khác. Ban ngày bỗng nhiên mây đen nổi lên che khắp trước sân, hoá làm phong ba dữ dội, gãy cây tróc nhà, cát bay đá chạy, một lúc mới hết. Tới ba tháng lại một phen gây quậy nữa. Ban đêm núi vắng bỗng nghe [3b1] tiếng mèo kêu ước hơn một vạn con, cùng một tiếng kêu gào. Tám tháng sau, lại một phen gây quậy. Đêm vắng canh khuya, tổ sư mật niệm ngồi ngay ngắn trước bàn Phật đèn đuốc sáng choang, rực rỡ như ban ngày. Bỗng thâý ma quân trai gái vây quanh bốn phía, có đứa cầm giáo cầm mác, có đứa dắt trâu dắt ngựa dắt voi, trong lòng bụng đau không thấy đèn sáng, mắt toàn thấy ma tinh, không thấy tượng Phật. Lúc ấy, tổ sư tận lực trì chú, bí mật nhiêù cách cũng không có linh nghiệm .

Bấy giờ, tổ sư lập chí Kim cang, nghĩ tới lửa Tam muội, quyết định đốt thân mình tiêu cả [4a1] thế giới, tiêu cả thân tâm, quả nhiên thấy nghiệm. Một lúc ma cảnh đều không thấy nữa. Lại thấy ánh sáng đêm vắng núi xanh không ai biết tới. Đến sáng hôm sau trong lúc tổ sư ngẫm nghĩ, bèn bỏ trở về làng cũ là xã Bình An thượng thuộc đội thợ đóng thuyền của phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam. Tổ bảo với các người xóm giềng cũ :"Cái chỗ cù lao đó, từ lúc được mở mang đến nay, vẫn không nhờ đâu để được khai hoá, đó là đất cung ma núi ác. Việc mở đạo cũng thật là khó".

Tổ về lần lữa được một tuần, bỗng thấy một người Mán đến cầu thỉnh tổ. Tổ hỏi người đó :"Đêm đến mà cầu thỉnh ta thì nghi là có sự việc khoản khúc gì đây"[4b1]. Người Mán nói :"Một xóm làng của thần có 3 đền cũ ở núi Tiêm bút la. Một miếu là của thần Cao Các Đại Vương, một miếu là của Phục Ba đại tướng quân và một miếu là của thần Bô Bô Đại Vương. Hôm tổ sư trở về làng đến ngày thứ tư thì trong làng bỗng thấy 3 vị thần đều nhập lên người ngồi đồng cùng nói ra một lời, tự xưng là thần của 3 miếu, bàn tới việc ma tích cũ gây quậy đến mấy phen cùng hội đồng các ma quỷ yêu tinh làm phiền não và gia hại pháp sư. Ba chúng ta ngồi xem thắng bại thế nào, bỗng thâý pháp sư [5a1] biến hình biến tướng, không biết ở chỗ nào. Bọn ma rút mất. Chúng ta thấy pháp sư trai giới đạo hạnh đều trọn vẹn, nên chúng ta phục vị tôn sư kia, xin báo với làng xóm, cung nghinh tôn sư đến ở lại".

Bấy giờ những người trong làng xóm thấy việc như vậy, bèn vào xin thưa thỉnh tôn sư duyên do việc trước. Lúc ấy, tổ sư nghĩ rằng :"Bọn ma e phục, sự việc đã hiển nhiên". Cho nên sau đó tổ sư cùng đệ tử chuẩn bị thuyền buồm theo sóng lướt đến chỗ cũ ở yên. Được 8 năm mà không thấy trở ngại nào. Tổ sư thấy thần gọi quỷ giúp, cảm ứng tự nhiên, Phật pháp thịnh hành, danh thơm bủa khắp gần xa [5b1].

Một hôm, quan trấn thủ Quảng Nam là Thuần quận công có vợ bị bệnh đã lâu không khỏi, nên xin tổ sư đặc biệt đến cứu giúp. Bấy giờ tổ sư theo lời mời đến nhà, trì kinh đọc chú, bảy ngày bảy đêm phổ độ gia tiên cho đến oan khiên. Nhà quan kia bệnh hết tật giảm, yên ổn khoẻ mạnh. Vị quan có lòng tin cùng người trong nhà đều đến thọ giáo quy y, cộng được trên 50 người làm đệ tử. Từ đó, có đàn việt tín thí, khi xong việc chay nhà chùa, tín chủ đưa tổ sư trở về đến Cù lao. Đợi tới năm sau, xứ Quảng Nam có trưởng quan là tổng đốc thái giám [6a1] Hoa Lễ Hầu do trước bị bệnh đã lâu 3 năm, mắc chứng trùng cắn bụng đau, trăm thuốc chữa không khỏi, bèn từ chức trả quan mà về làng dưỡng già. Bấy giờ, trấn thủ xứ Quảng Nam là Thuần quận công có kết nghĩa cũ. Vị quan kia có đến hỏi, hai ông nói kể cho nhau về nguyên do việc bệnh. Thuần quận công trình bày cho Hoa Lễ Hầu việc vợ mình bị bệnh, không người nào cứu lành. Tôi thỉnh được nhà sư ở Cù lao, bèn gia trì kinh chú, được một tháng thì thân thể được lành yên. Cho nên xin trưởng quan lại đến chỗ ấy, thỉnh được tôn sư hành trì pháp lực, mới mong được yên chăng.

Hoa Lễ Hầu [6b1] tai nghe việc linh nghiệm, bèn tin là không dối, liền sai Thuần quận công đem quân 10 người, thuyền 1 chiếc đến chùa Cù lao, thỉnh bạch tổ sư đến dinh Hoa Lễ của Quảng Nam cứu bệnh. Sư đến chỉ một lần nhìn qua Hoa Lễ Hầu và hỏi người nguyên do của bệnh, tháng nào năm nào ngày nào. Hoa Lễ trả lời sư rằng :"Bệnh đã lâu 3 năm vô phương có thể cứu, xin sư thương xót, có phương gì để cứu vậy". Tổ sư nói :"Trưởng quan quyền cao chức trọng sinh sát đã nhiều, chỉ nhờ sức sám hối lớn, mới mong được ổn yên mà lành bệnh". Hoa Lễ nghe lời nhận việc thiết lập đàn tràng bảy ngày bảy đêm, phổ độ oan [7a1] khiên, dần dần bệnh khỏi. Đến một tháng tuần thì thân thể tráng kiện, cả dinh bà con lớn nhỏ đều xin nhận quy y được hơn 70 người .

Bấy giờ Hoa Lễ ra Thuận Hoá, vào phủ môn, chầu chúa. Lúc ấy đương nắm chính trị là Dũng quốc công, tục gọi là chúa Hiền, phán hỏi Hoa Lễ :"Thuốc nào thầy nào, ai mà có thể cứu được ngươi" Hoa Lễ phải tâu :"Thần may mắn được gặp minh sư ở núi Cù lao, tên là Minh Châu, xin mời về nhà, trì kinh đọc chú, phổ độ oan khiên, nhờ ơn Phật lực, nên mới được như cũ". Bấy giờ Dũng quốc công xuống chỉ phán Hoa Lễ Hầu mau thỉnh nhà sư [7b1] lên tới kinh đô giúp nước .

Một hôm tổ sư vâng chỉ đến triều, vào phủ môn. Chúa Hiền phán hỏi:"Sơn tăng khổ hạnh có sức tu hành, đến chỗ nhà người bệnh lành tật giảm". Dũng quốc công tức thì sai quan đón ra lập chùa trên núi Qui Kỉnh gọi là Thiền tịnh viện, để sư tại đó tụng kinh cầu chúc cho nhà vua, hộ trì mạch nước, giáo hoá thịnh hành. Có Quốc thái phu nhân quy y thọ giáo. Có ba công tử một tên Phước Mỹ, hai tên Hiệp Đức, ba tên Phước Tổ, ở nhà học đạo thờ Phật thanh tịnh. Từ đó bách quan đều đến quy y học đạo [8a1] Đồ chúng càng nhiều gồm được 79 quan, phó quan cả 100 ngoài hơn, lính trong lính ngoài quy y hơn 1200 người .

3.Ghi việc vâng dẫn đến gặp, Quảng chúa nghe lời sàm tấu, truyền Sư trở về chỗ cũ của bản quán.

Lúc ấy có thị nội giám quan là Gia quận công, nguyên quan ở xã Đoan Bái huyện Gia Định phủ Thuận An của Kinh Bắc, vâng mệnh đi đánh dẹp giặc, bại trận, bị quân Quảng Nam bắt được, đều nạp (làm tù binh) để được sống cùng ở Thuận Hoá, ban cho lương tháng ra vào trong phủ môn dạy học cho nội cung. Gia quận công thấy sư là chỗ dùng của nước [8b1] đạo đức tinh nghiêm, bèn phát tâm quy y thọ giáo học đạo, ngày đêm chuyên cần một lòng cầu pháp. Gia quận tuổi tác đã cao, lo đường sống chết, muốn được gần Sư để xin hỏi được con đường sáng mới dấn thân vào. Ngày lụn tháng qua, lần lữa kể đã lâu. Bấy giờ tha nhân ngoại đạo thấy sư việc làm tốt đẹp, bèn sinh lòng ghen ghét, ra mưu chống lại, đặt lời nói dối, đưa lời khải tâu lên quốc chúa vu cho sư là muốn trốn tránh. Ngày kia nói rằng :"Tổ sư âm mưu cùng quen biết với Gia quận công, toa rập giúp đỡ Gia quận công trở về kinh đô của Trịnh. Lúc ấy, chúa Hiền thấy lời khải tâu sinh nghi, giao cho quan tra hỏi hư thực do [9a1] đâu. Được hơn 7 ngày, lời thẳng trúng lý, chẳng dối chẳng thật, chẳng giả chẳng chân. Chúa Hiền bảo :"Sự tình này chẳng nhờ lý mà thành công được" bèn xuống chỉ phán cho sư trở về Quảng Nam xa cách kinh đô 3 ngày. Bấy giờ sư ngẫm nghĩ, bèn sinh lòng trở về làng cũ mà ngày đêm vẫn không quên, hôm sớm vẫn tơ tưởng, nghĩ nhớ vết cũ của tổ tiên, bèn chuẩn bị một chiếc thuyền lớn, đồ đệ hơn 50 người, cùng một lòng vượt biển ra đi quyết qua vạn dặm nhắm tới miền sáng mà trở về. Lúc âý nhằm tiết tháng ba mùa Xuân năm Nhâm Tuất và tổ sư tuổi đã 53 .

Thuyền đến cầu Dinh, bèn đến yết kiến quan đốc xuất Yến [9b1] quận công. Quan binh nghinh tiếp. Ở được một tháng thì có lệnh xuống. Bấy giờ chúa Trịnh là Hoằng Tổ Dương Vương (Trịnh Tạc) đương nắm quyền ngự trị, sai quan vệ tiếp Đường quận công chỉnh trang thuyền tải 5 chiếc, đi đến trấn đồn giao phó cho quan đốc xuất lãnh tôn sư đưa về hầu chúa. Sư cùng đồ đệ lớn nhỏ hơn 50 người tức tốc đến kinh, kính cẩn tâu bày sự việc. Thánh thượng xuống chỉ ra lệnh giao cho Đường quận công đem tổ sư cùng đồ đệ trở về doanh lấy làm nhà ở, ngày ngày sai quan tra hỏi cốt rõ mối manh hai nước đánh nhau. Một mặt Phụng sai quan là thị nội giám Nhượng quận công, Tài quận công, [10a1] tổng Giao, tổng Lãi, lại có Thượng thư hai quan viên, một là thượng Vĩnh, hai là thượng Lê Hy, ngày ngày tra vấn, rồi trở về phủ đợi lệnh. Một tháng chỉ tra thấy sự việc quả là đúng đắn rõ ràng. Sư chuẩn bị lời tâu lên, nói mình nguyên quán xã A?g Độ, huyện Chân Phúc, phủ Đức Quang, xứ Nghệ An. Phụng sai quan bắt người bản quán đến nhận tôn sư kia đây có thật không. Người làng bảo đúng, dân làng bày tỏ lai lịch kính cẩn tâu lên sự việc, đó là dấu vết tổ tiên của tôn sư đúng là người làng. Chúa nghe bèn triệu đến hỏi, sư dâng sách trình bày mưu lược. Lúc ấy vua trời xuống chỉ, ra lệnh ban thưởng, gia quan [10b1] bổ chức, sắc phong tôn sư chức Vu áng. Hai người đệ tử đi theo, một giữ chức Ty sứ, một giữ chức Khố sứ, lại thưởng thêm tiền xưa 300 quan, lại ban áo mão các thứ cho các môn nhân, được tin tưởng không còn hồ nghi nữa, lại cấp cho lương tháng khẩu phần tôn sư cả năm lúa là 24 lu, tiền là 36 quan, vải trắng một tấm, phiến lịch một phần. Môn đồ mỗi người lúa 12 lu, tiền 12 quan và vải, quạt, lịch v.v…. đã thành tiền lệ. Một hôm, chúa xuống chỉ phán cho tôn sư dâng sách Quảng Nam Thuận Hóa sơn thủy lộ trình. [11a1] Tôn sư vâng lệnh viết vẽ thì trong 21 ngày đã hoàn thành. Tôn sư dâng sách văn có thắng lợi trọn vẹn. Chúa Trịnh thưởng cho tiền xưa 20 quan. Đến khoảng tháng 6 đức Hoàng tổ chầu trời. Đức Chiêu tổ lên nắm quyền cai trị, xuống chỉ ra lệnh dời chỗ ở, đưa tôn sư đến trấn doãn, giao cho ở nhà thị nội giám tả tượng quan. Được 8 tháng tuần, lại trở về xứ Sơn nam thuộc quan trấn thủ thiếu bảo Tước quận công. Bấy giờ tôn sư đã 55 tuổi.

4. Ghi về việc ra ngoại cảnh, gần Trấn sở dựng viện Thiền tịnh.

[11b1] Từ khi trở về với quan trấn thủ dinh Hiến, bèn được bao đo đất thổ trạch, và ban cho được hơn 3 mẫu để dựng lập am đường 5 gian 2 chái, để thờ Phật tụng kinh, gia trì đảnh lễ, tọa thiền nhập định. Hơn 18 năm tổ sư đã thực hành đàn Chuẩn Đề hôm sớm không ngớt, mỗi ngày 3 thời. Lại chú giải các kinh bằng phương ngôn quốc ngữ :

- Giải Pháp hoa kinh 1 bộ

- Giải Kim cang kinh lý nghĩa 2 đạo

- Giải Sa di giới luật 1 quyển

- Giải Phật tổ tam kinh 3 quyển

- Giải Di Đà kinh 1 quyển

- Giải Vô lượng thọ kinh 1 quyển [12a1]

- Giải Địa Tạng kinh 3 quyển

- Giải Tâm Kinh Đại Biên 1 quyển

- Giải Tâm kinh ngũ chỉ 1 quyển

- Giải Tâm châu nhất quán 1 quyển

- Giải Chân tâm trực thuyết 1 quyển

- Giải Pháp bảo đàn kinh 6 quyển

- Giải Phổ khuyến tu hành 1 quyển

- Giải Bảng điều 1 thiên

- Soạn Cơ duyên vấn đáp tinh giải

- Soạn Lý sự dung thông 1 quyển

- Soạn Quán vô lượng thọ kinh quốc ngữ

- Soạn Cúng Phật 3 khoa

(cát, hung, tiểu)

- Soạn Cúng Dược Sư 1 khoa

- Soạn Cúng Cửu phẩm 1 khoa

[12b1] Các sách trên đây thịnh hành ở đời. Tổ sư trải qua năm tháng vào thì tọa thiền, ra thì giải kinh, trong 12 giờ, mỗi giờ đều tinh tấn.

5. Ghi về việc ra trú trì và khai sáng chùa Nguyệt đường.

Bấy giờ, tổ sư tuổi đã 70, ấy là trong năm Canh thìn lúc vua Lê Chính Hòa nắm quyền cai trị. Sư xem việc đời vô thường, rõ biết căn thân không bền, mỗi lo nghĩ chỉ một lòng dựng lập tam bảo, nhóm họp hai nhóm xuất gia và tại gia để lại giống tốt cho đời sau, đèn đèn nối nhau. Bỗng một hôm, nhân gặp [13a1] cung tần thị nội của cựu chính phủ là Nguyễn thi?gọc Hân đến bạch với tổ sư, xin tổ sư đến trụ trì chùa Nguyệt Đường đề trùng tu khai sáng chùa Phật trang nghiêm. Đức bà hội chủ nội cung ra tiền của ba dật, lại khuyên quan trấn thủ Tước quận công hỷ xả tiền xưa 10 quan, hứa cho tổ sư lên chùa Nguyệt Đường, ngày đêm trú trì, vân tập thiền đồ xa gần cùng đến. Những người xuất gia thọ giáo làm pháp tự được 70 tên thuộc hàng chữ Chân, chay trường xuống tóc, hiểu rõ kinh Phật. Còn hàng chữ Chân mà tóc dài thì nhiều không thể kể hết. Hàng thiện tín chữ Như thì số kể khôn xiết. Do thế [13b1] bèn trùng hưng thượng điện 3 gian hai chái, 4 vế 8 vần, trong có 9 chín pho tượng Phật tam thế toàn bằng vàng ròng, lại có 12 tượng, 4 thánh và 12 vị hầu, lại có 4 toà Tứ Đại Thiên Vương, mỗi toà 3 tượng toàn bằng gỗ có phủ nhũ tương. Lại có 2 tượng Thiên chúa toàn bằng gỗ thân vàng.

Lại dựng tiền đường hai toà, mỗi toà 5 gian. Bên trái có một tượng Địa Tạng bằng gỗ thân vàng. Bên phải có tượng đồng Di Lặc phủ vàng. Lại có một tượng Tề Thiên Đại Thánh bằng gỗ phủ nhũ tướng. Bên ngoài hai bên phải trái có hai tượng Hộ pháp bằng gỗ.

Lại tạo hậu đường [14a1] 2 toà, mỗi toà 5 gian. Bên trong có 18 tượng La hán bằng gỗ phủ nhũ tương. Ở giữa có tượng Phật mẫu Chuẩn Đề 3 mắt 18 tay bằng gỗ, thân vàng. Lại có 2 pho tượng thánh tăng và thổ địa. Lại có 6 tượng lục phủ thần vương bằng gỗ, toàn phủ nhũ tương 5 sắc. Tả vu hữu lang nguy nga bằng gạch đá, mỗi bên có 9 gian.

Trước bên trái có hai toà Dược Sư Nghi Đàm, bên trong có giếng trời, bên ngoài cho chạy 8 vần, trên treo tam thiên hoá Phật phạn tướng mặt vàng, ở giữa có tượng thất Phật màu đồng vàng, hai bên là 10 vị đại bồ tát và 12 Dược xoa mỗi mỗi [14b1] đều có thân bằng đồng, sắc màu vàng trang nghiêm.

Trước bên phải có 3 toà Cửu phẩm liên đài, tầng trên có lan can kép, tầng dưới cho chạy 8 vần, khúc giữa nổi hiện hoa sen 9 phẩm, phân làm 9 tầng. Mỗi tầng 8 mạch. Mỗi mạch 3 tượng. Trên, lọng báo rũ xuống. Đất mọc sen vàng. Hai bên có vẽ cảnh Tây phương, vô số các tượng thánh. Bốn góc là 4 thần vương đại hộ pháp, thân cao 8 thước, uy nghi trang nghiêm tối thắng.

Phía sau có tượng đồng Địa Tạng, lại có 3 pho tượng gỗ vàng của tam tổ. Lại có pho độc tôn Tam Giới Thiên Chúa toàn bằng vàng. Lại [15a1] có tượng Chế Thắng Hòa Diệu Đại Vương, thân vàng, mặt ngọc. Lại có hai ban hậu Phật tượng gỗ và bài vị bằng gỗ.

Bên phải phía sau lại có Đại bi đàn, một nhà, 5 gian, hai chái. Bên trong có tượng Phật dung nhan bằng vàng có 42 tay làm thành đài sen đẹp.

Lại phía đông bắc là trù oản một nhà 8 vầng 3 gian. Phía tây nam là tàng kinh một nhà 3 gian 8 vầng. Phòng tăng thì vây quanh chạy khắp các nhà bảy tòa. Lại có chính ngự một nhà 3 gian bằng gạch ngói.

Bên trong chùa bốn phía đều bằng vách gạch, có lan can cũng xây bằng gạch. Bên ngoài chùa bốn góc thành viên nối nhau, toàn bằng gạch bát xếp. Lại có nghi môn [15b1], hai bên phải trái hai tòa. Mỗi toà 3 gian trùng điệp hai lầu, để làm gác khánh gác mõ.

Lại có tổ đường hai bên, mỗi bên hai toà. Mỗi tòa 3 gian 8 vần, trùng diềm. Trong có khám thờ, giường cùng tượng tổ hai pho. Lại có bảo tháp tổ sư bên trái, cao 21 thước. Lại có bảo tháp tôn sư bên phải, cao 25 thước. Cả hai tháp đều có sư tử bằng đá hai bên.

Lại trước chùa có tam quan ngoài đường một tòa, trên dưới lầu giác 3 gian 8 vầng, toàn dùng gạch bát. Núi bên trái là gác chuông. Tầng trên tro một [16a1] hồng chung rộng 2 thước. Tầng dưới treo một đại hồng chung rộng khoảng 3 thước 5 tấc. Núi bên phải đối lại là lầu trống. Bên trong đặt một trống lớn, bề mặt rộng 3 thước. Thềm dưới lót gạch bằng phẳng.

Trước chùa bao quanh là một tường biếc có màu hoa. Bên phải và bên trái là những con đường dùng toàn gạch bát. Vườn cảnh bên trong và ngoài chùa đều trồng cây hoa quả tươi sáng, trước sau hàng hàng bày ra la liệt, trương tàng lá sum suê.

Lúc ấy, bỗng một hôm vua Lê Bảo Thái thành khẩn mời tổ lên điện vua lập đàn cầu thai 3 ngày đêm. Tổ sư than rằng : "Thái công 80 tuổi mới gặp được quan vương". Bấy giờ tổ đã 80 [18b1]. Vua hỏi đạo nói : "Trẫm nghe sư già là một vị thầy từ xa mến đức mà tới. Nguyện xin nói lời pháp âm khiến trẫm liễu ngộ". Tổ sư tâu rằng : "Thần nguyện xin bệ hạ hết lòng lắng nghe bài kệ rằng :

Về lắng nghe mình mỗi xét xem

Thẩm tra suy nghĩ, khéo trông thêm

Chớ tìm tri thức trong mơ mộng

Sẽ thấy bóng thầy trên mặt mình"

Vua Lê lại hỏi tổ : "Như thế nào là ý Phật và ý tổ". Sư đáp :

"Nhạn qua trời rộng

A?h chìm nước lạnh

Nhạn đâu có ý để dấu

Nước đâu có lòng [17a1] giữ ảnh".

Nhà vua khen tổ sư : "Tôn lão sáng suốt thật". Lại hỏi tổ :"Phật đối chúng sanh có ân đức gì đến nỗi phải bỏ vua bỏ cha, bỏ vợ bỏ con mà thờ Phật làm thầy". Tổ đáp ""Phật đối với chúng sanh ơn quá trời đất, sáng vượt trời trăng, đức hơn cha mẹ, nghĩa hơn vua tôi". Vua nói :"Trời đất nhật nguyệt có đầy đủ công của tạo hóa, cha mẹ vua tôi có đầy đủ đức của sinh thành. Sao lại bảo Phật vượt quá điều đó ư?". Tổ tâu đáp : "Trời chỉ có thể che, mà không thể chở. Đất chỉ có thể chở, mà không thể che. Mặt trời chỉ chiếu sáng ban ngày, mà không chiếu sáng [17b1] ban đêm. Mặt trăng thì sáng ban đêm, mà tối ban ngày. Cha chỉ có thể sinh, mà không thể dưỡng. Mẹ chỉ có thể dưỡng mà không thể sinh. Vua có đạo thì tôi trung. Vua vô đạo thì tôi nịnh. Đem điều đó mà suy ra thì đức của trời đất nhật nguyệt, cha mẹ vua tôi là không trọn vẹn. Đức của Phật đối với chúng sanh thì không thế. Luận về che thì bốn loài đều được che khắp. Luận về chở thì 6 đường đều chở hết. Luận về sáng thì chiếu rọi 10 phương. Luận về soi thì sáng khắp 3 cõi. Luận về từ thì vớt hết biển khổ. Luận về bi thì cứu hết u minh. Luận về thánh thì vua trong đám thánh. Luận về thần thì lục thông tự tại. Cho nên người còn người mất đều được cứu hết [18a1], kẻ sang kẻ hèn đều được dắt lên. Chỉ xin bệ hạ lưu tâm kính ngưỡng". Vua vui nói :"Ơn Phật như thế thì chẳng phải thầy không ai có thể nói được. Trẫm nguyện đem cả cuộc đời này kính ngưỡng".

Bấy giờ, tổ sư đã đến 87 tuổi, ấy là vào tháng 6 năm Giáp ngọ, may mắn gặp đức tiên vương của thánh thượng đến chơi ở chùa mình, phán hỏi tổ sư rằng :"Nhân địa do đâu". Quan phụng sai là Đức Khánh Công đến hỏi. Tổ đáp :"Rõ thấu chúa thượng rồi". Vả lại tổ sư đã trình bày lai lịch và sự việc trước sau của mình, lại vâng hầu 3 triều [ba triều : là chỉ ba triều đại của Trịnh Tạc (1653-1682), Trịnh Căn (1682-1709) và Trịnh Cương (1709-1729), chứ không phải 3 triều của nhà Lê, bởi vì Hương Hải chỉ sống dưới hai triều của vua Lê mà thôi là Lê Hy Tông (1676-1704) và Lê Dụ Tông (1705-1728)] ăn lộc quân vương ngày đã lâu. Thánh thượng hoan hỷ ban cúng trước Phật tiền xưa [18b1] 1000 quan, ngự đề thơ rằng :

"Danh lam từng trải đã hay danh

Trình độ này âu hợp chốn trình

Pháp giới chăm chăm tuyên diệu pháp

Kinh lâu rỡ rỡ diễn chân kinh

Công nhiều nhờ có công vô lượng

Thế thuận vậy nên thế hữu tình

Ngăn tục mụa hề mùi tục lụy

Lòng thiền tua kín chốn thiền khuynh"

Bỗng một hôm quan trấn thủ Tiền Hòa quân doanh quốc lão trí sĩ Ứng quận công đến tham quan Nguyệt Đường, làm bài thơ vịnh rằng :

[19a1] "Hoa xuân người ngắm tắm thiều dương

Ngày rảnh giai nhân viếng Nguyệt Đường

Tùng cỗi trước sân trương lọng thúy

Sen non ngoài cửa ngát mùi hương

Lòng băng trì ấn truyền kinh lão

Mặt sắt men tường ngắm giáo lương

Bao thứ hữu tình tuôn đổ bút

Thơ huyền thưởng thức một vài trương"

Bấy giờ quan trấn thủ thường đến hỏi đạo. Tổ sư lại có bài thơ ngợi khen tướng quan :

"Vua sáng trở về giúp vận nên

Tôn công thăm hỏi tuổi mừng thêm

Kinh luân đức hạnh tài dùng đủ

Lễ nghĩa văn chương ý đáp đền

[19b1] Ngoài trừ đạo tặc quân dân thích

Trong dưỡng trinh liên sĩ tốt bền

Quyền trấn cõi nam tên bốn bể

Khuông phò đất nước sướng muôn bên"

Hôm sau, quan quốc lão xin sư làm chay phổ độ bảy ngày đêm. Mỗi ngày trưởng quan chính minh đến dâng hương ba lần để tỏ lòng thành thắp hương dâng cúng. Một hôm rảnh, trưởng quan lại đến Nguyệt Đường gọi 3 thầy người đạo Hoa Lang cùng đến chùa Nguyệt Đường đối đàm giảng đạo với tổ sư, để xem thắng bại thế nào. Ba thầy đạo Hoa Lang, một tên Tài Giam hai tên Tài Hựu, và ba tên [20a1] Tài Chi. Trưởng quan hỏi Đạo một câu, hỏi Thích một câu. Ba thầy Đạo 3 lần im lặng. Chỉ có một mình Thích ngôn tự chẳng dứt. Trưởng quan nói : "Đạo không bằng Thích Hoa lang dối trá nói lời dụ người khiến nghiêng nhân thế. Đó gọi là đạo tà, chẳng biết nghĩa lý". Ông lại nói :"Thích nói thông chí lý, có sự có tích, pháp bảo vô biên. Từ đó biết Đạo là ngụy chẳng thực chân". Bèn liền trở về tâu tới Thánh thượng cửu trùng. Trải 8 tháng, Phụng sai quan đuổi đạo Hoa lang trở về nước họ, không được ở chỗ Hiến trấn.

Bấy giờ, Phật giáo đồ rất thịnh, chùa mỗi [20b1] ngày một nổi lên. Một hôm, trời xuân, tổ sư rảnh rang ngâm thơ :

"Ba dương mở thái chuyển đất trời

Chín chục thiều quang sắc sắc tươi

Đêm lặng gió thanh đưa móc ngọc

Ngày trong khí mát rợp mây lơi.

Non cao cây rú xinh xinh lạ

Đấy phẳng vường hoa ngát ngát hơi

Chốn chốn nghênh lành ca vạn thọ

Người người vui sướng vịnh xuân đời"

6. Ghi về việc khai thị ngộ nhập duyên lành truyền thọ ấn chứng.

Một hôm, tổ sư thị chúng :"Từ ngày tổ đến ở chùa Nguyệt Đường, lập viện Thiền [21a1] tịnh, đệ tử 10 phương cùng đến họp lại như mây, học đạo qui y v.v… Các người tên ghi khai bày mỗi tích :

Thượng tọa đệ tử quốc ban Viên Thông phương trượng hòa thượng pháp tự thiền sư Chân Lý Hiển Mật (cùng ở chùa Nguyệt Đường, hầu hạ tổ ngày đêm).

Thiền sư tự pháp Chân Tạng Mật Hạnh.

Thiền sư tự pháp Chân Chiếu Hoa Mỹ.

Thiền sư tự pháp Chân Tông Quảng Trí.

Thiền sư tự pháp Chân Quí Phổ Ứng.

Thiền sư tự pháp Chân Truyền Quang Tán.

Thiền sư tự pháp Chân Tịch Khổ Hạnh.

[21b1] Thiền sư tự pháp Chân Thành Bồ đề.

Tự pháp Chân Thường.

Tự pháp Chân Cảnh.

Tự pháp Chân Thước.

Tự pháp Chân Ý.

Tự pháp Chân Thị.

Tự pháp Chân Thuần.

Tự pháp Chân Đẳng.

Tự pháp Chân Bình.

Tự pháp Chân Pháp.

Tự pháp Chân Quảng.

Tự pháp Chân Trí.

Tự pháp Chân Bảo.

Tự pháp Chân Thường.

Tự pháp Chân Đông.

Tự pháp Chân Dung.

Tự pháp Chân Quả.

Tự pháp Chân Viên.

Tự pháp Chân Kinh.

Tự pháp Chân Tình.

Tự pháp Chân Quang.

Hàng chữ Chân, người đắc pháp có 70 tên. Trên đây chỉ lược lấy những người lớn, là những pháp tử nối lửa truyền đèn.

Lại tính [22a1] hàng chữ Như là những cháu thiền nối tiếp sau :

Hương hoả kế tự Tăng lục ty tăng thống chính tông Hoà thượng, pháp tự Như Nguyệt hiệu Hoa Quang (trú trì bản tự).

Sơn tăng pháp tự Như Tâm.

Tăng phó pháp tự Như Túc.

Pháp tự Như Khoảng.

Tăng phó pháp tự Như Nhật (cúng một bảng gỗ).

Nội Đàm pháp tự Như Đài (cúng một bảng gỗ).

Pháp tự Như bảo

Tăng chính pháp tự Như Sơn.

Tăng phó pháp tự Như Thừa.

Pháp tự Như Công.

Tăng phó pháp tự Như Thuyên.

Hữu công pháp tự Như Huyền.

Pháp tự Như Nhẫn.

Tăng thống pháp tự Như Toàn.

Hữu công pháp tự Như Biền.

Pháp tự Như Đề.

[22b1] Tăng chính pháp tự Như Viên (cúng một bảng gỗ).

Pháp tự Như Kiên (cúng một bảng gỗ).

Pháp tự Như Phái.

Pháp tự Như Mật (cúng một bảng gỗ).

Tăng phó pháp tự Như Cảnh.

Pháp tự Như Hải.

Pháp tự Như Khanh.

Pháp tự Như Nghiệm (cúng một bảng gỗ).

Trên đây là hàng chữ Như gồm hơn 200 người, nhưng đây chỉ lược lấy 24 người, hoặc có công với chùa, hoặc cósách mệnh của triều đình.

Đến hàng chắt thiền chính phái phụng hầu nội đàn có :

Tăng thống tên chữ Tính Thanh (cúng 3 bảng gỗ).

Nội đàn tên chữ Tính Liễn.

Tên chữ Tính Kế.

Đạm Hạnh tên chữ Tính Khả (cúng một bảng gỗ).

Nội đàn tên chữ Tính Lâm.

Tên chữ Tính Duệ (cúng tiền 2 quan).

Tên chữ Tính Thước.

Nội đàn tên chữ Tính Tường.

Tên chữ Tính mẫn.

[23a1] Tên chữ Tính Nhu.

Tính Đỉnh.

Tính Bạch.

Tính A?h.

Tính Trác.

Tên chữ Tính Đức (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Tính Trí (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Tính Lăng (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Tính Năng (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Tính Tiếp (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Tính Phụng (cúng một quan).

Tăng phó tên chữ Tính Xán (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Tính Tuyên (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Như Liêu (cúng một tờ).

Tăng chính tên chữ Tính Hằng (cúng một bảng gỗ).

Tăng phó tên chữ Hải Bồi (cúng một bảng gỗ).

Tăng phó tên chữ Hải Triều (cúng một bảng gỗ).

Huyền Thiện tham vấn tên chữ Tính Không (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Hải Đường (cúng một tờ).

Nguyễn Nhu tên chữ Hải Nhã (cúng một tờ).

Hải Đồng (cúng một bảng gỗ).

Tên chữ Như Khôi (cúng một bảng gỗ).

Liễu Tiên pháp tự Như Hạnh (cúng một tờ).

Nội đàn tên chữ cũ Tính Viên (cúng một tờ).

Tên chữ Hải Diên (cúng một bảng gỗ).

Nội đàn tên chữ Hải Lịch, tên chữ Hải Khoát (cúng một bảng gỗ).

Phụng thị hạ đàn tên chữ Hải Liêm, tên chữ Hải Trung (cúng một bảng gỗ).

[23b1] Còn như hàng chữ Tính, thì cành lá rất nhiều, không biết hết số lượng. Đến hàng chữ Hải nối đèn từ Hải Đạm ở Nguyệt Đường trở xuống đến hàng chữ Tịch Chiếu Phổ Thông, thì số lượng kể không hết. Lại có ni cô từ nhỏ vào đạo, giới hạnh tinh nghiêm hơn 30 tên. Ưu bà tắc, ưu bà di, thiện nam tín nữ, ngàn con muôn cháu, cùng qui về mạch đạo.

Một hôm, tổ sư thuật kệ thị chúng bằng bài kệ Ngộ liễu :

Hiểu không, không hiểu, không không hiểu,

Hiểu hiểu, không không, không chẳng không,

Muốn biết chẳng không tin tức tốt,

Lang bang chỉ ở hiên này xong (5)

Lại có kệ :

Sư tử trong hang sư tử,

Chiên đàn trong núi chiên đàn,

[24a1] Một mình nhờ có đất trời rộng,

Muôn việc không lo ngày tháng rong (6)

Lại có kệ :

Rồng khi được nước, thêm thanh thế,

Cọp lúc gặp non, lớn vuốt nanh,

Người về nước lớn, hay rằng quí,

Nước đến Tiêu tương, một dạng thanh (7)

Lại có kệ :

Chầu bắc trên trời hết thảy sao,

Tuôn đông cõi thế mọi sông rào,

Lông rùa cạo sạch lưng trâu sắt,

Sừng thỏ cách luôn eo gái xao.

[24b1] Dạ xoa la sát vừa đầu cúi,

Ngục tốt ngưu đầu lại múa sào (8)

Lại có kệ :

Hoặc sai hoặc đúng, người đâu biết,

Làm ngược làm xuôi, trời chẳng lần,

Gia gia người hát cách trong núi,

Phách tám, sáo hồ nhận tưởng lầm (9)

Thượng tọa thị chúng rằng :"Có một người một đời làm thiện. Có một người một đời làm ác. Người làm thiện một hôm phạm phải giới không cho mà lấy. Người tạo ác một niệm hiểu rõ tự tâm. Người làm lành phạm giới không cho mà lấy, liền bị gọi [25a1] là giặc. Người làm ác hiểu rõ tự tâm liền được gọi là Phật. Hai người cùng đến chốn Vân môn, bám một người nào là bám thiện khước ác, bám người nào là bám giặc mà chối Phật. Bám người ác mà khước người thiện ấy là sợ ác mà khi thiện. Nếu cùng bám cả hai người thì Phật và giặc không phân biệt được. Nếu cả hai người đều không thiện, thì thiện ác không rõ. Nếu quyết định chỉ Phật là người ác thì mang lấy tội báng Phật, vào địa ngục nhanh chóng như tên bay. Nếu chỉ (giặc) là người thiện, thì chưa có người thiện mà đã có người làm giặc" (V1).

Lại có kệ :

[25b1] Vợ mới cưỡi lừa bố chồng dắt,

Bước lần theo bước chẳng cầm roi,

Về đến nhà sang người chẳng biết,

Từ nay cửa trước biếng ra chơi (10)

Lại có tụng :

Phu tử đâu biết chữ,

Đạt Ma chẳng hiểu thiền,

Huyền Sa không lời ấy,

[Huyền Sa : tức thiền sư Huyền Sa Sư Bị (835-908), đệ tử của Phù Dung Linh Huấn thuộc phái thiền Thanh Nguyên Hạnh Tư]

Rất đừng nhảm nhí truyền (11)

Lại có tụng :

Tìm đâu nên dò vết,

Học đạo phỏng vô tâm.

[26a1] Vết còn, trâu hẳn có,

Vô tâm, đạo dễ tìm (12)

Lại có tụng :

Sinh từ đâu mà tới,

Đến đâu khi chết rồi,

Biết được nơi tới đến,

Học đạo xứng danh người (13)

Một hôm, tổ rảnh rang ngâm chơi hai bài kệ, để dặn dò người tại gia. Bài kệ rằng :

Phố thành chơi dạo, ở chùa chiền

Ứng biến tùy cơ mỗi tự nhiên.

Cửa đón trăng vào thiền chõng ngọt

Thông reo gió thổi khách giấc yên

Lâu đài sắc [26b1] sáng càng thêm sáng

Chuông trống tiếng đưa tiếng mỗi truyền

Ba giáo xưa nay cùng một thể

Theo thì sao lẽ có nghiêng bên (14)

Lại có kệ :

Bát nhã rừng thường thượng sĩ thăm

Ở đời chẳng nhuốm, rõ thiền tâm

Liêm khê, Trình thị thông cao kiến

Tô tử, Hàn văn hiểu diệu âm.

Muôn trạng bao la xa dễ hiểu

Một bầu tạo hóa kín khôn tìm.

Nguồn nho bát ngát lên thêm rộng

Biển Phật mênh mông xuống sâu lần (15)

[27a1] Lại một hôm, nhân đàm thị chúng : "Muốn tìm thấy Phật, thì chỉ cần biết chúng sinh. Chỉ vì chúng sinh lầm Phật, chứ không phải Phật lầm chúng sinh. Tính mình nếu hiểu thì chúng sinh là Phật. tính mình nếu lầm thì Phật là chúng sinh. Tính mình bình đẳng thì chúng sinh là Phật. Tính mình vạy tà, thì Phật là chúng sinh. Tâm ta tự có Phật. Phật mình là chân Phật. Tự mình nếu không tâm Phật thì chỗ nào tìm được chân Phật. Cho nên kinh dạy tâm sinh mọi thứ pháp sinh, tâm diệt thì mọi pháp diệt. Phàm phu tức là Phật, phiền não tức là bồ đề [27b1]. Niệm trước mà lầm tức là phàm phu, niệm sau mà ngộ tức là ngộ. Niệm trước mà mắc vào cảnh tức là phiền não. Niệm sau mà rời cảnh tức là bồ đề" (V2)

Lại nói : " Tự thể của chân tâm, chẳng phải chúng ta có thể nói được. Nó trong như hư không vô tận. Nó sáng như gương sạch tròn soi. Chê khen chẳng tới, nghĩa lý khó thông. Không thể đem chỗ hữu vô mà vét hết dấu u huyền của nó. Không thể đem lời nói trí thức mà bàn thể nhiệm mầu của nó. Chỉ có người đi vào nó, chỉ tại lòng mình biết, Như giã muôn thứ để làm hương, đốt một hạt bụi là đã đủ mọi mùi thơm. Như vào [28a1] biển lớn mà tắm gội, vúc một hạt nhỏ là đã dùng hết cả trăm sông" (V3)

Lại nói : "Nguồn chân trong vắng. Biển giác trong thanh. Dứt mọi mối danh tướng, chẳng dấu vết năng sở. Tối sơ không hiểu, bỗng dấy động tâm. Nhân sáng mới có soi, theo soi mới dựng nên đối tượng. Cho nên nói : chúng sinh như gương hiện bóng, chóng dấy căn thân, từ đó mất chân thất tính. Chấp tướng theo danh, chứa nhóm tịnh trần, kết nối sóng thức, khóa chân giác mà mơ mộng đêm trường, chìm mê trong 3 cõi, bịt mắt trí mà quạng quờ đường tối, lăn lóc ở 9 nơi. Hướng vào cảnh chẳng dời [28b1] mà luống chịu luân hồi, mắc trong phép chẳng thoát mà tự chịu cột trói. Như tằm xuân làm kén, như đóm thu lao đèn. Đem tơ vọng tưởng của hai kiến mà buộc lấy nghiệp chất của khổ thân, dùng cánh tham ái của vô minh mà vác lấy xe lửa của sinh tử. Lại có đám gốc tà giống ngoại, tiểu trí quyền cơ, chẳng hiểu bình nguyên của sinh tử, chẳng biết gốc thấy của ngã nhân, chỉ muốn ép lời bài báng, phá tướng bẻ đời. Tuy bảo rằng nếm mùi tịnh, lặng hiểu không, mà chẳng hay mình vùi chân lý, cự giác ngộ. Giống như kẻ chẳng rõ được nét đỏ xanh trong mắt mình, mà chỉ muốn dập tắt ánh kép trên cây đèn, chẳng [29a1] rõ hết thân huyễn của thức nội mà luống tránh bóng giả của mặt trời. Đó là mệt mình nhọc trí, mất sức tốn công, chẳng khác đổ nước giúp băng, chụm củi thêm lửa. Chúng há biết ánh kép là tại màu xanh, bóng giả là theo thân chúng, trừ mắt bệnh thì ánh kép tự tiêu, bỏ thân huyễn thì bóng giả sẽ diệt. Nếu hay soi rọi về mình, bỏ cảnh quán tâm thì mắt Phật sáng rõ mà bóng nghiệp tiêu trơn, pháp thân hiện ra mà vết trần dứt tuyệt. Đem kiếm trí của tự giác mà mở lấy ngọc tâm bị trói chặt ở trong, dùng gươm tuệ của một niệm mà chặt đứt lưới kiến tại cõi đời tạm bợ. Đấy thực là ý chỉ của việc thấu tới [29b1] tâm mình, và lời nói của việc với đến thức lý". (V4)

Lại nói : "Trí năng chiếu vốn không. Cảnh sở duyên cũng vắng. Vắng mà chẳng vắng, bởi người không thể vắng. Chiếu mà không chiếu bởi cảnh không chỗ chiếu. Cảnh và trí đều vắng thì tâm ý an nhiên. Đó mới là đường lối cốt yếu của việc trở về nguồn. (V5)

Lại nói : "vắng lặng sinh vô ký. Tỉnh táo sinh loạn tưởng. Vắng lặng tuy có thể trị loạn tưởng nhưng lại sinh ra vô ký. Tỉnh táo tuy có thể trị được vô ký nhưng lại sinh ra loạn tưởng. Cho nên nói : Tỉnh tỉnh, vắng vắng mà vô ký thì chẳng phải là vắng vắng. Vắng vắng, [30a1] tỉnh tỉnh mà loạn tưởng thì chẳng phải là tỉnh tỉnh". (V6)

Lại nói : "Người phàm phần nhiều vì sự mà ngại lý, vì cảnh mà ngại tâm, thường muốn trốn cảnh để an tâm, bỏ sự mà giữ lý. Họ chẳng biết đó là tâm ngại cảnh, lý ngại sự. Chỉ khi khiến cho tâm không thì cảnh tự nó không, lý lặng thì sự tự nó lặng, chớ làm đảo ngược tự tâm mình". (V7)

Lại nói :

Thân dối đến gương soi bóng,

Bóng cùng thân dối chẳng sai.

Chỉ muốn bỏ bóng giữ dối,

Thân giả vốn nó chẳng hay.

Thân vốn cùng bóng chẳng khác,

Không được một có một không,

Nếu muốn giữ một bỏ một,

[30b1] Mãi xa chân lý muôn trùng.

Nếu lạighét phàmyêu thánh,

Biển cả sanh tử nổi trôi.

Phiền não do tâm mà có,

Không tâm phiền não đâu nơi.

Chẳng nhập phân biệt tướng thủ,

Tự nhiên đắc đạo phút giây. (16)

Lại nói :

Biết được báu trong áo,

Vô minh say tỉnh liền,

Trăm xác tuy tan nát,

Một vật mãi giữ linh.

Biết cảnh chẳng phải thể,

Thần châu đâu định hình,

Ngộ thì ba thân Phật,

Mê si muôn quyển kinh.

Ở tâm, tâm đo được,

Qua tay, tay khôn minh.

Võng tượng trước trời đất,

Huyền tuyền tự mông mênh.

Nguyên sạch đâu cần lọc,

Vốn cứng [31a1] chẳng trui rèn.

Trời mai sáng bàng bạc,

Sao sớm ánh lung linh.

Sáng lành tuôn chẳng mất,

Chân khí đụng lại sinh.

Hang hóc soi chiếu khắp,

Cõi pháp bao sáng tinh,

Hiểu lời chẳng nhờ lưỡi,

Nói được đâu phải thanh.

Hết bờ càng rộng rãi,

Không ngăn thảy trống bình.

Thấy trăng đâu xem ngón,

Về nhà hết hỏi đàng.

Biết tâm, tâm là Phật,

Phật đâu lại có thành. (17)

Lại nói : "Pháp thân vô tướng không thể đem âm thanh mà tìm. Đạo mầu không lời, không thể đem văn tự mà hiểu. Giả như vượt Phật siêu tổ, cũng còn rơi vào bậc cấp. [31b1] Dẫu cho nói diệu bàn huyền, rốt cuộc cũng mắc vào răng lưỡi. Chỉ cần phải công huân không phạm, bóng vết chẳng lưu, cây khô hang lạnh, lại không thấm chút ấm tươi. Người huyễn ngựa cây, tình thức đều trống vắng, mới hay thọc tay vào chợ, thân chuyển các loài. Há chẳng từng nói :

Vô lậu nước kia lưu chẳng ở

Lại tìm ổ khói cát lạnh nằm". (V8)

Lại nói : "Nếu đem biết mà biết sự vắng lặng, thì đó chẳng phải là cái biết vô duyên, giống như tay cầm cây như ý thì chẳng phải tay không có cây như ý. Nếu đem cái tự biết mà biết, thì cũng chẳng phải cái biết vô duyên, giống như tay tự nắm lại thì chẳng phải là tay không nắm lại. Cũng chẳng phải biết vắng lặng là vắng lặng, cũng [32a1] chẳng phải biết biết là biết, không thể vì vậy mà không biết. Tự tánh rõ vậy nên không giống với gỗ đá. Tay không cầm cây như ý, cũng không tự nắm lại, thì không thể vì vậy mà không tay, vì tay đã mặc nhiên có, nên không giống với sừng thỏ. Thời gian trước không có phiền não có thể bỏ. Thời gian giữa không có tự tính có thể giữ. Thời gian sau không có Phật có thể thành, đó gọi là 3 thời gian đã cắt đứt. Đó gọi là 3 nghiệp đã mát mẻ". (V9)

Lại nói :"Ta một khi đã nêu tâm lên, thì nó thuộc về quá khứ. Tâm ta chưa dấy lên mới gọi là vị lai. Chẳng phải tâm vị lai tức là tâm quá khứ, tâm hiện tại lại ở [32b1] nơi nào. Kẻ học biết mỗi ý niệm vừa dấy thì rõ ràng không thể nắm được, đó gọi là quá khứ Phật. Quá khứ không có, vị lai cũng không , đó là vị lai Phật. Liền nay, niệm niệm không dừng, đó là hiện tại Phật. Niệm niệm tương ưng, tức niệm niệm thành Phật, đó là pháp môn phương tiện tối sơ".(V10)

Lại nói :"Lúc mặt trời lên, sáng khắp cả thiên hạ, thì hư không chưa từng sáng. Lúc mặt trời lặn, tối khắp cả thiên hạ, thì hư không chưa từng tối. Cảnh sáng tối tự chúng xâm đoạt lẫn nhau, còn tính hư không thì rỗng không tự nhiên. Tâm Phật và chúng sinh [33a1] cũng như vậy. Nếu quán Phật mà dấy lên cái tướng quang minh thanh tịnh, và quán chúng sinh mà dấy lên cái tướng tối tăm ô trọc thì trải hằng hà sa kiếp, rốt cuộc cũng không chứng được bồ đề".(V11)

Lại nói :"Ba đời các Đức Phật hết thảy ở tại trong thân của chính mình. Nhân vì tập khí làm tối tăm, cảnh vật làm xoay chuyển bèn tự lầm lạc đó thôi. Nếu đối với tâm mà vô tâm thì đó là Phật quá khứ. Nếu mình lặng vắng bất động, thì đó là Phật vị lai. Nếu tùy cơ ứng vật, thì đó là Phật hiện tại. Nếu thanh tịnh không nhiễm, thì đó là Phật ly cấu. Nếu ra vào không trở ngại, thì đó là Phật thần thông. Chỗ nào cũng thoải mái, đó là Phật tự tại.[33b1] Nếu nhất tâm không tối, đó là Phật quang minh. Nếu niệm đạo kiên cố, đó là Phật bất hoại. Phật biến hoá nhiều cách, chỉ là một sự thật mà thôi".(V12)

Lại nói :"Diễn Nhã Đạt Đa giữ bóng quên đầu. Há chẳng phải vác đầu mà đi tìm đầu sao? Chính lúc mê, thì đâu cũng không mất. Đến khi ngộ rồi cũng không vì thế mà được. Vì sao thế? Người mê, thì gọi là mất, người ngộ thì gọi là được. Được và mất là ở tại con người, có liên quan gì đến động và tĩnh".(V13)

Lại nói :"Chí đạo vốn ở tâm mình. Tâm pháp vốn ở vô trụ. Tâm thể vô trụ [34a1] tính tướng vắng lặng, chẳng phải có chẳng phải không, không sinh không diệt. Tìm nó thì chẳng được, bỏ nó cũng chẳng rời. Mê hiện lượng hoặc khổ rối lên. Ngộ chân tính sáng rộng thấu triệt. Tuy tức tâm tức Phật, chỉ người chứng mới biết. Nhưng có chứng có tri, thì mặt trời trí tuệ bị chìm mất vào nơi đất hữu. Nếu không soi không ngộ, thì mây ám che khuất cửa không. Chỉ một niệm không sinh, thì thời gian trước sau cắt đứt, chiếu thể độc lập, vật ta như nhiên. Mê và ngộ còn dựa vào chân và vọng đối nhau. Nếu tìm chân bỏ vọng thì cũng như bỏ bóng làm nhọc hình.[34b1] Nếu hiểu vọng là chơn, thì giống như chỗ có im thì bóng dứt. Nếu vô tâm mà soi vọng, thì ý vọng đều bỏ. Nếu tuỳ lúc mà lặng biết, thì mọi hạnh đều dấy lên. Vì thế, hiểu tịch là không tịch, biết thiệt là không biết, vì biết và lặng là một tâm không hai, hiểu lẽ màu của không và hữu cùng dung hợp. Chẳng trụ chẳng trước, chẳng nhiếp chẳng thu, phải trái đều quên, năng và sở thảy dứt. Khi sự dứt này cũng vắng lặng, thì bát nhã hiện tiền, tâm tâm làm Phật, không một tâm nào là chẳng phải tâm Phật. Chốn chốn thành đạo, chẳng phải một cõi trần nào mà chẳng phải nước Phật, cho nên chân và vọng, vật và ta, nêu một mà thu hết [35a1], tâm Phật và chúng sanh đều cùng về một chỗ. Cho nên biết mê thì con người tuỳ theo các pháp, mà các pháp thì muôn khác nên con người không giống nhau. Còn ngộ thì pháp tùy theo con người, người người nhất trí mà dung hợp được muôn cảnh. Lời hết nghĩ dứt, thì quả nào nhân nào nữa. Thể vốn vắng lặng, thì ai giống ai khác. Chỉ quên mang sự trống sáng, tiêu và tức dung hợp nhau, thì nó cũng như bóng trăng xuyên nước, tuy dối mà có thể thấy. Vô tâm soi cảnh tượng thì sáng rọi mà vẫn thường rỗng không".[14]

Cứ đạo mà bàn thì nói cũng không được, im cũng không được. Dù nói và im [35b1] đều quên, cũng không ăn nhằm nhau. Vì sao? Phật xưa quang minh, tiên đức phong nhã, mỗi mỗi từ trong vô dục, vô y mà phát hiện. Hoặc có lúc một mình ngất ngểu nổi lên, mà rốt cuộc không thể nổi. Hoặc có lúc hàm dung hỗn hợp, rõ không chỗ thấy, mà rốt cuộc không định chắc vào một chỗ, cũng không cột nối vào hai đầu. Không đúng, không phải không đúng. Không sai, không phải không sai. Được cũng không có chỗ được. Mất cũng không có chỗ mất. Không từng vượt cách tơ hào. Không từng dời đổi tơ tóc. Sáng tỏ đường xưa, không thuộc huyền vi, thấy mặt dơ lên, thoáng chốc liền qua. Không ở ngôi chính, há rớt [36a1] đường tà. Không đi đại lộ, sao lọt hẻm nhỏ, quay đầu không gặp, đụng mắt không thấy. Một niệm trông khắp, bỗng nhiên trống vắng. Điểm tông yếu này, ngàn thánh không truyền. Nhắm thẳng biết rõ thì siêu vượt ngay tại chỗ. Thế mới biết sạch sành sanh ở đâu là dễ, rõ rành rành ở đâu lại khó. Nếu thế, tay chân phận mình vứt đi, không thu mà không đến, mỗi mỗi toả sáng hiện lành, mỗi mỗi xoá vết dứt dâú, căn cơ rõ chẳng dừng, nói năng không thể lộ, triệt để nắm chặt không hở, khắp mình đánh không nát. Rốt ráo, nó là cái gì, [36a1] được cái linh thông gì, được cái kỳ lại gì? Này, quý thầy, đừng đòi biết mặt mũi nó, không cần đặt tên chữ nó, cũng đừng tìm nơi nó ở. Vì sao? Nó không có chỗ ở, nó không có tên chữ, nó không có mặt mũi. Mới dấy lên ý niệm truy tìm thì đã cách xa mười đời năm kiếp. Chẳng bằng để cho nó tự do, cần đi thì đi, cần ở thì ở, tức là thiên nhiên mà chẳng phải thiên nhiên, tức là như như mà chẳng phải như như, tức là trống vắng mà chẳng phải trống vắng, tức là bại hoại mà chẳng phải bại hoại. Nó không tham sống, không sợ chết, không cầu Phật, không sợ ma, không cùng bồ đề gặp gỡ, không [37a1] cùng phiền não ở chung, không nhận một pháp, không ghét một pháp, không có mặt, cũng chẳng không có mặt, không rời bỏ, cũng chẳng không rời bỏ. Nếu có thể thấy được như vậy thì Đức Thích Ca là tự đức Thích Ca, đức Đạt Mạ là tự đức Đạt Mạ. (V15)

Lại nói :"Tám vạn bốn ngàn pháp môn ba la mật, pháp môn nào cũng mở rộng ba ngàn đại thiên vi trần các đức Phật. Phật Phật thuyết pháp, không nói có, không nói không, không nói chẳng có chẳng không, không nói cũng có cũng không. Vì sao?

Rời bốn cú, dứt trăm sai

Gặp nhau đưa mắt ít người hay

Hôm qua sương gió [37b1] tin tức lậu

Cành buốt như xưa điểm đoá mai (18)

Lại một hôm tổ sư thong thả ngâm bài kệ thị chúng :

Hết thảy vô tâm, tự tính giới

Hết thảy vô ngại, tự tính tuệ

Không thêm không bớt tự kim cương

Thân đến thân đi vốn tam muội (19)

Lại có kệ :

Chẳng thâý một pháp, còn không thấy

Rất giống mặt trời, mây che đến

Chẳng biết một pháp, giữ biết suông

Lại như hư không, lóe chớp điện

Thoáng chốc thấy biết ấy nổi lên

Nhận lầm sao từng hiểu phương tiện

[38a1] Ngươi nên một niệm tự biết sai

Chính mình sáng thiêng thường hiển hiện (20)

Lại có kệ :

Thấy, nghe, biết, hiểu không chướng ngại

Tiếng, hương, mùi, xúc thường tam muội

Như chim giữa trời chỉ tự bay

Chẳng thủ, chẳng xả, chẳng tăng ái

Nếu hay ứng xử vốn vô tâm

Mới được tên là Quán Tự Tại (21)

Lại có kệ :

Vượn lẻ gọi rơi trăng giữa lèn

Khách quê ngâm hết cả đèn đêm

Cảnh này lúc ấy ai hay được

Mây trắng nơi sâu sư tọa thiền (22)

Lại có kệ :

Hết học vô vi khỏe đạo nhân

Chẳng trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân

[38b1] Vô minh thật tính tức Phật tính

Huyễn hoá thân không, ấy pháp thân (23)

Thân pháp hiểu rồi không một vật

Bản nguyên tự tính thiên chân Phật

Năm ấm mây trôi suông đến đi

Ba độc bọt xao dối lặn mọc (24)

Lại có kệ :

Hiểu tâm dung dị khó dứt tâm

Dứt được nguồn tâm, đâu cũng nhàn

Sao đêm chuyển đổi, trời mong sáng

Mây trắng như xưa, che núi xanh (25)

Lại có kệ :

Người ngu trừ cảnh chẳng trừ tâm

Kẻ trí trừ tâm không dứt cảnh

Đâu hay tâm cảnh vốn như như

Đụng mắt gặp duyên thường trấn định (26)

[39a1] lại nói :

Một lá thuyền con dạt bập bồng

Múa chèo đưa mái khác cung thương

Núi mây trăng nước đều quên hết

Hơn được Trang Chu một mộng trường (27)

Lại có kệ :

Nam đài ngồi lặng một lò hương

Quên hết muôn lo cả buổi thường,

Nào phải dứt lòng trừ vọng tưởng,

Chỉ nhờ vô sự phá tư lương (28)

Lại có kệ :

Trúc gầy thông lớn ngát sương xanh,

Trăng nhạt gió đưa mát nhẹ lành

Ai ở Nguyên tây, trời mới biết

Mỗi ngày chuông vắng tiễn chiều nhanh (29)

Lại có kệ :

Nằm mộng đâu hay mộng thực hư

Tỉnh rồi mới biết mộng trong mơ

[39b1] Lúc mê thật giống sự trong mộng

Lại tựa thức rồi khi hiểu ư. (30)

Lại có kệ :

Cây khô trước núi lẫn nhiều đường

Đến đấy người đi thảy ngại ngùng

Giữa tuyết cò xen màu há giống

Trên lau trăng sáng sắc đâu chung

Hiểu rồi, hiểu hiểu, không nơi hiểu

Huyền tới, huyền huyền cũng phải lòng

Niềm nở khúc huyền nên hãy hát

Giữa trời trăng sáng được lung linh. (31)

Lại có kệ :

Ngồi rảnh mờ mờ thánh biết đâu

Dẫu lời không vật sánh y sao

Trong mây người đá đem khua bảng,

Đáy nước gái săng sáo thổi chào

[40a1] Nếu bảo không nghe y chửa hiểu

Muốn tìm điệu nó bạn nghi nao,

Nhắn ngài xướng họa nên vần họa

Đừng hỏi cung thương trúc với tơ. (32)

Lại có kệ :

Phơn phớt đào hồng mưa nhẹ buông,

Xanh lơ tơ liễu gió đưa suông,

Phơi hình đá lạ chòm mây trắng

Nước biếc cây xanh già nắng trong. (33)

Lại có kệ :

Một nhảy nhảy qua bốn biển to,

Một xô xô đổ cả non Tu

Trong ngôi Phật tổ lưu đâu ở

Lại thổi sáo chài đỗ vũng Rô.(34)

Lại có kệ :

Việc hay từng đống chất lên rồi,

Làm lụng gầy ra chẳng phải ai,

[40b1] Lá rú vàng rơi sông đẩy mạnh

Mây hang trắng vắt gió đưa lui

Nhạn run một tiếng lòng rời rã

Chuông sớm vừa khua núi dội rồi

Qua đó Bạch dương người lại có

Suốt đêm lò lạnh gạt than nguôi. (35)

Lại có kệ :

Rõ vọng về chân, muôn lụy không,

Hà sa phàm thánh vốn xưa chung,

Mê rồi thảy giống ngài xông lửa,

Hiểu tới mới như hạc xổ lồng

Ngàn suối nước in trăng một bóng,

Bốn mùa gió thổi tiếng cây thông

Đất lòng lặng lẽ lòng nên hợp

Mới biết bình sinh ngủ giấc nồng. (36)

[41a1] Lại có kệ :

Tâm pháp quên phăng, vọng tưởng còn,

Sắc trần chẳng khác, vẫn trầm thêm,

Xuân qua chim lại không bay đến,

Nào biết ai là kẻ ở am. (37)

Lại có kệ :

Tạng thân đâu vết lại đâu che

Thoát thể đâu nương chốn xí này

Gương cũ chẳng mài mà tự chiếu

Nắng thu ướt đẫm khói sương vây. (38)

Lại có kệ :

Quang minh lặng chiếu khắp hà sa,

Phàm thánh hàm linh vẫn một nhà,

Một niệm không sinh toàn thể hiện,

Sáu căn xẩy động phủ mây qua

Đoạn trừ phiền não, thêm mắc bệnh,

Tìm đến chân như, thảy lại tà

[41b1] Tùy thuận mọi duyên không quản ngại,

Niết bàn sinh tử tựa không hoa. (39)

Lại có kệ :

Cảnh duyên không xấu tốt,

Xấu tốt nổi do lòng,

Lòng nếu không ép gọi,

Tình bậy chỗ nào rong

Tình bậy đã không dấy,

Biết khắp thảy lòng chân. (40)

Lại có kệ :

Niệm tưởng xưa nay huyễn,

Chân tính chẳng đầu đuôi

Nếu hiểu được ý ấy,

Sóng lớn tự nhiên thôi. (41)

Lại có kệ :

Thấy đạo mới tu đạo,

Không thấy, tu cái gì

[42a1] Tính đạo như hư không

Xem khắp người tu đạo,

Gạt lửa tìm bọt trôi

Chỉ cần xem trò rối,

Dây đứt, đứng hết thôi. (42)

Lại có kệ :

Tìm chân, chân không tướng

Xét vọng, vọng chẳng hình

Ngó lại, tâm tìm xét,

Biết tâm cũng giả danh. (43)

Lại có kệ :

Thiện đã từ tâm sinh,

A? há rời tâm có,

Thiệc ác thảy ngoại duyên,

Đối tâm thật chẳng có. [42b1]

Bỏ ác đưa về đâu,

Lấy thiện khiến ai ngó,

Thương thay người nhị kiến,

Theo duyên chạy đây đó.

Nếu hiểu vốn vô tâm

Lỗi xưa mới hối nó. (44)

Lại có kệ :

Có vật trước trời đất,

Không hình vốn vắng teo,

Hay làm chủ muôn thứ,

Bốn mùa tàn chẳng theo. (45)

Lại có kệ :

Tay không vác cây bừa,

Đi bộ cưỡi lấy trâu,

Trên cầu người qua bước,

Cầu trôi nước trôi đâu. (46)

[43a1] Lại có kệ :

Đêm đêm ôm Phật ngủ,

Sáng sáng dậy cùng Ngài,

Đứng ngồi theo nhau giữ,

Nói im cùng chỗ ngơi

Tóc tơ chẳng rời bước,

Tương tợ bóng hình ai

Phật đến đâu muốn biết,

Chỉ tiếng nói ấy thôi. (47)

Lại có kệ :

A?h mắt theo sắc hết,

Tai hay tiếng đuổi thôi,

Về nguồn đâu ý khác,

Hôm qua, sáng nay rồi. (48)

Lại có kệ :

Mảnh trăng đầm hồ lạnh,

Chỏm mây ánh trời xanh. [43b1]

Nếu đối người đạt đạo,

Tin ấy thật vui xinh. (49)

Lại có kệ :

Thấy vật liền thấy tâm,

Không vật, tâm đâu hiện

Mười phần trong nghẹt thông,

Chân tâm khắp tới đến

Nếu hiểu biết nẩy sinh,

Lại thành điên đảo kiến

Gặp cảnh, hay vô tâm

Mới thấy bồ đề hiện. (50)

Lại có kệ :

Phật nhờ vô tâm hiểu,

Tâm vì có Phật mê,

Phật tâm nơi thanh tịnh,

Ngoài mây hót vượn quê. [44a1](51)

Gió nổi tâm rung cây

Mây sinh tính dâý bụi,

Nếu biết việc ngày nay,

Xưa nay người ngu muội. (52)

Lại có kệ :

Nơi chặn, đâu tường vách,

Chỗ thông, chẳng hư không,

Nếu ai hiểu như vậy,

Tâm sắc xưa nay đồng. (53)

Lại có kệ :

Đá cứng vùi ngọc quý

Bùn dơ mọc hoa sen,

Nên biết nơi phiền não,

Bồ đề ấy ngộ liền. (54)

Lại có kệ :

Nhật dụng, đâu chẳng đạo,

Tâm yên, ấy là thiền. [44b1]

Hang mây lặng mình ở,

Mộng mị đám tuyết bên. (55)

Lại có kệ :

Cảnh lập, tâm liền có

Tâm không, cảnh chẳng sinh,

Cảnh trống, tâm vắng lặng,

Tâm rọi cảnh rành rành. (56)

Lại có kệ :

Y pháp, không y người,

Y nghĩa, không y lời,

Y trí, không y thức,

Y kinh liễu nghĩa, không y kinh không liễu nghĩa. (57)

Lại có kệ :

Thơm phức sen một đoá,

Xanh gầy, tùng đôi cây,

Sân chùa mãi nhắm lớn,

Sao nhọc hỏi cao dầy. (58)

[45a1] Một hôm, quan trấn thủ lại đến Nguyệt Đường , lại vịnh thơ :

Chết cạn ai hay ở ẩn vừa,

Nguyệt Đường nay chẳng Nguyệt Đường xưa,

Thông già cao thấp tàng xanh tỏ,

Sen Phật trước sau hương ngát đưa

Băng ngọc phòng thiền in kín giữ,

Phụng hoàng nhà khách sáo mời thưa,

A? huyền cầu phước, đâu cần chuộng

Giác ngộ Y Vương âý niệm thường

Một hôm tổ sư bảo môn đồ :"Mặt mũi xưa nay là thế nào?" Đại chúng đáp :

Non xanh đầy mắt đâu khoanh cỏ,

Nước biếc tít mù hết sóng [45b1] lan

Lại hỏi :"Pháp thân của chính mình là thế nào?" Đại chúng đáp :

Pháp không năm uẩn,

Sa giới thể trùng

Ghi về việc tổ sư nhằm năm 88 tuổi, dặn dò để niết bàn .

Tổ sư thị chúng rằng :"Năm nay A? mùi, đầu mùa Xuân, xin nói với thượng tọa (Chân Lý Hiển Mật) rằng : Ta nay khí lực ít mạnh, thường đái tháo, khó đi tiêu, đây là chứng suy vi. Thời đã đến, không thể ở lâu được nữa". Thượng tọa bạch với tổ rằng :"Pháp Phật vi diệu, có gì thiết yếu xin tổ truyền dạy cho hết lẽ". Tổ nói :"Xưa nay đào dạy ta đã truyền giao hết lời, [46a1] không còn lời gì để nói nữa. Chỉ đây là lúc ta phó thác thôi". Thượng tọa lại hỏi :"Đại chúng nên sinh hoạt thế nào?" Tổ dạy :"Đem tâm mà dùng".

Đến mùng 10 tháng 5, giờ Dậu, môn đồ trong chùa bỗng thâý sao mai xuất hiện sáng rực chiếu khắp cả chùa, thì mới biết việc đó. Đến sớm ngày 12, tổ bảo người hầu :"Đem nước vào nhà tắm, ta sẽ tắm rửa". Tắm xong, tổ trở về phòng bảo thượng tọa :"Ta sắp lâm chung, bảo hết thảy đại chúng". Thượng tọa đem ca sa pháp phục cho tổ mặc, lại thêm tấm vải Chuẩn Đề và tràng hạt đeo vào cổ, tổ ngồi kiết già nhập định 2 giờ, rồi phó chúc bài kệ rằng :

Tuổi đương tám mươi tám

Tọa thoát tự nhiên bỗng

Có đến cũng có đi

Không chết cũng không sống

Pháp tính giống hư không

Sắc thân như bọt mọn

Đông đô rời ta bà

Tây phương đài sen đón. (59)

Ngâm kệ xong, đến giờ Mùi, tổ sư tọa thoát, yên lặng mà mất, nhập quan và đặt vào tháp, không có trà tỳ. Môn đồ hai phía xuất gia và tại gia họp lại như mây để cúng lễ. Thượng tọa phương trượng [Thiếp theo đây dịch từ tờ 47a bản chép tay Hương Hải thiền sư ngữ lục] đại hoà thượng đem hết môn đồ tại gia và xuất gia xây dựng hai toà am, dùng toàn gạch vuông liễn sắt, cùng với khám báu tượng tổ và hương án ở trong am, lại dựng bảo tháp 3 tầng cao 21 thước, hương đèn không dứt, sớm tối đủ lễ, gặp ngày k2 tháng 5 mỗi năm, thiện tín đàn na họp lại đầy đất chùa. Dần dà năm qua tháng lại. lần lữa tới mùa đông năm (Giáp?) dần (1737) vâng lệnh truyền thiên hạ khảo thí trai tăng, thì thượng tọa được nhà nước dùng cùng với quan phụng sai giám khảo các môn đại chúng trai tăng. Phàm tăng đạo trong nước mỗi mỗi đều đến…


---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]