Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời giới thiệu

21/05/201312:50(Xem: 11064)
Lời giới thiệu

TOÀN TẬP 
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI 

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000

--o0o--

PHẦN HAI

CÁC TÁC PHẨM

--o0o--

GIỚI THIỆU

HƯƠNG HẢI THIỀN SƯ NGỮ LỤC

Đúng ra trong Minh Châu Hương Hải toàn tập này, chúng tôi không đưa Hương Hải thiền sư ngữ lục vào, bởi vì, tự bản thân, nó không phải là một tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Tuy nhiên, những gì ta biết ngày nay về Minh Châu Hương Hải, thậm chí những hiểu biết sai lầm về thơ văn mà từ thời Lê Quý Đôn trở đi đã gặp phải, đều xuất phát từ tác phẩm ấy. Do thế chúng tôi đề nghị cho sơ bộ tìm hiểu và dịch lại toàn bộ văn bản Hương Hải thiền sư ngữ lục để làm tài liệu nghiên cứu cho những ai quan tâm đến Minh Châu Hương Hải .

I.TÌNH TRẠNG VĂN BẢN

Bản chúng ta hiện có ngày nay là bản in năm Cảnh Hưng thứ 8, Đinh Mão (1747) khổ 27*17, gồm 46 tờ, mỗi tờ 2 trang a và b, mỗi trang 7 dòng, mỗi dòng 32 chữ, trừ những dòng có in thơ thì số chữ ít hơn, mỗi dòng có thể từ 10 đến 14 chữ tùy theo thể thơ. Chữ khắc đẹp, rõ nét, dễ đọc, bản chúng tôi hiện sở hữu sau tờ 1 chép bài tựa, thì tờ 2 đã rách mất hoàn toàn. Tờ cuối cùng là tờ 46 nhưng căn cứ văn mạch thì chắc chắn phải còn thêm một vài tờ nữa, điều này có nghĩa tình trạng nguyên bản nó không phải chỉ có 46 tờ như tahiện sở hữu mà phải có số tờ hơn thế, suy nghĩ này của chúng tôi là hoàn toàn xác đáng vì chúng tôi có một bản chép tay, không biết do ai chép và chép vào lúc nào, có số tờ dòng y như bản in nghĩa là tờ thứ 2 vẫn bị rách mất, nhưng tờ cuối cùng thì sau tờ 46 lại có trang a của tờ 47 và chép nối thêm một đoạn ghi việc thượng tọa phương trượng đại hoà thượng dựng tháp và cúng k?inh Châu Hương Hải, trang này còn chép thêm việc vào mùa đông năm Dần (có thể là năm giáp Dần 1734) thượng tọa phương trượng đã tham dự vào việc khảo thí chư tăng.

Ai đứng in bản in này ta không thấy ghi rõ tên tuổi, chỉ ghi một cách mơ hồ là tự pháp soạn thuật, căn cứ vào bản danh sách những người tự pháp ghi ở tờ 21a3-4 thì có khả năng thiền sư Chân Lý Hiển Mật, người được nhà nước thời bấy giờ ban tặng cho mỹ hiệu Viên Thông phương trượng đại hoà thượng, đứng ra thực hiện. Chân lý Hiển Mật đứng ra in bản Hương Hải thiền sư ngữ lục này thì cũng đúng thôi, bởi vì ông là vị đệ tử đầu tay của Minh Châu Hương Hải. Song lời tựa viết cho lần in này có nội dung quá tổng quát, hâù như không đề cập gì đến Minh Châu Hương Hải, nó chỉ nói tới Phật giáo bắt nguồn từ A? độ rồi truyền qua Trung quốc vào thời Hán Minh đế, rồi tới nước ta mà thỉ tổ theo nó là Tuệ Trung, rồi các vua Trần như Trần Nhân Tông v.v…mà không có bất cứ một câu nói xa gần gì đến vị thầy của mình .

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ hơn chính nội dung của Hương Hải thiền sư Ngữ lục, ta thấy từ hàng chữ Như trở xuống, và đặc biệt là từ hàng chữ Tính và chữ Hải, các môn đồ cháu chắt của Minh Châu Hương Hải mới có ghi việc cúng bảng gỗ hoặc cúng tiền để khắc kinh, còn hàng chữ Chân trở lên thì không thấy ghi có ai cúng gì cả. Điều này có nghĩa các đệ tử có tên tuổi vào hàng chữ Chân của Minh Châu Hương Hải đến thời điểm in bản ngữ lục này, tức năm Cảnh Hưng thứ 8 Đinh mão (1747) đã viên tịch, nên đã không tham gia vào việc hỗ trợ việc in khắc, thực tế ngay đối với hàng chữ Như thì trong số 24 người được ghi trên, chỉ thấy ghi 6 người có cúng bảng gỗ. Đến hàng chữ Tính có 25 người thì có đến 14 người cúng bảng gỗ hoặc tiền, đến hàng chữ Hải thì hầu hết môn đồ đều có cúng bảng gỗ. Nói khác đi, khi khắc ván Hương Hải thiền sư ngữ lục, thì chủ yếu thuộc lớp môn đồ còn sống thuộc về chữ Như, chữ Tính và chữ Hải .

Vậy người viết bài tựa và đứng ra in Hương Hải thiền sư ngữ lục phải là Như Nguyệt Hoa Quang, hơn là Chân Lý Hiển Mật, mà vào lúc này (tức năm 1747) đã viên tịch. Chứng cớ cho một kết luận như thế nằm ngay trong một nội dung của chính Hương Hải thiền sư ngữ lục. Ơ?ờ 15b4-5 phần 5 về Dẫn xuất trụ trì khai sáng Nguyệt Đường tự ký, khi mô tả về qui mô chùa Nguyệt Đường, nó ghi nhận "có bảo tháp tổ sư bên trái cao 21 thước, lại có bảo tháp tôn sư bên phải cao 25 thước, hai tháp đều có sư tử hai bên bằng đá". Hai từ tổ sư và tôn sư dùng ở đây chỉ cho ai? Rõ ràng chúng không thể chỉ ai khác hơn là Minh Châu Hương Hải và Chân Lý Hiển Mật, bởi vì sách đó thường dùng chữ tổ sư để chỉ cho Minh Châu Hương Hải, nên tôn sư không thể chỉ ai ngoài Chân Lý Hiển Mật được. Nói khác đi, Chân Lý đã viên tịch và được xây bảo tháp, khi in Hương Hải thiền sư ngữ lục, để có thể ghi lại. điều này có nghĩa Chân Lý đã mất vào trước năm 1747 .

Về tên gọi bản in mà chúng tôi sở hữu, trang bìa đã mất nên không biết từ nguyên ủy có nhan đề làgì. Tuy nhiên trên gáy sách của tất cả các trang đều ghi Hương Hải thiền sư ngữ lục, do thế, ta có thể nói tác phẩm của lần in này có nhan đề ấy .

II.VỀ TÁC GIẢ VÀ NIÊN ĐẠI

Bản in chúng ta hiện có vì trang đầu và những trang cuối đều mất, nên ta không biết trong lần in năm 1747 này có ghi tên ai là tác giả của Hương Hải thiền sư ngữ lục hay không. Dẫu thế căn cứ vào cuối lời tựa ghi là tự pháp sọan thuật thì có khả năng bài tựa này phải là hoặc do Chân Lý Hiển Mật, hoặc do Như Nguyệt Hoa Quang viết. Chúng ta giả thiết có thể là do Chân Lý Hiển Mật bởi vì tác phẩm của Minh Châu Hương Hải hiện tìm thấy, tất cả đều ghi là do Chân Lý soạn thuật như Giải Kim Cang kinh lý nghĩa, hay không thuật như Giải Di Đà kinh và Giải Tâm kinh ngũ chỉ. Dù vậy, vì việc cúng bảng gỗ và tiền cho việc in khắc Hương hải thiền sư ngữ lục lại thuộc lớp môn đồ có pháp danh bắt đầu với chữ Như trở đi, nên ta có thể nghĩ hai chữ tự pháp ghi trong lời tựa không phải chỉ Chân Lý Hiển Mật, mà thực tế nó chỉ Như Nguyệt Hoa Quang, người đã kế thừa Minh Châu Hương Hải và Chân Lý Hiển Mật để làm trụ trì chùa Nguyệt Đường. Vì vậy,khi ghi tự pháp soạn thuật mà không ghi rõ tên, pháp danh hay pháp tự, điều này có nghĩa ai cũng biến pháp tự của Minh Châu Hương Hải là ai, nên mới không cần ghi rõ như thế, đây là lý do thứ hai để cho phép ta nghĩ rằng người đứng ra viết Hương Hải thiền sư ngữ lục không ai khác hơn là Như Nguyệt Hoa Quang .

Dù là Chân Lý Hiển Mật hay Như Nguyệt Hoa Quang đã viết Hương Hải thiền sư ngữ lục, thì điều đáng tiếc là lai lịch và tiểu sử của hai vị thiền sư này ngày nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Về Chân Lý Hiển Mật, hiện tại ngôi tháp cổ của ông đã được tìm thấy, và bên ngoài chỉ đề Phương trượng tháp, còn bên trong thì có tấm bia chỉ có một dòng khắc tên đạo của ông mà thôi. Trong Giải Tâm kinh ngũ chỉ có ghi một tên khác của Chân Lý Hiển Mật, đó là Chân Lý Nhân Triều, vậy thì ngoài pháp tự Hiển Mật, Chân Lý còn có tên là Nhân Triều. Trong Giải Kim cương kinh lý nghĩa có ghi thêm chức vụ tăng thống của Chân Lý, tức Sa môn tăng thống tự Chân Lý soạn thuật. Đấy là tất cả những gì chúng ta hiện biết về người cao đệ này của Minh Châu Hương Hải, người đã giữ trách nhiệm truyền lại cho chúng ta bản thích giải bằng tiếng Việt hiện có. Còn về niên đại, thì vì Hương Hải thiền sư ngữ lục in vào năm 1747 ta không thể chắc chắn ông đã sống tới những năm đó vì đã gần cả trăm tuổi, do việc có khả năng ông là một trong những người đã theo Hương Hải từ miền Nam vượt biển ra Bắc vào năm 1682. Dựa vào sự kiện ông đã soạn thuật, tức biên chép lại những lời giảng của Minh Châu Hương Hải ta có thể giả thuyết ông là người tương đối có kiến thức rộng rãi về chữ Hán và chữ Nôm. Chỉ có điều nếu ông có một kiến thức chữ nghĩa rộng rãi cỡ đó, tại sao Hương Hải thiền sư ngữ lục lại gồm một số thơ kệ và trích văn của những thiền sư Trung quốc và gắn lên tên tuổi của Minh Châu Hương Hải, để ngày hôm nay ta phải tốn công sưu tra về xuất xứ của chúng, thế đã rõ, không có việc Chân Lý Hiển Mật tham gia vào việc viết hay in tác phẩm ấy .

Dù ở trường hợp nào, thì ta không thể nghĩ Chân Lý Hiển Mật đã sống tới những năm đó, tức năm 1747. Ngược lại, nếu giả thiết Như Nguyệt Hoa Quang viết Hương Hải thiền sư ngữ lục, thì điều này có khả năng hơn nhiều. Bởi vì Kiến văn tiểu lục 9 tờ 33b3-34a4 của Lê quý Đôn có chép về chuyện lạ trong việc mở rộng chùa Nguyệt Đường vào năm 1724-1725 liên quan đến Như Nguyệt Hoa Quang nhưng không ghi Như Nguyệt lúc ấy đã mất hay chưa. Ta biết Lê Quý Đôn viết Kiến văn tiểu lục xong vào năm Cảnh Hưng thứ 38, Đinh dậu (1777). Nhưng tác phẩm này là một tích lũy lâu dài những tư liệu trước đó. cho nên những ghi chép về Như Nguyệt Hoa Quang có thể được ông thực hiện vào những năm 1747, năm in Hương Hải thiền sư ngữ lục, dẫu sao về Như Nguyệt Hoa Quang ta cũng không có những chi tiết gì cụ thể hơn ngoài những thông tin vừa nêu trên .

III.PHÂN TÍCH NỘI DUNG

Hương Hải thiền sư ngữ lục hiện nay ngoài bài tựa ra, nội dung được chia làm bảy phần với những đề mục như sau :

-(Đã mất)

-(Đã mất)

-Thừa dẫn kiến, Quảng chúa thích sàm, truyền sư hồi bản quán cựu xứ ký đệ tam

-Xuất ngoại cảnh, cận trấn sở kiến Thiền tịnh viện k#273;ệ tứ .

-Xuất trú trì khai sáng Nguyệt đường tự ký đệ ngũ

-Khai thị ngộ nhập đắc lương duyên, truyền thọ ấn chứng ký đệ lục .

-Tổ sư đương bát thập bát, chúc niết bàn ký đệ thất .

Đó là sự phân chia nội dung của chính Hương Hải thiền sư ngữ lục, vì tờ 2 bị mất nên nhan đề của hai phần đầu ngày nay ta không biết có tên thế nào, năm phần còn lại có tên như đã ghi. Không biết sau phần bảy còn có phần nào nữa không, vì bản in chúng tôi sở hữu sau tờ 46 không còn một tờ nào nữa. riêng bản chép tay thì cũng chỉ còn được một mặt a và không có dâú hiệu gì giúp ta giả thiết còn một phần nào nữa. Dù bị thất thoát một số tờ như thế, nội dung của Hương Hải thiền sư ngữ lục tương đối đầy đủ và phong phú hơn, so với bất cứ một bản tiểu sử các thiền sư nào mà ta hiện biết như Từ quang tự sa môn Pháp Chuyên Luật Truyền Diệu Nghiêm thiền sư nhân do sự tích chí .

Dẫu hai phần đầu bị mất, song nhờ Lê Quý Đôn có tóm tắt lại trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 21b3-22a6, ta biết tương đối khá rõ lai lịch gia đình của Minh Châu Hương Hải và giai đoạn đầu cuộc đời tu hành của ông. Đây là 2 phần nói về Hương Hải có tổ tiên là Hùng quận công, người hương A?g Độ, huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An ngày nay. Thiền sư thông minh từ bé, năm 18 tuổi đã đỗ hương tiến, được bổ làm tri phủ Triệu Phong, năm sư 25 tuổi tức năm 1652 đến thụ giáo với thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh và được pháp danh là Minh Châu Hương Hải, pháp hiệu là Huyền Cơ Thiện Giác, sau đó lại đến tham học tiếp với thiền sư Đại Thâm Viên Khoan, rồi thì từ quan và đi xuất gia, vượt biển đến Cù lao Chàm, xưa gọi là Tiêm Bút la, dựng am tu hành. Ma quỷ đến phá nhưng sư vẫn kiên trì không thay đổi. Phần tờ 1 bị mất có lẽ có nội dung như Lê Quý Đôn đã ghi mà ta vừa tóm tắt, những biến cố còn lại của phần 2, tức các tờ 3,4, 5, 6 và 7 trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, Lê Quý Đôn cũng tóm tắt lại trong Kiến văn tiểu lục tương đối trung thành, chỉ loại bớt những câu và chữ không cần thiết.

Những biến cố ấy được mô tả như vào một đêm lúc canh hai, môn đồ của Minh Châu Hương Hải đã thấy ma hiện đến đứng giữa sân, rồi canh ba thấy có rắn lớn đi quanh thân thể của sư, tiếp theo những sự việc như đang giữa ban ngày mà mây đen kéo mịt, gió lớn nổi lên. Ban đêm nghe tiếng hằng muôn con mèo kêu khắp rừng, ma quỷ lại hiện đến, Sư nhờ trì chú niệm kinh mà ma cảnh đều biến mất. Sau đó sư nghĩ đến việc trở lại quê mình ở xã Bình An Thượng, phủ Thăng Hoa, xứ Quảng Nam, nhưng mới về được hơn 10 ngày thì có người Mán đến thỉnh cầu sư trở lại am cũ, sư đồng ý và trở lại đảo Tiêm bút la. Ở được 8 năm, tiếng tăm sư nổi lên cả nước. quan trấn thủ Quảng Nam là Thuần quận công có vợ đau lâu ngày không bớt, nhờ sư đọc chú trì kinh thì bệnh vừa thuyên giảm, tiếng lành đồn xa, bạn của Thuần quận công là Hoa Lễ Hầu cũng lâm bệnh đã 3 năm, lại nhờ sư tụng kinh trì chú chữa khỏi, chỉ trong 10 ngày "thân thể tráng kiện như xưa". Rồi thông qua Hoa Lễ Hầu, Dũng quận công Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) đã mời tới Huế giúp nước, cho ở tại viện Thiền tịnh, núi Qui Thái. Mẹ của Dũng quận công đã quy y với sư cùng 3 người con là Nguyễn Phúc Mỹ, Nguyễn Hiệp Đức và Nguyễn Phúc Tộ, đoạn này Lê Quý Đôn tóm tắt hoàn toàn thống nhất với những gì vừa ghi ở trên .

Qua đến phần 3 kể lại việc thừa lệnh dẫn gặp chúa Hiền, tức Nguyễn Phúc Tần và việc chúa Hiền nghe những lời sàm tấu đã buộc sư trở về lại Quảng Nam, từ đó sư có ý định trở ra miền Bắc, ấy là vào tháng 3 năm Nhâm tuất (1682). Đến Vinh ông gặp Yến quận công Trịnh Điềm, sau khi điều tra sơ bộ, do lệnh của Trịnh Tạc (1653-1682) đã chuyển về Đông đô giao cho Lê Hy điều tra thêm. Sau khi đã xác minh đúng đắn sự việc, bèn cấp tiền lương cho sư và cuối cùng cho về ở tại trấn Sơn Nam do Tước quận công Lê Đình Kiên quản lý, ấy là lúc sư đã 55 tuổi .

Phần thứ 4 viết lại chuyện dựng Thiền tịnh viện để thờ Phật tụng kinh. Chính trong phần này Hương Hải thiền sư ngữ lục đã ghi tên 20 tác phẩm mà Minh Châu Hương Hải đã thích giải bằng tiếng Việt cùng các khoa nghi cúng Phật và cúng Dược Sư .

Phần 5 mô tả việc sư xây dựng chùa Nguyệt Đường vào năm Canh Thìn (1697), lúc ông đã 70 tuổi. Chùa này do cung tần Nguyễn thị Ngọc Hân dựng và mời sư đến trú trì và trùng tu lại. Chùa gồm có thượng điện 3 gian 2 chái, thờ 9 pho tượng tam thế toàn bằng vàng và một số các tượng khác như tượng Tứ Đại Thiên Vương. Rồi dựng lại tiền đường hai toà mỗi toà 5 gian thờ tượng Địa Tạng và tượng Di Lặc và một tượng Tề Thiên Đại Thánh cùng hai tướng Hộ Pháp. Tiếp theo dựng lại hậu đường gồm 2 toà mỗi toà 5 gian có thờ tượng 18 La Hán và tượng Chuẩn Đề 3 mắt 18 tay và một số tượng khác nữa. Rồi có tả vu hữu lang xây bằng gạch có 9 gian treo các tượng Phật và Bồ tát, bên ngoài chùa có đài Cửu phẩm liên hoa và các tượng Hộ pháp, rồi phía đông bắc có nhà bếp, tây nam có tàng kinh các, rồi các tăng phòng gồm 7 toà vây bọc, lại có tổ đường và vùng bảo tháp của tổ sư và tôn sư. Phía trước lộ có tam quan, bên trái có lầu chuông, trên treo đại hồng chung cỡ nhỏ, và dưới treo đại hồng chung cỡ lớn. Bên phải có lầu trống, toàn cảnh chùa đều trồng cây cỏ và hoa đẹp. Chính tại ngôi chùa này Lê Dụ Tông đã mời sư lập đàn cầu thai, và cũng ở đây Lê Dụ Tông đã hỏi sư về thiền lý mà câu nổi tiếng thường hay được trích dẫn đó là :"Ý Phật và ý tổ là như thế nào", để trả lời sư dùng lại bài thơ "Nhạn quá trường không" của Thiên Y Nghĩa Hoài. Lúc này tức năm Giáp ngọ (1714), sư đã 87 tuổi. Trịnh Cương đã tặng cho sư bài thơ Nôm, và Đặng Đình Tướng cũng đã đến thăm chùa và tặng thơ bằng chữ Nho cùng bài thơ đáp lại của sư mà ta đã dẫn trên. Cũng trong phần này đã ghi lại cuộc tranh luận của sư với ba Giáo sĩ Thiên chúa giáo do Đặng Đình Tướng tổ chức và kết quả là có lệnh cấm đạo .

Phần 6 ghi lại tên tuổi các môn đồ và pháp phái của sư gồm một danh sách gần 100 người, cùng một loạt các bài thơ kệ và trích văn, tương truyền là do sư "nhàn đàm thị chúng". Nhưng hầu như toàn bộ thơ văn này là các trích dẫn từ các tác phẩm thiền tông Trung quốc, như chúng tôi đã chứng minh trong phần nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Minh Châu Hương Hải ở trên .

Phần 7 ghi lại những lời trăn trối vào những ngày cuối cùng của sư, và đến ngày 12 tháng năm A? mùi (1715) vào khoảng 2 giờ chiều, sư đã mất sau khi đã viết bài kệ phú chúc .

Trên đây là tóm tắt ngắn ngủi về nội dung của Hương Hải thiền sư ngữ lục. Nội dung này có chứa đựng những thiếu sót, như việc chép các thơ văn của các thiền sư Trung quốc vào cho Minh Châu Hương Hải. Những lẫn lộn về thơ văn này, chúng tôi đã cho nghiên cứu kỹ ở phần trên trong liên hệ với vấn đề tác phẩm và sự nghiệp của Minh Châu Hương Hải. Ở đây, chúng tôi chỉ xin dẫn ra một số kết luận sơ bộ. Một là về văn thì có tất cả 14 đoạn, sau khi đã trừ ra 3 đoạn là những bài thơ, thì chúng tôi đã truy cứu được xuất xứ của 5 đoạn đến từ các tác giả Trung quốc hiện tìm thấy trong các sách vở có ghi chép về họ. Số còn lại chắc chắn cũng có xuất xứ ngoại lai, chứ không phải của Minh Châu Hương Hải, nhưng hiện chưa truy cứu được. Chúng tôi sẽ bổ sung trong lần tái bản sau. Hai là về thơ có tất cả 59 bài, kể luôn cả những bài chép lẫn vào trong các trích văn, thì có tới 47 bài là hoàn toàn hay một phần xuất phát từ các cây bút Trung quốc, 12 bài còn lại thì 5 bài có khả năng là của Minh Châu Hương Hải, tức các bài thơ số 3, 4, 14, 15 và 59 theo cách đánh số của chúng tôi .

Dẫu thế, những ghi chép chi tiết khác về nguồn gốc gia đình và cuộc đời của Minh Châu Hương Hải từ bé cho đến lúc viên tịch đáng để cho chúng ta tìm hiểu. Ngoài ra, việc mô tả khá tỉ mỉ, qui mô và cách kiến trúc thờ tự của chùa Nguyệt Đường sẽ đóng góp cho ta những hiểu biết cụ thể về những ngôi chùa xưa ở thế kỷ thứ 17 và 18. Hơn nữa lối văn chữ Hán của bản ngữ lục này phản ảnh khá nhiều ngữ pháp tiếng Việt. Thí dụ ngay trong lời tựa ta có câu nãi chí đại Đường Huyền Tráng mà ta có thể dịch bèn đến Huyền tráng đời Đường. Rồi trong nội dung ở tờ 8b2-3 ta có câu :"Bỉ Gia quận tế dĩ niên cao, lự lộ sinh tử, dục thanh sư thỉnh vấn…" thì rõ ràng câu lự lộ sinh tử là một câu chữ Hán viết theo ngữ pháp tiếng Việt với nghĩa lo đường sống chết. Và tên các chúa Hiền (tờ 9a2), trưởng quan (tờ 19b5) v.v…đều có cấu trúc của ngữ pháp tiếng Việt. Nói chung, đây là một văn bản chữ Hán, nhưng lại đầy những cấu trúc tiếng Việt. Nó sẽ giúp ta tìm hiểu về lối viết văn chữ Hán của người Việt, và giúp chứng cớ để hiểu các văn bản chữ Hán xưa hơn nó đã được viết tại nước ta, như trường hợp Lục độ tập kinh hay Cựu tạp thí dụ kinh .

Chúng tôi do thế đề nghị cho dịch lại toàn bộ bản Hương Hải thiền sư ngữ lục, và cho in kèm vào đây sau phần nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của ông để làm tư liệu tìm hiểu cho những ai quan tâm đến những cống hiến của Minh Châu Hương Hải đối với lịch sử văn học, tư tưởng và Phật giáo dân tộc .


---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]