TOÀN TẬP
MINH CHÂU HƯƠNG HẢI
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam ấn hành 2000
--o0o--
II
TÁC PHẨM VÀ SỰ NGHIỆP
Ngoài tác phẩm Quảng Nam Thuận Hoá sơn thủy lộ trình do chuá Trịnh Tạc yêu cầu viết vào năm 1682, mà ngày nay đã mất, số tác phẩm còn lại của Minh Châu Hương Hải chủ yếu tập trung vào việc dịch giải các kinh điển Phật giáo ra tiếng Việt .
Cứ vào chính Hương Hải thiền sư ngữ lục tờ 11b4, 12a7, thì Minh Châu Hương Hải đã chú giải các kinh bằng phương ngôn quốc ngữ gồm :
-Giải Pháp hoa kinh 1 bộ
-Giải Kim cương kinh lý nghĩa 2 đạo
-Giải Sa di giới luật 1 quyển
-Giải Phật tổ tam kinh 3 quyển
-Giải Di Đà kinh 1 quyển
-Giải Vô lượng thọ kinh 1 quyển
-Giải Địa tạng kinh 3 quyển
-Giải Tâm kinh đại điên 1 quyển
-Giải Tâm kinh ngũ chỉ 1 quyển
-Giải Tâm châu nhất quán 1 quyển
-Giải Chân tâm trực thuyết 1 quyển
-Giải Pháp bảo đàn kinh 6 quyển
-Giải Phổ khuyến tu hành 1 quyển
-Giải Bảng điều 1 thiên
-Soạn Cơ duyên vấn đáp tinh giải 1 quyển
-Soạn Sự lý dung thông 1 quyển
-Soạn Quán vô lượng thọ kinh quốc ngữ 1 quyển
-Soạn Cúng Phật tam khoa(cát hung tiểu) 1 quyển
-Soạn Cúng Dược sư 1 khoa
-Soạn Cúng cửu phẩm 1 khoa
Trên đây là 20 tác phẩm gồm cả thảy 30 quyển do Minh Châu Hương Hải đã diễn giải bằng tiếng Việt dưới dạng văn xuôi và thơ. Trong số này, ta hiện mới tìm được 4 tác phẩm, đó là Giải Kim cang kinh lý nghĩa, Giải Di Đà kinh, Giải Tâm kinh ngũ chỉ và Soạn sự lý dung thông, cùng với Hương Hải thiền sư ngữ lục. Những tác phẩm còn lại hiện không biết có được bảo lưu ở nơi khác không. Tuy nhiên, căn cứ vào lời tựa viết cho việc in lại Di Đà Kinh thích giải và Bát nhã tâm kinh trích giải do Đặng Hy Hiến chấp bút vào năm Minh Mạng 14 (1833) biết dưới tên Trùng San chư kinh tự thì ta thấy vào lần in này, ngoài Di Đà Kinh Thích giải ta thấy còn kể tới Lương hoàng thủy sám, Dược sư kinh, Phổ môn và Kim Cang chú giải. Đây là những bản kinh được viết bằng tiếng Việt, trong đó Kim Cang chú giải và Phổ môn chắc chắn là do Hương hải dịch giải. Riêng Lương hoàng thủy sám và Dược sư kinh thì không được Hương Hải thiền sư ngữ lục ghi nhận vào số những tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Còn lại như vậy là các bài thơ và đoạn văn được in lại thành sách trong Hương Hải thiền sư ngữ lục và khắc bản vào năm Cảnh Hưng thứ 8, Đinh Mão (1747) .
Đây là tác phẩm có lẽ dựa vào Soạn Cơ duyên vấn đáp tinh giải được ghi nhận là 1 trong 20 tác phẩm của Minh Châu Hương Hải. Và nó cũng là nguồn tư liệu để Lế Quý Đôn sử dụng khi viết về con người và thơ văn Minh Châu Hương Hải trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 21b4-33a2 mục Thiền dật. Theo thống kê của chúng tôi thì Hương Hải thiền sư ngữ lục chứa đựng tổng cộng 59 bài thơ của Minh Châu Hương Hải, 2 bài thơ của Đặng Đình Tướng, tất cả đều bằng chữ Hán, cùng với 1 bài thơ của Trịnh Cương bằng tiếng Việt. Về văn có cả thảy 16 đoạn trích, thường được ghi là do tổ "nhàn đàm thị chúng". Chính từ số thơ và văn này, Lê Quý Đôn đã chọn lại và trích vào trong Kiến văn tiểu lục của mình gồm 42 bài thơ và 12 đoạn văn (thực tế Lê Quý Đôn đã chép lầm 1 bài thơ vào trong 12 đoạn văn này, đó là bài thơ số 16, nhưng chúng tôi vẫn cho trích ra và xếp vào số các bài thơ). Điều đáng tiếc là toàn bộ số thơ văn này trừ một số rất ít có thể chắc chắn quy về cho Minh Châu Hương Hải, số còn lại tất cả đều xuất phát từ các tác giả thiền sư Trung quốc .
Chẳng hạn, một kiểm tra sơ bộ các đoạn trích văn thí ít nhất là có 3 đoạn đã được trích nguyên văn từ Cảnh Đức truyền đăng lục và 2 đoạn trích từ Ngũ đăng hội nguyên và Thiền tông chính mạch. Đó là các đoạn văn ở tờ 30a2-5, 31a6-b4, 32b5-33b2, 33b7-35a6 và 35a7-37a3 (1), tức là các đoạn ở tờ 27b2-5, 27b9-28a5, 28b2-6 và tờ 29a2-29b9 của Kiến văn tiểu lục 9, riêng đoạn ở tờ 35a7-37a3 thì không thấy Lê Quý Đôn trích ra .
Đoạn thứ nhất ở tờ 30a2-5 bắt đầu với câu :"Phàm nhân đa ư sự ngại lý, cảnh ngại tâm. Thường dục đào cảnh dĩ an tâm, di sự dĩ tồn lý. Bất tri, nãi thị tâm ngại cảnh lý ngại sự, Đản lệnh tâm không, cảnh tự không, lý tịch, sự tự tịch. Vật đảo tự tâm dã". Đây là một đoạn trích văn lấy y nguyên từ Hoàng Bá Hy Vận thiền sư truyền tâm pháp yếu trong Cảnh Đức truyền đăng lục 9, ĐTK 2076 tờ, 272b28-c2, với một chữ sai khác như sau : Phàm nhân đa vị cảnh ngại tâm, vị sự ngại lý, thường dục đào cảnh dĩ an tâm, bình sự dĩ tồn lý. Bất tri nãi thị tâm ngại cảnh lý ngại sự, Đản lệnh tâm không, cảnh tự không. Đản lệnh lý tịch, sự tự tịch. Vật đảo dụng tâm dã". Đoạn này Lê Quý Đôn có chép trong Kiến văn tiếu lục 9 tờ 27b2-5 với một chữ sai khác, thay vì sự tự tịch, thì đã chép cảnh tự tịch .
Đoạn trích văn thứ 2 ở tờ 31a6-b4 đọc :"Pháp thân vô tướng bất khả dĩ âm thanh cầu. Diệu đạo vô ngôn bất khả dĩ văn tự hồi. Túng sử siêu Phật việt tổ, do lạc giai thê. Trực nhiêu thuyết diệu đàm huyền, chung quải thần xỉ. Tu thị công huân bất phạm, ảnh tích bất lưu. Khô mộc hàn nhan, cảnh vô tân nhuận. Huyễn nhân mộc mã, tình thức giai không. Phương năng thùy thủ nhập triền, chuyển thân dị loại. Khước bất đạo :
Vô lậu quốc trung lưu bất trú
Khước lai yên ổ ngọa hàn sa
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 27b9-28a5 có chép đoạn này, nhưng có hai chữ khác với bản trên. Đó là diệu đạo vô ngôn thì viết thành diệu đạo đương ngôn và thuyết diệu thì viết thành thuyết pháp. Cần chú ý là bản chép của Kiến văn tiểu lục chữ vô thường bị chép thành chữ đương. Đây là đoạn văn của thiền sư Đại Hồng Pháp Vi chép trong Ngũ đăng hội nguyên 14 tờ 275a9-14 và Thiền tông chính mạch 7 tờ 249a9-13 (125a9-13) với mấy chữ ghép khác, đó là thay vì vô ngôn nó có vong ngôn thay vì bất khả nó có khởi khả, thay vì túng sử nó có túng nhiên và thay vì khước bất đạo nó có bất kiến đạo .
Đoạn trích văn thứ 3 ở tờ 32b5-33b2 đọc :"Nhật thăng chi thời, minh biến thiên hạ, hư không vị tằng minh. Nhật một chi thời, ám biến thiên hạ, hư không vị tằng ám. Minh ám chi cảnh, tự tương lăng đoạt. Hư không chi tính quách nhân tự như. Phật cập chúng sanh, tâm diệc như thị. Nhược quán Phật tác thanh tịnh quang minh tướng, quán chúng sanh tác, cấu trọc ám muội tướng, lịch hằng hà sa kiếp, chung bất đắc bồ đề". Đây là một đoạn trích khác cũng từ Hoàng Bá Hy Vận thiền sư truyền tâm pháp yếu nhưng bị lược đi một số chữ và một số đoạn. Đoạn này trong Cảnh đức truyền đăng lục 9 ĐTK 2076 tờ 270c11-16 chép thế này :"Nhật chiêú chi thời, minh biến thiên hạ, hư không bất tằng minh. Nhật một chi hậu, ám biến thiên hạ, hư không bất tằng ám. Minh ám chi cảnh, tự tương lăng đoạt. Hư không chi tính quách nhiên bất biến. Phật dự chúng sanh, tâm diệc như thử. Nhược quán Phật tác thanh tịnh quang minh giải thoát chi tướng, quán chúng sanh tác cấu trọc ám muội sinh tử chi tướng, thử nhân tác thử giả, lịch hà sa kiếp, chung bất đắc bồ đề". Đoạn này cũng có chép trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 28b2-6, nhưng thiếu một chữ, đó là sau chữ quang minh không có chữ tướng và tự tương thì bị đổi thành hổ tương.
Đoạn trích văn thứ 4, ta đọc :"Chí đạo bản hồ kỳ tâm. Tâm phát bản hồ vô trụ, vô trụ tâm thể, tính tướng tịch nhiên, phi hữu phi không, bất sinh bất diệt. Cầu chi nhi bất đắc, khí chi nhi bất ly. Mê hiện lượng tắc hoặc khổ phần nhiên, ngộ chân tánh tắc không minh quách triệt. Tuy tức tâm tức Phật, duy chứng giả phương chi. Nhiên hữu chứng hữu tri, tắc tuệ nhật trầm một ư hữu địa. Nhược vô chiếu vô ngộ, tắc hôn vận yếm tệ ư không môn. Duy nhất niệm bất sanh, tắc tiền hậu tế đoạn, chiếu thể độc lập, vật ngã giai như. Nhiên mê ngộ cánh y, chân vọng tương đãi. Nhược cầu chân khử vọng, do khí ảnh lao hình. Nhược thể vọng tức chơn, tợ xử âm tức ảnh. Nhược vô tâm vọng chiếu, tắc vọng lự đô quyên. Nhược nhậm vận tịch tri, tắc chúng hành viên khởi. Thị dĩ, ngộ tịch, vô tịch, chân tri vô tri, dĩ tri tịch bất nhị chi nhất tâm, khế không hữu song, dung chi diệu lý. Vô trụ vô trước, mạc nhiếp mạc thu. Thị phi lưỡng vong, năng sở song tuyệt. Tư tuyệt diệc tịch, tắc bát nhã hiện tiền, tâm tâm tác Phật, vô nhất tâm nhi phi Phật tâm. Xứ xứ thành đạo, vô nhất trần nhi phi Phật quốc. Cố chân vọng vật ngã, cử nhất toàn thu, tâm Phật chúng sanh, hồn nhiên tề trí. Thị tri, mê tắc nhân tùy ư pháp, pháp pháp vạn sai nhi nhân bất đồng, …Ngộ tắc pháp tùy ư nhân, nhân nhân nhất trí nhi dung vạn cảnh. Ngôn cùng lự tuyệt, hà quả hà nhân. Thể bản tịch liêu, thục đồng thục dị. Duy vong hoài hư lãng, tiêu tức xung dung, kỳ do thấu thủy nguyệt hoa, hư nhi khả kiến, vô tâm giám tượng, chiếu nhi thượng không hỷ"
Đoạn này Lê Quý Đôn đã chép lại trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 29a2-b9 với một số chữ thiếu sót. Đó là vô trụ tâm thể của bản in, bản của Lê Quý Đôn chỉ có tâm thể, hai là năng sở song tuyệt thì bản chép chỉ có năng song tuyệt, và ba là xứ xứ trong bản in thì chép thành xứ khẩu, bốn là pháp pháp vạn sai trong bản in thì chép thành pháp vạn sai, năm là nhân nhân nhất trí thì chép thành nhân nhất trí. Bây giờ nếu truy về nguồn gốc của đoạn văn trên thì ta thấy đây là bản lược trích lời đáp của Trừng Quán (561-632) về vấn đề tâm yếu, chép trong Cảnh Đức truyền đăng lục 30 ĐTK 2076 tờ 459b23-c22. Khi so sánh với nguyên bản những câu trả lời của Trừng Quán này, ta thấy giữa câu vô trụ tâm thể và cầu chi nhi bất đắc, đoạn trích đã bỏ đi một đoạn, tức là :"Vô trụ tâm thể, linh tri bất muộn, tính tướng tịch nhiên, bao hàm đức dụng, cai nhiếp nội ngoại, năng thâm năng quản, phi hữu phi không, bất sinh bất diệt, vô chung vô thủy". Rồi giữa hai câu chúng hành viên khởi và thị dĩ ngộ tịch vô tịch có một đoạn bị lược đi là :"phóng khoáng nhậm kỳ khứ trụ, tịch giám giác kỳ nguyên lưu , giữ mặc bất thất huyền vi, động tịnh bất ly pháp giới, ngôn chỉ tắc song song tri tịch, luận quán tắc song chiếu tịch tri. Ngữ chứng tắc bất khả thị nhân, thuyết lý tắc phi chứng bất liễu" rồi giữa hai câu bát nhã hiện tiền và tâm tâm tác Phật, lại bị lược đi một đoạn là :"Bát nhã phi tâm ngoại tân sanh, trí tánh nãi bản lai cụ túc. Nhiên bản tịch bất năng tự hiện, thật do bát nhã chi công, bát nhã chi dự trí tính phiên phúc tương thành, bản trí chi dự thỉ tu, thật vô lưỡng thể, song vong chánh nhập tắc diệu giác nguyên minh, thỉ mạc cai dung tắc nhơn quả giao triệt".
Đoạn trích văn thứ 5 đọc :"Thả đạo nhi luận, ngữ giả bất đắc, mặc giả bất đắc. Trực nhiêu ngữ mặc lưỡng vong, diệc một giao thiệp. Hà cố? Cố Phật quang minh, tiên đức phong thái, nhất nhất tùng vô dục vô y trung phát hiện. Hoặc thời cô tuấn tiễu bạt, cánh bất khả bạt. Hoặc thời hàm dung hỗn hợp, liễu vô sở đỗ. Chung bất thung định nhất xứ, diệc bất hệ hễ lưỡng đầu. Vô thị vô bất thị, vô phi vô bất phi. Đắc diệc vô sở đắc, thất diệc vô sở thất. Bất tằng cách việt tiêm hào, bất tằng di dịch ty phát. Minh minh cổ lộ, bất thuộc huyền vi. Đỗ diện kình lai, miết nhiên tiện quá. Bất cư chính vị, khởi lạc tà đồ. Bất xu đại phương, na hãm tiểu cảnh. Hồi thủ bất phùng, xúc mục vô đối. Nhất niệm phổ quan, quách nhiên không tịch. Thử chi tôn yếu,thiên thánh bất truyền, trực hạ liễu tri, đương xứ siêu việt. Thị tri xích sái sái xứ, nhậm ma tức dị. Minh lịch lịch xứ, nhậm ma hoàn nan. Nhược thị bản phận, thủ cước phóng khứ, vô thu bất lai để, nhất nhất phóng quang hiện thụy, nhất nhất tước tích tuyệt tung. Cơ thượng liễu bất đình, ngữ trung vô khả lộ. Triệt để lãm bất hồn. Thông thanh phác bất toái. Tất cánh thị cá thậm ma, đắc nhậm ma linh thông, đắc nhậm ma kỳ đặc. Chư nhân giả, hư yếu thức kỳ diện khổng, bất dụng an cư danh tự, diệc mạc mích cừ tại sở. Hà cố? Cừ vô tại sở, cừ vô danh tự, cừ vô diện khổng. Tài thị khởi niệm truy cầu, tiện cách thập sanh ngũ sanh. Bất như phóng giáo tự do, yếu phát tiện phát, yếu trú tiện trú, tức thiên nhiên phi thiên nhiên, tức như như phi như như, tức trạm tịch phi trạm tịch, tức bại hoại phi bại hoại, vô sinh luyến, vô tử úy, vô Phật cầu, vô ma bố, bất dự bồ đề hội, bất dự phiền não câu, bất thọ nhất pháp, bất hiền nhất pháp, vô tại, vô bất tại, phi ly, phi bất ly. Nhược năng như thị kiến đắc, Thích Ca tự Thích Ca, Đạt Ma tự Đạt Ma" .
Đoạn này Lê Quý Đôn không thấy chép trong Kiến văn tiểu lục 9. Nhưng đây là bài giảng của thiền sư Tiến Phúc Đạo An chép trong Ngũ đăng hội nguyên 18 tờ 344b15-d5 và Thiền tông chính mạch 9 tờ 305a13-306a2 (103a13-c2), trong đó có một số chữ chép sai và một số đoạn chép thiếu. Về chữ chép sai, chữ đầu tiên là chữ thả, chép sai của chữ cứ, các chữ thả bạt, đỗ diện là chép sai của khả cấu và địch diện v.v…Về những câu chép lộn, thay vì bất xu đại phương na hãm tiễu cảnh, ta có bất hãm đại phương na xu tiễu cảnh…còn về những câu chép thiếu, hoặc hai chữ như thay vì bất như phóng giáo, ta có bất như trường thi phóng giáo, thay vì tự do, ta có tự do tự tại…,hoặc thiếu cả câu hay cả đoạn. Thiếu cả câu như sau tiễu cảnh và trước hồi thủ , ta có câu đằng đằng ngột ngột, hà trú hà vi; hoặc sau hoàn nan và trước nhược thị, ta có câu bất dụng triêm niêm điểm nhiễm, trực tu bát thoát bình trừ…và thiếu cả đoạn thì như sau hà cố và trước cổ Phật, ta có : Cú trung vô lộ, ý tại cú trung, vô ý vô bất ý phi kế giáo chi sở cập, nhược thị phách đầu điểm nhất, điểm đỉnh môn, hoát nhiên nhãn khai giả, ư thử khước hữu tật tốc phân, nhược đề đầu hướng ý, căn hạ tầm tư, tốt mô sách bất trước, thị tri vạn pháp vô căn, dục cũng giả, thố nhất nguyên tiệt tích, dục phản giả mê kháng tha .
Một kiểm soát sơ bộ như trên đã cho thấy 5 đoạn trích văn vừa nêu đều xuất phát từ các tác gia Trung quốc. 9 đoạn còn lại, chúng tôi nghi cũng được lấy từ các tác phẩm Trung quốc, nhưng chưa có dịp điều tra kỹ nên không ghi hết ra đây được .
Còn về thơ, trong số 59 bài chép trong Hương Hải thiền sư ngũ lục, chúng tôi đã phát hiện 47 bài được chép một phần hay toàn bộ từ những tác phẩm các thiền sư Trung quốc. Bắt đầu với bài thơ thứ hai ở tờ 16b7-17a1 :
Nhạn quá trường không
A?h trầm hàn thủy
Nhàn vô di tích chi ý
Thủy vô lưu ảnh chi tâm
Đây là bài thơ của thiền sư Thiên Y Nghĩa Hoài chép trong Tục truyền đăng lục 6 ĐTK 2077 tờ 501c16-17, Ngũ đăng hội nguyên 16 tờ 302c4 và Thiền tông chính mạch 8 tờ 271b9-10 (136b9-10), ở đó chỉ khác một chữ là di tích, thì bản in Trung quốc đều có là Di tung . Nó cũng được chép trong tiểu sử của thiền sư Diệu Giác Tuệ Ngộ và Nguyệt Đường Đạo Xương trong Ngũ đăng hội nguyên 14 tờ 273d-10 và 16 tờ 323b15-16. Bài thơ này Lê Qúy Đôn có chép trong Kiến văn tiểu lục 9 tờ 24b5. Lưu ý là số bài thơ chúng tôi đánh liên tục theo bản in Hương Hải thiền sư ngũ lục .
Bài thơ 7 :
Long đắc thủy thì thiêm ý khí
Hổ phùng sơn sắc trưởng uy nanh
Nhân quy đại quốc phương tri quý
Thủy đáo Tiêu Tương nhất dạm thanh
Mà Kiến văn tiểu lục 9 tờ 25a3-4 cũng có chép thì 2 câu đầu do một vị sư hỏi thiền sư Thê Hiền Trí Thiên chép ở Tục truyền đăng lục 8 ĐTK 2077 tờ 514a22-23 và Ngũ đăng hội nguyên 16 tờ 310b6-7. Thiền tông chính mạch 8 tờ 277b2-4 (139b2-4) không thấy ghi 2 câu ấy trong tiểu sử của Trí Thiên .
Bài thơ 8 :
Thiên thượng hữu tinh giai cũng bắc
Nhân gian vô thủy bất triều đông
Quát quy mao ư thiết ngưu bối thượng
Tiệt thố giác ư thật nữ yêu trung
Dạ xoa la sát tài khể thủ
Ngục tốt ngưu đầu tiện kinh quyền
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 25a5-7 có chép bài này y nguyên. Nhưng 2 câu đầu của bài thơ này lại là 2 câu đầu trong bài thơ của thiền sư Hoàng Long Tuệ Nam chép trong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 32 tờ 410b15(205d15) .
Bài thơ 9 :
Hoặc thị hoặc phi nhân mạc thức
Nghịch hành thuận hành thiên mạc trắc
Cách sơn nhân xướng giá cô từ
Thác nhận hồ già thập bát phách
Mà Kiến văn tiểu lục 9 tờ 25a7-8 cũng có chép thì 2 câu đầu trích từ 2 câu trong Chứng đạo ca của thiền sư Vĩnh Gia Chân Giác ở Cảnh Đức truyền đăng lục 30 ĐTK 2076 tờ 460c22 .
Bài thơ 10 :
Tân phụ k?ư a gia khiên
Bộ bộ tương tuỳ bất trước tiên
Quy đáo họa đường nhân bất thức
Tùng kim lãn cánh xuất môn tiền
Ta không thấy trong Kiến văn tiểu lục chép ra, nhưng câu đầu tiên là của thiền sư Đạo Ngô Ngộ Chân nhắc lại câu nói của Thủ Sơn Tỉnh Niệm ở Tục truyền đăng lục 7 ĐTK 2077 tờ 509a1. Tiểu sử của Thủ Sơn Tỉnh Niệm (926-993) trong Cảnh Đức truyền đăng lục 13, ĐTK 2076 tờ 304a10-305a6 không thấy có chép câu này. Nhưng sau đó Đại Tuệ Tông Cảo (1089-1163) đã từ câu đó, làm thành bài thơ, mà Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 36 tờ 455b2-3(227b2-3) chép lại song không thấy có trong tiểu sử của ông ở Tục truyền đăng lục 27, ĐTK 2077 tờ 649a20-654a6, Ngũ đăng hội nguyên 17 tờ 325c4-326d10 và Thiền tông chính mạch 10 tờ 33b13-35b5. Bài thơ này chỉ khác với bài trên ở câu cuối chữ môn tiền chép thành nhân tiền .
Bài thơ 11:
Phu tử bất thức tự
Đạt Ma bất hội thiền
Huyền Sa vô thử ngữ
Thiết mạc vọng lưu truyền
Kiến văn tiểu lục 9 có chép bài thơ này ở tờ 25a9-b1, nhưng thay vì huyền sa nó có huyền diệu. Hai câu đầu bài thơ này là của thiền sư Tùng Nguyên Nhạc chép trong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 10 tờ 118b18(59d18). Và cả bài thơ ta sẽ gặp ở Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 31 tờ 389b15-16(195b15-16) và ghi là của Đại Tuệ Tông Cảo, mà không thấy nói xuất xứ .
Bài thơ 12 :
Tầm ngưu tu phỏng tích
Học đạo phỏng vô tâm
Tích tại ngưu hoàn tại
Vô?âm đạo dị tầm
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 25b1-2 cũng có chép, nhưng sửa chữ phỏng ở câu hai thành chữ quý . Đây là một bài rút từ Cư độn tụng của thiền sư Long Nha Cư Độn trong Cảnh Đức truyền đăng lục 29, ĐTK 2076 tờ 453b1 và Thiền tông chính mạch 9 tờ 317a2-3(159a2-3) .
Bài thơ 16 :
Vọng thân lâm kính chiếu ảnh
A?h dự vọng thân bất thù
Đản dục khử ảnh lưu vọng
Bất tri thân diệc bản hư
Thân bản dự ảnh bất dị
Bất đắc nhất hữu nhất vô
Nhược dục tồn nhất xả nhất
Vinh dự chân lý tương sơ
Cánh nhược ái thánh tăng phàm
Sinh tử hải lý trầm phù
Phiền não nhân tâm cố hữu
Vô tâm phiền não hàn cư
Bất lao phân biệt thủ tướng
Tự nhiên đắc đạo tu du
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 27b5-9 chép y bài kệ này, nhưng lại chép vào những đoạn văn xuôi và có hai chữ khác, đó là chữ diệc ở câu 4 bị chép thành chữ tự, và chữ tâm ở câu 12 bị chép thành chữ nhất. Bài đây thực tế là bài tán thứ hai trong 10 bài Đại thừa tán của hoà thượng Bảo Chí (418-514) chép trong Cảnh Đức truyền đăng lục 29 ĐTK 2076 tờ 449b9-13. Khi so sánh hai văn bản này ta thấy có 3 câu có một số chữ khác, đó là câu thứ 3, thay vì có lưu vọng bản Đại chính hiện lưu hành có lưu thân, còn câu thứ 4 thì có Bất tri thân bản đồng hư, còn câu 11 thì nó đọc là hữu cố thay vì cố hữu .
Bài thơ 17 :
Thức đắc y trung bảo
Vô minh tuý tự tinh
Bách hài tuy hội tán
Nhất vật trấn trường linh
Tri cảnh hồn phi thể
Thần châu bất định hình
Ngộ tắc tam thân phận
Mê si vạn quyển kinh
Tại tâm tâm khả trắc
Lịch nhĩ nhĩ nan thinh
Võng tượng tiên thiên địa
Huyền tuyền xuất diễu minh
Bản cương phi đoàn luyện
Nguyên tịch mạc trần đình
Ban bạc luân triêu nhật
Lung linh ánh hiểu tinh
Thùy quang lưu bất diệt
Chân khí xúc hoàng sinh
Giám chiếu không động tịch
La lung pháp giới minh
Giải ngữ phi quan thiệt
Năng ngôn bất thị thinh
Tuyệt biên nhĩ ô mạn
Vô tế đẳng không bình
Kiến nguyệt phi quan chỉ
Hoàng gia mạc vấn trình
Thức tâm, tâm tắc Phật
Hà Phật cánh tham thành
Bài thơ này không thấy Lê Quý Đôn chép lại trong Kiến văn tiểu lục. Nhưng một lần nữa đây là bài ngâm thứ hai của Ngoạn châu ngâm do hoà thượng Đan Hà Thiên Nhiên (739-824) chép trong Cảnh Đức truyền đăng lục 30,ĐTK 2076, tờ 463b29-c11, nhưng khác một số chữ và thiếu một số câu. Chữ khác chắc do bản in của Hương Hải thiền sư ngữ lục khắc sai. Cụ thể là ở câu thứ 8 bản Đại chính chép Đào nghi vạn quyển kinh,thì bản ở đây là Mê si vạn quyển kinh, câu 23 ở đây đọc làTuyệt biên nhĩ ô mạn, còn bản Đại chính là Tuyệt biên di hãn mạn, và câu 25 bản ở đây là Kiến nguyệt phi quan chỉ, còn bản Đại chính là Kiến nguyệt hưu quan chỉ. Ngoài ra giữa câu 20 và 21 ở đây còn thiếu 6 câu mà theo bản Đại chính ta có :
Tỏa phàm công bất diệc
Siêu thánh quả phi doanh
Long nữ tâm thân hiến
Xà vương khẩu tự trình
Hồ nga nhân khước hoạt
Hoàng tước ý do khinh
Và giữa câu 24 và 25 ở đây còn thiếu 4 câu mà ta có trong bản Đại chính :
Diễn giáo phi vi thuyết
Văn danh vật nhận danh
Lưỡng biên câu mạc lập
Trung đẳng bất tu hành
Bài thơ 18 :
Bát vạn tứ thiên ba la mật môn
Môn môn trường khai
Tam thiên đại thiên vi trần chư Phật
Phật Phật thuyết pháp
Bất thuyết hữu bất thuyết vô
Bất thuyết phi hữu phi vô
Bất thuyết diệc hữu diệc vô
Hà giả?
Ly tứ cú, tuyệt bách phi
Tương phùng cử mục thiểu nhân tri
Tạc dạ sương phong lậu tiêu tức
Mai hoa y cựu chuyết hàn chi
Mà Kiến văn tiểu lục không thấy chép, nhưng lại tìm thấy trong bài giảng của thiền sư Thiên Cung Thận Huy ở Tục truyền đăng lục 11, ĐTK 2077, tờ 530c24-28, Ngũ đăng hội nguyên tờ 307b11-15 và Thiền tông chính mạch 8 tờ 275b10-13 (138b10-13) .
Bài thơ 19 :
Nhất thuyết vô tâm tự tính giới
Nhất thuyết vô ngại tự tính tuệ
Bất tăng bất giảm tự kim cang
Thân cử thân lai bản tam muội
Mà Kiến văn tiểu lục 9 tờ 29b9-30a2 có chép. Đây là một bài kệ của Lục tổ Huệ Năng dạy cho thiền sư Chí Thành trong Cảnh Đức truyền đăng lục 5, ĐTK 2076 tờ 237b25-26 và Thiền tông chính mạch 1 tờ 36b16-17, trong đó thay vì có bất giảm, thì nó đọc bất thối .
Bài thơ 20 :
Bất kiến nhất pháp tồn vô kiến
Đại tợ phù vân già nhật diện
Bất tri nhất pháp thủ không tri
Hoàn như thái hư sanh thiểm điện
Thử chi tri kiến miết nhiên hư
Thác nhận hà tằng giải phương tiện
Nhữ đương nhất niệm tự tri phi
Tự kỷ linh quang thường hiển hiện
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30a2-5 cũng có chép, nhưng câu thứ 4 đã chép thành hoàn tợ thái hư trùng thiểm điện, đây là một bài kệ khác của Lục tổ Huệ Năng chép trong Cảnh Đức truyền đăng lục 5, ĐTK 2076 tờ 239b14-17 .
Bài thơ 21 :
Kiến văn tri giác vô chướng ngại
Thanh hương vị xúc thường tam muội
Như điểu không trung chỉ mạ phi
Vô thủ vô xạ vô tăng ái
Nhược hồi ưng xứ bản vô tâm
Thỉ đắc danh vi quán tự tại
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30a5-7 chép y nguyên, trong đó có hai câu 3 và 4 chép thiếu hai chữ mạ phi và vô của vô tăng ái. Đây là một bài kệ của thiền sư Bản Tịnh (?-761) trong Cảnh Đức truyền đăng lục 5, ĐTK 2076 tờ 243a8-10, Ngũ đăng hội nguyên 2 tờ 32a13-15 và Thiền tông chính mạch 1 tờ 41a8-11.
Bài thơ 22 :
Cô viên khiếu lạc trung nham nguyệt
Giả khách ngâm tàn bán dạ đăng
Thử cảnh thử thì thùy hội đắc
Bạch vân thâm xứ tọa thiền tăng
Kiểu văn tiểu lục 9 tờ 30a7-8 cũng có chép, nhưng chữ trung trong câu thứ nhất thành chữ thiên, chữ bán ở câu thứ hai sửa chữa thành chữ ngũ, và đây là một bài thơ của Thiền sư Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975) trong Ngũ đăng hội nguyên 10 tờ 184a1-13 và Thiền tông chính mạch 5 tờ 170b8-9 (85d8-9), mà khi so với bản trên thì câu thứ 3 có khác hai chữ, đó là thay vì thùy hội đắc, chúng có thùy đắc ý. Tiểu sử của Vĩnh Minh Diên Thọ trong Cảnh Đức truyền đăng lục 26 tờ 421c8-422a20 không thấy có .
Bài thơ 23 :
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng, bất cầu chân
Vô minh thật tính tức Phật tính
Huyễn hoá không thân tức pháp thân
Kiến văn tiểu lục 9 không thâý chép. Nhưng đây là bài rút từ Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Nhân Giác trong Cảnh Đức truyền đăng lục 30, ĐTK 2076 tờ 460a15-16
Bài thơ 24 :
Pháp thân giác liễu vô nhất vật
Bản nguyên tự tính thiên chân Phật
Ngũ ẩm phù vân không khứ lai
Tam độc thủy bào hư một xuất
Kiến văn tiểu lục 9 không thấy chép. Đây là bài thơ khác từ Chứng đạo ca của Vĩnh Gia Chân Giác trong Cảnh Đức truyền đăng lục 30 tờ 460a16-17 .
Bài thơ 25 :
Ngộ tâm dung dị tức tâm nan
Tức đắc tâm nguyên đáo xứ nhàn
Đẩu chuyển tinh di thiên dục hiểu
Bạch vân y cựu phú thanh san
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30a8-b1 chép y nguyên. Đây là bài thơ của thiền sư Tuyết Đậu Trì trong Ngũ đăng hội nguyên 18 tờ 352a5-6 và Thiền tông chính mạch 9 tờ 313a2-3 (157a2-3)
Bài thơ 26 :
Ngu nhân trừ cảnh bất trừ tâm
Trí giả trừ tâm bất trừ cảnh
Bất tri tâm cảnh bản như như
Xúc mục ngộ duyên thường trấn định
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30b1-2 cũng chép thế, đây là một bài thơ của Hối Đường Tổ Tâm trong Ngũ đăng hội nguyên 17 tờ 327a8-9 và Thiền tông chính mạch 9 tờ 290b14-15 (145a14-15) trong đó có chữ trừ của hai câu 1 và 2 chúng có vong, và 3 chữ thường trấn định, chúng có vô chướng ngại .
Bài thơ 27 :
Nhất diệp biển chu phiếm diễu mang
Trình nhiêu vũ trạo biệt cung thương
Vân sơn thủy nguyệt đô phao khước
Doanh đắc Trang Chu nhất mộng trường
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30b2-4 cũng có chép, nhưng câu thứ 3 thay vì trình nhiêu thì viết thành chỉ nhiêu, đây là một bài thơ của thiền sư ni Vô Trước Diệu Tổng chép ở Ngũ đăng hội nguyên 20 tờ 400b18-401a2 và Thiền tông chính mạch 10 tờ 353b14-16 (177b14-16) trong đó có câu cuối thay vì có nhất mộng thì bản ở đây có điệp mộng .
Bài thơ 28 :
Nam đài tĩnh tọa nhất lô hương
Chung nhật ngưng nhiên vạn lự vương
Bất thị tức tâm trừ vọng tức
Đô duyên vô sự khả tư lương
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30b4-5 cũng chép, nhưng câu thứ hai thay vì vạn lự, chép thành niệm lự, câu thứ 3 vọng tức chép thành vọng tưởng, câu thứ tư đô duyên chép thành chỉ duyên, đây là bài thơ của thiền sư Nam Đài thủ An trong Cảnh Đức truyền đăng lục 24 ĐTK 2076 tờ 401b17-18, Ngũ đăng hội nguyên 8 tờ 154a17-18 và Thiền tông chính mạch 4 tờ 144b17-18 (72b17-18), trong đó câu thứ hai và thứ ba của Cảnh Đức truyền đăng lục chép thành :
Cắng nhật ngưng nhiên vạn sự vương
Bất thị tức tâm trừ vọng tưởng
Bài thơ 29 :
Sấu trúc trường tùng trích thúy hương
Lưu phong sơ nguyệt độ vi lương
Thiên tri thùy trú Nguyên tây tự
Mỗi nhật chung thanh tống tịch dương
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30b5-7 cũng chép, nhưng thay vì có nguyên tây tự, nó để trống chữ đầu và chép tiếp là hư tự, đây là bài thơ của thiề? sư Tuyết Phong Chí Tuyền chép trong Ngũ đăng hội nguyên 16 tờ 319a18-b1 và Thiền tông chính mạch 8 tờ 284b18-285a1 (142d18-143a1), trong đó thay vì có vi lương, lại viết viêm lương. Điều đáng ngạc nhiên là một trong các cao đệ Minh Châu Hương Hải, tức tăng chính Như Sơn, khi viết Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục quyển tả tờ 40a7-8 vào năm Giáp dần (1734) đã ghi đây là bài kệ thị tịch của thiền sư Viên Văn Chuyết Chuyết (1590-1644) không biết dựa vào đâu .
Bài thơ 30 :
Trú mộng na tri mộng thị hư
Giác lai phương giác mộng trung vô
Mê thời kháp đắc mộng trung sự
Ngộ hậu hoàn đồng thụy khởi phu
Kiến văn tiểu lục không thấy chép bài này, nhưng đây là bài thơ của thiền sư Long Nha Cư Độn trong Cảnh Đức truyền đăng lục 29, ĐTK 2076 tờ 453a13-14, trong đó thay vì trú mộng của câu thứ nhất, nó có tại mộng, và câu thứ ba thay vì kháp đắc, nó có kháp thị .
Bài thơ 31 :
Khô mộc nham tiền sái lộ đa
Hành nhân đáo thử tận ta đà
Lộ tư lập tuyết phi đồng sắc
Minh nguyệt lô hoa bất tợ tha
Liễu liễu liễu thời vô sở liễu
Huyền huyền huyền xứ diệc tu ha
A? cần vị xướng huyền trung khúc
Không lý thiềm quang yết đắc ma
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 30b7-31a1 có chép nhưng riêng câu thứ 6 thay vì tu ha lại chép tu đa, đây là một bài thơ của thiền sư Đồng An Thường Sát trong Thập huyện đàm chép ở Cảnh Đức truyền đăng lục 29, ĐTK 2076 tờ 455c15-18 .
Bài thơ 32 :
Nhàn tọa minh nhiên thánh mạc tri
Túng ngôn vô vật tỉ phương y
Thạch nhân bả bảng vân trung phách
Mộc ngữ hàm sênh thủy để xuy
Nhược đạo bất văn cừ vị hiểu
Dục tầm kỳ hưởng nễ hoàn nghi
Giáo quân xướng họa nhưng tu họa
Hưu vấn cung thương trúc dự ti
Kiến văn tiểu lục 9 không thấy chép, nhưng đây là bài thơ khác của Đồng an Sát thiền sư trong Thập huyền đàm chép ở Cảnh Đức truyền đăng lục 29, ĐTK 2076 tờ 455c21-24, song câu thứ 4 thay vì hàm sanh nó có hàm sênh, và câu thứ 6 thay vì nễ hoàn nó có nhĩ hoàn .
Bài thơ 33 :
Vũ tẩy đạm hồng đào ngạc nộn
Phong xuy thiển bích liễu ti khinh
Bạch vân ảnh lý quái thạch lộ
Lục thủy quang trung cổ mộc thanh
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31a1-2 chép y nguyên và đây là bài 8 đề trên bức tranh của thiền sư Phù Dung ở truyện thiền sư Hương Sơn Pháp Thành trong Tục truyền đăng lục 12 ĐTK 2077 tờ 542c18-19. Nhưng truyện thiền sư Hoa Dược Trí Bằng ghi ở Ngũ đăng hội nguyên 14 tờ 272b7-8 và Thiền tông chính mạch 7 tờ 247b3-4 (124b3-4) lại chép đó là của Bảo Phong, thầy của Trí Bằng, tự đề vào tượng của mình, còn Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 4 tờ 44b6-7 (22d6-7) lại chép của Tiềm Am Quang .
Bài thơ 34 :
Nhất địch địch phiên tứ đại hải
Nhất quyền quyền đảo Tu di sơn
Phật tổ vị trung lưu bất trụ
Hựu xuy ngưu địch bạc la loan
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31a2-4 cũng chép y như trên, đây là bài kệ của thiền sư Đức Sơn Tuệ Sơ chép ở Ngũ đăng hội nguyên 18 tờ 358a17-18, Thiền tông chính mạch 9 tờ 317a8-9 (159b8-9) và Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 12 tờ 141b13-14 (71b13-14) .
Bài thơ 35 :
Hảo sự đôi đôi điệp điệp lai
Bất tu tạo tác dự an bài
Lạc lâm hoàng diệp thủy thôi khứ
Hoành cốc bạch vân phong chuyển hồi
Hàn nhạn nhất thanh tình niệm đoạn
Sương chung tài động ngã sơn tồi
Bạch dương cánh hữu qua nhân xứ
Tận dạ hàn lô bát nguyên hôi
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31a4-7 cũng chép, nhưng thay vì câu thứ hai tạo tác chép thành tạo hoá và câu thứ 6 sương chung thì viết thành sương trung, đây là bài thơ của thiền sư Bạch dương Thuận ghi trong Ngũ đăng hội nguyên 20 tờ 390a6-9 và Thiền tông chính mạch 10 tờ 344b6-345a1 (172d16-173a1), mà câu thơ cuối thay vì có bát nguyên hôi nó có bát tử hôi .
Bài thơ 36 :
Liễu vọng qui chơn vạn lụy không
Hà sa phàm thánh bản lai đồng
Mê lai tịnh thị nga đầu diệm
Ngộ khứ phương tri hạc khử lung
Phiến nguyệt ảnh phần thiên giản thủy
Cô tùng thanh nhậm tứ thời phong
Trực tu mật khế tâm tâm địa
Thỉ ngộ sanh bình thụy mộng trung
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31a7-9 cũng chép, nhưng câu thứ nhất thay vì liễu vọng thì chép thành phản vọng, câu thứ 4 khử lung chép thành xuất lung, câu thứ 8 sanh bình chép thành bình sanh, đây là bài thơ Tặng thiền khách của Tăng nhuận thi ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 30 ĐTK 2076 tờ 456b24-27, trong đó câu thứ nhất thay vì vạn lụy chép thành vạn lự, câu thứ hai thay vì bản lai đồng lại chép thể thông đồng; câu thứ ba tịnh thị lại chép tận tợ; câu thứ 4 phương tri hạc khử lung lại chép giai như hạc súc lung; và câu cuối thay vì thỉ ngộ sanh bình, thì lại chép thành hưu khổ lao sanh .
Bài thơ 37 :
Tâm pháp song vong do cách vọng
Sắc trần bất nhị thượng dư trần
Bách điểu bất lai xuân hựu quá
Bất tri thùy trị trú am nhân
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31b1-2 cũng chép, nhưng thay vì câu thứ hai là sắc trần, nó chép thành sắc không, đây là một bài thơ của Tính Không Diệu Phổ am chủ ghi trong Ngũ đăng hội nguyên 18 tờ 347a15-16 và Thiền tông chính mạch 9 tờ 308a12-13 (154c12-13) .
Bài thơ 38 :
Tạng thân vô tích cánh vô tàng
Thoát thể vô y tiệm xí đang
Cổ kính bất ma hoàn tự chiếu
Đạm yên hoà vụ thấp thu quang
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31b2-3 chép y nguyên, nhưng không thấy trong tập bản dịch Kiến văn tiểu lục của Lê Quý Đôn toàn tập, tập II (Hà Nội : Nhà xuất bản Khoa học xã hội 1977), đây là bài thơ của thiền sư Thủy An Sư Nhất ghi ở Ngũ đăng hội nguyên 20 tờ 404a17-18 và Thiền tông chính mạch 10 tờ 356b13-14, trong đó câu 2 thay vì tiện xí nó có tiện tư, câu 3 thay vì bất ma nó có bất lao và câu thứ 4 thay vì hoà vụ nó có hoà lộ .
Bài thơ 39 :
Quang minh tịch chiếu biến hà sa
Phàm thánh hàm linh cộng nhất gia
Nhất niệm bất sanh toàn thể hiện
Lục căn tài động bị vân già
Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh
Xu hướng chân như tổng thị tà
Tuỳ thuận chúng duyên vô quái ngại
Niết bàn sinh tử thị không hoa
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31b4-6 cũng có chép, nhưng câu đầu hai chữ quang minh lại để trống, câu thứ ba thay vì nhất niệm nó có bất niệm, câu thứ 6 thay vì xu hướng nó có siêu khởi, câu thứ 7 thay vì vô quái ngại nó có vô trở ngại. Và đây là một bài kệ do Trương Chuyết trình cho Thạch Sương Khánh Chư chép trong Ngũ đăng hội nguyên 6 tờ 100a16-18 và Thiền tông chính mạch 3 tờ 106a6-11 (53c8-11) trong đó câu thứ 2 thay vì cộng nhất gia nó có cộng ngã gia, câu 6 thay vì xu hướng nó có thú hướng và thay vì tổng thị nó có diệc thị, và câu 7 thay vì chúng duyên nó có thế duyên. Bài này cũng có chép trong Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 27 tờ 339b8-11 (170b8-11) .
Bài thơ 40 :
Cảnh duyên vô hảo xú
Hảo xú khởi ư tâm
Tâm nhược bất cưỡng danh
Vọng tình hà xứ khởi
Vọng tình ký bất khởi
Chân tâm nhiệm biến tri
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31b7-8 chép y nguyên, đây là bài kệ do Ngũ Tổ Đạo Tín trả lời cho Ngưu Đầu Pháp Dung về việc lúc cảnh dấy lên thì tâm phải thế nào trong Cảnh Đức truyền đăng lục 4, ĐTK 2076 tờ 227b1-3, ở đó câu 4 thay vì hà xứ nó có tùng hà, và cả trong Ngũ đăng hội nguyên 2 tờ 21b14-16 và Thiền tông chính mạch 1 tờ 30b4-5 (15d4-5). Cần nói thêm là cả trong Hương Hải thiền sư ngũ lục và Kiến văn tiểu lục đều chép lầm hai câu cuối vào trong bài thơ tiếp theo, tức bài 41, trong khi thực tế là thuộc về bài thơ 40, như Cảnh Đức truyền đăng lục, Ngũ đăng hội nguyên, và Thiền tông chính mạch đã ghi .
Bài thơ 41 :
Niệm tưởng do lai huyễn
Chân tính vô chung thỉ
Nhược đắc thử trung ý
Trường ba đương tự chỉ
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31b8-9 chép y nguyên, và đây là bài kệ do Tuệ Trung đáp lại bài kệ của thầy mình là thiền sư Trí Thành trong Cảnh Đức truyền đăng lục 4 , ĐTK 2076 tờ 229a5-6, ở đó câu 2 thay vì chân tính nó có tính tự .
Bài thơ 42 :
Kiến đạo phương tu đạo
Bất kiến phục hà tu
Đạo tính như hư không
Hư không hà sở hưũ
Biến quan tu đạo giả
Bát hoả mích phù âu
Đản khán lộng khối lổi
Tuyến đọan nhất tề hưu
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 31b9-32a2 có chép, nhưng câu cuối thay vì tuyến đoạn nó có duyên đoạn. Và đây là bài kệ của thiề? sư Bản tịnh ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 5, ĐTK 2076 tờ 243a3-26, ở đó câu 4 thay vì sở hữu nó có sở tu, và câu cuối thay vì tuyến đoạn nhất tề hưu thì nó có duyên đoạn nhất thời hưu .
Bài thơ 43 :
Suy chân chân vô tướng
Cùng vọng vọng vô hình
Phản quan suy cùng tâm
Tri tâm diệc giả danh
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32a2-3 chép y nguyên, đây là bài kệ cũng của thiền sư Bản Tịnh ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 5 ĐTK 2076 243b18-19 và Ngũ đăng hội nguyên 2 tờ 33a4-5.
Bài thơ 44 :
Thiện ký tùng tâm sinh
A? khởi ly tâm hửu
Thiện ác thị ngoại duyên
Ư tâm thật bất hửu
Xả ác tống hà xứ
Thủ thiện lịnh thùy thủ
Thương ta nhị kiến nhân
Phan duyên lưỡng đầu tẩu
Nhược ngộ bản vô tâm
Thỉ hối tùng tiền cựu
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32a3-6 có chép, nhưng câu 3 thay vì ngoại duyên nó có ngã duyên và câu 6 thay vì lịnh thùy nó có kim thùy. Một lần nữa, đây là bài kệ của thiền sư Bản Tịnh ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 5 ĐTK 2076 tờ 243b27-c2 .
Bài thơ 45 :
Hữu vật tiên thiên địa
Vô hình bản tịch liêu
Năng vi vạn tượng chủ
Bất trục tứ thời điêu
Kiến văn tiểu lục 9 không thấy chép. Song đây là bài tụng của phó đại sỹ Thiện Tuệ (479-?) ghi trăng Ngũ đăng hội nguyên 2 tờ 40b8-9, Thiền tông chính mạch 3 tờ 83a18-b1 (43c18-d1) và thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 3 tờ 60a5 .
Bài thơ 46 :
Không thủ bả sừ đầu
Bộ hành k?hủy ngưu
Nhân tùng kiểu thượng quá
Kiều lưu thủy bất lưu
Kiến văn tiểu lục 9 không thấy chép, song đây là một bài kệ khác của đại sỹ Thiện Huệ ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 27, ĐTK 2076 tờ 430b6-7, Ngũ đăng hội nguyên 2 tờ 40b7-8 và Thiền tông chính mạch 3 tờ 86a18-b1 (43c18-d1) .
Bài thơ 47 :
Dạ dạ bảo Phật miên
Triêu triêu hoàn cọng khởi
Khởi tọa trấn tương tùy
Ngữ mặc đồng cư chỉ
Tiêm hào bất tương ly
Như hình ảnh tương tự
Dục thức Phật khứ xứ
Chỉ giá ngữ thanh thị
Kiến văn tiểu lục 9 không thấy chép, song đây là một bài tụng khác của phó đại sỹ Thiện Tuệ ghi đầy đủ trong Ngũ đăng hội nguyên 2 tờ 40b5-7. Tục truyền đăng lục 10, ĐTK 2077 tờ 527a16-17 do Lưu Kinh Thần trích dẫn, bảo là của người xưa(tích nhân) và thiếu hai câu 5 và 6, trong khi Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 3 tờ 59b19 lại ghi rất rõ là của Phó đại sỹ, nhưng chép thiếu câu 4 và 5. Bài này Thiền tông chính mạch 3 tờ 86a15-16(43c15-16) chép đủ, chỉ câu 6 thay vì hình ảnh nó có thân ảnh .
Bài thơ 48 :
Nhãn quang tùy sắc tận
Nhĩ thức trục thanh tiêu
Hoàn nguyên vô biệt chỉ
Tạc nhật dự kim triêu
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32a6-7 có chép, nhưng câu 3 thay vì vô biệt nó có đương biệt, đây là một bài kệ của Thiền sư Sư Nãi Giám Chân ghi ở Cảnh Đức truyền đăng lục 19 ĐTK 2076 tờ 356a19-20, Ngũ đăng hội nguyên 7 tờ 134a8-9 và Thiền tông chính mạch 4 tờ 130b12 (65d12), trong đó câu cuối cùng đọc là :
Kim nhật dự minh triêu
Bài thơ 49 :
Phiến nguyệt tẩm hàn đàm
Vi vân ánh bích không
Nhược ư đạt đạo nhân
Hảo cá chân tiêu tức
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32a7-8 chép y nguyên, và đây là bài kệ của Thiền sư Tu Tuệ Viên Chiếu ghi trong Tục truyền đăng lục 11, ĐTK 2077 tờ 530b3-4, Ngũ đăng hội nguyên 16 tờ 307a2-3 và Thiền tông chính mạch 8 tờ 275b2-3 (138b2-3), ở đó câu 2 thay vì ánh bích không, chúng có mãn không bích .
Bài thơ 50 :
Kiến vật tiện kiến tâm
Vô vật tâm bất hiện
Thập phần thông tắc trung
Chân tâm vô bất biến
Nhược sanh tri thức giải
Khước thành điên đảo kiến
Đỗ cảnh năng vô tâm
Thỉ kiến bồ đề diện
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32a8-b1 chép y nguyên. Câu đầu tiên của bài thơ này lại nằm trong một câu hỏi của Tuyết Phong Nghĩa Tồn đối với Đạo Phó Thuận Đức trong Cảnh Đức truyền đăng lục 18 tờ 348c22 và Ngũ đăng hội nguyên 7 tờ 130a11, bảo là của Qui Sơn Linh Hựu (771-853), nhưng tiểu sử của Hựu ở Cảnh Đức truyền đăng lục 9 tờ 264b15-266a2 không thấy ghi. Thiền sư Đức Sơn Chí Tiên cũng được một vị sư dùng câu ấy để hỏi trong Tục truyền đăng lục 3 ĐTK 2077 tờ 481b28, trong đó thay vì vật nó có sắc .
Bài thơ 51 :
Phật vị vô tâm ngộ
Tâm nhân hửu Phật mê
Phật tâm thanh tịnh xứ
Vân ngoại dã viên đề
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32b1-2 có chép, nhưng câu đầu thay vì vô tâm nó có đương tâm, đây là bài kệ của thiền sư Quảng Huệ Đạt Cảo ghi trong Ngũ đăng hội nguyên 18 tờ 345b17-18 và Thiền tông chính mạch 9 tờ 306b13-14 (153d13-14)
Bài thơ 52 :
Phong động tâm dao thụ
Vân sanh tính khởi trần
Nhược minh kim nhật sự
Muội khước bản lai nhân
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32b2-3 chép y nguyên, đây là bài tụng của thiền sư Long Tế Thiệu Tu ghi trong Ngũ đăng hội nguyên 8 tờ 154a5-6, Thiền tông chính mạch 4 tờ 144b9-10 (72b9-10) và Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập 25 tờ 443b11-12 (222b11-12), cần chú ý là cả Hương Hải thiền sư ngũ lục lẫn Kiến văn tiểu lục đều chép hai bài 51 và 52 thành một bài, mà nếu ta không truy nguyên thì không thể nào phân biệt được .
Bài thơ 53 :
Ngại xứ phi tường bích
Thông xứ một hư không
Nhược nhân như thị giải
Tâm sắc bản lai đồng
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32b3-4 chép y nguyên, đây là bài thơ của thiền sư Trường Sa Cảnh Sầm ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 10, ĐTK 2076 tờ 275b26-27, ở đó câu 2 thay vì một hư không, nó có vật trung kỳ. Ngũ đăng hội nguyên 4 tờ 68b15-16 và Thiền tông chính mạch 2 tờ 73a12 (37a12) chép giống như bản ta có .
Bài thơ 54 :
Mỹ ngọc tàng ngoan thạch
Liên hoan xuất ứ nê
Tu tri phiền não xứ
Ngộ tức thị bồ đề
Kiến văn tiểu lục 9 tờ 32b4-6 chép y nguyên, đây là bài thơ của thiền sư Vinh Tuyền Tông Nhất trong Ngũ đăng hội nguyên 16 tờ 315b12-13 và Thiền tông chính mạch 8 tờ 281b17-18 (141b17-18). Một lần nữa Như Sơn trong Ngự chế thiền điển thống yếu kế đăng lục quyển tả tờ 41a7-8 lại chép đây là bài kệ thị tịch của Minh Lương Mãn Giác, một cao đệ của Viên Văn Chuyết Chuyết, và là thầy của Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726), không biết lấy tư liệu ở đâu .
Bài thơ 58 :
Nhất đoá hạm đạm liên
Lưỡng chu thanh sậu bách
Trường hướng tăng gia đình
Hà lao vấn cao cách
Kiến văn tiểu lục 9 không thấy chép bài này, nhưng đây là một bài thơ của thiền sư Văn Ích ghi trong Cảnh Đức truyền đăng lục 29, ĐTK 2076 tờ 454c4-5 .
Thế là 59 bài thơ gọi là của Minh Châu Hương Hải chép trong Hương Hải thiền sư ngữ lục, mà Lê Quý Đôn chọn lại được 42 bài, kể luôn cả một bài mà ông chép vào phần trích văn và ghi vào trong Kiến văn tiểu lục 9, thì có đến 43 bài là trích hoàn toàn từ các tác phẩm thiền tông Trung quốc, và đó là chưa kể 4 bài có một nửa số câu trích từ các tác giả Trung quốc khác. Số 12 bài còn lại, có một số chúng tôi nghi là trích từ các thiền sư Trung Quốc, nhưng hiện chưa tìm được xuất xứ rõ ràng. Trong số 12 bài này thì chắc chắn có ít nhất 5 bài là do Minh Châu Hương Hải làm. đó là bài thơ 59 viết lúc ông sắp mất, bài thơ số 3 do ông chấp bút để tặng cho Ứng quận công Đặng Đình Tướng và bài thơ số 4 tả cảnh mùa xuân tại chùa Nguyệt đường. Ngoài ra bài thơ thứ 14 và 15 theo cách đánh số của chúng tôi trong bản dịch dưới đây, cũng có thể là tác phẩm của Minh Châu Hương Hải, như vậy, 7 bài còn lại dù chưa tìm được xuất xứ, chúng tôi vẫn đề nghị loại ra khỏi tác phẩm của Minh Châu Hương Hải .
Nói tóm lại, toàn bộ những thơ văn chép trong Hương Hải Thiền sư ngữ lục và được Lê Quý Đôn chép lại một số trong Kiến văn tiểu lục thực tế không phải là tác phẩm của Minh Châu Hương Hải, chỉ trừ 5 bài thơ chúng tôi vừa nêu. Do thế, tác phẩm của Minh Châu Hương Hải hiện còn, ngoài 5 bài thơ vừa kể, bao gồm 4 tác phẩm viết bằng tiếng Việt đã kể trên. Đó là Sự lý dung thông bằng thơ và ba bản giải thích kinh bằng văn xuôi, tức Giải Kim Cang kinh lý nghĩa, Giải Di Đà kinh và Giải Tâm kinh ngũ chỉ .
Phải xác định số lượng tác phẩm hiện còn của Minh Châu Hương Hải về mặt văn bản học như thế này, ta mới yên tâm nghiên cứu các đóng góp của ông về những phương diện như văn học, triết học và Phật giáo, mà không cảm thấy e sợ uổng công, và đặc biệt không gắn cho các tác giả Việt Nam những tác phẩm của văn học nước ngoài. Điều này cần được nhấn mạnh, vì đã xảy ra trong trường hợp của thiền sư Minh Châu Hương Hải, mà chỉ đọc qua những cuốn sách có đề cập tới ông thì có thể thấy liền.[ Nguyễn Lang, Việt Nam Phật giáo sử luận, tập Ii, Paris : Lá bối, 1978, tr.167-175] Người ta đã từng bàn đến tư tưởng thiền của ông với những đặc trưng kiểu "thiền định", "bất nhị","vô tâm""chân tâm" v.v… một cách nghiêm túc, nhưng chỉ chứng tỏ một hiểu biết quá nông cạn về Phật giáo thiền tông nói chung, chứ khoan nói tới thiền tông Việt Nam. Lý do nằm ở chỗ nếu họ có một kiến thức vừa phải về thiền tông, nghĩa là chịu khó đọc lại các bộ sử cơ bản của thiền tông Trung Quốc như Cảnh Đức truyền đăng lục hay Ngũ đăng hội nguyên v.v…chắc chắn họ đã không trích dẫn bừa bãi các bài thơ kệ, mà ta đã thấy trên, và gắn cho tên tuổi Minh Châu Hương
Hải. Việc này dĩ nhiên không đem lại một vinh dự nào cho ông, thậm chí còn gây nên
những hiểu lầm tai hại và đánh giá sai lầm chính những cống hiến quan trọng của vị thiền sư này đối với lịch sử văn học, tư tưởng và Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ 17 và trở về sau, đặc biệt khi ta giới thiệu Minh Châu Hương Hải cho độc giả và các nhà nghiên cứu người nước ngoài .
Có người sẽ hỏi tại sao một phần lớn thơ kệ và ngữ lục của thiền sư Trung Quốc lại gắn lên tên tuổi của Minh Châu Hương Hải? Và sự tình này Lê Quý Đôn phải chăng đã không biết mới chép 42 bài thơ kệ ấy và một số đoạn ngữ lục ấy vào trong mục Thiền dật của Kiến văn tiểu lục 9? Ta có thể trả lời câu hỏi sau trước. Đó là Lê Quý Đôn chắc chắn đã không biết, tức là không có dịp đọc đến các bộ sử của thiền tông Trung quốc, cụ thể là Cảnh Đức truyền đăng lục, Tục truyền đăng lục, Ngũ đăng hội nguyên, Thiền tông tụng cổ liên châu thông tập, và gần nhất là Thiền tông chính mạch. Đặc biệt là bộ Thiền tông chính mạch này, như sẽ thấy dưới đây là bộ sách mà Minh Châu Hương Hải đã sử dụng chủ yếu cho việc ghi lại các bài thơ kệ và ngữ lục của các thiền sư Trung quốc. Hơn nữa, Lê Quý Đôn, với tư cách là một Phật tử, có thể đã quá tin tưởng vào bản in Hương Hải thiền sư ngữ lục, nghĩ rằng các thơ kệ và ngữ lục trong đó là đúng của Minh Châu Hương Hải, vì chúng đã được môn đồ của vị thiền sư này cho khắc in lại, nên đã không tiến hành kiểm tra, tìm hiểu và so sánh, như ông đã chứng tỏ trong Toàn việt thi lục, khi tiến hành sưu tập toàn bộ các bài thơ chữ Hán của nước ta. Ngay trong Kiến văn tiểu lục 12 mục Tùng đàm, Lê Quý Đôn cũng sẵn sàng chỉ ra cho chúng ta những truyền thuyết gán cho các tác gia Việt Nam như Lương Thế Vinh, Vũ Duệ và Nguyễn Đăng Cảo những câu đối mà ông đã tìm thấy trong các tác phẩm Trung quốc lưu truyền vào thời ông là không đúng .
Còn về việc các thơ kệ và ngữ lục trên xuất hiện trong Hương hải thiền sư ngữ lục thì rõ ràng sự việc không phải xuất phát từ phía Minh Châu Hương Hải. trong số 20 tác phẩm hiện biết mang tên ông, có một tác phẩm với nhan đề Soạn cơ duyên vấn đáp tinh giải. Với nhan đề này, tác phẩm ấy tất nhiên ghi lại các câu vấn đáp về thiền và bản giải thích nó ra tiếng Việt. Điều đáng tiếc là ngày nay nó đã mất, chưa tìm lại được. Nhưng ta có thể hình dung nội dung của nó có khả năng bao gồm các câu trích ngữ lục và các thơ kệ từ các tác phẩm thiền tông Trung quốc, rồi cùng với những lời dịch và giải tiếng Việt về chúng. Đến khi viết Hương Hải thiền sư ngữ lục, các đệ tử của Minh Châu Hương Hải có lẽ đã không biết những câu trích ngữ lục và các thơ kệ ấy là của Trung quốc, và cứ đinh ninh chúng là của Minh Châu Hương Hải, do đó, tình trạng gắn chúng vào tên tuổi Minh Châu Hương Hải đã xảy ra, gây nên không biết bao nhiễu loạn thông tin cho những người mới bước vào lĩnh vực nghiên cứu và thiếu thận trọng về sau, qua kinh nghiệm này, chúng tôi hy vọng nghiên cứu thơ văn chữ Hán của nước ta phải hết sức cẩn thận, phấn đấu có được một sở học tương đương với tổ tiên, để có thể phân biệt những gì do họ sáng tác với những gì do họ từ các nguồn tư liệu nước ngoài, cụ thể là Trung quốc .
---o0o---
Chân thành cảm ơn Đại Đức Nhật Từ đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
(Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)
Trình bày : Nhị Tường