- Ăn chay (Hòa thượng Sri Dhammananda)
- Đức Phật đã nói gì về việc ăn thịt?
- Ăn chay (Tỳ kheo S. Dhammika)
- Đạo Phật và vấn đề ăn chay
- Có tâm linh cao thượng gì khi là một người ăn chay?
- Ăn chay, ăn mặn (T. Trí Siêu)
- Có phải tất cả Phật tử đều ăn chay? (John Kahila)
- Có phải tất cả các Phật tử đều là người ăn chay? (John Bullitt)
- Phật giáo và vấn đề chay mặn, phân tích quan điểm của đức Phật về việc sử dụng thịt
- Ăn mặn, ăn chay (Cư sĩ Chính Trực)
- Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật
Vấn Đề Ẩm Thực Trong Đạo Phật
Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992
Nguyên tác: Jan Sanjivaputta, "
Are you herbivore or carnivore?",
England, 1992
2. Quan niệm Phật giáo Nam tông về thú vật và chủ nghĩa ăn chay
Phật giáo Nam tông thừa nhận thú vật là chúng sinh có tri giác. Thú vật không những chỉ có thân thể (rùpa) và bản năng, mà còn có chức năng của tâm như cảm thọ (vedana), tưởng (sanna), hành (sankhàra) và thức (vinnàna) [5]. Ðể chứng minh một cách có khoa học rằng bản năng của thú vật chỉ do trực giác thúc đẩy là một điều rất khó; những bản năng như nhận dạng được đồng loại, chăm sóc con cái, chọn nơi trú ẩn an toàn, nhớ con đường trở về tổ, biết sự chết, biết vui khi được chủ yêu thương và biết trung thành với chủ. Trong thực tế người ta sẽ nói, ai cho rằng thú vật chỉ có bản năng thì người đó chỉ dùng bản năng hơn là dùng tri giác của một con người. Thú vật không chỉ sống một kiếp mà sống nhiều kiếp, sau kiếp sống hiện tiền, còn đi tái sinh kiếp khác.
Thú vật không phải là những sinh vật thấp hèn hay bị đọa đày để loài người đối đãi độc ác. Tàn sát thú vật để cúng tế các vị thần linh khao khát máu hoang tưởng của các tôn giáo sơ khai là một việc làm phạm tội sát sinh. Xa hơn nữa Phật giáo truyền thống không bao giờ cho phép giết thú vật làm thực phẩm tiêu thụ hay phục vụ cho bất kỳ mục đích nào khác.
Cũng cần thiết để hiểu rằng thú vật không được tạo ra cho loài người. Tiến sĩ K.Sri Dhammananda, một nhà lãnh đạo Phật giáo Nguyên thủy Tích Lan, một vị giảng sư (dhammaduta) ở Malaysia nhiều năm qua đã tuyên bố: "Nếu chúng ta tin tưởng rằng thú vật được tạo ra cho con người thì cũng có lý do cho rằng con người tạo ra cho loài thú bởi vì có loài thú ăn thịt người." [6].
Tuy nhiên Phật giáo truyền thống không đồng tình với quan điểm là giết thú vật có thể được ngăn chặn bằng phương cách phát động một cuộc phản đối mang hình thức là ăn chay. Phương pháp hữu hiệu để làm giảm thiểu việc sát sinh là phổ biến cho mọi người hiểu biết về lời dạy của Ðức Phật. Chỉ có cách này họ mới thật sự hiểu biết giá trị của sự sống rất quan trọng cho loài người và thú vật. Ðiều này có nghĩa là tất cả chúng sinh đều có quyền sống. Loài thú cũng thích yên vui và không muốn khổ đau. Mạng sống của loài thú không thể nào bị hủy hoại bằng bất cứ lý do gì - như vậy đáp ứng lòng mong mỏi của loài người. Nhờ hiểu biết đúng đắn như vậy, người ta sẽ không giết thú vật cho việc tiêu thụ cá nhân hay bán ngoài chợ.
Như vậy mạng sống của loài thú được cứu nguy chứ không phải bằng cách cấm ăn thịt hay xem thịt là dơ bẩn, mà bằng phương cách đề cập đến giá trị của sự sống, đấu tranh cho quyền sống cơ bản của loài thú. Thật vậy phương pháp thực hiện của Phật giáo truyền thống trong việc đối phó tình trạng giết thú vật được xem là giải pháp trực tiếp tối ưu. Ðiều này hoàn toàn khác hẳn, từ giải pháp được đặt ra và áp dụng bởi những người ăn chay, có thể được xem như là một phương pháp không có hiệu quả, một người bảo vệ mạng sống loài thú bằng hình thức.
Gửi ý kiến của bạn