- Ăn chay (Hòa thượng Sri Dhammananda)
- Đức Phật đã nói gì về việc ăn thịt?
- Ăn chay (Tỳ kheo S. Dhammika)
- Đạo Phật và vấn đề ăn chay
- Có tâm linh cao thượng gì khi là một người ăn chay?
- Ăn chay, ăn mặn (T. Trí Siêu)
- Có phải tất cả Phật tử đều ăn chay? (John Kahila)
- Có phải tất cả các Phật tử đều là người ăn chay? (John Bullitt)
- Phật giáo và vấn đề chay mặn, phân tích quan điểm của đức Phật về việc sử dụng thịt
- Ăn mặn, ăn chay (Cư sĩ Chính Trực)
- Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật
Vấn Đề Ăn Chay, Ăn Mặn Trong Đạo Phật
Phật Giáo Và Vấn Đề Chay Mặn, Phân Tích Quan Điểm Của Đức Phật Về Việc Sử Dụng Thịt
V.A. Gunasekara
7. Ghi Chú
[1] Chữ "parisuddha" được dịch sát nghĩa nhất có thể là "blameless - không chê được, không khiển trách được", đúng hơn là dịch "pure - tinh khiết. Đó cũng là cách dịch mà bà Horner thích dùng (bà đã dịch tạng Luật cho Pàli Text Society). Nó có nghĩa là một đặc tính nghiệp chướng về thịt rất quan trọng, không phải là sự tinh khiết của thịt về các khía cạnh khác.
[2] Chữ "meat - thịt" được dùng để chỉ tất cả các loại thực phẩm có xuất xứ từ loài vật. Cho dù là cá, thịt hay là gia cầm (gà, vịt, chim), từ góc độ luân lý đạo đức không hề có sự khác biệt cơ bản nào giữa các loại thịt đó.
[3] Mối tương quan giữa ăn thịt và nghiệp đã không được Ðức Phật xác định cụ thể. Sự phân biệt chúng ta bàn luận ở đây phải được xem xét một cách cẩn thận. Ngay cả những việc tiêu thụ những thứ mà chúng ta qui cho là loại thịt "nghiệp trơ" (hay "nghiệp chướng vô can", "nghiệp trung tính", karmically neutral) có thể tạo nghiệp xấu tùy thuộc vào các sát-na tâm đi kèm với việc sử dụng loại thịt đó. Tuy nhiên, tiêu thụ loại thịt "nghiệp tác" (karmically effective) thì luôn luôn sẽ có nghiệp quả xấu, còn tiêu thụ loại thịt "nghiệp trơ" thì có thể có hoặc không có nghiệp quả xấu. Trong cả hai trường hợp, không thể có nghiệp quả tốt.
[4] Giới luật về ăn chay là giới luật thứ năm trong danh sách mà Đề-bà-đạt-đa đã đề nghị với Ðức Phật. Đề-bà-đạt-đa là một người lập nên phong trào Tàpasa trong Phật giáo và những giới luật đặc biệt của ông ta có liên quan đến những cách hành trì mang tính khổ hạnh khắc nghiệt (sống trong rừng, chỉ mặc y rách, v.v...) Ðức Phật đã bác bỏ tất cả các đề nghị của Đề-bà-đạt-đa. Và cũng chính vì liên quan đến vấn đề này mà Ngài đã tái khẳng định lại giới luật Tikoiparisuddha (về vấn đề này, xin đọc cuốn "Western Buddhism and a Theravada Heterodoxy" của tác giả).
[5] Nhìn chung, Ðức Phật thường có khuynh hướng chấp nhận những phong tục xã hội đang thịnh hành, chỉ trừ khi có gì mâu thuẫn với những nguyên lý giáo pháp của Ngài. Trong trường hợp này, không cần thiết phải có những thay đổi hiện hành. Thật thú vị khi ghi nhận rằng trong 10 con vật lại không có con bò đực hay bò cái trong đó. Sau này bò cái lại trở thành một trong những vật cấm kỵ lớn nhất trong Ấn độ giáo. Có lẽ ở vào thời Ðức Phật, khía cạnh Ấn độ giáo (Hinhduism) này chưa được phát triển và sự quan trọng của nó sau này mới được thừa nhận.
[6] Về vấn đề này, xin đọc cuốn "Western Buddhism and a Theravada Heterodoxy" của tác giả.
[7] Luận chứng cho là súc vật đã chết khi chúng ta mua thịt là không có cơ sở. Ða số những người bán thịt và các cửa hàng bán thịt đều bán hết số lượng hàng tồn kho. Khi đã hoàn tất bán lượng hàng đó, người buôn lại đặt thêm hàng hóa để thay thế số lượng hàng đã bán ra. Như thế, khi gà được làm thịt đã bán hết thì nhà buôn lại viết đơn đặt hàng để nhiều con gà khác được giết để thay vào số thịt gà đã bán.
Nguyên tác: "Buddhism and Vegetarianism
The Rationale for the Buddha's View
on the Consumption of Meat"
V.A. Gunesekara.
Tỳ kheo Thiện Minh dịch.
Gửi ý kiến của bạn