Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4- A-Nậu-Lâu-Đà và Thánh pháp Tứ niệm xứ

15/05/201316:43(Xem: 9163)
4- A-Nậu-Lâu-Đà và Thánh pháp Tứ niệm xứ

Tu Tập Hạnh Bồ Tát

Cuộc đời Tôn giả A Nậu Lâu Đà (Anuruddha)

4- A-Nậu-Lâu-Đà và Thánh pháp Tứ niệm xứ

Nguyễn Điều

Nguồn: Tác giả: Hellmuth Hecker, Dịch giả: Nguyễn Điều


Con đường tu luyện viên dung của A-nậu-lâu-đà có hai sắc thái nổi bật là thần thông tuyệt đỉnh (nhờ Thiền định) và giải thoát rốt ráo (nhờ pháp Tứ niệm xứ - Catu Satipat((t(ha(na).

Trong ba chương trước, chúng tôi đã đề cập về sự đắc các bậc Thiền định, đạt được nhiều loại thần thông hạn hữu, nhất là Thiên nhãn thông, của Thánh Tăng rồi. Bây giờ xin nói qua pháp Tứ niệm xứ mà ông cũng là bậc có khả năng rèn luyện thành công siêu đẳng.

Sách chép : Thánh Tăng A-nậu-lâu-đà nhiều lần được hỏi nhờ đâu ông có một sự hiểu biết vô cùng "vĩ đại" (ám chỉ Linh tuệ trực giác : Maha(bhinnata(), bao gồm cả năm loại năng lực siêu phàm (như thấy xa vạn dặm, ngửi xa vạn dặm, nếm xa vạn dặm, và tàng hình, biến hiện thân xác ở bất cứ nơi nào mình muốn, để tiếp xúc với đối tượng) – Cùng phẩm cách tuyệt đỉnh thứ sáu là đắc quả A-la-hán, giải thoát ?

Trong mỗi trường hợp A-nậu-lâu-đà luôn luôn trả lời rằng :

– Bần Tăng nhờ thực hành thiền định không gián đoạn, và sống với bốn Thánh pháp Niệm xứ (Satipat(t(ha(na) mà đạt được một số Thần thông và Thánh quả giải thoát". (theo Tạp A Hàm số 47/28, 52/3, 6 và 11).

Riêng các khả năng siêu phàm, nhất là khả năng nhớ lại đến hàng ngàn chu kỳ đại kiếp trước, thì câu trả lời của Thánh Tăng có nội dung tương tự, được tìm thấy trong hai đoạn Kinh Tạp A Hàm số 52/12 và 52/11 (Sam(yutta Nikàya 52/12, 52/11).

Và để đề cao sự diệu dụng của riêng pháp Tứ niệm xứ, Thánh Tăng A-nậu-lâu-đà còn nói :

– Niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm, và niệm Pháp. Bốn thiền tác này hằng giúp cho bần Tăng kiểm soát được những phản ứng vi tế nằm sâu trong cảm thức hướng thiện, Ariya Iddhi.

(Chữ "Ariya Iddhi", học giả Hellmuth Hecker dịch ra Anh ngữ là : Emotive reaction, called "The power of the noble ones").

Tiếp theo, A-nậu-lâu-đà còn giải rõ :

– Nhờ bốn Niệm ấy mà bần Tăng có thể giác tịnh, thấy được tâm nào là tâm thúc đẩy tạo nghiệp, và tâm nào là tâm không thúc đẩy tạo nghiệp, rồi bần Tăng vô tư, khách quan, xem nó như nhau, bình đẳng, và thực hiện pháp Xả. (theo Tạp A Hàm số 52/1 : Sam(yutta Nikàya 52/1).

(Quý vị nào muốn nghiên cứu xa hơn về "Thiền Tâm Bình Đẳng, và Pháp Xả" nói trên, hãy đọc cuốn "The Heart of The Buddhist Meditation" của Nyànaponika, do London Rider và Co. , xuất bản năm 1962, nhất là trang 181, đoạn 45).

Xa hơn nữa, Thánh Tăng A-nậu-lâu-đà cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thực hành Tứ niệm xứ như sau :

– Bậc xuất gia mà chểnh mảng việc tu hành pháp Tứ niệm xứ thì chẳng khác nào họ không muốn tiến bước trên con đường Bát Chánh. (theo Tạp A Hàm số 52/2). Vì rằng bốn Thánh pháp Niệm xứ này là ngọn đuốc soi đường, đưa hành giả đến mục tiêu cuối cùng giải thoát, chấm dứt mọi khát vọng, và tham lam. (theo Tạp A Hàm số 52/7 : Sam(yutta Nikàya 52/7). Ví như dòng nước con sông Hằng, chảy qua Trung Ấn, không thể nào không ra biển, thì một Sa-môn khi thực hành Thánh pháp Tứ niệm xứ, cũng không thể nào rời xa đời sống phạm hạnh, thanh tịnh, để trở lại kiếp sống đau khổ trần tục. (theo Tạp A Hàm số 52/8).

Một lần nọ, A-nậu-lâu-đà bị bệnh nặng, ông đã làm cho tất cả đồng đạo vô cùng ngạc nhiên về pháp thanh tịnh tâm thức của ông. Mức độ đau đớn thân xác do thân bệnh ông gây ra, nếu là người khác thì phải lăn lộn, quằn quại, hoặc ai gan lì lắm cũng phải run rẩy tay chân, nhăn nhó mặt mày. Thế mà A-nậu-lâu-đà vẫn điềm tĩnh dịu hòa. Ông thản nhiên giữ tâm trong pháp thiền, như một nhà điêu khắc lộ thiên chăm chú tô điểm tác phẩm duy nhất của mình, mà không biết gì đến mưa nắng gay gắt, hay gió bão xung quanh. Được hỏi nhờ đâu ông có thể chịu nổi những khổ bệnh tàn khốc như thế, A-nậu-lâu-đà liền trả lời :

– Bần Tăng nhờ để tâm thường trú trong Thiền pháp Tứ niệm xứ." (theo Tạp A Hàm số 52/10).

Một hôm, Trưởng lão Xá-lợi-phất (Sa(r(putta) đến thăm A-nậu-lâu-đà vào buổi tối, và hỏi vị sư đệ này hiện tại đang thực hành thiền pháp gì, mà nét mặt ông luôn luôn tươi tỉnh và thanh tịnh, thì được trả lời :

– Bạch đại huynh ! Tiểu đệ hằng giây hằng phút thường an trú tâm thức trong thiền Tứ niệm xứ ! Vì niệm Thân, niệm Thọ, niệm Tâm, và niệm Pháp là bốn sinh hoạt trong đời sống tinh thần của một bậc giải thoát A-la-hán.

Nhờ đó Trưởng lão Xá-lợi-phất mới biết được sự đắc quả Thánh Bất lai của A-nậu-lâu-đà. Trưởng lão liền tỏ lòng hoan hỷ, và tán thán công phu của vị Thánh nhơn sư đệ. (theo Tạp A Hàm số 52/9 : Sam(yutta Nikàya 52/9).

Một lần khác, cả hai Trưởng lão Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên (Sa(r(putta ca Maha( Moggal-la(na), nhân cùng dịp luận đạo với A-nậu-lâu-đà (Anuruddha), bèn hỏi ông sự khác biệt giữa một bậc đang tu tập (Sekha() để tiến lên Thánh quả A-la-hán, với một bậc đã hoàn toàn giải thoát, không còn rèn luyện tâm tánh nữa (Asekha(), thì cũng được ông trả lời như sau :

– Bạch nhị vị đại huynh ! Sự khác biệt giữa hai bậc ấy có thể nhìn thấy rất rõ ràng trong tư cách thực hành Thiền pháp Tứ niệm xứ của họ ! Bậc thứ nhất chỉ thuần thục một phần trong Thánh pháp này, nên phải còn tu luyện thêm nữa, còn bậc thứ hai đã hoàn toàn thọ đắc, rồi đạo quả luôn luôn nằm trong tâm tư họ, khiến họ "sống bằng Tứ niệm xứ" chứ không phải cố gắng thực hành Tứ niệm xứ nữa. (theo Tạp A Hàm các số 52/4 – 52/5 : Sam(yutta Nikàya 52/4-5)

(Lời thêm của dịch giả : Theo Kinh điển Phật giáo Nam truyền thì chữ "Sekha(" thường được dịch là bậc "Hữu học", ám chỉ ba hạng Thánh đầu tiên là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, và A-na-hàm. Họ còn luân hồi từ một đến bảy kiếp nữa, mới được giải thoát, nên phải tiếp tục tu tập. Nhưng chữ "Asekha(" ám chỉ Thánh quả A-la-hán, nghĩa là bậc "hết học" hay "vô học", không bị luân hồi nữa. Hạng Thánh nhơn A-la-hán này, khi hết tuổi thọ là nhập Niết-bàn, giải thoát, như Đức Phật vậy).

Ngoài ra, A-nậu-lâu-đà cũng tiết lộ là ông đã đắc được "Thập đại thần công" (Dasatatha(-gataba(la) như một vị Phật. Tuy nhiên, chú giải lại ghi rằng "Thập đại thần công" của A-nậu-lâu-đà không hoàn toàn như "Thập đại thần công" của một bậc Chánh đẳng Chánh giác. (theo Tạp A Hàm số 52/15-24 : Sam(yutta Nikàya 52/15-24).


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]