Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần mở đầu

15/05/201316:42(Xem: 11150)
Phần mở đầu

Kinh Bát Nhã Lý Thú Phân Thuật Tán

Phần mở đầu

Hòa Thượng Thích Bảo Lạc

Nguồn: Hòa Thượng Thích Bảo Lạc dịch

Lời nói đầu

Đức Phật Thích Ca thành đạo dưới cội Bồ Đề, phải trải qua một quá trình thể nghiệm chuyển mê khai ngộ, qua ý thức tự giác tuyệt vời của một bậc phi phàm xuất chúng, vượt qua không thời gian tồn tại mãi tận muôn sau.
Tuệ giác siêu việt (Bát Nhã trí) Phật và Bồ Tát chứng nhập và chỉ bày cho chúng sanh "mở khai tri kiến Phật" (Kinh Pháp Hoa) là bài pháp hùng hồn sống động nhất, như đôi đủa thần vạn năng quét tan bóng tối vô minh dày đặc ngự trị trong ta từ vô lượng kiếp. Bài Tâm Kinh Bát Nhã 262 chữ thâu tóm toàn bộ Kinh Đại Bát Nhã 600 quyển, nói về trí tuệ rộng lớn cùng tột, đó là Tâm. Câu thần chú ở cuối bài Tâm Kinh nói rằng: "vượt thoát ! vượt thoát ! Mau lên vượt thoát ! Hãy nhảy vọt thoát ra ngoài mọi khổ đau, ách nạn ..." (gate, gate, Paragate, Parasamgate, Boddhi Svaha). Để đạt được Bát Nhã trí, hành giả phải thể nghiệm bằng cách học hỏi, suy niệm, thực hành, tức ứng dụng vào đời sống tu tập hằng ngày, mới mong thể hội được chân tinh thần lời dạy cốt lõi này.
Đây cũng là lý do chính thúc đẩy người dịch vượt qua những chướng duyên, cặm cụi ngồi dịch Kinh Bát Nhã Lý Thú này, gởi đến độc giả như món quà tinh thần cao quí, làm hành trang nhảy vọt ra ngoài mọi khổ ách, để phục vụ chúng sanh, tức là cúng dường chư Phật.
Ngưỡng nguyện thập phương chư Phật, Bồ Tát, lịch đại Tổ sư mật thùy gia hộ bản dịch kinh này của đệ tử tránh bớt được những sai sót vụng về, những lỗi lầm căn bản mà có nhiều lúc do mê vọng thắng lướt, không thể lột tỏ được hết tinh nghĩa văn kinh. Đệ tử xin nguyện sám hối để sửa sai những chỗ chưa hoàn chỉnh, khi cuốn kinh này có đầy đủ nhân duyên được tái bản. Kinh này dịch từ bộ Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tân Tu, quyển 33, số hiệu 1695.
Xin chân thành ghi nhận công đức pháp thí của những vị có phương danh ấn tống (ở cuối sách) đầy đủ phước đức và trí tuệ để con đường tu tiến được vẹn toàn, việc lợi mình, và lợi người được thành tựu viên mãn.
Nguyện đem công đức ấn tống kinh này hồi hướng cho tất cả pháp giới chúng sanh đều trọn thành Phật đạo.
Khởi dịch mùa an cư năm Mậu Dần,
hoàn tất mùa Vu Lan báo hiếu
Phật lịch 2542 (tháng 8 năm 1998).

Dịch giả cẩn bút,
Sydney ngày 20 tháng 11 -1998
Sa môn Thích Bảo Lạc

Giới thiệu tổng quát

I/ Phần Tựa hay Tôn Chỉ Kinh:

Sau khi Phật diệt độ khoảng 900 năm có bậc đại sĩ ra đời quyết chỉ rõ chỗ trong sáng, giống như một vài nhà luận sư, nêu chỗ chấp của vô bè đảng, tâm xử theo lý của Phật Thích Ca, tông chỉ theo tình không biếng trệ. Người đương thời gọi là Diệu Kiết Tường Bồ tát, thần kỳ oai đức như sách ghi rõ. Ngài tạo Chưởng Trân luận, luận rằng phàm những cảnh ta biết gồm có hai loại: 1/ hữu vi, và 2/ vô vi. Với hạng phàm phu mê muội không hiểu rõ nghĩa chân rốt ráo về hữu vi, về vô vi, về tánh không điên đảo. Vọng chấp các pháp tự tánh sai biệt, làm gia tăng tà kiến dày đặc. Như trên đời có một họa sư vô trí, họa một tượng quỉ cầm dao dữ tợn hoặc tượng người đàn bà hoa mắt loạn tâm giống như người thật. Vì cho đó là thật nên mọi người sanh lòng sợ hãi, hoặc sanh tâm đắm nhi-m vào cảnh mà phần nhiều do nhà họa sĩ tạo nên, làm gia tăng lưới nghi phân biệt.
Với kẻ trí biết rõ nghĩa chân rốt ráo về hữu vi, vô vi và về tánh không điên đảo.
Lúc ấy trong đời có một họa sĩ tài trí không cho bức họa của mình là thật. Không giống như người đã đề cập trên chấp về hữu vi, vô vi, cảnh sai biệt để tự buộc mình như con tằm làm kén tự giam hãm mình. Vì vô trí, y không thể phân biệt được các hạnh nên không đạt trí vô phân biệt xuất thế. Cần phải tu tập mới trừ được tà kiến do con mắt nhận lầm, không quán thiên lệch về không mà biết chuẩn bị như dùng thuốc hay. Quán như vậy là không rơi vào không quán sai lệch mà lưu lại tự tánh văn huệ đã duyên mới có thể nghe được kinh Bát Nhã sâu mầu nầy. Cứ theo lời đây làm tông chỉ thì thật tánh pháp hữu vi là không, là như huy-n do các duyên sanh. Pháp hữu vi không thật hữu, không phát khởi giống như không hoa. Trong đó một số người cho là có, còn nếu y theo pháp chân thật thì tất cả đều không. - đây đưa ra hình ảnh thí dụ nhà điêu khắc đủ trí không sợ còn như vô trí thì sợ hãi lo lắng bất an. Phật và Bồ tát khác thường hơn, biết do nghiệp mình tạo chiêu lấy ghét yêu, như người trí biết rõ hình tượng vẽ nên không sợ sệt. Kinh Di Lặc Trung Biên Tụng nói rằng: do hư vọng, phân biệt nên có đây, kia; song cả hai đều không. Trong cái không đây chỉ "không" đối với kia mà "có" đối với đây. Cho nên nói: tất cả pháp phi không, phi hữu, có mà không có tức là hợp trung đạo. Đây lấy vô chấp về hữu vi, vô vi làm tông chỉ.

II/ Nêu Rõ Tính Chất Kinh:

Bát Nhã có năm nghĩa như sau: 1- thật tướng, 2- quán chiếu, 3- văn tự, 4- cảnh giới về chân đế và tục đế, 5- bao hàm cả phước lẫn trí như trong phần đầu có nêu rõ.
Thể Kinh chia hai phần: 1- văn, 2- nghĩa. Văn là văn tự; nghĩa: nghĩa lý, gồm có:
1- Thật tướng thuộc Bát Nhã tánh
2- Quán chiếu thuộc Bát Nhã tướng
3- Văn tự là Bát Nhã nhân
4- Cảnh giới là Bát Nhã cảnh
5- Quyến thuộc là Bát Nhã bạn.
Cả năm loại nầy gọi chung là Bát Nhã. Sách Long Mãnh giải thích, căn cứ theo nghĩa chân rốt ráo thì thảy đều là không, như dạy cũng như không dạy, song không phải chẳng dạy; thể cũng chính là vô thể, song không phải chẳng thể mà trong tục đế cũng cho là có. Câu, lời, chương, luận, tiếng là thể của giáo, rộng như trong Bát Nhã Thanh Biện Đăng có đề cập. Sách Hộ Pháp giải thích: giáo thể có bốn:
1- Mượn tướng quy tánh. Bát Nhã luận nhận định: ứng hóa chẳng phải chân Phật mà cũng không phải người chân thật thuyết pháp. Thuyết pháp thì không mắc hai chấp thủ: vô thuyết và lìa tướng nói năng. Kinh nầy dạy rằng: tất cả các loài hữu tình và các pháp đều là chân như thâm sâu vi diệu thuộc về trí tuệ siêu việt, đây cũng tức là chân như. Kinh Vô Cấu Xưng nói: lìa văn tự, không chấp văn tự là được giải thoát mà tướng giải thoát là các pháp vậy. Vì tất cả mọi pháp cũng đều như vậy, cho nên biết thể tánh là chân như.
2- Mượn chỗ thừa quy về thức: Thập Địa luận rằng: ba cõi do tâm. Duy Thức Nhị Thập Tụng nói: thức phân biệt liên tục nên có sự sai biệt liên tục thức sanh dần dà bổ xung cho nhau làm tăng thượng duyên, nên người nói pháp, kẻ nghe pháp dụng tâm làm thể.
3- Mượn giả dẫn tới chân: đối với pháp mà luận thì chỗ thành đưa lại thanh, là lời các bậc thánh nói ra, nên biết chỉ lấy tiếng làm thể. Mượn danh và các pháp giả hiển bày lời chân.
4- Tướng-dụng-thể khác nhau: người nói pháp nơi thức hiện ra tiếng nói, danh tự, câu văn để nương đó dạy dỗ. Mượn giả hiện thật làm thể cho việc giáo hóa. Thập Địa luận rằng: người giảng pháp và kẻ nghe pháp đều lấy hai việc nầy làm điểm tựa: a- tiếng nói, b- chữ viết. Do sự huân tập lâu dài và do thức biến hiện trong khi thuyết pháp ý thức hiện ra những điều huân tập, như trong chương riêng có nói rõ, ở đây không dẫn dài dòng.

III/ Sự rõ ràng trong sáng của Kinh:

Kinh nầy nêu rõ đức tánh hơn cả, gọi tổng quát là Bát Nhã Lý Thú; nghĩa lý chính xác, còn tên riêng có 14 loại:
1/ Pháp sâu thẳm vi diệu là pháp thanh tịnh, tuyệt đối khiến người nghe tin hiểu thực hành thì đạt được kết quả thù thắng; cho đến chứng quả Bồ Đề hết thảy phiền não đều không tập nhi-m. Đó là ba chướng: phiền não chướng, nghiệp chướng và pháp chướng (sở tri chướng), dù tích tập lâu ngày vẫn không bị nhi-m.
2/ Tuy tạo bao nhiêu nghiệp ác cũng d- dàng tiêu diệt
3/ Không đọa vào ác thú
4/ Như người mỗi ngày tinh tấn đọc tụng không gián đoạn suy nghiệm nghĩa lý kinh, thì đời nầy sanh định, được các pháp bình đẳng vững chắc như kim cương.
5/ Đối với hết thảy mọi pháp đều được tự tại
6/ Luôn luôn được sự an lạc tuyệt vời
7/ Kinh nầy có 16 vị đại Bồ tát tu định được kiên cố như đức Như Lai
8/ Mau chứng đạo quả Vô Thượng giác, là pháp vắng lặng đưa đến quả Đẳng Giác.
Nếu có người nào nghe kinh nầy mà tin hiểu, giảng rộng, suy niệm, đọc tụng, ứng dụng vào việc tu tập sẽ được hai kết quả thù thắng: 1/ Nhẫn đến lúc ngồi tòa Bồ Đề, dù có tạo bao nhiêu ác nghiệp sâu dày, vẫn được thoát khỏi không đọa vào đường ác. 2/ Mau chứng quả Vô Thượng giác, là người đã trừ các việc ác, ban rải pháp môn sâu rộng khắp nơi.
Nếu người nào nghe Kinh tin hiểu, giảng rộng, suy niệm, đọc tụng, ứng dụng vào việc tu tập thì được bốn kết quả thù thắng:
- Giả sử có phạm tội sát hại chúng sanh trong ba cõi, do đây khỏi đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, bàng sanh. Vì đã chế ngự được tất cả phiền não và tùy phiền não ác nghiệp v.v...
- Thường sanh về cõi thiện lành được an lạc
- Tu các hạnh Bồ tát hay hạnh đại Bồ tát
- Mau chứng quả Vô Thượng giác. Hiểu rõ pháp môn thanh tịnh bình đẳng.
Như có người nghe kinh tin hiểu, giảng rộng, suy niệm, đọc tụng, ứng dụng vào việc tu tập thì được ba kết quả thù thắng:
- Dù ở trong tham-sân-si, trần lao, phiền não ô nhi-m vây hãm, vẫn như hoa sen thanh khiết không bị đắm nhi-m, tội lỗi vây phủ.
- Luôn luôn tu tập hạnh nguyện Bồ tát
- Mau chứng quả Vô Thượng giác.
Người dùng pháp môn quán đảnh thì được hai kết quả thù thắng, dùng trí ấn Kim Cang của Phật thì được năm kết quả thù thắng, lìa các pháp hý luận (nói bàn suông) quán tự luân được hai kết quả thù thắng. Nhập pháp bình đẳng quán vòng tròn lớn được hai pháp thù thắng.
9/ Cúng dường pháp vô thượng được hai kết quả thù thắng
10/ Khéo điều phục tâm đạt được sáu kết quả thù thắng
11/ Tánh bình đẳng, tánh pháp môn tối thắng được ba kết quả thù thắng
12/ Mọi loài hữu tình duy trì pháp tâm biến khắp được hai kết quả thù thắng
13/ Pháp Kim Cang Lý Thú rốt ráo vô biên không ngằn mé được ba kết quả thù thắng
14/ Lý Thú pháp môn vô cùng vi diệu, cao tột, người thọ trì được 18 điều công đức:
1- mọi chướng đều tiêu, 2- tùy tâm ưa muốn việc nào đều thành tựu, 3- là mẹ chư Phật, 4- người hay tụng trì kinh nầy các tội tiêu diệt, 5- thường thấy chư Phật, 6- biết được kiếp trước, 7- như loài hữu tình đa phần chưa gieo căn lành nơi Phật, chưa phát đại nguyện, đối với kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú sâu xa vi diệu nầy không thể nghe, biên chép, đọc tụng, cúng dường, suy niệm, tu tập, thì phải gieo thiện căn, phát đại nguyện để có thể nghe một câu một chữ lý thú kinh sâu xa nầy, huống gì đọc tụng thọ trì đầy đủ, 8- Như có chúng hữu tình cung kính cúng dường, tán thán tôn ngưỡng 80 ức các đức Phật, nhẫn đến nghe được kinh Bát Nhã vô cùng lý thú nầy, thì được 13 vị trời thường theo ủng hộ. 14- Không bị chết oan, 15- Không gặp các tai biến, 16- Được chư Phật, Bồ tát thường hộ trì làm cho mọi thời tăng thiện diệt ác, 17- Tùy duyên vãng sanh các cõi Phật, 18- Cho đến khi chứng quả Bồ tát không đọa đường ác. Chúng hữu tình nào thọ trì kinh nầy được vô biên công đức thắng lợi ngần ấy. - đây chỉ lược nói một ít như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]