Đại Bi Chú giảng giải
Tám quy luật phiên dịch Kinh điển Phật học
Nguồn: Hòa Thượng Tuyên Hóa
1. Người dịch phải tự thoát mình ra khỏi động cơ truy tìm danh lợi.
2. Người dịch phải tu dưỡng thân tâm, dứt bỏ thói cao ngạo.
3. Người dịch phải tự chế, không được tự khen ngợi mình, chê bai người khác.
4. Người dịch không được tự cho mình là tiêu chuẩn, là thước đo, rồi hạ thấp người khác bằng cách tìm lỗi nơi tác phẩm của họ.
5. Người dịch phải lấy tâm Phật làm tâm mình.
6. Người dịch phải dùng Trạch Pháp Nhãn để phán xét đâu là chân lý.
7. Người dịch phải cung kính cầu thỉnh Cao Tăng Đại Đức mười phương chứng minh cho bản dịch.
8. Người dịch phải hoan hỷ truyền bá giáo nghĩa Phật học bằng cách in Kinh, Luật, Luận khi việc phiên dịch của mình được công nhận là chính xác.
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Kệ Khai Kinh
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiếu văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa
Phật pháo rộng sâu rất nhiệm mầu
Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu.
Con nay nghe thấy chuyên trì tụng
Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.