Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Về tác giả và soạn niên của Sáu lá thư

05/04/201312:17(Xem: 11937)
III. Về tác giả và soạn niên của Sáu lá thư
Văn Học Phật Giáo Việt Nam - Tập 2

III. Về Tác Giả Và Soạn Niên Của Sáu Lá Thư

Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nguồn: Tiến sĩ Lê Mạnh Thát


Như đã nói ngay từ đầu, tung tích của những người mang tên Đạo Cao, Pháp Minh và Lý Miễu ngày nay chúng ta không biết một tí gì hết. Kiểm soát toàn bộ những tư liệu lịch sử Trung Quốc và Phật giáo Trung Quốc cũng như tư liệu lịch sử Việt Nam và Phật giáo Việt Nam, chúng ta không tìm thấy một thông tin nào về những người có các tên ấy. Kiểm soát Tấn thư, Tống thư, Nam Tề thư, Lương thư, Ngụy thư, Bắc sử và Tư trị thông giám cũng như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Việt sử tiêu án, và Khâm định Việt sử thông giám cương mục, chúng ta đã không gặp một “sứ quân” nào với cái tên Lý Miễu. Kiểm soát Cao tăng truyện và Tục Cao tăng truyện cũng như Thiền uyển tập anh, chúng ta cũng không tìm thấy một pháp sư nào có tên Đạo Cao hay Pháp Minh.


VỀ ĐẠO CAO

Trong Toàn Tấn văn 157 tờ 15a12-12, Nghiêm Khả Quân có liệt ra tên một Thích Đạo Cao. Nhưng kiểm tra bản mục lục của Toàn Tấn văn 157 tờ 17a5 cũng như xuất xứ của tên ấy, tức Cao tăng truyện 5 tờ 355b15-17, thì chúng ta có Thích Đạo Tung chứ không phải Thích Đạo Cao. Cố nhiên, chữ •C mà cách phát âm tiêu chuẩn luôn luôn là tung đôi khi có thể đọc thành cao, như trường hợp chữ cao trong cái tên Trần Cao của lịch sử nước ta chẳng hạn. Như thế, chữ cao •C ở quyển 157 tờ 15a12, dựa vào kiểm tra vừa thấy, chắc chắn là một khắc lầm.

Ngoài ra, Toàn Tống văn 63 tờ 11a3-13a1 có một đoạn nói về tung tích Thích Đạo Cao, tác giả những lá thư của chúng ta. Nghiêm Khả Quân đã chú thích là “Đạo Cao Giao Châu pháp sư”, trong khi Thích Đạo Tung mà người khắc bản Toàn Tấn văn đã đổi thành Thích Đạo Cao, được Quân cũng như Cao tăng truyện bảo là “ở chùa Ngõa Quan”. Điều này chứng tỏ, theo Quân, Thích Đạo Tung của Toàn Tấn văn không thể là Thích Đạo Cao của Toàn Tống văn.

Cần thêm rằng Cao tăng truyện 12 tờ 408b5-12 có ghi lại tiểu sử của một vị sư tên Thích Đạo Tung khác. Vị sư này chắc chắn không thể là Thích Đạo Tung, mà Toàn Tấn văn đã dẫn ra, cũng như Cao tăng truyện 5 tờ 355b 15-17 nói tới. Bởi vì Đạo Tung sau là người đồng thời với Thích Đạo An (314-386) và Trúc Pháp Thải (320-388) và sống tại chùa Ngõa Quan, trong khi Đạo Tung trước đã đến Kinh sư vào năm 473-476 và mất năm ông 49 tuổi tại chùa Định Lâm núi Chung. Cái tên Đạo Cao của chúng ta do thế không thể tìm thấy trong các sách sử hiện còn của Trung Quốc hay nước ta.

Việc bản in Quảng Nhã thư cục của Toàn Tấn văn có tên Thích Đạo Cao, từ đó, không thay đổi tình trạng sử liệu về vấn đề Đạo Cao. Chúng ta phải tìm cách mở rộng giới hạn truy tầm tư liệu mới hy vọng giải quyết một phần nào những bí ẩn vây quanh Sáu bức thư ấy.

Trong khi điều tra những tư liệu Nhật Bản viết giữa những thế kỷ thứ VIII và thứ X cho việc nghiên cứu Định pháp sư và Duy Giám pháp sư, chúng tôi đọc kỹ lại Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục [33] do chính ngũ vị hành Lục việt thủ kiêm Thượng dã quyền giới Đằng Nguyên Tá Thế soạn và đã tìm thấy những dữ kiện rất lôi cuốn sau về một người mang tên Đạo Cao pháp sư hay Thích Đạo Cao. Trước hết, dưới mục thứ mười mang tên Tiểu học gia, liệt ra ở tờ 34b4-5 một bộ sách nhan đề “Tá âm, một quyển, Thích Đạo Cao soạn”- Tá âm nhất quyển, Thích Đạo Cao soạn - Rồi dưới mục Biệt tập ở tờ 48a14 lại ghi: “Đạo Cao pháp sư tập, một quyển”- Đạo Cao pháp sư tập, nhất quyển - Như vậy, theo Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục, một tăng sĩ được biết dưới tên Thích Đạo Cao hay Đạo Cao pháp sư đã là tác giả hai tác phẩm nhan đề Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập. Câu hỏi bây giờ đương nhiên là Thích Đạo Cao đây có phải là pháp sư Đạo Cao của Sáu lá thư chúng ta không?

Trả lời câu hỏi này, chúng ta biết, Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục đã được Vũ Điền thiên hoàng sắc cho Đằng Nguyên Tá Thế viết năm 889-890, nhằm ghi lại hết những bộ sách Trung Quốc còn sót trong thư viện hoàng gia sau vụ cháy năm 887 [34]. Kể từ ngày Địch Cốc Dịch Trai lần đầu tiên chú giải nó cho tới những nghiên cứu gần đây nhất của Tiểu Trường Cốc Huệ Cát và Trỉ Đảo Huyền Lượng [35] thì giữa 1586 bộ 17.106 quyển sách của nó quả thực nó là một bản thư tịch những tác phẩm do người Nhật mang từ Trung Quốc về Nhật Bản. Chỉ trừ bảy bộ sách sau, mà Tiểu Trường Cốc và Trỉ Đảo đã chứng minh là do người Nhật sáng tác và Đằng Nguyên ghi lầm vào, đấy là: 1. Hoàng đế phạm 3 quyển, 2. Nhiếp dưỡng yếu quyết 22 quyển, 3. Tần tu nhạn kinh 3 quyển, 4. Luật phụ thích 10 quyển, 5. Đại luật 6 quyển, 6. Tân luật 10 quyển và Tân lịnh 10 quyển và 7. Biên sắc lập thành 1 quyển. Hai tác phẩm Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập do đó chắc chắn không phải do người Nhật soạn thảo và phải được họ mang về Nhật Bản từ Trung Quốc, sau khi đã in, thỉnh, sao hay mua được chúng tại Trung Quốc. Thật vậy, một kiểm soát toàn thể tài liệu Phật giáo Nhật Bản, không một tăng sĩ Nhật Bản nào đã có tên Đạo Cao [36]. Nếu vậy, thì Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập được mang về Nhật Bản lúc nào?

Một kiểm soát toàn bộ những thư tịch Nhật Bản viết trước và sau Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục không lâu đã không cho biết một tí gì cả, và chúng gồm những bản sau:

Tên sách Tác giả Năm viết

1. Tối Trừng mục lục
a. Truyền giáo đại sư Tối Trừng 805
tương lai Thai châu lục (767-822)
ĐTK 2159

b. Truyền giáo đại sư
tương lai Việt châu lục
ĐTK 2160

2. Ngự thỉnh lai mục lục Không Hải 806
ĐTK 2161 (774-835)

3. a. Huệ Vận thiền sư Huệ Vận 847
tương lai giáo pháp mục lục (789-869)
ĐTK 2168a

b. Huệ Vận luật sư
thứ mục lục ĐTK 2168b

4. Nhật Bản quốc thừa hòa Viên Nhân 838
ngũ niên nhập Đường cầu (794-864)
pháp mục lục ĐTK 2165

5. Nhập Đường tân cầu kinh Viên Nhân 847
giáo mục lục ĐTK 2167

6. Từ Giác đại sư tại Đường Viên Nhân
Tống Tấn lục ĐTK 2166

7. Linh Nham tự Hòa thượng Viên Hành
thỉnh lai pháp môn đạo cụ (799-852)
đăng mục lục ĐTK 2164

8. Thường Hiểu Hòa thượng Thường Hiểu
thỉnh lai mục lục ĐTK 2173 (?-865)

9. a. Tân thơ tả thỉnh lai Tôn Duệ
pháp môn đẳng mục lục (809-884)
ĐTK 2174a

b. Thiền Lâm tự Tôn Duệ
tăng chính mục lục ĐTK 2174b

10. Trí Chứng đại sư thỉnh Viên Trân
lai mục lục ĐTK 2173 [37] (814-891)

11. Phúc châu Ôn châu Viên Trân 891
Thai châu cầu đắc kinh luật
luận sớ ký ngoại thư đẳng
mục lục ĐTK 2170

12. Nhật Bản Tỷ kheo Viên Trân
Viên Trân nhập Đường
cầu pháp mục lục ĐTK 2172

13. Thanh Long tự cầu pháp Viên Trân
mục lục ĐTK 2171

14. Khai Nguyên tự cầu đắc Viên Trân
kinh sở ký đẳng mục lục
ĐTK 2169

15. Căn Bản đại Hòa thượng
chân tích sách tử đẳng mục lục
ĐTK 2162

16. Thông Hiển nhập đạo
tạng thư mục lục [38]

Trong số 16 bản mục lục vừa liệt, chỉ trừ bản của Hòa thượng Căn Bản và một số bản của Viên Trân, còn lại chúng đều được viết và xuất hiện trước thời của Đằng Nguyên Tá Thế và Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục, như người đọc có thể thấy và ghi lại những sách vở Trung Quốc do người Nhật mang về Nhật Bản. Dẫu vậy, chúng đã không ghi một tác phẩm nào mang tên Tá âm hay Đạo Cao pháp sư tập, cũng như không một tác giả nào mang tên Thích Đạo Cao hay Đạo Cao pháp sư. Do thế, câu hỏi nêu trên, ta không thể nào trả lời được. Nói cách khác, ta không biết Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập đã tới Nhật Bản hồi nào. Điều chắc chắn là, chúng phải tới trước năm 889, để cho Đằng Nguyên ghi vào trong bản thư mục của ông.

Về khía cạnh Trung Quốc, như đã nói, không một tư liệu Phật giáo cũng như không Phật giáo, dĩ nhiên trừ bộ Hoằng minh tập và những tài liệu lấy từ nó ra như Toàn thượng cổ Tam đại Tần Hán Tam quốc lục triều văn của Nghiêm Khả Quân, đã đề cập hay kể ra cái tên Thích Đạo Cao. Chúng tôi đã kiểm soát lại bảng tên những Cao tăng trong Danh tăng truyện do Bảo Xướng viết năm 515, mà bản mục lục mệnh danh Danh tăng truyện mục lục đã được Tôn Tánh sao y nguyên lại vào năm 1235 trong Danh tăng truyện sao TcT 134 tờ 5a1-6a2 của ông [39], nhưng đã thất vọng như trong những lần kiểm soát Cao tăng truyện của Huệ Hạo (?-549) và những kinh lục khác. Chúng tôi cũng đã kiểm soát lại những bản thư tịch liệt kê những tư liệu tìm được tại Đôn Hoàng hiện tàng trữ ở các nước Anh, Pháp, Liên Xô, Trung Quốc và Nhật Bản [40], và đã không tìm thấy một tư liệu nào mang tên Đạo Cao cả. Dẫu việc điều tra tỉ mỉ ấy đã đưa tới cho ta những thất vọng vừa thấy, hai tác phẩm Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập, tuy sẽ không được xác định với một mức độ chính xác nào, cũng gợi lên nhiều bàn cãi đáng chú ý.

Trước hết, về Tá âm, Đằng Nguyên liệt nó vào loại Tiểu học gia. Nó như vậy, căn cứ định nghĩa của Tùy thư kinh tịch chí 32 tờ 18b1-20b4, tất phải là một tác phẩm về ngôn ngữ. Trong bản chú giải đầu tiên về Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục nhan đề Nhật Bản kiến tại thư mục chứng chú cảo, Địch Cốc Dịch Trai, dưới mục “Tá âm nhất quyển, Thích Đạo Cao soạn”, đã ghi thêm: “Tùy chí Tá âm tự nhất quyển, bất trước tánh danh”- Kinh tịch chí của Tùy thư có ghi Tá âm tự một quyển, nhưng không ghi họ tên người viết [41]. Sau Địch Cốc, những nhà chú giải nghiên cứu khác của Nhật Bản như Tiểu Trường Cốc và Trỉ Đảo cũng không thêm được một chú thích gì mới lạ. Tiểu Trường Cốc thực sự đã không có một chú thích nào hết dưới mục Tá âm của Thích Đạo Cao, còn Trỉ Đảo thì đem ngay cả cái ghi chú vừa dẫn trên của Địch Cốc, để chú thích mục Tá âm ba quyển và hoàn toàn để trống mục Tá âm một quyển của Thích Đạo Cao [42]. Về mặt những người chú thích Trung Quốc, thì như ghi chú trên của Địch Cốc cho thấy, Kinh tịch chí của Tùy thư 32 tờ 19a4 là quyển sách đầu tiên ghi lại một tác phẩm nhan đề Tá âm tự nhất quyển, nhưng không cho biết tên họ người soạn. Những bản thư tịch tiếp theo Tùy thư như Cựu Đường thư và Tân Đường thư không còn nói đến tác phẩm ấy nữa [43] v.v... Nó cũng không được những cuốn tự điển bách khoa kiểu Bắc Đường thư sao của Ngô Thế Nam (558-638), Nghệ văn loại tụ của Âu Dương Tuân (557-641), Sơ học ký của Từ Kiên (659-729), Thái bình ngự lãm của Lý Phưởng (925-996) v.v.. đề cập tới [44]. Rồi, những cuốn tự điển nổi danh như Ngọc Thiên của Cố Dã Vương (519-581), Nhất thiết kinh âm nghĩa do Huyền Ứng viết năm 664 v.v.. lại không dẫn ra một tác phẩm nào mang tên Tá âm hay Tá âm tự hết [45]. Cho nên, với một bộ sách gần tới 50 quyển chuyên khảo về những loại sách được các bản thư tịch liệt vào loại Tiểu học gia mang tên Tiểu học khảo, Tạ Khải Côn (1737-1802) chỉ biết viết ở quyển 29 tờ 8a5-7 về cuốn Tá âm tự như sau: “Vô danh thị Tá âm tự, Tùy chí, nhất quyển, dật”- Không tên họ Tá âm tự, Kinh tịch chí của Tùy thư ghi 1 quyển, (nay) đã mất [46]. Mãi đến Diêu Chấn Tôn (1842-1906), nó mới được bàn cãi rộng ra một chút. Trong Tùy thư kinh tịch chí khảo chứng 2 tờ 5216b27-c4, lợi dụng được những tư liệu Nhật Bản, đặc biệt là cuốn Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục, Tôn đã viết như sau về Tá âm tự: “Tá âm tự, 1 quyển, không ghi tên người soạn. Tiểu học khảo nói: không tên họ Tá âm tự, Tùy chí ghi 1 quyển, mất. Nay xét Nhật Bản thư mục nói Tá âm ba quyển, không ghi người soạn; lại nói Tá âm một quyển, Thích Đạo Cao soạn. Một quyển (Tá âm tự) đây hoặc tức cũng là sách của Đạo Cao. Nhưng Đạo Cao lại không biết người thời nào”- Tá âm tự nhất quyển, bất trước soạn nhân. Tiểu học khảo viết: Vô danh thị Tá âm tự, Tùy chí nhất quyển, dật. Án Nhật Bản thư mục, Tá âm tam quyển, bất trước soạn nhân, hựu viết: Tá âm nhất quyển, Thích Đạo Cao soạn. Thử nhất quyển hoặc tức Đạo Cao chi thơ; Đạo Cao diệc bất tri hà thời nhân dã [47].

Căn cứ chú thích này, Tôn như vậy muốn coi Tá âm tự do Tùy thư liệt ra là một tác phẩm khác của Thích Đạo Cao do Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục nói tới, dẫu ông thú nhận “Không biết Đạo Cao là người thời nào”. Chúng ta ngày nay nhờ khám phá ra được Sáu lá thư, đã biết không những một cách chắc chắn là, “Đạo Cao người thời đại nào”, mà còn biết thêm một phần nào cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp của ông. Tuy nhiên, vì đang thiếu những tư liệu cần thiết về Tá âm cũng như Tá âm tự, chúng ta không thể biết gì hơn về những liên hệ có thể giữa chúng cũng như giữa Tá âm tự và Thích Đạo Cao. Có lẽ chúng ta chỉ nên nói như Tôn: “Hoặc giả Tá âm tự cũng là sách của Đạo Cao”. Mà thực vậy, nếu kiểm soát toàn bộ những từ vựng Trung Quốc, ta tất không thể tìm thấy một danh từ nào mang tên Tá âm hết. Một danh từ như thế không bao giờ được dùng [48]. Về tác phẩm thì chỉ duy nhất Kinh tịch chí của Tùy Thư là có nói tới cuốn Tá Âm tự như đã thấy. Danh từ Tá âm và tác phẩm mang tên Tá âm do thế có thể nói hầu như không được dùng hay không được biết tới ở Trung Quốc.

Trong khi đó, theo Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục tờ 34b4-5 thì trong số sách do người Nhật Bản mang về từ Trung Quốc, tối thiểu có hai tác phẩm nữa được mang tên Tá âm, ngoài cuốn Tá âm của Thích Đạo Cao, đó là Tá âm ba quyển và Tân sao tá âm năm quyển. Điều này chứng tỏ ít nhất là, trước năm 889 tại Trung Quốc đã có những cuốn sách nhan đề Tá âm hay Tân sao tá âm, để cho người Nhật có thể mang về Nhật Bản và được ghi lại trong Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục, chứ không phải là không có, như sự im lặng về chúng trong các bản thư tịch Trung Quốc như đã điểm chỉ. Và giả như nếu ta đồng ý với Trỉ Đảo, để ghi Tân sao tá âm năm quyển là do “người Nhật tân sao”, thì nó càng tỏ ra rằng, thứ sách mệnh danh Tá âm đâu chắc hẳn xuất hiện nhiều tại Trung Quốc, để cho người Nhật mang về nước mình và sao thành những tới năm quyển. Dầu sao chăng nữa, chúng ta hiện biết một cách chắc chắn là, ngoài cuốn Tá âm tự ra, tại Trung Quốc trước năm 889 tối thiểu đã hiện diện những bộ sách Tá âm sau, đó là Tá âm ba quyển, Tá âm một quyển và Tân sao tá âm năm quyển. Thế thì, tại sao chúng lại không được kể đến trong Kinh tịch chí của Cựu Đường thư, Nghệ văn chí của Tân Đường thư và các bản thư tịch khác của Trung Quốc vào thời Đường và đầu thời Tống?

Dĩ nhiên, không phải là các tác giả những bản thư tịch Trung Quốc không biết đến chúng, bởi vì chúng đã hiện diện ở Trung Quốc trước năm 889 không phải chỉ một hai bộ mang tên Tá âm, mà tới những ba bộ hay nhiều hơn nữa cùng tên với một vài thêm thắt, như Đằng Nguyên đã ghi lại. Và cái tên Tá âm cũng không phải mới lạ gì, bởi vì nó đã xuất hiện trong Tùy thư kinh tịch chí, như đã nói. Giả như có ai cãi rằng, Kinh tịch chí của Cựu Đường thư và Nghệ văn chí của Tân Đường thư không liệt ra những bộ sách Tá âm trên, với lý do là, những bộ sách ấy xuất hiện dù trước năm 889, nhưng lại sau năm 742. Cho nên, vì xuất hiện sau năm ấy, chúng tất không thể được ghi lại, do vì cả Cựu Đường thư lẫn Tân Đường thư đều sao lại những bản thư tịch của mình từ những bản thư tịch viết dưới thời Khai Nguyên, tức trong những năm 712-742. Kinh tịch chí của Cựu Đường thư sao y lại bản Cổ kim thư lục của Vô Cảnh, còn Tân Đường thư thì dựa vào Khai Nguyên thư mục để viết nên phần Nghệ văn chí.[49] Giả như có ai lý luận như thế, thì họ chắc có thể dùng cùng một lý luận để có kết luận rằng, trước năm 889 những bộ sách Tá âm trên chưa bao giờ xuất hiện và được đem tới Nhật Bản, bởi vì những bản mục lục viết cho tới lúc đó, đã không một bản nào ghi lại sự có mặt của chúng. Hơn nữa, nó quả thật là một ngẫu nhiên kỳ lạ, nếu từ năm 742 đến năm 889 những ba bộ sách Tá âm ra đời, trong khi đó từ năm 742 trở về trước cho tới tối thiểu năm 622, lúc Đồ thư mục lục của Tùy Thương đế được quân đội của Lý Uyên tịch thâu làm cơ sở cho việc viết nên Tùy thư kinh tịch chí sau này và đã nói tới một cuốn sách Tá âm, lại không có một tác phẩm nào liên quan đến Tá âm xuất hiện. Ngoài ra, nếu lý luận kiểu trên, người ta phải giải thích ra sao sự vắng mặt của những bộ sách Tá âm trong các bản thư tịch viết sau năm 890 tại Trung Quốc như Thái bình ngự lãm kinh sử đồ thư cương mục do Lý Phưởng và những người khác thiết lập năm 977 hay Sùng văn tổng mục do Vương Nghiêu Thần (1001-1056) và đồng liêu viết xong giữa những năm 1034-1038 v.v..[50] Không lẽ nào lại bảo chúng đã tán thất, chỉ hơn tám chục hay một trăm bốn mươi năm sau khi chúng ra đời và được sao đem về Nhật Bản?

Việc chúng không được các bản thư tịch của Trung Quốc, ngoài Tùy thư kinh tịch chí với cuốn Tá âm tự, nói tới, do thế phải đến từ một căn do khác. Và căn do đó theo chỗ chúng tôi nghĩ, không gì hơn là những loại sách Tá âm trên không phải nhằm đến ngôn ngữ Trung Quốc như chính nó, trái lại, nhằm đến một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ Trung Quốc, nhưng có một liên lạc nào đó với ngôn ngữ ấy, như việc dùng những ký hiệu ngôn ngữ của nó chẳng hạn. Thực vậy, danh từ Tá âm chỉ xuất hiện một lần độc nhất, trong các sách vở Trung Quốc, ấy là tại Tùy thư kinh tịch chí 32 tờ 19a4 trong liên hệ với bộ sách Tá âm tự như đã nói. Xét lý do, tại sao nó xuất hiện ở các bản kinh tịch chí đó mà không xuất hiện ở các bản kinh tịch chí khác, sẽ chứng thực một phần nào cái ý nghĩ vừa nêu của chúng tôi.

Lấy thí dụ Kinh tịch chí của Cựu Đường thư và Nghệ văn chí của Tân Đường thư, cả hai bản thư tịch này, dưới mục Tiểu học của chúng đã không liệt kê bất cứ một cuốn sách ngôn ngữ nào, mà không liên quan tới tiếng Trung Quốc. Ngược lại, nếu đọc mục Tiểu học của Kinh tịch chí Tùy thư, ta không những gặp nhan nhản những quyển sách về những ngôn ngữ khác với tiếng Trung Quốc như tiếng Phạn, tiếng Tiên Ty v.v.. mà còn được cho biết tại sao nó lại có những cuốn sách đó. Nó viết ở tờ 20a9-12: “Từ thời Hậu Hán, Phật pháp lưu hành ở Trung Quốc, lại có được sách Hồ của Tây Vức chỉ dùng mười bốn mẫu âm mà gồm hết tất cả mọi âm. Văn nó đã gọn, mà nghĩa lại rộng, gọi là chữ Bà la môn. So với nghĩa của tám thể sáu văn thì nó khác biệt. Nên nay xếp nó vào dưới mục Thể thế. Lại lúc nhà Hậu Ngụy mới bình định Trung nguyên, việc quân hiệu lệnh đều dùng tiếng mọi, sau nhiễm thói Tàu, đa số không thể hiểu được. Nên bèn chép tiếng mình ra, dạy dỗ cho nhau, gọi là quốc ngữ, nay xếp nó vào cuối mục Âm vận”.[51]

Đọc lời giải thích ấy ta có thể thấy, vào những thế kỷ trước thời Tùy nhiều tác phẩm về các ngôn ngữ khác ngôn ngữ Trung Quốc đã xuất hiện và Tùy thư không chỉ bằng lòng ghi lại những cuốn sách thuần túy về tiếng Trung Quốc, như sau này Cựu Đường thư và Tân Đường thư đã làm, mà còn ghi thêm luôn cả những “sách Hồ của Tây vức” và những sách “dùng tiếng mọi” của nhà Hậu Ngụy. Tá âm tự được Tùy thư liệt ra, do thế, chắc chắn phải thuộc cùng một thứ với những loại “sách dùng tiếng mọi” và “chữ Bà la môn” vừa nói. Nói cách khác, Tá âm tự không phải là một cuốn sách về tiếng Trung Quốc, mà là về một ngôn ngữ dùng tiếng Trung Quốc như một thứ Tá âm. Chỉ một kết luận như thế mới có thể giúp ta giải đáp câu hỏi, tại sao Tá âm tự được Tùy thư chép ra và tại sao vào năm 889 Đằng Nguyên còn ghi lại những hơn ba tác phẩm mang tên Tá âm lấy được từ Trung Quốc về, trong khi đó Cựu Đường thư và Tân Đường thư hoàn toàn im lặng.

Vậy, nếu Tá âm tự là một tác phẩm về một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ Trung Quốc, thì ngôn ngữ đó là gì? Như đã thấy, Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục hiện ghi ba tác phẩm mang tên Tá âm, đấy là Tá âm ba quyển, Tá âm một quyển, và Tân sao tá âm năm quyển, mà riêng về cuốn Tá âm một quyển thì biết chắc chắc là Thích Đao Cao soạn. Bây giờ, ta đồng thời cũng biết, trong lịch sử Phật giáo Nhật Bản, Triều Tiên [52] cũng như Trung Quốc không có một tăng sĩ nào mang tên Đạo Cao hết. Ngược lại, lịch sử Phật giáo Việt Nam lại có một người có tên Đạo Cao sống giữa những năm 370-460 và đã viết hai lá thư trả lời cho những câu hỏi của người nạn vấn Lý Miễu. Thế thì, với chừng ấy sự kiện, ta không có lý do gì mà không đồng nhất vị pháp sư Đạo Cao của Sáu lá thư với Thích Đạo Cao soạn giả của Tá âm một quyển trong Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục. Với một đồng nhất như vậy, nó trở thành rõ ràng là, Tá âm một quyển chắc phải là một cuốn sách về cách mượn âm Tàu để viết tiếng nước ta, còn Tá âm tự là một cuốn sách về những chữ mượn âm Tàu để viết tiếng nước ta. Nói thẳng ra, Tá âm là một cuốn ngữ học về tiếng quốc âm, và Tá âm tự là một cuốn tự điển về thứ tiếng quốc âm đó. Cả hai đều do pháp sư Đạo Cao soạn.

Vào thời Đạo Cao, tiếng quốc âm tương đối đã có một lịch sử lâu dài và đã có một tính phổ quát đáng muốn. Ngày nay, mỗi khi nói đến nguồn gốc và lịch sử tiếng quốc âm, người ta không bao giờ đẩy nó qua thời Sĩ Nhiếp (137-226). Và giả như có đẩy tới được thời Sĩ Nhiếp kiểu của Nguyễn Văn San và Lê Dư, thì cũng bị cho là phỏng đoán vô bằng, không có chứng cớ gì chính xác rõ ràng khách quan. Cho nên nhiều người chỉ coi tiếng quốc âm như bắt đầu với danh hiệu “Bố Cái đại vương” của Phùng Hưng, hay gần hơn, với bài thơ đuổi cá sấu của Hàn Thuyên. Họ đâu biết rằng, nguồn gốc và lịch sử tiếng quốc âm có thể truy về một cách đích xác tới năm 17 tdl, khi Lưu Hướng soạn xong bộ Thuyết uyển, nếu không là sớm hơn tới những thế kỷ thứ VI-V tdl, với bài thơ tiếng quốc âm nằm trong đó.[53] Rồi đến thời Sĩ Nhiếp, ta biết Sĩ Nhiếp đã mượn tá âm chữ ­C của tiếng Trung Quốc để ghi lại tên một món đồ giữa những cống vật Nhiếp gửi cho Tôn Quyền những năm 210-226, mà sau này các nhà chú giải Trung Quốc đã không ngần ngại đồng nhất với chữ “da” là “dừa”[54] với bộ mộc ¤ì bên cạnh. Nhiếp như vậy có thể nói là người dùng tá âm đầu tiên được biết một cách minh bạch không thể chối cãi trong lịch sử văn học quốc âm. Kết luận này của chúng tôi không phải mới, khi ta nhớ rằng cách đây hơn 400 năm, Pháp Tính (1470-1550?) cũng đã ghi nhận như thế trong bài tựa viết cho Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa và còn nói thêm Nhiếp viết Chỉ nam phẩm vựng 2 quyển [55]. Cũng vào thời Nhiếp hay trước đó không lâu, một quật liệu được tìm thấy tại Bắc Ninh đã có một dòng chữ gồm cả chữ Hán và những chữ viết theo lối chữ Hán, nhưng người Tàu đọc không ra. [56] Từ khi Sĩ Nhiếp mất cho tới khoảng lúc pháp sư Đạo Cao sắp mất, chúng tôi hiện chưa tìm thấy những dấu tích chữ quốc âm điển hình nào. Nhưng với sự ra đời Bản thảo tập chú của Đào Hoằng Cảnh (452-538), chúng ta lại có những chữ tá âm mới của tiếng quốc âm.

Giữa những năm 901-922, lúc đang còn giữ chức đại thần bác sĩ, Thân Căn Phụ Nhân đã viết khoảng năm 918 một bộ sách thường được biết như Bản thảo hòa danh hay Phụ Nhân bản thảo [57], trong đó ở quyển thượng tờ 381a9-12 dưới mục về Ý dĩ tử, Phụ Nhân đã viết: “Ý dĩ tử, một tên là giải lãi... một tên là ốc thảm... một tên là cống. Nhân nói: âm là cống, một tên là cống châu. Tên người Giao Chỉ gọi nó, căn cứ bản chú Đào Hoằng Cảnh, một tên là yếu châu, một tên can châu cứ Khiêm danh uyển, một tên là cảm châu căn cứ Thiên kim phương”. Nay xét Chính hòa kinh sử chứng loại bị dụng bản thảo [58] 6 tờ 42a2-43a7 do Tào Hiếu Trung thực hiện năm 1116, Trường Tồn Huệ trùng tu năm 1249, dưới mục Ý dĩ nhân, ta đọc: “Đào ẩn cư nói rằng: Huyện Chân định thuộc quận Thường Sơn, đường gần quận, chỗ chỗ đều có chúng, phần nhiều sinh tại vườn nhà người ta. Trái của thứ cây Giao Chỉ là lớn nhất. Xứ đó gọi là Cán Châu, Mã Viện lấy nhiều đem về, người ta nói dèm nó là chân châu. Hột nó nặng, để lâu ngày càng tốt, dùng thì nhắm trúng người. Nay trẻ con có bệnh sán, lấy gốc nó nấu với nước cơm, rồi ăn thì rất thơm, mà lại trừ được bệnh sán rất hiệu nghiệm”.

Ý dĩ tử hay ý dĩ nhân dĩ nhiên là một thứ cây, mà ngày nay ta thường gọi là cây bo bo (?) Coix agrestis. Nếu theo lời dẫn trên của Phụ Nhân bản thảo và Trùng tu Chính hòa kinh sử chứng loại bị dụng bản thảo, ta biết vào thời Đào Hoằng Cảnh, tức nửa sau thế kỷ thứ V đầu thế kỷ thứ VI, nó còn được người nước ta gọi là cán châu. Cán châu, chỉ cần nhìn mặt chữ, chúng ta cũng có thể thấy đây là một phiên âm của chữ cơn châu - ở miền Trung nước ta thay vì gọi cây mít, cây xoài, người ta gọi cơn mít, cơn xoài. Và phiên âm cán châu đây rõ ràng là một tá âm, một mượn âm hai chữ Trung Quốc để ghi lại một danh từ Việt Nam. Danh từ ấy, do đó phải đến tay Đào Hoằng Cảnh qua trung gian những cuốn sách kiểu Tá âm hay Tá âm tự. Mà thực vậy, chỉ khi nào một ngôn ngữ phải ở vào một cái thế tá âm đối với một ngôn ngữ khác như ngôn ngữ nước ta với ngôn ngữ Trung Quốc, bấy giờ những cuốn sách tá âm mới trở thành một cần thiết. Điều này một lần nữa sẽ giải thích thêm cho rõ hơn cái sự tình, tại sao các bản thư tịch Trung Quốc không chú trọng gì hết tới những cuốn sách tá âm, trong khi đó Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục lại liệt ra đến những ba cuốn khác nhau, như đã thấy. Cũng nên nhớ, vào thời Đằng Nguyên Tá Thế, phong trào tá âm của Nhật Bản đối với Trung Quốc đang phát triển mạnh, mà điển hình nhất không gì hơn là bộ Vạn diệp tập viết trước đó không lâu, hay bộ Bản thảo hòa danh của Thân Căn Phụ Nhân dẫn trên.

Cuốn Tá âm của Thích Đạo Cao do vậy có thể coi như một tác phẩm viết về cách thế mượn âm, còn Tá âm tự là một cuốn tự điển những chữ có mượn âm. Nói cách khác, Tá âm là một cuốn văn phạm, trong khi cuốn Tá âm tự là một cuốn tự điển. Việc Diêu Chấn Tôn giả thiết Thích Đạo Cao cũng là tác giả của Tá âm tự, do thế không phải là hoàn toàn bất khả chứng. Ngày nay tại Nhật Bản cũng như các nơi khác không một di liệu mang tên Tá âm hay Tá âm tự đã được tìm thấy. Song giữa những thủ bản Đôn Hoàng trong Sưu tập Stein tàng trữ tại Bảo tàng viện Anh có một thủ bản mang ký hiệu S. 5731 nhan đề Thời yếu tự dạng, mà Giles đã mô tả như: “Một bản những chữ, trong đó nhiều chữ khá lạ, được xếp ít nhiều theo vận hay âm của chúng. Mỗi một chữ lại có một hay nhiều chữ đi theo sau nhằm giải thích sơ ý nghĩa của nó; trong nhiều trường hợp, những giải thích đó lại có những con số (thay đổi từ số 1 đến số 6, với một trường hợp số 8) với những ý nghĩa mơ hồ đi theo sau. Nó bị rách nát rất nhiều, hầu hết phần dưới của nó bị xé đi. Thủ bản tầm thường. Mặt trái: Có ngày (ngày 10 tháng 12 năm Càn Phù thứ sáu, tức ngày 25 tháng 1 năm 880) và một vài ghi chú đoạn phiến khác. Giấy vàng xám, dài ba bộ”.[59] Căn cứ mô tả này, Thời yếu tự dạng với “nhiều chữ khá lạ, được xếp ít nhiều theo vận hay âm của chúng, mỗi một chữ lại có một hay nhiều chữ đi theo sau nhằm giải thích sơ ý nghĩa của nó”, phải chăng là một tác phẩm chữ nôm hiện còn? Phải chăng nó là một tên gọi khác của Tá âm hay tá âm tự của Thích Đạo Cao? Chúng tôi hiện chưa có trong tay thủ bản Stein số S. 5731, nên chưa thể trả lời được về những câu hỏi vừa nêu. Chúng tôi chỉ xin nêu lên, để khơi sự chú ý của những người nghiên cứu khác.

Về những cuốn Tá âm còn lại trong Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục, đấy là Tá âm ba quyển và Tân sao tá âm năm quyển, chúng ta hiện chưa có những bàn cãi rõ ràng gì về chúng cả. Trí Đảo trước đây đã muốn kết nối Tá âm ba quyển với cuốn Tá âm tự của Tùy thư kinh tịch chí trong Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục của ông, như đã thấy, nhưng ông đã không có những ghi nhận gì đáng chú ý, nên ta cũng không cần phải dài dòng bàn cãi. Dĩ nhiên, nếu Tá âm và Tá âm tự là những tác phẩm của Đạo Cao, thì đương nhiên Tá âm tự ba quyển và Tân sao tá âm năm quyển tất phải có một liên lạc nào đó với Đạo Cao, nếu không phải do chính Đạo Cao soạn, bởi vì cho đến lúc này ta biết Đạo Cao cùng cuốn Tá âm một quyển là người đầu tiên đã thực sự viết và nghĩ về Tá âm. Nói trắng ra, Tá âm ba quyển và Tân sao tá âm năm quyển chắc chắn phải được soạn ra trong truyền thống và tinh thần ngữ học Tá âm của Đạo Cao, nếu chúng đã không phải do Cao soạn.

Tác phẩm Tá âm của Thích Đạo Cao là như thế. Bây giờ về Đạo Cao pháp sư tập, nó tất nhiên là một tác phẩm của pháp sư Thích Đạo Cao, như chính tên gọi cho thấy. Và chúng ta hẳn phải đồng nhất pháp sư Đạo Cao này với Thích Đạo Cao của Tá âm cũng như pháp sư Đạo Cao của Sáu lá thư. Đạo Cao pháp sư tập được Đằng Nguyên xếp vào loại Biệt tập. Theo Kinh tịch chí của Tùy thư quyển 35 tờ 111b6-9 thì “cái tên Biệt tập, ấy bởi do thời Hán Đông kinh tạo ra. Từ Linh Quân trở xuống, người viết văn nhiều, nhưng chí thượng họ không giống, phong độ họ khác biệt. Những quân tử về sau, vì muốn xem cái thể thế để thấy tâm linh họ, nên riêng nhóm lại văn họ, đặt tên là tập. Nhà văn rất ưa lối đấy, tự họ chép lấy để thành bộ sách. Năm tháng đổi dời, chúng cũng đã tán thất đi nhiều, song loại cao xướng tuyệt tục, nói tắt, thì đều đang đủ cả”.

Linh Quân là một biệt hiệu của Khuất Nguyên (340-377 tdl). Biệt tập ra đời là bởi từ thời Hậu Hán, nhiều nhà văn xuất hiện, nên muốn biết mỗi nhà văn nghĩ và viết gì, người ta sưu tập lại hết những gì họ viết và đặt nó vào loại biệt tập. Rồi sau đó, mỗi nhà văn chính tự mình tạo nên biệt tập của mình. Đạo Cao pháp sư tập là một biệt tập, như đã thấy. Cho đến lúc này, Biệt tập ấy hiện đang tán thất. Do thế, ta không thể bàn cãi nói năng về nó được. Dẫu vậy, với hai lá thư Đạo Cao viết cho Lý Miễu, chúng ta có thể cảm thấy một phần nào an ủi, để biết sơ cái “chí thượng” cũng như “phong độ” của Cao, để thấy cái “tâm linh” của Cao qua việc xem thể thế do những lá thư ấy phát biểu. Như cuốn Quan âm linh nghiệm ký của Phó Lượng (374-426), mà từ lâu người ta nghĩ là đã hoàn toàn tán thất nhưng đã được Tsukamoto tìm thấy và xuất bản [60], chúng ta hy vọng một ngày kia Đạo Cao pháp sư tập cũng như Tá âm sẽ có cùng một số phận may mắn. Cần nói thêm là, sau mọi tra cứu những bản thư tịch Trung Quốc, Nhật Bản cũng như Triều Tiên và nước ta, không có một bản nào kê ra một tác phẩm mang tên Đạo Cao pháp sư tập hết, dĩ nhiên trừ Nhật Bản quốc kiến tại thư mục lục.

Pháp sư Đạo Cao, như vậy ngoài hai lá thư viết cho người đệ tử là Lý Miễu, còn là tác giả hai tác phẩm khác, mà ngày nay ta biết được tên, đó là Tá âm và Đạo Cao pháp sư tập. Thế thì, Cao viết chúng vào lúc nào? Câu hỏi này dĩ nhiên không phải là dễ giải quyết, nhất là khi những tác phẩm ấy hiện đã tán thất chưa tìm thấy. Tuy nhiên, vì Tá âm là một tác phẩm ngôn ngữ học, nó hẳn phải được viết lúc Cao đang còn trẻ, khoảng trên dưới ba mươi tuổi. Nếu ta coi Tá âm tự cũng là một tác phẩm của Cao, như Diêu Chấn Tôn đã giả thiết, thì nó chắc cũng được soạn vào khoảng đó. Còn về Đạo Cao pháp sư tập với danh nghĩa một biệt tập tất phải nói lên cái “chí thượng”, cái “phong độ” của người viết nó. Hơn nữa, là một biệt tập, nó dĩ nhiên bao gồm phần lớn những gì do Đạo Cao viết nhằm cho người xem “nhìn cái thể thế để thấy cái tâm linh của Cao”. Nó do đó có thể coi như một quyển tập những tác phẩm của pháp sư Đạo Cao, nếu không là một toàn tập. Với tư cách một tuyển tập hay một toàn tập, nó thường thường phải xuất hiện vào cuối đời của tác giả. Đạo Cao pháp sư tập do đấy tất phải ra đời vào khoảng những năm cuối cùng của cuộc đời Đạo Cao, nghĩa là khoảng những năm 450-460, và có thể gồm cả hai lá thư viết cho Lý Miễu.


VỀ PHÁP MINH

Về cái tên Pháp Minh, một kiểm soát Cao tăng truyện và Tục Cao tăng truyện đã cung cấp hai thông tin sau:

Cao tăng truyện 12 tờ 408b13-24, sau khi đã kể xong tiểu sử của Thích Siêu Biện, viết tiếp: “Thời hữu Linh Căn Thích Pháp Minh, Kỳ Hoàn Thích Tăng Chí. Ích Châu Thích Pháp Định, tịnh tụng kinh thập dư vạn ngôn, hoang khổ hữu chí đức”. Thế cũng có nghĩa, Pháp Minh, Tăng Chí v.v.. là những người trẻ tuổi đồng thời của Siêu Biện. Biện mất lúc ông 73 tuổi vào năm 492. Đây là thông tin thứ nhất.

Thông tin thứ hai nằm trong Tục Cao tăng truyện 1 ĐTK 2060 tờ 431a7-432a8 ở bản tiểu sử của Thích Pháp Thái. Sau khi cho biết Thái mất vào năm 567 thọ 51 tuổi, nó nói: “Bấy giờ có sa môn Trí Phu chùa Bình Đẳng Tuần Châu, tuổi nhỏ đến chùa Diên Tộ học Thành thật luận với hai thầy Đạo và Duyên, rồi lạy tạ, mà đến Bắc thổ học Kim Cang, Bát nhã luận với sa môn Pháp Minh, lại đến hai thầy Hy và Kiên nghe giảng luận Tì bà sa và Trung luận v.v …”. Trí Phu theo đó thì mất vào năm 601, không biết thọ bao nhiêu tuổi. Giả như ông ta sống tới 80 năm, thì năm sinh của ông phải là 521. Sa môn Pháp Minh mà ông đến học luận Kim Cang bát nhã, tất phải sống vào khoảng 530-550. Như vậy, Minh có thể sinh vào khoảng năm 500, nếu không là sớm hơn, khoảng năm 480-490.

Dù với năm sinh nào đi nữa, ông đã ra đời quá muộn, để có thể viết lá thư thứ sáu kể trên cho Tăng Hựu sưu tập vào Hoằng minh tập, mà ta biết Hựu phải khởi thảo khoảng năm 494 trở đi, nếu không là sớm hơn, và để có thể được Tăng Hựu coi như “tiền đại thắng sĩ”. Xin nhắc lại, Hựu sinh năm 445 và bắt đầu thảo Xuất tam tạng ký tập giữa những năm 494-498. Chúng ta do thế không cần phải đi sâu vào việc bàn cãi về tung tích của vị sa môn từ Bắc thổ tên Pháp Minh này.

Về sa môn Pháp Minh trong bản tiểu sử của Siêu Biện nói trên, một khối những mập mờ đang vây phủ ông. Trước hết, ta biết ông ở tại Linh Căn. Linh Căn dĩ nhiên là tên một ngôi chùa nổi tiếng ở Dương Đô, Trung Quốc. Thứ hai, ông nổi tiếng vì “đã tụng hơn mười vạn lời kinh”. Cuối cùng, ông là một người đồng đại trẻ tuổi của Siêu Biện. Chúng tôi nói “đồng đại trẻ tuổi”, bởi vì những người được Cao tăng truyện cũng như Tục Cao tăng truyện giới thiệu bằng hai chữ “thời hữu” trong bản tiểu sử của một người khác thì những người ấy thường sống sau kẻ được nói tới trong bản tiểu sử. Trường hợp Pháp Thái và Trí Phu là một thí dụ điển hình của Tục Cao tăng truyện. Trường hợp Vu Pháp Lan và Vu Pháp Đạo là một thí dụ điển hình của Cao tăng truyện. Siêu Biện mất năm 493 và thọ 73 tuổi như đã nói. Năm sinh của ông như thế rơi vào khoảng 420. Pháp Minh, Tăng Chí v.v.. do vậy phải ra đời sau năm đó, có lẽ khoảng những năm 425-450.

Một lần nữa, nếu chấp nhập năm 450 như năm sinh Pháp Minh đây, thì ông ta khó có thể được coi như đồng nhất với Pháp Minh của lá thư thứ sáu, vì Pháp Minh của lá thư ấy đã thú nhận là ông đã bạc đầu, khi viết nó, và để bạc đầu, ông ít nhất cũng phải là trên dưới 60 tuổi, tức khoảng năm 510, một năm quá gần Tăng Hựu, để có thể cho phép Hựu gọi là “tiền đại thắng sĩ”. Ngược lại, nếu chấp nhận năm 534, thì hai Pháp Minh ấy có thể đồng nhất, nhưng ta lại gặp phải vấn đề gần gũi thời gian của Pháp Minh và Siêu Biện, hai người chỉ cách xa nhau khoảng 5 năm, một điều thường không thấy trong những trường hợp bắt đầu với chữ “thời hữu”.

Dù bằng khả hữu nào đi nữa, sự đồng nhất ấy cũng không đem lại một kết quả nào đáng chú ý, bởi vì ta sẽ không biết rõ ông sinh năm nào, đến từ đâu, làm những gì và mất năm nào. Ngay cả việc ông ở chùa Linh Căn tại Dương Đô cũng không nhất thiết làm ông phải là người Trung Quốc. Vì Huệ Thắng chẳng hạn, tuy là người nước ta, đã được Tục Cao tăng truyện kê ra như “Chung sơn Duyên hiền tự Thích Huệ Thắng”. Nó tương tự việc Cao tăng truyện 11 tờ 399c19-400a4, khi đã mô tả xong tiểu sử của Thích Tăng Phú và cho biết Phú mất năm 487 thọ 75 tuổi, nói tiếp theo, “thời hữu Tăng Khiêm, Diêu Chí, Pháp Đạt, Huệ Thắng, tịnh nghiệp thiền, diệc các hữu dị tích”, theo đấy Huệ Thắng chắc phải là Huệ Thắng của chùa Tiên (Châu) Sơn.

Không những thế, nếu Huệ Hạo và Đạo Tuyên đã liệt ra hai vị pháp sư khác nhau có cùng tên Pháp Minh, thì ta không có lý do gì mà không giả thiết sự hiện diện của một người thứ ba cũng có tên Pháp Minh, nhất là khi sự trùng tên loại này đã xảy ra một cách khá thường xuyên. Riêng chỉ Cao tăng truyện thôi, chúng ta đã có những trường họp cùng tên khác người như Thích Pháp Độ ở quyển 1 tờ 320c16-28 và quyển 8 tờ 380b15-22, Thích Huệ Thông quyển 7 tờ 374c28-375a6 và quyển 10 tờ 393c21-394a14 chứ khoan nói chi tới chuyện kiểm điểm thêm Tục Cao tăng truyện mà kết quả cũng sẽ tương tự, như trường hợp một người tên Pháp Độ ở quyển 5 ĐTK 2060 tờ 461a10-11 chẳng hạn.

Thực vậy, bản danh sách các danh tăng trong Danh tăng truyện của Bảo Xướng do Tôn Tánh sao vào trong Danh tăng truyện sao cũng có một nhà sư tên Pháp Minh ở chùa Linh Căn tại Dương Đô. Nhưng chúng ta vẫn không thể quyết chắc gì được hết về nhà sư Pháp Minh ấy.

Còn những thủ bản được tìm thấy tại Đôn Hoàng, chỉ trong Sưu tập Stein thôi cũng đã có tới ba người tên Pháp Minh.[61] Tập ký hiệu S. 523 đã ghi Pháp Minh tham dự vào việc dịch kinh Kim quang minh tối thắng vương của Nghĩa Tịnh vào năm 703. Tập ký hiệu S. 2278 lại ghi Pháp Minh tham dự vào việc dịch Phật thuyết bảo vũ kinh của Đạt Ma Lưu Chi vào năm 695. Tập ký hiệu S. 890 là bản chép một chương của luận Đại thừa khởi tín và cuối chương có ghi tên Tỳ kheo Pháp Minh. Trong ba Pháp Minh này, thì hai Pháp Minh đầu có lẽ chỉ một người vì cùng ở Trường An tham dự vào việc dịch kinh và có niên đại suýt soát nhau, với những năm 695 và 703. Còn Tỳ kheo Pháp Minh thì hiện không rõ niên đại tung tích.

Ngoài sưu tập Stein, sưu tập của Thư viện Leningrad cũng có một thủ bản mang tên Pháp Minh tham dự vào việc dịch kinh của Nghĩa Tịnh, [62] Chúng tôi đoán Pháp Minh này cũng là Pháp Minh năm 703. Còn những sưu tập khác như sưu tập Pelliot của Thư viện quốc gia Pháp, sưu tập của Trung ương đồ thư quán Trung Hoa và sưu tập Nhật Bản không có những đóng góp gì đáng chú ý.

Bằng những dữ kiện và lý luận vừa nêu, chúng ta có lẽ tốt hơn là đồng ý ở giai đoạn này với cái chú thích nghèo nàn trong Toàn Tống văn 63 tờ 13a3 của Nghiêm Khả Quân về vị pháp sư của lá thư thứ sáu trên như “Pháp Minh, Giao Châu pháp sư”- Pháp Minh, pháp sư của Giao Châu.


VỀ LÝ MIỄU

Cuối cùng, về nhân vật sứ quân Lý Miễu, như đã nói, ngày nay chúng ta không tìm thấy một người nào mang tên ấy được ghi lại trong các sách sử Trung Quốc và nước ta.

Chữ “Sứ quân” có hai nghĩa. Nó chỉ sứ giả do thiên tử gửi ra bốn phương, như sự xuất hiện của nó trong cuộc đối thoại giữa Khấu Tuân và sứ giả của Hoài Dương Vương nhà Tây Hán trong Hậu Hán thư 46 tờ 24a6-8: “Tuần lặc binh, nhập kiến sứ giả, tựu thỉnh chi, sứ giả bất dự. Viết, Thiên vương sứ giả, công tào dục hiếp chi gia? Tuân viết, phi cảm hiếp, sứ quân, thiết thương kế chí bất tương giã”. Nó cũng chỉ những quan lại đứng đầu các châu quận, đặc biệt là chức thứ sử, như cái thí dụ chúng tôi đã dẫn ở trên về Phòng Pháp Thừa hay trong truyện Viên Áng ở Tiền Hán thư 49 tờ 3b8-4a7 “Áng... tỉ vi Ngô tướng... Áng tháo qui, đạo phùng thừa tướng Thân Đồ Gia... nhân quì viết, nguyện thỉnh nhàn; thừa tướng viết, sứ quân sở ngôn công sự chi tào dự trường sứ nghị chi”.

Chữ “sứ quân” trong lá thư của chúng ta có thể nói là chứa đựng cả hai nghĩa vừa kê, bởi vì trong giai đoạn giữa những năm 43-939 những thứ sử thường là kẻ đại diện chính quyền Trung Quốc đến đứng đầu nước ta, dù rằng phần lớn cái việc đứng đầu này chỉ có danh hơn là thực và đôi khi kẻ đứng đầu ấy là người Việt. Thế thì, ở thời kỳ ra đời của Sáu lá thư, ai là những sứ quân? Như những phân tích chứng cớ và thư tịch điển cố trên cho thấy, những lá thư ấy phải viết sau năm 420, nếu không là năm 443, lúc Huệ Nghiêm mất. Giai đoạn giữa năm 420 cho đến khi Phục Đăng Chi thay thế Phòng Pháp Thừa vào năm 488, căn cứ vào những báo cáo của Tống thư cũng như Nam Tề thư và Nam sử tham khảo thêm các sử ta như Đại Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt sử ký, Việt sử tiêu án và Khâm định Việt sử thông giám cương mục thì có cả thảy 26 người làm thứ sử như sau:

Năm Thứ sử Bị chú

411-423 Đỗ Huệ Độ Cuộc khởi nghĩa

năm 412 của Lý Dịch, Độ chết, Văn thay.

423 Đỗ Hoàng Văn
428 Vương Huy Chi
432 Nguyễn Di Chi
433 Lý Tú Chi
435 Lý Đam Chi
436 Cẩu Đạo Phúc
438 Từ Sâm Chi
444 Đàn Hoa Chi
446 Tiêu Cảnh Hiến
456 Viên Hoằng

Tháng 5 Hoằng thay Hiến, tháng 12 Hiến thay

456 Tiêu Cảnh Hiến
457 Phi Yêm
458 Viên Hoằng
462 Đàn Dực Chi
464 Trương Mục

Khoảng tháng 2 Mục chết, Lý Trường Nhân giết bộ khúc Trung Quốc của Mục và xưng thứ sử. Tháng 3 Bá được cử, nhưng nghe Nhân cự, không dám qua.

468 Tôn Phụng Bá
468 Lưu Bột
469 Trần Bá Thiệu
477 Trần Cảnh Đức
478 Triệu Siêu Dân
478 Trần Hoán
479 Lý Thúc Hiến
485 Lưu Giai
488 Phòng Pháp thừa

Thừa thấy Chi chuyên quyền, bắt bỏ tù Chi. Chi hối lộ người em rể của Thừa, được thả ra. Chi liền bắt Thừa bỏ tù, rồi gửi thư xin chức thứ sử với nhà Tề. Mãi đến tháng 12 năm Vĩnh Minh thứ 8 (492) Chi mới được trao chức thứ sử. Theo Nam Tề thư, quyền hành từ năm 488 trở đi đã thuộc về Chi.

488 Phục Đăng Chi

Với bảng liệt kê trên, chúng ta thấy không có một sứ quân nào tên Lý Miễu hết. Trong khoảng thời gian gần một thế kỷ giữa những năm 420-520, ta có thể nói hơn nửa thế kỷ, nước ta là một nước độc lập và có những triều đại xưng đế xưng vương, như trường hợp hoàng đế Lý Miễu của chúng ta, dù các chính sử của nước ta và Trung Quốc đã không ghi lại một thông tin nào. Đặc biệt trường hợp giết “bắc lai bộ khúc” của Mục do Lý Trường Nhân thực hiện năm 468. Để có thể làm thế, trước năm 468 này thanh thế và quyền hành của Nhân chắc đã mở rộng rất nhiều, nếu không là mở rộng toàn diện.

Việc vua chúa nhà Tống tiếp tục cử những quan lại qua làm thứ sử Giao Châu từ năm 468 cho đến năm 479, nghĩa là trong giai đoạn nước ta hoàn toàn độc lập, đưa ra khá nhiều tiền lệ về giá trị thực sự của những bổ cử trước năm 468 đó. Chúng chắc hẳn chỉ có danh, mà không có thực. Tình trạng này không có gì khó hiểu hết. Tùy thư 24 tờ 3b3-10 về Thực hóa chí cho biết: “Nhà Tấn từ khi Trung Nguyên tán loạn, Nguyên đế dời xuống Giang tả... Những bọn mọi rợ núi động đã thấm nhuần vương hóa, thì mỗi một chúng tự tùy nặng nhẹ, thu lấy vật thuế, để giúp bổ quốc dụng. Thêm vào đó, các cừ soái ngoài Ngũ lĩnh, nhân vì sự phong phú của nhân khẩu, phỉ thúy, minh châu, voi tê, thì kẻ nào hùng giữa những hương khúc, triều đình phần nhiều nhân đấy mà giao chức cho họ, nhằm thu lấy một phần lợi. Những đời Tống, Tề, Lương và Trần đều nhân theo mà không đổi. Quân đội và nhà nước cần tạp vật, thì tùy thổ sản của từng nơi, đến lúc chia khóa ra mà lấy, nên không có định lệnh pháp thường. Các châu, quận và huyện nhất loạt tự định lấy mức sản xuất những nhiệm thổ của mình, để làm chuyện đóng thuế”.

Nguyên đế đời nhà Tấn xuống miền Nam Trung Quốc năm 317 và biến nó thành nhà Đông Tấn. Nhà Trần bị Tùy Văn đế diệt năm 590. Như vậy, dựa vào báo cáo vừa dẫn của Tùy thư, thì trong khoảng hai thế kỷ từ năm 317 đến tối thiểu năm 590, nếu không là năm 602, khi Lưu Phương dụ hàng Lý Sư Lợi, quan chức ở các châu, quận và huyện nước ta đều là “hùng cư hương khúc giả, triều đình đa nhân nhi tự chi”, và mục đích là để chia xẻ một phần nào những thổ sản và lợi lộc của chúng. Nói cách khác, ngay cả trước lúc Lý Bôn xưng đế, nước ta đã là một nước tự trị tới một mức độ nào đó.

Tình hình ấy, Tiểu Tử Hiển (489-537) có thể chứng thực cho ta trong Nam Tề thư. Như đã thấy, năm 468 Lý Trường Nhân giết “bắc lai bộ khúc” của Mục, rồi tự xưng làm thứ sử. Nhà Tống tiếp tục cử thứ sử của mình, nhưng không một tên nào dám qua. Vào khoảng trước hay sau năm 470, Nhân mất, tùng tử Lý Thúc Hiến lên thay, Hiến gửi thư xin chức thứ sử. Nhà Tống chỉ lằng lòng phong cho Hiến làm thái thú hai quận Vũ Bình và Tân Xương và chức Ninh viên Tư mã tướng quân, đồng thời cử Trần Hoán làm thứ sử. Hiến nhận được chỉ của Tống, liền cự Hoán, Hoán sợ không dám tới.

Năm 479, Tiêu Đạo Thành diệt nhà Tống, lập nên nhà Tề. Thành đòi đánh Hiến. Lưu Thiện Minh can Thành. Trong số 11 lý do Minh nêu ra, lý do cuối cùng theo Nam Tề thư 28 tờ 12b2-6 là như thế này: “Vì Giao Châu hiểm trở xa xôi ở ngoài miền hoang yếu, cuối đời Tống chính trị hà khắc, bèn nổi giận làm phản, nay đại nghiệp đã mở ra thì nên lấy ân đức mà làm cho nó mong nhớ, chưa nên xa nhọc tướng sĩ, làm giao động biên dân; hơn nữa, thổ sản của xứ ấy chỉ có châu báu, thật không phải là những thứ cần dùng khẩn cấp của triều đình; việc thảo phạt do đó đáng nên đình chỉ”. Thế cũng có nghĩa, lý do việc thảo phạt dưới thời Tề phần lớn là nhằm chiếm đất để thu thổ sản, đặc biệt là những miền đất không chịu cống hiến như nước ta dưới thời Lý Trường Nhân và Lý Thúc Hiến.

Và ngay khi đánh được, việc cai trị chưa chắc đã thực hiện được, như trường hợp Phòng Pháp Thừa và Phục Đăng Chi. Năm 485, Tề Vũ đế lấy cớ Hiến không những không chịu cống hiến, mà còn ăn gian của công do những nước miền Nam đến cống cho Trung Quốc như Phù Nam, Chân Lạp v.v.. bèn cử Lưu Giai ra đánh Hiến. Giai ở chưa tới ba năm thì Phòng Pháp Thừa ra thay. Khi Thừa đến, Phục Đăng Chi đã tự chuyên quyền, nhưng Thừa không biết. Khoảng tháng sau, có người mách với Thừa, Thừa nổi giận, bắt tù Chi. Chi hối lộ, nên được thả ra, lại bắt tù Thừa. Nhà Tề cho Chi làm thứ sử.

Quả thật, nước ta vào những năm ấy thực không khác gì với nhận xét của Dương Hùng, mà Nam Tề thư cho dẫn ở quyển 14 tờ 24b1-3 “Giao Châu hoang độ, thủy dự thiên tế, ngoại tiếp man di, bảo hóa sở xuất, sơn hải trân quái, mạc dự vi tỷ, thị hiển viễn, sở hảo phản loạn”, một tiếng vang xa xôi của cái báo cáo năm 280 của Đào Hoàng: “Thử châu chi nhân, thức nghĩa gia quả, yếm kỳ an lạc, hảo vi họa loạn”.

Những phân tích ấy như thế cho thấy, các chức thứ sử tại nước ta vào thế kỷ thứ V-VI thực sự có danh nhưng không có thực, và chúng ta đã không thể tìm thấy một người nào mang tên Lý Miễu. Phải chăng đã có một sự viết lầm nào đó? Chẳng hạn chữ Miễu Ùç rất có thể là một viết lầm của chữ Sâm ´Ë hay chữ Tú ¨q Trường hợp chữ Sâm là rất có thể, nhưng ta lại phải giả thiết thêm sự viết lầm chữ Tú ¨q thành chữ Lý §õ , để có thể cho phép ta đồng nhất Lý Miễu §õ Ùç với Từ Sâm Chi ®} ´Ë ¤§ , vị thứ sử năm 438 cho đến năm 444. Đồng nhất này dĩ nhiên đòi hỏi quá nhiều giả thiết và quá nhiều viết lộn, do đó khó có thể đứng vững được. Trường hợp chữ Tú ¨q trong cái tên Lý Tú Chi §õ ¨q ¤§ của vị thứ sử năm 433, mặc dù nó yêu cầu ít giả thiết và viết lầm hơn, cũng không thể chấp nhận được một cách dễ dàng, bởi vì chữ Tú ¨q khó viết lầm thành chữ Miễu Ùç , và ta chưa giải quyết được sự thiếu mặt của chữ Chi ¤§ trong tên của Lý Miễu.

Dù với trường hợp nào đi nữa, chúng ta tốt hơn hết nên nhận lấy dữ kiện, như sử liệu ngày nay cung hiến, và khẳng định là, không một Lý Miễu nào đã xuất hiện giữa bản danh sách những thứ sử do vua chúa Trung Quốc cử nhiệm. Từ khẳng định này, ta có thể hỏi thêm, thế thì phải chăng Lý Miễu là một trong những trường sứ hay quận sứ hay thái thú, nằm đằng sau cái chính quyền thứ sử và giật dây nó, như Lương Thạc đã làm vào năm 317 và Lý Trường Nhân kế tập gần 150 năm sau?

Trả lời câu hỏi này, chúng ta ngày nay không có đủ tư liệu một cách đáng muốn. Từ năm 420 cho đến khoảng năm 468, chúng ta chỉ biết được một số những anh em bà con của Đỗ Huệ Độ làm thái thú, cộng thêm với Lý Đam Chi thái thú Giao Chỉ trước năm 435 cùng tên Khương Trọng Cơ của vị thái thú Ái Châu và Phó Ủy Tổ của vị thái thú Cửu Chân kể ra trong cuộc hành quân năm 446 của Đàn Hòa Chi, thế thôi. Ngay cả cái tên Lý Trường Nhân cũng không bao giờ xuất hiện cho tới năm 468. Trước những im lặng và thiếu sót ấy, việc thiết lập nên một bảng danh sách thái thú hay trường sử do thế không thể thực hiện được, và chúng ta không bao giờ có thể trả lời một cách dứt khoát câu hỏi vừa nêu.

Tuy nhiên, còn có thể giả thiết, Lý Miễu rất có thể là một tên khác của Lý Trường Nhân. Thí dụ Miễu là tên húy, còn Trường Nhân là tên tự, như trường hợp Văn Cử là tên tự của Quách Văn mà những sử liệu như Cao tăng truyện 7 tờ 369c26 hay Bảo phác tử dẫn trong Thái bình ngự lãm [63] 666 tờ 2a5-6 đều gọi là Quách Văn Cử, chứ không gọi Quách Văn. Lý do cho một suy nghĩ như thế trước hết nằm ở sự có thể của một đồng nhất kiểu đó, như đã vạch ra trong trường hợp Quách Văn. Hơn nữa, trong quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc về sau, thì các hoàng đế Việt Nam thường dùng một tên khác với tên chính của mình để thư từ với các hoàng đế Trung Quốc. Thí dụ, vua Trần Thái Tông, tên trong sử ta là Trần Cảnh, nhưng một số văn kiện Trung Quốc thì ghi tên Trần Quang Bính, như An Nam chí lược tờ 1b3 đã chép.

Vậy, dựa trên những cơ sở dữ liệu hiện có về phía Trung Quốc, ta không có bất cứ sứ quân nào tên Lý Miễu. Điều này dẫn ta đến hai nhận xét. Thứ nhất, sứ quân chắc chắn là một cải biên do Tăng Hựu và những đồng sự của ông thực hiện khi đưa sáu lá thư vào trong bộ Hoằng minh tập. Ta đã biết việc cải biên đã xảy ra đối với các văn kiện có trong bộ Hoằng minh tập này. Vì thế, không có lý do gì, mà một cải biên đã không xảy ra đối với trường hợp Sáu lá thư. Đặc biệt khi Sáu lá thư đã có một số văn cú và nội dung xúc phạm đến uy tín chính trị của những vị hoàng đế lãnh đạo Trung Quốc. Tàn dư của những xúc phạm này, dù sau khi đã cải biên, vẫn còn tồn tại. Cụ thể là hai chi tiết sau.

Hai chi tiết này sẽ đưa ta đến nhận xét thứ hai liên quan đến tư cách và nhân thân của vị gọi là sứ quân tên Lý Miễu trên. Trước hết cần xác định ngay Lý Miễu về tư cách và nhân thân không phải là một vị sứ quân. Thực vậy, hai chi tiết cho phép ta khẳng định như thế. Chi tiết thứ nhất là Đạo Cao trong lá thư thứ hai của mình, khi đề cập đến lối suy nghĩ sâu xa của Lý Miễu, Đạo Cao đã dùng cụm từ Thánh tư uyên viễn động giám tam thế, mà ta đã có dịp nói tới ở trên. Thánh tư rõ ràng là để nói về suy nghĩ của một bậc hoàng đế, giống như trong các cụm từ thánh học, thánh đăng, thánh cung v.v … Khi dùng cụm từ thánh tư như vậy chắc chắn Đạo Cao đã coi Lý Miễu như một hoàng đế chứ không phải một sứ quân. Sứ quân do thế là một cải biên của nhóm biên soạn Hoằng minh tập của Tăng Hựu.

Ngoài cụm từ thánh tư của lá thư thứ hai này, trong lá thư thứ tư Đạo Cao lại dùng đến cụm từ Cư đại bảo chi địa, mà ta đã nhắc tới ở trước. Chữ “đại bảo” thường có hai nghĩa chính, đấy là chỉ địa vị hoàng đế thiên tử hay chỉ một vật gì rất quí trọng. Nghĩa thứ hai ở đây dĩ nhiên không thích hợp với ý của câu “cư đại bảo chi địa” của Lý Miễu, do thế có thể loại ra. Còn lại như vậy là nghĩa thứ nhất.

Nghĩa này xuất phát từ câu “Thiên địa chi đại đức, viết sinh; thánh nhân chi đại bảo, viết vị; hà dĩ thử vị, viết nhân; hà dĩ tụ nhân, viết tài; hiện tài, chính từ, lân dân vô phụ, viết nghĩa” của Hệ từ hạ trong Chu dịch. Thế thì, “cư đại bảo chi địa” phải có nghĩa là “ở vào địa vị của thiên tử”. Đây cũng là cách cắt nghĩa của ông Thái Điền Thế Tạng trong bản dịch tiếng Nhật nói trên.

Thêm vào đó, trong lá thư thứ hai, Đạo Cao khi nhắc đến học thức của Lý Miễu thì dùng 4 chữ “thánh tư uyên viễn”. Chữ “thánh tư” này tất nhiên không có nghĩa thông thường là suy nghĩ của bậc thánh, mà phải hiểu là suy nghĩ của một vị hoàng đế. Do thế, ta có đủ chứng cứ để khẳng định Lý Miễu là một vị hoàng đế của Việt Nam.

Song, nếu Lý Miễu “ở vào địa vị thiên tử”, thì tại sao những lá thư của Đạo Cao và Pháp Minh lại gọi Miễu bằng “sứ quân”, chứ không bằng một xưng hiệu thích hợp với thiên tử? Chữ “sứ quân” như chúng tôi đã có dịp phân tích, thường để chỉ sứ giả của thiên tử hay những quan lại đứng đầu các châu quận. Để giải quyết rắc rối này, chúng ta có nhiều cách.

Cách thứ nhất, ta có thể cắt nghĩa câu “cư đại bảo chi địa” thành “ở vào đất đai của thiên tử”, nghĩa là ở tại cung vua. Nhưng làm thế, chúng ta tất không thể giải thích được cái đề danh “Lý Giao Châu” của Miễu, và nhất là hai chữ “sứ quân” vừa nói. Bởi vì, nếu ở tại cung vua thì sao lại gọi là “sứ quân”, và giả như Miễu đã đi sứ rồi trở về, thì sao lại có cái đề danh “Lý từ Giao Châu” trong bản sao của Tăng Hựu. Nếu cắt nghĩa đất đai của thiên tử có nghĩa là vương đế, đất đai của nhà vua, thì chúng ta lại không thể giải thích được những câu “lưu lãng nghĩa uyển, thiệp sậu thơ viên” tiếp theo cũng như nguyên lai của Đạo Cao. Bởi vì nếu mọi chỗ “mạc phi vương thổ” thì hà tất đất vua đâu đâu cũng có vườn sách và Đạo Cao ở đâu ngoài “vương thổ”, để bảo Miễu ở vào “đại bảo chi địa”. Cách thứ nhất như thế là không xong.

Cách thứ hai, ta có thể cắt nghĩa chữ đại bảo bằng một trong những nghĩa phụ của nó, mà đáng chú ý nhất dĩ nhiên là nghĩa “Bồ-tát”. Trong Diệu pháp Liên hoa kinh quyển 2 tờ 11b26-27 cũng như chính Pháp hoa kinh quyển 6 tờ 100c23-24 và Thiện phẩm diệu pháp Liên hoa kinh quyển 2 tờ 144b14-15, chúng ta có những câu như “kỳ quốc trung dĩ Bồ tát vi đại bảo giáo hóa chúng sinh” hay “tư tộc tánh tử tư tộc tánh nữ tắc vi đại bảo đáng vi tác lễ” v.v... Chữ đại bảo trong những câu này đồng nhất với chữ Bồ tát. “Lấy Bồ tát làm đại bảo” đương nhiên có thể cắt nghĩa như “lấy Bồ tát làm những người cai trị”. Như vậy, nghĩa “Bồ tát” của chữ đại bảo chưa hẳn đã thoát ra ngoài cái nghĩa “thiên tử” nói trên.

Cách cuối cùng có lẽ tương đối thỏa mãn nhất, đấy là giả thiết sự thêm thắt của Tăng Hựu hay một người có ý thức chính trị Trung Quốc nào đó, và nó có thể xảy ra như sau. Từ nguyên ủy những lá thư của Đạo Cao và Pháp Minh rất có thể chỉ xưng Lý Miễu như “quân” hay “quân vương”. Đến khi chúng lọt vào tay những người Trung Quốc, họ liền thêm vào chữ “sứ” trước chữ “quân” và bỏ chữ “vương” đi, đưa đến sự xuất hiện cái danh hiệu “sứ quân”, trong khi lá thư vẫn tiếp tục nói đến chuyện “cư đại bảo chi địa” và “thổ ác dư hà” của Lý Miễu [64].

Nói cách thứ ba này là tương đối thỏa mãn nhất, bởi vì nó không cho phép hiểu câu “cư đại bảo chi địa” và tình hình chính trị nước ta ở thế kỷ V một cách dễ dàng, mà còn để lộ ra một phần nào thái độ chính trị và cảm thức chính trị của dân ta trong thế kỷ ấy. Đó là tiếp tục gọi lãnh tụ của mình là thiên tử, dù ông chỉ là thứ sử hay thái thú trong các sử sách Trung Quốc, và từ đó để lộ thêm nguồn gốc Việt Nam của những lá thư. Tiếp đến, tình hình chính trị nước ta vào thế kỷ V cho phép tồn tại một hoàng đế như vậy. Căn cứ những mô tả trên của chúng tôi, sự hiện diện của những vị hoàng đế Việt Nam là một thực tế, chứ không phải là một sứ quân như đã bị cải biên.

Cố nhiên, ta có thể hỏi, nếu Lý Miễu đối với Đạo Cao và Pháp Minh là ở vào địa vị thiên tử, thì sao hai vị ấy chỉ gọi Miễu là “quân”? Trả lời câu hỏi này, chúng ta không cần phải đi tìm đâu cho xa. Vào thế kỷ thứ V, tổ chức Phật giáo Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của Huệ Viễn đã xướng lên thuyết bất kỉnh vương. Thuyết đó nói rằng, Tăng Ni Phật giáo không cần phải làm lễ hay xưng mình là thần hay khanh trước vua chúa. Sự tình này cuối cùng dẫn đến việc ra đời Bất kỉnh vương luận của Huệ Viễn và cuộc bàn cãi sôi nổi về nó, mà Tăng Hựu cho sưu tập lại trong Hoằng minh tập.

Chúng tôi nghĩ, cách cắt nghĩa thứ ba đây đáng nên chấp nhận, và chúng ta có lẽ nên đổi chữ “sứ quân” trong những lá thư thành chữ “quân”. Trong liên hệ này, cần thêm là, bản tiếng Nhật của ông Thái Điền Thế Tạng đã dịch một cách bí hiểm hai chữ “sứ quân” thành một chữ, đó là chữ “quân”. Bí hiểm, bởi vì ông không nói lý do tại sao.

Như vậy, cái chi tiết về chuyện Lý Miễu “cư đại bảo chi địa” này giả thiết ông là kẻ đứng đầu chính quyền nước ta, dù chính quyền đó là một chính quyền nhị nguyên với sự hiện diện đồng thời và song song của những thứ sử Trung Quốc hữu danh vô thực vào thời những lá thư được viết. Như đã nói trên, chúng tôi nghĩ, Lý Miễu rất có thể là Lý Trường Nhân, tuy rằng không một dữ kiện xác đáng nào có thể tìm thấy cho một suy nghĩ như vậy, ngoài những lý do ngẫu nhiên và ngoại tại vừa kể.

Dĩ nhiên, Lý Miễu cũng rất có thể là một người khác Lý Trường Nhân, như Miễu là cha hay chú hay gì đó của Nhân chẳng hạn. Trong tình trạng khiếm khuyết tư liệu và thiếu thốn dữ kiện hiện tại, mọi giả thiết đều là có thể và không có thể.

Lý Trường Nhân xuất hiện trong sử sách Trung Quốc qua việc ông giết những bộ hạ Trung Quốc của Mục, sau khi Mục chết, vào khoảng tháng 2 năm 468. Sau biến cố này, Tống thư không nói gì hết về những biến cố tiếp theo và chỉ bằng lòng ghi lại những bổ nhiệm hữu danh vô thực của những thứ sử Giao Châu, như đã liệt kê ở trên. Chúng ta phải đợi đến Nam Tề thư mới thấy nói tới chuyện Lý Thúc Hiến cầu phong với nhà Tống và chuyện Hiến chống lại tên thứ sử do Tống bổ nhiệm làm cho tên này sợ không dám đến, cũng như chuyện Lý Trường Nhân đau mất khoảng vài năm sau khi giết bộ khúc của Mục.

Ngày nay chúng ta không biết Nhân chết lúc nào và thọ bao nhiêu tuổi. Căn cứ vào chữ “sổ niên” của Tiêu Tử Hiển, thì Nhân có lẽ mất khoảng năm 470 hay sau đó không lâu. Ngay cả khi Nhân thọ không hơn 50 tuổi, chúng ta có thể đặt năm sinh của ông vào khoảng năm 420. Ông như vậy rất có thể là một bà con gì đấy với Lý Tốn cũng như Lý Dịch, hai người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa năm 380 và 412. Nếu chấp nhận năm 420 là năm sinh của ông, sự tham dự chính trị có lẽ đã xảy ra khoảng từ năm 440 trở đi.

Những lá thư của chúng ta dựa trên chính những bằng cớ nội tại của chúng, phải được viết ra khoảng sau năm 435, nếu không là 453 như đã thấy, và chắc hẳn phải trước năm 455. Chúng tôi nghĩ trước năm 455, bởi vì nếu sau đó, thì Pháp Minh phải kể việc thiêu thân của Đàm Hoằng tại chùa Tiên Sơn, mà sự thần dị vang lừng, đến nỗi hơn nửa thế kỷ sau Huệ Hạo còn ghi lại trong Cao tăng truyện của ông. Đặc biệt là khi cả Tăng lẫn tục tại chùa Tiên Sơn đều chứng kiến nó và khi Pháp Minh đã dùng đến những thần dị của những người đã có một kết nối đậm đà với nền Phật giáo nước ta như Vu Pháp Lan.

Việc Đàm Hoằng tự thiêu vào năm 455, rất có thể là vì những bàn cãi kiểu bàn cãi trong sáu lá thư trên, những bàn cãi về sự không thấy bản thân đức Phật và sự không có cảm ứng. Nó nhằm chứng minh sự chân thật của điều khẳng định, mà Đạo Cao và Pháp Minh lặp đi lặp lại mấy lần, đó là: “Vong thân đầu thành thì tất có cảm, có cảm thì tất đều thấy, không cảm thì tất không thấy”. Hoằng quả đã vong thân đầu thành, nên đã thấy được đức Phật và hiện về cho mọi người cùng thấy. Hành động của Hoằng không những cung hiến sự minh chứng, mà còn cho thấy một phần nào sự gần gũi đậm đà của Phật tử nước ta đối với Hoằng.

Vậy, nếu chấp nhận năm 455 ấy như thời điểm muộn nhất của những lá thư, thì sự đồng nhất Lý Miễu với Lý Trường Nhân có lẽ không xa vời cho lắm, khi coi Nhân sinh vào khoảng năm 420, như đã vạch ra. Không xa vời, bởi vì những lá thư của Miễu tuy khá rõ ràng mạch lạc, đã tỏ ra không già giặn. Chẳng hạn lá thư thứ ba, Miễu nói tới chuyện “Đế vương Cơ Khổng huấn chỉ đương thế”, trong khi lá thư thứ năm ông nói ngược lại, và Pháp Minh đã không quên vạch ra sự mâu thuẫn ấy. Chúng do thế có lẽ do một người trên dưới ba mươi tuổi viết, khi khí hăng đang còn mạnh và sẵn sàng thay đổi ý kiến.

Dù Lý Miễu và Lý Trường Nhân là một hay hai người, điều chắc chắn vẫn là, những lá thư trên phải được viết sau năm 435 và có lẽ trước năm 455, và tác giả Lý Miễu phải đang còn thanh niên khi viết những lá thư này. Tất nhiên, chúng ta không thể loại hẳn cái khả năng Lý Miễu có thể là người đứng tuổi hay một người già khi viết chúng.

Niên đại 435-455 của giả thiết này cho những lá thư có thể làm vững thêm, khi ta trả lời câu hỏi sau: “Tại sao chúng đã ra đời và lại bàn về chủ đề không thấy bản thân đức Phật”?




CHÚ THÍCH

[33] Fujiwara no Sukeyo (?-894), Nihonkoku genzaisho mokuroku, Hanawana Kinoichi (1746-1821) in trong Zoku Gunsho Ruiju quyển 884, Tokyo: Rôku gunsho kanseikai, 1930; Lê Thứ Xương (1837-1897) in trong Cổ dật tùng thư, Nghiêm Xuất Bình xuất bản, Đài Bắc: Bách bộ tùng thư tập thành, 1961. Số tờ chúng tôi dẫn là dùng bản in của Zoku Gunsho Ruiju.
[34] Wada Enmatsu, Nihonkoku genzaisho mokuroku ni tsuite, Shigaku Zasshi XII (1930) 1080-1093. ss. Yajima Genryô, Nihonroku genzaisho mokuroku shushô, Tokyo: Sendai, 1960.
[35] Kariya Ekisai (1775-1835), Nihonkoku genzaisho mokuroku shochubô, Masamune Atsuo in trong Nihon Koten Zenshu, Tokyo: Nihon Koten zenshu kanseikai, 1929; Yamada Yoshio, Nihonkoku genzaisho mokuroku kaisetsu, Tokyo: Koten basen kai, 1925; Kobase Keikichi, Nihonkoku genzaisho mokuroku kaisetsukô, Tokyo: Komiyashoten, 1956; Yajima Genryô, Nihonkoku genzaisho mokuroku shushô, Tokyo: Sendai, 1960.
[36] Washio Junkei (1868-1941), Nihon bukke jinmei jisho, Tokyo: Tokyo Bijitsu: 1966, in lần ba, Tăng đính tái bản.
[37] Bukkyô shoseki mokuroku trong Dai Nihon Bukkyôzensho, Nanjio Bunyiu in Tokyo: Bussho Kankaikai, 1914.
[38] Saichô, Saichô daishi zenshu IV, trong Dai Nihon Bukkyô zensho, Tokyo: 1918.
[39] Shushu, Meishodensho, trong Tục tạng kinh (viết tắt TcT) quyển 134, Hương Cảng: Ảnh ấn Tục tạng kinh hội ấn hành, 1970.
[40] L. Giles, Descriptive catalogue of the Chinese manuscripts from Tunhuang in the British Museum, London: The Trustees of the British Museum, 1957; Vương Trọng Dân, Đôn Hoàng di thư dẫn mục sách dẫn, Bắc Kinh: Khoa học xuất bản xã, 1962; M. I. Vorob'eva-Desyatovskaya, I.S. Gurevic, L.N. Mensikov, V.S Spirin và S.A. Skolyar, Opisanie kitaiskix rukopisei Dun'xuanskogo fonda Instituta Narodov Aziie, I.L.N. Mensikov in, Moskva: Izd Nauka, 1963; Vorob'eva Desyatovskaya, I.T. Zograf, A.S. Martinov, Mensikov và B.L. Smirnov, Opisanie kitaiskix rukopisei Dun'zuangskogo fonda Instituta Narodov Aziie II, Mensikov in, Moskva: Izd. Nauka, 1967; P. Démiéville Catalogue des manuscripts de Touen-houang conservés à la Bibliothèque nationale de Paris, Paris: Librairie Orientale Maisonoeuvre, 1973.
[41] Kariya Ekisai Nihonkoku genzaisho mokuroku shôchukô, Masamune Atsuo in, Tokyo: 1929, tr.77.
[42] Yajima Genryô, Nihonkoku genzaisho mokuroku shushu, Tokyo: 1960, tr.29.
[43] Về Tùy thư, Cựu Đường thư, Tân Đường thư v.v… chúng tôi dùng bản Tứ bộ bị yếu.
[44] Ngô Thế Nam, Bắc Đường thư sao, Khổng Quảng Đào in, 1888; Âu Dương Tuân, Nghệ văn loại tụ, Uông Thiệu Doanh in, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1965; Từ Kiên, Sơ học ký, Hồng Hạo Hạo in. Đài Bắc: Tân hưng thư cục, 1966; Lý Phưởng, Thái bình ngự lãm I-IV, Nhiếp Sùng in, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1965.
[45] Cố Dã Vương, Ngọc Thiên, Tứ bộ bị yếu; Okai Shingo, Gyokuhen no kenkyu, Tokyo, 1933; Huyền Ứng, Nhất thiết kinh âm nghĩa, Chu Pháp Cao in, Đài Bắc: Trung ương nghiên cứu viện lịch sử ngôn ngữ nghiên cứu sở, 1962.
[46] Tạ Khải Côn, Tiểu học khảo, Kiều diễn quán ảnh ấn, Đài Bắc: Quảng văn thư cục, 1967.
[47] Diêu Chấn Tôn, Tùy thư kinh tịch chí khảo chứng, trong Nhị thập tứ sử hỗ biên, Thượng Hải: Khai minh thư điếm, 1938.
[48] Morahashi Tetsuji, Dai Kan Wa jiten I-XII, Tokyo, 1958-1961; Trương Kỳ Quân, Trung văn đại từ điển I- XL, Đài Bắc: Trung Quốc văn hóa nghiên cứu sở, 1963-1968. Tiền Hán thư 99 hạ tờ 7a8 có cụm từ giả tá âm do Nhan Sư Cổ (581-645) dùng.
[49] Cựu Đường thư 46 tờ 1b2-2a4 viết: “Khai Nguyên năm thứ ba (715) tả tân kỵ thường thi Tự Vô Lương và Mã Hoài Tổ hầu yến, đề cập tới chuyện kinh tịch, Huyền Tôn nói: 'Sách cũ trong Nội khố là của các đời Thái Tôn, Cao Tôn trước và đã thường sai quan nhân coi sóc. Song những gì mất thiếu thì chưa từng được viện bổ vào, thiên quyển lộn xộn khó coi. Các khanh thử vì trẫm chỉnh đốn lại chúng'. Đến năm thứ bảy (719) vua ra chiếu cho các nhà công khanh sĩ thứ nào có sách lạ thì cho triều đình mượn để chép đóng lại. Tới khi bốn bộ đã thành, vua ra lệnh bách quan vào hành lang phía đông điện Càn Nguyên xem thì không ai là không khiếp sự nhiêu rộng của chúng. Năm Khai Nguyên thứ chín (721) Ân Tiễn Du, Vương Hiệp, Vy Thuật, Dư Khâm, Vô Cảnh, Lưu Ngạn Châu, Vương Loan, Lưu Trọng và những người khác sửa sang lại thành Quần thư tứ bộ lục 200 quyển. Hữu tán kỵ thường thị Nguyện Hành Xung tấn dâng lên. Về sau, Vô Cảnh lại rút gọn nó thành 40 quyển, đặt tên Cổ kim thơ lục. Nay xin ghi lại các sách của bốn bộ trong thời thịnh Khai Nguyên để tỏ rõ sự thịnh vượng của nghệ văn vậy”. Tân Đường thư 57 tờ 1a13-1b5 viết: “Việc chứa sách không lúc nào thịnh hơn thời Khai Nguyên. Người ta ghi lại tới những 53.915 quyển, mà sách do học giả đời Đường tự làm ra tới những 28.469 quyển. Ô hô, thế không đáng gọi là thịnh sao?... Nhưng chúng điêu linh ma diệt cũng không thể kể xiết... Nay ghi vào sách sổ đây thì có tên chúng, nhưng sách chúng thì đã mất 10 phần hết năm sáu rồi há không tiếc sao?”
[50] Lý Phưởng, Thái bình ngự lãm I, Nhiếp Sùng Chính ảnh ấm, Bắc Kinh: Trung Hoa thư cục, 1965; Vương Nghiêu Thần, Sùng văn tổng mục, trong Nhã Việt đường tùng thư, Ngũ Sùng Diệu in, Quảng Đông: 1854.
[51] Tùy thư 32 tờ 20a9-12: “Tự Hậu Hán Phật pháp hành ư Trung Quốc, hựu đắc Hồ thư, năng dĩ thập tứ tự, quán nhất thiết âm, văn tính nhi nghĩa quảng, vị chi Bà la môn thơ, dự bát thể lục văn chỉ nghĩa thủ biệt. Kim thủ di phụ thể thế chi hạ. Hưu hậu Ngụy sở định Trung nguyên, quân dụng hiệu lệnh giai dĩ di ngữ, hậu nhiễm Hoa tục, đa bất năng thông, cổ lục kỳ bản ngôn, tương truyền giáo tập, vị chi quốc ngữ, kim thủ phu âm vận chi mạt”. Thật ra, câu “năng dĩ thập tứ tự” phải đọc thành “năng dĩ tứ thập tự” mới đúng, vì mẫu tự Ấn Độ có tới 40 chữ. Việc “Hồ thư năng dĩ thập tứ tự” này chắc chắn đã đến từ Đại bát Niết bàn kinh quyển 8 ĐTK 375 tờ 652c23-655b6 do Huệ Nghiêm và Tạ Minh Vận dịch nhuận. Bởi vì trong phần Văn tự của nó, mặc dù nó viết: “Hữu thập tứ âm, danh vi tự nghĩa”, song tiếp đó nó lại liệt kê tới những 40 mẫu âm chính của Phạn ngữ. Việc chúng tôi sửa “thập tứ”thành “tứ thập” do thế không phải là không lý do.
[52] Lý Năng Hòa, Triều Tiên Phật giáo thông sử 1-111, Hán Thành: Khánh Hy xuất bản xã ảnh ấn, 1967.
[53] Lê Mạnh Thát, Về bài thơ xưa nhất tiếng ta và nguồn gốc chữ quốc âm, Cảo bản, 1971.
[54] Ngô chí 4 tờ 8b1-3: “Nhiếp mỗi khiển sứ Nghệ Quyền, trí tạp vật hương tế cát, chiếp dĩ thiên số, minh châu, đại bối, lưu ly, phỉ thúy, đồi mồi, tê tượng chi trân, kỳ vật dị quả, tiêu, dừa, long nhãn chi thuộc, vô tuế bất chí”.
[55] Lê Mạnh Thát, Toàn tập thiền sư Pháp Tính (sắp xuất bản)
[56] O.Jansé, Archaeological research in Indochina 1, Cambridge, Mass: Harward University Press, 1956, ảnh 146. 1.
[57] Sukemoto, Honzô Wanyô, Moriki E (1802-1885) chú và in, Tokyo: Nihokoten Zonchu, 1939, Fukai Honzô, trong Zoku Gunsho Ruju quyển 892.
[58] Đường Thận Vi, Trùng tu chính hòa kinh sử chứng loại bị dụng bản thảo, Bắc Kinh: Nhân dân vệ sinh xuất bản xã ảnh ấn, 1957.
[59] Giles, sđd, 1. 267b: “A list of characters, many rather uncommon, arranged more or less according to rhymes or phonetics. Each is followed by one or more chars giving a rough due to the sense, and in many cases the exphanatory term is followed by a number (varying from 1 to 6, with one 8) of doubful import. Badly mtd, most of the lower portion torn away. Indifferent Ms. Verso: A date (10th of the 12th moon of the 6th year of Ch'ien fu (25 Jan 880) and a few fragmentary notes: Buff paper. 3ft.
[60] Tsukamoto Zenryo, Kannon rinenki ni tsuite, Tôhôgakuhô 25 (1954).
[61] Giles, Descriptive catalogue of the Chinese manuscripts from Tunhuang in the British Museum, London; The trustees of the British Museum, 1957.
[62] M.1. Vorob'eva Desyatovskaya và những người khác, Opisanie Kitaiskix rukopisei Dun'xuanskogo fonda Intituta Norodox Aziie II, Noskva: Izd, Nauka, 1967.
[63] Thái bình ngự lãm, bản ảnh ấn do Nhiếp Sùng Kỳ đề tựa và Trung Hoa thư cục xuất bản ở Bắc Kinh năm1963.
[64] Trường hợp điển hình của sự tình này ta có thể tìm thấy trong Đại Việt sử lược, ở đó một số những từ đã bị quan lại nhà Thanh lược bỏ vì chúng đụng chạm tới hệ ý thức của bọn chúng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]