Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8. THẬT CHỨNG CỦA DUY THỨC LUẬN

09/05/201313:29(Xem: 9504)
Chương 8. THẬT CHỨNG CỦA DUY THỨC LUẬN

Quan Niệm Triết Học Của Duy Thức

Người giảng: Pháp Sư PHÁP PHẢNG

Người dịch:HT Thích Thắng Hoan

CHƯƠNG VIII

THẬT CHỨNG CỦA DUY THỨC LUẬN

A.- NÓI TỔNG QUÁT:

Hai mươi lăm bài Tụng trên đã thuyết minh rõ hành tướng của Duy Thức và thể tánh của Duy Thức, nghĩa là đã trình bày tường tận sự lý luận của Duy Thức; còn năm bài Tụng sau đây giải thích về ngôi vị của Duy Thức, nghĩa là mục đích thuyết minh cảnh giới thực nghiệm tu chứng của Duy Thức. Thứ cảnh giới đây chỉ là thực nghiệm thực chứng nương nơi Duy Thức để lý luận kiến lập, cho nên trước là lý luận và sau là hành vi thực nghiệm. Chỗ thuyết minh của Duy Thức Học đều khởi điểm từ địa vị căn bản của chúng sanh trình bày rõ hiện tượng và lý tánh của vũ trụ nhân sanh. Khi thuyết minh hiện tượng vũ trụ vạn hữu, tất cả đều không lìa khỏi Thức, đều do Thức biến. Chọïn Thức A Lại Da làm trung tâm duyên khởi, còn vấn đề thuyết minh sự sanh tử tương tục và sự khổ lạc sai biệt ..v..v… của nhân sanh thì chọn A Lại Da và Mạt Na làm trung tâm của nghiệp quả duyên khởi, đặc biệt thuyết minh mười hai Hữu Chi của bản chất nhân sanh. Đối với chân lý những thứ sự tướng nhân quả..v..v…. của Thức biến cần phải tu chứng. Nếu không tu chứng nói có lợi ích gì? Nói đến hành quả của sự tu chứng đây chính là nói đến đại giác ngộ chỗ kinh nghiệm xưa nay của chúng. Chúng ta mới có thể nương nơi đó để tu học. Từ lý do này, cấp bực thứ lớp tu chứng của Duy Thức Học cần được thiết lập. Hơn nữa Phật Pháp lại chú trọng ở nơi tu chứng, không phải chỉ chuyên lý luận cho xong chuyện ( nếu như không đem Phật Học thuần túy nghệ thuật đi nghiên cứu thảo luận). Sau khi trình bày rõ về lý tánh, cần phải căn cứ nơi lý tánh đó để thật hành, thật hành cốt yếu ở chỗ thân tâm của chính mình thực nghiệm. Kinh giải thích: “Pháp tùy theo nơi pháp hành” chính là ý này vậy. Tu học và hành chứng ở trên nhất định phải có một thứ trình tự và phải có phương pháp của quá trình tu học. Từ đây về sau năm bài Tụng chỉ chuyên giải thích: một thứ trình tự là nương nơi giáo lý của Duy Thức, tu nơi hạnh của Duy Thức và chứng nơi quả của Duy Thức. Văn Tụng ở trước chưa giảng thứ lớp của năm ngôi vị, đầu tiên chỉ đem một đoạn văn nơi Thành Duy Thức Luận để đưa ra chứng cớ, trình bày rõ người nào có thể tu chứng Duy Thức Hạnh, Duy Thức Quả và ngộ nhập như thế nào nơi năm ngôi vị của Duy Thức , lời tựa của Thành Duy Thức Luận đây là để chứng thật . Bài Tụng giải thích rằng:

“Chỗ thành quả (kiến lập) tướng và tánh của Duy Thức (lý luận) như thế, ai là người chứng được bao nhiêu ngôi vị và ngộ nhập như thế nào?”

Đây là thuyết minh sự tướng và lý tánh của Duy Thức, một thứ cảnh giới phương tiện của người tu hành vào để tu. Lý luận dĩ nhiên đã thành lập và cũng là lẽ đương nhiênhội đủ trình tự của người tu tập vào tu. Đoạn văn đây có ba vấn đề: (1) Người nào có thể tu thứ pháp môn này? (2) Trong khi tu hành cần phải trải qua mấy loại và mấy thứ ngôi vị mới có thể chứng nhập chân lý tướng và lý tánh của Duy Thức? ( 3) Tu tập phương pháp gì và làm sao ngộ nhập chân lý Duy Thức?

“Nghĩa là đầy đủ hai chủng tánh Đại Thừa, tóm lược thứ lớp nơi năm ngôi vị lần lượt ngộ nhập. Một là chủng tánh an trụ nơi bổn tánh, nghĩa là từ vô thỉ đến nay nương tựa nơi bổn Thức, là pháp tự nhiên đã có, là pháp nhân vô lậu. Hai là chủng tánh do huân tập kết thành, nghĩa là đã nghe những pháp dòng thác pháp giới, chỗ thành tựu..v..v… là sau khi nghe qua liền huân tập kết thành. Cốt yếu ở chỗ phải đầy đủ hai chủng tánh Đại Thừa này thì mới có thể lần lược theo thứ tự ngộ nhập Duy Thức”.

Nói đơn giản, con người cần phải trang bị đầy đủ hai thứ chủng tánh ĐẠI Thừa nói trên, phải tuyệt đối nương tựa nơi năm thứ ngôi vị, lần lượt đến chỗ có thể ngộ nhập. Từ đấy mỗi câu phúc đáp công án đều biết rõ đạo lý tu hành của Duy Thức giảng giải, ở đây không cần đề cập kẻ độn người ngộ. Câu Chủng Tánh An Trụ Nơi Bổn Tánh nghĩa là chúng ta nguyên đã có sẵn bản tánh khả năng thành Phật, cũng chính là chủng tử vô lậu, hoặc gọi là Tạng Như lai, hoặc gọi là Phật tánh..v..v…. và cũng gọi là Giác Tánh của chúng ta. Thứ Giác Tánh này đã có sanh mạng kể từ quá khứ cho đến ngày nay, đã phó thác nơi trong Thức A Lại Da, cho nên nói chủng tử vô lậu là “An Trụ Nơi Bổn Tánh”. Chúng ta và tất cả hữu tình đã trang bị đầy đủ một thứ đặc tánh này cho nên có thể tu hành ngộ đạo. Những chủng tánh do huân tập kết thành chính là những chủng tử thiện pháp hữu lậu do ba huệ Văn Tư Tu..v..v…. huân tập kết thành. “Dòng Thác Pháp Giới” đây, pháp giới là những cảnh giới của Phật đã chứng, cũng gọi là Pháp Thân; thành Phật tức là chứng pháp giới tánh, cho nên pháp giới chính là cảnh giới đại giác. Dòng Thác Pháp Giới nghĩa là từ khi Phật Đà tự chứng thánh trí những pháp của cảnh giới bình đẳng biểu lộ ra ngoài gọi là dòng thác pháp giới, cũng gọi là dòng thác thân giáo, nghĩa là tất cả giáo pháp của “Chư Phật đã chứng ngộ như thật và nói ra những pháp như thật đã chứng”. Người đã nghe những pháp thuộc dòng thác pháp giới, nghĩa là nghe từ thiện tri thức ở trước, nghe rõ giáo pháp Phật Đà. Đẳng là dòng thác nắm lấy và tư duy để thành huệ, tu để thành huệ, nghĩa là học Phật Pháp phải được nhập môn, chính yếu là trước hết phải từ nơi ba huệ Văn Tư Tu nói trên để học tập, phát khởi tu học Phật pháp từ khi sơ phát tâm, sau đó quy y Tam Bảo, nhờ Ý Thức thứ sáu và các pháp Tâm Sở Tín, Giải, Niệm, Định, Huệ..v..v…. của nó tương ưng để tu tập. Văn để thành huệ chính là thân cận thiện hữu, lắng nghe chánh pháp để được tri kiến và trí huệ. Tư để thành huệ chính là sau khi lắng nghe chánh pháp, tự mình khéo tư duy và phân tích tất cả kinh giáo đã nghe đã rõ biết để đạt được tri kiến và trí huệ. Tu để thành huệ, tu là tu tập, tức là tu định, chính là thật hành nơi sự sinh hoạt của thân tâm, nghĩa là nắm lấy chỗ tư duy để nghiên cứu Phật Pháp, nên sử dụng trên sự sinh hoạt của một cá nhân và mở rộng cho đến xã hội. Sử dụng Phật Pháp để cải tạo tư tưởng và hành vi của chính mình và của người khác. Trong quá trình tu tập của ba huệ, bao gồm ba Vô Lậu Học : Giới Định Huệ ba học chính là yếu môn để vào Phật Pháp. Ý Thức của chúng ta nhờ ba Huệ và ba Học này mới có thể huân tập và dưỡng thành thiện tâm và thiện hạnh. Thiện tâm thiện hạnh ngày ngày tăng tưởng, không cho ác tâm ác niệm ác hành có cơ hội để sanh khởi thì ác pháp tự nhiên mất đi thế lực, thiện pháp tự nhiên tăng trưởng thế lực, nhờ đó bổn hữu vô lậu chủng tử mới có thể sanh khởi. Như bản đồ sau đây trình bày:

147quanniemtriet30

“Sao gọi là ngộ nhập năm ngôi vị Duy Thức? Một là ngôi vị Tư Lương, nghĩa là tu theo phần giải thoát của Đại Thừa; Hai là ngôi vị Gia Hạnh, nghĩa là tu theo phần quyết trạch của Đại Thừa; Ba là ngôi vị Thông Đạt, nghĩa là chỗ trụ Kiến Đạo của Bồ Tát; Bốn là ngôi vị Tu Tập, nghĩa là chỗ trụ Tu Đạo của Bồ Tát; Năm là ngôi vị Cứu cánh, nghĩa là trụ nơi Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề”.

Giải thoát là quả của Niết Bàn, “Phần” Giải Thoát tức là chứng được nhân của Niết Bàn, muốn chứng Niết Bàn tất nhiên phải chuẩn bị tất cả tư lương; Tư Lương chính là phước đức và trí tuệ, thiếu mất một trong hai tư lương này không thể được. Quyết Trạch là trí tuệ, “Phần” Quyết Trạch tức là nhân của Đại Bồ Đề, tu hạnh bát nhã là phần quyết trạch, vì phần này gần kiến đạo, cũng gọi là Đạo Gia Hạnh. Người tu chứng hai ngôi vị trên thì thuộc về Nội Phàm, nguyên vì họ chưa chứng được Chân Như và chưa nhập được Thánh Đạo; ngôi vị này cũng gọi là Hiền Vị, vì họ gần với bậc Thánh Trí. Khi vào ngôi vị Thông Đạt mới chứng được Thánh Đạo và mới đích thân thấy được lý tánh chân như. Ngộ tức là không còn mê, là nghĩa quán chiếu; Đạo tức là chân như cho nên gọi là Kiến Đạo. Kẻ vào kiến đạo thông đạt chân như gọi là bậc Thánh, Bồ Tát sau khi kiến đạo dĩ nhiên khoảng cách đối với đại quả Bồ Đề vẫn còn xa xôi, nhất định phải tu tập đoạn trừ những phiền não còn thặng dư, cho nên phải tiếp tục hành trì ngôi vị tu tập thứ tư. Hành giả phải trải qua mười địa vị (Thập Địa) mới đến được ngôi vị cứu cánh của Phật, mới thành quả Phật, mới an trụ được Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề.

“Sao gọi là thứ lớp ngộ nhập Duy Thức? Nghĩa là các Bồ Tát đối với tướng và tánh của Thức, trong ngôi vị Tư Lương có khả năng tin hiểu sâu xa; nơi ngôi vị Gia Hạnh có khả năng lần lượt đoạn trừ năng thủ và sở thủ, phát khởi được kiến đạo chân chánh (trí tuệ vô lậu); nơi ngôi vị Thông Đạt thông đạt được như thật (chứng ngộ); trong ngôi vị Tu Tập như chỗ đã thấy được lý, luôn luôn tu tập đoạn trừ các thứ nghiệp chướng thặng dư; đến ngôi vị Cứu Cánh ra khỏi tất cả chướng duyên, viên minh có khả năng soi sáng đến tận cùng đời vị lai, giáo hoá tất cả loài hữu tình, khiến họ ngộ được tánh và tướng của Duy Thức”.

Trong bài Tụng này, Bồ Tát gọi cho đủ là Đại Thừa Nhị Chủng Chủng Tánh, nghĩa là vị phát tâm Đại Thừa Bồ Đề. Còn cảnh giới lần lượt ngộ nhập phía sau sẽ giải thích thứ lóp rộng sâu hơn, ở đây chỉ nói lược mà thôi.

B.- NGÔI VỊ TƯ LƯƠNG:

“NÃI CHÍ VỊ KHỞI THỨC, CẦU TRỤ DUY THỨC TÁNH, Ư NHỊ THỦ TÙY MIÊN, DU VỊ NĂNG PHỤC DIỆT”( Từ trước đến nay chưa khởi Thức, cầu an trụ nơi Duy Thức Tánh, nhưng Nhị Thủ và Tùy Miên, vẫn chưa thể phục diệt).

Bài Tụng giải thích: “Từ khi phát nguyện sâu rộng tâm đại bồ đề kiên cố, cho đến khi chưa phát khởi tâm thức thuận theo quyết trạch, cầu trụ nơi chân tánh thắng nghĩa của Duy Thức đều thuộc về ngôi vị Tư Lương”. “Tâm đại bồ đề” nếu phân biệt đơn giản là thuộc về tâm bồ đề của Thinh Văn và tâm bồ đề của Độc Giác. “Thâm cố” nghĩa là phát nguyện sâu rộng tâm bồ đề kiên cố, không bị bạn ác thế tục làm chuyển đổi. “Quyết trạch Thức” tức là đạo gia hạnh và trí gia hạnh, cũng chính là trí tuệ quán không của Nhị Thủ, sở dĩ gọi là Thức mà không gọi là Tuệ là do bởi mới phát tâm bồ đề học Phật, mới tu tập Tư Lương, còn tâm phân biệt quá nhiều, chỉ thù thắng nơi tuệ quán chiếu, cho nên gọi là Thức. “Chân tánh thắng nghĩa của Duy Thức” chính là thật tánh chân như của tất cả pháp. Từ khi mới nghe pháp phát khởi tâm bồ đề, nội tâm học giả có nguyện vọng mong cầu an trụ nơi cảnh giới chân như, cho đến thời gian trước khi chưa phát khởi phần trí tuệ quyết trạch đều thuộc về ngôi vị Tư Lương. Trụ trong ngôi vị này cần phải trải qua một thời gian rất dài tu phước đức và trí tuệ để làm hành trang mang đến cho việc chứng Niết Bàn đều gọi là Tư Lương. “Nhị thủ” trong câu thứ hai là chỉ cho năng thủ và sở thủ, năng thủ tức là tâm thức chủ quan của chúng ta, sở thủ tức là cảnh giới khách quan của sở quán. “Tùy miên” tức là biệt danh của chủng tử hoặc tập khí. Nhị Thủ trong đây gọi là “Nhị thủ thủ”, chữ Thủ tức là chấp trước, nghĩa là chấp trước cho rằng có cái ngã chủ quan của năng thủ và có cái pháp khách quan của sở thủ. Bồ Tát ở trong ngôi vị này “vẫn chưa có thể áp chế” được thứ Tùy Miên (chủng tử); Phục diệt là nghĩa áp chế, không phải nghĩa đoạn trừ, ở trong ngôi vị này kẻ tu học Phật pháp chỉ có thể chinh phục hạ thấp hai thủ, sự quan niệm ngã tướng pháp tướng đang phát khởi, nhưng chủng tử của chúng vẫn còn tồn tại. Trong ngôi vị Tư Lương từ khi phát tâm học Phật tức là tu theo phần giải thoát, mục đích của sự tu tập là theo bài Tụng giải thích: “Là đạt đến Vô Thượng Bồ Đề”, chứng Bồ Đề là tự lợi, nhưng tự lợi thì tất nhiên phải lợi tha. Bài Tụng lại giải thích: “Vì hữu tình, cần cầu giải thoát”. Lợi hữu tình là lợi tha, trong bài Tụng đây, hành lợi tha trước và hành tự lợi sau. Tự mình không thể giải thoát những nghiệp khổ phiền não thì làm sao có thể độ chúng sanh, mặc dù tự lợi và lợi tha rất quan hệ nhau. Nhưng nương tựa vào năng lực gì để bắt đầu khai triển tu tập? Luận giải thích có bốn thứ năng lực thù thắng để nương tựa tu tập: (1) Nương tựa nhân lực, nghĩa là chúng ta bám trụ vào nguồn gốc chủng tử thành Phật, tin sâu tự mình có thể thành Phật; (2) Nương tựa năng lực bạn lành, nghĩa là nên thân cận các thiện tri thức, các đức Phật các Bồ Tát..v..v…. nương theo họ lắng nghe chánh pháp và nuôi dưỡng trí tuệ chánh kiến; (3) Nương tựa năng lực tác ý, nghĩa là kẻ học Phật luôn luôn lúc nào cũng phải chú ý, không cho quên mất tâm bồ đề của mình, đề cao niệm ban đầu phát khởi để cảnh giác, đừng cho buông lung khiến dẫn sự lo lắng. Tác ý đây tức là chỉ cho Tâm Sở Tác Ý hợp tác vớ Ý Thức thứ sáu, nhờ Tác Ý lực lượng hướng thiện của Ý Thức tự nhiên có thể gia tăng; (4) Nương tựa năng lực tư lương, nghĩa là pháp lực của ba mươi bảy Bồ Đề Phần, của sáu Độ, của bốn Nhiếp Pháp, của bốn Vô Lượng Tâm..v..v….. Nói chung chỉ có phước đức và trí tuệ, hôm nay căn cứ nơi sáu Độ để thuyết minh hai thứ tư lương của phước và trí. Ở đây đặc biệt có hai thuyết: một thuyết cho rằng năm Độ thuộc về Phước và một Độ thuộc về Trí. Vấn đề đó được trình bày như đồ biểu sau đây:

Thuyết thứ nhất:

147quanniemtriet31

Thuyết thứ hai: Bốn Độ gồm có Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục và Thiền định thì thuộc về Phước đức; Độ sau cùng là thuộc về Trí tuệ; còn Tinh tấn thì quan hệ đôi bên, như đồ biểu sau đây:

147quanniemtriet32

Hơn nữa thuyết phước đức, trí tuệ đều quan hệ cả tự lợi và lợi tha. Nếu như phân biệt riêng rẽ, ba mươi bảy Phẩm Trợ Đạo, Sáu Độ là tự lợi, thuộc về phương diện Trí tuệ; Bốn Nhiếp ( Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, Đồng sự ), Bốn Tâm Vô Lượng ( Từ, Bi, Hỷ, Xả ) là lợi tha, thuộc về phương diện Phước đức. Điều đó được trình bày theo đồ biểu như sau:

147quanniemtriet33

Nơi ngôi vị tu tập Tư Lương, Tâm Đại Bồ Đề rất dễ bị rút lui mất, nguyên vì năng lực trí tuệ không có tăng cường. Theo Nhiếp Đại Thừa Luận giải thích: Học giả cần có ba phương pháp rèn luyện tâm của mình:

(1) Nghe Bồ Đề rộng lớn khó thành, cho nên người tu Bồ Tát Hạnh dễ sanh tâm sợ khó và rút mất ý chí. Lúc bấy giờ hành giả nên cần người khác dẫn dắt để khích lệ cho mình và luôn luôn tưởng nhớ rằng: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni..v..v… trước kia cũng là hạng phàm phu như ta mà nay đã được thành Phật, còn ta đây không thể không được thành Phật hay sao? Thế gian thường nói: “Họ đã là bậc trượng phu thì ta đây cũng thế”, “đã có chí thì mọi việc nhất định phải thành công”. Hành giả nên sử dụng những phương pháp trên để rèn luyện tâm của mình và sách tấn phát nguyện rộng lớn để tâm khỏi bị thối chí.

(2) Nhân nghe đến Bố Thí..v.. v… là đạo khó làm của Bồ Tát cũng khiến cho người tu Bồ Tát Hạnhï dễ sanh tâm thối chí. Lúc bấy giờ hành giảï cần phải đề cao phát khởi ý chí hoan hỷ hứng thú nhận định tu Bồ Tát Hạnh là con đường chân chánh của nhân sanh cần phải lên đường, tất nhiên phải thích thú phấn khởi tiến tới trước trên tinh thần không thể cảm nhận sự khổ não và nơi sự sanh hoạt thường ngày cần phải tuỳ nghi để thựchiện. Người tu học pháp môn Bồ Tát không phải là kẻ ly khai nhân gian xã hội, không phải ly khai sự sanhhoạt hiệnthật và có một thứ sanh hoạt riêng, thứ sanh hoạt đó mới là tu hành; kẻ bất đầu học Phật đều có thứ quan niệm này và quan niệm như thế thật là một sự lầm lẫn đặc biệt, sự sai lầm rất lớn. Nên biết rằng Phật Pháp cần phải ứng dụng vào sự sinh hoạt của nhân loại, nghĩa là sự sinh hoạt hiện tại của nhân loại cần phải nương nơi nguyên lý của Phật Pháp để thật hành và như thế tâm Bồ đề không bị lui mất. Cho nên có câu: “Phật Pháp chính ở trong thế gian và ly khai thế gian không thể giác ngộ được Phật Pháp”.

(3) Người tu Bồ Tát Hạnh khi nghe đức Phật đã hoàn thành được hai thứ Quả Chuyển Y thật khó chứng đắc liền sanh tâm thối lui bỏ cuộc. Hành giả nên khởi niệm tưởng như thế này: Những hạng sơ cơ tu hành còn không thối chuyển huống hồ ta là kẻ tu Bồ Tát Hạnh đến bậc cao thâm. Hành giả thường nên nung đúc cái tâm của mình như thế, khiến tâm không thối chuyển. Đây là phương pháp bắt đầu tu tập ngôi vị Tư Lương và trong ngôi vị này hành giả cần phải cảnh giác cái tâm của mình.

C.- NGÔI VỊ GIA HẠNH:

Bài Tụng:

“HIỆN TIỀN LẬP THIỂU VẬT, VỊ THỊ DUY THỨC TÁNH, DĨ HỮU SỞ ĐẮC CỐ, PHI THẬT TRỤ DUY THỨC”( Hiện tiền còn chút vật, gọi là Tánh Duy Thức; vì còn có sở đắc, chưa thật trụ Duy Thức).

Bài tụng đây là đề cập đến ngôi vị Gia Hạnh. Ngôi vị này giải thích rõ cách tu học về trí tuệ của Bồ Tát, hoặc phương cách cần cầu hiểu biết chân lý của Bồ Tát. Bồ Tát đã trải qua một thời kỳ tu tập ngôi vị Tư Lương được viên mãn, nhưng chưa phải được ngộ đạo, chỉ thấy được tánh của Duy Thức, cho nên phải tiến thêm một bước nữa là chuyên cần tu tập Gia Hạnh của sự quán huệ để được chứng ngộ thật tánh của Duy Thức. Gia Hạnh nghĩa là đã gần thấy được đạo và cũng gọi là Thuận Quyết Trạch Phần. Quyết Trạch là công dụng của trí tuệ. Thuận Quyết Trạch nghĩa là thuận theo cảnh giới chân như phát khởi trí tuệ chọn lựa, quán chiếu cảnh giới đó không chút điên đảo. Nơi trong ngôi vị Gia Hạnh, Thuận Quyết Trạch Phần là phải trải qua bốn phần vị riêng biệt: Noãn Vị, Đảnh Vị, Nhẫn Vị và Thế Đệ Nhất Vị. Có thể nói, ngôi vị Tư Lương là thiên trọng nơi sự tu phước và ngôi vị Gia Hạnh là thiên trọng nơi sự tu huệ. Bốn phần vị Gia Hạnh này đến khi thấy được đạo đều nằm trong giai đoạn tu huệ. Câu Xá Luận Tụng giải thích: “Đến lúc sắp thấy được Đạo Đế nên phải trụ nơi giới cần tu, văn tư tu khi đã thành công gọi là đầy đủ nghĩa cứu cánh.” Luận còn giải thích: “Các vị phát tâm sắp thấy được Đạo Đế, trước hết nên an trụ nơi giới luật thanh tịnh, sau đó chuyên cần tu tập nghĩa pháp đã nghe, không được tư duy điên đảo, sau khi tư duy chân chánh mới có thể nương nơi định tu tập, được như thế là hành giả đã an trụ nơi giới cần tu; nương nơi huệ của văn đã thành tựu phát khởi cái huệ của tư duy để được thành tựu, nương nơi huệ của tư duy đã thành tựu phát khởi cái huệ của sự tu tập để được thành tựu. Tướng trạng sai biệt của ba huệ này như thế nào? Các vị sư của Tỳ Bà Sa giải thích đầy đủ sự quan hệ khác nhau giữa danh và nghĩa của ba huệ như sau: “Cái huệ của văn đã thành tựu chỉ duyên được nơi cảnh giới của danh ngôn, vì chưa có thể bỏ chữ để trực tiếp duyên nơi nghĩa lý; cái huệ của tư duy đã thành tựu thì có thể duyên nơi cảnh giới của danh ngôn và nghĩa lý, có khi nhờ văn tự dẫn đến nghĩa lý, có khi nhờ nghĩa lý dẫn đến văn tự, nghĩa là chưa hoàn toàn bỏ hẳn văn tự để đích thân duyên nơi nghĩa lý; cái huệ của tu tập đã thành tựu chỉ duyên nơi cảnh giới nghĩa lý, có thể bỏ văn tự chỉ đích thân duyên trực tiếp nơi nghĩa lý.” Bốn cách quán Tầm Tư trong đây trình bày sơ với bốn cách quán của Đại Thừa đề cập thì rất gần nhau. Bốn phần vị nói trên tu tập như thế nào? Trong ngôi vị Gia Hạnh, hành giả nương nơi ba huệ của văn tư tu, tu tập bốn cách quán Tầm Tư, để phát huy bốn trí tuệ như thật và tiến đến thấy được đạo, lần lượt chứng đặng trí tuệ vô lậu. Bốn cách quán Tầm Tư gồm có: Danh Tầm Tư Quán, Sự Tầm Tư Quán, Tự Tánh Tầm Tư Quán và Sai Biệt Tầm Tư Quán.

1)- DANH TẦM TƯ QUÁN:

Danh là tên gọi của tất cả sự vật. Đối với tất cả pháp, mỗi mỗi tên gọi phải tìm kiếm quán sát, phải suy cứu chọn lựa, tên gọi này từ đâu đến? Tên gọi này cùng với sự vật thật tại quan hệ như thế nào? Từ đó chúng ta biết tên gọi của mỗi pháp đều được thiết lập giả tạo của tâm thức chúng ta. Tên gọi chỉ là tên gọi không quan hệ chút nào với sự vật thật tại. Nhưng chúng sanh không rõ tên gọi chẳng có quan hệ với sự vật mà thường bị tên gọi sanh ra các thứ tình cảm bực dọc nào là mừng, giận, buồn vui..v..v…. Những thứ tình cảm bực dọc đó phát sanh đều do chấp trước tên gọi cho là chân thật. Người có tu dưỡng không phát động tình cảm hỷ nộ là do bình thường lúc nào cũng tu tập quán sát.

2)- SỰ TẦM TƯ QUÁN:

Sự là sự vật, nghĩa là sự vật có thể chất và có tướng trạng, như năm Uẩn, mười hai Xứ..v..v….. như sơn hà đại địa..v..v….. như con người, con bò, con ngựa..v..v…., tất cả sự vật hiện có khắp nơi. Tất cả sự vật đây đều thuộc về đối tượng cảm giác của thấy nghe và hiểu biết. Hành giả đối với những sự vật thật tại này bắt đầu tìm cầu và sử dụng tâm huệ quán sát, mà không cần quán sát nơi tên gọi, nghĩa là hành giả cần phải lìa khỏi hẳn danh từ để nhận thức sự vật thực tại thì trong lúc đó sự vật thực tại chỉ là sự vật thực tại và không quan hệ nơi tên gọi. Hành giả nếu căn cứ nơi danh tự để tìm cầu thì không hội ngộ được chân thật của sự vật, nguyên vì một sự vật không nhất định chỉ có một tên gọi mà một sự vật có rất nhiều tên gọi. Do đó hành giả nếu căn cứ nơi tên gọi để nhận thức sự vật thì nhất định gặp phải rất nhiều tri thức lầm lẫn phát sanh. Hành giả nếu như chấp lấy tên gọi tiêu biểu để giải thích sự vật thực tại thì không khác nào nhiều người trùng một tên và khi kêu một tên đó nhiều người lại lên tiếng, rốt cuộc một tên đó nên chỉ cho người nào? Nên biết rằng hành giả nếu như căn cứ nơi tên gọi để nhận thức sự vật thì dễ bị giác ngộ lầm lẫn, nguyên vì sự vật đây cùng với tên gọi thật không quan hệ nhau. Tên gọi và sự vật chỉ có quan hệ với nhau ở nơi thường thức và tên gọi chỉ là một thứ tập quán phổ thông mà thôi. Thứ tập quán này do người và sự vật từ kiếp lâu xa và hiện tại huân tập tạo thành, rồi truyền nhau từ đời này qua đời khác và do đó mà có văn tự, có ngôn ngữ, có văn hoá giáo dục..v..v…. Người cầu chân lý cần phải quán sát như thật, cốt yếu là cần phải ly khai danh tự, quán sát thật thể sự vật nào muốn được thành tựu là khi sự vật đó đã ly khai hẳn tên gọi. Hành giả nên biết đạo lý của những sự vật thực tại đều là phần hình tướng (tướng phần) của tâm thức chúng ta biến hiện tương tợ, do nhân duyên kết thành, không có tự tánh, ngoài tâm thức thì không có đạo lý này. Cho nên hiện tượng sự vật thực tại đều là giả lập, đều do tâm thức hư vọng biến hiện. Người đời nhận lầm cho tên gọi và sự vật không thể lìa nhau mà sanh ra rất nhiều sự chấp trước điên đảo. Hiện tại hành giả nên quán sát tên gọi và sự vật đều riêng biệt không quan hệ nhau và được như thế đã lìa hẳn sự chấp trước điên đảo này, đúng như Nhiếp Luận nói: “Tên gọi và sự vật lẫn nhau làm khách.”

3)- TỰ TÁNH TẦM TƯ QUÁN:

Tự tánh nghĩa là thể tánh riêng biệt của mỗi pháp. Tự tánh đây cũng gọi là độc lập tánh, Độc Lập Tánh là thể tánh đứng riêng của mỗi pháp, tức là tánh đặc thù, không cùng với các pháp khác. Hành giả nên quán sát: tự tánh của tên gọi và tự tánh của sự vật. Khi tu pháp quán này, hành giả nên quán sát tất cả pháp thật ra không có thể tánh độc lập, đều do Duy Thức biến hiện, nếu ly khai khỏi tâm thức tất cả pháp hoàn toàn không tồn tại, quán sát như thế lần lần giác ngộ tư tánh tên gọi và sự vật của tất cả pháp đều là không.

4)- SAI BIỆT TẦM TƯ QUÁN:

Sai Biệt Tầm Tư Quán tức là quán sát tướng sai biệt của tên gọi và sự vật, như một ngôn từ của tên gọi hoặc nhiều ngôn từ của tên gọi..v..v…. hoặc lớn nhỏ, vuông tròn, dài ngắn, tốt xấu, hữu lậu vô lậu và các thứ sai biệt sanh trụ dị diệt khác..v..v… của sự vật, không luận một pháp gì đều có tướng sai biệt cả. Hành giả nên quán sát các tướng sai biệt này cũng chỉ là giả có, ly khai khỏi tâm thức thì không thể tành lập và quán sát như thế lần lần giác ngộ tánh không của các pháp tướng.

Bốn pháp quán đây là phương pháp tu tập của những kẻ mới bắt đầu nhập môn tu Duy Thức Chỉ Quán. Nhờ phương pháp quán sát này, hành giả mới có thể biết được các pháp đều là giả lập. Hai thứ trước (Danh Tầm Tư Quán và Sự Tầm Tư Quán) khi tu tập có thể cho là biệt quán (quán sát sự sai biệt của chúng) và cũng có thể cho là ly quán (quán sát sự ly cách của chúng); còn hai thứ sau (Tự Tánh Tầm Tư Quán và Sai Biệt Tầm Tư Quán) khi tu tập có thể cho là tổng quán (quán sát tánh chất tổng thể của chúng) và cũng có thể cho là hiệp quán (quán sát tánh chất hòa hợp của chúng). Tánh chất bốn pháp quán trên được biểu hiện như sau:

147quanniemtriet34

Bốn trí như thật gồm có:

a)- Danh tầm tư quán chỗ dẫn trí như thật.

b)- Sự tầm tư quán chỗ dẫn trí như thật.

c)- Tự tánh tầm tư quán chỗ dẫn trí như thật.

d)- Sai biệt tầm tư quán chỗ dẫn trí như thật.

Như Thật nghĩa là đúng tánh như thật của nó, chính là chân như. Bốn Tầm Tư Quán ở trước chỉ là quán sát, chỉ là tìm cầu mà chưa có quyết định, do vì trí tuệ chưa sanh khởi và trí tuệ nếu như đã được sanh khởi thì lúc đó mới đủ khả năng quyết định. Trí và huệ quán thì không giống nhau, huệ thì chọn lựa và trí thì quyết định; trí là do tu tập bốn tầm tư quán làm nhân và nhờ đó phát khởi bốn trí như thật làm quả. Trí Như Thật là trí tuệ ấn định tự tánh sai biệt của tên gọi và của sự vật, tin chắc tất cả đều do thức biến hiện, nếu ly khai khỏi thức thì không có tên gọi và sự vật. Trí Tuệ này xác định cho tất cả đều do thức phương tiện thiết lập và an bày nên gọi là Trí Như Thật. Hành giả nếu như không tu tập bốn pháp quánTầm Tư mặc dù đạt được bốn trí tuệ như thật nói trên, nhưng không chứng được trí tuệ của cảnh giới như thật quán, nói chung vọng tâm phân biệt không thể nào vào được thật tánh của Duy Thức. Cho nên muốn vào được thật tánh của Duy Thức, hành giả cầnphải nương theo bốn pháp quán TầmTư này tu tập và nhờ bốn trí như thật nói trên để vào cửa; đồng thời hành giả cần phải trải qua bốn thứ phần vị, như là Noãn, Đảnh, Nhẫn, Thế Đệ Nhất để tu học Phật pháp Bát Nhã Trí Tuệ và nhờ đó mới có thể kinh nghiệm qua bốn cảnh giới của bốn thứ phần vị. Trong bốn thứ phần vị nói trên, hai thứ phần vị ở trước tu bốn Tầm Tư Quán,, nghĩa là quán sát cảnh sở thủ đều là không; còn hai thứ phần vị ở sau tu bốn trí như thật, nghĩa là quán sát cả tâm năng thủ và cảnh sở thủ đều không. Phương cách tu tập quán sát này được trình bày theo đồ biểu như sau:

147quanniemtriet35

1.- Noãn Vị: Bài Tụng giải thích: “Nương nơi Định Minh Đắc, phát ra Tầm Tư bậc hạ, quán “Sở Thủ” đều là không, lập nên Noãn Vị”. Chữ Minh trong câu “ Định Minh Đắc” nghĩa là ánh sáng, tức là chỉ cho trí tuệ và trí tuệ đây chính là noãn tánh; Định Minh Đắc nghĩa là trí tuệ đạt được từ nơi định và Bồ Tát nương nơi trí tuệ của định này phát ra pháp quán Tầm Tư bậc hạ, đồng thời sử dụng pháp quán Tầm Tư bậc hạ này quán bốn thứ tự tánh sai biệt của Danh và Sự nơi Sở Thủ; Sở Thủ đây chính là cảnh giới đối tượng của Sở Duyên. Những thứ cảnh giới này đều là giả tạo do Thức xây dựng nên không có tánh chân thật; những thứ cảnh giới nói trên nếu như ly khai khỏi Thức thì không thể tồn tại. Quán được như thế tức là đạt được sự nhận thức chính xác cái Không của“Sở Thủ”.

2.- Đảnh Vị: Bài Tụng giải thích: “Nương nơi Định Minh Tăng, phát ra Tầm Tư bậc thượng, tiếp tục quán cái Không của Sở Thủ, lập nên Đảnh Vị”. Định Minh Tăng nghĩa là trí tuệ tăng trưởng của Ý có thể đi đến phát khởi pháp quán Tầm Tư bậc thượng, đồng thời sử dụng pháp quán Tầm Tư bậc thượng này tiếp tục quán cái Không của “Sở Thủ”. Tu pháp quán Tầm Tư này khi đạt đến chỗ tối cao tuyệt đỉnh của nó gọi tên là đảnh Vị.

3.- Nhẫn Vị: Bài Tụng giải thích: “Nương nơi Định Ấn Thuận, phát ra Trí Như Thật bậc hạ, đối với cái Không của Sở Thủ quyết định ấn và trì, còn trong cái Không của Năng Thủ cũng tùy thuận theo cái vui của sự nhẫn nại”. Trước thì ấn và sau thì thuận. Ấn gọi là Thuận Định, nghĩa là xác minh và giữ gìn Danh,..v..v…. nơi ngoại cảnh thuộc sở thủ của bốn Tầm Tư Quán nơi Sở Quán đã nói ở trước, tất cả đều là tánh Không mà không có tự tướng; đồng thời cũng có thể quán sát Tâm Thức Năng Thủ cũng không có chỗ chứng đắc, nhưng có thể nhẫn nại theo cái vui tuỳ thuận. Sở Thủ đã không và Năng Thủ cũng không, đây là cảnh giới của Trí Tuệ Nhẫn Vị. Nhẫn thì có ba bậc: bậc thượng, bậc trung và bậc hạ, hôm nay chỉ giới thiệu qua mà thôi.

4.- Thế Đệ Nhất Vị: Bài Tụng giải thích: “Nương nơi Định Vô Gián Phát, phát ra Trí Như Thật bậc thượng, xác minh và giữ gìn hai cái Không nói trên, lập nên Thế Đệ Nhất Vị”. Từ Thế Đệ Nhất trở về sau cho đến khi đạt được ngôi vị Kiến Đạo, trong thời gian đó thiền định không có gián đoạn nên gọi là Vô Gián Định. Nương nơi định lực này phát ra Trí Như Thật của bậc thượng, xác minh và giữ gìn được tánh Không của Năng Thủ và Sở Thủ. Trí Như Thật của định lực này đối với hữu tình trong thế gian rất là thù thắng nên gọi là Thế Đệ Nhất Pháp. Trí Như Thật của định lực này liên tục quán chiếu sát na không gián đoạn, tức là giai đoạn xuất thế cho đến khi đạt được Chân Kiến Đạo, thành công được Pháp Nhãn Tịnh, thế là chứng được quả vị của bậc Thánh.

Như thế bốn Tầm Tư Quán thì thuộc về hữu lậu, còn bốn Như Thật Trí thì thông suốt cả hữu lậu và vô lậu, cho nên ở ngôi vị Kiến Đạo thì cũng phải tu bốn Như Thật Trí. Vì lý do đó pháp môn tu tập của Gia Hạnh Vị chính là chảnh giới của Gia Hạnh Vị nói trên. Bày Tụng sau đây sẽ được giải thích tổng quát cho vấn đề trên.

Bài Tụng giải rằng: “Hiện tiền lập chút vật”, nghĩa là đang lúc tu bốn pháp quán và bốn trí, nơi tâm thức của hành giả vẫn có giả lập (kiến thiết) một chút vật, một chút vật đó chính là cái Không của ngoại cảnh do năng quán, sở thủ và năng thủ gặt hái được mà Duy Thức Thật Tánh cho nó không phải là không nên gọi là “Lập chút vật”. Lập chút vật đây chính là “Hữu Sở Đắc” (có chỗ chứng đắc). Phật pháp tu hành nếu như có chỗ chứng đắc tức là chấp trước, mà đã chấp trước là thuộc về hý luận cho nên không phải an trụ chân thật trong Duy Thức Tánh. Như trong Luận giải thích: “Bốn Phần Vị chỗ tu bốn pháp quán và bốn trí của Bồ Tát còn mang theo tướng thì chưa có thể thật chứng (Chân Như), cho nên vẫn còn lập một chút vật (Duy Thức Tánh), do còn mang theo cái tướng của Tâm quán cho nên còn có chỗ chứng đắc, đây không phải thật tánh của Duy Thức”. Hơn nữa bài Tụng giải thích tiếp: “Bồ Tát ở nơi ngôi vị Đắc Định quán cảnh giới chỉ toàn là Tâm, tức là Nghĩa Tướng (Sở Thủ) đã được diệt trừ và quán sâu thêm nữa chỉ còn lại tự mình tưởng tượng. Hành giả quán được như thế tức là đã trụ được nội tâm, biết được Cảnh Sở Thủ đều không phải có, kế đến biết được Tâm Năng Thủ cũng là Không, sau đó tiếp xúc được (chứng) Vô Sở Đắc (không có chỗ chứng đắc)”. Đây là thuyết minh cảnh giới tu huệquán của ngôi vị Gia Hạnh. Trong hai bài Tụng trên, bài Tụng đầu là nói về bốn cách quán Tầm Tưvà bài Tụng saulà ba câu trước nói về bốn Như Thật Trí, còn câu chót nói về Chân Kiến Đạo.

D.- NGÔI VỊ THÔNG ĐẠT:

Nhân sanh tự nó bị tất cả phiền não chướng và sở tri chướng của ngu si vô tri giác, ngăn che chân thật mà không thể biết rõ lý như thật, cho nên điên đảo vọng tưởng tạo nên các nghiệp để rồi lãnh thọ các sự thống khổ. Người lập chí học Phật thứ nhất phải tự mình đả phá sở tri chướng của ngu si vô tri giác này để thật chứng như thật tướng của chân lý, theo sự phát khởi tâm học Phật đi thẳng đến ngôi vị Gia Hạnh cho được viên mãn. Ngôi vị Gia Hạnh chưa có thể thông đạt được lý tánh chân thật, phải đến Thế Đệ Nhất Vị mới bắt đầu thông đạt được lý tánh chân thật này. Thế Đệ Nhất Vị trở về sau khi bổng nhiên khai mở sáng sủa, hơi thấy được chân thật nên gọi là Ngôi Vị Thông Đạt. Ngôi vị Thông Đạt tức là kiến đạo. Chữ Đạo ở đây tức là Nhị Không Chân Như, cũng tức là Thật Tướng Bồ Đề, đó là Thật Tánh của Duy Thức. Thông Đạt là nghĩa vô ngại, cũng tức là nghĩa hợp nhất của Tâm Năng Quán và Cảnh Sở Quán. Kiến Đạo nghĩa là từ Kiến Đạo trở về trước đã trải qua ngôi vị Tư Lương và ngôi vị Gia Hạnh tu các phước đức và trí tuệ để mong cầu chứng ngộ Thật Tánh của Duy Thức, khi thẳng đến trực tiếp được Thật Tánh của Duy Thức thì lúc đó Thông Đạt mới khai ngộ nên gọi là Kiến Đạo.

Bài Tụng:

“NHƯỢC THỜI Ư SỞ DUYÊN, TRÍ ĐÔ VÔ SỞ ĐẮC, NHĨ THỜI TRỤ DUY THỨC, LY NHỊ THỦ TƯỚNG CỐ”.(Nếu đối cảnh sở duyên, trí đều không còn sở đắc, bấy giờ trụ vào Duy Thức, vì xa lìa tướng hai thủ).

Khi tu ở nơi bốn Gia Hạnh, hành giả đối với cảnh sở quán tuy có chỗ chứng đắc nhưng đã còn mang lấy cái Tướng Quán Không, nghĩa là còn mang lấy cái cảnh Không của sở quán và cái Trí Không của Năng Quán.

Sở duyên, năng duyên đây nhất định phải hoàn toàn đều không và trí tuệ khi thật chứng được cảnh giới của hai cái Không nói trên mới gọi là Trí Vô Phân Biệt và cũng gọi là Trí Căn Bản. Nguyên vì Trí Vô Phân Biệt đối với cảnh chân như của sở quán thì không có phân biệt cho nên trí năng quán cũng không phân biệt. Trí Căn Bản đã đích thân chứng lý chân như, cho nên không riêng đối với cảnh sở quán đã không có chỗ chứng đắc và cho đến trí năng quán cũng không có chỗ chứng đắc, thế nên nói rằng: “Trí đều không có chỗ chứng đắc”. Ý nghĩa của Trí Vô Phân Biệt đích thân chứng Chân Như theo Tri Thức Luận của Triết Học chính là cảnh giới của trực giác hoặc tri thức của trực giác và nghĩa của đích thân chứng đắc chính là trực giác. Nói cho đúng chính là cảnh trí trực giác hiện lượng,như trong Luận giải thích: “Vì không nhận lấy các thứ tướng hý luận”. Phàm có “Năng thủ sở thủ” đều thuộc về hý luận hư giả. “Lúc bấy giờ an trụ trong Duy Thức”, nghĩa là đến đây phải lìa khỏi tất cả cảnh giới hý luận thì mới chân thật an trụ trong thật tánh Duy Thức, “nguyên do đã ly khai khỏi tướng Nhị Thủ”. Trí đây cùng với Chân Như tất cả đều bình đẳng, đó chính là cảnh giới củachân kiến đạo. Người nào chứng được cảnh giới này tức là đã vào được Sơ Địa và tức là đã sanh vào nhà của Như Lai được gọi là Pháp Vương Tử. Đây là Thánh vị đệ nhất của Bồ Tát và cũng là then chốt của Pháp Thánh. Tư Lương và Gia Hạnh là ngôi vị của bậc Hiền và vào được Sơ Địa tức là bậc Thánh.

Trí Cảnh Kiến Đạo có hai thứ: một là chân kiến đạo, hai là tướng kiến đạo. Chân kiến đạo đây Đại Thừa cho là nhứt tâm chứng được Nhị Không Chân Như và đoạn được hạt giống nhị chướng; nhờ Nhị Không mà hiển bày được Chân Như, thông suốt được hai cái không của ngã và pháp, đồng thời đoạn trừ được phân biệt phiền não câu sanh và phân biệt sở tri chướng. Tu chứng cảnh giới đây có hai thuyết: một là Tiệm Chứng Tiệm Đoạn Thuyết và hai là Đốn Chứng Đốn Đoạn Thuyết.

a)- Tiệm Chứng Tiệm Đoạn Thuyết: nghĩa là trước hết chứng được Sanh Không Chân Như và sau đó mới chứng Pháp Không Chân Như, trước hết đoạn trừ Phiền Não Chướng và sau đó mới đoạn trừ Sở Tri Chướng. Trong hai chướng, trước hết đoạn trừ được chỗ thấy đoạn trừ phân biệt sanh khởi và sau đó mới đoạn trừ phần câu sanh, kế đến đoạn trừ được chỗ tu đoạn trừ phần phân biệt sanh và sau đó mới đoạn trừ phần câu sanh, cho nên mới gọi là Tiệm Chứng Tiệm Đoạn.

b)- Đốn Chứng Đốn Đoạn Thuyết: nghĩa là đốn chứng đắc Nhị Không và đốn đoạn trừ Nhị Chướng.

Đạo Kiến Tướngcó hai thứ: một là Quán Phi An Lập Đế và hai là Quán An Lập Đế.

Quán Phi An Lập Đế: chữ Quán là quán sát, chữ Đế là chân thật (chân như), chữ Phi là không phải, chữ An Lập là thiết lập an trụ. Quán Phi An Lập Đế, nghĩa là Chân Như không thể an lập trên tâm hư vọng và trên trí giả hiện nên gọi là Phi An Lập Đế. Đây là nơi quán của Đại Thừa. Nơi quán này lại phân làm ba thứ: một là quán sát các hữu tình đều giả lập trên duyên trí; hai là quán sát các pháp giả lập trên duyên trí; ba là quán sát các pháp và hữu tình đều giả lập trên duyên trí. Hai pháp quán trước là thuộc về quán riêng biệt và pháp quán sau thì thuộc về quán tổng hợp, đây chính là trí cảnh vào pháp giới Nhị Không. Trí cảnh này là đạo kiến tướng của Đại Thừa Duy Thức Học. Đạo Kiến Tướng nghĩa là lý đạo nhận thấy được các pháp chân như.

Quán An Lập Đế: nghĩa là quán sát thấy Chân Như an lập. Quán An Lập Đế gồm có mười sáu Tâm, như trong Câu Xá Luận Hiền Thánh PhẩmTường có giải thích. Vấn đề Trí Cảnh Kiến Đạo xin lập đồ biểu sau đây để giải thích:

147quanniemtriet36

147quanniemtriet37

147quanniemtriet38

147quanniemtriet39

Đây là tướng chung 16 Tâm kiến đạo Tứ Đế của ba Thừa. Trước hết phải quán hành tướng của 16 tâm Tứ Đế, sau cùng quán duy nhất khổ đế trong tập đế để chứng nhập được Chân Kiến Đạo. Trong đây có tám thứ nhẫn và tám thứ trí; Nhẫn là đạo không gián đoạn nhằm đoạn trừ phiền não ẩn núp bám theo; Trí là chân như, là đạo giải thoát. Hiện tại khi quán khổ đế, những chướng ngại ẩn núp khiến thấy khổ đế có bao nhiêu phiền não đều cùng một lúc lập tức đoạn diệt ngay. Trong ba cõi, chỗ tu đoạn hoặc, căn cứ nơi Câu Xá Luận Tùy Miên Phẩm giải thích, nhận thấy cộng chung có 98 loại. Nơi trong Kiến Đạo, chỗ đoạn diệt gồm có 88 loại và duy nhất lập tức đoạn diệt ngay khi nơi kiến đạo, ngoại trừ 10 loại chỗ tu đoạn diệt. Khi chứng được 8 thứ nhẫn trên Tứ Đế, tất cả phiền não đều đoạt diệt thì trí pháp khổ liền sanh ra, chứng được chân như vô lậu, biết rõ sự khổ đích thật là khổ, ngoài ra có thể thí dụ để biết. Điều này trong Câu Xá Luận đã giải thích rõ.

Trong Bộ Phái Phật Giáo, danh xưng Vô Chân Kiến Đạo và Tướng Kiến Đạo là danh mục của Đại Thừa sau này lập riêng. Danh xưng tổng quát dùng để chỉ cho sự đoạn trừ phiền não đã dứt hẳn chính là Kiến Đạo.Theo Câu Xá Luận giải thích, từnơi ngôi vị Thế Đệ Nhất, trong lúc quán Năng Thủ và Sở Thủ đều không,lập tức tiếntới quán Tứ Đế để phát sanh 16 Tâm nói trên và trong thời gian quán Tứ Đế phát sanh 16 Tâm chính là thời gian vô cùng thích thú. 16 Tâm gọi là 16Sát Na Nhĩ. 16 Tâm đây theo Duy Thức giải thích, có hai thứ: “Một là nương nơi Quán Năng Thủ Sở Thủ thiết lập riêng một loại pháp 16 thứ Tâm,…. 16 thứ Tâm nàygồm có 8 thứ Quán Chân Như và 8 Thứ Quán Chánh Trí, pháp Chân Kiến Đạo thì giải thoát không gián đoạn, pháp Tướng Kiến Đạo thì thấy được phần tự chứng và kiến lập được sự sai biệt. Hai là nương nơi cảnh gới chân thật của pháp quán ở trên biệt lập từng loại các pháp….. đều có hai thứ tâm: một là nhẫn hiện quán, hai là trí hiện quán, như chỗ thích hợp của nó là pháp chân kiến đạo giải thoát không gián đoạn, thấy chân thật hiện quán, dứt hẳn kiến chấp chỗ đoạn trừ một trăm lẽ một của mười hai thứ phiền não, thông suốt đến chân như gọi là Tướng Kiến Đạo”. Luận giải thích: “Bồ Tát khi chứng được hai thứ kiến đạo này liền sanh vào nhà Như Lai, an trụ vào Địa Cực Hỷ, có thể lợi lạc tất cả suốt đời vị lai”. Bồ Tát từ sơ khởi phát tâm Bồ Đề, tức là cầu chứng được kiến đạo, sanh vào nhà Như Lai, hiện tại thực hiện những mong cầu đã phát tâm nguyện từ vô lượng kiếp về trước nên gọi là Cực Hoan Hỷ. Lúc bấy giờ Bồ Tát thấu suốt một trăm pháp môn, có thể làm lợi lạc cho tất cả hữu tình.

E.- NGÔI VỊ TU TẬP:

“VÔ ĐẮC BẤT TƯ NGHÌ, THỊ XUẤT THẾ GIAN TRÍ, XẢ NHỊ THÔ TRỌNG CỐ, TIỆN CHỨNG ĐẮC CHUYỂN Y”.(Vô đắc không nghĩ bàn, là trí xuất thế gian, vì bỏ hai thô trọng, nên chứng được chuyển y).

Như trước đã trình bày ngôi vị Kiến Đạo, một thứ cảnh giới bỗng nhiên thông suốt, tức là tỏ ngộ Duy Thức Tánh, cũng chính là tỏ ngộ pháp tánh chân như. Sau khi tỏ ngộ, tất cả tư tưởng phiền não thuộc tri kiến điên đão cố nhiên đã đoạn trừ, chỉ còn lại những phiền não trên sự việc, tức là trên sự sinh hoạt, như tham, sân si, mạn,..v..v…. chưa hoàn toàn đoạt diệt, cần phải chú trọng nơi sự tu tập, đây là bước công phu thứ hai của Bồ Tát tu học Phật Pháp. Nhân vì cái hoặc mê sự của hai chướng sở tri thuộc phiền não phân biệt câu sanh không dễ gì đoạn diệt, nhất là sở tri chướng thì không dễ gì đoạt diệt, cần phải lần lần tu tập mới có thể đoạn diệt, cho nên gọi là phần đoạn phiền não, phần chứng chân như. Sau đó tu tập bằng cách tỷ giảo thì rất dễ dàng, bởi vì đã ngộ được chân như, lại không còn sợ bị sanh tử luân hồi nữa, chỉ cần đòi hỏi thời gian tu tập rất lâu.

Trong bài tụng đầu, hai câu trước trình bày trước khi kiến đạo chỗ chứng đặng chính là trí vô phân biệt, câu thứ hai trình bày cảnh giới của ngôi vị Tu Tập chính là tu hành đoạn trừ phiền não, câu sau cùng là trìnhbày kết quả tu hành của ngôi vịTu Tập. “Vô đắc” tức là cảnh trí không phân biệt ở phía trước của “Trí đều không có chỗ chứng đắc”, nhân vì hoàn toàn đã lìa xa hý luận phân biệt của năng thủ và sở thủ nên gọi là “Vô đắc”. “Bất Tư Nghì” là hình dung công dụng của trí không phân biệt, trí không phân biệt đây “khéo hoà hợp với chân như, công dụng khó đo lường”. Vô Đắc là căn cứ nơi trí phân biện hữu lậu ở trên để gọi, Bất Tư Nghì là căn cứ nơi công dụng của trí phân biệt hữu lậu ở trên để gọi, công dụng trí phân biệt hữu lậu này không có khả năng đo lường được nên gọi là Bất Tư Nghì. Đây là chỉ cho Trí căn bản không phân biệt và trí này không phải trí gia hạnh hữu lậu của thế gian nên gọi “là xuất thế gian trí”. Nguyên vì trí này đã hoàn toàn đoạn diệt tất cả hý luận phân biệt thế gian nên gọi là xuất thế gian. Trí không phân biệt có ba nghĩa: một là vô đắc, hai là bất tư nghì, ba là xuất thế gian trí. Khi ở nơi Chân Kiến Đạo, trí này đã chứng được; ở trong ngôi vị Tu Đạo, từ Bát Địa trở về trước phải gia công vận dụng thật hành tu tập thì trí này có thể hiện khởi trở lại; từ Bát Địa trở về sau, trí này tùy ý hiện khởi. Còn Trí Xuất Thế Gian thì phải đầy đủ hai nghĩa: một là trí thể thì vô lậu, hai là thân chứng chân như. Trí Hậu Đắc tuy là vô lậu nhưng không thể trực tiếp thân chứng chân như. Cho nên chỉ có trí căn bản mới được gọi là Trí Xuất Thế Gian.

“Xả nhị thô trọng cố”, Thô trọng là biệt danh của chủng tử, nhị thô trọng tức là chủng tử của hai chướng phiền não và sở tri, cũng chính là tập khí của nhị thủ. Đây là hai thứ căn bản sanh tử nên gọi là thô trọng. “Xả” có hai nghĩa là xả bỏ và đoạn trừ, nguyên vì xả bỏ hoàn toàn cái duyên của hai thứ thô trọng và chứng được chuyển y. “Chuyển y” là quả chuyển y, tức là quả bồ đề và niết bàn. Trong thời gian xả bỏ hai thứ thô trọng, còn cần phải trải qua hai a tăng kỳ kiếp, từ Sơ Địa đến Thất Địa là một a tăng kỳ kiếp, từ Bát Địa cho đến ngôi vị Phật là một a tăng kỳ kiếp. Nguyên vì hai chướng không dễ gì đoạn trừ, cho nên cần phải tu hành trải qua thời gian dài mười cấp bực (Thập Địa). Trong thời kỳ này, mỗi Địa cần phải tu một thắng hạnh Ba La Mật Đa, đoạn trừ một thứ thô trọng (chướng), chứng một thứ chân như. Sau khi trải qua lịch trình của mười ngôi vị này tức thì có thể thành Phật. Mười Địa sau đây xin trình bày sơ lược sự sai biệt tu tập về đoạn trừ và chứng quả của chúng:

1)-Hoan Hỷ Địa: vào trong nhà Như Lai, chứng được chủng tánh của bậc Thánh, quán thấy hai không chân như, siêng năng tự lợi và lợi tha, nhờ đó phát sanh đại hoan hỷ. Bậc Bồ Tát này khắp tu Bố Thí Ba La Mật Đa. Bố Thí Độ có ba: tài thí, pháp thí, vô úy thí. Bậc Bồ Tát này đoạn trừ được nghiệp chướng dị sanh (nghiệp chướng phàm phu), nguyên do từ bậc Sơ Địa trở về trước chưa vào cửa Thánh, còn thuộc về tánh dị sanh (tánh phàm phu), khi thấy được đạo và vào được Hoan Hỷ Địa, tức là vượt qua hạng phàm phu và vào được bậc Thánh, cho nên đoạn trừ được nghiệp chướng dị sanh. Bắt đầu chứng chân như biến hành, cảnh giới chân nhưnày biến khắp tất cả không chỗ nào không có mặt cũng như hư không, cho nên gọi là chân như biến hành.

2)- Ly Cấu Địa:tu giới Ba La Mật Đa. Giới gọi là luật nghi, có nghĩa là trong sạch, giới có ba loại: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp Luật Nghi Giới cũng có ba loại: một là Biệt Giải Thoát Luật Nghi tức là quy luật của tại gia và xuất gia; hai là Tịnh Lự Luật Nghi, cũng gọi là Định Cộng Giới; ba là Vô Lậu Luật Nghi, cũng gọi là Đạo Cộng Giới. Nhiếp Thiện Pháp Giới tức là bao gồm tất cả pháp lành và hạnh lành. Nhiêu Ích Hữu Tình tức là giới luật của sự nghiệp lợi ích cho tất cả chúng sanh. Như Luật Nghi của Bồ Tát tu tập thường không trái phạm, cho đến hạnh vi tế cũng đều vượt qua không hề trái phạm, cho nên gọi là Giới Hạnh Viên Mãn. Bậc Bồ Tát này đoạn trừ nghiệp chướng tà hạnh, xa lìa tất cả cấu chướng, nên gọi là Ly Cấu Địa. Luật Nghi là chỗ dùng để ngăn ngừa thúc liểm hành vi cho được thù thắng tuyệt đối, trì giới tức là chánh hạnh, sinh hoạt qua quy luật không làm tất cả sự nghiệp phi pháp, đạt được chân như thù thắng trên hết. Nhờ quan hệ giữ gìn giới luật mà đầy đủ công đức vô biên, vượt qua tất cả một cách thù thắng.

3)- Phát Quang Địa: nhơn chứng đặng pháp môn Đại Tổng Trì và phát ra đại trí tuệ nên gọi là Phát Quang Địa. Bậc Bồ Tát này tu hạnh nhẫn nhục ba la mật đa. Nhẫn Nhục có ba loại: một là Nại Oán Hại Nhẫn, nghĩa là có khả năng nhẫn nại kẻ địch thù oán làm tổn hại mà không bao giờ báo thù, không khởi niệm sân hận; hai là An Thọ Khổ Nhẫn, nghĩa là đối với tất cả hoàn cảnh thống khổ trong sự sinh hoạt tự mình có thể nhẫn nại cam chịu và tuỳ theo sức lực cải tạo những điều không như ý, không oán trời mà cũng không trách người; ba là Đế Sát Pháp Nhẫn, nghĩa là khi tu hạnh trí tuệ, chuyên cần quán sát tánh và tướng của tất cả pháp cho được chân thật phải có sức nhẫn nại, nếu không có định lực thì không thể tu Bát Nhã Ba La Mật Đa. Tu hạnh nhẫn nhục này nhằm để đoạn trừ nghiệp chướng ám độn, chứng được dòng thác chân như thù thắng, cũng chính là Pháp Giới Đẳng Lưu Chân Như.

4)- Diễm Huệ Địa: bậc Bồ Tát này nơi trong pháp Bồ Đề Phần tu tập khiến cho pháp Bồ Đề tăng trưởng, phát xuất được trí tuệ như ngọn lửa cháy lớn, khiến thiêu đốt hết tất cả phiền não. Tu Tinh Tấn Ba La Mật Đa cũng có ba thứ: một là Bị Giáp Tinh Tấn, nghĩa là tinh tấn như mặc áo giáp ra trận, nghĩa là khi tu tập một thứ Ba La Mật Đa nào thì các thứ Ba La Mật Đa khác cũng đồng thời tu tập như thế; hai là Nhiếp Thiện Pháp Tinh Tấn, nghĩa là nổ lực chuyên tu tất cả pháp lành, trong tất cả pháp môn của Phật không bỏ một pháp môn nào cả; ba là Lợi Ích Hữu Tình Tinh Tấn, nghĩa là đối với tất cả sự nghiệp làm lợi ích cho chúng sanh và nhân loại đều nổ lực thật hành một cách phấn khởi. Bậc Bồ Tát này đoạn trừ nghiệp chướng phiền não vi tế đang hiện hành và chứng được Chân Như Không Nhiếp Thọ, nghĩa là tánh chân như này không bị hai chấp ngã pháp nhiếp thọ.

5)- Cực Nan Thắng Địa: trí năng quán và cảnh sở quán của bậc Bồ Tát này có thể khiến cho Chân và Tục không hai, hai đế Chân và Tục hiện bày cùng một lúc, dung thông và nhiếp hoá lẫn nhau, sự việc này vô cùng khó khăn, nhưng Bồ Tát có khả năng biện minh rõ ràng nên gọi là Cực Nan Thắng. Bậc Bồ Tát tu Tịnh Lự Ba La Mật Đa này cũng có ba thứ: một là An Trụ Tịnh Lự, nghĩa là an trụ nơi trong thiền định, có chỗ gọi là ý của Na Già Thường Tại Định; hai là Dẫn Phát Tịnh Lự, nghĩa là Định này có thể dẫn phát trí tuệ thanh tịnh vô lậu, có thể quán chiếu cảnh giới tánh không không hai của chân và tục; ba là Biện Sự Tịnh Lự, nghĩa là một khi biện minh sự việc gì cũng có thể không rời khỏi thiền định. Nghĩa này cũng giống như “Nhiếp tâm nhứt xứ, vô sự bất biện” (Nhiếp tâm vào một chỗ không có việc gì chẳng biện minh được). Nhơn sự quan hệ của thiền định nói trên, bậc Bồ Tát này đoạn trừ sự chướng ngại của Hạ Thừa Niết Bàn hiện bày. Hạ Thừa tức là Nhị Thừa, nếu vào Nhị Thừa Niết Bàn thì không thể thành Phật và làm lợi lích chúng sanh, cho nên hai Thừa nói trên cho là chướng ngại, bậc Bồ Tát đây có thể đoạn trừ hai chướng ngại đó và chứng được loại chân như vô phân biệt, thứ chân như này không có loại hạt giống phân biệt. Giống như không có các loại phân biệt khác nhau của Nhãn,..v..v… sáu căn.

6)- Hiện Tiền Địa: bậc Bồ Tát này tu Bát Nhã Ba La Mật Đa. Bát Nhã có ba thứ: một là Sanh Không Bát Nhã, nghĩa là Bát Nhã này đoạn trừ chướng ngại ngã chấp; hai là Pháp Không Bát Nhã, nghĩa là Bát Nhã này đoạn trừ chướng ngại pháp chấp; ba là Nhị Không Bát Nhã, nghĩa là Bát Nhã này cùng lúc đoạn trừ chướng ngại hai chấp ngã pháp. Hạnh tu Bát Nhã nói trên là trụ nơi trí duyên khởi để thông suốt duyên khởi chính là tánh không và tánh không chính là duyên khởi. Sự lý không ngăn ngại, cho đến sự sự đều không ngăn ngại, dẫn phát trí không phân biệt căn bản tuyệt đối thù thắng, đoạn trừ chướng ngại thô tướng hiện bày, tức là câu sanh sở tri chướng trong sở tri chướng. Thứ chướng ngại này có phần nhiễm có phần tịnh, thứ chướng ngại này khi đã đoạn trừ thì liền chứng chân như không nhiễm tịnh, chính là trí cảnh tánh không của sanh diệt không hai, nhiễm tịnh không hai.

7)- Viễn Hành Địa: bậc Bồ Tát này thường hiện quán vô tướng, vẫn có công dụng vượt ra khỏi cảnh giới nhị thừa, không trước tướng nơi thường lạc ngã tịnh, tu phương tiện ba la mật đa. Chỗ tu thiện pháp phương tiện có hai thứ: hồi hướng phương tiện và tế bạt phương tiện. Hồi Hướng Phương Tiện nghĩa là tự mình đã làm tất cả thiện pháp đều hồi hướng bồ đề rộng lớn gọi là đại trí; Tế Bạt Phương Tiện nghĩa là sử dụng mỗi thứ phương tiện đem cứu khổ chúng sanh gọi là đại bi. Hai thứ phương tiện Bi Trí này đã đạt được thì có thể đi xa, vượt qua khỏi nhị thừa, đoạn trừ chướng ngại của tướng vi tế hiện hành, chứng được pháp chân như không phân biệt, tức là tánh không của tánh không sai biệt nơi tất cả pháp, nghĩa là chân lý tánh không của vô tướng mỗi tướng.

8)- Bất Động Địa: căn cứ nơi Duy Thức, Địa thứ năm trở về trước trình bày Bồ Tát tu quán hữu tướng thì nhiều mà quán vô tướng thì ít. Địa thứ sáu trở về sau Bồ Tát tu quán vô tướng thì nhiều mà quán hữu tướngthì ít. Vào Địa thứ bảy, Bồ Tátchuyên quán vô tướng, nhưng phải gia hạnh. Quán lý vô tướng phải nhờ đến trícăn bản vôphân biệt thì mới có thể hiện tiền đích thân chứng đắc. Trí căn bản mặc dù ở bậc Sơ Địa đã chứng đắc, nhưng không phải luôn luôn có mặt. Nguyên vì Bồ Tát ở Địa nói trên có lúc hữu lậu hiện hành và có lúc vô lậu hiện hành. Bồ Tát khi phát khởi vô lậu hiện hành, có lúc cố ý hiện các phiền não để độ chúng sanh. Trí căn bản vô phân biệt nơi Địa thứ tám này có khả năng vận chuyển liên tục, không cần đến gia hạnh cũng có thể hiện tiền, không bị tất cả phiền não lôi cuốn vào tất cả cảnh giới nên gọi là Bất Động Địa. Tu Nguyện Ba La Mật Đa, nguyện có hai thứ: một là nguyện cầu bồ đề, hai là nguyện độ chúng sanh. Hai thứ tâm nguyện này đã có đầy đủ từ khi mới phát tâm cho đến nay nhưng có lúc không hiện hành, phải chờ đến Địa thứ tám trở về sau hai thứ tâm nguyện nói trên thường hiện khởi luôn không bị gián đoạn. Trong lúc đoạn trừ vô tướng thật hành chướng ngại gia hạnh nhằm để chứng được chân như tánh không không tăng không giảm.

9)- Thiện Huệ Địa: Bồ Tát nơi Địa này được bốn trí vô ngại giải, nghĩa là bốn trí tuệ nói pháp không ngăn ngại, nên gọi là Thiện Huệ. Tu Năng Lực Ba La Mật Đa cũng có hai thứ: một là tư trạch lực, hai là tu tập lực. Có hai thứ năng lực này thì đạt được bốn trí vô ngại, thường xuyên nói pháp rộng độ hữu tình. Đoạn trừ phiền não lợi lạc quần sanh không mông cầu chướng hạnh, chứng được chân như sở y tự tại.

10)- Pháp Vân Địa: giáo pháp đầy đủ rộng lớn, dụ như đám mây to che chở đổ xuống một trận mưa pháp rộng lớn làm lợi ích cho chúng sanh. Tu tập Trí Ba La Mật Đa đoạn trừ được các pháp chướng ngại chưa được tự tại. Nơi sự nghiệp lợi ích cho chúng sanh, tất cả đều tự tại, hơn nữa tự tại nơi tất cả pháp và chứng ngộ được sự nghiệp tự tại chân như sở y.

Những chỗ chướng ngại của Thập Địa Bồ Tát đoạn diệt đã trình bày qua ở trên, trong mỗi chướng ngại có hai thứ thô trọng, nếu như trình bày đầy đủ e rằng phức tạp, cho nên ở đây chỉ xin lược qua mà thôi. Hôm nay căn cứ nơi sự tu hành, sự đoạn chướng và sự chứng quả của Thập Địa Bồ Tát xin liệt kê qua đồ biểu như sau:

Nhờ những pháp quán đây “xả bỏ được hai thô trọng và chứng đặng quả chuyển y”, hai câu tụng trên bao gồm hạnh vị của mười địa Bồ Tát đã trình bày ở trước, biết được những chướng ngại đã đoạn và những quả đã chứng. “Chuyển y” là quả của hai chuyển y sau cùng đã chứng. Chữ Y nghĩa là chỗ nương tựa, tức là chỉ cho Y Tha Khởi. Y Tha Khởi thì có phần tịnh và phần nhiễm. Chữ Y ở đây là chỉ cho Y Tha phần thanh tịnh và tánh Viên Thành Thật. Chữ Chuyển có hai thứ: một là chuyển xả, hai là chuyển đắc. Chuyển tức là bỏ nên gọi là chuyển xả, như xả bỏ phần nhiễm mà đặng phần thanh tịnh, xả bỏ cái khổ liền đặng an vui, xả bỏ Biến Kế Chấp liền đặng Viên Thành Thật, xả bỏ phiền não chướng ngại mà liền chứng đặng Đại Niết Bàn, xả bỏ chướng ngại sở tri liền đặng Đại Bồ Đề. Vấn đề chuyển xả chuyển đắc đây đều không lìa khỏi sức hiểu biết của nội tâm hành giả và cũng vì thế Duy Thức được thành lập. Như trong Luận giải thích: “ Duy Thức được thành lập mục đích vì hữu tình và nhờ đó chứng đặng hai quả chuyển y”. Hơn nữa nghĩa Chuyển Y còn có bốn thứ nhưng ở đây không thể giải thích rộng thêm. Bốn thứ nghĩa Chuyển Y xin liệt kê theo đồ biểu như sau:

Chuyển tám Thức thành bốn trí như trên thì chứng đặng ba thân nơi ba quốc độ, đó chính là quả chuyển y viên mãn nơi cảnh giới cứu cánh tối cao của Duy Thức Học, cũng chính là địa vị mục đích của người học Phật Pháp và cũng chính là cảnh giới Phật giá trị chân chánh của nhân sanh.

F.- CỨU CÁNH VỊ ( PHẬT QUẢ )

“THỬ TỨC VÔ LẬU GIỚI, BẤT TƯ NGHÌ THIỆN THƯỜNG, AN LẠC GIẢI THOÁT THÂN, ĐẠI MÂU NI DANH PHÁP.”(Đây là cảnh giới vô lậu, thiện và thường không thể nghĩ bàn, được thân giải thoát an lạc, cũng gọi là Pháp Thân tịnh mặc).

Bài tụng đây thuyết minh quả Phật.Thật ra, Địa cuối cùng thứ mười chính là cảnh giới cứu cánh của quả Phật. Quả Chuyển Y của bài tụng đây trình bày chỉ là biệt danh của quả Phật nơi Địa thứ mười nói trên mà thôi.

Chữ “Thử” là chỉ cho hai quả chuyển y, trong đó dùng tám thứ biệt danh để thuyết minh. Tám thứ biệt danh xin lược giải như sau:

1)- “Vô Lậu Giới” là cảnh giới vô lậu của xuất thế gian. Đây là chỉ cho hai quả chuyển y. Vô lậu nghĩa là thể tánh thanh tịnh tròn sáng đã diệt hết bản chất hữu lậu. Vô Lậu Giới là cảnh giới tàng trử các pháp vô lậu thanh tịnh.

2)- “Bất Tư Nghì”, nghĩa là cảnh giới vô lậu đây đã vượt qua các thứ tầm tư phân biệt của tâm và đã tuyệt hẳn con đường ngôn thuyết của tâm.

3)- “Thiện” là mầu nhiệm, nghĩa là các pháp trong cảnh giới vô lâu thanh tịnh, xa lìa hẳn vấn đề sống chết, dứt hẳn nhân quả thô trọng.

4)- “Thường” nghĩa là hai quả chuyển y đây thường hằng vô tận mà không phải chỉ cho tự tánh thường hằng, thường hằng tột đến bờ mé vị lai, rộng độ tất cả chúng sanh, nên gọi là vô cùng tận.

5)- “An Lạc” nghĩa là Phật quả chuyển y thanh tịnh tự tại an lạc, không còn phiền não bức bách.

6)- “Giải Thoát Thân” là thân đã được giải thoát, nghĩa là nơi cảnh giới vô lậu, thân Phật đã đoạn trừ hẳn hai chướng được đại giải thoát, đã vượt qua nhị thừa giải thoát, nên gọi là giải thoát thân.

7)- “Đại Mâu Ni”: Mâu Ni là nghĩa vắng lặng. Khi đặng hai quả chuyển y, thành tựu sự vắng lặng tối thượng, Trí tuệ cùng pháp tánh đều lìa nói năng và phân biệt.

8)- “Pháp” nghĩa là thân pháp tánh đầy đủ pháp công đứcï vô lậu chứa nhóm vô biên nên gọi là Pháp Thân. Căn cứ nơi nghĩa rộng, Pháp Thân đây là lấy tất cả pháp làm thân nên gọi là pháp thân.

---o0o---

Trình bày: Nhi Tuong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]