Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi

09/05/201311:18(Xem: 16381)
Thi
TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Thi

Thi:

1)Bố thí (cho): To give—To offer—To donate.

2)Đi thi: To go in (sit) for an examination.

3)Tử thi: Dead body—Corpse (of a murder person).

4)Thơ: Poetry.

Thi Ân: To grant (do) a favour.

Thi Ân Bất Cầu Báo, Còn Cầu Báo Là Thi Ân Có Mưu Đồ Và Sự Thi Ân Như Vậy Sẽ Đưa Tới Ham Muốn Danh Lợi: One should not wish to be repaid for good deeds. Doing good deeds with an intention of getting repayment will lead to greed for fame and fortune.

Thi Bán Thi: Giết người bằng phương pháp Tỳ Đà La, nghĩa là lấy ma lực bằng cách luyện chú trên một thây ma. Nếu là thây không đầu hay từng phần của thây thì gọi là “Bán Thi.” Nếu là toàn thây thì gọi là “Thi.”—To kill a person by the Vetala Method of obtaining magic power by incantations on a dead body; when a headless corpse, or some part of the body is use, it is called “Half-Corpse Vetala.” When the corpse is used, it is called “Whole-Corpse Vetala.” 

Thi Ca La Việt: Tu Xà Đà, con trai của một vị trưởng giả trong thành Vương Xá—Sujata, son of an elder of Rajagrha.

Thi Đa Bà Na: Sitavana (skt)—Tên vùng Thi Đà Lâm ở Bắc Ấn Độ—A place named Sitavana in Northern India. 

Thi Đà Lâm: Sitavana (skt)—Còn gọi là Thi Đà Bà, Thi Đa Bà Na, An Đà Lâm, Trú Ám Lâm, Khủng Tỳ Lâm, Khủng Úy Lâm, Hàn Lâm—Rừng lạnh, nơi bỏ xác người chết hay là nghĩa địa (chính âm là Thi Đa Bà Na, có nghĩa là Hàn Lâm hay rừng lạnh. Rừng nầy nằm sâu trong rừng thẳm lạnh lẽo. Lúc Phật còn tại thế thì khu rừng nầy nằm cạnh thành Vương Xá, xác người chết được đem bỏ vào đó cho kên kên rỉa thịt)—Cold grove, a place for exposing corpses, a cemetery.

Thi Hành: To carry out—To execute—To perform or fulfil (a promise)—To give effect to (decree)—To enforce (the law)—To achieve (work).

Thi Hào: Great poet.

Thi Họa: Poetry and painting.

Thi Khí: Sikhin (skt)—Thức Khí—Thức Cật—Crested or flame, explained by fire.

1)Trong Câu Xá Luận bản cũ gọi là Lạt Na Thi Khí: Called Ratnasikhin in Abhidharma, Kosa sastra old version.

2)Trong Bản Hạnh Kinh gọi là Loa Kết: Called “A Shell-like tuft of hair” in the Orginal Practice Sutra. 

3)Vị Phật thứ 999 của kiếp cuối cùng mà Đức Thích Ca Mâu Ni đã từng gặp, cũng là vị Phật thứ nhì trong bảy vị cổ Phật: The 999th Buddha of the last (preceeding) kalpa, whom Sakyamuni is said to have met, the second of the Sapta Buddha.

4)Vị Phật thứ hai trong bảy vị Phật quá khứ, sanh tại Quang Tướng Thành—The second of the seven Buddhas of antiquity, born in Prabhadvaja as a Ksatriya.

5)Thi Khí còn là tên gọi của Đại Phạm Thiên Vương, nghĩa là “Đỉnh Kết” hay “Hỏa Tai Đỉnh” (đại hỏa tai thời kiếp mạt). Vì nhập Hỏa Quang Định mà đoạn lìa dục hoặc mà trở về theo giới đức—A Mahabrahma, whose name Sikhin is defined as having a flame tuft on his head; connected with the world-destruction by fire. Sikhin is also described as a flame or a flaming head and as the god of fire, styled also “Suddha Pure.” He observed the Fire Dhyana, broke the lures of the ralm of desire, and followed virtue. 

Thi Khí Phật: See Thi Khí (3) and (4).

Thi Khí Tỳ: tên một vị trời phụ trách về âm nhạc ở Thiên Đường Đông Độ—A deva of music located in the Eastern Paradise.

Thi La: Sila (skt)—Thi Đát La.

1)Thanh lương: Pure and cool.

2)Giới: Commandments—Restraint or keeping the commandments.

3)Ba La Mật thứ nhì trong Lục Ba La Mật, thanh tịnh ba nghiệp thân, khẩu, ý: It is the second of the six paramitas, moral purity of thought, word, and deed.

4)Bốn nghĩa hay bốn điều kiện của giới—Four meanings or four conditions of sila:

a)Thanh lương: Chaste (pure and cool).

b)Yên ổn: Calm.

c)Yên tĩnh: Quiet.

d)Tịch Diệt: Extinguished (Nirvana).

5)Năm giới đầu trong thập giới là dành cho tất cả Phật tử: The first five or panca-sila, of the ten sila or commandments are for all Buddhists.

** For more information, please see Giới.

Thi La A Điệt Đa: Siladitya (skt)—Giới Nhật—Son of Pratapaditya and brother of Rajyavardhana. Under the spiritual auspices of Avalokitesvara, he became king of Kanyakubja, 606 A.D. and conquered India and the Punjab. He was merciful to all creatures, strained drinking water for horses and elephants, he was most liberal patron of Buddhism, re-established the great quinquennial assembly, built many stupas, showed special favour to Silabhadra and Hsuan-Tsang, and composed the Astama-hasri-Caitya-Samskrta-Strota (Bát Đại Linh Tháp Phạm Tán). He reigned about 40 years. 

Thi La Ba La Mật: Silaparamita (skt)—Hạnh trì một trong sáu hay mười giới Ba La Mật—Morality—The second of the six or ten paramitas.

** For more information, please see Giới.

Thi La Bát Phả: Silaprabha (skt)—Giới Quang là tên Phạn của Pháp Sư Đạo Lâm ở Thiên Trúc—The Sanskrit name of a learned monk (T’ao-Lin) in India.

Thi La Bạt Đà Đề: Silabhadra (skt)—Tên của một vương tử trong Kinh Hiền Ngu quyển 6—Name of a prince. 

Thi La Bạt Đà La: Silabhadra (skt)—Một danh Tăng tại tu viện Na Lan Đà, thầy của Huyền Trang, vào khoảng năm 625 sau tây Lịch—A famously learned monk of Nalanda, teacher of Hsuan-Tsang, 625 A.D.

Thi La Bất Thanh Tịnh: Impure commandments—Nếu giới bất tịnh, không ai vào được tam muội—If the sila, or moral state, is not pure, none can enter samadhi. 

Thi La Đạt Ma: Siladharma (skt)—Giới Pháp, tên một vị sa môn nước Vu Điền—Name of a sramana of Khotan.

Thi La Tàng: Màn làm bằng đá quý thanh lương—A curtain made of chaste precious stones.

Thi La Thanh Tịnh: Thanh Tịnh Giới, cấp thiết cho việc nhập định—Moral purity, essential to enter into samadhi.

Thi Lại Nã Phạt Để: Hiranyavati (skt)—Kim Hà hay sông Vàng, tên của con sông trong lãnh thổ Né-Pal, bây giờ là Gandaki, gần nơi Phật Thích Ca nhập Niết Bàn—The gold river, a river of Nepal, now called Gandaki, near which Sakyamuni is said to have entered nirvana.

Thi Lợi: Cũng còn được gọi là (also called) Sư Lợi, Thất Lợi, Thất Ly, Thất Lý, Tu Lợi, Tất Lợi.

1)Danh từ Phạn ngữ có bốn nghĩa—A Sanskrit term with four meanings:

·Thủ (đầu): High rank.

·Thắng (trội hơn, tốt đẹp hơn): Success.

·Cát Tường (tốt lành): Good—Good fortune—Prosperity.

·Đức: Virtues.

2)Tên vắn tắt của Ngài Văn Thù Sư Lợi: An abbreviation for the name of Manjusri.

3)Một tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ có nghĩa là danh dự hay được tôn vinh trước tên các vị Thần, các bậc vĩ nhân, hay những quyển sách quý: An honorific prefix or affix to names of gods, great men, and books.

4)Tên của vợ của Thần Visnu: Name of the wife of Visnu. 

Thi Lợi Ca (Già) Na: Sriguna (skt)—Hậu Đức, một danh hiệu của Phật—Abundantly virtuous, a title of a Buddha.

Thi Lợi Cúc Đa: Srigupta (skt)—Thi Lợi Quật Đa—Thất Lợi Cúc Đa—Tên một vị trưởng giả ở thành Vương Xá, người đã dùng hầm lửa và cơm trộn thuốc độc định hại Phật, nhưng không thành. Ông bèn quy y theo Phật—An elder in Rajagrha, who tried to kill the Buddha with fire and poison, but he failed. He then took refuge in the Triratna. 

Thi Lợi Dạ: Sriyasas (skt)—Vị Thần mang đến sự kiết tường—A god who bestows good luck.

Thi Lợi Mật Đa La: Srimitra (skt)—Một hoàng thái tử Ấn Độ, người đã thoái vị nhường ngôi cho em mình, rồi xuất gia đi tu, sang Tàu, dịch bộ “Quán Đảnh” và các kinh khác—An Indian prince who resigned his throne to his younger brother, became a monk, came to China, translated the Summit of Contemplation and other books.

Thi Lợi Phật Thệ: Sribhuja (skt)—Tên nước Châu Mạt La Du tức nước Thi Lợi Phật Thệ ngày nay—Name of Malaya which is now Sribhuja.

Thi Lợi Sa: Sirisa—Acacia Sirissa (skt)—Also called Thi Lợi Sắc, Sá Lợi Sa, Dạ Hợp Thụ, Hợp Hôn Thụ—Sa La Thụ—Cây Hợp Hôn, có hai loại—The marriage tree. There are two kinds:

1)Thi Lợi Sa: Loại có lá và quả to—Described as with large leaves and fruit.

2)Thi Lợi Sử: Loại có lá và quả nhỏ—Described as with small leaves and fruit.

Thi Lợi Sa Ca: Sirisaka (skt)—Tên của một vị sư—Name of a monk.

Thi Ma Xá Na: Smasana (skt) or Asmasayana (skt)—Một nghĩa địa trong vùng Thi Đà Lâm—A cemetery in Sitavana.

Thi Quỷ: Quỷ tử thi, được dựng dậy và sai đi giết hại kẻ thù (đây là một thứ chú thuật của ngoại đạo)—A corpse-ghost, called up to kill an enemy.

Thi Thành: Kusinagara or Kusigramaka (skt)—Tên tắt của thành Câu Thi Na, thuộc Vương Quốc cổ Ấn Độ, gần thành Kasiah, nơi Đức Phật nhập diệt, và cũng là nơi sanh của chín học giả nổi tiếng ở Ấn Độ—Belonged to an ancient Indian Kingdom, near Kasiah, the place where Sakyamuni died, also the birth place of nine famous scholars.

Thi Thố: To perform—To realize.

Thi Tỳ Ca: Sivi (skt)—Thi Tỳ Già—Theo Đại Trí Độ Luận, Thi Tỳ Ca là một trong những tiền thân của Đức Phật, người đã từng cắt thịt mình bố thí cho chim bồ câu—According to the sastra on Prajna-Paramita Sutra, Sivi was one of Sakyamuni’s former incarnations, when to save a life of a dove he cut off and gave his own flesh to an eagle which pursued it, which eagle was Siva transformed in order to test him.

Thí:

1)Bố thí: Dana (skt)—To give alms—To bestow—To give—Charity—See Bố Thí in Vietnamese-English Section, and Dana in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

2)Thí dụ:

a)So sánh: To compare—To allegorize—Resembling—Parable—Metaphor—Simile.

b)A-Ba-Đà-Na: Lấy pháp mình đã biết để làm sáng tỏ cái pháp chưa biết—The avadana section of the canon

3)Thí phát: Cạo tóc—To shave the hair. 

Thí Ân: See Thi ân.

Thí Chẩn: See Thí.

Thí Chủ: Danapati (skt)—Tiếng Phạn gọi là Đàn Viêt Bát Để.

1)Người chủ làm việc bố thí, người tự mình bỏ ra của cải để cúng dường: An almsgiver.

2)Người hộ trì Phật pháp: A patron of Buddhism.

Thí Dụ: See Thí (2).

Thí Dụ Luận Sư: Nhật Xuất Luận Giả—Thí Dụ Sư—Vị tổ đầu tiên của Kinh Lượng Bộ (trong số 18 bộ Tiểu Thừa)—Reputed founder of the Sautrankita school.

Thí Dụ Lượng: Những thí dụ trong kinh điển theo lý luận giúp người hiểu được giáo lý—The example in logic.

Thí Dụ Sư: See Thí Dụ Luận Sư.

Thí Hành: Hành pháp bố thí (tài thí, pháp thí, và vô úy thí)—The practice of charity—See Tam Bố Thí, Tứ Bố Thí, Ngũ Bố Thí, Thất Bố Thí, and Bát Bố Thí.

Thí Hóa: Bố thí chân lý giáo hóa chúng sanh, hay bố thí và giáo hóa—To bestow the transforming truth.

Thí Hộ: Danapala (skt)—Vị Tăng xứ Udyana, người đã dịch 111 bộ kinh sang Hoa ngữ. Năm 982 sau Tây Lịch, ngài được ban tước hiệu Minh Tín Đại Sư—A native of Udyana who translated into Chinese some 111 works. In 982 A.D. he received the title of Great Master and brilliant expositor of the faith.

Thí Huệ: To bestow kindness, or charity.

Thí Khai Phế: Theo Kinh Pháp Hoa, đây là từ mà tông Thiên Thai dùng để chỉ ba thời giáo thuyết của Đức Phật—According to the Lotus Sutra, this is a term which the T’ien-T’ai sect used to indicate the three periods of Buddha’s teaching.

1)Thí Thời: Trước thời kỳ Pháp Hoa, Đức Phật đã nói về Tam thừa giáo, đây Ngài chỉ dùng phương tiện thiện xảo để giúp người đi vào Chánh Đạo Nhất Thừa Giáo, nên gọi là “vị thực thí quyền”—Bestowing the truth in Hinayana and other partial forms.

2)Khai Thời: Thờ kỳ Đức Phật “khai quyền hiển thực” để giúp chúng sanh hiểu rõ Tam Thừa chỉ là phương tiện của Nhất Thừa—Opening of the perfect truth like the Lotus, as in the Lotus Sutra.

3)Phế Thời: Đức Phật chỉ dạy nên “phế quyền lập thực” một khi đã biết rõ Tam Thừa chỉ là phương tiện cho Nhất Thừa—Abrogating the earlier imperfect forms.

Thí Lâm: Một trong bốn cách tống táng, lâm táng, hay tống táng bằng cách đem xác người chết bỏ vào trong rừng—One of the four kinds of burial, to give to the forest, i.e. burial by casting the corpse into the forest.

Thí Mạng: To risk (venture) one’s life.

Thí Nghịch: To kill a superior.

Thí Phát: Cạo tóc theo như Đức Phật Thích Ca, người đã dùng lưỡi gươm bén cắt bỏ tóc hàm ý cắt đứt mọi hệ lụy với trần thế—To shave the hair, following Sakyamuni, who cut off his locks with a sharp sword or knife to signify his cutting himself off from the world. 

Thí Tài: Tài thí—To give money to the poor.

Thí Tăng: Cúng dường một vị Tăng—To give alms to a monk.

Thí Thân: To sacrifice one’s life.

Thí Thiết: Thiết lập hay bắt đầu—To start, to establish, or to set up.

Thí Thiết Luận Bộ: Karmikah (skt)—Trường phái chủ trương trì giới vượt trên kiến thức—The school of Karma, which taugh the superiority of morality over knowledge.

Thí Thực:

1)Cúng dường thức ăn cho chư Tăng: To bestow food on monks.

2)Bố thí thức ăn cho quỷ đói: To bestow food on hungry ghosts.

Thí Vô Úy: Abhayandada or Abhayadana (skt)—Còn gọi là Thí Vô Úy Giả hay Thí Vô Úy Tát Đỏa. 

1)Người bố thí sự vô úy: Làm cho người khác không còn lo âu sợ hãi—The bestower of fearlessness.

2)Một danh hiệu của Đức Quán Thế Âm (vì ngài là chỗ nương tựa của chúng sanh, khiến họ không còn sợ hãi nữa): A title of Kuan-Yin.

3)Một vị Bồ Tát trong Thai Tạng Giới: A bodhisattva in the Garbhadhatu.

Thí Vô Yếm Tự: See Na Lan Đà Tự.

Thì Giờ: Time.

Thì Thầm: To whisper—To murmur.

Thỉ:

1)Mũi tên: An arrow.

2)Phân: Excrement.

Thỉ Chung: Beginning and end.

Thỉ Đảm Tử: Gánh phân, ý nói thân nguời trong chứa đầy phân mà con người phải luôn gánh nó đi khắp nơi—A load of night-soil, i.e. the human body that has to be carried about.

Thỉ Phẩn Địa Ngục: Địa ngục chứa đầy phân hôi thúi—The excrement hell.

Thỉ Thạch: Mũi tên và đá là hai thứ chống chọi lại với nhau vì tên không xuyên qua đá được—Arrow and rock are two incompatibles, for an arrow cannot pierce a rock.

Thị:

1)Là—Đúng: To be—Right.

2)Là: The verb to be, i.e. is, are, was, were, etc. 

3)Chợ hay nơi hội họp công cộng: A market—A fair—An open place for public assembly.

4)Mê: To be fond of—Given up to.

5)Nhìn thấy: To look—To see—To behold.

6)Thông báo: To indicate—To notify—To proclaim.

7)Trông coi: To attend—To wait on—Attendant.

Thị Cảm: Visual sensation.

Thị Chư Pháp Không Tướng, Bất Sanh Bất Diệt: There is no appearance and disappearance of real dharmas—Real dharmas are bare manifestations. They neither appear nor disappear. 

Thị Diễn Đắc Ca: Jetaka (skt)—Sa Đa Bà Hán Na—Sadvahana (skt)—Quốc vương của xứ Nam Kosala—A king of southern Kosala, patron of Nagarjuna.

Thị Dục: To desire.

Thị Giả: Người giúp đỡ như ông A Nan làm thị giả cho Đức Phật—Companion—Attendant—Servant—Helper, e.g. as Ananda was to the Buddha.

Thị Giác:

1)Vision.

2)Initial enlightenment.

Thị Giáo: To point out and instruct. 

Thị Hiện: Pakasati (p)—Vyaktaya (skt)—Bày tỏ ra ngoài—To manifest—To make manifest.

Thị Hiếu: Taste—Fondness—Desire—Liking.

Thị Lực: Power of eyesight (vision--seeing).

Thị Na Da Xá: Jinayasas (skt)—Một vị Tăng nổi tiếng người Ấn—A noted monk from India.

Thị Oai: Thị uy—To display (show) one’s force—To intimidate—To concuss.

Thị Phi: Gossips of right and wrong.

(I)Nghĩa của Thị Phi—The meanings of “Right and Wrong”—Phàm phu chúng ta cứ luôn chấp chặt vào hai tướng ngã nhân, do đó thường hay cho rằng ta hay, người dở, ta cao quý, người thấp hèn, vân vân Vì thế mà xưa nay chúng ta cứ mãi phân loại và biện biệt trăm ngàn các sự thị phi, hơn thua, phải quấy. Đừng nói chi chúng ta là hàng phàm phu bạt địa, nghiệp chướng nặng nề phải bị ảnh hưởng của thị phi, mà ngay cả đến chư Phật và chư Bồ Tát, vì tâm đại bi, lòng bi mẫn thương xót chúng sanh mà thị hiện ra nơi đời để giáo hóa chúng sanh cũng không sao tránh khỏi bị tiếng thị phi làm cho thương tổn. Chính vì thế mà Cổ đức dạy rằng: “Thùy nhơn bối hậu vô nhân thuyết, na cá nhơn tiền bất thuyết nhơn.” Nghĩa là chớ nói ta không người chỉ trích, âm thầm chi thiếu kẻ dèm pha. Trước mặt chúng ta thì họ cúi đầu lịch sự, kính trọng, thân thiện; nhưng sau lưng chúng ta thì nào ai có biết họ chưởi mẹ mắng cha của chúng ta. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Không có người nào trọn đời được khen mà chẳng bị chê. Cũng không có người nào trọn đời bị chê mà chẳng được khen.” Cho nên làm người trên đời cũng có khi vui, lúc buồn, khi thành, lúc bại, vân vân, không ai tránh khỏi tiếng thị phi, lời thương ghét và chỉ trích. Phải nên nhớ rằng một khi tiếng thị phi đến với ta, nếu như chúng ta không sáng suốt và bình tĩnh thì chắc rằng tâm chúng ta phải xao động, não phiền. Như vậy là chướng ngại cho con đường tu tập. Muốn phá trừ thị phi, chúng ta trước hết nên xét lỗi mình, chứ đừng nhìn ngó lỗi người. Phàm phu chúng ta thường thích được thương yêu, khen tặng, kính trọng, chứ không ưa bị chỉ trích lỗi mình. Có ngờ đâu điều xấu dở của mình đôi khi còn nhiều và tệ hại hơn nữa. Phật tử thuần thành không nên nói người nầy thế nầy, người khác thế nọ, mà nên luôn nghĩ lại rằng mình cũng chẳng tốt đẹp hơn ai. Cho nên người tu học Phật pháp cần nên phản tỉnh, xét sửa lấy mình, chớ nên nhìn nói hay phê bình đến việc hay dở của người. Được như thế thì đường đạo ngày càng thêm tốt đẹp, nếu không như thế ắt sẽ bị lắm oan gia. Khi bị thị phi oan uổng, người con Phật phải an nhẫn, chớ nên tìm cách biện bạch. Trong Luận Bảo Vương Tam Muội,” Đức Phật dạy: “Oan ưng không cần biện bạch, vì biện bạch là nhân ngã chưa xả.” Vì một khi người đã ác tâm cố ý nói xấu ta, mà ta biện minh, tức là ta muốn tỏ cho các người chung quanh biết rằng kẻ đó nói sai, dĩ nhiên sẽ sanh ra những tranh cãi, oán thù, rồi phải chuốc lấy thêm điều buồn bực, giận hờn, và cay đắng. Thói thường phàm phu chỉ thấy mình phải, còn người thì quấy; người con Phật nên luôn thấy lỗi mình, chớ không nên thấy lỗi của người. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mọi tiếng khen chê bên ngoài không làm cho ta tốt hoặc xấu thêm, cũng không làm cho ta được siêu hay đọa, mà mọi xấu tốt siêu đọa đều ở nơi ta. Tóm lại, nếu ta gây tạo nhân lành, thì dù người có ghét hận mà dùng lời khinh báng, hay có kẻ ác tâm nói rằng ta là người đáng đọa địa ngục, cũng không làm sao mà ta đọa địa ngục cho được; nhưng ngược lại, chúng ta cũng vẫn gặt hái những phước đức mà chúng ta đã gieo tạo. Ví bằng chúng ta gieo nhiều nhân xấu ác, thì tuy có được người nể trọng mà dùng lời lẽ trau chuốt ngợi khen, tâng bốc, thì chúng ta vẫn phải chịu điều đọa lạc—The unenlightened sentient beings such as ourselves have always clung very tightly to the two characteristics of egotism of self and non-self; we always assume self-importance, we are talented, others are untalented, we are noble, others are lowly and ignoble, etc. Therefore, we have classified and discriminated everything into hundreds of thousands of better, worse, right, wrong, etc. When talking about gossip, let’s not even talk of us, the unenlightened mortals bound by heavy karma, indeed, even the Buddhas and Bodhisattvas of great compassion who appear in this world to teach and guide sentient beings, are not spared from sentient beings’ gossip. Therefore, the ancient sage taught: “Do not claim one is free from criticisms, silently there are plenty of people degrading.” In front of us, they are polite, respectful, and friendly, but behind us, who knows they insult even our mother and father. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “No one is praised all his life and not received critizisms, and no one is criticized all his life and not received any praises.” Therefore, to a human being living in this world, life brings happiness, sadness, success, failure, etc., no one can avoid gossip, praise, and criticism at one time or another. We should always remember that once the words of gossip reach us, if we are not wise and calm, it is inevitable that our minds will be disturbed by afflictions. This is a great obstruction and is detrimental to our cultivated path. To destroy gossip, we must first examine and change our own mistakes, not to search and look for others’ mistakes. We, ordinary people, always hope to be loved, praised, and admired, but no one likes to be criticized. It is possible that our mistakes and deficiencies are more abundant and worse than other people’s. Sincere Buddhists should never say this person is this way and that person is that way; we should never forget we are not better than anyone. Therefore, those who study and cultivate the Buddha Dharma must be awakened to examine and change themselves, and don’t look for and speak of others’ mistakes. If this is accomplished, the cultivated path will improve with each passing day, if not, many enemies will be created. When receiving gossip and false accusations, Buddhists should tolerate peacefully, do not try to justify the situation. In the book of “Buddha Recitation Samadhi Jewel King Commentary,” the Buddha taught: “If falsely accused, it is not necessary to seek vindication because to do so will lead to increase hatred and resentment.” People who have wicked minds, intentionally saying unkind things about us, by trying to shed light in the matter means we are trying to prove to everyone that the matter was falsely accused. Naturally, this will worsen the situation because it will give rise to more hatreds and arguments, which will further increase anger, resentment, and bitterness. In general, ordinary people always see they are right and others are wrong. Buddhists should always see our transgressions, not to see others’ transgressions. Sincere Buddhists should always remember that all the praises and criticisms in the world cannot make one good or bad, nor can they lead one to enlightenment or darkness, but all good, evil, enlightenment, and darkness is up to each individual. In summary, if we create many wholesome conducts, then regardless whether someone hates and despites us, falsely accusing us as wicked and evil beings, and saying that we deserve to be condemned to hell; we will not be condemned to hell, but we still reap the merits and blessings. In contrast, if we plant unwholesome seeds, then even if our admirers praise and glorify us, we still must endure in the lower realms. 

(II)Những lời Phật dạy về “Thị Phi” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Right and Wrong” in the Dharmapada Sutra:

1)A-Đa-La nên biết: Đây không phải chỉ là chuyện đời nay mà đời xưa người ta cũng từng nói: Làm thinh bị người chê, nói nhiều bị người chê, nói ít cũng bị người chê. Làm người mà không bị chê, thật là chuyện khó có thể có ở thế gian nầy—Atula! There is an old saying, it is not one of today only: “They blame those who sit silent, they blame those who speak too much. They blame those who speak little too.” There is no one who is not blamed in this world (Dharmapada 227).

2)Toàn bị người chê cả, hay toàn được người khen cả, là điều quá khứ chưa từng có, hiện tại tìm không ra, và vị lai cũng không dễ gì thấy được—There never was, there never will be, nor is there now, a person who is wholly blamed or wholly praised (Dharmapada 228).

3)Cứ mỗi buổi mai thức dậy tự biết phản tỉnh, hành động không sai quấy, trí tuệ hiền minh và giới hạnh thanh tịnh, đó là người đáng được kẻ trí tán dương—Examining day by day, the wise praise him who is of flawless life, intelligent, endowed with knowledge and virtue (Dharmapada 229).

4)Phẩm đúng loại vàng Diêm phù ai lại chê bai được? Hạnh đúng Bà la môn, chư thiên nào lại không tán thưởng ?—Who would dare to blame him who is like a piece of pure gold? Even the gods and Brahma praise him (Dharmapada 230). 

Thị Quan: Mắt—Organ of sight.

Thị Tâm Thị Phật: Tâm tức Phật—This mind is Buddha—The mind is Buddha.

Thị Tâm Tác Phật: This mind becomes Buddha.

Thị Thế: To rely upon one’s influence.

Thị Thực: To attest—To certify.

Thị Tịch: Thị hiện niết bàn—To indicate the way of nirvana.

Thị Xứ Phi Xứ Lực: Khả năng biết sự lý đúng hay không đúng, một trong Thập Lực—The power to distinguish right from wrong, one of the ten Buddha-powers—See Thập Lực (1).

Thích:

1)Cắt: To cut.

2)Favored—To be fond of—To prefer—To like—To love.

3)To explain (giải thích).

4)To tattoo (xâm).

5)To assassinate (hành thích).

6)Đá: To kick.

7)Vừa Đến: To reach—To go to.

8)Thích Hợp Với: To accord with.

9)Thình lình: Suddenly.

10)Phóng thích: To set free—To unloose.

11)Thích Già: Sakyamuni (skt)—See Thích Ca.

12)Đạo Thích Ca: Buddhism.

13)Thích Tử: Buddhist. 

Thích Ăn Ngon: To be fond of good food.

Thích Ca: Sakya (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, bộ tộc hay gia đình Thích Ca, người ta nói từ Thích Ca lấy từ danh từ “Saka” có nghĩa là thực vật, nhưng theo Hoa ngữ có nghĩa là mạnh, có sức lực, và được giải thích bằng chữ “Năng.” Dòng họ Thích Ca đã rày đây mai đó (dân du mục) dọc theo thung lũng đồng bằng Ấn Hà,sau đó chiếm cứ một khu vực vài ngàn dặm vuông nằm theo triền đồi xứ Népal và những vùng thảo nguyên về phía nam. Kinh đô là thành Ca Tỳ La Vệ. Vào thời Đức Phật còn tại thế, bộ tộc được đặt dưới sự quyền cai trị của Kosala, một vương quốc lân cận. Về sau nầy, muốn cho vượt trội hơn Bà La Môn, những Phật tử đã dựng nên một dòng họ huyền thoại—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, the clan or family of the Buddha, said to be derived from Saka, vegetables, but interpreted in Chinese as powerful, strong, and explained by “Neng.” The clan, which is said to have wandered hither from the delta of the Indus, occupied a district of a few thousand square miles lying on the slopes of the Nepalese hills and on the plains to the south. Its capital was Kapilavastu. At the time of the Buddha, the clan was under the suzerainty of Kosala, an adjoining kingdom. Later Buddhists, in order to surpass Brahmans, invented a fabulous line of five kings:

(I)Một dòng họ huyền thoại Vivartakalpa khởi đầu bởi Thiên Tam Muội Đa—A fabulous line of five kings of the Vivartaklapa headed by Mahasammata.

(II)Theo sau đó là năm vị Luân Vương, và vị vua đầu tiên là Đảnh Sanh Vương: Followed by five Cakravarti, the first being Murdhaja.

(III)Theo sau đó là mười chín (19) vua khác, bắt đầu với vua Xả Đế và cuối cùng là vua Đại Thiên—Then came nineteen kings, the first being Catiya, the last Mahadeva.

(IV)Sau đó được kế vị bởi các triều đại của 5.000 vị vua—These were succeeded by dynasties of 5,000 kings.

(V)7.000 vị vua—7,000 kings.

(VI)8.000 vị vua—8,000 kings.

(VII) 9.000 vị vua—9,000 kings.

(VIII)10.000 vị vua—10,000 kings.

(IX)15.000 vị vua—15,000 kings.

(X)Sau đó vua Cồ Đàm mở đầu 1.100 vị vua, cuối cùng bởi vua Iksvaku, ngự trị vùng Potala—After which king Gautama opens a line of 1,100 kings, the last, Iksvaku, reigning at Potala.

(XI)Với dòng vua cuối cùng Iksvaku, người ta nói dòng Thích Ca khởi đầu. Bốn người con của Iksvaku ngự trị vùng Ca Tỳ La Vệ. Thích Ca Mâu Ni là dòng dõi bảy đời của Iksvaku. Về sau thành Ca Tỳ La Vệ bị Trì Quốc tiêu diệt, bốn người sống sót của dòng họ lập nên những vương quốc Udyana, Bamyam, Himatala, và Sambi—With Iksvaku, the sakyas are said to have begun. His four sons reigned at Kapilavastu. Sakyamuni was one of his descendants in the seven generations. Later, after the destruction of Kapilavastu by Virudhaka, four survivors of the family founded the kingdoms of Udyana, Bamyam, Himatala, and Sambi.

Thích Ca Bà: Sakra (skt)—Thiên vương. 

Thích Ca Bồ Tát: Sakya-bodhisattva (skt)—Một trong những tiền kiếp của Phật Thích Ca—One of the previous incarnation of the Buddha.

Thích Ca Đề Bà Nhơn Đà La: Sakra-devendra or Sakro-devanamindra (skt)—Thích Đề Hoàn Nhơn—Thích Đế (Indra).

Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni (skt)—See Thích Ca.

Thích Ca Mâu Ni Như Lai: Sakyamuni Thus Come One—Sakyamuni Tathagata—Vị Phật thứ bảy trong bảy vị cổ Phật—The seventh of the seven ancient Buddhas.

** For more information, please see Thích Ca Mâu Ni Phật in Vietnamese-English Section. 

Thích Ca Mâu Ni Phật:

1)Đức Phật lịch sử, người đã sanh ra trong dòng họ Thích Ca—Nhà Thông Thái của dòng họ Thích Ca—Phật Thích Ca Mâu Ni, vị Phật lịch sử đã sáng lập ra Phật giáo. Ngài tên là Cồ Đàm Sĩ Đạt Đa, đản sanh năm 581-501 trước Tây lịch, là con đầu lòng của vua Tịnh Phạn, trị vì một vương quốc nhỏ mà bây giờ là Nepal và kinh đô là Ca Tỳ La Vệ. Vào tuổi 29 Ngài lìa bỏ cung điện và vợ con, ra đi tìm đường giải thoát chúng sanh. Vào một buổi sáng lúc Ngài 35 tuổi, Ngài đã thực chứng giác ngộ trong khi đang thiền định dưới cội Bồ đề. Từ đó về sau, Ngài đã đi khắp các miền Ấn Độ giảng pháp giúp người giải thoát. Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi—Sakyamuni Buddha—The historical Buddha, who was born into the Sakya clan—The Sage of the Sakyas—A title applied to the Buddha—Historical founder of Buddhism, Gautama Siddhartha, the Buddha Sakyamuni, who was born in 581-501 BC as the first son of King Suddhdana, whose small kingdom with the capital city of Kapilavastu was located in what is now Nepal. At the age of twenty nine, he left his father’s palace and his wife and child in search of the meaning of existence and way to liberate. One morning at the age of thirty five, he realized enlightenment while practicing meditation, seated beneath the Bodhi tree. Thereafter, he spent the rest 45 years to move slowly across India until his death at the age of 80, expounding his teachings to help others to realize the same enlightenment that he had.

2)Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Thích Ca Mâu Ni là vị Thánh của dòng họ Thích Ca. Chữ Thích Ca có nghĩa là nhân từ hay tịnh mặc, là một vị sống độc cư, hay bậc tịch tĩnh trong dòng họ Thích Ca. Sau 500 hay 550 kiếp, cuối cùng Đức Thích Ca Mâu Ni đạt được quả vị Bồ tát, sanh vào cung trời Đâu Suất, và vào ngày 8 tháng tư giáng trần bằng bạch tượng, vào hông phải của Hoàng Hậu Ma Da vợ vua Tịnh Phạn. Năm sau vào ngày 8 tháng hai Hoàng Hậu hạ sanh ngài trong vườn Lâm Tỳ Ni, ở phía đông thành Ca Tỳ La Vệ, nay thuộc Népal. Ngài là con vua Tịnh Phạn, dòng dõi Sát Đế Lợi, cai trị thành Ca Tỳ La Vệ. Hạ sanh ngài được bảy ngày thì Hoàng Hậu Ma Da qua đời, ngài được bà dì tên Ba Xà Ba Đề nuôi nấng dạy dỗ. Ngài vâng lệnh vua cha kết hôn cùng công chúa Da Du Đà La, được một con trai tên La Hầu La. Sau đó Ngài lìa bỏ gia đình ra đi tìm chân lý, trở thành một nhà tu khổ hạnh, cuối cùng vào năm 35 tuổi Ngài chứng ngộ và nhận thức rằng giải thoát khỏi vòng sanh tử không phải do khổ hạnh, mà do nơi giới đức thanh tịnh; những điều nầy ngài giải thích trong Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Cộng đồng Tăng Sĩ của ngài dựa trên đức hạnh và trí tuệ, được biết đến như là Đạo Phật, và Ngài cũng được biết đến như là vị Phật. Ngài nhập diệt khoảng năm 487 trước Tây Lịch, khoảng 8 năm trước Khổng Tử. Tên tộc (gia đình) của ngài là Cồ Đàm, người ta nói Cồ Đàm là tên của toàn bộ tộc—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms composed by Professor Soothill, Sakyamuni, the saint of the sakya tribe. Muni is saint, holy man, sage, ascetic, monk; it is interpreted as benevolent, charitable, kind, also as one who dwells in seclusion. After 500 or 550 previous incarnations, Sakyamuni finally attained to the state of Bodhisattva, was born in the Tusita heaven, and descended as a white elephant, through her right side, into the womb of the immaculate Maya, the purest woman on earth; this was on the 8th day of the 4th month; the following year on the 8th day of the 2nd month he was born from her right side painlessly as she stood under a tree in the Lumbini garden. He was born the son of King Suddhodana, of the Ksatriya caste, ruler of Kapilavastu, and Maya his wife; that Maya died seven days later, leaving him to be brought up by her sister Prajapati; that in due course he was married to Yasodhara who bore him a son, Rahula; that in search of truth he left home, became an ascetic, severely disciplined himself, and finally at 35 years of age, under a tree, realized that the way of release from the chain of rebirth and death lay not in asceticism but in moral purity; this he explained first in his four dogmas, and eightfold noble way. He founded his community on the basis of poverty, chastity, and insight or meditation, and it became known as Buddhism, as he became known as Buddha, The Enlightened. His death was probably in or near 487 B.C., a few years before that of Confucius in 479. The sacerdotal name of his family is Gautama, said to be the original name of the whole clan, Sakya being that of his branch; his personal name was Siddhartha, or Sarvarthasiddha.

Thích Ca Phật Đài: Thích Ca Phật Đài là một tượng đài đẹp nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu, tọa lạc phía tây bắc sườn núi Lớn ở Vũng Tàu. Đây là công trình kiến trúc của hệ phái Phật Giáo Nguyên Thủy, được xây dựng vào năm 1961. Nơi đây gồm hai khu vực: Thiền Lâm Tự ở phía dưới và Thích Ca Phật Đài ở phía trên. Theo từng bậc đá men sườn núi có nhiều pho tượng về sự tích Đức Phật: Tượng Đức Phật Thích Ca Đản Sinh, Thích Ca xuất gia, Thích Ca Thành Đạo, và cây Bồ Đề được Đại Đức Narada cung thỉnh từ Tích Lan về trồng tại đây vào ngày 2 tháng 11 năm 1960. Ở trung tâm là tượng Phật Thích Ca ngồi kiết già trên một tòa sen, cao 10 mét 20, đường kính 6 mét, khánh thành ngày 10 tháng 3 năm 1963. Ở đây còn có tháp xá lợi bát giác, cao 19 mét, bốn phía đặt bốn đỉnh lớn, đất bên trong đỉnh được mang về từ Tứ động tâm (Ấn Độ): Nơi Phật Đản Sanh, Phật Thành Đạo, Phật Chuyển Pháp Luân, Phật Nhập Niết Bàn—Name of a famous statue of Sakyamuni Buddha, or Sakyamuni Buddha Monument, a famous beautiful scenery of Vũng Tàu City, located on the northwest slope of Mount Lớn in Vũng Tàu City. It is an architectural monument of the Theravada Sect, being built in 1961. There are two sections in the area: Thiền Lâm Pagoda is located at the foot of the mountain whereas the Sakyamuni Buddha Monument is on the slope. Along the stone stairs of the mountain slope, one can see many statues illustrating Lord Buddha's biography. That is, the statue of Sakyamuni Buddha at His Holy Birth, that of Sakyamuni entering the monkhood and one statue cast to memorize His Great Enlightenment. One can see also Bo-tree brought from Sri Lanka and planted in the area by Most Venerable Elder Narada on November 2nd, 1963. At the center of the area is placed a Sakyamuni Buddha statue sitting in meditation in cross-legged posture on the lotus pedestal, 10.20 meters high and 6 meters in diameter. The statue was inaugurated on March 10, 1963. Also in this area stands the octogonal stupa for Buddha’s relics, 19 meters high, with four great cauldrons situated in four corners of the stupa. Inside the cauldrons is the soil brought from the four places where Lord Buddha was born, where he received is Great Enlightenment, where he set the Dharma wheel moving and where he reached Parinirvana. 

Thích Ca Sư Tử: Sakyasimha (skt)—The lion of the Sakyas, i.e. the Buddha. 

Thích Ca Tôn: Bậc Chí Tôn của dòng họ Thích Ca, ý nói Phật Thích Ca—The honoured one of the Sakyas, i.e. Sakyamuni.

Thích Ca Văn: Thích Ca Văn Ni—Sakyamuni, the saint of the Sakya tribe—See Thích Ca Mâu Ni.

Thích Ca Văn Ni: See Thích Ca Mâu Ni.

Thích Chí: Satisfied—Content—Pleased.

Thích Chủng: Chủng tử Thích Ca—Bộ tộc Thích Ca hay những đệ tử của Thích Ca, đặc biệt là chư Tăng Ni—The Sakya-seed—The Sakya clan—The disciples of Sakyamuni, especially monks and nuns.

Thích Cung: Cung điện Thích Ca, chính từ nơi đó Thái Tử Sĩ Đạt Đa đã ra đi tìm đạo và đã thành Phật—The Sakya palace, from which prince Siddhartha went forth to become Buddha.

Thích Dụng: Practical—Applicable.

Thích Đáng: Appropriate—Suitable.

Thích Đảo: Đá lộn nhào—To kick over.

Thích Đế: Sakra or Indra (skt)—Đế vương của ba mươi ba tầng trời—Lord of the thrity three Heavens.

Thích Đề Hoàn Nhơn: Sakro-devanamindra or Indra (skt)—Trời Đế Thích, cai trị cõi trời ba mươi ba tầng, được Phật tử coi như thấp hơn Phật, nhưng lại là một vị thiên long hộ pháp—Sakra the Indra of the devas, the sky-god. The god of the nature-gods, ruler of the thirty-three heavens, considered by Buddhists as inferior to the Buddhist saint, but as a deva-protector of Buddhism.

Thích Điển: Kinh điển Thích Giáo—The scriptures of Buddhism.

Thích Gây Gỗ: To be quarrelsome. 

Thích Gia:

1)Người thuộc gia đình Thích Ca—The Sakya family.

2)Người giảng kinh nói pháp: The expounders of Buddhist sutras or scriptures.

Thích Giáo: Phật Giáo—Buddhism—The teaching of the Buddha (Sakyamuni).

Thích Hóa: Thích ứng sự giáo hóa vào hoàn cảnh thật—To adapt teaching to circumstances

Thích Hợp: Rational—Suitable—Appropriate—Fitting—To suite—To fit—To be consonant (agreeable) with.

Thích Hùng: Buddha, the hero of the Sakyas.

Thích Khẩu: Pleasant to the taste.

Thích Khen Ghét Chê: Fond of praise, but loathing of criticism.

Thích Luân: Một biểu hiện của đất hay địa luân—Sakra’s wheel, the discuss of Indra, symbol of the earth.

Thích Luận: The Prajna-paramita-sutra; explanatory discussions, or notes on foundation treaties—See Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh (Prajan Paramita Sutra).

Thích Lữ: Tín đồ Phật giáo—Tăng lữ—Follower or disciple of the Buddha—Buddhist comrade—Buddhists.

Thích Ma Nam: Sakya-Mahanama Kulika (skt)—Thái tử Kulika, một trong năm vị đệ tử đầu tiên của Phật—One of the first five of the Buddha’s disciples, prince Kulika.

Thích Mạc:

1)Bênh vực và chống đối: Pro and con.

·Thích: Thích ý, vui thích, hay bênh vực—Pro.

·Mạc: Không thích ý, không vui thích, hay chống đối—Con. 

2)Thuận và nghịch: According and contrary (to wishes).

·Thích: Thuận—According.

·Mạc: Nghịch—Contrary.

Thích Mệnh: The sovereign commands of the Buddha.

Thích Môn: Phật Giáo—Cửa dẫn vào Thích giáo—The School of Sakyamuni—Buddhism.

Thích Na: Ratna (skt)—Bảo (vật quí)—Precious thing—Jewel.

Thích Na Già La: Ratnakara (skt).

1)Kho báu vật: A jewel mine—The jewel heap.

2)Tên của một cư dân cùng thời với Đức Phật trong thành Tỳ Xá Lê: Name of a native of Vaisali, contemporary of Sakyamuni.

3)Tên của vị Phật hay Bồ Tát: Name of a Buddha or Bodhisattva.

4)Tên của vị Phật thứ 112 trong hiền kiếp: Name of the 112th Buddha of the present kalpa.

Thích Na Thi Khí: Ratnasikhin (skt)—See Thi Khí (3) and (4).

Thích Nghi:

1)Giải thích những nghi nan: Explanation of doubtfull points—Solution of doubts.

2)Thích hợp: Appropriate—Suitable.

Thích Nguy Hiểm: To be fond of danger.

Thích Nhiên: Unexpectedly—Naturally—Suddenly.

Thích Nữ:

1)Những người nữ trong dòng họ Thích Ca: The women of the Sakya clan.

2)Những vị nữ tu trong đạo Phật: Nuns in Buddhism.

Thích Phạm: Đế Thích và Phạm Thiên, cả hai đều là chư thiên hộ pháp—Indra and Brahma (both protectors of Buddhism).

Thích Phong: Phong tục Phật Giáo—The custom of Buddhism.

Thích Sư: Đạo Sư Thích Ca—Phật—The Sakya Teacher—Buddha.

Thích Sư Tử: Sư tử Thích Ca, ý nói Đức Phật—The lion of the Sakyas, Buddha.

Thích Tàn Bạo: To be fond of cruelty.

Thích Tạng: The tripitaka—The Buddhist scriptures—The Sakya thesaurus.

Thích Thị: Họ của bộ tộc Thích Ca—The Sakya clan or family name.

Thích Thú: Pleasant—The tone of pleasure—Interesting.

Thích Tử: Sakyaputriya (skt)—Con Phật, chỉ một vị Tăng, học và thực hành giáo lý nhà Phật—Buddha’s son—Monk—A person who understands and practice deeply the philosophy (teaching) of Buddhism.

Thích Ứng: Adaptability—Appropriate—The adaptability of body, mental factors and consciousness.

Thích Ứng Với Mọi Người: To get along with people.

Thích Ý: Agreeable—Satisfied—Content—Pleased.

Thiêm: Thêm vào—To add—To increase—Additional.

Thiêm Phẩm: Phẩm được thêm vào—Additional chapter or chapters.

Thiêm Thiếp: To be asleep.

Thiểm:

1)Ánh sáng lấp lóe: Flash.

2)Tránh hay lách sang một bên: To get out of the way.

Thiểm Đa: Quỷ—A demon, one of Yama’s names. 

Thiểm Điện Quang: Ánh chớp lóe lên, dùng để ví với sự mau lẹ mãnh liệt của sự việc—Lightening-flashing, therefore awe-inspiring. 

Thiệm: Trợ cấp—To supply—Supplied.

Thiệm Bộ: Jambu (skt)—Một loại cây ăn trái ở Ấn Độ (hồng táo)—A fruit tree in India (a rose apple).

Thiệm Bộ Châu: See Thiệm Bộ Đề.

Thiệm Bộ Đề: See Nam Thiệm Bộ Châu in Vietnamese-English Section, and Jambudvipa in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Thiệm Bộ Kim: Jambunada (skt)—Dòng sông Jambunadi sản sanh ra vàng—The produce of gold from the River Jambunadi.

Thiệm Bộ Nại Đà Kim: Jambunada-suvarna (skt)—Diêm Phù Na Tha—Diêm Phù Tàn Kim—Vàng nơi sông Thiệm Bộ Nại Đà—The gold from the Jambunadi river.

Thiệm Bộ Quang Tượng: Tôn tượng rực rỡ, đặc biệt là tôn tượng của Phật Thích Ca được Ngài Cấp Cô Độc cho đúc—An image of gold glory, especially the image of Sakyamuni attributed to Anathapindaka.

Thiên:

I)Bài văn hay quyển sách: A Text or a book.

II)Nghiêng về một bên hay thiên lệch: On one side—Biased—Partial—Prejudiced—Deflected—One-sided.

III)See Deva.

IV)Dọn đi: To move—To remove.

V)Từ mà người Đông Á dùng để gọi Trời: A term which Eastern Asian peoples used to call “Heaven.”

VI)The sky—The heavens of the gods—The Pure Buddha-Land—Sahasra (thousand). There are many different heavens:

(A)Sơ Thiền Thiên (See Tứ Thiền thiên in Vietnamese-English Section):

1)Phạm Phụ thiên: Brahma-parisadya (p)—The realm of Brahma’s retinue.

2)Phạm Chúng thiên: Brahma-purohita (p)—The realm of Brahma’ ministers.

3)Đại Phạm thiên: Mahabrahma (p)—The realm of the great Brahmas.

(B)Nhị Thiền Thiên (See Tứ Thiền Thiên):

4)Diệu Quang thiên hay Thiểu Quang Thiên: Parittabha (p)—Cõi trời có ít ánh sáng nhất trong cõi Nhị Thiền—Minor Light—The realm of minor lustre.

5)Vô Lượng Quang thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng và vô hạn định—Apramanabha (p)—Infinite Light—The realm of infinite lustre.

6)Cực Quang Tịnh thiên: Quang Âm Thiên—Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ sáng lòa hơn hai cõi trời trên, chiếu khắp mọi nơi. Ở đấy không nghe thấy âm thanh nào; khi các cư dân muốn nói chuyện, một tia sáng thanh tịnh thoát ra khỏi miệng được dùng như ngôn ngữ—Abhasvara—Utmost Light-Purity—The realm of the radiant Brahmas. There are no sounds heard in this heaven; when the inhabitants wish to talk, a ray of pure light comes out of the mouth, which serves as speech. 

(C)Tam Thiền Thiên (See Tứ Thiền thiên):

7)Thiểu Tịnh thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang nhỏ—Parittasubha (p)—Minor Purity—The realm of the Brahmas of minor aura.

8)Vô Lượng Tịnh thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang vô cùng, vô hạn định—Apramanasubha (p)—Infinite Purity—The realm of the Brahmas of infinite aura.

9)Biến Tịnh thiên: Cảnh giới của những vị Phạm Thiên có hào quang vững chắc không lay động—Subhakrusna (p)—Universal Purity—The realm of the Brahmas of steady aura.

(D)Tứ Thiền Thiên (See Tứ Thiền thiên):

10)Phúc Sanh thiên: Punyaprasava—Felicitous birth.

11)Vô Vân thiên: Anabhraka—Cloudless.

12)Quảng Quả thiên: Cảnh trời của những vị Phạm Thiên hưởng quả rộng lớn—Brhatphala—Vehapphala (p)—Large fruitage—The realm of the Brahmas of great reward.

13)Vô Phiền thiên:Asanjnisattva—No vexations, or free of trouble.

14)Vô Nhiệt thiên: Avrha—No heat.

15)Thiện Kiến thiên: Atapa—Beautiful to see.

16)Thiện Hiện thiên: Sudrsa—Sudassa (p)—Beautiful appearing—The beautiful realm.

17)Sắc Cứu Cánh thiên: Sudarsana—The end of form.

18)Vô Tưởng thiên: Akanistha—The heaven above thought—The realm of mindless beings.

(E)Chư thiên khác: Other devas:

19)Quang Âm thiên: Abhasvara—Light-sound heavens.

20)Cực Quang Tịnh thiên: The heavens of utmost light and purity (one of the second dhyana heavens).

21)Địa Cư Thiên: Indra’s heaven on the top of Sumeru.

22)Không Cư Thiên: Heaven in space.

23)Tự Tại Thiên: Isvaradeva—King of the devas—God of Free Will—God of Free Movement.

24)Diệu Hỷ Túc thiên: The heaven full of wonderful joy. 

25)Biện Tài Thiên Nữ: Goddess of eloquence.

26)Diệu Âm Nhạc Thiên: Sarasvati—The wife or female energy of Brahma—Biện Tài Thiên Nữ.

27)Đại Kiết Tường thiên: Mahasri. 

** For more information, please see Tam 

Chủng Thiên.

Thiên Ái: Devanampriya—Beloved of the gods (natural fools, simpletons, or the ignorants).

Thiên Ân: Hòa Thượng Thích Thiên Ân, một trong những danh Tăng Việt Nam tại Hoa Kỳ trong thời cận đại. Ông thuộc dòng Thiền Lâm Tế. Vào năm 1966, ông sang Hoa Kỳ thuyết giảng tại Đại Học UCLA. Năm 1967, ông bắt đầu giảng dạy tại Trung Tâm Thiền Phật Giáo Thế Giới tại Hollywood. Năm 1973, trường nầy trở thành trường Đại Học Đông Phương. Sau cuộc thay đổi chính trị tại Việt Nam vào năm 1975, ông hoạt động rất tích cực giúp đở những người tỵ nạn trên đất Mỹ—Most Venerable Thích Thiên Ân, one of the most outstanding Vietnamese monks in the United States in the modern era. He was trained in the Lin-Chi Lineage. He came to the USA in 1966 to lecture at UCLA. In 1967, he began to teach at Hollywood Founded International Buddhist Meditation Center, later in 1973 it became a college and University of Oriental Studies in Los Angeles. After the political change over in Vietnam in 1975, he was active in helping Vietnamese refugees in the USA.

Thiên Bách Ức Hóa Thân Phật: The hundred thousand myriad Transformation bodies of the Buddha—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy về Thiên Bách Ức Hóa Thân Phật như sau: “Này thiện tri thức! Sao gọi là Thiên Bách Ức Hóa Thân? Nếu chẳng nghĩ muôn pháp thì tánh vốn như không, một niệm suy nghĩ gọi là biến hóa. Suy nghĩ việc ác là hóa làm địa ngục, suy nghĩ việc thiện thì hóa làm thiên đường, độc hại thì hóa làm rồng rắn, từ bi thì hóa làm Bồ Tát, trí huệ thì hóa làm thượng giới, ngu si thì hóa làm hạ giới. Tự tánh biến hóa rất là nhiều, người mê không hay tỉnh giác, mỗi niệm khởi ác thường đi trong con đường ác, xoay về một niệm thiện, trí huệ liền sanh, đây gọi là Tự Tánh Hóa Thân Phật.”—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, the Sixth Patriarch taught: “Good Knowing Advisors! What are the hundred thousand myriad Transformation bodies of the Buddha? If you are free of any thought of the ten thousand dharmas, then your nature is basically like emptiness, but in one thought of calculation, transformation occurs. Evil thoughts are being tranformed into hell-beings and good thoughts into heavenly beings. Viciousness is transformed into dragons and snakes, and compassion into Bodhisattvas. Wisdom is transformed into the upper realms, and delusion into the lower realms. The transformations of the self-nature are extremely many, and yet the confused person, unawakened to that truth, continually gives rise to evil and walks evil paths. Turn a single thought back to goodness, and wisdom is produced. That is the Transformation-body of the Buddha within your self-nature.”

Thiên Bẩm: Inborn—Innate.

Thiên Bộ: The classes of devas—The host of devas—The host of heaven.

Thiên Bộ Luận Sư: Ngài Long Thọ Bồ Tát viết 1000 (thiên) bộ luận. Thế Thân hay Thiên Thân Bồ Tát căn cứ vào Tiểu Thừa mà viết 500 bộ luận Tiểu Thừa, rồi sau đó lại viết thêm 500 bộ luận Đại Thừa—Master of a thousand sastras, a title for Nagarjuna (Long Thọ) and Vasubandhu (Thế Thân Bồ Tát). 

Thiên Bộ Thiện Thần: Thiên bộ thiện thần gồm Phạm thiên, Trời Đế Thích, Tứ thiên vương và các vị long thần hộ pháp khác—Brahma, Indra, the four devaloka-rajas, and the other spirit guardians of Buddhism.

Thiên Cái: A Buddha’s canopy, or umbrella—A nimbus of rays of light—A halo.

Thiên Căn: Tượng Dương Vật của Thần Siva, mà Huyền Trang đã tìm thấy trong các đình miếu ở Ấn Độ; ông nói rằng những người Ấn Giáo đã “sùng bái tượng nầy không biết ngượng”—The phallic emblem of Siva, which Hsuan-Tsang found in the emples of India; he says the Hindus “worship it without being ashamed.”

Thiên Cẩu: Ulka (skt)—The heavenly dog—A meteor—A star in Argo.

Thiên Chân: Bhutatathata (skt).

1)Chân lý tự nhiên, không phải do con người tạo ra; chân như hay bản tánh thật thường hằng nơi vạn hữu, thanh tịnh và không thay đổi, như biển đối nghịch lại với sóng (bản chất cố hữu của nước là phẳng lặng và thanh tịnh chứ không dập dồn như sóng)—Permanent reality underlying all phenomena, pure and unchanged, such as the sea in contrast with the waves.

2)Nghĩa lý về cái “không” của Tiểu Thừa chỉ thiên lệch về một bên chứ không siêu việt như cái “không” của Đại Thừa: The Hinayana doctrine of unreality, a one-sided dogma in contrast with transcendental reality of Mahayana.

Thiên Chân Độc Lãng: Chân như là sự chiếu sáng duy nhứt. Đây là lời tuyên bố quả quyết của Đạo Thúy thời nhà Đường với nhà sư Nhật Bản Truyền Giáo. Hiểu được cơ bản của chân như sẽ làm sáng tỏ mọi thứ, kể cả Phật quả—The fundamental reality, or the bhutatathata, is the only illumination. It is a dictum of Tao-Sui of the T’ang to the famous Japanese monk Dengyo. The apprehension of this fundamental reality makes all things clear, including the universality of Buddhahood.

Thiên Chân Phật:

1)Chân Như: The Bhutatathata—The real or ultimate Buddha.

2)Tên khác của Pháp thân Phật: Another name for the Dharmakaya, the source of all life.

Thiên Chấp: Chấp về một phía—To hold firmly to a one-sided interpretation. 

Thiên Chủ: Devapati (skt)—Thiên chủ của chư Thiên, danh hiệu của trời Đế Thích, thiên chủ của cõi trời dục thiên thứ sáu—The lord of devas, a title of Indra—Lord of the sixth heaven of desire. He is also opposing the Buddha-truth.

Thiên Chủ Giáo Pháp: Devendra-samaya (skt)—Giáo pháp của Thiên Chủ—Doctrinal method of the lord of devas—A work on royalty in the possession of a son of Rajabalendraketu.

Thiên Chúa Giáo: Catholic or Christianity—Hai mươi thế kỷ trước, chúa Giê Su đã sáng lập ra Thiên Chúa giáo, và tín đồ Thiên Chúa xem chúa Giê Su như là con của Thượng đế. Đây là tôn giáo cải cách từ Do Thái giáo, theo đó họ xem Đức Chúa Trời là vị duy nhất sanh ra trời, đất, và vạn vật. Theo bộ Tân và Cựu Ước thì vũ trụ trước đây là một khoảng mênh mông mù mịt. Nhờ quyền phép của Đức Chúa Trời mà trong bảy ngày đã tạo thành mặt trời, mặt trăng, tinh tú, đất, nước, sông, cây cối, người và vật. Vào ngày thứ bảy, Ngài lấy chút đất hà hơi thành ra ông A Đam, đồng thời lấy chút đất khác cùng một miếng xương sườn rồi hà hơi vào thành ra bà Ê Và. Hai người ấy lấy nhau và sống như vợ chồng trong Vườn Địa Đàng. Sau vì phạm tội ăn trái cấm trong vườn nên cả hai bị đày xuống cõi trần làm thủy tổ loài người. Từ đó con cháu loài người đều bị bó buộc trong tội tổ tông truyền. Theo giáo lý đạo Thiên Chúa thì ai biết tôn trọng, kính thờ, và vâng lời Chúa sẽ được lên Thiên Đàng đời đời sống hạnh phúc; trái lại sẽ bị đọa xuống địa ngục—Twenty centuries ago, Jesus Christ, the founder of Christianity and regarded by Christians as the son of God, reformed an old Hebrew religion according to which God is the only creator of the universe and sentient beings. From the Old and New Testaments, it is said that the universe at the start was a dark and immense expanse. God with His supernatural powers and magic created within seven days the sun, moon, stars, earth, water, mountains, vegetation, man, and animals. On the seventh day of creation, God breathed into the dust of the earth to create Adam. He also created Eve by breathing into some dust mixed with the rib of Adam. They were told to dwell in the Garden of Eden as husband and wife. But after they had eaten the forbidden fruit of the Tree of Knowledge of Good and Evil, they were evicted from the Garden and condemned to live on earth as originators of mankind. From that time, mankind had to suffer from the original sin. According to the Catholic doctrine, whoever knows how to respect, venerate and obey God will be saved to live happily in Heaven forever; those who do not will be banished into Hell. 

Thiên Chúng: The host of heaven, includes Brahma, Indra, and all their host.

Thiên Chúng Ngũ Tướng: Năm dấu hiệu tiến gần về sự chết của chư thiên—The five signs of approaching demise (death) among the devas—See Ngũ Suy.

Thiên Chức: Natural duty.

Thiên Cơ: Natural capacity—The nature bestowed by Heaven.

Thiên Cổ:

1)Cổ xưa lâu đời: Antiquity.

2)Trống trời: Theo Phẩm 15 Kinh Hoa Nghiêm, ở Thiện Pháp Đường nơi cõi Trời Đao Lợi có một cái trống chẳng đánh mà tự nhiên phát diệu âm, cảnh báo chúng thiên trên cõi Trời nầy rằng đời vô thường và luôn bị nghiệp báo chi phối. Chư Thiên trên tầng trời nầy nghe tiếng trống bèn kéo nhau nghe Trời Đế Thích nói pháp vi diệu khiến họ đều phát tâm làm lành lánh dữ. Do vậy chư Phật còn có danh hiệu là Thiên Cổ hay Trống Trời. Lúc trống trời vang lên thì chúng ma đều sợ hãi bỏ chạy—According to the Flower Adornment Sutra, Chapter 15, in the Good Law Hall of Trayas-trimsas heavens, there is a deva-drum which sounds of itseft, warning the inhabitants of the thirty-three heavens that even their life is impermanent and subject to karma; at the sound of the drum Indra preaches against excess. Hence it is a title of Buddhas as the geat law-drum, who warns, exhorts, and encourages the good and freightens the evil and demons. . 

Thiên Cổ Âm: Vân Tự Tại Đăng Vương—Dundubhisvara-raja (skt)—Lord of the sound of celestial drums, such as thunder. Name of each of 2,000 kotis of Buddhas who attained Buddhahood.

Thiên Cổ Lôi Âm Phật: Cổ Âm Như Lai—Divyadundubhimeghanirghosa (skt)—Một trong năm vị Phật trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, ở phía bắc của nhóm trung tâm. Người ta nói đây là pháp thân hay “Đẳng Lưu” thân của Phật Thích Ca. Vị Phật nầy cũng được biết đến như là Bất Động Tôn tương ứng với A Súc Bệ Phật—One of the five Buddhas in the Garbhadhatu mandala, on the north of the central group; said to be one of the dharmakaya of Sakyamuni or his universal emanation body; it is known as Immutably-Honoured One corresponding with Aksobhya. 

Thiên Công: Eternalists believe that there exists a so-called Creator who created all creatures.

Thiên Cung:

1)Cung của cõi trời: The deva bow—The rainbow.

2)Devapura—Devaloka—The palace of devas—The abode of the gods—Heavenly palace.

3)Cung trời thứ sáu nằm trên núi Tu Di, giữa thế giới và Phạm Thiên giới—The six celestial world situated above the Meru, between the earth and the Brahmalokas.

4)The deva-bow—The rainbow.

** For more information, please see Thiên—Tam Chủng Thiên—Tứ Chủng Thiên—Ngũ Chủng Thiên.

Thiên Cung Bảo Tạng: Thư viện chứa kinh tạng—Tàng kinh các—Tàng kinh các nơi cung trời Đâu Suất trong cung của Đức Di Lặc—A library of the sutras—The treasury of all the sutras in the Tusita Heaven in Maitreya’s palace.

Thiên Cư:

1)The abode of the gods.

2)To change one’s residence.

Thiên Dân: Chư Thiên cư ngụ trên các cõi trời—Heavenly beings or beings who live in the various Heavens—See Thiên.

Thiên Đản: Hở một bên vai, như mặc áo cà sa choàng qua vai phải và để hở vai trái. Đây là dấu hiệu của sự tôn kính—Bare on one side, i.e. to wear the toga, or robe, over the right shoulder, baring the other as a mark of respect.

Thiên Đàng: Heaven.

Thiên Đao Lợi: See Trời Đao Lợi.

Thiên Đạo: Deva-gati—Devasopana (skt).

1)Cõi trời, cảnh giới cao nhất trong lục đạo, gồm 18 tầng trời sắc giới và bốn tầng trời vô sắc giới. Một nơi hưởng phước, nhưng không là nơi để tiến lên quả vị Bồ Tát—The highest of the six paths—The realm of devas includes the eighteen heavens of form and four of formlessness. A place of enjoyment, where the meritorious enjoy the fruits of good karma, but not a place of progress toward bodhisattva perfection.

2)Đạo Trời: Đạo tự nhiên, lý tự nhiên, hay qui luật tự nhiên—The Tao of Heaven—According to the Taoists, natural law or cosmic energy is the origin and law of all things.

Thiên Đế:

1)Vua của cõi Trời: King or emperor of Heaven—Heaven.

2)Nhân Đà La: Thích Ca—Thích Ca Bà—Indra.

3)Vua Trời Đế Thích, vua của cung trời Đao Lợi, một trong những vị trời của Ấn Độ thời cổ. Vua cõi trời chiến đấu chống lại ma quỷ bằng kim cang chùy. Phật giáo xem vị nầy như là vị trời hộ pháp, thấp hơn Phật và các vị đã chứng ngộ Bồ Đề: Sakra, king of the devaloka. One of the ancient gods of India, the god of the sky who fights the demons with his vajra or thunderbolt. He is inferior to the trimurti, Brahma, Visnu, and Siva, having taken the place of Varuna or sky. Buddhism adopted him as its defender, though, like all the gods, he is considered inferior to a Buddha or any who have attained bodhi. 

Thiên Đế Sinh Lư Thai: Thiên Đế thác sanh vào thai lừa—Theo Kinh Pháp Cú kể lại, thì có một truyện tích kể lại vụ trời Đế Thích biết mình sắp thác sanh vào thai lừa nên lòng buồn bã không nguôi. Người khác bảo rằng muốn thoát khỏi cảnh nầy chỉ có cách là tin Phật. Trước khi ông tới được Phật thì đã thác và thấy mình tái sanh vào bụng lừa. Tuy nhiên, lời nguyện của ông đã có hiệu quả vì chủ lừa đánh lừa mẹ quá mạnh đến sẩy thai và Thiên Đế được trở về kiếp cũ và lên gặp Phật—According to the Dharmapada Sutra, Lord of devas, born in the womb of an ass, a Buddhist fable, that Indra knowing he was to be reborn from the womb of an ass, in sorrow sought to escape his fate, and was told that trust in Buddha was the only way. Before he reached Buddha his life came to an end and he found himself in the ass. His resolve, however, had proved effective, for the master of the ass beat her so hard that she dropped her foal dead. Thus Indra returned to his former existence and began his ascent to Buddha.

Thiên Đế Thích: Đế Thích Thiên—Trời Đế Thích, vị chúa tể của cung trời Đao Lợi cùng họ với Phật Thích Ca—Sakra, king of the devaloka.

Thiên Đế Thích Thành: Còn gọi là Hỷ Kiến Thành hay Thiên Kiến Thành, thành của Thiên Đế, vua của chư thiên. Thủ phủ của ba mươi ba tầng Trời Đế Thích. Cũng gọi là Thiện Kiến Thành hay Hỷ Kiến Thành—The city of beautiful, or the city of Sakra, the Lord of devas. The chief city or capital of the thirty-three Indra-heavens. Also called the Sudarsana city good to behold, or city a joy to behold.

Thiên Địa Kính: The mirror of heaven and earth (The Prajna-paramita sutra).

Thiên Định: Externalists believe in a so-called Determinism: everything is predetermined by God.

Thiên Đô: To move the capital.

Thiên Đốc: Một hình thức viết sai của người Trung Hoa về chữ Ấn Độ—T’ien-Tu, an erroneous form of Yin-Tu or India.

Thiên Đồng: Thiên đồng hộ pháp, những thiên đồng sứ giả của chư Phật và chư Bồ Tát—Divine youths, such as deva guardians of the Buddha-law who appear as Mercuries, or youthful messengers of the Buddhas and Bodhisattvas.

Thiên Đồng Sơn: Một nhóm tự viện nổi tiếng gần núi Thiên Đồng, cũng được gọi là núi Thái Bạch; đây là một trong năm núi nổi tiếng của Trung Quốc—A famous group of monasteries in the mountain near Ningpo, also called Venus planet mountain; this is one of the five famous mountains of China.

Thiên Đức Bình:

1)Bình chứa công đức của chư thiên: The vase of deva (divine) virtue, i.e. the bodhi heart, all that one desires comes from it.

2)Như Ý Châu: The talismanic pearl.

3)Thiên Ý Thụ: Mỗi cõi trời dục giới đều có một cây Thiên Ý, sanh ra tất cả những gì mà chư thiên mong muốn—The deva tree, the tree in each devaloka which produces whatever the devas desire.

Thiên Đường: The mansions of the devas, located between the earth and the Brahmalokas—The heaven halls—Heaven. 

Thiên Đường Địa Ngục: The heavens and the hells, places of reward or punishment for moral conduct.

Thiên Giáo:

1)Quyền giáo: Partial or relative teaching.

2)Tông Thiên Thai cho rằng giáo thuyết Thiên Thai là “Viên Giáo,” bao gồm hết tất cả những lời Phật dạy, trong khi Pháp Tướng và Tam Luận chỉ là Quyền giáo. Tông nầy cũng xem ba giáo Tạng, Thông, Biệt là quyền giáo—Partial or relative teaching; T’ien-T’ai regarded its own teaching as the complete, or final and all-embracing teaching of the Buddha, while that of Madhyamika school of Nagarjuna and Dharmalaksana schools were partial and imperfect; in like manner, the three schools of Pitaka, Intermediate, and Separate were also partial and imperfect.

** For more information, please see Quyền

Giáo in Vietnamese-English Section. 

Thiên Giới: See Thiên Đạo.

Thiên Giới Lực Sĩ: See Thiên Đạo.

Thiên Hạ: People—The whole world.

Thiên Hạnh: A bodhisattva’s natural or spontaneous correspondence with fundamental law. One of the five natures of Bodhisattvas in the Nirvana Sutra (Kinh Niết Bàn).

Thiên Hậu: Queen of Heaven.

Thiên Hình Vạn Trạng: Multiform.

Thiên Hoa: Thiên hoa được kể trong Kinh Pháp Hoa có bốn loại—Deva or divine flowers, stated in the Lotus Sutra as of four kinds: 

1)Mạn Đà La (màu trắng): Mandaras (white in color).

2)Ma Ha Mạn Đà La (màu trắng): Mahamandaras (white in color).

3)Mạn Thù Sa (màu đỏ): Manjusakas (red in color).

4)Ma Ha Mạn Thù Sa (màu đỏ): Mahamanjusakas (red in color).

Thiên Hóa: Chết—To pass away—To be taken away—To die.

Thiên Họa: Deva lines or pictures.

Thiên Hoàng: Deva-king.

Thiên Hoàng Tự: Chùa Thiên Hoàng nơi trụ trì của Sư Đạo Ngộ dưới thời nhà Đường—T’ien-Huang monastery where Tao-Wu master resided during the T’ang dynasty.

Thiên Hưng: Tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chưa biết thời điểm xây dựng chùa, chỉ biết năm Minh Mạng thứ 6 (1825), chùa Thiên Hưng chỉ là một thảo am. Năm 1893, chùa được sư Thanh Chân, tức là đại sư Viên Giác sau nầy, phát nguyện trùng tu, với sự hỗ trợ của một mệnh phụ tên là Tôn Nữ Thanh Lương. Do đó chùa đã thay đổi cảnh sắc và qui mô, chuyển tranh thành ngói, và có pháp khí tốt đẹp, tượng đồng được đúc, tượng gỗ được thếp vàng lại, làm cho cảnh chùa sáng sủa hơn. Năm 1911, Hòa Thượng Thanh Tú cùng với đồ đệ và giáo hội đã trùng tu lại chùa, khiến cho cảnh chùa uy nghi tráng lệ hơn xưa. Vào năm 1927, Hòa Thượng Quảng Tu trùng tu chánh điện. Năm 1935, chùa được ban biển ngạch sắc tứ và Hòa Thượng được ban giới đạo độ điệp. Chùa Thiên Hưng hiện vẫn còn giữ được hệ thống tượng thờ từ cuối thế kỷ thứ 19—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. The date of building of the temple is unknown. It is merely recorded that in the sixth year of king Minh Mạng’s reign, Thiên Hưng temple was only a thatched house. In 1893, a monk named Thanh Chân, later he became great master Viên Giác, committed himself to rebuild the temple with the assistance of a noble lady named Tôn Nữ Thanh Lương. As a result, the appearance and structure of the temple were changed considerably. Thatch was changed to tiles, bronze statues were introduced and some wooden statues were gilded, giving the temple a brighter look. In 1911, Most Venerable Thanh Tú together with his disciples and the congregation, rebuilt the temple, giving it a more impressive and magnificent appearance. In 1927, Most Venerable Quảng Tu rebuilt the main hall. In 1935, Thiên Hưng temple was recognized as national temple by the throne and Most Venerable Quảng Tu was honoured by the king with “Giới Đạo Độ Điệp.” The temple still remains its system of statues from the late nineteenth century.

Thiên Hương: Deva incense—Celestial perfume—Divine or excellent incense.

Thiên Hướng: Tendency—Inclination.

Thiên Hữu: Existence and joy as a deva, derived from previous devotion, the fourth of the seven forms of existence.

Thiên Hữu Chấp: Kiến giải thiên về một bên cho vạn hữu là có và chấp chặt vào đó—Strong attachment to the idea of a real existence of all things.

Thiên Khẩu: Miệng Trời—Phép của Bà La Môn coi lửa là miệng trời, hỏa thiêu vật cúng thì chư Thiên được ăn. Đây là nguồn gốc của Hộ Ma Cúng—The mouth of Brahma, or the gods, a synonym for fire, as that element devours the offerings; to this the homa, or fire altar cult is attributed, fire becoming the object of worship for good fortune. Fire is also said to speak for or tell the will of the gods.

Thiên Kiến: Partial idea.

Thiên La Quốc: The kingdom of the king with kalmasapada (with spotted or striped feet).

Thiên Lệch: Partial.

Thiên Long: Thiên Long bao gồm—Devas and nagas includes:

1)Chư Long Thiên: Nagas together with the Devas.

2)Phạm Thiên: Brahma.

3)Đế Thích: Indra.

Thiên Long Bát Bộ:

(A)Thiên long và các chúng khác trong bát bộ, đã có trong truyền thuyết cổ Ấn Độ; tuy nhiên, thường được dùng trong Kinh điển Phật giáo—Devas, nagas and others of the eight classes—The eight groups of demon followers which existed in ancient Indian legends; however, they were often utilized in Buddhist sutras to suggest the diversity of the Buddha’s audiences.

(B)Bát bộ chúng hay tám loại chúng gồm chư thiên, hay phi nhân được xem như là những thiên long hộ pháp, hay những vị cùng đến tham dự những buổi pháp hội của Phật—Eight classes of divinities, or eight kinds of gods and demi-gods. These are various classes of non-human beings that are regarded as protectors of Buddhist Dharma and Buddhism as part of the audience attending the Buddha’s sermons. 

(C)Phân loại—Categories:

1)Thiên chúng: Deva (skr)—Chư Thiên trong các cõi trời (sáu cõi trời Dục Giới, bốn trời Tứ Thiền Sắc Giới, Tứ Không Xứ)—Devas, gods, or angels in the Heavens.

2)Long chúng: Nagas (skt)—Rồng—Dragons—Heavenly dragons.

3)Dạ Xoa chúng: Yaksas (skt)—Quỷ bay cực nhanh, giữ các cửa trời, có liên hệ tới trời Đâu Suất, nhưng thường thấy nơi cõi người—Extremely fast demons that guard Heaven’s Gates, sometimes associated with the Tusita Heaven, but usually located on the human plane (realm).

4)Càn Thát Bà chúng: Gandharvas (skt)—Thần âm nhạc nơi cõi trời Đế Thích—Musician Angels for the Cakra Heaven Kings.

5)A Tu La chúng: Asuras (skt)—Thần chiến đấu thường ở núi và đáy biển quanh những triền bọc quanh núi Tu Di, bên dưới cõi trời Tứ Thiên Vương—War gods, or evil spirits which live on the slopes of Mount Meru, below the lowest heavenly sphere, that of the four Guardian Kings.

6)Ca Lâu La chúng: Garudas (skt)—Thần chim đại bàng cánh vàng, dài đến 3.360.000 dặm—Heavenly (celestial) birds with golden wing spans of approximately 3,360,000 miles.

7)Khẩn Na La chúng: Kinnaras (skt)—Nửa giống người nửa giống thần, có tài trổi nhạc—Heavenly beings with human bodies and animal heads (half-horse, half-men).

8)Ma Hầu La Già chúng: Mahoragas (skt)—Thần mãng xà (rắn lớn) có thân dài trên 100 dậm—Serpent or Snake gods with body length over 100 miles.

Thiên Long Dạ Xoa: Devas, nagas, yaksas.

Thiên Lôi: God of thunder.

Thiên Lực Sĩ: See Thiên Đạo.

Thiên Ma: Deva Mara (skt).

1)Một trong tứ ma trên cõi trời thứ sáu, thường che lấp hay cản trở chơn lý Phật giáo—Celestial demons—Demons in heavens—One of the four maras who dwells in the sixth heaven (Paranirmita-vasavartin), at the top of the Kamadhatu, with his innumerable host, whence he constantly obstructs the Buddha-truth and followers.

2)Danh từ nầy tiêu biểu cho những người lý tưởng luôn tìm cách quấy phá Đạo Phật—This symbolizes idealistic people who disturb Buddhism.

3)Sát Giả: Thường làm những chuyện phóng dật hại thân—The slayer.

4)Ba Tuần: Còn gọi là Ác Ái (là loại ma vương xuất hiện trong thời Phật còn tại thế)—The mara who is sinful of love or desire, as he sends his daughters to seduce the saints.

5)Ba Ty Dạ: Papiyan (skt)—Một loại ma vương đặc biệt hồi Phật còn tại thế—The evil one. He is the special Mara of the Sakyamuni period.

Thiên Ma Ngoại Đạo: Thiên ma và ngoại đạo đều là kẻ thù của chân lý—Maras and heretics are both enemies of Buddha-truth.

Thiên Mệnh: Ngoại đạo tin rằng có cái gọi là “Thiên mệnh”—Externalists believe that there exists so called “Decree of God and destiny (fate).”

Thiên Môn: Cửa hông, cửa mà tội nhân bị tống khứ (nói về cửa hông của địa ngục)—A side door, one through which offenders are expelled.

Thiên Mụ: Chùa Thiên Mụ ở Huế, Trung Việt, là một trong những ngôi chùa nổi tiếng ở Việt Nam với hơn 500 năm lịch sử. Chùa được xây vào khoảng thế kỷ thứ 15, tọa lạc trên bờ bắc sông Hương, cách Huế khoảng 10 cây số về phía tây. Năm 1601, khi chúa Nguyễn Hoàng từ Quảng Trị vào tuần du Hóa Châu, thì chùa chỉ còn là phế tích. Chúa bèn cho trùng tu lại nhưng vẫn giữ tên là Thiên Mụ. Năm 1664, chúa Nguyễn Phước Tần cho trùng tu lần nữa. Năm 1695, Hòa Thượng Thạch Liêm đã ghé lại đây vài tháng trong khi chờ thuận gió để trở về Trung Quốc. Năm 1710, chúa Nguyễn Phước Châu cho đúc đại hồng chung nặng 3.284 cân và đích thân làm bài minh khắc trên chuông. Đây là một trong những đại hồng chung lớn nhất ở Việt Nam. Năm 1714, chúa cho trùng tu chùa lần nữa. Có lẽ vì quá hâm mộ thầy bổn sư là Hòa Thượng Thạch Liêm nên chúa cho khắc long vị và tôn là Hòa Thượng khai sơn của chùa dù chùa có đã lâu trước khi Hòa Thượng đến Việt Nam. Năm 1815, vua Gia Long cho trùng tu chùa lần nữa và cử Hòa Thượng Đạo Trung làm trụ trì. Năm 1831, vua Minh Mạng cho trùng tu chùa. Năm 1844, vua Thiệu Trị cho trùng tu chùa. Năm 1892, vua Thành Thái cho trùng tu chùa lần nữa. Sau năm 1945, Hòa Thượng Đôn Hậu được cử làm trụ trì chùa, ngài đã cho trùng tu lại chùa trên qui mô rộng lớn như chúng ta thấy ngày nay—A temple in Hue, Central Vietnam, one of the famous temples in Vietnam with more than 500 year-long- history. The temple was built in the fifteenth century, located at the north side of the Perfume River, about 10 kilometers west of Huế. In 1601, when Lord Nguyễn Hoàng from Quảng Trị came to Hóa Châu, now Hue, the temple had been ruined completely. The Lord had the temple rebuilt with its old name. In 1664, Lord Nguyễn Phước Tần had it rebuilt again. In 1695, Most Venerable Thạch Liêm stayed here for several months while awaiting the monsoon favorable for his return to China by sea. In 1710, Lord Nguyễn Phước Châu ordered to cast a great-size bell, about 3,285 pounds, and he himself composed the eulogy to be carved on the bell. This is one of the biggest bells in Vietnam. In 1714, Lord Nguyễn had it rebuilt again. It might be because of Lord Nguyễn Phước Châu’s admiration for Most Venerable Thạch Liêm, his original master, so he recognized the monk as the founder of the temple, despite the fact that the temple had actually been built a long time before the arrival of Thạch Liêm. In 1815, king Gia Long had the temple rebuilt again and assigned Most Venerable Đạo Trung the head of the temple. In 1831, king Minh Mạng had it rebuilt. In 1844, king Thiệu Trị ordered to build a seven-storey stupa named Phước Duyên. In 1892, king Thành Thái had it rebuilt again. After 1945, Most Venerable Đôn Hậu was designated head monk of the temple. He carried out a large scale reconstruction giving the temple its vitality as we can see now.

Thiên Mục: Đề mục—A subject or text exposed on a slip. 

Thiên Ngục: The heavens and hells—Devalokas and purgatories.

Thiên Ngữ: Tiếng Trời chỉ tiếng Phạn, Bà La Môn tự cho tiếng Phạn là tiếng Trời—The deva language (the language of Brahma or Sanskrit).

Thiên Nhạc:

1)Nhạc trời hay nhạc của chư Thiên—Heavenly (Celestial) music—The music of the inhabitants of the heavens.

2)Một trong ba thứ hỷ lạc của chư Thiên: One of the three “joys” of that of those in the heavens.

Thiên Nhãn: Divyacaksus (skt)—

1)Mắt trời hay là mắt của thiên thú, thần thông thứ nhứt. Thiên nhãn là mắt không bị giới hạn, thấy tất cả mọi thứ lớn nhỏ, xa gần, thấy tất cả chúng sanh trong tam đồ lục đạo. Thiên nhãn có thể đạt được bằng “tu đắc” qua thiền định hay “báo đắc” do tu phước mà được—Divine eyes, the first abhijna. Divine sight is unlimited vision which all things are open to it, large and small, near and distant, the destiny of all beings in future rebirths. It may be obtained among men by their human eyes through the practice of meditation, and as a reward or natural possession by those born in the deva heavens.

2)Một trong năm loại Nhãn: One of the five classes of eyes.

Thiên Nhãn A Na Luật: Divine sight of Aniruddha.

·Thời Đức Phật còn tại thế, có vị Phạm Vương tên Nghiêm Tịnh, cùng với một muôn Phạm Vương khác, phóng ánh sáng trong sạch rực rỡ đến chỗ ngài A Na Luật cúi đầu lễ và hỏi, “Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy xa được bao nhiêu?”—At the time of the Buddha, a Brahma called ‘The Gloriously Pure’ together with an entourage of ten thousand devas sent off rays of light, came to Aniruddha’s place, bowed their heads to salute him and asked: “How far does your deva eye see?”

·A Na Luật liền đáp, ‘Nhơn giả, tôi thấy cõi Tam thiên Đại thiên Thế giới của Phật Thích Ca Mâu Ni đây như thấy trái Am ma lặc trong bàn tay vậy.” Aniruddha replied: “Virtuous one, I see the land of Sakyamuni Buddha in the great chiliocosm like an amala fruit held in my hand.”

·Lúc đó ông Duy Ma Cật đến nói với A Na Luật: “Thưa ngài A Na Luật! Thiên nhãn của ngài thấy đó làm ra tướng mà thấy hay là không làm ra tướng mà thấy? Nếu như làm ra tướng mà thấy thì khác gì ngũ thông của ngoại đạo? Nếu không làm ra tướng mà thấy thì là vô vi, lẽ ra không thấy chứ?”—Vimalakirti (suddenly) came and said: “Aniruddha, when your deva eye sees, does it see form or formlessness? If it sees form, you are no better than those heretics who have won five supernatural powers. If you see formlessness, your deva eye is non-active (we wei) and should be unseeing.’

·Lúc ấy A Na Luật nín lặng—Aniruddha kept silent.

·Các vị Phạm Thiên nghe ông Duy Ma Cật nói lời ấy rồi đặng chỗ chưa từng có, liền làm lễ hỏi ông rằng: “Bạch ngài ở trong đời ai là người có chơn thiên nhãn?”—And the devas praised Vimalakirti for what they had not heard before, They then paid reverence and asked him: “Is there anyone in this world who has realized the real deva eye?”

·Trưởng giả Duy Ma Cật đáp: “Có Phật Thế Tôn được chơn Thiên nhãn, thường ở tam muội, thấy suốt các cõi Phật không có hai tướng.”—Vimalakirti replied: “There is the Buddha who has realized the real deva eye; He is always in the state of samadhi and sees all Buddha lands without (giving raise to) the duality (of subjective eye and objective form).”

Thiên Nhãn Lực: Một trong mười lực của Phật—The power of the celestial or deva eye, one of the ten powers of a Buddha. 

Thiên Nhãn Minh: Thiên nhãn của một vị Thánh, khiến vị nầy có thể thấy được những kiếp tái sanh của chính mình và chúng sanh, đây là một trong tam minh—Clear vision of the saint, or supernatural insight which enables him to know the future rebirths of himself and all beings (future mortal conditions), one of the three enlightenments.

Thiên Nhãn Thiên: Deva who has thousand eyes

Thiên Nhãn Thông:

1)Có khả năng thấy được những diễn biến từ xa, cũng như thấy được luân hồi sanh tử của chúng sanh—Celestial (Divine) Eye—Can see death and rebirth—Power to see anywhere any time—The eye with which we can see very distant things—Ability to see things and events at great distance—Ability to see the births and deaths of sentient beings everywhere.

2)Mắt của những người thực tập thôi miên: The vision of those who practice hypnotism.

Thiên Nhãn Trí: The wisdom obtained by the deva eye.

Thiên Nhãn Trí Chứng Thông: Theo Câu Xá Luận, lục thông đều lấy trí làm thể, làm lực dụng chứng tri sự phân biệt và thông đạt vô ngại. Thiên nhãn trí chứng thông là dựa vào trí tuệ được khởi lên bởi thiên nhãn—According to the Kosa sastra, the wisdom or knowledge that can see things as they really are is the complete universal knowledge and assurance of the deva eye.

Thiên Nhãn Trí Thông Nguyện: Lời nguyện thứ sáu trong 48 lời nguyện của Phật A Di Đà, ngài sẽ chẳng thành Phật cho đến khi nào pháp giới chúng sanh đều đạt được thiên nhãn—The sixth of Amitabha’s forty-eight vows, that he would not enter the final stage until all beings had obtained this divine vision. 

Thiên Nhân: Devas and men—Superior persons.

Thiên Nhân Đạo Sư: See Thiên Nhân Sư in Vietnamese-English Section.

Thiên Nhân Sư: Sasta Deva-manusyanam (skt)—Xá Đa Đề Bà Ma Thố Xá Nam—Xá Đa Đề Bà Ma Mâu Nam.

1)Vị giáo sư bậc thầy của trời và người: An Unequaled teacher of Humans and Heavenly beings. He reveals goodness and morality, and he is able to save. 

2)Một trong các danh hiệu của Phật: One of the ten titles (epithets) of a Buddha. 

Thiên Nhân Tán Hoa Thân Thượng: The story of a man who saw a disembodied ghost beating a corpse which he said was his body that had led him into all sins, and further on an angel stroking and scattering flowers on a corpse, which he said was the body he had just left, always his friend.

Thiên Nhĩ Thông: Divyasrotra (skt)—Một trong lục thông, nghe và hiểu mọi ngôn ngữ—The Divine (Celestial—Deva) Ear—Supernatural or transcendental hearing—Power to hear and understand all languages—One of the six miraculous powers—Ability to hear the sounds of human and nonhumans, distant and near sounds.

Thiên Nhĩ Trí Chứng Thông: See Thiên Nhĩ Trí Thông.

Thiên Nhĩ Trí Thông: Thần thông thứ nhì trong lục thông, có khả năng nghe và hiểu tiếng nói trong sắc giới—The second of the six abhijnas (lục thông) by which devas in the form-world, certain arhats through the fourth dhyana, and others can hear all sounds and understand all languages in the realms of form, with resulting wisdom. 

Thiên Nhĩ Trí Thông Nguyện: Lời nguyện thứ bảy trong bốn mươi tám lời nguyện của Đức Phật A Di Đà, nguyện chẳng thành Phật cho đến khi nào tất cả chúng sanh đều có được Thiên Nhĩ Thông—The seventh of the forty-eight vows of Amitabha, not to become Buddha until all obtain the divine ear.

Thiên Nhiên: Natural.

Thiên Nhiên Chân Như-Phi Nhân Tạo Tác: Thiên nhiên chi chân như, phi nhân tạo tác giả—Nature—Natural reality, not of human creation.

Thiên Nữ: Devakanya or Apsaras (skt)—Goddess—Female deity—Attendants on the regents of the sun and the moon—Wives of Gandharvas.

Thiên Phú: Inborn—Innate—Connate.

Thiên Phúc Tự: Tên của một ngôi chùa cổ, tọa lạc trong phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, Bắc Việt Nam. Chùa còn có tên là Sùng Phúc Tự hay chùa Bộc. Chùa được xây dựng từ rất lâu, là nơi thanh vắng, giữa rừng tĩnh mịch. Đời vua Lê Hy Tông, năm 1676, có vị Tăng tên Trương Trung Bá cùng với nhân dân trong vùng đứng lên xây lại chùa sau khi bị chiến tranh tàn phá. Chùa lại được trùng tu vào năm 1792, năm Quang Trung năm thứ tư, và được đổi tên là Thiên Phúc. Trước năm 1945, Hòa Thượng Chính Công đã khai trường thuyết pháp, đa phần Tăng Ni tài giỏi đều xuất thân từ chùa nầy—Name of an ancient temple, located in Khương Thượng quarter, Đống Đa district, Hanoi City, North Vietnam. It is also called Sùng Phúc Tự, or Chùa Bộc. It was built a long time ago in a beautiful, deserted place in the middle of an iron-wood forest (exythrophloeum fordii). In the Lê Hy Tông dynasty, in 1676, Ch’an Master Trương Trung Bá and local people rebuilt the temple that was damaged by the war. It was rebuilt again in 1792, the fourth Quang Trung year and renamed Thiên Phúc Temple. Before 1945, Most Venerable Chính Công was Head of the temple. He organized a school to propagate the Buddha’s Dharma in decades. Lots of monks and nuns were students of this school.

Thiên Quan: A deva crown, surpassing human thought.

Thiên Quỷ:

1)Chư Thiên và ma quỷ: Devas and demons.

2)Tái sanh vào cõi chư Thiên và quỷ: Reincarnation among devas and demons.

Thiên Sam: Loại áo của chư Tăng mặc phủ qua một vai, có người nói phủ vai phải, lại có người nói phải phủ vai trái (tất cả chỉ là hình tướng bên ngoài, nội tâm mới là phần quan trọng)—The monk’s toga, or robe, thrown over one shoulder, some say the right, others the left. 

Thiên Sư:

1)Thầy dạy của vua: Preceptor of the emperor.

2)Danh hiệu của Sư Nhất Hành: A title of the monk I-Hsing.

3)Danh hiệu của giáo chủ Lão Giáo: A title of Taoist Pope.

Thiên Sứ: Deva-messegers—Divine (heaven) messengers, especially those of Yama—See Tam Thiên Sứ and Ngũ Đại Sứ Giả.

Thiên Tai: Calamity—Disaster.

Thiên Tài: Genius.

Thiên Tải: One thousand years.

Thiên Tào: The court of Heaven.

Thiên Tắc: Natural principle.

Thiên Tâm: Partial mind (heart)—Partiality.

Thiên Thai: The T’ien T’ai or Heavenly terrace mountain.

Thiên Thai Bát Giáo: See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Thiên Thai Cửu Tổ: Chín vị Tổ liên tiếp của Tông Thiên Thai—The sucession of the nine founders of the T’ien-T’ai Sect—The nine patriarchs of the T’ien-T’ai Sect:

1)Long Thọ: Long Thọ được xem là Cao Tổ của tông Thiên Thai—Nagarjuna was considered as the founder of the T’ien-T’ai School—See Nagarjuna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

2)Huệ Văn (505-577): Nhị Tổ—Hui-Wen—See Huệ Văn. 

3)Huệ Tư: Tam Tổ Huệ Tư—Hui-Su—See Huệ Tư.

4)Trí Giả: Tứ Tổ Trí Khải—Chih-Chê (Chih-I)—See Trí Khải.

5)Quán Đảnh: Ngũ Tổ Quán Đảnh—Kuan-Ting—See Quán Đảnh (3).

6)Pháp Hoa: Lục Tổ Pháp Hoa—Fa-Hua.

7)Thiên Cung: Thất Tổ Thiên Cung—T’ien-Kung.

8)Tả Khê: Bát Tổ Tả Khê—Tso-Ch’i.

9)Trạm Nhiên: Cửu Tổ Trạm Nhiên—Chan-Jan—See Trạm Nhiên. 

Thiên Thai Đại Sư: T’ien-T’ai Great Master—Chih-I (Thạch Khải)—Vị sư đã sáng lập ra tông phái Thiên Thai, ngài tên Đức An, họ Trần (538-597 sau Tây Lịch). Ngài theo học tu và chịu ảnh hưởng rất lớn với Sư Huệ Tư ở Hồ Nam. Ngài thấy được trong Kinh Pháp Hoa một lối diễn giảng đúng nghĩa của Đại Thừa Giáo. Vào năm 575 sau Tây Lịch, lần đầu tiên ngài đến núi Thiên Thai và sáng lập tông phái nầy tại đó. Giáo thuyết của tông phái nầy trở thành căn bản cho các trường phái Phật giáo tại Đại Hàn và Nhật Bản sau nầy—The monk who founded T’ien-T’ai Sect—The actual founder of the T’ien-T’ai school, Chih-I, his name was Tê-An, and his surname Ch’ên (538-597 AD). He studied under Hui-Ssu of Hunan, he was greatly influenced by his teaching; and found in the Lotus Sutra the real interpretation of Mahayanism. In 575 AD, he first came to T’ien-T’ai and established his school, which in turn was the foundation of important Buddhist schools in Korea and Japan—See Thiên Thai Sơn.

Thiên Thai Đức Thiều Thiền Sư: Zen master T’ien-Te-Shao—See Đức Thiều Thiền Sư.

Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo: Bốn giáo pháp được định nghĩa bởi tông Thiên Thai—The four modes of teaching, defined by the T’ien-T’ai:

1)Đốn Giáo: Direct Teaching.

2)Tiệm Giáo: Gradual Teaching.

3)Mật Giáo: Esoteric Teaching.

4)Bất Định Giáo: Indefinite Teaching.

Thiên Thai Hóa Pháp Tứ Giáo: The four periods of teaching.

1)Tạng Giáo: Tạng Giáo Tiểu Thừa—The Tripitaka Teaching, or the Pitaka School was that of Hinayana.

2)Thông Giáo: Thông Giáo là giai đoạn phát triển đầu tiên của Phật Giáo Đại Thừa với đầy đủ Tam Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát). Giáo thuyết triển khai của Thông giáo nối liền Thông Giáo với Biệt Giáo và Viên Giáo—Interrelated Teaching, or intermediate school, was the first stage of Mahayana, having in it elements of all the three vehicles (sravaka, pratyekabuddha, and bodhisattva). Its developing doctrine linked it with Hinayana on the one hand and on the other hand with the two further developments of the “separate” or “differentiated” Mahayana teaching, and perfect teaching.

3)Biệt Giáo: Differentiated Teaching.

4)Viên Giáo: Tên khác của Bí Mật giáo—Complete, Perfect, or Final Teaching; a name for the esoteric sect.

Thiên Thai Luật: Luật của tông Thiên Thai hay còn gọi là Đại Thừa Viên Đốn Giới—The laws (which are ascribed as the Mahayana perfect and immediate moral precepts) of the T’ien-T’ai sect as given in:

1)Luật đã được Phật nói tới trong Kinh Pháp Hoa: The commandments which the Buddha mentioned in the Lotus Sutra.

2)Mười Giới trọng: The ten primary commandments in the Brahma’s Net Sutra—See Mười Giới Trọng Của Chư Bồ Tát Trong Kinh Phạm Võng.

3)Bốn Mươi Tám Giới Khinh (Kinh Phạm Võng): Forty-eight secondary commandments of the Brahma’s net Sutra (Brahmajala)—See Bốn Mươi Tám Giới Khinh.

Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo: (Five Periods and Eight Teachings of the T’ien T’ai school)—Đây là cách xếp loại những lời Phật dạy theo quan điểm của phái Thiên Thai, do Trí Giả Đại Sư người Trung Quốc thiết lập. Phái Thiên Thai, học thuyết dựa vào Kinh Diệu Pháp Liên Hoa và thừa nhận Ngài Long Thọ Bồ tát làm trưởng lão đầu tiên của mình. Trường phái nầy lợi dụng tất cả mọi phương tiện nhằm đạt tới đại giác. Qua việc phân loại tiến trình giảng kinh và học thuyết Phật thành năm thời kỳ và Tám Giáo Lý (bốn loại giáo lý cộng thêm bốn phương pháp giảng giải) chứng tỏ trường phái nầy hệ thống hóa sự thuyết giảng của Phật—A classification of the Buddha’s teachings from the standpoint of the T’ien-T’ai sect, made by its Chinese founder Chih-I. The school of Celestial Platform of which doctrine is based on the Lotus Sutra and sees Nagarjuna as its first patriarch. This sect takes advantage of all expedients to practice to attain enlightenment. The classification of sutras and the teachings of Buddha into five periods (or five stages) and eight teachings (four doctrines plus four methods of expounding them) represents and attempt to systematize the teachings of Buddha:

A)Năm Thời Kỳ, trong đó thời Hoa Nghiêm kéo dài 21 ngày, thời A Hàm kéo dài 12 năm, thời Phương Quảng kéo dài 8 năm, thời Bát Nhã kéo dài 22 năm, và thời Niết Bàn kéo dài 8 năm—Five Periods in which the Avatamsaka period lasted for twenty-one days, the Agama period for twelve years, the Vaipulya period for eight years, the Prajna period for twenty-two years, and the Nirvana period for eight years:

1)Thời kỳ Hoa Nghiêm: Thời Hoa Nghiêm không phải là thuần viên vì nó gồm cả biệt giáo. Thời kỳ nầy kéo dài ba tuần lễ và Phật đã thuyết giảng ngay sau khi Ngài đạt được đại giác. Với giáo thuyết nầy, Đức Phật muốn đánh thức các đệ tử của Ngài, nhưng vì giáo pháp quá thậm thâm nên đa phần các đệ tử của Ngài đã không hiểu được những lời thuyết giảng nầy, tức là ý tưởng cho rằng vũ trụ là biểu hiện của cái tuyệt đối. Nói chung, giáo lý được giảng dạy trong thời kỳ nầy là pháp tự chứng của Phật trong sự đại giác của Ngài, nghĩa là khai thị về sự giác ngộ của Ngài. Thính chúng không thể thấu triệt nổi nên họ như câm như điếc—The Time of the Wreath is not yet pure ‘round’ because it includes the Distinct Doctrine. The period of the Buddhavatamsaka-Sutra, which lasted for three weeks and the Buddha taught immediately after his enlightenment. With this teaching, the Buddha awoke his disciples to the greatness of Buddhism; however, it was too profound for them to grasp and most of his disciples did not understand the principal idea of the sutra, that the universe is the expression of the absolute. Generally speaking, the first period was was the Time of Wreath. The doctrine taught in this period was what the Buddha had conceived in his Great Enlightenment, i.e., the elucidation of his Enlightenment itself. His disciples could not understand him at all and they stood as if they were “deaf and dumb.”

2)Thời kỳ A Hàm: Thời kỳ thứ hai còn gọi là thời Lộc Uyển. Thời Lộc Uyển chỉ phiến diện vì chỉ giảng các kiến giải Tiểu Thừa. Sau khi Đức Phật thấy rằng không đệ tử nào của Ngài sẳn sàng tiếp nhận và hiểu nổi kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật bèn giảng các kinh A Hàm nguyên thủy để khế hợp với những kẻ căn tánh thấp kém. Chúng đệ tử của Ngài bây giờ có thể tuân theo lời dạy của Ngài và thực hành một cách xứng lý để đạt được quả vị A La Hán. Thời kỳ nầy còn được gọi là thời dụ dẫn, tức là thời kỳ mà mỗi người được dẫn dụ để đi đến giáo lý cao hơn. Trong giai đoạn nầy, Đức Phật không dạy toàn bộ giáo điển nữa, mà Ngài chỉ dạy những gì mà các môn đồ có thể hiểu được. Ngài trình bày về khổ, không, vô thường, vô ngã, Tứ diệu đế, Bát chánh đạo và Thập nhị nhân duyên, vân vân, nhằm giúp chúng sanh giải thoát khỏi tam đồ lục đạo. Giai đoạn nầy kéo dài 12 năm. Giáo thuyết nầy tương xứng với giáo thuyết của Phật giáo Nguyên Thủy—The second period, also called the “Time of the Deer Park.” The Time of the Deer Park is only one-sided as it teaches only Hinayanistic views. Perceiving that his disciples were not yet ready for the teachings of the Avatamsaka Sutra, the Buddha next preached the early Agamas to suit the people of the inferior capacity. His disciples were now able to follow his teaching and practiced accordingly in order to attain the fruition of arhat or saintly position. This period is also called the Time of Inducement, or a period in which the people were attracted to the higher doctrine. In the period of the Agama-Sutra. In this period, the Buddha did not teach the complete truth, but only what his disciples could understand. He presented the truths of suffering, emptiness, impermanence, egolessness, the four noble truths, the eightfold noble path and conditioned arising, etc., which help free people from the three realms and six paths. This phase lasted twelve years. The teachings in this period correspond to the Theravada teachings.

3)Thời kỳ Phương Quảng hay thời kỳ phôi thai của Phật giáo Đại Thừa: Thời Phương Đẳng giảng cùng lúc cả bốn giáo thuyết nhưng vẫn còn tương đối. Trong giai đoạn kéo dài tám năm nầy, Đức Phật bác bỏ sự luyến chấp vào Tiểu Thừa và hướng dẫn đệ tử đi vào nẻo Đại Thừa. Đức Phật bắt đầu thuyết giảng về Đại thừa và tính ưu việt của Bồ tát, cũng như làm sáng tỏ sự thống nhất giữa Phật và người, giữa cái tuyệt đối và tương đối. Đây là thời kỳ mà những người Tiểu Thừa quy đầu sang giáo lý Đại Thừa và vì mục đích nầy mà Đức Phật đã giảng các kinh Phương Đẳng, tức triển khai, kinh Đại Nhật Như Lai và kinh Duy Ma Cật. Vì Phật thường hay khiển trách các vị La Hán do tà kiến hay thiên kiến của họ, nên thời kỳ nầy còn được gọi là thời “Đàn Ha.” Các vị Tiểu Thừa, theo giảng luận của Phật, thức tỉnh về những thiên kiến của mình và học hỏi để thấy giá trị Đại Thừa—The period of the Vaipulya-Sutra or the period of the introductory Mahayana. The Time of Development teaches all four doctrines together and therefore is still relative. In this eight-year period, the Buddha taught the first level of the Mahayana. During this phase the Buddha refuted his disciples’ attachment to the Lesser Vehicle and directed them toward provisional Mahayana. He stressed the superiority of a bodhisattva. He clarified the unity of Buddha and sentient beings, of absolute and relative. This was the time when the Hinayanistic people were converted to the Mahayana doctrine and for that purpose the Buddha preached what we call “Vaipulya” or developed texts, Maha-Vairocana and Vimalakirti Sutras. As the Buddha often rebuked the arhats for their wrong or short-sighted views, this period is called the Time of Rebuke. The Hinayanists, after the Buddha’s reasoning, became aware of the short-sightedness and learned to appreciate Mahayana. 

4)Thời kỳ Bát Nhã hay Liên Hoa: Thời Bát Nhã chủ yếu giảng Viên giáo nhưng còn liên hệ Thông giáo và Biệt giáo. Do đó nó chưa hoàn toàn viên mãn. Trong 22 năm của thời kỳ nầy, Đức Phật thuyết giảng giáo pháp Đại Thừa ở cấp cao hơn và bác bỏ sự luyến chấp Tiểu Đại của các hàng đệ tử. Đức Phật đã giảng về tính hư không trong Kinh Bát Nhã. Trong thời kỳ nầy, Đức Phật giảng thuyết kinh Bát Nhã và mọi ý niệm biện biệt và chấp thủ đều bị quyết liệt loại bỏ. Bởi vậy, nó được gọi là thời “Đào Thải.” Suốt trong thời kỳ nầy, giáo lý về “không” được giảng dạy, nhưng chính “không” lại bị phủ nhận. Do đó, thời Bát Nhã cũng được gọi là thời “Hội Nhất Thiết Pháp,” nghĩa là bác bỏ mọi phân tích và thống nhất chúng lại—The period of Prajnaparamita-Sutra or Lotus-Sutra. The Time of Wisdom mainly teaches the Round Doctrine and yet is linked with the Common and Distinct Doctrines. Therefore, it is not quite perfect or complete. This phase lasted twenty-two years, in which the Buddha expounded a higher level of provisional Mahayana and refuted his disciples’ attachment to the distinction between Theravada and Mahayana by teaching the doctrine non-substantiality or emptiness. He taught the teachings of shunyata in the Prajnaparamita-sutra, and all the ideas of distinction and acquisition were mercilessly rejected. It is therefore, called the Tome of Selection. During this period, the doctrine of “Void” was taught but the “Void” itself was again negated. In the end everything reverts to the ultimate Void. So the time of Priajna was also called the Time of Exploring and Uniting of the Dharmas, denying all analysis and unifying them all in one. 

5)Thời kỳ Pháp Hoa và Niết Bàn: Trong tám năm cuối đời, Đức Phật thuyết giảng trực tiếp từ những kinh nghiệm mà Ngài đã giác ngộ. Ngài đã giảng về tính đồng nhứt tuyệt đối giữa các mặt đối lập và về sự hạn hẹp của Tam thừa (Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát) nên Ngài đã chỉ dạy cách hòa lẫn nhau thành Nhất thừa (một cỗ xe duy nhất): Phật thừa. Thời kỳ nầy còn gọi là thời Pháp Hoa. Trong thời kỳ nầy, sự truy cứu hay phân tích và dung hợp về các học thuyết được giảng dạy. Quan điểm về Tam thừa Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát có thể đạt được Thánh quả chỉ là một giáo thuyết “khai mở” tạm thời để cuối cùng cả ba đều được “hội” về Phật Thừa. Như thế thời thứ năm đặc biệt được gọi là thời “Khai Hội.” Nhân duyên xuất hiện ở thế gian của Phật là cứu độ tất cả chúng sanh và nhân duyên ấy chỉ có thể được hoàn thành bởi Kinh Pháp Hoa. Do đó Pháp Hoa là giáo lý rốt ráo trong tất cả những giáo lý của Phật, và là vua của tất cả các kinh. Thời kỳ Pháp Hoa là thời kỳ thuần “Viên” và tối thượng. Vì ở đây nhân duyên xuất hiện thế gian của Phật được biểu lộ đầy đủ. Kinh phụ thuộc, Niết Bàn, tóm tắt những gì Phật đã dạy trong suốt cả cuộc đời của Ngài, nghĩa là Tam thừa và Tứ giáo đều được xóa bỏ do hội tam thừa về nhất thừa và hợp tứ giáo thành viên giáo cứu cánh. Như vậy, tất cả giáo lý của Phật sau cùng đều quy tụ vào Pháp Hoa mà tông Thiên Thai coi như là giáo lý tối thượng của Phật giáo—The period of the Mahaparinirvana-Sutra, also called the period of the Lotus-Sutra. In the last eight years of his life, the Buddha taught directly from his own enlightenment, fully revealing the truth. He emphasized the absolute identity of all opposites and the temporary and provisional nature of the three vehicles of Sravakas, Pratyeka-buddhas and Bodhisattvas. Then he taught how to validify and merge them into a single vehicle or Ekayana or Buddhayana. This period was also called the Time of the Lotus. Here the exploring or analyzing and the uniting of the doctrines are taught. The view that the three Vehicles of Hearers, Self-Enlightened Ones and Would-Be Buddhas can obtain saintly fruition was only an exploring, a temporary teaching, but the three finally were united into one Vehicle, or “Uniting.” Thus the fifth period is especially called the Time of “Opening and Meeting.” The object of the appearance of the Buddha was to save all beings and that object can be accomplished only by the Lotus. Therefore, the Lotus is the ultimate doctrine among all the Buddha’s teachings and is the king of all the sutras. The Time of the Lotus alone is purely ‘round’ and superlatively excellent, wherein the purpose of the Buddha’s advent on earth is fully and completely expressed. The supplementary Nirvana Sutra summarizes that the Buddha had preached during his whole life, i.e., the three Vehicles and the four doctrines were dismissed by converting the three Vehicles to One Vehicle and combining the four doctrines with the one ultimate Round Doctrine. Thus, all teachings of the Buddha are absorbed finally into the Lotus which is considered by the T’ien-T’ai to be the Supreme Doctrine of all Buddhism. 

B)Bát giáo—Eight methods: Tám giáo còn gọi là Bát Giáo, tức là tám khoa hay tám phương thức giáo hóa của Phật dạy cho chúng sanh tu hành. Bát Giáo chia ra làm bốn về phương pháp và bốn về nội dung—Eight Doctrines are eight methods or means used by the Buddha to teach sentient beings to cultivate. Eight teachings, four of which are methods, and the rest four are contents:

a)Bốn phương pháp—Four methods:

1)Đốn giáo—Instantaneous Doctrine: Ở đây Đức Phật tuyên thuyết về sở chứng của Ngài mà không cần đến phương tiện nào cả, đây là thời Hoa Nghiêm. Phương pháp đốn giáo nầy được những người thượng căn thượng trí áp dụng, vì những người nầy có khả năng hiểu được chân lý bằng trực giác. Đốn giáo là giáo pháp đốn ngộ hay ngộ cấp kỳ tức là pháp môn trực chỉ dành cho những hành giả thượng căn trong nhà Thiền—The Sudden (Abrupt) Doctrine, in which the Buddha preached what he had conceived without using any expediency, this is the time of the Wreath. This sudden method or the method of the Buddhavatamsaka-Sutra, which is to be used with the most talented students who understand the truth directly. Instantaneous or Sudden Doctrine is Dharma teachings which will lead to a fast awakening and enlightenment such as Zen Buddhism, reserved for those at the highest level of cultivators. 

2)Tiệm giáo—Gradual or Deliberate Doctrine: Đức Phật dùng “Tiệm Giáo” dẫn dụ mọi người đi lần vào sự tư duy sâu thẳm, dùng tất cả mọi phương tiện, đây là thời Lộc Uyển, Phương Đẳng và Bát Nhã. Phương pháp “Tiệm Giáo” nầy được đại đa số áp dụng vì nó đi từ thấp đến cao, từ căn bản đến phức tạp như Pháp Môn Tịnh Độ. Phương pháp nầy bao hàm các thời kỳ A Hàm, Phương Quảng và Bát Nhã—The Buddha utilized the “Gradual Doctrine” to induce people gradually into deeper thinking, using all sorts of measures, this is the time of the Deer Park, of Development and of Wisdom. The Gradual Doctrine teaches cultivators to gain enlightenment gradually from lower to higher levels such as the Pureland Dharma Door. This gradual method or the method of Agama, Vaipulya and Parinirvana-sutras. This method is utilized by the majority of people because it progresses from the elementary to more complex teachings.

3)Mật giáo—Esoteric Doctrine: Trên thực tế, đây là giáo lý bí mật bất định, nó không nhất định và biến thiên vì thính giả khuất lấp nhau bởi sức thần thông của Phật và mỗi người nghĩ rằng Phật chỉ giảng cho riêng mình mà thôi. Phương pháp bí truyền chỉ được Phật dùng khi nói riêng với một người và chỉ có người đó hiểu được. Khác với Thông giáo, Mật giáo dạy về nghĩa thâm mật của Phật giáo. Phương pháp dạy hành giả về cách bắt ấn, trì chú, tam mật tương ưng, tức thân thành Phật. Thân khẩu ý của hành giả tương ưng với thân khẩu ý của Phật—The Secret Teaching. In fact, it is a mystical indeterminate doctrine. It is indeterminate and varied because many a listener is concealed from another by the Buddha’s supernatural power and each thinks that the Buddha is teaching him alone. Thus all hear separately and variously. Such indeterminacy exists from the time of the Wreath to the time of Wisdom. The secret method, which was used by the Buddha only when addressing to one person, in which case the Buddha was understood by this only person. Opposite to the Common Doctrine, this Dharma is passed on at a hidden level and has the characteristics of the deepest and most profound meanings of Buddhism. This doctrine teaches cultivators to recite mantras, make Buddha seals with hands, etc. If the three karmas of the cultivators become one with the Buddha, then the cultivators will attain Buddhahood. Meaning if the cultivators’ Mind, Spech and Body is similar to that of the Buddha, then Buddhahood is attained.

4)Bất Định giáo—Indefinite or Indeterminate Doctrine: Giáo lý bất định, không bí mật mà Phật dùng khi có mặt nhiều đệ tử khác trình độ nhau, nhưng đều hiểu lời Phật giảng. Giáo pháp mà Phật tùy theo căn cơ nghi thuyết dạy, chớ không nhứt định là phải thuộc riêng về một căn cơ nào cả—The Indeterminate Doctrine, non-mystical indeterminate doctrine, in which though the students have different levels, they still understood his words in different ways (all listeners know that all are hearing together and yet they hear differently and understand vaiously). The Buddha used Indefinte Doctrine to teach sentient beings with different levels of understanding.

b)Bốn nội dung—Four contents:

5)Tiểu Thừa hay Tạng Giáo—Pitaka Doctrine: Tạng giáo là các pháp môn tu học có dạy chung trong Tam Tạng kinh luật và luận. A Hàm và tất cả giáo lý Tiểu Thừa, như được thấy trong văn học Tỳ Bà Sa, thích hợp với Thanh văn và Duyên giác—The Doctrine of Tripitaka teaching (Scriptures) or Pitaka (Storage) Doctrine includes various Dharma Doors of cultivation taught to all in the Tripitaka or 'Three Storages.’ (Sutra, Precept Pitaka, and Upadesa Pitaka or commentary of Sutra). Agamas or traditions of discourses and all Hinayana doctrines, such as those found in the Vaibhasika literature, appropriate for Sravakas and Pratyeka-buddhas.

6)Thông Giáo—Common Doctrine: Chung cho tất cả ba thừa và là giáo lý sơ cơ của Đại Thừa. Trong khi một vị sơ tâm Bồ Tát theo những tu tập như các vị trong tam thừa, thì một đại Bồ Tát thâm nhập cảnh giới của Biệt Giáo và Viên Giáo. Đây là giáo thuyết tổng quát, dành cho cả Tiểu lẫn Đại thừa, nhằm chỉ dạy cho Thanh văn, Duyên giác và Bồ tát trong giai đoạn phát triển đầu tiên. Giáo pháp nầy dạy chung cho tất cả ba căn cơ thượng trung hạ và cả ba thừa Tiểu Trung Đại: The Doctrine Common to All or the connecting teaching. It is common to the three Vehicles and is elementary doctrine of Mahayana. While an inferior Bodhisattva follows the same practices as the people of the three Vehicles, a superior Bodhisattva will penetrate into “Distinct Doctrine” and “Doctrine of Perfection.” This general teaching, which is for both Hinayana and Mahayana. And is meant for Sravakas, Pratyeka-buddhas and Bodhisattvas in their first level of progress. The Common Doctrine or Apparent Doctrine refers to the teachings used collectively to reach all three levels of sentient beings High, Intermediate, and Low.

7)Biệt Giáo—Specific Doctrine: Đây là học thuyết thuần nhất Đại Thừa và chỉ dành riêng cho Bồ Tát. Tạng giáo và Thông giáo chỉ giảng về cái “không” phiến diện hay “thiên không,” Biệt giáo giảng về Trung Đạo, và do đó nó riêng biệt. Có người nói Biệt Giáo là pháp dạy riêng cho mỗi căn cơ hoặc Thượng, hoặc Trung, hoặc Hạ, cùng ba thừa, hoặc riêng cho Tiểu Thừa Thanh Văn, hoặc riêng cho Trung Thừa Duyên Giác, hoặc riêng cho Đại Thừa Bồ Tát—The Distinct Doctrine or special teaching for Mahayana Bodhisattvas. The Doctrine of Pitakas and the Doctrine Common to all teach the simple one-sided “Void” while this doctrine teaches the Middle Path, and, therefore, is distinct and separate. Someone says that Specific Doctrine include teachings geared specifically to each level of High, Intermediate, or Low of the three vehicles which include Sravakas or Lesser Vehicle, or Pratyeka-Buddhas or Intermediate Vehicle, or Mahayana Bodhisattvas or Greater Vehicle. 

8)Viên giáo—Perfect Doctrine: Học thuyết hoàn hảo hay tròn đầy, thuyết giảng con đường giữa. Viên có nghĩa là toàn thiện, biến mãn, viên mãn, viên thông. Biệt giáo giảng về một “trung đạo” độc lập và cách biệt, và chỉ một phương tiện riêng biệt, còn Viên giáo là giáo pháp tròn đầy, giảng vể Trung Đạo của viên thông và quán triệt. Do đó, nó không phải là một trung đạo cách biệt, phiến diện, mà là một trung đạo thực thể, hoàn toàn hòa hợp , trên lý thuyết cũng như thực tế. Như thế “Viên” có nghĩa là một pháp chứa đựng tất cả các pháp, nghĩa là “Nhất tức nhất thiết và nhất thiết tức nhất.” Viên giáo còn gọi là “Đại Thừa Giáo Pháp Tối Thượng Thừa” như giáo pháp trong Kinh Hoa Nghiêm chỉ chuyên dạy cho các hàng Bố Tát Đại Sĩ Pháp Thân, từ Thập Trụ đến Thập Địa Bồ Tát—The complete, round teaching, or perfect teaching that of the Middle-Way. “Round” means perfection, all pervading, all fulfilling, all permeating. The Distinct Doctrine teaches an independent and separate Middle Path and is simple-separate mean, while the Round Doctrine, the most complete and penetrating which teaches the Middle Path of perfect permeation and mutual identification. Therefore, it is not a separate, one-sided Middle Path, but the Middle Path as noumenon, perfectly harmonious, theoretically and practically. Thus “round” means that one element contains all elements, i.e., the principle of “One is all and all is one.” The Perfect Doctrine is also called the ultimate teaching of Mahayana Buddhism. It is the most complete and penetrating teaching used to teach the Maha-Bodhisattvas, or Enlightened Beings striving to attain the Ultimate Enlightenment of Buddhahood, such as the teachings in the Avatamsaka Sutra, which were taught specifically for the Great Strength Dharma Body Maha-Bodhisattvas from Ten-Entrances to Ten-Grounds Maha-Bodhisattvas. 

Thiên Thai Nhị Ứng Thân: Tông Thiên Thai lập ra hai loại thân—T’ien-T’ai sect has the distinction of two kinds of nirmanakaya.

1)Thắng Ứng Thân: Superior or supernatural Nirmanakaya.

2)Liệt Ứng Thân: Inferior or natural Nirmanakaya.

Thiên Thai Sơn: Núi Thiên Thai, nơi xuất phát của tông phái Thiên Thai. Tên Thiên Thai dùng để chỉ chân núi Tiên Hà Lĩnh, Thai Châu, miền Nam Trung Hoa, nơi có “Tam Đài Lục Tinh,” nơi mà Chih-I (Trí Khải) hay Đại Sư Thiên Thai đã xây dựng những tự viện và sáng lập ra tông phái nầy—The T’ien-T’ai or Heavenly Terrace mountain, T’ai-Chou, South China, the location of the T’ien-T’ai sect; its name is attributed to the “Three Stairs Six Stars” at the foot of Ursa Major, under which it is supposed to be, but more likely because of its height and appearance. It gives its name to a hsien in the Chekiang T’aichow prefecture, southwest of Ningpo. The monastery, or group of monasteries was founded there by Chih-I, who is known as the T’ien-T’ai Great Master. 

Thiên Thai Tam Giáo: Ba giáo của Thiên Thai tông. Theo tông Thiên Thai thì giáo thuyết của Phật Thích Ca được chia làm ba loại—Three modes of Sakyamuni’s teaching, according to the T’ien T’ai:

(A) Đại Cương Tam Giáo:

1)Đốn giáo: Tức thì khai ngộ—The sudden or immediate teaching, by which the learner is taught the whole truth at once.

2)Tiệm giáo: Từ từ khai ngộ—The gradual teaching.

3)Bất định giáo: The undetermined or variable method whereby he is taught what he is capable of receiving.

(B) Quyền Môn Tam Giáo:

1)Tiệm Giáo: Gradual Teaching.

2)Đốn Giáo Immediate Teaching.

3)Viên Giáo: Perfect teaching—The last being found in the final or complete doctrine of the Lotus Sutra.

(C)

1)Tam Tạng Giáo: The Tripitaka doctrine or orthodox Hinayana.

2)Thông Giáo: Intermediate, or interrelated doctrine, such as Hinayana-cum-Mahayana.

3)Biệt Giáo: Differentiated or separated doctrine, such as the early Mahayana as a cult or development, as distinct from Hinayana. 

Thiên Thai Tam Thời Giáo: Theo tông Thiên Thai, giáo thuyết của Đức Phật có thể chia làm ba thời kỳ, thí, khai, và phế—According to the T’ien-T’ai sect, Buddha’s teaching can be divided into three periods of bestowing, opening, and abrogating—See Thí Khai Phế.

Thiên Thai Thập Định: The T’ien-T’ai’s ten fields of meditation or concentration—See Chỉ Quán Thập Định.

Thiên Thai Thập Tổ: Mười vị Tổ của tông phái Thiên Thai—The ten patriarchs of the T’ien-T’ai sect:

1)Từ tổ thứ nhất đến tổ thứ 9 đã nói trong Thiên Thai Cửu Tổ—From 1 to 9 already mentioned in the nine patriarchs of the T’ien-T’ai sect—See Thiên-Thai Cửu Tổ.

10) Tổ thứ mười của tông phái Thiên Thai là ngài Đạo Thúy. Ngài được xem là tổ thứ mười tại Nhật Bổn, vì ngài là người đã mang giáo pháp Thiên Thai truyền qua Nhật vào thế kỷ thứ chín và là thầy của Tuyền Giáo Đại Sư (sơ tổ tông Thiên Thai tại Nhật)—The ten patriarch was Tao-Sui. He was considered a patriarch in Japan, because he was the teacher of Dengyo Daishi who brought the Tendai system to that country in the ninth century.

Thiên Thai Thiều Quốc Sư: Thiên Thai Thiều Quốc Sư là một Tăng sĩ đã phục hưng tông phái Thiên Thai bằng cách du hành sang Cao Ly để ghi chép lại Thiên Thai Tam Bộ còn giữ được nguyên bản của Ngài Trí Giả, rồi trở về xây dựng chùa chiền và chấn hưng tông phái. Ngài được Tiền Chu (960-997 sau Tây Lịch), lúc bấy giờ là vua của nước Ngô Việt mà kinh đô ở Hàng Châu phong cho ngài làm Quốc Sư—T’ien-T’ai Shao Kuo Shih, a Chekiang priest who revived the T’ien-T’ai sect by journeying to Korea, where the only copy of Chih-I’s works existed, copied them, and returned to revive the T’ien-T’ai school. Ch’en-Shu (960-997 AD), ruler of Wu-Yueh, whose capital was at Hangchow, entitled him Imperial Teacher. 

Thiên Thai Tông: T’ien-T’ai School.

(I)Thiên Thai tông Trung Quốc—Chinese T’ien-T’ai:

(A)Lịch sử tông Thiên Thai—The history of the T’ien-T’ai School: Tông Thiên Thai là tông phái Phật giáo duy nhất còn tồn tại ngày nay tại Trung Quốc. Thiên Thai là tên của một hòn núi ở Thai Châu, miền nam Trung Hoa. Tông Thiên Thai được Đại Sư Trí Giả đời Tùy sáng lập, lấy tên núi đặt tên cho tông phái. Trí Giả Đại Sư đã trú ngụ tại núi Thiên Thai và giảng dạy đồ chúng suốt thời nhà Trần và Tùy. Tông phái do ông thành lập thường được gọi là Thiên Thai theo tên núi, nhưng đúng tên của nó là Pháp Hoa vì tông nầy lấy Kinh Pháp Hoa làm bản kinh. Tông phái chủ trương khai mở chân lý vạn pháp bằng thiền quán. Tông cực thịnh vào đời nhà Đường. Dưới thời nhà Tống khi tông phái nầy suy vi, thì Sư Tứ Minh khởi lên trung hưng tông nầy và hiển dương chính tông của Sơn Gia, trong khi Sơn Ngoại thì có Sư Ngộ Ân, nhưng về sau nầy phái Sơn Ngoại bị mai một, còn phái Sơn Gia với giáo thuyết thâm sâu và sự trung hưng của Sư Tứ Minh, nên đã lan truyền qua đến Nhật Bản—T’ien-T’ai is the only living Buddhist school in China today. T’ien-T’ai is the name of a mountain in T’ai-Chou, South China. This school was founded by Great Master Chih-Chê (or Chih-I). The T’ien-T’ai or Tendai Sect was named after the name of the mountain. Chih-I lived on the mountain and taught his disciples during the Ch’ên and Sui Dynasties. The school founded by him was generally called the T’ien-T’ai (after the name of the mountain), but was properly named the Fa-Hua after the title of the text Saddharma-pundarika from which the doctrine of the school is derived. It maintains the identity of the Absolute and the world of phenomena, and attempts to unlock the secrets of all phenomena by means of meditation. It flourished during the T’ang dynasty. Under the Sung, when the school was decadent, arose Ssu-Ming, under whom there came the division of Hill or T’ien-T’ai School and the School outside, the later following Wu-ên and in time dying out; the former, a more profound school, adhered to Ssu-Ming; it was from this school that the T’ien-T’ai doctrine spread to Japan. Thiên Thai Tam Bộ (gồm Kinh Pháp Hoa với Luận Trí Độ, Kinh Niết bàn và Đại Phẩm Kinh).

(B)Triết lý và kinh luận—Philosophy and chief works:

a)Triết lý—Philosophy: Tuy là những bộ phái Phật giáo đều có nguồn gốc từ Ấn Độ, nhưng sự miệt mài nghiên cứu kinh điển Phật giáo của các học giả Trung Hoa đã làm xuất hiện những dạng thức tu hành hoàn toàn mới mẽ, dường như phát sanh ra từ bối cảnh Trung Hoa hơn là Ấn Độ. Ngài Trí Khải lập ra một hệ ‘Tam Quán’ có tên là Chí Quán hay sự quán triệt hoàn toàn. Hệ tam quán nầy gồm ‘Không-Giả-Trung’ (see Không Giả Trung): Although these Buddhist schools in China had their origin in Indian Buddhism, but the ceaseless study of the Buddhist texts by the Chinese schools resulted in completely new religious experiences which seem to have grown out of the historical background of China rather than of India. Chi-K’ai established a threefold system of comprehension which is called Chi-Kuan, or ‘Perfect Comprehension.’ This system consists of three comprehensions, namely, empty, hypothetical, and medial (see Không Giả Trung).

b)Kinh luận—Main texts: các kinh sách chính của tông phái nầy gồm có kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Đại Trí Độ Luận, kinh Niết Bàn, kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa: The main texts of the T’ien-T’ai sect include the The Wonderful Dharma of the Lotus Sutra (Saddharma-Pundarika-Sutra),the Mahaprajna-paramita-sastra, the Mahanirvana sutra, and the Mahaprajnaparamita sutra. 

c)Tác phẩm—Chief works: Ngài Trí Giả đã thuyết giảng Tam Bộ: Huyền Nghĩa (nói về giáo tướng), Văn Cú (nói về kinh văn), và Chỉ Quán (chỉ rõ nhất tâm quán hành): The three principal works of the T’ien-T’ai founder are called The Tri-Sutras of the T’ien-T’ai (Thiên Thai Tam Bộ), such as the exposition of the deeper meaning of the Lotus Sutra (Pháp Hoa Huyền Nghĩa), Exposition of its text (Văn Cú), and meditation which stressed on the “inner light” (Chỉ Quán).

(II)Thiên Thai tông Nhật Bản—Japanese T’ien-T’ai:

(A)Lịch sử tông Thiên Thai Nhật Bản—The history of the Japanese T’ien-T’ai: Tông Thiên Thai Nhật Bản được Đại sư Tối Trừng (Saicho) sáng lập tại Nhật vào năm 804. Ông thường được biết nhiều qua tên Dengyo-Daishi. Ông gia nhập Tăng đoàn khi còn trẻ và đi đến Trung Hoa để nghiên cứu thêm về đạo Phật. Tại đây ông được các luận sư của trường phái Thiên Thai nổi tiếng truyền dạy Chánh Pháp. Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, thì Tối Trừng được Đạo Toại truyền cho học thuyết Thiên Thai và Bồ Tát giới, được Thuận Giáo truyền cho học thuyết Chân Ngôn tông, và Tu Nhiên truyền cho Thiền tông. Sau một năm lưu trú ở Trung Hoa, ông trở về Nhật Bản để truyền bá giáo lý mới nầy tại chùa Enryakuji trên núi Tỷ Duệ (Hiei). Ngôi chùa nầy chẳng bao lâu đã phát triển thành một trung tâm quan trọng cho tất cả mọi công cuộc nghiên cứu và tu tập Phật giáo tại Nhật—The T’ien-T’ai (Tendai) sect was founded in Japan in 804 A.D. by Saicho, who was better known as Dengyo-Daishi. He entered the Order young and went for further study to China, where he received instruction in the Dharma from teachers at the famous T’ien-T’ai school. According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, he received the T’ien-T’ai doctrine and the Bodhisattva ordination from Tao-Sui, the mystic doctrines (mantra) from Shun-Chiao, and the Zen meditation from Hsiu-Jan. On his return to Japan, he propagated the new doctrine in the temple called Enryakuji on Mount Hiei. This temple soon grew to be an important center of all Buddhist studies and practices in Japan. 

(B)Triết lý tông Thiên Thai—The philosophy of the Japanese T’ien-T’ai school: Dù rằng tông Thiên Thai Nhật Bản và Trung Quốc đều căn cứ chủ yếu vào kinh sách của Đại Thừa là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, và Ngũ thời Bát giáo, tông phái nầy khác với Thiên Thai Trung Hoa ở đường lối thực hành. Đại sư Tối Trừng đã đề ra phương pháp hành trì gọi là ‘Trực giác của tâm.’—Even though both Chinese and Japanese T’ien-T’ai sects base themselves essentially on the Mahayana texts, i.e., the Saddharma-pundarika, and the T’ien-T’ai’s Five Periods and Eight Doctrines, the Japanese T’ien-T’ai differs from the Chinese T’ien-T’ai in its practical approach. Dengyo Daishi also introduced a practical method called ‘intuition of the mind’ (kwanjin)—See Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

(C)Sự phát triển của tông Thiên Thai tại Nhật Bản—The development of the Tendai sect in Japan: Trung tâm giảng huấn trên núi Tỷ Duệ do đại sư Tối Trừng thành lập đã trở thành trung tâm lớn của nhành Phật học tại Nhật. Một thời đã có 3.000 tự viện làm túc xá cho học chúng, qui tụ tất cả mọi ngành Phật học hiển và mật. Hiện tại có ba chi phái của tông Thiên Thai, đó là Sơn Môn (Sammon), Tự Môn (Jinon), và Chân Thạnh (Shinsei). Chi phái sau nầy là Tịnh Độ. Những tự viện thuộc ba chi phái nầy hiện thời tính khoảng trên 4.000—The educational headquarters on Mount Hiei was established by Saicho and became the greatest center of Buddhist learning in Japan. Once there were some 3,000 monasteries to house the students thronging there from all branches of Buddhism, exoteric and esoteric. At present there are three branches of the Tendai in Japan; namely, Samon, Jimon, and Shinsei, the last being an Amita-pietism. The monasteries belonging to the three branches number more than 4,000 at the present time.

*** For more information, please see Thiên Thai Sơn and Thiên Thai Ngũ Thời Bát Giáo.

Thiên Thai Tứ Giáo: The four types each of method and doctrine, as defined by T’ien-T’ai school—See Thiên Thai Hóa Nghi Tứ Giáo. 

Thiên Thai Tự: Tên của một ngôi tự viện tọa lạc trên đường lên núi Châu Tiên, cạnh Đình Bà Cố, trong xã Tam An, huyện Long Đất, Vũng Tàu Bà Rịa, Nam Việt Nam. Chùa được Hòa Thượng Thanh Kế Huệ Đăng xây năm 1909. Điện thờ Phật được xây như một trụ đá bốn mặt. Một mặt là chánh điện có tôn trí xá lợi Đức Phật. Hai mặt hai bên là điện thờ Bồ Tát Chuẩn Đề và Bồ Tát Quán Thế Âm. Năm 1931, Hòa Thượng Huệ Đăng thành lập Thiên Thai Thiền Giáo tông, Liên Hữu hội và cho xuất bản tạp chí Bát Nhã Âm, một cơ quan ngôn luận của Phật giáo thời bấy giờ—Name of a pagoda located on the way to Mount Châu Tiên by Bà Cố Palace, in Tam An village, Long Đất district, Bà Rịa Vũng Tàu, South Vietnam. It was built in 1909. The Buddha Shrine was built with four sides of square stone pillar. The Main Hall is on the front side. The Shrine of Cundi and Avalokitesvara Bodhisattvas are placed on both sides of the Buddha shrine. The former patriarchs are worshipped at the rear part. In 1931, Most Venerable Huệ Đăng established T’ien-T’ai Dhyana Sect, Liên Hữu Association and had Bát Nhã Âm Reviews, the Buddhism Press of that time, published. In the back yard, there stands Thiên Bảo Stupa of Patriarch Huệ Đăng. 

Thiên Thân: Tên Bà Tẩu Bàn Đậu (Vasubandhu), người Peshawar, sanh 900 năm sau ngày Phật nhập Niết bàn. Sáng tác nổi tiếng của Ngài là Abhidharmakosa. Ông đã được người anh là Vô Trước (Asanga) giúp chuyển tu từ Tiểu Thừa sang Đại Thừa. Vào ngày lễ đổi tông phái ấy, ông muốn cắt bỏ cái lưỡi đã phỉ báng Đại Thừa, nhưng ngài Vô Trước đã can ngăn và khuyên ông nên dùng chính cái lưỡi ấy chuộc lỗi. Ông đã viết bộ Duy Thức Học và những tác phẩm Đại Thừa khác. Ông là tổ thứ 21 của dòng Thiền Ấn Độ—Vasubandhu (a native of Peshawar, born 900 years after the Buddha’s nirvana). Vasubandhu’s great work, Abhidharmakosa. He was converted from Hinayana to Mahayana by his brother, Asanga. On his conversion he would have cut out his tongue for its past heresy, but he was dissuaded by his brother, who bade him use the same tongue to correct his errors, whereupon he wrote “The Teaching of the Nature of the Eight Consciousnesses” (Duy Thức Học) and other Mahayanist works. He is called the twenty-first patriarch. 

Thiên Thần: Deva (skt)—Đề Bà—Celestial (Heaven) spirit—God of heaven.

1)Tổ thứ 15 dòng Thiền Ấn Độ, gốc người Tích Lan, là đệ tử của Ngài Long Thọ Bồ Tát. Ông cũng được gọi là Đề Bà Bồ Tát, Thánh Thiên và Thanh Mục. Ông là tác giả của chín tác phẩm và là một người nổi tiếng về chống lại Bà La Môn—The fifteen patriarch, a native of South India, or ceylon, and disciple of Nagarjuna; he is also styled as Devabodhisattva, Aryadeva, and Nilanetra. He was the author of the nine works and a famous antagonist of Brahmanism. 

2)Chư thiên, kể cả chư thiên cư ngụ trên cung trời dục giới: Deva and gods in general, including the inhabitants of the the devalokas, all subject to metempsychosis.

Thiên Thần Địa Kỳ:

1)Thiên Thần: Devas.

2)Địa Kỳ: Earth spirits, nagas, demons, ghosts, etc.

Thiên Thê Sơn:

1)Núi Thang Lên Trời: The ladder-to-heaven hill or monastery.

2)Núi Thiên Thai: T’ien-T’ai mountain in Chekiang.

Thiên Thể: Celestial body.

Thiên Thọ: Heaven-bestowed—A name of Devadatta.

Thiên Thọ Vương: The parijata tree which grown in front of Indra’s palace—The king among the heavenly trees.

Thiên Thu: A thousand autumns—Eternity.

Thiên Thú: See Thiên Đạo.

Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát: Thousand-Hand Thousand-Eye Great Mercy Avalokitesvara Bodhisattva. 

Thiên Thừa: Devayana (skt)—Một trong ngũ thừa, có công năng đưa những người tu tập thiện nghiệp đến một trong sáu cõi trời dục giới, cũng như đưa những người tu tập thiền định đến những cảnh trời sắc giới hay vô sắc giới cao hơn—The deva vehicle—Divine Vehicle—One of the five vehicles—It transports observers of the ten good qualities (thập thiện) to one of the six deva realms of desire, and those who observe dhyana meditation to the higher heavens of form and non-form.

Thiên Thức: Chân Như—Natural perception or wisdom—The primal endowment in men—The Bhutatathata (chân như).

Thiên Thực: Sudha (skt)—Thực phẩm của chư Thiên gồm nước cam lộ, nước hồ đào và trường sanh bất tử—Food of the gods include sweet dew, nectar and ambrosia:

(A)Thực phẩm cho chư Thiên cao cấp màu trắng: White-coloured Food for gods of higher ranks.

(B)Thực phẩm cho chư Thiên cấp thấp hơn thì có nhiều màu (xanh, vàng, đỏ): Coloured Food for gods of lower ranks (blue—yellow—red).

Thiên Thượng: Những tầng trời bên trên, như lục dục Thiên, lục sắc Thiên và lục vô sắc Thiên—The heavens above, such as the six devalokas, six rupalokas and six arupalokas.

Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngã Độc Tôn: “Trên trời dưới trời, riêng ta cao nhất. Trên trời dưới trời riêng ta tôn quý nhất.” Đó là lời Đức Phật lúc Ngài mới giáng sanh từ bên sườn phải Hoàng Hậu Ma Da và bước bảy bước đầu tiên. Đây không phải là một câu nói cao ngạo mà là câu nói để chứng tỏ rồi đây Ngài sẽ hiểu được sự đồng nhứt của bản tánh thật của toàn vũ trụ, chứ không phải là bản ngã theo thế tục. Lời tuyên bố nầy cũng là thường pháp của chư Phật ba đời. Đối với Đại Thừa, Ngài là tiêu biểu cho vô lượng chư Phật trong vô lượng kiếp—The first words attributed to Sakyamuni after his first seven steps when born from his mother’s right side: “In the heavens above and earth beneath I alone am the honoured one.” This is not an arrogant speaking, it bears witness to an awareness of the identity of I, the one’s own true nature or Buddha-nature with the true nature of the universe, not the earthly ego. This announcement is ascribed to every Buddha, as are also the same special characteristics attributed to every Buddha, hence he is the Tathagata come in the manner of all Buddhas. In Mahayanism he is the type of countless other Buddhas in countless realms and periods.

Thiên Tiên: Deva-Rsis (skt)—Deva and rsis—Heavenly fairies—Immortals—Deva genii—Thiên Tiên có nghĩa là những người tu tiên đắc đạo được lên cõi trời—Heavenly Fairies are people who cultivate and attain the Taoist path so that they are reborn in Heavens.

1)Ngài Long Thọ Bồ Tát đưa ra mười loại Tiên có đời sống đến 100.000 năm mới đi đầu thai—Nagarjuna gives ten classes of rsis whose lifetime is 100,000 years, the they reincarnated.

2)Năm loại Tiên khác—Another category is fivefold:

·Thiên Tiên: Thiên Tiên ở quanh núi Tu Di—Deva-rsis in the mountain round Sumeru.

·Thần Tiên: Những vị Tiên bay vút trên không trung—Spirit-rsis who roam the air.

·Nhân Tiên: Những người đã đạt được năng lực trường sanh bất tử—Humans who have attained the powers of immortals.

·Địa Tiên: Earth-rsis, subterranean.

·Quỷ Tiên: Pretas, or malevolent rsis.

Thiên Tiểu: Nghiêng về cái nhỏ, chỉ sự thuyết pháp của Đức Phật trong 12 năm sau khi thành đạo (người ta cho rằng nghĩa lý mà Đức Phật thuyết giảng trong thời kỳ nầy chỉ mới là bước đầu hạn hẹp)—The partial and minor teaching of the Buddha during the first twelve years of his ministry.

Thiên Tiểu Tình: Tư tưởng thiên lệch nhỏ hẹp, cho rằng dù ngã giả, nhưng chư pháp là thật—The partial or narrower idea that thought the ego is unreal, things are real.

Thiên Tính: Nature.

Thiên Tôn:

1)Bậc tôn quý nhứt của chư Thiên—The most honoured among devas—The highest of divine beings.

2)Thiên vương hộ pháp và những bậc tôn quý khác của chư Thiên—The Maharaja protectors of Buddhism and others in the sense of honoured devas.

3)Những bậc Thần Thánh của những người theo Lão Giáo: Title applied by the Taosits to their divinities.

4)Danh hiệu của Đức Phật: A title of the Buddha.

Thiên Trù: Tên của một ngôi chùa tọa lạc trong làng Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chừng 38 dậm. Chùa Thiên Trù được xây dựng dưới triều vua Lê Hy Tông, nhưng bị sụp đổ năm 1947. Hiện chùa đang được xây lại. Chùa nằm trong một khu vực rộng lớn đẹp dẽ, có khe suối, có rừng và hang động. Trong sân chùa có tấm bia cổ được dựng lên từ năm 1686, nói về việc Sư Viên Quang có công sang sửa hang động Hương Tích và xây dựng ngôi chùa. Chùa Hương và động Hương Tích là một danh lam thắng cảnh của Việt Nam—Name of a temple which located in Hương Sơn village, Mỹ Đức district, Hà Tây province, about 38 miles from Hanoi. Thiên Trù temple was established under Emperor Lê Hy Tông; however, it was collapsed in 1947. It has been being rebuilt recently. The temple covers a large area with beautiful sceneries as streams, springs, mountains, forests, and caves, etc. In the yard, there is an ancient stele, set up in 1686, recording the event of restoration of Hương Tích by the monk named Vien Quang. Hương Sơn Temple and Hương Tích cave are most famous and beautiful sceneries in Vietnam. 

Thiên Trúc: Hiền Đậu—Ấn Độ—India—Hindu.

Thiên Trúc Cửu Nghi: The nine forms of etiquette of India—See Cửu Nghi.

Thiên Trúc Lục Thời: Sáu mùa trong năm ở Ấn Độ—Six seasons of a year in India:

1)Tiệm Nhiệt Thời: Vasanta (skt)—Mùa nóng dần từ 16 tháng giêng đến 15 tháng ba—Entering hot season, from the first month, sixteenth day, to the third month, fifteenth.

2)Nhiệt Thời: Grisma (skt)—Mùa nóng từ 16 tháng 3 đến 15 tháng 5—From the third month, sixteenth day, to the fifth month, fifteenth—See Thiên Trúc Tam Thời (1).

3)Vũ Thời: Varsakala (skt)—Mùa mưa từ 16 tháng 5 đến 15 tháng 7—From the fifth month, the sixteenth day, to the seventh month, fifteenth—See Thiên Trúc Tam Thời (2).

4)Mậu Thời: Sarada (skt)—Mùa tươi tốt từ 16 tháng bảy đến 15 tháng chín—Verdant season, from the seventh month, the sixteenth day, to the ninth month, fifteenth.

5)Tiệm Hàn Thời: Hemanta (skt)—Mùa lạnh dần từ 16 tháng chín đến 15 tháng mười một—From the ninth month, the sixteenth day, to the eleventh month, fifteenth—See Thiên Trúc Tam Thời (3).

6)Thịnh Hàn Thời: Sisira (skt)—Mùa cực lạnh từ 16 tháng mười một đến 15 tháng giêng—Very-cold season, from the eleventh month, the sixteenth day, to the first month, fifteenth.

Thiên Trúc Ngũ Sơn: Năm núi ở Ấn Độ, những nơi mà Phật hội họp chúng đệ tử của Ngài—The five mountains of India on which the Buddha assembled his disciples:

1)Bề Ba La Bạt Thứ: Vaibhara.

2)Tát Đa Bát Na Cầu Ha: Nam Sơn Thạch Thất—Saptaparnaguha.

3)Nhân Đà La Thế La Cầu Ha: Indrasailaguha.

4)Tát Pha Thứ Hồn trực Ca Bát Ba La: Sarpiskundika-pragbhara.

5)Kỳ Xà Quật: Grdhrakuta.

Thiên Trúc Quốc:

1)Ấn Độ: India.

2)Thân Độc: Sindhu.

3)Hiền Đậu: Hindu.

4)Ấn Trì Già La hay Ấn Đà La Bà Tha Na: Indravadana or Indrabhavana (skt)—Nơi cư ngụ của Trời Đế ThíchThe region where Indra dwells.

Thiên Trúc Tam Thời: Ba mùa trong một năm ở Ấn Độ—Three seasons of an Indian year:

1)Nhiệt Thì: Grisma (skt)—Mùa nóng từ 16 tháng giêng đến 15 tháng năm—The hot season, from first month sixteenth day, to fifth month, fifteenth.

2)Vũ Thì: Varsakala (skt)—Mùa mưa từ 16 tháng năm đến 15 tháng chín—The rainy season, from fifth month, sixteenth, to ninth month, fifteenth.

3)Hàn Thì: Hemanta (skt)—Mùa lạnh từ 16 tháng chín đến 15 tháng giêng—The cold season, from ninth month sixteenth, to first month fifteenth. 

Thiên Trúc Thập Nhị Nguyệt: Mười hai tháng trong năm ở Ấn Độ—The twelve months of a year in India:

1)Tháng Giêng: Caitra (skt)—January.

2)Tháng Hai: Vaisakha (skt)—February.

3)Tháng Ba: Jyaistha (skt)—March.

4)Tháng Tư: Asadha (skt)—April.

5)Tháng Năm: Sravana (skt)—May.

6)Tháng sáu: Bhadrapada (skt)—June.

7)Tháng Bảy: Asvayuja (skt)—July.

8)Tháng Tám: Karttika (skt)—August.

9)Tháng Chín: Margasirsa (skt)—September.

10)Tháng Mười: Pausa (skt)—October.

11)Tháng Mười Một: Magha (skt)—November.

12)Tháng Mười Hai: Phalguna (skt)—December.

Thiên Trung Thiên: Tôn hiệu của Đức Phật (Thiên là đấng được người tôn kính, Phật là đấng được Thiên tôn kính, nên gọi là Thiên Trung Thiên). Phật được danh hiệu nầy khi Ngài thuyết pháp trên cung Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy hình tượng chư Thiên quỳ mọp trước mặt Ngài—Devatideva (skt)—Deva of devas. The name given to Siddhartha (Sakyamuni) when, on his presentation in the temple of Mahesvara (Siva), the statues of all the gods prostrated themselves before him. 

Thiên Tu Bồ Đề: Deva-Subhuti (skt)—Một trong ba vị đệ tử Phật có tên là Thiên Tu Bồ Đề, vị nầy thì thích ăn mặc áo quần tươm tất và sống đời tịnh hạnh—One of the three Subhutis, disciples of the Buddha; said to have been so called because of his love of fine clothing and purity of life.

Thiên Tụ:

(A)Nghĩa của Thiên Tụ—The meanings of “Thiên Tụ:

1)Làm sai: Wrong doing.

(B)Phân loại Thiên Tụ—Categories of “Wrong-doing”

1)Ngũ Thiên Tụ: Năm loại làm sai—Five kinds of wrong doing—See Ngũ Thiên Tụ.

2)Lục Thiên Tụ: Six kinds of wrong doing-See Lục Thiên Tụ.

3)Thất Thiên Tụ: Seven kinds of wrong doing—See Thất Thiên Tụ. 

Thiên Tư: Innate gift.

Thiên Từ: Devalaya—Devatagara—Devatagrha (skt)—Đình miếu Bà La Môn—Brahminical temples.

Thiên Tử: Son of heaven king—A son of heaven.

1)Vua hay Thái tử, những người đã từng tu tập thập thiện trong đời trước và kết quả là đời nầy sanh ra làm vua hay thái tử—Emperor or Princes, those who in previous incarnations have kept the middle and lower grades of the ten good qualities (thập thiện), and in consequence, are born here as princes or kings.

2)Thiên Tử Nghiệp Ma: Tên của một loài ma vương của cõi trời dục giới thứ sáu, chuyên chống lại chân lý nhà Phật—The title of one of the four maras, who is the lord of the sixth heaven of desire, who also opposes the Buddha-truth.

Thiên Tử Nghiệp Ma: See Thiên Chủ.

Thiên Tý Thành: Devadarsita or Devadista (skt)—Nơi cư ngụ của ngài Thiện Giác Trưởng Giả, là cha của Hoàng hậu Ma Da (mẹ của Đức Phật)—Deva-arm city, the residence of Suprabhuddha, father of Maya (who is the mother of the Buddha).

Thiên Ương: See Tai Ương.

Thiên Văn: Astronomy.

Thiên Vận: Course of nature.

Thiên Vị: Partial.

Thiên Viên:

1)Tương đối còn nghiêng lệch và viên mãn: Relative and complete.

2)Cái tương đối thiên lệch của Tiểu Thừa và cái viên mãn của Đại Thừa: Partial and all-embracing, i.e. Hinayana and Mahayana.

3)Thông giáo và Viên giáo của tông Thiên Thai: The intermediate schools and perfect schools (between Hinayana and Mahayana) of T’ien-T’ai sect.

Thiên Võng: Heaven’s net.

Thiên Vương: Bốn nhân vật có hình dáng như quỷ. Theo truyền thuyết thì họ sống bên trên núi Tu Di, họ là những thần hộ pháp, họ chiến đấu chống lại cái ác và bảo vệ cái thiện, mỗi thiên vương canh giữ một phương—Mahasvara—Maharaja-devas—There are four demonic-looking-figures deva kings in the first lowest devaloka (Tứ Thiên Vương). According to the myth, they dwell on the world mountain Meru and are guardians of the four quarters of the world and the Buddha teaching. They fight against evil and protect places where goodness is taught:

1)Trì Quốc Thiên Vương: Dhartarastra (skt)—Deva king in the East.

2)Tăng Trưởng Thiên Vương: Virudhaka (skt)—Deva king in the South.

3)Quảng Mục Thiên Vương: Virupaksa (skt)—Deva king in the West.

4)Đa Văn Thiên Vương: Dhanada or Vaisravana (skt)—Deva king in the North.

Thiên Vương Đường: The hall of the deva kings.

Thiên Vương Như Lai: Devaraja-Tathagata (skt)—Tên của vị Phật mà tiền thân là Đề Bà Đạt Đa, kẻ đã nhiều lần hãm hại Phật—The name on which Devadatta, the enemy of Sakyamuni Buddha, will be known on his future appearance as a Buddha in the universe called Devasopana (Devadatta’s present residence in hell being temporary for his karmaic expurgation). 

Thiên Y: Deva garment, of extreme lightness.

Thiên Y Nghĩa Hoài: See Nghĩa Hoài Thiền Sư.

Thiên Y Phất Thiên Tuế: Áo trời ngàn năm—Thí dụ lấy một tảng đá một dặm, hai dặm, vẩn đến mười dặm vuông, rồi lấy áo trời chỉ nặng ba thù, cứ ba năm thì lấy áo quẹt đá một lần, quẹt mãi cho đến khi mòn hết đá. Số thời gian áo trời quẹt mòn hết tảng đá gọi là một tiểu kiếp—An illustration of the length of a small kalpa: if a great rock, let it be one, two, or even 40 li-square, be dusted with a deva garment once in a hundred years till the rock be worn away, the kalpa would still be unfinished.

Thiên Y Thiền Sư: Zen Master Tian-Yi-Yi-Huai—See Nghĩa Hoài Thiền Sư.

Thiên Ý Thụ: The tree in each devaloka (tầng trời) which produces whatever the devas desire—See Thiên Đức Bình (3).

Thiền: Jhana (p)—Dhyana (skt)—Tịnh lự hay đình chỉ các tư tưởng khác, chỉ chuyên chú suy nghĩ vào một cảnh)—To meditate—To enter into meditation.

Những lời Phật dạy về “Thiền” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Dhyana” in the Dharmapada Sutra:

1)Tu Du-già thì trí phát, bỏ Du-già thì tuệ tiêu. Biết rõ hay lẽ này thế nào là đắc thất, rồi nỗ lực thực hành, sẽ tăng trưởng thêm trí tuệ—From meditation arises wisdom. Lack of meditation wisdom is gone. One who knows this twofold road of gain and loss, will conduct himself to increase his wisdom (Dharmapada 282).

2)Gìn giữ tay chân và ngôn ngữ, gìn giữ cái đầu cao, tâm mến thích thiền định, riêng ở một mình, thanh tịnh và tự biết đầy đủ, ấy là bậc Tỳ kheo—He who controls his hands and legs; he who controls his speech; and in the highest, he who delights in meditation; he who is alone, serene and contented with himself. He is truly called a Bhikhshu (Dharmapada 362).

3)Này các Tỳ Kheo, hãy mau tu thiền định! Chớ buông lung, chớ mê hoặc theo dục ái. Đừng đợi đến khi nuốt hườn sắt nóng, mới ăn năn than thở—Meditate monk! Meditate! Be not heedless. Do not let your mind whirl on sensual pleasures. Don’t wait until you swallow a red-hot iron ball, then cry, “This is sorrow!” (Dharmapada 371).

4)Ai nhập vào thiền định, an trụ chỗ ly trần, sự tu hành viên mãn, phiền não lậu dứt sạch, chứng cảnh giới tối cao, Ta gọi họ là Bà-la-môn—He who is meditative, stainless and secluded; he who has done his duty and is free from afflictions; he who has attained the highest goal, I call him a Brahmana (Dharmapada 386).

** For more information, please see Thiền

Định and Thiền Na.

Thiền Ba: Những lượn sóng hay tư tưởng khuấy động trong lúc hành thiền—Disturbing waves, or thoughts during meditation.

Thiền Ba La Mật: Dhyana-paramita (skt)—Thiền định là hành pháp giúp chúng sanh đạt hoàn toàn tịnh lự, vượt thoát sanh tử, đáo bỉ ngạn. Đây là Ba La Mật thứ năm trong Lục Độ Ba La Mật—The attainment of perfection in the mystic trance, crossing the shore of birth and death. This is the fifth of the six paramitas.

** For more information, please see Lục Độ

Ba La Mật.

Thiền Bệnh: Các loại bệnh gây ra bởi người tham thiền mà không hiểu rõ về thiền như vọng tưởng hay vọng kiến—The illnesses of meditation, i.e. wandering thoughts, illusions, or the illusions and nervous troubles of the mystic.

Thiền Cầu: Quả cầu lông dùng để ném đánh thức người tu thiền ngủ gật (trong Luật Thập Tụng, Đức Phật dạy: “Có thầy tu ngủ gật trong lúc tọa thiền, hãy lấy nước gội đầu. Nếu cứ ngủ gật nữa thì lấy quả cầu lông mà ném. Nếu vẫn cứ còn ngủ gật thì lấy Thiền trượng mà đánh)—A ball of hair or feather used to throw at and awaken those who fell asleep during meditation.

Thiền Cuồng: Mad Zen—See Cuồng Thiền.

Thiền Cư:

1)Một nơi để tu tập thiền định: A meditation abode—See Thiền Đường.

2)Vào Thiền: To dwell in meditation.

3)Thiền Tăng: A hermit monk.

Thiền Duyệt: Tâm thần khoan khoái vui thích của người nhập vào thiền định—Joy of the mystic trance.

Thiền Duyệt Thực: Sức mạnh nuôi dưỡng tâm thức của Thiền, khi nhập vào thiền định thì thân tâm nhẹ nhàng khoan khoái giúp trưởng dưỡng thân thể và huệ mạng—The nourishing powers and the joy of the mystic trance of Zen.

Thiền Đại Thừa: Mahayana Meditation—Đây là phương pháp tu thiền định dựa trên kinh điển Đại Thừa. Thiền Đại Thừa là loại thiền đốn ngộ hay thượng thừa thiền. Thiền Đại Thừa nhấn mạnh: “Ai cũng có thể thiền định, đi đến đại ngộ và đạt thành Phật Quả.”—This is the method of practicing meditation which is based on the Mahayana Sutras. Mahayana Meditation is considered as “Instant Awakening Meditation,” or “Supreme Meditation.” Mahayana Meditation emphasizes: “Everyone is able to meditate, is able to be awakened instantly and attain the Buddhahood.”

Thiền Định: Dhyana and Samadhi (skt).

(I)Nghĩa của Thiền Định—The meanings of Samadhi:

a)Thiền theo tiếng Phạn là Dhyana. Thiền là một yếu tố của Định; tuy nhiên, cả hai từ được dùng gần như lẫn lộn với nhau: Dhyana is Meditation (Zen), probably a transliteration. Meditation is an element of Concentration; however, the two words (dhyana and samadhi) are loosely used.

b)Định theo tiếng Phạn là Samadhi. Định bao trùm toàn bộ bối cảnh của Thiền, để tâm chuyên chú vào một đối tượng mà đạt tới trạng thái tịch tĩnh không tán loạn—Concentration is an interpretation of Samadhi. Samadhi covers the whole ground of meditation, concentration or abstraction, reaching to the ultimate beyond emotion or thinking.

** Có nhiều định nghĩa về Thiền Định—There are several different definitions for Dhyana and Samadhi:

1)Thiền định hay sự phát triển tâm linh, hay quán chiếu về khổ, vô thường và vô ngã. Thiền định trong các trường phái Phật giáo tuy có khác nhau về hình thức và phương pháp, nhưng cùng có một mục tiêu chung là làm tinh thần tập trung, thanh thản và trong suốt như một dòng sông nước trong mà người ta có thể nhìn thấy tận đáy, từ đó ý thức biết được sự thể nghiệm về ngộ, giải thoát và đại giác. Ngoài ra, cố gắng thực tập thiền định thường xuyên nếu hành giả chưa nhập vào chân lý thì ít ra cũng sẽ giúp chúng ta xa rời nhị nguyên phân biệt—Meditation or Mental development, or to meditate upon the implications or disciplines of pain, unreality, impermanence, and the non-ego. Although different in forms and methods in different Buddhist schools, but has the same goal is to concentrate the mind of the cultivators, to calm and to clarify it as one would calm and clarify the surface of a turbulent body of water, so that the bottom of which can be seen. Once the surface of that turbulent water is pacified, one can see it’s bottom as when the mind is pacified, one can come to an expierence or a state of awakening, liberation or enlightenment. In addition, diligent repetition of practice of meditation, if the cultivator has not yet become one with the “absolute truth,” dualistic state of mind and distinction between subject and object disappeared in that person.

2)Thiền cũng là quá trình tập trung và thấm nhập nhờ đó mà tâm được yên tĩnh và nhất tâm bất loạn (qui nhất), rồi đi đến giác ngộ: Zen is also a process of concentration and absorption by which the mind is first tranquilized and brought to one-pointedness, and then awakened. 

3)Một trong lục Ba La Mật: “Dhyana” is one of the six paramitas—See Lục Độ Ba La Mật and Tứ Thiền.

4)Thiền định để chỉ những giáo lý thiền thuộc về Phật giáo, nhưng áp dụng đặc biệt vào Thiền Tông—The term “Dhyana” connotes Buddhism and Buddhist things in general, but has special application to the Zen (Ch’an) sects.

5)Là một tông phái Phật giáo Đại Thừa, Thiền là một tôn giáo thoát khỏi giáo điều mà chỉ hướng thẳng đến sự tự chứng ngộ. Tỷ như sự tự chứng ngộ của Đức Phật Thích Ca dưới cội cây Bồ Đề sau khi nỗ lực tu tập. Thiền tông Việt Nam bao gồm các phái Lâm Tế, Tào Động, và Trúc Lâm—As a Mahayana Buddhist sect, Zen is a religious free of dogmas or creeds whose teachings and disciplines are directed toward self-consummation. For example, the full awakening that Sakyamuni Buddha himself experienced under the Bodhi-tree after strenuous self-discipline. In Vietnam, Zen sects comprise of Lin-Chi, T’ao-Tung, and Ch’u-Lin. 

(II)Mục đích của việc hành Thiền—The purposes of Meditation Practices:

1)Thiền không phải là trầm tư mặc tưởng. Ngộ không cốt tạo ra một điều kiện nào đó theo chủ tâm đã định trước bằng cách tập trung tư tưởng mạnh vào đó. Trái lại, Thiền là sự nhận chân một năng lực tâm linh mới có thể phán đoán sự vật trên một quan điểm mới. Pháp tu Thiền với mục đích là dứt khoát lật đổ ngôi nhà giả tạo mà mình đang có để dựng lên cái khác trên một nền móng hoàn toàn mới. Cơ cấu cũ gọi là vô minh, và ngôi nhà mới gọi là giác ngộ. Do đó trong Thiền không hề có việc trầm tư về những câu nói tượng trưng hoặc siêu hình nào thuộc về sản phẩm của ý thức hay cơ trí: Meditation is not a state of self-suggestion. Enlightenment does not consist in producing a certain premeditated condition by intensely thinking of it. Meditation is the growing conscious of a new power in the mind, which enabled it to judge things from a new point of view. The cultivation of Zen consists in upsetting the existing artificially constructed framework once for all and in remodeling it on an entirely new basis. The older frame is call ‘ignorance’ and the new one ‘enlightenment.’ It is evident that no products of our relative consciousness or intelligent faculty can play any part in Zen. 

2)Phật tử tu tập Thiền định để huấn luyện tâm và kỷ luật tự giác bằng cách nhìn vào chính mình: Buddhists practise meditation for mind-training and self-discipline by looking within ourselves.

3)Tu tập thiền định là tìm cách hiểu rõ bản chất của tâm và sử dụng nó một cách hữu hiệu trong cuộc sống hằng ngày, vì tâm là chìa khóa của hạnh phúc, mà cũng là chìa khóa của khổ đau phiền não: To meditate is to try to understand the nature of the mind and to use it effectively in daily life. The mind is the key to happiness, and also the key to sufferings.

4)Tu tập thiền định trong cuộc sống hằng ngày là giải thoát tinh thần ra khỏi những trói buộc của tư tưởng cũng như những nhiễm ô loạn động: To practice meditation daily will help free the mind from bondage to any thought-fetters, defilements, as well as distractions in daily life. 

5)Tu tập thiền định là con đường trực tiếp nhất để đạt tới đại giác: Practicing meditation is the most direct way to reach enlightenment.

(III)Những đặc điểm của Thiền—Some characteristics of Zen:

1)Ý niệm căn bản của Thiền tông là đồng nhất tính của hữu và vô. “Chân tướng vô tướng,” “Pháp môn vô môn,” “Thánh trí vô trí.” Sự hỗ tương đồng hóa giữa hai ý tưởng đối lập như đen và trắng, thiện và bất thiện, thanh tịnh và nhiễm ô, vân vân, là kết quả của thâm nhập thiền tư duy sâu thẳm. “Pháp thân không tướng, nhưng hóa hiện mọi hình tướng.” “Kim khẩu không lời, nhưng phát hiện mọi lời.” Những ý niệm cùng loại đó thường bắt gặp trong Thiền tông: The basic idea of Zen is the identity of becoming and non-becoming. “The true state is no special state;” “The gate of Dharma is no gate;” “Holy knowledge is no knowledge.” The mutual identification of two opposed ideas, such as black and white, good and evil, pure and impure, or the like, results from deep meditation. “The ideal body has no form, yet any form may come out of it.” “The golden mouth has no word, yet any word may come out of it.” Ideas of a similar nature are often encountered.

2)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có một quá trình riêng biệt nơi Thiền tông. Khi định tâm vào tư duy tịnh mặc, một ‘công án’ được đặt ra cho hành giả để trắc nghiệm khả năng tiến bộ đến tỏ ngộ. Khi nhận một công án, hành giả bắt đầu tĩnh tọa nơi thiền đường. Ngồi thoải mái, chân kiết già, thân ngay ngắn và thẳng lưng, tay kiết thiền ấn, mắt mở nửa chừng. Đây gọi là tọa thiền, có thể kéo dài trong nhiều ngày đêm. Những sinh hoạt hằng ngày như ở, ăn, ngủ, tăm, vân vân đều được giữ có chừng mực. Im lặng được tuyệt đối tuân giữ; tức là khi tọa thiền, thọ thực hay tẩy trần, không ai được nói lời nào cũng như không gây ra tiếng động nào. Thỉnh thoảng có xảy ra cuộc đối thoại gọi là ‘vấn đáp’ giữa hành giả và thiền sư được mệnh danh là tu học thiền hay ‘vân thủy,’ hành giả nêu những thắc mắc và vị thiền sư trả lời hoặc bằng ẩn dụ hay quát mắng. Khi hành giả đã sẵn sàng để giải quyết vấn đề, ông ta đến viếng sư phụ nơi phương trượng, trình bày những gì đã thấu hiểu và xin được giải quyết công án. Nếu thiền sư đắc ý, ngài sẽ nhận cho là đắc đạo; nếu không, hành giả lại tiếp tục thiền quán thêm nữa: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, there is a peculiar process in Zen. To concentrate one’s mind in silent meditation, a koan (public theme) is given to an aspirant to test his qualification for progress towards enlightenment. On receiving a theme, one sits in silence in the Zen hall. One must sit at ease, cross-legged and well-posed with upright body, with his hands in the meditating sign, and with his eyes neither open nor quite closed. This is called sitting and meditating, which may go on for several days and nights. So the daily life, lodging, eating, sleeping, and bathing should be regulated properly. Silence is strictly required and kept; that is, while meditating, dining or bathing, no word should be uttered and no noise should be made. Sometimes a public dialogue called ‘question and answer’ takes place (also called ‘the cloud and water,’ the name used for traveling student). The aspirant will ask questions of the teacher who gives answers, hints or scoldings. When a student or any aspirant thinks that he is prepared on the problem, he pays a private visit to the teacher’s retreat, explains what he understands and proposes to resolve the question. When the teacher is satisfied, he will give sanction; if not, the candidate must continue meditation. 

(IV)Lợi ích của Thiền Tập—Benefits of meditation practices—Theo Tỳ Kheo Piyananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, hành thiền có những lợi ích sau đây—According to Bhikkhu Piyananda in The Gems of Buddhism Wisdom, meditation practices have the folowing benefits:

1)Thiền tập diệt trừ được si mê và phát sanh trí tuệ. Ngoài ra, thiền tập còn giúp mang lại sức khỏe, hạnh phúc, và sự lạc quan: Practicing meditation can help practitioners eradicate dullness and bring about wisdom. Besides, meditation also brings about health, happiness, and optimism.

2)Nếu bạn là người bận bịu, thiền tập giúp bạn quét sạch căng thẳng và tìm thấy thư giãn: If you are a busy person, meditation practices can help you to get rid of tension and to find some relaxation.

3)Nếu bạn là người hay lo lắng, thiền tập giúp bạn bình tĩnh và thấy thanh bình dài lâu hay tạm thời: If you are a worried person, meditation practices can help to calm and help you to find either permanent or temporary peace.

4)Nếu bạn là người có quá nhiều vấn đề, thiền tập giúp bạn có can đảm và sức mạnh để đương đầu và khắc phục các vấn đề ấy: If you are a person who has endless problems, meditation practices can help you to develop courage and strength to face and overcome problems.

5)Nếu bạn thiếu tự tin, thiền tập sẽ giúp bạn lấy lại tự tin mà bạn cần. Lòng tự tin là bí quyết của thành công: If you lack self-confidence, meditation practices can help you gain the self-confidence you need. This self-confidence is the secret of success.

6)Nếu bạn sợ hãi trong lòng, thiền có thể giúp bạn hiểu rõ bản chất thực sự của đối tượng làm bạn sợ hãi, từ đó có thể khắc phục được sợ hãi trong lòng: If you have fear in your heart, meditation practices can help you understand the real nature of the objects that are making you afraid, then you can overcome the fear in your mind.

7)Nếu bạn lúc nào cũng bất mãn với mọi thứ, không có thứ gì trên đời nầy vừa ý bạn, thiền tập sẽ giúp bạn có cơ hội để phát triển và duy trì sự “tri túc” nội tâm: If you are always dissatisfied with everything; nothing in life seems to be satisfactory; meditation practices will give you the chance to develop and maintain some inner satisfaction.

8)Nếu bạn hoài nghi và không lưu tâm đến tôn giáo, thiền tập sẽ giúp bạn vượt qua tính hoài nghi và nhìn thấy giá trị thực tiễn trong giáo lý: If you are skeptical and disinterested in religion, meditation practices can help you go beyond your own skepticism and to see some practical value in religious guidance.

9)Nếu bạn thất vọng và thất tình do sự thiếu hiểu biết bản chất về đời sống và thế giới, thiền tập sẽ hướng dẫn và giúp bạn hiểu điều đã làm xáo trộn bạn bởi những thứ không cần thiết: If you are frustrated and heart-broken due to lack of understanding of the nature of life and the world, meditation practices will truly guide and help you understand that you are disturbed by unnecessary things.

10)Nếu bạn là một người giàu có, thiền tập sẽ giúp bạn nhận thức được bản chất thật sự của của cải cũng như cách sử dụng của cải cho hạnh phúc của chính bạn và những người chung quanh: If you are a rich man, meditation practices can help you realize the true nature of your wealth and how to make use of your wealth for your own happiness as well as for others.

11)Nếu bạn là người nghèo, thiền tập sẽ giúp bạn đạt sự mãn ý, không nuôi dưỡng ganh tỵ với những người giàu có: If you are a poor man, meditation practices can help you have some contentment and not to harbour jealousy towards those who have more than you.

12)Nếu bạn là người trẻ đang đứng trước những ngã rẽ cuộc đời, bạn không biết phải bước vào ngã nào, thiền tập sẽ giúp bạn hiểu biết con đường phải đi để tiến tới mục đích mà bạn nhắm tới: If you are a young man at the cross-roads of your life, and do not know which way to turn, meditation practices will help you understand which is the road for you to travel to reach your proper goal.

13)Nếu bạn là người già yếu chán chường cuộc sống, thiền tập sẽ mang lại cho bạn sự hiểu biết sâu xa hơn về cuộc đời; sự hiểu biết này sẽ giảm thiểu nỗi đau đớn của cuộc sống và làm tăng sự vui sống: If you are an elderly man who is fed-up with life, meditation practices will bring you to a deeper understanding of life; this understanding in turn will relieve you from the pains of life and will increase the joy of living.

14)Nếu bạn là người nóng nảy, thiền tập có thể giúp bạn phát triển sức mạnh để khắc phục những yếu điểm nóng giận, hận thù và bất mãn: If you are hot-tempered, meditation practices can help you develop the strength to overcome these weaknesses of anger, hatred and resentment.

15)Nếu bạn hay ganh ghét, thiền tập có thể giúp bạn hiểu được cái nguy hiểm của sự ganh ghét: If you are jealous, meditation practices can help you understand the danger of your jealousy.

16)Nếu bạn là người nô lệ cho năm giác quan, thiền tập có thể giúp bạn học hỏi cách trở nên chủ tể của những giác quan tham dục nầy: If you are a slave to your five senses, meditation practices can help you learn how to become the master of your sense-desires.

17)Nếu bạn nghiện rượu, thuốc lá hay ma túy, bạn có thể nhận thức được cách vượt qua được những thói xấu nguy hiểm nầy: If you are addicted to wine, tobacco, or drugs, meditation practices can help you realize how to overcome the dangerous habits which have enslaved you.

18)Nếu bạn là người ám muội, thiền tập sẽ cho bạn cơ hội trau dồi kiến thức hữu dụng và lợi ích cho cả bạn lẫn bạn bè và gia đình: If you are an ignorant person, meditation practices will give you a chance to cultivate some knowledge that will be useful and beneficial both to you and to your friends and family.

19)Nếu bạn là người tâm tư suy nhược, thiền tập sẽ giúp làm tăng sức mạnh cho tâm bạn để phát triển sức mạnh ý chí hầu khắc phục được những nhược điểm của bạn: If you are a weak-minded person, meditation practices can help strengthen your mind to develop your will-power in order to overcome your weaknesses.

20)Nếu bạn là người trí, thiền tập sẽ mang bạn tới giác ngộ tối thượng. Bạn sẽ nhìn thấy sự vật một cách như thị: If you are a wise person, meditation practices will take you to supreme enlightenment. Then you will see things as they are, and not as they appear to be.

(V)Trước khi Thiền quán—Before Meditation:

1)Ăn uống—Foods and Drinks: Nên ăn đồ nhẹ hợp với cơ thể, tránh những chất có nhiều dầu mỡ, chất cay, kích thích thần kinh như cà phê, rượu, thuốc hút, vân vân—Just take light diet, avoid browned, fried, or hot foods, especially those stimulants such as coffee, alcohol or cigarettes, etc.

2)Y phục—Clothing: Y phục phải hợp với thời tiết, tránh đồ bít bùng, chật bó cứng làm máu huyết khó lưu thông điều hòa—Clothes must be fitting to the weather, avoid tight clothes that would make the circulatory system difficult.

3)Nơi chốn—Place: Nơi thiền tập phải an tịnh, không bị loạn động như trong góc phòng, vân vân. Ngày xưa, thường thường thiền đường được xây trong khu rừng xa vắng—Should be quiet, and without distraction such as a quiet corner of the house, etc. In the old days, generally Zen halls were built in a remote forest far away from the real world.

4)Giờ giấc thiền tập—Time for meditation: Buổi tối từ 9 đến 10 giờ hay buổi sáng sớm khoảng từ 5 đến 6 giờ. Đây chỉ là giờ giấc đề nghị, hành giả có thể tập thiền bất cứ lúc nào trong ngày—At night from 9 to 10 p.m., or early in the morning from 5 to 6 a.m. This schedule is only a recommended schedule, practitioners can practice meditation at any time during the day.

5)Thân thể—body: Thân thể phải sạch sẽ. Nếu có thể được nên tắm rữa 15 phút trước giờ thiền tập—Body must be clean. If possible, practitioners should have a bath 15 minutes before meditation.

6)Thế ngồi—Posture: Có hai cách ngồi—There are two types.

a)Bán già—Half crossed-legged:

·Hàng ma bán già: gác bàn chân mặt lên đùi bên trái như thế ngồi của Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát—Half crossed-legged posture, put the right leg on the left thigh like the posture of Manjusri Bodhisattva.

·Kiết tường bán già: gác bàn chân trái lên đùi mặt như thế ngồi của Ngài Phổ Hiền Bồ Tát—Half crossed-legged posture, put the left leg on the right thigh like the posture of Samantabhadra Bodhisattva.

b)Kiết già hay Kim Cang tọa: Để bàn chân trái lên đùi phải, gác bàn chân phải lên đùi trái, gót hai bàn chân đều sát vào bụng. Ngồi kiết già khó tập, lúc mới bắt đầu dễ bị mệt mỏi, nhưng tập dần sẽ quen, và khi quen sẽ ngồi được nhiều giờ hơn—Crossed-legged posture, put the left foot on the right thigh, the right foot on the left thigh, both heels close to the abdomen. This posture is difficult to practice at the beginning, but with time it can be done and it would help us to continue sitting for many hours. 

7)Vị trí của hai cánh tay—Position of the two arms: Hai cánh tay vòng xuôi, để bàn tay mặt trên bàn tay trái—Join both hands with the open palm of the right hand on that of the left one.

8)Thế lưng—The posture of the back: Luôn giữ cho lưng thẳng—Always keep the back straight. 

9)Thế cổ—Neck posture: Cổ phải thẳng nhưng và đầu hơi nghiêng về phía trước—The neck must be straight, but the head slightly inclined forward.

10)Mắt—Eyes: Đôi mắt hơi hé mở, vì nếu mắt mở to thì chúng ta dễ bị ánh sáng và cảnh vật bên ngoài làm nhiễu loạn, còn nếu mắt nhắm thì chúng ta dễ bị hôn trầm—Both eyes slightly open; if widely open we would easily be disturbed; if closed, we could easily feel drowsy. 

11)Miệng—Mouth: Miệng ngậm lại, chót lưỡi để trên chân răng hàm trên, răng để thong thả chứ không cắn vào nhau—Close the mouth with the tip of the tongue touching the palate; do not clench your teeth.

12)Điều hòa hơi thở—Normalizing the breathing: Hít không khí sâu vào bằng mũi, rồi thở từ từ ra bằng miệng, chỉ cần thở đều—Deeply inhale the air through the nose and exhale it slowly through the mouth. Just breath regularly.

(VI)Xả Thiền—Releasing meditation: Khi xả thiền bạn phải làm ngược lại tất cả, nghĩa là trước hết phải xả tâm, xả tức, rồi xả thân. Sau mỗi lần thiền định mà thấy thân tâm nhẹ nhàng sáng suốt, tức là buổi thực tập đó có kết quả. Khi thực tập mà thấy thân tâm có gì khác thường nên hỏi chuyện với thầy hoặc thiện hữu tri thức để khỏi lạc vào tà pháp—You must reverse the whole process, that is, you must release your mind, then your breathing, and finally your body. Each time you perform the meditation session, you should feel at ease; this means that it has produced good effect. On the contrary, you must ask your master or good knowing advisors why you do not feel good after meditation.

1)Xả Tâm—Release the mind: Phải nhớ lại coi mình đang ngồi ở đâu? Thời gian qua mình làm gì? Mình có bị tán loạn hay hôn trầm hay không?—You should try to remember where you sat, what you did, were you disturbed or drowsy? 

2)Xả Tức—Releasing the breathing: Mở miệng thở ra vài hơi thật dài cho khí nóng trong người giảm bớt và để phục hồi lại trạng thái bình thường—Open your mouth and exhale deeply to let out all the heat inside your body and to recover your normal state.

3)Xả Thân—Releasing the body: Từ từ duỗi hai tay, xoa nhẹ lên nhau, rồi áp lên mắt. Nhúc nhích nhẹ cổ và lưng. Uốn lưỡi một vài lần và nuốt chút nước miếng. Sau đó lấy tay xoa lên hai bắp đùi, rồi tháo lần hai chân ra, xoa hai bắp chuối, hai bàn chân. Khi xong nên nhè nhẹ đứng dậy, đi tới đi lui vài vòng sẽ cảm thấy thân khoan khoái, tâm nhẹ nhàng—Slowly stretch out both arms, slightly rub both hands and press them on your eyes. Stir a little bit your neck and back. Curve your tongue a few times and swallow the saliva. Then rub thighs, calves, and feet; extend both legs. After that, slowly stand up and walk a few rounds; you will feel at ease. 

(VII)Các loại Thiền—Categories of meditation: Có nhiều loại Thiền; tuy nhiên, căn bản có hai loại—There are many sorts of meditation; however, basically there are two kinds.

1)Như Lai Thiền: The Tathagata Zen—See Như Lai Thiền.

2)Tổ Sư Thiền: Patriarchal Zen—See Tổ Sư Thiền.

Thiền Định Ba La Mật: Dhyana-paramita (skt)—Thiền định Ba La Mật là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta đạt đến định tỉnh cũng như những nội lực thâm diệu, và cũng nhờ đó mà chúng ta có thể dạy dỗ và hướng dẫn những chúng sanh có tâm trí tán loạn—Dhyana paramita is a gate of Dharma-illumination; for with it, we accomplish all balanced states of dhyana and wonderfully profound powers, and we teach and guide distracted living beings.

** For more information, please see Lục Độ

Ba La Mật.

Thiền Định Tinh Tấn: Dhyana and Virya (skt)—Meditation balance and diligence—Hai trong sáu Ba la mật—Two of the six paramitas.

Thiền Đốn Ngộ: Sudden-enlightened Zen.

·Thiền phái được truyền từ Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Theo Thiền sư D.T. Suzuki trong Thiền Luận, Tập I, sự phân hóa dưới thời Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn thành hai tông phái của Huệ Năng và Thần Tú giúp cơ duyên cho Thiền phát triển thuần túy hơn bằng cách tước bỏ những yếu tố không cần thiết, hoặc nói đúng hơn, những yếu tố không tiêu hóa được. Rốt cùng phái Thiền Đốn ngộ của Huệ Năng tồn tại vượt qua Thần Tú, chứng tỏ Thiền Đốn Ngộ ứng hợp một cách tuyệt hảo nhất với nếp tâm lý và cảm nghĩ của người Trung Hoa—Zen sect transmitted from Bodhidharma. According to Zen master D.T. Suzuki in the Essays in Zen Buddhism, Book I, the differentiation of two schools under the fifth patriarch, by Hui-Neng and Shen-Hsiu, helped the further progress of pure Zen by eliminating unessential or rather undigested elements. Eventually the school of Hui-Neng survived the other proves that his Zen was in perfect accord with Chinese psychology and modes of thinking.

·Thiền đốn ngộ có bốn đặc tính đặc thù Sudden-enlightened Zen is distinguished by four characteristics:

1)Bất Lập Văn Tự: It is not established by words.

2)Giáo Ngoại Biệt Truyền: It is a special transmission outside the teachings.

3)Trực Chỉ Nhơn Tâm: It directly points to the human mind.

4)Kiến Tánh Thành Phật: Through it one sees one’s own nature and becomes a Buddha.

Thiền Đường: Thiền đường là một căn phòng căn nhà lớn trong tự viện hay thiền viện. Tại các chùa lớn, thường Thiền Đường là một kiến trúc biệt lập chỉ để thực hành tọa thiền, chứ không có các nghi lễ khác—Buddhist meditation hall (center)—Buddhist temple or Zen hall (room) or meditation hall of the Ch’an sect. In large temples, meditation hall is a separate structure, where only meditation is practiced without any other ceremonies.

Thiền Gia: Thiền Tông—Thiền Môn.

1)Người tu thiền: Meditator.

2)Phật Tử: Buddhist.

3)Thiền Tông: The Ch’an Sect. 

Thiền Giáo:

1)Giáo pháp nhà Thiền: Giáo thuyết xiển dương tông chỉ nhà Thiền (trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật)—The teaching of the Ch’an (Zen) sect.

2)Thiền và Giáo: Thiền Tông (bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền) và Giáo Tông (lấy học và hiểu làm chính yếu)—The esoteric tradition and the teaching of the scriptures.

Thiền Hà:

1)Thiền định được ví như dòng sông Thiền dập tắt lửa tâm: The dhyana river, i.e. the mystic trance like a river extinguishes the fires of the mind.

2)Sông Ni Liên Thiền chảy ngang qua Bồ Đề Đạo Tràng: The river Nairanjana (Niladyan), which flows past Gaya. 

Thiền Hành: Hành pháp tọa thiền hay hành nghi của thiền gia—The methods employed in meditation; the practices, or disciplines, of the Ch’an school. 

Thiền Hóa: Tánh chất chuyển hóa của Thiền—The transforming character of Ch’an.

Thiền Hòa: Thiền Hòa Giả—Thiền Hòa Tử—Bạn đồng tu thiền (lời xưng hô thân tình đạo vị)—Meditation-associates, or fellow monks.

Thiền Hòa Giả: See Thiền Hòa.

Thiền Hòa Tử: See Thiền Hòa. 

Thiền Huệ: Thiền dịnh và trí huệ (y vào hai món nầy thì có thể nhiếp hết thảy các hành chứng)—The mystic trance and wisdom.

Thiền Khách: Zen guest. 

Thiền Lạc: Sự hỷ lạc trong thiền định—The joy of abstract meditation.

Thiền Lão: Zen Master Thiền Lão—Tên của một nhà sư Việt Nam, có lẽ quê ở miền Bắc Việt Nam; tuy nhiên, quê quán của ngài không ai biết ở đâu. Sư đến chùa Kiến Sơ gặp và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Thiền sư Đa Bảo. Thiền sư Thiền Lão là pháp tử đời thứ sáu của dòng Thiền Vô Ngôn Thông. Sau khi Thiền sư Đa Bảo thị tịch, ngài dời về núi Thiên Phúc tại quận Tiên Du và trụ tại chùa Trùng Minh. Lúc ấy tiếng tăm của ngài trải khắp tứ phương. Vua Lý Thái Tông chiếu sắc chỉ triệu ngài về kinh đô làm cố vấn, nhưng khi sắc chỉ vừa đến thì ngài đã thị tịch. Để tôn vinh ngài vua đã cho trùng tu lại ngôi chùa sư ở, xây tháp thờ sư tại phía trước chùa—Name of a Vietnamese monk, probably from North Vietnam; however, his origin was unknown. He went to Kiến Sơ Temple to meet and become one of the most outstanding disciples of Zen Master Đa Bảo. He was the dharma heir of the sixth lineage of the Wu-Yun-T’ung Zen Sect. After Zen master Đa Bảo passed away he moved to Mount Thiên Phúc in Tiên Du district to stay at Trung Minh Temple. His reputation spread all over the place. Later King Lý Thái Tổ sent an Imperial Order to recall him to the capital to be the king’s advisor, but when the Imperial Order arrived he had already passed away. To honour him, the king ordered his local mandarin to build a stupa right at the foot of the mountain and to rebuild the temple where he used to stay. 

Thiền Lâm:

1)Rừng Thiền: Meditation forest or grove of meditation.

2)Tự viện hay Thiền viện: Pagoda or a monastery.

3)Tự viện hay Thiền viện nhiều như cây trên rừng: Monasteries as numerous as trees in a forest.

Thiền Lâm Tự: tên của một ngôi chùa cổ ở Huế, Trung Việt. Chùa là ngôi chùa cổ thứ hai thuộc hệ phái Tào Động, do Hòa Thượng Như Tư Khắc Huyền khai sơn vào cuối thế kỷ thứ 17. Duới thời chúa Nguyễn Phước Hoạt, chùa đã được trùng tu bằng vật liệu kiên cố và vị tổ thứ ba của chùa được ban sắc tứ danh hiệu Thanh Thận Chiêu Quả đại lão Hòa Thượng. Vào đầu thời vua Gia Long, Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (vợ vua Gia Long) đã cúng dường ngân khoản để trùng tu chùa dưới sự trông nom của Hòa Thượng Mật Hoằng. Dưới triều vua Thành Thái, người Pháp mở đường Nam Giao Tân Lộ, chùa lại phải dời vào mé tây khuôn viên cũ. Cho đến hôm nay, trải qua hơn 50 năm, chùa trở thành chùa tư và theo kiểu truyền tử lưu tôn nên ngày càng trở nên hoang phế. Năm 1957, chùa được Giáo Hội Phật Giáo trùng tu lại—Name of an ancient temple in Huế, Central Vietnam. This is the second in age among the temples belonging to the T’ao-T’ung Zen Sect in Huế. It was first built by Most Venerable Như Tư Khắc Huyền in the late 17th century. During the reign of Lord Nguyễn Phước Hoạt, the temple was already enlarged with solid construction materials, and the third patriarch of the temple was recognized by the Lord with honourable name Thanh Thận Chiêu Quả Great Most Venerable. During the early years of king Gia Long’s reign, Queen Thừa Thiên Cao dedicated fund for the reconstruction of the temple under the supervision of Most Venerable Mật Hoằng. During the reign of king Thành Thái, the French opened the Nam Giao New Highway, so the temple had to be moved to the western part of its ground. Up to the present time, for more than fifty years, Thiền Lâm has been a private temple, changing hands according to familial traditions. It was rebuilt by the Buddhist Congregation in 1957.

Thiền Luật: Thiền Tông và Luật Tông—The Ch’an and Vinaya sects, i.e. the Meditative and Disciplinary schools.

** For more information, please see Thiền

Tông and Luật Tông.

Thiền Lục: Ký lục của Thiền Tông—The records of the Ch’an sect.

Thiền Lữ:

1)Bạn đồng tu Thiền: Fellow-meditators.

2)Tăng lữ đồng tu: Fellow-monks.

Thiền Môn:

1)Pháp Môn Thiền Định nói chung: The meditative method in general.

2)Thiền Ba La Mật: Dhyana paramita—See Lục Độ Ba La Mật.

3)Thiền Tông được Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc, tâm tâm tương truyền như một trường phái mật giáo: The intuitional school established in China according to tradition by Bodhidharma, personally propagated from mind to mind as an esoteric school. 

Thiền Môn Ngũ Tông: Năm tông phái Thiền (Từ Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Lục Tổ Huệ Năng, Thiền Tông Trung Quốc vẫn là một tông duy nhất, nhưng sau đó được chia làm năm tông)—The five Ch’an schools.

1)Lâm Tế Tông: Tông Lâm Tế vẫn còn tồn tại đến hôm nay và rất thành công. Dưới thời nhà Tống, tông nầy chia làm hai nhánh là Dương Kỳ và Hoàng Long—Lin-Ji Sect, which remains and is very successful until this day. During the Sung dynasty, it divided into two sects of Yang-Qi and Hung-Lung.

2)Quy Ngưỡng Tông (đã bị mai một): Kui-Yang Sect, disappeared.

3)Vân Môn Tông (vẫn còn tồn tại đến nay): Yun-Men Sect, remains until this day.

4)Pháp Nhãn Tông (đã du nhập Cao Ly): Fa-Yan Sect, which was removed to Korea.

5)Tào Động Tông (vẫn còn tồn tại đến nay): Tsao-Tung Sect, remains until this day.

** The second already disappeared; the fourth was removed to Koea; the other three remained, the first being the most successful. 

Thiền Na: Dhyana (skt).

(A)Thiền Na là thuật ngữ Trung Hoa, do từ tiếng Phạn “Dhyana” mà ra. Thiền Na chỉ sự tập trung tinh thần và sự tĩnh tâm, trong đó mọi sự phân biệt nhị nguyên đều biến mất—Ch’an-na is a Chinese version from the Sanskrit word “Dhyana,” which refers to collectedness of mind or meditative absorption in which all dualistic distinctions disappear.

(B)Tịnh lự—Làm vắng lặng dòng suy tưởng. Thiền Na là Ba La Mật thứ năm trong lục độ Ba La Mật (thực tập thiền na để được trí huệ Bát Nhã), trong đó tất cả mọi biện biệt giữa chủ thể và đối tượng, giữa thật và giả, đều bị xóa bỏ—Quiet thought—Quiet meditation—The fifth paramita (to practice dhyana to obtain real wisdom or prajna). In dhyana all dualistic distinctions like subject, object, true, false are eliminated. 

·Abstract.

·Meditation.

·Thought.

·Reflection.

·Profound and abstract religious contemplation.

·Get rid of evil.

·Quiet meditation.

(C)Theo Bách Khoa Từ Điển Minh Triết Phương Đông, có hai định nghĩa về Thiền—According to The Encyclopedia of Eastern Philosophy and Religion, Zen can be defined as both exoterically and esoterically.

1)Theo quan điểm công truyền: Thiền là một phái của Phật giáo Đại Thừa, phát triển ở các thế kỷ thứ sáu và thứ bảy, nhờ sự hòa trộn Phật giáo Thiền do tổ Bồ Đề Đạt Ma du nhập vào Trung Quốc và Đạo giáo. Hiểu theo nghĩa nầy, Thiền là một tôn giáo mang học thuyết và các phương pháp nhằm mục đích đưa tới chỗ nhìn thấy được bản tính riêng của chúng ta, và tới giác ngộ hoàn toàn, như Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trải qua dưới cội Bồ Đề sau một thời kỳ thiền định mãnh liệt. Hơn bất cứ một phái Phật giáo nào, Thiền đặt lên hàng đầu sự thể nghiệm đại giác và nhấn mạnh tới tính vô ích của các nghi lễ tôn giáo. Con đường ngắn hơn nhưng gay go trong tu hành là “tọa thiền.”—Exoterically regarded, Zen, or Ch’an as it is called when referring to its history in China, is a school of Mahayana Buddhism, which developed in China in the 6th and 7th centuries from the meeting of Dhyana Buddhism, which was brought to China by Bodhidharma, and Taoism. In this sense, Ch’an is a religion, the teachings, and practices of which are directed toward self-realization and lead finally to complete awakening or enlightenment as experienced by Sakyamuni Buddha after intensive meditative self-discipline under the Bodhi-tree. More than any other school, Ch’an stresses the prime importance of the enlightenment experience and the useless of ritual religious practices and intellectual analysis of doctrine for the attainment of liberation. Ch’an teaches the practice of sitting in meditative absorption as the shortest, but also steepest, way to awakening.

** Những đặc trưng của Thiền có thể tóm tắt bằng bốn nguyên lý sau đây—The essential nature of Ch’an can be summarized in four short statements:

a)Giáo ngoại biệt truyền: Special transmission outside the orthodox teaching.

b)Bất lập văn tự: Nondependence on sacred writings.

c)Trực chỉ nhân tâm: Direct pointing to the human heart.

d)Kiến tánh thành Phật: Leading to realization of one’s own nature and becoming a Buddha. 

** For more information, please see Thiền Định Ba La Mật, Dhyana, and Tứ Thiền.

2)Theo quan điểm bí truyền: Thiền không phải là một tôn giáo, mà là một nguồn gốc không thể xác định được và không thể truyền thụ được. Người ta chỉ có thể tự mình thể nghiệm. Thiền không mang một cái tên nào, không có một từ nào, không có một khái niệm nào, nó là nguồn của tất cả các tôn giáo, và các tôn giáo chỉ là những hình thức biểu hiện của cùng một sự thể nghiệm giống nhau. Theo nghĩa nầy, Thiền không liên hệ với một truyền thống tôn giáo riêng biệt nào, kể cả Phật giáo. Thiền là “sự hoàn thiện nguyên lai” của mọi sự vật và mọi thực thể, giống với sự thể nghiệm của tất cả các Đại Thánh, các nhà hiền triết và các nhà tiên tri thuộc tất cả mọi tôn giáo, dù có dùng những tên gọi khác nhau đến mấy để chỉ sự thể nghiệm ấy. Trong Phật giáo, người ta gọi nó là “sự đồng nhất của Sanh tử và Niết bàn.” Thiền không phải là một phương pháp cho phép đi đến sự giải thoát đối với một người sống trong vô minh, mà là biểu hiện trực tiếp, là sự cập nhật hóa sự hoàn thiện vốn có trong từng người ở bất cứ lúc nào—Esoterically regarded, Ch’an is not a religion, but rather an indefinable, incommunicable root, free from all names, descriptions, and concepts, that can only be experienced by each individual for him or herself. From expressed forms of this, all religions have sprung. In this sense, Ch’an is not bound to any religion, including Buddhism. It is the primor-dial perfection of everything existing, designated by the most various names, experienced by all great sages, and founders of religions of all cultures and times. Buddhism has referred to it as the “identity of Samsara and Nirvana.” From this point of view, Ch’an is not a method that brings people living in ignorance to the goal of liberation; rather it is the immediate expression and actualization of the perfection present in every person at every moment.

Thiền Nam Tông: See Southern school.

Thiền Nham: Thiền sư Thiền Nham (1093-1163)—Zen Master Thiền Nham—Thiền sư Việt Nam, quê ở Bắc Việt. Sau khi thi đỗ Giáp Khoa của triều đình, ngài đến chùa Thành Đạo để tham vấn với Thiền sư Pháp Y. Chỉ sau một câu của thầy, ngài liền lãnh hội, nên xin làm đệ tử. Ngài là Pháp tử đời thứ 13 dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Ban đầu, ngài trụ tại chùa Thiên Phúc trên núi Tiên Du. Về sau ngài trở về quê trùng tu chùa Trí Quả ở Cổ Châu, Long Biên. Trong khoảng niên hiệu Thiên Thuận, triều đình gửi chiếu chỉ triệu hồi ngài về kinh đô cầu mưa. Ngài đã thành công trong việc cầu mưa và tiếng tăm vang vội. Một ngày năm 1163, ngài đốt nến, từ biệt đệ tử, rồi thị tịch, lúc ấy ngài 71 tuổi—A Vietnamese Zen master from North Vietnam. After passing the National First Laureate, he came to Thành Đạo Temple to discuss with Zen master Pháp Y. Only after one sentence from the master, he awakened and insisted to be his disciple. He was the Dharma heir of the thirteenth generation of the Vinitaruci Zen Sect. At first, he stayed at Thiên Phúc Temple on Mount Tiên Du. Later, he returned to his home town to rebuild Trí Quả Temple in Cổ Châu, Long Biên. During the reign of King Thiên Thuận, the Royal Court sent an Imperial Order to summon him to the capital for rain-making praying. He was successful and became famous after this event. One day in 1163, he lit an incense, said good-bye to his disciples, then passed away, at the age of 71.

Thiền Nhân: Một thành viên của Thiền phái—A member of the Ch’an (Zen) (Meditative or Intuitive) sect.

Thiền Ni: Ni Cô—A nun.

Thiền Ông Đạo Giả: Thiền Sư Thiền Ông (902-979)—Thiền Sư Thiền Ông quê làng Cổ Pháp, từ thuở còn rất nhỏ sư đã không thích cuộc đời trần tục. Sư xuất gia và trở thành một trong những đệ tử xuất sắc nhất của Đinh Trưởng Lão. Sư là Pháp tử đời thứ mười một dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Sư thị tịch năm 979, thọ 78 tuổi—Zen Master Thiền Ông (902-979)—A Vietnamese monk from Cổ Pháp. He did not like secular life since he was very young. He left home and became one of the most outstanding disciples of Đinh Trưởng Lão. He was the Dharma heir of the eleventh lineage of the Vinitaruci Zen Sect. He passed away in 979, at the age of 78.

Thiền Phái Nhật Bản: Japanese Zen sects:

(A)Lịch sử Thiền phái Nhật Bản—The history of Japanese Zen sects: Theo Giáo sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Thiền du nhập vào Nhật Bản bằng nhiều đợt—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, Zen was introduced to Japan several times:

1)Đệ tử của Huyền Trang là Đạo Chiêu (Doshô 629-700), đến Trung Quốc vào năm 654, lần đầu tiên mang Thiền về truyền bá tại Thiền đường Gangôji ở Nara: Hsuan-Tsang’s pupil, Dosho, who went to China in 654 A.D., introduced and taught Zen for the first time in the Zen Hall of Gangôji, Nara. 

2)Kế đến là Đạo Tuấn (Dosen), một vị luật sư Trung Hoa, đến Nara năm 710 và truyền Bắc Tông. Ngài truyền pháp cho Hành Biểu (Giôhyô) năm 733 và Hành Biểu truyền cho Tối Trừng: Next, Tao-Hsuan, a Chinese Vinaya (discipline) master, came to Nara in 710 A.D. and taught the Zen of the Northern School. He transmitted it to Giôhyô in 733 A.D., who in turn taught it to Saicho (Dengyô Daishi).

3)Một vị Thiền sư Nam tông là Nghĩa Không (Giku), là đệ tử của Diêm Quan Tề An (Enkwan Saian) đến Kyoto và giảng Thiền từ năm 851 đến 858 tại chùa Đàn Lâm Tự (Danrinji) do hoàng hậu của Ta Nga Thiên Hoàng (Danrin) lập nên. Ông thành công mỹ mãn trong công cuộc truyền bá giáo pháp của ông: A special Zen instructor of the Southern School, Giku, a pupil of Ch’i-An, came to Kyoto and taught Zen from 851 to 858 A.D. in Danrinji Temple built by the Empress Danrin. He was successful in his teaching. 

***Trong những trường hợp kể trên, sự truyền bá đều được triều đình ủng hộ nhưng không bền lâu. Vị thiền sư sau cùng phải thất vọng bỏ về Trung Quốc năm 858, để lại một thành tích là Lã Sanh Môn (Rashomon), Kyoto, ghi chứng một kỷ lục về sự truyền bá Thiền tại Nhật Bản: In all the above cases the propagation was assisted by the Court but did not continue long. The last-mentioned teacher went home disappointed in 858 A.D., leaving a monument at Rashomon, Kyoto, inscribed: “A record of the propagation of Zen in Japan.” 

(B)Triết lý Thiền—Zen philosophy: Cốt lõi của Thiền tông được tóm lược như sau: “Cứ nhìn vào trong tâm thì sẽ thấy được Phật quả.” Tông phái nầy nhấn mạnh vào sự thiền định hay thiền quán mà chỉ riêng một điều nầy đã có thể dẫn đến giác ngộ. Thiền sư Dogen, một trong những hình ảnh tiêu biểu của Thiền tông Nhật Bản. Ông đã bắt đầu cuộc sống tu sĩ với sự tìm lời giả đáp cho câu hỏi: “Vì sao có nhiều vị Phật phải hành trì con đường giác ngộ cho mình như thế, trong khi tất cả chúng sanh đều đã sẵn có Phật quả nơi họ?” Không tìm được người nào ở Nhật Bản có thể giải đáp thỏa đáng cho mình, ông đã đi đến Trung Quốc để tìm sự soi sáng. Tại đây, ông đã được giác ngộ bởi một tu sĩ Phật giáo Thiền tông. Khi trở về Nhật Bản, ông truyền bá chủ thuyết: “Tất cả mọi người đều đã được giác ngộ. Về bản chất, họ là những vị Phật. Hành Thiền chính là một hành động của Phật.”—The essence of Zen Buddhism is summed up as follows: “Look into the mind and you will find Buddhahood,” this sect lays great stress on meditation or contemplation which alone can lead one to enlightenment. Zen master Dogen, one of the most important and representative features of Zen Buddhism. Dogen started his monastic life as a monk seeking an answer to the question: “Why did so many Buddhas practise the way of self-enlightenment, although all living beings, by their very nature, already had Buddhahood in them." As nobody in Japan could satisfy him with a convincing answer, he went to China to seek light. There he attained enlightenment under the instruction of a Zen Buddhist monk. On his return to Japan he propagated the following doctrine: “All human beings have already been enlightened. They are Buddhas by nature. The practice of meditation is nothing but the Buddha’s act itself.” 

(C)Các Thiền phái Nhật Bản—Japanese Zen sects:

1)Phái Chân Ngôn: Shingon Sect—Các giáo lý và phương pháp tu tập của phái nầy được đưa vào Nhật Bản từ Trung Quốc bởi Kukai (hay Hoằng Pháp Đại Sư vì ông được biết qua danh hiệu nầy nhiều hơn) vào thế kỷ thứ IX. Pháp môn tu hành của phái Chân Ngôn xoay quanh ba phương thức quán tưởng: mạn đà la, mật chú, và thủ ấn—The doctrines and practices of this sect were brought from China to Japan in the ninth century by Kukai (or Kobo-daishi, as he is more popularly known). Shingon discipline and practice revolve around three meditational devices: the mandala, the mantra, and the mudra.

2)Phái Lâm Tế: Lin-Chi sect—Giáo lý phái Lâm Tế được Vinh Tây Minh Am (1141-1215) thiết lập vững chắc ở Nhật. Phái Lâm Tế đặc biệt mạnh ở Kyoto, nơi có nhiều chùa và tự viện hàng đầu của phái nầy—The teachings of Lin-Chi sect were firmly established in Japan by Fisai Myoan (1141-1215). The Lin-Chi sect is particularly strong in Kyoto, where many of its head temples and monasteries are located. 

3)Phái Hoàng Bá: Huang-Po Sect—Thiền phái nầy được Ấn Nguyên đại sư đưa vào Nhật Bản năm 1654. Tổ đình phái nầy xây theo kiểu Trung Quốc là chùa Mampuku gần Kyoto. Phái Hoàng Bá là thiền phái ít có ảnh hưởng nhất ngày nay tại Nhật Bản—This Zen sect was introduced into Japan from China in 1654 by Zen master Yin-Yuan. Its head temple built in the Chinese style, is Mampukuji, near Kyoto. Huang-Po sect is the least influential of the Zen sects in present-day Japan.

4)Phái Tào Động: Ts’ao-Tung sect—Một trong hai thiền phái có thế lực hơn cả ở Nhật Bản, phái kia là Lâm Tế. Có nhiều thuyết nói về nguồn gốc của cái tên “Tào Động.” Một cho rằng đây là chữ đầu của tên của hai vị thiền sư Động Sơn Lương Giới và Tào Sơn Bổn Tịch. Thuyết khác cho rằng chữ Tào chỉ Lục Tổ, vì ngài cũng được biết qua tên Tào Khê Huệ Năng—One of the two dominant Zen sects in Japan, the other being the Lin-Chi. There are several theories as to the origin of the names of Ts’ao-Tung. One is that it stems from the first character in the names of two masters in China, Tung-Shan-Liang-Chih and Ts’ao-Shan-Pen-Chi. Another theory is that the Ts’ao refers to the Sixth Patriarch, who was also known in Japan as Ts’ao-Tzi-Hui-Neng. 

Thiền Phạm Thiên: Ba cõi trời Phạm Thiên trong cõi Sơ Thiền sắc giới—The three Brahmaloka heavens of the first dhyana.

** For more information, please see Thiên

(III) (A).

Thiền Pháp: Pháp môn hay tông chỉ nhà Thiền được tìm thấy trong Như Lai Thiền trong các kinh điển, và Tổ Sư Thiền hay Đạt Ma Thiền được Tổ Bồ Đề Đạt Ma truyền sang Trung Quốc (phép thiền mầu nhiệm được truyền cho nhau bằng tâm ý giữa các vị tổ sư)—Methods of mysticism as found in the dhyanas records in the sutras (Tathagata-dhyanas) and traditional dhyana, or the intuitional method brought to China by Bodhidharma.

Thiền Phòng:

1)Nơi hành thiền: Meditation abode, a room for meditation, a cell, a hermitage—See Thiền Đường.

2)Tên thường dùng để gọi “Tự Viện”—A common name for a monastery. 

Thiền Quán: Dhyana-contemplation—Visualization—Calling to attention—Imagining in the mind.

Thiền Quán Và Niệm Phật: Thiền quán là phương cách khó thực tập. Phật dạy người tu Thiền trước tiên phải tu phép “Tứ Niệm Xứ,” quán thân bất tịnh, quán thọ thị khổ, quán tâm vô thường, quán pháp vô ngã. Khi đã biết thân, thọ, tâm, pháp đều không sạch, khổ, vô thường và vô ngã, đều giả dối như mộng huyễn, thì chơn tánh sẽ tự hiển bày. Vài người cố gắng thật nhiều để tập trung tư tưởng và loại bỏ những lôi cuốn bên ngoài, nhưng tâm họ vẫn bận bịu đủ thứ. Tuy nhiên, nếu họ cố gắng niệm Phật thì họ có thể dễ dàng đạt đến nhất tâm bất loạn. Hơn nữa, Kinh điển Tịnh Độ đơn giản, dễ hiểu và dễ thực hành. Nếu có đầy đủ tín, hạnh nguyện và dụng công niệm Phật, thì Phật A Di Đà và Thánh chúng sẽ gia hộ tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc—Meditation is a difficult way to practise. The Buddha taught: “Zen practitioners who want to cultivate must, first of all, practice the Four Foundations of Mindfulness, to contemplate the body is impure, all feelings as suffering, the ordinary mind as impermanent and all phenomena as lacking self-nature. When we realize that body, feelings, mind and phenomena are impure, the source of suffering, impermanent, without self-nature, false, dream-like and illusory, the True Thusness Nature will manifest itself. Some people have tried very hard to concentrate and abandon all distractions, their mind is still preoccupied with all delusions. However, if they try to focus on recitation the Buddha’s name, they can reach single-mindedness. Furthermore, the Pure Land Sutras are simple and easy to understand and practice. If you are utterly sincere in your faith, conducts and vows with all efforts, you will be welcome by Amitabha Buddha and other Saints in the Western Pure Land. 

Thiền Quán Về Tâm: Meditation on the mind—Qua thiền tập liên tục chúng ta có thể thấy được tâm thanh tịnh. Chỉ có thiền tập liên tục, chúng ta có thể vượt qua trạng thái tâm dong ruổi và xả bỏ những loạn động. Cùng lúc chính nhờ thiền tập mà chúng ta có thể tập trung tư tưởng để quán sát những gì khởi lên trong tư tưởng, trong thân, trong cảm thọ, nghe, nếm, ngửi và tưởng tượng, vân vân. Qua thiền tập liên tục, chúng ta có thể quán sát rằng tất cả là vô thường, từ đó chúng ta có khả năng buông bỏ, và Niết bàn hiển hiện ngay lúc chúng ta buông bỏ tất cả—Through continuous meditation we can perceive our mind clearly and purely. Only through continuous meditation we can gradually overcome mental wandering and abandon conceptual distractions. At the same time we can focus our mind within and observe whatever arises (thoughts, sensations of body, hearing, smelling, tasting and images). Through continuous meditation we are able to contemplate that they all are impermanent, we then develop the ability to let go of everything. Nirvana appears right at the moment we let go of everything.

Thiền Quán Về Tâm Xả: Meditation on equanimity—Chúng ta nên thực tập thiền quán về tâm xả để giảm thiểu sự phát triển của sân giận người nầy và luyến ái người kia—We should try to achieve equanimity through meditation to reduce developing of anger toward one person and attachment toward another person.

Thiền Quật: Hang động để hành thiền hay an cư—A cell, or cave, for meditation, or retirement from the world.

Thiền Quyền: Musti (skt)—Dấu hiệu của thiền định được tượng trưng bởi nắm tay trái, tay phải tượng trưng cho trí tuệ (Tượng Đức Phật Thích Ca có hai vị hộ pháp, bên trái là Bồ Tát Phổ Hiền tượng trưng cho thiền định, bên phải là Bồ Tát Văn Thù tượng trưng cho trí huệ)—The meditation fist, the sign of meditation shown by the left fist, the right indicating wisdom.

** For more information, please see Samantabhadra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section and Văn Thù Sư Lợi in Vietnamese-English Section.

Thiền Sinh: Meditator or Zen student.

Thiền Sư: Kammatthanacariya (p)—A Zen Master—A meditation teacher.

1)Một vị Thầy dạy Thiền nói chung: A master, or teacher, of meditation, or of the Ch’an school in general.

2)Một vị Thầy đã chứng ngộ và dạy thiền: A Zen master who has already attained self-realization or enlightenment. He was allowed to teach Zen to his disciples.

3)Bậc Thầy Thiền vĩ đại hay danh tiếng. Danh hiệu nầy thường được phong tặng sau khi vị thầy đã viên tịch, mặc dù một vài bậc thầy đã đạt được danh hiệu nầy ngay trong lúc còn sống: A great or renowned Zen master. The title is usually conferred posthumously, though some masters have achieved this distinction during their life time. 

Thiền Sư Vạn Hạnh: Ngày sanh của Thiền Sư không ai biết. Lúc thiếu thời ông đã tỏ ra thông minh đỉnh ngộ phi thường. Ông xuất gia năm 21 tuổi. Ông thị tịch vào đêm trăng tròn năm 1018—Zen Master Vạn Hạnh’s date of birth was unknown. At the young age, he was extraordinarily intelligent. He left home at the age of 21. He died on the full moon night of 1018—The author of this poem:

Thân như điện ảnh hữu hoàn vô 

Vạn mộc xuân vinh thu hựu khô

Nhậm vận thịnh suy vô bố úy

Thịnh suy như lộ thảo đầu phô!

Our life is a simple lightning which

comes and goes (appears then disappears).

As springtime offers blossoms, only to fade (wither) in the fall. 

Earthly flourish and decline, O friends, do not fear at all.

They are nothing but a drop of dew on the grass of morning!

Thiền Tam Muội: Thiền na và tam muội—Dhyana and samadhi (skt).

1)Thiền na dịch là “tư duy.” Tư duy trong cõi sắc giới thì gọi là thiền—Dhyana is considered meditating. Meditation in the visible or known is called Dhyana.

2)Tam muội dịch là “định.” Tư duy trong cõi vô sắc giới thì gọi là Tam Muội—Samadhi is considered as abstraction. Concentration on the invisible, or supermundane is called Samadhi. 

Thiền Tâm: Zen mind—Empty mind is Zen mind: Vô tâm là thiền tâm.

Thiền Tập: Tu hành bằng cách thực tập thiền—The practice of religion through the mystic trance.

Thiền Tăng: Một vị sư của Thiền Tông hay một vị sư tu Thiền—A monk of the Zen (Ch’an) sect, a monk in meditation.

Thiền Thất: Thiền Cư—Thiền Đường—Thiền Phòng—Thiện Viện—Meditation hall or room.

** For more information, please see Thiền

Đường.

Thiền Thiên: Có bốn Thiền Thiên, nơi mà các bậc tu thiền có thể tái sanh về (cõi sắc giới có bốn tầng trời mà người tu thiền sẽ được sanh về đấy)—Dhyana heavens, four in number, where those who practice meditation may be reborn.

** For more information, please see Tứ Thiền.

Thiền Thực: See Thiền Duyệt Thực.

Thiền Tịnh:

1)Thiền Tông và Tịnh Độ Tông: The Zen and the Pure Land sects.

2)Thiền tịnh dịch sang Hoa ngữ có nghĩa là thiền tịnh lự hay yên lặng, kiểm soát tư tưởng: Dhyana in Chinese means quiet or silent meditation, or quieting of thoughts (controlling of thoughts). 

Thiền Tọa: Tọa thiền (kiết già)—To sit (cross-legged) in meditation.

Thiền Tông: The Zen Sect.

(I)Thiền Tông Trung Hoa—The Zen Sect in China:

(A)Thiền tông, Phật Tâm tông, hay Vô Môn tông, được Tổ Bồ Đề Đạt Ma, Tổ thứ 28 ở Ấn Độ, mang vào Trung Quốc. Thiền được coi như là một trường phái quan trọng của Phật giáo. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Hoa vào khoảng năm 470 và trở thành người sáng lập ra phái Mật Tông và Thiền Tông ở đây. Người ta nói ngài đã hành thiền trước một bức tường của Thiếu Lâm tự trong chín năm. Những đệ tử của Bồ Đề Đạt Ma hoạt động mạnh mẽ ở mọi nơi và đã hoàn toàn chiến thắng các tôn giáo bản địa để rồi cuối cùng Thiền tông được đánh giá rất cao ở Trung Quốc—The Ch’an (Zen), meditative or intuitional, sect usually said to have been established in China by Bodhidharma, the twenty-eighth patriarch, who brought the tradition of the Buddha-mind from India. Ch’an is considered as an important school of Buddhism. Bodhidharma came to China about 470 A.D. and became the founder of esoteric and Zen schools there. It is said that he had practised meditation against the wall of the Shao-Lin-Tzu monastery for nine years. The followers of Bodhidharma were active everywhere, and were completely victorious over the native religions with the result that the teachings of Zen have come to be highly respected everywhere in China.

·Sơ Tổ Bồ Đề Đạt Ma: The first patriarch Bodhidharma.

·Nhị Tổ Huệ Khả: The successor of Bodhidharma or the second patriarch was Hui-K’o.

·Tam Tổ Tăng Sán: The third patriarch was Sêng-Ts’an.

·Tứ Tổ Đạo Tín: The fourth patriarch was T’ao-Hsin.

·Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn: The fifth patriarch was Hung-Jên.

·Lục Tổ Huệ Năng: The sixth patriarch was Hui-Neng. 

(B)Triết lý Thiền—Philosophical Zen:

a)Theo triết lý chính của Thiền tông, nhìn vào nội tâm, chứ không phải nhìn ra bên ngoài, là cách duy nhất để đạt đến sự giác ngộ mà trong tâm trí con người thì cũng giống như là Phật quả vậy. Hệ tư tưởng nầy chú trọng vào ‘trực cảm,’ với một đặc điểm là không có ngôn từ nào để tự diễn đạt, không có một phương thức nào để tự giải thích, không có sự chứng minh dài dòng nào về chân lý riêng của mình một cách thuyết phục. Nếu có sự diễn đạt thì chỉ diễn đạt bằng ký hiệu và hình ảnh. Qua một thời gian, hệ tư tưởng nầy đã phát triển triết lý trực cảm của nó đến một mức độ khiến nó vẫn còn là một triết lý độc đáo cho đến ngày nay: According to the Zen sect, the key theory of Zen, to look inwards and not to look outwards, is the only way to achieve enlightenment, which to the human mind is ultimately the same as Buddhahood. In this system, the emphasis is upon ‘intuition,’ its peculiarity being that it has no words in which to express itself, no method to reason itself out, no extended demonstration of its own truth in a logically convincing manner. If it expresses itself at all, it does so in symbols and images. In the course of time this system developed its philosophy of intuition to such a degree that it remains unique to this day. 

b)Theo Giáo sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy—Thiền tông nặng về triết lý nhưng không phải là một nền triết học theo nghĩa hạn hẹp của nó. Đây là một học phái có chất tôn giáo hơn tất cả mọi học phái Phật giáo, nhưng lại không phải là một tôn giáo theo nghĩa thông thường của danh từ nầy. Thiền tông không có kinh điển Phật nào, cũng không trì giữ một luật nghi nào do Phật đặc chế ra. Nếu như không kinh, không luật, thì không một học phái nào có thể ra vẻ Phật giáo. Tuy nhiên, theo ý nghĩa của Thiền, ai mà còn chấp trước vào danh ngôn hay luật lệ thì không bao giờ có thể thấu đáo hoàn toàn ý nghĩa chân thật của người nói. Lý tưởng hay chân lý mà Đức Phật chứng ngộ chắc chắn khác hẳn với những gì mà Ngài đã giảng dạy, bởi vì giáo thuyết nhất thiết bị ước định bởi ngôn từ mà Ngài dùng, bởi thính chúng mà Ngài giáo hóa, và bởi hoàn cảnh xãy ra cho người nói và người nghe. Cái mà Thiền nhắm đến là lý tưởng của Phật, minh nhiên và không bị ước định. Học phái nầy còn được gọi là “Phật Tâm Tông.” Phật tâm vốn cũng chỉ là tâm người thường. Chỉ cần nhìn thẳng vào tâm địa đó là có thể đưa hành giả đến giác ngộ viên mãn. Nhưng bằng cách nào? Chủ ý chung của Phật pháp là để hành giả tự thấy đúng và tự đi đúng—Zen has much philosophy, but is not a philosophy in the strict sense of the term. It is the most religious school of all and yet not a religion in the ordinary sense of the word. It has no scripture of the Buddha, nor does it hold any dicipline of the Buddha. Without a sutra (discourse) or a vinaya (Discipline) text, no school or sect would seem to be Buddhistic. However, according to the ideas of Zen, those who cling to words, letters or rules can never fully comprehend the speaker’s true idea. The ideal or truth conceived by the Buddha should be different from those taught by him because the teaching was necessarily conditioned by the language he used, by the hearers whom he was addressing, and by the environment in which the speaker and hearers were placed. What Zen aims at is the Buddha’s ideal, pure and unconditioned. The school is otherwise called ‘the School of the Buddha’s Mind.” The Buddha’s mind is after all a human mind. An introspection of the human mind alone can bring aspirant to a perfect enlightenment. But how? The general purport of Buddhism is to let one see rightly and walk rightly.

c)Thấy đúng hay kiến đạo: Darsana-marga (skt)—Thấy đúng khác biệt với đi đúng. Để phán đoán con đường sắp đi có đúng hay không, trước nhất học vấn hay khoa học là quan trọng—The way of viewing is different from the way of walking. To judge whether the path we are going to take is right or not, first of all, science is important.

d)Đi đúng hay tu đạo: Bhavana-marga (skt)—Người ta thường đi mà không thấy. Tôn giáo chú trọng trên thực hành, tức là đi như thế nào, nhưng lại sao lãng việc giáo hóa những hoạt động trí thức để xác định con đường tu tập chân chính, tức là thấy như thế nào: The way of walking or the way of cultivation. People often walk without seeing the way. Religions generally lay importance on practice, that is, how to walk, but neglect teaching the intellectuall activity with which to determine the right way, that is, how to see.

e)Với Thiền—With Zen: Càng đi chúng ta càng khám phá ra rằng triết lý quan trọng hơn tất cả những thứ khác. Trong trường hợp mà khoa học không cung ứng một giải đáp thỏa đáng, thì chúng ta phải trông cậy vào phương pháp tư duy của Thiền để soi tỏ vào bất cứ vấn đề nào được nêu ra: As we go on, we discover that philosophy is much more important than anything else. In case science and philosophy do not give a satisfactory result, we must resort to the meditative method of Zen in order to get insight into any given problem. 

·Trước tiên, hành giả phải tìm thấy con đường rồi bắt đầu đi trên đó. Mỗi bước tiến nhờ vào tư duy sẽ đưa người vượt qua lớp sóng của nhân sinh, tiến lần đến cõi hư không của thiên giới và cuối cùng đạt đến giác ngộ viên mãn như Đức Phật: First, find out your way and begin to walk on it. The foot acquired by meditation can carry you across the wave-flux of human life, and over and above the air region of the heavenly world and finally make you perfect and enlightened like the Buddha.

·Quán là con mắt trực thị và đồng thời là bước chân trên con đường chân thực: Contemplation is the eye which gives insight, and, at the same time, the foot which procures a proper walk.

·Thiền định và quán là thấu kính trong đó những đối tượng bên ngoài bị hội tụ để rồi phân tán và khắc ấn tượng lên mặt của những âm bản bên trong: Zen (meditation and concentration) is the lens on which diverse objects outside will be concentrated and again dispersed and impressed on the surface of the negative plates inside.

·Sự tập trung vào thấu kính nầy chính là định (samadhi) và định càng sâu thì giác ngộ càng mau chóng: The concentration on the lens itself is concentration (samadhi) and the deeper the concentration is, the quicker the awakening of intuitive intellect.

·Những gì khắc đậm hơn vào lớp phim âm bản là huệ (prajna) và là căn bản của những hoạt động trí thức. Qua ánh sáng trí huệ rọi ra bên ngoài, hành giả nhìn và thấy lại cái ngoại giới sai biệt lần nữa rồi theo đó mà hành sự thích nghi vào cuộc sống thực tế: The further impression on the negative film is wisdom (prajna) and this is the basis of intellectual activity. Through the light of reflection (prajna) outwardly, i.e., insight, we see and review the outer world of diversity once again so as to function or act appropriately toward actual life.

(C)Cương yếu Thiền Tông—Preliminary of the Zen Sect:

1)Theo Kinh Lăng Già, Thiền tông tin vào đốn ngộ, chứ không qua nghi lễ hay kinh điển. Tu thiền trực ngộ bằng tuệ giác bên trong. Truyền thống truyền thừa Mật giáo lấy câu chuyện Đức Phật trong hội Linh Sơn giơ bông hoa, và ngài Ca Diếp trực ngộ bằng cái mỉm cười làm nguồn gốc (dĩ tâm truyền tâm, giáo ngoại biệt truyền)—According to the Lankavatara Sutra, the Zen sects believe in direct enlightenment, disregarded ritual and sutras and depended upon the inner light and personal influence for the propagation of its tenets, founding itself on the esoteric tradition supposed to have been imparted to Kasyapa by the Buddha, who indicated his meaning by plucking a flower without further explanation. Kasyapa smiled in apprehension and is supposed to have passed on this mystic method to the patriarchs. 

2)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Ấn Độ có truyền thống tư duy thực hành trong tất cả các trường phái triết học cũng như tôn giáo do thừa kế giòng Aryan cổ đại. Trong số các trường phái nầy, Du Già là một phái đặc biệt chuyên về tư duy hay tập trung tư tưởng. Hệ thống Du Già là khía cạnh thực hành của triết lý Số Luận (Sankhya), vốn là Nhị Nguyên Luận. Theo Số Luận, thần ngã (atman) và Tự tánh (Prakriti), một đàng thì mù một đàng thì què, không thể hành sự nếu không được hợp nhất. Ngã có tác dụng tri thức, nhưng không thể hoạt động nếu không có tác dụng chất thể của Tự tánh. Khi cả hai hợp lại, mới thấy được con đường và hoạt động tùy ý. Ngã, như kẻ tổ chức một tuồng hát, chỉ chăm sóc diễn viên trình diễn và hoạt động trong vở kịch mà lại nghĩ rằng chính mình đang diễn vở kịch đó, dầu trên thực tế, chỉ có Tự tánh là vận hành và chu tất. Chỉ có tự tu tập mới mang lại tự do, nghĩa là, độc lập của ngã. Phương pháp tự tu tập thực ra là hệ thống Du Già của Patanjali vào thế kỷ thứ hai trước Tây Lịch. Hệ thống Số Luận nguyên lai thuộc tà đạo vì Vô Thần, chỉ thừa nhận sự hiện hữu của Tự Ngã (Atman) mà không nhận có Đại Ngã (Mahatman). Nhưng khi thực hành về tư duy trừu tượng, đối tượng của sự tập trung tư tưởng rất cần thiết và do đó học thuyết này chấp nhận một hình thức của tự nhiên Thần giáo, nhưng không phải là Hữu Thần giáo. Đến giai đoạn sau cùng nầy của tư duy khi sự tách rời hoàn toàn giữa Ngã và Tự tánh đã có hiệu quả, thì đối tượng của tư duy, Brahman, Đại Ngã hay Thượng đế, bất cứ là gì, không còn cần thiết nữa—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, as an inheritance from the ancient Aryan race, India has had the habit of meditation practiced in all schools of philosophy as well as in religion. There are six systems of Indian philosophy, one of which called Yoga, is especially devoted to meditation or concentration. The Yoga system is the practical side of the Sankhya philosophy, which is dualistic. In Sankhya, Self (Atman) and Nature (Prakriti), one blind as it were, and the other lame, cannot function without being united. Self has the intellectual function, but cannot move without the physical function of Nature. When the two combine together, they see the way and move at will. Self, like the promoter of a theatrical play, simply looks on his mate’s acting and moving vut curiously thinks that he himself is acting in the moving, though in reality only Nature is moving and achieving. Only self-culture brings about freedom, that is, dependence of Self. The method of self-culture is practically the Yoga system of Patanjali in the second century B.C. The Sankhya system, originally heterodox since it was atheistic, asserted only the existence of the individual Self (Atman) and not of Universal Self (Mahatman). But in the practice of abstract meditation an object of self-concentration was necessary and so the doctrine assumes the form of deism, but not theism. At the end of meditation, when the absolute separation of Self from Nature has been effected, the object of meditation, Brahman, Paramatman or God, whatever it is, is no longer used. 

3)Tầm quan trọng của Thiền định trong hệ thống Du Già ở chỗ phát triển và phục hồi những nguyên lý nhị nguyên, và giải thoát trọn vẹn Thần Ngã khỏi Tự tánh, trong khi phái Du Già Duy Tâm Luận của Phật Giáo đặt trọng tâm nơi sự nhất thống của thế giới bên trong và bên ngoài, tổng hợp các hiện hữu nhân quả và giả tạm của chúng ta, và từ đó mà khám phá ra một cách tiêu cực trạng thái Chân Như (Tathata). Dĩ nhiên, Phật giáo có một học thuyết đặc biệt về Thiền. Mặc dù chiều sâu và chiều rộng của thiền quán tùy thuộc nơi căn tính cá nhân, nhưng phương pháp hay nội dung của thiền định do Đức Phật giảng thuyết ở Tiểu và Đại Thừa đều giống nhau. Loại Thiền đặc biệt nầy được gọi là Như Lai Thiền, vì nó là một phần của Thánh giáo. Phát triển cao độ nhất trong Thiền nầy tìm thấy trong chỉ quán (samathavipasyana) của tông Thiên Thai và trong bí mật Du Già của tông Chân Ngôn: The importance of the abstract meditation of the Yoga system is laid upon the evolution and reversion of the dual principles and upon the final liberation of Self from Nature, while that of the idealistic Yogacara School of Buddhism is centered on the unification of the world within and without, on the synthesizing of our causal and illusory existences, and thus negatively discovering the state of Thusness (Tathata). Buddhism, has, of course, a special doctrine of meditation. Although the depth and width of contemplation depend upon one’s personal character, the methods or contents of meditation taught by the Buddha are similar in Hinayana and Mahayana. This special meditation is generally called ‘Tathagata meditation,’ as it forms one part of the sacred teaching. The highest development of it is seen in the perfect ‘calmness and insight’ (samathavipasyana) of the T’ien-T’ai School and in the mystical Yogacara of the Shingon School. 

(D)Tập trung tư tưởng—Concentration of thoughts: See Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng.

(II)Thiền tông Việt Nam—Vietnamese Zen: Chính ra Khương Tăng Hội là vị Thiền sư Việt Nam đầu tiên; tuy nhiên, thiền phái Việt Nam chỉ bắt đầu được thành lập từ thời Thiền sư Tỳ Ni Đa Lưu Chi mà thôi. Phật giáo Thiền tông có nhiều nhánh tại Việt Nam, là phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi, phái Vô Ngôn Thông, và phái Thảo Đường—Hjiang-Jing-Hui was the first Vietnamese Zen master; however, Vietnamese Zen sects only developed at the time of Zen master Vinitaruci. Zen Buddhism has several branches in Vietnam, namely, the Vinitaruci, the Wu-Yun-T’ung, and the Tsao-T’ang.

1)Phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi—Vinitaruci Zen sect: Dòng thứ nhất là dòng Thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi, được khai sáng bởi một vị Tăng Ấn Độ, đệ tử của Tam Tổ Tăng Xán—The first branch was founded in Vietnam by an Indian monk named Vinitaruci, who was one of the great disciples of the third patriarch, Seng-Ts’an—See Tỳ Ni Đa Lưu Chi and Tăng Xán.

2)Phái Vô Ngôn Thông—Wu-Yun-T’ung Zen sect: Dòng Thiền thứ nhì là dòng Vô Ngôn Thông, được khai sáng bởi Thiền sư Vô Ngôn Thông, một Thiền sư Trung Hoa, đệ tử của Tổ Bách Trượng Hoài Hải—The second branch was founded by a Chinese Zen master named Wu-Yun-T’ung, a great disciple of Pai-Ch’ang-Huai-Hai—See Vô Ngôn Thông, and Bách Trượng Hoài Hải.

3)Phái Thảo Đường—Tsao-T’ang Zen sect: Dòng Thiền thứ ba là dòng Thảo Đường, được khai sáng bởi Thiền sư Thảo Đường, đệ tử của Đức Sơn Tuyên Giám—The third branch was founded by Tsao-T’ang, a disciple of Te-Shan—See Thảo Đường Thiền Sư and Đức Sơn Tuyên Giám.

4)Phái Trúc Lâm—Trúc Lâm Zen sect: Dòng Thiền Trúc Lâm do sơ Tổ Trần Nhân Tông khai sáng—Trúc Lâm Zen sect was founded by the first patriarch Trần Nhân Tông—See Trần Nhân Tông.

5)Phái Lâm Tế—Lin-Chi Zen sect: Phái Lâm Tế được truyền thẳng từ Trung Hoa từ tổ Lâm Tế—The Lin Chi Zen sect was transmitted directly from China from Lin Chi Patriarch.

6)Phái Tào Động—T’ao-T’ung Zen sect: Phái Tào Động được truyền thẳng từ Thiền phái của Lục Tổ ở Tào Khê, Trung Quốc—T’ao-T’ung Zen sect was transmitted directly from T’ao-Tsi, China.

(III)Thiền phái Nhật Bản—Japanese Zen sects: Phật giáo Thiền tông có ba nhánh tại Nhật Bản, gọi là Lâm Tế (Rinzai), Tào Động (Soto), và Hoàng Bá (Obaku)—Zen Buddhism has three branches in Japan, namely, the Rinzai, the Soto, and the Obaku—See Thiền Phái Nhật Bản. 

Thiền Trấn: Một miếng gỗ dùng để gõ đầu vị sư ngủ gục trong lúc hành thiền—The meditation-warden, a piece of wood so hung as to strike the monk’s head when he nodded in sleep.

** For more information, please see Thiền

Cầu and Thiền Trượng.

Thiền Trí: Thiền định và trí huệ—Meditation and wisdom.

** For more information, please see Thiền

Quyền, Samantabhadra, and Văn Thù Sư 

Lợi.

Thiền Trượng: Cây gậy dùng đánh thức người hôn trầm khi ngồi tọa thiền (được làm bằng trúc hoặc sậy)—A staff or pole for touching those who fall asleep while assembled in the meditation.

Thiền Tuệ: See Thiền Huệ.

Thiền Tủy: Kinh Lăng Già dùng từ nầy với nghĩa là tinh túy hay cốt tủy của đạo Thiền, (sau 9 năm diện bích, Tổ Bồ Đề Đạt Ma muốn trở về Ấn Độ; trước lúc ra đi ngài kêu chúng đệ tử lại hỏi: “Về sau nầy nếu có ai hỏi về sở đắc của mình, các ngươi có thể nói được chăng?” Phó Đạo thưa: “Theo con là không chấp văn tự, mà chỉ vận dụng theo đạo.” Tổ nói: “Ngươi đã nắm được phần da của ta.” Ni Tổng Trì thưa: “Theo con hiểu như ngài Khánh Hỷ chỉ thấy Phật A Súc một lần rồi không thấy nữa.” Tổ nói: “Ngươi đã nắm được phần thịt của ta.” Đạo Dục thưa: “Tứ đại đất nước lửa gió vốn không, ngũ ấm chẳng có, nên con thấy không có một pháp nào khả đắc.” Tổ nói: “Ngươi đã được phần xương của ta.” Huệ Khả từ ngoài bước vào làm lễ, rồi đứng đó chớ không nói năng gì cả. Tổ nói: “Ngươi đã nắm được phần tủy của ta rồi vậy.”)—The Lankavara Sutra uses the term with the meaning of the marrow of meditation.

Thiền Tư: Những tư tưởng kỳ bí về thiền—Meditation thoughts; the mystic trance.

Thiền Và Tịnh Độ: Zen and Pure Land—Thiền và Tịnh độ không hai. Nếu liễu ngộ thì liễu ngộ cả hai; ví bằng mê mờ thì mê mờ cả hai, vì dù thiền hay tịnh độ cũng đều quy tâm, ngoài tâm không pháp—Zen and Pure Land have always been non-dual. If we thoroughly understand one, we thoroughly understand both. If we fail to understand one, we will fail on both, Zen or Pure Land focus on “Mind.” There are no dharmas outside the mind. 

Thiền Vị: Mùi vị của Thiền khi nhập vào thiền định, thân tâm có cảm giác mùi vị tuyệt vời, nhẹ nhàng khoan khoái, tịch tĩnh—Meditation-flavour, the mysterious taste or sensation experienced by one who enter abstract meditation. 

Thiền Viện: See Thiền Đường.

Thiển:

1)Cạn—Shallow—Superficial.

2)Đơn giản: Simple—Easy.

3)Màu lợt: Light in color.

Thiển Cận: See Thiển.

Thiển Học: Cái học nông cạn—Shallow (slight) knowledge.

Thiển Kiến: Ý kiến nông cạn—Shallow opinion.

Thiển Lạp: Kém tuổi đạo, chỉ các vị Tỳ Kheo tuổi hạ còn ít—Of few years, i.e. youthful in monastic years.

Thiển Lược: Những vấn đề thô thiển và giản lược (ý nói những vấn đề mà Mật giáo ám chỉ Hiển giáo)—Superficial—Simple—Not profound.

Thiển Nghĩ: Theo ý kiến thô thiển của tôi—In my humble opinion.

Thiển Tài: Tài mọn—Slight (shallow) talent.

Thiển Thâm: Cạn và sâu—Shallow and deep.

Thiển Trí: Trí mọn—Shallow (superficial) mind.

Thiển Văn: See Thiển học.

Thiển Ý: Shallow opinion—In my humble opinion.

Thiện: Kusala, Su, Sadhu, or Bhadra (skt).

(I)Nghĩa của “Thiện”—The meanings of “Kusala”

1)Thiện là trái với ác: Những hành pháp hữu lậu và vô lậu thuận ích cho đời nầy và đời khác (trên thông với Bồ Tát và Phật, dưới thấu trời và người)—Kusala (skt)—Good—Proper—Right—Wholesome.

2)Đức Hạnh: Virtuous.

3)Giỏi về cái gì: Well—Good at.

4)Sắp lại cho có thứ tự: To put in order.

5)Sửa chữa: To repair.

6)Thiện xảo: Skillful.

(II)Những lời Phật dạy về “Thiện” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Kusala” in the Dharmapada Sutra:

1)Như thứ hoa tươi đẹp chỉ phô trương màu sắc mà chẳng có hương thơm, những người chỉ biết nói điều lành mà không làm điều lành chẳng đem lại ích lợi—As a flower that is colorful and beautiful, but without scent, even so fruitless is the well-spoken words of one who does not practice it (Dharmapada 51).

2)Như thứ hoa tươi đẹp, vừa có màu sắc, lại có hương thơm, những người nói điều lành và làm được điều lành sẽ đưa lại kết quả tốt—As the flower that is colorful, beautiful, and full of scent, even so fruitful is the well-spoken words of one who practices it (Dharmapada 52).

3)Như từ đống hoa có thể làm nên nhiều tràng hoa, từ nơi thân người có thể tạo nên nhiều việc thiện—As from a heap of flowers many a garland is made, even so many good deeds should be done by one born to the mortal lot (Dharmapada 53).

Thiện Ác: Kusala and akusala (skt)—Good and evil.

(I)Nghĩa của “Thiện Ác”—The meanings of “Good and Evil”

1)Thiện là thuận lý: Good is defined as to accord with the right.

2)Ác là nghịch lý: Bad is defined as to disobey the right.

(II)Những lời Phật dạy về “Thiện Ác”—The Buddha’s teachings on “Good and Evil”

1)Ở chỗ nầy ăn năn, tiếp ở chỗ khác cũng ăn năn, kẻ làm điều ác nghiệp, cả hai nơi đều ăn năn; vì thấy ác nghiệp mình gây ra, kẻ kia sanh ra ăn năn và chết mòn—The evil-doer grieves in this world and in the next; he grieves in both. He grieves and suffers when he perceives the evil of his own deeds (Dharmapada 15). 

2)Ở chỗ nầy vui, tiếp ở chỗ khác cũng vui; kẻ làm điều thiện nghiệp, cả hai nơi đều an vui; vì thấy thiện nghiệp mình gây ra, người kia sanh ra an lạc và cực lạc—The virtuous man rejoices in this world, and in the next. He is happy in both worlds. He rejoices and delights when he perceives the purity of his own deeds (Dharmapada 16).

3)Ở chỗ nầy than buồn, tiếp ở chỗ khác cũng than buồn, kẻ gây điều ác nghiệp, cả hai nơi đều than buồn: nghĩ rằng “tôi đã tạo ác” vì vậy nên nó than buồn. Hơn nữa còn than buồn vì phải đọa vào cõi khổ—The evil man suffers in this world and in the next. He suffers everywhere. He suffers whenever he thinks of the evil deeds he has done. Furthermore he suffers even more when he has gone to a woeful path (Dharmapada 17).

4)Ở chỗ nầy hoan hỷ, tiếp ở chỗ khác cũng hoan hỷ, kẻ tu hành phước nghiệp, cả hai nơi đều hoan hỷ: nghĩ rằng “tôi đã tạo phước” vì vậy nên nó hoan hỷ. Hơn nữa còn hoan hỷ vì được sanh vào cõi lành—The virtuous man is happy here in this world, and he is happy there in the next. He is happy everywhere. He is happy when he thinks of the good deeds he has done. Furthermore, he is even happier when he has gone to a blissful path (Dharmapada 18).

5)Hãy gấp rút làm lành, chế chỉ tâm tội ác. Hễ biếng nhác việc lành giờ phút nào thì tâm ưa chuyện ác giờ phút nấy—Let’s hasten up to do good. Let’s restrain our minds from evil thoughts, for the minds of those who are slow in doing good actions delight in evil (Dharmapada 116). 

6)Nếu đã lỡ làm ác chớ nên thường làm hoài, chớ vui làm việc ác; hễ chứa ác nhứt định thọ khổ—If a person commits evil, let him not do it again and again; he should not rejoice therein, sorrow is the outcome of evil (Dharmapada 117).

7)Nếu đã làm việc lành hãy nên thường làm mãi, nên vui làm việc lành; hễ chứa lành nhứt định thọ lạc—If a person does a meritorious deed, he should do it habitually, he should find pleasures therein, happiness is the outcome of merit (Dharmapada 118).

8)Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui, đến khi nghiệp ác thành thục kẻ ác mới hay là ác—Even an evil-doer sees good as long as evil deed has not yet ripened; but when his evil deed has ripened, then he sees the evil results (Dharmapada 119).

9)Khi nghiệp lành chưa thành thục, người lành cho là khổ, đến khi nghiệp lành thành thục, người lành mới biết là lành—Even a good person sees evil as long as his good deed has not yet ripened; but when his good deed has ripened, then he sees the good results (Dharmapada 120).

10)Chớ khinh điều ác nhỏ, cho rằng “chẳng đưa lại quả báo cho ta.” Phải biết giọt nước nhểu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ ngu phu sở dĩ đầy tội ác bởi chứa dồn từng khi ít mà nên—Do not disregard (underestimate) small evil, saying, “it will not matter to me.” By the falling of drop by drop, a water-jar is filled; likewise, the fool becomes full of evil, even if he gathers it little by little (Dharmapada 121).

11)Chớ nên khinh điều lành nhỏ, cho rằng “chẳng đưa lại quả báo cho ta.” Phải biết giọt nước nhểu lâu ngày cũng làm đầy bình. Kẻ trí sở dĩ toàn thiện bởi chứa dồn từng khi ít mà nên—Do not disregard small good, saying, “it will not matter to me.” Even by the falling of drop by drop, a water-jar is filled; likewise, the wise man, gathers his merit little by little (Dharmapada 122).

12)Người đi buôn mang nhiều của báu mà thiếu bạn đồng hành, tránh xa con đường nguy hiểm làm sao, như kẻ tham sống tránh xa thuốc độc thế nào, thì các ngươi cũng phải tránh xa điều ác thế ấy—A merchant with great wealth but lacks of companions, avoids a dangerous route, just as one desiring to live avoids poison, one should shun evil things in the same manner (Dharmapada 123).

13)Với bàn tay không thương tích, có thể nắm thuốc độc mà không bị nhiễm độc, với người không làm ác thì không bao giờ bị ác—With a hand without wound, one can touch poison; the poison does not afftect one who has no wound; nor is there ill for him who does no wrong (Dharmapada 124).

14)Đem ác ý xâm phạm đến người không tà vạy, thanh tịnh và vô nhiễm, tội ác sẽ trở lại kẻ làm ác như ngược gió tung bụi—Whoever harms a harmless person who is pure and guiltless, the evil falls back upon that fool, like dust thrown against the wind (Dharmapada 125).

15)Một số sinh ra từ bào thai, kẻ ác thì đọa vào địa ngục, người chính trực thì sinh lên chư thiên, nhưng cõi Niết bàn chỉ dành riêng cho những ai đã diệt sạch nghiệp sanh tử—Some are born in a womb; evil-doers are reborn in hells; the righteous people go to blissful states; the undefiled ones pass away into Nirvana (Dharmapada 126).

16)Chẳng phải bay lên không trung, chẳng phải lặn xuống đáy bể, chẳng phải chui vào hang sâu núi thẳm, dù tìm khắp thế gian nầy, chẳng có nơi nào trốn khỏi ác nghiệp đã gây—Neither in the sky, nor in mid-ocean, nor in mountain cave, nowhere on earth where one can escape from the consequences of his evil deeds (Dharmapada 127).

17)Kẻ ngu phu tạo các ác nghiệp vẫn không tự biết có quả báo gì chăng ? Người ngu tự tạo ra nghiệp để chịu khổ, chẳng khác nào tự lấy lửa đốt mình—A fool does not realize when he commits wrong deeds; by his own deeds the stupid man is tormented, like one is lighting fires wherein he must be burnt one day (Dharmapada 136).

18)Việc hung ác thì dễ làm nhưng chẳng lợi gì cho ta, trái lại việc từ thiện có lợi cho ta thì lại rất khó làm—Bad deeds are easy to do, but they are harmful, not beneficial to oneself. On the contrary, it is very difficult to do that which is beneficial and good for oneself (Dharmapada 163). 

19)Những người ác tuệ ngu si, vì tâm tà kiến mà vu miệt giáo pháp A-la-hán, vu miệt người lành Chánh đạo và giáo pháp đức Như Lai để tự mang lấy bại hoại, như giống cỏ cách-tha hễ sinh hoa quả xong liền tiêu diệt—The foolish man who slanders the teachings of the Arhats, of the righteous and the Noble Ones. He follows false doctrine, ripens like the kashta reed, only for its own destruction (Dharmapada 164).

20)Làm dữ bởi ta mà nhiễm ô cũng bởi ta, làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được—By oneself the evil is done, by oneself one is defiled or purified. Purity or impurity depend on oneself. No one can purify another (Dharmapada 165).

Thiện Ác Bất Nhị: Good and evil are not dualism—See Bất Nhị.

Thiện Bẩm: Thiện tánh bẩm sinh—Endowment—Innate prospensity. 

Thiện Bình: Bhadra-kumbha (skt)—See Hiền Bình.

Thiện Bổn:

1)Thiện căn: Good stock, or roots.

2)Gieo trồng thiện căn: Planting good seed or roots.

3)Thiện căn giác ngộ: Good in the root of enlightenment.

Thiện Cảm: Sympathy.

Thiện Cảm Sâu Xa: Profound sympathy.

Thiện Căn: Kusala-mula (skt)—Cái thiện của ba nghiệp thân, khẩu, ý có thể sinh ra diệu quả về sau nầy—Good roots—Good qualities (of body, speech and mind), good seed sown by a good life to be reaped later.

Thiện Châu Phần Dương Thiền Sư: Shan-Chou-Fen-Yang—See Phần Dương Thiện Châu. 

Thiện Chí: Avyapada-samkappa (p)—Good will.

Thiện Chính: Good policy.

Thiện Chung: Natural death—Death of old age.

Thiện Cử: Charitable work.

Thiện Đạo:

1)Con đường thiện lành: Fortunate realm—White path.

2)Sư Thiện Đạo, người đã giảng giải các bộ luận của Tịnh Độ Tông, ngài cũng giảng về phép tu “lục thời vãng sanh.” Ngài là một trong những cao Tăng vào khoảng năm 681 sau Tây Lịch vào thời nhà Đường. Trong niên hiệu Trinh Quán, nhân thấy bài văn Tịnh Độ Cửu Phẩm Đạo Tràng của ngài Đạo Xước Thiền Sư ở Tây Hà, ngài rất mừng, bảo rằng: “Đây mới chính thật là cửa mầu để đi vào cảnh Phật. Tu các hạnh nghiệp khác xa vời, quanh quất khó thành. Duy có pháp môn nầy mau thoát tử.” Từ đó ngài tinh cần sớm hôm lễ tụng. Ít lâu sau Đại sư đến kinh sư khuyến khích các hàng tứ chúng niệm Phật. Mỗi khi ngài vào thất quỳ niệm Phật, nếu chưa đến lúc kiệt sức, thời quyết không chịu nghỉ ngơi. Lúc ra thất, ngài vì đại chúng mà diễn nói pháp môn Tịnh Độ. Hơn 30 năm, ngài vừa hóa đạo, vừa chuyên tu chưa từng ngủ nghỉ. Hằng ngày đại sư nghiêm trì giới hạnh, không để sai phạm mảy may. Khi được cúng dường thức ăn ngon quý, ngài đem dâng hết cho đại chúng, còn ngài chỉ dùng các món ăn thô dở mà thôi. Tài vật của đàn na tín thí cúng dường, ngài dùng để viết hơn 100.000 ngàn quyển kinh A Di Đà; họa hơn 300 cảnh Tịnh Độ. Số tiền còn lại ngài dùng vào việc trùng tu chùa viện, mua đèn thắp sáng, chứ không để dư. Đệ tử Tăng Tục của ngài lên đến hàng vạn, trong đó có nhiều người hiện tiền chứng được “Niệm Phật Tam Muội,” lúc lâm chung được thoại ứng vãng sanh, số nhiều không kể xiết. Một hôm, ngài bỗng bảo với tứ chúng rằng: “Thân nầy đáng chán, ta sắp về Tây.” Nói xong ngài leo lên cây liễu trước chùa, chắp tay hướng về phương Tây mà chúc nguyện rằng: “Xin Phật và Bồ Tát tiếp dẫn con, khiến cho con không mất chánh niệm, để được sanh về Cực Lạc.” Nguyện xong, ngài gieo mình xuống đất, nhẹ nhàng như chiếc lá rơi, ngồi kiết già ngay thẳng trên mặt đất. Đại chúng vội đến xem, thì ngài đã viên tịch—A monk named Shan-T’ao, in about 681 A.D., during the T’ang Dynasty, a writer of commentaries on the sastras of the Pure Land sect, and one of its literary men. In the Trinh Quán reign period, reading the Pureland text “Nine Levels of Gaining Rebirth” written by Zen Master T’ao-Xuo of Tsi-He region brought him great joy, as he said: “This is truly the magnificent door to enter the Buddha’s world. Cultivating other conducts and practices is long and convoluted making them much more difficult to achieve. Only this Dharma Door of Pureland Buddhism will lead to an expedient liberation from the cycle of rebirths.” From that time, the Great Master cultivated and practiced Pureland Buddhism vigorously and diligently. Not long thereafter, the Great Master came to the capital city to encourage all Buddhists to practice Buddha Recitation. Each time he entered his cottage to kneel and practice Buddha Recitation, if he had not exhausted his strength, he did not rest. After completing his practice, for the benefit of great following. He taught and explained the Dharma Door of Pureland Buddhism. For more than thirty years, he cultivated and propagated Pureland Teachings diligently without a day of rest or sleep. Each day he maintained his precepts purely without violating the smallest precept. When receiving offerings of goods and rare delicates, he would give them to his disciples. For himself, he ate only the less desirable foods. With the monetary wealth he received from offerings made by faithful followers. He had over one hundred thousand Amitabha Buddha Sutras hand-copies. He had over 300 pictures of the Pureland drawn. Additionally, with whatever was left of that money, he used for renovating the temple, pagoda, or buying candles to keep the shrine lighted continuously. Thus, he never saved anything he received. His disciples, those of religious ranks as well as lay Buddhists, who followed his virtuous ways were great in number, may be several hundred thousand. Among these people, many attained the “Buddha Recitation Samadhi” during their lifetime, and upon death countless others achieved observable signs and characteristis of them gaining rebirth to the Amitabha Buddha’s Pureland. One day, all of a sudden, he said to his mass following: “This body is filled with sufferings, I will soon go West.” After speaking, he climbed on a willow tree in front of the temple. Facing the Western direction with his palms together and made this prayer: “I ask the Buddha and the Bodhisattvas to rescue and deliver me, to aid me so I will not lose my pure mind to gain rebirth to the Ultimate Bliss World.” Immediately following this prayer, light as a leaf falling from a tree, he threw his body to the ground, and sat in the lotus position. Everyone rushed over to see him and that was when he took his last breath.

Thiện Đạo Niệm Phật Giáo Chỉ: Theo Ngài Thiện Đạo, hành giả tu theo Pháp môn Tịnh Độ nên biết những điều quan trọng sau đây—According to the Great Master San-Tao, Pureland cultivators should always remember the followings

1)Ngay khi chúng ta đau yếu, dù nặng hay dù nhẹ đi nữa, cũng đều nên khởi tâm nghĩ đến sự vô thường, bởi vì cái chết là một điều tất nhiên, từ vô thỉ đến nay, hoặc trẻ, hoặc già, hoặc trời, người, ma, quỷ hay súc sanh, vân vân, không ai qua khỏi được. Đây là điều tiên quyết cần phải khởi tâm suy nghĩ trước hết: When first coming down with an illness, whether terminal or not, cultivators should immediately reflect upon the matter of impermanence. The reason is death is a natural part of life; from aeons ago untill now, whether young or old, Heavenly or human beings, ghosts, demons, or animals, etc., no one has been able to escape this fate. This is the most important point and should be thought of first.

2)Kế đến là phải một lòng niệm Phật chờ lâm chung: Next, the cultivator must recite the Buddha’s name with one mind to wait to die.

3)Lại nữa cũng phải dặn người thân cận, khi có ai đến thăm bệnh thì khuyên họ nên ngồi kế bên niệm Phật, chớ đừng nên bàn nói các chuyện tạp nhạp của thế gian: Moreover, it is necessary to inform those closest to the cultivators if anyone comes to visit, tell him or her to sit by and to recite the Buddha’s name; do not indulge in futile discussions of the world, i.e., gossips, politics, etc.

4)Nếu bệnh trở nặng sắp chết, thì phải dặn thân quyến cùng với các người chung quanh không ai được khóc lóc cả: If illness becomes terminal, remind family and relatives as well as those nearby not to cry.

a)Ngược lại, phải đồng thanh niệm Phật để hộ niệm cho thần thức của kẻ lâm chung: On the contrary, they must all loudly and purely chant the Buddha’s name to aid the recitation of the cultivator’s soul.

b)Khi nào người bệnh đã qua đời, gia đình phải đợi cho đến khi nào trong mình người lâm chung hoàn toàn dứt hết hơi nóng, cả mình lạnh hết, tức là thần thức đã lìa khỏi thân tứ đại, chừng đó ai muốn khóc thì cứ khóc. Khi người chết, thần thức hay a lại a thức có thể vẫn lẩn quẩn quanh thân xác chừng vài tiếng đồng hồ: After the cultivator has died, family members must wait until all body heat has dissipated completely, until the body has turned cold, then at that time it is alright to cry. If someone has died, the last of that person’s consciousness (alaya consciousness) may linger on within the body for several hous or more before leaving.

*** See Hộ Niệm. 

Thiện Đô: Jantu (skt)—Thiền Đầu—Thiền Đậu—Thiền Đâu—Chúng sanh—All living beings.

Thiện Giác: See Suprabuddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Thiện Hành: Good deeds.

Thiện Hiện: Sudrsa (skt).

1)Vẻ đẹp đẽ mạnh khỏe hiện ra bên ngoài: Beautiful appearing—Well being—Welfare—Well Manifest—Good manifestation—Healthy in appearance.

2)Tên của Ngài Tu Bồ Đề: Name of Subhuti (Tu Bồ Đề).

3)Ái Thân Thiên: Vị Trời ở cõi dục giới có thân hình tuyệt diệu—The heaven of lovely form in the desire-realm, but said to be above the devalokas.

4)Sudrsa (skt)—Cõi trời thứ bảy trong Phạm giới Thiên—The seventh Brahmaloka, eighth of the Dhyana heavens.

Thiện Hiện Sắc: Sudrsa (skt)—See Thiện Hiện Thiên. 

Thiện Hiện Thiên: Sudrsa (skt)—Cõi Trời thứ ba trong Ngũ Tịnh Cư Thiên—Heaven of Beautiful Presentation, the third heaven in the five pure-dwelling heavens.

** For more information, please see Ngũ Tịnh

Cư Thiên.

Thiện Hội Thiền Sư: Zen Master Shan-Hui—Thiền Sư Thiẹân Hội sanh năm 805, sư xuất gia lúc 9 tuổi và thọ cụ túc giới năm 20 tuồi. Sau khi Thiền sư Đạo Ngô Viên Trí đề nghị sư đến gặp Thuyền Tử, sư đến Hoa Đình làm đệ tử Thuyền Tử. Sư được công nhận là Pháp Tử của Hoa Đình Thuyền Tử—Zen master Shan-Hui was born in 805. He left home at the age of nine and received full ordain at the age of twenty. Following Zen Master T’ao-Wu Yuan-Zhi’s recommendation, he came to Hua-Ting to become Chuan-Tzi’s disciple. He was recognized as Chuan-Tzi’s Dharma heir.

·Một hôm sư thượng đường dạy chúng: “Từ có Tổ đến đây người ta hiểu lầm, nối nhau đến nay đều lấy lời Phật, Tổ làm mô phạm dạy người. Như thế, trở thành kẻ cuồng hay người vô trí rồi còn gì. Kia chỉ bày tỏ cho các ngươi ‘Không pháp vốn là đạo, đạo không một pháp; không Phật có thể thành, không đạo có thể đắc, không pháp có thể xả.’ Cho nên nói ‘Trước mắt không pháp, ý tại trước mắt.’ (mục tiền vô pháp, ý tại mục tiền). Kia chẳng phải là pháp trước mắt. Nếu nhằm bên Phật, Tổ mà học, người nầy chưa có mắt tự tại, vẫn là thức tánh sanh tử mênh mang không có phần tự do. Ngàn muôn dậm tìm thiện tri thức, cốt có cái thấy chơn chánh hằng thoát khỏi hư dối, định lấy cái sanh tử trước mắt xem là thật có hay thật không? Nếu có người định được lẽ này, hứa nhận ông sẽ giải thoát. Người thượng căn ngay lời nói liền rõ đạo; kẻ căn khí bậc trung, bậc hạ chạy lăng xăng như sóng bủa. Sao chẳng nhằm trong sanh tử mà an định? Sẽ nhận lấy chỗ nào? Lại nghi Phật nghi Tổ thế cái sanh tử cho ông được sao? Người trí sẽ cười ông. Nghe kệ đây:

“Lao trì sanh tử pháp

Duy hướng Phật biên cầu.

Mục tiền mê chánh lý

Bác hỏa mích phù âu.”

(Nhọc gìn pháp sanh tử

Chỉ nhằm bên Phật cầu.

Trước mắt lầm lý chánh

Trong lửa bọt có đâu).

One day Shan-Hui entered the hall and addressed the monks, saying: “Since the time of the ancestors there have been those who misunderstand what has been passed down. Right up to now they have used the words of the Buddhas and ancestors and made them models for study. If people do this then they’ll go crazy and have no wisdom at all. The Buddhas and ancestors have instructed you that the dharmaless root is the Way. The way is without even a single Dharma. There is no Buddha that you can become. There is no way that can be attained. Nor is there any Dharma that can be grasped or let go of. Therefore, the ancients said: ‘Before the eyes there is no Dharma, but the meaning is before the eyes.’ Those who want to study the Buddhas and ancestors haven’t opened their eyes. Why do they want to submit to something else and not attain their own freedom? Basicaly it’s because they are confused about life and death. They realize they don’t have a bit of freedom, so they go thousands of miles to seek our some great teacher. Those people must attain the true eye, not spend their time grasping and discarding spurious views. But are there any here among you of definite attainment who can really hold forth about existence and nonexistence? If there’s someone who’s definite about this then I invite you to speak out.’ ‘When persons of high ability hear these words they are clear about what’s being said. Those of middle or low ability continue rushing around. Why do’t you just directly face life and death? Don’t tell me you still want the Buddhas and ancestors to live and die in your place! People who understand will laugh at you. If you still don’t get it, then listen to this verse:

“Belaboring life and death,

Just seeking Buddha’s quarter.

Confused about the truth before your eyes,

Poking a fire to find a cool spot.”

·Vị Tăng hỏi: “Từ trước lập ý Tổ và ý kinh, vì sao độ nầy Hòa Thượng nói không?” Sư đáp: “Ba năm chẳng ăn cơm, trước mắt không người đói, tại sao con chẳng ngộ?” Chỉ vì ngộ mê đuổi Xà Lê. Sư bèn nói kệ:

“Minh minh vô ngộ pháp

Ngộ pháp khước mê nhơn

Trường thơ lưỡng cước thùy

Vô ngụy diệt vô chơn.”

(Rõ ràng không pháp ngộ

Pháp ngộ đuổi người mê

Duỗi thẳng hai chân ngủ

Không ngụy cũng không chơn).

·A monk asked: “There has always been meaning attributed to the teaching of the Buddhas and ancestors. Why does the master say there isn’t any?” Shan-Hui said: “Don’t eat for three years and you won’t see anyone hungry.” The monk said: “If no one is hungry, why can’t I gain awakening?” Shan-Hui said: “Because awakening has confused you.” Shan-Hui then recited this verse to make his point:

“Clear and luminous, no Dharma of awakening,

Awakening confuses people.

In paradise with two feet and eyes,

Nothing false, and nothing true.”

·Vào ngày 7 tháng 11 năm 881, sư gọi Tăng chúng lại bảo: “Ta đã nói pháp trong nhiều năm. Mỗi người các ngươi phải nên tự biết mình. Bây giờ ta không còn gì nữa, đã đến lúc ta đi đây. Giữ lấy pháp như lúc ta còn vậy.” Nói xong sư thị tịch, thọ 77 tuổi, được vua phong hiệu “Truyền Minh Đại Sư.”—On the seventh day of eleventh month in the year 881, Shan-Hui called together his principal monks and said: “I’ve talked extensively for many years. Each of you should know for yourself. Now I’m just an empty form. My time is up and I must go. Take care of the teaching as if I were still here.” Upon saying these words, Shan-Hui suddenly passed away. He received posthumous name "Great Teacher Transmitting Clarity.”

Thiện Hội Thiền Sư (Việt Nam): Shen-Hui (?-900)—Thiện Hội (?-900), đời thứ hai dòng Vô Ngôn Thông. Ông là một thiền sư nổi tiếng của Phật giáo Việt Nam vào thế kỷ thứ 10. Ông quê tại Điển Lãnh. Thuở nhỏ ông theo sư Tiệm Nguyên với Pháp hiệu là Tổ Phong. Lớn lên, sư vân du khắp nơi để tìm minh sư tham học. Khi đến chùa Kiến Sơ, sư gặp Thiền sư Cảm Thành và trở thành một trong những đệ tử nổi tiếng của sư Cảm Thành. Sư ở lại chùa Kiến Sơ phục vụ Thầy trên mười năm. Một hôm sư hỏi Thầy: “Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng tu hành trải qua vô lượng kiếp mới thành Phật. Nay thầy dạy ‘tức tâm tức Phật.’ Con không hiểu lẽ đó. Xin thầy khai ngộ cho con.” Sư Cảm Thành hỏi: “Trong kinh người nào nói?” Thiện Hội thưa: “Nếu con không lầm thì tất cả kinh điển đều do Phật dạy.” Sư Cảm Thành nói: “Nếu vậy sao ngài Văn Thù Sư Lợi lại nói rằng Đức Phật trong suốt 49 năm hoằng hóa chưa nói một lời? Con phải luôn nhớ rằng nếu con chấp vào văn tự, con sẽ phải đi vòng vòng mãi chứ không bao giờ thấy Phật.” Qua đó Thiện Hội ngộ và sụp lạy Thầy. Sau khi Thầy Cảm Thành thị tịch, sư tiếp tục hoằng hóa đến khi viên tịch vào năm 900 sau Tây Lịch—Shen-Hui, seond lineage of the Wu-Yun-T’ung Sect. He was a famous Zen Master of the Vietnamese Buddhism in the tenth century. He was from Điển Lãnh. When he was young, he studied with Master Tiệm Nguyên at Đông Lâm Temple with his Dharma name Tổ Phong. When he grew up, he wandered all over the country to seek the right master. When he arrived at Kiến Sơ Temple, he met Zen Master Cảm Thành and became one of the latter’s most outstanding disciples. He stayed to serve his master for over ten years. One day he asked his master: “Sakyamuni Buddha had cultivated innumerable aeons to become a Buddha. Now you say that ‘Mind is Buddha.’ I really don’t understand. Please awaken me so that I can be clear.” Zen Master Cảm Thành said: “Who said so in the sutra?” Shen-Hui replied: “The Buddha teach in all the sutras, am I right?” Zen Master Cảm Thành said: “But why Manjusri declared that the Buddha never teachs a word during 49 years. You should always remember that if you attach to words, you will have to go around and around forever, you will never find the Buddha.” Shen Hui awakened right after this instruction. He bowed down to prostrate his Master. Zen Master Cảm Thành gave his name Shen-Hui since that time. After his Master passed away, Zen Master Shen-Hui continued to expand the Buddha dharma until he died in 900.

Thiện Huệ Địa: Sadhumati (skt)—See Thập Địa Phật Thừa (9).

Thiện Hữu: Kalyanamitra (skt)—A friend of virtue—The good companion—A friend in good life or one who stimulates to goodness—A religious counselor.

** For more information, please see Thiện

Hữu Tri Thức.

Thiện Hữu Tri Thức: Kalyana-mitra (skt).

(I)Nghĩa của Thiện Hữu Tri Thức—The meanings of Good-Knowing Friend (Advisor):

·Thiện có nghĩa là hiền và đạo đức, Tri là sự hiểu biết chơn chánh, còn Thức là thức tỉnh, không mê muội và tham đắm nơi các duyên đời nữa. Thế nên, thiện tri thức là người hiền, hiểu đạo, và có khả năng làm lợi lạc cho mình và cho người: Good is kind and virtuous, Friend is a person who is worthy of giving others advice, Knowledgeable means having a broad and proper understanding of the truths, Awakened means no longer mesmerized by destinies of life. Thus, Good Knowledgeable (knowing) Friend or Advisor is a good person who has certain degree of knowledge of Buddhism and has the ability to benefit himself and others.

·Người bạn đạo hạnh, người thầy gương mẫu, sống đời đạo hạnh, cũng như giúp đỡ khuyến tấn người khác sống đời đạo hạnh. Người bạn đạo tốt, thực thà, chân thật, có kiến thức thâm hậu về Phật pháp và đang tu tập Phật pháp—Good friend—A good knowing advisor—A friend in virtue, or a teacher who exemplifies the virtuous life and helps and inspires other to live a virtuous life too—Good-Knowing advisor (good and wise advisor—Enlightened teachers or advisors)—A good friend who has a good and deep knowledge of the Buddha’s teaching and who is currently practicing the law. Someone with knowledge, wisdom and experience in Buddha’s teaching and practicing. A wise counsel, spiritual guide, or honest and pure friend in cultivation.

·Đức Phật đã nói về thiện hữu tri thức trong đạo Phật như sau: “Nói đến Thiện Hữu Tri Thức là nói đến Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác và Bích Chi Phật, cùng với những người kính tin giáo lý và kinh điển Phật giáo. Hàng thiện hữu tri thức là người có thể chỉ dạy cho chúng sanh xa lìa mười điều ác và tu tập mười điều lành (see Thập Thiện Nghiệp, and Thập Ác). Lại nữa, hàng thiện hữu tri thức có lời nói đúng như pháp, thực hành đúng như lời nói, chính là tự mình chẳng sát sanh cùng bảo người khác chẳng sát sanh, nhẫn đến tự mình có sự thấy biết chơn thật (chánh kiến) và đem sự thấy biết đó ra mà chỉ dạy cho người. Hàng thiện hữu tri thức luôn có thiện pháp, tức là những việc của mình thực hành ra chẳng mong cầu tự vui cho mình, mà thường vì cầu vui cho tất cả chúng sanh, chẳng nói ra lỗi của người, mà luôn nói các việc thuần thiện. Gần gũi các bậc thiện hữu tri thức có nhiều điều lợi ích, ví như mặt trăng từ đêm mồng một đến rằm, ngày càng lớn, sáng và đầy đủ. Cũng vậy, thiện hữu tri thức làm cho những người học đạo lần lần xa lìa ác pháp, và thêm lớn pháp lành: The Buddha talked about being a Good Knowing Advisor in Buddhism as follows: “When speaking of the good knowledgeable advisors, this is referring to the Buddhas, Bodhisattvas, Sound Hearers, Pratyeka-Buddhas, as well as those who have faith in the doctrine and sutras of Buddhism. The good knowledgeable advisors are those capable of teaching sentient beings to abandon the ten evils or ten unwholesome deeds, and to cultivate the ten wholesome deeds. Moreover, the good knowledgeable advisors’ speech is true to the dharma and their actions are genuine and consistent with their speech. Thus, not only do they not kill living creatures, they also tell others not to kill living things; not only will hey have the proper view, they also will use that proper view to teach others. The good knowledgeable advisors always have the dharma of goodness, meaning whatever actions they may undertake, they do not seek for their own happiness, but for the happiness of all sentient beings. They do not speak of others’ mistakes, but speak of virtues and goodness. There are many advantages and benefits to being close to the good knowledgeable advisors, just as from the first to the fifteenth lunar calendar, the moon will gradually become larger, brighter and more complete. Similarly, the good knowledgeable advisors are able to help and influence the learners of the Way to abandon gradually the various unwholesome dharma and to increase greatly wholesome dharma.

(II)Cổ đức có dạy, “Thời nay muốn tìm minh sư, hay thiện hữu tri thức để gần gũi theo học, còn có chăng trong sách vở hay gương Thánh hiền, chứ còn trong vòng nhân tình đời nay, quả là hiếm có vô cùng.” Các ngài còn dạy thêm năm điều về thiện hữu tri thức như sau—Ancients taught, “Nowadays, if one wishes to find kind friends and virtuous teachers to learn and to be close to them, they may find these people in the shining examples in old books. Otherwise, if one searches among the living, it would be extraordinary hard to find a single person.” They also reminded us five things about good-knowing advisor as follows:

1)Đời nay trong 1.000 người mới tìm ra được một người lành: Nowadays, in 1,000 people, there is one good person.

2)Trong 1.000 người lành mới có một người biết đạo: In a thousand good people, there is one person who knows religion.

3)Trong 1.000 người biết đạo, mới có được một người tin chịu tu hành: In one thousand people who know religion, there is one person who has enough faith to practice religion.

4)Trong 1.000 người tu hành mới có được một người tu hành chân chánh: In one thousand people who practice religion, there is one person who cultivates in a genuine and honest manner.

5)Vậy thì trong 4.000 người mới tìm ra được bốn người tốt: Thus, out of four thousand people, we would find only four good people. 

(III)Phân loại Thiện Hữu Tri Thức—Categories of Good Knowing Advisors: Theo Thượng Tọa Thích Hải Quang trong Thư Gởi Người Học Phật, có hai loại thiện hữu tri thức—According to Venerable Thích Hải Quang in the Leters to Buddhist Followers, there are two kinds of Good Knowing Advisors:

1)Nhơn gian thiện tri thức—Worldly good knowing advisors:

a)Không tham, sân, xấu ác: There is no greed, hatred, evil, and wickedness.

b)Giới hạnh tinh chuyên, đầy đủ oai nghi trong đi, đứng, ngồi, nằm: Maintain the precepts one vows to maintain; is always honorable and proper in every aspects of standing, walking, sitting, or lying down.

c)Không tham lam tài, sắc, danh, thực, thùy, cũng như lợi lộc, tiền tài, của cải, và xa xỉ: Not to have greed for talent, form, fame, food, sleep, as well as profit, money, wealth, and luxury.

d)Không tật đố ganh ghét: Not to have jealousy and envy.

e)Không luyến ái xa hoa vật chất như chùa cao miễu rộng, xe cộ, ruộng vườn: Not to have attachment toward luxuries, such as great temples, fancy cars, large lands, etc.

f)Tâm thường bình đẳng, nghĩa là xem người thân và kẻ oán như nhau: Mind is always fair and just. This is to say to look upon relatives and enemies as equal.

g)Có pháp làm lợi cho mình, tức là hành đúng theo lời Phật dạy, ngôn hành tương ưng, hay nói và làm giống nhau: Having the proper dharma knowledge to benefit self. This is to say to be able to carry out conducts that are true to the Buddha’s teachings, speech and action are consistent, or do what is said.

h)Có pháp làm lợi cho người, nghĩa là đem chánh pháp của Phật giảng rộng ra và khuyến dắt người người tu niệm: Having proper dharma knowledge to benefit others. That is to say, capable of elaborating on the Buddha Dharma to guide and encourage others to practice and cultivate.

i)Tùy theo căn tánh của mỗi người mà dùng pháp thích hợp để giáo hóa cho họ biết rõ phương tiện thiện xảo: Depending on each individual’s level of cultivation, use the most appropriate and agreeable dharma to teach and guide that person to know how to apply the skillful means.

j)Đủ pháp tổng trì, nghĩa là giữ điều thiện đừng để cho mất; và ngăn điều ác, không cho chúng sanh khởi: Have enough Dharma knowledge to have awareness and mindfulness. This means never lose sight of goodness and never allow evil to surface.

k)Lòng luôn luôn nghĩ tưởng tốt hay tùy hỷ với mọi người: The mind always has good and kind thoughts toward others, or rejoices in others’ wholesome accomplishments.

l)Tu hành trong sạch, không phạm vào giới luật của Phật mà mình đã thọ: Cultivate with purity, do not violate the precepts established by the Buddha that we have vowed to maintain.

m)Thân khẩu ý chẳng lầm lỗi: Mind, body and speech do not create transgressions.

n)Thuyết pháp hay giảng luận nghĩa lý chi cũng đều khế hợp với ý kinh: Whether expounding the dharma, or explaining the meanings of anything, this should always be consistent and harmonious with the sutra teachings.

o)Đặc biệt nhứt là khi thi ân cho người, chẳng cầu báo đáp, vì có cầu báo đáp thì chẳng phải là thi ân, mà là tính toán: Most importantly, when helping others never wish for that favor to be reciprocated, because to do so is not called helping, but is called planning for self-benefits.

2)Chân chánh đại thiện tri thức—Truly great knowing advisor:

a)Có trí huệ hơn người: Have greater wisdom than anyone.

b)Là người phước đức siêu quần: Are superior in virtues and merits.

c)Tuyệt đối không một chỗ nào là không tốt lành cả: Absolutely nothing falls short of goodness and wholesomeness. This means everything they do is aimed toward goodness.

d)Không một pháp nào là không biết hay không hiểu: There is no dharma that is not known and understood.

e)Làm Thầy Tổ, và làm tai mắt cho cõi Trời Người: Is the Master and Patriarch, and is the eyes and ears for Gods and men.

f)Là bậc trụ cột trong Phật pháp: Is the pillar in the Buddha Dharma.

g)Cầm chân Đức Phật, là nhà lãnh đạo hay Tổ trong chốn tông môn: Holding on to the Buddha’s feet, a leader or Patriarch in a particular dharma tradition.

h)Mở cửa chánh đạo: Opens the door to the proper path.

i)Trừ dẹp xấu ác: Eliminates evil and wickedness.

j)Nối truyền cho Phật pháp ngày một thêm hưng thịnh: Continues the teachings of Buddha and makes the teachings more glorious with each day.

k)Trí tuệ siêu quần hơn tất cả tam giới: Wisdom is greater than anyone in the three worlds.

l)Giới đức thơm ngát tỏa khắp mọi nơi, người người đều kính ngưỡng: The incense fragrance of that person’s virtues is everywhere, admired and respected by many.

m)Lấy giáo pháp thậm thâm của Phật mà tuyên lưu đến tha nhân, khiến cho hạt giống Phật được trường tồn: Uses the Buddha’s profound teachings to pass on to others; help maintain the Buddha’s seeds eternally. 

n)Là một bậc đại căn, nghĩa là không ai hơn được về tài đức, công đức, và phước đức: At the Highest Cultivated Level. This means unrivaled in talents, virtues, and merits.

o)Là một bậc đại hạnh: A great practitioner.

p)Là một bậc đại nguyện: A great vow maker.

q)Đầy đủ hai phần oai và đức khiến cho trời người trong ba cõi kính yêu: Has both the components of Majesty and Virtues, earning the love and respect of Gods and Men.

(IV)Những lời Phật dạy về “Thiện Hữu Tri Thức” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Good Knowing Advisors” in the Dharmapada Sutra:

1)Nếu gặp được người hiền trí thường chỉ bày lầm lỗi và khiển trách mình những chỗ bất toàn, hãy nên kết thân cùng họ và xem như bậâc trí thức đã chỉ kho tàng bảo vật. Kết thân với người trí thì lành mà không dữ—Should you see an intelligent man who points out faults and blames what is blame-worthy, you should associate with such a wise person. It should be better, not worse for you to associate such a person (Dharmapada 76). 

2)Những người hay khuyên răn dạy dỗ, cản ngăn tội lỗi kẻ khác, được người lành kính yêu bao nhiêu thì bị người dữ ghét bỏ bấy nhiêu—Those who advise, teach or dissuade one from evil-doing, will be beloved and admired by the good, but they will be hated by the bad (Dharmapada 77).

3)Chớ nên làm bạn với người ác, chớ nên làm bạn với người kém hèn, hãy nên làm bạn với người lành, với người chí khí cao thượng—Do not associate or make friends with evil friends; do not associate with mean men. Associate with good friends; associate with noble men (Dharmapada 78).

4)Được uống nước Chánh pháp thì tâm thanh tịnh an lạc, nên người trí thường vui mừng, ưa nghe Thánh nhơn thuyết pháp—Those who drink the Dharma, live in happiness with a pacified mind; the wise man ever rejoices in the Dharma expounded by the sages (Dharmapada 79).

5)Nếu gặp bạn đồng hành hiền lương cẩn trọng, giàu trí lự, hàng phục được gian nguy, thì hãy vui mừng mà đi cùng họ—If you get a prudent and good companion who is pure, wise and overcoming all dangers to walk with, let nothing hold you back. Let find delight and instruction in his companion (Dharmapada 328). 

6)Nếu không gặp được bạn đồng hành hiền lương, giàu trí lự, thì hãy như vua tránh nước loạn như voi bỏ về rừng—If you do not get a prudent and good companion who is pure, wise and overcoming all dangers to walk with; then like a king who has renounced a conquered kingdom, you should walk alone as an elephant does in the elephant forest (Dharmapada 329).

7)Thà ở riêng một mình hơn cùng người ngu kết bạn. Ở một mình còn rảnh rang khỏi điều ác dục như voi một mình thênh thang giữa rừng sâu—It is better to live alone than to be fellowship with the ignorant (the fool). To live alone doing no evil, just like an elephant roaming in the elephant forest (Dharmapada (330).

Thiện Kiến: Sudarsana (skt)—Beautiful to see—Good to see.

** For more information, please see Tô Đạt

Lê Xá Na.

Thiện Kiến Thành: Sudarsana (skt)—A Good-To-Behold City—See Thiên Đế Thích Thành.

Thiện Kiếp: Bhadrakalpa (skt)—Tên khác của Hiền Kiếp—A good kalpa, especially that in which we live—See Hiền Kiếp.

Thiện Lai: Svagata, or Suvagata (skt)—Welcome!

1)Từ mà các vị Tỳ Kheo Ấn Độ dùng để hoan nghênh những người đến chùa: The term which Indian Bhiksus used to welcome those who come to the monastery.

2)Trong kinh điển Pali có ghi lại, xưa khi muốn nhận ai vào Tăng đoàn, Phật chỉ nói “Thiện lai, Tỳ kheo!”—The Pali scriptures say that the Buddha once accepted his followers into the monkhood, simply by saying “Welcome, monk!” 

3)Danh hiệu của Phật: A title of a Buddha—See Thiện Thệ.

Thiện Luật Nghi: Good rules and customs.

Thiện Ma Mạt Lạt Nam: Janma-marana (skt)—Sanh tử—Birth and death.

** For more information, please see Sanh Tử and Nhị Chủng Sanh Tử.

Thiện Mỹ: Beautiful.

Thiện Nam Tín Nữ: Good men and believing (good) women—Good son and good daughter—Believers in Buddhism. 

Thiện Nam Tử: Những đứa con của những gia đình tốt; từ Đức Phật dùng để gọi những người tại gia hay xuất gia mà tín tâm nghe và hành trì Phật pháp—Good sons—Sons of good families—Gentlemen—One of the Buddha’s terms to address to his disciples.

Thiện Nam Tử Thiện Nữõ Nhân: Good men and believing women—See Thiện Nam Tử.

Thiện Nghệ: To have experience in one’s profession—To be skilled in one’s trade.

Thiện Nghiệp: Wholesome karma—Good karma—Good deeds—Skillful action—Kusala karma.

Theo Kinh Pháp Cú, câu 183, Đức Phật dạy: “Chớ làm các điều ác, gắng làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch. Ấy lời chư Phật dạy.”—According to the Dharmapada Sutra, verse 183, the Buddha taught: Not to do evil, to do good, to purify one’s mind, this is the teaching of the Buddhas.”

Thiện Ngôn: Good words.

Thiện Nguyệt: Ba tháng tốt để ăn trường chay như tháng giêng, tháng năm và tháng chín; vì trong ba tháng nầy quỷ thần sẽ đi rảo để báo cáo về hành vi của thế nhân—Good months, i.e. the first, fifth and ninth; because they are the most important in which to do good works and thus obtain a good report in the spirit realm.

Thiện Nha: Sudanta (skt)—Good teeth.

Thiện Nhân:

1)Nhân do thiện căn mà tạo ra thiện quả: A wholesome cause will produce a wholesome result (good fruit).

2)Một người tốt, tin theo thuyết nhân quả của Phật Giáo và sống một đời thiện lành: A good man—An honest man, especially one who believes in Buddhist ideas of causality and lives a good life.

Thiện Pháp: Good method—Good law—Good ways.

Thiện Pháp Hữu Lậu: Good deeds done in a mortal body is rewarded accordingly in the character of another mortal body. 

Thiện Quả: Kết quả thiện diệu nhờ nương vào thiện nghiệp—Good fruit from good cause; good fortune in life resulting from previous goodness.

** For more information, please see Thiện

Nhân (1).

Thiện Quỷ: See Thiện Thần, and Thiên Long Bát Bộ.

Thiện Sanh:

1)Sujata (skt)—Sanh ra trong dòng hoàng tộc—Well-born, of high birth.

2)Susambhava (skt)—Tiền thân của Đức Phật Thích Ca—A former incarnation of Sakyamuni.

Thiện Sanh Kinh: See Kinh Lễ Sáu Phương in Appendix A.

Thiện Sự: Good act.

Thiện Tai: Sadhu (skt)—Lành Thay! Quý hóa thay! (từ dùng để tán thán hay khen ngợi)—Good—Excellent!—See Thiện Lai.

Thiện Tài: Skillful.

Thiện Tài Đồng Tử: Sudhana (skt)—Thiện Tài Đồng Tử (trong các chùa , bên trái tượng Quan Âm Bồ Tát có đặt tượng Thiện Tài Đồng Tử), một Phật tử được nói đến trong Kinh Hoa Nghiêm. Tên ông là Sudhana có nghĩa là “Thiện Tài” và lý do ông có tên nầy là vì lúc ông vừa mới sanh ra thì đột nhiên châu báu xuất hiện trong nhà cha ông. Ông là nhân vật chính trong chương cuối cùng và cũng là chương dài nhất trong Kinh Hoa Nghiêm. Trong khi tìm cầu giác ngộ, ông đã viếng thăm và tòng học với 53 vị thiện hữu tri thức và đã trở thành ngang hàng hay bình đẳng với Phật trong một đời (Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới: “Ngài Văn Thù ở trong khu rừng trang nghiêm có 500 vị đồng tử, mà Thiện Tài là một người phát tâm trong số 500 vị ấy. Thiện Tài sau đó đi về phương nam tham học cùng 53 vị tri thức và chứng nhập pháp giới)—A disciple mentioned in the Avatamsaka Sutra (Kinh Hoa Nghiêm). His name means “Good Wealth” and the reason for him to obtain such name was that when he was born, myriad treasures suddenly appeared in his father’s home. The main protagonist in the last and longest chapter of the Avatamsaka Sutra. In seeking enlightenment, he tried to visit and study with fifty-three spiritual advisors and became equal with the Buddha in just one lifetime.

Thiện Tánh: Bản tánh thiện, một trong tam tánh—Good nature—Good in nature, or in fundamental quality, one of the three types of characters.

**For more information, please see Tam Tánh.

Thiện Tâm:

a)Tâm thiện lành với những tư tưởng thiện lành: Wholesome mind (good heart—Good mind) withgood thoughts.

b)Tâm thiện lành bao gồm những việc làm thiện lành đối với tha nhân, từ bi, bố thí, nhẫn nhục, ái ngữ, yêu thương, tín tâm, luôn nguyện cứu độ tha nhân—Benevolence—Good mind includes beneficial intentions towards others, compassion, loving-kindness, generosity, patience, good speech, tolerance, love, faith, wishing to help others, etc.

c)Thiện tâm giúp đẩy lùi những tâm tiêu cực: Wholesome mind can be used to dispel negative minds.

Thiện Tâm Quán: Contemplation on good heart.

1)Thiện Tâm Quán hay quán yêu thương có thể tẩy trừ sân hận: Contemplation on love can be used to dispel anger.

2)Ganh tỵ có thể vượt qua bằng cách quán sát lòng biết ơn và sự hoan hỷ của tha nhân: Jealousy can be overcome by contemplating on appreciation and rejoicing in the good qualities of others.

Thiện Thay! Thiện Thay!: Lành thay! Lành thay!—Sadhu (skt)—Good! Excellent!

Thiện Thần: Các vị thần hộ trì Chánh Pháp—The good devas or spirits who protect Buddhism—Fortune saints.

** For more information, please see Thiên

Long Bát Bộ.

Thiện Thệ: Sugata (skt)—Đấng Thiện Thệ, một danh hiệu của Phật—The Blessed One—Well departed—A title of a Buddha.

Thiện Thủ: To be skilful with one’s hands.

Thiện Tín: Good faith—Believers in Buddhism.

Thiện Tri: Vibhavana (skt)—Nhận biết rõ ràng—Clear perception.

Thiện Tri Thức: Kalyanamitta (p)—Kalyanamitra (skt)—Good-knowing advisor—A friend of vitue—A well wishing friend—A learned master—A good friend or intimate, one well known and intimate—See Thiện Hữu Tri Thức in Vietnamese-English Section.

Thiện Túc: Upavasatha, or Posadha (skt).

1)Chỉ trú ngụ nơi điều thiện—Abiding in goodness.

2)Một vị Phật tử (tại gia) giữ được tám giới (bát quan trai giới): A disciple who keeps eight commandments.

Thiện Tuệ Địa: Sadhumati (skt)—See Thập Địa Phật Thừa (9).

Thiện Vô Lậu Pháp: Kusalanasrava (skt)—Các đức tính tốt thoát khỏi các lậu hoặc mà hành giả có trí tuệ hưởng được khi họ đắm mình sâu trong hạnh phúc của Thiền định và an trú trong sự hiện hữu như thị (đúng như sự hiện hữu)—Good virtues free from evil flowings by the wise cultivators when they are deeply drunk in the the bliss of the samadhi and abiding in the bliss of existence as it is.

Thiện Vô Úy: Vị đầu tiên là Thiện Vô Úy (Subhakarasimha 637-735)—Subhakarasimha (637-735).

·Ông từng là một vị vua của xứ Orissa. Ông xuất gia làm Tăng và đến đại học Na Lan Đà nơi Pháp Mật trụ trì. Ông thâm hiểu Du Già, chân ngôn, và ấn quyết, ông khởi hành đi Kasmir và Tây Tạng, và cuối cùng đến Trường An vào năm 716, nơi đó ông được vua Huyền Tôn (685-762) tiếp đón nồng hậu. Ông là người sáng lập ra Mật Tông vào khoảng năm 720: The first arrival was Subhakararimha (637-735), who had been king of Orissa. He joined the Sangha and went to the Nalanda University over which Dharmagupta presided. Well versed in Buddhist concentration (yoga), mystical verses (dharani) and fingers at last came to Ch’ang-An in 716, where he was well received by the Emperor Hsuan-Tsung (685-762). He was the founder of the Tantra School (the secret teaching of Yoga) around 720 A.D.—See Mật Tông.

·Vô Hành, một học giả Trung Hoa, du hành sang Ấn Độ, gặp Nghĩa Tịnh tại Na Lan Đà và thâu thập nhiều bản kinh Phạn văn. Ông mất trên đường hồi hương, nhưng những tài liệu thâu thập của ông vẫn được đưa đến chùa Hoa Nghiêm ở Trường An. Khi hay tin đó, Thiện Vô Úy bèn cùng Nghĩa Tịnh chọn lựa vài bản kinh quan trọng, và vào năm 725, khởi dịch kinh Đại Nhật và các kinh khác. Thiện Vô Úy muốn trở về Ấn Độ nhưng không đuợc phép khởi hành, và mất tại Trung Quốc vào năm 735: Wu-Hsing, a learned Chinese, who traveled in India, met I-Ching at Nalanda and collected various Sanskrit texts. He died on his way home, but his collection reached Hua-Yen Monastery in Ch’ang-An. On hearing this Subhakarasimha together with I-Ching selected some of the important texts and in 725 translated the “Great Sun” text (Mahavairocana) and others. He wanted to return to India, but was not allowed to depart and died in 735.

Thiện Xảo:

1)Xảo Diệu: Clever—Skillful.

2)Phương Tiện Thiện Xảo: Skillful means.

Thiện Ý: Good intention—Good will—Good faith.

Thiêng Liêng: Sacred.

Thiếp: Phụ thêm vào—To add—To attach to.

Thiếp Sân: Daksina (skt)—Bố thí cúng dường—Offerings—Donations.

Thiết:

1)Cắt—To cut—To carve.

2)Giả thiết: Suppose—Assume. 

3)Sắt: Iron.

4)Thiết lập: To set up—To establish—To institute—To arrage.

Thiết Bát: Bát bằng sắt—Iron patra, or almsbowl.

Thiết Đa Đồ Lư: Satadru (skt).

1)Sông Sutlej thuộc vùng bắc Ấn Độ: The River Sutlej in northern India.

2)Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Thiết Đa Đồ Lư là một vương quốc cổ về phía bắc Ấn Độ, nổi tiếng giàu khoáng sản. Vị trí chính xác của vương quốc nầy cho tới hiện nay vẫn chưa ai biết—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Satadru is an ancient kingdom in northern India, noted for its mineral wealth. Exact position is unknown.

Thiết Đổ Lỗ: Satru (skt)—Kẻ thù—An enemy—A destroyer.

Thiết Lập: To found—To establish—To errect—To form—To constitute.

Thiết Lợi La: Sarira (skt)—Xá lợi—Relics or remains—See Xá Lợi.

Thiết Lợi Phất Đát La: Sariputra (skt)—See Xá Lợi Phất.

Thiết Luân: Cakravala (skt).

1)Bánh xe bằng sắt: The iron wheel.

2)See Thiết Vi Sơn.

Thiết Luân Vương: Người trị vì cõi Nam Diêm Phù Đề, một trong tứ Luân Vương—Iron-Wheel King, ruler of the South and of Jambudvipa, one of the four Cakravala kings.

**For more information, please see Tứ Luân. 

Thiết Nghĩ: To think.

Thiết Tế: Biên tế của các vị Thiết Luân Vương—The boundary of the Cakravalas.

Thiết Thành: Thành bằng sắt hay địa ngục—The iron city or the hell.

Thiết Tháp: Tháp bằng sắt—Iron-stupa.

Thiết Thắng: Một danh hiệu của Ngài Mã Minh Bồ Tát—A title of Asvaghosa Bodhisattva.

Thiết Thụ: Cây sắt—Không hy vọng nở hoa kết trái được—Iron tree.

Thiết Thực: Realistic.

Thiết Thưởng Ca: Sasanka (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Thiết Thưởng Ca, quốc vương của xứ Karnasuvarna, người đã cố tình hủy hoại Bồ Đề Thọ thiêng liêng. Về sau ông bị Siladitya sát hại—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Sasanka, a king of Karnasuvarna, who tried to destroy the sacred Bodhidruma. Later he was destroyed by Siladitya.

Thiết Trát: Sổ sách bằng sắt ở dưới âm phủ, dùng để ghi tội và công của mỗi người—Iron tablets in hades, on which are recorded each person’s crimes and merits.

Thiết Trụ: Trụ sắt—The iron-pilar.

Thiết Vi Sơn: Cakravala (skt)—Cakravada (skt)—Núi Thiết Vi hay núi sắt bao quanh thế giới. Núi Tu Di là trung tâm, bên ngoài có tứ châu, bảy núi và tám biển—The Iron Ring Mountain, supposed to encircle the earth, forming the periphery of a world. Mount Meru is the centre and between it and the Iron Mountains are four continents, seven metal-mountains and the eight seas. 

Thiết Yếu Nhứt: Most essentially.

Thiệt:

1)Lưỡi: Jihva (skt)—Tongue.

2)Thật: Real—Genuine.

3)Thiệt mất: To lose—To suffer loss.

4)Thiệt hại: Damaged.

Thiệt Bất Lạn: Lưỡi không cháy mất, một từ dùng cho ngài Cưu Ma La Thập. Người ta nói khi hỏa táng, cái lưỡi của ngài không bị cháy—Tongue unconsumed, a term for Kumarajiva, on his cremation his tongue is said to have remained unconsumed.

Thiệt Căn: The organ of taste.

Thiệt Hại: Damage—Loss—Harm.

Thiệt Hiền Đại Sư: Sua-Sen—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Thiệt Hiền Đại Sư tự là Tự Tế, hiệu là Tỉnh Am, con nhà họ Thời ở đất Thường Thục. Ngài sống vào đời nhà Thanh. Ngay từ khi còn bé, ngài đã không ăn cá thịt. Sau khi xuất gia, ngài tham cứu câu “Phật Là Ai?” Ngài được tỉnh ngộ và nói rằng: “Tôi đã tỉnh giấc mơ.” Kế tiếp, ngài đóng cửa thất ba năm ở chùa Chân Tịch. Ban ngày duyệt tam tạng kinh điển, ban đêm chuyên trì Phật hiệu. Sau khi ra thất, ngài đến Mậu Sơn lễ xá lợi tháp A Dục Vương. Nhằm ngày Phật nhập Niết Bàn, ngài họp chúng, sắm lễ cúng dường, rồi đốt ngón tay trước tượng Phật, phát bốn mươi tám lời nguyện. Lúc ấy cảm được xá lợi Phật phóng ánh quang minh rực rỡ. Trong phần giáo chúng, ngài thường dạy rằng: “Một chữ nguyện bao gồm cả Tín và Hạnh (see Tín Hạnh Nguyên, and Lục Tín). Lúc lớn tuổi, ngài về trụ trì tại chùa Phạm Thiên, còn gọi là chùa Tiên Lâm ở Hàng Châu. Năm Ung Chánh thứ bảy, ngài thành lập Liên Xả, làm văn phát thệ giữa đại chúng, lấy tôn chỉ “Trọn đời tinh tấn tu Tịnh nghiệp làm kỳ hạn.” Ngài chia khóa tu hằng ngày ra làm “Hai mươi phần trì danh,” “Chín phần quán tưởng,” và một phần lễ sám” cho đại chúng nương theo đó mà tu tập. Có nhà tu Thiền hỏi về đường lối quan yếu của pháp môn Niệm Phật, ngài liền dùng lời kệ khai thị rằng:

“Một câu A Di Đà,

Là việc đầu công án.

Không thương lượng chi khác,

Thẳng ngay liền quyết đoán.

Ví như đống lửa lớn,

Nhảy vào liền cháy tan.

Lại như gươm Thái A (bảo kiếm)

Xông vào liền đứt đoạn.

Sáu chữ gồm nhiếp thâu,

Tám muôn tư pháp tạng.

Một câu giải quyết xong,

Ngàn bảy trăm công án.

Mặc ai không thích nghe,

Ta tự tâm-tâm niệm.

Xin chớ có nhiều lời,

Giữ một lòng không loạn.”

Niên hiệu Ung Chánh thứ 11, ngày mồng 8 tháng 12 âm lịch, ngài bảo đại chúng rằng: “Tháng tư sang năm ta sẽ đi xa.” Rồi ngài đóng cửa thất, mỗi ngày niệm 100.000 câu Phật hiệu. Sang năm, ngày 12 tháng 4, ngài bảo cùng với các môn đồ rằng: “Từ đầu tháng đến nay ta đã hai lần thấy “Tây Phương Tam Thánh,” chắc là đến lúc vãng sanh. Nói xong, liền làm bài kệ từ giã đại chúng. Qua hôm sau ngày 13 tháng 4, ngài không ăn uống, cứ nhắm mắt ngồi thẳng. Đến canh năm, ngài tắm rửa, thay y hậu. Bữa ấy, nhằm 14, gần giờ ngọ, ngài ngồi nhắm mắt, day mặt về phương Tây, yên lặng. Hàng đạo tục khắp nơi nghe tin, hội về đông như chợ. Đại sư bỗng mở mắt ra, nói: “Tôi về Cực Lạc, không bao lâu sẽ trở lại. Thoát ly sống chết là việc lớn, mỗi người nên cố gắng thanh tịnh niệm Phật.” Dặn dò xong, ngài chắp tay, xướng hồng danh A Di Đà Phật rồi thị tịch. Ngài hưởng dương 49 tuổi—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Great Master Sua-Sen, the Eleventh Patriarch of Chinese Pureland Buddhism. His self-given name was Tự-Tế and he was also known as Hsing-An. He was a son of the Thời Family of the Thường-Thục region. He lived during the Ch’ing Dynasty. Even as an infant, he never ate fish or meat. After taking the religious path, he examined the concept “Who is Buddha?” Once he became awakened, he said: “I have awakened from a dream.” Thereafter, he went into a three-year retreat at Chân Tịch Temple. During the day he studied and examined the Tripitaka, and at night he engaged in Buddha recitation. After coming out of his retreat, he went to Mậu Sơn to worship the Cari at a pagoda called Ajatasatrou. On the Memorial Day of the Buddha entering Maha-Nirvana, he had a great gathering of Buddhists to worship and to make offerings. Thereafter, he burned a finger before the Buddha’ statue and made forty-eight great vows. At that moment his action led the Cari to emit bright lights. While guiding his disciples, he often taught: “The single word Vow encompasses both Faith and Practice.” (see Tín Hạnh Nguyện, and Lục Tín). On December 8th, lunar year, of the eleventh year of Ung-Chánh reign period, he told the great assembly: “In April of next year, I will go far away.” Thereafter, he went into retreat, daily reciting Buddha’s name one hundred thousand times. On April 12th of the following year, he told his disciples: “From the beginning of the moth until now, on two separate occasions I have seen Three Saints of the Western Pureland, perhaps my time to gain rebirth is near.” After speaking, he composed a poem to bid farewell to the great assembly. Next day, April 13th, he did not eat or drink, but continued to sit straight with his eyes closed. Then at five in the morning, he bathed and cleaned himself and changed his robe. On that day, the 14th, nearing the noon hour, he sat with his eyes closed peacefully facing the Western direction. Hearing this news, religious rank and lay Buddhists from everywhere gathered in great numbers. The Great Master suddenly opened his eyes and said: “I’m going to the Ultimate Bliss World, it will not be long before I shall return. Finding liberation from life and death is a very important matter, everyone must be diligent in reciting Buddha peacefully and purely.” After giving this instruction, he put his palms together, chanted the virtuous name Amitabha Buddha and then took his last breath. He was only 49 years old. 

Thiệt Mạng: To lose one’s life—To die.

Thiệt Thân: To lose one’s life.

Thiệt Thòi: To be detriment of oneself—To suffer loss.

Thiệt Thức: Thiệt thức phát sinh liền khi thiệt căn tiếp xúc với một vị nào đó, lúc ấy chúng ta mới kinh qua phân biệt giữa vị nầy với vị khác, cũng từ đó dục vọng khởi sinh—Taste consciousness—Tongue consciousness or perception—Gustatory consciousness—The tongue consciousness develops immediately through the dominant condition of the tongue when the tongue faculty focuses on a certain taste. At that very moment, we experience and distinguish between tastes and desire arises. 

Thiệt Tình: Sincere.

Thiệt Tướng: Tướng lưỡi rộng dài của Đức Phật, một trong ba mươi hai hảo tướng của Ngài (ý nói không nói dối)—The broad, long tongue of a Buddha, one of the thirty-two physical signs.

Thiêu:

1)Hỏa Thiêu: To cremate.

2)Thiêu Đốt: To burn.

Thiêu Cứu Địa Ngục: Địa ngục đốt nóng, một trong bát đại nhiệt địa ngục—The burning, blistering hell, one of the eight great hot hells.

** For more information, please see Bát Đại Nhiệt Địa Ngục.

Thiêu Hủy: To destroy completely by fire—To burn down.

Thiêu Hương: Đốt hương cúng Phật, một trong năm loại cúng dường—To burn incense, one of the five kinds of offering.

** For more information, please see Ngũ Cúng Dường.

Thiếu:

1)To want—To lack—To be short of something.

2)Deficiency—Want—Lack.

3)To owe.

4)Almost—Nearly (thiếu chút nữa).

Thiếu Độ Lượng: Intolerance—Intolerance is the greatest enemy of any one. 

Thiếu Hụt: Shortage—Deficiency.

Thiếu Khang Đại Sư: Shao-Kang—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, Thiếu Khang Đại Sư là Liên Tông Ngũ Tổ. Ngài họ Châu, người đời nhà Đường, quê vùng Tiên Đô thuộc xứ Tấn Vân. Từ buổi sơ sinh, ngài lặng im không nói. Năm lên bảy tuổi, nhân lễ trai hội, ngài theo mẹ vào chùa lễ Phật. Bà chỉ Phật hỏi đùa cùng ngài rằng, “Con có biết đó là ai chăng?” Ngài bỗng nhiên ứng tiếng đáp rằng: “Đó là Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Thế Tôn.” Biết con có duyên lành đối với Phật pháp, song thân ngài liền cho phép ngài xuất gia. Ngài căn cơ và trí huệ rất linh mẫn, sau khi xuất gia đến năm 15 tuổi, ngài đã thông suốt năm bộ kinh điển. Niên hiệu Trinh Nguyên nguyên niên (năm đầu), đại sư đến viếng chùa Bạch Mã tại Lạc Dương. Thấy chỗ để kinh sách trong đại điện phóng ánh quang minh, ngài lại tìm xem thì thấy quang minh ấy phát xuất từ nơi tập văn Tây Phương Hóa Đạo của Hòa Thượng Thiện Đạo, ngài liền quỳ xuống khấn rằng: “Nếu tôi có nhân duyên với Tịnh Độ, xin nguyện cho tập văn nầy phóng quang minh thêm một lần nữa.” Ngài vừa dứt lời nguyện thì ánh sáng lại càng chiếu ra rực rỡ, trong ấy có ẩn hiện hình dạng các hóa Bồ Tát. Ngài chấp tay nói: “Kiếp đá có thể mòn, nguyện nầy thề không dời đổi.” Nhân đó đại sư đến Trường An, chiêm lễ di tượng của Hòa Thượng Thiện Đạo. Đang khi lễ, tượng của Nhị Tổ bỗng bay lên cao, bảo với ngài rằng: “Ông nên y theo lời dạy của ta mà phổ độ chúng sanh, ngày kia công quả đắc thành, sẽ được sanh về Cực Lạc.” Sau đó ngài đi ngang qua miền Giang Lăng, bỗng gặp một sư cụ bảo rằng: “Ông muốn hoằng hóa, nên sang qua xứ Tân Định, cơ duyên ở tại nơi đó.” Nói xong sư cụ biến mất. Sau thời gian ấy, đại sư đến Tân Định. Thấy người xứ nầy chưa biết niệm Phật là gì cả, ngài mới dùng phương tiện. Ban sơ ngài quyên tiền dẫn dụ trẻ con niệm Phật. Nếu đứa nào niệm được một câu thì ngài thưởng cho một đồng tiền. Như thế hơn một năm sau, không cần thưởng tiền nữa mà chúng cũng tự niệm. Về sau quen lần, lúc gặp đại sư, dù ở trong nhà hay ngoài đường, chúng cũng vẫn cứ niệm Phật. Từ đó nam, nữ, già, trẻ, bất cứ ai hễ gặp ngài đều niệm: “A Di Đà Phật.” Nhờ đó dân chúng trong vùng lần lượt phát tâm thờ cúng và niệm Phật rất nhiều. Thấy cơ duyên đã có phần thành thục, đại sư mới thành lập Tịnh Độ Đạo Tràng ở Ô Long, xây đàn tam cấp. Cứ đến ngày trai, vài ba ngàn thiện nam tín nữ đều họp lại đó để niệm Phật, nghe pháp. Mỗi khi thăng tòa, ngài chắp tay niệm Phật to tiếng thì đại chúng ở dưới đều xướng niệm hòa theo. Có lúc đại sư xưng một câu Phật hiệu, hội chúng thấy có một Đức Phật từ trong miệng ngài bay ra. Niệm đến mười câu, trăm câu, ngàn câu đều có mười, trăm, ngàn vị Phật bay ra, liên tiếp như xâu chuỗi. Đại sư bảo: “Quí vị đã được thấy Phật, chắc chắn đều sẽ được vãng sanh.” Mọi người nghe ngài nói như vậy đều có cảm niệm vui mừng, an ủi. Năm Trinh Nguyên thứ 21, vào tháng mười, đại sư họp chúng đệ tử Tăng Tục đến dặn bảo rằng: “Các vị nên phát tâm chán lìa cõi Ta Bà ác trược, khởi lòng ưa thích miền Tịnh Độ an vui mà cố gắng tu hành tinh tấn.” Giờ phút nầy ai thấy được quang minh của ta thì kẻ ấy mới thật là hàng đệ tử của ta. Nói xong, ngài phóng ra vài tia sáng lạ, đẹp, dài, rồi ngồi yên lặng mà thoát hóa. Đại chúng xây tháp thờ ngài ở Đài Nham, tôn hiệu của ngài là Đài Nham Pháp Sư—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Shao-Kang was the Fifth Patriarch of Pureland Buddhism. His family’s name was Châu. He was from T’ien-Do Mountain of the Tan-Van region, lived during the T’ang Dynasty. He remained mute from birth until he turned seven. Then during the celebation of Buddhist Memorial Day, he followed his mother to the temple to prostrate to Buddha. His mother pointed at the Buddha's statue and playfully asked him: "Do you know who that is?" He unexpectedly spoke for the first time: “That is the statue of Sakyamuni Buddha.” Knowing their son had a great destined connection with the Buddha-Dharma, his parents immediately allowed him to leave home to join the order. His intelligence and wisdom were extraordinary. After becoming a Bhiksu at the age of fifteen, he had completely understood and deeply penetrated the hidden meanings of the five collections of sutras. In the first year of the Trinh Nguyên reign period, he visited White Horse Temple at Luo-Yang. Seeing lights radiating from the collection of sutras kept in the prayer hall, he investigated and saw the source of light came from the written text, “Propagation of the Western Pureland’s Teachings” written by the Great Venerable Master Shen-T’ao; he immediately knelt down and prayed: “If I have a special destiny with Pureland Buddhism, I ask for this book to emit light once more.” As soon as he finished his prayer, the luminous light from within the book became even brighter, clearer, and shone further; within it were appearances of various transformation Bodhisattvas. He put his palms together and said: “A ‘rock kalpa’ will wear down and come to pass, but this vow is unchanging and unwavering.” For this reason, he came to the Imperial Capital Ch’ang-An to pay homage and to prostrate to the statue of the Great Venerable Master Shen-T’ao sculptured by those before him. As he was in the process of prostrating himself, the statue of the Second Patriarch suddenly flew straight into the air, and spoke: “You should follow according to what I taught to help and guide sentient beings everywhere; one day when the fruit of your accomplishments ripens, you shall gain rebirth to the Ultimate Bliss World.” Thereafter, when he passed by the Jiang-Lang region, he encountered unexpectedly an elderly woman; she told him: “If you want to prostrate Buddhism, go to Tsin-Ting region; you are destined for that area.” Finished speaking, the elderly woman disappeared. Following this advice, he came to Tsin-Ting region. When he saw the local residents did not know what it meant to practice Buddha Recitation, he began making applications of a skillful means. In the beginning, he would “bribe” the children to recite Buddha’s name. Whoever recited the Buddha’s name one time, he would give that child one coin. He continued this practice, and over a year later, even if he did not give them money, the children continued to practice Buddha Recitation on their own. This practice became a natural habit, and eventually whenever seeing him, whether they were inside their houses or out playing on the streets, they continued to practice Buddha Recitation. From that time on, men, women, children, young, and old, no matter who they were, as soon as they saw him, they would put their hands together to recite respectfully “Amitabha Buddha.” Through his skillful means of transformation, gradually, many residents from the area began worshiping and practicing Buddha Recitation. Seeing the time was right, he established a Pureland Congregation at Ou-Lung Mountain, which was built three steps above the ground. Each time a vegeterian day came, several thousand good men and faithful women assembled there to pratice Buddha Recitation and to listen to the Dharma. Each time getting on the throne to preach the Dharma, he would loudly recite Buddha’s name and then the great assembly would harmoniously follow him. Sometimes when he recited Buddha’ name, with each recitation, the assembly would witness a Buddha soaring out of his mouth. If he recited ten, hundred, or thousand recitations, there would be ten, hundred, or thousand Buddhas soaring out of his mouth, continuously like counting prayer beads. The Great Master then taught: "Now that all of you have witnessed Buddha, you are guaranteed to gain rebirth.” Upon hearing him say this, everyone felt contented and satisfied. In October of the twenty first year of Trinh Nguyên reign period, the Great Master gathered all his disciples, ordained and lay, and instructed them: “Everyone must develop the mind to be tired of this Saha World of evils and turbidities, begin yearning for the blissful existence of the Pureland in order to cultivate with vigor and diligence. At this moment, if anyone is able to see my aura then such an individual is truly a disciple of mine.” After he spoke, several long, unique and beautiful beams of light from the Great Master’s body shone and then he sat there silently to gain rebirth. The great assembly built a pagoda to worship the Great Master at Dai-Nham. They honored him with the title: “Dai-Nham Dharma Master.” 

Thiếu Lâm Tự: Một trong những đại tự viện ở Trung Quốc, nơi Tổ Bồ Đề Đạt Ma ngồi diện bích trong 9 năm—One of the great monasteries in China, where Bodhidharma sat with his face to a wall for nine years. 

Thiếu Lâm Võ (Vũ) Nghệ: Một vị Tăng từng là đầu bếp của chùa Thiếu Lâm, đã được coi như là người chỉ dùng gậy ba thước mà dẹp tan được loạn Hoàng Cân (Khăn Vàng); tên ngài được đặt cho trường phái võ Thiếu Lâm, mà về sau nầy có 13 vị có công giúp nhà Đường dẹp loạn Vương Thế Sung—Shao-Lin Wu-I, a cook of the Shao-Lin monastery, who is said single-handed to have driven off the Yellow Turban rebels with three-foot staff, and who was posthumously rewarded with the rank of “general”; a school of adepts of the quarter-staff was called after him, of whom thirteen were far-famed. 

Thiếu Năng Lực: Unqualified.

Thiếu Nhi: Young child.

Thiếu Niên: Young man.

Thiếu Nợ: To be in debt.

Thiếu Nữ: Young girl.

Thiếu Sót: Deficiency.

Thiếu Sống Động: Lifeless 

Thiếu Thời: Early youth.

Thiếu Thốn: Privation—Want—Lack. 

Thiếu Thực Phẩm: Insufficient food.

Thiếu Từ Bi: Lack of compassion.

Thiều quang: Beautiful light of spring time.

Thiểu:

1)Một ít: Few.

2)Giảm thiểu: To decrease—To diminish—To lessen.

Thiểu Dục Tri Túc: Thiểu dục là có ít dục lạc; tri túc là biết đủ. Thiểu dục tri túc là ít ham muốn mà thường hay biết đủ. Tri túc là bằng lòng với những điều kiện sinh hoạt vật chất tạm đủ để sống mạnh khỏe tiến tu. Tri túc là một phương pháp hữu hiệu nhất để phá lưới tham dục, để đạt được sự thảnh thơi của thân tâm và hoàn thành mục tiêu tối hậu của sự nghiệp tu tập—Content with few desires. “Thiểu Dục” means having few desires; “tri túc” means being content. Knowing how to feel satisfied with few possessions means being content with material conditions that allow us to be healthy and strong enough to practice the Way. “Knowing how to feel satisfied and being content with material conditions” is an effective way to cut through the net of passions and desires, attain a peaceful state of body and mind and accomplish our supreme goal of cultivation.

Thiểu Khang: Một nhà sư nổi tiếng đời Đường, là đệ tử của Ngài Thiện Đạo—Shao-K’ang, a famous monk of the T’ang dynasty, known as Shan-Tao’s disciple—See Thiếu Khang Đại Sư.

Thiểu (Thiếu) Lâm Tự: Ngôi tự viện tại Thiếu Thất, thuộc huyện Đăng Phong, tỉnh Hồ Nam, nơi Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã diện bích chín năm—The monastery at Shao-Shih in Têng-Fêng district, Hunan province, where Bodhidharma sat with his face to a wall for nine years.

Thiểu Não: Sorrowful—Sad.

Thiểu Quang: Minor light.

Thiểu Quang Thiên: Parittabhas (skt)—Trời Tứ Phạm hay đệ nhứt thiên trong nhị thiền thiên—The fourth Brahmaloka or the first region of the second dhyana heavens.

Thiểu Số: Minority.

Thiểu Tài Quỷ: Quỷ đói thường ăn cắp vì thiếu thức ăn—Hungry ghosts who pilfer (ăn cắp vặt) because they are poor and get but little food.

Thiểu Thất: Trên núi Tung Sơn, nơi Tổ Bồ Đề Đạt Ma xây dựng ngôi Thiếu Lâm Tự—Shao-Shih, a hill on the Sung-Shan where Bodhidharma set up his monastery.

Thiểu (Thiếu) Thất Lục Môn Tập: Six brief treatises attributed to Bodhidharma , but their authenticity is denied. 

Thiểu Tịnh Thiên: Parttasubhas—Đệ nhất thiên thuộc đệ tam thiền ở cõi sắc giới—The first and smallest heaven (brahmaloka) in the third dhyana region of form.

Thiệu:

1)Giới thiệu: To introduce—To present.

2)Tiếp nối: To continue.

3)Truyền trao: To hand down. 

Thiệu Kỳ Sở Sơn: See Sở Sơn Thiệu Kỳ.

Thiệu Long: Nối pháp làm cho ngày thêm hưng thịnh—To continue or perpetuate and prosper Buddhist truth, or the Triratna.

Thiệu Tu Long Tế Thiền Sư: Zen master Shao-Xiu-Long-Ji—Thiền sư Thiệu Tu là đệ tử của Thiền sư Quế Sâm, và là sư đệ của thiền sư Văn Ích Pháp Nhãn—Zen master was a disciple of Zen master Kui-Chen, and a Dharma brother of Wen-Yi-Fa-Yan.

·Ba vị từ Quế Sâm đi hành hương, trên đường cùng bàn chuyện. Pháp Nhãn chợt hỏi: “người xưa nói: ‘Ở trong vạn tượng riêng bày thân’ là vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng?” Sư đáp: “Chẳng vạch vạn tượng.” Pháp Nhãn bảo: “Nói cái gì là vạch chẳng vạch?” Sư mờ mịt, trở lại Viện Địa Tạng. Quế Sâm thấy sư trở lại hỏi: “Ngươi đi chưa bao lâu tại sao trở lại?” Sư đáp: “Có việc chưa giải quyết đâu yên leo non vượt suối.”
Quế Sâm bảo: “Ngươi leo vượt bao nhiêu non suối, lại chẳng ưa?” Sư chưa hiểu lời dạy bảo, liền hỏi: “Cổ nhơn nói: ‘Ở trong vạn tượng riêng bày thân,’ ý chỉ thế nào?” Quế Sâm đáp: “ngươi nói người xưa vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng?” Sư thưa: “Chẳng vạch.” Quế Sâm bảo: “Hai cái.” Sư kinh hãi lặng thinh, lại hỏi: “Chưa biết cổ nhơn vạch vạn tượng hay chẳng vạch vạn tượng?” Quế Sâm bảo: “Ngươi nói cái gì là vạn tượng?” Sư liền tỉnh ngộ, lại từ biệt Quế Sâm đi đến chỗ Pháp Nhãn—While traveling with two other friends from Kui-Lin, Fa-Yan suddenly asked Shao-Xiu a question, saying: “The ancients said that the single body is revealed in the ten thousand forms. Did they thus dispel the ten thousand forms or not?” Shao-Xiu said: “They didn’t dispel them.” Fa-Yan said: “What do you say dispels or doesn’t dispel them?” Shao-Xiu was confused and returned to see Kui-Chen. Kui-Chen asked him: “You haven’t been gone long, why have you come back?” Shao-Xiu said: “There’s an unresolved matter, so I’m not willing to go traveling to mountains and rivers until it’s resolved.” Kui-Chen said: “It’s not bad that you travel to difficult mountains and rivers.” But Sha-Xiu did not understand Kui-Chen’s meaning, so he asked: “The single body is revealed in the ten thousand forms. What does this mean?” Kui-Chen said: “Do you say the ancients dispelled the ten thousand forms or not?” Shao-Xiu said: “They didn’t dispel them.” Kui-Chen said: “It’s two.” For a time, Sha-Xiu was lost in thought, and then he said: “I don’t know whether the ancients dispelled the ten thousand forms or not.” Kui-Chen said: “What is it you call the ten thousand forms?” Shao-Xiu thereupon attained enlightenment. 

·Sư thượng đường dạy chúng: “Pháp đầy đủ nơi phàm phu chẳng biết, pháp đầy đủ nơi Thánh nhơn mà Thánh nhơn chẳng biết. Thánh nhơn nếu biết tức là phàm phu, phàm phu nếu biết tức là Thánh nhơn. Hai câu nói nầy một lý mà hai nghĩa. Nếu người biện biệt được chẳng ngại ở trong Phật pháp có chỗ vào. Nếu người biện biệt chẳng, chớ nói không nghi—Zen master Shao-Xiu entered the hall and addressed the monks, saying: “Ordinary people possess it completely but they don’t know it. The saints possess it completely but don’t understand it. If the saint understands it, then he or she is an ordinary person. If ordinary people understand it, then they are saints. In these forms of speech there is one principle and two meanings. If a person can distinguish this principle, then he will have no hindrance to finding an entrance to the essential doctrine. If he can’t distinguish it, then he can’t say he has no doubt. Take care!” 

·Sư hỏi một vị Tăng mới đến: “Ở đâu đến?” Vị Tăng thưa: “Ở Thúy Nham.” Sư hỏi: “Thúy Nham có lời gì dạy đồ chúng?” Vị Tăng thưa: “Bình thường nói ‘Ra cửa gặp Di Lặc, vào cửa thấy Thích Ca.’” Sư nói: “Nói thế ấy làm sao được?” Vị Tăng hỏi: “Hòa Thượng nói thế nào?” Sư nói: “Ra cửa gặp ai? Vào cửa thấy ai?” Vị Tăng nghe xong liền tỉnh ngộ—Zen master Shao-Xiu asked a monk: “Where have you come from?” The monk said: “From Shui-Yan.” Shao-Xiu asked: “What does Shui-Yan say to provide instruction to his disciples?” The monk said: “He often say ‘Going out—meeting Matreya Buddha. Going in—seeing Sakyamuni.’” Shao-Xiu said: “How can he talk like that?” The monk asked: “What do you say, Master?” Shao-Xiu said: “Going out—who do you meet? Going in—who do you see?” At these words the monk had an insight. 

Thin Thít: To keep (hold) silent.

Thìn: The fifth year in the Earth’s stem—See Mười hai con giáp.

Thinh:

1)Sound—Voice.

2)To keep silent—To hold one’s tongue.

Thinh Danh: Thanh danh—Fame—Renown.

Thính:

1)Powdered grilled rice.

2)Keen—Sharp—Acute(of smelling or hearing).

3)Nghe: To hear—To listen.

Thính Giả: Listener—Auditor.

Thính Giáo: Nghe và phụng hành Phật pháp—To hear the Buddha’s doctrine—Those who hear and obey the Buddha’s doctrine.

Thính Hơi: To have a good nose for smelling or finding things out.

Thính Quan: Auditory organ—Organ of hearing.

Thính Tai: To have a keen sense of hearing—To be quick of hearing.

Thính Thị: Audio-visual.

Thính Văn: Nghe và phụng hành—To hear and to obey.

Thình Lình: All of a sudden—Unexpectedly—Suddenly—All at once.

Thỉnh: Mời một cách thành kính—To invite (request—ask) respectfully.

Thỉnh An: Vấn an—To ask after someone’s health.

Thỉnh Cầu: To ask—To request.

Thỉnh Chiết: Hỏi hay yêu cầu—To ask for.

Thỉnh Giả: Tạm Giả—Xin phép nghỉ hay xin phép đi ra ngoài—To ask for leave of absence or permission to go out.

Thỉnh Giáo: To ask for (religious) advice.

Thỉnh Giáo Nơi Thiện Hữu Tri Thức: Seeking guidance from spiritual advisors.

Thỉnh Ích: Yêu cầu tăng thêm—To ask for an increase (for more or for advancement).

Thỉnh Khách: To invite guests.

Thỉnh Mời: To invite respectfully.

Thỉnh Nguyện: To demand—To request—To ask.

Thỉnh Phật: To invite a Buddha.

Thỉnh Phật Chuyển Pháp: To request the Buddha to turn the dharma wheel—Đây là hạnh nguyện thứ sáu trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện. Thỉnh Phật chuyển Pháp (thuyết pháp) là đem ba nghiệp thanh tịnh thân khẩu ý thỉnh chư Phật nói pháp nhiệm mầu nhằm giúp giác ngộ chúng sanh—This is the sixth of the ten conducts and vows of Samantabhadra Bodhisattva. To request the Buddhas to turn the dharma wheel means using all manner of skillful means of body, mouth and mind, we sincerely and diligently request that all Buddhas turn the wonderful dharma wheel to enlighten sentient beings.

Thỉnh Phật Trụ Thế: To request the Buddha to remain in the world—Đây là hạnh nguyện thứ bảy trong Phổ Hiền Thập Hạnh nguyện. Thỉnh Phật trụ thế là thỉnh xin chư Phật ở lại đời trải qua vô lượng kiếp vì lợi lạc của chúng sanh—This is the seventh of the ten conducts and vows of Universal Worthy Bodhisattva. To request the Buddha to remain in the world means to request the Buddhas to remain in the world for as many kalpas to continue to bring benefits and bliss to all living creatures. 

Thỉnh Thoảng: Sometimes—At times—From time to time—Now and then—On and off (off and on).

Thỉnh Vũ: Cầu Mưa—To pray for rain.

Thịnh: Strong—Prosperous.

Thịnh Danh: Great fame.

Thịnh Đạt: See Thịnh.

Thịnh Hành: To be in use popularly. 

Thịnh Lợi: Prosperous and lucrative.

Thịnh Nộ: To fly into (be in) a rage—To get angry.

Thịnh Sắc: Beauty.

Thịnh Soạn: Plentiful.

Thịnh Suy: Properous and decadence.

Thịnh Thế: Time of prosperity and peace.

Thịnh Thời: Prosperous time.

Thịnh Tình: Kindness.

Thịnh Trị: See Thịnh thế.

Thịnh Vượng: Prosperous—Thriving—Flourishing.

Thịnh Ý: Good will. 

Thịt: Meat.

Thịt Xương: Flesh and bones.

Thiu Thiu: To sleep lightly.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]