Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nh

08/05/201319:52(Xem: 27549)
Nh

TỔ ĐÌNH MINH ĐĂNG QUANG

PHẬT HỌC TỪ ĐIỂN

BUDDHIST DICTIONARY
VIETNAMESE-ENGLISH

THIỆN PHÚC

Nh

Nha:

1)Văn phòng: Bureau—Service.

2)Răng: Tooth—Teeth. 

Nha Bồ Tát: Kim Cang Dược Xoa—Một vị Bồ Tát hay nhe răng lởm chởm ra để bảo vệ Phật; thường thì vị nầy ở bên đông độ của Kim Cang Giới—The Bodhisattva fiercely shoowing his teeth in defence of the Buddha; hie is in the east of the Buddha in the Vajradhatu.

Nhá Nhem: At dusk—At nightfall.

Nhà Dòng: Monastery.

Nhà Đạo Đức: Moralist.

Nhà Giáo: Teacher.

Nhà Khách: Guest (reception)-room.

Nhà Làm Luật: Law-maker.

Nhà Lửa Tam Giới: Theo kinh Diệu Pháp Liên Hoa thì Phật ví Tam giới như nhà lửa, không yên, đầy dẫy sự khổ, rất đáng sợ hãi—According to the Wonder Lotus Sutra, the Buddha compared the three realms as a burning house; sentient beings in these realms are not stable, indeed, they are continuously suffering and frightening. 

Nhà Mô Phạm: See Nhà giáo.

Nhà Sinh Lý Học: Physiologist.

Nhà Sư: Buddhist monk.

Nhà Tai Mắt: A very important person.

Nhà Tâm Lý Học: Psychologist.

Nhà Tôn Giáo: Religionist.

Nhà Trí Thức: Intellectual—Scholar. 

Nhà Truyền Giáo Phật Giáo: Buddhist missionaries.

Nhà Tu: Convent (Catholic).

Nhà Tu Hành: Religious monk/priest.

Nhà Tu Khổ Hạnh: Recluse—Asectic.

Nhà Sư Khổ Hạnh Lang Thang Không Một Xu Dính Túi: A penniless wandering asectic.

Nhà Viết Sử: Historian.

Nhà Xã Hội Học: Sociologist.

Nhả: To spit out.

Nhã: Tao nhã—Polite.

Nhã Đề Tử: Jnatiputra (skt)—Ni Kiền Nhã Đề Tử, một trong sáu vị sư ngoại đạo Ấn Độ trong thời Đức Phật còn tại thế—Nirgranthajnati, one of the six heterodox teachers in India at the time of the Buddha.

** For more information, please see Lục Sư

Ngoại Đạo. 

Nhã Na: Jnana (skt),

1)Trí, so với “huệ”—Knowledge—Understanding—Intellectual judgments, as compared with “wisdom”, or moral judgments.

2)Nhã Na còn có nghĩa bao trùm cả “trí” lẫn “huệ”—Jnana is supposed to cover both “knowledge” and “wisdom.”

Nhã Nhặn: Gallant—Courteous.

Nhã Ý: Amiability.

Nhạc:

1)Âm nhạc: Làm cho giải khuây—Music, that which causes joy.

2)In-law (father or mother).

Nhạc Âm:

1)Âm thanh của tiếng nhạc: The sound of music.

2)See Mạt Nô Thị Nhã Táp Phược La (1).

Nhạc Âm Thụ: Gió nhẹ thổi vào là cây trên cõi nước của Đức Phật A Di Đà làm phát ra những âm thanh như tiếng nhạc—The trees in Amitabha’s paradise which give forth music to the breeze.

Nhạc Càn Thác Bà: The Gandharvas, Indra’s musicians—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhạc Hội: Concert.

Nhạc Sư: Music teacher.

Nhạc Thiên: Deva musicians—See Gandharva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhạc Thụ: Khi thọ lãnh thuận cảnh thì thân tâm vui vẻ—The sensation, or perception of pleasure.

Nhạc Trời: Heavenly music.

Nhai:

1)Con đường hay phố thị: A street, especially with shops, a market.

2)Nhai thức ăn: To chew—To ruminate.

Nhai Phương: Phố thị bận rộn của cuộc sống—The busy mart of life.

Nham: Ghềnh đá—A cliff.

Nham Đầu Thiền Sư: Zen Master Yan-T’ou—See Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư.

Nham Đầu Toàn Khoát: Zen Master Yan-T’ou—See Toàn Khoát Nham Đầu Thiền Sư.

Nham Hiểm: High and dangerous.

Nhàm Chán: To detest. 

Nhám: Rough—Uneven—Harsh.

Nhảm Nhí: Nonsense.

Nhan: Dung nhan—Counternance—Appearance.

Nhan Nhản: Abundant—Numerous.

Nhan Sắc: Beauty.

Nhàn: Idle.

Nhàn Bộ: To go for a walk.

Nhàn Cư: To be idle.

Nhàn Cư Thập Đức: See Nhàn Cư Thập Thiện.

Nhàn Cư Thập Thiện: Mười lợi ích thiện lành của cuộc sống ẩn dật, trong đó thiếu vắng những hành động sau đây—Ten wholesome advantages of a hermitage which are absent of the following actions:

1)Không ham bóng sắc dục vọng: Không có cảnh nam nữ, tức không có lòng ham muốn—Absence of sex and passion.

2)Không nói điều tà vạy: Không có nhơn duyên gây ra lời ăn tiếng nói lộn xộn, tức không có việc bày điều đặt chuyện láo xược—Absence of temptation to say wrong things.

3)Không có kẻ thù: Không có kẻ đối địch—Absence of enemies, and so of strife.

4)Không xung đột với ai: Không sợ việc tranh giành—Absence of conflicts.

5)Không có bằng hữu khen chê: Không có bạn nói chuyện thị phi, tức không có việc khen chê—Absence of friends to praise or blame.

6)Không có ai để cho mình bươi móc lỗi lầm của họ: Không thấy kẻ lỗi lầm—Absence of other people for us to pick their faults.

7)Không có ai để chúng ta nói chuyện về họ: Không có việc đàm luận việc quấy của người khác—Absence of people for us to talk about them.

8)Không bạn bè, không đệ tử, không kẻ hầu người hạ cho chúng ta vui chơi, dạy dỗ hay sai bảo (không gây tội tạo nghiệp): Absence of friends for us to play with; absence of disciples for us to teach, absence of servants for to us ask for running errands (no further creating of karma).

9)Không ao ước có bạn đồng hành: No longing for companions.

10)Không có những phiền phức gây nên bởi xã hội như khách khứa, lịch sự, quần áo chỉnh tề, cũng như giao tế xã hội: Absence of troubles caused by society such as guests, politeness, neat clothes, as well as social relations. 

Nhàn Cư Vi Bất Thiện: Idleness is the root of all evils (Satan finds some mischief for idle hands to do).

Nhàn Đàm Hí Luận: Prapanca (skt)—Idle talk/chat—Vain talk or diffusive trivial reasoning.

Nhàn Đạo Nhân: Hành giả hay người đã thuần thục về tôn giáo—A practitioner, one well-trained in the religion.

Nhàn Hạ: Unoccupied—Free—Idle.

Nhàn Lãm: To see at leisure.

Nhàn Rỗi: Leisure life—Leisure time.

Nhàn Sướng: Easy and happy.

Nhàn Tọa: To sit idly.

Nhàn Trần Cảnh: Lời nói không còn cần thiết—Words, or expressions to be shut off; unnecessary words.

Nhàn Xứ:

1)Chốn A Luyện Nhã: A hermitage.

2)Nơi nhàn tĩnh: A shut-in place, a place of peace.

3)Tự viện: A Buddhist monastery.

Nhãn: Caksuh (skt)—The eye—See Caksus in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhãn Căn: Một trong lục căn—One of the six senses, the organ of sight—See Lục Căn.

Nhãn Giới: Caksurdhatu (skt)—Field of vision, or the eye-realm, or sight faculty; the element or realm of sight—See Nhãn Căn.

Nhãn Lực: Eyesight.

Nhãn Mục: The eyes.

Nhãn Nhập: Một trong thập nhị nhập—One of the twelve entrances, the eye entrance, the basis of sight consciousness—See Thập Nhị Nhập.

Nhãn Thức: Cakshurvijnana (skt)—The sense of vision—Nhiệm vụ của nhãn thức là nhận biết hình dáng. Không có nhãn thức, chúng ta sẽ không nhìn thấy gì cả; tuy nhiên nhãn thức lại tùy thuộc vào nhãn căn. Khi nhãn căn gặp một hình dạng thì nhãn thức liền phát sanh. Nếu Nhãn căn không gặp hình dáng thì nhãn thức không bao giờ phát sinh (một người bị mù không có nhãn căn, như vậy nhãn thức không bao giờ phát sinh). Người tu tập nên luôn thấu triệt điểm tối yếu nầy để thực tập sao cho hạn chế nhãn căn tiếp xúc với hình sắc, để làm giảm thiểu sự khởi dậy của nhãn thức. Phật nhắc nhở chúng đệ tử của Ngài rằng, phương pháp duy nhất để giảm thiểu sự khởi dậy của nhãn thức là thiền định—Eye Consciousness—Sight consciousness—Sight-preception, the first vijnana—The function of the eye consciousness is to perceive and apprehend visual forms. Without the eye consciousness we could not behold any visual form; however, the eye consciousness depends on the eye faculty. When the eye faculty and any form meet, the eye consciousness develops instantly. If the eye faculty and the form never meet, eye consciousness will never arise (a blind person who lacks the eye faculty, thus eye consciousness can never develop). Buddhist cultivators should always understand thoroughly this vital point to minimize the meeting between eye faculty and visual forms, so that no or very limited eye consciousness will ever arise. The Buddha reminded his disciples that meditation is the only means to limit or stop the arising of the eye consciousness . 

Nhãn Thức Giới: Caksur-vijnana-dhatu (skt)—The element or realm of sight-perception—See Nhãn Thức.

Nhãn Tiền: Right in this life—Before the eye.

Nhãn Trí: Trí hiểu biết qua nhãn thức—Knowledge obtained from seeing.

Nhang Đèn: Incense and lamp.

Nhãng: Forget—To be absent-minded. 

Nhãng Tai: To be hard of hearing.

Nhãng Trí: To be absent-minded.

Nhanh: Quick—Fast—Rapid.

Nhanh Mắt: Quick-sighted.

Nhanh Tay: Quick-handed.

Nhanh Trí: Quick-witted (minded).

Nhánh: Branch—Bough.

Nháo Nhác: Frightened.

Nhào: To dive—To rush.

Nhạo: To laugh at—To mock.

Nhạo Báng: See Nhạo.

Nhát: To frighten.

Nhau: Together.

Nhàu: Creasy—Tumbled.

Nháy: To blink (eyes)—To wink.

Nhảy: To jump—To leap.

Nhảy Nhót: To jump about.

Nhạy Cảm: Sensitivity.

Nhắc Nhở Thế Gian: To remind the mankind.

Nhắm: To shut—To close (eyes).

Nhắm Nghiền: To close tightly.

Nhắm Trúng Đích: To take a true (an accurate) aim.

Nhằm: To fall on.

Nhằm Lúc: At the very moment.

Nhăn: Wrinkled—Creasy.

Nhắn: To send words through someone.

Nhẵn: Completely—Totally.

Nhẵn Bóng: Smooth and shining.

Nhâm: Dệt—To weave.

Nhâm Bà: Nimba (skt)—Cây nhâm bà, có trái nhỏ và đắng như trái khổ qua; người Ấn nhai lá cây nầy trong tang lễ—The neemb tree, which has a small bitter fruit; its leaves in India are chewed at funeral ceremonies.

Nhân:

1)Hetu (skt): Nguyên nhân—Cause—Reason—Nguyên nhân hay cái đi ở trước; điều kiện, lý do, nguyên lý.—Cause, antecedent, condition; reason, principle.

2)Nhân từ: Kindness.

3)Manusya (skt)—Man—Chúng sanh con người có suy tưởng trong dục giới, những nghiệp trong quá khứ ảnh hưởng đến hoàn cảnh hiện tại. Con người chiếm một vị trí rất quan trọng trong vũ trụ của Phật giáo, vì con người có quyền năng quyết định cho chính họ. Đời sống con người là sự hỗn hợp của hạnh phúc và đắng cay. Theo Đức Phật, con người có thể quyết định dành cuộc đời cho những mục tiêu ích kỷ, bất thiện, một hiện hữu suông rỗng, hay quyết định dành đời mình cho việc thực hiện các việc thiện làm cho người khác được hạnh phúc. Trong nhiều trường hợp, con người cũng có thể có những quyết định sinh động để uốn nắn đời mình theo cách nầy hay cách khác; con người có cơ hội nghĩ đến đạo và giáo lý của Ngài hầu hết là nhằm cho con người, vì con người có khả năng hiểu biết, thực hành và đi đến chứng ngộ giáo lý. Chính con người, nếu muốn, họ có thể chứng nghiệm giác ngộ tối thượng và trở thành Phật, đây là hạnh phúc lớn không phải chỉ chứng đắc sự an tịnh và giải thoát cho mình, mà còn khai thị đạo cho nhiều người khác do lòng từ bi—The sentient thinking being in the desire realm, whose past deeds affect his present condition. Man occupies a very important place in the Buddhist cosmos because he has the power of decision. Human life is a mixture of the happy with a good dash of the bitter. According to the Buddha, a man can decide to devote himself to selfish, unskilful ends, a mere existence, or to give purpose to his life by the practice of skilful deeds which will make others and himself happy. Still, in many cases, man can make the vital decision to shape his life in this way or that; a man can think about the Way, and it was to man that the Buddha gave most of his important teachings, for men could understand, practice and realize the Way. It is man who can experience, if he wishes, Enlightenment and become as the Buddha and the Arahants, this is the greatest blessing, for not only the secure tranquillity of one person’s salvation is gained but out of compassion the Way is shown in many others.

4)Cơ hội được tái sanh làm con người rất ư là hãn hữu, chính vì thế mà Đức Phật dạy: “Được sinh ra làm người là điều vô cùng quý báu, một cơ hội lớn lao không nên để uổng phí. Giả tỷ có một người ném vào đại dương một mảnh ván, trên mảnh ván có một lỗ hỏng, mảnh ván trôi dạt do nhiều luồng gió và nhiều dòng nước xô đẩy trên đại dương. Trong đại dương có một con rùa chột mắt, một trăm năm mới ngoi lên mặt biển một lần để thở. Dù cho mất cả một đại kiếp, con rùa cũng khó mà trồi lên mặt nước và chui vào lỗ hỏng của mảnh ván ấy. Cũng thế, nếu một khi người ta đã bị đọa xuống ba cảnh giới đầy thống khổ hay hạ tam đồ, thì việc được tái sanh làm người cũng thật là hiếm hoi.”—The opportunity to be reborn as a human being is so rare; thus the Buddha taught: “Supposing a man threw into the ocean a piece of wood with a hole in it and it was then blown about by the various winds and currents over the waters. In the ocean lived a one-eyed turtle which had to surface once in a hundred years to breathe. Even in one Great Aeon it would be most unlikely in surfacing, to put its head into the hole in that piece of wood. Such is the rarity of gaining birth among human beings if once one has sunk into the three woeful levels or three lower realms.”

Nhân Ái: Kindness of heart—Charity—Benevolence.

Nhân Bản: Humanism.

Nhân Bảo: Phật là kho bảo của loài người— Buddha is the treasure of men.

Nhân Chấp: See Ngã Chấp.

Nhân Chủng: Human race.

Nhân Danh: On behalf of—In the name of.

Nhân Dị Phẩm: Hetu-virudha (skt)—In a syllogism the example not accordant with the reason.

Nhân Dịp: On the occasion of.

Nhân Dục: Human desire.

Nhân Dũng: Humanity and courage.

Nhân Dũng Bảo Ninh: See Bảo Ninh Nhân Dũng.

Nhân Duyên: Hetu-pratyaya (skt)—Dependent Origination—Causes and conditions—Những nhân ảnh hưởng đến việc tái sanh trở lại cõi người—The causative influences for being reborn as a human beings:

1)Nhân: Hetu (skt)—A primary cause—A root-cause.

2)Duyên: Pratyaya (skt)—An environmental or secondary cause.

** A seed is a primary cause (hetu); rain, dew, farmer, etc, are the environmental or secondary cause (pratyaya).

Nhân Duyên Cộng Tập Hội:

1)Sự nối kết của các chuỗi nhân duyên—A concatenation of causal chains.

2)Đức Phật dạy: “Do sự nối kết của các chuỗi nhân duyên mà có sự sinh, có sự diệt—The Buddha taught: “Because of a concatenation of causal chains there is birth, there is disappearance.” 

Nhân Duyên Quán: Quán sát về nhân duyên—Meditation on nidanas.

Nhân Duyên Sanh: Causally-produced.

Nhân Duyên Sanh Pháp: Pháp khởi lên từ những nhân trực tiếp hay gián tiếp—Real entities that arise from direct or indirect causes.

Nhân Duyên Y: Mọi pháp đều dựa vào chủng tử của mình mà sinh khởi (ba loại sở y là nhân duyên y, tăng thượng duyên y và đẳng vô gián y)—Dependent on cause, or the cause or causes on which anything depends.

Nhân Dược Vương Tử: Đức Phật Thích Ca trong một tiền kiếp, người mà chúng ta chỉ cần chạm vào là đã có thể trị được bá bệnh—Human-touch healing prince—Sakyamuni in a previous incarnation, whose touch healed all diseases.

Nhân Đà La: Indra (skt)—Thích Đề Hoàn Nhân—Thiên Đế—Thiên Chủ Đế—Trời Đế Thích—Nhân Đề Lê—Nhân Đề—Nhân Đạt Nhân Đạt La—Nguyên thủy là thần sấm sét hay mưa, biểu hiệu của Kim Cang Thủ, trở thành Thiên chủ của Đông Độ, chỉ sau có Phạm Thiên—Visnu và Siva—A god of the atmosphere, i.e. of thunder and rain; his symbol is the vajra or thunderbolt; he became “lord of the gods of the sky,” “region of the east quarter,” popularly chief after Brahma, Visnu, and Siva.

Nhân Đà La Bà Tha Na: Indravadana or Indrabhavana (skt)—Tên của trời Đế Thích—Name for Indra.

Nhân Đà La Đạt Bà Môn Phật: Indradhvaja (skt)—Trong một tiền kiếp Đức Phật tái sanh làm con trai thứ bảy của Đức Phật Đại Thông Trí Thắng—A Buddha’s incarnation of the seventh son of the Buddha Mahabhijnabhibhu.

Nhân Đà La Ni La Mục Tử: Indranila-Mukta (skt)—Viên ngọc bích của trời Đế Thích—Indra’s blue or green stone, which suggests an emerald, Indranilaka.

a)Indranila (skt): Ngọc bích—A sapphire.

b)Mukta (skt): Ngọc châu—A pearl.

Nhân Đà La Thế La Cầu Ha: Indrasailaguha (skt).

1)Hang động của Đế Thích—Indra’s cave.

2)Xà Thần Sơn: The mountain of the snake god

3)Tiểu Cô Thạch Sơn: Núi của những đỉnh cô lập nhỏ gần tu viện Nalanda, đỉnh phía tây là một hang núi rộng, nhưng không cao, nơi mà về phía nam của hang đá nầy Đức Thế Tôn thường hay thăm viếng. Người ta nói trời Đế Thích đã hỏi Tứ Thập Nhị Chương và Đức Phật cũng trả lời đầy đủ tại đây—The mountain of small isolated peaks located near Nalanda, where on the south crag of the west peak is a rock cave, board but not high, which Sakyamuni frequently visited. Indra is said to have forty-two questions on stone, to which the Buddha rpplied.

Nhân Đà La Thệ Đa: Indraceta (skt)—Thị giả của trời Đế Thích—Indra’s attendants.

Nhân Đà La Võng: See Bảo Võng.

Nhân Đạo:

1)Lòng nhân đạo: Humanity—to treat people with humanity.

2)Nhân thừa: The human stage of the gati or states of existence—See Nhân Thừa.

3)Con đường hay nguyên tắc của nhân: The way or principle or causation.

Nhân Đạt Đà La Đại Tướng: Trời Đế Thích như một vị đại tướng giữ tháp Phật Dược Vương—Indra as General who guards the shrine of Bhaisajya.

Nhân Địa: Trạng thái thực tập giáo lý nhà Phật dẫn tới quả vị Phật—Fundamental cause or causal ground—The state of practicing the Buddha religion which leads to the resulting Buddhahood (quả địa).

Nhân Định: Thời gian từ 9 đến 11 giờ đêm, khoảng thời gian mà con người an định cho cả đêm—The third beat of the first watch from 9:00 PM to 11:00 PM when men are settled for the night..

Nhân Đồng Phẩm: Of the same order as the reason.

Nhân Đức: Benevolent character.

Nhân Già Lam: Narasam-gharama (skt)—Một ngôi già lam (chùa) cổ gần kinh đô Ca Tỳ La Vệ—An ancient monastery close to the capital of Kapisa.

Nhân Gian: In this world.

Nhân Hành Quả: Ba thứ nhân, hành, và quả (hạt giống, sự nẩy mầm, và trái)—Cause, action, and effect (seed, germination, and fruit).

Nhân Hậu: Kindness.

Nhân Hòa: Human harmony.

Nhân Hùng Sư Tử: See Nhân Trung Sư Tử in Vietnamese-English Section.

Nhân Hữu: Sự hiện hữu của con người—Human bhava or existence.

Nhân Kết Thứ: Manusa-krtya (skt)—Loại quỷ có hình thù giống như loài người—Demons shaped like men.

Nhân Không: Con người chỉ là một phối hợp tạm thời bởi ngũ uẩn, lục đại (đất, nước, lửa, gió, hư không và tâm thức), và 12 nhân duyên, chứ không có thực ngã hay một linh hồn trường tồn—Impersonality—Man is only a temporary combination formed by the five skandhas, the six elements (earth, water, fire, air, space and mind), and the twelve nidanas, being the product of previous cause, and without a real self or permanent soul.

Nhân Không Quán: Quán sát hay thiền quán về những điều kiện giả tạm của con người—To contemplate or meditate on the temporary conditions of man.

Nhân La Na: Airavana (skt)—Ế La Diệp—Nhân Na Bà Na—Y La Bà Nô—Y La Bát Đa La—Y La Bát Na—Y Lan.

1)Vua của loài voi: A king of the elephants.

2)Tên một con voi của vua trời Đế Thích: Indra’s white elephants. 

3)Tên một loài cỏ: Name of a certain tree or herb.

4)Tên của một vị long vương: Name of a naga.

Nhân Loại: Humanity.

Nhân Loại Khổ Đau Và Cuồng Loạn: Suffering and distracted humanity.

Nhân Lúc: Just as—When.

Nhân Lực: Đối lại với duyên lực. Đây là nguyên nhân chính sinh ra sự vật—The causal force, as contrasted with environmental or secondary force (duyên lực).

Nhân Ma Sa: See Nhân Mãng Sa.

Nhân Mạn Đà La: Mạn Đà La của Thai tạng giới, về phía đông; đối lại với Kim Cang Tạng Mạn Đà La, về phía tây trong Mạn Đà La—The Garbhadhatu mandala, which is east; in contrast with Vajradhatu mandala, which is west (quả mạn đà la).

Nhân Mãng Sa: Da thịt—Human mamsa or flesh.

Nhân Minh: Hetuvidya (skt)—Tiếng Phạn là Hetuvidya, thuộc về khoa lý luận học, lập ra pháp ba chi (tông, nhân và dụ)—The logically reasoning of a cause—The science of cause or logical reasoning or logic with its syllogistic method of the proposition, the reason, the example.

a)Tông: The method of proposition.

b)Nhân: The method of reason.

c)Dụ The method of example.

** For more information, please see Pháp Tự

Tướng Tương Vi Nhân.

Nhân Minh Chánh Lý Môn Luận: Nyaya-dvaratarka-sastra (skt)—Bộ luận về lý luận học được Ngài Trần Na biên soạn và ngài Nghĩa Tịnh dịch sang Hoa Ngữ vào thời nhà Đường—A treatise composed by Dignaga, translated into Chinese by I-Ching during the T’ang dynasty.

Nhân Minh Luận: Hetuvidya-sastra (skt)—Một trong Ngũ Minh Luận, lý luận về bản chất của sự thật và sự sai lầm—One of the Pancavidya-sastra, a treatise explaining causality, or the nature of truth and error.

Nhân Minh Nhập Chánh Lý Luận: Nyaya-pravesa (skt)—Thuyết minh về lý luận (chân năng lập, chân năng phá, chân hiện lượng, chân tỷ lượng, tự năng lập, tự năng phá, tự hiện lượng, tự tỷ lượng) do đệ tử của Trần Na là Thương Yết La soạn, Trần Huyền Trang đời Đường dịch sang Hoa Ngữ, một quyển bao gồm những lời bình—A treatise on logic composed by Sankarasvamin, follower of Dignaga, translated into Chinese by Hsuan-Tsang in one book, on which there are numerous commentaries and works.

Nhân Năng Biến: Sự tự chuyển biến từ nhân sang quả—A cause that is also an effect—The power in a cause to transform itself into an effect.

Nhân Ngã: Personality—The human soul.

Nhân Ngã Kiến: Tà kiến cho rằng có một cái ngã độc lập và thường hằng—The eroneous (false) view that there is an independent and permanent human personality or soul (that every man has a permanent lord within).

Nhân Nghĩa: Love and righteousness—Charity and justice.

Nhân Nghiệp: Sự hoạt động của nhân—Sự hoạt động phối hợp trực tiếp hay gián tiếp của nhân chính hay nhân phụ (nhân tức là lực đích thân sinh ra quả, nghiệp là sở tác trợ duyên sinh quả; hai thứ nầy hòa hợp với nhau mà sanh ra vạn pháp)—The work or operation of causes—The co-operation of direct and indirect causes, of primary and environmental causes.

Nhân Nguyên: Cause—Cause and origin.

Nhân Nhân: Những đệ tử Phật chưa đạt được Phật quả mà vẫn còn tạo nghiệp và lăn trôi trong luân hồi sanh tử—Followers of Buddha who have not yet attained Buddhahood, but are still producers of karma and reincarnation.

Nhân Nhân Bổn Cụ: Mọi người đều có Phật tánh—Every man has by origin the perfect Buddha-nature. 

Nhân Nhượng: To make concessions.

Nhân Nội Nhị Minh: Nhân Minh và Nội Minh—Reason and authority—See Ngũ Minh.

Nhân Pháp:

(A)Con người và vạn hữu: Men and things.

(B)Con người và Phật pháp hay giáo pháp của Phật: Men and the Buddha’s law or Buddha’s teaching.

Nhân Pháp Vô Ngã: Pudgaladharma (skt)—Sự vô ngã hay không có linh hồn cá nhân lẫn các sự vật bên ngoài—The egolessness of both the individual soul and external objects.

Nhân Phẩm: Human dignity. 

Nhân Phẩm Của Chính Mình: Self-respect.

Nhân Phần: Nhân phần đối lại với quả phần—Cause as contrasted with effect.

Nhân Phần Khả Thuyết, Quả Phần Bất Khả Thuyết: Nhân phần đưa đến quả vị Phật của Phật có giảng thuyết được, nhưng tính hải mà Phật chứng ngộ là pháp của Phật tự biết, chẳng thể dùng ngôn từ mà diễn đạt—The causes that give rise to the Buddha’s Buddhahood may be stated, that is, such part as is humanly manifested; but the full result is beyond description. 

Nhân Phi Nhân: Kinnara—Một chúng sanh giống như con người, Một loại chúng sanh có dáng vẻ như người nhưng lại có các bộ phận trong cơ thể của loài thú, một nhạc sĩ huyền thoại của cõi trời, có đầu ngựa với một sừng, và thân hình giống như hình người. Con nam thì ca còn con nữ thì múa—Non-Human Angels—A being resembling but not a human being. A being having the appearance of humans but possessing parts of animals. A kind of mythical celestial musician. It has a horse-like head with one horn, and a body like that of human. The males sing and the females dance. 

Nhân Quả:

1)Nhân là nguyên nhân, là năng lực phát động; quả là kết quả, là sự hình thành của năng lực phát động. Định luật nhân quả chi phối vạn sự vạn vật trong vũ trụ không có ngoại lệ: Cause is a primary force that produces an effect; effect is a result of that primary force. The law of causation governs everything in the universe without exception. 

2)Luật nhân quả hay sự tương quan giữa nguyên nhân và kết quả trong luật về “Nghiệp” của Phật giáo. Mọi hành động là nhân sẽ có kết quả hay hậu quả của nó. Giống như vậy, mọi hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là luật căn bản trong Phật giáo chi phối mọi hoàn cảnh. Luật ấy dạy rằng người làm việc lành, dữ hoặc vô ký sẽ nhận lấy hậu quả tương đương. Người lành được phước, người dữ bị khổ. Nhưng thường thường người ta không hiểu chữ phước theo nghĩa tâm linh, mà hiểu theo nghĩa giàu có, địa vị xã hội, hoặc uy quyền chánh trị. Chẳng hạn như người ta bảo rằng được làm vua là do quả của mười nhân thiện đã gieo trước, còn người chết bất đắc kỳ tử là do trả quả xấu ở kiếp nào, dầu kiếp nầy người ấy không làm gì đáng trách—Law of cause and effect or the relation between cause and effect in the sense of the Buddhist law of “Karma”—The law of causation (reality itself as cause and effect in momentary operation). Every action which is a cause will have a result or an effect. Likewise every resultant action or effect has its cause. The law of cause and effect is a fundamental concept within Buddhism governing all situations. The Moral Causation in Buddhism means that a deed, good or bad, or indifferent, brings its own result on the doer. Good people are happy and bad ones unhappy. But in most cases “happiness” is understood not in its moral or spiritual sense but in the sense of material prosperity, social position, or political influence. For instance, kingship is considered the reward of one’s having faithfully practiced the ten deeds of goodness. If one meets a tragic death, he is thought to have committed something bad in his past lives even when he might have spent a blameless life in the present one.

3)Nhân quả là một định luật tất nhiên nêu rõ sự tương quan, tương duyên giữa nhân và quả, không phải có ai sinh, cũng không phải tự nhiên sinh. Nếu không có nhân thì không thể có quả; nếu không có quả thì cũng không có nhân. Nhân nào quả nấy, không bao giờ nhân quả tương phản hay mâu thuẫn nhau. Nói cách khác, nhân quả bao giờ cũng đồng một loại. Nếu muốn được đậu thì phải gieo giống đậu. Nếu muốn được cam thì phải gieo giống cam. Một khi đã gieo cỏ dại mà mong gặt được lúa bắp là chuyện không tưởng: causality is a natural law, mentioning the relationship between cause and effect. All things come into being not without cause, since if there is no cause, there is no effect and vice-versa. As so sow, so shall you reap. Cause and effect never conflict with each other. In other words, cause and effect are always consistent with each other. If we want to have beans, we must sow bean seeds. If we want to have oranges, we must sow orange seeds. If wild weeds are planted, then it’s unreasonable for one to hope to harvest edible fruits.

4)Một nhân không thể sinh được quả, mà phải được sự trợ giúp của nhiều duyên khác, thí dụ, hạt lúa không thể nẩy mầm lúa nếu không có những trợ duyên như ánh sáng, đất, nước, và nhân công trợ giúp. Trong nhân có quả, trong quả có nhân. Chính trong nhân hiện tại chúng ta thấy quả vị lai, và chính trong quả hiện tại chúng ta tìm được nhân quá khứ. Sự chuyển từ nhân đến quả có khi nhanh có khi chậm. Có khi nhân quả xãy ra liền nhau như khi ta vừa đánh tiếng trống thì tiếng trống phát hiện liền. Có khi nhân đã gây rồi nhưng phải đợi thời gian sau quả mới hình thành như từ lúc gieo hạt lúa giống, nẩy mầm thành mạ, nhổ mạ, cấy lúa, mạ lớn thành cây lúa, trổ bông, rồi cắt lúa, vân vân, phải qua thời gian ba bốn tháng, hoặc năm sáu tháng. Có khi từ nhân đến quả cách nhau hằng chục năm như một đứa bé cắp sách đến trường học tiểu học, đến ngày thành tài 4 năm đại học phải trải qua thời gian ít nhất là 14 năm. Có những trường hợp khác từ nhân đến quả có thể dài hơn, từ đời trước đến đời sau mới phát hiện: One cause cannot have any effect. To produce an effect, it is necessary to have some specific conditions. For instance, a grain of rice cannot produce a rice plant without the presence of sunlight, soil, water, and care. In the cause there is the effect; in the effect there is the cause. From the current cause, we can see the future effect and from the present effect we discerned the past cause. The development process from cause to effect is sometimes quick, sometimes slow. Sometimes cause and effect are simultaneous like that of beating a drum and hearing its sound. Sometimes cause and effect are three or four months away like that of the grain of rice. It takes about three to four, or five to six months from a rice seed to a young rice plant, then to a rice plant that can produce rice. Sometimes it takes about ten years for a cause to turn into an effect. For instance, from the time the schoolboy enters the elementary school to the time he graduates a four-year college, it takes him at least 14 years. Other causes may involve more time to produce effects, may be the whole life or two lives. 

5)Hiểu và tin vào luật nhân quả, Phật tử sẽ không mê tín dị đoan, không ỷ lại thần quyền, không lo sợ hoang mang. Biết cuộc đời mình là do nghiệp nhân của chính mình tạo ra, người Phật tử với lòng tự tin, có thêm sức mạnh to lớn sẽ làm những hành động tốt đẹp thì chắc chắn nghiệp quả sẽ chuyển nhẹ hơn, chứ không phải trả đúng quả như lúc tạo nhân. Nếu làm tốt nữa, biết tu thân, giữ giới, tu tâm, nghiệp có thể chuyển hoàn toàn. Khi biết mình là động lực chính của mọi thất bại hay thành công, người Phật tử sẽ không chán nản, không trách móc, không ỷ lại, có thêm nhiều cố gắng, có thêm tự tin để hoàn thành tốt mọi công việc. Biết giá trị của luật nhân quả, người Phật tử khi làm một việc gì, khi nói một lời gì, nên suy nghĩ trước đến kết quả tốt hay xấu của nó, chứ không làm liều, để rồi phải chịu hậu quả khổ đau trong tương lai: By understanding and believing in the law of causality, Buddhists will not become superstitious, or alarmed, and rely passively on heaven authority. He knows that his life depends on his karmas. If he truly believes in such a causal mecahnism, he strives to accomplish good deeds, which can reduce and alleviate the effect of his bad karmas. If he continues to live a good life, devoting his time and effort to practicing Buddhist teachings, he can eliminate all of his bad karmas. He knows that he is the only driving force of his success or failure, so he will be discouraged, put the blame on others, or rely on them. He will put more effort into performing his duties satisfactorily. Ralizing the value of the law of causality, he always cares for what he thinks, tells or does in order to avoid bad karma. 

Nhân Quả Ba Đời: Nhân quả báo ứng thông cả ba đời—The law of cause and effect (karma and its retribution) permeates all three life spans.

1)Hiện báo: Immediate retributions—See Hiện Báo.

2)Sanh Báo: Rebirth retributions or next life retributions—See Sanh Báo.

3)Hậu Báo: Future retributions—See Hậu Báo.

Nhân Quả Giai Không Tông: Tông phái tà giáo chủ trương nhân quả đều không (còn gọi là Không Kiến Luận, đặt ra chủ thuyết không nhân không quả)—A sect of “heretics” who denied cause and effect both in regard to creation and morals.

Nhân Quả Ứng Báo: Những ai phủ nhận luật nhân quả luân hồi sẽ hủy hoại tất cả những trách nhiệm luân lý của chính mình—Cause and effect in the moral realm have their corresponding relations. Whoever denies the rule of “cause and effect” will destroy all moral responsibility.

Nhân Quần: The public.

Nhân Quỷ: Người và quỷ—Men and disembodied spirits (demons or disembodied ghosts).

Nhân Quyền: Human right.

Nhân Sinh: Human life.

Nhân Sư: Thầy của loài người—The leader or teacher of men.

Nhân Sư Tử: Phật là bậc thầy hay hướng đạo sư của loài người—The Lion of men, Buddha as leader and commander.

Nhân Tài: Talented man.

Nhân Tạo: Artificial—Not natural.

Nhân Tâm: Human heart.

Nhân Thân: Thân thể con người—The human body or person.

Nhân Thân Nan Đắc, Phật Pháp Khó Gặp; Được Thân Người, Gặp Phật Pháp Mà Không Chịu Tu Tập, Để Một Phen Mất Đi Thân Người, Muôn Kiếp Khó Tìm Lại Được: It is difficult to be born as a human being, it is difficult to encouter the Buddha-dharma; now one has been born as a human being and has had a chance to encounter the Buddha-dharma, but does not zealouly practice what one knows, once losing human body, it is hard to have it back throughout the eons. 

Nhân Thân Ngưu: Trâu ngựa trong lớp con người (ngu, si và không biết làm việc thiện)—Cattle in human shape (stupid, ignorant and heedless).

Nhân Thập Tứ Quá: Mười bốn sự sai lầm về nhân—The fourteen possible errors or fallacies in the reasons in the syllogism.

Nhân Thế: Human life.

Nhân Thể: Human body.

Nhân Thiên: Men and devas.

Nhân Thiên Thắng Diệu Thiện Quả: Quả tái sanh thắng thiện giữa người và trời—The highest forms of reincarnation, those among men and devas.

Nhân Thiên Thừa: Nhân Thừa và Thiên Thừa, hai trong ngũ thừa—Men and Deva vehicles, two of the five Vehicles.

Nhân Thú: Nẻo của chúng sanh con người, một trong sáu nẻo (lục đạo)—Human stage of the six gati or states of existence—See Nhân Thừa.

Nhân Thứ: Generosity.

Nhân Thừa: Một trong ngũ thừa (Thiên, Nhân, A tu la, Ngạ quỷ, Địa ngục). Con người phải trì ngũ giới để được bảo đảm sanh trở lại cõi người—Man—The sentient thinking being in the desire-realm, one of the five vehicles (the world of men). Human being must keep five commandments to ensure rebirth in the world of men.

Nhân Tiên:

1)Con người đã đạt được khả năng bất tử—Humans who have attained the powers of immortals—Human genii—Immortal among men.

2)Phật: The Buddha.

3)Tên của vua Bình Sa Vương trong kiếp tái sanh: A name for Bimbisara in his reincarnation. 

Nhân Tính: Human nature.

Nhân Tôn:

1)Benevolent and honoured—Kindly honoured one.

2)Phật: Buddha—See Nhân Trung Tôn.

Nhân Tôn Ngưu Vương: The Buddha, the Lord of the herd.

Nhân Trung: Khoảng giữa mũi và môi trên—Space between the nose and the upper lip.

Nhân Trung Phân Đà Lợi Hoa:

1)Theo Kinh Niết Bàn, Phật là một bông sen giữa các chúng sanh con người: According to the Nirvana Sutra, the Buddha is a Lotus among men.

2)Tất cả những ai trì niệm hồng danh Phật A Di Đà: All who invoke Amitabha.

Nhân Trung Sư Tử: Phật là Sư Tử trong loài người—The Buddha, a Lion among men.

Nhân Trung Tam Ác: Ba cái ác của loài người—The three most wicked among men:

(A)

1)Tham: Desire.

2)Sân: Hatred.

3)Si: Ignorance.

(B)

1)Nhất xiển đề: The slanderers of Mahayana.

2)Những kẻ phá giới: Those who break Buddhist precepts.

3)Những kẻ phá hòa hợp Tăng: Those who break the harmony of the Sangha.

Nhân Trung Thụ: Phật là một tàng cây lớn (cây Bồ Đề) cho nhân loại—The Buddha, a tree among men. The Buddha who provided the bodhi tree as a shelter for men.

Nhân Trung Tôn: Phật là bậc đáng tôn quí trong loài người—The Honored One among or of men—The Buddha 

Nhân Tu: Sự tu hành như là nhân để thành Phật—The practice of Buddhism as the cause of Buddhahood.

Nhân Từ: Benevolent—Benevolence—Clemency.

Nhân Từ Nhất: Most charitable. 

Nhân Tự Tính: Svahetulakshana (skt).

1)Đặc tính tự là nguyên nhân, tức là thực tính—Self-cause-characteristic, that is, reality.

2)Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Phân biệt suông cũng giống như sừng thỏ, chứ không có những dấu hiệu thực sự của tự tính.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “A mere discrimination is the hare’s horn, there are no real signs of selfhood.” 

Nhân Tướng: Một trong bốn tướng (sanh, trụ, dị, diệt), bản chất hay nguồn gốc của vạn hữu—Causation—One of the four kinds of forms or characteristics of Alaya-vijnana, the character of the origin of all things.

Nhân Vật Sống Động: A vivid human personality.

Nhân Vị:

1)Personalism.

2)Địa vị tu hành Phật Nhân từ khi phát tâm cho đến lúc thành Phật: The causative position, i.e. that of a Buddhist, for he has accepted a cause, or enlightenment, that produces a changed outlook.

** For more information, please see Quả Vị.

Nhân Viên Quả Mãn: Nhân tu hành đầy đủ và Phật quả viên mãn (theo Kinh Tâm Địa Quán: “Ba tăng kỳ kiếp độ chúng sanh, siêng tu tám vạn Ba La Mật, nhân viên quả mãn thành chánh giác, trụ thọ ngưng lại không đến đi)—The cause perfects and the effect completes (the practice of Buddhism).

Nhân Vô Ngã: Pudgalanairatmya (skt)—Selflessness of person—Con người không có sự thường hằng của cái ngã—Man as without ego or permanent soul—No permanent human ego or soul.

Nhân Vô Ngã Trí: Pudgalanairatmyajnana (skt).

1)Trí huệ của một con người vô ngã: The knowledge or wisdom of a man without ego (anatman).

2)Cái trí biết rằng không có cái ngã hay linh hồn: The knowledge that there is no ego-soul.

Nhân Vương:

1)Vua nhân từ: The benevolent king.

2)Phật: Buddha.

Nhấn: To press.

Nhấn Mạnh: To emphasize—To stress—To press. 

Nhẫn: Endurance—Patience—Perseverance.

(A)Nghĩa của Nhẫn—The meanings of “Nhẫn” (endurance):

1)Chiếc nhẫn: Ring.

2)Tàn Nhẫn: Bitter.

3)Kiên nhẫn: Ksanti (skt)—Nhẫn nại chịu đựng. Nhẫn là một đức tánh quan trọng đặc biệt trong Phật giáo. Đức Phật thường dạy tứ chúng rằng: “Nếu các ông chà xác hai mảnh cây vào nhau để lấy lửa, nhưng trước khi có lửa, các ông đã ngừng để làm việc khác, sau đó dù có cọ tiếp rồi lại ngừng giữa chừng thì cũng hoài công phí sức. Người tu cũng vậy, nếu chỉ tu vào những ngày an cư kiết hạ hay những ngày cuối tuần, còn những ngày khác thì không tu, chẳng bao giờ có thể đạt được kết quả lâu dài—Patience—Repression—Constancy—Perseverence—Endurance is an especially important quality in Buddhism. The Buddha always teaches his disciples: “If you try to rub two pieces of wood together to get fire, but before fire is produced, you stop to do something else, only to resume later, you would never obtain fire. Likewise, a person who cultivates sporadically, e.g., during retreats or on weekends, but neglects daily practice, can never achieve lasting results.

4)Theo Lục Độ Ba La Mật—According to the Six Paramitas:

a)Kshanti thường được dịch là “sự kiên nhẫn,” hay “sự cam chịu,” hay “sự khiêm tốn,” khi nó là một trong lục độ ba la mật—Kshanti generally translated “patience,” or “resignation,” or “humility,” when it is one of the six Paramitas.

b)Nhưng khi nó xuất hiện trong sự nối kết với pháp bất sinh thì nên dịch là “sự chấp nhận,” hay “sự nhận chịu,” hay “sự quy phục.”—But when it occurs in connection with the dharma that is unborn, it would be rather translated “acceptance,” or “recognition,” or “submission.”

5)Trong A Tỳ Đạt Ma Câu Xá Luận, Kshanti có nghĩa ngược với Jnana. Kshanti không phải là cái biết chắc chắn như Jnana, vì trong Kshanti sự nghi ngờ chưa được hoàn toàn nhổ bật gốc rễ—In the Abhidharmakosa, Kshanti is used in a way contrasted to Jnana. Kshanti is not knowledge of certainty which Jnana is, for in Kshanti doubt has not yet been entirely uprooted.

(B)Loại Nhẫn—Categories of “Nhẫn” (Endurance):

1)Nhị Nhẫn: Two kinds of endurance—See Nhị Nhẫn.

2)Tam Nhẫn: Three kinds of endurance—See Tam Nhẫn.

3)Ngũ Nhẫn: Five kinds of endurance—See Ngũ Nhẫn.

4)Lục Nhẫn: Six kinds of endurance—See Lục Nhẫn.

Nhẫn Ba La Mật: The patience paramita—See Nhẫn Nhục Ba La Mật.

Nhẫn Bất Tùy Ác Thú: Nhẫn nhục bảo đảm không bị rơi vào những đường dữ—The stage of patience ensures that there will be no falling into the lower paths of transmigration.

Nhẫn Cưới: Wedding (marriage)—Ring.

Nhẫn Địa: Bậc đã giác ngộ vô sinh pháp nhẫn—The stage of patience—The stage of enlightenment separating from transmigration. 

Nhẫn Điều: Lấy cái tâm nhẫn (kiên nhẫn, kiên trì, nhẫn nhục) để điều khiển hay chế ngự sự tức giận—Patiently to harmonize, i.e. the patient heart tempers and subdues anger and hatred.

Nhẫn Độ: Nơi mà chúng sanh có thể kham nhẫn hay thế giới Ta Bà—The place of patience or endurance—This world. 

Nhẫn Gia Hạnh: Sự nhẫn nhục trong việc trì giới, một trong tứ gia hạnh của Tiểu và Đại Thừa—The discipline of patience, one of the four disciplines of both Hinayana and Mahayana.

Nhẫn Giới: Saha or Sahloka or Sahalokadhatu (skt).

1)Sự nhẫn nhục ảnh hưởng đến luân hồi—The universe of persons subject to transmigration.

2)Thế giới Ta Bà hay thế gới của sự kham nhẫn: The universe of endurance.

Nhẫn Nhục:

(I)Nghĩa của Nhẫn Nhục—The meanings of Endurance:

(A)To digest or suffer an insult—Endurance—Patience.

1)Thân nhẫn: Endurance of human assaults and insults.

2) Pháp nhẫn: Endurance of the assaults 

of nature, heat, cold, etc.

(B)

1)Nhẫn nhục hoàn cảnh ngang trái: Endurance in adverse circumstances.

2)Nhẫn vì muốn kiên trì đạo lý: Endurance in the religious state. 

(II)Những lời Phật dạy về “Nhẫn Nhục” trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teachings on “Endurance” in the Dharmapada Sutra:

1)Voi xuất trận nhẫn chịu cung tên như thế nào, ta đây thường nhẫn chịu mọi điều phỉ báng như thế ấy. Thật vậy, đời rất lắm người phá giới (thường ghét kẻ tu hành)—As an elephant in the battlefield endures the arrows shot from a bow, I shall withstand abuse in the same manner. Truly, most common people are undisciplined (who are jealous of the disciplined) (Dharmapada 320). 

2)Luyện được voi để đem dự hội, luyện được voi để cho vua cỡi là giỏi, nhưng nếu luyện được lòng ẩn nhẫn trước sự chê bai, mới là người có tài điêu luyện hơn cả mọi người—To lead a tamed elephant in battle is good. To tame an elephant for the king to ride it better. He who tames himself to endure harsh words patiently is the best among men (Dharmapada 321).

Nhẫn Nhục Ba La Mật: Ksanti-paramita (skt).

1)Nhẫn nhục Ba la mật là Ba La Mật thứ ba trong Lục Ba La Mật. Nhẫn nhục Ba La Mật là nhẫn nhục những gì khó nhẫn, nhẫn sự mạ lỵ mà không hề oán hận—Nhẫn nhục Ba la mật còn là cửa ngõ đi vào hào quang chư pháp, vì nhờ đó mà chúng ta có thể xa rời được sân hận, ngã mạn cống cao, nịnh hót, và ngu xuẫn, và cũng nhờ nhẫn nhục Ba la mật mà chúng ta có thể dạy dỗ và hướng chúng sanh với những tật xấu kể trên—Endurance-paramita, or forebearance paramita, patience paramita, or ksanti-paramita is the third of the six paramitas. It means to bear insult and distress without resentment, It is also a gate of Dharma-illumination; for with it, we abandon all anger, arrogance, flattery, and foolery, and we teach and guide living beings who have such vices.

2)Vị Bồ Tát thứ ba bên trái trong Hư Không Thai Tạng Giới, một trong mười vị Bồ Tát trong Thai Tạng Giới: Its guardian bodhisattva is the third on the left in the hall of space in the Garbhadhatu. 

** For more information, please see Lục Độ

Ba La Mật in Vietnamese-English Section.

Nhẫn Nhục Địa: Địa vị nhẫn nhục. Có hai loại—The stage of patience. Two kinds are distinguished.

1)Sinh Nhẫn: Chịu đựng mọi lăng nhục như tức giận, chửi bới, đánh đập của loài hữu tình—Insult originating from men such as abuse or hatred.

2)Pháp Nhẫn: Chịu đựng những họa hại không do loài hữu tình gây ra cho mình, như chịu đựng sự nóng lạnh, mưa gió, đói khát, già bệnh, vân vân—Distress arising from natural causes such as heat, cold, age, sickness, etc. 

Nhẫn Nhục Thái Tử: Vị thái tử của thành Varanasi, Ba La Nại, người đã cắt thịt mình để chữa lành bệnh cho mẹ cha mà không tỏ chút giận hờn khó chịu—The patient prince, of Varanasi (Benares), who gave a piece of his flesh to heal his sick parents, which was efficacious because he had never given way to anger.

Nhẫn Nhục Thân Tâm: Patience of the Body and the mind—Chúng ta chỉ có thể đo lường đạo lực và sự nhẫn nhục thân tâm khi chúng ta bị khinh hủy, chưởi mắng, vu oan giá họa, cũng như mọi chướng ngại khác—We can only measure our level of attainment and patience of the body and mind when we are contempted, slandered, under calamities, under injustice and all other obstacles.

Nhẫn Nhục Tiên: Ksantyrsi (skt)—Vị tiên nhẫn nhục trước mọi lăng nhục mạ lỵ, như Đức Thích Ca Mâu Ni trong tiền kiếp, thời ngài còn là một vị tiên tu hạnh nhẫn nhục, từng nhẫn nhục trước sự lóc thịt xẻ da bởi vua Ca Lợi mà không sanh lòng oán hận—The rsi who patiently suffers insult, i.e. Sakyamuni, in a former life, suffering mutilation to convert Kaliraja. 

Nhẫn Nhục Y: Enduring-humiliation robe—Chiếc áo nhẫn nhục, cái tâm nhẫn nhục, gạt bỏ mọi tội lỗi bên ngoài. Tên gọi chung cho áo cà sa của chư Tăng Ni—The robe of patience, a patient heart which, like a garment, wards off all outward sin. A general name for the kasaya, or monk’s robe. 

Nhẫn Pháp Vị: See Nhẫn Vị.

Nhẫn Tâm: To be merciless (heartless) —To be cruel.

Nhẫn Thiện:

1)Sự nhẫn nhục và thiện nghiệp: The patience and good.

2)Sự nhẫn nhục trong khi hành thiện nghiệp: The patience in doing good.

Nhẫn Thủy: Nhẫn sâu và rộng như nước—Patience in its depth and expanse compared to water.

Nhẫn Tiên:

1)Vị Tiên nhẫn nhục: The patient sri—See Nhẫn Nhục Tiên.

2)Đức Phật: Immortal of patience, i.e. the Buddha.

Nhẫn Trí: Nhẫn nhục và trí tuệ—Patience and wisdom.

1)Theo Tiểu Thừa Hữu Bộ thì “nhẫn” là nhân, còn “trí” là quả: In the Hinayana, patience is cause, wisdom effect.

2)Theo Đại Thừa thì “nhẫn” và “trí” không khác nhau, dù nhẫn có trước trí (tuệ tâm an trụ ở pháp gọi là nhẫn, đối cảnh quyết đoán gọi là trí; hay nhẫn là không chướng ngại, còn trí là giải thoát): In Mahayana, the two are merged, though patience precedes wisdom.

Nhẫn Vị: Thời kỳ nhẫn nhục, ý nói các bậc đã chứng ngộ chân lý, bậc thứ sáu trong bảy bậc hiền, hay vị thứ ba trong tứ thiện căn—The method or stage of patience, the sixth of the seven stages of the Hinayana in the attainment of Arahanship or sainthood, or the third of the four roots of goodness.

Nhận:

1)Nhận: To receive—To obtain.

2)Nhận hạt: To set—To enchase (diamond).

3)Nhận ngón tay: To press (a finger on something).

4)Thừa nhận: To recognize.

Nhận Biết: To recognize.

Nhận Biết Và Phân Biệt: Sự nhận biết tiến hành bằng “thức,” trong khi sự phân biệt về những gì bày ra như một thế giới bên ngoài được thực hiện bởi năm thức (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý)—Cognition goes on by Vijnana, whereas the discrimination of what is presented as an external world is done by the five Vijnanas. 

Nhận Chắc: To affirm.

Nhận Chìm: To engulf.

Nhận Dạng: Identification.

Nhận Diện: To identify.

Nhận Định: Consideration—Remark

Nhận Lầm: To recognize by mistake

Nhận Lỗi: To acknowledge one’s mistake 

Nhận Nhầm: To recognize by mistake.

Nhận Nhiều Phước Báo: To receive good blessed rewards—To collect good fruits.

Nhận Ra: To identify.

Nhận Thấy: To perceive—To notice.

Nhận Thức: To recognize—To know—To perceive—To conceive—To ackowledge.

Nhận Thức Thiện Hữu Ác Hữu: Nhận ra bạn tốt và bạn xấu—To recognize good and bad friends.

Nhận Tội: To confess a crime—To admit one’s guilt or sin.

Nhận Xét: To judge.

Nhập: Chứng hội hay hiểu biết sự vật—To enter—Entrance—Bring or take in—Entry—Awaken to the truth—Begin to understand—To relate the mind to reality and thus evolve knowledge.

Nhập Bất Nhị Môn: Lý thể vô nhị hay lý và thể không sai khác—To enter the school of monism (One great reality is universal and absolute without differentiation).

Nhập Chúng: Người gia nhập Tăng đoàn phải tuân phục năm quy luật—To enter the assembly of monks—Entrant must respect five rules:

1)Tuân phục: Submission.

2)Nhân từ: Kindness.

3)Tôn trọng: Respect.

4)Tôn ti trật tự: Recognition of rank or order.

5)Chỉ nói chuyện đạo: None but religious conversation. 

Nhập Chúng Ngũ Pháp: Năm quy luật nhập chúng—Five rules for the entrant (submision, kindness, respect, recognition of rank or order, and non but religious conversation)—See Nhập chúng.

Nhập Cốt: Để cốt vào tháp hay mộ huyệt—To inter the bones into a stupa or grave.

Nhập Diệt: Đi vào cõi Niết Bàn—To enter into rest (nirvana)—To die—See Nhập Tịch.

Nhập Đàn: Đi đến đàn tràng để nhận lễ quán đảnh—To go to the altar for Baptism.

Nhập Đạo: Xuất gia đi vào giáo đoàn để trở thành Tăng sĩ—To enter into a religion—To become a monk—To leave home and enter the Way.

Nhập Địa: Đi vào một giai đoạn đặc biệt của một trong ba giai đoạn “nhập, trụ và xuất.”—To enter the state or a particular stage of one of the three stages of “entrance, stay and exit.”

Nhập Định: Nhập định bằng thanh tịnh thân, khẩu và ý—To meditate—To enter into meditation by tranquilizing the body, mouth and mind—A complete stillness of the mind—To enter dhyana—To enter into samadhi (utmost concentration)—See Nhập Quán.

Nhập Đường: See Nhập Chúng.

Nhập Đường Bát Gia: Tám vị sư Nhật Bản đến trung Hoa vào thời nhà Đường để tu học Mật Giáo—The eight Japanese monks who came to China in the T’ang dynasty and study the esoteric doctrine.

Nhập Gia Tùy Tục: When in Rome, do as the Romans do.

Nhập Kiến: Penetrative insight

Nhập Liệm: To coffin a body.

Nhập Lưu: Dự Lưu—Srota-apanna (skt)—Stream-entering—See Srota-apanna in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section, and Tứ Thánh Quả in Vietnamese-English Section.

Nhập Môn: To enter a sect (school).

Nhập Ngã Ngã Nhập: Như Lai nhập vào ta và ta nhập vào Như Lai—He in me and I in him (the indwelling of the Buddha).

Nhập Niết Bàn: To pass (enter) into Nirvana.

Nhập Pháp Giới: Trong Kinh Hoa Nghiêm, nhập pháp giới có nghĩa là một pháp dù nhỏ như một vi trần vẫn chứa đựng cái lớn nhất và ngược lại. Tâm chúng sanh, vũ trụ và Phật không sai khác. Kỳ thật, tâm, chúng sanh và Phật là một—Interpenetration—Basic teaching of Avatamsaka Sutra (Kinh Hoa Nghiêm) which reveals the Interpenetration of all dharmas, the smallest dharma contains the largest and vise versa—The human mind is the universe itself and is identical with the Buddha, indeed, that Buddha, mind and all sentient beings and things are one and the same. 

Nhập Phật: Rước tượng Phật—The bringing in of an image of a Buddha.

Nhập Phật Bình Đẳng Giới: Với Phật giáo, mọi chúng sanh đều có thể đạt thành Phật quả—The Buddha-law by which all may attain to Buddhahood.

Nhập Phật Cúng Dường: Lễ thỉnh tượng Phật—The ceremony of bringing in a Buddha’s image.

Nhập Quan: Đưa thi hài vào quan tài—Encoffining a dead monk—To coffin a dead body.

Nhập Quán: Đi vào thiền quán để tự tâm tịch tịnh và tự quán chiếu lý (complete stillness of the mind and thought for enlightenment)—To enter into meditation—Thought and study for enlightenment in regard to truth—See Nhập Định.

Nhập Tâm: Giai đoạn đầu trong ba giai đoạn “nhập, trụ và xuất” của mỗi địa Bồ Tát—To enter the heart or the mind—To fix in the memory—The first stage in the three stages of “Entrance, stay and exit” in each stage of Bodhisattva.

Nhập Thánh: Trở thành một vị A-La-Hán—To become an Arahant.

Nhập Tháp: Để xương cốt hay thi thể của một vị sư vào tháp—To enter the bones of body of a monk in a pagoda.

Nhập Thất:

1)Vào buồng thầy để hỏi đạo hay được sự chỉ dẫn: To enter the master’s study for examination or instruction.

2)Cử hành lễ quán đảnh để trở thành Nhập thất đệ tử, nhưng chỉ dành cho những đệ tử cao cấp—To enter the status of a disciple, but strictly of an advanced disciple—To receive consecration.

3)Nhập thất và tự bế môn trong phòng để tự thanh tịnh và tăng trưởng định lực—To enter and shut off oneself up in the room to purify and strengthen one’s concentration power. 

Nhập Thế: Đi vào đời—To enter the world.

Nhập Thế Gian Thù Thắng Trí Môn: Đi vào trí tuệ thù thắng nhất của thế gian—To enter into the highest knowledge in the world.

Nhập Tịch: Đi vào cõi Niết Bàn—To enter into rest or nirvana. 

Nhập Tín: Tin tưởng—To enter into belief—To believe.

Nhập Trọng (Trùng) Huyền Môn:

1)Bồ Tát đi vào cửa sanh tử, ngay cả địa ngục để cứu độ chúng sanh đau khổ: Bodhisatvas enter again through the dark gate into mortality, even into the hells, to save suffering beings.

2)Sự trở lại đời của một vị Bồ Tát để tiến thêm trên đường đại giác cũng như cứu độ chúng sanh: The return of a Bodhisattva to common life for further enlightenment or salvation of others.

Nhập Trụ Xuất Tam Tâm:

1)Ba tâm nhập, trụ và xuất—Enter, stay and exit.

2)Trong mỗi địa của Thập Địa Bồ Tát, hành giả phải kinh qua ba tâm nhập, trụ, và xuất trước khi tiến lên địa kế tiếp—In each stage of the ten stages of Bodhisattva, one must experience three minds of entrance, staying and exiting before advancing to the next stage.

Nhập Văn Giải Thích: Phương pháp giải thích Kinh văn bằng cách cho biết đại ý trước khi đi vào chi tiết—The method in expounding scriptures of giving the main idea before proceeding to detail exposition.

Nhập Vương Cung Tụ Lạc Y: Y của chư Tăng, mặc một cách bình đẳng khi vào cung vua hay khi đi khất thực trong thôn xóm—The monk’s robe, worn equally for a palace or for begging in town or hamlet.

Nhập Xuất Nhị Môn: Hai cửa vào ra—Vào cửa tự thanh tịnh và ra cửa cứu độ chúng sanh—The two doors of ingress and egress—Enter the gate of self-purification and then go forth to benefit and save others.

Nhất: Eka (skt)—Một—One—Unity—The same—Once.

Nhất Âm Giáo: Học thuyết được sáng lập bởi Cưu Ma La Thập và Bồ Đề Lưu Chi—The one-sound teaching which was founded by Kumarajiva and Bodhiruci—The totality of Buddha’s doctrine

Nhất Ấn: Một ấn—A seal—Sign—Symbol.

Nhất Bách: Sata (skt)—Một trăm—One hundred.

Nhất Bách Bát Tràng Hạt: Một trăm lẽ tám tràng hạt—One hundred and eight pearls (beads).

Nhất Bạch Tam Kiết Ma: Trong nghi lễ thọ giới, vị sư được thọ giới sẽ trả lời ba lần mỗi câu hỏi của sư chứng minh—One announcement and three responses—It is the mode of ordaining monks, three responses to the one call of the abbot.

Nhất Bảo: Một bảo vật (sự linh mẫn của tâm tánh)—The one precious thing—The spirit or intelligent mind or nature .

Nhất Biến: Một lần niệm hồng danh của Phật—One recital of Buddha’s name.

Nhất Bút Tam Lễ: Mỗi nét họa hình của Thế Tôn, lễ lạy ba lần—Three salutions at each drawing or painting of a picture of the Buddha. 

Nhất Cảnh: One region—One realm.

Nhất Chân: Nhất như—Nhất thật—The whole of reality (bhutatathata).

Nhất Chân Địa: The state of meditation on the absolute.

Nhất Chân Như: See Chân Như (B).

Nhất Chân Pháp Giới: Pháp giới của chân thực—The dharma realm of the one reality.

Nhất Chuyển Ngữ: Một chữ làm chuyển đổi—A turning word—A word when spoken and heard just at the right time and place, has the power to serve as a turning point in one's life.

Nhất Cơ Nhất Cảnh: One subjective corresponds to one objective:

1)Cơ: The subjective (fire).

2)Cảnh: The objective (smoke).

Nhất Cú: Một câu—One sentence—A word. 

Nhất Cú Đạo Tận: Với một câu làm tỏ bày chư pháp—With one sentence to make clear the whole Law.

Nhất Cú Tri Giáo: Thiền sư Trung Hoa, quê ở núi Phụng Hoàng, Hồ Châu, Trung Quốc. Sau khi sư được Thiền sư Tịnh Chu truyền tâm ấn, sư trở về núi Phụng Hoàng hoằng hóa và thị tịch tại đây, nhưng không rõ năm nào—A Chinese Zen Master from Mount Phụng Hoàng, Hồ Châu, China. After Zen Master Tịnh Chu transmitted the Dharma mind seal to him, he returned to Mount Phụng Hoàng to expand Buddhism and passed away there; however, his passing away day was unknown. 

Nhất Cửu Chi Sanh: Sanh vào một trong cửu phẩm Tịnh Độ—Future life in tha Amitabha Pure Land.

Nhất Dị: Ekatva-anyatva (skt)—Một và nhiều—One and many—Oneness and otherness.

Nhất Đại: Một đời—A human life.

Nhất Đại Giáo: Toàn bộ giáo pháp của Phật từ lúc mới đạt được đại giác đến lúc nhập Niết bàn (bao gồm cả Tiểu lẫn Đại thừa)—The whole of the Buddha’s teaching from his enlightenment to his nirvana (including both Hinayan and Mahayana).

Nhất Đại Ngũ Thời Phật Giáo: Năm thời thuyết pháp—The five periods of Buddha’s teachings (Hoa Nghiêm, A Hàm, Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa và Niết Bàn). 

Nhất Đại Sự: Một việc trọng đại của Đức Phật là làm cho chư chúng sanh giác ngộ và giải thoát—The one great work of a Buddha, universal enlighenment and release.

Nhất Đại Tam Đoạn: See Nhứt Đại Tam Đoạn.

Nhất Đại Tam Thiên Thế Giới: Nhất đại thiên—Tam thiên đại thiên thế giới—A great chiliocosmos or universe of the three kinds of thousands of worlds.

Nhất Đại Trạch: Căn nhà lớn, nhà lửa đang cháy được Phật thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa—A great house, the burning house in the Lotus Sutra—For more information, please see Hỏa Trạch in Vietnamese-English Section.

Nhất Đao Tam Lễ: Mỗi một nhát dao chạm trổ hình tượng Phật đều phải lễ bái Tam Bảo—In carving an statue (image) of Buddha, at each cut thrice to pay homage to the Triratna. 

Nhất Đạo: Đại Thừa—The one way of deliverance from mortality (Mahayana).

Nhất Đạo Thần Quang: Nội quang hay trí trực giác—Inner light—Intuitive wisdom.

Nhất Đạo Vô Vi Tâm: Mind apart from all ideas of activity or inactivity.

Nhất Đẳng:

1)Tất cả đều bình đẳng: All equal.

2)Đệ nhất: First degree.

Nhất Địa: The one ground—Phật tánh của chúng sanh mọi loài, như các loại cây được trồng trên một mảnh đất, tất cả những bản chất và sự việc thiện lành đều được trưởng dưỡng từ cái Phật tánh ấy—The Buddha-nature of all living beings as all the plants grow out of the one ground, so all good character and works grow from the one Buddha-nature.

Nhất Điểm Tâm: Ekaggata (p)—Theo A Tỳ Đạt Ma Luận (Vi Diệu Pháp), Phạn ngữ “Ekaggata” có nghĩa là một điểm duy nhất hay là trạng thái gom tâm an trụ vào một điểm duy nhất. Đây là tâm sở nằm trong các tầng thiền (jhanas). Nhất điểm tâm tạm thời khắc phục triền cái tham dục, một điều kiện tất yếu để đạt được thiền định. “Ekaggata” thực tập quán tưởng thật sát vào đề mục; tuy nhiên, “Ekaggata” không thể nào đạt được riêng lẽ, mà nó cần đến những yếu tố khác như “Tầm,” “Sát,” “Phỉ,” và “Lạc.”—According to the Abhidharma, Pali term “Ekaggata” means a one pointed state. This mental factor is the primary component in all jhanas. One-pointedness temporarily inhibits sensual desire, a necessary condition for any meditative attainment. “Ekaggata” exercises the function of closely contemplating the object; however, it cannot perform this function alone. It requires the joint action of the other jhanas such as “Vitaka” (applying the associated state on the object), “Vicara” (sustaining them there), “Piti” (bringing delight in the object, “Sukha” (experiencing happiness in the jhana).

Nhất Điểm Trụ: Theo Tỳ Kheo Piyananda trong Những Hạt Ngọc Trí Tuệ Phật Giáo, nhất điểm trụ là trạng thái sau đây—According to Bhikkhu Piyananda in The Gems of Buddhism Wisdom.

1)Nhất điểm trụ là trạng thái tập trung mà tất cả những khả năng và sức mạnh tinh thần đều nhắm vào và điều khiển bởi sức mạnh ý chí hướng về một điểm hay một đối tượng. Nhất điểm tâm là một tâm được tập trung và hợp nhất. Nhất điểm tâm là sự đối nghịch của tâm buông lung hay tán loạn. Bình thường trạng thái tinh thần của chúng ta chạy đi mọi hướng, nhưng nếu sự tập trung được dồn vào một đối tượng, bạn bắt đầu biết bản chất thực sự của đối tượng ấy. Tiến trình của sự tập trung lần lần thay đổi trạng thái tinh thần cho đến khi toàn bộ năng lượng tinh thần đồng quy vào một điểm: One-pointedness is a concentrated state in which all the faculties and mental powers are focussed and governed by the will-power and directed towards one point or one object. A one-pointed mind is the opposite of a distracted or scattered mind. Ordinarily our mental states are scattered in all directions but if the concentration is fixed on one object, then you begin to know the true nature of that object. The process of concentration gradually modifies the mental states until the whole mental energy converges towards one point.

2)Nếu bạn huấn luyện tâm vào “nhất điểm,” bạn sẽ mang lại bình tĩnh và sự tĩnh lặng cho tâm, và bạn có thể gom sự chú ý vào một điểm, cũng như có thể ngưng những vọng tưởng của tâm và những phí phạm năng lượng hữu dụng. Tuy nhiên, tâm tĩnh lặng không phải là mục đích tối hậu. Sự tĩnh lặng nầy chỉ là cần thiết để phát triển tuệ giác. Nói một cách khác, tâm tĩnh lặng cần thiết nếu bạn muốn có một cái nhìn sâu vào chính mình, và có được sự hiểu biết sâu xa về chính mình và thế giới: If you train your mind in one-pointedness, you will be able to bring calmness and tranquility to the mind and you will be able to gather your attention to one point, so as to stop the mind from frittering away and wasting its useful energy. A calm mind is not an end in itself. Calmness of mind is only a necessary condition to develop “Insight.” In other words, a calm mind is necessary if you want to have a deep look into yourself and to have a deep understanding of yourself and the world.

3)Thiền Tam Ma Địa huấn luyện tâm với nhiều giai đoạn khác nhau của sự tập trung tinh thần. Ở giai đoạn cao của sự tập trung tinh thần, tức là đắc thiền hay jnana, sức mạnh tâm linh được phát triển. Tuy nhiên, giai đoạn cao về sự tập trung không cần thiết hay thực tiển cho hầu hết mọi người sống trong nhịp độ cuồng nhiệt của đời sống hiện đại. Với hầu hết mọi người, tâm nhẩy từ quá khứ tới hiện tại vị lai, và từ chỗ nầy đến chỗ khác không ngừng nghỉ. Những người như vậy phí phạm một khối lượng năng lực tinh thần to lớn. Nếu bạn có thể huấn luyện tâm bạn duy trì đủ sự tập trung chú ý đến mỗi nhiệm vụ từng chập một thì quá thừa đủ! Khi bạn đọc sách, đi tản bộ, nghỉ ngơi, trò chuyện, hay bất cứ thứ gì mà bạn làm trong cuộc sống hằng ngày, hãy hoạt động với một tâm tĩnh lặng, đó là chú tâm vào mỗi nhiệm vụ: Samatha meditation trains the mind to various stages of mental concentration. At very high stages of mental concentration, known as jnana, psychic powers can be developed. However, such high stages of concentration are not necessary or practical for most people who have to live in the hectic pace of modern life. For most people, the mind is jumping from past to present to future and from place to place. Such people waste an enormous amount of mental energy. If you can train your mind to maintain enough concentration to pay attention to each task from moment to moment, this is more than enough! When you are reading, walking, resting, talking, whatever you do in your daily life, act with a mind that is calm and that is paying attention to each and every action. Learn to focus the mind on each task.

Nhất Định:

1)Decidedly—Surely.

2)To decide—To determine—To make up one’s mind.

Nhất Định Thiền Sư: Zen Master Nhất Định (1784-1847)—Thiền sư Việt Nam, quê ở Quảng Trị. Khi hãy còn rất trẻ, ngài đã xuất gia làm đệ tử của Hòa Thượng Phổ Tịnh tại chùa Thiên Thọ. Sau đó ngài thọ cụ túc giới với Hòa Thượng Mật Hoằng tại chùa Quốc Ân. Sau khi thọ giới, ngài về trụ trì tại chùa Thiên Thọ. Rồi vâng mệnh vua Tự Đức đến trụ trì chùa Linh Hựu. Đến năm 1843, ngài trở thành một du Tăng rài đây mai đó. Trên đường hoằng hóa, ngài ghé lại Hương Thủy cất “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già và trụ lại đây để hoằng trì Phật Giáo cho đến khi ngài viên tịch. Người ta nói Hòa Thượng Nhất Định xây dựng “Dưỡng Am” để phụng dưỡng mẹ già đang đau yếu bệnh hoạn. Lúc ấy thầy thuốc khuyên bà nên ăn cá hay thịt cho lợi sức. Mỗi sáng Hòa Thượng Nhất Định tự mình ra chợ mua cá về nấu cho mẹ ăn. Vì thế nên có tiếng dị nghị xấu. Tuy nhiên, vua Tự Đức rất thán phục sự hiếu hạnh của ngài nên ban tặng cho chùa tấm bảng đề “Sắc Tứ Từ Hiếu Tự.”—A Vietnamese monk from Quảng Trị. When he was very young, he left home and became a disciple of Zen Master Phổ Tịnh at Thiên Thọ Temple. Later he received complete precepts with Most Venerable Mật Hoằng at Quốc Ân Temple. He stayed at Thiên Thọ Temple. Then obeyed an order from King Tự Đức, he went to Linh Hựu temple. In 8143 he became a wandering monk. He stopped by Hương Thủy and built Dưỡng Am to serve his mother and stayed there to expand Buddhism until he passed away in 1874. It is said that “Dưỡng Am” was first built by Most Venerable Nhất Định as a thatch hut to serve his old mother. At one time, his mother was too sick so she was advised by the doctors to eat fish and meat for health recuperation. Every morning the Most Venerable went to the market place to get some fish and meat by himself to feed his ill mother. Therefore, he received a lot of bad comments from the local people. However, King Tự Đức appreciated him as a dutiful son so he gave the temple an escutcheon named Từ Hiếu (Filial Piety). 

Nhất Đoạn Sự: Tiến trình đồng nhứt, liên tục và không đứt đoạn của thiên nhiên (vạn hữu chỉ là một tiến trình liên tục)—The unity or continuity in the unbroken processes of nature (all being is but one continuous process).

Nhất Gia Yến: Sư trụ trì mới về trú xứ mời các đồng viện tham dự buổi tiệc đãi trong tịnh xá—A monastery family party, when a monk, on becoming head of a monastery, invites his colleagues to a feast. 

Nhất Giác Tiên Nhân: See Độc Giác Tiên Nhân.

Nhất Hạ: An cư kiết hạ từ ngày 16 tháng tư đến 15 tháng bảy—The summer retreat from the 16th of the 4th month to the 15th of the 7th month. 

Nhất Hạng: First class.

Nhất Hành:

1)One act (of body, mouth or mind).

2)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Nhất Hành (683-727), đệ tử của Thiện Vô Úy, tinh thông về Tam Luận, Thiền, Thiên Thai và lịch số, từng giúp Thiện Vô Úy dịch kinh Đại Nhật. Nhờ nghe thầy giảng, Nhất Hành đã trước tác một bản sớ về Kinh Đại Nhật, gọi là Đại Nhật Kinh Sớ. Vì là một học giả uyên thâm về Thiên Thai giáo, nên bản sớ giải của ông được xem như chứa đựng rất nhiều giáo nghĩa Thiên Thai. Bản cảo lưu truyền chưa được tu chính, sau cùng được Trí Nghiễm, đệ tử của Thiện Vô Úy và Ôn Cổ, đệ tử của Kim Cang Trí, hiệu đính và đặt tựa lại là Đại Nhật Kinh Thích Nghĩa. Đông Mật vẫn y theo bản kinh cũ chưa được tu chính, trong lúc Thai Mật lại dùng bản được hiệu đính nầy. Nhất Hành theo học với cả hai Pháp sư Ấn Độ là Thiện Vô Úy và Kim Cang Trí và được cả hai truyền cho các nghi quỹ về Kim Cang Giới (Vajradhatu) và Thai Tạng Giới (Garbhadhatu), nhưng có người cho rằng ông coi Kim Cang Giới quan trọng hơn—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, I-Hsing (683-727), a pupil of Subhakarasimha, who was well versed in the San-Lun, the Zen, the T’ien-T’ai, and the calendar, assisted Subhakarasimha in his translation of the ‘Great Sun’ text. On hearing the lecture from his teacher, I-Hsing compiled a commentary on the ‘Sun’ text called Ta-Jih-Ching-Su. Since he was a savant of the T’ien-T’ai doctrine, his commentary is said to contain some of the T’ien-T’ai tenets. The commentary, as it was left in an unrevised manuscript, was afterward revised by Chih-Yen, a pupil of Subhakarasimha, and Wên-Ku, a pupil of Vajrabodhi, and was called by a new name Ta-Jih-Ching I-Shih. The Tomitsu follows the former revision whilt the Taimitsu adopts the latter. I-Hsing studied under the two Indian teachers Subhakarasimha and Vajrabodhi, and received the cults of both the Realm of Matrix Repository (Garbhadhatu) and the Realm of Diamond Elements (Vajradhatu), but he is said to have held the latter as the more important of the two. 

Nhất Hằng Hà Sa: See Nhứt Hằng Hà Sa.

Nhất Hình: See Nhứt Hình và Nhất Kỳ.

Nhất Hóa: Sự giáo hóa và ảnh hưởng của một vị Phật trong thời tại thế của vị Phật nầy—The teaching and influence of a Buddha during one Buddha-period.

Nhất Hóa Ngũ Vị Giáo: See Nhứt Hóa Ngũ Vị Giáo.

Nhất Họa Tam Lễ: Mỗi nét vẽ hình tượng chư Phật đều phải lễ lạy Tam Bảo—In drawing an image of Buddha, at each drawing thrice to pay homage to the Triratna. 

Nhất Hướng: Tâm định trên một hướng—One direction—Each direction—Undistracted—With a single mind—The mind is fixed on one direction.

Nhất Hướng Tông: Nhất Hướng Chân Tông—Tín đồ của tông phái nầy thực tập bằng cách niệm danh hiệu Phật A Di Đà để đạt được nhất tâm—The Pure Land Shin Sect of which followers practice by repeating the name of Amitabha Buddha to obtain unwavering concentration.

Nhất Hướng Đại Thừa Tự: Tự viện Đại Thừa—A monastery wholly Mahayana.

Nhất Hướng Ký: Câu trả lời khẳng định—A confirmatory reply to a question.

Nhất Hướng Thanh Tịnh, Vô Hữu Nữ Nhân: Phật độ duy chỉ một đường thanh tịnh, không có nữ nhân—The land of the Buddha everywhere is pure, no women are there.

Nhất Hướng Tiểu Thừa Tự: Tự viện Tiểu Thừa—A monastery wholly Hinayana.

Nhất Khắc Thiên Kim: Một khắc đáng giá ngàn vàng (thời gian quý báu như vàng)—Time is as precious as gold (time is as precious as gold).

Nhất Không: Tất cả đều không—Non-material—All is empty—All is of the void.

Nhất Kiến: Cái nhìn hay cuộc gặp gỡ đầu tiên—At first sight or at the first meeting.

Nhất Kỳ: Một đời—A lifetime—The period of an individual existence.

Nhất Lai: Sakrdagamin (skt)—Chỉ còn tái sanh một lần—Only one more return to mortality.

Nhất Lai Bồ Tát: Bồ Tát chỉ còn tái sanh một lần nữa, người đã thực chứng Tứ Thánh Đế và đã diệt trừ đa phần nhiễm trược. Người nầy chỉ còn trở lại trần thế một lần nữa trước khi thực chứng A La Hán—One-Life Bodhisattva—Once-Returner—One-life Bodhisattva—Who is one lifetime away from Buddhahood—The best known example is the Bodhisattva Maitrya—An enlightened being in the second stage towards Arhatship, who has realized the Four Noble Truths and has eradicated a great portion of defilements. He will return to the human world for only one more rebirth before he reaches full realization of Arhatship.

Nhất Liên: Bông sen của cõi Tịnh Độ—The Lotus-flower of the Pure Land of Amitabha.

Nhất Liên Hoa: See Nhất Liên.

Nhất Loạt: Uniformly.

Nhất Lưu: Trong cùng một dòng—Of the same class—Of the same flow.

Nhất Nghiệp: A karma.

Nhất Nghiệp Nhân: A karma cause (Causative of the next form of existence).

Nhất Ngốc Thừa: A “bald-pated” vehicle—An unproductive monk or disciple.

Nhất Ngôn: Một lời nói—One word only.

Nhất Nguyện Kiên Lập: The one vow—See Tứ Thập Bát Nguyện. 

Nhất Nhãn Chi Qui: Rùa biển một mắt, từ đáy biển trồi lên trong một bọng cây, thấy được vầng nhựt nguyệt, rồi theo lượn sóng mà tấp vào bờ. Ý nói sự hiếm quý của sự thị hiện của Phật, cũng như được sanh làm người vậy—A sea turtle which has only one eye, and that underneath, entered a hollow in a floating log; the log, tossed by the waves, happen to roll over, whereupon the turtle momentarily saw the sun and moon. This refers to the rareness of the appearance of a Buddha, also of the difficulty of being born as a man. 

Nhất Nhân: Nhất nhơn—A cause—The cause from which the Buddha-law arises. 

Nhất Nhất: Mọi người hay mọi vật—All—Everything—Everyone—One by one.

Nhất Nhật Kinh: See Đốn Kinh.

Nhất Như: The one bhutatathata or absolute (chân như).

1)Chân Như: The true suchness or true character, or reality.

2)Pháp tánh: Nature of things or beings.

** For more information, please see 

Chân Như.

Nhất Như Đốn Chứng: Tức thì chứng ngộ Bồ Đề—Immediate experiential enlightenment by the Tathagata truth—The immediate realization that all is bhutatathata.

Nhất Như Quán Âm: Một trong 33 đại biểu của Quán Âm, đi lên từ trên mây—One of the thirty-three representations of Kuan-Yin, ascending on the clouds.

Nhất Nhựt: A day from sun rise to sun set.

Nhất Nhựt Nhất Dạ: One day one night.

Nhất Nhựt Phật: A one-day Buddha—One who lives a whole day purely.

Nhất Niệm: A ksana (skt)—A concentration of mind—A thought—The time of a thought.

Nhất Niệm Bất Sinh: Không một niệm nào phát sanh—Not a thought arising.

Nhất Niệm Nghiệp Thành: Chỉ trong một niệm là nghiệp đã được thành lập. Nếu thành tâm trì niệm hồng danh Phật A Di Đà thì đường vào Tịnh độ là chắc chắn—Karma complete in one thought or at just one thought the work completed. If one has sincere thought or fath in Amitabha’s vow, entrance into the Pure Land is assured.

Nhất Niệm Tam Thiên: Một niệm bao trùm chúng sanh trong cả tam thiên đại thiên thế giới—In one thought to survey or embrace the three thousand worlds with all its forms od existence.

Nhất Niệm Tham Sân Khởi, Bá Vạn Chướng Môn Khai: A thought of greed and anger arises, thousand doors of hindrances open. 

Nhất Niệm Vạn Niên: Chỉ một niệm Di Đà mà được vạn năm không trở lại luân hồi sanh tử—In a moment’s thought of Amitabha to obtain a myriad years and no return to mortality.

Nhất Ninh: Nhà sư Trung Hoa sang Nhật vào khoảng năm 1299—A Chinese monk who went to Japan in 1299.

Nhất Nữ Bất Giá Nhị Phu: Người xưa tin rằng một người đàn bà không bao giờ lấy hai chồng—Old timers believed that one woman should never have (get married to) two husbands.

Nhất Pháp: A dharma or law—A thing.

Nhất Pháp Ấn: The seal or assurance of the one truth or law.

Nhất Pháp Giới: The bhutatathata considered in terms of mind as a whole—A spiritual realm.

Nhất Pháp Giới Tâm: A mind universal which is above limitations of existence or differentiation. 

Nhất Phẩm: Varga (skt)—One chapter of a sutra.

Nhất Phần Bồ Tát: A one-tenth bodhisattva—A disciple who keeps one-tenth of the commandments. 

Nhất Phật Đa Phật: One Buddha or many Buddhas.

Nhất Phật Quốc Độ: See Nhất Phật thế giới.

Nhất Phật Thế Giới: Phật giới hay Tịnh độ—A Buddha-cosmo or Buddha-domain (a world undergoing transformation by a Buddha)—Buddha-region—Pure Land.

Nhất Phật Thừa: The One-Buddha-Yana—Những người theo Phật giáo Đại thừa tin rằng đây là con đường duy nhất giúp chúng ta đáo bỉ ngạn Niết Bàn—The Mahayanists believe that this is the perfect and only way to the shore of parinirvana—See Nhất Thừa.

Nhất Phật Tịnh Độ: A Buddha’s Pure Land, especially that of Amitabha.

Nhất Phu Nhất Thê: Monogamy.

Nhất Quán:

1)Nhất điểm quán: The contemplation on the one-pointedness.

2)Một đề mục quán tưởng: Theo Vi Diệu Pháp, đây là quán tưởng về tánh cách không trong sạch của thức ăn, hay sự ghê tởm của vật thực—According to The Abhidharma, this is the one perception of loadsomeness of material food (ahare patikkulasanna). 

Nhất Quang Tam Tôn: Ba đấng Chí Tôn dưới một vầng hào quang (Di Đà, Quán Âm, và Thế Chí)—Three Honored Ones in one light or halo (Amitabha, Avalokitesvara, Mahasthamaprapta).

Nhất Quyết: To determine—To decide.

Nhất Sanh: Một đời người—A whole lifetime—Lifetime—Throughout one’s life.

Nhất Sanh Bất Phạm: Life-long innocence.

Nhất Sanh Bổ Xứ: Eka-jati-prati-badha (skt)—Giai đoạn mà vị Bồ Tát chỉ một lần sanh ở chỗ nầy là được bổ lên ngôi vị Phật—The stage of having only one lifetime or one enlightenment to attain Buddhahood.

Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát: Vị chỉ còn sanh vào cõi Tịnh Độ một lần nữa là được lên ngôi Phật, thường chỉ áp dụng cho Bồ Tát. Tất cả các vị vãng sanh Tịnh Độ, người nào cũng quyết thực là nhất sanh bổ xứ, trong số đó có vô số “Thượng Thiện Nhân”—One who, in this one life, accomplishes the three stages for final entry. The stage of having only one lifetime to go before enlightenment, generally attributed to Bodhisattvas (associated with 20th vow of Amitabha). Everyone in the Pure Land is sure to experience the stage of having only one lifetime to go before enlightenment, and among them are countless numbers of such superlative Bodhisattvas. 

Nhất Sanh Bổ Xứ Bồ Tát Tượng: A 30-armed image of Maitreya (Di Lặc). 

Nhất Sanh Nhập Diệu Giác: Buddha enlightenment can be attained by any in one lifetime.

Nhất Sanh Viên Mãn: Perfect Realization in a lifetime—Trong các thời kỳ giáo thuyết của Đức Phật, chỉ có thời kỳ Hoa Nghiêm là nói rõ nghĩa của “Nhất Sanh Viên Mãn.” Đức Phật giảng rất rõ về Nhất Sanh Viên Mãn trong Phổ Hiền Thập Hạnh Nguyện. Đây là con đường trở về cõi An Dưỡng Địa hay Tây Phương Cực Lạc của người tu mà Đức Phật đã khuyến tấn tứ chúng rất rõ ràng trong Hải Hội Hoa Tạng trong Kinh Hoa Nghiêm—Among the teachings given by Sakyamuni Buddha for a certain era, only the Flower Ornament or Avatamsaka Sutra explains “Perfect Realization in a Single Lifetime.” The basis for perfect realization is explained in the Chapter of the “Vows of Samantabhadra in the Ten Great Vows which show the way back to the land called “Peaceful Nurturing” or Amitabha’s Pure Land. In Avatamsaka Sutra, the Buddha urged the whole assembly to advance toward the Pure Land in the Flower Treasury World.

Nhất Sát: A ksetra (skt)—Một cõi Phật—A land—A Buddha realm—Chiliocosm.

Nhất Sát Đa Sinh: Giết một cứu nhiều—To kill one that many may live.

Nhất Sát Na: A ksana (skt)—Một khoảng thời gian ngắn nhất (1/90 của một niệm hay 1/4500 của một phút)—The shortest period of time. (1/90th part of a thought or 1/4500th of a minute).

Nhất Sắc: One colour—The same colour.

Nhất Sơn: Nhà sư Trung Hoa du hành sang Nhật vào khoảng năm 1299 AD, cũng còn gọi là Nhất Ninh—I-shan, a Chinese monk who voyaged to Japan in 1299 AD, also called I-Ning.

Nhất Tam Muội: Ekagra (skt)—Undeflected concentration—Meditation on one object—Undefeated concentration.

Nhất Tánh Tông: Nhất Tánh Tông trong Phật giáo Đại thừa quyết đoán rằng tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau—Monophysitic or Pantheistic sect of Mahayana, which assert that all beings have one and the same nature with all Buddhas.

Nhất Tăng Nhất Giảm: Kiếp tăng từ 10 lên đến 80.000 năm, rồi lại giảm xuống còn 10—A kalpa during which a human lifetime increases from ten years to 80.000 years and then decreases back to ten.

Nhất Tâm: Citta-nupassana (p)—Contempaltion of mind.

1)Bằng tất cả tâm trí: Unanimous (Unanimity)—In agreement—In chorus—With the whole mind or heart—The bhutatathata.

2)See Nguyên Tâm and Sâm La Vạn Tượng Chi Tâm. 

Nhất Tâm Bao Trùm Bốn Cõi: This single mind encompasses the four kinds of lands in their totality:

1)Phàm Thánh đồng cư độ: Cõi phàm Thánh cùng ở chung với nhau—The land of common residence of beings and saints.

2)Phương tiện hữu dư độ: Cõi của phương tiện—The land of expediency.

3)Thật báo vô chướng ngại độ: Cõi của thực báo không còn chướng ngại—The land of true reward.

4)Thường tịch quang độ: Cõi của ánh sáng tịch tịnh miên viễn—The land of eternally tranquil light.

Nhất Tâm Bất Loạn: Một tâm không loạn động—One mind unconfused.

Nhất Tâm Kim Cang Bảo Giới: See Nhứt Tâm Kim Cang Bảo Giới, Kim Cang Bảo Giới, and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.

Nhất Tâm Tam Hoặc: Đồng thể tam hoặc—Theo trường phái Thiên Thai thì tâm của vị Bồ Tát có ba mối nghi hoặc làm nẩy sanh kiến tư, trần sa và vô minh—The T’ien T’ai “three doubts” in the mind of a Bodhisattva which produce:

1)Kiến tư: Sợ bị ảo tưởng—Fear of illusion.

2)Trần sa: Rối loạn vì trách vụ tư bề—Confusion through multiplicity of duties.

3)Vô minh: Sợ vì vô minh—Ignorance.

Nhất Tâm Tam Quán: See Nhứt Tâm Tam Quán.

Nhất Tâm Tam Trí: See Nhứt Tâm Tam Trí.

Nhất Tâm Thấy Phật: Muốn thấy Phật, hành giả phải trước tiên loại trừ hay bỏ những lôi cuốn qua một bên như lo âu, sở hữu, tài sản, con cái, gia đình, vân vân—To see the Buddha, cultivators should first eliminate or put all distractions aside such as worry, possessions, properties, children, family, etc. 

Nhất Tâm Tu Phật: See A true and single-minded devotion towards the Buddha.

Nhất Tâm Tức Nhất Thiết Tâm: See Nhứt Tâm Tức Nhứt Thiết Tâm.

Nhất Tâm Xưng Danh: Nhất tâm trì niệm hồng danh Phật A Di Đà hay Bồ Tát Quán Thế Âm—With undivided mind to call on the name of a Buddha, either Amitabha or Kuan Shi Yin. 

Nhất Tăng Nhất Giảm: See Nhứt Tăng Nhứt Giảm.

Nhất Tề: Together like one.

Nhất Thành Nhất Thiết Thành: Với sự đại giác của Như Lai, tất cả chúng sanh rồi đây sẽ đạt thành đại giác. Một người toàn thiện mọi người rồi đây sẽ được toàn thiện—With the Tathagata’s enlightenment all beings were enlightened—In the perfection of one all are perfected—One deed includes all. 

Nhất Thần Giáo: Monotheism—Chủ nghĩa nhất thần giáo.

Nhất Thật: Chân lý tối thượng—The one reality—The bhutatathata—The supreme fact, or ultimate reality.

Nhất Thật Cảnh Trí: Theo Giáo Sư Soothill trong Từ Điển Phật Học Trung Hoa—According to Professor Soothill in the Dictionary of Chinese Buddhist Terms:

1)Trạng thái nhất thật: The state or realm of “one reality.”

2)Sự chứng ngộ thật tánh của chư pháp: The realization of the spirituality of all things.

3)Như Lai pháp thân: The Tathagata-dharmakaya.

Nhất Thật Thừa: Thừa chân thật (cứu độ chúng sanh)—The one method of salvation.

Nhất Thật Tướng: Tướng chân như—The state of bhutatathata.

1)Vượt trên mọi sai biệt: Above all differentiation.

2)Bất chuyển: Immutable.

3)Ám chỉ Phật tánh: It implies the Buddha-nature.

4)Ám chỉ tính phi vật chất và đồng nhất của vạn hữu: It implies the immateriality and unity of all things.

Nhất Thật Viên Thừa (trong Kinh Pháp Hoa): Như Lai Viên Thừa—Tathagata’s Perfect Vehicle (in the Lotus Sutra).

Nhất Thật Viên Tông: The One Real and Perfect School.

Nhất Thật Vô Tướng: Vô tướng là một sự thật không thể phân cách được—The one reality being indivisible is apart from all transient (or empty) forms, and is therefore styled the formless—The invisible. 

Nhất Thế: Một đời—Lifetime.

Nhất Thể: Dù tướng có khác, tánh vẫn đồng—Though externally differing, in nature the same.

Nhất Thể Tam Thân Tự Tánh Phật: In one’s own body to have the Trikaya.

Nhất Thiên: Sahasra (skt)—Một ngàn—One thousand.

Nhất Thiên Nhị Bách Công Đức: Một ngàn hai trăm công đức trong Kinh Pháp Hoa—One thousand two hundred merits or powers of eye, tongue and mind predicted in the Lotus sutra.

Nhất Thiết: All—The whole—Altogether.

Nhất Thiết Biến Trí Ấn: See Nhất thiết Phật tâm ấn.

Nhất thiết Bồ Tát Ma Ha Tát: All Bodhisattvas and Mahasattvas.

Nhất Thiết Chân Ngôn Chú: Chú “Chân Ngôn” (lời chân thật) được phô bày trong hai nhóm Thai Tạng và Kim Cang giới—All the “true word” rulers, shown in the Garbhadhatu and Vajradhatu groups.

Nhất Thiết Chân Ngôn Tâm: Chữ Phạn đầu tiên “A” được người theo phái Chân Ngôn đọc là “AN” và được nhấn mạnh như là tâm của trí huệ—The first Sanskrit letter “A” which is pronounced “AN” by the Shingon School and emphasized as the heart of all wisdom.

Nhất Thiết Chúng Sanh: Tất cả chúng sanh—All sentient beings—All living beings.

Nhất Thiết Chúng Sanh Chi Phụ: Cha của tất cả chúng sanh—The Father of all the living.

Nhất Thiết Chúng Sanh Chi Từ Phụ: Ám chỉ Đức Phật là cha hiền của tất cả chúng sanh—The Father of all the living—The Buddha.

Nhất Thiết Chúng Sanh Giai Tất Thành Phật Quả: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và cuối cùng rồi cũng đạt được giác ngộ—All beings become Buddha, for all have the Buddha-nature and must ultimately become enlightened.

Nhất Thiết Chúng Sanh Hoan Hỷ Kiến Phật: Sarvasattva-priya-darsana (skt)—Vị Phật mà khi thấy mặt Ngài chúng sanh cảm thấy hoan hỷ—The Buddha at whose appearance all beings rejoice.

Nhất Thiết Chúng Sanh Ly Chư Ác Thú: Sarvasattva-papa-prahana (skt)—Một loại tam muội đưa chúng sanh xa rời ác đạo—A samadhi on a world free from all the evil destinies.

Nhất Thiết Chúng Sanh Tinh Khí: Sarvasattvaujohari (skt)—Tinh chất của tất cả chúng sanh—Vitality of all beings (the quintessence or energy of all living beings).

Nhất Thiết Chủng Diệu Tam Muội: Tam muội mang lại mọi công đức trang nghiêm—The samadhi, which brings every kind of merit for one’s adornment.

Nhất Thiết Chủng Trí: See Nhất thiết chủng diệu tam muội in Vietnamese-English Section.

Nhất Thiết Chủng Thức: Thức thứ tám trong Bát Thức—The eighth consciousness of eight consciousness.

Nhất Thiết Chư Pháp: See Nhất thiết pháp in Vietnamese-English Section.

Nhất Thiết Chư Phật: Tất cả các Đức Phật—All Buddhas.

Nhất Thiết Chư Phật Mười Phương Tam Thế: Tất cả các Đức Phật trong mười phương ba đời—Buddhas from ten directions from past, present and future.

Nhất Thiết Giai Thành Phật: Mọi chúng sanh đều sẽ thành Phật vì ai cũng có sẳn Phật tánh—All beings become Buddhas, for all have the Buddha-nature and must ultimately become enlightened.

Nhất Thiết Hữu: Sarvabhava (skt)—Tất cả vạn hữu—All things or beings.

Nhất Thiết Hữu Bộ: Sarvastivadah (skt).

(A)Trường phái “Thực Hữu” (người ta cho rằng La Hầu La chính là sơ tổ của trường phái nầy). Trường phái nầy chủ trương vạn hữu đều là thực hữu. Nhất Thiết Hữu Bộ, vì bắt nguồn từ Thượng Tọa Bộ chánh truyền, xướng lên một bác nạn nghiêm khắc và thừa nhận rằng quá khứ và vị lai đều là thực hữu, bởi vì hiện tại có căn để của nó trong quá khứ và hậu quả của nó trong vị lai. Ngoài ra, phái nầy còn chủ trương rằng ba giai đoạn của thời gian phải hiện hữu tách rời nhau, vì những khái niệm về quá khứ và vị lai sẽ không xuất hiện trong chúng ta nếu không có những thực tại phân ly. Trong số các trường phái Phật Giáo dùng chữ Phạn thì Nhất Thiết Hữu Bộ gần với Thượng Tọa Bộ nhất. Với sự suy thoái của Thượng Tọa Bộ tại Ấn Độ thì trường phái Hữu Bộ phải đứng hàng đầu trong cuộc chiến với phái Đại Thừa Luận sư Thế Thân (Vasubandhu), người đã viết bộ A Tỳ Đàm Câu Xá Luận, là một gương mặt lớn trước khi ngã sang phái Đại Thừa dưới ảnh hưởng của người anh là Vô Trước (Asanga). Trường phái nầy phát triển mạnh tại Ấn Độ, trong các vùng Punjab và tỉnh biên giới phía bắc, nay là Pakistan, và hoàng đế Ca Ni Sắc Ca là một nhà bảo trợ lớn cho trường phái nầy (see Ca Ni Sắc Ca). Giống như trường phái Thượng Tọa Bộ, phái nầy không công nhận những quyền năng siêu nhiên mà Đại Chúng Bộ gán cho Đức Phật cùng các Bồ Tát. Họ tin rằng chư Thiên là những người có cuộc sống thần thánh, và ngay cả những người ngoại đạo cũng có thể có những quyền năng siêu nhiên. Họ tin là có thân trung ấm, một sự tồn tại giữa đời nầy và đời tiếp theo. Họ cho rằng Bồ Tát và A La Hán cũng không thoát khỏi hậu quả của nghiệp trong quá khứ. Họ tin rằng không có một chất liệu trường cửu nào trong con người, dù rằng họ thừa nhận thực tại trường cửu của vạn pháp. Cũng như Thượng Tọa Bộ, họ tin vào sự đa nguyên của các yếu tố trong vũ trụ. Theo họ thì có 75 pháp, trong đó có 72 pháp hữu vi, có sanh có diệt, là những hợp thể; và ba pháp vô vi, không sinh không diệt, đó là hư không (akasa), đoạn diệt nhờ trí tuệ (pratisankhya-nirodha), và đoạn diệt không nhờ trí tuệ, mà do quá trình tự nhiên vì thiếu nhân duyên (apratisankhya-nirodha—The Realistic School (claimed Rahula was the founder) which asserted the reality of all phenomena. The Sarvastivada School has its origin in the orthodox Theravada School, raises a rigorous objection and asserts that the past and the future are real, because the present has its root in the past and its consequence in the future. Besides, it holds that the three periods of time ought to exist separately, because the notions of past and future would not occur in us without separate realities. Among the Buddhist schools which adopted Sanskrit for their literary medium, the Sarvastivadins come closest to the Sthaviravadins. With the decline of the Sthaviravadins in India this school bore the brunt of the battle against the Mahayanists. Acarya Vasubandhu, the writer of the Abhidharma-kosa, was a great champion of this school before he was converted to Mahayanism under the influence of his brother Asanga. This school flourished in India in the Punjab and the North-West Frontier Province, now in Pakistan, and king Kanishka, in the first century A.D., was its great patron (see Ca Ni Sắc Ca in Vietnamese-English Section). This school, like the Sthaviravadins, denied the transcendent powers ascribed to the Buddha and the Bodhisattva by the Mahasanghikas. It was their faith that holy life was possible for gods and that even heretics could have supernatural powers. They believed in the antara-bhava, an interim existence between this life and the next. They maintained that Bodhisattvas and Arhats were not free from the effects of past actions. They believed in the absence of any permanent substance in an individual (nairatmya), though they admitted the permanent reality of all things. Like the Sthaviravadins, they believed in the plurality of elements in the universe. According to them, there were seventy-five elements, seventy-two of them compounded (samskrta) and three uncompounded (asamskrta), which were akasa or space, cessation through knowledge (pratisankhya-nirodha), and cessation not through knowledge, but through natural process of the absence of required conditions (apratisankhya-nirodha)—See Bảy Mươi Lăm Pháp Câu Xá Tông. 

(B)Lịch sử và sự phát triển của Nhất Thiết Hữu Bộ—History and development of the Sarvastivada School: (Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—According to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy).

1)Sự có mặt của Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivada) có thể được nhận thấy trong lịch sử Ấn Độ, kéo dài từ cuộc kết tập kinh điển Phật Giáo dưới thời vua A Dục (khoảng năm 200 trước Tây Lịch) cho đến khi Nghĩa Tịnh du hành sang Ấn Độ (671-695 sau Tây Lịch). Trong tập Đối Biện (Katha-Vatthu) được soạn thảo dưới thời vua A Dục, Hữu Bộ hình như chiếm một địa vị vững chắc giữa những phần tử tranh biện. Cứ điểm chính của bộ phái nầy được giảng dạy trong tinh túy của nó và cuối cùng được khai triển thành một hệ thống hoàn toàn được gọi là Tỳ Bà Sa hay Phân Biệt Thuyết (Vaibhasika): The existence of this Sarvastivada School can be seen in Indian history from the time of the Buddhist Council held during Asoka’s reign (about 200 B.C.) down to the time of I-Tsing’s travel in India (671-695 A.D.). In the Kathavatthu Controversy compiled in the time of King Asoka, Sarvastivada seems to have occupied a strong position among the disputing parties. The principal seat of this school was in Kashmir where its doctrine was taught in its purity and it was finally developed into an elaborate system known as the Vaibhasika.

2)Theo thời gian, một chi lưu khác của Phân Biệt Thuyết được thiết lập ở Kiện Đà La và hình như rất khác biệt với phái Kashmir trong một vài quan điểm: In time another branch of the Vaibhasika was established in Gandhara and it seems to have differed from that of Kashmir in its opinion to some extent.

3)Một trường địa dư của bộ phái nầy rộng lớn hơn bất cứ một bộ phái nào khác, vì phổ biến khắp xứ Ấn Độ, đến cả vùng phía bắc là Persia, Trung Á, và tận miền nam là Sumatra, Java, Đông Dương và toàn thể Trung Hoa: The geographical extent of this school was much greater than that of any other school as it was found in all India, its northern frontier, Persia, Central Aisa, and also to the south in Sumatra, Java, Cochin-China and all of China. 

4)Nhất Thiết Hữu Bộ liên hệ chặt chẽ với bộ phái chính truyền là Thượng Tọa Bộ. Nó tách khỏi bộ phái nầy lần đầu tiên có lẽ trước cuộc kết tập dưới thời vua A Dục. Cái ý niệm cho rằng tất cả các pháp đều hiện thực có thể ngược dòng từ thời đại của chính Đức Phật, bởi vì từ ngữ “Sabha-atthi” (tất cả đều hiện thực) được thấy ngay trong Tăng Chi Bộ Kinh: The Sarvastivada School was closely related to the orthodox Theravada School, from which it was first separated probably before the Council of King Asoka. The idea that all things exist may go back to the time of the Buddha himself, for the word ‘sabban-atthi’ (all things exist) is found already in the Samyukta-nikaya.

5)Bản văn A Tỳ Đạt Ma chính yếu của bộ phái nầy là Phát Trí Luận (Jnanaprasthana) của Ca Đa Diễn Ni Tử (Katyayaniputra) cũng được gọi là Bát Kiền Độ Luận (Asta-Grantha), có lẽ được tập thành rất sớm, khoảng năm 200 trước Tây Lịch. Những tác phẩm phụ theo của bộ phái nầy mà người ta gọi là Lục Túc Luận, hình như là chú giải chuyên biệt về chủ đề chứa đựng trong đó, vẫn còn được lưu truyền cho đến hôm nay: The principal Abhidharma text of this school was Katyayaniputra’s Source of Knowledge (Jnana-prasthana), otherwise called Eight Books (Asta-grantha), probably compiled as early as 200 B.C. The subsequent works of the school, also called the Six Padas (Six Legs), seem to have been a special exegesis (Vibhasa) on the subject-matter contained in it.

(C)Khi phán xét từ những thảo luận ghi trong văn học Đại Tỳ Bà Sa Luận, điều vô cùng quan trọng hình như được đặt trên sự phân ly của ba thời và thực tại chính của mỗi thời. Tuy nhiên, thực tại chính của ba thời không có nghĩa là ba thời tự chúng thường hằng, cũng không có nghĩa là tất cả các pháp đều thực hữu trong quá khứ và vị lai, cũng như thực hữu trong hiện tại; nhưng không kéo dài từ thời gian nầy đến thời gian khác. Liên hệ với lý thuyết nầy có bốn luận chứng mà ngài Thế Thân đã trích dẫn từ nền văn học Luận Tạng—Judging from the discussions recorded in the Mahavibhasa literature, great importance seems to have been laid on the separateness of the three periods of time and the reality of each. The reality of the three periods of time, however, does not mean that the three periods themselves are eternally extant, nor does it mean that time is a real substance. It means that all things or elements are real in the past and in the future as they are in the present, but without enduring from one period to another. In connection with this theory, four arguments are quoted by Vasubandhu from the Exegetic Literature—See Tứ Luận Chứng.

(D)Theo ngài Thế Thân (Vasubandhu) trong Bảy Tác Phẩm của Ngài Thế Thân, thuyết của Nhất Thiết Hữu Bộ không thấy có trong những giáo thuyết thuần túy của Phật giáo, mà là một tân thuyết của nền văn học Luận Tạng của học phái A Tỳ Đàm, chống lại Kinh Lượng Bộ là phái bám chặt vào những bài thuyết pháp của Phật và chủ trương rằng chỉ có hiện tại là hiện hữu—According to Vasubandhu in Seven Works of Vasubandhu, written by Stefan Anacker, the theory of Sarvastivada is not found in the genuine discourses of the Buddha, but it is an innovation of the Vibhasa (Exegetic) Literature of the Abhidharma School. The opinion of the Abhidharmikas is against the Sautrantic School which clings solely to the discourses of the Buddha and maintains that only present exists. 

(E)Các trường phái của Nhất Thiết Hữu Bộ—Branches of the Sarvastivada:

1)Nhất Thiết Căn Bản Bộ: Mulasvarvastivadah (skt).

2)Ca Diếp Duy Bộ: Kasyapiyah or Suvarsakah.

3)Pháp Mật Bộ: Dharmagupta.

4)Di Sa Tắc Bộ: Mahisasakah or Mahisasikah.

5)Phân Biệt Thuyết Bộ: Vibhajyavadinah.

6)Đa Văn Bộ: Bà Thu Lâu Đa Bộ—Bahusrutiyah.

Nhất Thiết Hữu Căn Bổn: Mulasarvastivadah (skt)—Một nhánh của trường phái Nhất Thiết Hữu Bộ cho rằng vạn hữu đều có thực hữu—A branch of the Sarvastivadin Sect which asserted the reality of things.

Nhất Thiết Hữu Tình: Tất cả chúng sanh hữu tình—All sentient beings.

Nhất Thiết Hữu Tình Chúng Sanh: See Nhất thiết chúng sanh.

Nhất Thiết Hữu Vi: Tất cả pháp hữu vi—All phenomena—The phenomenal (all that is prodcued by causative action—Everything that is dynamic and not static). 

Nhất Thiết Không: Total Voidness.

1)See Không.

2)Để chứng ngộ Nhất Thiết Không, người ta phải lìa bỏ ba sự chấp thủ—In order to realize Total Voidness, one must do away with the three attachments—See Tam Chấp Thủ.

Nhất Thiết Kinh: The Tripitaka—Đại Tạng Kinh—The whole of the Buddhist Canon.

Nhất Thiết Nghĩa Thành: Sarvarthasiddha or Siddhartha (skt)—All wishes realized—Tên đặt cho Phật Thích Ca lúc Ngài mới đản sanh—Name of Sakyamuni at birth.

Nhất Thiết Nhân Trung Tôn: Tất cả những bậc được loài người tôn kính nhất—The most honoured among men (Vairocana).

Nhất Thiết Nhất Tâm Thức: All things are mind or mental.

Nhất Thiết Như Lai: Sarvatathagata (skt)—Tất cả các Đức Phật—All the Buddhas—All Tathagatas.

Nhất Thiết Như Lai Bảo: Ngọc bảo châu của chư Như Lai (trong pháp giới Mạn Đà La, Liên hoa bên tay trái và bảo châu bên tay mặt)—The talismanic pearl of all Buddhas (on the Garbhadhatu mandala, lotus on the left hand and talismanic pearl on the right hand).

Nhất Thiết Như Lai Chư Pháp Bổn Tánh Thanh Tịnh Liên Hoa Tam Muội: Liên Hoa Tam Muội của Phật Tỳ Lô Giá Na từ đó Phật A Di Đà được sanh ra. Như Lai thiền định, bản tánh của mọi hiện hữu đều thanh tịnh như Liên Hoa—A lotus samadhi of Vairocana from which Amitabha was born—The Tathagata meditation, that the fundamental nature of all existence is pure like the lotus. 

Nhất Thiết Như Lai Định: Thiền định cao nhất được các vị Bồ Tát tu tập—The highest samadhi practiced by bodhisattvas.

Nhất Thiết Như Lai Kim Cang Thệ Giới: Lời thệ nguyện nguyên thủy của Như Lai như tiếng rống của sư tử, nguyện rằng tất cả chư chúng sanh rồi sẽ trở thành như Như Lai—The original oath of every Tathagata (with the roar of a lion, he declares that all creatures shall become as himself).

Nhất Thiết Như Lai Nhãn Sắc Như Minh Chiếu Tam Ma Địa: Một loại tam muội của Phật Tỳ Lô Giá Na, trong đó ánh quang nhãn sắc của Như Lai chiếu khắp—A Vairocana-samadhi in which the light of the Tathagata-eye streams forth radiance.

Nhất Thiết Như Lai Tâm Định Ấn: Dấu hiệu đạt được Phật quả—The sign of the assurance of attaining Buddhahood.

Nhất Thiết Như Lai Trí Ấn: Dấu hiệu trí tuệ của chư Phật—A sign of the wisdom of all Buddhas (a triangle on a lotus in the Garbhadhatu group).

Nhất Thiết Pháp: Sarvadharma (skt)—Tất cả các sự vật, sự hiện hữu—All things, laws, existence, or beings. 

Nhất Thiết Pháp Bất Sinh: Sarvadharma-anutpada (skt)—Mọi vật đều không sanh—All things are unborn.

Nhất Thiết Pháp Giới Quyết Định Trí Ấn: Chân ngôn bảo chứng của Phật Tỳ Lô Giá Na, một biểu tượng qua đó mọi chúng sanh đều có thể đạt được trí huệ chắc chắn của Phật—The true word of assurance of Vairocana, the symbol through which all may attain the sure Buddha-wisdom.

Nhất Thiết Pháp Giới Sinh Ấn: Một trong ba dấu hiệu của Mạn Đà La—One of the three signs of the mandala (the sign of producing all things or realms).

Nhất Thiết Pháp Giới Tự Thân Biểu: Sự tự hiện thân của Phật—The Buddha’s self-manifestation to all creation.

Nhất Thiết Pháp Hữu Vi: Tất cả pháp sanh diệt—All phenomena—All that is produced by causative action—Everything that is dynamic, not static.

Nhất Thiết Pháp Không: Sarvadharma-sunyata (skt)—Cái không của tất cả sự vật—The emptiness or unreality of all things.

Nhất Thiết Pháp Không Vô Sinh Vô Nhị Vô Tự Tính Tướng: Sarvadharmanam-sunyata-anutpada-advaya-nihsvabhava-lakshana (skt)—Khía cạnh hiện hữu trong đó tất cả các sự vật được xem là không, không được sinh ra, không phải hai, và không có tự tính—The aspect of existence in which all things are to be regarded as empty, unborn, non-dual, and without self-substance. 

Nhất Thiết Pháp Vô Ngã: Sarvadharma-niratmanah (skt)—Tất cả các sự vật đều không có tự ngã—All things are egoless.

Nhất Thiết Phật Hội: The assembly of all Buddhas. There are two kinds:

1)Thai Tạng giới: Garbhadhatu.

2)Kim Cang giới: Vajradhatu.

Nhất Thiết Phật Tâm Ấn: Trikona (skt)—Dấu hiệu trên ngực Như Lai (Phật Tỳ Lô Giá Na). Dấu hiệu về tâm (tam giác lửa trên bông sen trắng, màu trắng tinh biểu tượng cho trí huệ, đỉnh tam giác chỉ xuống chỉ sức mạnh đốt cháy dục vọng và cám dỗ)—The sign on a Buddha’s breast (on Vairocana)—The sign of Buddha-mind (a triangle of flames above a white lotus, pure white color representing wisdom, pointing downwards to indicate power over or burn up all passions, opposition, temptations)—The sign of omniscience.

Nhất Thiết Phổ Môn Thân: Vị trải thân ra khắp bốn pháp giới—The one who completely fills the four realms (Dharmadhatu).

Nhất Thiết Thí: Sarvada (skt)—Toàn trí—All-bestowing—One who who gives his all.

Nhất Thiết Trí: Sarvajnana (skt)—Buddha-wisdom—Perfect knowledge—Omniscience—All-knowing.

Nhất Thiết Trí Địa: Nơi mà chư Bồ Tát đạt được Phật trí—The state or place for Perfect knowledge or Buddha-wisdom.

Nhất Thiết Trí Huệ Giả: The all-wise one (Vairocana).

Nhất Thiết Trí Tâm: The Buddha’s wisdom mind.

Nhất Thiết Trí Thiên: Sarvajnadeva (skt)—The deva of universal wisdom.

Nhất Thiết Trí Trí: Trí tuệ của chư Phật (bồ đề, toàn giác và thanh tịnh)—The wisdom of all wisdom—Buddha’s wisdom (bodhi, perfect enlightenment and purity).

Nhất Thiết Vạn: All things.

Nhất Thiết Vạn Pháp: All things—See Nhất Thiết Pháp.

Nhất Thiết Vật: All things.

Nhất Thiết Vô Chướng Ngại: Hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại—Absolutely free or unhindered—Illimitable—Universal. 

Nhất Thiết Vô Chướng Pháp Ấn Minh: Một dấu hiệu để vượt thắng chướng ngại—A sign for overcoming all hindrances (by making the sign of a sword through lifting both hands, palms outward and thumbs joined, saying Hail ! Bhagavat ! Bhagavatsvaha !).

Nhất Thiết Vô Ngại: Hoàn toàn thoát khỏi mọi chướng ngại—Absolutely free or unhindered.

Nhất Thiết Xứ: Samanta (skt)—Everywhere—Universal dhyana.

Nhất Thiết Xứ Vô Bất Tương Ưng Chân Ngôn: Chân ngôn tương ưng khắp nơi nơi—The “true word” that responds everywhere.

Nhất Thời:

1)Một thuở nọ—Thus I have heard—A session of expounding a sutra.

2)Provisional—Temporary.

Nhất Thốn Quang Âm Nhất Thốn Kim: Thời giờ là tiền bạc—Time is money.

Nhất Thủy Tứ Kiến: Chúng sanh nhìn nước qua 4 cách—The same water may be viewed in four ways:

1)Cõi trời nhìn nước như đất bảo thạch: Devas see it as bejewelled land.

2)Người nhìn nước như nước: Men see it as water.

3)Ngạ quỷ nhìn nước như máu mủ: Hungry ghosts see it as pus and blood.

4)Cá nhìn nước như một nơi để sống: Fish sees water as a place to live in. 

Nhất Thuyết Bộ: Ekavyavaharika (skt)—Trường phái Tiểu thừa cho rằng vạn hữu giả định chứ không có thực thể—Hinayana school (nominalistic) which considered things as nominal without underlying reality.

Nhứt Thừa: Ekayana (skt)—One Vehicle or Vehicle of Oneness.

1)Nhứt Phật thừa: Đại Thừa và Nhất Thừa được dùng đồng nghĩa với nhau trong tất cả kinh điển Đại Thừa. Cái ý niệm xem giáo lý của Đức Phật là một phương tiện chuyên chở đã nảy ra từ ý niệm vượt thoát qua dòng luân hồi sanh tử để đạt đến bến bờ Niết Bàn bên kia. Trong Kinh Lăng Già, khi Mahamati hỏi Đức Phật tại sao Ngài lại thuyết giảng Nhất Thừa, Đức Phật nói: “Không có cái chân lý đại tịch diệt nào được đạt bởi hàng Thanh Văn hay Duyên Giác do tự chính họ; do đó, Ta không thuyết giảng cho họ về Thừa của nhất thể. Sự giải thoát của họ chỉ có thể được hình thành nhờ sự dẫn dắt, khai thị, dạy dỗ và điều khiển của Như Lai; sự giải thoát ấy không xãy ra do một mình họ. Họ chưa thể tự làm cho họ thoát khỏi sự trở ngại của tri thức và sự vận hành của tập khí; họ chưa thể chứng cái chân lý rằng không có tự tính trong mọi sự vật, cũng chưa đạt đến cái chết biến hóa không thể quan niệm được (bất khả tư nghì biến dị tử). Vì lý do nầy nên Ta chỉ thuyết giảng Nhất Thừa cho hàng Thanh Văn, khi cái tập khí tệ hại của họ được tẩy sạch, khi họ thấy suốt bản chất của tất cả các sự vật vốn không có tự tính, và khi họ giác tính khỏi cái kết quả gây mê đắm của tam ma địa phát xuất từ tập khí tệ hại, thì họ vượt khỏi trạng thái của các vô lậu. Kho họ tỉnh giác như thế, họ sẽ tự cung cấp cho mình những thức ăn tinh thần trên cùng một bình diện vượt khỏi trạng thái của các vô lậu mà bấy lâu nay họ vẫn trụ ở đấy.”—One Yana—The Vehicle of oneness—The one Buddha-Yana—The One Vehicle. Mahayana and Ekayana are used synonymously in all the Mahayana texts. The idea of considering the Buddha’s teaching as an instrument of conveyance was doubtless suggested by that of crossing the stream of Samsara and reaching the other side of Nirvana. In the Lankavatara Sutra, when Mahamati asked the Buddha the reason why He did not speak of the Vehicle of Oneness, the Buddha said: “There is no truth of Parinirvana to be realized by the Sravakas and Pratyeka-buddhas all by themselves; therefore, I do not preach them the Vehicle of Oneness. Their emancipation is made possible only by means of the Tathagata’s guidance, discretion, discipline, and direction; it does not take place by them alone. They have not yet made themselves free from the hindrance of knowledge (jneyavarana) and the working of memory; they have not yet realized the truth that there is no self-substance in anything, nor have they attained the inconceivable transformation-death (acintyaparinamacyuti). For these reasons I do not preach the Vehicle of Oneness. I will only preach the Ekayana to the Sravakas when their evil habit of memory is all purgated, when they have an insight into the nature of all things that have no self-substance, and when they are awakened from the intoxicating result of Samadhi which comes from the evil habit of memory, they rise from the state of non-outflowings. When they are thus awakened, they will supply themselves with al the moral provisions on a plane which surpasses the state of non-outflowings where they have hitherto remained.” 

2)Đức Phật thường được so sánh với một đại lương y có thể chữa lành mọi thứ bệnh bằng cách chữa trị tinh diệu. Theo y học, cũng cùng một nguyên tắc độc nhất, nhưng ở trong tay của một bác sĩ giàu kinh nghiệm thì có nhiềusự áp dụng khác nhau. Giáo lý của Đức Phật không thay đổi theo thời gian và không gian, có một sự ứng dụng phổ quát; nhưng vì người thọ nhận khác nhau về tâm tính, học tập và di truyền nên họ hiểu giáo lý theo những cách khác nhau và nhờ đó mà mỗi người được chữa lành căn bệnh tinh thần riêng của mình. Đây là một nguyên lý có thể áp dụng một cách phổ quát và vô cùng, được gọi là “Nhất Thừa,” hay “Đại Thừa.” Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Giáo lý của Ta không bị phân chia, nó vẫn luôn luôn là một và vẫn là nó, nhưng do bởi các ham muốn và khả năng của chúng sanh vốn khác nhau đến vô cùng, nên cũng có thể biến đổi đến vô cùng. Chỉ có một Thừa mà thôi, và Bát Chánh Đạo luôn nhắc nhở.”—The Buddha is often compared to a great physician who can cure every sort of illness by skilful treatment. As far as the science of medicine goes, there is just one principle which, however, in the hands of an experienced doctor finds a variety of applications. The Teaching of the Buddha does not vary in time and space, it has a universal application; but as its recipients differ in disposition and training and heredity they variously understand it and are thereby cured each of his own spiritual illness. This one principle universally and infinitely applicable is known as “One Vehicle” or “Great Vehicle.” In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “My teaching is not divided, it remains always one and the same, but because of the desires and faculties of beings that are infinitely varied, it is capable also of infinite variation. There is One Vehicle only, and refreshing is the Eightfold Path of Righteousness.”

3)Ngoài Nhất Thừa, Nhị Thừa, các kinh điển Đại Thừa còn nói đến Tam Thừa, gồm Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát. Tuy nhiên, chúng ta phải nhớ rằng Nhất Thừa kỳ thật chẳng dính dáng gì đến số “Thừa,” vì “Eka” có nghĩa là “một,” và trong trường hợp nầy nó có nghĩa là “Nhất Thể,” và “Ekayana” chỉ cái học thuyết dạy về sự nhất thể của các sự vật, qua đó tất cả chúng sanh kể cả Tiểu Thừa hay Đại Thừa đều được cứu khỏi sự ràng buộc của hiện hữu—Besides this Ekayana and Dviyana, the Mahayana sutras genrally speaks of Triyana, which consists of the Sravakayana, Pratyeka-buddha-yana, and Bodhisattvayana. But we must remember that the Ekayana has really nothing to do with the number of yanas though “eka” means “one.” Eka in this case rather means “oneness,” and “Ekayana” is the designation of the doctrine teaching the transcendental oneness of things, by which all beings including the Hinayanists and Mahayanists are saved from the bondage of existence.

4)Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nói: “Ta thuyết giảng Tam Thừa, Nhị Thừa, Nhất Thừa và Vô Thừa, nhưng tất cả các thừa ấy đều nhằm cho phàm phu, kẻ sơ trí, và cho những kẻ mê đắm trong sự thọ hưởng sự tịch tịnh. Cánh cửa của chân lý tối hậu thì vượt khỏi cái nhị biên của tri thức. Hễ khi nào tâm còn sinh khởi thì những thừa nầy không thể nào bỏ đi được. Khi tâm kinh nghiệm sự đột biến thì sẽ không có xe mà cũng không có người lái xe.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha said: “I preach the Triple Vehicle, the One Vehicle, and No-Vehicle, but they are all meant for the ignorant, the little witted, and for the wise who are addicted to the enjoyment of quietude. The gate of the ultimate truth is beyond the dualism of cognition. As long as mind evolves, these vehicles canot be done away with; when it experiences a revulsion (paravritti), there is neither vehicle nor driver. 

5)Cách để thể chứng con đường của Nhất Thừa là hiểu rằng quá trình của nhận thức là do bởi phân biệt; khi sự phân biệt nầy không còn xãy ra nữa, và khi người ta trú trong cái như như của các sự vật thì có sự thể chứng cái Nhất Thừa của Nhất Thể. Thừa nầy chưa được ai thể chứng bao giờ, chưa được thể chứng bởi hàng Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bà La Môn, ngoại trừ chính Đức Phật—The way to realize the path of the Ekayana is to understand that the process of perception is due to discrimination; when this discrimination no longer takes place, and when one abides in the suchness of things, there is the realization of the Vehicle of Oneness. This Vehicle has never been realized by anybody, not by the Sravakas, not by the Pratyeka-buddhas, nor by the Brahmans, except by the Buddha himself. 

Nhất Thừa Bồ Đề: Nhất thừa giác ngộ—The One-Vehicle enlightenment.

Nhất Thừa Chi Bảo: See Nhứt Thừa Chi Bảo.

Nhất Thừa Cứu Cánh Giáo: Nhất thừa viên giáo được tìm thấy trong Kinh Pháp Hoa—The One vehicle in its final teaching, as found in the Lotus Sutra. 

Nhất Thừa Diệu Điển: Toàn thiện Đại thừa quyết đoán chỉ một con đường cứu độ trong Kinh Liên Hoa—The Perfect Mahayana which declares one way of salvation—The Lotus Sutra.

Nhất Thừa Gia: The one-vehicle family or sect.

Nhất Thừa Hiển Tánh Giáo: One of the five divisions of the Avatamsaka School.

Nhất Thừa Kinh: See Nhất Thừa Diệu điển.

Nhất Thừa Pháp Môn: The one-vehicle method as revealed in the Lotus Sutra.

Nhất Thừa Phật: The one Buddha-Yana

Nhất Thừa Viên Tông: Lotus school of the perfect teaching (One Vehicle—Thiên Thai Tông).

Nhất Thức: Tông Thành Thực cho rằng vạn hữu duy tâm—The Satyasiddhi Sect considered that all things are just one mind.

Nhất Thực: The one reality (bhutatathata)—See Nhứt Thực.

Nhất Thực Cảnh Giới: Cảnh giới chân như bất biến và vượt trên mọi phân biệt. Phật tánh là phi vật chất và là đồng nhất của chư pháp—The state or realm of bhutatathata (reality) which is above all differentiation, immutable. It’s the Buddha-nature or the immateriality and unity of all things—The realization of spirituality of all things—Như Lai pháp thân (The Tathagata-dharmakaya).

Nhất Thực Thừa: The one method of salvation.

Nhất Thực Tướng: See Nhất Thật Cảnh Giới, and Nhứt Thực Tướng.

Nhất Thực Viên Thừa: The Tathagata’s perfect vehicle.

Nhất Thực Viên Tông: The one real and perfect school.

Nhất Thực Vô Tướng:

1)The one reality being indivisible is apart from all transient (or empty) forms—Formless—Invisible.

2)The invisible—The one reality being indivisible is aprt from all transient forms, and therfore styled the formless.

Nhất Tiển Đạo: Đường tên bay—An arrow’s flight.

Nhất Tiếu: A smile.

Nhất Tiểu Kiếp: A small kalpa—Thời kỳ phát triển và hoại diệt của vũ trụ—A period of the growth and decay of a universe—See Nhất Tăng Nhất Giảm.

Nhất Tọa Thực: Mỗi ngày chỉ ăn một buổi trước ngọ—One meal a day, taken before noon.

Nhất Trần: A grain of dust—Một hạt bụi—An atom—A particle.

Nhất Trần Pháp Giới: Cả pháp giới trong một nguyên tử, cả vũ trụ trong nhất trần—The whole in an atom, a universe in a grain of dust—Nhất trần là một vi vũ trụ của toàn vũ trụ—One grain of dust is a microcosmo of the universe whole.

Nhất Trí: Cùng nhau đồng ý—Unanimous—In chorus.

Nhất Trì: To adhere to one Buddha and one sutra.

Nhất Trung Nhất Thiết Trung: See Nhứt trung nhứt thiết trung.

Nhất Túc Giác: Overnight Enlightenment—Một ngày nọ sư Huyền Giác đi thăm Lục Tổ Huệ Năng. Lần đầu tiên gặp Tổ, sư tay cầm tích trượng vai mang bình bát đi nhiễu Tổ ba vòng, đoạn đứng thẳng. Tổ thấy thế bèn nói, “Phàm sa môn có đủ ba ngàn uy nghi tám muôn tế hạnh. Đại Đức người phương nào đến mà sanh đại ngã mạn như vậy?” Huyền Giác thưa, “Sanh tử là việc lớn, vô thường qua nhanh quá.” Tổ bảo, “Sao không ngay nơi đó thể nhận lấy vô sanh, liễu chẳng mau ư?” Huyền Giác thưa: “Thể tức vô sanh, liễu vốn không mau.” Tổ khen, “Đúng thế! Đúng thế!” Lúc đó đại chúng nghe nói đều ngạc nhiên. Sư bèn đầy đủ oai nghi lễ tạ tổ. Chốc lát sau sư xin cáo từ. Tổ bảo, “Trở về quá nhanh!” Huyền Giác thưa, “Vốn tự không động thì đâu có nhanh.” Tổ bảo, “cái gì biết không động?” Huyền Giác thưa, “Ngài tự phân biệt.” Tổ bảo, “Ngươi được ý vô sanh rất sâu.” Huyền Giác thưa, “Vô sanh mà có ý sao?” Tổ bảo, “Không ý, cái gì biết phân biệt?” Huyền Giác thưa, “Phân biệt cũng không phải ý.” Tổ khen, “Lành thay! Lành thay!” Sư ở lại Tào Khê một đêm để hỏi thêm đạo lý. Sáng hôm sau sư trở về Ôn Giang, nơi mà chúng đệ tử đang chờ ông để học đạo. Thời nhơn từ đó gọi sư là “Nhất Túc Giác” hay một đêm giác ngộ—One day Hsuan-Chieh went to Cao-Xi to visit the Sixth Patriarch. Upon his first meeting with Hui Neng, Hsuan-Chieh struck his staff on the ground and circled the Sixth Patriarch three times, then stood there upright. The Sixth Patriarch said, “This monk possesses the three thousand noble characteristics and the eighty thousand fine attributes. Oh monk! Where have you come from? How have you attained such self-possession?” Hsuan-Chieh replied, “The great matter of birth and death does not tarry.” The Sixth Patriarch said, “Then why not embody what is not born and attain what is not hurried?” Hsuan-Chieh said, “What is embodied is not subject to birth. What is attained is fundamentally unmoving.” The Sixth Patriarch said, “Just so! Just so!” Upon hearing these words, everyone among the congregation of monks was astounded. Hsuan-Chieh then formally paid his respect to the Sixth Patriarch. He then advised that he was immediately departing. The Sixth Patriarch said, “Don’t go so quickly!” Hsuan-Chieh said, “Fundamentally there is nothing moving. So how can something be too quick?” The Sixth Patriarch said, “How can one knows there’s no movement?” Hsuan-Chieh said, “The distinction is completely of the master’s own making.” The Sixth Patriarch said, “You have fully attained the meaning of what is unborn.” Hsuan-Chieh said, “So, does what is unborn have a meaning?” The Sixth Patriarch said, “Who makes a distinction about whether there is a meaning or not?” Hsuan-Chieh said, “Distinctions are meaningless.” The Sixth Patriarch shouted, “Excellent! Excellent! Now, just stay here a single night!” Thus people referred to Hsuan-Chieh as the “Overnight Guest.” The next day Hsuan-Chieh descended the mountainand returned to Wen-Chou, where Zen students gathered to study with him.

Nhất Tự: One word.

Nhất Tự Kim Luân Đảnh Pháp: The one word golden wheel magical method (Chân ngôn).

Nhất Tự Kim Luân Phật Đảnh Pháp: See Nhất Tự Kim Luân Đảnh Pháp.

Nhất Tự Tam Lễ: Mỗi chữ viết về Phật pháp đều phải lễ bái Tam Bảo—In writing Buddhist scriptures, at each writing thrice to pay homage to the Triratna.

Nhất Tự Thiền: A cryptic single-word reply to a question, requiring meditation for its apprehension. It is Zen or Ch’an method.

Nhất Tự Văn Thù: The single-word Manjusri.

Nhất Tức: Một hơi thở—A breath (inspiration-expiration).

Nhất Tức Bán Bộ: Một hơi thở đi nửa bước—Half a step at a breathing on arising from meditation.

Nhất Tức Nhất Thiết, Nhất Thiết Tức Nhất: Một là tất cả, tất cả là một—One is all and all is one (the essential unity of all things).

Nhất Tướng: Laksana (skt)—One aspect—The unique form—The one mind in all things—Common mind in all beings.

Nhất Tướng Pháp Môn: The unitary or monistic method where all is seen as a unity.

Nhất Tướng Tam Muội (chân như tam muội): A sammadhi for realizing that the nature of all Buddhas is the same. 

Nhất Tướng Tam Muội Nhất Hạnh Tam Muội: The Samadhi of One Mark and the Samadhi of One Conduct—Theo Kinh Pháp Bảo Đàn, Phẩm thứ Mười, Lục Tổ nhắn với tứ chúng rằng—According to the Dharma Jewel Platform Sutra, Chapter Tenth, the Sixth Patriarch told the assembly: “Các thiện tri thức! Các ông mỗi người nên tịnh tâm lắng nghe tôi nói pháp, nếu muốn thành tựu chủng trí phải đạt được nhất tướng tam muội và nhất hạnh tam muội. Nếu ở tất cả chỗ mà không trụ tướng, ở trong tướng kia, không sanh yêu ghét, cũng không thủ xả, chẳng nghĩ các việc lợi ích thành hoại, vân vân, an nhàn điềm tịnh, hư dung đạm bạc, đây gọi là nhất tướng tam muội. Nếu ở tất cả chỗ đi đứng nằm ngồi thuần một trực tâm, không động đạo tràng, chơn thành Tịnh độ, đây gọi là nhất hạnh tam muội. Nếu người đủ hai tam muội nầy như đất đã có chứa hạt giống, nuôi dưỡng lớn lên, thành thục được hạt kia, nhất tướng nhất hạnh cũng lại như thế. Nay tôi nói pháp ví như khi mưa ướt khắp cả quả đất, Phật tánh của các ông ví như hạt giống gặp được sự thấm ướt nầy thảy đều phát sanh, nương lời chỉ dạy của tôi, quyết định được Bồ Đề, y theo hạnh của tôi, quyết định chứng được diệu quả, hãy nghe tôi nói kệ:

“Đất tâm chứa hạt giống,

Mưa rưới thảy nẩy mầm,

Đốn ngộ hoa tình rồi,

Quả Bồ Đề tự thành.”

The Master added, “All of you Good Knowing Advisors should purify your minds and listen to my explanation of the Dharma. If you wish to realize all knowledge, you must understand the Samadhi of one Mark and the Samadhi of One Conduct. If you do not dwell in marks anywhere and do not give rise to hate and love, do not grasp or reject and do not calculate advantage or disadvantage, production and destruction while in the midst of marks, but instead, remain tranquil, calm and yielding, then you will have achieved the Samadhi of One Mark. In all places, whether walking, standing, sitting or lying down, to maintain a straight and uniform mind, to attain the unmoving Bodhimandala and the true realization of the Pure Land. That is called the Samadhi of One Conduct. One who perfects the two samadhis is like earth in which seeds are planted; buried in the ground, they are nourished and grow, ripening and bearing fruit. The One Mark and One Conduct are just like that. Now, I speak the Dharma, which is like the falling of the timely rain, moistening the great earth. Your Buddha-nature is like the seeds, which receiving moisture, will sprout and grow. Those who receive my teaching will surely obtain Bodhi and those who practice my conduct certainly certify to the wonderful fruit. Listen to my verse"

The mind-ground contains every seeds;

Under the universal rain they all sprout

Flower and feeling-Sudden 

Enlightenment 

The Bodhi-fruit accomplishes itself.”

Nhất Tướng Trí: The wisdom that all is bhutatathata and a unity.

Nhất Tướng Vô Tướng: One-ness means none-ness (there is no diversity).

Nhất Vãng: See Nhứt vãng.

Nhất Vật Bất Tương Lai(Zen): Empty-handed—Nothingness—Not a thing to bring or carry away. 

Nhất Vi Trần: The smallest particle—An atom—A microcosm of the universe.

Nhất Vị: One flavour—The same flavour.

Nhất Vô Ngại Đạo: Meditation on the one way without barrier (the end of reincarnations in nirvana).

Nhất Vũ: A rain—A lesson or teaching from the Buddha.

Nhất Xiển Đề: Icchantika or Atyantika (skt)—Đoạn thiện căn giả, người không có ý hướng giác ngộ Phật, kẻ thù của thiện pháp. Người cắt đứt mọi thiện căn. Nhất Xiển Đề là hạng người cùng hung cực ác, mất hết tất cả các căn lành, không thể nào giáo hóa khiến cho họ tu hành chi được hết. Tuy nhiên, Nhất Xiển Đề cũng áp dụng cho Bồ Tát nguyện không thành Phật cho đến khi nào tất cả chúng sanh đều được cứu độ. Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật nhắc Mahamati: “Này Mahamati, vị Bồ Tát nhất xiển đề biết rằng tất cả sự vật đều ở trong Niết Bàn từ lúc khởi thỉ, nên vẫn giữ mãi không nhập Niết Bàn—One without desire for Buddha-enlightenment, or unable to become Buddha—An unbeliever (unbelief or abandoned character)—An enemy of the good—One who cuts off his roots of goodness. The Atyantika are people who are extremely evil and wicked, having lost all senses of goodness. It is impossible to change, transform, or influence them to take a cultivated path. However, this also applied to a Bodhisattva who has made his vow not to become a Buddha until all beings are saved. In the Lankavatara Sutra, he Buddha reminded Mahamati: “Oh Mahamati, the Bodhisattva-icchantika knowing that all things are in Nirvana from the beginning refrains forever from entering into Nirvana.”

** For more information, please see Vô Chủng

Xiển Đề.

Nhật:

1)Ngày: Surya (skt)—The sun—Day.

2)Nước Nhật: Japan.

Nhật Bản: Nước Nhật, nơi mà Phật giáo đã được truyền sang từ Cao Ly vào thế kỷ thứ sáu, và từ Trung Hoa vào thế kỷ thứ bảy—Japan. Buddhism was introduced there from Korea in the sixth century, and in the seventh century from China. 

Nhật Chủng: Surya-Vamsa (skt)—Một trong năm họ của dòng Thích Ca. Tương truyền tổ tiên của dòng họ Thích Ca được sanh ra bởi mặt trời từ trong cây mía hai nhánh—One of the five surnames of Sakyamuni, sun-seed or lineage, his first ancestors having been produced by the sun from “two stalks of sugar-cane.”

Nhật Chủng Thiện Sanh: Suryavamsa (skt)—An ancient king of Potala and ancestor of the Sakya line—Vị vua thời cổ của Potala và là tổ tiên của dòng Thích Ca.

Nhật Cung: Cung điện mặt trời, nơi trú ngụ của Nhật Thiên Tử—The sun-palace, the abode of the sun ruler.

Nhật Diện Phật: Nhật Diện Phật với thọ mạng là 1.800 năm, ngược lại với Nguyệt Diện Phật mà thọ mạng chỉ có một ngày một đêm—The “Sun-Face” Buddha, whose life is 1.800 years, in contrast with the “Moon-Face” Buddha, whose life is only a day and a night.

Nhật Diệu: Mặt trời, một trong cửu diệu, thuộc đoàn tùy tùng của Nhật Thiên, đông độ của Thai Tạng Giới—The sun, one of the nine luminaries; one of the retinue of the sun ruler shown in the Eastern part of Garbhadhatu group driving three horses—See Cửu Diệu.

Nhật Dụng: Daily use—Daily expenses.

Nhật Giới Đàn: The altar of the law.

Nhật Ký: Journal—Diary.

Nhật Liên: Nichiren (Jap)—Còn gọi là Tân Liên Hoa Tông, một tông phái của Phật Giáo Nhật Bản do ngài Nhật Liên sáng lập. Các tín đồ phái Nhật Liên sùng mộ tụng “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh” hòa nhịp với tiếng trống mạnh mẽ của họ—Also called New Lotus School, a branch of Japanese Buddhism founded by Nichiren (1222-1282). Nichiren believers devotedly recite “Namo Wonderful Dharma Lotus Sutra” to the vigorous accompaniment of their own drum-beating. 

1)Sư Tổ của phái Nhật Liên vào khoảng năm 1222 sau Tây Lịch. Nhật Liên là con của một ngư phủ ở Kominato, Awa, miền nam duyên hải Nhật Bản. Năm 15 tuổi, sư xuất gia và được gởi đến Thanh Từng, một ngôi già lam gần nhà để làm tiểu. Thắc mắc sớm nhất của sư là: “Thế nào là sự thật mà Đức Phật đã giảng dạy?” Tuy nhiên, không được giải thích thỏa đáng ở đây, sư đến Kiếm Thương và sau đó đến học đạo tại núi Tỷ Duệ. Mười năm tu tập tại núi nầy đã gây cho sư một niềm xác tín rằng chỉ có sự phục hoạt của triết lý Thiên Thai mới là con đường ngắn nhất bước tới Đạo. Tuy nhiên, sau đó vì bất đồng quan điểm với với các sư Từ Giác và Trí Chứng về tín ngưỡng Di Đà, nên năm 1253 sư bỏ trở về chùa cũ ở Kiyozumi. Ở đây sư đề xướng học thuyết mới, Nhật Liên Tông, cho rằng chỉ có Pháp Hoa mới duy nhất cứu độ chúng sanh khỏi thời đại suy đồi thời bấy giờ. Nhật Liên tin rằng thực chất học thuyết của Phật đã được chứa đựng trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nên chỉ có luật chứa đựng trong kinh ấy mới có thể dẫn đến sự giải thoát. Điều chủ yếu của thông điệp nầy, theo Nhật Liên, đã được tóm gọn trong nhan đề của Kinh. Do đó ông bày ra cách niệm nhhan đề của kinh nầy. Pháp thức chủ yếu là đọc tụng “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” Đó là niệm Pháp (Dharma-smrti) chứ không phải niệm Phật (Buddha-smrti) như là trong tụng niệm của Di Đà Giáo. Pháp là lý tưởng được thể hiện bởi Đức Phật bản hữu. Tất cả chúng sanh đều được cứu độ do xưng tụng nơi Diệu Pháp Liên Hoa, và ông tuyên bố chỉ có Pháp Hoa là thông điệp duy nhất sau cùng chân thật của Đức Phật mà thôi—The Japanese founder of the Nichiren Sect. Nichiren was born in around 1222 A.D., the son of a fisherman of Kominato, Awa, the southeastern coast of Japan. He left home at fifteen and was sent to Kiyozumi, a hill near his home, to live as a novice in a monastery. His early problem, “What was the Truth taught by the Buddha?” was not solved there. He proceeded to Kamakura and later passed to Mount Hiei in search of the Truth. His study of ten years on the mountain (1243-1253) convinced him that a revival of T’ien-T’ai philosophy alone was the nearest approach to the Truth. However, later, he disagreed with the two masters Jikaku and Chisho on the mystic rituals, he returned to his old monastery in 1253 at Kiyozumi where he proclaimed his new doctrine that the Lotus alone could save the people of the depraved age. For Nichiren, the teaching of Buddha found its highest expression in the Lotus Sutra. It was his conviction that the teaching found there alone could lead mankind to liberation. In his view the essence of the sutra’s message was to be found in its title. Thus the practice that he instituted consisted in the recitation of the title of the sutra. The essential formula being “Homage to the Text of the Lotus of the True Ideal” (Veneration to the Sutra of the Lotus of the Good Law). It is thought on Dharma (Dharma-smrti) and not Buddha-smrti. Dharma is the ideal realized by the original Buddha. All beings are saved through homage to the Lotus of Truth, and this alone, he declared, is the true final message of the Buddha —See Nhật Liên Tông.

2)Nhật Liên tự coi mình như người cứu tinh của dân tộc. Ông hy vọng đem lại hòa bình cho Nhật Bản theo gương của Kinh Pháp Hoa. Ông trách cứ các quân vương đã ủng hộ các trào lưu Phật giáo “tà thuyết. Theo ông, đó là nguyên nhân của những khó khăn mà làm cho đất nước lâm nguy thời bấy giờ. Về sau ông đả kích các tông phái hiện thời một cách mãnh liệt. Ông cho rằng Tịnh Độ tông là địa ngục, Thiền tông là yêu ma, Chân ngôn tông là diệt vong quốc gia, luật tông là phản bội, và Di Đà giáo là kẻ thù của chư Phật, phải chịu trách nhiệm về những tệ hại và suy đồi trong và ngoài nước—Nichiren saw himself as the savior of his nation. He wanted to bring about peace in Japan by causing its people to live in accordance with the teachings of the Lotus Sutra. He accused the rulers of supporting “heretical” schools of Buddhism and regarded this as the reason for the difficulties in which the country found itself at the time. Later, he attacked the religious schools violently. He formulated his views as follows: the Pure Land is hell, Meditative Intuitionism is devil, Shingon or mysticism is national ruin and Vinaya sect is traitorous, and Amitabha-pietism is enemy of all Buddha, chiefly responsible for the evils and calamities within and without the nation. 

3)Những cuộc công kích các tông phái của Nhật Liên ngày càng trở nên vô cùng mãnh liệt hơn trước. Ông bị xua đuổi khỏi Izu năm 1261. Ông trở về quê Kamakura. Nhân dịp sứ thần Mông Cổ sang Nhật đòi cống vật, sư kháng cáo triều đình phải đàn áp các tông phái khác và nhìn nhận Pháp Hoa là đường lối duy nhất đưa quốc gia ra khỏi họa hoạn. Năm 1271, ông bị bắt và bị kết án tử hình. Nhưng với một phép lạ, ông thoát khỏi cuộc xử tử và bị đày ra hoang đảo Tá Độ vào cuối năm đó. Sau ba năm ông trở về Kamakura. Do quan điểm khác thường của ông mà suốt cuộc đời ông liên tục bị nhà cầm quyền ngược đãi, đày đọa. Tuy nhiên, tinh thần ái quốc nồng nhiệt qua các bài thuyết pháp của ông đã tạo được nhiều thiện cảm và sùng mộ trong lòng người dân Nhật Bản. Tông phái do ông lập ra mang tên Nhật Liên, dựa theo tên ông, và ông được tín đồ Nhật Liên xem như một Đại Bồ Tát đã cứu độ quốc gia. Năm 1274, sư lui về ở ẩn trên núi Thân Diên, phía tây Phú Sĩ và sống an bình ở đây. Ông thị tịch tại Ikegami, gần Tokyo, năm 1282—Nichiren’s attacks against other schools became more and more violent. In 1261, he was mobbed, attacked and banished to Izu. He returned to Kamakura. Upon the arrival of the Mongolian envoys demanding tribute, he again remonstrated the regime to suppress and adopt the Lotus doctrine as the only way out of national calamities. In 1271, he was arrested, tried and sentenced to death. In a miraculous way, he escaped the execution and was banished to the remote island of Sado at the end of the same year. After three years, he was allowed to return to Kamakura. Because of his unusual views, his life was a succession of persecutions by the government. Nevertheless, the burning patriotism he preached in his sermons as well as his simple doctrine gained for him much sympathy and devotion among Japanese people. The sect founded by him was called the Nichiren sect after him. He was looked upon by the followers of the Nichiren sect as a Mahabodhisattva who saved the nation. In 1274, he retired to Minobu, west of Mount Fuji, and lived peacefully. He died at Ikegami, near Tokyo, in 1282. 

Nhật Liên Tông: Nichiren (jap)—New Lotus or Lotus-pietism (Mahayanistic)—Tông phái nầy mang tên của người sáng lập—This sect is called after its founder, Nichiren (see Nhật Liên). 

(A)Cương yếu về Nhật Liên tông—The preliminary of the Nichiren School:

1)Nhật Liên Tông còn có tên là Pháp Hoa Tông, được Ngài Nhật Liên, một Tăng sĩ Nhật bản sáng lập năm 1252 sau Tây Lịch, mà giáo thuyết dựa vào Tam Đại Bí Pháp. Môn đồ của phái Nhật Liên Tông thường niệm “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” —Nichiren sect, which is also known as the Lotus Sect (Pháp Hoa Tông), founded by Nichiren, a Japanese founder in 1252 AD. Nichiren believers devotedly recite “Namo Wonderful Law of the Lotus Sutra” (I trust in the sutra of the Lotus of the Wonderful Law).

2)Muốn tìm hiểu Nhật Liên tông, trước hết chúng ta tìm hiểu Kinh Pháp Hoa. Kinh nầy gồm 21 chương, nhưng sau đó do thêm thắt và phân chia mà thành ra 28 chương. Bản Hán dịch sớm nhất do ngài Pháp Hộ dịch năm 286 sau Tây Lịch; bản thứ hai do Cưu Ma La Thập dịch vào khoảng năm 406; và bản thứ ba đầy đủ nhất do Xà Na Quật Đa và Đạt Ma Cấp Đa dịch năm 601. Trong mấy bản nầy thì bản dịch của Cưu Ma La Thập là có văn chương hay nhất. Bản kinh 28 chương nầy được Trí Khải và Nhật Liên dùng: To know Nichiren School we must first know the Lotus text on which all his ideas and arguments are founded. Originally, the Lotus sutra consisted of twenty-one sections and was later enlarged into twenty-eight sections by additional revision. The earliest translation was by Dharmaraksa in 286 A.D., and the second by Kumarajiva in 406 A.D., and the third and complete translation by Jnanagupta and Dharmagupta in 601 A.D.. Among them, the second was the best in Chinese composition. The text of twenty-eight sections was used by Chih-I and Nichiren.

(B)Giáo thuyết chính—Main doctrines of the Nichiren School: Sau nhiều năm nghiên cứu, Nhật Liên tuyên bố rằng bộ kinh Diệu Pháp Liên Hoa chính là sự phát triển chân lý cuối cùng. Ông đưa ra lời tán tụng kinh Diệu Pháp Liên Hoa, có lẽ là để hóa giải ảnh hưởng của việc niệm Phật suông của phái Tịnh Độ. Theo ông thì Đức Thích Ca Mâu Ni là Đức Phật vĩnh hằng và tuyệt đối, đọc kinh Diệu Pháp Liên Hoa hay chỉ cần đọc tên bộ kinh là cách tốt nhất để đạt đến giác ngộ. Giáo thuyết chính của Nhật Liên tông gồm tam mật—After many years of study, Nichiren declared the Lotus of the Good Law (Saddharma-pundarika) to be the final revelation of the truth. He introduced the formula ‘homage to the sutra of the Lotus of the Good Law, perhaps to counteract the influence of the Pure Land sect (Jodo). According to him, the Sakyamuni Buddha is the eternal, absolute Buddha, and the recitation of the Saddharma-pundikara-sutra or even its title is the best way of attaining enlightenment. Its chief tenets are the three great mysteries, representing the Tripitaka:

1)Bổn Tôn: Hình tượng thờ phượng chính là mười phương vũ trụ Mạn đà la hay hóa thân của Phật—Chief object of worship being the great mandala of the worlds of the ten directions, or universe, such as the body or nirmanakaya of Buddha.

2)Đề Mục (Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh): Kinh Pháp Hoa, bắt đầu bằng chữ Nam-Mô hay sự tôn kính Bổn Kinh Pháp Hoa, vì đây chính là thân tinh thần của Phật—The title of the Lotus Sutra (Namo Wonderful Dharma Lotus Sutra or Homage to the Lotus of Truth), preceded by Namo, or Adoration to the scripture of the Lotus of the wonderful law, for it is Buddha’s spiritual body.

3)Giới Đàn: Giới luật cũng dựa vào Kinh Pháp Hoa; một khi tín đồ tin tưởng, liền được vãng sanh về cõi Tịch Quang Tịnh Độ—The altar of the law, which is also the title of the Lotus Sutra; the believer, wherever he is, dwells in the Pure Land of calm light, the sambhogakaya. 

** For more information, please see Nhật

Liên.

Nhật Luân: Ngoại viện mặt trời—The sun disc, which is the exterior of the sun palace of the sun ruler.

Nhật Luân Tam Muội: Nhật Tuyền Tam Muội—Suryavarta-samadhi (skt)—Một trong mười sáu phép tam muội được kể trong Kinh Pháp Hoa—One of the sixteen samadhi mentioned in the Lotus Sutra.

Nhật Ngung Trung: Giờ Tỵ, 10 giờ sáng. Tông Thiên Thai cho rằng giờ nầy là giờ của trí huệ Bát Nhã—10 AM styled by the T’ien-T’ai the hour of wisdom.

Nhật Nguyệt: Sun and moon.

Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật: Candra-Surya-Pradipa—Kandrarkadipa (skt)—Theo Phẩm Tự của Kinh Pháp Hoa, đời quá khứ có hai vạn vị Phật có cùng tên là Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật, đã kế tiếp nhau xuất hiện nơi đời mà thuyết Kinh Pháp Hoa—According to the Lotus Sutra, the is the title of 20,000 Buddhas in the past kalpas, who succeeded each other preaching the Lotus Sutra.

Nhật Nguyệt Tịnh Minh Đức: Candra-vimala-surya-prabhasa-sri—Vị Phật mà pháp giới cũng giống như An Dưỡng Quốc của Phật A Di Đà—A Buddha whose realm resembles Sukhavati of Amitabha Buddha.

** For more information, please see

Sukhavati.

Nhật Quang: Sunlight. 

Nhật Quang Bồ Tát: Surya-prabhasana—Một trong hai Bồ Tát hầu cạnh Phật Dược Sư. Vị Bồ Tát nầy ở ngôi vị thứ chín trong Viện Địa Tạng của Thai Tạng Giới—Sunlight Bodhisattva, one of the two Bodhisattvas who are assistants of the Master of Healing (Dược Sư). Sunlight Bodhisattva is the ninth in the Ti-Tsang Court of the Garbhadhatu group.

** For more information, please see

Nguyệt Quang Bồ Tát.

Nhật Tàng Hoa Nhãn Thị: Năm đặc tính lấy ra từ tên của năm vị Phật trong Kim Cang Giới (Đại Nhật, Bảo Tàng, Hoa Khai Phu, Liên Hoa Nhãn, Thiên Thị Lôi Âm)—Five characters taken from the names of, representing five Buddhas in the Vajradhatu.

Nhật Thiên Chúng: Đoàn tùy tùng của Trời Đế Thích trong cung điện Mặt Trời của ngài—The retinue of Indra in his palace of the sun.

Nhật Thiên Tử: Supra (skt)—Tô Lợi Da—Tu Lợi—Tu Dã Thiên Tử—Tu ý Thiên Tử—Bảo Quang Thiên Tử hay Bảo Ý Thiên Tử, là biến hóa thân của Quán Âm Bồ Tát, trụ ở trong mặt trời—The sun-ruler, one of the metamorphoses of Kuan-Yin, dwelling in the sun as palace, driving a quadriga.

Nhật Thực: Solar eclipse.

Nhật Tinh Ma Ni: Tên một loại châu ngọc, người mù mà chạm vào ngọc nầy thời được sáng mắt—A pearl (mani), crystal clear as the sun, which gives sight to the blind. 

Nhật Tinh Tú: Naksatratara-raja-ditya (skt)—Mức độ thiền định, chẳng hạn như nhắm vào mặt trời, tinh tú hay chòm sao mà định—A degree of meditation, such as the sun, stars and constellations samadhi.

Nhật Tuyền Tam Muội: See Nhật Luân Tam Muội.

Nhật Tưởng Quán: Quán tưởng mặt trời lặn, quán tưởng đầu tiên trong 16 phép quán tưởng trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ—Meditation on, and observing of the setting sun, the first of the sixteen meditations in the Contemplations of the Infinite Life Sutra.

Nhật Xuất Luận Giả: Nhật Xuất Luận Giả là tên của vị sáng lập ra Kinh Bộ Tông, vào khoảng đầu kỷ nguyên Thiên Chúa—The sunrise exponents, a title of the founder of the Sutra Sect before the Christian Era—See Thí Dụ Luận Sư.

Nhậu: To drink wine.

Nhẹ Bổng: Very light.

Nhẹm: Ém nhẹm—Secret.

Nheo Mắt: To screw up one’s eyes.

Nhi Đồng: Young child.

Nhi Nữ: Woman.

Nhĩ:

1)Nhĩ căn, một trong sáu căn: Srotra (skt)—The ear, one of the six organs of the sense.

2)Ngừng lại: To stop—To put down.

Nhĩ Căn: Srotrendriya (skt)—The organ of hearing. 

Nhĩ Luân: Vòng đeo tai—An ear-ring.

Nhĩ Mạn Sai: Mimamsa (skt)—Một trong ba phái triết hoc chính thống ở Ấn Độ, phái nầy cho rằng chỉ có sự giải thích của kinh Vệ Đà là chính đáng (Phật giáo gọi phái nầy là Thanh Luận Sư)—The Mimamsa system of Indian philosophy founded by Jaimini, especially the Purva-mimamsa. It was one of the three great divisions of Orthodox Hindu philosophy.

Nhĩ Mạt Hạ: Mimaha (skt)—Theo Eitel trong Trung Anh Phật Học Từ Điển, Nhĩ Mạt Hạ là một vương quốc cổ cách Samarkand chừng 70 dậm, nơi mà bây giờ la Moughian hay Naghin tại Turkestan—According to Eitel in The Dictionary of Chinese-English Buddhist Terms, Mimaha, an ancient kingdom about seventy miles east of Samarkand, the present Moughian or Maghin in Turkestan.

Nhĩ Mục: Ears and eyes.

Nhĩ Ngữ Giới: Mật giới được truyền bằng cách nói thầm vào tai, một lối thực hành của Mật giáo—Secret rules whispered in the ear, an esoteric practice.

Nhĩ Nhập: Nhĩ nhập, một trong thập nhị nhập—The entrance of the ear, one of the twelve entrances.

Nhĩ Thức: Srotravijnana (skt)—Nhiệm vụ của Nhĩ thức là nhận biết âm thanh; tuy nhiên, nhĩ thức tùy thuộc nơi nhĩ căn. Khi nhĩ căn và âm thanh gặp nhau, nhĩ thức liền phát sanh (nơi người điếc thì nhĩ căn và âm thanh không bao giờ gặp nhau, nên nhĩ thức không bao giờ khởi sanh). Hành giả nên luôn nhớ như vậy để tu tập thiền định mà đóng bớt nhĩ căn—Ear Consciousness—Ear perception—Ear-discernemtn—Auditory consciousness—Hearing consciousness—The function of the ear consciousness is to perceive and apprehend sounds; however, ear consciousness depends on the ear faculty. Ear faculty and any sound meet, the ear consciousness develops instantly (in a deaf person, ear faculty and sounds never meet, therefore no ear consciousness will arise). Buddhist cultivators should always remember this and try to practise meditation stop or close the ear consciousness if possible. 

Nhĩ Xứ: Nhĩ xứ, một trong mười hai xứ—The place of the ear, one of the twelve places.

Nhị: Dva or Dvi (skt)—Hai—Two—Dvitiya—Second.

Nhị Ái: Hai loại ái—Two kinds of love:

1)Dục ái: Ordinary human love springing from desire—See Dục Ái.

2)Pháp ái: Bodhisattva or religious love springing from the vow to save all creatures—See Pháp Ái.

Nhị Bách Ngũ Thập Giới: Cụ Túc Giới—Hai trăm năm chục giới cụ túc của Tỳ Kheo và Tỳ Kheo Ni—The 250 commandments (precepts) or the perfect or complete commandments which are obligatory on monks and nuns.

I.Tỳ Kheo 250 Giới—250 Commandments for Bhikkhus:

(A)(4) Tứ Ba La Di hay Tứ Căn Bản Cực Ác: Parajika (skt)—Bốn trọng tội không thể tha thứ được. Một vị Tỳ Kheo phạm phải một trong bốn trọng tội nầy sẽ bị trục xuất khỏi giáo đoàn—The four unpardonable offenses. A monk who commits one of these offenses is expelled from the Order.

1)Sát: Sát sanh—Kiling.

2)Đạo: Trộm cắp—Stealing or theft.

3)Dâm: Sexual intercourse.

4)Vọng: Vọng ngữ, đặc biệt tự khoa trương là mình đã phát huệ trong khi mình chẳng có gì—Lying, particularly, claiming to have attained insight or understanding that one does not in fact possess. 

(B)(13) Thập Tam Tăng Tàn: Sanghavasesa (skt)—13 trọng giới Tăng Tàn. Một vị Tỳ Kheo phạm phải một trong 13 giới nầy sẽ tạm thời bị trục xuất ra khỏi giáo đoàn một thời gian, cách ly để sám hối (gồm lậu thất, ma xúc, thô ngữ, thán thân, môi nhân, vô chủ phòng, hữu chủ phòng, vô căn báng, giả căn báng, phá Tăng, trợ phá Tăng, ô gia tấn, cự Tăng gián)—Thirteen major prohibitions. A monk who violates these are divested of membership in the Order for a certain period of time.

(C)(2) Nhị Bất Định Pháp: Aniyata (skt)—Hai trọng tội Bất Định Pháp, như một mình ở cùng nơi với người nữ, dù có ai thấy, hay không thấy. Gọi là nhóm tội bất định vì hình phạt thay đổi tùy theo tội trạng—Two major offenses such as being alone with a woman, either in a place where one cannot see, or in a place where one can see. These rules are called the indeterminate or aniyata group because the punishment for going against them varies according to their circumstances.

1)Bình xứ bất định: Prohibition relating to offenses which are committed in a place where one cannot be seen.

2)Lộ xứ bất định: Giới cấm liên hệ tới việc phạm giới tại một nơi không ai thấy—Prohibition relating to offenses which are committed in a place where one can be seen.

(D)(30) Tam Thập Xả Đọa: Naihisargika-prayaschittika (skt)—Ba mươi giới xả đọa gồm những giới về y, bát, và vật dụng chung, vân vân. Người phạm phải một trong ba mươi giới nầy sẽ bị rơi vào ba đường dữ—Thirty standards whose violation is said to cause one to fall into the three evil paths.

(E)(90) Cửu Thập Ba Dật Đề: Shuddha-Prayaschittika (skt)—Chín mươi tội Ba Dật Đề, hay ứng đối trị, gồm những tội linh tinh. Người phạm phải những giới nầy phải phát lồ sám hối trước chúng—Ninety standards, violation of which requires public confession.

(F)(4) Đề Xá Ni: Pratiddesaniya (skt)—Bốn tội Đề Xá Ni, hay ưng phát lồ. Người phạm phải những tội nầy chỉ phát lồ sám hối khi có người biết được tội của mình (Tùng phi thân ni thủ thực, thực ni chỉ thọ thực, học gia thọ thực, lan nhã thọ thực)—Four lesser standards, the breaking of which requires confession when one becomes aware of his error.

(G)(100) Bách Chúng Học: Siksakaraniya or Shaiksha-dharma (skt)—Một trăm tội nhẹ, rất dễ phạm phải. Người phạm phải những tội nầy nên nhớ trong lòng để tiến tu—One hundred very minor standards, which are easily broken but which should be borne in mind for one’s self-development.

(H)(7) Thất Diệt Tranh: Adhikarana-shamatha (skt)—Bảy quy luật để dàn xếp những tranh cãi trong giáo đoàn—Seven kinds of Vinaya for ending or settling disputes within the Order—See Thất Diệt Tranh Pháp. 

II.348 Giới Tỳ Kheo Ni—348 Commandments for Bhikkhunis.

** Giống như của Tỳ Kheo, cộng thêm bốn

giới Ba La Di, 80 giới Ba Dật Đề, 4 giới 

Đề Xá Ni, và mười giới Tăng Tàn—The

same as commandments for Bhikkhus,

plus another four Parajika, another 80

Prayascittikah, another four 

Pratidesaniya, and another ten

Sanghavasesa.

Nhị Ban: See Tri Sự Đầu Thủ.

Nhị Báo: Hai loại quả báo—The dual reward:

1)Y báo: Y quả—Hoàn cảnh vật chất mà một người phải tùy thuộc vào do kết quả của nghiệp đời trước—The material environment on which a person depends, resulting from former karma.

2)Chánh báo: Chánh quả—Direct reward, body or person.

Nhị Bát: Mười sáu phép quán sát hay thiền định—The sixteen meditations.

Nhị Bát Nhã: Hai loại bát nhã hay trí huệ—Two kinds of prajna or wisdom:

(A)

1)Thế gian Bát nhã: Temporal wisdom.

2)Xuất thế gian Bát nhã: Supernatural wisdom.

(B)

1)Thực tướng Bát nhã: Phần đầu của Bát Nhã Ba La Mật hay trí tuệ gốc—The first part of the Prajnaparamita—Original Wisdom.

2)Quán chiếu Bát nhã: Phần thứ nhì của Bát Nhã Ba La Mật hay trí tuệ đạt được qua tu tập—The second part of the Prajnaparamita—Wisdom acquired from cultivation or contemplation.

(C)

1)Cộng Bát nhã: Bát Nhã của ba giai đoạn Thanh văn, Duyên giác và Bồ Tát—Prajna of the three stages of Sravaka and Pratyeka-buddha and the imperfect bodhisattva sect.

2)Bất cộng Bát nhã: Bát Nhã của học thuyết toàn thiện Bồ Tát—Prajna of the perfect bodhisattva teaching. 

Nhị Bần: Hai loại nghèo—Two kinds of poverty:

1)Tài bần: Nghèo vật chất—Poverty of goods.

2)Pháp bần: Nghèo tâm linh—Poverty of faith or religion.

Nhị Biên: Dharmadvaya (skt)—Duality—Two sides—Two extreme views—Two dualistic views expressly rejected in Buddhism:

(A)

1)Đoạn kiến: Nihilism (skt)—Hoại diệt—Đoạn biên kiến, coi mọi vật không hiện hữu, ngay cả những ảo giác hiện lên, hay bất cứ thứ gì tiếp tục sau khi chết. Tà kiến nầy phủ nhận thuyết tái sanh—Annihilation—Considering that things do not exist in any sense, even the delusory manifestations of the world, nor anything continue after death—Denial of the doctrine of reincarnation.

2)Biên kiến: Eternalism (skt) Vĩnh cửu—Thường biên kiến, tin rằng có sự hiện hữu thật của sự vật, và có những thứ hiện hữu đời đời—Immortality—Believing that there is true existence of real being in objects, or that there is some entity that exists forever.

(B)

1)Hữu biên: Tin có sự hiện hữu—Those who believe that things exist.

2)Vô biên: Tin rằng không có cái gì có thể tự hiện hữu—Those who believe that nothing is self-existent or thins cannot be said to exist.

(C)

1)Tăng ích biên: The plus side—Những người tin rằng không có một linh hồn hay sự thường hằng; vạn pháp vốn không có tự tánh—Those who believe in a soul or permanence; all things are unreal and have no-self.

2)Tổn giảm biên: The minus side—Những người tin rằng không có cái gì hiện hữu ngay cả nghiệp báo—Those who believe that nothing exists even of karma.

Nhị Biểu Nghiệp: Hai loại biểu nghiệp của thân khẩu ý—Two kinds of activities of the body, mouth and mind:

1)Hữu Biểu Nghiệp: Manifested activities—See Hữu Biểu Nghiệp.

2)Vô Biểu Nghiệp: Unmanifested activities—See Vô Biểu Nghiệp.

Nhị Bố Thí: Hai loại bố thí—Two kinds of dana or charity:

(A)

1)Tài thí: Bố thí bằng của cải—Giving of goods.

2)Pháp thí: Thuyết giảng những lời Phật dạy để độ người—Giving the Buddha’s truth to save sentient beings.

(B)

1)Tịnh thí: Bố thí thanh tịnh chẳng cần báo đáp—Pure or unsullied charity, which looks for no reward here but only hereafter (expecting no return).

2)Bất tịnh thí: Bố thí mong cầu phước báo—Impure or sullied charity whose object is personal benefit (expecting something in return).

Nhị Bộ: Hai bộ được thành lập ngay khi Phật nhập diệt—Two divisions that took place immediately after the Buddha’s death:

1)Thượng Tọa bộ: The elder monks or intimate disciples.

2)Đại Chúng bộ: The general body of disciples.

Nhị Bộ Ngũ Bộ: The two divisions and the five divisions.

(A)Nhị Bộ: The two divisions—See Nhị Bộ.

(B)Ngũ Bộ: Người ta nói rằng Ngũ Bộ được thành hình một thế kỷ sau khi Phật nhập diệt—The five divisions, which are said to have occurred a century later: 

1)Đàm Vô Đức bộ: Dharma-guptah (skt).

2)Tát Bà Đa bộ: Mulasarvastivadah (skt).

3)Di Sa Tắc bộ: Mahisasakah (skt).

4)Ca Diếp Di bộ: Kasyapiyah (skt).

5)Bà Thô Phú Na bộ: Vatsiputriyah (skt).

Nhị Cảnh: Two realms—Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, trên đường tu không tinh tấn thì thôi, nếu dụng công tinh tấn, nhứt định có cảnh giới. Cảnh giới nầy có hai loại trong và ngoài khác nhau—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, if we are not diligent and do not exert efforts along the path of cultivation, nothing usually happens; however, if we are diligent and exert a great deal of effort, we will definitely witness different realms. These two realms either come from within the mind or are caused by outside sources.

1)Nội Cảnh—Internal Realms:

a)Nội cảnh giới cũng gọi là tự tâm cảnh giới, vì cảnh giới nầy không phải từ bên ngoài vào, mà chính do nơi công dụng trong tâm phát hiện. Những người không hiểu rõ lý “Vạn pháp duy tâm” cho rằng tất cả cảnh giới đều từ bên ngoài đến, là lối nhận định sai lầm. Bởi khi hành giả dụng công đến mức tương ưng, dứt tuyệt ngoại duyên, thì chủng tử của các pháp tiềm tàng trong tạng thức liền phát ra hiện hạnh. Với người niệm Phật trì chú, thì công năng của Phật hiệu và mật cú đi sâu vào nội tâm, tất gặp sự phản ứng của hạt giống thiện ác trong tạng thức, cảnh giới phát hiện rất là phức tạp. Các cảnh ấy thường hiện ra trong giấc mơ, hoặc ngay trong khi tỉnh thức lúc đang dụng công niệm Phật. Nhà Phật gọi trạng thái nầy là “A Lại Da Biến Tướng.”—Internal realms are also called “realms of the Self-Mind” because they do not come from outside, but develop from the mind. Those who do not clearly understand the truth that “the ten thousand dharmas are created by the mind,” think that all realms come from the outside. This is wrong. When the practitioner reaches the stage of mutual interpenetration of mind and realms, completely severing external conditions, the seeds of latent dharmas in the Alaya consciousness suddenly manifest themselves. For the Buddha Recitation or mantra-chanting practitioner, the power of the Buddha's name or the mantra penetrates deep into the mind, eliciting a reaction from the wholesome or evil seeds in the Alaya consciousness. The realms that result are very complex and usually appear in dreams, or even when the practitioner is awake and striving to recite the Buddha’s name. In Buddhism, this condition is called “Changing manifestations of the Alaya consciousness.”

·Trong giấc mơ, nếu do chủng tử ác phát hiện, hành giả hoặc thấy các loài sâu trong mình bò ra, hoặc thấy nơi thân có loại nhiều chân giống như bò cạp, rết, mỗi đêm mình gở ra năm bảy con; hoặc thấy các loài thú ma quái, cảnh tượng rất nhiều không tả xiết được! Đại khái người nhiều nghiệp tham nhiễm, bỏn xẻn, hiểm độc, thường thấy tướng nam nữ, rắn rết, hoặc dị loại sắc trắng. Người nhiều nghiệp sân hận, thường thấy cọp beo, hoặc dị loại sắc đỏ. Người nhiều nghiệp si mê, thường thấy loài súc vật, sò ốc, hoặc dị loại sắc đen. Tuy nhiên, đây chỉ là ước lược, không phải tất cả đều nhứt định như thế: In the dreaming scenes, if the events or scenes result from evil seeds, the practitioner may see various species of worms crawling out of his body, or witness himself, night after night, removing from his body six or seven loathsome creatures with many limbs, such as scorpions or centipedes. Or else, he may see various species of wild animals and or spirits or ghosts. Such realms are innumerable and cannot al be described. In genral, individuals greatly afflicted with greed, who are miserly and wicked, usually see marks of men and women, snakes and serpents and odd species with white features and forms. Those harboring a great deal of anger and resentment usually see tigers and leopards or strange species with red forms and features. Those who are heavily deluded usually see domestic animals, clams, oysters, snails or different species with black forms and features. The above, however, is merely indicative; it does not mean that everything will be exactly as described.

·Nếu do chủng tử lành phát hiện, hành giả thấy cây cao hoa lạ, thắng cảnh tươi tốt trang nghiêm, mành lưới châu ngọc; hoặc thấy mình ăn các thứ thơm ngon, mặc đồ trân phục, ở cung điện báu, hay nhẹ nhàng bay lướt trên hư không. Tóm lại, trong tâm của chúng sanh có đủ chủng tử mười pháp giới; chủng tử lành hiện thì thấy cảnh Phật, Bồ Tát, Nhơn, Thiên; chủng tử ác hiện thì thấy cảnh tam đồ tội khổ. Như người kiếp trước có tu theo ngoại đạo, thường thấy mình phóng ra luồng điển, hoặc xuất hồn đi dạo chơi, tiếp xúc với các phần âm nói về chuyện thạnh suy, quốc sự. Hoặc có khi tâm thanh tịnh, trong giấc mơ thấy rõ việc xãy ra đôi ba ngày sau, hay năm bảy tháng sẽ đến. Đại khái người đời trước có tu, khi niệm Phật liền thấy cảnh giới lành. Còn kẻ nghiệp nhiều kém phước đức, khi mới niệm Phật thường thấy cảnh giới dữ; trì niệm lâu ngày ác tướng mới tiêu tan, lần lượt sẽ thấy điềm tốt lành: If the scenes in his dream come from good wholesome seeds, the practitioner sees tall trees and exotic flowers, beautiful scenery, bright adorned with nets of pearls. Or else, he sees himself eating succulent, fragrant food, wearing ethereal garments, dwelling in palaces of diamonds and other precious substances, or flying high in open space. Thus, in summary, all the seeds of the ten Dharma Realms are found in the minds of sentient beings. If wholesome seeds manifest themselves, practitioners view the realms of Buddhas, Bodhisattvas, human, and celestial beings; if evil karma is manifested, they witness scenes from the wretched three Evil Paths. If the cultivator has followed externalist ways in past lives, he usually sees his body emitting electric waves, or his soul leaving the body to roam, meeting demons, ghosts and the like, to discuss politics and the rise and fall of countries and empires. On the other hand, when the practitioner’s mind is pure, he will know in his dreams about events that will occur three or fours days, or seven or eight months, hence. In general, those who have cultivated in previous lives will immediately see auspicious realms when reciting the Buddha’s name. Those with heavy karma, lacking merit and virtue, will usually see evil realms when they begin Buddha Recitation. In time, these evil omens will disappear and gradually be replaced with auspicious omens.

·Về cảnh trong khi thức, nếu hành giả dụng công đến mức thuần thục, có lúc vọng tình thoạt nhiên tạm ngưng, thân ý tự tại. Có lúc niệm Phật đến bốn năm giờ, nhưng tự thấy thời gian rất ngắn như khoảng chừng đôi ba phút. Có lúc đang trì niệm, các tướng tốt lạ hiện ra. Có lúc vô ý, tinh thần bỗng nhiên được đại khoái lạc. Có lúc một động một tịnh, thấy tất cả tâm và cảnh đều không. Có lúc một phen thấy nghe, liền cảm ngộ lý khổ, không, vô thường, vô ngã, dứt tuyệt tướng ta và người. Những tướng trạng như thế nhiều không thể tả xiết!: If the practitioner’s efforts have reached a high level, there are times during his walking hours when all deluded feelings suddenly cease for a while, body and mind being at ease and free. At other times, the practitioner may recite for four or five hours but feel that the time was very short, perhaps two or three minutes. Or else, at times during recitation, wholesome omens will appear. At other times, unconsciously, his mind experiences great contentment and bliss. Sometimes, he realizes for a split second that mind and realm are both empty. At other times, just by hearing or seeing something once, he becomes awakened to the truth of suffering, emptiness, impermanence and No-Self, completely severing the marks of self and others. These occurrences are too numerous to be fully described!

·Có một Phật tử đang khi thức ngồi trong đêm tối niệm Phật, thoạt thấy dưới đất khắp nền nhà mọc lên hai loại hoa đỏ trắng cao tới thành giường, trên hư không hoa rơi xuống như mưa. Có vị đang khi quỳ niệm Phật, bỗng thấy trước bàn Phật hiện ra đóa hao sen đỏ, từ búp lần lần nở tròn, độ mười lăm phút sau liền tan biến: A layman was once reciting the Buddha’s name while seated in the dark. Suddenly he saw two types of flowers, red ones and white ones, springing up all over the floor, reaching as high as the edge of his bed; meanwhile, other flowers were dropping like rain from the sky. Another layman, while kneeling down to recite the Buddha’s name, suddenly saw a red lotus flower appear before the altar, its bud gradually opening up and disappearing after a few minutes.

·Có một Phật tử đang khi niệm Phật, cảnh giới xung quanh bỗng ẩn mất, trước mắt hiện ra biển nước mênh mông, êm tịnh không sóng gió, trên mặt biển mọc lên vô số hoa sen nhiều màu, đóa nào cũng to lớn; kế đó tướng biển ẩn mất, hiện ra cảnh núi non cỏ hoa tươi tốt, cổ thụ sum suê, có một ngôi chùa nguy nga tráng lệ; tiếp theo tướng chùa núi lại ẩn mất, hiện ra cảnh lưới châu, kết lại rồi đứt, đứt rồi kết lại. Đại loại có rất nhiều cảnh tướng như thế: There was yet another layman who, during recitation, would suddenly see everything around him disappear. In front of his eyes would appear the scene of an immense ocean, calm and still, with no wind or waves whatsoever; countless huge, multicolored lotus blossoms would spring up on the ocean surface. Afterward, the ocean scene would disappear, to be replaced by scenes of mountains, with verdant herbs and flowers, luxuriant century-old trees, and, by and by, a temple complex, sumptuous and magmificent. Then the temple and mountains would disappear, to be replaced by scenes of jewelled nets coming together then drawing apart, drawing apart then coming together again. There are, in general, many such scenes.

b)Những cảnh tướng như thế gọi là nội cảnh giới hay tự tâm cảnh giới, do một niệm khinh an hiện ra, hoặc do chủng tử lành của công đức niệm Phật trì chú biến hiện. Những cảnh nầy thoạt hiện liền mất, hành giả không nên chấp cho là thật có rồi để tâm lưu luyến. Nếu sanh niệm luyến tiếc, nghĩ rằng cảnh giới ấy sao mà nhẹ nhàng an vui, sao mà trang nghiêm tốt đẹp, rồi mơ tưởng khó quên, mong cho lần sau lại được thấy nữa, đó là điểm sai lầm rất lớn. Cổ nhân đã chỉ trích tâm niệm nầy là “gải trước chờ ngứa.” Bởi những cảnh tướng ấy do sự dụng công đắc lực tạm hiện mà thôi, chớ không có thật. Nên biết khi người tu dụng công đến trình độ nào tự nhiên cảnh giới ấy sẽ hiện ra: Visionary scenes such as the above, called “internal realms” or “realms of the Self-Mind,” have their origin in a thought of peace and stillness, or are caused by wholesome seeds generated by Buddha or Mantra Recitation. They appear suddenly and are lost immediately. The practitioner should not be attached to them, thinking that they are real, nor should he remember them fondly. It is an extreme mistake to develop nostalgia for them, thinking how ethereal, calm and peaceful, beautiful and well-adorned they were, they day-dream about them, unable to forget them, longing for their reappearance. The ancients have criticized such thoughts as “scratching in advance and waiting for the itch.” This is because these scenes have their origin in diligent exertion and appear temporarily. They have no true existence. We should realize that when the practitioner exerts a certain level of efforts, the scenes and features particular to that level will appear naturally.

·Ví như người lữ hành mỗi khi đi qua một đoạn đường, tất lại có một đoạn cảnh vật sai khác hiển lộ. Nếu như kẻ lữ hành chưa đến nhà, mà tham luyến cảnh bên đường không chịu rời bước, tất có sự trở ngại đến cuộc hành trình, và bị bơ vơ giữa đường chẳng biết chừng nào mới về đến nhà an nghỉ. Người tu cũng như thế, nếu tham luyến cảnh giới tạm, thì không làm sao chứng được cảnh giới thật. Thảng như mơ tưởng đến độ cuồng vọng, tất sẽ bị ma phá, làm hư hại cả một đời tu: Take the example of a traveller who views different scenery as he passes along various stretches of the road. If he has not reached home, yet develops such an attachment and fondness for a particular scene along the road that he refuses to proceed, his travel will be impeded. He will then be helplessly lost in the midst of his journey, not knowing when he will finally return home to rest. The practitioner is like that traveller; if he becomes attached to and fond of temporary realms and scenes, he will never attain the true realms. Were he to dream of them to the point of insanity, he would be destroyed by demons and waste an entire lifetime of practice!

·Kinh Kim Cang nói: “Phàm có những tướng đều là hư vọng; nếu thấy các tướng chẳng phải tướng, tức thấy Như Lai.” (phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng; nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai). “Có những tướng” không phải “những tướng có” thuộc về pháp hữu vi sanh diệt, bởi các tướng ấy chẳng tự bảo rằng mình có hay không, thật hay giả, chỉ do kẻ chưa ngộ đạo lý động niệm phân biệt, chấp cho là có, không, thật, giả, nên mới thành ra hư vọng. Đến như bậc tham thiền khi nhập định, thấy định cảnh mênh mang rỗng không trong suốt, tự tại an nhàn, rồi sanh niệm ưa thích; hay khi tỏ ngộ được một đạo lý cao siêu, rồi vui mừng chấp giữ lấy, cũng đều thuộc về “có tướng.” Và đã “có tướng” tức là có hư vọng. “Thấy các tướng” là thấy những tướng lành, dữ, đẹp, xấu, dơ, sạch, có, không, Phật, chúng sanh, cho đến cảnh ăm ấm, sáu trần, vân vân, “chẳng phải tướng,” nghĩa là thấy mà đừng chấp trước cũng đừng phủ nhận, cứ để cho nó tự nhiên. Tại sao không nên phủ nhận? Bởi các tướng tuy hư huyễn, nhưng cũng chẳng phải là không; ví như bóng trăng đáy nước, tuy không phải thật có, nhưng chẳng phải không có tướng hư huyễn của bóng trăng. Cho nên trong khi tu, nếu thấy các tướng hiện, đừng lưu ý, cứ tiếp tục dụng công; ví như người lữ hành, tuy thấy cảnh bên đường, nhưng vẫn tiến bước để mau về đến nhà. “Tức thấy Như Lai” là thấy bản tánh Phật, hay thấy được đạo vậy: The Diamond Sutra states: “Everything in this world that has marks is illusory; to see marks as not marks is to see the Tathagata.” Everything that has marks refers here to compounded, conditioned dharmas. Tose marks canot be said either to exist or not to exist, or to be true or false. Delusion arise precisely because unenlightened sentient beings discriminate, become attached and think that these marks exist or do not exist are real or are false. Even the fondness which some Zen practitioners develop for samadhi, upon entering concentration and experiencing this immense, empty, still, transparent, peaceful and free realm, falls into the category of “having marks.” The same is true when these practitioners, once awakened to a certain lofty, transcendental principle, joyfully grasp at it. Once there are marks, there is delusion. “To see marks” means to see such marks as auspicious or evil, good or bad, dirty or clean, existent or non-existent, Buddha or sentient beings, even the realms of the Five Skandas or the Six Dusts, etc. “As not marks” means seeing but neither becoming attached to nor rejecting them, just letting everything be. Why should we not reject them? It is because makrs, while illusory, are not non-existent. This is not unlike the reflection of the moon in the water. Although the reflected moon is not real, this does not mean that there is no illusory mark of moonlight. Therefore, if we see marks appear while we are cultivating, we should disregard them and redouble our efforts, just like the traveller, who views varied scenery en route but must push forward to reach home quickly. “To see the Tathagata” is to see the original Buddha Nature, to see the Way.

·Tóm lại, từ các tướng đã kể trên, cho đến sự nhứt tâm, lý nhứt tâm, đều là nội cảnh giới. Cảnh giới nầy có hai phương diện là Tương Tự và Phần Chứng. Cảnh tương tự là tạm thấy rồi liền mất. Cảnh phần chứng là một khi được tất được vĩnh viễn, vì đã chứng ngộ được một phần chân như. Không luận nội cảnh hay ngoại cảnh, nếu là tương tự đều không phải là chân cảnh giới, mà gọi là thấu tiêu tức, nghĩa là không thấu được một phần tin tức của chân tâm. Người thật phát lòng cầu giải thoát, chớ nên đem tướng thấu tiêu tức nhận làm chân cảnh giới. Thấu tiêu tức ví như cảnh trời âm u râm tối, hốt nhiên có trận gió thổi làm mây đem tạm tan, hé ra một chút ánh thái dương, kế đó mây đen lại che khuất. Lại như người xưa cọ cây lấy lửa, trước khi lửa bật lên, tất có tướng khói phát hiện. Chân cảnh giới ví như ánh thái dương sáng suốt giữa trời trong tạnh, và như lúc cọ cây đã lấy được lửa. Tuy nhiên, cũng đừng xem thường thấu tiêu tức, vì có được tướng nầy, mới chứng minh xác thực có chân cảnh giới. Nên từ đó gia công tinh tấn, thì chân cảnh giới mới không xa: In summary, all states of mind, from those described above to the state of one-pointedness of mind, belong to the category of “internal realms.” These realms have two aspects: “Attainment-like” and “Partial attainment.” “Attainment-like” realms appear temporarily and disappear immediately. “Partial attainment” realms are those that once achieved, we have forever, because we have actually attained a part of True Thusness. Regardless of whether it is internal or external, if it is “attainment-like” it is not a True Realm; it is merely a full understanding of some of the manifestations of the True Mind. Practitioners who truly seek liberation should not confuse these aspects, taking attainment-like marks for the True Realm. Attainment-like marks are like a dark, leaden sky which suddenly clears, thanks to the winds which temporarily push away the dark clouds, letting a few rays of sunlight through before the sky becomes overcast again. They also resemble the “mark” of smoke just before the fire, that people used to get when they rubbed two pieces of wood together. The True Realm can be likened to the bright sunlight in a clear and calm sky. It is like rubbing pieces of wood together and already having fire. However, we should not underestimate attainment-like marks, as they demonstrate the genuine existence of the True Realm. If, from that level, we diligently redouble our efforts, the True Realm is not that far away after all.

2)Ngoại Cảnh—External Realms:

a)Ngoại cảnh giới là cảnh không phải do nội tâm hiện ra, mà từ bên ngoài đến. Hoặc có hành giả thấy Phật, Bồ Tát hiện thân thuyết pháp, khuyến tấn khen ngợi. Hoặc có hành giả đang khi niệm Phật, thoạt nhiên tâm khai, thấy ngay cõi Cực Lạc. Hoặc có hành giả đang tịnh niệm thấy chư thần tiên đến, chắp tay vi nhiễu xung quanh tỏ ý kính trọng, hoặc mời đi dạo chơi. Hoặc có hành giả thấy các vong đến cầu xin quy-y. Hoặc có hành giả khi mức tu cao, bị ngoại ma đến thử thách khuấy nhiễu: External realms are realms which are not created by the mind, but come from the outside. For example, some practitioners might see Buddhas and Bodhisattvas appearing before them, preaching the Dharma, exhorting and praising them. Others, while reciting the Buddha’s name, suddenly experience an awakening and immediately see the Land of Ultimate Bliss. Some practitioners, in the midst of their pure recitation, see deities and Immortals arrive, join hands and circumambulate them respectfully, or invite them for a leisurely stroll. Still other practitioners see “wandering souls of the dead” arrive, seeking to take refuge with them. Yet others, having reached a high level in their practice, have to endure challenges and harassment from external demons.

b)Như khi xưa có một Phật tử căn tánh ngu tối, song thường kính niệm Đức Quán Thế Âm. Một đêm nằm mơ thấy Bồ Tát đến bảo nên thường tham cứu bài kệ sau đây, lâu ngày sẽ được khai ngộ:

“Đại trí phát nơi tâm 

Nơi tâm chỗ nào tìm?

Thành tựu tất cả nghĩa

Không cổ cũng không kim!”

For example, there was once a layman of rather dull capacities who constantly woeshipped Avalokitesvara Bodhisattva. During a dream one night, he saw the Bodhisattva urging him to meditate on the following stanza, and in time he would experience a Great Awakening:

“Great wisdom develops from the mind

Where in the Mind can it be found?

To realize all meanings,

Is to have neither past nor present.”

c)Những tướng trạng kể trên đều gọi là ngoại cảnh giới. Có người hỏi: “Thấy Phật thấy hoa sen, có phải là cảnh ma chăng? Kỳ thật, nếu nhân quả phù hợp, thì quyết không phải là cảnh ma. Bởi tông Tịnh Độ thuộc về “Hữu Môn,” người niệm Phật khi mới phát tâm, từ nơi tướng có mà đi vào, cầu được thấy Thánh cảnh. Đến khi thấy hảo tướng, đó là do quả đến đáp nhân, nhân và quả hợp nhau, quyết không phải là cảnh ma. Trái lại, như Thiền tông, từ nơi “Không Môn” đi vào, khi phát tâm tu liền quét sạch tất cả tướng, cho đến tướng Phật tướng Pháp đều bị phá trừ. Bậc thiền sĩ không cầu thấy Phật hoặc hoa sen, mà tướng Phật và hoa sen hiện ra, đó là nhân quả không phù hợp. Quả không có nhân mà phát hiện, đó mới chính là cảnh ma. Cho nên người tu thiền luôn luôn đưa cao gươm huệ, ma đến giết ma, Phật đến giết Phật, đi vào cảnh chân không, chẳng dung nạp một tướng nào cả: The realms and manifestations summarized above are called “External realms.” Some might ask, “To see Buddhas and lotus blossoms is it not to see demonic apparitions?” If cause and effect coincide, these are not “demonic realms.” This is because the Pure Land method belongs to the Dharma Door of Existence; when Pure Land practitioners first develop the Bodhi Mind, they enter the Way through forms and marks and seek to view the celestial scenes of the Western Pure Land. When they actually witness these auspicious scenes, it is only a matter of effects corresponding to causes. If cause and effect are in accord, how can these be “demonic realms?” In the Zen School, on the other hand, the practitioner enters the Way through the Dharma Door of Emptiness. Right from the beginning of his cultivation, he wipes out all marks, even the marks of the Buddhas or the Dharma are destroyed. The Zen practitioner does not seek to view the Buddhas or the lotus blossoms, yet the marks of the Buddhas or the lotus blossoms appear to him. Therefore, cause and effect do not correspond. For something to appear without a corresponding cause is indeed the realm of the demons. Thus, the Zen practitioner always holds the sword of wisdom aloft. If the demons come, he kills the demons; if the Buddha comes, he kills the Buddha, to enter the realm of True Emptiness is not to tolerate a single mark. 

Nhị Căn: Hai loại căn—Two roots:

(A)

1)Lợi căn: Keen (able) root.

2)Độn căn: Dull root.

(B)

1)Chính căn: Thắng nghĩa căn—Khả năng sử dụng các căn để nhận thức rõ về chân lý, chứ không phải là sở kiến phàm phu—The power or ability which uses the sense organs to discern the truth.

2)Phù căn: Phù Trần căn—Năm căn hay y xứ của năm căn trên thân thể—The sense organs as aids. 

(C)

1)Nam căn: Male organ.

2)Nữ căn: female organ.

Nhị Câu Phạm Quá: Cả hai đều phạm lỗi—Một từ ngữ nói về những chỉ trích của Thiên Thai về Hoa Nghiêm, dù cho Thiên Thai là Viên giáo, nhưng nó vẫn còn có những chỗ thô chỗ dở của Biệt giáo so với giáo pháp thực sự hoàn hảo thời Pháp Hoa—Both have mistakes—A term applied by T’ien-T’ai in criticism of Hua-Yen, which while it is a perfect or complete doctrine, yet has the “crudities” of the Avatamsaka or Lotus sects (Biệt Giáo) and comes short of the really perfect Lotus doctrine.

Nhị Cầu: Hai loại mong cầu—Two kinds of seeking:

1)Đắc cầu: Cầu được những điều khoái lạc sung sướng—Seeking to get something of enjoyment and happiness.

2)Mệnh cầu: Cầu được sống lâu mãi mãi—Seeking long life.

Nhị Chân Như: Theo Phật Giáo, có hai loại Chân Như—According to Buddhism, there are two aspects of the bhutatathata, or two truths:

(A)

1)Bất biến chân như (vạn pháp tức chân như): An lập chân như—Tùy theo duyên vô minh mà khởi lên trong thế giới hiện tượng mà chân tính bất biến—The changeless essence or substance.

2)Tùy duyên chân như (chân như tức vạn pháp): Phi an lập chân như—Tùy theo duyên vô minh mà dấy lên như trong thế giới hiện tượng—Its conditioned or ever-changing forms, as in the phenomenal world.

(B)

1)Ly ngôn chân như: Thể tướng của chân như vốn xa lìa tướng ngôn ngữ, tướng tâm niệm—The inexpressible absolute, only mentally conceivable.

2)Y ngôn chân như: Dựa vào ngôn ngữ lời nói giả danh để hiện rõ chân tướng—Aspects expressed in words.

(C)

1)Không chân như: Lìa hết thảy các pháp nhiễm lây, dường như hư không hay tấm gương sáng, không có gì trong đó—The absolute as the void (space, the sky, the clear mirror).

2)Bất không chân như: Chơn như đủ hết thảy các pháp tịnh, như gương sáng hiện lên muôn vẻ—The absolute in manifestation or phenomenal (images in the mirror)—The womb of the universe in which are all potentialities.

(D)

1)Tại triền chân như: Còn gọi là Hữu Cấu Chân Như, tức là chân như ở trong ràng buộc—The Buddha nature in bonds.

2)Xuất triền chân như: Còn gọi là Vô Cấu Chân Như, tức là chân như ra khỏi ràng buộc—The Buddha nature set free by the manifestation of the Buddha and Bodhisattvas.

(E)

1)Hữu cấu chân như: Chân như có bợn nhơ, như trong trường hợp chúng sanh là những người chưa giác ngộ (lục bình bám rễ trong bùn)—The Buddha-nature defiled, as unenlightened man (water lily with its roots in the mud).

2)Vô cấu chân như: Chân như không bợn nhơ, như nơi chư Phật hiển hiện Phật tánh thanh tịnh và trong sáng như trăng rằm—The pure Buddha-nature, purified or bright as the full moon. 

(F)

1)An lập Chân như: See Bất biến Chân như.

2)Phi An lập Chân như: See Tùy duyên Chân như.

(G) 

1)Tương đãi chân như: Chơn như trong thế giới hiện tượng, y theo lời nói giả danh mà hiển hiện ra, bất biến mà tùy duyên—Relative or conventional, everyday truth of the mundane world subject to delusion and dichotomies.

a)Chơn như tương đối trong thế giới hiện tượng, y theo lời nói giả danh mà hiện ra, bất biến mà tùy duyên—The relative truth, or the truth of the unreal, manifests ‘stillness but is always illuminating,’ which means that it is immanent in everything.

b)Những nhà tư tưởng của trường phái Tịnh Độ chấp nhận dùng tương đãi chân như để diễn tả tuyệt đãi chân như, hay dùng tương đãi chân như như là cỗ xe phương tiện đưa chúng ta đến tuyệt đãi chân như. Phương thức giúp hành giả Tịnh Độ dựa trên sắc tướng để đạt đến Phật tánh là cái vô tướng—Pure Land thinkers accepted the legitimacy of conventional truth as an expression of ultimate truth and as a vehicle to reach Ultimate Truth. This method of basing on form helps cultivators reach the Buddhahood, which is formless. 

2)Tuyệt đãi chân như: Chơn như tuyệt đối, siêu việt, hay chân không tuyệt đối, đây là những gì chư Phật đã dạy, tùy duyên mà bất biến—The ultimate or absolute Truth, transcending dichotomies, as taught by the Buddhas. The absolute truth, or the truth of the void, manifests’illumination but is always still,’ and this isn absolutely inexplicable. 

** For more information, please see Chân

Như (C).

Nhị Chấp:

(A)Hai tà chấp hay luyến ái—Two erroneous tenets or attachments—Illusions—Do ngã pháp chấp, ảo vọng phát khởi—All illusion arises from holding to the reality of the ego and of things:

1)Ngã chấp: Nhân chấp hay chấp cái ngã có thật—Attachment of the reality of the ego, permanent personality, the atman, soul or self.

2)Pháp chấp: Chấp rằng vạn pháp có thật—Attachment of the reality of dharma, things or phenomena.

(B)Hai thuyết chấp về luân hồi—Two theories on reicarnation: Hai thuyết nầy đều không đúng với luật “Luân Hồi” của đạo Phật. Theo giáo lý nhà Phật thì chúng sanh lăn lộn trong luân hồi sanh tử, vòng luân hồi xoay chuyển chúng sanh trong lục đạo. Phật tử không tin nơi đoạn diệt, vì đoạn diệt căn cứ trên sự hiểu biết không toàn hảo về chân như thực tánh; mà cũng không tin nơi thường hằng vì Phật tử không tin thế giới nầy hay thế giới nào khác lại có sự trường cửu không thay đổi—Both theories do not conform to the Buddhist law of causality. In Buddhist view, men are tied to the cycle of birth and death, the cycle of reincarnation. This cycle turns around and around, compelling men to reincarnate in one of the six realms. Buddhists believe that Nihilism is false because it is based on incomplete understanding of reality. Eternalism is also wrong, because Buddhists cannot accept that there is anything either in this world or any other world that is eternal or unchangeable.

1)Chấp Đoạn Kiến—Attachment on Nihilism: Thuyết nầy tin rằng loài người cũng như vật, chết là mất là mất hẳn, không còn gì sau đó, là cát bụi con người trở về với cát bụi. Các khoa học gia cho rằng mỗi cá nhân vào đời lúc được thọ thai do tinh cha trứng mẹ, sống cuộc đời của mình và chết, chấm dứt hiện hữu—This theory believes in nihilism, claims that after death there is nothing left. Man born from dust will return to dust. This is what scientists believe. They say every person conceived by the fusion of a sperm and egg, will live his life and will die, thus terminating his existence on earth.

2)Chấp Thường Kiến—Attachment on Eternalism: Thuyết nầy tin rằng trước khi là người, con người không có hiện hữu, rồi được tạo nên, con người được sanh vào đời do ý chí của một vị thần linh. Người ấy sống đời mình, rồi tùy theo những gì mình tin tưởng hay những hành động của mình trong đời, sẽ được về vĩnh viễn trên cõi thiên đàng hoặc bị đày vĩnh viễn nơi địa ngục—This theory believes in eternalism, believes that man was created by the will of some Deity. He will live his life and act according to his beliefs in order to return to Heaven or to be condemned forever in Hell.

Nhị Chúng: Hai chúng Phật giáo—Two groups of Buddhist followers:

1)Chúng Xuất gia: Tu sĩ xuất gia là những vị đã giữ từ mười giới trở lên—The monks or clergy who observe at least ten commandments.

2)Chúng tại gia: Cư sĩ tại gia là các vị chỉ giữ từ năm đến tám giới—The laity who observe the five and the eight commandments.

Nhị Chủng: Hai loại—Two kinds or classes.

Nhị Chủng Bát nhã: See Nhị Bát nhã.

Nhị Chủng Bịnh: Hai loại bịnh—Two kinds of sickness:

1)Thân bịnh: Physical sickness.

2)Tâm bịnh: Mental or spiritual sickness.

Nhị Chủng Bồ Đề Tâm: Two kinds of Bodhi-mind.

1)Duyên Sự Bồ Đề Tâm: See Duyên Sự Bồ Đề Tâm, and Tứ Hoằng Thệ Nguyện.

2)Duyên Lý Bồ Đề Tâm: See Duyên Lý Bồ Đề Tâm.

Nhị Chủng Bồ Tát: Hai loại Bồ Tát—Two kinds of Bodhisattvas:

(A) 

1)Tại gia Bồ Tát: Lay Bodhisattvas.

2)Xuất gia Bồ Tát: Monastic Bodhisattvas.

(B) Chư Phật và chư Bồ Tát lấy đại bi làm sự nghiệp. Vậy người đã phát tâm Bồ Đề, nếu muốn cứu độ chúng sanh, chỉ nên nguyện sanh trong ba cõi, ở nơi đời ngũ trược, vào ba đường ác mà cứu khổ cho chúng hữu tình. Nếu đã phát tâm tu theo Phật mà lại xa rời chúng sanh, tự sống riêng một cuộc đời an ổn, e rằng thiếu lòng từ bi, chuyên lo tự lợi và trái với đạo Bồ Đề. Theo Đại Sư Trí Giả và Thiên Như trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, có hai hạng Bồ Tát—Great Compassion is the life calling of Buddhas and Bodhisattvas. Thus, those who have developed the Bodhi Mind, wishing to rescue and ferry other sentient beings across, should simply vow to be reborn in the Triple Realm, among the five turbidities and the three evil paths. If we abandon sentient beings to lead a selfish life of tranquility, we lack compassion. A preoccupation with egoistic needs contrary to the path of enlightenment. According to Masters Chih-I and T'ien-Ju in The Pure Land Buddhism, there are two types of Bodhisattvas.

1)Bậc tu Bồ Tát đạo đã lâu, đã chứng được Vô Sanh Pháp Nhẫn—Those who have followed the Bodhisattva path for a long time and attained the Tolerance of Non-Birth or insight into the non-origination of phenomena: Bậc nầy có thể nguyện sanh trong đời ác để cứu độ chúng sanh mà không sợ cùng chúng sanh đắm chìm trong biển sanh tử luân hồi. Luận Đại Trí Độ dạy: “Bậc Bồ Tát đã chứng Vô Sanh Nhẫn cũng ví như người có thân nhân bị nước lôi cuốn, mà có đủ đầy khả năng và phương tiện, người ấy tỉnh sáng lấy thuyền bơi ra cứu, nên cả hai đều không bị nạn trầm nịch.”—These Bodhisattvas can vow to be reborn in this evil realm to rescue sentient beings without fear of being drown in the sea of Birth and Death with sentient beings. The Perfection of Wisdom Treatise states: “Take the case of the person who watches a relative drowning in the river, a person, more intelligent and resourceful, hurries off to fetch a boat and sails to rescue his relative. Thus both persons escape drowning. This is similar to the case of a Bodhisattva who has attained Tolerance of Non-Birth, has adequate skills and means to save sentient beings.” 

2)Bậc chưa chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn và hàng phàm phu mới phát tâm Bồ Tát—Bodhisattvas who have not attained the Tolerance of Non-Birth, as well as ordinary people who have just developed the Bodhi Mind: Những vị nầy cần phải thường không rời Phật mới có cơ thành tựu được nhẫn lực và có thể ở trong ba cõi, vào nơi đời ác để cứu độ chúng sanh. Cho nên Đại trí Độ Luận nói: “Hạng phàm phu còn đủ mọi sự ràng buộc, dù có lòng đại bi, nhưng vội muốn sanh trong đời ác để cứu độ chúng hữu tình khổ não, đó là điều không hợp lý. Tại sao thế? Vì trong cõi đời ác trược, nghiệp phiền não mạnh mẽ. Khi ấy mình đã không có nhẫn lực, tức tâm sẽ tùy cảnh mà chuyển, rồi bị sắc, thanh, danh, lợi trói buộc, sanh ra đủ nghiệp tham, sân, si. Chừng đó tự cứu đã không xong, nói chi là cứu độ chúng sanh? Giả sử được sanh trong cõi người thì cảnh xấu ác, kẻ tà ngoại dẫy đầy, nguời chánh chơn khó gặp, cho nên Phật pháp không dễ gì được nghe, Thánh đạo không dễ gì chứng được. Nếu là người do nhân bố thí, trì giới hay tu phước mà được làm bậc quyền quý, mấy ai không mê đắm cảnh giàu sang, buông lung trong trường dục lạc? Lúc đó dù có bậc thiện tri thức khuyên bảo, họ cũng không chịu tin làm theo, lại vì muốn thỏa mãn lòng tham dục của mình, nương quyền cậy thế sẳn có, gây ra thêm nhiều tội nghiệp. Đến khi chết rồi, bị đọa vào tam đồ trải qua vô lượng kiếp, khi khỏi tam đồ dầu có sanh được làm người cũng phải thọ thân bần tiện; nếu không gặp thiện tri thức lại mê lầm gây thêm tội ác thì lại bị đọa nữa. Từ trước đến nay chúng sanh luân hồi đều ở trong tình trạng ấy. Vì thế mà Kinh Duy Ma nói: “Chính bịnh của mình còn không tự cứu được, đâu có thể cứu được bịnh cho kẻ khác.” Luận Đại Trí Độ cũng nói: “Ví như hai người, mỗi kẻ đều có thân nhân bị nước lôi cuốn, một người tánh gấp nhảy ngay xuống nước để cứu vớt, nhưng vì thiếu khả năng và phương tiện nên cả hai đều bị đắm chìm.” Bậc Bồ Tát mới phát tâm vì chưa đủ nhẫn lực nên chẳng những không cứu được chúng sanh, mà còn hại đến chính bản thân mình. Thế nên Đại Trí Độ Luận dạy tiếp: “Bồ Tát sơ tâm như trẻ thơ không nên rời mẹ, nếu rời mẹ thì hoặc rơi vào hầm giếng, té xuống sông đầm, hoặc đói khát mà chết. Lại như chim non chưa đủ lông cánh, chỉ có thể nhảy chuyền theo cành cây; đợi chừng nào lông cánh đầy đủ, mới có thể bay xa, thong thả vô ngại. Phàm phu không nhẫn lực; chỉ nên chuyên niệm Phật A Di Đà cho được nhất tâm, đợi khi tịnh nghiệp thành tựu, lúc lâm chung sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh, quyết định không nghi. Khi thấy Đức Phật A Di Đà và chứng quả Vô Sanh rồi, chừng ấy sẽ cỡi thuyền Pháp Nhẫn vào biển luân hồi cứu vớt chúng sanh, mặc ý làm vô biên Phật sự”—If these Bodhisattvas aspire to perfect that Tolerance and enter the evil life of the Triple Realm to save sentient beings, they should always remain close to the Buddhas and Good Advisors. The Perfection of Wisdom Treatise states: “It is unwise for human beings who are still bound by all kinds of afflictions, even if they possess a great compassionate Mind, to seek a premature rebirth in this evil realm to rescue sentient beings. Why is this so? It is because this evil, defiled world, afflictions are powerful and widespread. Those who lack the power of Tolerance of Non-Birth are bound to be swayed by external circumstances. They then become slaves to form and sound, fame and fortune, with the resulting karma of greed, anger and delusion. Once this occurs, they cannot even save themselves, how can they save others?” If, for example, they are born in the human realm, in this evil environment full of non-believers and externalists, it is difficult to encounter genuine sages. Therefore, it is not easy to hear the Buddha Dharma nor achieve the goals of the sages. Of those who planted the seeds of generosity, morality and blessings in previous lives and are thus now enjoying power and fame, how many are not infatuated with a life of wealth and honor, allowing in endless greed and lust? Therefore, even when they are counselled by enlightened teachers, they do not believe them nor act accordingly. Moreover, to satisfy their passions, they take advantage of their existing power and influence, creating a great deal of bad karma. Thus, when their present life comes to an end, they descend upon the three evil paths for countless eons. After that, they are reborn as humans of low social and economic status. If they do not then meet good spiritual advisors, they will continue to be deluded , creating more bad karma and descending once again into the lower more realms. From time immemorial, sentient beings caught in the cycles of Birth and Death have been in this predicament. The Vimalakirti Sutra also states: “If you cannot even cure your own illness, how can you cure the illnesses of others?” The Perfection of Wisdom Treatise further states: “Take the case of two persons, each of whom watches a relative drowning in the river. The first person, acting on impulse, hastily jumps into the water. However, because he lacks capabilities and the necessary means, in the end, both of them drown.” Thus newly aspiring Bodhisattvas are like the first individual, who still lacks the power of Tolerance of Non-Birth and cannot save sentient beings. The Perfection of Wisdom Treatise further teaches: “This is not unlike a young child he should not leave his mother, lest he fall into a well, drown in the river or die of starvation; or a young bird whose wings are not fully developed. It must bide its time, hopping from branch to branch, until it can fly afar, leisurely and unimpeded. In the same manner, ordinary people who lack the Tolerance of Non-Birth should limit themselves to Buddha Recitation, to achieve one-pointedness of Mind. Once that goal is reached, at the time of death, they will certainly be reborn in the Pure Land. Having seen Amitabha Buddha and reached the Tolerance of Non-Birth, they can steer the boat of that Tolerance into the sea of Birth and Death, to ferry sentient beings across and accomplish countless Buddha deeds at will.” 

Nhị Chủng Bồ Tát Thân: Hai loại thân Bồ Tát—Two kinds of Bodhisattva’s body:

1)Nhục thân Bồ Tát: Thân sống chết của Bồ Tát—Bodhisattva’s mortal body.

2)Kim thân bất hoại Bồ Tát: Bodhisattva’s immortal body. 

Nhị Chủng Bố Thí: Hai loại bố thí—Two kinds of dana or charity—See Nhị Bố Thí.

Nhị Chủng Chấp Trì: Theo Tịnh Độ tông, chấp trì có nghĩa là luôn luôn tụng niệm, niệm nào cũng phải nhớ lấy danh hiệu của Đức Phật A Di Đà. Vì thế cho nên chấp trì còn được gọi là “Trí Tuệ Suy Nghĩ.” Theo Kinh A Di Đà Yếu Nghĩa, Hán dịch bởi Ngài Cưu Ma La Thập, ngài Trí Húc giải thích, và cư sĩ Tư Nhuận Việt dịch, có hai loại “Chấp Trì”—According to the Pure Land Sect, reciting the Buddha-name is a matter of being mindful of the Buddha-name from moment to moment, thus it is the “wisdom that comes from reflecting.” According to the Amitabha Sutra (translated into Chinese by Kumarajiva, explained by Bhikshu Trí Húc, and translated into Vietnamese by lay person Tuệ Nhuận), there are two levels of practice in reciting the Buddha-name.

1)Sự Trì: Reciting the Buddha-name at the phenomenal level—Người “sự trì” là người tin có Phật A Di Đà ở cõi tây Phương Tịnh Độ, nhưng chưa thông hiểu thế nào là “Tâm mình tạo tác ra Phật, Tâm mình chính là Phật.” Nghĩa là người ấy chỉ có cái tâm quyết chí phát nguyện cầu vãng sanh Tịnh Độ, như lúc nào cũng như con thơ nhớ mẹ chẳng bao giờ quên—Reciting the Buddha-name at the level of phenomenal level means believing that Amitabha Buddha exists in His Pure Land in the West, but not yet comprehending that he is a Buddha created by the Mind, and that this Mind is Buddha. It means you resolve to make vows and to seek birth in the Pure Land, like a child longing for its mother, and never forgetting her for a moment.

2)Lý Trì: Reciting the Buddha-name at the level of inner truth—Người “lý trì” là người tin rằng Phật A Di Đà ở Tây Phương là Phật đã có sẳn trong tâm mình, là Phật do Tâm mình tạo ra, mình lấy ngay cái danh hiệu Phật lớn lao và có sẳn trong Tâm mình đó mà buộc Tâm mình vào, khiến cho nó chớ tạm quên—Reciting the Buddha-name at the level of inner truth or noumenon means believing that Amitabha Buddha and His Pure Land in the West are inherent features of our own pure Minds, the creation of our own pure Minds. It means using the great name of Amitabha Buddha, which is inherent in our Minds and the creation of our Minds, as a focal point to concentrate our minds on, so that we never forget it for a moment.

Nhị Chủng Cúng Dường: See Nhị Cúng Dường in Vietnamese-English Section.

Nhị Chủng Điên Đảo: Two conditions for being upside down—Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Bảy, Đức Phật đã nhắc nhở ngài A Nan về hai loại điên đảo như sau: “Ông A Nan! Ông muốn tu chân tam ma địa, thẳng đến đại Niết Bàn của Như Lai, trước hết phải biết hai thứ điên đảo là chúng sanh và thế giới. Nếu điên đảo không sinh, đó là chân tam ma địa của Như Lai.”—According to the Surangama Sutra, book Seven, the Buddha reminded Ananda about the two conditions for being upside down as follows: “Ananda! You now wish to cultivate true samadhi and arrive directly at the Thus Come One’ Parinirvana, first, you should recognize the two upside-down causes of living beings and the world. If this upside-down state is not produced, then there is the Thus Come One’s true samadhi.”

1)Chúng Sanh Điên Đảo: Upside-down state of living beings—Ông A Nan! Thế nào gọi là chúng sanh điên đảo? Ông A Nan! Do tính minh tâm, cái tính sáng suốt viên mãn. Nhân cái vọnh minh phát ra vọng tính. Cái tính hư vọng sinh ra cái tri kiến hư vọng. Từ rốt ráo không sinh rốt ráo có. Do cái năng hữu ấy, mới có những cái sở hữu. Chẳng phải nhân thành sở nhân. Rồi có cái tướng trụ và sở trụ. Trọn không căn bản. Gốc không có chỗ y trụ, gây dựng ra thế giới và chúng sanh. Mê cái tính bản nguyên minh, mới sinh ra hư vọng. Vọng tính không có tự thể, chẳng phải là có chỗ sở y. Toan muốn trở lại chân. Cái muốn chân đó chẳng phải thật là chân như tính. Chẳng phải chân mà cầu trở lại chân, hóa ra thành hư vọng tướng. Chẳng phải: “sinh, trụ, tâm, pháp,” lần lữa phát sinh, sinh lực tăng tiến mãi, huân tập thành nghiệp. Đồng nghiệp cảm nhau. Nhân có cảm nghiệp, diệt nhau sinh nhau. Do đó nên có chúng sanh điên đảo—Ananda! What is meant by the upside-down state of living beings? Ananda! The reason that the nature of the mind is bright is that the nature itself is the perfection of brightness. By adding brightness, another nature arises, and rom that false nature, views are produced, so that from absolute nothingness comes ultimate existence. All that exists comes from this; every cause in fact has no cause. Subjective reliance on objective appearances is basically groundless. Thus, upon what is fundamentally unreliable, one set up the world and living beings. Confusion about one’s basic, perfect understanding results in the arising of falseness. The nature of falseness is devoid of substance; it is not something which can be relied upon. One may wish to return to the truth, but that wish for truth is already a falseness. The real nature of true suchness is not a truth that one can seek to return to. By doing so one misses the mark. What basically is not produced, what basically does not dwell, what basically is not the mind, and what basically are not dharmas arise through interaction. As they arise more and more strongly, they form the propensity to create karma. Similar karma sets up a mutual stimulus. Because of the karma thus generated, there is mutual production and mutual extinction. That is the reason for the upside-down state of living beings. 

2)Thế Giới Điên Đảo: Upside-down state of the world—Ông A Nan! Thế nào gọi là thế giới điên đảo? Cái có và cái bị có ấy, nhân hư vọng sinh, nhân đó giới lập. Chẳng phải nhân, sở nhân, không trụ và sở trụ, thiên lưu chẳng dừng. Nhân đó thế lập. Ba đời bốn phương hòa hợp xen nhau, biến hóa chúng sanh thành 12 loại (see Thập Nhị Loại Chúng Sanh). Bởi đó thế giới nhân động có tiếng, nhân tiếng có sắc, nhân sắc có hương, nhân hương có xúc, nhân xúc có vị, nhân vị biết pháp. Sáu thứ vọng tưởng nhiễu loạn thành nghiệp tính. Mười hai thứ phân ra khác. Do đó lưu chuyển, nên ở thế gian “tiếng, hương, vị, xúc,” cùng 12 biến hóa xoay vần thành một vòng lẩn quẩn. Nhân các tướng điên đảo luân chuyển ấy, mới có thế giới: các loài noãn sanh, thai sanh, thấp sanh, hóa sanh, loài có sắc, loài không sắc, loài có tưởng, loài không tưởng, loài chẳng phải có sắc, loài chẳng phải không sắc, loài chẳng phải có tưởng, loài chẳng phải không tưởng. Ông A Nan! Chúng sanh trong mỗi loại đều đủ 12 thứ điên đảo. Ví như lấy tay ấn vào con mắt, thấy hoa đốm phát sinh. Hư vọng loạn tưởng điên đảo và chân tịnh minh tâm cũng như thế.”—Ananda! What is meant by the upside-down state of the world? All that exists comes from this; the world is set up because of the false arising of sections and shares. Every cause in fact has no cause; everything that is dependent has nothing on which it is dependent, and so it shifts and slides and is unreliable. Because of this, the world of the three periods of time and four directions comes into being. Their union and interaction bring about changes which result in the twelve categories of living beings. That is why, in this world, movement brings about sounds, sounds bring about forms, forms bring about smells, smells bring about contact, contact brings about tastes, and tastes bring about awareness of dharmas. The random false thinking resulting from these six creates karma, and this continuous revolving becomes the cause of twelve different categories. And so, in the world, sounds, smells, tastes, contact, and the like, are each transformed throughout the twelve categories to make one complete cycle. The appearance of being upside down is based on this continuous process. Therefore, in the world, there are those born from eggs, those born from womb, those born from moisture, , those born by transformation, those with form, those without form, those with thought, those without thought, those not totally endowed with form, those not totally lacking form, those not totally endowed with thought, and those not totally lacking thought. Ananda! Each of these categories of beings is replete with all twelve kinds of upside-down states, just as pressing on one’s eye produces a variety of flower-like images. With the inversion of wonderful perfection, the truly pure, bright mind becomes glutted with false and random thoughts.

*** For more information, please see Thập

Nhị Loại Chúng Sanh. 

Nhị Chủng Định: Hai loại định—There are two kinds of samadhi:

1)Tán Định: Thiền định tổng quát hay tản mạn của Dục Giới—Scattered or general meditation in the world of desire.

2)Thiền Định: Thiền định trong cõi Sắc giới hay Vô Sắc giới—Abstract meditation in the realms of form and beyond form.

Nhị Chủng Hữu: Theo Thanh Tịnh Đạo, có hai loại Hữu—According to the Path of Purification, there are two kinds of becoming.

1)Nghiệp Hữu: Karma-process becoming—Chính tiến trình nghiệp là hữu, thì gọi là nghiệp hữu. Nghiệp cần được hiểu là hữu vì nó đem lại hữu hay sự tái sanh. Trước hết, nghiệp hữu nói vắn tắt là hành và các pháp tham dục, vân vân, tương ưng với hành cũng được xem là nghiệp. Nghiệp hữu bao gồm phước hành, phi phước hành, bất động hành, ở bình diện nhỏ (hữu hạn) hay bình diện lớn (đại hành). Tất cả những nghiệp đưa đến sự tái sanh đều là nghiệp hữu—The karma-process itself is karma-process becoming. The karma should be understood as becoming. The karma-process becoming in brief is both volition also and the states covetousness, etc., associated with the volition and reckoned as karma too. Karma-process becoming consists of the formation of merit, the formation of demerit, the formation of the imperturbable, either with a small (limited) plane or with a large plane. All karmas that lead to becoming are called karma-process becoming. 

2)Sinh Hữu: Rebirth-process becoming.

a)Chính tiến trình tái sanh là hữu thì gọi là sanh hữu. Tái sanh là hữu vì nó hiện hữu. Sanh hữu nói vắn tắt là các uẩn do nghiệp sanh—Rebirth is becoming since it becomes. Rebirth-process becoming briefly is aggregates generated by karma.

b)Sanh hữu gồm chín loại: It is of nine kinds:

·Dục hữu: Loại hữu có dục vọng—Sense-desire becoming, the kind of becoming possessed of sense-desires.

·Sắc hữu: Loại hữu có sắc—Fine-material becoming, the kind of becoming possessed of fine material.

·Vô sắc hữu: Loại hữu vô sắc—Immaterial becoming, the kind of becoming possessed of immaterial.

·Tưởng hữu: Loại hữu có tưởng—Percipient becoming, the kind of becoming possessed of perception.

·Vô tưởng hữu: Loại hữu không có tưởng—Non-percipient becoming, the kind of becoming possessed of non-perception.

·Phi tưởng phi phi tưởng hữu: Loại hữu không có tưởng mà cũng không có không tưởng—Neither-percipient-nor-non-percipient becoming, the kind of becoming possessed of neither perception nor non-perception.

·Hữu nhất uẩn: Loại hữu có một uẩn—One-constituent becoming, the kind of becoming possessed of one constituent.

·Hữu tứ uẩn: Loại hữu có bốn uẩn—Four-constituent becoming, the kind of becoming possessed of four constituents.

·Hữu ngũ uẩn: Loại hữu có năm uẩn—Five-constituent becoming, the kind of becoming possessed of five constituents. 

Nhị Chủng Hữu Tri Thức: Two kinds of advisor.

1)Thiện Hữu Tri Thức: Good advisor—See Thiện Hữu Tri Thức.

2)Ác Hữu Tri Thức: Bad advisor—See Ác Tri Thức.

Nhị Chủng Khất Sĩ: Hai loại khất sĩ—Two kinds of mendicant:

1)Nội Khất: Người có khả năng tự kềm chế nội tâm—Those who are able to self-control his or her internal mental or spiritual methods.

2)Ngoại Khất: Người có khả năng tự kềm chế những hình thức bên ngoài—Those who are able to self-control his or her externals such as strict diet.

Nhị Chủng Luật Nghi: Two kinds of rules or customs.

1)Ác Luật Nghi: Bad, or evil rules and customs.

2)Thiện Luật Nghi: Good rules and customs. 

Nhị Chủng Lực: Two kinds of power—Hàng phàm phu nghiệp ác sâu dầy, đầy đủ tất cả phiền não, dù có ít nhiều công đức tu hành, hoặc chướng vẫn chưa vơi, được trong muôn một. Cõi Cực Lạc rất trang nghiêm thanh tịnh, còn siêu việt hơn tam giới, thế thì hạng phàm phu làm sao được vãng sanh? Theo Trí Giả và Thiên Như Đại Sư trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, có hai loại lực—Ordinary people are entirely enmeshed in heavy evil karma and are full of all kinds of afflictions. Even though they may have some virtues as a result of cultivation, they find it difficult to sever even a fraction of their defilements and hindrances. The Land of Ultimate Bliss, on the other hand, is extremely purely adorned, transcending the Triple Realm. How can such depraved common mortals hope to be reborn there? According to Masters Chih-I and T’ien-Ju in the Pure Land Buddhism, there are two kinds of power.

1)Tự Lực—Self-power: Về tự lực, hàng cụ phược phàm phu ở thế giới nầy tuy có đôi chút tu hành, thật ra chưa có thể sanh về Tịnh Độ và chưa xứng đáng được ở Tịnh Độ. Kinh Anh Lạc nói: “Từ địa vị cụ phược phàm phu chưa biết Tam Bảo và nhân quả thiện ác, trước tiên mới phát tâm Bồ Đề phải lấy tín làm gốc, đến khi vào đạo Phật lại lấy giới làm nền tảng. Hạng phàm phu nầy khi mới thọ Bồ Tát giới, nếu mỗi đời cứ tiếp tục giữ giới như thế không cho khuyết phạm, trải qua ba kiếp mới đến địa vị sơ phát tâm trụ. Lại cứ như thế mà tu thập tín, thập ba la mật cùng vô lượng hạnh nguyện, nối nhau không gián đoạn, mãn một vạn kiếp mới đến ngôi đệ lục Chánh Tâm trụ. Khi tiến lên đệ thất Bất Thối trụ tức là đã vào chủng tánh vị, nhưng địa vị nầy cũng chưa được sanh về Tịnh Độ—As far as self-power is concerned, while the ordinary beings of this world, totally bound by their attachments and afflictions, may have some level of cultivation, in reality, they still cannot be reborn in the Pure Land nor deserve to reside there. The Peace and Bliss Collections states: “Those who first develop the Bodhi Mind, starting from the level of completely fettered ordinary people ignorant of the Three Treasures and the Law of cause and Effect, should base themselves initially on faith. Next, when they have embarked upon the Bodhi path, the precepts should serve as their foundation. If these ordinary people accept the Bodhisattva precepts and continue to uphold them unfailingly and without interruption for three kalpas, they will reach the First Abode of Bodhisattvahood. If they pursue their cultivation in this manner through the Ten Paramitas as well as countless vows and practices, one after another without interruption, at the end of ten thousand kalpas they will reach the Sixth Abode of Bodhisattvahood. Should they continue still further, they will reach the Seventh Abode or Non-Retrogression. They will then have entered the stage of the ‘Seed of Buddhahood,’ i.e., they are assured of eventual Buddhahood. However, even then, they still cannot achieve rebirth in the Pure Land.

2)Tha Lực—Other-power: Về tha lực, nếu kẻ nào tin nơi nguyện lực đại bi nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật của Đức Phật A Di Đà, rồi phát lòng Bồ Đề tu môn Niệm Phật Tam Muội, chán thân hữu lậu trong ba cõi, thực hành bố thí, trì giới, cùng các phước nghiệp, mỗi hạnh đều hồi hướng nguyện sanh Tây Phương Cực Lạc thì cơ cảm hợp nhau, nương nhờ Phật lực liền được vãng sanh—With regard to other-power, if anyone believes in the power of Amitabha Buddha’s compassionate vow to rescue sentient beings and then develops the Bodhi-Mind, cultivates the Buddha Remembrance (Recitation) Samadhi, grows weary of his temporal, impure body in the Triple Realm, practices charity, upholds the precepts and performs other meritorious deeds, dedicating all the merits and virtues to rebirth in the Western Pure Land, his aspirations and the Buddha’s response will be in accord. Relying thus on the Buddha’s power, he will immediately achieve rebirth.

Nhị Chủng Nghiệp: Hai loại nghiệp—There are two kinds of karma:

(A)

1)Nghiệp cố ý sẽ phải mang nghiệp quả nặng nề: Intentional karma which bears much heavier karma vipaka (phala).

2)Nghiệp không cố ý, nghiệp quả nhẹ hơn: Unintentional karma which bears lighter karma vipaka.

(B)

1)Thiện nghiệp như bố thí, ái ngữ và lợi tha: Wholesome (good) karma such as giving charity, kind speech, helping others, etc.

2)Bất thiện nghiệp như sát sanh, trộm cắp, nói dối, vọng ngữ: Unwholesome (bad) karma such as killing, stealing, lying and slandering.

(C)Có hai loại nghiệp theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo—There are two kinds of action and action-influence according to Prof. Junjiro Takakusu in the Essentials of Buddhist Philosophy:

1)Hai loại hành động—Two kinds of action:

a)Dẫn Nghiệp: Drawing action—Dẫn nghiệp đưa một sinh vật thác sinh làm người, làm trời hay làm thú; không thế lực nào khác có thể đưa một sinh vật đến một hình thái đặc biệt nào đó của đời sống—Drawing action causes a being to be born as a man, as a deva, or as an animal; no other force can draw a living being into a particular form of life. 

ii)Mãn Nghiệp: Fulfilling action—Sau khi mỗi đời sống đã được quyết định, mãn nghiệp sẽ kiện toàn tính chất hữu hình của sinh vật để nó trở thành một chủng loại hoàn hảo—After the kind of life has been determined, the fulfilling action completes the formal quality of the living being so that it will be a thorough specimen of the kind.

2)Hai ảnh hưởng của hành động—Two kinds of action-influence:

i)Biệt Nghiệp: Individual action-influence—Biệt nghiệp tạo ra cá biệt thể—Individual action-influence creates the individual being.

ii)Cộng Nghiệp: Common-action-influence—Cộng nghiệp tạo ra vũ trụ—Common action-influence creates the universe itself.

Nhị Chủng Nhân: Two groups of good and evil people.

(A)

1)Người Lành (kiết nhơn, thiện nhơn)—Good people (virtuous, kind, wholesome):

a)Người lành thuộc hàng thượng phẩm—Good people who are at the highest level: Hạng người nầy từ khi mới sanh ra cho đến khi khôn lớn, già chết, không cần ai dạy bảo cả mà người ấy vẫn luôn làm lành. Đây là những bậc Thánh Nhân—The people at this level, from the time of their birth until the time they are mature, and old age and death, do not need anyone to teach them, yet they always know instinctively to practice goodness. These people are Saintly Beings.

b)Người lành thuộc hàng trung phẩm—Good people who are at the intermediate level: Hạng người nầy, trước cần được người nuôi dạy rồi sau đó mới biết làm lành. Hạng người nầy gọi là bậc Hiền Nhân—The people in this level, first need to be taught to live wholesomely before they know how to live a life of goodness and virtues. These people are Good Beings.

2)Người thuộc hàng hạ phẩm—People who are at the lowest level: Hạng người nầy, tuy là có được người dạy dỗ cẩn thận, mà cũng chẳng chịu làm việc thiện lành. Đây là hạng Ác Ngu—The people in this level, despite having being taught carefully, yet refuse to practice goodness, unable to love an ethical life. These people are Wicked and Ignorant Beings.

(B)

1)Hạng người học rộng nghe nhiều, mà lại không bao giờ biết y theo các điều đã nghe học đó mà tu sửa và thực hành: Those who have high education, but they are never willing to practice and cultivate the knowledge they gained.

a)Nếu người học rộng nghe nhiều mà trong tâm không có đạo, tất nhiên kiến văn quảng bác do đó mà sanh khởi ra tánh tự cao, xem thường những kẻ khác có sự hiểu biết chẳng bằng mình. Dần dần kết thành cái tội khinh mạn, và đưa đến việc bài bác tất cả mọi lý luận trái ngược với sở kiến của mình. Chính vì thế mà sanh ra tâm “Tăng Thượng Mạn,” nghĩa là mình không hay mà cho rằng mình hay, không giỏi mà cứ cho là giỏi, không chứng mà cho là chứng; từ đó không chịu tu sửa gì cả. Hơn nữa, nếu chỉ muốn nghiên cứu Phật pháp với mục đích biết để chơi hay biết để đem sự hiểu biết của mình đi chất vấn Thầy bạn, làm cho người chưa học tới cảm thấy lúng túng, không thể trả lời được, để từ đó cảm thấy tự mãn rồi cười chê, nhạo báng và tự cho mình là tài giỏi thì chẳng nên: If those who have a broad education and vast knowledge, and who are well-read, but their minds lack faith in religion, naturally, tis will often give rise to conceit, looking down on others as not being their equal in knowledge and understanding. Gradually, this becomes the offense of “arrogance,” which leads them to reject any other thoughts and philosophies that oppose what they believe. This then gives rise to the mind of “Highest Egotism,” meaning they are talented, not cultivating for change but claim to others they cultivate for change, not attaining enlightenment, but claim to have attained, etc. Furthermore, if you are interested only in examining the Buddhist teachings with the intention of knowing it for fun, or use that knowledge and understanding to cause harm to others, causing people who have not well-learned to feel confused, unable to answer questions you raise to them in order for you to laugh and ridicule with arrogance, assuming you are a man of great knowledge, then please do not do this.

b)Nếu người có kiến thức rộng rãi về Phật pháp, lại tiếp tục nghiên cứu giáo lý của đạo Phật với mục đích học hỏi để hướng thượng và hồi tâm tu hành theo Phật, nguyện có ngày xa lìa được bể khổ sông mê, để bước lên bờ giác, thí quý hóa vô cùng, vì trong tương lai chúng ta sẽ có thêm một vị Phật: If those who have vast knowledge, and continue to study and examine the philosophical teachings of Buddhism with the intention of learning to strive for the highest peak and to gather their mind to cultivate the Buddha Dharma, and vow one day to escape the sea of suffering and the river of ignorance to cross over to the shore of enlightenment, then that would be excellent because in the future, we will have another “Future Buddha.” 

2)Hạng người ngu dốt tối tăm, nhưng luôn xét mình là một kẻ phàm phu đầy tham sân si, cùng với vô số tội lỗi chất chồng trong quá khứ, hiện tại và vị lai, từ đó sanh lòng tàm quí, rồi phát nguyện tu tâm sửa tánh, sám hối, ăn năn, y theo lời Phật Tổ đã dạy mà hành trì, tu tập, như là tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, vân vân, cầu cho nghiệp chướng chóng được tiêu trừ, mau bước lên bờ giác trong một tương lai rất gần: Ordinary people who always examine themselves and realize they are just unenlightened mortal filled with greed, hatred and ignorance, as well as an accumulation of infinite other transgressions in the past, present and future. From realizing this, they develop a sense of shame and then vow to change their way, be remorseful, repent, and give their best to cultivate with vigor such as chanting sutra, reciting the Buddha’s name, or sitting meditation, seeking to quickly end karmic obstructions and to attain enlightenment in a very near future. 

Nhị Chủng Nhân Quả: Hai loại nhân quả—Two aspects of cause and effect:

1)Nhân quả thế gian: Cause and effect in the present life (khổ đế là quả: the effect or fruit; tập đế là nhân: the cause).

2)Nhân quả xuất thế gian: Cause and effect in the future (diệt đế là quả: mortality or extinction is the effect or fruit; đạo đế là nhân: the path is the cause). 

Nhị Chủng Nhẫn Nhục: Hai loại nhẫn nhục—Two kinds of patience or endurance:

1)Chúng sanh nhẫn: Patience or endurance of human assaults and insults.

2)Pháp nhẫn: Patience or endurance of the assaults of nature, heat, cold, etc.

Nhị Chủng Nhất Tâm: Trong Kinh A Di Đà, Đức Phật dạy rằng “Nhất Tâm Bất Loạn” có thể đạt được trong khoảng thời gian từ một đến bảy ngày. Người lợi căn có thể niệm trong một ngày là được nhất tâm bất loạn; kẻ độn căn phải cần đến bảy ngày mới được nhất tâm bất loạn; còn người trung căn thì không nhất định, có thể hai ngày, hoặc 3, 4, 5, 6 ngày mới được nhất tâm bất loạn.” Nhất Tâm Bất Loạn có hai thứ—According to the Amitabha Sutra, the Buddha taught: “One Mind Without Disturb can be achieved from one to seven days. Those with sharp faculties will be able to reach complete undisturbed Buddha-remembrance after just one day of invoking the Buddha-name. Those with dull faculties will only be able to reach complete undisturbed Buddha-remembrance after seven days of invoking the Buddha-name. Those of middle faculties may take from two to six days to reach complete undisturbed Buddha-remembrance.” There are two categories for One Mind or Singleminded Practice:

1)Sự Nhất Tâm: One Mind at the Phenomenal Level—Bất luận là người “Sự Trì” hay “Lý Trì,” hễ trì đến ngày phục trừ hết mọi phiền não tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, cho đến ngày diệt hết hẳn cả kiến hoặc và tư hoặc, thì cả hai đều là “Sự Nhất Tâm.” Sự nhất tâm thì không còn bị kiến hoặc và tư hoặc làm rối loạn nữa. Khi tâm mình không còn bị kiến hoặc và tư hoặc làm rối loạn lúc lâm chung, cũng là lúc mình cảm thấy thân biến hóa của chư Phật và Thánh chúng hiện ra trước mắt, khi ấy tâm mình chẳng còn biến khởi ra ba cảnh vật điên đảo, tức là cảnh “Dục giới,” “Sắc giới,” và “Vô sắc giới” ở trong thế giới Ta bà Nầy nữa, mà mình được đi sinh sống hoặc ở cõi đồng cư, hay cõi phương tiện ở bên Thế Giới Cực Lạc—Regardless of whether you recite the Buddha-name at the phenomenal level or the inner truth level, if you invoke the name of Amitabha until you subdue all afflictions of anger, greed, ignorance, doubt, wrong views, and put an end to illusions of views and thoughts, this is the One Mind at the Phenomenal Level, which is not tainted by delusions of views and thoughts anymore. If you recite the Buddha-name until you are not deluded by delusions of views and thoughts at the moment of you death, the response you get is that Amitabha Buddha in his Emanation Body along with his whole retinue of holy ones will appear before you. Your mind will no longer create the delusions of desire, form, and formlessness characteristic of this mundane world “Endurance,” and you will go to be reborn in either the Pure Land where Saints and Ordinary beings dwell together, or the Pure Land of Expedient Liberation. 

2)Lý Nhất Tâm: One Mind at the Level of Inner Truth—Bất luận là người “Sự Trì” hay người “Lý Trì,” hễ trì đến ngày Tâm mình mở ra, mình thấy được Phật của Tâm tính mình, cả hai đều là Lý Nhất Tâm. Lý Nhất Tâm không còn bị rối loạn bởi tà thuyết nhị biên như nội dung hình thức, niết bàn sanh tử, Phật và chúng sanh, vân vân. Đây chính là trí tuệ có được do sự tu hành. Lúc lâm chung mà tâm mình chẳng bị tà thuyết nhị biên làm rối loạn, thì mình sẽ cảm thấy thân Thụ Dụng của Phật cùng các vị Thánh chúng hiện ra trước mắt. Lúc ấy tâm mình chẳng còn biến khởi ra hai cảnh vật điên đảo tà kiến là những cảnh sinh lão bệnh tử của cõi Ta Bà và cảnh trầm không của cõi Niết Bàn, mà ngược lại mình được sinh sống ở cõi thực báo trang nghiêm, hoặc cõi thường tịch quang của Thế Giới Cực Lạc—Regardless of whether you recite the Buddha-name at the phenomenal level or the inner truth level, if you invoke the name of Amitabha Buddha until your mind opens and you see inherent Buddhahood, this is the One Mind at the level of inner truth. The One Mind at the inner truth level is not deluded by the supposed dualisms of essence and form, nirvana and samsara, Buddhas and sentient beings, etc. This is the wisdom that comes from cultivating practice. At the time of your death, if you are not deluded by dualisms, the response you get is that Amitabha Buddha will appear before you in his Reward Body, along with his whole retinue of holy ones. Your mind will no longer create the delusions of Samsara and Nirvana, and you will go to be reborn in either the Pure Land of Real Reward, or the Pure Land of Eternally Quiescent Light.

Nhị Chủng Nhất Xiển Đề: Icchantika (skt)—Hai loại Nhất Xiển Đề—Two kinds of icchantika:

1)Nghiệp báo Nhất xiển đề: Loại người cực ác, đoạn tuyệt thiện căn vì nghiệp tiền kiến, nên không bao giờ thành Phật—The utterly depraved, abandoned, and Blasphemers of Buddha-truth owing to the previous karma.

2)Hạnh nguyện Nhất xiển đề: Vì đại nguyện mà các vị Bồ tát quyết định chưa thành Phật để tiếp tục cứu độ chúng sanh—Owing to the good vow, bodhisattvas refuse to enter upon their Buddhahood in order to continue to save all beings. 

Nhị Chủng Niệm Phật: Hai loại niệm Phật—Two kinds of intonation or calling on the Buddhas:

1)See Thông Niệm Phật.

2)See Biệt Niệm Phật.

Nhị Chủng Niết Bàn: Two Nirvanas:

1)Hữu dư Niết bàn: Hữu dư y Niết bàn, Niết bàn mà nhân đã ngừng hẳn, nhưng quả vẫn còn dư lại, như vậy một vị Thánh có thể nhập Niết bàn, nhưng phải sống trong thế giới sanh tử cho đến thân chết—Incomplete Nirvana where causes of reincarnation are ended—Nirvana in which all causes have been annihilated, but the remnant of the effect still remains, so that a saint may enter this nirvana during life, but may have to continue to live in this mortal realm till the death of his body.

2)Vô dư Niết bàn: Vô dư y Niết bàn, Niết bàn cuối cùng, nơi không còn nhân quả, không còn liên hệ với luân hồi sanh tử, vị Thánh nhập Vô dư Niết bàn khi thân chết—Final Nirvana, where all effects are ended—Remnantless nirvana, without cause and effect, the connection with the chain of mortal life being ended, so that the saint enters upon perfect nirvana on the death of his body.

Nhị Chủng Pháp Thân: Two kinds of dharmakaya—See Nhị Pháp Thân.

Nhị Chủng Phân Biệt: Theo Kinh Lăng Già, có hai loại phân biệt, tổng phân biệt và biến phân biệt; tuy nhiên, nghĩa của chúng gần như không sai khác—According to the Lankavatara Sutra, there are two kinds of discrimination: samkalpa or general discrimination, and parikalpa; however, their meanings are almost the same.

Nhị Chủng Phật Cảnh: Hai cảnh giới Phật—Two Buddha domains:

1)Chứng cảnh: Cảnh giới mà chư Phật chứng được—Lý Chân Như pháp tánh—The domain or state of absolute enlightenment.

2)Hóa cảnh: Cảnh giới mà chư Phật biến hóa ra hay là Tây phương quốc độ—The domain that the Buddhas are transforming or the Pure Land.

Nhị Chủng Quán Đảnh: Hai loại quán đảnh—Two forms of esoteric baptism—See Quán Đảnh in Vietnamese-English Section.

Nhị Chủng Quang Minh: Hai loại ánh sáng—See Nhị Quang Minh.

Nhị Chủng Sanh Tử: Hai loại sanh tử—Two kinds of life and death:

1)Phân Đoạn Sanh Tử: Quả báo trong tam đồ lục đạo của các nghiệp thiện ác, thân được tạo thành do quả báo nầy có từng phần từng đoạn (chỉ hết thảy phàm phu có đủ kiến tư hoặc)—The various karmic transmigrations.

2)Bất Tư Nghì Biến Dịch Sanh Tử: Quả báo Tịnh độ giới của nghiệp vô lậu. Đây là sự sanh tử của các bậc Thánh đã đoạn hết kiến tư hoặc—The inconceivable transformation life in the Pure Land, the transformation of the arhats and other saints. 

Nhị Chủng Tà Kiến: Hai loại tà kiến—The two false views:

(A)

1)Thường kiến: Những người theo chủ nghĩa vật chất duy trì cuộc sống đạo đức vì lợi ích của tự thân, tìm cầu hạnh phúc trần tục, và không nắm bắt được Niết bàn—Materialistics who maintained the moral life in the interests of self, sought earthly happiness, and failed to apprehend nirvana.

2)Đoạn kiến: Người theo chủ nghĩa đoạn kiến phủ nhận hạnh phúc trần tục tùy thuộc vào cuộc sống đạo đức—Nihilistics who denied that earthly happiness is dependent on a moral life. 

(B)

1)Phá thế gian lạc tà kiến: Những người duy trì lối sống vì lợi ích vị kỷ—Those who maintain the moral life in the interests of self.

2)Phá Niết Bàn đạo tà kiến: Những người chủ trương theo đuổi phước báo nhơn thiên mà chẳng được Niết Bàn—Those who seek earthly happiness, and fail to apprehend Nirvana. 

Nhị Chủng Tâm Tướng: Hai loại tâm tướng—Two kinds of mind:

1)Nội tâm tướng: Bản tâm thanh tịnh bình đẳng bên trong—The mind in its inner character and influence.

2)Ngoại tâm tướng: Theo duyên mà hiện ra các đối cảnh—The in its outer manifestations.

Nhị Chủng Thanh Tịnh: Theo kinh Hoa Nghiêm, có hai loại thanh tịnh—According to the Flower Ornament Scripture, there are two kinds of purity:

1)Tự tính thanh tịnh: Chân như thanh tịnh—The natural purity.

2)Ly cấu thanh tịnh: Đạt được tâm thể thanh tịnh bằng cách xa lìa mọi ô nhiễm—Acquired purity through avoiding pollution.

Nhị Chủng Thánh: Hai loại Thánh—Two classes of saints or preachers:

1)Hữu ngôn Thánh: Those who preach with words (Pháp sư).

2)Vô ngôn Thánh: Những vị Thánh nêu gương bằng những phẩm hạnh cao tuyệt chứ không nói một lời—Those who preach without words, but examplify themselves with good morality. 

Nhị Chủng Thế Giới: Two kinds of world.

1)Hữu Tình Thế Giới: Thế giới của loài hữu tình có thân thể—The world of the living, who are receiving their correct recompense.

2)Khí Thế Giới: Thế giới vật lý hay địa phương nơi loài hữu tình cư trú (các loài hữu tình, theo luận điểm vật chất hay tinh thần, được chia thành ba cõi—The world of the material, or that on which karma depends for expression. The world of material is divided into three realms.

a)Dục Giới: Kamadhatu (skt)—See Dục Giới (B) and (C).

b)Sắc Giới: Rupadhatu (skt)—See Sắc Giới, and Tứ Thiền Thiên.

c)Vô Sắc Giới: Arupadhatu (skt)—See Vô Sắc Giới, and Tứ Không Xứ.

Nhị Chủng Thí: See nhị bố thí.

Nhị Chủng Thiền: Two kinds of contemplation.

1)Sự Thiền: The dhyana of or concentration on phenomena—See Sự Thiền.

2)Lý Thiền: The dhyana of or concentration on the absolute truth—See Lý Thiền.

Nhị Chủng Thọ Ký: Hai loại thọ ký—Two classes of Buddha’s predictions of a disciple’s destiny:

1)Hữu dư thọ ký: Đức Phật nói vào thời nào trong tương lai thì vị Phật nào sẽ thọ ký cho chúng sanh—Partial or incomplete prediction—The Buddha predicted what Buddha would make a prediction for sentient being in certain periods of time in the future.

2)Vô dư thọ ký: Đức Phật thọ ký về sự thành Phật của một chúng sanh—Prediction in finality, or complete detail of becoming Buddha of a sentient being.

Nhị Chủng Thoát Tục: Hai loại thoát tục—Two kinds of seclusion:

1)Thân thoát tục: Bodily withdrawal into seclusion.

2)Tâm thoát tục: Spiritual withdrawal from all evil, and into meditation.

Nhị Chủng Tịch Tịnh: Hai loại tịch tịnh—Two kinds of seclusion or retirement from the world:

1)Thân tịch tịnh: Tự thân lìa bỏ gia đình để sống đời thanh thản yên tĩnh—Bodily withdrawal into seclusion.

2)Tâm tịch tịnh: Nhờ tu thiền định mà tâm đoạn lìa tất cả những điều ác—Spiritual withdrawal from all evil and into meditation.

Nhị Chủng Tín: Two forms of faith—See Nhị Tín.

Nhị Chủng Tinh Tấn: Theo Đại Trí Độ Luận, có hai loại tinh tấn—According to the Maha-Paramita-Sastra, there are two kinds of virya:

1)Thân Tinh Tấn: Như vẫn sinh hoạt mang đến của cải, nhưng lại dùng vào việc bố thí—The fortitude in body, i.e. use earned properties in almsgiving—See Bát Chánh Đạo (4) (5) (6).

2)Tâm Tinh Tấn: Dứt bỏ tham dục, ác tâm, cũng như tà kiến—The vigour in mind, i.e. cut off all passions, evil mind, and wrong views—See Bát Chánh Đạo (1) (2) (6). 

Nhị Chủng Tính: Hai loại tính—Two kinds of seed-nature (the character of the alaya seed and its development):

(A)

1)Tính chủng tử: Bản tính thiện từ vô thủy –The original good seed-nature.

2)Tập chủng tử: Chủng tính thiện do tu tập mà phát triển—The seed-nature in practice or development.

(B)

1)Bổn tính trụ chủng tính: Bản tính tự nhiên từ vô thủy—The immanent abiding original good seed-nature.

2)Tập sở thành chủng tính: Chủng tính mới được huân tập—The seed productive according to its ground.

(C)

1)Thánh chủng tính: Hạt giống chứng quả Niết Bàn của bậc Thánh tam thừa—The seed-nature of the saints, by which they attain nirvana.

2)Phàm phu chủng tính: Ngu phu chủng tính, hay chủng tính phàm phu ngu muội cố bám giữ lấy chư pháp (hạt giống nầy có khả năng sinh sản, còn tính là do rèn tập mà có chứ không phải là tính của lý tính)—The seed-nature in the foolish and ignorant.

Nhị Chủng Trang Nghiêm: Two kinds of adornment—See Nhị Trang Nghiêm.

Nhị Chủng Trí: Two kinds of wisdom:

1)Tướng Trí: Hữu lậu trí hay trí nương vào sự tướng thế gian và hãy còn quan hệ với phiền não—Knowledge derived from phenomena, associated with afflictions.

2)Phật Trí: Vô lậu trí, cắt đứt liên hệ với phiền não—Buddha wisdom, no longer associated with afflictions.

** For more information, please see Nhị Trí.

Nhị Chủng Tu Đạo: Two paths of cultivation—See Hai Lối Tu Hành.

Nhị Chủng Tư Lương: Theo Kinh Bảo Tích, có hai loại trang nghiêm—According to The Ratna-rasi or Ratna-kuta sutra (Gem-Heap sutra), there are two kinds spiritual provender:

1)Phúc đức tư lương: Bố thí công đức thiện căn để trì giới, nhẫn nhục, và tinh tấn—Charity, the first four paramitas in the six paramitas.

2)Trí đức tư lương: Tu tập thiền quán và tinh chuyên tìm cầu Diệu Giác, hay là ba Ba La Mật sau cùng—Wisdom, the last three paramitas. 

Nhị Chủng Tử: Hai loại chủng tử—Two kinds of seeds:

(A)

1)Danh ngôn chủng tử (Bổn hữu chủng tử): Chủng tử là nhân tạo ra tất cả mọi pháp thiện ác—Seed which causes moral action—Good or evil seeds produce good or evil deeds.

2)Nghiệp chủng tử: Chủng tử gây ra bởi nghiệp tạo tác thiện ác nơi tâm sở rồi huân tập nơi thức thứ tám—Karma seed, the sixth (mind consciousness) acting with the eighth (Alaya consciousness).

(B)

1)Bổn hữu chủng tử: The seed or latent undivided moral force immanent in the highest of the Alaya consciousness.

2)Thân huân chủng tử: The newly influenced or active seed when acted upon by the seven other consciousness, thus becoming productive. 

(C) Two kinds of death:

1)Mệnh tận tử: Natural death.

2)Ngoại duyên tử: Violent death or death caused by external causes.

Nhị Chủng Tỳ Kheo: Hai loại Tỳ Kheo—Two classes of monks:

1)Đa văn tỳ kheo: Monks who hear and repeat many sutras, but are not devoted doers.

2)Quả thiển tỳ kheo: Those who read and repeat few sutras, but are devoted in their lives.

Nhị Chủng Vọng Kiến: Two kinds of upside-down discriminating false views—Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Nhì, Đức Phật đã nhắc nhở ngài A Nan về hai loại vọng kiến như sau: “Ông A Nan! Tất cả chúng sanh bị trôi lăn trong vòng luân hồi sanh tử ở thế gian, là do bởi hai thứ vọng kiến. Hai thứ nhìn sai lầm đó làm cho chúng sanh thấy có cảnh giới, và bị lôi cuốn trong vòng nghiệp. Hai thứ vọng kiến đó là vọng kiến biệt nghiệp của chúng sanh và vọng kiến đồng phận của chúng sanh.”—In the Surangama Sutra, the Buddha reminded Ananda about two kinds of upside-down discriminating false views as follows: “Ananda! All living beings turn on the wheel in this world because of two upside-down discriminating false views. Wherever these views arise, there is revolution through the cycle of appropriate karma. What are the two views? The first consists of the false view based on living beings’ individual karma. The second consists of the false view based on living beings’ collective karma.”

1)Vọng Kiến Biệt Nghiệp là gì? Ông A Nan! Như người bị đau mắt, ban đêm nhìn vào ngọn đèn, thấy có năm màu sắc tròn chung quanh ngọn lửa sáng—What is meant by false views based on individual karma? Ananda! It is like a man in the world who has red cataracts on his eyes so that at night he alone sees around the lamp a circular reflection composed of layers of five colors.

a)Ông nghĩ thế nào? Cái ảnh tròn năm màu sắc đó là màu sắc của đèn hay màu sắc của cái thấy? What do you think? Is the circle of light that appears around the lamp at night the lamp’s color, or is it the seeing’s colors? 

·Ông A Nan! Nếu là màu sắc của đèn, sao chỉ một mình người đau mắt thấy. Nếu là màu sắc của tính thấy, thì tính thấy đã thành màu sắc, còn cái thấy của người mắt đau gọi là gì?—Ananda! If it is the lamp’s colors, why is it that someone without the disease does not see the same thing, and only the one who is diseased sees the circular reflection? If it is the seeing’s colors, then the seeing has already become colored; what, then, is the circular reflection the diseased man sees to be called? 

·Lại nữa, ông A Nan, nếu cái ảnh tròn kia, rời đèn mà riêng có, thì khi nhìn bình phong, trướng, ghế, bàn, cũng phải có ảnh tròn hiện ra chứ—Moreover, Ananda, if the circular reflection is in itself a thing apart from the lamp, then it would be seen around the folding screen, the curtain, the table, and the mats. 

·Nếu rời tính thấy mà riêng có, thì mắt có thể không thấy. Nay mắt thấy thì biết không rời được—If it has nothing to do with the seeing, it should not be seen by the eyes. Why is it that the man with cataracts sees the circular reflections with his eyes?

b)Vậy nên biết rằng—Therefore, you should know that:

·Màu sắc thật ở nơi đèn. Cái thấy bệnh nhìn lầm ra ảnh năm sắc. Cái ảnh và cái thấy đều là bệnh. Nhưng cái thấy biết là bệnh đó, không phải là bệnh. Đừng nên nói là đèn, là thấy, và chẳng phải đèn, chẳng phải thấy—In fact the colors come from the lamp, and the diseased seeing bring about the reflection. Both the circular reflection and the faulty seeing are the result of the cataract. But that which sees the diseased film is not sick. Thus you should not say that it is the lamp or the seeing or that it is neither the lamp nor the seeing. 

·Ví dụ mặt trăng thứ hai, vì dụi mắt mà thấy, vậy không phải là mặt trăng, hay là bóng của trăng. Cái ảnh năm sắc cũng vậy, vì mắt bệnh mà thành, không nên nói là tại đèn hay tại thấy—It is like a second moon often seen when one presses on one’s eye while looking up into the sky. It is neither substantial nor a reflection because it is an illusory vision caused by the pressure exerted on one’s eye. Hence, a wise person should not say that the second moon is a form or not a form. Nor is it correct to say that the illusory second moon is apart from the seeing or not apart from the seeing. It is the same with the illusion created by the diseased eyes. You cannot say it is from the lamp or from the seeing: even less can it be said not to be from the lamp or the seeing.

2)Vọng Kiến Đồng Phận—False View of the collecting share:

a)Ông A Nan! Trong cõi Diêm Phù Đề, trừ phần nước nơi các biển lớn, phần đất bằng ở giữa có đến ba ngàn châu. Châu lớn chính giữa bao trùm cả Đông Tây—What is meant by the false view of the collective share? Ananda! In Jambudvipa, besides the waters of the great seas, there is level land that forms some three thousand continents. East and West, throughout the entire expanse of the great continent.

·Có độ hai ngàn ba trăm nước lớn. Các châu nhỏ ở giữa biển, hoặc vài trăm nước, hoặc một, hoặc hai nước, cho đến ba mươi, bốn mươi năm mươi nước—There are twenty-three hundred large countries. In other, small or perhaps one or two, or perhaps thirty, forty, or fifty.

·Ông A Nan! Trong đám đó có một châu nhỏ, chỉ có hai nước. Người trong một nước cùng cảm với ác duyên, chúng sanh trong nước ấy thấy những cảnh giới không lành, hoặc thấy hai mặt trời, hoặc thấy hai mặt trăng. Họ lại thấy những ác tướng như: các quầng chung quanh mặt trời, mặt trăng; nguyệt thực, nhật thực, những vết đen trên mặt trời, mặt trăng, sao chổi, sao phướn, sao băng, nhiều sao băng thành chùm, các thứ mống, vân vân. Chỉ nước ấy thấy. Còn chúng sanh ở nước bên kia không hề thấy hay nghe những thứ trên—Ananda! Suppose that among them there is one small continent where there are only two countries. The people of just one of the countries together experience evil conditions. On that small continent, all the people of that country see all kinds of inauspicious things: perhaps they see two suns, perhaps they see two moons with circles, or a dark haze, or girdle-ornaments around them; or comets, shooting stars, ‘ears’ on the sun or moon, eainbows, secondary rainbows, and various other evil signs. Only the people in that country see them. The living beings in the other country from the first do not see or hear anything unusual. 

b)Ông A Nan! Nay tôi vì ông lấy hai thứ vọng kiến trên giải thích cho rõ—Ananda! I will now go back and forth comparing these two matters for you, to make both of them clear:

·Như người đau mắt thấy cái ảnh tròn năm sắc ở đèn sáng. Đó là do lỗi bệnh mắt, chứ không phải do lỗi ở tính thấy, cũng không phải sắc đèn tạo ra—Ananda! In the case of the living being’s false view of individual karma by which he sees the appearance of a circular reflection around the lamp, the appearance seems to be a state, but in the end, what is seen comes into being because of the cataracts on the eyes. The cataracts are the results of the weariness of the seeing rather than the products of form. However, the essence of seeing which perceives the cataracts is free from all diseases and defects.

·Lấy đó mà so sánh, nay ông và chúng sanh thấy núi sông, cảnh vật, đều là từ vô thủy, cái thấy bệnh thấy như thế. Cái vọng kiến và cảnh vật dều là hư vọng, tùy duyên hiện tiền. Còn cái giác minh biết vọng cảnh, vọng kiến là bệnh, thì không phải bệnh hay mê lầm, mà lúc nào cũng sáng suốt. Chân kiến thấy rõ vọng kiến là bệnh, thì nó không bị bệnh, mà vẫn sáng suốt. Vậy câu lúc trước ông bảo ‘kiến văn giác tri,’ chỉ là vọng kiến mà thôi. Vậy nay ông thấy tôi, ông và chúng sanh đều là cái thấy bệnh. Còn cái ‘kiến chân tinh tính’ không phải bệnh nên không gọi là thấy—For example, you now use your eyes to look at the mountains, the rivers, the countries, and all the living beings: and they are all brought about by the disease of your seeing contracted since time without beginning. Seeing and the conditions of seeing seem to manifest what is before you. Originally my enlightenment is bright. The seeing and conditions arise from the cataracts. Realize that the seeing arise from the cataracts: the enlightened condition of the basically enlightened bright mind has no cataracts. That which is aware of the faulty awareness is not diseased. It is the true perception of seeing. How can you continue to speak of feeling, hearing, knowing, and seeing? Therefore, you now see me and yourself and the world and all the ten kinds of living beings because of a disease in the seeing. What is aware of the disease is not diseased. The true essential seeing by nature has no disease. Therefore, it is not called seeing.

c)Ông A Nan! Có thể lấy cái vọng kiến đồng phận của chúng sanh đã nói trên, so sánh với cái vọng kiến biệt nghiệp của một người. Cái ảnh tròn của một người thấy do đau mắt, và những cảnh lạ do chúng sanh một nước thấy, đều là cái hư vọng kiến sinh ra từ vô thủy. Khắp cả mười phương thế giới chúng sanh đều thuộc phạm vi vọng. Các duyên hòa hợp sinh ra, các duyên hòa hợp mất. Nếu đứng về cảnh giới Phật, đều thấy đó là hư vọng. Nếu có thể xa lìa các ‘hòa hợp duyên’ và ‘không hòa hợp duyên,’ thì đã diệt trừ các nhân sinh tử, chứng được chân lý, tức cảnh giới Phật—Ananda! Let us compare the false views of those living beings’ collective share with the false views of the indicidual karma of one person. The individual man with the diseased eyes is the same as the people of that country. He sees circular reflections erroneously brought about by a disease of the seeing. The beings with a collective share see inauspicious things. In the midst of their karma of identical views arise pestilence and evils. Both are produced from a beginningless falsity in the seeing. It is the same in the three thousand continents of Jambudvipa, throughout the four great seas and in the Saha World and throughout the ten directions. All countries that have outflows and all living beings are the enlightened bright wonderful mind without outflows. Because of the false, diseased conditions that are seen, heard, felt, and known, they mix and unite in false birth, mix and unite in false death. If you cane leave far behind all conditions which mix and unite and those which do not mix and unite, then you can also extinguish and cast out the causes of birth and death, and obtain perfect Bodhi, the nature which is neither produced nor extinguished. It is the pure clear basic mind, the everlasting fundamental enlightenment.

Nhị Chủng Vô Nhân Luận: Two theories on the absence of cause—Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Chín, phần Thập Hành Ấm Ma, Đức Phật đã nhắc ngài A Nan về hai thứ vô nhân như sau: “Ông A Nan nên biết các người thiện nam trong tam ma địa được chính tri ấy, chính tâm yên lặng sáng suốt. Mười loại Thiên ma chẳng tìm được chỗ tiện, để được tinh nguyên cùng tột căn bản của 12 loài sinh. Đối trong bản loại, cái sinh cơ căn nguyên tỏ bày. Xem xét cái trạng thái u thanh viên động bản nguyên. Trong cái viên nguyên mới khởi ra cái so đo chấp trước. Người ấy bị đọa vào hai vô nhân luận.”—According to the Surangama Sutra, book Nine, in the part of the ten states of formation skandha, the Buddha reminded Ananda: “Ananda, you should know that when the good person has obtained proper knowledge and his practice of samatha, his mind is unmoving, clear, and proper, and it cannot be disturbed by the ten kinds of demons from the heavens. He is now able to intently and thoroughly investigate the origin of all categories of beings. As the origin of each category becomes apparent, he can contemplate the source of the subtle, fleeting and pervasive fluctuation. But if he begins to speculate on that pervasive source, he could fall into error with two theories of the absence of cause.”

1)Một là người đó thấy gốc vô nhân. Tại sao? Người ấy đã được sinh cơ toàn phá, nhờ nhãn căn 800 công đức, thấy trong tám vạn kiếp: chúng sanh theo dòng nghiệp chảy quanh, chết chỗ đây, sinh chỗ kia. Chỉ thấy chúng sanh luân hồi trong ngần ấy. Ngoài tám vạn kiếp ra, bặt không thấy gì nữa. Bèn cho là những chúng sanh trong thế gian mười phương, ngoài tám vạn kiếp, không có nhân tự có. Bởi so đo chấp trước, mất chính biến tri, đọa lạc vào ngoại đạo, mê lầm tính Bồ Đề: First, perhaps this person sees no cause for the origin of life. Why? Since he has completely destroyed the mechanism of production, he can, by means of the eight hundred merits of the eye organ, see all beings in the swirling flow of karma during eighty thousand eons, dying in one place and being reborn in another as they undergo transmigration. But he cannot see beyond eighty thousand eons. Therefore, he concluded that for the last eighty thousand eons living beings in the ten directions of this and other worlds have come into being without any cause.

2)Hai là người thấy cuối vô nhân. Tại sao? Người ấy đối với sinh cơ, đã thấy căn nguyên, như người sinh người, chim sanh chim. Con quạ thì từ xưa nay vẫn đen, cò vẫn trắng. Người và trời vẫn đi thẳng, súc sanh vẫn đi ngang. Sắc trắng chẳng phải giặt rữa mà thành. Sắc đen chẳng phải nhuộm mà nên. Từ tám vạn kiếp, không có dời đổi. Nay hết cái hình ấy, cũng lại như vậy, mà tôi vẫn chẳng thấy Bồ Đề. Thế nào lại có sự thành Bồ Đề? Mới biết ngày nay các vật tượng đều gốc không nhân. Vì so đo chấp trước như thế, mất chính biến tri, đọa lạc ngoại đạo, mê lầm tính Bồ Đề—Second, perhaps this person sees no cause for the end of life. And why? Since he perceives the origin of life, he believes that people are always born as people and birds are always born as birds; that crows have always been black and swans have always been white; that humans and gods have always stood upright and animals have always walked on four legs; that whiteness does not come from being washed and blackness does not come from being dyed; and that there have never been nor there will be any changes for eighty thousand eons. He says: “As I now examine to the end of this life, I find the same holds true. In fact, I have never seen Bodhi, so how can there be such a thing as the attainment of Bodhi? You should now realize that there is no cause for the existence of any phenomena.” Because of this speculation, he will lose proper and pervasive knowledge, fall into externalism, and become confused about the Bodhi nature. 

Nhị Chủng Xá Lợi: Hai loại xá lợi—Two kinds of relics:

1)Thân Xá Lợi: The Buddha’s physical remains or relics.

2)Pháp Xá Lợi: Kinh xá lợi—Pháp thân xá lợi—Dharmakaya—The sutras—Spiritual or dharmakaya remains.

Nhị Chướng: Avaranadvaya (skt)—Hai chướng ngại—Two hindrances:

(A)

1)Phiền não chướng: Klesavarana (skt)—Hindrance of passions—Afflictive hindrance—Những dục vọng và ảo tưởng làm tăng tái sanh và trở ngại Niết bàn—The passions and delusion which aid rebirth and hinder entrance into nirvana.

2)Sở tri chướng: Jneyavarana (skt)—Hindrance of knowledge—The intellectual hindrance—Trí huệ trần tục cho những điều không thật là thật làm cản trở chân trí huệ—Worldly wisdom, assuming the seeming as real, a hindrance to true wisdom. The barrier of the known, arising from regarding the seeming as real.

*** Trong hai thứ chướng kể trên thì phiền não chướng dễ bị đoạn diệt hơn sở tri chướng, vì ý muốn sống và những thúc đẩy vị kỷ là cái cuối cùng mà người ta có thể điều phục hoàn toàn—Among the two above mentioned hindrances of conative and intellectual, the latter is easier to destroy than the former, for the will to live or the egoistic impulses are the last thing a man can bring under complete control.

(B)

1)Phiền não chướng: See (A) 1.

2)Giải thoát chướng: Hindrances to deliverance.

(C)

1)Lý chướng: Hindrances to truth, such as false doctrine.

2)Sự chướng: Hindrances of the passions to entry into nirvana such as desire.

Nhị Cộng Bát Nhã: Things in common—According to the Prajna Sutra, there are two kinds:

1)Cộng Bát Nhã: Pháp chung cho cả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát—The things in common with Sravakas, Pratyeka-buddhas and Bodhisattvas.

2)Bất Cộng Bát Nhã: Pháp riêng cho Bồ Tát, đối lại với pháp riêng cho Thanh Văn và Duyên Giác—The things special to Bodhisattvas, in contrast with the things they have in common with Sravakas and Pratyeka-buddhas. 

Nhị Cúng Dường: Hai loại cúng dường—Two forms of service or offerings:

(A)

1)Xuất triền cúng dường: Cúng dường không cầu phước báo nhơn thiên (cúng dường cho những vị đã thoát ly sanh tử)—Offerings to those who have escaped from the toils.

2)Tại triền cúng dường: Cúng dường để cầu phước báo nhơn thiên cho mình (cúng dường cho những vị còn luân lưu trong sanh tử)—Offerings to those who are still living in the toils. 

(B)

1)Tài cúng dường: Offerings of goods.

2)Pháp cúng dường: Offerings of the Buddha truth.

(C) Theo Kinh Đại Bảo Tích, có hai loại cúng dường—According to the Great Jewel Collection Sutra, there are two kinds of offering.

1)Cúng Dường Pháp Thân Phật—Offering to the Buddha-Dharma Body: Cúng dường Pháp Thân Phật là đọc, tụng, hoặc biên chép hay ấn tống, lưu hành 12 bộ kinh của Đức Phật—To make offerings to the Buddha’s Dharma Body is to read, chant, print, or copy, either hand-written or printed to distribute and spread widely the teachings of the Buddha’s Twelve Dharma Doctrines.

2)Cúng Dường Sinh Thân Phật—Offering to the Buddha-Birth Body: Cúng dường Sanh Thân Phật là cúng dường Ứng, Hóa Thân và hình tượng hay Pháp tượng của Phật—To make offerings to the Birth-Body of the Buddha is to make offerings to the Adaptation, Transformation Body, or pictures and statues (Dharma Statues) of the Buddha. 

Nhị Cửu Ngũ Bộ: Mười tám tông phái Tiểu Thừa và năm tông phái Luật tông—The eighteen Hinayana Sects and the five Vinaya sects.

Nhị Cửu Vận: Mười tám “đinh-ngạn-đa” hay sự biến hóa của động từ trong Phạn ngữ—The eighteen tinanta, personal endings of the Sanskrit verb. 

Nhị Diệu: Hai diệu nghĩa của Kinh Pháp Hoa—The dual marvel of Lotus Sutra:

1)Tương đãi diệu: Quan điểm thô thiển hãy còn trong bỉ thử đối đãi—Comparative view, compared with all previous teaching, which is rough ground-work.

2)Tuyệt đãi diệu: Quan điểm toàn mãn không còn thô thiển đối đãi—Perfect view of teaching, hence it is wonderful in comparison with all previous doctrine, and absolutely wonderful in itself.

** For more information, please see Nhị Viên

in Vietnamese-English Section.

Nhị Dụ: Theo Nhân Minh Luận, có hai loại dụ—According to the Hetuvidya-sastra (the treatise explaining causality, or the nature of truth and error), there are two kinds of drstanta or examples.

1)Dụ Y: Lấy vật thể làm chỗ dựa của dụ, như cái bình, cái chay, vân vân—The subject of the example, e.g. a vase, a bottle.

2)Dụ Thể: Lấy cái nghĩa lý làm chỗ dựa của dụ, như cái bình không thường hằng—The predicate, e.g. the vase is not eternal. 

Nhị Dực: Một cặp cánh—A pair of wings:

1)Bố thí: Charity.

2)Trí huệ: Wisdom.

Nhị Đàn: Hai loại bố thí cúng dường—The two dana (đàn na)—Two kinds of donating or almsgiving:

(A)

1)Thế gian đàn: Cách bố thí của phàm phu còn mong phước báo hữu lậu—Conditionally Ordinary alms.

2)Xuất thế gian đàn: Cách bố thí vô lậu của bậc Thánh nhân Bồ Tát—Spiritual or other worldly gifts—Unconditionally alms.

(B)

1)Ma Đàn: Bố thí vì danh vì lợi—Mara-giving, or giving out of fame and gains.

2)Phật Đàn: Bố thí với tấm lòng trong sạch, thanh tịnh giống như Phật thuyết pháp cứu độ chúng sanh—Buddha-giving or Buddha-charity as motive of giving, or preaching, and of self-sacrifice, or self-immolation.

Nhị Đạo: Hai đạo—Two ways:

(A)

1)Vô ngại đạo: Vô gián đạo hay đạo đoạn trừ những chướng ngại cần phải đoạn trừ—The open or unhindered way, or the way of removing all obstacles or intervention (delusions).

2)Giải thoát đạo: Con đường giải thoát bằng thực chứng chân lý—The way of release by realization of truth.

(B)

1)Nan hành đạo: Con đường khó bằng thực hành lục Ba La Mật cũng như những giới luật khác—The hard way of works, by practicing the six paramitas and other diciplines.

2)Dị hành đạo: Con đường dễ bằng cách niệm hồng danh Phật A Di Đà—The easy way of salvation, by recitation or invocation of Amitabha.

(C)

1)Hữu lậu đạo: Con đường của tái sanh hay sanh tử—The way of reincarantion or mortality.

2)Vô lậu đạo: Con đường giác ngộ và giải thoát mọi khổ đau của luân hồi sanh tử—The enlightened way of escape from miseries of transmigration.

(D)

1)Giáo đạo: Đạo giáo là phương tiện—The way of instructions.

2)Chứng đạo: Thực chứng con đường của chư Phật—The way of realization.

Nhị Đáp: Hai cách đối đáp—Two kinds of reply:

1)Ngôn đáp: Dùng ngôn ngữ mà trả lời—Reply by words.

2)Thị tướng đáp: Dùng các loại hình tướng mà trả lời—Reply by signs.

Nhị Đế: Hai loại chân lý—Two Truths—Two forms of statement—Theo Trung Luận Quán cho rằng chư Phật trong quá khứ đã tuyên thuyết những giáo lý của mình cho chúng sanh bằng phương tiện ‘nhị đế’ nhằm hướng dẫn chúng sanh vào chánh đạo. Dù chúng ta có thể nói đến sự hữu, nhưng nó giả tạm và bất ổn. Ngay cả sự phi hữu hay không cũng giả tạm và bất ổn. Vì vậy không có sự hữu thực sự, cũng không có cái không đích thực. Hữu thể và vô thể chỉ là hậu quả của tương quan nhân quả và do đó, không có thực. Như vậy lý tưởng của hai cực đoan ‘hữu thể’ và ‘vô thể’ đều bị xóa bỏ. Vì vậy khi chúng ta đề cập đến ‘tục đế’ chúng ta có thể nói về thế giới hiện tượng mà không làm điên đảo thế giới bản tính. Cũng như vậy, khi đề cập đến ‘chân đế’ chúng ta có thể vươn tới thế giới bản tính , mà không làm xáo trộn thế giới hiện tượng hay thế giới giả danh. Phi hữu cũng là hữu. Danh hình và tướng sắc đồng thời là không, và rồi không cũng là hình danh sắc tướng—According to the Madhyamika Sastra, the Buddhas in the past proclaimed their teachings to the people by means of the twofold truth, in order to lead people to a right way. Though we may speak of existence, it is temporary and not fixed. Even non-existence or void is temporary and not fixed. So there is neither a real existence nor a real void. Being or non-being is only an outcome of causal relation and, therefore, unreal. Thus the ideal of the two extremes of being and non-being is removed. Therefore, when we deal with the worldly truth, the phenomenal world can be assumed without disturbing the noumenal state. Likewise, when we deal with the higher truth, the noumenal state can be attained without stirring the world of mere name. Non-existence is at the same time existence, and existence in turn is non-existence. Form or matter is the same time the void, and the void is at the same time form or matter.

(A)

1)Chân đế: Paramattha-saccam (p)—Paramartha-satya (skt)—Đệ Nhứt Nghĩa Đế hay chân lý truyệt đối—Absolute Truth—Ultimate Truth—Thắng nghĩa đế hay sự thật tối thượng. Chân đế muốn nói đến sự nhận thức rằng mọi vật ở thế gian đều không có thực, giống như ảo ảnh hay một tiếng vang. Tuy nhiên, không thể đạt đến chân đế nếu không dựa vào tục đế. Tục đế chỉ là phương tiện, còn chân đế mới là cứu cánh. Chính theo Chân đế thì Đức Phật giảng rằng tất cả các pháp đều ‘không.’ Với những ai chấp ‘hữu’ thì học thuyết ‘phi hữu’ sẽ được giảng theo phương diện ‘chân đế’ để dạy họ cảnh giới vô danh vô tướng—Reality or ultimate truth—Supreme truth—The correct dogma or averment of the enlightened. The ultimate truth is the realization that worldly things are non-existent like an illusion or an echo. However, transcendental truth cannot be attained without resorting to conventional truth. Conventional truth is only a mean, while transcendental truth is the end. It was by the higher truth that the Buddha preached that all elements are of universal relativity or void (sarva-sunyata). For those who are attached to Realism, the doctrine of non-existence is proclaimed in the way of the higher truth in order to teach them the nameless and characterless state. 

2)Tục đế: Sammuti-saccam (p)—Samvrti-satya (skt)—Chân lý quy ước—Conventional Truth—Sự thật tương đối hay sự tướng thế gian hay cái thấy vẫn còn bị phiền não chi phối. Cái nhìn của phàm phu thấy vạn pháp là có thật. Tục đế muốn nói đến sự vô minh hay mê muội bao phủ trên thực tại, tạo ra một cảm tưởng sai lầm. Chính theo tục đế mà Đức Phật đã giảng rằng tất cả các pháp có được là do nhân duyên. Với những kẻ chấp vào ‘không’ của hư vô luận, lý thuyết về ‘hữu’ sẽ được giảng giải theo phương diện tục đế. Theo Ngài Long Thọ trong triết học Trung Quán, hiện tượng cũng có một thứ thực tại tánh. Chúng chính là biểu hiện của thực tại (samvrtisatya) hay Thế Tục Đế. Biểu hiện chỉ đường dẫn đến sự vật mà nó biểu trưng. Thế Tục đế hay biểu hiện của thực tại là biểu tượng, là bức màn, nó che khuất thực tại tuyệt đối hay Thắng Nghĩa Đế. Nói tóm lại, thế đế là những gì che khuất tất cả; thế đế là vô minh che đậy bản thể của tất cả sự vật. Thế Tục đế được hiểu theo nghĩa ‘thực tại thực dụng’ là phương tiện để đạt tới thực tại tuyệt đối hay chân đế. Nếu không dựa vào thực tại thực dụng hay thế đế thì không thể giáo huấn về chân lý tuyệt đối hay chân đế. Và nếu không biết chân lý tuyệt đối thì không thể đạt tới Niết Bàn được. Chính vì thế mà trong Trung Quán Luận, ngài Long Thọ đã khẳng định: “Đứng trên quan điểm tương đối hay thế đế thì ‘Duyên Khởi’ giải thích cho các hiện tượng trần thế, nhưng nhìn theo quan điểm tuyệt đối thì chân đế muốn nói đến sự không sinh khởi vào mọi lúc và tương đương với niết bàn hay sự trống không (sunyata).”—Superficial truth, or ordinary ideas of things—Relative truth—Relative or conventional truth of the mundane world subject to delusion—Common or ordinary statement, as if phenomena were real. Conventional truth refers to ignorance or delusion which envelops reality and gives a false impression. It was by the worldly truth that the Buddha preached that all elements have come into being through causation. For those who are attached to Nihilism, the theory of existence is taught in the way of the worldly truth. According to the Madhyamaka philosophy, Nagarjuna says phenomena have reality of a sort. They are samvrti-satya, they are the appearance of Reality. Appearance points to that which appears. Samvrti is appearance, cover or veil, which covers the absolute reality. In short, that which covers all round is samvrti, samvrti is primal ignorance (ajnana) which covers the real nature of all things. Samvrti or pragmatic reality is the means (upaya) for reaching Absolute Reality (paramartha). Without a recourse to pragmatic reality, the absolute truth cannot be taught. Without knowing the absolute truth, nirvana cannot be attained. Thus, in the Madhyamika-karika, Nagarjuna confirmed: “From the relative standpoint, the theory of Dependent Origination (Pratitya-samutpada) explains worldly phenomena, but from the absolute standpoint, it means non-origination at all times and is equated with nirvana or sunyata.”

(B)

1)Vương pháp: Royal law.

2)Phật pháp: Buddha law.

Nhị Điểu: Đôi chim Ca Đề hoặc Uyên Ương thường sống sát cánh bên nhau. Đạo Phật dùng những hình ảnh nầy cho—The drake and hen of the madarin duck who are always together. Buddhism typifies these images for:

(A)

1)Thường hằng: Permanence.

2)Vô thường: Impermanence.

(B)

1)Khổ: Sorrow.

2)Lạc: Joy.

(C)

1)Không: Emptiness.

2)Bất không: Non-emptiness.

(D)

1)Thành: Gain.

2)Bại: Loss.

(E)

1)Vinh: Honor.

2)Nhục: Defame.

Nhị Độ: Hai quốc độ—Two lands:

(A)

1)Báo độ: Quốc độ của Đức Phật (chốn trụ xứ của báo thân Phật)—The land in which a Buddha himself dwells.

2)Hóa độ: Quốc độ nơi chúng sanh được chuyển hóa (chốn trụ xứ của hóa thân Phật)—The land in which all beings are transformed.

(B)

1)Tịnh độ: Pure Land or Paradise.

2)Uế độ: Impure land (the present world).

(C)

1)Tính độ: Dharma-nature or essence of things.

2)Tướng độ: Form-nature or formal existence of the dharma, pure or impure according to the mind and action of the living. 

Nhị Đốn: Hai loại đốn giáo—Two immediate or direct ways to perfection:

(A)Theo Kinh Khê của trường phái Hoa nghiêm—According to Ching-Ch’I of the Hua-Yen school:

1)Đốn Đốn Giáo: Immediately immediate way.

2)Tiệm Đốn Giáo: Gradually immediate teaching.

(B)Theo trường phái Pháp Hoa—According to the Lotus:

1)Đốn Đốn Giáo: Immediately immediate teaching.

2)Đốn Viên Giáo: Immediately perfect teaching. 

Nhị Đức: Hai đức—Two kinds of virtue:

(A)

1)Trí đức: Tánh đức—Trí huệ hay sự thông biết về Phật tánh mà chúng sanh sẳn có—Wisdom or intellectual virtue.

2)Đoạn đức: Tu đức—Đức tính do tu tập mà có—Practicing virtue.

(B)

1)Trí đức: Đức tự lợi của chư Bồ Tát—Widom or intellectual virtue.

2)Bi đức: Đức lợi tha thương xót chúng sanh—Pity vitue obtained through practicing.

Nhị Gia: See Nhị Gia Hộ in Vietnamese-English Section.

Nhị Gia Hộ: Hai cách Phật gia hộ—The dual aid bestowed by the Buddha:

1)Hiển gia hộ: Hiển hiện hay gia hộ bề ngoài cho phước báo của đời nầy một cách công khai—Manifest or external aid, in the blessing and powers of this life.

2)Minh gia hộ: Gia hộ không thấy được hay gia hộ một cách bí mật trong việc loại trừ tội lỗi và tăng trưởng công đức—Invisible or mysteric aid, in getting rid of sins, increasing virtue. 

Nhị Giả: Hai giả thuyết—Two hypotheses:

1)Vô thể tùy hình giả: Giả thuyết không có cá nhân, không có chủ thể và khách thể (phàm phu chấp ngã pháp, ngã pháp vốn không có thực thể, nhưng tùy theo vọng tình của mình mà lập ra cái tên ngã pháp)—The non-substantial hypothesis—There is no substantial individual, no subject, no object, but that all is transient emotion.

2)Hữu thể thi thiết giả: Giả thuyết có cá nhân, chủ thể và khách thể—The factual hypothesis—There is entity or individuality, subject and object.

Nhị Giác: Hai loại giác ngộ—Two kinds of enlightenment:

(A)

1)Bổn giác: Tâm thể của chúng sanh bản lai trong sáng và trống rỗng như hư không—The immanent or space-like mind in all things (dharmakaya Pháp thân).

2)Thủy giác: Nhờ bổn giác dẫn đến Phật quả hay toàn giác—Initial enlightenment or beginning of illumination, which leads on to Buddhahood or full enlightenment.

(B)

1)Đẳng giác: Giai đoạn thứ 51 của Bồ Tát—The fifty first stage of a bodhisattva.

2)Diệu giác: Giai đoạn thứ 52 của Bồ Tát hay là giai đoạn giác ngộ Phật quả—The fifty-second stage of a bodhisattva or enlightenment of Buddhahood.

(C)

1)Tự giác: A Buddha’s own or natural enlightenment.

2)Giác tha: Enlightening of all others.

Nhị Giải Thoát: Hai loại giải thoát—Two kinds of deliverance:

(A)

1)Hữu vi giải thoát: Earthly or active deliverance to Arahatship.

2)Vô vi giải thoát: Nirvana deliverance.

(B)

1)Tính tịnh giải thoát: The pure, original freedom or innocence.

2)Chướng tận giải thoát: Giải thoát đạt được bằng cách loại bỏ hoàn toàn chướng ngại của phiền não—Deliverance acquired by the ending of all hindrances—Salvation through the complete removal of the obstruction of illusion.

(C)

1)Huệ giải thoát: Trí huệ giải thoát của bậc A La Hán, ám chỉ các bậc A La hán độn căn đã lìa bỏ chướng phiền não—The arhat’s deliverance from hindrances to wisdom.

2)Câu giải thoát: Trí nhãn hoàn toàn giải thoát, ám chỉ bậc A La Hán đã lìa bỏ cả hai chướng phiền não và thiền định—Complete deliverance in regard to both wisdom and meditative or vision hindrances.

(D)

1)Thời giải thoát: Những người độn căn cần thời gian và chậm trong việc giải thoát—The dull who takes time or are slow in attaining to vision.

2)Bất thời giải thoát: Những kẻ lợi căn không cần thời gian lâu để đạt được giác ngộ—The quick or clever who takes “no time” in attaining the vision.

(E)

1)Tâm giải thoát: Tâm giải thoát khỏi dục vọng—A heart or mind delivered from desire.

2)Huệ giải thoát: Huệ giải thoát khỏi si mê—A heart or mind delivered from ignorance by wisdom. 

Nhị Giáo: Hai tông phái trong Phật giáo—Dual division of the Buddha’s teaching:

(A)Theo trường phái Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai Sect:

1)Hiển giáo: Hiển Giáo dạy cho thính chúng hữu hình—Exoteric or public teaching to the visible audience.

2)Mật giáo: Mật giáo dạy cho thính chúng vô hình mà những người khác trong pháp hội chẳng thấy—Esoteric teaching to an audience invisible to the other assembly.

(B) Theo trường phái Chân Ngôn—According to the Shingon School:

1)Tiệm giáo: Gradual teaching—See Tiệm Giáo.

2)Đốn giáo: Immediate teaching—See Đốn Giáo.

(C) Theo Kinh Niết Bàn—According 

to The Nirvana Sutra:

1)Bán tự giáo: Thuyết ngôn tăng trưởng phiền não hay ác pháp—Incomplete-word teaching of which teaching causes an increase of afflictions or unwholesome deeds.

2)Mãn tự giáo: Thuyết ngôn tăng trưởng thiện pháp—Complete-word teaching of which teaching causes wholesome deeds.

(D)

1)Thế gian giáo: The ordinary teaching of a moral life.

2)Xuất thế gian giáo: The teaching of Budha-truth of other worldly happiness in escape from mortality.

(E)

1)Liễu nghĩa: Những điều nói rõ trong kinh Đại thừa nêu rõ hết thâm nghĩa—The Mahayan perfect or complete teaching.

2)Bất Liễu nghĩa: Những điều chẳng nói hết thực nghĩa trong kinh điển Tiểu thừa—The Hinayana incompleteness.

(F) Theo Thiên Thai Tông—According to the T’ien-T’ai School:

1)Quyền giáo: Giáo pháp không hoàn toàn mà chỉ dùng tạm rồi bỏ—The partial teaching.

2)Thực giáo: Giáo pháp Viên mãn của Như Lai—The perfect teaching.

(G)Theo trường phái Hoa nghiêm—According to the Hua-Yen:

1)Hóa giáo: Tất cả giáo pháp và lời chỉ dẫn của Đức Thế Tôn—All the Buddha’s teaching for conversion and general instruction.

2)Chế giáo: Tất cả những luật nghi cho giáo đoàn—All the Buddha’s rules and commandments for the control and development of his order.

(H)Theo Thiên Thai tông—According to the T’ien-T’ai School:

1)Viên giáo: Perfect or complete doctrine.

2)Biệt giáo: Special Perfect doctrine (Lotus doctrine).

(I) Theo Kinh Niết Bàn—According to the Nirvana Sutra:

1)Quận thâu giáo: Completing those who failed to hear the Lotus.

2)Phù Luật đàm thường giáo: Supporting the law, while discoursing on immortality—The keeping of the law is necessary to salvation.

(J) Theo Hoa Nghiêm tông—According to the Hua-Yen Sect:

1)Khuất chiết giáo: Giáo pháp gián tiếp mà Đức Phật đã giảng trong các kinh Pháp Hoa và Niết Bàn—Indirect or uneven teaching as in the Lotus and Nirvana sutras.

2)Bình đạo giáo: Như Kinh Hoa Nghiêm của Phật Tỳ Lô Giá Na thuyết, tùy ở pháp tính mà thuyết pháp bình đẳng—Direct or levelled up teaching of Vairocana’s teachings as in the Hua-Yen sutra. 

(K) Theo trường phái Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai:

1)Giới nội giáo: Giáo pháp khiến phàm phu thoát khỏi tam giới—Teachings relating to the trailokya (realms of mortality)—See Biệt Giáo in (H)-2.

2)Giới ngoại giáo: Giáo pháp chẳng những khiến hành giả thoát khỏi tam giới mà còn thoát hẳn sinh tử—Teachings relating not only to the trailokya, but also the immortal realms.

(L) Theo Thiên Thai tông—According to the T’ien-T’ai School:

1)Thiên giáo: Giáo pháp không hoàn toàn của các trường phái Tạng, Thông và Biệt—Partial teaching.

2)Viên giáo: Giáo pháp hoàn mãn của Viên giáo—The perfect teaching.

(M)

1)Lược Giáo: General or summarized teaching—See Lược Giáo.

2)Quảng Giáo: Detailed teaching—See Quảng Giáo. 

Nhị Giới: Hai loại giới—Two grades of commandments:

(A)

1)Chánh giới: Correct rules.

2)Tà giới: Heretical rules.

(B)

1)Ngũ giới: Năm giới cho Phật tử tại gia—Five commandments for laity.

2)Bát giới: Tám giới cho Phật tử tại gia—Eight commandments for laity.

(C)

1)Thập giới: Mười giới Sa Di—Ten commandments for novice.

2)Cụ túc giới: Hai trăm năm chục giới Tỳ Kheo hay ba trăm bốn mươi tám giới Tỳ Kheo Ni—Two hundred fifty or three hundred forty eight commandments for monks and nuns.

(D) Thân Tâm—Body and mind:

1)Nội giới: The realm of mind—The realm of cognition.

2)Ngoại giới: The realm of the body—The realm of externals (five elements). 

(F)Nhị Giới của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na—Two realms of Vairocana Buddha: Để diễn tả môi trường hoạt động của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, một đồ thị hình tròn hay vuông được tạo ra với Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở giữa và Thánh chúng ở chung quanh—To illustrate the sphere of activity of Vairocana Buddha, a diagram-like circle, or square was invented, having the whole show of saintly beings with the Buddha at the center. 

1)Kim Cang giới—The Realm of Diamond Elements: Kim cang giới được biểu thị bởi chín vòng tròn ở giữa và chung quanh là 414 vị Thánh giả—This realm has the central party of nine circles in the center surrounded by 414 saintly beings.

2)Thai Tạng giới—The Realm of Matrix Repository: Thai Tạng giới được biểu thị bởi chín ô vuông ở giữa và 1461 vị Thánh chúng chung quanh—This realm has nine squares in the center surrouned by 1,461 saintly beings. 

Nhị Giới Bất Định: Aniyata (skt)—Nghĩa của từ “Aniyata” là bất định. Nhị giới bất định là hai giới phạm liên hệ tới tình dục mà sự vi phạm còn mơ hồ, không rõ ràng. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp và tánh chất nghiêm trọng của nó mà người phạm tội nầy sẽ bị tạm thời trục xuất khỏi giáo đoàn—The meaning of the term “Aniyata” is “Indefinite.” Two offences of indefinite are connected with activities of sex. It depends on circumstances and the seriousness of the offence, offenders can be temporarily expelled from the Order.

1)Cấm ngồi nói chuyện với đàn bà nơi chỗ vắng vẻ đáng nghi ngờ, có thể đưa đến những hoạt động về tình dục. Nếu vị Tỳ Kheo cứ thật mà xưng tội, thì giáo hội sẽ y như lời khai mà trị. Nếu lời khai của Tỳ Kheo không giống như lời khai của Ưu Bà Di trong cuộc, thì giáo hội sẽ y theo lời của vị Ưu Bà Di mà trị: Not to sit down together with a woman in a lonely place which can lead to activities of sex. If the monk confesses, the Order will base on his confession for punishment. If he fails to confess or his confession does not match with the woman lay follower’s confession, the Order will base on what the woman lay follower’s confession to determine his punishment. 

2)Cấm ngồi nói chuyện với đàn bà nơi kín đáo riêng tư có thể dẫn đến việc hành dâm. Hình phạt cũng giống như điều (1) vừa kể trên: Not to sit down together with a woman in a private, covered place in such a way which may develop into a situation of sexual intercourse. Punishment is same as in (1). 

Nhị Hà Ấn Độ: Two rivers in India.

1)Hằng Hà: The Ganges River.

2)Ấn Hà: The Indus River.

Nhị Hà Bạch Đạo: Thiện đạo giữa hai giòng sông—Hai dòng sông và bạch đạo—The two rivers and the white path:

1)Nhị hà: Hai dòng sông thủy hỏa hay hai dòng tham sân—Two rivers of water and fire or of desire and hatred.

2)Bạch đạo: Đường trắng—Thiện đạo ám chỉ tâm thanh tịnh và nguyện vãng sanh—The white path implies the pure mind and the vows of rebirth in the Pure Land.

Nhị Hạng: Second class.

Nhị Hành: Hai loại hành—Two classes of conduct:

1)Kiến hành: Hành theo tà kiến—Conduct following wrong views.

2)Ái hành: Hành theo sự ham muốn tà vạy—Conduct following wrong desire or emtions.

Nhị Hạnh Vãng Sanh: Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Tịnh Độ Thập Nghi Hoặc Vấn Luận, chúng sanh trong cõi Ta Bà muốn quyết định vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc, phải có đủ hai hạnh yễm ly ngũ dục và hân nguyện—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in the Pure Land Buddhism, sentient beings in the Saha World who wish to be assured of rebirth, they should perfect two practices: the practice of “disgust” at the five desires and the practice of joyfulness in vows. 

I)Yễm Ly Ngũ Dục—The practice of disgust of the five desires: Nói yễm ly, là hạng phàm phu từ vô thỉ vẩn đến ngày nay bị ngũ dục buộc ràng nên luân hồi trong lục đạo, chịu không biết bao nhiêu nỗi thống khổ! Trong vòng lẩn quẩn ấy, nếu không chán lìa ngũ dục thì làm sao có thể thoát ly? Cho nên người tu tinh độ phải thường xét thân nầy là một khối thịt xương máu mủ, chứa đựng đàm dãi, đại tiểu tiện và các thứ nhơ nhớp hôi tanh. Kinh Niết Bàn nói: “Vòng thành thân kiến như thế, duy chỉ có loài la sát ngu si mới chịu ở trong đó; nếu người có trí ai lại đắm nhiễm thân nầy!” Lại trong kinh cũng nói: “Thân nầy là nơi tập hợp của các thứ khổ, là cảnh tù ngục, là một khối ung san, tất cả đều bất tịnh. Nên xét cho cùng, nó không có nghĩa lý ích lợi chi khi ta chấp lấy nó, dù là thân của chư Thiên.” Vì thế hành giả ở trong các oai nghi, hoặc khi nằm nghỉ, lúc thức giấc, nên thường quán sát thân nầy chỉ có khổ không chi vui, mà thâm tâm sanh niệm chán lìa. Như thế dù cho không dứt liền được việc nam nữ, cũng có thể lần lần khởi tâm nhàm chán. Hành giả cũng cần nên quán bảy pháp bất tịnh (see Thất Pháp Bất Tịnh Quán). Thân mình đã như thế, thân người khác lại cũng như vậy. Nếu thường quán sát bảy điều bất tịnh ấy, đối với các thân nam nữ mà người đời cho rằng xinh đẹp, cũng sanh niệm yễm ly và lửa ái dục cũng lần lần tiêu giảm. Như thực hành thêm môn “Cửu Tưởng Quán” càng thêm tốt (see Cửu Tưởng Quán)—If a Pure Land cultivator wishes to be assured of rebirth, he or she should always practice the practice of disgust of the five desires. This practice of disgust refers to the fact that common people have been bound by the five desires from time immemorial. Thus, they wander along the six paths, enduring untold suffering! In that quagmire, unless they become disgusted with the five desires, how can they escape the cycle of birth and death? Therefore, the Pure Land cultivator should constantly visualize this body as a mass of flesh and bones, blood and pus, a skinbag containing phlegm, pus, urine, feces and other foul-smelling substances. The Parinirvana Sutra states: “This fortress of body, only evil, deluded demons could tolerate living in it. Who with any wisdom could ever cling to or delight in such a skinbag!” Another scripture states: “This body is the confluence of all kinds of suffering; it is a jail, a prison, a mass of ulcers; everything is impure. In truth, it is not worth clinging to, even the celestial bodies of deities are no different.” Therefore, whether ealking, standing, sitting or reclining, whether asleep or awake, cultivators should always visualize this body as nothing but a source of suffering, without any pleasure, and develop a deep sense of disgust, thus gradually becoming free from lustful thoughts. Moreover, the cultivator should also engage in the seven types of meditation on impurity (see Thất Pháp Bất Tịnh Quán). Our own bodies being thus, the bodies of others are likewise. If we constantly meditate on these seven impurities, we will develop disgust toward those male and female forms which ordinary people judge handsome and beautiful. The flames of lust will thus gradually diminish. If, in addition, we can practice the meditations on the Nine Kinds of Foulers, so much the better (see Cửu Tưởng Quán).

II)Hân Nguyện—Joyous Vows: Có hai điều chính yếu để thệ nguyện cứu mình cứu người—There are two main aspects to making the joyous vows of “rescuing oneself and others.”

(A)Phải nhận rõ mục đích cầu vãng sanh—The practitioner should clearly realize the goal of rebirth:

1)Sở dĩ chúng ta cầu về Tịnh Độ, là vì chúng ta muốn thoát sự khổ cho mình và tất cả chúng sanh. Hành giả phải nghĩ rằng, ‘sức mình yếu kém, còn bị nghiệp nặng ràng buộc, mà ở cõi đời ác trược nầy cảnh duyên phiền não quá mạnh. Ta cùng chúng sanh bị chìm đắm nơi dòng mê, xoay vần trong sáu nẻo, trải qua vô lượng kiếp từ vô thỉ đến nay, cũng vì lẽ ấy. Bánh xe sống chết quay mãi không ngừng, ta làm thế nào để tìm con đường độ mình độ người một cách yên ổn chắc chắn? Muốn được như thế duy có cầu sanh Tịnh Độ, gần gủi Phật, Bồ Tát, nhờ cảnh duyên thắng diệu bên cõi ấy tu hành chứng vô sanh nhẫn, mới có thể vào nơi đời ác cứu khổ cho hữu tình. Luận Vãng sanh đã nói: “Phát tâm Bồ Đề chính là phát tâm cầu thành Phật, tâm cầu thành Phật là tâm độ chúng sanh, tâm độ chúng sanh là tâm nhiếp chúng sanh về cõi Phật: The goal of our cultivation is to seek escape from suffering for him/herself and all sentient beings. He/She should think thus: ‘My own strength is limited, I am still bound by karma; moreover, in this evil, defiled life, the circumstances and conditions leading to afflictions are overpowering. That is why other sentient beings and myself are drowning in the river of delusion, wandering along the evil paths from time immemorial. The wheel of birth and death is spinning without end; how can I find a way to rescue myself and others in a safe, sure manner? There is but one solution, it is to seek rebirh in the Pure Land, draw close to the Buddhas and Bodhisattvas, and relying on the supremely auspicious environment of that realm, engaging in cultivation and attain the Tolerance of Non-Birth. Only then can I enter the evil world to rescue sentient beings. The Treatise on Rebirth states: “To develop the Bodhi-Mind is precisely to seek Buddhahood; to seek Budhahood is to develop the Mind of rescuing sentient beings; and the Mind of rescuing sentient beings is none other than the Mind that gathers all beings and helps them achieve rebirth in the Pure Land.

2)Lại muốn sanh về Tịnh Độ, phải có đủ hai phương diện, một là xa lìa ba pháp chướng Bồ Đề; hai là tùy thuận ba pháp thuận Bồ Đề. Làm thế nào để thành tựu sự xa lìa và tùy thuận Bồ Đề? Ấy là phải cầu sanh tịnh độ để được thường gần Phật, tu hành cho đến khi chứng vô sanh nhẫn. Chừng đó mặc ý cỡi thuyền đại nguyện vào biển luân hồi sanh tử, vận tâm bi trí cứu vớt chúng sanh, tùy duyên mà bất biến, không còn gì trở ngại nữa—Moreover, to ensure rebirth, we should perfect two practices; first is abandoning the three things that hinder enlightenment, second is abiding by the three things that foster enlightenment. How can we abandon the things that hinder enlightenment and abide by the thingsthat foster enlightenment? It is precisely by seeking rebirth in the Western Pure Land, remaining constantly near the Buddhas and cultivating the Dharmas until Tolerance of Non-Birth is reached. At that point, we may sail the boat of great vows at will, enter the sea of Birth and Death and rescue sentient beings with wisdom and compassion ‘adapting to conditions but fundamentally unchanging,’ free and unimpeded:

a)Xa lìa ba pháp chướng Bồ Đề—Abandoning the three things that hinder enlightenment:

·Tâm cầu sự an vui riêng cho mình, chấp ngã và tham trước bản thân. Hành giả phải y theo trí huệ môn mà xa lìa tâm niệm ấy: The Mind of seeking our own peace and happiness, ego-grasping and attachment to our own bodies. The practitioner should follow the path of wisdom and leave all such thoughts far behind.

·Tâm rời bỏ không chịu cứu vớt chúng sanh đau khổ. Hành giả phải y theo từ bi môn mà xa lìa tâm niệm ấy: The Mind of abandoning and failing to rescue sentient beings from suffering. The practitioner should follow the path of compassion and leave all such thoughts far behind.

·Tâm chỉ mong cầu sự cung kính cúng dường, không tìm phương pháp làm cho chúng sanh được lợi ích an vui. Hành giả phải y theo phương tiện môn mà xa lìa tâm niệm ấy: The Mind of exclusively seeking respect and offerings, without seeking ways to benefit sentient beings and bring them peace and happiness. The practitioner should follow the path of expendients and leave all such thoughts far behind.

b)Thành đạt ba pháp thuận Bồ Đề—Obtaining the three things that foster enlightenment:

·Vô Nhiễm Thanh Tịnh Tâm: Tâm không vì tự thân mà cầu các sự vui, vì Bồ Đề là thể trong sạch lìa nhiễm trước, nếu cầu sự vui riêng cho mình tức thân tâm có nhiễm, làm chướng ngại Bồ Đề Môn; nên tâm thanh tịnh không nhiễm gọi là tùy thuận Bồ Đề: The ‘Undefiled Pure Mind’ of not seeking personal happiness, that is enlightenment is the state of undefiled purity. If we seek after personal pleasure, body and Mind are defiled and obstruct the path of enlightenment. Therefore, the undefiled Pure Mind is called consonant with enlightenment.

·An Thanh Tịnh Tâm: Tâm vì cứu độ hết thảy mọi đau khổ cho chúng sanh, bởi vì Bồ Đề là tâm trong sạch làm cho chúng sanh được an ổn, nếu không cứu độ loài hữu tình, khiến họ được lìa sự khổ sanh tử, tức là trái với Bồ Đề môn; nên tâm cứu khổ đem lại an ổn cho chúng sanh gọi là tùy thuận Bồ Đề: The ‘Pure Mind at Peace,’ rescuing all sentient beings from suffering. This is because Bodhi is the undefiled Pure Mind which gives peace and happiness to sentient beings. If we are not rescuing sentient beings and helping them escape the sufferings of Birth and death, we are going to counter to Bodhi path. Therefore, a Mind focussed on saving others, bringing them peace and happiness, is call consonant with enlightenment.

·Lạc Thanh Tịnh Tâm: Tâm muốn khiến cho tất cả chúng sanh được Đại Niết Bàn. Bởi Đại Niết Bàn là chỗ cứu cánh thường vui, nếu không khiến cho loài hữu tình được niềm vui cứu cánh tức là ngăn che Bồ Đề môn; nên tâm muốn cho chúng sanh được hưởng cảnh thường lạc gọi là tùy thuận Bồ Đề: A ‘Blissful Pure Mind,’ seeking to help sentient beings achieve Great Nirvana. Because Great Nirvana is the ultimate, eternally blissful realm. If we do not help sentient beings achieve it, we obstruct the Bodhi path. Hence the Mind which seeks to help sentient beings attain eternal bliss is called consonant with enlightenment. 

3)Quán tưởng y báo và chánh báo nơi cõi Cực Lạc—The cultivator should contemplate the wholesome characteristics of the Pure Land and auspicious features of Amitabha Buddha:

a)Quán tưởng báo thân (chánh báo) kiết tường của Đức Phật A Di Đà: Hành giả nên quán tưởng báo thân của Phật A Di Đà sắc vàng rực rỡ, có tám muôn bốn ngàn tướng, mỗi tướng có tám muôn bốn ngàn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp có tám muôn bốn ngàn tia sáng, soi khắp pháp giới, nhiếp lấy chúng sanh niệm Phật: The cultivator should contemplate the auspicious features of Amitabha Buddha. Amitabha Buddha possesses a resplendent, golden Reward Body, replete with 84,000 major characteristics, each characteristic having 84,000 minor auspicious signs, each sign beaming 84,000 rays of light which illuminate the entire Dharma Realm and gather in those sentient beings who recite the Buddha’s name.

b)Quán tưởng y báo thiện lành nơi cõi Tây Phương Cực Lạc—The cultivator should contemplate the wholesome characteristics in the Western Pure Land: Hành giả nên quán cõi Cực Lạc bảy báu trang nghiêm như các kinh Tịnh Độ đã nói. Ngoài ra, người niệm Phật khi bố thí, trì giới, cùng làm tất cả các hạnh lành đều phải hồi hướng cầu cho mình và chúng sanh đồng vãng sanh Cực Lạc—The Western Pure Land is adorned with seven treasures, as explained in the Pure Land sutras. In addition, when practicing charity, keeping the precepts and performing all kinds of good deeds, Pure Land practitioners should always dedicate the merits toward rebirth in the Pure Land for themselves and all other sentient beings. 

Nhị Hiện: Hai sự thị hiện—Two kinds of manifestation or appearance:

1)Tu hiện: Sự xuất hiện cần thiết bằng thân xương thịt và tướng hảo của Phật để chỉ dạy phàm nhân—The necessary appearance in the flesh of the Budha for ordinary people.

2)Bất tu hiện: Sự xuất hiện không cần thiết của Phật đến với những chúng sanh tâm linh—The non-necessary appearance of the Buddha to those of spiritual vision.

Nhị Hiếp Sĩ:

(A)Hai vị hầu cạnh của Đức Phật A Di Đà—Two attendants by the side of Amitabha:

1)Quán Thế Âm: Avalokitesvara—Kuan Shi Yin.

2)Đại Thế Chí: Mahasthamaprapta.

(B)Hai vị hầu cạnh của Phật Dược Sư—Two atendants by the side of the Master of Medicine:

1)Nhật Quang: The Sunlight.

2)Nguyệt Quang: The Moonlight.

(C)Hai vị hầu cạnh Phật Thích Ca—Two attendants by the side of Sakyamuni:

1)Văn Thù: Manjusri.

2)Phổ Hiền: Samantabhadra.

Nhị Hóa: Sự giáo hóa của Đức Phật được chia làm hai loại—The Buddha’s teaching is divided into two divisions.

1)Tích Hóa: Dùng những sự kiện bên ngoài để giáo hóa thì gọi là “tích hóa,” như lấy cuộc đời và công nghiệp hoằng hóa của Đức Phật để làm gương noi theo, hoặc giả 14 phẩm đầu trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa—Teaching or lessons derived from external events, i.e. the Buddha’s life and work, shown in the first fourteen sections in the Lotus Sutra.

2)Bản Hóa: Những lời giáo hóa trực tiếp với những thực hành và chứng đắc cụ thể—The Buddha’s direct teaching, his real practice, and realization. 

Nhị Hòa: Hai loại hòa hợp—The double harmony or unity in both doctrine and practice (Sangha):

1)Lý Hòa: Unity in doctrine.

2)Sự Hòa: Sự hòa có sáu loại khác nhau—Unity in practice. There are six different kinds of Unity in practice (see Lục Hòa in Vietnamese-English Section)

Nhị Hoặc: Hai loại hoặc—Two aspects of illusion:

(A)

1)Kiến hoặc: Những ảo giác hay cám dỗ khởi lên từ sự suy đoán sai lầm về tà kiến hay tà thuyết—Perplexities or illusions and temptations arise from false views or theories.

2)Tư hoặc: Tư hoặc hay Tu hoặc là những ảo vọng từ tư tưởng của hạng phàm phu khởi lên từ sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài hay thói quen, như tham, sân, si, vân vân—Illusions from thoughts arising through contact with the world or by habit, such as desire, anger, infactuation, etc.

(B)

1)Lý hoặc: Illusion connected with principles (see Kiến Hoặc).

2)Sự hoặc: Illusion arising in practice (see Tư Hoặc).

Nhị Học: Hai loại học—Two kinds of study or learning:

1)Đọc Tụng kinh: Reading and reciting sutras.

2)Thiền quán: Thiền tư—Meditation and thought.

Nhị Hộ: Hai loại hộ trì—Two protectors:

1)Nội hộ: Thâm tâm bên trong của mình, học và tu theo Phật pháp—The inner, oneself, by studying and following the law.

2)Ngoại hộ: Những người yểm trợ và giúp đỡ những thứ cần thiết cho thân và tâm tu trì—The outer or supporters, those who supply that is needed for one’s body and mind. 

Nhị Hư Không: Theo Hữu Bộ tông, có hai loại hư không—According to the Sarvastivadah Sect, there are two kinds of space.

1)Hữu Vi Hư Không: Hư không có phân hạn, có sinh diệt, thuộc về thứ mà mắt có thể nhìn thấy được—Active or phenomenal space which is differentiated and limited, and apprehended by sight.

2)Vô Vi Hư Không: Hư không không có hạn lượng, không có biên tế, chân không tịch diệt, xa lìa tất cả chướng ngại, đây thuộc về sở duyên của ý thức—Passive or non-phenomenal (noumenal) space which is without bounds or limitations, and belongs entirely to mental conception.

Nhị Ích: Hai loại lợi ích—The dual advantages or benefits:

1)Hiện Ích: Lợi ích hiệân tại trong đời nầy—Profitable to the life which now is.

2)Đương Ích: Lợi ích sau khi diệt độ—Profitable to the life which is to come.

Nhị Kết: Hai loại trói buộc vào phiền não—Two duskrta.

1)Làm ác: Doing evil.

2)Nói ác: Speaking evil.

Nhị Khảo: Two kinds of challenges,

(A)Minh Khảo-Ám Khảo—Clear and hidden challenges:

1)Minh Khảo: Clear challenges—Những khảo đảo xãy ra ngay trước mắt hành giả—Testing conditions which occur right before the practitioner’s eyes.

2)Ám Khảo: Hidden challenges—Những khảo đảo thầm lặng—Hidden or silent testing conditions.

(B)Ngoại Khảo-Nội Khảo—External and internal testing conditions:

1)Ngoại Khảo: External testing conditions—Những khảo đảo bên ngoài hay những chướng duyên nghịch cảnh bên ngoài gây khó khăn cho hành giả như nóng lạnh, ồn ào náo nhiệt, hay chỗ nơi dơ bẩn, vân vân—External testing conditions or obstacles which create difficult conditions for practitioners such as heat, cool, noise, dirt, etc.

2)Nội Khảo: Nội khảo là những tâm niệm khởi lên trong lúc hành giả ngồi thiền hay niệm Phật như tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, thụy miên, hôn trầm, vân vân—Internal testing conditions are obstacles which develop while the practitioners practice meditation or Buddha-recitation, i.e., greed, anger, ignorance, pride, doubt, wrong views, drowsiness, torpor, etc. 

(C)Thuận Khảo-Nghịch Khảo—Favorable and adverse circumstances:

1)Thuận Khảo: Favorable circumstances—Theo đạo Phật, thuận khảo lắm khi lại là những trở ngại cho hành giả—According to Buddhist doctrine, favorable circumstances are sometimes obstacles to practitioners on their path of cultivation.

2)Nghịch Khảo: Adverse circumstances—Trên đường tu tập, thỉnh thoảng hành giả gặp phải nghịch khảo làm trở ngại như thầy tà bạn ác—On the path of cultivation, sometimes practitioners encounter adverse circumstances, i.e., evil teachers and friends. 

Nhị Khởi: Two types of arising of errors or delusions:

1)Câu Sinh Khởi: Phiền não khởi lên tự nhiên—Errors or delusions that arise naturally among people.

2)Phân Biệt Khởi: Dựa theo tà giáo tà sư mà lý luận tư duy thì gọi là phân biệt khởi—Delusions arising from reasoning and teaching. 

Nhị Khổ: Hai loại khổ—Two kinds of suffering:

1)Nội khổ: Internal sufferings:

a)Thân Khổ: Khổ về thể chất từ bên trong như bịnh hoạn sầu đau: Physical sufferings or sufferings from within such as sickness or sorrow.

b)Tâm Khổ: Khổ về tinh thần như buồn phiền, ghen ghét, đắng cay, bất toại, không hạnh phúc, vân vân: Mental suffering such as sadness, distress, jealousy, bitterness, unsatisfaction, unhappiness, etc. 

2)Ngoại khổ: Khổ từ hoàn cảnh bên ngoài như tai họa, chiến tranh, vân vân—External sufferings or sufferings from outside circumstances such as calamities, wars, etc.

Nhị Không: Hai không—Two voids (Unrealities or Immaterialities):

(A)

1)Ngã không (Nhân không): The non-reality of the atman, the soul, the person.

2)Pháp không: The non-reality of things.

(B)

1)Tánh không: Không có thứ gì có thực tánh của chính nó—Nothing has a nature of its own.

2)Tướng không: Vì pháp không có thực tánh của chính nó nên hình tướng của nó cũng là không thật—Nothing has a nature of its own; therefore, its form is unreal (forms are only temporary names).

(C)

1)Vô sinh quán: Thiền quán chư pháp không sinh, không có cá tánh của riêng nó—The meditation that things are unproduced , having no individual or separate nature (all things are void and unreal).

2)Vô tướng quán: Vì chư pháp không thật nên chúng không có hình tướng—Because things are void and unreal; therefore, they are formless.

(D)Theo trường phái Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai:

1)Như thực không: Trong thể chân như không vọng nhiễm—The bhutatathata is devoid of all impurity.

2)Như thực bất không: Trong thể chân như đã có đủ tất cả công đức vô lậu—The bhutatathata is full of merit or achievement.

Nhị Không Quán: See Nhị Không (C).

Nhị Kiến: Hai loại tà kiến—Two wrong views:

(A)

1)Hữu kiến: Ý kiến cố chấp cho rằng vạn vật là thực hữu—Holding to the real existence of material things.

2)Vô kiến: Ý kiến cố chấp cho rằng vạn vật là không có thực—Holding to their entire unreality.

(B)

1)Đoạn kiến: Holding to the view of total annihilation.

2)Thường kiến: Tà kiến cho rằng cái ngã trường tồn—Holding to the view of permanence or immortality. The view that personality is permanent 

Nhị Kinh Thể: Hai loại kinh thể—Two bodies or elements in a sutra:

1)Kinh văn: Chữ trong kinh—The words in a sutra.

2)Kinh nghĩa: Ý nghĩa của kinh—The meaning or ideas of a sutra. 

Nhị Lậu: Hai thứ lậu—Two conditions relating to passions and delusions:

1)Hữu lậu: Pháp có phiền não hoặc làm tăng trưởng phiền não—The condition in which they can prevail—The conditioned dharma which produces afflictions (passions and delusions).

2)Vô lậu: Pháp thanh tịnh lìa được phiền não—The condition in which they cannot prevail—The unconditioned dharma which produces no afflictions (no passions and delusions).

Nhị Loại Các Sanh: Hai loại đều vãng sanh—Both will be reborn in the Pure Land:

1)Tịnh Độ không chỉ dành riêng cho những người tu theo pháp môn niệm Phật—The Pure Land is not limited to those who repeat the name of Amitabha according to his eighteen vows.

2)Tịnh Độ cũng dành cho những người tu theo pháp môn khác—The pure Land also includes those who adopt other ways.

Nhị Lợi: Hai loại lợi ích—The dual benefits:

1)Tự lợi: Trường phái Tiểu Thừa chỉ mong cầu tìm lợi ích cho chính mình—Benefiting oneself (Hinayan seeks only one’s own benefit).

2)Lợi tha: Bồ Tát mong cầu tự lợi và lợi tha—Benefting others (bodhisattva seeks both one’s own benefit and that of others, or personal improvement for the improvement of others).

Nhị Luân: Hai bánh xe—Two wheels:

(A)

1)Định luân: The wheel of Meditation.

2)Tuệ luận: The wheel of Wisdom.

(B)

1)Thực luân: The wheel of food (physical wheel).

2)Pháp luân: The wheel of dharma (spiritual wheel).

Nhị Luận: Two kinds of discussion.

1)Sự Luận: Discussion of phenomena—See Sự Luận.

2)Lý Luận: Discussion of fundamental truth—See Lý Luận.

Nhị Lục: See Nhị Thập Nhơn Duyên in Vietnamese-English Section.

Nhị Lục Duyên: See Thập Nhị Nhơn Duyên in Vietnamese-English Section.

Nhị Lục Nguyện Dược Sư Lưu Ly Quang Phật: See Mười Hai Lời Nguyện Của Dược Sư Lưu Ly Quang Phật in Vietnamese-English Section.

Nhị Lục Thời Trung: Mười hai giờ ban ngày hay mười hai giờ ban đêm—During the twelve hours of the day or the twelve hours of the night.

Nhị Lực: Hai loại lực—Dual powers:

(A)Theo Kinh A Di Đà—According to the Amitabha Sutra:

1)Tự lực: Dùng tự lực để tu hành giới định tuệ mà cứu độ lấy mình—One’s own strength or endeavours—Salvation of self by cultivating morality, meditation and wisdom.

2)Tha lực: Được cứu độ bằng tha lực hay lực cứu độ của Đức Phật A Di Đà—Salvation obtained from another’s strength—The saving power of Amitabha.

(B)Theo Kinh Hoa Nghiêm—According to The Flower Adornment Sutra:

1)Tư trạch: Power of thought in choosing of right principles.

2)Tu tập lực: Power of practice and performance. 

(E)Theo Kinh Hoa Nghiêm—According to The Flower Adornment Sutra:

1)Hữu lực: Positive (dominant—active) forces.

2)Vô lực: Negative (subordinate—inert) forces.

Nhị Lượng: Hai loại đo lường—Two kinds of measuring:

1)Hiện lượng: Dùng nhãn thức để thấy sắc, dùng nhĩ thức để nghe tiếng, vân vân—Immediate or direct reasoning, whereby the eye apprehends and distinguishes colour and form, the ear sound, etc—Measuring by Appearance or sound, etc, i.e. smoke.

2)Tỷ Lượng: Tỷ là sự so sánh cái đã biết, lượng là định lượng cái không biết—Thấy cái nầy biết có cái kia (dùng cái đã biết mà lượng cái chưa biết), như thấy khói biết có lửa—Immediate insight into, or direct inference in a trance of all the conditions of the alayavijnana—Comparison and inference; comparison of the known and inference of the unknown—Measuring by inference, i.e. the inference of fire from smoke.

Nhị Lưu: Hai dòng lưu chuyển luân hồi—There are two ways in the current of transmigration:

1)Thuận lưu: Nhân quả tái sanh lưu chuyển—To flow with it in continual reincarnation.

2)Nghịch lưu: Chống lại thuận lưu và tìm giải thoát khỏi cảnh đời đau khổ—To resist it and seek a way of escape by getting rid of life’s delusions.

Nhị Mật: Hai loại bí mật—Two esoteric aspects:

1)Lý mật: Lý viên dung bất ly—The esoteric doctrine.

2)Sự mật: Bí mật của thân khẩu ý của Đức Như Lai—The espteric acts of a Tathagata.

Nhị Mê Hoặc: Hai loại mê hoặc—Two kinds of delusions:

1)Phân Biệt Khởi Mê Hoặc: Mê hoặc khởi lên từ tư duy, giáo pháp hay thầy bạn—Delusions arising from reasoning, teaching and teachers or friends.

2)Câu Sinh Khởi Mê Hoặc: Mê hoặc khởi lên do huân tập từ vô thủy đến nay, sinh ra cùng với thân, tự nhiên mà có—Delusions or errors that arise naturally among people. 

Nhị Môn:

(A)Hai cửa, hai trường phái—Two doors (entrances—schools).

1)Thiền môn: Giúp người tu đi thẳng từ phàm đến Thánh hay chứng ngộ Bồ Đề bằng con đường thiền quán—Zen door which helps practitioners to realize enlightenment through meditation.

2)Tịnh Độ môn: The Pure Land Door—Hành giả vãng sanh bằng phương pháp niệm hồng danh Phật A Di Đà—Practitioners achieve rebirth in the Pure Land by reciting the name of Amitabha Buddha.

(B)Hai giáo lý—The two doctrines:

1)Phân Tướng Môn: Giáo lý thuyết minh về sự sai biệt giữa tam thừa và nhứt thừa—The doctrine which differentiates the three vehicles from the one vehicle.

2)Cai Nhiếp Môn: Giáo lý thuyết minh tam thừa là nhứt thừa—The doctrine which maintains the three vehicles to be the one. 

(C)Theo Đại Thừa Khởi Tín Luận—According to the Awakening of Faith:

1)Chân Như Môn: The mind as bhutatathata.

2)Sinh Diệt Môn: The door of creation and extinction, or beginning and end.

(D)

1)Trí Môn: Trí tuệ Phật dẫn đến giác ngộ Bồ Đề—Wisdom gate or Buddha-wisdom, or the way of enlightenment.

2)Bi Môn: Bi tâm Phật hướng đến cứu độ tha nhân—Buddha-pity, or the way of pity directed to others.

(E) Khuyến Giới Nhị Môn: Prohibitions from evil and exhortations to good—See Khuyến Giới (Khuyến Môn and Giới Môn).

(F)Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, có hai môn—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, there are two doors:

1)Hữu Môn: The Dharma Door of Existence or Existence Cultivated Door—Đây là Pháp Môn tu tập còn cần phải nương vào nơi sư tướng mà hành trì, bởi vì chúng sanh chúng ta còn bị lệ thuộc vào hữu vi cùng sáu căn là Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý; và sáu trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp, cho nên chẳng thể nào Không được đối với các trần cảnh chung quanh. Tông Tịnh Độ thuộc về Hữu Môn. Người niệm Phật khi mới phát tâm từ nơi tướng có mà đi vào, cầu được thấy thánh cảnh ở Tây Phương—This is a Dharma Door that still relies on “Form Characteristics” to practice, because we sentient beings are still trapped in existence as well as in the six faculties of Eyes, Ears, Nose, Tongue, Body, and Mind; and the six elements of Form, Sound, Fragrance, Flavor, Touch and Dharma. Thus at every moment of our existence, our faculties are interacting with the various elements, so it is impossible for us to have “Emptiness” while facing the stimuli in our surroundings. The Pure Land method belongs to the Dharma Door of Existence; when Pure Land practitioners first develop the Bodhi Mind, they enter the Way through forms and marks and seek to view the celestial scenes of the Western Pure Land.

2)Không Môn: Chỉ có những bậc từ A La Hán đến Bồ Tát là các bậc Thánh nhơn đã chứng đắc được quả Vô Học—The Dharma Door of Emptiness or Emptiness Cultivated Door—Đây là pháp môn lìa tướng mà tu, hay là chế phục được sáu căn Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, ý và không còn bị sáu trần là Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp sai xử nữa. Thiền tông từ nơi “Không Môn” đi vào, khi phát tâm tu liền quét sạch tất cả tướng, cho đến tướng Phật, tướng pháp đều bị phá trừ.—This Dharma Door abandon the attchments to Form in order to cultivate. It is the ability to tame and master over the six faculties of Eyes, Ears, Nose, Tongue, Body, and Mind and is no longer enslaved and ordered around by the six elements of Form, Sound, Fragrance, Flavor, Touch and Dharma. Only Arhats and Bodhisattvas who have attained the state of “No Learning.” In the Zen School, the practitioner enters the Way throught the Dharma Door of Emptiness. Right from the beginning of his cultivation he wipes out all makrs, even the marks of the Buddhas or the Dharma are destroyed. 

Nhị Mỹ: Hai điều hoàn mỹ cho người Phật tử—Two excellent things for any Buddhist:

1)Thiền định: Meditation.

2)Trí huệ: Wisdom.

Nhị Ngã:

(A)Nhị Ngã Kiến—The two erroneous views of individualism:

1)Nhân ngã kiến: Tà kiến sai lầm cho rằng có một cái ngã độc lập—The erroneous view that there is an independent human personality or soul.

2)Pháp ngã kiến: Vọng kiến cho rằng chư pháp hiện hữu độc lập—The erroneous view that everything exists with an independent nature. 

(B)Nhị Ngã Chấp—The two reasons for clinging to 

the idea of self:

1)Câu sinh ngã chấp: Ngã chấp bẩm sinh, lúc mới sanh ra đã có—The natural or intinctive cleaving (clinging) to the idea of self or soul.

2)Phân biệt ngã chấp: Ngã chấp nảy sanh ra do sự phân biệt hay lý luận sai lầm của bản thân—The clinging to the idea of self developed as the result of erroneous reasoning. 

Nhị Ngã Chấp: Two reasons for clinging to the idea of the self—See Nhị Ngã (B).

Nhị Ngã Kiến: Two erroneous views of individualism—See Nhị Ngã (A).

Nhị Ngại: See Nhị Chướng in Vietnamese-English Section.

Nhị Ngạn: Hai bờ sanh tử và Niết Bàn—The two shores of life-and-death and nirvana:

1)Sanh Tử Ngạn: Bờ nầy của sanh tử—The shore of life-and-death—The shore of mortal life.

2)Bỉ Ngạn: Bờ giải thoát bên kia—The shore of nirvana. 

Nhị Nghĩa: Hai loại nghĩa của giáo pháp—Two meanings of the teachings:

(A)

1)Liễu nghĩa: Kinh điển giải thích đầy đủ—Complete meaning.

2)Bất liễu nghĩa: Kinh điển giấu đi một phần thực nghĩa—Partial or incomplete meaning.

(B)

1)Ẩn Mật: Bổ ý ẩn náu kín đáo bên trong lời văn—Esoteric meaning.

2)Hiển Liễu: Lời nói văn tự có nghĩa phân minh rõ ràng—Exoteric meaning, or plain meaning.

Nhị Nghiêm: Theo Kinh Đại Bát Niết Bàn, có hai loại trang nghiêm—According to Parinirvana Sutra, there are two adornments:

1)Trí huệ trang nghiêm: Adornment of Wisdom.

2)Phúc đức trang nghiêm: Adornment of Good deeds.

Nhị Nghiệp: Hai loại nghiệp—Two classes of karma:

(A)Theo Câu Xá Luận trong Tiểu thừa—According to the Kosa Sastra in the Hinayana:

1)Thiện nghiệp: Nghiệp tạo ra bởi thiện đạo như ngũ giới thập thiện, sẽ đưa chúng sanh đến chỗ an lạc hạnh phúc—Good karma created by wholesome path such as practicing of the five precepts and the ten wholesome deeds, which will result in happiness.

2)Ác nghiệp: Nghiệp gây ra bởi các tội ác như ngũ nghịch hay thập ác, đưa chúng sanh đến chỗ khổ đau phiền não—Bad karma created by committing the five grave sins and the ten unwholesome deeds, which will result in misery.

(B)Theo Đại Thừa—According to the Mahayana:

1)Trợ nghiệp: Nghiệp có thể trợ giúp cho việc vãng sanh như cúng dường hay niệm Phật—Aids to the karma of being born in Amitabha’s Pure Land such as offerings, chantings, etc.

2)Chánh nghiệp: Niệm Phật nhất tâm bất loạn là nhân chính đưa đến việc vãng sanh—Thought and invocation of Amitabha with undivided mind, as the direct method.

(C)Theo Đại Thừa—According to the Mahayana:

1)Dẫn nghiệp: Nghiệp nhân dẫn đến quả báo tổng quát (quả báo sanh về cõi súc sanh hay nhân thiên)—Karma that leads to the general rewards (the award as to the species into which one is to be born, i.e. animals, men, gods, etc).

2)Mãn nghiệp: Nghiệp nhân dẫn đến biệt báo, chẳng hạn như được phẩm chất thông minh hay đần độn—Karma that leads to the individual reward, i.e. the kind or quality of being clever or stupid. 

Nhị Ngộ: Hai cách tiến tới giác ngộ trong đạo Phật—Two kinds of entry into Bodhisattvahood:

1)Đốn ngộ: Immediate awakening.

2)Tiệm ngộ: Gradual awakening.

Nhị Ngũ Thực: Hai loại Ngũ thực—Hai loại đạm thực và tước thực—Two groups of food, each of five kinds:

1)Đạm Thực: Bồ Xà Ni—Bhojaniya (skt)—Trong ngũ cốc, cá và thịt—In Cereals, fish and flesh.

2)Tước Thực: Khư Xà Ni—Khadaniya (skt)—Trong trái cây rau quả—In fruits. 

Nhị Nguyên: Dvaita, Dvaya, or Dharmadvaya (skt)—Two extremes:

1)Hữu biên: Những người tin vạn hữu hiện hữu—Those who believe that things exist.

2)Vô biên: Những người tin không có gì tự hiện hữu—Those who believe that nothing is self-existence or things cannot be said to exist. 

Nhị Ngữ: Nói lưỡi hai chiều—Double-tongued.

Nhị Nhân: Hai nhân—Two causes:

(A)Theo Kinh Niết Bàn—According to The Nirvana Sutra:

1)Sinh nhân: The producing cause of all good things.

2)Liễu nhân: The revealing or illuminating cause (knowledge and wisdom).

(B)

1)Năng sinh nhân: The cause that is able to produce all sense and perceptions—All good and evil.

2)Phương tiện nhân: The environmental or adaptive cause (water and soil help the seed growing).

(C)

1)Tập nhân: Đồng loại nhân—Practice or habit as cause (desire causing desire).

2)Báo nhân: Quả thục nhân—The rewarding cause or fruit-ripening cause (pleasure or pain caused by good or evil deeds).

(D) Theo Kinh Niết Bàn—According to The Nirvana Sutra:

1)Chính nhân: Correct or direct cause (Buddha nature of all beings).

2)Duyên nhân: The contributory cause or enlightenment which evolves the Buddha nature by good work.

(E)

1)Cận nhân: Immediate or direct cause.

2)Viễn nhân: Distant or indirect cause.

Nhị Nhân Quả: The two aspects of cause and effect:

1)Thế gian nhân quả: The suffering (Khổ đế) and the cause (Tập đế) in the present life.

2)Xuất thế gian nhân quả: The eightfold noble path as the cause (Đạo đế) leading to the extinction of passion and mortality (Diệt đế) in the future life.

Nhị Nhẫn: Hai loại nhẫn—Two kinds of patience or endurance:

(A)

1)Chúng sanh nhẫn: Nhẫn nại các sự não hại của chúng sanh, như căm thù hay lợi dụng—Endurance of human assaults and insults, i.e. hatred, or abuse.

2)Vô sanh pháp nhẫn: An nhẫn về sự nóng lạnh của thiên nhiên, hay già bệnh, vân vân—Endurance of the assaults of nature, heat, cold, age, sickness, etc.

(B)

1)An thọ khổ nhẫn: Nhẫn nhục trước khổ đau—Patience under suffering (see Chúng sanh nhẫn).

2)Quán sát pháp nhẫn: Imperturbable examination of or meditation in the law or of all things (see Vô sanh pháp nhẫn).

(C)

1)Thân nhẫn: Physical patience or endurance.

2)Ý nhẫn: Mental patience or endurance.

Nhị Nhập: Hai lối nhập đạo—Two ways of entering the truth:

1)Lý nhập: Thấu nhập lý tính rằng tất cả chúng sanh đều có chân như Phật tánh—Entering by conviction intellectually that all sentient beings have the Buddha-nature.

2)Hành nhập: Thấu nhập vào hạnh tu—Entering by proving it in practice.

Nhị Nhất Tâm: Two types of one-pointedness of mind, theory and practice—Người niệm Phật phải thiết thực dụng công, trong tuyệt cả tướng thị phi nhơn ngã không thấy thân tâm, ngoài dứt hết tướng không sắc lục trần chẳng còn cảnh giới, duy có một câu Phật hiệu rõ ràng hiện tiền. Sự dụng công chí cực nầy, như người xưa đã nêu lên câu hỏi: “Trước mặt có cọp dữ, sau lưng có bầy chó sói, bên trái là vách núi cao, bên mặt là vực sâu thẳm; trong hoàn cảnh ấy hành nhân phải vượt đi ngả nào?” Bên Tịnh Độ bảo: “Ao sen bảy báu trước mặt, vạc dầu lò lửa phía sau, người niệm Phật phải nhứt hướng đi tới.” Khi tu hành chưa thấy có điểm tiến bộ nào, là bởi chính mình còn yếu hèn biếng trễ. Cũng trong tình trạng ấy, khi xưa ngài Đổng Sơn đã nghiêm trách trong chúng:

“Người nay học đạo nghĩ mà than

Ngoài cửa phân vân biết mấy ngàn

Tưởng đến ngọc kinh triều Thánh chúa

Giữa đường dừng bước ải đồng quang!”

The practitioner of Buddha Recitation should strive earnestly to achieve a dual goal. Internally, he should eliminate of right and wrong, mine and yours, becoming oblivious to body and mind. Externally, he should completely sever the marks of Emptiness, form and the Six Dusts, to the point where he no longer grasps at external realms, only the sacred name of Amitabha Buddha remains before him. This utmost exertion of effort was best described by the ancients with the following image: “In front of him are ferocious tigers, behind a pack of wolves, on the left a high mountainside, on the right a deep precipice. In such a situation, in which direction should the practitioner escape?” The Pure Land School expresses the same idea with the words: “The seven-jewelled lotus pond is in front of him, the cauldron of boiling oil above the fire pit is behind him; the Buddha Recitation practitioner should proceed straight ahead. If the practiotioner does not see any sign of progress, it is because he himself lacks strong will and is lazy. In this connection, an Elder Master once sternly admonished the assembly:

“The way people today seek the Dahrma is

cause for lamentation,

Still outside the door, they are puzzled in so

many ways!

Thinking they have reached the Sage-

Emperor’s jade city,

They have in fact stopped mid-way, at the

mountain pass!”

Nếu dụng công đến mức cùng cực, lâu ngày không gián đoạn, hành giả sẽ đi đến cảnh giới nhứt tâm. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Niệm Phật Thập Yếu, cảnh nhứt tâm bất loạn nầy có hai mức cạn sâu, gọi là Sự Nhứt Tâm, và Lý Nhứt Tâm—If the practitioner exerts the utmost effort without interruption, he will, in time, arrive at the realm of one-pointedness of mind. According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Pure Land Buddhism in Theory and Practice, this sphere of undivided attentiveness has two levels, superficial and subtle, called the level of phenomena and the level of noumenon.

1)Sự nhứt tâm là thế nào?: What is one-pointedness of mind at the level of phenomena?—Khi hành giả chuyên tâm chú ý trên sáu chữ hồng danh, lâu ngày tất cả tạp niệm đều dứt bặt, lúc nằm ngồi đi đứng duy chỉ có một câu niệm Phật hiện tiền, gọi là cảnh giới Sự Nhứt Tâm. Đây là định cảnh của người tu Tịnh Độ, cũng ngang hàng với sự nhập định của các bậc tu thiền. Với thuyết Sự Lý Nhứt Tâm, Ngẫu Ích đại sư đã giản biệt tường tận. Ngài bảo: “Không luận sự trì hay lý trì; niệm đến hàng phục phiền não, kiến hoặc, tư hoặc không khởi hiện, là cảnh giới sự nhứt tâm. Như thế chẳng nói chi Lý nhứt tâm, với sự nhứt tâm người đời nay cũng chẳng dễ gì đạt đến được. Tuy nhiên, với công đức của câu niệm Phật cộng thêm sự chí thành hành trì, trong mỗi niệm sẽ diệt được một phần vô minh thêm một phần phước huệ, lần lần tất sẽ đi đến cảnh giới tốt. Và hành trì lâu ngày như thế, lo gì không tiến đến chỗ mỗi niệm khai ngộ, được hảo cảnh gọi là “Nhứt phiên đề khởi nhứt phiên tân” hay một phen khởi niệm, một phen lộ bày cảnh giới mới. Cho nên, dù là căn tánh chúng sanh trong thời Mạt Pháp, nếu chí thành hành trì, trình độ Sự và Lý nhứt tâm đối với chúng ta không phải hoàn toàn ngoài tầm tay—When the practitioner gives undivided attention to the sacred name of Amitabha Buddha, all sundry thoughts are, in time, eliminated. Whether he is reclining or sitting, walking or standing, only the sacred name appears before him. At that point, he has reached the realm of one-pointedness of mind at the level of phenomena. This is the concentration realm of the Pure Land practitioner, equivalent to the level of “phenomena-concentration” in Zen. Elder Master Ou-I elucidated the question of one-pointedness of mind in the following way: “Regardless of whether we practice recitation at the noumenon or phenomena level, if we recite to the point where afflctions are subdued and delusions of views and delusions of thought no longer arise, this is the realm of one-pointedness of mind at the level of phenomena. Thus, one-pointedness of mind is not an easy thing for people today to achieve, even at the level of phenomena, let alone at the level of noumenon. However, thanks to the virtues obtained through recitation and earnest practice, each utterance erases one part of delusion and engenders one part of merit and wisdom, gradually and naturally leading us to rebirth in an auspicious realm. If we practice in that manner over a long period of time, why worry about not reaching the dtage where each thought awakens and enlightens, leading to auspicious realms? This idea is expressed in the phrase “each time a new thought arises, a new realm appears.” Therefore, even though we possess only the limited capacities of sentient beings in the Dharma-Ending Age, if we truly exert ourselves, one-pointedness of mind, both at the phenomena and noumenon levels, is not completely beyond our reach. 

2)Lý nhứt tâm là thế nào?: What is one-pointedness of mind at the noumenon level?—Trên Sự Nhứt Tâm, nếu tiến thêm một bước, dụng công đến chỗ chí cực, ngày kia tâm địa rỗng suốt, thoát hẳn căn trần, ngộ vào thật tướng. Khi ấy hiện tại tức là Tây Phương Cực Lạc mà chẳng ngại gì riêng có cõi Cực Lạc, tánh mình chính là Di Đà cũng chẳng ngại gì riêng có Đức A Di Đà. Đây là cảnh giới Lý Nhứt Tâm. Địa vị nầy là cảnh “định huệ nhứt như” của người niệm Phật, ngang hàng với trình độ khai ngộ bên Thiền Tông. Không luận sự trì hay lý trì, niệm đến tâm khai, thấy rõ bản tánh Phật, là cảnh giới Lý Nhứt Tâm. Lý nhứt tâm không bị nhị biên làm loạn (không có đoạn kiến hay thường kiến)—If we go a step beyond the level of phenomena and exert our utmost efforts, one day our mind will be completely empty, we will completely escape the dust of the senses and become awakened to the True Mark. At that time, the present moment is the Western Pure Land, and this does not contradict the specific existence of the Land of Ultimate Bliss; our nature is Amitabha Buddha, and this does not contradict the specific existence of the Lord Amitabha Buddha. This is the realm of "one-pointedness of mind, noumenon level,” the realm of “concentration-wisdom being one and thus” of the Pure Land practitioner. This stage is equivalent to the level of Great Awakening in Zen. Regardless of whether we practice at the noumenon or phenomena level, if we recite to the point where the mind is awakened and we clearly see the original Buddha Nature, this is the realm of one-pointedness of mind at the noumenon level. At the noumenon level we are no longer disturbed by dualities (that is, existence or non-existence, extinction or permanence, etc.). 

Nhị Nhị Hợp Duyên: Một phương pháp Thiền định bằng cách lấy Pháp (Dharma) hợp với Thân (Body), Thọ (Feeling) và Tâm (Mind) làm thành hai thứ pháp mà duyên quán—A method of meditation by coupling dharma with body, feeling and mind respectively.

** For more information, please see Tứ Niệm Xứ in Vietnamese-English Section.

Nhị Như: See Nhị chân như.

Nhị Niết Bàn: See Nhị Chủng Niết Bàn in Vietnamese-English Section. 

Nhị Nữ: Hai chị em thường theo sát bên nhau—Two sisters who always accompany each other.

1)Công đức thiện nữ: Làm cho người được của cải châu báu—The deva “merit” or “achieving” who causes people to acquire wealth.

2)Hắc ám nữ: Khiến người hao tài tốn của và phung phí châu báu—The deva “dark” who causes people to spend and waste

Nhị Phái Mật Giáo: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, có đến hai phái Mật giáo. Cả hai đều đồng quan niệm về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đại Nhật Như Lai—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentialsof Buddhist Philosophy, there exist two forms of the mystic doctrine. Both agree in their treatment of the Buddhas, Sakyamuni and Mahavairocana.

1)Thai Mật: Taimitsu (jap)—T’ien-T’ai’s Mysticism—Thai Mật truyền từ tông Thiên Thai—The mysticism which is handed down by the T’ien-T’ai School.

2)Đông Mật: Tomitsu (jap)—Truyền vào Đông Tự từ tông Chân Ngôn. Về thực hành hay sự tướng thì Đông Mật là tông phái đặc biệt vì nó hình như phổ biến hơn Thai Mật, còn về lý thuyết hay giáo tướng thì không có gì khác nhau giữa hai phái cả—The mysticism which is transmitted in the Toji Monastery of the Shingon School. In practice, Tomitsu is a special school for it seems to be much more through-going than the Taimitsu, while in theory neither side seems to concede in any way.

Nhị Phàm: Hai hạng phàm phu—The two ordinary ranks:

1)Ngoại phàm: Chỉ nghe và tin tưởng giáo pháp—The external ordinary are ordinary belivers who pursue the stage of “ten faiths.”

2)Nội phàm: Chính hành giáo pháp tiến gần tới tam Thánh vị—The internal ordinary are the zealous, who are advancing through the next three groups of stages up to the fortieth.

Nhị Phạm: Hai loại sai phạm—Two kinds of sins:

1)Chỉ phạm: Chẳng chịu tu hành để tránh các ác nghiệp—Preventing good—Sin omission.

2)Tác phạm: Chẳng chịu tu hành để đoạn lìa không làm các điều ác—Doing evil—Sin commission.

Nhị Pháp Chấp: Hai loại pháp chấp—Two tenets in regard to things:

1)Câu sinh pháp chấp: Khuynh hướng thông thường coi mọi sự là có thật, phải qua quá trình tu tập mà đoạn trừ—The common or natural tendency to consider things as real.

2)Phân biệt pháp chấp: Nhìn thấy sự vật là thật do bởi sự suy nghĩ và lý luận sai lầm, khi Bồ Tát thấy đạo thì đoạn trừ được ngay—The tenet in regard to things as real as the result of false reasoning.

** For more information, please see Nhị Ngã

in Vietnamese-English Section.

Nhị Pháp Thân: Hai loại pháp thân—Two kinds of dharma-body (dharmakaya):

(A)Theo Pháp Tướng Tông—According to the Dharma-Nature Sect:

1)Tổng tướng pháp thân: The unity of dharmakaya or the noumenal absolute.

2)Biệt tướng pháp thân: The diversity of dharmakaya.

(B)

1)Lý pháp thân: Substance.

2)Trí pháp thân: Wisdom or expression.

(C)

1)Pháp tính pháp thân: Quả cực pháp thân—Essential nature dharma-body (dharmakaya).

2) Ứng hóa pháp thân: Hiện thân hay phương tiện pháp thân—Manifestation of dharma-body. 

(D)

1)Pháp tánh pháp thân: Chân thân của Phật đã chứng lý thể pháp tánh—Dharma-Nature or dharmakaya.

2)Phương tiện pháp thân: Do từ Pháp tính pháp thân mà thị hiện ứng hóa thân Phật để cứu độ chúng sanh—Skill in means dharmakaya.

(E)

1)Lý pháp thân: Lý thuyết hay chân lý do Như Lai sở chứng—Noumenal dharmakaya.

2)Sự pháp thân: Hiện tượng Pháp thân để tu tập Giới Định Tuệ—Phenomenal dharmakaya.

Nhị Phận: Two aspects—Theo Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển Tám, Đức Phật đã nhắc nhở ngài A Nan về nhị phận như sau: “Ông A Nan, tất cả chúng sanh thật gốc chân tịnh, nhân cái thấy hư vọng, nên cái tập hư vọng sinh. Do đó mới chia ra nội phận và ngoại phận.”—According to the Surangama Sutra, book Eight, the Buddha reminded Ananda about the two aspects as follows: “Ananda! Actually all living beings are fundamentally true and pure, but because of their false views they give rise to the falseness of habits, which are divided into an internal aspect and an external aspect.”

1)Nội Phận: Internal Aspect—Ông A Nan! Nội phận là phần trong của chúng sanh. Nhân các ái nhiễm, khởi ra tình hư vọng. Tình chất chứa mãi, mới sinh ra nước ái. Cho nên chúng sanh tâm nhớ món ăn ngon, trong miệng chảy nước. Tâm nhớ người, hoặc thương hay giận, rưng rưng nước mắt. Tham cầu của báu, tâm phát ra thèm, lộ ra ngoài thân thể. Tâm đắm sự dâm dục, hai căn nam nữ tự nhiên chảy nước. Ông A Nan! Các ái dục, dù riêng khác, nước chảy vẫn đồng nhau. Thấm ướt chẳng lên được, tự nhiên phải sa xuống. Đó gọi là nội phận—Ananda! The internal aspect refers to what occurs insode living beings. Because of love and defilement, they produce the falseness of emotions. When these emotions accumulate without cease, they can create the fluids of love. That is why living beings’ mouths water when they think about delicious food. When they think about a deceased person, either with fondness or with anger, tears will flow from their eyes. When they are greedy for wealth and jewels, a current of lust will course through their hearts. When confronted with a smooth and supple body, their minds become attached to lustful conduct and from both male and female organs will come spontaneous secretions. Ananda! Although the kinds of love differ, their flow and oppression is the same. With this moisture, one cannot ascend, but will naturally fall. This is called the ‘internal aspect.’

2)Ngoại Phận: External Aspect—Ông A Nan! Ngoại phận tức là phần bên ngoài của chúng sanh. Nhân các khao khát mới phát minh các hư tưởng. Tưởng chứa mãi mới sinh ra cái khí hôn bồng bột. Cho nên chúng sanh tâm giữ cấm giới, cả thân nhẹ nhàng, trong sạch, tâm trì chú ấn, dáng điệu mạnh dạn. Tâm muốn sinh cõi Trời, mộng tưởng bay lên. Tâm muốn nước Phật, thắng cảnh thầm hiện. Thờ vị Thiện tri thức, tự khinh thân mệnh. Ông A Nan! Các tưởng dù khác nhau, nhẹ bay vẫn đồng. Bay lên chẳng chìm, tự nhiên siêu việt. Đó gọi là ngoại phận—Ananda! The external aspect refers to what happens outside living beings. Because of longing and yearning, they invent the fallacy of discursive thought. When this reasoning accumulates without cease, it can create ascending vapors. That is why when living beings uphold the prohibitive precepts in their minds, their bodies will be buoyant and feel light and clear. When they uphold mantra seals in their minds, they will command a heroic and resolute perspective. When they have the desire in their minds to be born in the Heavens, in their dreams they will have thoughts of flying and ascending. When they cherish the Buddhalands in their minds, then the sagely realms will appear in a shimmering vision, and they will serve the good and wise advisors with little thought for their own lives. Ananda! Although the thought varies, the lightness and uplifting is the same. With flight and ascension, one will not sink, but will naturally become transcendent. This is called the 'ex‘ernal aspect.' 

Nhị Phật: There are two main Buddhas in the Lotus Sutra:

1)Thích Ca Mâu Ni Phật: Sakyamuni Buddha.

2)Đa Bảo Phật: Prabhutaratna Buddha.

Nhị Phật Cảnh: Two Buddha-domains:

1)Chứng cảnh: State or domain of absolute enlightenment.

2)Hóa cảnh: Domain of transformation.

Nhị Phật Đồng (Tịnh) Tọa: Hai Đức Phật ngồi sánh vai nhau (chỉ Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo)—The two Buddhas sitting together (Sakyamuni and Prabhutaratna Buddhas)—See Nhị Thế Tôn.

Nhị Phật Tánh: Dual aspects of the Buddha-nature:

1)Lý Phật tánh: Phật tánh căn bản trong mọi chúng sanh—The Buddha-nature which is fundamentally in all sentient beings.

2)Hành Phật tánh: Hành Phật tánh có trong vài chúng sanh tu tập nhưng không có trong những chúng sanh khác—The functioning Buddha-nature active and effective in some who cultivate, but not in others. 

Nhị Phật Thân: Two forms of Buddha’s body—SeeNhị Thân in Vietnamese-English Section.

Nhị Phật Trung Môn: Chỉ giai đoạn giữa thời kỳ Phật Thích Ca nhập diệt và Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật xuất hiện—Giai đoạn hiện tại của chúng ta—The period between the nirvana of Sakyamuni Buddha and the future advent of Maitreya Buddha—The present period.

Nhị Phiền Não: Klesadvaya (skt)—Hai loại phiền não—Two kinds of affliction—Klesas (passions, delusions, temptations, trials)—See Nhị Chướng.

(A)

1)Căn bổn phiền não (khởi lên từ lục căn): The six fundamental or primary afflictions (klesas) arising from the six senses.

2)Tùy phiền não (khởi lên từ căn bổn phiền não): Các phiền não nầy lấy căn bản phiền não làm thể mà sinh ra—The twenty consequent klesas arising out of the six senses—The consequent or secondary afflictions resulting or arising from the fundamental afflictions.

(B)

1)Phân biệt khởi phiền não: Phiền não y nương vào các duyên mà khởi dậy những tà lý luận—Klesas arising from false reasoning.

2)Câu sinh khởi phiền não: Phiên não do huân tập từ vô thủy đến nay—Klesa that which is natural to all.

(C)

1)Đại phiền não địa pháp: Sáu đại phiền não—The six great klesas:

i) Vô minh: Ignorance.

ii) Phóng dật: Distracted—Unrestrained.

iii)Giải đãi: Idle—Lazy.

iv)Bất tín: Unfaithful—Disbelieved.

v)Hôn trầm: Torpor.

vi)Trạo cử: Restlessness.

2)Tiểu phiền não địa pháp: Mười hoặc—Ten minor afflictions.

(D)

1)Số hành phiền não: Những phiền não như tham dục hay là cám dỗ—Ordinary passions or temptations.

2)Mãnh lợi phiền não: Phiền não do bởi không tin vào nhân quả—Firece or sudden afflictions cause by lack of belief on the Law of Cause and Effect. 

Nhị Phúc: See Nhị Phước.

Nhị Phước: Hai loại phước—Two kinds of blessing:

1)Thiên phước: The bliss of the gods.

2)Thánh phước: The bliss of the Saints.

Nhị Phước Điền: Hai phước điền—Two fields for the cultivation of happiness:

(A)

1)Bi điền: Thương xót những người nghèo hay cùng khổ, đây là cơ hội cho bố thí—The pitiable, or poor and needy, as the field or opportunity for charity.

2)Kính điền: Kính trọng Phật và Hiền Thánh Tăng—The field of religion and reverence of the Buddhas, the saints, the priesthood.

(B)

1)Học nhân điền: Tu tập phước bằng cách cúng dường những người hãy còn đang tu học—Cultivate of happiness by doing offerings to those who are still in training in religion.

2)Vô học nhân điền: Cúng dường cho những người đã hoàn thành tu tập—Offerings to those who have completed their course.

Nhị Quả: Sakrdagamin (skt).

(A)Quả thứ hai trong tứ Thánh Tiểu thừa, chỉ còn trở lại một lần nữa mà thôi (Nhất Lai quả)—The second fruit of the four kinds of Hinayana arhats, who has only once more to return to mortality.

(B)Hai loại quả nghiệp—There are two kinds of fruit or karma:

1)Tập khí quả: Bản chất tốt xấu hay các quả thiện ác đã huân tập từ tiền kiếp—The good or evil characteristics resulting from habit or practice in a former existence.

2)Báo quả: Hậu quả khổ đau hay vui sướng (khổ lạc) trong kiếp nầy do từ những nhân hay hành động thiện ác của kiếp trước—The pain or pleasure resulting in this life.from the practices of a previous life

Nhị Quán: Hai loại quán—Two universal bases of meditation:

1)Sự quán: Quán sát hình thức bên ngoài hay sự quán đều do nhân duyên mà sanh diệt—The external forms or the phenomenal meditation.

2)Lý quán: Quán thực tánh của vạn pháp hay quán tánh không—Meditation on the real or underlying nature.

Nhị Quán Đảnh: Two forms of esoteric baptism—See Quán Đảnh in Vietnamese-English Section.

Nhị Quang: The dual lights:

1)Phật thân quang: Light from the Buddha’s body.

2)Phật tâm quang: The light from the Buddha’s mind.

Nhị Quang: Hai thứ ánh sáng—The dual lights:

(A)

1)Sắc quang: Còn gọi là thân quang hay ánh hào quang từ thân Phật phát ra mà mắt có thể nhìn thấy được—The halo from a Buddha’s body which can be seen by flesh eyes.

2)Tâm quang: Ánh quang minh từ tâm Phật phát ra—The light from a Buddha’s mind.

(B)

1)Thường quang: Ánh quang minh thường xuyên phát ra từ thân của chư Phật—The constant halo from the bodies of Buddhas.

2)Thần thông quang: Ánh quang minh siêu nhiên được chư Phật dùng thần lực phóng ra (khoảng giữa hai mí chân mày của Phật)—The supernatural light sent out by a Buddha (from between his eyebrows) to illuminate a distant world.

Nhị Quang Minh: Hai loại ánh sáng—Two kinds of light:

(A)

1)Sắc quang minh: Physical light.

2)Trí huệ quang minh: Tâm quang minh—Wisdom or mental light.

(B)

1)Phật quang: The true light of the Buddha.

2)Ma quang: Mara’s delusive light.

(C)

1)Thường quang: The constant and eternal light.

2)Hiện khởi quang: The light in temporary manifestations.

Nhị Sắc: Two kinds of rupa—See Sắc (A)

Nhị Sắc Thân: Hai loại sắc thân của Phật—Two rupakaya or incarnation-bodies of a Buddha:

1)Báo thân: Như thực sắc thân—Sambhogakaya.

2)Ứng thân: Hóa sắc thân—Nirmanakaya.

Nhị Siêu: Hai cách siêu thoát—Two ways of passing over or bliss:

1)Thụ siêu: Con đường dọc hay đường trường của Tiểu thừa—The lengthwise or long way of Hinayana.

2)Hoành siêu: Đường ngang hay đường tắt của Đại thừa—The crosswise or short way of Mahayana.

Nhị Sư: Hai vị đạo sư—The two sages.

(A) Hai vị đạo sư trong Kinh Pháp Hoa—Two sages or preceptors in the Lotus Sutra:

1)Thích Ca Như Lai: Sakyamuni Buddha.

2)Đa Bảo Như Lai—The two sages or preceptors in the Lotus Sutra, Sakyamuni and Prabhutaratna—See Nhị Phật.

(B)Hai loại thầy—Two kinds of teachers:

1)Thánh sư: Sages.

2)Phàm sư: Ordinary preceptors.

Nhị Tà Hạnh: Two classes of misconduct:

1)Tà kiến: Chạy theo tà kiến—Follow wrong views.

2)Tà dục: Chạy theo tham dục và tình cảm—Follow wrong desires or emotions

Nhị Tà Kiến: Hai tà kiến—Two wrong views:

(A)

1)Hữu kiến: Cho rằng vật chất có sự hiện hữu thật—Holding to the real existence of material things.

2)Vô kiến: Cho rằng mọi vật hoàn toàn không có thật—Holding to the entire unreality of things.

(B)

1)Đoạn kiến: Cho rằng mọi thứ hoại diệt—Holding to the view of total annihilation.

2)Thường kiến: Cho rằng chư pháp thường hằng bất tử—Holding to the view of permanence or immortality.

Nhị Tạng: See Nhị Tạng Kinh.

Nhị Tạng Kinh: Hai tạng Kinh Phật giáo—Twofold canon—Two Pitakas (Buddhist Canon):

(A)

1)Thanh Văn Tạng: Giáo lý giảng thuyết về hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác—The Sravaka or Hinayana.

2)Bồ tát Tạng: Giáo lý giảng thuyết về Bồ Tát đại sĩ—The Bodhisattva or Mahayana.

(B)

1)Tạng Kinh: The Sutras.

2)Tạng Luật: The Vinaya.

(C)

1)Tiểu Thừa Tạng: The Hinayana scriptures.

2)Đại Thừa Tạng: The Mahayana scriptures.

Nhị Tăng Bồ Tát: Hai loại Bồ Tát—Two superior kinds of bodhisattvas:

1)Trí Tăng Bồ Tát: Bồ Tát đại trí tăng thượng (tự đoạn ác chứng lý). Tuy nhiên chính yếu là tự lợi nhiều hơn lợi tha—Superior in wisdom; however, chiefly beneficial to self.

2)Bi Tăng Bồ Tát: Bồ Tát đại bi tăng thượng, vì thương xót chúng sanh mà trụ lâu trong đời để hóa độ, chứ chẳng một mình đắc quả Bồ Đề—Superior in pity for others and devotion to their salvation.

Nhị Tâm: Theo Kinh Pháp Hoa, có hai tâm—According to the Lotus Sutra, there are two minds:

(A)

1)Chơn tâm: Như Lai Tạng Tâm sẳn có của chúng sanh—The orginal, simple, pure, natural mind of all creatures—Buddha-mind.

2)Vọng tâm: Tâm khởi niệm phân biệt sinh ra hết thảy mọi cảnh giới—Illusion-mind, which results in complexity and confusion.

(B)

1)Định tâm: Tâm thiền định—Meditative mind or mind fixed on goodness.

2)Tán tâm: Tâm tán loạn hay là tâm tu tán thiện—The scattered, inattentive mind, or mind that is only good at intervals. 

Nhị Tế: Hai cõi—Two states.

(A)Theo Tiểu thừa là Niết Bàn và sanh tử—According to the Hinayana, nirvana and mortality.

(B)Theo Đại thừa thì cả hai chỉ là một—According to the Mahayana, the two are one.

Nhị Thánh: Two saints.

1)Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni.

2)Đa Bảo Như Lai: Prabhutaratna.

Nhị Thắng Quả: Hai quả tối thắng—Two surpassing fruits or rewards given by a Buddha:

1)Cứu cánh Niết bàn: Final Nirvana.

2)Toàn giác: Perfect enlightenment.

Nhị Thân: Hai loại thân—Two forms of body:

(A)Hai thân của Phật—Two rupakaya or incarnation bodies of a Buddha:

1)Báo thân: Sambhogakaya or dharmakaya.

2)Ứng thân hay Hóa Thân: Nirnanakaya.

(B)Phân đoạn và Biến dịch thân—Mortal and Spiritual bodies:

1)Phân đoạn thân: The varied forms of the karmaic or ordinary mortal body.

2)Biến dịch thân: The transformable or spiritual body.

(C)Sinh thân và Pháp thân—Earthly and Moral bodies:

1)Sinh thân: Sambhogakaya—The earthly body of the Buddha.

2)Pháp thân: Dharmakaya—Moral and mental nature.

(D) Thực tướng và Vi vật thân—The Absolute and Functional bodies:

1)Thực tướng thân: Pháp thân—Dharmakaya—The absolute truth or light of the Buddha.

2)Vi vật thân: The function or temporal body.

(E) Chân và Hóa thân—Dharmakaya and

Nirmanakaya:

1)Chân thân: The dharmakaya and sambhogakaya.

2)Hóa thân: Nirmakaya.

(F) Thường và Vô thường—Permanent and Temporal bodies:

1)Thường thân: Buddha’s permanent or eternal body.

2)Vô Thường thân: Buddha’s temporal body.

Nhị Thập: Vimsati (skt)—Twenty.

Nhị Thập Bát Phẩm Pháp Hoa: Hai mươi tám phẩm kinh Pháp Hoa—The twenty-eight chapters in the Lotus Sutra:

1)Phẩm Tựa: Introductory Chapter.

2)Phẩm Phương Tiện: Chapter of Tactfulness.

3)Phẩm Thí Dụ: A Parable.

4)Phẩm Tín Giải: Faith Discernment.

5)Phẩm Dược Thảo Dụ: The Parable of the Herbs.

6)Phẩm Thọ Ký: Prediction.

7)Phẩm Hóa Thành Dụ: The Parable of the Magic City.

8)Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký: The Five Hundred Disciples Receive the Prediction of Their Destiny.

9)Phẩm Thọ Học Vô Học: Prediction of the Destiny of Arhats, Training and Trained.

10)Phẩm Pháp Sư: A Teacher of the Law.

11)Phẩm Hiện Bửu Tháp: Beholding of the Precious Stupa.

12)Phẩm Đề Bà Đạt Đa: Devadatta.

13)Phẩm Trì: Exhortation to Hold Firm.

14)Phẩm An Lạc Hạnh: A Happy Life.

15)Phẩm Tùng Địa Dõng Xuất: Springing Up out of the Earth.

16)Phẩm Như Lai Thọ Lượng: Revelation of the Eternal Life od the Tathagata.

17)Phẩm Phân Biệt Công Đức: Discrimination of Merits.

18)Phẩm Tùy Hỷ Công Đức: The Merits of Joyful Acceptance.

19)Phẩm Pháp Sư Công Đức: The Merits of the Preacher.

20)Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát: The Bodhisattva Never despite.

21)Phẩm Như Lai Thần Lực: The Divine Power of the Tathagata.

22)Phẩm Chúc Lụy: The Final Commission.

23)Phẩm Dược Vương Bổn Sự: The Story of the Bodhisattva Medicine King.

24)Phẩm Diệu Âm Bồ Tát: The Bodhisattva Wonder Sound.

25)Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn: The All-Sidedness of the Bodhisattva Regarder of the Cries of the World.

26)Phẩm Đà La Ni: Dharanis.

27)Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bổn Sự: The Story of King Resplendent.

28)Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát: Encouragement of the Bodhisattva Universal Virtue. 

Nhị Thập Bát Thiên: Hai mươi tám vị trời—Twenty eight heavens or devalokas (six of the desire world, eighteen of the form world and four of the arupa or formless world—Sáu trong cõi dục giới, mười tám trong cõi sắc giới, và bốn trong cõi vô sắc giới).

Nhị Thập Bát Tổ: See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ in Vietnamese-English Section.

Nhị Thập Bát Tổ Ấn Độ: See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ in Vietnamese-English Section.

Nhị Thập Bát Tổ Thiên Trúc: See Hai Mươi Tám Tổ Ấn Độ in Vietnamese-English Section.

Nhị Thập Bát Tú: Twenty eight constellations or Naksatras (seven in each direction, East for Spring, South for Summer, West for Autumn, and North for Winter).

(A)Đông—East:

1)Giác: Citra (skt).

2)Kháng: Nistya or Svati (skt).

3)Để: Visakha (skt).

4)Phòng: Anuradha (skt).

5)Tâm: Rohini or Jyestha or Jyesthaghni (skt).

6)Mi: Mula or Mulabarhani (skt).

7)Ky: Purva-Ashada (skt).

(B)Bắc—North:

8)Đẩu: Uttara-Ashada (skt).

9)Ngưu: Abhijit (skt).

10)Nữ: Sravana (skt).

11)Hư: Sravistha or Dhanistha (skt).

12)Nguy: Satabhisa (skt).

13)Thất: Purva-Prosthapada (skt).

14)Bích: Uttara-Prosthapada (skt).

(C)Tây—West:

15)Khuê: Revati (skt).

16)Lâu: Asvayuj or Asvini (skt).

17)Vị: Apabharani or Bharani (skt).

18)Ngang: Krttika (skt).

19)Tất: Rohini (skt).

20)Truy: Invaka or Mrgasiras (skt).

21)Tham: Bahu or Ardra (skt).

(D)Nam—South:

22)Canh: Punarvasu (skt).

23)Quỷ: Tisya or Pusya (skt).

24)Liễu: Aslesa (skt).

25)Tinh: Magha (skt).

26)Trương: Purva-Phalguni (skt).

27)Dực: Uttara-Phalguni (skt).

28)Chẩn: Hasta (skt). 

Nhị Thập Ngũ Bồ Tát: Hai mươi lăm vị Bồ Tát bảo hộ tất cả những người tín tâm niệm hồng danh Phật A Di Đà—Twenty five Bodhisattvas who protect all who call Amitabha:

1)Quán Âm: Avalokitesvara—Kuan Shi Yin—See Avalokitesvara in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

2)Đại Thế Chí: Mahasthamaprapta Bodhisattva—See Đại Thế Chí Bồ Tát. 

3)Dược Vương: Bhaisajyaraja Bodhisattva—See Dược Vương Bồ Tát.

4)Dược Thượng: Bhaisajyaraja-samudgata (skt)—See Dược Sư Phật, and Dược Vương Bồ Tát. 

5)Phổ Hiền: Samantabhadra Bodhisattva—See Samantabhadra in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

6)Pháp Tự Tại: Dharma-Isvara Bodhisattva—A Bodhisattva’s complete dialectical freedom and power, so that he can expound all things unimpeded.

7)Sư Tử Hống: Simhanada (skt)—See Sư Tử Hống.

8)Đà La Ni: Dharani Bodhisattva—See Dharani in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

9)Hư Không Tạng: Akasagarbha Bodhisattva—Space-garbha—See Hư Không Dựng.

10)Phật Tạng: Buddha-garbha.

11)Bồ Tạng: Bodhisattva-garbha.

12)Kim Cang Tạng: Vajra-garbha Bodhisattva.

13)Sơn Hải Huệ: Mountain-Ocean Wisdom Bodhisattva.

14)Quang Minh Vương: Shining Heart Bodhisattva.

15)Hoa Nghiêm Vương: Adorned Flower Bodhisatva.

16)Chúng Bảo Vương: Treasure Assembly Bodhisattva.

17)Nguyệt Quang Vương: Candraprabha Bodhisattva.

18)Nhật Chiếu Vương: Sun-Illuminating Bodhisattva.

19)Tam Muội Vương: Samadhi-King Bodhisattva.

20)Định Tự Tại Vương: Samadhi-Isvara Bodhisattva.

21)Đại Tự Tại Vương: Mahesvara Bodhisattva.

22)Bạch Tượng Vương: White-Elephant Bodhisattva.

23)Đại Uy Đức Vương: Mahatejas Bodhisattva.

24)Vô Biên Thân Bồ tát: Infinite-Body Bodhisattva.

25)Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát: Great

Ocean Assembly of Peaceful Bodhisattva.

Nhị Thập Ngũ Điều: Áo Cà sa của chư Tăng làm bằng 25 mảnh vải—The monk’s twenty-five-patched robe.

Nhị Thập Ngũ Điều Viên Thông: Hai mươi lăm pháp viên thông (viên mãn thông đạt thực chất của Pháp tánh)—Twenty five kinds of perfect understanding of the truth (six external objects, six senses, six consciousnesses, and seven elements—Lục trần, lục căn, lục thức và thất đại).

Nhị Thập Ngũ Hữu: Hai mươi lăm hình thức hiện hữu—Twenty five forms of existence.

1)(14) Mười bốn trong dục giới: Fourteen in the desire realm.

2)(7) Bảy trong sắc giới: Seven in the realms of form.

3)(4) Bốn trong vô sắc giới: Four in the formless realm. 

Nhị Thập Ngũ Phương Tiện: Hai mươi lăm phương tiện trợ giúp thiền định của trường phái Thiên Thai—T’ien-T’ai’s twenty-five aids to meditation.

Nhị Thập Ngũ Thần: Hai mươi lăm bảo vệ năm giới (mỗi năm vị giữ một giới)—Twenty five guardian deities who protect and keeper of the five commandments (Five for each commandment).

Nhị Thập Nhị Căn: Hai mươi hai căn trợ đạo—Twenty two roots or modes of processes in the perfect development of a Buddha and his works—For more information, please see Ba mươi bảy phẩm trợ đạo:

1)Nhãn căn: Caksurindriya (skt)—Eye.

2)Nhĩ căn: Srotrendriya (skt)—Ear.

3)Tỷ căn: Ghranendriya (skt)—Nose.

4)Thiệt căn: Jihvendriya (skt)—Tongue.

5)Thân căn: Kayendriya (skt)—Body.

6)Ý căn: Manaindriya (skt)—Mind.

7)Nữ căn: Strindriya (skt)—Female organ.

8)Nam căn: Purusendriya (skt)—Male organ. 

9)Mệnh căn: Jivitendriya (skt)—Life.

10)Khổ căn: Dukhendriya (skt)—Suffering or pain.

11)Lạc căn: Sukhendriya (skt)—Pleasure.

12)Ưu căn: Daurmanasyendriya (skt)—Sorrow.

13)Hỷ căn: Saumanasyendriya (skt)—Joy.

14)Xả căn: Upeksendriya (skt)—Abandoning.

15)Tín căn: Sraddhendriya (skt)—Faith.

16)Tấn căn: Viryendriya (skt)—Zeal or effort.

17)Niệm căn: Smrtindriya (skt)—Memory.

18)Định căn: Samadhindriya (skt)—Meditation or trance.

19)Huệ căn: Prajnendriya (skt)—Wisdom.

20)Vị tri đương tri: Anajnatamajnasyamindriya (skt)—The power for learning the four Noble Truths.

21)Ký tri căn: Ajnendriya (skt)—The power of having learned the four Noble Truths.

22)Cụ tri căn: Ajnata-Vindriya (skt)—The power of perfect knowledge of the four Noble Truths.

Nhị Thập Nhị Môn: Theo A Tỳ Đàm Câu Xá Luận, có hai mươi hai phương cách hay tiến trình phát triển toàn thiện của một vị Phật và sự nghiệp tu tập của Ngài—According to the Abhidharma Kosa, there are twenty-two modes or processes in the perfect development of a Buddha and his work—See Nhị Thập Nhị Căn and Nhị Thập Nhị Phẩm in Vietnamese-English Section.

Nhị Thập Nhị Phẩm: Hai mươi hai phẩm trong tiến trình phát triển toàn thiện Bồ Đề—Twenty-two modes of processes in the perfect development of enlightenment.

1)(4) Tứ Niệm Xứ: Four fpundations of mindfulness—See Tứ Niệm Xứ.

2)(4) Tứ Chánh Cần: Four right efforts—See Tứ Chánh Cần.

3)(4) Tứ Như Ý Túc: Four sufficiences—See Tứ Như Ý Túc.

4)(5) Ngũ Căn: Five sense-organs—See Ngũ Căn.

5)(5) Ngũ Lực: Five powers—See Ngũ Lực.

Nhị Thập Thiên Vương: The twenty devas:

1)Đại phạm thiên vương: Mahabrahman.

2)Đế Thích tôn thiên:Sakra devanam Indra.

3)Đa văn thiên vương: Vaisravana.

4)Trì quốc thiên vương: Dhrtarastra.

5)Tăng trưởng thiên vương: Virudhaka.

6)Quảng mục thiên vương: Virupaksa.

7)Kim Cang mật tích thiên: Guhyapati.

8)Ma Ê thủ la: Mahesvara.

9)Tán chỉ ca: Pancika.

10)Đại biện tài thiên: Sarasvati.

11)Đại công đức thiên: Laksmi.

12)Vi đà thiên thần: Skanda.

13)Kiên mâu địa thần: Prthivi.

14)Bồ đề thọ thần: Bodhidruma or Bodhivrksa.

15)Quỷ tử mẫu thần: Hariti.

16)Ma lợi chi thiên: Marici.

17)Nhật cung thiên tử: Surya.

18)Nguyệt cung thiên tử: Candra.

19)Sa cắt Long vương: Sagara.

20)Diệm ma la vương: Yama-raja.

Nhị Thập Tứ Mỹ Tâm Dục Giới: Twenty-four Sense Sphere Beautiful Consciousneses—See Hai Mươi Bốn Tâm Đẹp Cõi Dục Giới. .

Nhị Thập Tứ Tùy Phiền Não: See Hai Mươi Bốn Phiền Não Phụ.

Nhị Thập Ức Nhĩ: Tỳ Khưu Nhị Thập Ức Nhĩ, được coi như là một trong những đệ tử tinh chuyên nhất của Phật. Khi Phật còn tại thế, tỳ khưu Nhị Thập Ức Nhĩ đã chứng quả A-La-Hán. Ngài đã sống trên các tầng trời đến 91 kiếp, dưới lòng bàn chân có lông dài hai tấc, chân không bao giời phải dẫm đất—Sronakotivimsa, defined as the most zealous of Sakyamuni’s disciples, who became an arhat. Having lived in a heaven for ninety-one kalpas, where his feet did not touch the ground, he was born with hair on his soles two inches long, an omen which led his father and brothers to endow him with twenty kotis of ounces of gold. 

Nhị Thế: This life and the hereafter.

Nhị Thế Tôn: Phật Thích Ca và Phật Đa Bảo (vị Phật mà Phật Thích Ca đã nói đến trong phẩm 11, Kinh Pháp Hoa)—Sakyamuni and Prabhutaratna (Đa Bảo Như Lai which Sakyamuni Buddha mentioned in the eleventh chapter of the Lotus Sutra).

** For more information, please see Nhị Sư in Vietnamese-English Section.

Nhị Thiên: Hai loại chư Thiên—Two kinds of devas:

(A)

1)Nhựt thiên: Sun-deva.

2)Nguyệt thiên: Moon-deva.

(B)

1)Đồng sanh thiên: A deva born simultaneously with the individual.

2)Đồng danh thiên: A deva with the same name as the individual.

** Both have the duties of watching over the

individual.

(C)

1)Phạm thiên: Brahma.

2)Đế Thích thiên: Indra. 

Nhị Thiên Tam Tiên: Hai loại chư Thiên (Trời) và ba loại Tiên—The two devas and the three rsi.

(A)Nhị Thiên—Two devas:

1)Ma-Hê-Thủ-La: Mahesvara (skt).

2)Tì Nữu Thiên: Visnu (skt).

(B)Tam Tiên—Three rsi:

1)Ca Tỳ La Tiên: Kapila (skt).

2)Ưu Lâu Tăng Khư: Uluka (skt).

3) Lặc Sa Bà: Rsabha (skt).

Nhị Thiện: Two good things obtained during meditation and scattering mind:

(A)Sự lý thiện: Goodness in both theory and practice.

(B)

1)Định thiện: Các thiện pháp đạt được bằng thiền định—The good character that arises from meditation or contemplation.

2)Tán thiện: Các thiện pháp đạt được không bằng thiền định—The good character attainable when thought not in meditation.

(C)

1)Vị sanh thiện: Các thiện pháp chưa từng được tu tập—The good character not yet arises.

2)Dĩ sanh thiện: Các thiện pháp đã từng được tu tập—The good character already evolved. 

Nhị Thiệt: Nói lưỡi hai chiều—Double-tongued.

Nhị Thọ: Hai loại thọ nghiệp—The dual receptivity.

1)Thân thọ: Karma of pleasure and pain of the physical body—See Thọ (C) (1).

2)Tâm thọ: Karma of the mental or the mind—See Thọ (C) (2).

Nhị Thời: Hai thời—Two times or periods:

1)Ca La thời: Kala (skt)—Thực thời hay là thời gian cố định cho các bữa ăn—Regular or fixed hour for meals.

2)Tam muội da thời: Samaya (skt)—Nhất thời hay thời gian không cố định—Irregular or unfixed hours or times.

Nhị Thổ: See Nhị Độ in Vietnamese-English Section.

Nhị Thủy: Hai sự bắt đầu—The two beginnings:

1)A Hàm: Phật thuyết kinh A Hàm tại vường Lộc Uyển là sự bắt đầu của Tiểu Thừa—The beginning of Hianyana when the Buddha preached Agama Sutra at the Deer Park.

2)Hoa Nghiêm: Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm là sự bắt đầu của Đại Thừa—The beginning of Mahayana when the Buddha preached the Avatamsaka (Flower Adornment) Sutra.

Nhị Thuyên: Hai loại định nghĩa—Two kinds of statement or definition:

1)Già thuyên: Định nghĩa theo kiểu thụ động tiêu cực “không tăng không giảm, không sanh không diệt.”—Latent or negative definition “Neither increasing nor decreasing—Neither producing nor destroying.

2)Biểu thuyên: Định nghĩa tích cực theo “tri kiến giác chiếu.”—Patent or positive—A positive statement.

Nhị Thử: Hai con chuột đen và trắng ám chỉ đêm và ngày hay ác và thiện—The black and white rats—Night and day—Bad and good—Unwholesome and wholesome—See Bạch Hắc Nhị Thử.

Nhị Thừa: Dviyana (skt)—The two vehicles.

1)Hai thừa đưa chúng sanh đến đích cuối cùng: Đại và Tiểu thừa—The two vehicles conveying to the final goal: Mahayan and Hinayana.

2)Hai trong bốn cỗ xe lớn trong Phật giáo, đó là Thanh Văn và Duyên Giác (hai thừa còn lại cũng là tối thượng thừa Bồ Tát và Phật)—The first two of the four big vehicles in Buddhism, which are namely: Sravakas (Sravakahood) and Pratyeka-buddhas (Pratyekabuddhahood). The other two are supreme vehicles of Bodhisattvas and Buddhas.

3)Nhị thừa tác Phật: See Nhị Thừa Tác Phật.

4)Tam Nhất Nhị Thừa: See Tam Nhất Nhị Thừa.

Nhị Thừa Tác Phật: Theo Kinh Pháp Hoa thì hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác cũng thành Phật—According to the Lotus Sutra, Sravakas (thanh văn) and Pratyekas also become Buddhas.

Nhị Thừa Thanh Giác: Dviyana (skt)—Hai thừa Thanh Văn và Duyên Giác—The two vehicles of Sravaka (Thanh văn) and Pratyeka-buddha (Duyên Giác).

Nhị Thức: Hai thức, phân biệt giữa A Lại da thức hay vô một (không mất), chứa mầm của hết thảy các pháp mà không mất, đối lại với mạt na thức hay phân biệt thức, nương vào A Lại Da mà sinh ra phân biệt (cảnh của mắt, thanh của tai, hương của mũi, vị của lưỡi, xúc của thân, tư tưởng của ý)—Two consciousnesses. Discriminating the alaya-vijnana or primal undivided condition from the mano-vijnana or that of discrimination:

1)Mạt Na thức: Thức phân biệt—Mano-vijnana.

2)A-Lại-Da thức: Tàng thức—Alaya-vijnana.

Nhị Thực: Hai loại thức ăn của người con Phật—Two kinds of food for any Buddhist:

(A)

1)Pháp duyệt: The joy of the Law.

2)Thiền duyệt: The bliss of meditation.

(B)

1)Chánh mạng thực hay Chánh mạng Tăng: Người xuất gia phải lấy việc khất thực mà nuôi sắc thân mà tu hành—The right kind of monk’s livelihood by mendicancy.

2)Tà mạng thực hay Tà mạng Tăng: Người xuất gia mà không chịu khất thực thọ mạng là hạng tà mạng thực—The wrong kind of monk’s livelihood by any other means. 

Nhị Tín: Hai loại tín—Two forms of faith:

1)Tín Giải: Giải Tín—Bản thân sáng rõ cái lý mà mình thấy, tâm không nghi ngờ: Adhimukti (skt)—Intuition—Self-assured enlightenment.

2)Thâm Tín: Ngưỡng Tín—Niềm tin theo lời nói của người khác: Sraddha (skt)—Faith through hearing or being taught.

Nhị Tinh Tấn: See Nhị Chủng Tinh Tấn.

Nhị Tổ: The second patriarch.

Nhị Tổ Đoạn Tí: Tổ thứ hai của Thiền Tông Trung Hoa là Huệ Khả, đã chặt cánh tay trái của mình trong tuyết lạnh để chứng tỏ sự quyết tâm và kiên trì và để thuyết phục sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma nhận ông làm đệ tử—The second patriarch in China Zen Buddhism, Hui-K’o who, to induce Bodhidharma to receive him, is said to cut off his left arm in the snow in order to prove his firmness and determination. 

Nhị Tội: Hai loại tội—Two kinds of offenses:

1)Tính tội: Tự tính của loại tội nầy đã ác—Offense which is wrong in itself, i.e. murder.

2)Già tội: Tự tính không phải là ác như uống rượu, nhưng bị Đức Phật cấm vì lợi ích cho những giới khác—Offense which not wrong in itself, i.e. taking alcohol, but forbidden by the Buddha for the sake of the other commandments. 

Nhị Tôn: Theo Kinh Vô Lượng Thọ, hai vị đáng tôn kính với chung một giáo thuyết—According to the Infinite Life Sutra, the two Honored Ones with one teaching:

1)Thích Ca Mâu Ni: Sakyamuni.

2)A Di Đà: Amitabha.

Nhị Tôn Nhị Giáo: Theo Kinh Vô Lượng Thọ, hai tôn hai giáo; một là lấy yếu môn mà Phật Thích Ca hiển thuyết gồm các thiện pháp định tán làm phương tiện, hai là lấy hoằng nguyện mà Đức Phật A Di Đà nêu lên (pháp môn niệm Phật)—According to the Infinite Life Sutra, the two as teacher and saviour, with reference to the teaching of the way of salvation and the consequent saving vows.

Nhị Tôn Nhứt Giáo: Hai tông với cùng một giáo thuyết, ám chỉ Phật Thích Ca và Phật A Di Đà—The two as one in teaching which implies Sakyamuni and Amitabha.

Nhị Tông: Hai tông phái Đại thừa trong trường phái Hoa nghiêm—Two theories or schools stated by Hua-Yen:

1)Pháp Tướng tông: Tướng tông—The Dharma-Form sect.

2)Pháp Tính tông: Tính tông—The Dharma-Nature sect.. 

Nhị Trang Nghiêm: Two kinds of adornment.

1)Phước Đức Trang Nghiêm: Punya (skt)—The adornment of the Blessedness—See Phước Đức.

2)Trí Huệ Trang Nghiêm: Prajna (skt)—The adornment of the wisdom—See Trí Huệ Ba La Mật.

Nhị Trí: Hai loại trí—Two kinds of wisdom.

(A) Theo Hoa Nghiêm tông—According to

the Hua-Yen School:

1)Như lý trí: Căn bổn trí—Vô phân biệt trí—Chính thể trí—Chân trí—Thực trí như lý chân đế của chư Phật và chư Bồ Tát—The Buddha-wisdom or Bodhisattva real wisdom.

2)Như lượng trí: Hậu đắc trí—Phân biệt trí—Tục trí là trí sự lượng tục đế giới hạn và liên hệ tới những sự việc của phàm nhân—Wisdom with its limitation and relation to ordinary human affairs.

(B)Theo Kinh Lăng Già có hai loại trí—According to The Lankavatara Sutra, there are two kinds of wisdom.

1)Quán Sát Trí: Pravicayabuddhi (skt)—Absolute Knowledge—Là trí tuyệt đối, tương đương với Viên Thành Thực Trí. Chữ Phạn Pravicaya nghĩa là tìm tòi xuyên suốt hay khảo sát tường tận, và cái trí được định tính như thế thâm nhập vào bản chất căn bản của tất cả các sự vật, là cái vượt khỏi phân tích lý luận, và không thể được diễn tả bằng mệnh đề nào trong tứ cú—Absolute knowledge corresponds to the Parinishpanna. Pravicaya means “to search through,” “to examine thoroughly,” and the Buddhi so qualified penetrates into the fundamental nature of all things, which is above logical analysis and cannot be described with any of the four propositions (see Tứ Cú Phân Biệt). 

2)Kiến Lập Trí: Pratishthapika (skt)—Intelligence.

a)Tức là cái trí kiến lập tất cả các loại phân biệt về một thế giới của các hình tướng, buộc cái tâm vào các hình tướng mà cho chúng là thực. Do đó, trí nầy thiết lập những nguyên tắc lý luận từ đó mà đưa ra các phán đoán về một thế giới của các đặc thù. Nó là một cái trí lý luận, nó là cái điều động cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nhưng ngay khi một cái gì đó được xác lập để chứng tỏ nó, tức là ngay khi một mệnh đề được tạo thành, đồng thời nó lại kiến lập một cái gì khác nữa và tiếp tục tự chứng tỏ nó trái với cái gì khác ấy. Ở đây không có gì tuyệt đối cả. Sự kiến lập hay xác lập nầy được định nghĩa ở một chỗ khác là kiến lập. Có bốn loại kiến lập—The intelligence sets up all kinds of distinction over a world of appearances, attaching the mind to them as real. Thus it may establish rules of reasoning whereby to give judgments to a world of particulars. It is logical knowledge, it is what regulates our ordinary life. But as soon as something is established in order to prove it, that is, as soon as a proposition is made, it sets up something else at the same time and goes on to prove itself against that something else. There is nothing absolute here. This setting or establishing is elsewhere designated as Samaropa.

b)Có bốn loại kiến lập—There are four establishments:

·Các tướng đặc thù: Lakshana (skt)—Characteristic marks.

·Các kiến giải: Drista (skt)—Definite views.

·Nguyên nhân: Hetu (skt)—A cause.

·Hữu thể: Bhava (skt)—A substance.

c)Kỳ thật ở mọi nơi không có cái gì là thực cả, do bởi mệnh đề nầy được chấp chặt làm thực mà những mệnh đề đối lập chắc chắn sẽ sinh khởi và ở đấy sẽ xãy ra sự tranh cãi hay bài báng giữa các phe đối nghịch. Vì thế mà Đức Phật khuyên các vị Bồ Tát phải tránh các biên kiến nầy để đạt tới một trạng thái chứng ngộ vượt khỏi lối nhìn xác định cũng như phủ định về thế giới: All where there are none such in reality. Owing to these propositions definitely held up as true, opposite ones will surely rise and there will take place a wrangling or controversy between the opposing parties. The Buddha advised Bodhisattvas to avoid these one-sided views I order to atain a state of enlightenment which is beyond the positive as well as beyond the negative way of viewing the world.

(C) Theo Thiên Thai tông—According to the T’ien-T’ai School:

1)Thực trí: Trí huệ tuyệt đối của chư Phật và chư Bồ Tát—Absolute wisdom of Buddhas and Bodhisattvas.

2)Quyền trí: Phương tiện trí—Trí phương tiện tương đối và tạm thời—Relative or temporal wisdom.

(D) Theo Trí Độ Luận—According to the Sastra on Prajna Paramita Sutra:

1)Nhứt thiết trí: Trí hiểu rõ thực tánh của chư pháp—Wisdom of the all which understand everything clearly.

2)Nhứt thiết chủng trí: Trí hiểu rõ sự tướng đặc biệt của chư pháp—Wisdom of all the particulars.

(E)Theo Pháp Tướng Tông—According to the Fa-Hsiang Sect:

1)Căn bản trí: Vô phân biệt trí—Chánh thể trí—Chân trí—Thực trí—Trí khế hợp chứng ngộ chân như—Buddha wisdom or Bodhisattva real wisdom—See Như Lý Trí in Nhị Trí (A)-1.

2)Hậu đắc trí: Hữu phân biệt trí—Tục trí—Biến trí—Trí khởi lên sau trí căn bản, hữu hạn và liên hệ tới hiện tướng của thế giới thông tục—The wisdom in its limitation and relation to ordinary human affairs—See Như Lượng Trí in Nhị Trí (A)-2.

Nhị Trí Viên Mãn: Hai trí viên mãn của Đức Như Lai, cả hai đều viên mãn—Two kinds of Tathagata-wisdom which are both perfect and complete:

1)Thực trí: Như Thực Trí—Chân Thực Trí—Trí chiếu tỏ sáng đạo lý chân thực, bình đẳng, không sai biệt—Absolutely perfect and complete wisdom.

2)Quyền trí: Tục Trí—Phương Tiện Trí—Trí có quan hệ tới phương tiện giáo và hiện tượng tương đối và sai biệt—Functionally or relatively perfect and complete wisdom.

Nhị Trì:

(I)Hai phương cách hay giá trị của trì giới—The two modes or values of observing commandments:

1)Chỉ trì: Tránh làm những việc ác—Prohibitive or restraining from evil.

2)Tác trì: Làm những điều lành—Constructive or constraining to goodness.

(II) Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong Liên Tông Thập Tam Tổ, niệm Phật có Sự Trì và Lý Trì. Hành giả niệm Phật giữ mãi được sự trì và lý trì viên dung cho đến trọn đời, ắt sẽ hiện tiền chứng “Niệm Phật Tam Muội” và khi lâm chung sẽ được “Vãng Sanh về Kim Đài Thượng Phẩm nơi cõi Cực Lạc.”—According to Most Venerable Thích Thiền Tâm in The Thirteen Patriarchs of Pureland Buddhism, Buddha Recitation has two components: Practice-Recitation and Theory-Recitation. The application of harmonizing Theory and Practice. If cultivators are able to practice Buddha Recitation in this way and maintain it throughout their lives, then in the present life, they will attain the Buddha Recitation Samadhi and upon death they will gain Rebirth to the Highest Level in the Ultimate Bliss World.

1)Sự Trì—Practice-Recitation: Tin có Phật A Di Đà ở phương Tây, và hiểu rõ cái lý tâm này làm Phật, tâm này là Phật, nên chỉ một bề chuyên cần niệm Phật như con nhớ mẹ, không lúc nào quên. Rồi từ đó chí thiết phát nguyện cầu được Vãng Sanh Cực Lạc. Sự trì có nghĩa là người niệm Phật ấy chỉ chuyên bề niệm Phật, chứ không cần phải biết kinh giáo đại thừa, tiểu thừa chi cả. Chỉ cần nghe lời thầy dạy rằng: “Ở phương Tây có thế giới Cực Lạc. Trong thế giới ấy có Đức Phật A Di Đà, Bồ Tát Quán Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí, và chư Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.” Nếu chuyên tâm niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cho thật nhiều đến hết sức của mình, rồi kế đến niệm Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, và Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. Rồi chí thiết phát nguyện cầu vãng sanh Cực Lạc mãi mãi suốt cuộc đời, cho đến giờ phút cuối cùng, trước khi lâm chung cũng vẫn nhớ niệm Phật không quên. Hành trì như thế gọi là Sự Trì, quyết định chắc chắn sẽ được vãng sanh Cực Lạc—Practice-Recitation means having faith that there is a Buddha named Amitabha in the West of this Saha World, the cultivators should be about the theory: mind can become Buddha, and mind is Buddha. In this way, they practice Buddha Recitation diligently and vigorously like children missing their mother, without a moment of discontinuity. Thereafter, sincerely vow and pray to gain rebirth in the Ultimate Bliss World. Practice-Recitation simply means people reciting Buddha’s name without knowing the sutra, the doctrine, Mahayana, Hinayana teachings, or anything else. It is only necessary for them to listen to the teaching of a Dharma Master that in the Western direction, there is a world caled Ultimate Bliss; in that world there are Amitabha Buddha, Avalokitesvara, Mahasthamaprapta, and Great Ocean Assembly of Peaceful Bodhisattvas. To regularly and diligently practice Reciting Amitabha Buddha’s Name as many times as they possibly can, follow by reciting the three enlightened ones of Avalokitesvara, Mahasthamaprapta, and Great Ocean Assembly of Peaceful Bodhisattvas. Thereafter, sincerely and wholeheartedly vow and pray to gain rebirth in the Pureland of Ultimate Bliss. After hearing the above teachings, practictioners should maintain and cultivate as they were taught, making vows to pray for rebirth in the Ultimate Bliss World for the remainder of their lives, to their last bath, and even after they have passed away, they continue to remember to recite Buddha’s name without forgetting. This is called Practice-Recitation. Cultivators are guaranteed to gain rebirth in the Ultimate Bliss World. 

2) Lý Trì—Theory-Recitation: Lý Trì là tin rằng Đức Phật A Di Đà ở phương Tây là tâm mình đã sẳn có đủ, là tâm mình tạo ra. Từ đó đem câu “Hồng Danh” sẳn đủ mà tâm của mình tạo ra đó làm cảnh để buộc Tâm lại, khiến cho không lúc nào quên câu niệm Phật cả. Lý trì còn có nghĩa là người niệm Phật là người có học hỏi kinh điển, biết rõ các tông giáo, làu thông kinh kệ, và biết rõ rằng—Theory-Recitation is to have faith that Amitabha Buddha in the Western Direction is pre-existing and is an inherent nature within everyone because Buddha arises from within cultivator’s mind. Thereafter, the cultivators use the “Virtuous Name” already complete within their minds to establish a condition to tame the mind and influence it to “Never ever forget to recite the Buddh’a name.” Theory-Recitation also means “the people reciting Buddha” are individuals who learn and examine the sutra teachings, clearly knowing different traditions, doctrines, and deepest and most profound dharma teachings, etc. Generally speaking, they are well-versed knowledgeable, and understand clearly the Buddha’s Theoretical teachings such as:

a)Tâm mình tạo ra đủ cả mười giới lục phàm tứ Thánh. Vì vậy cho nên họ biết rằng Phật A Di Đà và mười phương chư Phật đều do nơi tâm mình tạo ra cả. Cho đến cảnh thiên đường, địa ngục cũng đều do tâm của mình tạo ra hết—The mind creates all ten realms of the four Saints and the six unenlightened. Amitabha Buddha and Buddhas in the ten directions are manifested within the mind. This extends to other external realities such as heaven, hell, or whatever, all are the manifestations within the mind.

b)Câu hồng danh A Di Đà Phật là một câu niệm mà ở trong đó đã có sẵn đủ hết muôn vạn công đức do nguyện lực của Phật A Di Đà huân tập thành—The virtuous name of Amitabha Buddha is a recitation that already encompasses all the infinite virtues and merits accumulated through the vow-power of Amitabha Buddha.

c)Dùng câu niệm Phật “Nam Mô A Di Đà Phật” đó làm sợi dây và một cảnh để buộc cái tâm viên ý mã của mình lại, không cho nó loạn động nữa, nên ít ra cũng định tâm được trong suốt thời gian niệm Phật, hoặc đôi ba phút của khóa lễ—Use the one recitation of “Namo Amitabha Buddha” as a rope and a single condition to get hold of the monkey-mind and horse-thoughts, so it can no longer wander but remain undisturbed and quiescent. At minimum, this will allow the cultivator to have a meditative mind during the ritual or at least for several minutes of that time.

d)Không lúc nào quên niệm cả—Never forgetting to maintain that recitation.

e)Phát nguyện cầu vãng sanh—Vowing to gain rebirth.

Nhị Tu: Hai cách tu tập—Two kinds of devotions or practices:

(A)

1)Chuyên tu : Sole or single-minded—Chief or sole duty.

2)Tạp tu: Miscellaneous or varied—Aids thereto or adjunctive observances.

(B)

1)Duyên tu: Duyên tu của Bồ Tát đời trước—Causative devotion of a bodhisattva in former life.

2)Chân tu: Trước nhờ duyên tu, sau khi sanh trong đời rồi thì chân tu—Actual manifestation here in this life.

Nhị Túc: Hai chân trong hạnh Bồ Tát—The two feet in the Bodhisattva’s practices.

1)Phước Túc: The foot of blessedness—See Phước Túc.

2)Trí Túc: The foot of wisdom—See Trí Túc.

** For more information, please see Lục Độ

Ba La Mật.

Nhị Tùy Hành: Hai “Tùy Hành” cho hành giả—Two kinds of religious life:

1)Tùy Tín Hành: The religious life which is evolved from faith in the teaching of others—See Tùy Tín Hành.

2)Tùy Pháp Hành: The religious life which is evolved from practicing the teaching of others—See Tùy Pháp Hành. 

Nhị Tử: Có hai loại chết—There are two kinds of death.

1)Cái chết của thân thể: The death of the physical body.

2)Cái chết của thân vi tế (thân mà vị Bồ Tát mang lấy): The death of the superphysical (the body which is assumed by a Bodhisattva).

Nhị Tự:

(A)Hai chữ ám chỉ một vị Tăng vì tên gọi của một vị Tăng (Tỳ Khưu) gồm hai chữ—Double letter, implies a monk because a monk’s name consists of two characters (Bhikkhu).

(B)Hai loại lời tựa—Two kinds of introductory phrase:

1)Thông tự: Thông tự bắt đầu bằng câu “Tôi nghe như vầy.”—The ordinary opening phrase of a sutra, “Thus I have heard.”

2)Biệt tự: Biệt tự nói về duyên khởi đặc thù của bản kinh—Specific opening referring to the circumstances in which the sutra was produced.

Nhị Tự Văn Thù: Hai chữ Văn Thù—The two-character Manjusri.

Nhị Tướng: Hai tướng Chân Như—Two forms (characteristics) of the bhutatathata:

(A)Theo Khởi Tín Luận—According to the Sraddhopada Sastra (Awakening of Faith):

1)Tịnh trí tuớng: Pure wisdom, primary condition arises out of the Alaya Vijnana.

2)Bất tư nghì dụng tướng: Do tịnh trí tướng mà hiện ra hết thảy mọi cảnh giới làm lợi ích chúng sanh—Inconceivable, beneficial functions and uses from the pure wisdom.

(B)Theo Khởi Tín Luận—According to the Sraddhopada Sastra:

1)Đồng tướng: Hai tướng nhiễm tịnh đồng giải là kiến giới tính tướng chân như—All things, pure or impure, are fundamentally of the same universal (clay which is made into tiles).

2)Dị tướng: Lý chân như bình đẳng, hai tướng nhiễm tịnh tùy duyên hiển hiện kiến giới của mọi tướng sai biệt—All things are fundamentally of the same universal, but display particular qualities, as affected by pure or impure causes.

(C)Theo Đại Trí Độ Luận—Sastra on Maha Prajna Paramita Sutra (Great Wisdom Sastra):

1)Tổng tướng: Universal, as impermanence.

2)Biệt tướng: Particulars, for though all things have the universal basis of permanence, they have particular qualities (earth-solidity, heat of fire, etc). 

(D)

1)Cộng Tướng: Totality—Generality—In common.

2)Tự Tướng: Individuality—Personal—Particular—Component parts.

Nhị Ứng Thân: Hai ứng thân của một vị Phật—Two kinds of transformation-body of a Buddha:

1)Thắng ứng thân: Thân Phật được thị hiện thành thân thù diệu được thấy nơi chư Bồ Tát—His surpassing body as seen by Bodhisattvas.

2)Liệt ứng thân: Thân Phật được thị hiện thành thân kém cỏi được thấy nơi phàm phu—His inferior human body as seen by ordinary people.

Nhị Vãng: Trở lại lần nữa—Twice over.

Nhị Viên: Hai loại viên giáo—Two perfect doctrines:

(A)Theo trường phái Hoa Nghiêm—According to the Hua-Yen Sect:

1)Tiệm viên: Gradual perfection.

2)Đốn viên: Immediate perfection.

(B)Theo trường phái Thiên Thai—According to the T’ien-T’ai Sect:

1)Kim Viên: Khai hiển viên hay Tuyệt Đãi viên—Là viên giáo chân thực, có thể độ tha một cách rộng rãi—The present really perfect with universal salvation.

2)Tích Viên: Tương Đãi viên—Là viên giáo đối đãi với thời kỳ tiền Pháp Hoa với sự độ tha giới hạn—The older or comparatively speaking perfect doctrine of the pre-Lotus teaching with limited salvation.

(C)Cũng theo trường phái Thiên Thai—Also according to the T’ien-T’ai Sect:

1)Bộ Viên: See Kim Viên.

2)Giáo Viên: See Tích Viên.

Nhị Vô Ký: Two neutrals.

1)Hữu phú vô ký: Có tánh ác mà chẳng thấy quả khổ—Indeterminates which cannot be noted as good or evil.

2)Vô phú vô ký: Vô ký pháp xa lìa chướng ngại—Indeterminates which get rid of hindrances. 

Nhị Vô Ngã: Dvayanairatmya (skt)—Hai loại vô ngã—Two categories of non-ego (anatman):

1)Nhân vô ngã: Pudgala-nairatmya (skt)—No permanent human ego or soul.

2)Pháp vô ngã: Dharma-nairatmya (skt)—

No permanent individuality in or independence of things.

*** For more information, please see Vô Ngã.

Nhị Vô Thường: Hai loại vô thường—Two kinds of impermanence:

1)Niệm niệm vô thường: Hết thảy mọi pháp hữu vi đều sinh diệt chứ chẳng dừng lại—Things in motion, manifestly transient.

2)Tương tục vô thường: Pháp hữu vi tương tục và khi hết kỳ hạn sẽ bị hoại diệt (đời sống chấm dứt nơi sự chết giống như ngọn nến tắt hẳn ánh sáng)—Things that have the semblance of continuity, but are also transient (life ending in death just like the candle in extinction).

Nhị Vô Ngã Trí: Hai loại trí vô ngã tức là hai loại trí thừa nhận không có đại ngã hay linh hồn bất diệt—Two kinds of wisdom that recognize that there is no such ego, nor soul, nor permanence.

1)Nhân vô ngã trí: The wisdom that recognize there is no such ego nor soul.

2)Pháp vô ngã trí: The wisdom that recognize there is no permanence in things.

Nhị Vương: Tượng của hai vị hộ pháp đặt ngay cổng chùa, gọi là Kim Cang Thần hay Kim Cang Dạ Xoa, hay Dạ Xoa Thần—The statues of the two guardian spirits represented on the temple gates, called Vajrayaksa.

Nhị Xuất: Hai cách xuất ly hay hai cách giải thoát—Two modes of escape from mortality:

(A)

1)Tự lực giáo: Tự tu hành giải thoát—Working out one’s own salvation.

2)Tha lực giáo: Con đường ngắn dẫn tới cõi Tịnh Độ nhờ tha lực, bằng cách niệm hồng danh Phật A Di Đà—Short way of the Pure Land through faith in or invocation of another, i.e. Amitabha. 

(B)

1)Thụ xuất: Giáo pháp chủ trương dựa vào tự lực (Thánh đạo môn)—The long way to work out one’s own salvation.

2)Hoành xuất: Giáo pháp chủ trương dựa vào tha lực—The across or short way of the Pure Land sect—Faith in or invocation of a Buddha name (Amitabha). 

Nhị Xứ Tam Hội: Hai nơi mà Đức Phật đã ba lần giảng kinh Pháp Hoa—The two places from which the Buddha is supposed to have preached the Lotus Sutra.

(A)Nhị xứ—Two places:

1)Đỉnh Linh Thứu: The Vulture Peak.

2)Hư không: The Sky.

(B)Tam hội—Three assembles:

1)Chúng hội đầu tiên—The first assembly: Tại đỉnh Linh Thứu nơi Phật giảng từ chương đầu đến giữa chương 11—On the Vulture Peak where the Buddha preached from the first chapter to the middle of eleventh chapter.

2)Chúng hội thứ nhì—The second assembly: Từ trên hư không Đức Phật giảng từ giữa chương 11 đến hết chương 22—From the Sky the Buddha preached from the middle of the eleventh chapter to the end of the twenty-second chapter.

3)Chúng hội thứ ba—The third assembly: Đức Phật lại trở về đỉnh Linh Thứu để thuyết từ chương 23 đến hết kinh—Again the Buddha returned to the Vulture Peak to preach from the twenty-third chapter to the end of the Sutra.

Nhị Y: Hai loại y của Tăng sĩ—Two kinds of clothing:

1)Chế y: Tam y của chư Tăng và ngũ y của chư Ni do Phật định chế và bắt buộc phải mặc—The regulation three robes for monks and five for nuns, which must be worn.

2)Thính y: Là loại trường y không bắt buộc phải mặc—Long robs and optional garments.

Nhiễm:

1)Nhiễm trùng: To infect.

2)Nhiễm trược: To contaminate—To pollute—To infect.

3)Nhuộm màu: To dye. 

Nhiễm Ái: Polluting desire.

Nhiễm Cấu:

(I) Nghĩa của Nhiễm Cấu—The meanings of Contamination:

1)Nhiễm Cấu: Nhiễm ô, nghĩa là không trong sạch—Soiled—Contaminated—Impured.

2)Phiền não: klesa (skt)—Deluded or afflicted.

a)Phiền não gây ra bởi chấp trước vào những ảo tưởng trong đời sống, hay vọng niệm chấp trước vào sự vật mà mình bám víu—Deluded, or afflicted by holding on to the illusory ideas and things of life.

b)Phiền não gây nên bởi dục lạc cảm thọ bởi giác quan: The klesa or contaminations of attachment to the pleasures of the senses.

c)Phiền não gây nên bởi bám víu vào tà kiến: Klesa or contaminations of attachment to false views.

d)Phiền não gây nên bởi bám víu vào những thực hành khổ hạnh quá đáng: Klesa or contaminations of attachment to moral and ascetic practices.

e)Phiền não gây nên bởi bám víu vào ngã chấp: Klesa or contaminations of attachment to the belief in a self. 

(II) Lời Phật dạy về Nhiễm Ô trong Kinh Pháp Cú—The Buddha’s teaching on Contamination in the Dharmapada Sutra:

·Làm dữ bởi ta mà nhiễm ô cũng bởi ta, làm lành bởi ta mà thanh tịnh cũng bởi ta. Tịnh hay bất tịnh đều bởi ta, chứ không ai có thể làm cho ai thanh tịnh được—By oneself the evil is done, by oneself one is defiled or purified. Purity or impurity depend on oneself. No one can purify another.

Nhiễm Duyên: Nidana (skt)—Nhiễm duyên là duyên sanh ra khổ quả do hoặc nghiệp. Như từ mặt nước chân như phẳng lặng, do nhiễm duyên “gió” nổi lên mà gây ra những cuộn sóng luân hồi sanh tử không ngừng nghỉ—Link of pollution, which connects illusion with the karmaic miseries of reincarnation. From the “water” of the bhutatathata, affected by the “waves” of this nidana-pollution, arise the waves of reincarnation. 

Nhiễm Độc: Infected with poison.

Nhiễm Giới: Chỉ thế giới Ta Bà của vũ trụ, thế giới nhiễm đầy những phiền não, mê dục, nên chúng sanh trong thế giới đó phải chịu cảnh luân hồi sanh tử—The sphere of pollution, i.e. the inhabited part, or the Saha world, of every universe, as subject to reincarnation.

Nhiễm Khuể Si: Còn gọi theo cách cũ là Dâm Nộ Si, cách mới gọi là Tham Sân Si, nghĩa là tham muốn, tức giận và ngu si (tất cả phiền não đều do ba món độc hại nầy mà sinh ra)—Three poisons of sexual desire or lust, anger, stupidity or ignorance (heedlessness).

Nhiễm Ô: See Nhiễm Cấu.

Nhiễm Ô Ý: Tên của thức thứ bảy trong tám thức, hay Mạt Na thức, hay tâm nhiễm ô bởi cái “ngã”—A name for the seventh vijnana, the mind of contamination, i.e. egoism, or wrong notion of the self—See Bát Thức (B) (7).

Nhiễm Pháp: Pháp nhiễm ô, hay pháp tương ứng với vô minh, hay mọi hiện tượng trong tam giới đều do vô minh mà khởi lên—Polluting things, i.e. all phenomena; mode of contamination.

Nhiễm Sắc Y: Áo nhuộm sắc thẳm, như áo cà sa của chư Tăng nguyên thủy Ấn Độ, nhuộm để phân biệt với người tại gia áo trắng—Dyed garments, i.e. the kasaya of the early Indian monks, dyed to distinguish them from the white garments of the laity.

Nhiễm Tâm: Tâm nhiễm trược bởi ái trước và dâm dục—A mind contaminated with desire or sexual pasion.

Nhiễm Tập: Nhiễm trược do bởi những thói quen hay tập quán—Contaminated by bad habits or customs.

Nhiễm Thói Quen: To acquire a habit.

Nhiễm Tịnh: Nhiễm và tịnh bao gồm những tư tưởng và tham dục bất tịnh, cũng như tư tưởng và phương cách cứu độ và thanh tịnh—Impurity and purity; the thoughts and things of desire are impure, the thoughts and methods of salvation are pure. 

Nhiễm Tịnh Bất Nhị Môn: Nhiễm tịnh như sự thật toàn diện, chứ không phải là những ý tưởng rời rạc—Impurity and purity as aspects of the total reality and not fundamentally ideas apart.

Nhiễm Tịnh Chân Như: Chân như gồm hai thứ nhiễm trược chân như và thanh tịnh chân như—The bhutatathata as contaminated in phenomena and as pure being—See Nhị Chân Như (E).

Nhiễm Trước: Nhiễm trước có nghĩa là lòng ái dục ngầm nhiễm bám víu vào ngoại vật không sao lìa bỏ được—Pollution-bond; a heart polluted by the things to which it cleaves.

Nhiễm Ý: The mind of contamination (ego or wrong notion of self). 

Nhiệm: To endure—To bear.

Nhiệm Vụ: Duty—Responsibility.

Nhiệm Ý: Optional.

Nhiên:

1)Tự Nhiên: Natural.

2)Đốt Cháy: To set fire—To light—To burn—Simmer.

3)Lửa: Fire—Flame. 

4)Tuy Nhiên: However—But.

Nhiên Đăng: See Đăng (2).

Nhiên Đăng Cổ Phật: See Dipankara Buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhiên Đăng Phật: See Dipankara Buddha in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Nhiên Hậu: Afterward—Later.

Nhiếp: Thâu góp—Bao trùm—To collect—To gather together—To combine—To include. 

Nhiếp Chúng Sanh Giới: Tiếp Sanh Giới—Nhiêu ích hữu tình giới, một trong tam tu tịnh giới, là giới pháp để nhiếp thụ và làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh—The commands which include or confer blessing on all the living, one of the three cultivations of pure precepts.

** For more information, please see Tam Tu

Tịnh Giới. 

Nhiếp Đại Thừa Luận: Mahayana-Samparigraha-Sastra (skt)—Nhiếp Đại Thừa Luận do Bồ Tát Vô Trước soạn, gồm ba bản dịch (Phật Đà Phiến Đa thời hậu Ngụy, Chân Đế thời Trần, Huyền Trang đời Đường)—A collection of Mahayana sastras, ascribed to Asanga, of which three translations were made into China.

Nhiếp Hồn: To raise a spirit.

Nhiếp Luận: The collected sastras.

Nhiếp Luận Tông: Samparigraha (skt)—The school of the collected sastras, doctrine of the Mere Ideation—Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, Nhiếp Luận Tông là tiền thân của Pháp Tướng Tông—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, the Shê-Lun (Samparigraha) School was the foreunner of the Fa-Hsiang (Dharma-laksana) School.

(A)Khi khảo cứu về Nhiếp Luận Tông, trước hết chúng ta nên biết về nội dung của bộ Nhiếp Đại Thừa Luận do ngài Vô Trước viết vào thế kỷ thứ năm. Bộ luận nầy, cùng với bản chú giải của ngài Thế Thân, là bộ luận đầu tiên và hàm súc nhất trong công cuộc phát biểu học thuyết của Duy Thức và là sách cương yếu đại biểu của Duy Thức Tông sau nầy. Luận đặt trọng tâm nơi mười đặc điểm của Phật Giáo Đại Thừa. Sau nầy được dịch ra Hán văn bởi các ngài Phật Thủ vào năm 531, Chân Đế vào năm 563, và Huyền Trang vào khoảng những năm 648-649. Trong các bản dịch nầy thì bản dịch thứ hai của ngài Chân Đế được lấy làm căn bản cho Nhiếp Luận tông ở Trung Hoa—In studying the Samparigraha School, we should know first the contents of the text, Acceptance of the Great Vehicle (Mahayana Saparigraha), was written by Asanga in the fifth century. This text, with the commentary on it by Vasubandhu, is the first and the foremost comprehensive work which sets forth the representative compendium of the Idealistic School. The text dwells chiefly on the ten special characteristics of Mahayana. Later this sastra was translated into Chinese by the following monks: in 531 by Buddhasanta, in 563 by Paramartha, and again by Hsuan-Tsang during 648-649. Of these, the second translation of Paramartha, laid the foundation of the Shê-Lun School in China.

1)A Lại Da Thức: Alaya-vijnana (skt)—Thức mà từ đó các pháp khởi lên. Theo Nhiếp Luận Tông, khi vạn vật phản chiếu trong tâm trí ta, thì thế lực phân biệt hay tưởng tượng của tâm ta sẽ sẵn sàng hoạt động ngay. Đây gọi là thức (vijnana). Chính vì thức kết hợp với tất cả yếu tố phản chiếu, tàng chứa chúng, nên được gọi là A Lại Da thức hay tạng thức. Tạng thức chính nó là sự hiện hữu của tập hợp nhân quả và những tâm sở thanh tịnh hoặc nhiễm ô, được tập hợp hay lẫn lộn với chúng theo tương quan nhân quả. Khi tạng thức bắt đầu hoạt động và bước xuống thế giới thường nhật nầy, thì chúng ta có hiện hữu đa dạng vốn chỉ là thế giới tưởng tượng. Tạng thức vốn là chủng tử thức, là trung tâm ý thức; và thế giới do thức biểu hiện là môi trường của nó. Chỉ có ở nơi sự giác ngộ viên mãn của Phật, thức thanh tịnh mới bừng chiếu lên được—The store-consciousness, from which all elements are manifested. According to the Samparigraha School, when all things are reflected on our mind, our discriminating or imaginating power is already at work. This is called our consciousness (Vijnana). Since the consciousness co-ordinating all reflected elements stores them, it is called the store-consciousness or ideation-store. The ideation-store itself is an existence of causal combination, and in it the pure and tainted elements are causally combined or intermingled. When the ideation-store begins to move and descend to the everyday world, then we have the manifold existence that is only an imagined world. The ideation-store, which is the seed-consciousness, is the conscious center and the world manifested by ideation is its environment. It is only from the Buddha’s Perfect Enlightenment that pure ideation flashed out—See A Lại Da Thức.

2)Học thuyết về Duy Thức, tất cả các pháp không có tương hệ tánh, phân biệt tánh, cũng không có cả chân thực tánh—The theory of mere ideation, all elements have either the nature or interdependence, or that of imagination, or that of real truth.

3)Sự đắc ngộ trí tuệ Duy Thức: The attainment of the insight of mere ideation.

4)Lục Độ Ba La Mật: Paramita (skt)—The six perfections—See Lục Độ Ba La Mật.

5)Thập Địa Bồ Tát: Bhumi (skt)—The ten stages of the holy personages—See Thập Địa.

6)Giới: Sila (skt)—Moral precepts—See Giới.

7)Định: Samadhi (skt)—Meditation—See Thiền Định. 

8)Tuệ: Prajna (skt)—Perfect wisdom—See Tuệ.

9)Vô Phân Biệt Trí: The higher knowledge without discrimination—See Vô Phân Biệt Tâm (B) (1).

10)Tam Thân Phật: The threefold body of the Buddha—See Tam Thân Phật. 

(B)Nhiếp Luận Tông quan niệm A Lại Da Thức lúc đã trở nên thanh tịnh và không còn ô nhiễm nữa là Chân Như. Nó được coi như là thức thứ chín. Theo đó các quan năng của thức được tông phái nầy, do ngài Chân Đế sáng lập gồm—The Samparigraha School regards the Alaya-store that has become pure and taintless as Thusness (Tathata) and gives it a special name Amala-vijnana (Taintless Consciousness). It is designated as the Ninth Consciousness. Accordingly the conscious organs recognized in this school founded by Paramartha are as follows:

1)Tiền ngũ thức—The first five consciousness:

i)Nhãn Thức: Visual Consciousness—See Nhãn Thức.

ii)Nhĩ Thức: Auditory Consciousness—See Nhĩ Thức.

iii)Tỷ Thức: Odor Consciousness—See Tỷ Thức.

iv)Thiệt Thức: Taste Consciousness—See Thiệt Thức.

v)Thân Thức: Touch Consciousness—See Thân Thức.

2)Bốn thức trung tâm—The four central consciousness:

i)Ý Thức: Sense-center Consciousness—See Ý Thức.

ii)Mạt Na Thức: Thought-center Consciousness—See Mạt Na Thức.

iii)A Lại Da Thức: Ideation-store Consciousness—See A Lại Da Thức.

iv)Vô Cấu Thức: Taintless Consciousness—See Vô Cấu Thức.

Nhiếp Ma Đằng: Kasyapa Matanga (skt)—Theo truyền thống hoằng hóa, đây là vị Tăng Ấn Độ đầu tiên cùng với Gobharana đến Trung quốc. Tại đây họ đã cùng dịch bộ kinh Tứ Thập Nhị Chương vào khoảng năm 67 sau Tây Lịch—According to tradition the first official Indian monk, along with Gobharana, to arrive in China around 67 A.D. They translated the Sutra of the Forty-Two Sections.

Nhiếp Niệm Sơn Lâm: Tự viện hay sơn lâm nơi giúp chúng ta tập trung tư tưởng dễ dàng—A Monastery or the hill-grove for concentrating the thoughts easily.

Nhiếp Tâm: Thu nhiếp ái tâm tán loạn lại làm một (Phật dạy trong Kinh Di Giáo: “Thường nên thu nhiếp cái tâm ở tâm.”)—To collect the mind—To concentrate the attention—Powers of mind-control.

Nhiếp Thọ: Chỉ việc Phật dùng tuệ tâm mà nhiếp thủ chúng sanh—To receive—The Buddha used Buddha mind to gather up all sentient beings.

Nhiếp Thủ: See Nhiếp Thọ.

Nhiếp Ý Âm Nhạc: Nhạc giúp tâm lắng đọng hay giúp tâm tập trung—Music that calms the mind or helps concentrate.

Nhiệt: Tapana (skt)—Nóng—Hot—Heat.

Nhiệt Bệnh: Nóng sốt—Fever.

Nhiệt Huyết: Enthusiastic—Zeal.

Nhiệt Não: Bị nỗi cực khổ kịch liệt làm thân tâm nóng sốt phiền não—Perturbed—Fervished—Troubled—Distressed.

Nhiệt Tâm: See Nhiệt huyết.

Nhiệt Thiết Địa Ngục: Địa ngục được làm bằng sắt nóng—The hell of red-hot iron.

Nhiệt Thời Viêm: Dương Viêm—Cái nóng của mặt trời vào mùa nóng, trông xa ra đồng không mông quạnh thấy gió bụi ánh trong ánh nắng, sinh ra loại ảo ảnh “Dương Viêm” giống như có nước ngay trước mặt—Mirage.

Nhiệt Tình: See Nhiệt huyết.

Nhiêu: Phong phú—Abundant—Surplus--Spare.

Nhiêu Hoạt: Biện tài—A fluent tongue—Loquacious.

Nhiêu Ích: Làm cho phong phú—To enrich.

Nhiêu Vương Phật: Lokesvara (skt)—Thế Nhiêu Vương Phật—Thế Tự Tại Vương Phật.

1)Vị Phật trị vì thế giới, vị Phật mà Đức Phật A Di Đà đã phát 48 lời nguyện—The lord or ruler of the world; to this Buddha that Amitabha announces his 48 vows.

2)Tại các xứ Ấn Độ Chi Na (Việt Nam, Miên và Lào), người ta xem Nhiêu Vương Phật là Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, có mặt và thân hình người nam, thường thấy ở vùng Angkor: In Indo-China, Lokesvara refers to Avalokitesvara, whose image or face, in masculine form, frequently seen at Angkor.

Nhiều: Many—Much—Abundant—Numerous.

Nhiều Của: Wealthy—Rich.

Nhiều Lắm: Very much.

Nhiều Lần: Several times.

Nhiễu:

1)Đi vòng quanh: To go round—To wind round—To revolve around—To encompass.

2)Đi vòng quanh để tỏ lòng tôn kính: To pay respect by walking around the object of regard.

3)Phiền nhiễu: Làm phiền—To harass—To annoy.

Nhiễu Loạn: To make trouble—To disturb.

Nhiễu Nhương: Trouble.

Nhiễu Phật:

1)Đi vòng quanh Đức Phật ba vòng về phía phải (phép của người Tây Trúc đi vòng quanh vị trưởng lão để tỏ lòng tôn kính)—To go three times around the Buddha to his right in worship.

2)Đi vòng quanh tượng Phật hay tháp để tỏ lòng tôn kính: To circumumbulate an image of the Buddha, or a pagoda.

Nhín: To save—To economize.

Nhìn: To look at.

Nhìn Chòng Chọc: To gaze—To look steadily—To stare at.

Nhìn Đăm Đăm: To glaze at.

Nhìn Lén: To look slyly.

Nhìn Lên: To look up.

Nhìn Nhận: To acknowledge—To recognize.

Nhìn Như Thị: To see things as they really are.

Nhìn Qua: To look over.

Nhìn Quanh: To look around.

Nhìn Sâu Vào Tâm Mình: To look deep in our mind.

Nhìn Sững: To look fixedly.

Nhìn Trừng Trừng: To stare at someone.

Nhìn Xuống: To look down.

Nhị Thiền Thiên: The second region, equal to a small chiliocosmos (tiểu thiên giới).

Nhịn Ăn: To fast—To go without food.

Nhịn Đắng Nuốt Cay: To digest insult (to swallow bitter and hot). 

Nhịn Khát: To abstain from drink. 

Nhịn Nhục: To digest an insult.

Nhịp Nhàng: Rhythmically.

Nhíu:

1)Wrinkled (nhăn nhíu).

2)To frown (nhíu mày).

Nho: Học giả Khổng Giáo—A scholar—Confucian scholar.

Nho Đồng Bồ Tát: Manavaka (skt).

1)Nho Đồng Bồ Tát hay Khổng Tử được Phật gửi đi từ Ấn Độ để giáo hóa Trung quốc—Learned-youth Bodhisatva, i.e. Confucius, he having been sent from India by the Buddha to instruct China.

2)Tiền thân Phật Thích Ca: A name of Sakyamuni in a previous existence. 

Nho Giáo: Confucianism.

Nho Hạnh: Scholar behavior.

Nho Nhã: Elegant—Cultured.

Nhoû: Small—Little. 

Nhỏ Hẹp: Narrow—Strait.

Nhỏ Mọn: Little—Mean—Small—Petty.

Nhỏ Nhặt: Petty.

Nhỏ Nhẹ: Mild—gentle—Soft.

Nhỏ Nhen: Mean.

Nhòa: To fade away—To blur.

Nhoai: To rise above (the water or mud).

Nhoài: Exhausted—Very tired.

Nhọc Nhằn: Tired—Fatigued.

Nhoẻn Miệng Cười: To smile.

Nhói: Shooting pain.

Nhóm:
1) To gather—To group—To collect.

2) Group of people.

Nhóm Họp: To meet—To assemble—To gather.

Nhóm Lại: To bring together.

Nhỏm Dậy: To start up.

Nhón Chân: To stand on tip toes.

Nhón Gót: To walk on tip toe.

Nhọn: Pointed—Sharp—Acute. 

Nhọn Hoắt: Very pointed.

Nhót: To jump about.

Nhớ: To recollect—To remember.

Nhớ Chừng: To remember vaguely.

Nhớ Lầm: To remember wrongly.

Nhớ Lâu: To have a good memory.

Nhớ Mang Máng: To remember vaguely.

Nhờ:

1)Owing to—Thanks to.

2)To be dependent on (sống nhờ vào).

Nhờ Có: Owing to—Thanks to.

Nhờ Dịp: To take an opportunity.

Nhơn Chính Nhơn Phụ: Hạt mà cây mọc lên được coi như nhân chính, trong khi những yếu tố như sức lao động, phẩm chất của đất, độ ẩm của đất, vân vân là những nguyên nhân phụ—Primary and secondary causes—Main causes and subsidiary causes—The seed out of which the plant grows is an illustration of the main cause, whereas other elements like labor, the quality of soil, humidity and so on, are considered as subsidiary causes or conditions.

Nhơn Dũng Bảo Ninh Thiền Sư: Thiền sư Nhơn Dũng Bảo Ninh quê ở Tứ Minh. Từ nhỏ sư đã có một phong thái đỉnh đạt thông minh khác thường. Sư thông đạt Thiên Thai giáo. Sau sư đến tham vấn với Thiền sư Tuyết Đậu thuộc phái Vân Môn. Sư Tuyết Đậu nhận ra khả năng tuyệt diệu của sư và thầm biết về sau nầy sư sẽ gánh vác đại pháp, bèn nói cợt bằng cách ban cho sư danh hiệu “Tọa Chủ Anh Tường.” Sư bỏ núi Tuyết Đậu mà thệ rằng: “Tôi đời nầy hoằng hóa nếu không tìm được một minh sư giỏi hơn Tuyết Đậu, thề chẳng trở về quê.” Sau đó sư đến ra mắt Thiền Sư Dương Kỳ. Người ta nói rằng Dương Kỳ nói chưa dứt một câu thì sư đã “đốn sáng tâm ấn.” Sau khi Dương Kỳ thị tịch, sư cùng Thủ Đoan hành hiệp. Cuối cùng sư trụ lại và dạy pháp tại Bảo Ninh cho đến khi thị tịch—Zen master Ren-Yong-Bao-Ning was from Si-Ming. As a young man he possessed a remarkably dignified appearance as well as extraordinary intelligence. He excelled at the study of T’ien-T’ai Buddhism. Later he studied under the great Yun-Men lineage teacher Xue-Tou. Xue-Tou recognized the young man’s wonderful potential as a vessel for the Dharma, but offended Bao-Ning by addressing him with a title “Academic Schoolmaster.” Bao-Ning left Xue-Tou’s mountain with the vow, “I will continue in this life to travel on a pilgrimage to study Zen, and if I don’t find a teacher who surpasses Xue-Tou, I vow to never return home.” Later he came to see Zen master Yang-Xi. It is said that at their first meeting, Yang-Xi did not complete even a single sentence before Bao-Ning attained the “Mind-seal of illuminated awakening” (complete enlightenment). Eventually he settled and taught at the Bao-Ning Temple.

·Một hôm sư thượng đường thuyết pháp: “Sơn Tăng hơn hai mươi năm quảy đãy mang bát vân du tứ hải, đã tham vấn thiện tri thức hơn mười vị, nhà mình trọn không có chỗ thấy; giống như đá cứng vô tri vô giác, tham vấn cũng không có chỗ hay để lợi ích cho nhau, từ đây một đời chỉ làm người không hiểu chi cả, thật tự đáng thương. Bỗng bị gió nghiệp thổi đến phủ Giang Ninh, vô cớ bị người xô đến đầu đường chữ thập, trụ cái viện rách, làm chủ nhơn cơm cháo tiếp đãi kẻ Nam người Bắc, việc bất đắc dĩ, tùy thời có muối có giấm đủ cháo đủ cơm, mặc tình qua ngày. Nếu là Phật pháp, chẳng từng mộng thấy.”—One day Bao-Ning entered the hall to address the monks, saying: “For more than twenty years I carried a pack and bowl, traveling everywhere within the four seas, studying with more than ten different Zen good advisors. But I never caught a glimpse of my own house, and I was just like a senseless stone. All the worthies I practiced with couldn’t provide me a single positive benefit. During that entire time I didn’t learn a thing. But fortunately, my pitiable life was suddenly blown by the karmic winds into Jiang-Ning, where, jostled by the crowd, I was pushed into an old run-down temple on a busy intersection. There, I just served as a porridge vendor, receiving and helping everyone who came along. My duties never let up. There was sufficient salt and vinegar and there was enough gruel and rice. I passed some time in this fashion. I previously never imagined, even in a dream, that I would realize the Buddhadharma in this way."

·Một hôm khác, vị Tăng đến hỏi sư: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Gần lửa trước phỏng.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Trong bùn có gai.” Vị Tăng hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Rất kỵ đạp đến.” Vị Tăng hỏi tiếp: “Cổ nhân nói gió lạnh thổi lá rụng, vẫn vui cố nhân về, chưa biết ai là cố nhân?” Sư đáp: “Hòa Thượng Dương Kỳ viên tịch đã lâu.” Vị Tăng hỏi: “Chính hiện nay lại có người nào là tri âm?” Sư đáp: “Ông mù trong thôn thầm gật đầu.”—Another day a monk asked Bao-Ning: “What is Buddha?” Bao-Ning said: “Add wood to the fire.” The monk asked: “What is the way?” Bao-Ning said: “There are thorns in the mud.” The monk asked: “Who are people of the Way?” Bao-Ning said: “Those that hate walking there.” The monk asked: “An old worthy said ‘Though the cold wind withers the leaves, it is still a joy when an ancient returns.’ Who is an ancient?” Bao-Ning said: “Master Yang-Xi is long gone.” The monk said: “Right here and now, is there someone who can comprehend this?” Bao-Ning said: “The eyeless old villager secretly taps his head.”

·Hôm khác sư thượng đường nói kệ:

“Gió thu mát,

Vận tùng hay,

Khách chưa về,

Nhớ cố hương.”

Another day Zen master Bao-Ning entered the hall to recite a verse:

“A cold autumn wind,

The wind drones in the pines,

The wayward traveler,

Thinks of his home.”

Nhơn Duyên: Causal connections.

Nhơn Đạo: Cảnh người—Manushya (skt)—Manussa (p)—The human realm—Những chúng sanh có tâm trí đã nâng cao hay phát triển, biết phân biệt đâu là hợp và không hợp với luân lý đạo đức hơn những chúng sanh khác. Cảnh giới trong đó hạnh phúc và khổ đau lẫn lộn. Chư vị Bồ Tát thường chọn tái sanh vào cảnh nầy vì ở đây có nhiều hoàn cảnh thuận lợi để hành những pháp cần thiết nhằm thành tựu quả vị Phật. Kiếp sống cuối cùng của các vị Bồ Tát thường ở cảnh người—Living beings in this realm have sharp or developed minds, capable of weighty moral and immoral action than any other living beings. The human realm is a mixture of both pain and pleasure, sufering and hapiness. Bodhisattvas always choose this realm as their last existence because it offers opportunity for attaining Buddhahood.

Nhơn Phi Nhơn: Loài quỷ hình người mà không phải là người, có những bộ phận của loài thú—Non-human Angels—Having the appearance of humans but possess parts of animals.

Nhơn Quả: Mọi hành động làm nhân sẽ có một kết quả hay hậu quả. Cũng như vậy, kết quả hay hậu quả đều có nhân của nó. Luật nhân quả là khái niệm căn bản trong đạo Phật, nó chi phối tất cả mọi trường hợp. Người Phật tử tin luật nhân quả chứ không không phải thưởng phạt—Cause and effect—Every action which is a cause will have a result or an effect. Likewise, every resultant action has its cause. The law of cause and effect is a fundamental concept within Buddhism governing all situations—Buddhists believe in a just rational of karma that operates automatically and speak in terms of cause and effect instead of rewards and punishments—There are two kinds:

1)Nhơn quả thế gian: Cause and effect in the present life:

a.Cause: Nhơn—Tập đế—The cause of good or evil deeds.

b.Effect: Quả—Khổ đế—The effect of good or bad deeds.

2)Nhơn quả xuất thế gian: cause and effect in the future life:

a.Cause: Nhơn—Đạo đế—The Eightfold Noble Path.

b.Effect: Quả—Diệt đế—Extinction of passion or mortality in the future. 

Nhơn Quả Đồng Thời: Nhân là quả, quả là nhân. Nhân có quả như là nhân của chính nó, gieo hạt cho quả, rồi quả lại cho hạt—Cause is result, result is cause—Simultaneity of cause and effect—The cause has result as its cause, while the result has the cause as its result. It is like planting seeds; the seeds produce fruit, the fruit produces seeds. 

Nhớn Nhác: Stupefied—Panic-stricken.

Nhớp Nhúa: Filthy.

Nhổ Tận Gốc: To uproot.

Nhổ Tận Gốc Tham Ái: To uproot love and desire—Muốn đạt đến nhất tâm cũng như quả vị Phật, chúng ta phải nhổ tận gốc những lo âu và tham ái—To achieve one-pointedness of mind and attain Buddhahood, one must discard worry and uproot (eliminate) all love and desires.

Nhổm Dậy: To stand up.

Nhốn Nháo: Disorder—Noisy—Riotous.

Nhốt: To shut up—To confine—To incacerate. 

Nhột: To be tickled.

Nhu:

1)Dễ uốn nắn: Pliant—Pliable.

2)Mềm—Soft.

3)Nhường nhịn: Yielding.

Nhu Cương: Soft and hard.

Nhu Đạo:

1)Giáo thuyết ôn như: Moderate doctrine.

2)Võ Nhu Đạo: Judo.

Nhu Hòa: Soft—Moderate—Gentle—Forebearing—Tolerant—Gentleness.

Nhu Hòa Nhẫn Nhục: Peace and Tolerance—Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: “Lấy sự nhu hòa nhẫn nhục làm áo giáp, thì loại áo giáp ấy chắc chắn là cứng chắc hơn tất cả mọi thứ áo giáp khác trên đời, bởi vì nó bảo hộ cho thân tâm ta khỏi bị các thứ giặc sân hận và phiền não gây nên tổn hại.”—In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: “If we use peace and tolerance as our armor, then this armor is stronger and more durable than the most precious armors in this world because it protects our minds and bodies from being harmed by the enemies of hatred and afflictions.” 

Nhu Mì: Modest—Humble—Sweet—Gentle.

Nhu Nhuyễn: Tâm nhu hòa và tùy thuận đối với đạo—A mild and pliable heart, responsive to truth. 

Nhu Nhuyễn Ngữ: Lời nói mềm dẻo dịu dàng, hợp với tình người—Gentle, persuasive words.

Nhu Thuận Nhẫn: Anulomikikshanti (skt)—Nhu thuận nhẫn nhục với đạo, hay tâm nhu trí thuận, không sai trái với lý thực tướng, mà an trụ với địa vị của mình—The patience of meekness, i.e. in meekness to accord with the truth.

Nhu Yếu: Necessary.

Nhũ: Sữa—Milk.

Nhũ Hương: Kunduruka (skt)—Cây có nhựa trắng như sữa và có mùi thơm—Boswellia thurifera, both the fragrant plant and its resin. 

Nhũ Kinh: Tông Thiên Thai xem Kinh Hoa Nghiêm như là “nhũ vị” từ đó sanh ra các phó sản khác—T’ien-T’ai compares the Avatamsaka sutra to milk, from which come all its other products.

**For more information, please see Ngũ Thời

Giáo, and Ngũ Vị.

Nhũ Mộc: Thứ cây dùng trong lễ hỏa tế (theo Đại Nhật Kinh Sớ thì củi dâu hay tang cốc được dùng trong lễ hỏa tế)—Resinous wood for homa or fire sacrifice.

Nhũ Thủy Nhãn: Mắt có thể phân biệt được sữa với nước, như con ngỗng chỉ uống sữa chứ không uống nước trong cùng một chậu. Người học Phật cần phải có pháp nhãn phân biệt chính tà—The eye able to distinguish milk from water; as the goose drinks the milk and rejects the water, so the student should distinguish orthodox from heterodox teaching.

Nhũ Vị: Vị sữa tươi, được ví với thời kỳ đầu Phật giảng kinh Hoa Nghiêm (trong năm thời thuyết giáo được tông Thiên Thai nói đến)—The flavour of fresh milk, to which the Buddha’s teaching in the Hua-Yen Ching is compared (in five forms illustrates the T’ien-T’ai five periods of the Buddha’s teaching)

Nhuần: Leap year.

Nhuận:

1)Mầu mở—Fertilized—Enriched.

2)Ướt: Moisten—Soak.

3)Lợi Nhuận: Profit.

Nhuận Nghiệp: Phiền não sinh khởi làm nhuận thấm thêm cái nghiệp đã gây tạo khiến nẩy sinh quả khổ—Fertilized karma, the original karma fertilized by the passions and distresses of life.

Nhuận Sinh: Phiền não khởi lên làm nhuận thêm cho nghiệp thọ sinh, đặc biệt là vào lúc lâm chung có ba loại luyến ái—The fertilization of the natural conditions which produce rebirth, especially those of the three kinds of attachment in the hour of death, there are three kinds of love:

1)Tự Thế Ái: Luyến ái thân nầy—Love of body.

2)Cảnh Giới Ái: Luyến ái nhà cửa ruộng vườn—Love of home and property.

3)Đương Sinh Ái: luyến ái về cuộc sống nầy: Love of life.

Nhục:

1)Nhục nhã: To be disgraced—Dishonored.

2)Thịt: Mamsa (skt)—Flesh.

3)See Vinh Nhục.

Nhục Đăng: Khoét thân mình làm đèn để cúng dường Phật—To cremate oneself alive as a lamp or as incense for Buddha.

Nhục Hình: Corporal punishment.

Nhục Hương: See Nhục Đăng.

Nhục Mạ: To insult.

Nhục Nhãn: Mamsacakshus (skt)—Mắt thịt hay mắt của phàm phu, một trong ngũ nhãn—The physical eye or eye of flesh (human eye), one of the five kinds of eye.

** For more information, please see Ngũ Nhãn

Nhục Phát: Usnisa (skt)—Một trong ba mươi hai tướng hảo của Phật, thịt nổi cao trên đỉnh đầu như búi tóc hình nón (bên Trung Quốc, người ta tạc tượng hay vẽ búi tóc thấp mà lớn)—One of the thirty-two marks (laksana) of a Buddha; originally a conical or flame-shaped tuft of hair on the crown of a Buddha, in later ages represented as a fleshly excrescence on the skull itself; interpreted as a coiffure of flesh. In China it is low and large at the base, sometimes with tonsure on top of the protuberance.

Nhục Sắc: Flesh-coloured (red).

Nhục Tâm: Hrdaya (skt)—Quả tim bằng thịt—The physical heart.

Nhục Thân: Nhục Thể—The physical body.

Nhục Thân Bồ Tát: Sinh Thân Bồ Tát—Thân cha mẹ sanh ra mà tu hành đến ngôi vị Bồ Tát trong hiện đời—One who becomes a bodhisattva in the physical body, in the present life.

Nhục Thực: Mamsa-bhaksana (skt)—Ăn thịt—Meat-eating. 

Nhúng Tay Vào: To interfere—To take a hand in something.

Nhuyễn: Mềm mại—Soft—Yielding—Supple.

Nhuyễn Ngữ: Lời nói nhẹ nhàng êm ái phù hợp với tình người (theo kinh Niết Bàn, chư Phật thường nói lời nhuyễn ngữ; vì chúng sanh nên có khi phải nói lời thô ngữ. Thô ngữ và nhuyễn ngữ đều quy về đệ nhất nghĩa)—Soft or gentle words adapted to the feeling of men—See Thô Ngôn. 

Nhuyễn Tặc: Danh lợi là tên giặc phá hoại công đức của người tu đạo—Treacherous thieves, i.e. fame and gain, which injure the aspiration of the religious man.

Như: Tatha (skt).

1)Như thế đó: Tatha (skt)—So—Thus—Like—As—In such manner.

2)Được dùng với nghĩa “Tuyệt Đối” hay “Không”: It is used in the sense of the “absolute” or “Sunya.”

3)Thực Tướng không sai biệt của vạn hữu: The undifferentiated whole of things—The ultimate reality.

4)Chư Phật chi Thực Tướng: Thực tướng của chư Phật—The reality of all Buddhas.

5)Pháp Tánh: Chư Pháp chi Tánh hay tánh của vạn pháp: The nature of all things.

6)Chân Như: Bhutatathata (skt)—The real so, or suchness, or reality, the altimate or the all.

Như Ảnh: Như bóng hình—Like a shadow.

Như Ảo: Mayopama (skt)—Maya-like—Sự vật ảo, có thể nhìn thấy như thực, nghe như thực, nhưng lại không thực—As an illusion or illusory.

Như Ảo Tam Muội: Mayopama-samadhi (skt)—Loại tam muội cao nhất trong Kinh Lăng Già—The highest samadhi in the Lankavatara Sutra.

Như Ảo Tam Muội Thân: Mayopamasamadhikaya (skt)—Cái thân được thể chứng trong Như Ảo Tam Muội—The body in which the highest samadhi is realized.

Như Bào: Như bong bóng—Like a bubble.

Như Cũ: As before.

Như Diệm: Giống như khói—Like smoke.

Như Điển: Như điển chớp—Like lightning.

Như Hiện: Thiền Sư Như Hiện—Zen Master Như Hiện (?-1765)—Một thiền sư Việt Nam, quê ở Hải Dương, đệ tử của ngài Chân Nguyên. Ngài xuất gia lúc 16 tuổi và tu tại chùa Long Động trên núi Yên Tử. Ngài là Pháp tử đời thứ 37 của Thiền phái Lâm Tế. Sau khi thầy thị tịch ngài đến Động Khê ở Hải Phòng và khai sơn ngôi chùa Nguyệt Quang. Ngài được vua Lê Hy Tông ban chức Tăng Cang, và ban đạo hiệu là Thuần Giác Hòa Thượng. Theo Thiền Sư Việt Nam của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, năm 1748, Thiền sư Như Hiện được vua Lê Hiến Tông ban chức Tăng Cang, và năm 1757, được sắc phong là Tăng Thống Thuần Giác Hòa Thượng. Ngài thị tịch năm 1765—A Vietnamese monk from Hải Dương, a disciple of Zen Master Chân Nguyên. He left home at the age of 16 and became a monk at Long Động Temple on Mount Yên Tử. He was the Dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. After his master passed away, he went to Động Khê, Hải Phòng and founded Nguyệt Quang Temple. According to the Vietnamese Zen Masters, written by Most Venerable Thích Từ, Zen Master Như Hiện was appointed as the Chief Monk in 1748, and given the religious name Great Master Thuần Giác by King Lê Hiến Tông in 1757. He passed away in 1765.

Như Hóa: Như được biến hóa ra, không có bản tính—As if transformed.

Như Huyễn: Mayopama (skt)—See Như Ảo.

Như Hưởng: Như âm vang—Like an echo.

Như Khứ Như Lai: Tathagata (skt).

1)Như Khứ: Tatha-gata (skt)—“so-gone.”

2)Như Lai: Tatha-agata (skt)—“so-come.”

Như Là: As if. 

Như Lai: Tathagata (skt)—The Thus-gone.

(A)Nghĩa của Như Lai—The meanings of Tathagata:

1)Nghĩa đen là như đến, hay như thế, chỉ trạng thái giác ngộ. Như Lai có thể được hiểu là “Giác ngộ như thế tôi đến” và dùng chung cho tất cả các Phật hơn là riêng cho Phật Thích Ca Mâu Ni—It literally means one “thus come,” the “thus” or “thusness,” indicating the enlightened state. Therefore, Tathagata can be rendered as “Thus enlightened I come,” and would apply equally to all Buddhas other than Sakyamuni. 

2)Người đã giác ngộ toàn hảo cao nhất (samyak-sambuddha). Đây là một trong mười danh hiệu của Phật mà Phật dùng khi xưng hô. Trong Phật giáo Đại thừa, Như Lai được dùng dưới hình thức hóa thân, làm trung gian giữa bản chất và hiện tượng. Như Lai còn đồng nghĩa với “Tuyệt đối,” “Bát Nhã” hay “Hư không.” Bậc Như Lai siêu việt lên trên tất cả đa nguyên tánh và phạm trù của tư tưởng, có thể coi là không phải vĩnh hằng mà cũng không phải là phi vĩnh hằng. Ngài là bậc không thể truy tầm dấu tích. Vĩnh hằng và phi vĩnh hằng chỉ được dùng trong lãnh vực nhị nguyên tánh chứ không thể dùng trong trường hợp phi nhị nguyên. Bởi lẽ các bậc Chân Như đều giống nhau trong sự hiển hiện, vì thế tất cả chúng sanh đều tiềm năng trở thành Như Lai. Chính Như Lai tánh hiện hữu trong chúng ta, khiến cho chúng ta khao khát tìm cầu Niết Bàn, và cuối cùng tánh ấy sẽ giúp giải thoát chúng ta—Thus-Come One—One who has attained Supreme Eblightenment—One of the ten titles of the Buddha, which he himself used when speaking of himself or other Buddhas. In Mahayana Buddhism, Tathagata is the Buddha in his nirmanakaya, the intermediary between the essential and the phenomenal world. Tathagata also means “Absolute,” “Prajna” or “Emptiness—Shunyata.” The Tathagata who has gone beyond all plurality and categories of thought can be said to be neither permanent nor impermanent. He is untraceable. Permanent and impermanent can be applied only where there is duality, not in the case of non-dual. And because Tathata is the same in all manifestation, therefore all beings are potential Tathagaatas. It is the Tathagata within us who makes us long for Nibbana and ultimately sets us free.

(B)Phân loại Như Lai—Categories of Tathagata: Có hai loại Như Lai—There are two kinds of Tathagata:

1)Tại triền Như Lai: The Tathagata in bonds (limited and subject to the delusions and sufferings of life).

2)Xuất triền Như Lai: Tathagata unlimited and free from bonds (not subject to the delusions and sufferings of life any more).

(C)Đặc tánh căn bản của Như Lai—Basic characteristics of Tathagata: Theo Ngài Long Thọ trong Trung Quán Luận—According to Nagarjuna in the Madhyamaka Philosophy.

1)Không tánh và Từ bi—Sunyata and Karuna: Không tánh và từ bi là hai đặc tính thiết yếu của Như Lai. Không tánh ở đây có nghĩa là Bát Nhã hay trí tuệ siêu việt. Vốn sẵn không tánh hoặc Bát Nhã cho nên Như Lai đồng nhất với Chân Như; vốn sẵn có từ bi cho nên Như Lai là đấng cứu độ của tất cả chúng sanh hữu tình—Sunyata and Karuna are the essential characteristics of Tathagata. Sunyata here means Prajna or transcendental insight. Having Sunyata or Prajna, Tathagata is identical with Tathata or Sunya. Having Karuna, he is the saviour of all sentient beings. 

2)Sự tồn hữu chân chính của tất cả—The true being of all: Khi nói ‘sự tồn hữu chân chính của Như Lai cũng là sự tồn hữu chân chính của tất cả’ là điều bất khả tư nghì. Trong bản chất tối hậu của Ngài thì Như Lai là ‘cực kỳ thâm sâu, không thể đo lường được.’ Các pháp hay những thành tố của sự tồn tại là bất khả xác định, vì chúng chịu những điều kiện và vì chúng là tương đối. Bậc Như Lai là bất khả xác định hiểu theo nghĩa khác. Như Lai không thể xác định là vì bản chất tối hậu của Ngài, Ngài không phải được sanh ra từ nhân duyên. Vì thế trong Trung Quán Tụng, Ngài Long Thọ đã khẳng định: “Đức Phật siêu việt đối với tư tưởng và ngôn ngữ, và vô sanh vô tử; những ai xử dụng khái niệm phạm trù để mô tả Đức Phật đều là nạn nhân của loại trí tuệ bị chi phối bởi ngôn ngữ và hý luận, và như vậy không thể nào thấy được Như Lai trong bản thể đích thực của Ngài.”—The true being of the Tathagata which is also the true being of all is not conceivable. In his ultimate nature, the Tathagata is ‘deep, immeasurable, unfathomable.’ The dharmas or elements of existence are indeterminable, because they are conditioned, because they are relative. The Tathagata is indeterminable, because, in his ultimate nature, he is not conditionally born. The indeterminability of the ultimate nature really means ‘the inapplicability of the ways of concepts.’ Thus, Nagarjuna in the Karika: “The Buddha is transcendental in regard to thoughts and words. He is not subject to birth and death. Those who describe the Buddha in the terms of conceptual categories are all victims of the worldly and verbalizing mind and are thus unable to see the Tathagata in his real nature.” 

Như Lai Bộ: The court of Vairocana—Tathagata in the Garbhadhatu group.

Như Lai Bổn Nguyện: See Tathagatapurvapranihitatva in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Như Lai Địa: Quả vị Phật—The state or condition of a Tathagata.

Như Lai Giác Hoa Định Tự Tại Vương: Enlightenment-Flower Samadhi Self-Mastery King Thus Come One.

Như Lai Nhựt: Thực Tướng Nhựt—Ngày giờ trong quá khứ, hiện tại và vị lai, là vô thủy vô chung—The Tathatagata day, which is without beginning or end and has no limit of past, present and future.

Như Lai Pháp Thân: The Tathagata-dharmakaya—The realization of the spirituality of all things.

Như Lai Quang Minh Xuất Dĩ Hoàn Nhập: Theo Kinh Niết Bàn, trước lúc Như Lai nhập Niết Bàn, Ngài đã phóng hào quang kỳ diệu, rồi thâu trở lại vào miệng—According to the Nirvana Sutra, at the Tathagata’s nirvana, he sent forth his glory in a wonderful light which finally returned into his mouth.

Như Lai Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh: Lion Sprint Complete in Ten Thousand Practices Thus Come One.

Như Lai Sứ: Tathagata-duta or presya—Người truyền bá kinh pháp sau khi Đức Phật nhập diệt—A Tathagata apostle sent to do his work

Như Lai Tại Triền: Tathagata in bonds—See Tâm Pháp Thân.

Như Lai Tạng: Tathagatagarbha (skt)—Tathagata Store.

1)Nơi chứa đựng hay thu nhiếp vạn pháp: The absolute, unitary storehouse of the universe, the primal source of all things.

2)Những lời dạy của Như Lai: The treasure of Buddha’s teaching—The sutras of the Buddha’s utering—The storehouse of the Buddha’s teaching.

3)Chân như ở trong phiền não dục vọng: The Tathagata is in the midst of the delusion of passions and desires.

4)Chân như ở trong vạn pháp bao hàm cả hai mặt hòa hợp và không hòa hợp, tịnh và bất tịnh, tốt và xấu—The Tathagata is the source of all things(all created things are in the Tathagatagarbha, which is the womb that gives birth to them all), whether compatible or incomaptible, whether forces of purity or impurity, good or bad.

5)Cảnh giới của Như Lai Tạng vốn là một tên khác của A Lại Da thức, cảnh giới nầy vượt khỏi những kiến giải được đặt căn bản trên sự tưởng tượng của hàng Thanh Văn, Duyên Giác và các triết gia: The realm of the Tathagatagarbha which is another name for the Alayavijnana, is beyond the views based on the imagination of the Sravakas and Pratyekabuddhas and philosophers.

6)Như Lai Tạng có hai nghĩa—Matrix of Thus-come or Thus-gone or Tathagata-garbha has a twofold meaning:

a)Như Lai hay Phật đã hàm ẩn trong thai tạng hay nhân tính: Thus-come or Thus-gone or Buddha concealed in the Womb (man’s nature).

b)Phật tính trong tự tính: The Buddha-nature as it is.

*** See Tathagatagarbha in Sanskrit/Pali-

Vietnamese Section.

Như Lai Tạng Tâm: See Tâm Tính.

Như Lai Tạng Tính: The natures of all the living are the nature of the Tathagata.

Như Lai Tất Định Ấn: The sign of the assurance of attaining Buddhahood.

Như Lai Thân: Tathagatakaya (skt)—Buddha-body.

Như Lai Thần Lực: The Tathagata powers

Như Lai Thất: Nhà Như Lai—The Abode of the Tathagata.

Như Lai Thiền: Tathagatam (skt)—Tathagata Zen.

(A)Ý nghĩa của Như Lai Thiền—The meanings of Tathagata Zen:

1)Thiền Như Lai theo phương cách tu tập Lục Độ Ba La Mật được dạy trong truyền thống kinh điển Đại thừa. Tất cả các trường phái Thiền, Tịnh Độ, hay Mật tông chỉ là những phương tiện, là những ngón tay chỉ trăng, chứ thật ra thật tánh nằm trong mỗi người: Tathagata Zen follows the methods and the six paramitas taught in Mahayana sutras. All schools of Buddhism, whether Patriarchal Zen (Thiền Tông) or Pure Land (Tịnh Độ) or Tantrism (Mật tông) are merely expedients “Fingers pointing to the moon.” The true mind inherent in all sentient beings.

2)Một trong bốn loại Thiền định. Đây là loại thiền định cao nhất mà các tín đồ Phật giáo Đại Thừa tu tập. Vị thiền giả đã thể chứng chân lý tự nội ẩn sâu trong tâm thức, nhưng vị ấy không say đắm với cái hạnh phúc đạt được ở đấy mà bước vào trong thế giới để thực hiện những hành động tuyệt vời của sự cứu độ vì hạnh phúc của chúng sanh: One of the four Dhyanas. This is the highest kind of Dhyana practiced by the Mahayana believers of Buddhism. The practitioner has realized the inner truth deeply hidden in the consciousness, yet he does not remain intoxicated with the bliss thereby attained, he goes out into the world performing wonderful deeds of salvation for the sake of other beings.

3)Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, để hiểu Như Lai Thiền, học giả phải nghiên cứu về lịch sử pháp môn Thiền học của Phật. Khi nói về Như Lai Thiền, là ám chỉ sự hưng khởi của Tổ Sư Thiền qua sự xuất hiện của Bồ Đề Đạt Ma tại Trung Hoa vào năm 520. Trong Như Lai Thiền, trước tiên Đức Phật dạy về Tam Học: Tăng thượng Giới (adhi-sila), Tăng thượng Tâm (adhi-citta), và Tăng thượng Tuệ (Adhi-prajna). Trong Lục độ Ba La Mật, thiền định (samadhi) là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Đức Phật còn dạy thiền như là căn bản của hành động (karma-sthana), như quán thập biến xứ, quán bất tịnh, quán vô thường, quán hơi thở, vân vân. Với Phật, hình như chủ đích của Thiền phải đạt đến trước hết là sự yên tĩnh của tâm, tức chỉ, rồi sau mới là hoạt động của trí tuệ, tức quán. Cả Tiểu và Đại Thừa đều đồng ý về điểm nầy. Để phát triển ý tưởng nguyên thủy đó và áp dụng nó một cách rộng rãi, mỗi thừa lại chi tiết thêm những đối tượng của thiền định: According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, to understand Tathagata meditation, one must study the history of the meditative teaching of the Buddha. When we speak of the Tathagata meditation, we presuppose the rise of patriarchal meditation by the advent of Bodhidharma in China in 520 A.D. In Tathagata meditation, the Buddha first taught the Threefold Basis of Learning (trisiksa): Higher Discipline (adhi-sila), Higher meditation (adhi-citta), and Higher Wisdom (adhi-prajna). In the sixfold perfection of wisdom, concentration (samadhi) is one of the most important factors. The Buddha further taught meditation as the ‘basis of action’ (karma-sthana), such as meditation on the ten universal objects, on impurity, on impermanence, on breaths, etc. The object of meditation with the Buddha seems to have been to attain first, tranquility of mind, and then activity of insight. This idea is common to both Hinayana and Mahayana. To intensify the original idea and to apply it extensively, each school seems to have introduced detailed items of contemplation—See Tam Vị, Ngũ Đình Tâm Quán, and Tứ Niệm Xứ. 

(B)Phương pháp thông thường để thực tập Như Lai Thiền. Tiến trình dưới đây là nguyên tắc chung cho tất cả các trường phái Phật giáo bao gồm Tiểu và Đại Thừa—Ordinary method of practicing Tathagata Zen. The below process of meditation is common to all Buddhist schools including Hinayana as well as Mahayana:

1)Hành giả trước tiên phải sửa soạn tọa cụ cho đàng hoàng, rồi ngồi thẳng lưng, chân tréo kiết già, mắt khép vừa phải, không mở cũng không nhắm kín, và nhìn thẳng về phía trước từ 3 đến 7 thước. Hành giả phải ngồi thật ngay ngắn, nhưng thân mình vẫn có thể điều hòa theo hơi thở. Để điều hòa hơi thở, hành giả có thể đếm hơi thở ra và hơi thở vào kể là một, và từ từ đếm như vậy cho đến mười, không bao giờ nên đếm xa hơn mười: Arrange your seat properly, sit erect, cross-legged, and have your eyes neither quite closed nor quite open, looking three to seven meters ahead. You should sit properly but your body will move on account of your breaths. To correct such movement, count your in-breath and out-breath as one and slowly count as far as ten, but never beyond ten. 

2)Tuy thân ngồi thẳng và an định, nhưng tâm hành giả vẫn có thể vọng động. Do đó mà hành giả phải quán sự bất tịnh của loài người qua bệnh, chết và sau khi chết: Although your body may become upright and calm, your thought will move about. You must therefore meditate upon the impurity of human beings in illness, death and after death. 

3)Khi đã sẵn sàng để quán tưởng, hành giả bắt đầu chú tâm vào mười biến xứ. Đây là một lối định tâm về những hiện tượng sai biệt vào một trong mười biến xứ, tức xanh, vàng, đỏ, trắng, đất, nước, lửa, gió, không và thức. Trong đó hành giả quán về một biến xứ cho đến khi màu sắc hay chất thể bị quán hiện rõ ràng trước mắt. Thí dụ như hành giả quán nước, thì cả thế giới chung quanh sẽ chỉ là dòng nước đang chảy: When you are well prepared to contemplate, you will begin to train yourself by concentration on the ten universals. This is a meditative unification of diverse phenomena into one of the ten universals, that is, blue, yellow, red, white, earth, water, fire, air, space, consciousness. In this you must meditate upon the universe until it becomes to your eyes one wash of a color or one aspect of an element. If you meditate upon water, the world around you will become only running water. 

Như Lai Thọ Lượng: Life of the Tathagata.

Như Lai Thừa: Tathagatayana (skt)—Tathagata Vehicle.

Như Lai Thường Trụ: Như Lai thường trụ không biến dịch (hết thảy mọi chúng sanh đều có Phật tánh hay tánh Như Lai thường trụ không biến dịch)—The Tathagata is eternal (always abiding).

Như Lai Ứng Cúng Chánh Biến Tri: Ba danh hiệu của Phật—Three titles of a Buddha:

1)Như Lai: Tathagata.

2)Ứng Cúng: Worshipful.

3)Chánh Biến Tri: Omniscient. 

** See Thập Hiệu.

Như Lai Vũ: The play of the Tathagata, i.e. the exercise of his manifold power.

Như Lai Ý Thành Pháp Thân: Manomayadharmakaya (skt)—Pháp thân của Đức Như Lai theo ý nghĩa một cái thân do ý sinh—The Tathagata’s Dharmakaya as a will-body.

Như Lý Sư: The master who teaches according to the truth or fundamental law.

Như Mộng: Like a dream.

Như Nguyện: As one wishes.

Như Ngữ: True words—Right discourses.

Như Nhãn Từ Phong: Zen Master Như Nhãn Từ Phong (1864-1939)—Thiền sư Việt Nam nổi tiếng, quê ở Đức Hòa, Long An, Nam Việt. Năm 1880, khi song thân hoạch định cuộc hôn nhân cho ngài, thì ngài bỏ nhà đi xuất gia với Hòa Thượng Minh Khiêm Hoằng Ân với Pháp hiệu Như Nhãn Từ Phong và trở thành Pháp tử đời thứ 39 dòng Lâm Tế. Năm 1887, bà Trần thị Liễu xây chùa Giác Hải ở Phú Lâm và thỉnh ngài về trụ. Năm 1909, ngài được thỉnh làm Pháp Sư tại chùa Long Quang tỉnh Vĩnh Long. Hầu hết cuộc đời ngài hoằng hóa và trùng tu Phật giáo tại miền Nam Việt Nam. Ngài thị tịch năm 1938, thọ 74 tuổi—A Vietnamese famous Zen Master from Đức Hòa, Long An, South Vietnam. In 1880, his parents planned his marriage, but he left home and became a disciple of Most Venerable Minh Khiêm Hoằng Ân with the Buddha name of Như Nhãn Từ Phong, and became the Dharma heir of the thirty-ninth generation of the Linn-Chih Zen Sect. He was the secretary monk for Giác Viên Temple. In 1887, he stayed at Giác Hải Temple in Phú Lâm. The temple was built and donated to the Sangha by a lay woman named Trần Thị Liễu. In 1909 he was invited to be the Dharma Master at Long Quang Temple in Vĩnh Long. He spent most of his life to expand and to revive Buddhism in the South. He passed away in 1938, at the age of 74. 

Như Như: Tathata (skt)—Chân như—Absolute in differentiation, or in the relative

1)Như Như Cảnh: The realms or substance.

2)Như Như Trí: The wisdom or law of the absolute. 

*** See Tathata in Sanskrit/Pali-Vietnamese

Section.

Như Như Thiền Sư: Zen Master Như Như—Thiền sư Việt Nam, quê ở Hà Nội. Ngài là Pháp tử đời thứ 45 dòng Thiền Tào Động. Ngài khai sơn chùa Thiên Trúc ở Mễ Trì, Hà Nội. Hầu hết cuộc đời ngài, ngài chấn hưng và hoằng hóa Phật giáo ở Bắc Việt. Ngài thị tịch ngày 20 tháng bảy, nhưng không rõ năm nào—A Vietnamese Zen Master from Hanoi. He was the Dharma heir of the forty-fifth generation of the T’ao-T’ung Zen Sect. He built Thiên Trúc Temple in Mễ Trì, Hanoi. He spent most of his life to revive and expand Buddhism in North Vietnam. He passed away on the twentieth of July, but the year was unknown.

Như Như Trí: Như như cảnh—The wisdom or law of the absolute.

Như Pháp: Tương ứng với pháp, không trái ngược với lý—According to the Law—According to rule.

Như Pháp Trị: Punish according to law.

Như Sau: As follows.

Như Thế: Like this (that).

Như Thị: So let it be—Thus—So—Such and such—Like this—See Yathabhutam in Sanskrit/Pali-Vietnamese Section.

Như Thị Ngã Văn: Mọi bài kinh đều bắt đầu bằng câu “Như Thị Ngã Văn” để chỉ rằng đây là lời nói của chính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni—Every sutra begins with this phrase: “Thus I have heard,” or “Thus did I hear,” indicating that it contains the words of Sakyamuni. 

Như Thị Tướng: The form as it is.

Như Thực: Chân Như.

1)Yathabhutam (skt)—True (a)—Real (a)—Reality (n)—According to reality.

2)Bhutatathata (skt)—The universal undifferentiated.

3)Bình Đẳng Bất Nhị: Universal undifferentiated, or the primary essence out of which the phenomenal arises.

Như Thực Ấn: Yathatathyamudra (skt)—Dấu ấn của như như—The seal of suchness—Trong Kinh Lăng Già, Đức Phật dạy: “Hãy để cho tất cả chúng sanh thể chứng ba sự giải thoát, hãy được in dấu hẳn hòi bằng dấu ấn của như như. Hãy trú trong sự hiểu biết trực giác về tự tính của các sự vật là cái phải được đạt bằng khả năng tự nội của sự thể chứng và hãy ngưng dứt cái nhìn các sự vật trong khía cạnh tương đối của chúng.”—In the Lankavatara Sutra, the Buddha taught: “Let all beings realize the triple emancipation (see Tam Giải Thoát), be well stamped with the seal of suchness, abide in the intuitive understanding of the self-nature of things, which is to be gained by the inner faculty of realization, and cease from viewing things in their relative aspect.” 

Như Thực Bất Không: Essence in its differentiation.

Như Thực Không: Essence in its purity.

Như Thực Nguyên Lý: Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật Giáo, một số vấn đề nói tới Như lai, Như thực hay Chân như đã được khảo sát nơi lý thuyết Duyên Khởi—According to Prof. Junjiro Takakusu in The Essentials of Buddhist Philosophy, amny of the problems concerning Thus-come, Thus-gone,Thusness, or Suchness have been studied in connection with the Causation theory.

1)Chân như là căn bản tối hậu của tư tưởng Phật học đề cập trạng thái chân thật của tất cả những gì hiện hữu. Lẽ đương nhiên mọi người trước tiên đi tìm tinh thể uyên áo nhất giữa giả tượng ngoại giới của vạn hữu, hay tìm một sự kiện bất biến giữõa vô số sự vật biến chuyển. Rồi thất bại, người ta mới cố phân biệt cái bất khả tri với cái khả tri, cái thực với cái giả, hay vật tự thể với vật y tha. Nỗ lực nầy rốt cuộc cũng thất bại, vì cái mà họ chọn làm cái thực hay vật tự thể hoàn toàn vượt ra ngoài nhận thức của con người. Những nỗ lực như thế có thể mệnh danh là truy tầm thế giới lý tánh hay đời sống lý tánh. Phương pháp truy tấm và những lý thuyết kết quả thành ra đa dạng. Một số chủ trương nhất nguyên hay phiếm thần, một số khác chủ trương nhị nguyên hay đa nguyên: Thusness is the ultimate foundation of Buddhist thought concerning the real state of all that exists. It is natural for people to seek first the innermost essence among the outward appearance of all things or to seek an unchanging fact among many changing things. Failing in this, people try to distinguish the unknowable from the knowable, the real from the apparent, or the thing-in-itself from the thing-for-us. This effort, too, will end in failure, for what they select as the real or the thing-in-itself is utterly beyond human knowledge. Such efforts may be called the search for the world-principle or for the life-principle. The method of search and the resulting theories are various. Some are monistic or pantheistic, while others are dualistic or pluralistic. 

2)Đạo Phật một mình đứng hẳn ngoài các quan điểm đó. Đạo Phật là vô thần, cái đó khỏi phải nghi ngờ. Khi được hỏi về nguyên nhân hay nguyên lý tối sơ, Đức Phật luôn luôn không nói gì. Còn đối với đời sống lý tánh, Ngài phủ nhận sự hiện hữu của một bản ngã hay linh hồn hay bất cứ cái gì cùng loại đó mà người ta có thể gọi là thực ngã, như chúng ta đã thảo luận trên phần (a). Thấy cái bản tánh chân thực hay trạng thái chân thực của vạn hữu không phải là tìm thấy cái một trong cái nhiều, hay cái một trước cái nhiều, cũng không phải là phân biệt nhất tính khác dị tính hay tĩnh khác động. Trạng thái chân thực là trạng thái không có một điều kiện riêng biệt nào. Sự thực, đó là cái “thực tại chân thực không có thực tại,” nghĩa là không có một tướng trạng hay bản tánh riêng biệt nào cả. Tâm trí con người rất khó hiểu nổi ý niệm về một thực tại trong đó không có gì là bản thể hay bản trụ: Against all these views Buddhism stands aloof by itself. Buddhism is atheistic, there is no doubt about it. When questioned about the First Cause or Principle, the Buddha always remained reticent. . As to the life-principle, he denied the existence of an ego or soul or any kind of thing which one may call the real self, as we have discussed in (a). To see the true nature or the true state of all things is not to find one in many or one before many, nor is it to distinguish unity from diversity or the static from the dynamic. The true state without any special condition. It is, in fact, the true reality without a reality, i.e., without any specific character or nature. I is very difficult for the human mind to understand this idea of reality in which there is no substance at all. 

3)Ý niệm về một bản thể thường trụ với những phẩm tính biến chuyển, đã cắm rễ quá sâu trong tập quán tư tưởng chúng ta. Các học phái Phật học, bất kể phái nào, Tiểu hay Đại thừa, Duy thực hay Duy tâm, hoàn toàn không lệ thuộc vào một tập quán tư tưởng nào như thế và tất cả đều chủ trương lý thuyết về biến chuyển triệt để. Khi một người theo đạo Phật nào đó nói về trạng thái chân thực của thực tại, ông ta muốn nói trạng thái không có bản tánh riêng biệt: The idea of an abiding substance with changing qualities is very deeply rooted in our habits of thought. Buddhist schools, no matter what they are, Hinayana or Mahayana, realistic or idealistic, are utterly free from such a habit of thought and all maintain the theory of pure change without substratum. When any Buddhist speaks of the true state of reality he means the state without a specific nature. 

4)Theo quan niệm tổng quát của Tiểu Thừa, trạng thái không điều kiện riêng biệt là Niết Bàn, vì Niết Bàn là giải thoát toàn vẹn khỏi ràng buộc. Phái Duy Thực (Sarvastivada) hay Nhất Thiết Hữu Bộ, thuộc Tiểu Thừa, bước xa hơn, cho rằng vô ngã, vô thường và Niết Bàn (sự tắt lửa) đều là trạng thái chân thật của vạn hữu. Phái Hư Vô Luận (Satyasiddhi) hay Thành Thật Luận chủ trương rằng vạn hữu, tâm và vật, thảy đều không và bất thực, không có cái gì hiện hữu, cả đến Niết Bàn: According to the general views of the Hinayana, the state without any specific condition is Nirvana, because Nirvana is perfect freedom from bondage. The Realistic School (Sarvastivada), belonging to the Hinayana, goes a step further and assumes that selflessness, impermanence and Nirvana (flamelessness) are the true state of all things. Nihilistic School (Satyasiddhi) holds that all things, matter and mind, are void or unreal and that nothing exists even in Nirvana.

5)Trong Đại Thừa, phái Phủ Định Luận tứ Trung Quán (Madhyamika) dạy rằng chân lý chỉ có thể khám phá được bằng các quan điểm phủ định về sự hữu; và đằng khác, phái Duy Tâm Luận (Vijnaptimatra) chủ trương rằng sự viên mãn chân thực chỉ có thể chứng được một cách tiêu cực bằng phủ nhận bản tính hư ảo và duyên sinh của hiện hữu. Phái Hoa Nghiêm (Avatamsaka) của Đại Thừa nghĩ rằng thế giới lý tưởng , hay nhất chân pháp giới, là thế giới không có cá thể biệt lập. Phái Pháp Hoa (Pundarika) đồng nhất trạng thái biểu hiện như thế là như thế với thực thể chân thực nội tại trong bản tánh: The Mahayana teaches, on the other hand, that the truth can be discovered only by negative views of becoming, and, on the other hand, holds that true perfection can be realized negatively in the denial of the illusory and causal nature of existence. The Wreath School of the Mahayana thinks that the ideal world, or the World One-and-True, is without any independent individual. The Lotus School identifies the manifested state as it is and the true entity immanent-in-nature. 

6)Xét trên toàn thể, nếu chỉ thấy sự kiện một đóa hoa đang rụng, thì nhất định đó là một thiên kiến theo thuyết vô thường. Chúng ta phải thấy rằng nội tại trong sự kiện một đóa hoa đang rụng chứa sẳn sự kiện một đóa hoa đang nở, và cũng nội tại trong sự kiện một đóa hoa đang nở có sẵn sự kiện một đóa hoa rụng. Như thế sự đối lập của rụng (diệt) và nở (sinh) được dung hợp và chúng tạo thành quan điểm về hỗ tương trong đối đãi, là một cái nhìn trung đạo không thiên chấp: On the whole, to see only the fact that a flower is falling is, after all, a one-sided view according to the theory of impermanence. We ought to see that immanent in the fact of a flower’s falling there lies the fact of a flower’s blooming, and also immanent in the blooming of the flower there is the fact of its falling. Thus the opposition of falling (extinction) and blooming (becoming) is synthesized and we form the view of reciprocal identification which is an unbiased view of the mean, or Middle Path. 

7)Từ đó nói rằng chúng ta nhìn thấy cái vô hành trong cái hành, cái hành trong cái vô hành, bất động trong động, và động trong bất động, lặng trong sóng và sóng trong lặng. Thế là chúng ta đi tới trạng thái chân thực của vạn hữu, nghĩa là Trung Đạo. Và cái đó được gọi là Như thực hay Chân thực: This amounts to saying that we see inaction in action and action in inaction, immotion in motion and motion in inmotion, calm in wave and wave in calm. We thus arrive at the true state of all things, i.e., the Middle Path. Anh this is what is meant by Thusness or Suchness.

8)Khi quan điểm ấy được phát biểu một cách tiêu cực, nó chỉ vào sự tiêu cực thực thụ hay cái “Không,” bởi vì phủ nhận hết mọi trạng thái riêng biệt của mọi vật. Quan niệm tối hậu của triết học Phật giáo được nhận định như thế. Khi nguyên lý tối hậu được nhận định từ quan điểm phổ biến, nó được gọi là Pháp giới (Dharmadhatu). Cảnh vực của lý tánh, nhưng khi được nhận định từ quan điểm nhân cách, nó được gọi là Như Lai Tạng (Tathagata-garbha). Những cách diễn tả khác cùng nói lên ý tưởng nầy là: Phật tánh (Buddhata), hay Phật Tự Tánh (Buddha-svabhava), và Pháp thân (Dharmakaya). Những chữ nầy, trên thực tế, đồng nghĩa. Nếu không biết tới nguyên lý Chân như hay Tánh Không theo nghĩa cao nhất của chữ đó, thì không cách nào hiểu nổi giáo pháp của Đại Thừa. Chữ “không” trong nghĩa cao nhất không có nghĩa là “không chi cả” hay “ngoan không” mà nó chỉ cho cái “không có những điều kiện riêng biệt,” hay “không tự tánh.”—When the view is negatively expressed it indicates the true negation or Void, because any special state of thing is denied altogether. Such is considered to be the ultimate idea of Buddhist philosophy. When the ultimate principle is considered from the universal point of view, it is called “the Realm of Principle” (Dharmadhatu), but when it is considered from the personal point of view, it is named “the Matrix of Thus-come or Thus-gone” (Tathagata-garbha). Other ways of expressing this same idea are: the Buddha-nature (Buddhata or Buddha-svabhava), and the Spiritual or Law-body (Dharmakaya). These are all practically synonymous. Without knowing the principle of Thusness or Void in the highest sense of the word, one can in no way understand the Mahayana doctrine. The word ‘void’ in its highest sense does not mean ‘nothingness,’ but indicates ‘devoid of special conditions,’ or ‘unconditioned.’ 

Như Thực Tri Giả:

1)Tất cả chư Phật biết thực tướng như pháp và cũng thuyết cho chúng sanh thực tướng như pháp ấy: The knower of reality.

2)Phật: Buddha.

Như Thực Tri Kiến: Như Lai thấy biết thực tướng của chư pháp—To know and see the reality of all things as does the Buddha.

Như Thực Tri Kiến Tâm: To know one’s heart in reality.

Như Thực Tri Tự Tâm: Trí sáng suốt của Như Lai, do tự xem xét mình mà phát lộ (không theo người khác, không do người khác)—To know one’s heart in reality.

Như Thực Trí:

1)Trí biết suốt tổng tướng và biệt tướng của chư pháp một cách đúng như thực—Knowledge of reality, i.e. of all things whether whole or divided, universal or particular, as distinguished from their seeming.

2) Phật Trí—Budha-omniscience.

Như Thường: As usual.

Như Tịnh: Ju-Ching—Như Tịnh sanh năm 1163, là một thiền sư Trung Hoa đã hướng dẫn cho Đạo Nguyên đạt đến giác ngộ tại tự viện Thiên Đồng bên Trung Quốc. Ông tịch năm 1238—Ju-Ching was born in 1163, a Chinese Zen master under whom Dogen was enlightened in China at T’ien-Tung monastery. He died in 1238. 

Như Trên: Ditto.

Như Trừng Lân Giác: Thiền Sư Như Trừng Lân Giác—Zen Master Như Trừng Lân Giác (1696-1733)—Một vị sư Việt Nam, quê tại Thăng Long. Ngài sanh năm 1696, tên là Trịnh Thập, con trai Tần Quang Vương, là cháu nội Chúa Trịnh Căn, lấy con gái thứ tư của vua Lê Hy Tông. Một hôm, ngài sai đào gò phía sau nhà để xây bể cạn thì thấy trong lòng đất có cái ngó sen. Phò mã cho mình có duyên với đạo Phật nên có ý muốn đi tu. Sau đó ngài đến chùa Long Động trên núi Yên Tử và trở thành đệ tử của Thiền Sư Chân Nguyên. Sau khi thọ cụ túc giới, và trở thành Pháp tử đời thứ 37 dòng Thiền Lâm Tế, ngài trở về và trụ tại chùa Liên Tông, chùa nầy đến đời vua Tự Đức chùa đổi tên Liên Phái để tránh “húy” của nhà vua. Tại đây ngài đã thành lập Thiền Phái Liên Tông. Ngài thị tịch năm 1733, vào tuổi 37—A Vietnamese monk from Thăng Long Citadel. He was born in 1696, named Trịnh Thập, Tần Quang Vương’s son and Lord Trịnh Căn’s grandson. He married to the fourth daughter of King Lê Hy Tông. When he had the earth mound in his back yard, he saw a lotus shoot underground. The Prince Consort thought that he had a fate with Buddhism, so he decided to enter the monkhood. Later he went to Long Động Temple on Mount Yên Tử to become a disciple of Chân Nguyên. After receiving the complete precepts with Zen Master Chân Nguyên, he became the dharma heir of the thirty-seventh generation of the Linn-Chih Zen Sect. Then he returned to stay at Liên Tông Temple. There he established Liên Tông Zen Sect. He passed away in 1733, at the age of 37. 

Như Trước: As before.

Như Vầy: Like this.

Như Vậy: Thus—So—Like that.

Như Vân: Giống như mây—Like a cloud.

Như Ý: According to desire—Complete power—At will.

Như Ý Âm: See Mạt Nô Thị Nhã Táp Phược La (1).

Như Ý Bảo Châu: See Như Ý Ma Ni.

Như Ý Bình: Talismanic vase.

Như Ý Châu: See Như Ý Ma Ni.

Như Ý Kim Cang: At will Vajra—See Bất Không Cúng Dường Bồ Tát.

Như Ý Luân: Talsmanic wheel.

Như Ý Luân Quán Âm: Ngài Quán Âm tay cầm hạt châu, tiêu biểu cho sự đáp ứng lại những người cầu nguyện—Kuan-Yin with the wheel, holding the pearl in her hand symbolizing a response to every prayer.

Như Ý Ma Ni: Như Ý châu—Cintamani—A fabulous gem—The philosopher’s stone capable of responding to every wish.

Như Ý Thân: Rddhi (skt)—Thần lực nơi thân—Magic power exempting the body from physical limitations.

Như Ý Túc: Rddhipada (skt)—Magical psychic power of ubiquity—See Tứ Như Ý Túc.

Nhừ Tử: Half-dead.

Nhưû: To attract—To lure.

Nhựa Sống: The sap of youth.

Nhức: Pain—Ache. 

Nhưng: But—Yet.

Những Điểm Nóng Tối Hậu: Last warm spots after the death, before the entire body turns cold—Phàm một khi người đã chết thì thân thể trở nên lạnh giá vì hỏa đại đã tắt mất. Tuy nhiên sau khi đã tắt thở rồi, nhưng trong thân thể cũng vẫn còn có được một chỗ nóng tối hậu trước khi hoàn toàn trở nên lạnh giá, có khi đến bốn năm tiếng đồng hồ mà hơi nóng tối hậu ấy cũng vẫn còn ấm—Once death arrives, the body will turn cold because the ‘great fire’ has already burned out. Even so, after all breathing has ceased, in the body there is one last warm spot before the entire body turns cold. Sometimes this warm spot will remain for as long as four hours after the person has died—See Sanh Về Cõi Nào?

Nhược:

1)Nhược bằng: Supposing—If—In case.

2)Yếu đuối: Feeble—Weak—Faint.

Nhược Điểm: Weakpoint.

Nhướng: To raise one’s upper eyelid.

Nhường: To give up—To yield—To cede.

Nhường Bước: To allow someone to pass—To give way to someone.

Nhường Lại: To give up—To cede.

Nhường Lời: To call upon someone to speak

Nhường Ngôi: To abdicate (cede) the throne.

Nhường Nhịn: To make concessions

Nhưỡng: Cầu nguyện để ngăn ngừa (tiếng bình dân gọi là lễ tống gió)—To pray to avert.

Nhưỡng Nguyệt Thực: See Nhưỡng Nhật Thực.

Nhưỡng Nhật Thực: Cầu nguyện để ngăn ngừa hay tránh tai họa gây ra bởi nhật thực hay nguyệt thực—To pray to avert the calamity threatened by an eclipse of sun.

Nhưỡng Tai: Nghi thức cầu nguyện lễ tống gió—Ceremonies to avert calamity.

Nhượng Bộ: To cede—To yield—To give in—To make concessions.

Nhứt Âm Giáo: The one-sound teaching—The totality of the Buddha’s doctrine.

Nhứt Bảo: See Nhất bảo.

Nhứt Biến: One recital of Buddha’s name.

Nhứt Cảnh: A phenomenon which is objective in causing karma, i.e. smoke is an objective phenomenon in causing any karma in one’s life.

Nhứt Cơ: An opportunity which is subjective in causing karma.

Nhứt Cửu Chi Sanh: See Nhất cửu chi sanh.

Nhứt Dị: Ekatva-anyatva—Unity-cum-differentiation—Monism and pluralism—One and many—Oneness and otherness.

Nhứt Đại: See Nhất Đại.

Nhứt Đại Giáo: See Nhất Đại giáo. 

Nhứt Đại Tam Đoạn: Ba thời kỳ thuyết pháp của Phật—The three sections (divisions or periods) of Buddha’s teaching in his life-time. 

Nhứt Đại Tam Thiên Thế Giới: A great chiliocosmos or universe of the three kinds of thousands of worlds.

Nhứt Đạo: The one way.

Nhứt Đạo Thần Quang: Inner light—Intuitive wisdom.

Nhứt Đạo Vô Vi Tâm: Mind apart from all ideas of activity or inactivity.

Nhứt Địa: See Nhất Địa.

Nhứt Điểm Trụ: See Nhất Điểm Trụ.

Nhứt (Hằng) Hà Sa: As the sands of one Ganges river.

Nhứt Hạ: The summer retreat of 90 days, usually from the 16th of the 4th month to the 15th of the 7th month.

Nhứt Hạnh Tam Muội: See Nhứt tướng tam muội.

Nhứt Hình: An appearance—A lifetime—A period of an individual existence.

Nhứt Hóa: See Nhất Hóa.

Nhứt Hóa Ngũ Vị Giáo: Năm vị hay năm thời kỳ thuyết giáo của Đức Phật được định nghĩa theo trường phái Thiên Thai—The five tastes or periods of the Buddha’s teaching as defined by T’ien T’ai school:

1)Hoa Nghiêm: Avatamsaka (Hua-Yen).

2)A Hàm: Agama.

3)Phương Đẳng: Vaipulya.

4)Bát Nhã: Prajna.

5)Pháp Hoa hay Niết Bàn: Lotus or Parinirvana.

Nhứt Họa Tam Lễ: See Nhất Họa Tam Lễ.

Nhứt Hướng Đại Thừa Tự: A monastery wholly Mahayana.

Nhứt Hướng Thanh Tịnh Vô Hữu Nữ Nhân: See Nhất hướng thanh tịnh vô hữu nữ nhân.

Nhứt Hướng Tiểu Thừa Tự: A monastery wholly Hinayana.

Nhứt Không: All is empty—Non-material.

Nhứt Kỳ: A lifetime.

Nhứt Lai: Sakrdagamin (skt)—Chỉ còn trở lại tái sanh một lần nữa mà thôi—Only one more return to mortality.

Nhứt Lưu: On the same flow—Of the same class.

Nhứt Ma Vạn Tiển: Nghe một lời xúi dục của ma vương, ví như vạn mũi tên độc vừa bắn ra—To listen to one Mara-temptation opens the way for a myriad Mara-arrows.

Nhứt Môn: The one door out of mortality into Nirvana or into the Pure Land—The Pure Land door.

Nhứt Môn Phổ Môn: The one door is the all-door—By entering the one door all doors are opened.

Nhứt Nghiệp: A karma—A karma-cause, causative of the next form of existence.

Nhứt Như: According to the criterion in Mahayana doctrine, all is Bhutatathata; however, with the Hinayana criteria of impermanence, non-personality, and nirvana.

Nhứt Nhựt Nhứt Dạ: A day and a night.

Nhứt Nhựt Phật: A One-Day Buddha—One who lives a whole day purely.

Nhứt Nhựt Tam Thời: The three divisions of a day (morning, noon and evening).

Nhứt Niệm: A thought—A concentration of mind—A moment—A time of a thought, of which there are varying measurements from 60 ksana upwards.

Nhứt Niệm Bất Sinh: Not a thought arising—See Nhất Niệm.

Nhứt Niệm Di Đà: The Pure Land sect identify the vow of Amitabha as an assurance of salvation.

Nhứt Niệm Nghiệp Thành: See Nhất Niệm Nghiệp Thành.

Nhứt Niệm Sân Hận Khởi, Bá Vạn Chướng Môn Khai: When we allow an angry thought to arise, we open the door to millions of obstructions.

Nhứt Niệm Tam Thiên: Một niệm bao trùm chúng sanh trong cả tam thiên đại thiên thế giới—In one thought to survey or embrace the three thousand worlds, or a chiliocosmos with all its forms of existence—To see the universe as a thought.

Nhứt Niệm Vạn Niên: See Nhất niệm vạn niên.

Nhứt Pháp: A dharma or law.

Nhứt Pháp Ấn: The seal or assurance of the one truth or law.

Nhứt Pháp Giới: The bhutatathata considered in terms of mind and as a whole—A spiritual realm—A universe.

Nhứt Pháp Tâm: A mind universal, above limitations of existence or differentiation. 

Nhứt Phật Quốc Độ: See Nhất Phật thế giới.

Nhứt Phật Thế Giới: See Nhất Phật thế giới.

Nhứt Phật Thừa: The One Buddha-Vehicle—See Nhất Phật Thừa. .

Nhứt Phật Tịnh độ: See Nhất Phật Tịnh Độ.

Nhứt Quang Tam Tôn: See Nhất Quang Tam Tôn.

Nhứt sanh: A whole lifetime.

Nhứt Sanh Bất Phạm: Life-long innocence, especially sexual misconduct.

Nhứt Sanh Bổ Xứ: Eka-jati-prati-baddha—A name for Maitreya, who is to be the next Buddha in this world. 

Nhứt Sanh Nhập Diệu Giác: Buddha-enlightenment can be attained by any in one lifetime, i.e the present life.

Nhứt Sát: See Nhất sát.

Nhứt Sát Na: See Nhất sát na.

Nhứt Tam Muội: See Nhất Tam muội.

Nhứt Tánh Tông: See Nhất Tánh Tông.

Nhứt Tâm: Bhutatathata—With the whole mind or heart—One mind or heart—The universe as one mind or as a spiritual unity.

Nhứt Tâm Bất Loạn: One-pointedness of mind—One-pointed mind—Singleminded concentration—The absolute necessary condition for achieving rebirth in the Pure Land.

Nhứt Tâm Kim Cang Bảo Giới: Viên đốn giới—Giới kim cang bất hoại của chư Phật và chư Bồ Tát—The infrangible-diamond rules of all Buddhas and Bodhisattvas.

** For more information, please see Kim Cang

Bảo Giới and Bốn Mươi Tám Giới Khinh.

Nhứt Tâm Niệm Phật: Reciting the Buddha’s name with one mind or ‘Singlemindedness.’—Theo Đại Sư Ấn Quang, tổ thứ mười ba của Trung Quốc Tịnh Độ Liên Tông, muốn cho được nhứt tâm niệm Phật để có thể diệt được vô lượng tội chướng trong nhiều kiếp sanh tử, khi niệm Phật hành giả phải làm những điều sau đây—According to Great Master Yin-Kuang, the thirteenth Patriarch of Chinese Pureland Buddhism Thirteen Patriarchs, if any practitioner wishes to achieve “singlemindedness” while reciting Buddha’s name to eliminate infinite karmic offenses in many reincarnations in the past, it is necessary to do the following:

1)Buộc tâm mình lại, đừng để cho tán loạn hay nghĩ tưởng vu vơ: Settle and focus the mind, don’t let it become distracted, wander, or think aimlessly.

2)Mỗi câu niệm Phật phải nối tiếp nhau, không mau không chậm, đều đặn như giọt nước mưa trên mái nhà nhiễu xuống. Giọt trước không chờ giọt sau: Each line of Buddha Recitation must follow the previous one evenly, not too fast, not too slow, similar to a rain drop trickling down from the roof; the first drop does not wait for the next one, the next drop does not interfere with the first.

3)Từng câu từng chữ niệm Phật phải cho thật rõ ràng: Recite each word and each phrase clearly.

4)Miệng xưng niệm hồng danh, mắt chăm chú nhìn tượng Phật, tai nghe rõ tiếng niệm Phật của mình: Mouth chanting the Buddha’s name, eyes fixed on the Buddha’s statue, ear listening clearly to the sound of Buddha Recitation. 

Nhứt Tâm Tam Hoặc: Ba mối nghi hoặc trong tâm của một vị Bồ Tát là kiến tư, trần sa và vô minh—Three doubts in the mind of a bodhisattva, producing fear, illusion (kiến tư) and confusion through multiplicity of duties (trần sa) and ignorance (vô minh).

Nhứt Tâm Tam Quán: Không, Trung và Giả chỉ do cái nhìn của tâm mà thôi—The simultaneous vision of past, present and future—The void, the “mean,” and the seeming, are all aspects of the one mind.

Nhứt Tâm Tam Trí: One mind and three aspects of knowledge (emptiness, unreality, and within).

Nhứt Tâm Tức Nhứt Thiết Tâm: One mind is all minds, all minds are one mind.

Nhứt Tâm Xưng Danh: With one-pointedness mind to call on the name of either Amitabha or Kuan Shi Yin.

Nhứt Tăng Nhứt Giảm: Theo Trung Hoa Phật Học Tự Điển do Giáo Sư Soothill biên soạn năm 1934, một tiểu kiếp trong đó nhân sinh tăng từ mười lên đến 80.000 năm và rồi giảm trở lại mười. Vào thế kỷ đầu nhân sinh tăng lên 11 năm, cuối thế kỷ thứ hai tăng thành 12 năm, và cứ thế tăng lên 80.000 năm; rồi giảm xuống cũng theo tỷ lệ nầy cho đến khi tuổi thọ chỉ còn là 10 năm. Nguyên thời kỳ tăng giảm trong 16.800.000 năm được gọi là một tiểu kiếp—According to the Dictionary of Chinese Budhist Terms compiled by Professor Soothill in 1934, a small kalpa during which a human lifetime increases from ten years to 80,000 years and then decreases back to ten. At the first of the century the increases is to 11 years; at the end of the second century to 12 years and so on till a lifetime lasts 80,000 years; then decreases in the same ratio till 10 is reached. The whole period of accretion and declension covers a small kalpa (16,800,000 years).

Nhứt Thành Nhứt Thiết Thành: See Nhất thành nhất thiết thành.

Nhứt Thiên: See Nhất thiên.

Nhứt Thiên Nhị Bách Công Đức: See Nhất thiên nhị bách công đức.

Nhứt Thiết: All—The whole.

Nhứt Thiết Biến Trí Ấn: See Nhất thiết biến trí ấn.

Nhứt Thiết Chân Ngôn Chú: See Nhất thiết chân ngôn chú.

Nhứt Thiết Chúng Sanh: All beings.

Nhứt Thiết Chúng Sanh Chi Từ Phụ: See Nhất thiết chúng sanh chi từ phụ. 

Nhứt Thiết Giai Thành Phật: See Nhất thiết giai thành Phật.

Nhứt Thiết Chúng Sanh Giai Hữu Phật Tánh, Giai Tác Phật Đạo, Giai Thành Phật Quả: All beings have Buddha-nature, can practice dharma and can become Buddhas.

Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật: Sarvasattva-priya-darsana (skt)—Vị Phật mà khi thấy Ngài chúng sanh cảm thấy hoan hỷ—The Buddha at whose appearance all beings rejoice.

Nhứt Thiết Chúng Sanh Nhược Hữu Văn Pháp Giả Vô Nhứt Bất Thành Phật (Kinh Pháp Hoa—Phẩm Phương Tiện): If there be any who hear the dharma, not one will fail to become Buddha.

Nhứt Thiết Chủng Diệu Tam Muội: See Nhất thiết chủng diệu tam muội.

Nhứt Thiết Chư Phật: All Buddhas.

Nhứt Thiết Hữu Tình Chúng: Sarvabhava—All things or beings—All sentient beings.

Nhứt Thiết Kinh: See Nhất thiết kinh.

Nhứt Thiết Nghĩa Thành: See Nhất thiết nghĩa thành.

Nhứt Thiết Nhân Trung Tôn: The most honored among men.

Nhứt Thiết Như Lai: Sarvatathagata—All Tathagatas—All the Buddhas.

Nhứt Thiết Như Lai Bảo: See Nhất Thiết Như Lai Bảo.

Nhứt Thiết Như Lai Chư Pháp Bổn Tính Thanh Tịnh Liên Hoa Tam Muội: A lotus-samadhi of Vairocana from which Amitabha was born. It is a Tathagata meditation, that the fundamental nature of all existence is pure like the lotus.

Nhứt Thiết Như Lai Định: See Nhất thiết Như Lai Định.

Nhứt Thiết Như Lai Kim Cang Thệ Giới: The original oath of every Tathagata that all creatures shall become as himself.

Nhứt Thiết Như Lai Nhãn Sắc Như Minh Chiếu Tam Ma Địa: A Vairocana-samadhi, in which the light of Tathagata-eye stream forth radiance.

Nhứt Thiết Như Lai Tất Định Ấn: The sign of the assurance of attaining Buddhahood.

Nhứt Thiết Như Lai Trí Ấn: A sign of the wisdom of all buddhas.

Nhứt Thiết Nhứt Tâm Thức: See Nhất thiết nhất tâm thức.

Nhứt Thiết Pháp: Sarva-dharma—All things—All laws, existences or beings.

Nhứt Thiết Phật Hội: The assembly of all Buddhas.

Nhứt Thiết Phật Tâm Ấn: The sign on a Buddha’s breast, especially that onVairocana’s (Tỳ Lô Giá Na)—The sign of Buddha-mind. 

Nhứt Thiết Phổ Môn Thân: See Nhất thiết phổ môn thân.

Nhứt Thiết Trí: Sarvajna—Buddha wisdom—Perfect knowledge—Omniscience.

Nhứt Thiết Trí Địa: The state or place of Buddha wisdom.

Nhứt Thiết Trí Tạng: The storage of Buddha-wisdom.

Nhứt Thiết Trí Thành Tựu Như Lai: All-Knowing-Accomplished Thus Come One. 

Nhứt Thiết Vô Chướng Pháp Ấn Minh: See Nhất thiết vô chướng pháp ấn minh.

Nhứt Thiết Xứ: Samanta (skt)—Everywhere—Universal.

Nhứt Thời: Ekasmin samaye—On one occasion (part of the usual opening phrase of a sutra).

Nhứt Thừa: See Nhất Thừa hay Nhất (Phật) Thừa.

Nhứt Thừa Bồ Đề: See Nhất Thừa Bồ Đề.

Nhứt Thừa Chi Bảo: The pearl of the One-Yana (the Lotus Scriptures).

Nhứt Thừa Cứu Cánh Giáo: See Nhất Thừa Cứu Cánh giáo. 

Nhứt Thừa Diệu Điển: See Nhất Thừa Diệu Điển.

Nhứt Thừa Hiển Tánh Giáo: See Nhất thừa Hiển tánh giáo.

Nhứt Thừa Kinh: See Nhất Thừa Diệu Điển.

Nhứt Thừa Pháp Môn: See Nhất thừa Pháp môn.

Nhứt Thừa Viên Tông: See Nhất Thừa Viên Tông.

Nhứt Thực:

1)Ngày ăn một lần: A meal a day.

2)See Nhứt như.

Nhứt Thực Cảnh Giới: See Nhất thực cảnh giới.

Nhứt Thực Thừa: See Nhất thực thừa.

Nhứt Thực Tướng: Phật tánh—Trạng thái chân như, vượt trên mọi biến dị và thối chuyển—Budha-natue—The state of bhutatathata, which is above all differentiation and immutable.

Nhứt Thực Viên Thừa: See Nhất thực viên thừa.

Nhứt Thực Viên Tông: See Nhất thực viên tông.

Nhứt Thực Vô Tướng: See Nhất thực vô tướng.

Nhứt Tiểu Kiếp: A small kalpa—A period of the growth and decay of a universe—See Nhất tăng Nhất giảm.

Nhứt Tính: All beings have one and the same nature with Buddha.

Nhứt Tính Tông: See Nhất Tánh Tông.

Nhứt Tọa Thực: See Nhất tọa thực.

Nhứt Trần: Hạt bụi—A grain of dust.

Nhứt Trần Pháp Giới: Tất cả trong một trần sa. Một trần sa là một tiểu vũ trụ hoàn toàn—The whole in an atom, auniverse in a grain of dust. One grain of dust is a microcosmo of the universal whole.

Nhứt Trung Nhứt Thiết Trung: Tánh chân thực, lý, và sự đều như nhau—The three aspect of reality, noumenon, and phenomenon are identical in essence. 

Nhứt Tự Tam Lễ: See Nhất tự tam lễ.

Nhứt Tức: A breath.

Nhứt Tức Bán Bộ: Half a step at a breathing on arising from meditation.

Nhứt Tức Nhứt Thiết, Nhứt Thiết Tức Nhứt: See Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất.

Nhứt Tướng: Laksana—One aspect in contrast with diversity—The one mind in all things—The universal mind.

Nhứt Tướng Pháp Môn: The method with which all cultivators are able to reach a stage beyond differentiation where all is seen as a unity.

Nhứt Tướng Tam muội: Nhứt hạnh tam muội—Chân như tam muội—A state of samadhi in which hate and love, accepting and rejecting are repressed, and in which the mind reaches an undivided state, being anchored in calm and quiet—A samadhi for realizing that the nature of all Buddhas is the same.

Nhứt Tướng Trí: The wisdom that all is bhutatathata and a unity.

Nhứt Tướng Vô Tướng: One-ness means none-ness—No diversity.

Nhứt Vãng: One passage.

Nhứt Vi Trần: A particle of dust—The smallest particle—A microcosmof the nuiverse.

Nhứt Vô Ngại Đạo: The one way without barier—The end of reincarnations in nirvana.

Châm Ngôn Tục NgữPrecepts and Proverbs

Chiếc áo không làm nên thầy tu: Fine clothes do not make the gentleman.

Hãy nói anh chơi với ai, tôi sẽ bảo anh là người như thế nào: Tell me the company you keep and I’ll tell you what you are.

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]